You are on page 1of 2

Các bước sau đây sẽ giúp bạn khai thác được tối đa sách đề Cambridge IELTS (một trong

2 quyển đề duy nhất mà mình dùng). Nếu bạn cày đề miệt mài mà không lên trình, hãy
thay đổi cách học như sau:
- Bước 1: Đọc transcript và học hết từ mới (10 mins/ section -> ~40 mins/ test)
<những từ bạn không biết thì 99% là không nghe được, nên bạn cần đảm bảo là bạn
familiar với hầu hết từ vựng trong bài>
- Bước 2: Nghe và nhìn theo transcript (25-28 mins)
<sau khi make sure là nội dung của bài nghe không quá khó, bây giờ bạn hãy thử nghe
chay để kiểm tra về độ hiểu: nếu từ biết hết mà nghe không hiểu thì do phát âm của bạn
có vấn đề, và phải rà soát lại từng chỗ xem mình phát âm sai chỗ nào>
- Bước 3: Làm đề (25-28 mins)
- Bước 4: Kiểm tra lại đáp án bằng cả key + transcript (20 mins)
Vậy, một test listening mà làm kĩ cũng phải tốn khoảng 2 tiếng, nhưng những gì mà bạn
thu lại được là giá trị hơn nhiều so với việc dành thời gian này cày 4 test. Nếu bạn đang ở
trình độ từ 4.5-6.5 và muốn lên trình, mình khuyến nghị là các bạn theo đủ 4 bước.

5 TÀI LIỆU NGHE/ ĐỌC ĐÃ GIÚP MÌNH LÊN TRÌNH TIẾNG ANH
Mình luôn tin rằng việc học mẹo hay chiến thuật chỉ nên chiếm một phần rất nhỏ trong
thời lượng bạn dành ra cho việc ôn tập IELTS. Phần lớn thời gian nên dành cho việc đọc
và nghe tiếng Anh thật nhiều để tích lũy từ vựng và nâng cao kiến thức xã hội.
Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể đạt những điểm số khá ổn mà không cần tới vốn từ quá
khủng khiếp, cũng không cần phải am tường về các chủ đề đao to búa lớn như kinh tế,
chính trị, gia đình & xã hội, v.v. Thế nhưng, nếu IELTS chỉ xoay quanh việc cày đề và
học thuộc các câu trả lời mẫu thì đó thật là một sự uổng phí thời gian. Mình quan niệm
những thí sinh IELTS thành công không hẳn là những người điểm cao nhất, mà là những
người tìm được niềm vui với việc học tiếng Anh và khám phá thế giới thông qua quá
trình ôn tập IELTS.
Mình không dám nhận là tinh tường mọi khía cạnh ngóc ngách trong xã hội vì càng tiếp
xúc với các tiền bối, các đồng nghiệp và các đệ tử, mình càng thấy mình phải học hỏi
nhiều. Nhưng 2019 là một năm mà mình đã nỗ lực hơn các năm trước trong việc đọc và
nghe nhiều hơn, thử thách bản thân với những tư liệu ngoài comfort zone của mình (ăn
uống, du lịch, v.v.). Và dưới đây mình muốn chia sẻ 5 tài nguyên đã gây ảnh hưởng lớn
nhất lên mình, cả về tiếng Anh lẫn về kiến thức xã hội nói chung. Hi vọng trong list này
bạn sẽ có một cái gì đó khiến bạn mất ăn mất ngủ trong những tuần tới. Here goes!
1. BOOK Outliers by Malcolm Gladwell
Bản thân nội dung của Outliers quá hay rồi, nhưng trong lần thứ hai đọc sách này mình
chú ý nhiều hơn tới cách hành văn và phát triển ý tưởng của Malcolm Gladwell. Thực sự
là một bậc thầy về Writing đáng để học tập.
2. BOOK The New Silk Roads: The Present and Future of The World
Nếu bạn muốn catch up nhanh chóng với những diễn biến quan trọng về chính trị thế
giới, đặc biệt là khu vực Trung Đông và Trung Quốc được báo đài đề cập rất nhiều, The
New Silk Roads sẽ là một shortcut cho bạn. Văn phong của Peter Frankopan cũng mang
tính áp dụng rất cao cho IELTS – hành văn súc tích, ngôn từ chính xác, lập luận chặt chẽ,
ví dụ đanh thép.
3. MAGAZINE Monocle
Mình thích tạp chí Monocle vì góc nhìn rất personal của nó về global affairs và travel. Và
tất nhiên, bên cạnh nội dung hấp dẫn thì lý do rất lớn mình mua Monocle đều đặn là bởi
vì giọng văn của tạp chí này. Trong tất cả những gì mình đã đọc, có lẽ Monocle là style
mình ngưỡng mộ và muốn viết được giống như vậy nhất.
4. PODCAST The Dave Chang
Thật khó tin là một podcast của một đầu bếp lại cho mình nhiều kiến thức về văn hoá, xã
hội, kinh doanh và con người đến thế. Nếu ai đã từng biết đến David Chang qua
YouTube hoặc show Ugly Delicious trên Netflix thì podcast của Chang là không thể bỏ
qua. Đây là một trong những tập yêu thích của mình: http://bit.ly/39ifQOo
5. TV SERIES Madmen
Phim này lúc đầu hơi … buồn ngủ. Nhưng nếu bạn trụ qua được một số tập đầu làm quen
các nhân vật, bạn sẽ thấy đây là một series rất cuốn. Người học IELTS cũng như tiếng
Anh nói chung cũng sẽ thấy thích thú với cách nói chuyện formal của những năm 1960s.

You might also like