You are on page 1of 51

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN:
PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG CÁC
ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

Môn học: QUẢN LÝ RỦI RO

Nhóm thực hiện: nhóm 01


Lớp: DC57KTDN
Giảng viên: Huỳnh Đăng Khoa

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1
STT MSSV Họ và tên Công việc Đánh giá
1 1801015085 Trần Bình An Chuẩn bị phần Nhận diện, phân tích, đo 100%
lường và đánh giá rủi ro chuẩn bị hàng
hóa không đúng chất lượng
2 1801015274 Thái Ngọc Hân Chuẩn bị phần nhận diện, phân tích, đo 100%
lường và đánh giá rủi ro chuẩn bị hàng
hoá không đúng chất lượng. Thuyết
trình.
3 1801015441 Trương Hoài Linh Chuẩn bị phần Nhận diện, phân tích, đo 100%
lường và đánh giá rủi ro chuẩn bị hàng
hóa không đúng chất lượng
4 1801015794 Chu Tuấn Thành Tìm hiểu và soạn phần đo lường và 100%
đánh giá nhóm rủi ro giảm sút chất
lượng + Thuyết trình
5 1801015821 Đinh Nữ Trường Thi Tìm hiểu và soạn phần phân tích nhóm 100%
rủi ro giảm sút chất lượng
6 1801015877 Hoàng Đặng Hoài Tìm hiểu và soạn phần ứng phó rủi ro 100%
Thương nhóm giảm sút chất lượng

7 1801015922 Huỳnh Thị Ngọc Soạn nội dung nhận diện rủi ro và hỗ 100%
Trâm trợ sửa phần phân tích rủi ro giảm chất
lượng
8 1801015981 Lê Nhật Trường Tổng hợp slide + Chuẩn bị phần giải
pháp cho điều khoản chất lượng
9 1801016026 Đặng Thị Tường Vi Chuẩn bị phần giải pháp cho điều 100%
khoản chất lượng + Tổng hợp báo cáo
10 1801015121 Phạm Thị Quỳnh Đo lường và đánh giá rủi ro điều khoản 100%
Anh thanh toán và chứng từ

2
11 1801015248 Phạm Bảo Minh Phân tích rủi ro khi sử dụng phương 100%
Giang thức thanh toán bằng L/C

12 1801015285 Hà Văn Hào Nhận diện rủi ro trong điều kiện thanh 100%
toán của hợp đồng
13 1801015569 Trương Bảo Ngọc Chuẩn bị phần ứng phó cho nhóm rủi ro 100%
không quy định rõ và đầy đủ về điều
khoản thanh toán
14 1801015737 Hoàng Nhật Quỳnh Tìm hiểu và phân tích rủi ro về việc 100%
không quy định rõ ràng, chi tiết các vấn
đề trong hợp đồng
15 1801015758 Trần Thị Thanh Tìm hiểu và nhận diện rủi ro trong điều 100%
Sương (leader) khoản thanh toán và chứng từ trong hai
hợp đồng
16 1801015790 Nguyễn Trường Nội dung phần ứng phó cho nhóm rủi 100%
Thanh ro khi sử dụng phương thức thanh toán
bằng L/C trong hợp đồng xuất khẩu
điều.

MỤC LỤC
Chương 1: LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................8
Chương 2: RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA..................9
A. RỦI RO CHUẨN BỊ HÀNG KHÔNG ĐÁP ỨNG CHẤT LƯỢNG.............9

3
I. NHẬN DIỆN RỦI RO:..................................................................................9
1. Rủi ro thiếu quy định chất lượng điều thô khi xuất nhập khẩu:................9
2. Rủi ro không quy định rõ quy trình, cách thức kiểm tra chất lượng:.....10
3. Rủi ro thiếu quy định về độ ẩm cho phép của lô hàng:.............................12
4. Rủi ro không quy định rõ thời gian sản xuất:...........................................13
5. Rủi ro quy định sai, không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của thị
trường xuất khẩu................................................................................................13
6. Rủi ro nguyên liệu đầu vào không đủ chất lượng:....................................14
II. PHÂN TÍCH RỦI RO:................................................................................14
1. Con người:....................................................................................................14
2. Quản lý:........................................................................................................15
3. Công nghệ:....................................................................................................15
4. Tình hình tài chính:.....................................................................................15
5. Thị trường:...................................................................................................16
III. ĐO LƯỜNG RỦI RO:....................................................................................16
IV. ĐÁNH GIÁ RỦI RO:......................................................................................17
V. ỨNG PHÓ RỦI RO:.........................................................................................18
1. Né tránh rủi ro:...............................................................................................18
1.1 Chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lượng:.....................18
1.2 Tìm hiểu về các tiêu chuẩn kĩ thuật ở các nước nhập khẩu:.....................18
1.3 Đầu tư công nghệ, trang thiết bị và quy trình sản xuất điều hiện đại, hiệu
quả cao:...............................................................................................................19
1.4 Nâng cao tính cẩn thận và trình độ, năng lực sản xuất, quản lí của đội
ngũ nhân lực:......................................................................................................19
2. Ngăn ngừa tổn thất......................................................................................19
2.1 Giảm thiểu nguồn nguyên liệu kém chất lượng từ các đối tác cung cấp
nguyên liệu thô:..................................................................................................19
2.2 Hạn chế các quy định thiếu sót, không rõ ràng trong hợp đồng:..............20
2.3 Giảm thiểu tổn thất:.....................................................................................20
2.4 Tài trợ rủi ro:................................................................................................21
B. RỦI RO HÀNG HÓA GIẢM CHẤT LƯỢNG TRONG QUÁ TRÌNH VẬN
CHUYỂN................................................................................................................ 21

4
I. NHẬN DIỆN RỦI RO.....................................................................................21
1. Rủi ro liên quan bao bì, đóng gói hàng hóa...............................................21
2. Rủi ro liên quan đến vỏ container..............................................................21
3. Rủi ro trong quá trình vận chuyển nội địa................................................22
4. Rủi ro đến từ xếp, dỡ hàng hóa...................................................................22
5. Rủi ro chất lượng hạt điều giảm sút (nhiễm khuẩn, tạp chất, ẩm mốc,...)
trong quá trình hàng trên tàu............................................................................22
6. Rủi ro hạt điều bị ẩm ướt, nhiễm khuẩn, bị côn trùng, sâu bọ, động vật
gặm nhấm xâm nhập khi đang ở kho cảng.......................................................23
II. PHÂN TÍCH RỦI RO:................................................................................23
1. Rủi ro bao bì đóng gói sai quy cách, không đạt tiêu chuẩn để bảo quản hạt
điều...................................................................................................................... 23
2. Rủi ro liên quan đến vỏ container.................................................................24
3. Rủi ro trong quá trình vận chuyển nội địa...................................................24
4. Rủi ro chất lượng hàng hóa bị ảnh hưởng trong quá trình xếp, dỡ............25
5. Rủi ro chất lượng hạt điều giảm sút trong quá trình hàng trên tàu...........25
6. Rủi ro hạt điều bị ẩm ướt, nhiễm khuẩn, bị côn trùng, sâu bọ, động vật
gặm nhấm xâm nhập khi đang ở kho cảng.......................................................25
III. ĐO LƯỜNG RỦI RO:.................................................................................26
IV. ĐÁNH GIÁ RỦI RO:..................................................................................27
V. ỨNG PHÓ RỦI RO:.......................................................................................27
1. Né tránh rủi ro................................................................................................27
2. Ngăn ngừa tổn thất.........................................................................................28
3. Giảm thiểu tổn thất........................................................................................29
4. Tài trợ cho rủi ro............................................................................................29
CHƯƠNG 3: RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN VÀ
CHỨNG TỪ............................................................................................................... 29
A. Điều khoản hợp đồng:.....................................................................................29
I. Hợp đồng 1:.....................................................................................................29
II. Hợp đồng 2:....................................................................................................30
B. Quy trình quản lí rủi ro:...................................................................................31
I. Nhận diện rủi ro:................................................................................................31

5
1.Rủi ro không quy định rõ và đầy đủ về điều khoản thanh toán..................31
1.1. Rủi ro không quy định cụ thể về giá trị thanh toán.....................................31
1.2. Rủi ro không quy định cụ thể về loại L/C....................................................32
1.3. Rủi ro do không quy định rõ về thời gian....................................................33
1.4. Rủi ro không quy định rõ về các nội dung khác:.........................................34
2. Rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C...............................35
2.1.Rủi ro khi sử dụng L/C trả chậm..................................................................35
2.1.1. Rủi ro bị chiếm dụng vốn do thời gian thanh toán kéo dài:...............35
2.1.2. Rủi ro về thời gian đáo hạn:.................................................................35
2.1.3. Rủi ro không nhận được thanh toán:..................................................35
2.2. Rủi ro chứng từ............................................................................................36
2.3. Rủi ro không kiểm tra trước L/C..................................................................36
II. PHÂN TÍCH RỦI RO:.....................................................................................37
1. Rủi ro không quy định rõ và đầy đủ về điều khoản thanh toán.................37
1.1 Rủi ro xảy ra tranh chấp làm chậm trễ quá trình thực hiện hợp đồng,
hoặc có thể dẫn đến việc hợp đồng bị hủy........................................................37
1.2. Rủi ro doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn....................................................38
1.3. Rủi ro nhà nhập khẩu không thanh toán...................................................38
2. Rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C...............................39
2.1. Con người:....................................................................................................39
2.2. Hệ thống:......................................................................................................39
2.3. Phương thức:...............................................................................................39
2.4. Chứng từ:.....................................................................................................40
III. ĐO LƯỜNG RỦI RO:....................................................................................40
IV. ĐÁNH GIÁ RỦI RO:......................................................................................41
V. ỨNG PHÓ RỦI RO: Dựa vào thứ tự ưu tiên rủi ro, ta có các kế hoạch ứng phó
cho từng rủi ro tương ứng như sau...........................................................................42
1. Rủi ro không kiểm tra trước L/C:.................................................................42
2. Rủi ro chứng từ:.............................................................................................43
3. Rủi ro không quy định cụ thể về loại L/C:...................................................44
4. Rủi ro không quy định cụ thể về các nội dung khác:...................................44
5. Rủi ro bị chiếm dụng vốn do thời gian thanh toán kéo dài:........................45

6
6. Rủi ro không quy định cụ thể về giá trị thanh toán:....................................46
Chương 4: LỜI KẾT THÚC....................................................................................48

Chương 1: LỜI MỞ ĐẦU

Trong bất cứ hoạt động nào trong cuộc sống, từ học tập đến sản xuất kinh doanh đều
tiềm ẩn các rủi ro. Và các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro, dù lớn hay nhỏ
cũng cần có những công cụ sắp xếp, đánh giá để đưa ra quyết định về rủi ro, cũng như

7
chi phí liên quan đến ngăn ngừa hay khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra, đó là quá
trình quản trị rủi ro.
Nhà quản trị rủi ro của doanh nghiệp thường đưa ra các quyết định dựa trên sự đánh
giá các rủi ro liên quan và chi phí bỏ ra để trả cho sự đảm bảo về các rủi ro đó. Rủi ro
và sự đảm bảo luôn thay đổi theo thời gian, do đó quản trị rủi ro cần được thực hiện
một cách liên tục.
Một số đơn vị áp dụng quy trình đánh giá rủi ro đơn giản, đưa ra các quyết định nhanh
chóng nhằm bảo vệ hoặc hạn chế rủi ro. Một số doanh nghiệp khác áp dụng quy trình
quản trị rủi ro phức tạp hơn trong việc sử dụng các công cụ định lượng rủi ro để đánh
giá rủi ro. Sau đó áp dụng khảo sát một số mô hình quản trị rủi ro hiện đại với mục
tiêu giúp xây dựng một quy trình quản trị rủi ro hiệu quả trong đơn vị. Dù áp dụng
theo quy trình quản trị rủi ro nào, thì một quy trình quản trị rủi ro hiệu quả phải thực
hiện ít nhất 4 bước sau: (i) Nhận diện rủi ro; (ii) Phân tích rủi ro; (iii) Đo lường rủi ro;
(iv) Đánh giá rủi ro và (v) Ứng phó rủi ro.
Quản trị rủi ro tốt giúp cho doanh nghiệp có thể giảm thiểu được những tổn thất,
phòng ngừa được những sự cố bất ngờ, giảm thiểu tai nạn lao động hoặc các chi phí
xử lý rủi ro từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao
giá trị doanh nghiệp.
Quản trị rủi ro sẽ cho thấy được cái nhìn bao quát toàn diện để có thể chỉ ra và loại bỏ
những điều bất lợi, thừa thải không cần thiết trong doanh nghiệp để giảm tối đa chi phí
đầu tư. Đồng thời quản trị rủi ro cũng có thể chỉ ra những chi phí phát sinh trong quá
trình đầu tư và phát triển doanh nghiệp.
Nhóm đã chọn ra 2 khía cạnh rủi ro chính về điều khoản chất lượng và điều khoản về
thanh toán, chứng từ để tìm hiểu, phân tích và đưa ra các cách ứng phó rủi ro hợp lí
phát sinh ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ hiện nay.

Chương 2: RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA

A. RỦI RO CHUẨN BỊ HÀNG KHÔNG ĐÁP ỨNG CHẤT LƯỢNG

8
I. NHẬN DIỆN RỦI RO:

1. Rủi ro thiếu quy định chất lượng điều thô khi xuất nhập khẩu:
Trong hợp đồng hạt điều nhân của công ty Nhật Huy, điều khoản chất lượng
chỉ nêu được giám định bởi Cafecontrol TPHCM mà không quy định rõ tỷ lệ
các loại hạt, màu sắc, tỷ lệ hạt lốm đốm trong lô hàng. Các yếu tố màu sắc của
điều được quan tâm để đánh giá chất lượng và giá trị hàng hóa. Ngoài ra còn có
các đốm đen dễ xuất hiện trên điều nếu không bảo quản đúng cách và việc
không quy định rõ ràng các định mức thu hồi, quy cách kiểm tra, có thể sẽ gây

9
thiệt hại cho người mua và làm mất uy tín của người bán.

Hợp đồng 1
So sánh với hợp đồng 2 của công ty TNHH TMDV Chế biến nông sản Thành
Phát có quy định rõ ràng hơn về các điều khoản này.

10
Hợp đồng 2
Tác động:

+ Hàng hóa nhận được không đạt yêu cầu để thu mua và không thể tiến hành các
công đoạn chế biến sau, có thể phải tiêu hủy
+ Điều khoản phạt hoặc đền bù hợp đồng giữa 2 bên vì vậy không bao gồm
trường hợp không được quy định, dẫn đến không có chế tài vi phạm. Xảy ra
tranh chấp.
+ Phía thu mua phải trữ một lượng lớn hàng hóa không đạt yêu cầu, không thể
chế biến tiếp được vì các yêu cầu khắt khe về điều chế biến mang đi nhập khẩu,
tình trạng bị ép giá khi bán ra nước ngoài và cạnh tranh với các nước khác.
+ Không có nguyên liệu để thực hiện hợp đồng với đối tác khác
+ Ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp

2. Rủi ro không quy định rõ quy trình, cách thức kiểm tra chất lượng:

Cũng từ việc so sánh điều khoản chất lượng giữa 2 hợp đồng ta có thể thấy
rằng hợp đồng 1 không quy định về quy trình, cách thức kiểm tra chất lượng
mà chỉ quy định về bên kiểm định chất lượng. Việc không quy định rõ bên

11
kiểm định có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa người mua và người bán do những
khác biệt trong quy trình kiểm tra chất lượng hoặc những tiêu chuẩn xác định
việc hàng hóa đã đạt chất lượng của các bên.

12
Hợp đồng 2

- Tác động:
+ Xảy ra tranh chấp giữa các bên khi giao nhận hàng, kéo dài thời gian và rắc rối
thủ tục
+ Tốn kém chi phí giải quyết tranh chấp, lưu kho chờ phân xử.

3. Rủi ro thiếu quy định về độ ẩm cho phép của lô hàng:


Đối với hợp đồng 1, hai bên không quy định về độ ẩm tối đa cho phép của lô
hàng. Đây là một thiếu sót lớn đặc biệt là đối với những hàng hóa nông sản như
hạt điều. Độ ẩm không phù hợp, không ở mức cho phép có thể làm hư hỏng
hàng hóa hoặc không được nhập khẩu vào thị trường của một số nước.
- Tác động:
+ Hạt bị nấm mốc, mọc mầm, ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa. Đối với người
nhập khẩu thì sẽ thiếu nguyên liệu để chế biến hạt điều cho những đơn hàng
tiếp theo, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và quốc gia.
- Nhận xét:

13
+ Đối với các lô hàng xuất nhập khẩu hạt điều đặc biệt là nhập khẩu hạt điều từ
các nước châu Phi và Bờ Biển Ngà cần phải lưu ý yêu cầu này. Các nước châu
Phi và khu vực Bờ Biển Ngà là một trong những nguồn cung hạt điều nguyên
liệu lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, nhập khẩu hàng từ các quốc gia này thường
gặp vấn đề về độ ẩm không phù hợp dẫn đến lô hàng bị thối. Thế nên, dù điều
thô khi đóng vào các container chuẩn bị xuất khẩu có chất lượng rất tốt nhưng
sau một tháng lênh đênh trên biển, và thêm cỡ non tháng nữa để làm thủ tục
nhập khẩu ở cảng Cát Lái thì lượng điều thô lúc doanh nghiệp mở container đã
“giảm đi một cách rất tự nhiên”. Số điều thô nhập khẩu hỏng mất từ 5-7% do bị
thối là chuyện mà các nhà nhập khẩu điều Việt Nam hiện đang đối mặt.

4. Rủi ro không quy định rõ thời gian sản xuất:


Trong cả 2 hợp đồng 1 và 2 đều không nêu rõ thời gian sản xuất. Thông tin về
thời gian sản xuất cũng là thông tin hay bị bỏ sót trong những hợp đồng xuất
khẩu điều.
- Tác động: Nếu hạt điều được sản xuất từ quá lâu sẽ ảnh hưởng tới chất lượng
của sản phẩm khi giao tới cho người mua gây ảnh hưởng tới uy tín của người
bán. Bên cạnh đó, việc không quy định cụ thể thời gian sản xuất cũng sẽ gây
khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu trong việc bảo quản, xác định thời gian
tiêu thụ, chế biến.

5. Rủi ro quy định sai, không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường
xuất khẩu
- Mỗi thị trường xuất khẩu khác nhau có các tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau đối
với hạt điều. Vinacontrol có đưa ra các yêu cầu chất lượng với các nhân hạt
điều khác nhau cho các thị trường khác nhau để doanh nghiệp tham khảo:
http://www.vinacontrol.com.vn/news/cac-yeu-cau-chat-luong-nhan-hat-dieu-
xuat-khau
- Đối với thị trường Mỹ, độ ẩm của hạt điều phải từ 3% - 5%, xác định theo
phương pháp tham chiếu AOAC theo Tiêu chuẩn nhân hạt điều AFI (Mỹ). Đối
với thị trường EU, quy định về độ ẩm tối đa là 5% theo Tiêu chuẩn nhân hạt
14
điều UNECE (EU). Đối với thị trường ASEAN, quy định về độ ẩm tối đa là 5%
theo Tiêu chuẩn nhân hạt điều các nước ASEAN (ASEAN Standard 20:2011).
- Ngoài ra, các tiêu chuẩn khác về phân loại hạt, định nghĩa về hư hỏng của hàng
hóa cũng khác nhau giữa những tiêu chuẩn của các thị trường khác nhau.
- Tác động: Nếu không quy định đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị
trường này thì không đủ điều kiện để nhập khẩu vào, có thể khiến lô hàng bị
tiêu hủy và phát sinh những chi phí xử lý lô hàng.

6. Rủi ro nguyên liệu đầu vào không đủ chất lượng:


- Việc nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào chất lượng kém cũng ảnh hưởng tới
chất lượng hạt điều chế biến khi xuất khẩu. Các nước châu Phi đang là nguồn
cung hạt điều thô chính cho các doanh nghiệp Việt Nam chế biến và xuất khẩu.
Tuy nhiên, những lô hàng từ các nhà cung cấp này cũng hay gặp phải những
vấn đề về chất lượng không đảm bảo, nhiều lô hàng khi đến nơi thì hư hại
nhiều, ảnh hưởng đến việc sản xuất tiếp theo của bên mua là các doanh nghiệp
Việt Nam.
- Tác động: Nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất kém chất lượng dẫn đến
lô hàng xuất khẩu không đạt đúng chất lượng quy định trong hợp đồng dẫn đến
việc không đủ khả năng xuất khẩu hoặc bị từ chối nhập khẩu, phát sinh các chi
phí xử lý lô hàng cũng như làm giảm uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
kinh doanh quốc tế.

II. PHÂN TÍCH RỦI RO:

1. Con người:
- Chưa nắm được các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
+ Không theo dõi thường xuyên những thay đổi về yêu cầu kĩ thuật của các
nước dẫn đến việc dễ rơi vào thế bị động
+ Nhân viên được đào tạo chưa tốt đặc biệt về khả năng tìm hiểu, cập nhật
thông tin liên quan đến hoạt động chuyên môn của doanh nghiệp
- Thiếu chuyên môn về xuất nhập khẩu hạt điều

15
+ Tuyển dụng nhân viên trái ngành dẫn đến việc nắm không chắc các yêu cầu,
quy trình xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp vừa chuyển sang kinh doanh xuất khẩu hạt điều nên chưa tích
lũy được nhiều kinh nghiệm để ứng phó rủi ro hiệu quả
- Thiếu sự tỉ mỉ, cẩn thận trong kiểm tra hợp đồng, số lượng hàng hóa chuyển đi

2. Quản lý:
- Thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý nhân viên, hợp đồng hợp tác
- Không chủ động phòng ngừa rủi ro từ nhân viên để có biện pháp training thích
hợp
- Chủ quan, ỷ lại vào nhân viên (ví dụ như không áp dụng quy trình Double
check để kiểm tra các điều khoản soạn thảo hợp đồng xuất khẩu.)
- Doanh nghiệp theo trường phái bị động nên quy trình, hệ thống quản lí rủi ro
còn nhiều thiếu sót và chưa chuyên nghiệp

3. Công nghệ:
- Không có chức năng thống kê cụ thể các hợp đồng giao dịch một cách trực
quan
- Doanh nghiệp chưa áp dụng các công nghệ, trang thiết bị và quy trình sản xuất
điều hiện đại, hiệu quả cao (ví dụ hệ thống kiểm soát mối nguy, kiểm soát côn
trùng, máy chiếu tia cực tím để tiệt trùng).
- Không có sự đầu tư thích đáng vào dây chuyền sản xuất để phục vụ kiểm tra lỗi
trong các khâu chuẩn bị, rà soát hàng hóa.

4. Tình hình tài chính:


- Áp lực tài chính của công ty dẫn đến hành động gấp rút chuẩn bị hàng bán số
lượng lớn, thiếu kiểm định kỹ lưỡng nhằm nhanh chóng xuất được hàng chứ
chưa quan tâm đúng mức đến việc đảm bảo chất lượng.

16
5. Thị trường:
- Yêu cầu chất lượng hàng hóa ở các nước đối tác nhập khẩu nhân điều Việt
Nam đưa ra các tiêu chuẩn kĩ thuật cao
- Quy định cũng như các yêu cầu chất lượng, kiểm định thay đổi nhanh chóng
đòi hỏi cập nhật và thay đổi liên tục để thích ứng kịp.

III. ĐO LƯỜNG RỦI RO:

Tần suất 5 4 3 2 1

Mức độ
nghiêm trọng

5 Rủi ro quy
định sai,
không phù
hợp với tiêu
chuẩn kỹ
thuật của thị
trường xuất
khẩu
4 Rủi ro Thiếu quy
nguyên liệu định về độ
đầu vào ẩm của lô
không đủ hàng
chất lượng
Rủi ro thiếu
quy định
chất lượng

17
điều thô khi
xuất nhập
khẩu
3 Rủi ro
không quy
định rõ quy
trình kiểm
tra chất
lượng

2
1 Rủi ro thiếu
quy định về
thời gian
sản xuất

IV. ĐÁNH GIÁ RỦI RO:


Dựa vào bảng đo lường rủi ro, sắp xếp thứ tự ưu tiên của các rủi ro để áp dụng các
biện pháp ứng phó và giải quyết như sau:
- Rủi ro quy định sai, không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường xuất
khẩu.
- Rủi ro nguyên liệu đầu vào không đủ chất lượng.
- Thiếu quy định về độ ẩm của lô hàng, rủi ro thiếu quy định chất lượng điều thô
khi xuất nhập khẩu.
- Rủi ro không quy định rõ quy trình kiểm tra chất lượng.
- Rủi ro thiếu quy định về thời gian sản xuất.

18
V. ỨNG PHÓ RỦI RO:

1. Né tránh rủi ro:

1.1 Chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lượng:
Lượng điều trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất nên Việt Nam đang
phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu từ các đối tác nước ngoài (các đối
tác từ châu Phi, Campuchia…). Để chủ động né tránh rủi ro chất lượng xuất
phát từ nguyên liệu trong dài hạn, Việt Nam cần chủ động được nguồn nguyên
liệu, giảm sự phụ thuộc trong bối cảnh các nước đối tác đang có xu hướng giữ
lại hạt điều thô để chế biến thay vì xuất khẩu. Một số giải pháp để Việt Nam có
thể chủ động xây dựng được nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng:
- Quan tâm và đầu tư nhiều hơn, đẩy mạnh nghiên cứu, chọn tạo giống điều mới
nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp từng vùng sinh thái, năng suất
cao, chất lượng tốt
- Đẩy mạnh liên kết giữa người trồng điều và các hợp tác xã, doanh nghiệp nhằm
bảo đảm đầu ra ổn định.
- Phần lớn diện tích trồng điều phân bố ở vùng sâu, vùng xa; chưa được quan
tâm đầu tư thâm canh, đặc biệt là tưới nước, quản lý sâu bệnh, bón phân. Chính
vì vậy cần quan tâm nhiều hơn đến công tác chăm sóc và nâng cao chất lượng
trồng trọt bằng một số giải pháp như tái canh, liên kết 4 nhà (liên kết “4 nhà”
gồm: nhà nông - Nhà nước - nhà khoa học và nhà doanh nghiệp), liên kết sản
xuất, chế biến sâu để tăng giá trị điều.

1.2 Tìm hiểu về các tiêu chuẩn kĩ thuật ở các nước nhập khẩu:
- Mỗi thị trường đều có những yêu cầu kĩ thuật riêng nên cần chủ động tìm hiểu
kĩ lưỡng để tránh việc xuất khẩu hàng không đảm bảo được tiêu chuẩn kĩ thuật
của bên nhập khẩu và bị trả về hoặc thậm chí bị tiêu hủy.

19
1.3 Đầu tư công nghệ, trang thiết bị và quy trình sản xuất điều hiện đại, hiệu
quả cao:
- Quan tâm đặc biệt đến các công đoạn sản xuất cụ thể như sấy, bóc vỏ lụa và
đóng gói thành phẩm. Công đoạn đóng gói được thực hiện trong phòng kín có
gắn điều hòa nhiệt độ. Hàng hóa trước khi đưa vào đóng gói cần kiểm tra bằng
thiết bị đo độ ẩm đạt chuẩn. Áp dụng quy trình hun trùng phù hợp.
- Tiến hành nghiên cứu, đầu tư đưa các công nghệ tiên tiến (ví dụ hệ thống kiểm
soát mối nguy, kiểm soát côn trùng, máy chiếu tia cực tím để tiệt trùng) nhằm
đảm bảo quá trình sản xuất hạt điều cho ra những sản phẩm đảm bảo chất
lượng và yêu cầu của các bên đối tác nhập khẩu.
+) Một số doanh nghiệp điển hình như Thảo Nguyên, Nhật Huy,
Donafoods... đã tiến vào chế biến sâu hạt điều thông qua đầu tư công nghệ,
trang thiết bị sản xuất hiện đại.
+) Đối với Tanimex-LA, đầu tư nâng cấp nhà máy, xây dựng hệ thống
điều sạch và nghiên cứu thêm một số sản phẩm mới chuẩn bị để gia tăng sản
xuất cũng như mở rộng thị trường sang Trung Đông, Nga, Đông Âu, Úc nhằm
đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường này.

1.4 Nâng cao tính cẩn thận và trình độ, năng lực sản xuất, quản lí của đội ngũ
nhân lực:
- Trước khi vào các phân xưởng sản xuất, công nhân phải đi qua khu vực rửa tay,
mặc đồ bảo hộ và vô trùng để đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tổ chức các buổi huấn luyện, đào tạo nâng cao năng lực quản lý, chất lượng
lao động, trình độ tay nghề công nhân tại các cơ sở chế biến điều nhằm đáp ứng
yêu cầu vận hành hiệu quả hệ thống máy móc hiện đại tránh tình trạng lãng phí.

2. Ngăn ngừa tổn thất

2.1 Giảm thiểu nguồn nguyên liệu kém chất lượng từ các đối tác cung cấp
nguyên liệu thô:
Việc xây dựng nguồn nguyên liệu trong nước đòi hỏi nhiều công sức và thời
gian, chính vì vậy Việt Nam vẫn sẽ phải nhập khẩu và sẽ phải chịu những rủi ro

20
về chất lượng nhập khẩu chẳng hạn như điều thô từ châu Phi nhập về chất
lượng giảm rõ rệt, hay bị ẩm, mốc, mọc mầm… nên tỷ lệ hàng hư hỏng cao. Để
giảm thiểu những rủi ro đó thì Việt Nam có thể áp dụng một số biện pháp như:
- Áp dụng tiêu chuẩn cho hạt điều thô nhập khẩu (Tiêu chuẩn Việt Nam về hạt
điều thô TCVN 12380-2018 mà Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đã phối
hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công
nghiệp và các ngành liên quan xây dựng) sẽ giúp đảm bảo chất lượng của
nguyên liệu của ngành chế biến điều, từ đó đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp và thương hiệu chung của ngành điều Việt Nam.
- Các doanh nghiệp khi đàm phán ký kết hợp đồng mua điều thô cố gắng để
không tính hạt điều chấm sâu vào thu hồi; nếu đàm phán khó khăn thì chỉ nên
chất nhận mức thu hồi 10-15% để tránh bị lỗ.
- Liên kết với các đối tác nhập khẩu nguyên liệu xây dựng quy trình sản xuất
điều thô đảm bảo chất lượng: Phía Việt Nam sẽ hỗ trợ Campuchia tuyển chọn
giống và đưa giống sang, chuyển giao quy trình trồng trọt và bao tiêu đầu ra.
Hiện Campuchia chiếm 7% thị phần nhập khẩu hạt điều thô của Việt Nam, nếu
đề án trồng điều của nước bạn diễn ra đúng kịch bản hợp tác với ta thì sẽ giảm
áp lực về nhập khẩu điều nguyên liệu cả về lượng, chất và giá thành.

2.2 Hạn chế các quy định thiếu sót, không rõ ràng trong hợp đồng:
- Khi đàm phán hợp đồng cần phải thỏa thuận kỹ lưỡng và cụ thể các điều khoản
liên quan đến chất lượng: tỷ lệ các loại hạt, độ ẩm, màu sắc điều, độ lốm đốm,
hạt vỡ, cách thức kiểm tra chất lượng… để tránh tranh chấp chất lượng khi giao
hàng

2.3 Giảm thiểu tổn thất:


Khi rủi ro đã xảy ra rồi thì có thể tìm cách đàm phán, thương lượng với các đối
tác để hạn chế thiệt hại tối đa nhất có thể:
- Giảm giá bán so với giá bán trong hợp đồng và đàm phán với người mua hiện
tại
- Nếu đối tác trả hàng thì cố gắng liên hệ, tìm những người mua khác trước khi
tái nhập lô hàng không đạt chất lượng đó

21
2.4 Tài trợ rủi ro:
- Tự khắc phục rủi ro bằng quỹ tự có của doanh nghiệp
- Chuyển giao rủi ro bằng cách mua bảo hiểm

B. RỦI RO HÀNG HÓA GIẢM CHẤT LƯỢNG TRONG QUÁ TRÌNH VẬN
CHUYỂN

I. NHẬN DIỆN RỦI RO

1. Rủi ro liên quan bao bì, đóng gói hàng hóa


- Giảm chất lượng hạt điều từ bên trong hoặc bị ảnh hưởng do áp lực từ bên
ngoài khi sử dụng bao đóng gói không đúng tiêu chuẩn để bảo quản hạt điều
hoặc bao bì vận chuyển (carton) không chắc chắn.
- Nhận xét: Hạt điều nhân thường được đóng gói vào các túi hút chân không để
hạn chế bị nấm mốc và có thể đóng gói chung với gói hút ẩm, gói hút oxy để
bảo quản được lâu. Tuy nhiên cần xem thêm các quy định về gói hút ẩm của
nơi cần xuất khẩu đến vì hàng có thể bị từ chối nhập do gói hút ẩm không đáp
ứng tiêu chuẩn nước nhập. Ngoài ra khi đóng gói thì bên ngoài bao bì thường
có in hoặc dán các tem nhãn ghi các thông số thương mại → rủi ro sử dụng
mực hoặc keo có chất độc gây ảnh hưởng đến hàng.

2. Rủi ro liên quan đến vỏ container


- Nếu như vỏ container không sạch sẽ, còn tồn đọng cặn gỉ, hàng cũ hoặc xuất
hiện sâu bọ hay container bị thủng sẽ gây nguy cơ hạt điều bị thấm ướt, sinh
mốc, nhiễm khuẩn
- Trong mọi trường hợp, các container cần được vệ sinh hoàn toàn sạch sẽ nhằm
loại bỏ cặn hàng cũ, cặn gỉ, các mảnh sơn còn sót lại, mảng sơn phồng rộp, sâu
bọ phá hoại và bất kỳ chất lạ nào khác. Các container cần được rửa sạch và
được tráng sạch bằng nước sạch nhằm loại bỏ mọi chất clorua và phải khô hoàn
toàn và không mùi trước khi xếp hàng vào container.

22
3. Rủi ro trong quá trình vận chuyển nội địa
- Rủi ro phương tiện vận tải gặp tai nạn, gặp thời tiết xấu (mưa, bão,...) vì vậy
hạt điều luôn cần được bảo vệ để tránh bị dính nước, mưa. Nếu sắp có mưa,
hoạt động xếp, dỡ hàng cần phải dừng lại và lập tức đóng nắp hầm hàng đang
làm hàng.
- Rủi ro bị sâu bọ, động vật gặm nhấm xâm nhập.

4. Rủi ro đến từ xếp, dỡ hàng hóa


- Rủi ro hàng bị ướt do gặp thời tiết xấu (mưa, bão,...) trong lúc xếp, dỡ hàng
hóa.
- Hàng hóa bị va, đập do chất xếp, dỡ hàng không cẩn thận.

5. Rủi ro chất lượng hạt điều giảm sút (nhiễm khuẩn, tạp chất, ẩm mốc,...)
trong quá trình hàng trên tàu
- Rủi ro hạt điều bị nấm mốc, biến chất do hầm hàng không được kiểm soát tốt
nhiệt độ và độ ẩm.
- Nhận xét: Yêu cầu của hầm hàng của tàu khi vận chuyển điều: Hầm hàng cần
phải thông thoáng và có lắp đặt điều hòa không khí và túi chống ẩm cỡ lớn.
Hầm hàng cần khống chế được hai yếu tố nhiệt độ và độ ẩm vì đây là hai yếu tố
ảnh hưởng lớn đến chất lượng hạt điều.
- Tác động: Độ ẩm cao, sẽ tạo điều kiện để các loại nấm mốc phát triển khiến
hạt điều thô bị xanh và biến chất hoặc thay đổi nhiệt độ liên tục cũng làm hơi
nước đọng lại dính lên phần bề mặt hạt điều làm cho phần mặt này bị hư và tiếp
tục lây lan cho những phần khác.
- Rủi ro nước tràn vào do nắp hầm không kín nước, đường hàn đáy tàu và/hoặc
két dằn rò rỉ.
- Thiệt hại do hơi nóng đối với hàng hóa xếp gần vách ngăn buồng máy và/hoặc
két chứa dầu nhiên liệu nóng.
→ Nhiệt độ của vách ngăn buồng máy có thể dẫn đến thiệt hại do nhiệt và sự di
chuyển của độ ẩm. Khi két nhiên liệu nào xung quanh các hầm hàng nóng quá
mức có thể gây ra quá trình tự nóng lên và, về lâu dài, làm khô héo đậu tại khu
vực đó.

23
- Tàu chở hàng gặp bão, sóng lớn, biển động hoặc gặp tai nạn như mắc cạn, chìm
đắm, cháy nổ, đâm va gây nghiêng tàu, lật tàu khiến hàng hóa bị xô lệch, chồng
xếp lên nhau, bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
- Rủi ro giảm sút chất lượng hạt điều vì thời gian vận chuyển lâu hơn dự kiến:
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, có thể xảy ra một số sự cố bị ảnh hưởng
bởi yếu tố tự nhiên (mưa, bão...), sự cố về giao thông... có thể gây gián đoạn
việc vận chuyển và từ đó kéo dài thời gian giao hàng đúng như dự kiến và tăng
nguy cơ làm điều hỏng.

6. Rủi ro hạt điều bị ẩm ướt, nhiễm khuẩn, bị côn trùng, sâu bọ, động vật
gặm nhấm xâm nhập khi đang ở kho cảng.
- Một số lưu ý đối với kho bảo quản điều: Hạt điều thô và nhân điều được bảo
quản trong điều kiện môi trường kho khô ráo (<65% độ ẩm tương đối), tối, mát
(<10ºC/50ºF) và thông thoáng tốt. Độ ẩm nhân điều nên được duy trì ở mức 5%
hoặc thấp hơn, tránh xa những nguồn gây mùi mạnh, và điều kiện bảo quản
phải tốt để bảo vệ chúng khỏi côn trùng và sâu bọ phá hại.

II. PHÂN TÍCH RỦI RO:

1. Rủi ro bao bì đóng gói sai quy cách, không đạt tiêu chuẩn để bảo quản hạt
điều
 Hệ thống bao bì:
- Bao bì không phù hợp đặc điểm của hàng hóa
- Bao bì rách
- Bao bì kém chất lượng
 Con người:
- Thiếu kiến thức về yêu cầu bao bì, quy cách đóng hàng hóa
- Năng lực của cấp quản lý yếu kém
- Thiếu cần mẫn hợp lý trong khi làm việc
 Máy móc:
- Máy móc trục trặc kỹ thuật, bị hỏng
- Máy móc không được kiểm tra thường xuyên

24
2. Rủi ro liên quan đến vỏ container
- Container không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, bị ẩm
- Tồn đọng cặn gỉ, hàng cũ hoặc xuất hiện sâu bọ
- Container bị thủng do rỉ sét, va đập mạnh.
 Con người:
- Sự tắc trách của người kiểm tra
- Sự chủ quan tin tưởng vào đối tác do đã có thời gian làm ăn lâu dài

3. Rủi ro trong quá trình vận chuyển nội địa


 Phương tiện vận tải gặp tai nạn
- Tài xế: Lái xe ẩu, không có kinh nghiệm
- Xe: Bị hỏng nhưng xem nhẹ, ẩn tỳ của xe
- Cơ sở hạ tầng: cầu gãy, đường xấu
 Ma sát khi vận chuyển
- Hàng được xếp buộc lỏng lẻo, không cố định
- Kích cỡ cont quá lớn, không phù hợp
- Không chèn lót kĩ
 Hành động phá hoại của người khác
- Trộm, cướp xe, hàng
- Đối thủ cạnh tranh
 Phương tiện vận tải gặp thời tiết xấu (mưa, bão,...)
- Công tác dự báo chưa tốt
 Thời gian vận chuyển lâu hơn dự kiến
- Phương tiện vận chuyển gặp sự cố, tai nạn
- Người tham gia giao thông lái ẩu
 Rủi ro bị sâu bọ, động vật gặm nhấm xâm nhập hàng hóa
- Sâu bọ, động vật gặm nhấm có sẵn trong phương tiện vận chuyển
- Sâu bọ, động vật gặm nhấm xâm nhập khi nhân viên mở cửa bốc/dỡ/kiểm tra
hàng hóa

25
4. Rủi ro chất lượng hàng hóa bị ảnh hưởng trong quá trình xếp, dỡ
- Hàng hóa bị rớt khỏi cần cẩu
- Hàng hóa bị va, đập do chất xếp, dỡ hàng không đúng quy cách
- Hàng hóa bị ướt do thời tiết xấu (mưa, bão,..)
 Máy móc:
- Máy móc trục trặc kỹ thuật, bị hỏng
- Máy móc không được kiểm tra thường xuyên
 Con người
- Sức khỏe nhân công không bảo đảm
- Làm việc cẩu thả, không cần mẫn hợp lý

5. Rủi ro chất lượng hạt điều giảm sút trong quá trình hàng trên tàu
 Hạt điều bị ẩm, nhiễm khuẩn
- Hầm hàng không đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm
- Bị lây nhiễm từ hàng hóa khác
 Hàng hóa bị xô lệch, xếp chống lên nhau
- Tàu bị nghiêng, lật khi tàu gặp bão, sóng lớn, biển động, đâm va.
- Chất, xếp hàng hóa chông chênh, không cố định, bất hợp lý.

 Thời gian vận chuyển lâu hơn dự kiến


- Bị ảnh hưởng bởi yếu tố tự nhiên (mưa, bão, sóng biển động,..),
- Công tác dự báo chưa tốt
- Mắc cạn, đâm va tàu, gặp ùn tắc.
- Điều khiển tàu bất cẩn.
- Không có biện pháp dự phòng khi gặp ùn tắc (như đổi tuyến đi,...)

6. Rủi ro hạt điều bị ẩm ướt, nhiễm khuẩn, bị côn trùng, sâu bọ, động vật gặm
nhấm xâm nhập khi đang ở kho cảng.
 Kho cảng không được kiểm soát tốt nhiệt độ và độ ẩm; bị ẩm ướt, không vệ
sinh, có côn trùng, sâu bọ.
- Không nghiên cứu kỹ đặc điểm của hàng hóa và môi trường bảo quản
- Vệ sinh kho cảng không kỹ
26
- Công tác khử trùng, hun trùng, diệt nấm mốc còn lỏng lẻo

III. ĐO LƯỜNG RỦI RO:

Tần suất 5 4 3 2 1

Mức độ
nghiêm trọng

5 Rủi ro bao
bì, đóng gói
hàng hóa
4 Rủi ro chất
lượng hạt
điều giảm
sút trong
quá trình
hàng trên
tàu

3 Rủi ro giảm
sút chất
lượng hàng
ở kho cảng
không đảm
bảo điều
kiện bảo
quản
2 Rủi ro trong Rủi ro liên
lúc xếp, dỡ quan đến vỏ
hàng hóa container

27
Rủi ro trong
vận chuyển
nội địa
1

IV. ĐÁNH GIÁ RỦI RO:


Dựa vào bảng đo lường rủi ro, sắp xếp thứ tự ưu tiên của các rủi ro để áp dụng các
biện pháp ứng phó và giải quyết như sau:
- Rủi ro bao bì, đóng gói hàng hóa.
- Rủi ro chất lượng hạt điều giảm sút trong quá trình hàng trên tàu
- Rủi ro giảm sút chất lượng hàng ở kho cảng không đảm bảo điều kiện bảo quản
- Rủi ro trong lúc xếp, dỡ hàng hóa, rủi ro trong vận chuyển nội địa
- Rủi ro liên quan đến vỏ container

V. ỨNG PHÓ RỦI RO:

1. Né tránh rủi ro
- Đào tạo nhân viên nắm chặt chẽ và hiểu rõ về các nghiệp vụ xếp dỡ hàng hóa và
phân công cho nhân viên vận chuyển có kinh nghiệm, giám sát cẩn thận trong quá
trình vận chuyển
- Lựa chọn thuyền trưởng và hoa tiêu có chuyên môn, kỹ thuật tốt
- Chủ động kiểm tra thực tế con tàu có đạt tiêu chuẩn hay không (hầm hàng, mái
che, quy chuẩn tàu phù hợp hàng hóa là nhân điều…)
- Lựa chọn tuyến đường đi thuận lợi, tránh lựa chọn đường có chất lượng xuống
cấp, vùng biển sâu, thường xuyên xảy ra mắc cạn, đâm va… ảnh hưởng tới chất
lượng hàng.
- Nghiên cứu và lựa chọn nơi lưu kho phù hợp với hàng, thoáng mát, nhiệt độ đảm
bảo đặc tính của hạt điều (duy trì mức 5% hoặc thấp hơn)
- Theo dõi, quan sát, thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết để lựa chọn khoảng
thời gian đi đúng và phù hợp tránh tàu gặp sự cố ngoài ý muốn như bão, mắc
cạn,... đưa hàng cập bến an toàn.

28
- Nghiên cứu, phát triển và thiết kế bao bì hạt điều cần đảm bảo yêu cầu về thẩm
mỹ lẫn chức năng của chúng. Bao bì đựng hạt điều cần có đáp ứng các chức năng
bảo quản, bảo vệ sản phẩm khỏi bụi bẩn, côn trùng, ẩm ướt và đổ vỡ.

2. Ngăn ngừa tổn thất


- Xây dựng quy trình hoạt động, thường xuyên tổ chức tập huấn cho nhân viên
hiểu rõ quy cách bảo quản, đóng gói, chất xếp hàng hóa lên tàu, bảo quản hàng
trên tàu, kiểm tra hàng hoá thường xuyên khi hàng đang trên đường vận chuyển.
- Giữ gìn và bảo quản bao bì sản phẩm đạt chuẩn, thuận tiện trong quá trình vận
chuyển, đóng gói, bảo vệ nhân điều không bị vỡ, ẩm, va đập... Khi đóng gói để vận
chuyển, bao bì phải đủ cứng để bảo vệ hạt điều ở bên trong không bị thiệt hại do
áp lực bên ngoài.
- Bao bì được đảm bảo đóng gói chặt, đúng quy cách,.. trước khi chất xếp lên tàu.
(Hạt điều nhân thường được đóng gói vào các túi hút chân không để hạn chế bị
nấm mốc và có thể đóng gói chung với gói hút ẩm, gói hút oxy để bảo quản được
lâu)
- Thuê các chuyên gia để thẩm định đánh giá, kỹ thuật của con tàu chuyên chở.
Nhiệt độ và độ ẩm trong khoang hàng phải đảm bảo chất lượng của hạt điều; kiểm
soát tốt bề mặt hạt tránh để hạt điều bị xanh và biến chất khi nhiệt đô tăng; độ ẩm
lớn tạo điều kiện cho nấm mốc lây lan...
- Khi giành được quyền vận tải thì cần phải lựa chọn hãng tàu uy tín để đảm bảo
hàng hóa không bị thiệt hại, giảm sút chất lượng. Quy định rõ ràng trách nhiệm đối
với bên vận chuyển: giấy giám định hầm hàng tàu…
- Mở rộng quy mô, tăng cường hợp tác với công ty logistics chia sẻ hàng hóa, cân
đối luồng hàng hóa vận chuyển hai chiều, cơ hội được sở hữu container với mức
giá ưu đãi, hợp tác với các Bộ Nông Nghiệp, các Cục về việc liên quan tới kiểm
hóa và kiểm dịch hàng hóa để nhằm giúp doanh nghiệp giải phóng hàng nhanh.
- Quy trình rõ trong hợp đồng phần chịu trách nhiệm giữa các bên chặt chẽ khi xảy
ra tổn thất dẫn tới giảm sút hàng hóa.
- Quy định rõ điều phạt và nghĩa vụ các bên trong điều khoản.

29
3. Giảm thiểu tổn thất
- Khi có vấn đề xảy ra cần có các biện pháp ứng phó kịp thời để giảm thiểu tổn thất
tối đa nhất có thể (Ví dụ: Đối với phần hạt điều bị hư hay bị mốc thì nên loại bỏ
lập tức để tránh lây lan.)
- Mua bảo hiểm cho những tổn thất cho những hàng hóa bị hư hỏng để cứu vớt
phần còn lại.
- Đàm phán với bên mua hàng về việc giảm giá hàng bán khi lô hàng bị giảm sút
chất lượng

4. Tài trợ cho rủi ro


- Mua bảo hiểm cho hàng hóa vì bảo hiểm có thể bảo vệ hàng an toàn trước những
rủi ro thiệt hại vật chất ( nước mưa, nước biển ngấm, chìm đắm, đâm va, mắc cạn,
…) trong quá trình vận chuyển. Cần lựa chọn đúng điều kiện bảo hiểm phù hợp
hàng hóa và rủi ro để tránh mua gói bảo hiểm phí cao nhưng không cần thiết.
- Có quỹ dự phòng khi rủi ro xảy ra
- Chuyển giao phần trách nhiệm cho hải quan và kho lưu trữ khi hàng xảy ra thiệt
hại ở cảng/kho được xác định lỗi ở hải quan/kho lưu trữ. Quy định cụ thể, rõ ràng
mức bồi thường mà hải quan/kho lưu trữ phải chịu.

CHƯƠNG 3: RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN


VÀ CHỨNG TỪ
A. Điều khoản hợp đồng:

I. Hợp đồng 1:
Điều khoản 8: Điều khoản thanh toán và chứng từ
8.1. Thanh toán bởi LC trả chậm 180 ngày kể từ ngày hàng đến cảng Bengal căn cứ
theo thông báo hàng đến của hãng tàu, bên mua sẽ mở LC 97%-100% giá trị của lô
hàng. Thời gian mở LC không quá 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng.
8.2. Chứng từ thanh toán gồm:
- 3/3 bộ

30
bill gốc có thể hiện “Freight Prepaid”.
- 03 bản gốc hóa đơn thương mại.
- 03 bản gốc packing list.
- 02 bản gốc và 01 bản copy chứng thư chất lượng và trọng lượng được cấp bởi cơ
quan có thẩm quyền tại nước sở tại
- 02 bản gốc và 01 bản copy chứng thư xuất xứ được cấp bởi Bộ Thương mại tại nước
sở tại
- 02 bản gốc và 01 bản copy chứng thư kiểm dịch được cấp bởi Bộ nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn tại nước sở tại
- 02 bản gốc và 01 bản copy chứng thư hun trùng được cấp bỏi cơ quan có thẩm quyền
của nước sở tại

II. Hợp đồng 2:


Điều khoản 5: Điều khoản thanh toán và chứng từ
Phương thức thanh toán cụ thể như sau:
5.1 Thanh toán đặt cọc
Toàn bộ giá trị hợp đồng được thanh toán bằng một thư tín dụng (L/C) trả ngay,
không hủy ngang cho bên bán qua VietcomBank
L/C bao gồm tổng giá trị của hợp đồng được mở trong vòng 7 ngày kể từ ngày bên
Mua nhận được Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được quy định tại điều trong hợp đồng
này. L/C có hiệu lực và hết hiệu lực cao nhất l5 ngày kể từ ngày phát hành.
L/C thông báo qua ngân hàng VietcomBank
Xuất trình chứng từ trong thời gian chậm nhất 21 ngày kể từ ngày ký phát vận đơn.
5.2 Toàn bộ việc thanh toán sẽ được tiến hành dưới sự xuất trình những chứng từ sau:
3/3 bản gốc vận đơn đường biển hoàn hảo, đã xếp hàng, lập theo lệnh Ngân hàng mở,
ghi rõ “ cước phí đã trả trước”,
Hóa đơn thương mại: 3 bản chính
Phiếu đóng gói: 3 bản chính
Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng do Nhà sản xuất cấp: 3 bản chính
Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng thương mại và Công nghiệp cấp

31
5.3 Chấp nhận một bộ chứng từ không có giá trị thanh toán: bao gồm cả bản sao hợp
đồng thuê tàu gửi qua DHL cho bên Mua chậm nhất 7 ngày kể từ ngày ký phát vận
đơn đến địa chỉ (địa chỉ của bên mua). Mọi chi phí phát sinh do việc giao chứng từ
không đúng, không đầy đủ hoặc giao chậm của bên Bán do bên bán chịu.

32
B. Quy trình quản lí rủi ro:

I. Nhận diện rủi ro:

1.Rủi ro không quy định rõ và đầy đủ về điều khoản thanh toán

1.1. Rủi ro không quy định cụ thể về giá trị thanh toán

Hợp đồng 1 Hợp đồng 2


Bên mua sẽ mở L/C 97% -100% giá trị L/C bao gồm tổng giá trị của hợp đồng
của lô hàng
Các hợp đồng ngoại thương thường có giá trị lớn, nên rủi ro cũng lớn, do đó
trong mọi trường hợp nên quy định rõ ràng về giá trị thanh toán. Trong trường hợp
này, hợp đồng 2 quy định cụ thể hơn hợp đồng 1 “tổng giá trị hợp đồng” nhưng hợp
đồng 1 quy định không rõ: “97% -100% giá trị của lô hàng” nên có thể dẫn đến rủi
ro là người xuất khẩu chỉ thanh toán 97% giá trị lô hàng, 3% còn lại họ kéo dài thời
hạn thanh toán hoặc không thanh toán.
Vấn đề không quy định giá trị thanh toán có thể dẫn đến rủi ro nhà xuất khẩu
không thu được toàn bộ giá trị hợp đồng một lúc mà chỉ nhận thanh toán một phần và
phải chờ lần thanh toán tiếp theo, và lần thanh toán này có kéo dài rất lâu hoặc người
xuất khẩu không nhận được phần thanh toán còn lại. Giá trị các hợp đồng ngoại
thương thường rất lớn nên điều này ảnh hưởng đến khả năng quay vòng vốn khiến
người xuất khẩu không thể thực hiện đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ thanh toán khác
như thanh toán lãi vay cho ngân hàng, thanh toán cho nhà cung cấp tiền nguyên vật
liệu, nhân công, hoặc không thể thực hiện các hợp đồng khác làm ảnh hưởng đến uy
tín của nhà xuất khẩu và làm phát sinh các chi phí có liên quan khác.

1.2. Rủi ro không quy định cụ thể về loại L/C

Hợp đồng 1 Hợp đồng 2


L/C trả chậm L/C trả ngay, không hủy ngang

33
Không quy định L/C trả chậm 1 lần hay nhiều lần: L/C trả chậm (Deferred
L/C) có thể được trả thành nhiều lần, hoặc 1 lần. Nên nếu không quy định rõ, người
mua có thể cố ý hiểu là L/C trả chậm nhiều lần và lấy lý do này để kéo dài việc thanh
toán hòng chiếm dụng vốn của người bán.
Không quy định rõ là L/C có thể hủy ngang hay không, có hay không có xác
nhận: Nếu L/C có thể hủy ngang thì ngân hàng hoặc người mua có thể hủy L/C mà
không cần sự cho phép từ người bán vì L/C mà một hợp đồng độc lập giữa ngân hàng
và người xin lập L/C và nó độc lập với hợp đồng mua bán. Nếu L/C bị hủy ngang thì
người bán sẽ chịu rất nhiều rủi ro về chi phí, đặc biệt trong hợp đồng này bán theo
điều kiện CIF nên nhà xuất khẩu phải chịu chi phí thuê tàu, mua bảo hiểm, chi phí và
thời gian bỏ ra để chuẩn bị giấy tờ như giấy kiểm dịch (vì hạt điều thuộc hàng thực vật
nên khi xuất khẩu phải có giấy kiểm dịch thực vật), giấy chứng nhận xuất xứ …
Theo UCP 600 thì khi không quy định là L/C gì thì được hiểu là L/C không
hủy ngang nên nếu trong hợp đồng lựa chọn UCP 600 để điều chỉnh L/C thì có thể
kiện người mua nến họ hủy ngang L/C. Tuy nhiên điều này cũng có rủi ro cho người
bán là quá trình khiếu nại tốn kém về thời gian, chi phí, lô hàng có thể bị tạm giữ cho
đến khi giải quyết xong khiếu nại - điều này cũng rất rủi ro vì hạt điều có sự biến động
thường xuyên về giá.

1.3. Rủi ro do không quy định rõ về thời gian

34
Hợp đồng 1 Hợp đồng 2
Thanh toán bởi L/C trả Toàn bộ giá trị hợp đồng được thanh toán bằng một
chậm 180 ngày kể từ ngày thư tín dụng (L/C) trả ngay, không hủy ngang cho
hàng đến cảng Bengal căn bên bán qua VietcomBank.
cứ theo thông báo hàng L/C bao gồm tổng giá trị của hợp đồng được mở
đến của hãng tàu, bên trong vòng 7 ngày kể từ ngày bên Mua nhận được
mua sẽ mở L/C 97% Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được quy định tại điều
-100% giá trị của lô hàng. … trong hợp đồng này. L/C có hiệu lực và hết hiệu
Thời gian mở L/C không lực cao nhất l5 ngày kể từ ngày phát hành.
quá 30 ngày kể từ ngày ký L/C thông báo qua ngân hàng VietcomBank. Xuất
hợp đồng. trình chứng từ trong thời gian chậm nhất 21 ngày kể
từ ngày ký phát vận đơn.

35
Trong cả 2 hợp đồng đều không quy định cụ thể là ngày được tính như thế nào:
theo ngày làm việc và có tính các ngày nghỉ lễ (nếu có) hay không. Điều này có thể
dẫn đến trong các khoảng thời hạn được quy định trên có những ngày trong ngày lễ
hoặc ngày nghỉ của ngân hàng từ đó làm sai lệch thời gian không theo ý muốn như
ban đầu và có thể khiến nhà xuất khẩu chậm trễ trong việc giao chứng từ vì thời gian
chuẩn bị bị rút ngắn. Hoặc ngày thanh toán bị kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng quay
vòng vốn của người bán và làm phát sinh các chi phí có liên quan.

1.4. Rủi ro không quy định rõ về các nội dung khác:

Hợp đồng 1 Hợp đồng 2


Thanh toán bởi L/C trả chậm 180 Toàn bộ giá trị hợp đồng được thanh toán
ngày kể từ ngày hàng đến cảng bằng một thư tín dụng (L/C) trả ngay, không
Bengal căn cứ theo thông báo hủy ngang cho bên bán qua VietcomBank.
hàng đến của hãng tàu, bên mua L/C bao gồm tổng giá trị của hợp đồng được
sẽ mở L/C 97% -100% giá trị của mở trong vòng 7 ngày kể từ ngày bên Mua
lô hàng. Thời gian mở L/C không nhận được Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được
quá 30 ngày kể từ ngày ký hợp quy định tại điều … trong hợp đồng này. L/C
đồng. có hiệu lực và hết hiệu lực cao nhất l5 ngày kể
từ ngày phát hành.
L/C thông báo qua ngân hàng VietcomBank.
Xuất trình chứng từ trong thời gian chậm nhất
21 ngày kể từ ngày ký phát vận đơn.

36
Cả hai hợp đồng quy định về điều khoản thanh toán còn rất sơ sài, đặc biệt là hợp
đồng 1, thiếu rất nhiều quy định về những nội dung cần thiết trong L/C như mở ở ngân
hàng nào, hời hạn hiệu lực của L/C (Expiry date), phí ngân hàng được tính cho bên
nào, tham chiếu theo UCP nào.
Những nội dung này nếu không được quy định rõ có thể dẫn đến tranh chấp vì mỗi
bên đều có ý hiểu theo hướng có lợi cho mình. Đặc biệt, nếu không quy định về ngân
hàng mở L/C thì người mua có thể mở ở một ngân hàng không có uy tín dẫn đến rủi ro
là nhà nhập khẩu sau khi đã xuất trình bộ chứng từ phù hợp thì phải chờ rất lâu cho
đến khi được ngân hàng giải ngân thanh toán hoặc người mua cấu kết với ngân hàng
ma để lấy hàng nhưng không thanh toán.

2. Rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C

2.1.Rủi ro khi sử dụng L/C trả chậm

Hợp đồng 1 Hợp đồng 2


Thanh toán bởi LC trả chậm 180 ngày kể L/C trả ngay không hủy ngang cho bên
từ ngày hàng đến cảng Bengal bán qua Vietcombank

37
II.1.1. Rủi ro bị chiếm dụng vốn do thời gian thanh toán kéo dài:
Trong khi hợp đồng hai sử dụng L/C trả ngay thì hợp đồng 1 sử dụng L/C trả chậm,
đây là điều khoản rất hay xuất hiện khi bán hàng cho nhà nhập khẩu Ấn Độ. Do năng
lực tài chính có hạn nên nhà nhập khẩu Ấn Độ thường đề nghị mua hàng trả chậm. Trả
chậm là phương thức thanh toán không an toàn, gây ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp
Việt Nam.
Thông thường khi dùng L/C trả chậm, việc trả tiền này sẽ được thực hiện sau một thời
gian nhất định kể từ ngày giao hàng (date of B/L) hoặc ngày xuất trình chứng từ
(presentation date) từ 30 -90 ngày hoặc 30 -180 ngày tùy hợp đồng. Nhưng trong hợp
đồng là kể từ ngày hàng đến cảng Bengal dẫn đến rủi ro doanh nghiệp bị chiếm dụng
vốn trong thời gian dài.
II.1.2. Rủi ro về thời gian đáo hạn:
Theo L/C trả chậm, người XK giao hàng và xuất trình chứng từ như L/C quy định.
Khi bộ chứng từ được NH Mở xác định là hợp lệ, NH Mở thường sẽ phát hành một
cam kết trả tiền và thực hiện việc trả tiền vào ngày đáo hạn như đã quy định, có thể trả
một lần hoặc nhiều lần theo thỏa thuận. Và thường ngày đáo hạn này nằm ngoài thời
hạn hiệu lực của L/C nên người bán phải lưu ý để mở rộng thời hạn hiệu lực L/C để
tránh L/C hết thời hạn hiệu lực trước ngày đáo hạn của NH.
II.1.3. Rủi ro không nhận được thanh toán:
Cam kết trả tiền là do ngân hàng Mở viết ra – tức ngân hàng Mở chịu trách nhiệm trả
tiền cho người XK khi đáo hạn, bằng tiền của chính mình. Tuy nhiên, trong thực tế,
ngân hàng và người NK sẽ thỏa thuận riêng, rằng Ngân hàng sẽ dùng tiền của người
NK, tức đợi đến lúc đáo hạn mới lấy tiền của người NK để trả cho người XK. Về phần
mình, đây rõ ràng là một rủi ro cho người XK (dù trên danh nghĩa, họ vẫn có thể đòi
tiền Ngân hàng Mở vì Ngân hàng Mở đã viết Cam kết trả tiền) trong trường hợp người
NK mất khả năng/hoặc không thanh toán khi đáo hạn.

38
Hai vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến khả năng quay vòng vốn khiến người xuất khẩu
không thể thực hiện đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ thanh toán khác như thanh toán
lãi vay cho ngân hàng, thanh toán cho nhà cung cấp tiền nguyên vật liệu, nhân công,
hoặc không thể thực hiện các hợp đồng khác làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà xuất
khẩu và làm phát sinh các chi phí có liên quan khác.

2.2. Rủi ro chứng từ

Hợp đồng 1 Hợp đồng 2


02 bản gốc và 01 bản copy chứng thư xuất Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng
xứ được cấp bởi Bộ Thương mại tại nước thương mại và Công nghiệp cấp
sở tại

39
Hợp đồng 1 quy định cơ quan cấp C/O không hợp lý: Tại Việt Nam, cơ quan có
thẩm quyền cấp C/O là Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), sai sót
này có thể dẫn đến chứng từ bị ngân hàng từ chối và không chấp nhận thanh toán.
Hợp đồng 2 không quy định cụ thể về số bản chính và phụ của giấy chứng nhận
xuất xứ điều này có thể dẫn đến sự mâu thuẫn giữa số lượng bản mà nhà nhập khẩu
muốn và số lượng bản mà nhà xuất khẩu xuất trình từ đó nhà xuất khẩu có thể bị nhà
nhập khẩu từ chối thanh toán.

2.3. Rủi ro không kiểm tra trước L/C


Trong điều khoản thanh toán của cả 2 hợp đồng đều không có quy định về việc
nhà nhập khẩu phải gửi trước cho nhà xuất khẩu một bản nháp L/C để nhà xuất khẩu
nghiên cứu và kiểm tra các điều kiện và thông tin trong L/C có thực sự phù hợp với
hợp đồng và khả năng thực hiện của nhà xuất khẩu. Điều này có thể gây rủi ro cho nhà
xuất khẩu nếu nhà nhập khẩu đặt ra những điều kiện mập mờ hoặc gây khó cho nhà
xuất khẩu trong việc thực hiện sẽ dẫn đến khả năng nhà xuất khẩu bị từ chối thanh
toán từ ngân hàng và nhà nhập khẩu.
Lưu ý: Do sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa kinh doanh giữa các nước nên
có thể dẫn đến trong điều khoản có những từ ngữ đa nghĩa, khó hiểu, gây ra tranh
chấp giữa các bên. Ví dụ như văn hóa kinh doanh của Ấn Độ rất khác biệt so với Việt
Nam. Người dân Ấn Độ hay sử dụng từ cổ, đa nghĩa, đồng thời sử dụng phần mềm
chat trong chốt giá, quy định điều khoản thanh toán nên thường phát sinh nhầm lẫn.
Đặc biệt, đối với phương thức thanh toán L/C, nếu có sự sai sót nhỏ trong chứng từ
cũng có thể bị từ chối thanh toán.

II. PHÂN TÍCH RỦI RO:

1. Rủi ro không quy định rõ và đầy đủ về điều khoản thanh toán

1.1 Rủi ro xảy ra tranh chấp làm chậm trễ quá trình thực hiện hợp đồng,
hoặc có thể dẫn đến việc hợp đồng bị hủy
 Không quy định cụ thể, rõ ràng về các vấn đề:
- Giá trị thanh toán: 97% -100% giá trị của lô hàng, tổng giá trị lô hàng
- Loại L/C: Không quy định L/C trả chậm 1 lần hay nhiều lần

40
- Thời gian thanh toán: theo ngày làm việc và có tính các ngày nghỉ lễ (nếu có)
hay không; Không quy định rõ là L/C có thể hủy ngang hay không;...
- Các nội dung khác: L/C như mở ở ngân hàng nào, thời hạn hiệu lực của L/C,
phí ngân hàng được tính cho bên nào, tham chiếu theo UCP nào,...
- Nhà xuất khẩu chọn phương thức thanh toán không phù hợp: Phương thức L/C
trả chậm (Deferred L/C) có thể được trả thành nhiều lần, hoặc 1 lần. Nên nếu
không quy định rõ, người mua có thể cố ý hiểu là L/C trả chậm nhiều lần và lấy
lý do này để kéo dài việc thanh toán hòng chiếm dụng vốn của người bán.
 Thiếu sót trong quá trình đàm phán hợp đồng ngoại thương
 Sai sót trong việc kiểm tra, đánh giá rủi ro hợp đồng ngoại thương.
 Nhân viên thiếu năng lực chuyên môn và nghiệp vụ hoặc bất cẩn
 Năng lực và tiềm lực quản lý rủi ro của nhà nhập khẩu còn hạn chế

1.2. Rủi ro doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn


 Thời gian thanh toán kéo dài hơn so với dự kiến
 Do sử dụng L/C trả chậm: người mua có thể cố ý hiểu là L/C trả chậm nhiều
lần và lấy lý do này để kéo dài việc thanh toán
 Năng lực tài chính có hạn của đối tác làm ăn
 Chưa đánh giá hoặc tìm hiểu kĩ về doanh nghiệp đối tác làm ăn dẫn đến việc
thiếu thông tin: Ấn Độ hay sử dụng loại L/C trả chậm
 Sai sót trong việc đánh giá rủi ro của hợp đồng ngoại thương
 Nhân viên thiếu năng lực về chuyên môn hoặc bất cẩn trong việc kiểm tra hợp
đồng

1.3. Rủi ro nhà nhập khẩu không thanh toán


 Nhà nhập khẩu lợi dụng những kẽ hở trong hợp đồng để trục lợi: quy định
không rõ về L/C trả chậm nhiều hay 1 lần, về các UCP...
 Chứng từ thanh toán không hợp lệ
 Năng lực tài chính có hạn của đối tác: sự suy yếu về năng lực tài chính
 Sai sót trong quá trình đàm phán hợp đồng ngoại thương
 Khác biệt về văn hóa, luật lệ kinh doanh

41
 Nhà xuất khẩu quá tin tưởng về uy tín của đối tác nhập khẩu
 Chưa đánh giá hoặc tìm hiểu kĩ về đối tác làm ăn
 Không tìm hiểu kĩ về luật lệ, văn hóa kinh doanh của quốc gia đối tác làm ăn
 Sai sót trong việc đánh giá rủi ro hợp đồng ngoại thương
 Nhân viên thiếu năng lực chuyên môn và nghiệp vụ hoặc bất cẩn trong việc
kiểm tra hợp đồng
 Năng lực và tiềm lực quản lý rủi ro của nhà nhập khẩu còn hạn chế

2. Rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C

2.1. Con người:


 Chưa nắm được các quy định, yêu cầu khi soạn chứng từ:
+ Thiếu kiến thức chuyên môn, không có kinh nghiệm khi giao dịch bằng hình
thức thanh toán L/C
+ Nhân viên chưa được đào tạo tốt, cơ chế quản lý - đào tạo nhân viên còn hạn
chế.
 Không tập trung vào công việc, thiếu sự tỉ mỉ, cẩn thận khi soạn và kiểm tra
hợp đồng, chứng từ.
 Chưa chủ động tìm hiểu về chuyên môn của doanh nghiệp là xuất khẩu nhân
điều, cũng như những quy định có liên quan khi xuất khẩu mặt hàng này.
 Chưa tích luỹ được kinh nghiệm khi xuất khẩu mặt hàng nhân điều, cũng như
còn thiếu sót trong kế hoạch quản lý rủi ro.
 Gian lận, ăn hoa hồng và cố tình làm sai chứng từ cho bên khác.

2.2. Hệ thống:
 Hệ thống chuyển phát bị chậm trễ trong việc chuyển giao chứng từ.
 Hệ thống lưu trữ thông tin và quản lí các chứng từ không được bảo mật.
 Hãng tàu không đáng tin cậy sẽ có trường hợp giao hàng thiếu, mất hàng, hỏng
hàng không đền bù.

2.3. Phương thức:

42
 Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu bất đồng quan điểm khi đàm phán về thời
gian thanh toán.
 Không có quy định chung về các mốc thời gian khi sử dụng phương thức thành
toán L/C.
 Nhà NK mở tài khoản tại ngân hàng phát hành L/C nhưng không đảm bảo khả
năng thanh toán, tín nhiệm kém, hoặc chưa có mã Swift Code.

2.4. Chứng từ:


 Hàng được giao tới thiếu hoặc không giống so với nội dung được ghi trong
chứng từ thanh toán.
 Bộ chứng từ cung cấp cho ngân hàng thanh toán không đủ.

III. ĐO LƯỜNG RỦI RO:


Dựa vào phân tích rủi ro trên nhóm tiến hành đo lường rủi ro bằng ma trận đo
lường rủi ro như sau:

Tần suất
5 4 3 2 1
Mức độ
Rủi ro chứng
5        
từ
Rủi ro không
quy định cụ
thể về các
Rủi ro không nội dung Rủi ro về
4   kiểm tra khác thời gian đáo  
trước LC Rủi ro không hạn
quy định cụ
thể về loại
LC
Rủi ro bị Rủi ro không Rủi ro không
3   chiếm dụng quy định cụ nhận được  
vốn do thời thể về giá trị thanh toán
43
gian thanh
thanh toán
toán kéo dài
Rủi ro không
quy định cụ
2        
thể về thời
gian

1          

IV. ĐÁNH GIÁ RỦI RO:


Từ ma trận, nhóm tiến hành đo lường rủi ro bằng cách lấy: Hệ số mức độ
nghiêm trọng nhân với Hệ số tần suất xảy ra để xếp thứ tự ưu tiên các rủi ro tương
ứng:
Rủi ro không quy định cụ thể về giá trị thanh toán 3x3=9
Rủi ro không quy định cụ thể về loại LC 4 x 3 = 12
Rủi ro không quy định cụ thể về thời gian 2x2=4
Rủi ro không quy định cụ thể về các nội dung khác 4 x 3 = 12
Rủi ro bị chiếm dụng vốn do thời gian thanh toán 3 x 4 = 12
kéo dài
Rủi ro về thời gian đáo hạn 4x2=8
Rủi ro không nhận được thanh toán 3 x 2 =6
Rủi ro chứng từ 5 x 3 = 15
Rủi ro không kiểm tra trước LC 4 x 4 = 16

Vậy ta có thứ tự ưu tiên cho các rủi ro theo thứ tự từ cao đến thấp:
1. Rủi ro không kiểm tra trước LC
2. Rủi ro chứng từ
3. Rủi ro không quy định cụ thể về loại LC, Rủi ro không quy định cụ thể về các nội
dung khác, Rủi ro bị chiếm dụng vốn do thời gian thanh toán kéo dài
4. Rủi ro không quy định cụ thể về giá trị thanh toán
5. Rủi ro về thời gian đáo hạn
6. Rủi ro không nhận được thanh toán
7. Rủi ro không quy định cụ thể về thời gian

44
Dựa trên kết quả thu được, nhóm phân chia các nhóm rủi ro vào ma trận tự ưu
tiên trong ứng phó rủi ro:
Tần suất
Cao (5, 4, 3) Thấp (2, 1)
Mức độ
- Rủi ro kiểm tra trước LC
- Rủi ro chứng từ
- Rủi ro không quy định cụ
thể về loại LC, Rủi ro không
quy định cụ thể về các nội
- Rủi ro không nhận được thanh toán
Cao (5, 4, 3) dung khác, Rủi ro bị chiếm
- Rủi ro về thời gian đáo hạn
dụng vốn do thời gian thanh
toán kéo dài
- - Rủi ro không quy định cụ
thể về giá trị thanh toán

 - Rủi ro không quy định cụ thể về


Thấp (2, 1)  
thời gian

45
V. ỨNG PHÓ RỦI RO: Dựa vào thứ tự ưu tiên rủi ro, ta có các kế hoạch ứng phó
cho từng rủi ro tương ứng như sau.

1. Rủi ro không kiểm tra trước L/C:


- Né tránh rủi ro:
+ Quy định rõ ràng về việc kiểm tra trước L/C trong điều khoản thanh toán
và chứng từ của hợp đồng ngoại thương.
+ Tìm hiểu kỹ về các tập quán thương mại ở các quốc gia đối tác.
- Ngăn ngừa tổn thất:
+ Phân bổ những nhân viên giàu kinh nghiệm làm việc với thị trường nào
sẽ làm việc với đối tác ở thị trường đó để tránh những thiếu hiểu biết do
bất đồng ngôn ngữ và văn hóa.
+ Nhờ ngân hàng thông báo kiểm tra hộ nội dung của L/C khi nhận từ
ngân hàng phát hành.
+ Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn trong nội bộ doanh nghiệp.
- Giảm thiểu tổn thất: Thu hồi, hoãn việc xuất trình chứng từ nếu chứng từ vẫn
chưa đến tay nhà nhập khẩu.
- Tài trợ:
+ Lập quỹ dự phòng cho các tình huống bất lợi xảy ra khi gặp rủi ro về
thanh toán.
+ Mua bảo hiểm.

2. Rủi ro chứng từ:


- Né tránh rủi ro:
+ Quy định cụ thể về số bản chính, bản phụ của các giấy chứng nhận trong
hợp đồng giữa 2 bên.
+ Tìm hiểu kĩ và xác định chính xác tên của những cơ quan có quyền cấp
các loại giấy chứng nhận này trước khi ghi vào hợp đồng.
- Ngăn ngừa tổn thất:
+ Tuyển dụng những nhân viên giàu kinh nghiệm làm việc với thị trường
đối tác đang thực hiện hợp đồng với mình.

46
+ Trong lúc thương lượng hợp đồng cần trình bày chi tiết nguyện vọng và
yêu cầu của các bên tham gia về số lượng, hình thức, nội dung của các
loại chứng từ.
- Giảm thiểu tổn thất:
+ Tìm cách xin thêm các chứng từ còn thiếu nếu đối tác không chịu thanh
toán.
+ Thương lượng, đối thoại, có thể giảm giá hoặc chi trả cho đối tác một số
chi phí phát sinh từ việc thiếu chứng từ.
- Tài trợ: Lập những khoản dự phòng trong doanh nghiệp để phòng những rủi ro
mất thanh toán.

3. Rủi ro không quy định cụ thể về loại L/C:


- Né tránh rủi ro:
+ Thận trọng trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng.
+ Quy định cụ thể về loại L/C được trả nhiều lần hay trả một lần trong hợp
đồng giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.
- Ngăn ngừa tổn thất:
+ Quy định cụ thể phiên bản UCP được sử dụng để điều chỉnh phương
thức thanh toán L/C.
+ Sử dụng những ngân hàng có uy tín, có dịch vụ tư vấn trong khi thực
hiện phương thức thanh toán L/C.
- Giảm thiểu tổn thất: Kiểm tra lại các điều khoản sau khi đã soạn thảo xong
hợp đồng, đọc kĩ nội dung nếu chọn sử dụng hợp đồng mẫu.
- Tài trợ:
+ Luôn có những khoản dự phòng cho những tổn thất phát sinh từ việc bị
từ chối thanh toán hoặc thanh toán chậm.
+ Mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

4. Rủi ro không quy định cụ thể về các nội dung khác:

47
- Né tránh rủi ro: Quy định rõ ràng, cụ thể về điều khoản thanh toán cần thiết:
tên một ngân hàng uy tín được đồng thuận bởi hai bên để phát hành L/C, thời
hạn hiệu lực L/C, bên chịu trách nhiệm chi trả các khoản phí khác của ngân
hàng.
- Ngăn ngừa tổn thất:
+ Quy định rõ sử dụng UCP bản nào để tránh được việc tranh chấp giữa
đôi bên.
+ Trang bị kiến thức, nghiệp vụ về thanh toán quốc tế cho nhân viên hoặc
bản thân doanh nghiệp.
+ Đọc kĩ hướng dẫn, các mô tả chi tiết và chủ động tìm hiểu về các trường
cần thiết trong L/C khi tiến hành mở L/C.
- Tài trợ: lập khoản dự phòng cho doanh nghiệp.

5. Rủi ro bị chiếm dụng vốn do thời gian thanh toán kéo dài:
- Né tránh rủi ro:
+ Tìm hiểu rõ lịch sử kinh doanh, mối quan hệ, sự uy tín và khả năng tài
chính của đối tác trước khi quyết đinh thiết lập mối quan hệ với họ trong
việc kinh doanh buôn bán quốc tế.
- Ngăn ngừa tổn thất:
+ Nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên về mặt pháp lí, soạn thảo hợp
đồng chặt chẽ, rõ ràng và đàm phán với đối tác cẩn trọng.
+ Trong trường hợp sử dụng phương thức thanh toán khác L/C, cần thỏa
thuận rõ ràng giữa các bên về thời hạn thanh toán cuối cùng trong hợp
đồng. Bởi vì hàng hóa trong buôn bán quốc tế không thể được đảm bảo
vận chuyển đến người mua vào đúng thời điểm ước tính, nên hai bên
cần nêu rõ thời hạn thanh toán là bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận hàng
(ngày người mua nhận được hàng thực tế phải được xác minh bởi sự
hoàn thành giao hàng của người chuyên chở)
+ Không sử dụng L/C trả chậm trong trường hợp làm việc lần đầu với đối
tác hoặc biết rõ đối tác đang có khó khăn tài chính.
- Giảm thiểu tổn thất:

48
+ Chuyển giao hay mua bán nợ.
+ Sử dụng trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp phát sinh, nhằm
đảm bảo lấy lại được khoản bồi thường đồng thời không ảnh hưởng uy
tín đôi bên trên trường quốc tế.
+ Quy định thêm điều khoản thưởng phạt, nếu như thanh toán chậm thì
bên vi phạm sẽ bị phạt thêm một khoản tiền tính dựa trên mức thiệt hại
gây ra cho bên bị vi phạm. Cần dẫn rõ điều luật của quốc gia hoặc công
ước quốc tế nào được áp dụng.
- Tài trợ: Lập khoản dự phòng cho doanh nghiệp.

6. Rủi ro không quy định cụ thể về giá trị thanh toán:


- Né tránh rủi ro: Quy định rõ ràng về trị giá thực tế cần thanh toán của lô hàng,
hoặc khoản tiền nào sẽ được thanh toán thông qua L/C, khoản tiền nào sẽ được
thanh toán qua phương thức khác. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi và giảm
thiểu rủi ro cho cả hai bên, người bán và người mua nên thỏa thuận thanh toán
trả trước một phần giá trị hợp đồng, phần còn lại sẽ được thanh toán qua L/C
khi bên mua đã nhận được hàng. Như vậy, người bán được đảm bảo về mặt
thanh toán, người mua được đảm bảo về mặt hàng hóa hoặc được ưu đãi khi
thanh toán trước một phần. Và, trường hợp này cần được quy định rõ ràng
trong điều khoản thanh toán của hợp đồng.
- Giảm thiểu tổn thất:
+ Thẩm định trị giá hàng hóa bởi bên thứ 3 có uy tín và giải quyết tranh
chấp bằng tòa án, trọng tài
+ Chuyển giao hay mua bán nợ.
- Tài trợ: Lập khoản dự phòng cho doanh nghiệp.

49
Chương 4: LỜI KẾT THÚC
Với đề tài “Phân tích rủi ro trong các điều khoản hợp đồng ngoại thương”,
nhóm đã có cơ hội nhận thấy các vấn đề còn tồn đọng và các rủi ro có khả năng
xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, từ đó đề xuất các

50
biện pháp thiết thực để các đơn vị có thể giải quyết triệt để nhằm nâng cao hơn
nữa hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ.
Để hoàn thành tốt đề tài, nhóm xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên
Huỳnh Đăng Khoa đã nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên với các kiến thức
và kỹ năng cần thiết để xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro cho doanh nghiệp, đưa
ra những định hướng để nhóm có thể có được những thông tin tốt nhất và làm
bài đúng hướng. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

51

You might also like