You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


---------------o0o---------------

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ


Môn học: Thanh toán quốc tế
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BẢO LÃNH QUỐC TẾ
TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA

Nhóm thực hiện : Nhóm 10

Lớp tín chỉ : TCH412(HK1-2324)1.2

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Đặng Thị Nhàn

Hà Nội, tháng 09 năm 2023


ĐÓNG GÓP CÔNG VIỆC
Đánh
STT HỌ TÊN MSV CÔNG VIỆC
giá
- Chương 2: Thực trạng sử dụng 100%
Nguyễn
1 2114310039 phương thức BLQT trong XNK
Minh Huế
- Tìm casestudy
- Tìm casestudy, phụ trách chính 100%
Nguyễn Thị
2 2114310069 case 2
Ngân
- Thuyết trình
- Tìm casestudy 100%
Nguyễn
- Chương 1: Tổng quan về phương
3 Thảo 2114310073
thức BL trong XNK + Kết luận
Nguyên
- Chỉnh sửa trình bày
- Chương 2: Thực trạng sử dụng 100%
Hoàng
4 2114310013 phương thức BLQT trong XNK
Thanh Bình
- Tìm casestudy
- Tìm casestudy, phụ trách chính 100%
Trần Thị
5 2114310045 case 1
Thanh Lam
- Thuyết trình
Phạm Thị - Tìm casestudy 100%
6 Thanh 2114310040 - Chương 3: Vấn đề pháp lý đặt ra
Huyền khi sử dụng BLQT
Vũ Thị - Tìm casestudy 100%
7 Thanh 2114310097 - Chương 3: Vấn đề pháp lý đặt ra
Thương khi sử dụng BLQT
- Tìm casestudy 100%
8 Trần Hà Vy 2114310113
- Slide
Trần Thị - Tìm casestudy 100%
9 2114310005
Ngọc Anh - Slide
- Tìm casestudy 100%
- Chương 1: Tổng quan về phương
Đặng Linh
10 2114310067 thức BL trong XNK + Lời mở
Nga
đầu
- Chỉnh sửa trình bày
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
I. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC BẢO LÃNH TRONG HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU ................................................................................................2
1. Khái niệm ...............................................................................................................2
2. Nội dung .................................................................................................................2
2.1. Chủ thể tham gia phương thức bảo lãnh trong hoạt động xuất nhập khẩu
.............................................................................................................................2
2.2. Bản chất và vai trò của phương thức bảo lãnh trong hoạt động Xuất nhập
khẩu .....................................................................................................................3
2.2.1. Bản chất: ......................................................................................................... 3
2.2.2. Vai trò: ............................................................................................................. 3
2.3. Chức năng của bảo lãnh trong hoạt động Xuất nhập khẩu ......................4
2.4. Một số quy định về bảo lãnh trong hoạt động Xuất nhập khẩu tại trên thế
giới và tại Việt Nam ............................................................................................4
2.4.1. Trên thế giới .................................................................................................... 4
2.4.2. Tại Việt Nam ................................................................................................... 5
II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC BẢO LÃNH QUỐC TẾ
TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM .........................6
1. Tình hình sử dụng phương thức bảo lãnh quốc tế tại các Ngân hàng thương
mại Việt Nam .............................................................................................................6
1.1. Tăng trưởng số lượng ngân hàng thương mại và đa dạng hóa loại hình
trong bảo lãnh quốc tế ........................................................................................6
1.2. Tỷ lệ thuần từ hoạt động bảo lãnh so với tổng lãi thuần của ngân hàng
cũng có xu hướng tăng .......................................................................................7
2. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng phương thức bảo lãnh quốc tế trong
hoạt động xuất nhập khẩu ........................................................................................9
2.1. Ưu điểm ........................................................................................................9
2.2. Nhược điểm ................................................................................................11
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC
BẢO LÃNH QUỐC TẾ ..........................................................................................12
1. Một số vấn đề pháp lý đặt ra khi sử dụng phương thức Bảo lãnh quốc tế đối
với Ngân hàng thương mại .....................................................................................12
2. Một số vấn đề pháp lý đặt ra khi sử dụng phương thức Bảo lãnh quốc tế đối
với các công ty xuất nhập khẩu..............................................................................15
IV. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG CỤ THỂ DỰA TRÊN HAI HỢP ĐỒNG BẢO
LÃNH THANH TOÁN QUỐC TẾ CHO HOẠT ĐỘNG XNK Ở VIỆT NAM 18
1. Phân tích cụ thể hợp đồng bảo lãnh thanh toán quốc tế thứ nhất .................18
1.1. Tóm tắt vụ việc ...........................................................................................18
1.2. Phân tích ....................................................................................................19
1.3. Bài học rút ra .............................................................................................20
2. Phân tích cụ thể hợp đồng bảo lãnh thanh toán quốc tế thứ hai. ...................21
2.1. Tóm tắt vụ việc ...........................................................................................21
2.2. Phân tích ....................................................................................................21
2.3. Bài học rút ra .............................................................................................23
KẾT LUẬN ..............................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................25
LỜI MỞ ĐẦU
Đứng trước xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay, ngành xuất khẩu đã và đang
nắm giữ được vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Trải qua hơn 70 năm hình
thành và phát triển của ngành Công thương cùng các dấu mốc lịch sử của đất nước,
hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ và tiến triển rõ rệt.
Trong những năm trở lại đây, xuất nhập khẩu Việt Nam luôn nhận được những
tín hiệu tích cực mặc dù đã gặp phải rất nhiều khó khăn như xung đột thương mại
giữa các cường quốc kinh tế trên thế giới, hay sự tác động nặng nề của đại dịch Covid
tới nền kinh tế toàn cầu. Năm 2022, bối cảnh trong nước và quốc tế cũng có những
diễn biến vô cùng phức tạp, trong đó có xung đột quân sự giữa Ukraine và Nga,
Logistic và vật tư nông nghiệp, chính sách “Zero covid” của Trung Quốc và phản ứng
chính sách của chính phủ các nước để kiềm chế lạm phát… Những vấn đề này khiến
kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, đồng thời ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới
hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Như vậy để hạn chế các rủi ro đó góp phần thúc đẩy xuất nhập khẩu trong Giao
dịch Thương mại quốc tế thì điều kiện cấp thiết đặt ra đó là cần phải có một hệ thống
thanh toán quốc tế vững và nhạy với mọi xu hướng phát triển của nền kinh tế nói
chung cũng như hoạt động thương mại quốc tế nói riêng. Đặc biệt việc đảm bảo rủi
ro của các phương thức bảo lãnh không chỉ tạo thuận lợi trước việc giao thương trao
đổi hàng hóa giữa các quốc gia mà còn được sử dụng nhưng một công cụ để kiểm
soát và đảm bảo cho quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia hoạt động sản
xuất nhập khẩu hàng hóa
Nhận thức được tầm quan trọng của việc hiểu rõ những khó khăn, vấn đề có thể
gặp phải khi sử dụng Phương thức Bảo lãnh trong hoạt động tốt nhập khẩu. Chúng
em quyết định chọn đề tài “Thực trạng sử dụng bảo lãnh quốc tế trong hoạt động
xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam và những vấn đề pháp lý đặt ra”
để khai thác và tìm hiểu thông qua cung cấp một bức tranh tổng quan về hoạt động
bảo lãnh thanh toán quốc tế tại Việt Nam. Từ đó rút ra được những đánh giá khách
quan về phương thức bảo lãnh thanh toán quốc tế và đưa ra những lưu ý, khuyến nghị
cho các Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi sử dụng
phương thức trên.
1
I. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC BẢO LÃNH TRONG HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU
1. Khái niệm
Phương thức bảo lãnh - Letter of Guarantee (L/G) dù được đặt tên hoặc mô tả như
thế nào, là bất cứ một sự cam kết nào của Trung gian tài chính, của pháp nhân hay
thể nhân bằng văn bản là sẽ thanh toán cho người thụ hưởng khi xuất trình một chứng
từ yêu cầu thanh toán phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong cam
kết đó.
Theo Khoản 1 Điều 335 Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2015: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết
với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho
bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện
nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ.”
Bảo lãnh thanh toán là một dạng bảo lãnh, đảm bảo cho khả năng thanh toán của
bên được bảo lãnh. Do đó có thể coi đây là một cam kết bằng văn bản được phát hành
bởi Bên bảo lãnh về việc thực hiện liệu pháp thanh toán thay cho bên bảo lãnh. Họ
cam kết với bên nhận thanh toán để tăng thêm cơ hội khả năng cho bên nhận bảo lãnh
trong nghĩa vụ phải thực hiện. Trong trường hợp bên đó lại không thực hiện đúng đầy
đủ nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn nên bảo lãnh sẽ thực hiện thay.
2. Nội dung
2.1. Chủ thể tham gia phương thức bảo lãnh trong hoạt động xuất nhập khẩu
Mỗi một giao dịch luôn bao gồm ba bên: Bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên
nhận bảo lãnh. Tại Việt Nam, bên bảo lãnh là các ngân hàng, bên xuất khẩu hay bên
nhập khẩu có thể là bên được bảo lãnh hoặc bên nhận bảo lãnh. Các bên giao dịch có
mối quan hệ phụ thuộc với nhau, liên hệ lẫn nhau và ảnh hưởng đến nhau.
Quan hệ giữa người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh (1): Đây là mối quan
hệ gốc và là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh. Trong mối quan hệ đó, Người được
bảo lãnh có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện đối với người hưởng bảo lãnh. Tùy từng
loại hợp đồng mà nghĩa vụ có thể là nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ đóng thuế…

2
Quan hệ giữa ngân hàng (bên bảo lãnh) và người được bảo lãnh(2): Đó là quan
hệ giữa ngân hàng cấp tín dụng và khách hàng hưởng tín dụng. Quan hệ này thể hiện
thông qua hợp đồng cấp bảo lãnh.
Quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh(3) : Ngân hàng
bảo lãnh đứng ra thanh toán thay trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực
hiện đúng hợp đồng
2.2. Bản chất và vai trò của phương thức bảo lãnh trong hoạt động Xuất nhập
khẩu
2.2.1. Bản chất:
Trong bảo lãnh thanh toán, quan hệ giữa người bán và người mua thực chất là
quan hệ tín dụng thương mại, theo đó người mua chấp nhận trả tiền hàng hóa theo kỳ
hạn nợ cụ thể. Để bảo vệ mình trước rủi ro không thanh toán đầy đủ và đúng hạn của
người mua về, người bán có thể yêu cầu một bảo lãnh thanh toán của ngân hàng cho
số tiền trả chậm.
Bản chất bảo lãnh thanh toán là một dạng chứng thư cam kết về khả năng thanh
toán do vậy là một công cụ bảo đảm chứ không phải là công cụ thanh toán.
2.2.2. Vai trò:
Đối với doanh nghiệp nhập khẩu: Nếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhập
khẩu, trong một số trường hợp, khi tham gia vào giao dịch bảo lãnh, doanh nghiệp
không phải kí quỹ nên có thể sử dụng linh hoạt hơn số vốn hiện có của mình. Nếu là
bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu, người nhập khẩu sẽ nhận được hàng hóa theo
đúng hợp đồng cơ sở, rủi ro giảm đi đáng kể.
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu: Nếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất
khẩu, bảo lãnh đóng vai trò đôn đốc người xuất khẩu thực hiện hợp đồng một cách
nghiêm túc để không phải bồi thường. Nếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhập khẩu,
người xuất khẩu bảo đảm sẽ được thanh toán đầy đủ kể cả trong trường hợp người
xuất khẩu mất khả năng thanh toán.
Đối với các Ngân hàng thương mại: Mang lại nguồn thu cho ngân hàng.
Đối với nền kinh tế: Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, tăng tính năng
động cho nền kinh tế và ổn định thị trường, hơn nữa thúc đẩy phát triển kinh tế trong
nước và trên toàn thế giới.
3
2.3. Chức năng của bảo lãnh trong hoạt động Xuất nhập khẩu
Bảo lãnh là công cụ đảm bảo: Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh
thanh toán quốc tế. Bằng việc cam kết chi trả bồi thường khi người được bảo lãnh
không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, các ngân hàng đã tạo ra một sự đảm bảo chắc
chắn cho người thụ hưởng. Chính sự tin tưởng này đã tạo điều kiện cho hợp đồng
xuất nhập khẩu - vốn là một hoạt động giao dịch tiềm ẩn vô cùng nhiều rủi ro liên
quan đến sự tín nhiệm lẫn nhau, sẽ được kí kết một cách suôn sẻ thuận lợi.
Bảo lãnh là một công cụ tài trợ về mặt tài chính cho người được bảo lãnh. Việc
phát hành bảo lãnh mặc dù không trực tiếp cấp vốn những đã giúp cho các nhà nhập
khẩu được hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như khi được cho vay thực sự. Như
vậy, bảo lãnh sẽ đáp ứng kip thời các yêu cầu phát triển và mở rộng sản xuất kinh
doanh xuất nhập khẩu, giảm bớt sự căng thẳng về nguồn vốn hoạt động của các doanh
nghiệp trong xuất nhập khẩu hàng hóa.
Bảo lãnh thanh toán có chức năng đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán:
người được bảo lãnh luôn ý thức cao trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình để tránh
trường hợp gây ra những thiệt hại bên xuất khẩu.
Bảo lãnh thanh toán có chức năng gia tăng tín nhiệm của người xuất khẩu: Khi
người xuất khẩu thực hiện phát hành bảo lãnh chắc chắn sẽ giao hàng cho người nhập
khẩu sau khi người nhập khẩu trả tiền trước sẽ ngày càng khẳng định độ tín nhiệm
của nhà cung cấp trên thị trường. Hơn nữa, điều này còn giúp sự vận tải hàng hóa tới
bên nhập khẩu hợp lý hơn về mặt thời gian, tránh những rủi ro về khâu lưu trữ ở một
số hàng hóa có tính chất đặc biệt.
2.4. Một số quy định về bảo lãnh trong hoạt động Xuất nhập khẩu tại trên thế
giới và tại Việt Nam
2.4.1. Trên thế giới
Sự phát triển mạnh mẽ của các giao dịch bảo lãnh và thư tín dụng dự phòng trên
phạm vi toàn thế giới là điều tất yếu cho sự ra đời của một hành lang pháp lý cho
phương thức thanh toán này. Chính vì vậy, phòng thương mại quốc tế (ICC) đã ban
hành một số quy tắc quốc tế, trong số đó, các quy tắc thống nhất Bảo lãnh theo yêu
cầu, sửa đổi năm 2010, ban hành số 758 (ICC Uniform Rules for Demand Guarantee,

4
revision 2010, publication No 758 - URDG 758 2010) - là bản sửa đổi đầu tiên sau
18 năm kể từ ngày bản gốc URDG 458 có hiệu lực thi hành.
Sau đây là một số điểm mới đáng lưu ý của URDG 758:
• Điều 14 (d) URDG 758 quy định về phương thức chuyển phát: khi bảo lãnh
thể hiện chứng từ xuất trình phải được thực hiện bằng giấy thông qua một
phương thức chuyển phát thì việc sử dụng một phương thức chuyển phát khác
cũng có thể chấp nhận nếu như chứng từ xuất trình được nhận tại nơi và vào
ngày hoặc trước chấm dứt hiệu lực được quy định trong bảo lãnh. => Như vậy,
có thể hiểu rằng một yêu cầu đòi tiền bằng giấy có thể được chuyển phát bằng
bất kỳ phương thức chuyển phát nào..
• Bên cạnh 2 điều khoản nổi bật trên, còn rất nhiều những điều khoản khác được
chỉnh sửa bổ sung như: ngày yêu cầu đòi tiền, gia hạn hoặc thanh toán,…
2.4.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, mặc dù việc áp dụng các giao dịch bảo lãnh và thư tín dụng dự
phòng còn chưa được phát triển mạnh, tuy nhiên, nhà nước vẫn ban hành một số bộ
luật có quy định về một số điều khoản của nghiệp vụ này. Cụ thể như: Bộ luật Dân
sự năm 2005, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, quyết định số 26/2006 NHNN
ngày 26/6/2006 về Bảo lãnh ngân hàng hay mới đây nhất chính là thông tư
11/2022/TT-NHNN.
Một số điểm mới đáng chú ý của thông tư 11/2022 về bảo lãnh ngân hàng:
• Hoạt động bảo lãnh điện tử: Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 11, bên cạnh
phương thức bảo lãnh bằng văn bản giấy, tổ chức tín dụng/chi nhánh ngân
hàng nước ngoài có thể cung cấp bảo lãnh điện tử.
• Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai: Ngân hàng thương mại chấp thuận
bảo lãnh cho chủ đầu tư bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai
đồng thời sẽ phát hành thư bảo lãnh cho bên mua sau khi ký kết hợp đồng bảo
lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.

5
II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC BẢO LÃNH QUỐC TẾ
TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM
1. Tình hình sử dụng phương thức bảo lãnh quốc tế tại các Ngân hàng thương
mại Việt Nam
1.1. Tăng trưởng số lượng ngân hàng thương mại và đa dạng hóa loại hình
trong bảo lãnh quốc tế

Để mở rộng quy mô hoạt động cùng với sự phát triển của các hoạt động giao
thương quốc tế, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng để bảo lãnh cho các giao dịch
giữa các bên ngày càng phổ biến. Đến thời điểm hiện tại, trên thị trường tài chính
Việt Nam, ghi nhận có sự tăng trưởng vượt bậc trong số lượng các ngân hàng thương
mại có khả năng bảo lãnh quốc tế. Theo đó, các loại hình bảo lãnh quốc tế cũng ngày
càng được đa dạng hóa. Tại Việt Nam, đã xuất hiện các loại hình: bảo lãnh thanh
toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh đảm
bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.

Bên cạnh đó, các loại hình bảo lãnh quốc tế được cung ứng ngày càng được đa
dạng hóa, tuy nhiên mức độ mỗi loại hình khác nhau tại từng ngân hàng.

Tại các ngân hàng thương mại quy mô lớn, có uy tín và kinh nghiệm trong nghiệp
vụ bảo lãnh quốc tế như ngân hàng Vietcombank, BIDV, Techcombank và
Vietinbank cung cấp tương đối đa dạng các loại hình bảo lãnh. Trong đó, loại hình
bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh thực hiện hợp đồng chiếm tỷ trọng cao. Trong khi
đó, ở khu vực các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ hơn, mỗi ngân hàng tập trung
cung ứng một hoặc một số loại hình bảo lãnh nhất định.

6
1.2. Tỷ lệ thuần từ hoạt động bảo lãnh so với tổng lãi thuần của ngân hàng
cũng có xu hướng tăng

Đơn vị: %

Năm
2017 2018 2019 2020 2021 Trung bình
Ngân hàng
Nhóm 1 12,31
Vietcombank 8,54 11,97 12,45 18,2 17,46 13,72

BIDV 9,58 10,15 11,15 14,71 14,12 12,08


Vietinbank 6,85 12,47 12,21 12,26 11,87 11,13

Nhóm 2 14,14

MB 10,07 17,56 17,69 17,63 16,66 15,92

Exim 12,41 10,08 11,9 14,12 12,28 12,3

ACB 14,05 14,45 15,65 11,62 15,27 14,2

Nhóm 3 9,22

SHB 3,08 5,73 6,42 7,98 13,87 7,41

HDBank 4,1 5,74 7,58 9,13 13,23 8,05

Nguồn:" Hoạt động ngoại bảng tại các ngân hàng VN" (2019) của Bùi Tín Nghị và
Phạm Thị Hoàng Anh

Tỷ trọng lãi thuần từ hoạt động bảo lãnh trên tổng lãi thuần từ hoạt động của
NHTM trong các nhóm hầu hết từ năm 2017- 2021. Đối với nhóm các NHTM
nhà nước tỷ lệ này tăng mạnh ở Vietcombank, Vietinbank hay tăng nhẹ ở BIDV. Ở
các ngân hàng thương mại thuộc nhóm 3, tỷ trọng này cũng ở mức thấp, trung bình ở
mức 9,22%, thấp hơn so với mức 12,31% ở nhóm 1 và 2. Nhìn chung, tỷ trọng thu
nhập thuần từ hoạt động bảo lãnh so với thu nhập thuần ở hoạt động có xu hướng
tăng dần, trung bình đạt 11,89%.

7
Có thể thấy, giai đoạn 2017-2021 là giai đoạn có sự cạnh tranh khá gay gắt giữa
các ngân hàng do hầu hết các ngân hàng đều có định hướng chú trọng phát triển hoạt
động bảo lãnh, khiến các ngân hàng buộc phải áp dụng nhiều chính sách miễn giảm
phí hay các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.

1.3. Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh quốc tế trong thực tiễn

Thời gian qua, hoạt động bảo lãnh của các NHTM đạt được nhiều kết quả, cùng
với các biện pháp tài trợ thương mại khác đã góp phần thúc đẩy giao dịch thương mại
quốc tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động này
cũng phát sinh không ít tranh chấp, các nguyên nhân có kể đến như: do xung đột lợi
ích giữa các chủ thể, do lạm dụng con dấu, ký không đúng thẩm quyền, do bên bảo
lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết, do bên nhận bảo lãnh làm
hồ sơ giả để đề nghị thanh toán bảo lãnh hay do làm giả chứng từ

Một rủi ro dễ thấy đối với các NHTM ở nước ta đó là theo Điều 21, Thông tư 07,
ngân hàng phải thanh toán cho bên nhận bảo lãnh trong vòng 5 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nên rất khó cho ngân hàng trong
việc tự xác minh phạm vi trong khoảng thời gian ngắn như vậy. Hơn nữa, ngân hàng
chỉ có thể kiểm tra vi phạm trên bề mặt chứng từ, tài liệu mf không có khả năng khẳng
định rằng đã xảy ra vi phạm hay chưa và các chứng từ hay văn bản xuất trình đã
chứng minh được vi phạm hay không, trừ trường hợp đó là nội dung hiển nhiên thể
hiện trên bề mặt chứng từ loại như biên bản xác nhận vi phạm do hai bên kí hợp lệ,
hoặc phán quyết của Tòa có Trọng tài có thẩm quyền trong đó xác định rõ phạm vi

Còn đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cũng không dễ dàng yêu cầu được
ngân hàng thanh toán số tiền bảo lãnh trong trường hợp là người thụ hưởng. Bởi trong
mối quan hệ mà ngân hàng, với tiềm lực lớn mạnh của mình, là bên có ưu thế rất lớn
trong việc quyết định các điều khoản thì dường như yếu tố “bình đẳng” và “tự do ý
chí” không được thực sự được đảm bảo. Bên cạnh việc người thụ hưởng thưởng phải
nộp cam kết bảo lãnh khi yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong khi bản gốc
luôn nằm trong tay ngân hàng, các doanh nghiệp nhiều khi cũng bị gây khó dễ trong
việc tuân thủ các quy định

8
2. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng phương thức bảo lãnh quốc tế trong
hoạt động xuất nhập khẩu
2.1. Ưu điểm
Đa dạng loại hình bảo lãnh:
Hiện nay ở Việt Nam, các loại hình dịch vụ bảo lãnh ở các ngân hàng tương đối
phát triển. Tùy theo nhu cầu của khách hàng, các NHTM rất linh hoạt trong việc cho
ra mắt và phát triển các loại hình bảo lãnh. Một số dịch vụ bảo lãnh của các ngân
hàng được biết đến như: Bảo lãnh thanh toán, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh
dự thầu, Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước…
Môi trường cạnh tranh lành mạnh:
Không chỉ tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các ngân hàng trong nước mà hoạt
động tín dụng cũng đã và đang tạo điều kiện cho cả các NH nước ngoài tham gia vào
thị trường Việt Nam đầy tiềm năng. Theo cam kết mở cửa hội nhập trong lĩnh vực
NH, các NH nước ngoài được phép thực hiện nhiều dịch vụ NH trong đó có dịch vụ
bảo lãnh. Dịch vụ này là thế mạnh của các NH nước ngoài vì có nhiều kinh nghiệm
bảo lãnh, năng lực tài chính lớn và khả năng thẩm định bảo lãnh tốt....
Khả năng sinh lời ngày một tăng:
Tại các ngân hàng Việt Nam, khả năng sinh lợi của các hoạt động này ngày một tăng.
Điều này được thể hiện qua:
- Doanh thu tăng trưởng nhanh qua các năm; số vụ bảo lãnh tăng cao; quy mô bảo
lãnh tăng; tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng đều tăng.
- Sự gia tăng các ngân hàng cung cấp dịch vụ bảo lãnh: trước năm 2000 chỉ có sự
tham gia của các ngân hàng quốc doanh. Hiện nay đã có thêm sự tham gia đông
đảo của các NHTM cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ...
- Việc chứng khoán hóa các khoản nợ, các doanh nghiệp ưa thích việc tài trợ bảo
lãnh tăng, tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng ngày một
tăng
- Việc chứng khoán hóa các khoản nợ, các doanh nghiệp ưa thích việc tài trợ vốn
thông qua thị trường chứng khoán bằng việc phát hành 18 chứng khoán nợ và
chứng khoán vốn hiện nay đang là xu hướng nền kinh tế, do đây là kênh huy động
vốn trung và dài hạn với chi phí thấp nên được doanh nghiệp ưa chuộng hơn vay
9
ngân hàng. Từ khi thị trường chứng khoán ra mắt tại Việt nam đến nay, hàng loạt
các đợt IPO và phát hành thêm ra công chúng làm nhu cầu bảo lãnh gia tăng.
Sự tăng trưởng, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đó là hiệu ứng domino của các nền
kinh tế trước những biến động kinh tế thế giới như: suy thoái, khủng hoảng, lạm
phát... ( mà thực tế từ năm 2008 thế giới đang phải gánh chịu) làm tăng nhu cầu về
các phương tiện hạn chế rủi ro trong đó có hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
Mức độ an toàn được nâng cao:
Cùng với việc mở rộng quy mô kinh doanh, thì các ngân hàng cũng chú trọng đến
mức độ an toàn được thể hiện qua:
- Môi trường vĩ mô, trước hết là môi trường chính trị - xã hội luôn được duy trì ở
trạng thái tốt trong nhiều năm qua.
- Số vụ ngân hàng phải trả thay khách hàng là không tồn tại nhiều, nhiều ngân hàng
con số này giảm dù quy mô tăng.
- Số hợp đồng bảo lãnh ký quỹ 100% là khá nhiều, với hợp đồng này thì mức độ an
toàn rất cao
- Nhiều Ngân hàng triển khai xây dựng hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống
xếp hạng tín nhiệm nội bộ.
- Hệ thống pháp luật nói chung và cho hoạt động bảo lãnh nói riêng tương đối hoàn
thiện: sự ra đời luật doanh nghiệp thống nhất, luật đầu tư thống nhất, sau đó là
luật chứng khoán được coi là những bước ngoặt quan trọng đưa Việt Nam gia
nhập sân chơi WTO.
Giúp thúc đẩy các chỉ tiêu khác:
- Nâng cao uy tín ngân hàng, không chỉ với thị trường trong nước mà con cả thị
trường quốc tế, vì thực chất hoạt động bảo lãnh là việc sử dụng chữ “tín” của ngân
hàng. Vì vậy việc phát triển cả về quy mô và chất lượng các vụ bảo lãnh sẽ tác
động ngược lại làm tăng uy tín ngân hàng
- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách
hàng cũng như giúp ngân hàng phân tán rủi ro
- Kéo theo việc phát triển các hoạt động khác của ngân hàng như: kinh doanh ngoại
tệ, tư vấn, thanh toán..

10
- Chất lượng bảo lãnh ngày tăng theo thời gian: các NHTM đã lựa chọn được những
dự án khả thi của các doanh nghiệp đầu tư đúng hướng, biết giữ chữ tín trên thị
trường để bảo lãnh.
2.2. Nhược điểm
Chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu về bảo lãnh của khách hàng. Ví dụ như:
- Các doanh nghiệp siêu nhỏ không được bảo lãnh vay vốn
• Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó thỏa mãn được các điều kiện của các ngân
hàng lớn, trong khi uy tín của các ngân hàng nhỏ thì chưa làm hài lòng cả bên
được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Vì thế các doanh nghiệp vừa và nhỏ mất
đi nhiều lợi ích khi không sử dụng các dịch vụ bảo lãnh.
• Chỉ những ngân hàng thỏa mãn điều kiện của Bộ tài chính và được cấp phép
mới có quyền cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu, trong khi nhu
cầu phát hành trái phiếu để huy động vốn của doanh nghiệp ngày càng cao
• Quy mô bảo lãnh chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, nơi mà giá trị và
độ phức tạp của các giao dịch ngày càng cao. Trong khi đó công tác tiếp thị và
tìm kiếm khách hàng chưa thực sự được chú trọng
- Sai sót trong quá trình theo dõi và thực hiện bảo lãnh
- Quy trình bảo lãnh khá phức tạp, gây phiền hà cho khách hàng: Các bên tham gia
bảo lãnh thường phải ký nhiều hơn một hợp đồng đề đảm bảo thực hiện nghĩa vụ
dân sự. Do đó khiến cho các bên tốn nhiều thời gian và công sức. Và dù cho tuân
thủ chặt chẽ quy trình bảo lãnh, nhiều thủ tục và quy định có phần cứng nhắc,
không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

11
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC
BẢO LÃNH QUỐC TẾ
1. Một số vấn đề pháp lý đặt ra khi sử dụng phương thức Bảo lãnh quốc tế đối
với Ngân hàng thương mại
1.1. Một số vấn đề pháp lý khi sử dụng Bảo lãnh thanh toán quốc tế
Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh
Về thẩm quyền ký kết hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh, Thông tư 28 quy
định hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh của bên bảo lãnh phải được ký bởi 3
người gồm (i) Người đại diện theo pháp luật; (ii) Người quản lý rủi ro hoạt động bảo
lãnh; và (iii) Người thẩm định khoản bảo lãnh.
Về vấn đề này, Thông tư 07 tại Điều 16 đã quy định lại như sau:
1. Thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh phải được ký bởi người đại diện
theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Việc ủy quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh phải được lập
bằng văn bản và phù hợp với quy định của pháp luật.
Việc ký chứng thư bảo lãnh vượt quá thẩm quyền. đây cũng là một dạng lạm dụng
quyền lực để hưởng lợi của một số cán bộ ngân hàng, biết sai mà vẫn làm. Ngoài ra,
một số cán bộ lợi dụng quyền hạn, chức vụ để làm giả chứng từ. Cho thấy vấn đề
quản lý của một số ngân hàng chưa chặt chẽ.
Thông tư 07 cho phép Bên nhận bảo lãnh có quyền chuyển nhượng quyền thụ
hưởng cam kết bảo lãnh. Khi chuyển nhượng bảo lãnh không cần phải có sự chấp
thuận của Ngân hàng Nhà nước.
Về bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú bằng ngoại tệ, Thông tư 07
quy định bổ sung tại khoản 4 Điều 11, không cho phép Chi nhánh ngân hàng nước
ngoài bảo lãnh bằng ngoại tệ đối với khách hàng tổ chức là người không cư trú ở
nước ngoài, trừ các trường hợp:
a. Bảo lãnh cho bên được bảo lãnh tại Việt Nam trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của
tổ chức tín dụng ở nước ngoài;

12
b. Xác định bảo lãnh cho nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng ở nước ngoài
đối với bên được bảo lãnh tại Việt Nam.
Đặc biệt, Thông tư 07 bổ sung quy định mới về bảo lãnh trong bán, cho thuê mua
nhà ở hình thành trong tương lai.
Về chấm dứt bảo lãnh
Khi hợp đồng bảo lãnh bị hủy bỏ thì các bên không cần tiếp tục thực hiện nghĩa
vụ với nhau, theo đó, bên bảo lãnh không cần tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
của mình với bên có quyền nữa. Khi thỏa thuận xác lập biện pháp bảo lãnh, các bên
có thể ghi nhận trong hợp đồng các trường hợp hủy bỏ hợp đồng. Vì vậy, khi một bên
vi phạm nghĩa vụ đó thì hợp đồng xem như bị hủy bỏ. Nếu hành vi vi phạm đó mà
gây thiệt hại cho bên còn lại, thì dù hợp đồng bị hủy bỏ nhưng bên vi phạm vẫn phải
bồi thường thiệt hại đã gây ra.
Khi đã xác lập biện pháp bảo lãnh, các bên vẫn có thể thỏa thuận thay thế biện
pháp bảo đảm đã xác lập bằng một biện pháp bảo đảm mới. Thay thế có thể hiểu là
việc vứt bỏ cái cũ, cái mới được thay thế vào, hiệu lực chuyển từ cái cũ sang cái mới.
Do đó, khi các bên thay thế biện pháp bảo lãnh bằng biện pháp bảo đảm mới thì biện
pháp bảo lãnh xem như chấm dứt hiệu lực.
Phương tiện truyền đạt yêu cầu đòi tiền
Điều 14(e) URDG 758 quy định khi bảo lãnh không quy định phương tiện truyền
đạt yêu cầu đòi tiền bằng hình thức “điện tử” hay “giấy”, thì yêu cầu đòi tiền phải
được thực hiện bằng giấy. URDG 758 chỉ thừa nhận chứng từ “giấy” và “điện tử”.
Những thuật ngữ này không được định nghĩa. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng từ “giấy”
phải loại trừ trường hợp yêu cầu đòi tiền được chuyển bằng fax mặc dù kết quả của
yêu cầu đòi tiền được chuyển bằng fax được in trên giấy. Cần lưu ý sự khác nhau
giữa hai khái niệm phương thức chuyển phát (delivery) yêu cầu đòi tiền và phương
tiện truyền đạt (medium) yêu cầu đòi tiền để tránh nhầm lẫn.
1.2. Lưu ý khi sử dụng phương thức Bảo lãnh thực hiện hợp đồng quốc tế.
Phạm vi bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Theo quy định tại điều 336 Bộ luật dân sự 2015:
• Là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của bên được bảo lãnh theo cam kết từ
bên bảo lãnh;
13
• Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường
thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
• Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
• Trong trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương
lai thì giới hạn của phạm vi bảo lãnh là khi người bảo lãnh chết hoặc pháp
nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại. Sau thời điểm này, các nghĩa vụ phát sinh sẽ
không được bảo lãnh.
Trong phạm vi bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ
của bên được bảo lãnh theo cam kết từ bên bảo lãnh (nghĩa vụ bảo lãnh bảo gồm cả
tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả), trừ
trường hợp có thỏa thuận khác, các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm
bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, còn chi phí bảo lãnh thực hiện
hợp đồng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận mức phí bảo
lãnh đối với khách hàng. Trong trường hợp bảo lãnh đối ứng hoặc xác nhận bảo lãnh,
mức phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận trên cơ sở mức phí bảo lãnh được bên được
bảo lãnh chấp thuận.
Thời gian bảo lãnh
Các doanh nghiệp thụ hưởng cũng cần lưu ý rằng theo Điều 23 Thông tư 07 thì
nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng sẽ tự động chấm dứt khi hết thời hạn hiệu lực ghi
trên cam kết bảo lãnh. Điều đó có nghĩa là nếu phát sinh sự kiện thuộc phạm vi bảo
lãnh trong thời hạn cam kết bảo lãnh nhưng doanh nghiệp thụ hưởng không truy đòi
ngân hàng trong thời hạn cam kết bảo lãnh, thì trong trường hợp này doanh nghiệp
thụ hưởng mất quyền truy đòi bảo lãnh và ngân hàng có quyền từ chối thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh.
Nếu thời hạn cam kết bảo lãnh hoặc bất cứ nội dung nào trên cam kết bảo lãnh
trở nên không còn phù hợp, thì cần yêu cầu bên được bảo lãnh và các bên liên quan
đề nghị ngân hàng để tu chỉnh bảo lãnh ngay bởi ngân hàng sẽ không mặc nhiên và
tự động cập nhật mà chỉ tu chỉnh bảo lãnh khi được khách hàng yêu cầu.
Về thời hạn thanh toán và thông báo từ chối, Thông tư 28 quy định chậm nhất sau 05
(năm) ngày làm việc kể từ ngày bên nhận bảo lãnh xuất trình đầy đủ bộ hồ sơ đề nghị
14
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh có trách nhiệm thực
hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Quy định trên có
phần khác với Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu của Phòng Thương mại
Quốc tế (ICC Uniform Rules for Demand Guarantees - URDG 758). URDG 758 chốt
thời hạn kiểm tra chứng từ, trong khi Thông tư 28 chốt thời hạn thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh. Thông tư 28 không quy định rõ về thời hạn ra thông báo từ chối.
Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Khi bảo lãnh thực hiện hợp đồng mà bên bảo lãnh trong khi đã hoàn thành nghĩa
vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong
phạm vi bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà
bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh
phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh.
Trường hợp bên bảo lãnh cam kết thực hiện công việc thay cho bên được bảo
lãnh thì bên bảo lãnh phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù
hợp với nghĩa vụ được bảo lãnh. Thỏa thuận về bảo lãnh có thể được thể hiện bằng
hợp đồng riêng về bảo lãnh, thư bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác.
Nếu không đáp ứng một cách hoàn hảo một trong các điều kiện nêu trong cam
kết bảo lãnh thì ngân hàng có quyền từ chối yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Điều này không chỉ đúng ở Việt Nam mà còn là một thông lệ chung quốc tế được tập
hóa thành tập quán thương mại quốc tế - Quy tắc URDG 758.
Chi phí thực hiện bảo lãnh
Mức phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng thường sẽ do các bên tự do thỏa thuận.
2. Một số vấn đề pháp lý đặt ra khi sử dụng phương thức Bảo lãnh quốc tế đối
với các công ty xuất nhập khẩu
2.1. Một số vấn đề pháp lý khi sử dụng phương thức bảo lãnh thanh toán quốc
tế.
Bảo lãnh thanh toán có thể sử dụng bằng biện pháp đảm bảo bằng tài sản hoặc
tiền mặt. Việc này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh.
Trong trường hợp doanh nghiệp được bảo lãnh phá sản, bảo lãnh thanh toán sẽ không

15
còn giá trị trong tương lai. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có những trường hợp doanh
nghiệp thụ hưởng khi yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã bị ngân hàng
từ chối. Doanh nghiệp thụ hưởng trong trường hợp này thường rất thất vọng bởi thiệt
hại về tài chính của họ đã không được khắc phục một cách kịp thời. Không những
thế, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng trở nên căng thẳng và nhiều trường
hợp đã phải nhờ đến toàn án để phân xử đúng sai.
Ngoài các lưu ý chung khi sử dụng phương thức bảo lãnh thanh toán quốc tế,
doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần lưu ý tới tính xác thực của bảo lãnh để phòng các
rủi ro liên quan đến gian lận bảo lãnh ngân hàng. Ngân hàng chỉ thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh khi yêu cầu của doanh nghiệp khớp với nội dung ghi trên cam kết, nếu không
đáp ứng được một trong các điều kiện nêu trong cam kết bảo lãnh, ngân hàng có
quyền từ chối yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, doanh nghiệp chưa hiểu đúng về bảo lãnh ngân hàng dẫn đến đưa ra yêu cầu thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh không hoàn hảo cũng có thể bị ngân hàng từ chối thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh.
Từ những lưu ý trên, đề xuất được đưa ra cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu là
tiến hành kiểm tra đối với yêu cầu bảo lãnh.
Thứ nhất, về nội dung yêu cầu bảo lãnh, cần tiến hành kiểm tra đảm bảo những
nội dung quan trọng như phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh, số tiền bảo lãnh, thời gian bảo
lãnh và điều kiện thực hiện khớp với cam kết. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng
cần đánh giá tính khả thi của điều kiện, kiểm tra khả năng xảy ra tranh chấp trong bảo
lãnh. Trong đó cần quan tâm tới hồ sơ xuất trình khi yêu cầu thực hiện bảo lãnh, địa
điểm tiếp nhận yêu cầu, thời hạn bảo lãnh. Nếu thời hạn cam kết bảo lãnh hoặc bất
cứ nội dung nào trên cam kết bảo lãnh không còn phù hợp, cần yêu cầu bên được bảo
lãnh và các bên liên quan đề nghị ngân hàng chỉnh sửa bảo lãnh bởi ngân hàng chỉ
chỉnh sửa bảo lãnh khi được khách hàng yêu cầu.
Thứ hai, doanh nghiệp cần kiểm tra tính xác thực của bảo lãnh theo cách thức
được hướng dẫn hoặc kiểm tra trên website của ngân hàng. Trường hợp nhận thấy
không có hướng dẫn tra cứu tính xác thực của bảo lãnh, doanh nghiệp cần trao đổi
ngay với đối tác (bên được bảo lãnh) và đề nghị họ yêu cầu ngân hàng phát bảo lãnh
tu chỉnh hoặc phát hành cam kết bảo lãnh khác đúng quy định của Ngân hàng Nhà
16
nước. Sau khi đã thực hiện các việc này mà vẫn không thể kiểm tra và khẳng định về
tính xác thực của cam kết bảo lãnh thì tốt nhất doanh nghiệp nên từ chối cam kết bảo
lãnh và yêu cầu đối tác cung cấp một cam kết bảo lãnh khác.
Thứ ba, bên thụ hưởng bảo lãnh cần lưu ý kiểm tra và đánh giá điều kiện thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh có rõ ràng và có thể thực hiện được không, có thể xảy ra tranh
chấp gì không. Tùy thuộc vào tính chất của giao dịch giữa bên thụ hưởng và bên được
bảo lãnh cũng như đề nghị của khách hàng mở bảo lãnh, các cam kết bảo lãnh có thể
có các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khác nhau nhưng tựu chung cần quan
tâm tới các vấn đề sau: Hồ sơ xuất trình khi yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh gồm
những tài liệu nào và liệu bên thụ hưởng có khả năng thu thập được đầy đủ các tài
liệu như yêu cầu hay không; liệu có thể xảy ra tranh chấp về nội dung của các tài liệu
này không; địa điểm tiếp nhận yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ở đâu; thời hạn
hiệu lực của cam kết bảo lãnh.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần tự trang bị kiến thức cơ bản về bảo lãnh thanh toán
quốc tế để tránh trường hợp vi phạm, từ đó bị từ chối bảo lãnh. Nếu có bất cứ nội
dung nào chưa rõ ràng, không phù hợp với hợp đồng, văn bản giao dịch hoặc không
thể thực hiện được thì phải trao đổi với các bên liên quan và ngân hàng trước khi đặt
bút ký hợp đồng bảo lãnh hoặc tiếp nhận thư bảo lãnh từ đối tác.
2.2. Một số vấn đề pháp lý khi sử dụng phương thức Bảo lãnh thực hiện hợp
đồng quốc tế.
Có thể nói rằng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng là việc cam kết của bên bảo lãnh
với bên nhận bảo lãnh để đảm bảo việc thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ của bên được
bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Tuy nhiên, không phải lúc
nào việc sử dụng phương thức Bảo lãnh thực hiện hợp đồng quốc tế cũng diễn ra suôn
sẻ. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên lưu ý đến những vấn đề sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kĩ đến người ký phát. Về mặt nguyên
tắc, pháp luật chỉ khống chế 2 nội dung cơ bản liên quan đến thẩm quyền mà người
tham gia giao dịch buộc phải biết. Một là, đại diện theo pháp luật được ghi trên Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh là người có thẩm quyền ký kết tối cao. Mọi văn bản
phát ra phải do người này ký hoặc do người này ủy quyền. Một hợp đồng do chủ tịch
HĐQT ký vẫn có thể vô hiệu nếu như không được người đại diện theo pháp luật ủy
17
quyền. Hai là, thẩm quyền tối cao về quyết định của CTCP là HĐQT. Luật Doanh
nghiệp quy định, những hợp đồng giao dịch vượt quá 50% tổng tài sản điều phải được
HĐQT thông qua.
 Điều đó dẫn đến rủi ro người ký phát không đúng thẩm quyền, điều này
thường rơi vào trường hợp người ký không phải là đại diện theo pháp
luật, không được người đại diện ủy quyền, phân cấp hoặc giao dịch có
giá trị quá lớn. Do đó, các vấn đề liên quan đến người ký phát nên được
các doanh nghiệp chú trọng hơn để tránh xảy ra rủi ro.
Thứ hai, doanh nghiệp cũng phải lưu ý đến các quy định về điều khoản phạt trong
hợp đồng, trong trường hợp nếu một trong hai bên không thực hiện đúng và đầy đủ
nghĩa vụ của mình, doanh nghiệp còn có căn cứ để đưa ra những hình phạt mà trước
đó hai bên đã ký.
 Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các quy định về điều khoản phạt trong
hợp đồng để đề phòng những tình huống xấu nhất.

IV. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG CỤ THỂ DỰA TRÊN HAI HỢP ĐỒNG BẢO
LÃNH THANH TOÁN QUỐC TẾ CHO HOẠT ĐỘNG XNK Ở VIỆT NAM
1. Phân tích cụ thể hợp đồng bảo lãnh thanh toán quốc tế thứ nhất
1.1. Tóm tắt vụ việc
4 chủ thể tham gia: Công ty A (Senegal, châu Phi) - bên nhập khẩu, Ngân hàng
VDN/BICIS Công ty B - bên xuất khẩu (Việt Nam), ngân hàng Vietcombank.
Công ty A đã mua một container tiêu đen 40 feet từ Việt Nam, trị giá 61.750 USD.
Hình thức thanh toán là CAD 100% at sight thông qua ngân hàng. Ngân hàng của
người mua là VDN/BICIS, địa chỉ tại Sacré-Coeur 3 - Lot B - VDN angle Ancienne
Piste BP 392 Dakar, Senegal
Công ty A đã yêu cầu công ty B phát hành bảo lãnh ngân hàng (BG) bảo đảm giao
hàng, với điều kiện phạt 5 % giá trị hợp đồng và BG phải do ngân hàng GE phát hành.
Doanh nghiệp B phải thương lượng và ký quỹ với Ngân hàng Vietcombank đề
nghị Ngân hàng VDN/BICIS phát hành BG cho công ty nhập khẩu, với điều khoản:
không hủy ngang, đòi tiền vô điều kiện.

18
Sau 10 ngày doanh nghiệp B đang thu xếp giao hàng, công ty A lập văn bản đòi
tiền theo BG, với lý do: doanh nghiệp B không giao hàng theo hợp đồng.
Doanh nghiệp B mất tiền do bị phạt, không giao được hàng.
1.2. Phân tích
Thỏa thuận mua bán và hình thức thanh toán: Công ty A ( ở Senegal ) đã mua
một container hạt tiêu đen trị giá 61.750 USD từ công ty B (ở Việt Nam ) thông qua
một hình thức thanh toán là CAD 100% at sight thông qua ngân hàng VDN/BICIS
( ở Senegal). Điều này đòi hỏi Công ty B phải cung cấp tài liệu giao hàng hoàn chỉnh
cho Công ty A qua ngân hàng để nhận thanh toán.\
Yêu cầu bảo lãnh ngân hàng (BG): Công ty A đã yêu cầu công ty B phát hành
một bảo lãnh ngân hàng (Bank Guarantee) để đảm bảo giao hàng. Điều này là một
yêu cầu phổ biến trong giao dịch quốc tế để đảm bảo tính trung thực và thực hiện đầy
đủ của hợp đồng.
Điều kiện BG và ngân hàng GE: Điều quan trọng là Công ty A đã yêu cầu BG
phải do ngân hàng GE phát hành. Điều này có thể tạo ra sự phức tạp trong quy trình,
vì Công ty B cần thương lượng với Ngân hàng Vietcombank để có đủ tiền đặt cọc
hoặc quỹ để đảm bảo BG.
Yêu cầu thanh toán trước đúng thời hạn: Công ty A đã đòi tiền theo BG sau
10 ngày mà Công ty B để thực hiện giao hàng đúng thời hạn.
Rủi ro và tranh chấp: Tình huống này có tiềm ẩn rủi ro cho cả hai bên. Nếu
Công ty B không thực hiện đầy đủ hợp đồng giao hàng, họ có thể mất tiền do bị phạt.
Trong trường hợp này, việc xác minh liệu Công ty B đã thực hiện đầy đủ hợp đồng
giao hàng hay không sẽ trở thành điểm tranh chấp quan trọng.
Giao dịch quốc tế và quy phạm pháp lý: Tình huống này đặt ra câu hỏi về quy
phạm pháp lý của giao dịch quốc tế và sự hỗ trợ từ các ngân hàng và luật sư trong
việc giải quyết tranh chấp.
=> Đây thực chất là một vụ lừa đảo có tính toán. Công ty A đã lợi dụng quy tắc
bảo lãnh ngân hàng, lập công ty lừa đảo sau đó giải tán, bỏ trốn. Cụ thể, với loại bảo
lãnh không hủy ngang, vô điều kiện thì: Trong trường hợp nhận thấy một bên vi phạm
hợp đồng, bên còn lại có thể sử dụng bảo lãnh vô điều kiện để ngay lập tức đòi tiền

19
từ ngân hàng nhằm khắc phục các thiệt hại phát sinh từ vi phạm đó. Ngân hàng sẽ
không tiến hành điều tra chi tiết hoặc buộc bên này chứng minh sự vi phạm hợp đồng.
1.3. Bài học rút ra
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải cẩn trọng trong việc giao dịch với
những đối tác nước ngoài, cần tìm hiểu kỹ về độ uy tín của đối tác cũng như xây dựng
cho mình kiến thức vững chắc về các loại bảo lãnh trong thanh toán quốc tế để tránh
bị lừa đảo, trục lợi.
Qua vụ việc trên và những tranh chấp thương mại phát sinh trước đó với một số
đối tác Châu Phi, Thương vụ Việt Nam tại Algeria lưu ý các doanh nghiệp khi kinh
doanh tại khu vực này, nhất là ở Tây và Trung Phi Senegal, Mali, Niger,...) một số
điểm như sau:
Hiểu rõ và tuân thủ hợp đồng: Cả hai bên cần phải hiểu rõ và tuân thủ mọi điều
khoản trong hợp đồng giao dịch. Bất kỳ thay đổi nào đối với hợp đồng cần phải được
thỏa thuận bằng văn bản và được cả hai bên chấp nhận.
Xác minh đối tác kinh doanh: cần tìm hiểu đối tác qua các kênh như tham dự
hội chợ, triển lãm quốc tế, các diễn đàn doanh nghiệp, các cuộc giao thương trực tiếp,
qua giới thiệu của các cơ quan xúc tiến thương mại và bạn hàng quen thuộc. Hạn chế
tìm kiếm bạn hàng qua mạng Internet hoặc giao dịch với đối tác tự tìm đến mình qua
website.
Xác thực chứng từ: đề nghị đối tác cung cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, thẻ
xuất nhập khẩu, bản sao hộ chiếu, thẻ căn cước của người đại diện để các cơ quan
chức năng (Thương vụ, Đại sứ quán Việt nam tại Châu Phi…) có thể hỗ trợ xác minh
trước khi tiến hành giao dịch.
Thanh toán an toàn: Sử dụng thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) không hủy
ngang có xác nhận. Đề nghị khách hàng trả trước ( đặt cọc) ít nhất là 30% giá trị tiền
hàng, hạn chế cho khách hàng trả chậm.
Giải quyết tranh chấp: hợp đồng cần quy định rõ cơ quan giải quyết tranh chấp
(trọng tài hay tòa án) để làm cơ sở cho việc giải quyết khi tranh chấp phát sinh.

20
=> Tóm lại, quá trình giao dịch quốc tế đòi hỏi sự cẩn trọng, hiểu biết về luật pháp
và quy tắc kinh doanh của cả hai nước tham gia, và sự thống nhất, minh bạch trong
việc thực thiện hợp đồng.
2. Phân tích cụ thể hợp đồng bảo lãnh thanh toán quốc tế thứ hai.
2.1. Tóm tắt vụ việc
Vụ việc 5 lô hàng nông sản nghi bị lừa đảo tại UAE xảy ra vào tháng 7 năm 2023,
khi 4 lô hàng hồ tiêu, quế và điều và 1 lô hàng hoa hồi trị giá hơn 500.000 USD do
các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Dubai bị nghi ngờ không được thanh
toán.
• Bên xuất khẩu: 4 doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, trong đó có: Công ty Tín
Mai - hội viên Vinacas đã kí hợp đồng bán điều nhân.
• Bên nhập khẩu: Công ty Bab Al Rehab Foodstuff Trading LLC, UAE ở TP
Dubai thuộc Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).
• Người giao dịch trực tiếp: Mr. Naeem Chaudhry.
• Ngân hàng
- Bên xuất khẩu: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank).
- Bên nhập khẩu: Ajman Bank PJSC - Sheikh Zayed Road Dubai Branch có địa chỉ
tại Eiffel Boulevard Limited Building (EIFFEL-2), Sheikh Zayed Rd, Dubai,
UAE.
2.2. Phân tích
Từ diễn biến của vụ tranh chấp cùng với các lập luận của hai bên, một số vấn đề
cần làm rõ như sau:
• Phương thức thanh toán nhờ thu D/P
• Bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng?
Tuy nhiên, trong vụ việc các container hàng nông sản, gia vị của Việt Nam nghi
bị lừa mới đây có một yếu tố khá đặc biệt. Đó là theo thông tin, bên mua và bên bán
đã vận dụng phương thức bảo lãnh thanh toán thông qua ngân hàng.
Cụ thể theo hợp đồng, ngân hàng Ajman thuộc tiểu vương Ajman, một tiểu vương
quốc nằm cạnh Dubai, đứng ra làm trung gian thu tiền của bên mua, đảm bảo việc
thanh toán cho bên bán. Tuy nhiên tới nay, không hiểu vì lý do gì, ngân hàng Ajman
21
lại trao bộ chứng từ gốc cho bên mua lấy hàng đi, nhưng thanh toán lại không thực
hiện. Bảo lãnh thanh toán thông qua ngân hàng, như là hình thức mở LC (thư tín
dụng) hay hình thức ủy thác ngân hàng thu tiền của bên mua D/P như trong vụ việc
vừa qua vẫn được xem là khá đảm bảo.
Vậy câu hỏi đặt ra rằng hai bên đã thoả thuận sử dụng phương thức bảo lãnh nào
và quy trình thực hiện bảo lãnh được ngân hàng tiến hành ra sao? Vì các thông tin
trong hợp đồng được bảo mật, vậy nên nhóm chúng em phân tích vụ việc theo lập
luận và đánh giá chủ quan như sau:
• Hai bên đã sử dụng bảo lãnh thanh toán kèm chứng từ (bảo lãnh có điều kiện).
Đây là loại bảo lãnh mà việc thanh toán chỉ có thể được tiến hành khi người
thụ hưởng xuất trình kèm theo thư bảo lãnh một số chứng từ hay giấy chứng
nhận được quy định trước. Các yêu cầu văn bản ở mỗi bảo lãnh cũng khác
nhau có thể là thư tín dụng dự phòng, xác nhận của một chuyên gia, tổ chức
trọng tài về việc vi phạm của người được bảo lãnh. Trong trường hợp này, toàn
bộ chứng từ gốc của lô hàng được ngân hàng Việt Nam gửi đến ngân hàng
Ajman đã bị thất lạc, ngân hàng Ajman cũng từ chối đã kí nhận bộ chứng từ.
Bên ngân hàng Việt Nam không thể đưa ra các hồ sơ, tài liệu chứng minh công
ty nhập khẩu vi phạm, do đó bên ngân hàng từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh.
• Hai bên có thể sử dụng bảo lãnh vô điều kiện. Nó cho phép bên thụ hưởng
nhận tiền ngay mà không cần khởi kiện và trải qua quá trình kiện tụng kéo dài;
chính bên còn lại sẽ phải khởi kiện trong trường hợp này để đòi lại tiền. Nói
cách khác, nó chuyển gánh nặng khởi kiện từ bên bị vi phạm sang bên vi phạm.
Tuy nhiên, bảo lãnh vô điều kiện chỉ hiệu quả trong trường hợp ngân hàng giữ
đúng cam kết thực hiện thanh toán vô điều kiện theo bảo lãnh. Nếu ngân hàng
vì lý do nào đó từ chối thanh toán (chẳng hạn nhằm bảo vệ bên bị cáo buộc vi
phạm vì bên này thường là khách hàng của ngân hàng), bên thụ hưởng sẽ bị
đặt vào tình thế vô cùng khó khăn. Trong trường hợp của ngân hàng Ajman,
ngân hàng này cũng từ chối thanh toán do đơn vị chuyển phát các chứng từ
không giao được đúng bộ chứng từ gốc cho người có trách nhiệm ở ngân hàng
người mua. Khi bị các ngân hàng Việt Nam truy vấn và yêu cầu cung cấp

22
thông tin thì ngân hàng Ajman không tích cực hợp tác, không phản hồi thông
tin và yêu cầu của ngân hàng Việt Nam.
Dù đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng, nhưng trong vụ việc này không thể
không đặt câu hỏi về dấu hiệu bắt tay hợp tác lừa đảo giữa ngân hàng thu hộ và người
mua. Sự thất thoát này có vai trò và trách nhiệm liên đới của ngân hàng Ajman Bank
PJSC với người mua để cùng tổ chức và âm mưu thực hiện các giao dịch lừa đảo các
lô hàng của các doanh nghiệp Việt Nam.
Từ các phân tích nêu trên có thể thấy doanh nghiệp Việt Nam có quyền yêu cầu
thực hiện bảo đảm và hơn nữa, Ngân hàng Ajman phải bồi thường cho những thiệt
hại phát sinh trực tiếp từ việc không thực hiện bảo đảm.

2.3. Bài học rút ra


Các doanh nghiệp cần mua thông tin từ các công ty tư vấn doanh nghiệp, công ty
đánh giá tín nhiệm. Các công ty này có kho dữ liệu rất lớn về các doanh nghiệp, được
cập nhật thường xuyên. Việc này sẽ giúp phát hiện công ty được lập ra gần đây, hoặc
lập ra đã lâu mà mức độ đóng thuế rất ít, nay lại đặt mua hàng với số lượng lớn thì đó
là điều bất thường cần xem xét lại.
Đồng thời nên sử dụng dịch vụ tư vấn, dịch vụ pháp lý và coi các công ty tư vấn,
công ty luật là người đồng hành trong toàn bộ quá trình kinh doanh chứ không phải
chỉ khi xảy ra tranh chấp. Các công ty này sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu về đối tác,
rà soát hợp đồng để tránh những điều khoản bất lợi cài cắm trong đó, trong trường
hợp phát sinh tranh chấp họ sẽ hỗ trợ hoặc thay mặt doanh nghiệp để xử lý.
Mua bảo hiểm cho hàng hóa để giảm bớt tổn thất trong trường hợp có rủi ro, tranh
chấp và yêu cầu giám định, kiểm định hàng hóa trước khi giao hàng cũng là giải pháp
tốt để tránh bị lừa.

23
KẾT LUẬN
Sự phát triển của thương mại quốc tế ngày càng sâu rộng đã mở ra nhiều cơ hội
phát triển cho nền kinh tế Việt Nam, hoạt động của Ngân hàng thương mại cũng theo
đó mà phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Thương mại quốc tế
phát triển tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng
làm gia tăng nhiều rủi ro. Vì lý do đó, các trung gian tài chính này đang không ngừng
làm đa dạng a các loại hình dịch vụ như: tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ
thương mại,... và đặc biệt là dịch vụ bảo lãnh thanh toán xuất nhâp khẩu. Hình thức
này giúp gia tăng tín nhiệm, đảm bảo thanh toán với đối tác. Đây chính là hình thức
tối quan trọng trong hoạt động thương mại, trao đổi và buôn bán hàng hóa xuyên quốc
gia.
Đề tài đã trình bày khá rõ những thực trạng bảo lãnh quốc tế cho hoạt động xuất
nhập khẩu tại Việt Nam, cùng với đó là phân tích hai ví dụ điển hình về bảo lãnh
thanh toán quốc tế và bảo lãnh thực hiện hợp đồng quốc tế. Tuy hai hình thức bảo
lãnh này là hai khía cạnh khác nhau, thực hiện những nghiệp vụ khác nhau nhưng đều
hướng tới cân bằng lợi ích và giảm thiểu rủi ro cho hai bên xuất nhập khẩu, qua đó
chứng minh được vị thế của mình trong hoạt động thương mại giữa các quốc gia và
ngày càng thay đổi để trở nên hợp lý hơn, bao quát hơn trong các trường hợp giúp
nền kinh tế vận hành hiệu quả hơn.
Mặc dù trong hai trường hợp cụ thể nêu trên, vấn đề pháp lý đặt ra còn nhiều bất
cập và hạn chế. Tuy nhiên đây cũng chính là động lực cần thiết để cải thiện, ban hành
những quy tắc quốc tế, văn bản luật quốc gia một cách chính xác và cụ thể hơn trong
từng trường hợp. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng cần tìm hiểu
rõ về các quy tắc quốc tế điều chỉnh bảo lãnh, cùng với đó ý thức được tầm quan
trọng của nghiệp vụ này nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra và đồng thời góp
phần xây dựng một nền kinh tế thế giới hội nhập phát triển bình đẳng, văn minh hơn.

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. Đinh Xuân Trình (2006) GIÁO TRÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ, TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
2. NHNN THÔNG TƯ 07/2015 QUY ĐỊNH VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
3. Baodientuvtv (no date a) Kinh doanh và pháp luật: Lỗ hổng chứng thư bảo lãnh
cần khắc phục - Video đã phát trên VTV2, BAO DIEN TU VTV. Available at:
https://vtv.vn/video/kinh-doanh-va-phap-luat-lo-hong-chung-thu-bao-lanh-can-
khac-phuc-384358.htm (Accessed: 19 September 2023).
4. Baodientuvtv (no date b) Kinh doanh và pháp luật: Tranh chấp bảo lãnh thực hiện
hợp đồng - Video đã phát trên VTV2, BAO DIEN TU VTV. Available at:
https://vtv.vn/video/kinh-doanh-va-phap-luat-tranh-chap-bao-lanh-thuc-hien-hop-
dong-623051.htm (Accessed: 19 September 2023).
5. CB Law Firm (2010) ICC Uniform Rules for Demand Guarantees (URDG 758).
Available at: https://www.cipcic-bragadin.com/wp-content/uploads/2015/09/ICC-
URDG-758.pdf (Accessed: 19 September 2023).
6. Civillawinfor (2016) MỘT SỐ RỦI RO PHÁP LÝ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG KHI
PHÁT HÀNH BẢO LÃNH, THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ. Available at:
https://phapluatdansu.edu.vn/2016/03/19/10/48/mot-so-rui-ro-php-l-doi-voi-ngn-
hng-khi-pht-hnh-bao-lnh/ (Accessed: 19 September 2023).
7. Luật sư FDVN (2019) ‘15 bản án có một bên tranh chấp là doanh nghiệp nước
ngoài’.
8. Minh Đức (2022) Quy định mới về bảo lãnh ngân hàng, baochinhphu.vn. Available
at: https://baochinhphu.vn/quy-dinh-moi-ve-bao-lanh-ngan-hang-
102221007100649648.htm (Accessed: 19 September 2023).
9. 3 rủi Ro Phổ Biến Khi sử dụng chứng thư Bảo Lãnh (2014)
tinnhanhchungkhoan.vn. Available at: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/3-rui-
ro-pho-bien-khi-su-dung-chung-thu-bao-lanh-post28668.html (Accessed: 24
September 2023).
10. Ham đơn hàng, Xuất Khẩu dễ Dính Bẫy Lừa đảo (no date) Vnbusiness. Available
at: https://vnbusiness.vn/viet-nam/ham-don-hang-xuat-khau-de-dinh-bay-lua-dao-
1094435.html (Accessed: 24 September 2023).
11. 2 Hiệp Hội điều, HỒ Tiêu Cảnh Báo Lừa đảo Khi Giao Dịch sang dubai-UAE
(2023) mekongasean.vn. Available at: https://mekongasean.vn/hiep-hoi-dieu-va-ho-
tieu-canh-bao-lua-dao-khi-giao-dich-sang-dubai-uae-post24356.html (Accessed: 24
September 2023).

25

You might also like