You are on page 1of 37

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


--------***--------

BÀI TẬP LỚN


MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI:
TỪ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở ZIMBABWE VÀ VENEZUELA,
HÃY LÀM RÕ QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
ĐẾN THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Đức Quỳnh

Nhóm thực hiện: Nhóm 6 – K25NHB

HÀ NỘI – 05/2023
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
%
STT Họ và tên MSV Nhiệm vụ hoàn Ký tên
thành
Nguyễn Thị Hiên Thực trạng lạm phát ở Zimbabwe.
1 25A4011730 8.38%
(NT) Phân công nhiệm vụ.
Hậu quả khi không tuân theo quy
Phạm Thị Ngọc
2 25A4010982 luật tiền tệ ở Zimbabwe và 8,3%
Anh
Venezuela.
Giải pháp của chính phủ Zim-
3 Trần Thục Anh 25A4011314 8,3%
babwe và Venezuela.
4 Trần Thu Hà 25A4011721 Thuyết trình 8.38%
Nguyễn Phương
5 25A4012062 Slide + Word 8.38%
Hoa
6 Vũ Thị Minh Huệ 25A4012075 Cơ sở lí thuyết 8,3%
Phân tích nguyên nhân dẫn đến lạm
7 Bùi Diệu Linh 25A4012358 8,3%
phát ở Zimbabwe và Venezuela
8 Đỗ Nhật Linh 25A4012361 Thực trạng lạm phát ở Venezuela 8,3%
Lê Phương Bảo
9 25A4010106 Slide + Word 8,38%
Ngọc
10 Vũ Kim Ngân 25A4010102 Thuyết trình 8,38%
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
11 Nguyễn Tú Oanh 25A4010411 8,3%
trong việc giải quyết lạm phát
Tác động của quy luật tiền tệ đến
12 Nguyễn Thị Thùy 25A4010704 8,3%
nền kinh tế thị trường Việt Nam
LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới ThS. Nguyễn Đức
Quỳnh với vai trò là Giảng viên bộ mô Kinh tế chính trị Mác-Lênin, người đã trực tiếp
giảng dạy và hướng dẫn chúng em trong quá trình thực hiện bài tập lớn. Lượng thông
tin mà chúng em được nhận từ thầy là nguồn kiến thức hết sức quý báu, là nền tảng to
lớn để chúng em có thể hoàn thành bài tập lớn một cách ít khó khăn và thử thách hơn.

Mọi người thường nghĩ Kinh tế chính trị Mác-Lênin là khô khan và khó tiếp
thu. Tuy nhiên trong quá trình học tập dưới sự giảng dạy của thầy, chúng em đã phát
hiện được nhiều điều thú vị và bổ ích, điều đó góp phần to lớn cho chúng em hoàn
thành bài tập lớn.

Do kiến thức của bọn em còn hạn chế, dẫn đến không thể tránh khỏi những
thiếu xót trong việc hoàn thiện bài tập lớn. Kính mong thầy xem xét và góp ý để giúp
bài tập lớn của chúng em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin kính chúc thầy sức khỏe và nhiều may mắn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đề tài Từ phân tích tình hình lạm phát ở Zimbabwe và
Venezuela, hãy làm rõ quy luật lưu thông tiền tệ và tác động của nó đến thị trường Việt
Nam do nhóm 6 nghiên cứu và thực hiện.

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.

Kết quả bài làm của đề tài Từ phân tích tình hình lạm phát ở Zimbabwe và
Venezuela, hãy làm rõ quy luật lưu thông tiền tệ và tác động của nó đến thị trường Việt
Nam là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác.

Các tài liệu được sử dụng trong đây đều có nguồn gốc rõ ràng.

Đại diện nhóm

(Ký và ghi rõ họ tên)


MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM...............................................................................2

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... 3

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................. 4

MỤC LỤC............................................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................................3

I. Lạm phát........................................................................................................................... 3

1. Định nghĩa................................................................................................................ 3

2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát..............................................................................3

II. Quy luật lưu thông tiền tệ...............................................................................................5

1. Định nghĩa................................................................................................................ 5

2. Nội dung...................................................................................................................5

3. Vai trò....................................................................................................................... 7

III. Mối quan hệ giữa quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát.............................................7

CHƯƠNG 2: HIỆN TƯỢNG LẠM PHÁT Ở ZIMBABWE VÀ VENEZUELA............8

I. Thực trạng lạm phát ở Zimbabwe và Venezuela..............................................................8

1. Thực trạng lạm phát ở Zimbabwe.........................................................................8

2. Thực trạng lạm phát ở Venezuela........................................................................11

II. Phân tích nguyên nhân dẫn đến lạm phát và giải pháp của chính phủ Zimbabwe và
Venezuela............................................................................................................................ 14

1. Phân tích nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Zimbabwe và Venezuela..............14

2. Giải pháp của chính phủ Zimbabwe và Venezuela.............................................17

3. Hậu quả của việc không tuân theo quy luật tiền tệ ở Zimbabwe và Venezuela.
.................................................................................................................................... 22

1
CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN TỚI VIỆT NAM.................................................26

I. Tác động của quy luật tiền tệ tới thị trường Việt Nam..................................................26

1. Tác động tích cực...................................................................................................26

2 Tác động tiêu cực....................................................................................................26

II. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi giải quyết lạm phát........................................27

1. Giải pháp ngắn hạn...............................................................................................27

2 Giải pháp dài hạn...................................................................................................27

III. Liên hệ bản thân..........................................................................................................29

KẾT LUẬN........................................................................................................................30

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................31

2
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
I. Lạm phát

1. Định nghĩa

Lạm phát là gì? Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá
chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm
sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền
tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì
người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn
theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường
toàn cầu.

Ví dụ: Năm 2019 bạn mua 1 ổ bánh mì với giá 12000 đồng, nhưng đến năm 2020
bạn mua 1 ổ bánh mì cũng như vậy nhưng với giá 15000 đồng. Thì đây chính là sự mất giá
của đồng tiền, còn gọi là lạm phát.

Lạm phát thể hiện những mức độ nghiêm trọng khác nhau. Chúng được phân thành
ba cấp: Lạm phát vừa phải, Lạm phát phi mã và siêu lạm phát.

- Lạm phát vừa phải: được đặc trưng bằng giá cả tăng chậm và có thể dự đoán được.
Tỷ lệ lạm phát hàng năm là một chữ số. Khi giá tương đối ổn định, mọi người tin tưởng vào
đồng tiền, họ sẵn sàng giữ tiền vì nó hầu như giữ nguyên giá trị trong vòng một tháng hay
một năm. Mọi người sẵn sàng làm những hợp đồng dài hạn theo giá trị tính bằng tiền vì họ
tin rằng giá trị và chi phí của họ mua và bán sẽ không chệch đi quá xa.

- Lạm phát phi mã: tỷ lệ tăng giá trên 10% đến < 100% được gọi là lạm phát 2 hoặc
3 con số. Đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm, không ai muốn giữ tiền mặt
mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cần thiết cho việc thanh toán hằng ngày. Mọi
người thích giữ hàng hóa, vàng hay ngoại tệ. Thị trường tài chính không ổn định (do vốn
chạy ra nước ngoài).

- Siêu lạm phát: tỷ lệ tăng giá khoảng trên 1000% /năm. Đồng tiền gần như mất giá
hoàn toàn. Các giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổi hàng tiền không còn làm được chức
năng trao đổi. Nền tài chính khủng hoảng (siêu lạm phát đã từng xảy ra ở Đức 1923 với tỷ
lệ 10.000.000.000% và xảy ra ở Bolivia 1985 với 50.000%/năm).

2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

a, Lạm phát do cầu kéo.

3
Lạm phát do cầu kéo có nghĩa là khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó
tăng lên, sẽ kéo theo giá cả của mặt hàng đó cũng tăng theo. Điều này khiến giá cả của
nhiều mặt hàng khác cũng “leo thang”. Giá trị của đồng tiền vì thế bị mất giá, người tiêu
dùng phải chi nhiều tiền hơn để mua một hàng hóa hoặc sử dụng một dịch vụ.

Ở Việt Nam ví dụ điển hình cho tình trạng lạm phát do cầu kéo có thể kể đến như giá
xăng tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt lợn tăng, giá nông sản tăng....

b, Lạm phát do cơ cấu.

Với các ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh
nghĩa” cho người lao động. Còn có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả nhưng
doanh nghiệp vẫn buộc phải tăng tiền công cho người lao động. Tuy nhiên, vì những doanh
nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các
doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm
phát sinh lạm phát.

c, Lạm phát do cầu thay đổi.

Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu
về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có
tính chất cứng nhắc (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm
vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là
mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.

d, Lạm phát do xuất khẩu.

Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ
lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng
hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong
nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.

e, Lạm phát do nhập khẩu.

Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế
giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá
nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.

g, Lạm phát do chi phí đẩy.

Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào,
máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất
của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo

4
toàn lợi nhuận. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do
chi phí đẩy”.

f, Lạm phát tiền tệ

Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương
mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân
hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu
thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.

Ví dụ: Năm 1966 – 1967 Chính phủ Mỹ đã sử dụng tăng tiền để trả cho những chi
phí leo thang trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Lạm phát tăng từ 3% (năm 1967) đến
6% (năm 1970). Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế đạt mức cân bằng,
nghĩa là (i) và ổn định. Mức cầu tiền thực tế không đổi nên M/P cũng không đổi. Suy ra khi
lượng tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả sẽ tăng lên một tỷ lệ tương ứng.

Vậy lạm phát là một hiện tượng tiền tệ. Đây là lý do tại sao ngân hàng Trung ương
rất chú trọng đến nguyên nhân này.

II. Quy luật lưu thông tiền tệ

1. Định nghĩa

Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật được xây dựng và thực hiện trong quá trình tiền
tệ được lưu thông trên thị trường. Phản ánh quy định lượng tiền cần thiết cho lưu thông
hàng hóa trong một thời kỳ nhất định. Tính chất cân đối hay điều tiết này được thực hiện
trong hoạt động quản lý của nhà nước. Đảm bảo cho các nhu cầu trong tìm kiếm lợi nhuận
của từng cá nhân. Trong khi mang đến hiệu quả phát triển tích cực cho nền kinh tế. Đặc biệt
là giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực từ lạm phát.

Ví dụ: Anh B kinh doanh mặt hàng nông sản là kinh doanh gạo, nên khi tiến hành để
cố gắng buôn bán thì anh B phải nhập về khoảng 10 tấn gạo với giá trị là 150 triệu đồng. Và
số lượng gạo này sẽ được đem đi bán cho những người đang còn nhập gạo. Đây thể hiện
cho việc hàng hóa sẽ được lưu thông đến tay người tiêu dùng thì người kinh doanh sẽ bỏ
một giá trị tiền tệ nhất định nhằm đưa hàng hóa ra quá trình lưu thông. Và giá trị tiền tệ sẽ
tỷ lệ thuận với tổng giá cả của hàng hóa được đem ra lưu thông.

2. Nội dung

Quy luật lưu thông tiền tệ yêu cầu việc lưu thông tiền tệ phải căn cứ trên yêu cầu của
lưu thông hàng hóa và dịch vụ.

5
Theo yêu cầu của quy luật, việc đưa số lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong mỗi
thời kỳ nhất định phải thống nhất với lưu thông hàng hóa. Việc không ăn khớp giữa lưu
thông tiền tẹ và lưu thông hàng hóa có thể dẫn tới trì trệ hoặc lạm phát.

Về nguyên lý, số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định
được xác định bằng công thức tổng quát sau:

Trong đó:

M là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời gian nhất định

P là mức giá cả

Q là khối lượng hàng hóa, dịch vụ đưa ra lưu thông

V là số vòng lưu thông của đồng tiền

Như vậy, khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỷ lệ thuận với tổng số giá cả hàng
hóa được đưa ra thị trường và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông của tiền tệ. Quy luật này có
ý nghĩa chung cho các nền sản xuất hàng hóa.

Khi lưu thông hàng hóa phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ
biến thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như sau:

Trong đó:

P.Q là tổng giá cả hàng hóa

G1 là tổng giá cả hàng hóa bán chịu

G2 là tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau

G3 là tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh toán

V là số vòng quay trung bình của tiền tệ

Nội dung nêu trên mang tính nguyên lý: trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày
nay việc xác định lượng tiền cần thiết cho lưu thông trở nên phức tạp hơn song không vượt
ra ngoài khuôn khổ nguyên lý nêu trên.

6
Khi tiền giấy ra đời, nếu được phát hành quá nhiều sẽ làm cho đồng tiền bị mất giá
trị, giá cả hàng hóa tăng lên dẫn đến lạm phát. Bởi vậy, nhà nước không thể in và phát hành
tiền giấy một cách tùy tiện mà phải tuân theo nguyên lý của quy luật lưu thông tiền tệ.

3. Vai trò

Quy luật lưu thông tiền tệ có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định đến sự phát triển
của nền kinh tế, đánh giá sự phát triển của đất nước. Quy luật lưu thông tiền tệ phần nào
giúp cho chính phủ căn cứ để phát hiện cần thiết cho việc lưu thông. Bên cạnh đó, còn một
số vai trò như giúp hệ thống ngân hàng nhà nước và kinh doanh điều hòa tiền tệ có thể
khống chế được việc kiểm soát lạm phát, củng cố sức mua để đồng tiền có thể chuyển đổi.
Đồng thời, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế theo hướng ngày càng phát triển
vững mạnh và thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện vật chất. Việc quản lý quy luật lưu thông
tiền tệ sẽ tránh khỏi những nguy cơ dẫn đến lạm phát và mất giá trị của đồng tiền.

III. Mối quan hệ giữa quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát.
Trong chế độ tiền giấy bản vị vàng, một đồng tiền giấy chỉ là ký hiệu của một lượng
vàng nhất định dự trữ trong quỹ dự trữ của nhà nước hoặc ngân hàng. Về nguyên tắc, bất kỳ
lúc nào đồng tiền giấy cũng được đổi sang lượng vàng mà nó ấn định. Trong trường hợp
này lượng tiền cần thiết cho lưu thông cũng tự điều tiết giống như trong chế độ tiền vàng.
Tuy nhiên, thực tiễn không diễn ra đúng như vậy, nhìn chung lượng vàng dự trữ không đủ
đảm bảo cho lượng tiền giấy đã được phát hành, khi đó lạm phát xảy ra. Hay một cách
khác, khi tiền giấy ra đời, nếu được phát hành quá nhiều sẽ làm cho đồng tiền bị mất giá trị,
giá cả hàng hóa tăng lên dẫn đến lạm phát. Bởi vậy, nhà nước không thể in và phát hành
tiền giấy một cách tùy tiện mà phải tuân theo nguyên lý của quy luật lưu thông tiền tệ.

7
CHƯƠNG 2: HIỆN TƯỢNG LẠM PHÁT Ở ZIMBABWE
VÀ VENEZUELA
I. Thực trạng lạm phát ở Zimbabwe và Venezuela.

1. Thực trạng lạm phát ở Zimbabwe.

1.1 Bối cảnh siêu lạm phát ở Zimbabwe.

Zimbabwe là một nhà nước trẻ, xuất hiện trên bản đồ chính trị thế giới chỉ từ năm
1980. Quốc gia châu Phi này có tài nguyên khoáng sản và khí hậu đáng kể. Vùng đất của
Zimbabwe rất giàu kim cương và một số khoáng sản khác. Khí hậu ôn hòa và thiên nhiên
kỳ lạ đã thành công thu hút một lượng lớn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Trước đó,
đất nước này là thuộc địa của Vương quốc Anh và được gọi là Nam Rhodesia. Trong những
năm 1980 và 1990, Zimbabwe được coi là một trong những quốc gia phát triển và thịnh
vượng nhất ở Châu Phi. Tiền tệ của đất nước này (đô la Zimbabwe) bắt đầu từ ngày 15
tháng 4 năm 1981. Những tờ tiền giấy mới được in mới về sự lãnh đạo của nhà nước trẻ
được trình bày cùng với cờ, biểu tượng và quốc ca. Đây là những tờ tiền giấy 1, 5, 10 và 20
đô la. Lúc đầu, tiền tệ mới giữ vững. Nhưng đến cuối những năm 2000, mọi người dân Zim-
babwe đã phải trả hàng trăm nghìn tỷ đô la cho một ổ bánh mì thông thường. Đồng tiền
quốc gia của Zimbabwe trong những năm đó rơi vào hố lạm phát sâu nhất. Vào tháng 7 năm
2008, một cốc bia đã tăng giá gấp rưỡi mỗi giờ. Chính quyền bất tài đã hoàn toàn không
làm gì để cứu nền kinh tế đang sụp đổ của Cộng hòa châu Phi trẻ tuổi. Ngân hàng dự trữ chỉ
tiếp tục phát minh ra tiền giấy mới có mệnh giá lớn hơn và lớn hơn. Trong đỉnh điểm khủng
hoảng kinh tế ở Zimbabwe năm 2008, giá cả tăng ít nhất 2 lần mỗi ngày và người dân phải
mang những bao đựng tiền lớn để đi mua những món đồ lặt vặt như ổ bánh mì, bịch sữa…
Lạm phát cao đến mức 2.200.000 %, RBZ đã cho phát hành tờ tiền mệnh giá lên đến hàng
trăm nghìn tỷ, là tờ tiền mệnh giá cao nhất thế giới cho đến nay.

Đến 2009, quyền Bộ trưởng Tài chính Patrick Chinamasa buộc phải dỡ bỏ lệnh chỉ
được dùng nội tệ để giao dịch, thừa nhận thực tế là người dân đã có thói quen không dùng
nội tệ trong mua bán hàng ngày. Cũng trong thời gian này, chính phủ quyết định thiết lập hệ
thống giao thương đa tiền tệ, không báo cáo các chỉ số lạm phát nữa. Đến lúc đó, công dân
được phép công khai sử dụng đồng USD, EUR và rand Nam Phi để giao dịch trong đó đồng
đô la Mỹ được sử dụng nhiều nhất. Bên cạnh đó, một số nơi ở phía Nam có sử dụng đồng
rand của Nam Phi. Phân bố ngân sách quốc gia năm 2009, dự toán ngân sách năm 2021 đều
sử dụng đồng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ. Đối với các giao dịch dân sự, theo ước tính của
các ngân hàng, 4/5 các giao dịch kể cả giao dịch hàng hóa sản xuất trong nước hay việc trả

8
lương cho công nhân và các giao dịch chứng khoán đều sử dụng đô la Mỹ. Việc chính thức
hủy bỏ đồng nội tệ được cho là một quyết định “can đảm” của chính phủ Zimbabwe, vì
trước đó chính phủ nước này kiên quyết không thừa nhận lạm phát.

1.2. Trong giai đoạn siêu lạm phát.

Siêu lạm phát không chỉ xảy ra ở Zimbabwe mà trước đó đã xảy ra ở các nước khác
như Đức, Hungary, Nam Tư và Trung Quốc.

Hình 1: Tỷ lệ siêu lạm phát giai đoạn 2007- 2008

Từ Bảng trên, tỷ lệ lạm phát ước tính cho ngày 14 tháng11 năm 2008 là
79,600,000,000%. Giá tăng gấp đôi sau mỗi 24 giờ. Khi giá cả bắt đầu tăng, chính phủ lại
phản ứng bằng việc in thêm tiền. Vì vậy, chu kỳ tiếp tục và giá cả hàng hóa tiếp tục tăng. Vì
giá quá cao, chính phủ đã phải in tiền với mệnh giá cao hơn. Lúc đầu, họ in 1 triệu đô la
Zimbabwe, sau đó họ in tiền mệnh giá cao hơn là 100 triệu. Sau đó, nó là 10 tỷ và sau đó
100 tỷ đô la đã được sử dụng.

9
Vào năm 2008, giá cả bắt đầu tăng hàng nghìn phần trăm mỗi tháng, vì vậy chính
phủ bắt đầu in những tờ tiền mệnh giá 100 nghìn tỷ đô la. Người dân Zimbabwe trở thành
tỷ phú nhưng số tiền đó vô giá trị vì hàng hóa cơ bản vẫn có giá hàng tỷ đô la. Vào cuối
năm 2008, một máy ATM của một ngân hàng lớn đã mắc "lỗi tràn dữ liệu", khiến mọi
người không thể rút tiền với quá nhiều số 0. Bất chấp một số nỗ lực nhằm kiểm soát lạm
phát, đồng đô la Zimbabwe đã chính thức bị loại bỏ vào ngày 12 tháng 4 năm 2009 và vào
năm 2014, Ngân hàng trung ương Zimbabwe đã công nhận đô la Mỹ và một số loại tiền tệ
khác là tiền tệ hợp pháp để sử dụng.

Trong siêu lạm phát, những mặt hàng, dịch vụ tại Zimbabwe đã chứng kiến mang giá
tiền cao kỷ lục khi so sánh mặt hàng với tiền. Bởi giá cả leo thang là biểu hiện rõ ràng nhất
của lạm phát, cụ thể với một số những loại mặt hàng sau đây:

ST
Mặt hàng, dịch vụ Số lượng Giá cả (đô)
T

1 Bánh mì 01 ổ 300 tỷ

2 Trứng gà 03 quả 100 tỷ

3 Sữa tươi 01 cốc 3 tỷ

4 Dầu ăn 2 lít 5 tỷ

5 Bột ngô 01 yến 45 triệu

6 Hạt ngô 01 túi 30 USD

7 Khoai tây 01 gói 2 triệu

8 Xăng dầu 4 lít 40 triệu

9 Vé xe buýt 01 vé 10 triệu

10 Lãi suất cơ bản 600% (Tháng 3/2007)

Hình 2: Hình so sánh mặt hàng dịch vụ với giá tiền.

1.3. Siêu lạm phát đến ngày nay.

Cơn ác mộng lạm phát đeo bám người dân Zimbabwe dưới thời nhà lãnh đạo lâu
năm Robert Mugabe giờ đây đã quay lại ám ảnh chính quyền của người kế nhiệm Emmer-
son Mnangagwa.

10
Vào tháng 1/2019, chính quyền của Tổng thống Mnangagwa quyết định tăng mạnh
giá xăng (từ 1.24 USD lên 3.31 USD/lít) và dầu diesel (từ 1.36 USD lên 3.11 USD/lít) kể từ
ngày 13/1 do tình trạng nguồn cung nhiên liệu thiếu hụt nghiêm trọng, được đánh giá là tồi
tệ nhất trong một thập kỷ qua, vì thiếu ngoại tệ. Các cuộc biểu tình phản đối quyết định này
của Chính phủ Zimbabwe đã bùng phát thành bạo loạn đường phố, gây tổn thất về người và
tài sản. Tình hình càng trở nên trầm trọng khi ngân hàng trung ương nước này công bố
chính sách tiền tệ mới vào tháng 2/2019, giá cả hàng hóa và dịch vụ đã tăng vọt với tốc độ
lạm phát chưa từng thấy trong một thập kỷ qua. Việc thành lập thị trường hối đoái liên ngân
hàng đã khiến sự chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái trên thị trường chính thức và trên “chợ
đen” đã nhanh chóng nới rộng, khiến giá cả tăng đến 300%. Giá một ổ bánh mì tăng từ 1.8
USD lên 3.5 USD còn giá một hộp bơ tăng từ 8.5 USD lên 17 USD. Cuộc khủng hoảng giá
đang gợi lại những ký ức của một thập kỷ trước khi siêu lạm phát lên đến đỉnh điểm 500 tỷ
%, làm sụp đổ đồng đô la Zimbabwe.

Hiện nay, lạm phát giá tiêu dùng hàng năm của Zimbabwe lại giảm xuống mức thấp
nhất trong 10 tháng là 75,2% vào tháng 4 năm 2023 từ mức 87,6% của tháng trước. Trên cơ
sở hàng tháng, giá tiêu dùng tăng 2,4% trong tháng 4, cao nhất trong 6 tháng, sau khi giảm
0,1% trong tháng trước.

Hình 3: Biểu đồ lạm phát 2022 - 2023.

Mặc dù nền kinh tế của Zimbabwe vẫn còn rất nhiều điều bất ổn nhưng có thể nói
cuộc khủng hoảng siêu lạm phát tồi tệ nhất đã trôi qua.

11
2. Thực trạng lạm phát ở Venezuela.

2.1 Bối cảnh bắt đầu xảy ra siêu lạm phát.

Năm 1998, ông Hugo Chavez nhậm chức Tổng thống với mục tiêu xóa bỏ nghèo đói
và khôi phục lại thời kỳ hoàng kim của đất nước. Kế hoạch của ông Chavez lại được thực
hiện bằng cách thúc đẩy ngành công nghiệp dầu mỏ. Kế hoạch ngay lập tức có hiệu quả khi
giá dầu tăng vào đầu những năm 2000 đã giúp cho nền kinh tế của Venezuela đạt được sự
tăng trưởng chưa từng thấy kể từ những năm 1980.

Tuy nhiên, giai đoạn thịnh vượng này của Venezuela đã diễn ra vô cùng ngắn ngủi.
Vào đầu thập niên 2010, đất nước đã bắt đầu đối mặt với những khó khăn về kinh tế gây ra
bởi chính sách dân túy của Chavez và vào ngày 2 tháng 6 năm 2010 Chavez đã tuyên bố mở
màn một "cuộc chiến kinh tế".Các chương trình cải cách xã hội do chính phủ của Chávez
khởi xướng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thu có được từ việc xuất khẩu dầu mỏ, nền tảng
chính của nền kinh tế Venezuela, dẫn tới hệ quả là nền kinh tế của đất nước này bỗng nhiên
trở nên quá phụ thuộc vào dầu mỏ, dẫn đến sự sa sút của các ngành kinh tế khác. Nghèo
đói, lạm phát và tình trạng thiếu hụt ở Venezuela tăng nhanh trong những năm cuối nhiệm
kỳ của Chavez.

Ngay khi Tổng thống Hugo Chavez qua đời năm 2013, nền kinh tế của quốc gia
Nam Mỹ này nhanh chóng sụp đổ do thị trường dầu thô biến động mạnh. Giá dầu thô trên
thế giới đã giảm mạnh từ mức hơn 100 USD/thùng năm 2014 xuống có thời điểm đáy 26
USD/thùng và hiện cũng chỉ giao động quanh mức 70 USD/thùng. Trong khi đó, ở trong
nước, các khoản đầu tư ít ỏi, trì hoãn thanh toán cho các nhà cung cấp, các biện pháp trừng
phạt của Mỹ và chảy máu chất xám cũng tác động nặng nề lên ngành dầu khí của
Venezuela. Kết quả là, lượng dầu thô tại quốc gia này đã sụt giảm mạnh. Sự sụt giảm trong
sản xuất dầu mỏ đã ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu mỏ và qua đó là cả nền kinh tế Venezuela
lâm vào khủng hoảng từ 2014 dẫn đến mức siêu lạm phát vào giai đoạn 2016-2018.

12
Hình 4: Tỉ lệ lạm phát của Venezuela giai đoạn 2009-2016.

2.2. Trong giai đoạn siêu lạm phát.

Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tỷ lệ lạm phát ở Venezuela đạt


1.370.000% trong năm 2018 (cao hơn rất nhiều so với báo cáo của quốc gia này là
130,06%). Vào tháng 2 năm 2020 Venezuela có tỷ lệ lạm phát là gần 3000%. Tính tới 2020
thì đây là liên tiếp 10 năm quốc gia Nam Mỹ này chống chọi với tình trạng suy thoái và 3
năm rơi vào tình trạng siêu lạm phát khi đồng Bolivar gần như mất giá trị hoàn toàn còn
người dân thì thường sử dụng đồng đô la mỹ để thực hiện các giao dịch bên ngoài. Đây là
cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử quốc gia này và là một trong những cuộc khủng
hoảng tệ nhất châu Mỹ. Nạn đói leo thang song song với các chỉ số lạm phát khi báo cáo
khảo sát điều kiện sống (ENCOVI, 2020) ở Venezuela cho thấy 75% dân số đất nước này
đã mất 8,7 kg về trọng lượng. Mức lương tối thiểu của người lao động chỉ vỏn vẹn 40.000
Bolivar (tương đương 44.000 VNĐ)

Venezuela bước vào tình hình siêu lạm phát vào tháng 11 năm 2017, khi lạm phát
hàng tháng vượt ngưỡng 50%. Ngày nay, bối cảnh kinh tế hiện tại trùng với bối cảnh của
các giai đoạn siêu lạm phát khác trong lịch sử. Mặc dù chưa rõ mức giảm ngắn hạn của
ngân sách chính thức, nhưng ước tính cho thấy thâm hụt tài khóa năm 2018 ở mức khoảng
15% GDP. Mức độ in tiền cao hơn. Trong năm 2018 cơ sở tiền tệ đã tăng hơn 73.000% do
nhu cầu chi tiêu của chính phủ (Gonzalo Huertas, 2019).

13
Nền kinh tế của Venezuela đã giảm 35% kể từ năm 2013. Venezuela, thiếu lương
thực, thuốc men, thâm hụt ngân sách đáng kể và điều kiện sống ngày càng xấu đi. Để đối
phó với chế độ Maduro, Chính quyền tổng thống Trump đã áp đặt các biện pháp trừng phạt
hạn chế sự tiếp cận của Venezuela với các thị trường tài chính của Hoa Kỳ vào tháng 8 năm
2017, làm tăng áp lực tài chính đối với chính phủ. Chính phủ và các công ty dầu khí nhà
nước, sau đó đã bỏ qua các khoản thanh toán trái phiếu quan trọng, khiến các cơ quan xếp
hạng tín dụng phải đưa ra thông báo vỡ nợ. Dự kiến tái cơ cấu nợ sẽ là một quá trình lâu dài
và phức tạp và không rõ ràng Venezuela sẽ thực hiện các khoản trả nợ sắp tới như thế nào
khi nợ trái phiếu lên tới 64 tỷ đô, nợ Nga và Trung Quốc tổng cộng 20 tỷ đô và các khoản
vay khác là 5 tỷ đô (Rebecca, 2018).

Giá trị đồng Bolivar giảm sút mạnh khi vào năm 2019, một kg thịt gà ở Venezuela
có giá gần 9 triệu Bolivar, chỗ tiền này có khi còn nặng gấp 4 đến 5 lần con gà.  Tình hình ở
Venezuela hiện tại tương tự như ở Đức trong thời kỳ siêu lạm phát năm 1923 (lạm phát tới
29,500% vào tháng 10), ở Đức vào thời điểm đó, mọi thứ từ vé xe lửa, báo thậm chí cả
lương thực đều được “lập danh mục” theo giá thị trường hàng ngày của đồng đô la Mỹ (~
4000 tỷ Mark cho một đô la mỹ), và mọi thứ đều tăng giá từng ngày. Điều này thể hiện sự
mất giá thảm hại của đồng Mark khi người dân dùng tiền để đốt lò sưởi vì mua củi và than
còn cần nhiều tiền hơn.

Quay lại với Venezuela, “nếu đồng đô la không có gì biến động trong ngày thì giá cả
và tiền lương... vẫn ổn định trong ngày đó”. Do đó, chức năng tiền tệ duy nhất mà đồng Bo-
livar hiện đang phục vụ chỉ là làm phương tiện thanh toán. Mặc dù Venezuela hiện đang trải
qua thời kỳ tăng giá nhanh chóng và giá trị đồng tiền đang giảm xuống nhưng chính phủ
vẫn chưa quyết định chuyển toàn bộ sang ngoại tệ.

2.3 Siêu lạm phát đến ngày nay.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ước tính nền kinh tế của quốc gia Nam Mỹ
này tăng trưởng hơn 4% trong năm 2021, sau 8 năm suy thoái và giá cả tăng. Trong bài phát
biểu thường niên trước Quốc hội, ông Maduro cho biết sau 5 năm bị bao vây và phong tỏa,
kinh tế Venezuela đang lấy lại đà tăng trưởng. Ngân hàng Trung ương Venezuela đã không
cập nhật số liệu về tổng sản phẩm quốc nội kể từ quý 3 năm 2019, khi GDP giảm 26,8% so
với cùng kỳ năm 2018.

Trong những năm gần đây, các lĩnh vực thương mại và dịch vụ của Venezuela cũng
đã có nhiều dư địa để phát triển hơn sau khi chính phủ quyết định nới lỏng các biện pháp
kiểm soát kinh tế vào năm 2019 và cho phép sử dụng ngoại tệ nhiều hơn.

14
Có thể nói chỉ số giá cả ở Venezuela tăng chậm, và mặc dù nền kinh tế vẫn chưa ổn
định nhưng Venezuela đã thoát khỏi chu kỳ siêu lạm phát.

II. Phân tích nguyên nhân dẫn đến lạm phát và giải pháp của chính phủ Zimbabwe và
Venezuela.

Siêu lạm phát là tình trạng lạm phát cao, có tác động phá hoại nền kinh tế nghiêm
trọng. Đây là một vấn đề nan giải, cần nhiều thời gian, nguồn lực để xử lý. Để tránh siêu
lạm phát trong tương lai, chúng ta cần xác định được nguyên nhân dẫn đến siêu lạm phát.
Hiện tại có nhiều giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến siêu lạm phát. Nhưng nhìn chung, hầu
như tất cả các siêu lạm phát đều được gây ra bởi sự thâm hụt ngân sách chính phủ dẫn đến
chính phủ buộc phải in rất nhiều tiền. Dưới đây là nguyên nhân dẫn đến 2 siêu lạm phát nổi
bật Zimbabwe và Venezuela.

1. Phân tích nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Zimbabwe và Venezuela.

1.1. Siêu lạm phát ở Zimbabwe

- Chương trình cải cách ruộng đất:

Đầu những năm 80 của thế kỷ XX, Zimbabwe đã có những bước phát triển về kinh
tế đáng kể. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Robert Mugabe, Chính phủ đã đưa ra chính sách
cải tổ đất đai, chính điều này đã dẫn đến nạn đói tồi tệ nhất trong vòng 60 năm ở quốc gia
này. Trong chính sách này, khoảng 4000 chủ đồn điền da trắng bị tịch thu đất đai, những
thương gia người da trắng vốn là nguồn lực kinh tế chính của đất nước bị Chính phủ cướp
đoạt ruộng đất, xua đuổi, điều này cũng ảnh hưởng tới nguồn tài trợ của Mỹ và phương Tây
với quốc gia này. Đất đai được Chính phủ phân phối lại cho nông dân da đen, nhưng họ lại
là những người có ít kinh nghiệm trong canh tác và sản xuất. Điều này đã khiến đất nước
lâm vào cảnh thiếu lương thực, siêu lạm phát, kinh tế suy yếu, dịch vụ công sụp đổ. Nền
nông nghiệp Zimbabwe sụp đổ chỉ sau một đêm.

- Tài trợ chiến tranh:

Từ măm 1998 đến năm 2002, Zimbabwe cùng với Angola, Namibia đưa 12000 quân
vào tham gia Chiến tranh Congo lần thứ hai nhằm giúp chính quyền nước này chống lại
việc các nước láng giềng đưa quân vào giúp lực lượng đối lập ở Congo. Chính phủ Mugabe
đã in thêm tiền để giúp tài trợ cho chiến tranh. Nền kinh tế tiếp tục xấu đi, việc họ tham gia
vào cuộc chiến đã làm cạn kiệt phần lớn dự trữ tiền tệ của nước này và Zimbabwe đang
phải báo cáo chi tiêu chiến tranh của mình cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế có lẽ là 22 triệu USD
mỗi tháng.

- Sự bất ổn của chính phủ:

15
Sau cuộc cải cách ruộng đất, thống đốc ngân hàng trung ương bắt đầu đầm phán với
người da trắng để quay lại canh tác. Chính phủ thậm chí còn cho một số chủ trang trại da
trắng ký hợp đồng thuê đất dài hạn. Thế nhưng, sau đó chính phủ lại yêu cầu những người
da trắng còn lại phải rời đi, nếu không thì sẽ đối mặt với việc bị bỏ tù. Việc này đã thể hiện
tính bất ổn nghiêm trọng của Chính phủ quốc gia này. Đây sẽ không phải một lựa chọn hấp
dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Họ không muốn kinh doanh ở một quốc gia không
an toàn để đầu tư và không đảm bảo được an ninh trong quyền sở hữu tài sản. Ngoài ra còn
có bạo lực để đàn áp các chính trị gia đối lập, do đó làm xói mòn niềm tin vào tương lai của
nền chính trị đất nước.

- Mất niềm tin:

Người dân và các nhà đầu tư nước ngoài thiếu niềm tin vào tương lai của đất nước và
mất niềm tin vào đồng tiền của đất nước. Điều này phần lớn là do:

+ Tham nhũng. Chính phủ của Robert Mugabe có rất nhiều cáo buộc hối lộ và lợi
dụng tham nhũng để duy trì quyền lực. Zimbabwe được xếp hạng thứ 166 trong số 180
quốc gia trên thế giới theo Chỉ số Nhận thức Tham nhũng (CPI) của Tổ chức Minh bạch
Quốc tế vào năm 2008.

+ Nghèo đói và thất nghiệp phổ biến. Năm 2007, gần 80% dân số dưới mức nghèo
khổ. Tỷ lệ thất nghiệp cũng cao ngay cả trước khi siêu lạm phát xảy ra.

+ Tiền mệnh giá cao hơn. Mặc dù Ngân hàng Dự trữ Zimbabwe liên tục phát hành
tiền có mệnh giá cao hơn, Zimbabwe không tin rằng tiền mới sẽ ổn định hơn tiền cũ.

+ Quyết định kinh tế sai lầm. Một sai lầm trong phán đoán kinh tế của chính phủ có
thể làm cho người dân không hiệu quả vì họ phải tập trung vào việc sửa chữa sai lầm. Mặc
dù điều này gây hại cho nền kinh tế, nó không nhất thiết làm giảm giá trị của tiền tệ nhưng
có thể gây hại cho niềm tin vào tương lai.

- Kiểm soát giá cả:

Chính phủ muốn giữ giá cả phù hợp với người tiêu dùng và ngăn chặn lạm phát ngày
càng tăng. Một trong những điều họ đã làm là áp đặt kiểm soát giá (giá trần) đối với hàng
hóa và dịch vụ trong nước. Điều này đã làm cho sự thiếu hụt nguồn cung trước đó thậm chí
còn trở nên tồi tệ hơn. Điều này là do khi chi phí sản xuất như lương công nhân, giá nguyên
vật liệu và giá hàng hóa nhập khẩu tăng, các nhà cung cấp khó có thể tiếp tục cung cấp hàng
hóa và dịch vụ với giá trần, trừ khi họ bán qua thị trường chợ đen. Vì vậy, việc kiểm soát
giá cả của chính phủ đã phản tác dụng và làm cho tình trạng thiếu hụt và lạm phát thực tế
trở nên trầm trọng hơn. Như vậy, những nguyên nhân trên đã khiến thâm hụt ngân sách

16
chính phủ tăng lên một cách nhanh chóng. Thêm vào đó, chi tiêu chính phủ ngày một tăng
lên trong khi nguồn thu thuế ngày càng sụt giảm khiến chính phủ phải liên tục in thêm tiền
để thanh toán cho các chi phí cũng như trả nợ và hệ quả là dẫn đến một cuộc khủng hoảng
siêu lạm phát nghiêm trọng ở Zimbabwe.

1.2. Siêu lạm phát ở Venezuela

- Phụ thuộc vào dầu mỏ:

Mọi việc bắt nguồn từ năm 1999, khi tổng thống Hugo Chávez lên nắm chính quyền,
ông đã nhận ra được giá trị khổng lồ mà dầu mỏ mang lại, thế nên đã chủ trương cải cách
các công ty lọc dầu nhằm gia tăng sản lượng dầu mỏ mà quốc gia này có thể khai thác, đây
là một điều tốt nhưng lại vô tình đẩy Venezuela vào sự phụ thuộc đối với dầu mỏ. Ngành
khai thác dầu chiếm một phần tỷ trọng cực kỳ lớn trong kim ngạch xuất khẩu (chiếm tới
95% giá trị hàng hóa xuất khẩu) với trữ lượng dầu mỏ lên tới hơn 300 tỷ thùng, gấp đôi trữ
lượng của Iran và gấp 3 lần Nga. Tiền tài với họ dường như đến quá dễ dàng, năm 1999, giá
dầu chỉ là 19,35 đô la cho một thùng thế nhưng đến năm 2008 con số ấy đã lên đến gần 100
đô la một thùng. Trữ lượng dầu khổng lồ đã đem lại cuộc sống trù phú cho người dân
Venezuela. Nhưng sau đó vào gia đoạn 2014-2019, giá dầu thô lao dốc, sự phụ thuộc vào
dầu mỏ đã khiến Venezuela rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng.

- Lệnh cấm vận, trừng phạt của Mỹ:

Điều này đã khiến cho sản lượng xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ sang Venezuela
giảm 60% kể từ năm 2013, từ 13,2 tỷ USD xuống còn 5,2 tỷ USD vào năm 2016. Nhập
khẩu hàng hóa từ Venezuela đã giảm khoảng 2/3 kể từ năm 2013, từ 32 tỷ USD xuống 10,9
tỷ USD năm 2016 khiến quốc gia này phải đối mặt với tình trạng thiếu thu nhập từ nước
ngoài.

- Chính sách Bolivarian:

Chính sách này là một chương trình thúc đẩy nâng cao mức sống của người dân
nghèo và phân phối lại tài sản xã hội. Chính sách này tỏ ra khá có ích khi nó giảm tỷ lệ thất
nghiệp của Venezuela từ mức 15% xuống chỉ còn 8% bên cạnh đó nghèo đói giảm từ 50%
xuống chỉ còn 38% giai đoạn 1999-2011. Nhưng chính sách này vô tình là một con dao 2
lưỡi khi châm ngòi cho một quả bom đang chực chờ nổ khi đến thời điểm hiện tại đã khiến
mức chi tiêu chính phủ đã chiếm tới 50% tổng GDP của quốc gia này, buộc chính quyền
phải vay mượn các quốc gia khác để trả tiền cho các chính sách công của mình, giá dầu tụt
thảm hại, họ cũng không có bất kỳ một nguồn ngân quỹ nào để xoay sở trong thời gian suy
thoái vì tổng thống Chávez đã không tạo ra một quỹ bình ổn đề phòng giá dầu giảm mà lại
kỳ vọng cho việc giá dầu tăng. Thay vì điều chỉnh các chính sách tài khóa thông qua tăng

17
thuế và cắt giảm chi tiêu, chính phủ Maduro đã cố gắng giải quyết thâm hụt ngân sách ngày
càng tăng bằng cách in tiền, dẫn đến lạm phát, không ai biết rõ Venezuela đã in tổng cộng
bao nhiêu tờ tiền để trả nợ cho nước ngoài nhưng chính hành động này đã tạo nên một trong
những cuộc lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới.

2. Giải pháp của chính phủ Zimbabwe và Venezuela.

2.1 Giải pháp của chính phủ Zimbabwe.

- Đô la hóa nền kinh tế

Trong lịch sử phát triển của Zimbabwe, hẳn đất nước này không thể quên con số kỷ
lục của lạm phát 23 triệu phần trăm (23.100.000%) vào tháng 7/2008. Thật bất ngờ khi đô
la hóa toàn bộ nền kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc chống siêu lạm phát ở Zim-
babwe.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng rất nặng nề tới hầu hết
các nền kinh tế trên thế giới. Zimbabwe là một nước giàu có của châu Phi vào những năm
1980, nhưng đến tháng 7/2008 siêu lạm phát lên tới 23 triệu phần trăm (23.100.000%) tại
đất nước này khiến 80% người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp.

Thật khó tin khi chỉ sau 2 năm, Zimbabwe đã khống chế thành công siêu lạm phát.
Trên thực tế, thời gian qua đã đủ để tờ 100 tỷ tỷ đô la Zimbabwe dần lấy lại được giá trị.

Tổng cục Thống kê Zimbabwe công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2011 đã
tăng 0,9% so với tháng trước cho thấy Chính phủ Zimbabwe đã thành công trong việc kiềm
chế lạm phát kể từ mức kỷ lục tăng 23 triệu phần trăm (23.100.000%) trong tháng 7 năm
2008.

Kể từ tháng 2 năm 2009, Chính phủ mới của Zimbabwe đã thiết lập hệ thống giao
thương đa tiền tệ trong đó đồng đô la Mỹ được sử dụng phổ biến nhất. Phân bổ ngân sách
quốc gia năm 2009, dự toán ngân sách 2010 đều sử dụng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ. Đối
với các giao dịch dân sự, theo ước tính của các ngân hàng, 4/5 các giao dịch kể cả các giao
dịch hàng hóa sản xuất trong nước hay việc trả lương cho công nhân và các giao dịch chứng
khoán đều sử dụng đồng đô la Mỹ.

Trên thị trường, tất cả các cửa hàng đều niêm yết giá cả hàng hóa của họ bằng đô la
Mỹ (trừ một số cửa hàng ở phía Nam nơi tiếp giáp với Nam Phi có niêm yết bằng đồng rand
- đơn vị tiền tệ của Nam Phi) đã dẫn tới việc thiếu hụt các đồng xu Mỹ trong thanh toán và
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã chính thức đồng ý cung cấp đồng xu cho Zimbabwe để
khắc phục sự thiếu hụt này.

18
Với việc đô la hóa toàn bộ nền kinh tế, Chính phủ Zimbabwe đã gắn chặt nền kinh tế
của họ với chính sách tiền tệ của Mỹ nên họ đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều
người, nhất là trong giới kinh tế học, trong việc xác định được ảnh hưởng của chương trình
nới lỏng định lượng lần 2 (QE2) vào nền kinh tế Zimbabwe.

Khi theo đuổi chính sách đô la hóa hoàn toàn, lượng ngoại hối Ngân hàng Trung
ương Zimbabwe cần nắm giữ phải bằng 100% lượng cung tiền trong nước được xác định
thông qua tỷ giá hối đoái cố định. Ngoài ra, theo Steve Hanke khi đó cung tiền và lãi suất
huy động của Zimbabwe “hoàn toàn được xác định bởi áp lực thị trường”.

Qua kinh nghiệm đô la hóa nền kinh tế của các nước trước đó như Argentina, Bo-
livia, Brazil, Peru, Ecuador và sự phân tích của các chuyên gia thì kinh tế Zimbabwe vẫn
còn nhiều vấn đề lớn cần cải cách, nhưng việc đô la hóa toàn bộ nền kinh tế cũng đánh bại
được siêu lạm phát, giúp cho nền kinh tế hoạt động tốt như đánh giá của Kramarenko -
trưởng đoàn công tác của IMF trong chuyến khảo sát hỗ trợ Chính phủ Zimbabwe vào cuối
tháng 3 vừa qua.

Cũng theo Steve Hanke, việc đô la hóa nền kinh tế có những ưu điểm như cắt siêu
lạm phát ngay lập tức, nhanh chóng giúp giảm lãi suất huy động, ổn định ngân sách quốc
gia. Tuy nhiên, đây chỉ là một chính sách ngắn hạn và không đảm bảo được năng lực cạnh
tranh quốc gia. Do đó xét về dài hạn, nhà nước Zimbabwe cần những chính sách để có thể
hướng nền kinh tế nước nhà trở nên ổn định bền vững hơn. Và thông qua tìm hiểu và
nghiên cứu kỹ lưỡng thì nhóm chúng em đã đề xuất những chính sách mà chính phủ Zim-
babwe nên làm để nền kinh tế có thể phát triển theo hướng bền vững để như sau:

- Sửa đổi chính sách kinh tế và xây dựng một chính sách tốt hơn.

Mặc dù một số nước phương Tây không đồng ý với Chương trình Cải cách Ruộng
đất của Zimbabwe và muốn bãi bỏ nó, chúng em chỉ nghĩ rằng nó nên được sửa đổi và thực
hiện một cách chính xác. Chúng em tin rằng mục đích của chính sách này là tốt vì nó không
công bằng đối với phần lớn dân số là người Zimbabwe da đen khi người da trắng vẫn sở
hữu đất nông nghiệp ngay cả sau khi độc lập. Chính sách này có mục tiêu giống như những
gì Malaysia đã làm sau khi giành độc lập. Dưới sự lãnh đạo của Tiến sĩ Mahathir, Malaysia
đã cố gắng giành lại những vùng đất thuộc sở hữu của các công ty Anh thông qua nhiều
chiến lược khác nhau như Cuộc đột kích Bình minh 1981. Tuy nhiên, cơ chế thực hiện Cải
cách Ruộng đất rất tệ vì hầu hết các chủ sở hữu mới không biết cách quản lý. Chính phủ
nên chọn những chủ sở hữu mới có kiến thức về kinh doanh nông nghiệp hoặc thành lập
một công ty nhà nước để quản lý nó.

- Kiểm soát cung tiền.

19
Việc cung ứng tiền phải được điều tiết. Điều này nhằm đảm bảo cung tiền không
tăng nhanh hơn sản lượng thực của nền kinh tế và phù hợp với năng suất của nền kinh tế
Zimbabwe. Ý tưởng của Robert Mugabe về việc in thêm tiền để trả các khoản nợ nước
ngoài và tài trợ cho chiến tranh là nguyên nhân chính gây ra thảm họa kinh tế này. Ngân
hàng Dự trữ Zimbabwe phải có kỷ luật về việc tạo thêm tiền. Chính phủ lẽ ra phải học hỏi
từ lịch sử của Đức, nơi họ cũng in quá nhiều tiền và trải qua siêu lạm phát.

- Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách loại bỏ tham nhũng.

Chính phủ của Mugabe có rất nhiều vụ bê bối tham nhũng xảy ra trong nước. Hoa
Kỳ và Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào 200 người
trong gia đình và bạn thân của Mugabe. Các tài sản nước ngoài do họ sở hữu đã bị đóng
băng ở châu Âu. Bên cạnh đó, Chương trình Cải cách Ruộng đất đã được thực hiện sai.
Nhiều đất nông nghiệp được lấy từ những người nông dân da trắng cuối cùng lại nằm trong
tay những người có quan hệ chính trị. Một số tướng lĩnh quân đội cũng nhận được nó như
một phần thưởng. Chính sách có thể thành công nếu nó không được trao cho những người
không có kiến thức về kinh doanh nông nghiệp. Khi một chính phủ minh bạch, nó sẽ tạo
được niềm tin từ người dân và các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này sẽ thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI). Điều đó tốt cho nền kinh tế của đất nước vì tiền chảy vào có thể tạo
ra công ăn việc làm để giảm tỷ lệ thất nghiệp.

- Giảm chi tiêu cho quân sự và tránh xung đột.

Số tiền chi cho chiến tranh với Cộng hòa Dân chủ Congo có thể được sử dụng để cải
thiện cơ sở hạ tầng như trường học, bệnh viện và đường xá trong nước. Cũng có những
xung đột nội bộ giữa người dân tộc thiểu số Ndebele và người Shona chiếm đa số ở Mu-
gabe. Những xung đột này đã dẫn đến nhiều bạo lực và nó bị các nhà đầu tư nước ngoài
không ưa. Những người tiến hành kinh doanh sẽ không cảm thấy an toàn và họ cũng cần
phải chi nhiều tiền hơn cho việc bảo mật. Một quốc gia có môi trường an toàn sẽ thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng cường niềm tin vào tương lai của mình.

- Tăng cường mối quan hệ với các nước khác

Zimbabwe phải bắt đầu hòa hoãn với Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Đức và các nước
châu Âu khác. Vì Robert Mugabe hiện đã từ chức, chủ tịch mới, Emmerson Mnangagwa
sẵn sàng đạt được thỏa thuận mới với IMF. Zimbabwe nên đàm phán lại với các tổ chức
cho vay nước ngoài như Ngân hàng Thế giới và IMF. Đất nước cũng cần sự đóng góp của
cộng đồng quốc tế. Trung Quốc và các nước châu Phi lân cận là một số ứng cử viên có thể
rót tiền. Zimbabwe phải tìm được một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi, chẳng hạn như hứa sẽ
cung cấp cho họ một số dự án sau khi nền kinh tế Zimbabwe phục hồi. Cựu bộ trưởng tài

20
chính, Tendai Biti cho biết Zimbabwe phải tìm kiếm một mối quan hệ mới với Bắc Kinh
dựa trên sự bình đẳng và tôn trọng cũng như với New Delhi, vì Ấn Độ đã trở nên rất quan
trọng. họ có thể sử dụng nó để thúc đẩy nền kinh tế của họ.

2.2 Giải pháp của chính phủ Venezuela.

2.2.1 Giải quyết vấn đề về lạm phát.

Chính quyền Venezuela vẫn đang từng bước hoạch định các kế hoạch nhằm phòng
chống tình trạng siêu lạm phát:

- Hạn chế in thêm tiền và thay đổi chính sách tiền tệ

Chính phủ đã có sự điều chỉnh trong chính sách tiền tệ nhằm khuyến khích “niềm
tin” vào đồng Bolivar khi bắt đầu chủ động can thiệp giá trị của đồng tiền: Ngày 20/8 chính
phủ nước này quyết định phát hành tờ tiền mới (Bolivar chủ quyền - VEF thay cho đồng
Bolivar cũ – VEB) với sự lượt bỏ 5 số 0 trên tiền giấy mới của mình nhằm kiểm soát lạm
phát, mệnh giá lớn nhất trên đồng tiền mới này là 500.000 Bolivar so với 5.000.000 Bolivar
như trước kia. Mục đích của việc này là bình thường hóa các giao dịch, mua bán hằng ngày.
Thế nhưng động thái này tỏ ra không có ích khi tốc độ lạm phát vẫn ở mức 5 con số.

- Giải phóng tỷ giá hối đoái trên thị trường tài chính

Điều này giúp những đồng ngoại hối dễ dàng được tiếp cận hơn mà không bị giới
hạn của chính phủ: Đầu tháng 9/2018 Venezuela quyết định áp dụng chuyển đổi tiền tệ tự
do trên cả nước nằm nới rộng hệ thống quản lý tiền tệ của học được duy trì một cách
nghiêm ngặt trong 15 năm qua để nằm mục đích thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp.
Qua đó các cá nhân và doanh nghiệp có thể mua đồng ngoại tệ qua các ngân hàng tư nhân
và các điểm chuyển đổi ngoại hối thay vì phải buộc phụ tuộc vào Ngân hàng trung ương
của quốc gia này.

Vàng cũng ngày càng được sử dụng như một phương tiện để thu được ngoại hối, với
khoáng sản cũng được sử dụng để làm tài sản thế chấp cho các hoạt động tài chính, nhưng
gần đây hơn là trong hoạt động bán hàng trực tiếp.

- Điều chỉnh chính sách tài khóa

Nhà nước đã đặt mục tiêu thâm hụt tài khóa bằng 0. Thiết lập các khoản thanh toán
trước thuế thu nhập và thuế đối với các giao dịch tài chính lớn. Để bù đắp cho nguồn thu bị
giảm dần và khả năng tiếp cận thị trường ngoài nước bị hạn chế, bộ tài chính Venezuela đã
quyết định sử dụng việc tài trợ thêm tiền tệ trong việc quản lý tài khóa của mình. Từ 2016 –
2018 thì thuế từ các doanh nghiệp và các loại thuế khác đã ước tình đạt trung bình hơn 20%
GDP.

21
2.2.2 Giải quyết vấn đề về khủng hoảng kinh tế.

- Tăng lương, tăng trợ cấp, khuyến khích sản xuất

Trước tình trạng khủng hoảng ngày một gia tăng, Venezuela đã tăng cường làm đa
dạng nguồn cung cấp của các sản phẩm thiết yếu, họ đã nỗ lực từ việc khuyến khích các
doanh nghiệp sản xuất nội địa, tăng cường nhập khẩu các nhu yếu phẩm cần thiết, tăng
lương tối thiểu của người lao động lên 34 lần, sử dụng triệt để các biện pháp phòng chống
lạm phát như: kiểm soát chi tiêu chính phủ, rà soát cắt giảm nguồn đầu tư vào các dự án
không cần thiết, cải thiện bộ máy nhà nước,...

19/01/2016, Venezuela đã thành lập nên Hội đồng quốc gia về kinh tế sản xuất, với
sự tham gia của rất nhiều người đứng đầu các bang, quận, huyện nhằm khuyến khích sự
tham gia chung sức giải quyết vấn đề khủng hoảng kinh tế.

- Điểu chỉnh chính sách xăng dầu:

Đầu tháng 6 năm 2020 chính phủ đã công bố một cơ chế mới đề ấn định giá xăng
dầu bằng cách giữ nguyên trợ cấp và giảm gánh nặng thuế của chính phủ lên việc mua bán.
Công bố 3 mức giá:

+ Trợ giá 100% cho vận tải hàng hóa và vận tải công cộng.
+ Hỗ trợ 5000 Bolivar chủ quyền trên mỗi lít cho các phương tiện cá nhân.
+ Bán xăng với đồng đô la hoặc tiền điện tử với mức giá 0,5 đô la cho mỗi lít.

-Về mặt kinh tế chính trị

Venezuela áp dụng các chính sánh kinh tế cởi mở, chấp nhận dùng đồng đô la Mỹ
trong các giao dịch dân sự, chặn tham nhũng, dập tắt các phần tử chống đối. Dưới các lệnh
cấm vận của Mỹ và sự kìm kẹp địa lý – chính trị với các nước láng giềng, nỗ lực đàm phán
của tổng thống Nicolas Maduro với các phe đối lập, với các nước ủng hộ và không ủng hộ
để chủ trương giữ gìn hòa bình khu vực dường như là cách duy nhất. Chính quyền
Venezuela đang ra sức yêu cầu Mỹ gỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế.

2.2.3. Giải quyết các vấn đề nhân đạo, xã hội.

- Về vấn đề trật tự an ninh

Phía cảnh sát của chính quyền Venezuela đã tăng cường trấn áp tội phạm, sử dụng
các lực lượng dân quân, bán quân sự để giữ gìn an ninh, làm giảm tỷ lệ tội phạm nguy
hiệm, các vụ phạm tội nghiêm trọng, /bắt cóc’tống tiền...

- Về vấn đề lương thực

22
Các nhà sản xuất cùng với chính phủ đã tiến hành họp để xem xét và phát triển
những lĩnh vực sản xuất cần được ưu tiên và lên kế hoạc sử dụng gần hơn 2 triệu héc ta để
sản xuất 19 triệu tấn lương thực, đảm bảo tăng 26% so với năm 2015, để giải quyết vấn đề
lương thực cấp thiết trong nước.

Chính phủ cũng đưa vào mạng lưới chợ lương thực và thực phẩm (MERCAL) và
tung gói hỗ trợ của ủy ban cung ứng và sản xuất địa phương (CLAP), việc này đã phân một
lượng lớn lương mỗi tháng để đảm bảo được phần nào nhu cầu về thực phẩm của người
dân, nhất là tầng lớp nghèo.

- Đối phó với đại dịch Covid-19

Trong năm 2020, khi đại dịch COVID-19 đã tìm đến quốc gia này, chính phủ đã triệt
để thực hiện các biện pháp cách ly, giãn cách xã hội, phong tỏa các thành phố, huy động cả
bộ máy chính trị tham gia chiến đấu chống COVID-19. Trong bối cảnh lạm phát, Venezuela
may mắn có được nhũng sự hỗ trợ về y tế, nhu yếu phẩm từ các nước bạn như Trung Quốc,
Cuba, Iran, Nga, Việt Nam, ...

Giống như Việt Nam, quốc gia này cũng chủ trương chống dịch song song với ổn
định kinh tế bằng những biện pháp: duy trì miễn thuế nhập khẩu, đình chỉ trả lãi ngân hàng
trong 6 tháng, duy trì chuyển tiền mặt, củng cố thực phẩm cho Ủy ban Sản xuất và cung
ứng địa phương (CLAP), ...

3. Hậu quả của việc không tuân theo quy luật tiền tệ ở Zimbabwe và Venezuela.

2.3.1. Hậu quả lạm phát Zimbabwe

- Chỉ trong một thời gian ngắn cơn siêu lạm phát đã biến Zimbabwe trở thành một
trong những nước nghèo đói của châu lục, mặc dù từng được coi là quốc gia triển vọng nhất
châu Phi với những tiềm năng kinh tế và các nguồn tài nguyên giàu có.

+ 80% người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp.

+ Hệ thống giáo dục và y tế tốt của nước này và các ngành khác bị sụp đổ.

+ Tình trạng thiếu hụt mỗi lúc thêm trầm trọng các loại hàng hóa cơ bản, cùng với
tình trạng bất ổn về kinh tế và chính trị xung quanh cuộc bầu cử toàn quốc

+ Tại đất nước này, có rất nhiều "tỉ phú" nghèo đói.

=> Nền kinh tế của Zimbabwe bị sụp đổ hoàn toàn dẫn đến phải sử dụng đồng tiền
ảo Bitcoin như là một phương tiện thanh toán bất đắc dĩ.

23
2.3.2. Hậu quả lạm phát Venezuela

2.3.2.1. Khủng hoảng kinh tế

Hình 5: Tổng GDP theo từng năm

- Trên sơ đồ ta thấy GDP lao dốc. Sau khi có đà tăng trở lại thì GDP lại tụt nhanh
chóng khi Venezuela bước vào cuộc siêu lạm phát 2017.

=> Nợ của nước này so với GDP được thể hiện:

Hình 6: Các khoản nợ so với GDP

- Theo ngân hàng nhà nước ở Venezuela, nợ nước ngoài chia làm 4 loại:

24
+ Nợ công: Chiếm 55% tổng số nợ

+ Nợ tài chính của công ty Dầu khí: Chiếm 21% tổng số nợ

+ Nợ nước ngoài: Chiếm 15% tổng số nợ

+ Nợ của Ủy ban quản lý tiền tệ Venezuela: Chiếm 9% tổng số nợ

2.3.2.2. Khủng hoảng nhân đạo

- Năm 2011, người dân không có nhà ở gia tăng, vật liệu xây dựng khan hiếm, mức
sản lượng kim loại thấp kỉ lục trong 16 năm.

-> Bắt đầu sống trong các khu ổ chuột.

=> Nổi dậy những cuộc phản đối chính sách của Chavez đề ra dẫn tới tình trạng mất
kiểm soát về tội phạm. Tỷ lệ tội phạm lớn nhất thế giới.

- Người dân Venezuela phải ngồi ăn từ bãi rác. Thiếu hụt yếu phẩm trên diện rộng
khi tổng thống Chavez đề ra cải cách kiểm soát giá.

+ Thiếu sữa, thịt gà, bơ...hay thuốc, đồ vệ sinh cá nhân.

+ Người dân ăn hoa qủa dại duy trì sự sống.

+ Với những người có tiền, phải xếp hàng chờ mua. Tuy nhiên hàng hết rất nhanh
chóng nên có thể họ không mua được gì.

- Tháng 1/2016, hơn 500 người phụ nữ Venezuela vượt biên sang nước khác để có
đồ ăn khiến quân đội phải tạm thời đóng biên với Colombia.

=> 1/4 người dân cần hỗ trợ khẩn, với 3,7 triệu người bị suy dinh dưỡng, 22% trẻ em
dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng.

2.3.2.3. Khủng hoảng chính trị

- Bắt nguồn từ mâu thuẫn trong nội bộ chính trị sau khi Chủ tịch Quốc hội Juan
Guaido đã bác bỏ vai trò của tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro và tự phong mình
làm tổng thống lâm thời Venezuela.

- Tháng 2/2014: Lực lượng an ninh Venezuela tạm giữ nhà lãnh đạo phe đối lập
Leopoldo Lopez sau cuộc biểu tình mang tên “Lối thoát” nhằm hạ bệ Maduro.

- Tháng 3/2016: Toàn án tối cao đứng về Đảng xã hội, đưa ra cách thức tiếp quản bộ
máy Quốc hội. Tuy nhiên, họ bị chỉ trích và phản đối từ quốc tế

-> Bạo loạn nổ ra với 100 người thiệt mạng.

25
- Tháng 7/2017: Chính phủ kêu gọi cuộc trưng cầu ý dân thành lập cơ quan lập pháp
toàn năng tên Hội đồng lập hiến.

- Tháng 2/2018: Phe đối lập thất bại trong hoàn cảnh bất đồng về thời gian cho cuộc
họp bầu cử tổng thống kế nhiệm và cuộc đàm phán hóa của Chính phủ Maduro.

-> Hàng nghìn người dân biểu tình ngoài đường, chống đối chính quyền tổng thống
Maduro, yêu cầu từ chức, ủng hộ Juan Guaido.

26
CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN TỚI VIỆT NAM.
I. Tác động của quy luật tiền tệ tới thị trường Việt Nam.

Quy luật tiền tệ có tác động hai mặt lên thị trường Việt Nam. Đặc biệt quy luật tiền
tệ đối với lạm phát có tác động hai chiều: vừa kiềm chế lạm phát, vừa là nguyên nhân gây
ra lạm phát.

1. Tác động tích cực

- Thúc đẩy kinh tế theo hướng ngày càng phát triển, cải thiện vật chất, hạn chế lạm phát và
mất giá của đồng tiền.

- Trong quá trình lạm phát diễn ra, quy luật giá trị giúp ổn định thị trường vĩ mô, điều chỉnh
đầu tư, dẫn dắt đầu tư, kích thích đầu tư phát triển, là cơ sở để hình thành thị trường tiền tệ,
xây dựng các chính sách tiền tệ trong quản lý kinh tế.

- Tính toán lượng tiền cần thiết để lưu thông mang lại hiệu quả

- Vừa kích thích sự trao đổi vừa mang lại các giá trị lợi ích cho bên trong giao dịch từ đó
giúp nền kinh tế phát triển so với quốc gia khác

- Giúp Chính phủ căn cứ để phát hiện cho việc lưu thông có vai trò như hệ thống NHNN và
kinh doanh điều hòa tiền tệ, củng cố sức mua

- Cụ thể:

Có thể thấy, trước đây với hệ thống ngân hàng một cấp, NHNN cha hoàn toàn chủ
động trong việc in đúc tiền, điều tiết lượng tiền cung ứng, vận dụng chưa đúng quy luật lưu
thông tiền tệ nên đã phát hành tràn lan gây nên lạm phát, đồng tiền mất giá. Hiện nay hình
thành hệ thống ngân hàng hai cấp, áp dụng hiệu quả quy luật tiền tệ, nghiệp vụ chuyển đổi
phát hành tiền của NHNN bước đầu tỏ ra có chất lượng và hiệu quả hơn trong quá trình
thực thi chính sách tiền tệ. Việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, mở cửa biên giới làm
cho lưu thông hành hóa trở nên trôi chảy, kinh tế bắt đầu đi lên, lạm phát từ ba con số
xuống còn một con số, sức mua đồng tiền dần dần ổn định.

2 Tác động tiêu cực.

Cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, cụ thể, khi NHTW mua ngoại tệ vào để
giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ, mua trái phiếu theo yêu cầu của
nhà nước làm cho lượng tiền lưu thông tăng lên so với mức hàng hóa, phát hành tiền quá
nhiều sẽ làm đồng tiền bị mất giá.

27
Giá cả của một số yếu tố trong chi phí sản xuất như tiền lương, nguyên nhiên vật
liệu, máy móc, … tăng lên khiến cho chi phí sản xuất tăng và doanh nghiệp muốn thu được
lợi nhuận thì phải tăng giá hàng hóa. Từ đó, mức giá chung trong toàn nền kinh tế tăng theo.

 Dẫn tới lạm phát.

II. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi giải quyết lạm phát.

1. Giải pháp ngắn hạn.

- Cắt giảm mạnh nguồn cung ứng tiền mặt, đặc biệt là giảm in tiền và đổi mệnh giá
đồng tiền (đổi 1000đ lấy 1đ).

- Tăng nhanh nguồn cung ứng các loại hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, nhất là lương
thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm

- Áp dụng liệu pháp mạnh thông qua việc thực hiện chế độ lãi suất dương cao.

2 Giải pháp dài hạn.

- Một là, cần thực thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ năng động và hiệu quả
trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Hạ lãi suất cho vay để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trong nước và xuất
nhập khẩu, cung cấp hàng hóa cho nền kinh tế + Hạn chế giải chấp CK, đề nghị các NH,
Cty CK tạm ngừng giải chấp, tiếp tục gia hạn hoặc NHNN hỗ trợ tài chính thông qua hoạt
động tái chiết khấu để tạo thanh khoản cho các NH

+ Xử lý cầu đầu tư nước ngoài: Giữ tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK
VN như hiện nay (49%-đối với CP các ngành khác, riêng CP ngành NH là 30%) nhưng
tháo gỡ thủ tục hành chính.

+ Mở rộng đối tượng kiều bào nước ngoài mua nhà ở Việt Nam: Hiện nay, Quốc Hội
đang dự thảo nghị định cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở VN. Đây là
một giải pháp tốt đáp ứng được nguyện vọng của bà con xa xứ nhưng cũng là một biện
pháp cứu được sự đóng băng của thị trường bất động sản.

+ Tiếp tục siết chặt chi tiêu công đối với các dự án không hiệu quả: đề nghị Quốc
Hội và Chính phủ tiếp tục cắt giảm để tập trung vào đầu tư xuất khẩu góp phần thăng bằng
cán cân thương mại. +Phòng chống giảm phát.

- Hai là, đề xuất với Chính phủ thành lập quỹ kích cầu để kích thích tiêu dùng để
kích thích nền kinh tế phát triển tránh xu hướng giảm phát trong thời gian tới. Trước thực
trạng nền kinh có dấu hiệu giảm phát, cần phải giảm tốc độ tăng lãi suất huy động của ngân

28
hàng, duy trì tốc độc tăng trưởng 7% là hợp lý. Bên cạnh đó, Chính phủ cần phải bố trí ngân
sách quỹ kích cầu để kích thích tiêu dùng để kích thích nền kinh tế phát triển tránh xu
hướng giảm phát trong thời gian tới. Trước mắt cần đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, tăng năng
suất lao động làm cho giá trị của nền kinh tê “thật” không bị thoát li giá trị của nó do nền
kinh tế “ảo” (các hàng hóa của nền kinh tế ảo là các chứng từ có giá: chứng khoán, quyền
chọn mua, quyền chọn bán…)

- Ba là, tiết kiệm chi phí sản xuất xã hội và chi tiêu công và tư Giảm mức tăng chi
phí phải thực hiện tiết kiệm trong sản xuất xã hội. Để làm được điều này, bản thân các
doanh nghiệp cần tăng cường quản lý sản xuất theo định mức, kiểm tra chặt chẽ các yếu tố
đầu vào theo đúng quy cách, phẩm chất, chủ động nghiên cứu tìm vật tư thay thế với chi phí
thấp, nhất là đối với vật tư nguyên liệu nhập khẩu. Một giải pháp giảm mức tăng chi phí
khác có thể áp dụng là hoàn thiện công nghệ, đổi mới công nghệ, cải tiến tố chức quản lý
nhằm tăng năng suất lao động. Đồng thời tiết kiệm chi tiêu công của nhà nước, từng gia
đình, cá nhân.

- Bốn là, tăng cường kiểm tra, giám sát phát huy tính công khai minh bạch của chi
tiêu công... Cần soát xét lại các chương trình, dự án đầu tư, hoạt động chi tiêu cả trung ương
và địa phương, đầu tư của các thành phần kinh tế, kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án, các
công trình đầu tư. Khẩn trương hoàn thành các dự án, các công trình, đặc biệt là những công
trình trọng điểm, hoàn thành dứt điểm các công trình dây dưa kéo dài để chúng sớm phát
huy tác dụng. Chủ động điều chỉnh kế hoạch triển khai các dự án đầu tư, tập trung ngân
sách vào những công trình cấp thiết, những chương trình không cấp thiết nên chuyển vào
những năm sau. Công khai minh bạch, thông qua sự giám sát chi tiêu công của các tổ chức
phi Chính phủ, các đoàn thể chính trị xã hội và tổ chức quần chúng.

- Năm là, phải quản lý chặt chẽ hoạt động chi tiêu thu đổi ngoại tệ trên thị trường.
Tích cực thu hút ngoại tệ trong dân bằng việc khuyến khích gửi tiết kiệm ngoại tệ với lãi
suất hấp dẫn; thực hiện tỷ giá hối đoái linh hoạt giữa tiền Việt với một số ngoại tệ, nhất là
ngoại tệ mạnh chi phối hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam như USD, EURO, Yên,
Nhân dân tệ... đảm bảo tác động khách quan vào xuất nhập khẩu, không gây thiệt hại chung
cho nền kinh tế. Khuyến khích chi tiêu không dùng tiền mặt, đặc biệt là khách nước ngoài,
cần tạo cơ chế để nhóm khách này có thể giam gia, nhất là đối với thị trường chứng khoán,
thị trường bất động sản.

- Sáu là, Chính phủ nên thực hiện bán trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc cho
dân, thu hồi tiền mặt. Hoạt động này có tác dụng rất tích cực làm giảm nhanh lượng tiền
mặt trong lưu thông và tác động trực tiếp tới giảm lạm phát. Trong trường hợp cấp bách
hiện nay, không nên đấu thầu trái phiếu và tín phiếu qua trung gian. Ngân hàng Nhà nước,

29
Kho bạc Nhà nước nên triển khai bán trực tiếp cho dân. Bán trực tiếp sẽ tránh được các
khâu trung gian nên mức lãi suất đối với người mua sẽ cao hơn, thu hút được nhiều người
tham gia. Có thể tổ chức thành những chiến dịch phân phối tín phiếu, trái phiếu trong thời
gian cụ thể với cơ chế thuận lợi kết hợp với sự tuyên truyền cổ động mạnh mẽ để động viên
mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức xã hội tham gia.

- Bảy là, đẩy mạnh phong trào sản xuất cung cấp sản phẩm dịch vụ cho xã hội, hạn
chế những tệ nạn xã hội, giải quyết các vấn đề thuộc an sinh xã hội cho người nghèo, đối
tượng chính sách trong xã hội. Lạm phát năm 2007 vượt mức hơn 12%/năm, chỉ số giá tiêu
dùng chỉ trong 2 tháng đầu năm đã phi mã tới hơn 6% so với cuối năm ngoái. Cho đến
tháng 11 năm 2008, lạm phát lại diễn biến phức tạp sang chiều hướng có những đấu hiệu
giảm phát, vì vậy kiểm soát lạm phát là một nhiệm vụ mục tiêu hàng đầu của Chính phủ và
toàn dân tộc Việt Nam.

III. Liên hệ bản thân.

- Về mặt nhận thức: 

Từ quy luật tiền tệ, có thể thấy, số lượng tiền được phát hành và đưa vào lưu thông
phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa đưa ra thị trường. Khi tiền giấy ra đời, thay thế cho tiền
vàng trong thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, đã xuất hiện khả năng tách rời lưu
thông hàng hóa với lưu thông tiền tệ. Bản thân tiền giấy không có giá trị, chỉ là kí hiệu của
giá trị. Nếu tiền giấy được phát hành nhiều quá, vượt quá khả năng tiền vàng cần thiết cho
lưu thông mà tiền giấy đại diện, đã làm cho tiền giấy mất giá trị dẫn đến lạm phát.

- Về mặt hành động: Là một sinh viên kinh tế, em cần

+ Nâng cao kiến thức cũng như chuyên môn để có thể phù hợp với yêu cầu trình độ
lao động, giúp tối ưu hóa trong quá trình sản xuất của nền kinh tế.

+ Rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt, phải có khả năng tìm được đường đi đúng đắn và
chính xác, tránh bị lôi kéo dụ dỗ thực hiện các hành vi phi đạo đức như bán hàng nhái, hàng
giả, gây tổn hại tới nền kinh tế.

+ Sử dụng hợp lí các mặt hàng nhập khẩu, nhất là các hàng hóa đang khan hiếm để
làm giảm áp lực đối với giá cả.

+ Đẩy mạnh việc sử dụng hàng trong nước để tăng khả năng sản xuất trong nước, tạo
cơ sở ổn định tiền tệ một cách vững chắc.

30
KẾT LUẬN

Zimbabwe và Venezuela là hai trong những quốc gia có tỉ lệ lạm phát cao nhất thế
giới. Nguyên nhân dẫn đến hai siêu lạm phát này có thể kể đến sự lãnh đạo của chính phủ,
những chính sách, chương trình cải cách sai lầm khiến cho tình hình lạm phát ngày càng tồi
tệ hơn. Ngoài ra, việc phụ thuộc vào một thế mạnh duy nhất hay vào một quốc gia đối tác
duy nhất cũng khiến nền kinh tế dễ rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nguyên
nhân chủ yếu của các siêu lạm phát đều được gây ra bởi sự thâm hụt ngân sách dẫn đến
chính phủ buộc phải in rất nhiều tiền.

Chính phủ Zimbabwe sử dụng giải pháp sử dụng đồng tiền của quốc gia khác, sửa
đổi chính sách kinh tế, loại bỏ tham nhũng, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường mối quan
hệ với các nước khác và trách xung đột quân sự. Chính phủ Venezuela giải quyết các vấn đề
về lạm phát, khủng hoảng kinh tế và các vấn đề nhân đạo xã hội.

Quy luật tiền tệ vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực lên thị trường Việt
Nam: kiềm chế lạm phát, là nguyên nhân gây ra lạm phát.

Từ siêu lạm phát của Zimbabwe và Venezuela, Việt Nam đã rút ra những bài học
trong vấn đề giải quyết lạm phát. Trong ngắn hạn cần cắt giảm mạnh nguồn cung ứng tiền
mặt, tăng nguồn cung các loại hàng hóa và thực hiện chế độ lãi suất dương cao. Trong dài
hạn, Chính phủ cần điều chỉnh chi tiêu, đưa ra các chính sách tài chính - tiền tệ phù hợp,
công khai minh bạch chi tiêu công và thúc đẩy thu hồi tiền mặt trong lưu thông. Có thể thấy
được vai trò rất quan trọng của Chính phủ trong vấn đề giải quyết lạm phát. Các hành động,
chính sách của chính phủ phải phù hợp với tình hình kinh tế trong nước, trong khu vực và
trên thế giới đồng thời phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia. Quan trọng hơn là
Chính phủ Việt Nam phải rút ra bài học kinh nghiệm từ thất bại của những quốc gia khác để
không mắc phải những sai lầm đó.

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(n.d.).

Cường, V. (2019, 03 28). Venezuela - Đường đến khủng hoảng - Kỳ 2:Vung tay quá trán.
Retrieved from Đầu tư tài chính: https://dttc.sggp.org.vn/venezuela-duong-den-
khung-hoang-ky-2vung-tay-qua-tran-post61984.html

Gia, C. T. (2023, 03 31). Lưu thông tiền tệ là gì? Tìm hiểu quy luật lưu thông tiền tệ? Re-
trieved from Luật Dương Gia: https://luatduonggia.vn/luu-thong-tien-te-la-gi-tim-
hieu-quy-luat-luu-thong-tien-te/#:~:text=Quy%20lu%E1%BA%ADt%20l%C6%B0u
%20th%C3%B4ng%20ti%E1%BB%81n%20t%E1%BB%87%20l%C3%A0%20quy
%20lu%E1%BA%ADt%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c,qu%E1%BA%A3n
%20l%C3%BD%20c%E1%BB%A7

Huân, N. C. (2020, 09 20). Tiểu luận lạm phát tại Venezuela - môn kinh tế học. Retrieved
from https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-su-pham-ky-thuat-
thanh-pho-ho-chi-minh/principle-of-economy/tieu-luan-lam-phat-tai-venezuela-mon-
kinh-te-hoc/17586296: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-su-
pham-ky-thuat-thanh-pho-ho-chi-minh/principle-of-economy/tieu-luan-lam-phat-tai-
venezuela-mon-kinh-te-hoc/17586296

luật, T. v. (n.d.). Pháp luật về tiền tệ ngân hàng. Retrieved from Thư viện pháp luật:
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/thoi-su-phap-luat/lam-phat-la-gi-thuc-trang-
nguyen-nhan-va-cac-bien-phap-kiem-soat-toc-do-lam-phat-tai-viet-nam-66160-
26644.html

Nam, T. t. (2021, 03 08). Lạm phát leo thang phi mã tại Venezuela. Retrieved from Tuổi
Trẻ: https://tuoitre.vn/lam-phat-leo-thang-phi-ma-tai-venezuela-
20210308140352986.htm

Nguyên, T. (2018, 12 18). Venezuela loay hoay với khủng hoảng. Retrieved from Kinh tế
văn hóa thể thao: https://cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Venezuela-loay-
hoay-voi-khung-hoang-i503601/

Siêu lạm phát ở Zimbabwe. (n.d.). Retrieved from Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/


wiki/Si%C3%AAu_l%E1%BA%A1m_ph%C3%A1t_%E1%BB
%9F_Zimbabwe#:~:text=nghi%C3%AAm%20tr%E1%BB%8Dng%20h
%C6%A1n.-,H%E1%BA%ADu%20qu%E1%BA%A3,r%C6%A1i%20v%C3%A0o
%20c%E1%BA%A3nh%20th%E1%BA%A5t%20nghi%E1%BB%87p.

32
Trang, L. (2016, 05 24). “Quả bom hẹn giờ” Venezuela chờ nổ. Retrieved from Tạp chí
Kinh tế và Dự báo: https://kinhtevadubao.vn/qua-bom-hen-gio-venezuela-cho-no-
4112.html

Trường, L. M. (2023, 02 27). Các chức năng của tiền tệ và Ví dụ về quy luật lưu thông tiền
tệ. Retrieved from Luật Minh Khuê: https://luatminhkhue.vn/cac-chuc-nang-cua-
tien-te-va-vi-du-ve-quy-luat-luu-thong-tien-te.aspx

Trường, L. M. (n.d.). Luật Minh Khuê Các chức năng của tiền tệ và Ví dụ về quy luật lưu
thông tiền tệ.

33

You might also like