You are on page 1of 32

Nội dung bài học

- Tạo Block – Template


- Giới thiệu chức năng thiết kế mạch nguyên lý Schematic
- Thư viện thiết bị điện trong Schematic, ký hiệu các thiết bị điện cơ bản
- Sử dụng Schematic thiết kế bản vẽ nguyên lý mạch lực đóng cắt động cơ
cơ bản
Block – Tạo Block
- Trong Autocad Electrical cũng có nhiều thiết bị chưa có trong thư viện
(Các dòng PLC chưa đầy đủ, chưa có biến tần,…) sẽ phải thêm thủ công.
- Có 2 cách để thêm đó là tìm file cad layout thiết bị trên trang web của
các hãng để copy trực tiếp vào Project hoặc vẽ lại dựa trên tài liệu
manual.
- Sau khi copy hoặc vẽ xong đối tượng, ta sẽ tiến hành thêm đối tượng
thành Block để sau này có thể dùng đi dùng lại mà không cần vẽ lại.
Thuộc tính Block
- Block được tạo có thể có thuộc tính cố định hoặc có
thuộc tính thay đổi.
- Nếu chỉ cần thuộc tính cố định thì các chi tiết trong
Block chỉ cần dung các lệnh đã học để vẽ. Nếu cần
thuộc tính thay đổi sử dụng lệnh ATT (Insert/Define
Attributes). Trong cửa sổ Atribute Definition
+ Tag: Tên nhãn dán (không dấu, không cách…)
+ Default: Mặc định (không thay đổi thì tự động
để giá trị mặc định)
+ Justification: Căn lề (chú ý vị trí)
+ Text style: Kiểu chữ
Lệnh Block (B)
Name: Tên block
Objects/Select: Chọn đối tượng trong block

Base point/Pick:
Chọn điểm chèn

Chú ý: Viết tiếng Việt trong thuộc tính thay đổi, Ctrl+1 (Propreties) thay đổi trong Attributes
Thêm thư viện Block

B1: Ctrl+3 (Tools/Palettes/tool palettes)


B2: Chuột phải/ new palettes
B3: “new palettes” đặt tên cho thư viện mới tạo
Thêm thư viện Block

B4: Nhập lệnh ADC


B5: Chọn thư mục để thư viện
(file thư viện là file CAD có
chứa các block thiết bị tự tạo)
B6: Chọn mục block
B7: Kéo thả các block vào
trong thư viện Pallete để có
thể sử dụng
Thanh công cụ Schematic

- Thanh công cụ Schemactic bao gồm các công cụ để vẽ mạch nguyên lý:
+ Insert Components: thêm các thiết bị từ thư viện
+ Edit Components: chỉnh sửa các thiết bị
+ Insert Wires/Wire Numbers: nối dây, đánh số dây
+ Edit Wires/Wire Numbers: chỉnh sửa dây và đánh số
Các công cụ thường dùng trong Insert Components

- Icon menu: Mở menu thư viện để thêm các biểu tượng


- Catalog Browser: Mở Bảng tra Catalog thiết bị
- Circuit Builder: Sử dụng các bản vẽ nguyên lý mẫu
- Insert PLC: chế độ Parametric là thêm PLC dạng sơ đồ nguyên lý, Full
Unit là thêm PLC dạng đầy đủ
Icon Menu
- Khi kích vào Icon Menu, cửa sổ thư viện hiện lên cho phép lựa chọn các đối tượng
trong thư viện, mỗi đối tượng lại chứa nhiều đối tượng nhỏ bên trong:
Icon Menu
Push Button Nút bấm Selector switches Khóa chuyển mạch
Fuses Cầu chì Breakers/Disconnector CB/Dao cách ly
Transformer Máy biến áp Reactor Cuộn kháng
Relay/Contact Rơ le/tiếp điểm Timer Bộ định thời
Motor Control ĐK động cơ Plot Lights Đèn báo
PLC I/O Vào/ra PLC Terminal/Connector Cầu đấu/Giắc kết nối
Limit Switch Công tắc hành trình Pressure Switch Công tắc áp suất
Temperature Switch Công tắc nhiệt độ Proximity Switch Cảm biến tiệm cận
Miscellaneous Switch Công tắc khác Solenoid Van điện từ
Instrumentation Thiết bị quá trình Qualifying Symbol Biểu tượng phụ trợ
Electronics Linh kiện điện tử Miscellaneous Thiết bị khác
Dot Chấm One-line Component Thiết bị nhất thứ
Power Station Trạm điện
Thuộc tính của đối tượng trong thư viện Icon Menu
- Sau khi lựa chọn xong đối tượng và đặt ra màn
hình, cửa sổ chỉnh sửa thuộc tính sẽ hiện ra.
- Đặt tên Tag trong ô Component Tag
- Ghi chú thích trong phần Description
- Nhập thông số thiết bị trong phần Catalog Data
(hoặc nhấn vào Lookup để tìm kiếm trong thư
viện Catalog)
- Mục Cross-Reference tích vào Component
Override và nhập các thông tin tiếp điểm NO, NC
(dùng với Rơ le, Công tắc tơ,…)
- Đánh số các chân ở mục Pins
Catalog Browser
- Để lựa chọn thiết bị ta cũng có thể vào mục Catalog Browser để tìm theo danh
mục, theo tên hãng hoặc tìm kiếm tự do trong ô Search
Circuit Builder
- Khi sử dụng tính năng Circuit Builder, ta có thể
chèn các bản vẽ nguyên lý mẫu của thư viện, ví
dụ như bản vẽ điều khiển động cơ 3 pha, động
cơ 1 pha,…
- Bản vẽ mẫu có thể chỉnh sửa tùy ý theo thực tế.
Insert PLC (Parametric)
- Mục đích: thêm 1 bộ PLC với sơ đồ chân
dạng nguyên lý, không cần bố trí theo thực tế
mà chỉ cần đúng tên và đủ số lượng chân
- Chọn mã PLC, nhấn OK, chọn vị trí đặt
- Nhập khoảng cách chân, Rack và Slot, địa chỉ
Input đầu tiên, Output đầu tiên.
- Chế độ đánh số địa chỉ Octal
Insert PLC (Full Unit)
- Mục đích: thêm 1 PLC với sơ đồ chân dạng đầy đủ, bố trí theo thực tế
- Chọn mã PLC trong thư viện Icon Menu, nhấn OK, chọn vị trí đặt
- Nhập khoảng cách chân, Rack và Slot, địa chỉ Input đầu tiên, Output
đầu tiên.
- Chế độ đánh số địa chỉ
Octal
Các công cụ thường dùng trong Edit Components
- Edit: Công cụ chỉnh sửa thuộc tính của các đối tượng
- Delete Component: Xóa đối tượng và nối liền đoạn dây dẫn tại vị trí cũ
- Scoot: Di chuyển đối tượng trong 1 dòng, tự động nối lại dây
- Move Component: Di chuyển đối tượng tự do, tự động nối lại dây
- Align: Sắp xếp thẳng hàng các đối tượng
- Toggle NO/NC: đảo trạng thái các tiếp điểm
- Copy Component: Copy đối tượng và Paste vào vị trí khác trong bản vẽ
- Copy Circuit: Copy đoạn mạch
- Move Circuit: Di chuyển đoạn mạch
- Các lệnh Attributes: chỉnh sửa, di chuyển, ẩn hiện,… các dòng thuộc tính
Chỉnh sửa đối tượng
- Để chỉnh sửa thuộc tính đối tượng có thể làm theo 2 cách:
+ Dùng các lệnh trên thanh công cụ sau đó chọn đối tượng để chỉnh sửa
+ Chọn đối tượng trước, sau đó nhấn chuột phải vào đối tượng, sẽ hiện ra
Menu để chỉnh sửa
Các công cụ thường dùng trong Insert Wires/Wire Numbers
- Wire: vẽ dây nối
- Multiple Bus: Vẽ các dây pha song song
- Wire Number: đánh số dây
- 3 Phase: đánh số dây 3 pha
- Source Arrow: đánh dấu điểm đầu mũi tên (trong 1 chuyển tiếp)
- Destination Arrow: đánh dấu điểm cuối mũi tên (trong 1 chuyển tiếp)
- Insert Ladder: chèn khung dây Ladder
Wire và Multiple Bus
- Để vẽ dây nối ta nhấn vào lệnh Wire, sau đó vẽ 1 đường từ điểm bắt đầu tới
điểm cuối. Các điểm chập dây, đi vòng qua đều được vẽ tự động.
- Thông thường dây đi vuông góc nhưng cũng có thể vẽ dây đi các góc 22.5, 45,
67.5 độ
- Với chế độ Multiple Bus. Có 3 kiểu vẽ:
+ Component: Vẽ từ các thiết bị 3 pha
+ Another Bus: Vẽ từ 1 dây khác
+ Empty Space: Vẽ tự do
Số lượng dây có thể chọn là 2, 3 hoặc 4
Wire Numbers
- Wire Number là công cụ đánh số dây trong bản vẽ nguyên lý. Có thể sử dụng
chức năng đánh số thủ công (Pick Individual Wires) hoặc đánh số cả bản vẽ
(Drawing-wide)
- Chế độ đánh số (Write tag mode) chọn Sequential để đánh số theo thứ tự
tăng dần
- Để đánh số dây đường dây 3 pha
chọn công cụ: 3 Phase ; lựa chọn
dạng đánh số sau đó chọn các dây
pha, các số dây pha sẽ tự động được
nhập vào
Source Arrow - Destination Arrow
- Thường dùng cho các đối tượng nằm cách nhau xa trong bản vẽ, là một hình
thức nối từ xa cho 2 dây dẫn
- Đoạn dây dẫn số 1 kết thúc với mũi tên Source Arrow còn đoạn dây dẫn số 2
bắt đầu với mũi tên Destination Arrow
- Sử dụng công cụ Source Arrow:
+ Nhấp vào Source Arrow trên thanh công cụ
+ Nhấn vào đoạn đây dẫn cần nối
+ Mục Code nhập mã hiệu dây
+ Mục Description: Mô tả cho đánh dấu
+ Nhấn OK
Source Arrow - Destination Arrow
- Sử dụng công cụ Destination Arrow:
+ Nhấp vào Destination Arrow trên thanh
công cụ
+ Nhấn vào đoạn đây dẫn cần nối
+ Mục Code nhập mã hiệu dây
+ Mục Description: Mô tả cho đánh dấu
+ Nhấn OK
+ Có thể vào chọn thủ công từ lệnh Drawing
Insert Ladder
- Ladder là đối tượng hỗ trợ vẽ mạch nguyên lý.
Trong Autocad Electrical cho phép 1 khung Ladder
nhanh bằng lệnh Insert Ladder
- Cửa sổ Ladder bao gồm các lựa chọn:
+ Chiều rộng khung Ladder
+ Khoảng cách giữa các dòng trong Ladder
+ Chiều dài khung Ladder (số NetworK)
+ Đánh số đầu tiên cho các dòng Ladder
+ Lựa chọn 1 pha hay 3 pha
- + Vẽ các Network. Sau đó nhấn OK
Sau đó để vẽ khung ladder kéo chuộc ra màn
hình chính
Các công cụ thường dùng trong Edit Wires/Wire Numbers
- Edit wire number: chỉnh sửa đánh số dây
- Fix wire number: khóa đánh số dây
- Swap wire number: đảo đánh số dây 2 sợi
- Find/replace wire number : tìm kiếm và thay thế đánh số dây
- Hide/Unhide wire number : ẩn/hiện đánh số dây
- Trim wire: cắt dây thừa
- Delete wire number: xóa đánh số dây
- Add Rung: thêm dòng vào Ladder
- Revise Ladder: sửa đánh số Ladder
Các lệnh thao tác với đánh số dây
- Nhóm lệnh thao tác với đánh số dây:
+ Edit wire number: chỉnh sửa đánh số dây, có thể chỉnh số dây thành số
khác mặc định
- Fix wire number: khóa đánh số dây, không chỉnh sửa được
- Swap wire number: đảo đánh số dây 2 sợi, chọn 2 dây để đảo 2 số dây cho
nhau
- Find/replace wire number : tìm kiếm và thay thế đánh số dây. Tìm ra các đánh
dấu dây có tên biết trước, có thể thay thế một vài hoặc toàn bộ các đánh dấu
dây
- Hide/Unhide wire number : ẩn/hiện đánh số dây
Lệnh cắt dây thừa Trim

- Khi có đoạn dây dẫn có độ dài vượt


quá giá trị mong muốn, ta có thể cắt
bớt bằng lệnh Trim.
- Hoạt động giống như lệnh Trim trong
Cad thường
Vẽ bản vẽ mạch lực cơ bản

- Hiện nay tiêu chuẩn bản vẽ được sử dụng phổ biến nhất là tiêu chuẩn
IEC. Các ký hiệu thiết bị toàn bộ sẽ tuân theo tiêu chuẩn.
- Trong phạm vi bài học sẽ học vẽ các thiết bị trong mạch lực cơ bản theo
tiêu chuẩn IEC và thực hành vẽ mạch cấp nguồn khởi động trực tiếp
động cơ 3 pha.
- Mạch động lực cơ bản thường bao gồm: MCB, Contactor, Thermal Relay
(Overload), 3-phase Motor và Terminal
Một số đối tượng trong mạch lực cơ bản

- Biểu tượng MCB lấy trong thư viện


Breakers/Disconnects, mục Circuit
Breaker 3 Poles.
- Chọn loại MCB cần dùng trong số các loại
MCB có sẵn: CB loại thường hoặc CB có
thêm các chức năng bảo vệ
Một số đối tượng trong mạch lực cơ bản

- Biểu tượng Contactor lấy trong thư viện


Motor Control, mục Motor Starter.
- Đối với Contactor có 2 đối tượng là Coil và
Contact, Contact lại có Main Contact và
2nd+ Contact
- Trong mạch lực sẽ dùng Main Contact -
Poles NO
Một số đối tượng trong mạch lực cơ bản

- Biểu tượng Overload lấy trong thư viện


Motor Control
- Sử dụng Overload 3 Pole: Rơ le nhiệt 3
pha
Một số đối tượng trong mạch lực cơ bản

- Biểu tượng 3 Phase Motor lấy trong thư


viện Motor Control, mục 3 Phase Motor
- Thường sử dụng 3 Phase Motor hoặc 3
Phase Motor (4 Connections)
- Biểu tượng Terminal lấy trong thư viện
Terminals/Connectors, mục Power
distribution blocks
- Có thể lựa chọn một trong 3 loại cho phù
hợp kích thước và khoảng cách dây
Thực hành

You might also like