You are on page 1of 8

CHƯƠNG 3

MẠNG AS-I

3.1 Cơ sở lý thuyết
3.1.1 Giới thiệu chung
Vị trí của mạng AS-I trong giải pháp truyền thông của Siemens.

Hình 3.1 Vị trí mạng AS-i


Mạng AS-I là mạng chuyên dùng để ghép nối các thiết bị logic (các cảm biến cho
ra tín hiệu logic và cơ cấu chấp hành được điều khiển bởi tín logic) bằng một đường
cáp duy nhất, do đó giảm thiểu rất nhiều về dây tín hiệu. Hình sau đây nói lên điều
này:

Hình 3.2 Cách kết nối mạng As-i

-28-
3.1.2 Đặc điểm
Đặc điểm chung
 Yêu cầu lưu lượng dữ liệu thấp.
 Đơn giản, tiện dụng, giá cả hợp lý.
 Bền vững trong môi trường công nghiệp nhưng không đòi hỏi cao về chất lượng
đường truyền.
 Cấu trúc mạng tương đối linh hoạt: đường thẳng, hình cây, hình sao.

Hình 3.3 Cấu trúc đường thẳng, hình cây, hình sao
Đặc điểm cụ thể
 Số lượng nút lớn nhất tham gia trên mạng là:31 (62)
- 31 (62) Sensors/Actuators với loại có tích hợp As-i trên chip
- 31 (62) Modules số lượng cảm biến max. 124 (248) và 124 (186) cơ cấu
chấp hành (mỗi nút ghép tối đa 4 thiết bị)
 Chiều dài của cáp < 100m. Khi sử dụng repeater thì chiều dài cáp lên đến 300m
 Chu kỳ giao tiếp của mỗi cảm biến hoặc cơ cấu chấp hành < 5 (10) ms.
- Phụ thuộc vào số lượng nút có trong mạng.
- Tốc độ truyền là 167kbit/s tương đương với thời gian bit 6.10-6 S.
- Chu kỳ truy cập /1 nút <= 5 (10) ms.
 Mức tín hiệu
- Nguồn cung cấp 29,5 VDC ... 31,6 VDC.
- Tín hiệu dữ liệu 3 Vpp ... 8 Vpp.
 Kiểm soát lỗi dùng phương pháp kiểm tra chẵn/ lẻ.
 Sử dụng cáp 2 dây không xoắn cho cả tín hiệu và nguồn trên cùng một dây.

Hình 3.4 Mặt cắt của cáp As-i


-29-
3.1.3 Mã hoá bit
Tín hiệu truyền trên dường dây nguồn được mã hóa theo phương pháp
Manchester (bit 1 được mã hóa theo sườn lên, bit 0 Mã hóa theo sườn xuống ở giữa
chu kỳ bit)
Dạng sóng tín hiệu truyền trên đường dây nguồn:

Hình 3.5 Dạng sóng tín hiệu truyền trên đường dây nguồn
3.1.4 Cấu trúc bức điện
Truy cập mạng theo phương thức Master/Slave.
Cấu trúc frame đối với chủ:

Hình 3.6 Cấu trúc bức điện của Master


 ST (Start Bit): Bit bắt đầu của Frame (luôn luôn là 0).
 CB (Control Bit): (0: dữ liệu/thông số; 1: Frame lệnh).
 A0 – A4 (Adress): 00Hex nếu không có Slave; 01Hex – 1FHex: địa chỉ Slave).
 I0 – I4 (Information): CB=0, I4=1: 4bit Data; CB=0, I4=0: 4bit Parameter;
CB=1: 5bit Command.
 PB (Parity Bit): Kiểm tra chẵn.
 EB (End Bit): Bit kết thúc Frame (luôn là 1).
Cấu trúc frame đối với slave:

Hình 3.7 Cấu trúc bức điện của Slave


 ST (Start Bit): Bit bắt đầu Frame (luôn luôn là 0).
 I0 ... I3 (Information): 4bit thông tin, tùy thuộc vào yêu cầu của Master.
 PB (Parity Bit): Bit kiểm tra chẵn.
 EB (End Bit): Bit kết thúc Frame (luôn luôn là 1).
Cơ chế giao tiếp theo kiểu hỏi vòng tuần tự, tuần hoàn.

-30-
3.1.5 Các thành phần trong mạng AS-i

Hình 3.8 Các phần tử mạng AS-i

Hình 3.9 Các phần tử AS-i của hãng Pepperl+Fuchs


3.1.6 Ứng dụng của mạng AS-I trong công nghiệp

Hình 3.10 Ứng dụng AS-i trong hệ thống băng tải

-31-
3.2 Giới thiệu các thiết bị trong mạng AS-i
3.2.1 AS-i Master
Order: VAG-PB-KF-R4.
Công dụng dùng để thiết lập địa chỉ cho các Slave, hoặc dùng để quản lý các
Slave.

Hình 3.11 AS-i Master


3.2.2 Module I/O slave 2IN/2OUT
Order: VAA-2EA-G2-ZE-E2.
Công dụng dùng để đọc tín hiệu số từ cảm biến tiệm cận và xuất tín hiệu cơ cấu
chấp hành ở dạng mức logic.

Hình 3.12 Module 2I/2O và sơ đồ đấu dây


Cấu trúc dữ liệu
Bảng 3.1 Cấu trúc dữ liệu của Module 2I/2O

-32-
3.2.3 Module I/O slave 4IN/4OUT
Order: VAA-4E4A-KE-ZE/E2.
Công dụng dùng để đọc tín hiệu số từ cảm biến tiệm cận và xuất tín hiệu cơ cấu
chấp hành ở dạng tiếp điểm.

Hình 3.13 Module 4I/4O và sơ đồ đấu dây


Cấu trúc dữ liệu
Bảng 3.2 Cấu trúc dữ liệu của Module 4I/4O

3.2.4 Cảm biến tiệm cận điện cảm có tích hợp giao diện As-i
Order: NCN15-M1A-B3.

Hình 3.14 Cảm biến tiệm cận tích hợp AS-i

-33-
3.2.5 Nguồn AS-I
Order: VAN-G4-PE.
Nguồn vào là DC, nguồn ra tích hợp giao diện AS-I.

Hình 3.15 Nguồn AS-I


3.2.6 Profibus DP Connector
Công dụng chuyển chuẩn RS232 sang RS485 và tích hợp giao diện Profibus DP
V0, cùng với AS-i Master và phần mềm trên máy tính thiết lập địa chỉ cho Slave.

Hình 3.16 Profibus DP connector


3.2.7 Cáp AS-i

Hình 3.17 Cáp truyền AS-i

-34-
3.2.8 Module AS-i Master CP343-2 kết nối với PLC S7-300 CP

Hình 3.18 Module AS-I Master CP343-2


Địa chỉ Slave:
 Các Slave lẻ (1, 3, 5 …) có địa chỉ Byte theo thứ tự tăng dần từ 256 chứa Slave
(được quy định như hình dưới) và Bit từ 0 đến 3.
 Các Slave chẵn (2, 4, 6 …) có địa chỉ Byte theo thứ tự tăng dần từ 256 chứa
Slave (được quy định như hình dưới) và Bit từ 4 đến 7.

Hình 3.19 Địa chỉ các Slave trong vùng nhớ tham chiếu của CP343-2

-35-

You might also like