You are on page 1of 3

KHOA KHOA HỌC & KỸ THUẬT MÁY TÍNH

Bài thực hành số 4


Làm quen với cấu trúc lệnh if-else và switch-case

Ví dụ minh họa 1: Sử dụng cấu trúc lệnh if-else


Chương trình mẫu xây dựng dựa trên bảng xếp loại đưa ra lứa tuổi phù hợp đối với nội dung
game. (Nguồn: Rating_Catalogue). Trong cửa sổ, nhập vào nội dung như Hình 1. Biên dịch và
quan sát kết quả xuất ra.

Hình 1: Chương trình mẫu sử dụng cấu trúc if-else.

Ví dụ minh họa 2: Sử dụng cấu trúc lệnh switch-case


Chương trình mẫu với chức năng xuất ra tên của microprocessors ứng với từng thế hệ của core i5
(tính đến thời điểm tháng 1/2016). (Nguồn: Wikipedia). Trong cửa sổ code, nhập vào nội dung
như Hình 2. Biên dịch và quan sát kết quả xuất ra.

Nhập môn lập trình CO1003 - 2016 1


KHOA KHOA HỌC & KỸ THUẬT MÁY TÍNH

Hình 2: Chương trình mẫu sử dụng cấu trúc switch-case.

Sinh viên tiếp tục thực hành các bài tập sau trên lớp.
Câu 1: Viết chương trình giải phương trình bậc hai: ax2 + bx + c = 0.

Câu 2: Giả sử ngày hiện tại là chủ nhật. Viết chương trình nhập vào một số X và cho biết xem
sau X ngày từ ngày hiện tại là thứ mấy trong tuần.

Câu 3: Chương trình nhập vào 2 số hợp lệ X, Y. Trong đó, X là tháng và Y là năm. Chương
trình sẽ cho biết tháng của năm đó có bao nhiêu ngày.
Ví dụ: X = 9 và Y = 2014 => 30 ngày.
Gợi ý: năm nhuần là năm có giá trị chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 100. Ngoài ra, năm
có giá trị chia hết cho 400 cũng được gọi là năm nhuần.

Câu 4: Dựa vào thang điểm đánh giá kết quả học tập, xây dựng chương trình xếp loại kết quả
học tập theo thang điểm 10 và chuyển đổi sang thang điểm hệ số như Hình 3:

Hình 3: Xếp loại kết quả học tập theo thang điểm 10,0.

Nhập môn lập trình CO1003 - 2016 2


KHOA KHOA HỌC & KỸ THUẬT MÁY TÍNH

Ví dụ: Input: 8.05 - Output: Chuỗi "Sinh viên xếp loại Giỏi. Thang điểm theo hệ 4: Điểm chữ -
A; Điểm số - 3.5".
Lưu ý: Số nhập vào là số thực dương, lấy hai số ở phần thập phân.

Nhập môn lập trình CO1003 - 2016 3

You might also like