You are on page 1of 5

Chương 1: Mở đầu

1.1. Giới thiệu về nguyên liệu


1.1.1 Benzen
Benzene là một hợp chất mạch vòng, ở dạng lỏng không màu và có mùi thơm nhẹ.
Công thức phân tử là C6H6 . Benzene không phân cực, vì vậy tan tốt trong các dung môi
hữu cơ không phân cực và tan rất ít trong nước. Trước đây người ta thường sử dụng
Benzene làm dung môi. Tuy nhiên sau đó người ta phát hiện ra rằng nồng độ benzen trong
không khí chỉ cần thấp khoảng 1ppm cũng có khả năng gây ra bệnh bạch cầu, nên ngày
nay benzen được sử dụng hạn chế hơn.
Các tính chết vật lý của benzen:
- Khối lượng phân tử 78,11 g/mol
- Tỷ trọng (20oC): 0,879
- Nhiệt độ sôi: 80oC
- Nhiệt độ nóng chảy: 5,5oC
1.1.2 Toluen
Toluene là một hợp chất mạch vòng, ở dạng lỏng và có tính thơm, công thức phân tử
tương tự như benzen nhưng có gắn thêm nhóm CH3 . Không phân cực, do đó toluen tan
tốt trong benzen . Toluene có tính chất dung môi tự nhiên tương tự như benzen nhưng độc
tính thấp hơn nhiều, nên ngày nay thường được dùng thay benzen làm dung môi trong
phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Các tính chất vật lý của Toluen:
- Khối lượng phân tử: 92,13 g/mol
- Tỷ trọng (20oC): 0,866
- Nhiệt độ sôi: 111oC
- Nhiệt độ nóng chảy: -95oC
1.2. Khái niệm
Chưng cất là quá trình dùng để tách các cấu tử của một hỗn hợp lỏng cũng như hỗn
hợp khí lỏng thành các cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau của các cấu tử
trong hỗn hợp. Thay vì đưa vào trong hỗn hợp một pha mới để tạo nên sự tiếp xúc giữa
hai pha như trong quá trình hấp thụ hoặc nhả khí, trong quá trình chưng cất, pha mới được
tạo nên bằng sự bốc hơi hoặc ngưng tụ.
Khi chưng cất ta thu được nhiều sản phẩm và thường thì bao nhiêu cấu tử sẽ thu
đực bấy nhiêu sản phẩm. Sản phẩm đỉnh chủ yếu gồm cấu tử có độ bay hơi lớn và một
phần rất ít cấu tử có độ bay hơi bé. Sản phẩm đáy chủ yếu gồm cấu tử có độ bay hơi bé và
một phần rất ít cấu tử có độ bay hơi lớn.

Đối với hệ benzen – toluen thì sản phẩm đỉnh chủ yếu là benzen, sản phẩm đáy chủ
yếu là toluen.

Các phương pháp chưng cất thường được phân loại dựa vào áp suất làm việc ( áp
suất thấp, áp suất thường, áp suất cao), nguyên lý làm việc (chưng cất đơn giản, chưng
bằng hơi nước trực tiếp, chưng cất) hay dựa vào phương pháp cấp nhiệt (trực tiếp hay
gián tiếp). Việc lựa chọn các phương pháp chưng cất tùy thuộc vào tính chất lý hóa của
sản phẩm. Đối với hệ methanol nước ta chọn phương pháp chưng cất liên tục, cấp nhiệt
gián tiếp bằng nồi đun ở áp suất thường.

Trong sản xuất thường dùng nhiều loại thiết bị khác nhau để tiến hành chưng cất. Tuy
nhiên yêu cầu chung của các thiết bị vẫn giống nhau là bề mặt tiếp xúc pha phải lớn. Điều
này phụ thuộc vào mức độ phân tán của pha này vào pha kia. Ta khảo sát hai loại tháp
thường dùng là tháp mâm và tháp đệm.

• Tháp đĩa : thân hình trụ, thẳng đứng, phía trong có gắn các đĩa có cấu tạo khác nhau
trên đó pha lỏng và pha hơi tiếp xúc với nhau. Tùy theo cấu tạo của đĩa ta có tháp đĩa
chóp hay tháp đĩa lỗ.

• Tháp đệm: tháp trụ gồm nhiều bậc nối với nhau bằng bích hay hàn. Vật chêm được
cho vào tháp bằng hai phương pháp xếp ngẫu nhiên hay có thứ tự.

So sánh ưu nhược điểm của hai loại tháp


Tháp đệm Tháp đĩa chóp Tháp đĩa lỗ
Ưu - Cấu tạo đơn giản - Khá ổn định - Trở lực tương đối
điểm
- Trở lực thấp - Hiệu suất cao thấp

- Làm việc được với - Hiệu suất cao


chất

lỏng bẩn
Nhược - Do có hiệu ứng thành - Trở lực lớn - Không làm việc được
điểm nên hiệu suất truyền
- Kết cấu phức tạp với chất lỏng bẩn
khối thấp
- Kết cấu phức tạp.
- Độ ổn định không cao,
khó vận hành.

- Thiết bị nặng nề
Chương 2: Sơ đồ công nghệ và thuyết minh sơ đồ công nghệ
2.1 Sơ đồ công nghê:
Hệ thống thiết bị công nghệ chưng luyện liên tục tổng quát gồm có:
(1) Thùng chứa hỗn hợp đầu
(2) Bơm ly tâm
(3) Thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu
(4) Tháp chưng cất loại đệm
(5) Thiết bị ngưng tụ đỉnh
(6) Thiết bị phân chia dòng
(7) Thiết bị ngưng tụ và làm nguội sản phẩm đỉnh
(8) Thùng chứa sản phẩm đỉnh
(9) Thiết bị làm mát sản phẩm đáy
(10) Thùng chứa sản phẩm đáy
(11) Thiết bị đun bay hơi đáy tháp
(12) Thiết bị tháo nước ngưng
2.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
Hỗn hợp đầu được cho vào thùng chứa (1) sau đó nhờ bơm ly tâm (2) đứa vào thiết bị
gia nhiệt hỗn hợp đầu (3). Ở thiết bị gia nhiệt, hỗn hợp đầu đi bên trong ống từ dưới lên
và sẽ được cấp nhiệt đến nhiệt dộ sôi t S nhờ hơi nước bão hòa 1,2 at đi bên ngoài ống,
ngược chiều, hơi nước ngưng tụ sẽ qua thiết bị tháo nước ngưng (12) đi ra ngoài

Sau khi được gia nhiệt đến nhiệt độ sôi, hỗn hợp đầu được đưa vào tháp chưng cất loại
đệm (4) tại vị trí đĩa tiếp liệu trên tháp. Ở trong tháp luôn xảy ra quá trình chuyển khối
trên bề mặt của lớp đệm giữa hai pha: pha lỏng (sản phẩm đỉnh hồi lưu) đi từ trên xuống
tiếp xúc với pha hơi đi từ dưới lên. Do đó xảy ra quá trình chuyển khối, các cấu tử dễ bay
hơi (Benzen) sẽ từ pha lỏng khuếch tán vào pha hơi và ngược lại. Kết quả càng lên cao,
nhiệt độ của hỗn hợp giảm dần, đồng thời luôn có sự làm giảm cấu tử dễ bay hơi trong
pha hơi. Vì thế, trên đỉnh tháp sẽ thu được hỗn hợp chủ yếu là benzen và đáy tháp chủ yếu
là toluen.

Hơi Benzen từ đỉnh tháp chưng sẽ được ngưng tụ nhờ thiết bị ngưng tụ (5), sau khi
ngưng tụ một phần lỏng được cho quay trở lại tháp, một phần được làm làm lạnh nhờ thiết
bị (7) trước khi cho vào thùng chứa sản phẩm đỉnh (8)
Sản phẩm đáy một phần được thiết bị làm mát (9) làm nguội rồi đưa vào thùng chứa
sản phẩm đáy (10), một phân được đưa vào thiết bị đun bay hơi đáy tháp (11) để tạo hơi
đi trở lại vào trong tháp chưng. Thiết bị đun bay hơi đáy tháp (11) sử dụng hơi nước bão
hòa đun nóng, nước ngưng được tháo qua thiết bị tháo nước ngưng (12) đi ra ngoài

You might also like