You are on page 1of 3

GIẢI THÍCH VÌ SAO CHỌN ĐỀ TÀI THANH TOÁN QUỐC TẾ (K CẦN ĐƯA VÔ

SLIDE)
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, VN đang phát triển kinh tế thị
trường , mở của hợp tác và hội nhập. hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế nổi lên như là
chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước và kinh tế thế giới. Hoạt động kinh tế đối ngoại được
đặt lên hàng đầu và là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước.
Vì vậy thanh toán quốc tế ngày càng trở nên quan trọng đối với các ngân hàng , giúp hỗ trợ và
thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư ra nước ngoài.
Ngày nay TTQT chiếm vị trí quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng, là
1 trong những yếu tố quyết định sự thành công của NHTM
TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài
chính có liên quan đến thanh toán quốc tế. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng
cao uy tín của ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Điều đó góp phần làm tăng
qui mô hoạt động, tạo nên sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường.
Ngoài ra hoạt động TTQT còn giúp ngân hàng thu được nguồn ngoại tệ, từ đó phát triển dịch
vụ kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh, và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác.
TTQT giúp vận hành và thúc đẩy xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, phát triển hoạt động
dịch vụ, tăng cường thu hút kiều hối, thúc đẩy thị trường tài chính hội nhập quốc tế.
https://www.slideshare.net/trongthuy2/chuyen-de-hoat-dong-thanh-toan-quoc-te-diem-cao-
rat-hay
NHÀ CUNG CẤP (QUYỀN LỰC TRONG ĐÀM PHÁN):
Trong ngân hàng thì nhà cung cấp là đại bộ phân khách hàng tiền gửi, các cổ đông và những
nhà cung cấp về công nghệ, phần mềm, hệ thống thông tin
Hiện tại ngân hàng Á Châu đã trang bị và chọn cho mình những nhà cung cấp riêng tùy theo
điều kiện. Điều này góp phần giảm quyền lực của nhà cung cấp thiết bị khi họ không thể cung
cấp cho cả một thị trường lớn mà phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên khi
đã tốn một khoản chi phí khá lớn vào đầu tư hệ thống, ngân hàng Á Châu sẽ không muốn thay
đổi nhà cung cấp vì quá tốn kém, điều này lại làm tăng quyền lực của nhà cung cấp thiết bị đã
thắng thầu.
Các cổ đông: khi lợi ích được chia không thoả đáng với số tiền đầu tư thì họ sẽ thay đổi đối
tác. Chính vì thế nhà cung cấp là các cổ đông ở đây đóng vai trò tương đối quan trọng
Khách hàng tiền gửi ngoại tệ: hiện tại lãi suất tiết kiệm đồng USA đang là 0% nên việc huy
động nguồn USD từ khách hàng là khá khó khăn vì đại bộ phận khách hàng sẽ thực hiện
chuyển đổi sang tiền nội tệ để thực hiện giao dịch, đồng thời tỷ giá mua ngoại tệ của các đơn
vị ngoài ngân hàng cao hơn giá niêm yết tại ngân hàng đã dẫn đến việc khách hàng hạn chế
giao dịch tại ngân hàng. Chính vì thế nguồn ngoại tệ huy động từ khách hàng là không đáng
kể và nhà cung cấp là khách hàng tiền gửi này ảnh hưởng lớn đến ngân hàng.
KHÁCH HÀNG (QUYỀN LỰC TRONG ĐÀM PHÁN)
Khách hàng được xem là một mối đe doạ cạnh tranh khi họ ở vị thế yêu cầu giá thấp và đòi
hỏi dịch vụ tốt. Ngược lại khi người mua ở vị thế yếu hơn trong đàm phán thì ngân hàng có
khả năng thu được lợi nhuận cao hơn. Khách hàng có quyền lực khi: khối lượng giao dịch lớn,
chi phí chuyển đổi giữa các ngân hàng thấp, khách hàng liên quan đến nhiều tổ chức khác,
khách hàng là đối tác cung cấp sản phẩm dịch vụ cho các khách hàng khác …
Chính vì vậy khách hàng có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
SẢN PHẨM THAY THẾ
Khả năng của sản phẩm thay thế có nguy cơ làm hạn chế khả năng đặt giá cao, dẫn đến giảm
lợi nhuận của ngân hàng. Cụ thể với nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng Á Châu, khi
khách hàng đưa ra những so sánh giá cũng như chất lượng dịch vụ với các ngân hàng khác
hoặc các đơn vị kinh doanh ngoại hối khác nhằm đòi hỏi được mức giá phù hợp, chất lượng
dịch vụ tốt hơn thì ngân hàng khó lòng đáp ứng được. Điều này làm cho khách hàng chuyển
sang giao dịch ở tổ chức khác có giá thấp, dịch vụ tốt hơn.. Do đó, sản phẩm thay thế có sự
ảnh hưởng cao đến ngân hàng Á Châu
ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Các đổi thủ cạnh tranh đang chia nhau chiếc bánh thị trường. Với nhu cầu ngày càng cao thì
thanh toán quốc tế càng trở nên là một trong những sản phẩm chiến lược của các ngân hàng vì
lợi nhuận thu được ngày càng cao, chi phí thấp. Do đó nên mỗi một hành động của đối thủ để
khai thác nhiều hơn về thị phần thì sẽ nhận được sự đáp trả của đối thủ khác để giành lại thị
trường bị mất. Ngân hàng Á Châu cũng không ngoại lệ, với các đối thủ trực tiếp là các ngân
như MBBank, Sacombank, Techcombank … các ngân hàng tìm mọi cách để kéo khách hàng
về phía mình như áp dụng sản phẩm cho vay tài trợ xuất khẩu với thủ tục đơn giản, tốc độ giải
ngân nhanh, ưu tiên trong mua bán ngoại tệ, tỷ lệ phí thấp….
Bên cạnh đó còn có các đối thủ cạnh tranh là các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt
Nam như ANZ, HSBC, Citibank…các ngân hàng này có tiềm lực nguồn vốn ngoại tệ, trình
độ quản lý, chuyên môn cao, công nghệ hiện đại, mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp và có
uy tín trên thị trường quốc tế cũng như marketing của họ rất chất lượng ….
Do đó việc cải tiển nâng cao chất lượng sản phẩm là điều tất yếu, và vô cùng quan trọng đối
với ngân hàng TMCP Á Châu. Từ đó thấy rằng đối thủ cạnh tranh có sức ảnh hưởng lớn đối
với ngân hàng Á Châu.
ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG (HÀNG RÀO GIA NHẬP)
Sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm năng là mối đe doạ lớn đối với thị phần của ngân
hàng nói chung và ngân hàng Á Châu nói riêng. Mặc dù Ngân hàng Á Châu có kinh nghiệm
trong hoạt động kinh doanh sản phẩm thanh toán quốc tế nhưng hiện nay, các ngân hàng
TMCP nhỏ đang mở rộng qui mô hoạt động, phát triển cải tiến sản phẩm dịch vụ thanh toán
quốc tế đang trở thành những đối thủ tiểm năng trong thị trường này. Ngoài ra các đơn vị tổ
chức được phép kinh doanh dịch vụ ngoại hối đang thực hiện các sản phẩm thanh toán quốc tế
một cách tối giản với chị phí thấp, thủ tục đơn giản là những đối thủ tiềm ẩn đối với ngân
hàng á châu.

You might also like