You are on page 1of 3

CHƯƠNG 2: Trình bày cấu tao và nguyên lý của một bộ khuôn cắt hình

1. Cấu tạo
Trong quá trình cắt hình, sản phẩm lọt qua cối khuôn và rơi xuống. Cấu trúc
khuôn kiểu này gọi là khuôn cắt hình.

Hình 1. Cấu trúc khuôn cắt hình


Trong khuôn cắt hình, chày và cối được thiết kế để khớp với hình dạng của
sản phẩm. Chày được làm nhỏ hơn cối khuôn bởi một lượng bằng với khoảng cách
khe hở khuôn. Khi vật liệu được cắt thì nó sẽ bị dính vào chày. Do đó khuôn cần
phải có bộ gạt phôi (stripper) nhằm mục đích đẩy tấm vật liệu khỏi chày. Do bộ gạt
phôi chỉ đơn giản làm nhiệu vụ đó nên chúng ta có thể thiết kế bộ gạt phôi có định
ở một phía của tấm khuôn. Bộ gạt phôi dạng này được gọi là “bộ gạt phôi cố định”.

Khuôn cắt hình sử dụng bộ gạt phôi cố định được gọi là cấu trúc khuôn cắt
hình gạt phôi cố định. Do vật liệu được nằm giữa bộ gạt phôi cố định và tấm
khuôn, nên chúng ta cần thiết kế một khoảng trống thích hợp giữa chúng. Mặc dù
không có nguyên tắc cụ thể nào về khoảng cách này nhưng theo kinh nghiệm thì nó
nên nằm trong khoảng 5 đến 10 lần độ dày vật liệu. Hơn nữa, trong khoảng trống
này, vật liệu được dẫn hướng dọc theo hướng độ rộng của vật liệu.
Hình 2. Hình chiếu đáy khuôn
Trong Hình 2, chày được cố định bằng vít ở tấm chày, nếu mặt cắt ngang
của chày lớn, chày có thế phải gắn trực tiếp vào bộ giữ chày (punch holder). Mặt
khác, nếu chày nhỏ và độ dày vật liệu để đột dày thì tấm đệm chày (punch packing
plate) có thể cần phải có để đặt giữa tấm chày và bộ giữ chày. Chúng ta có thể thấy
ngay cả ở một cấu trúc khuôn đột cơ bản nhưng cũng có thể có khá nhiều biến thể
khác nhau.

2. Nguyên lý làm việc


Dựa vào cấu tạo của khuôn, các chi tiết chủ yếu của khuôn cắt hình là chày
và cối với một trị số khe hở xác định Z. Tấm hoặc dải phôi được đặt trên bề mặt
cối, chày di chuyển xuống cùng với nửa khuôn trên ép lên tấm. Khi đó xảy ra sự
dịch chuyển tương đối của kim loại trong cối dẫn đến sự phá hủy kim loại nghĩa là
thực hiện cắt hình. Phần kim loại chui ra khỏi lỗ cối là chi tiết của nguyên công cắt
hình. Phần kim loại còn lại bám vào chày sẽ được gỡ ra khỏi chày bởi tấm gạt phôi
khi chày đi lên.
Khi cắt hình biến dạng dẻo bao trùm toàn bộ chiều dày phôi, ngay sát mép
làm việc của chày và cối, giới hạn của nó được chỉ ra bởi đường nứt trên hình 3
Ứng suất pháp sinh ra khi cắt hình phân bố trên ổ biến dạng không đồng đều,
điều đó dẫn đến sự phân bố biến dạng không đồng đều trong các lớp kim loại song
song với mặt phẳng của phôi trên toàn bộ chiều dày. Trạng thái ứng suất và biến
dạng khi cắt hình là trạng thái khối
Sự phân bố không đồng đều ứng suất và biến dạng này là do tác động của
momen uốn, mà mô men này phát sinh do có khe hở giữa chày và cối khi cắt. trị số
của momen uốn bằng tích số hợp lực các lực thành phần với cánh tay đòn lớn hơn
khe hở Z một chút. Với momen uốn xác định, phần kim loại được tách ra bị uốn
nhẹ và có dạng lồi ở đáy. Sự uốn phôi làm cho mặt cắt bị xoay đi và gây ra sự lệch
tâm của phần phôi so với đáy củ chày. Điều đó dẫn đến sự phân bố không đồng
đều ứng suất pháp trên bề mặt tiếp xúc. Sự phân bố không đồng đều ứng suất pháp
gây ra sự phân bố không đồng đều của ứng suất hướng kính trên chiều dày của
phôi và trong các lớp kim loại song song với bề mặt của nó. Để giảm sự thay đổi
hình dạng của phôi khi cắt hình người ta tìm biện pháp làm giảm momen uốn bằng
cách giảm khe hở giữa chày và cối.
Biến dạng cực đại theo hướng kính được đặt ở phần mép làm việc của chày
và cối vì thế tại đây phát sinh những vết nứt tế vi, sau đó các vết nứt này phát triển
sâu vào trong kim loại. Khi các vết nứt gặp nhau, quá trình phá hủy kim loại kết
thúc. Sự gặp nhau của các vết nứt làm cho quá trình trượt nứt xảy ra giống như khi
cắt tấm.

You might also like