You are on page 1of 6

Chapter IV: The Heckscher-Ohlin model

I. Giới thiệu chung


- Năm 1919, Eli Heckscher ra bài báo: “The effect of foreign trade on the distribution of
income”.

- Năm 1933, Bertil Ohlin là học trò của Heckscher, đã phát triển ý tưởng và mô hình của
Hecksher, ra một cuốc sách rất nổi tiếng: “Interregional and International Trade”.
- Năm 1977, Ohlin đã nhận được giải thưởng Nobel về kinh tế.
II. Định lí Heckscher- Ohlin:
“ các nước sẽ có lợi thế so sánh trong việc sản xuất và xuất khẩu loại hàng hoá mà việc
sản xuất nó cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó và nhập khẩu
loại hàng hoá mà việc sản xuất nó cần sử dụng nhiều yếu tố đắt và tương đối khan hiếm ở
nước đó.”
III. Quan điểm của H-O
1. Các nhân tố quy định thương mại
a. Hàm lượng các yếu tố sản xuất
Xem xét một mô hình đơn giản chỉ bao gồm hai nguồn lực cơ bản là lao động (L) và vốn
(K), sử dụng đẻ sản xuất ra hai hàng hoá X và Y
Ø Mặt hàng X được coi là có hàm lượng lao động cao hơn so với mặt hàng Y nếu:
L X LY
>
KX KY
Trong đó :
- L X và LY là lượng lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá X, hàng hoá Y.
- K X và K Y là lượng vốn cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá X, hàng hoá Y.
Ø Tương tự, nếu tỷ lệ giữa vốn và lao động là lớn hơn thì X được coi là hàng hoá có
hàm lượng vốn cao.
b. Mức độ dồi dào các yếu tố sản xuất
Xem xét một mô hình đơn giản với hai nước A và B chỉ gồm 2 yếu tố sản xuất là K,L.
Ø Quốc gia A sẽ được coi là dồi dào về yếu tố lao động nếu:
TL A TLB
>
TK A TK B
Trong đó :
- TL A và TK A là tổng lượng lao động và vốn của quốc gia A
- TLB và TK B là tổng lượng lao động và vốn của quốc gia B
Nếu căn cứ và giá thuê lao động và giá thêu vốn (bằng tiền hoặc máy móc thiết bị) quốc gia
A cũng được coi là dồi dào về yếu tố lao động nếu:
WA WB
<
r A rB
Trong đó:
- W A và r A là giá thuê lao động và vốn ở quốc gia A
- W B và r B là giá thuê lao động và vốn ở quốc gia B
2. Các giả thiết:
Học thuyết Heckscher-Ohlin ( học thuyết H-O) được xây dựng dựa trên một loạt các giả
định sau :
 Xem xét mô hình 2-2-2 tức là: thế giới bao gồm 2 quốc gia, 2 yếu tố sản xuất ( lao
động và vốn ) và 2 mặt hàng
 Sản xuất mỗi mặt hàng có hiệu suất không đổi theo quy mô, còn mỗi yếu tố sản
xuất thì có năng suất cận biên giảm dần
 Các hàng hoà khác nhau về hàm lượng các yếu tố sản xuất và không có sự hoán vị
về hàm lượng các yếu tố sản xuất tại bất kỳ mức giá cả yếu tố tương quan nào
 Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên cả thị trường hàng hoá lẫn thị trường yếu tố sản
xuất
 Công nghệ sản xuất giống nhau giữa hai quốc gia
 Chuyên môn hoá là không hoàn toàn
 Các yếu tố sản cuất có thể di chuyển tự do trong mỗi quốc gia, nhưng không thể di
chuyển giữa các quốc gia
 Thương mại là tự do, chi phí vận chuyển bằng 0
 Sở thích là giống nhau giữa hai quốc gia.
IV. Mô hình trao đổi thương mại quốc tế theo học thuyết Heckscher-Ohlin
a.Mô hình H-O
Ví dụ : mô hình hai nước Việt Nam và Hàn Quốc với hai hàng hoá là cà phê và thép, và hai yếu
tố sản xuất là lao động vốn trong đó, Việt Nam là nước dồi dào tương đối về lao động, còn Hàn
Quốc là nước dồi dào tương đối về vốn .
Giữ nguyên những giả định ở trên , vì cà phê là mặt hàng cần cần nhiều lao động nên đường giới
hạn khả năng sản xuất của Việt Nam thoải dần về trục tung – trục biểu thị mặt hàng cà phê.
Tương tự như vậy, do Hàn Quốc được giả định là quốc gia dồi dào về vốn và thép là mặt hàng
cần nhiều vốn nên đường giới hạn khả năng sản xuất của Hàn Quốc thoải dần về trục hoành –
trục biểu thị mặt hàng thép.
Tách hình “H-O Model” thành hai hình là : “không có thương mại” hay trước khi có trao đổi
thương mại và “có thương mại” hay sau khi có trao đổi thương mại.

Do hai nước được giả định là có sở thích giống nhau cho nên hai nước có cùng một tập hợp các
đường bàng quan I.
Trước khi có trao đổi thương mại, Việt Nam sản xuất và tiêu dùng tại N 0 còn Hàn Quốc sản xuất
và tiêu dùng tại V 0 (tự cung tự cấp). N 0 và V 0 chính là hai tiếp điểm giữa các đường giới hạn khả
năng sản xuất của hai nước và đường bàn quan cao nhất I 0. P A và PB là giá cả tương quan giữa
thép và cà phê. Nhìn vào hình thấy P A có độ dốc thoải hơn PB , vì vậy thép ở Hàn Quốc rẻ hơn
một cách tương đối so với Việt Nam ( vì thép ở Việt Nam phải cần nguồn tương đối dồi dào về
vốn mà trong khi Việt Nam chỉ có dồi dào tương đối về lao động nên thép là vật khan hiếm =>
giá thành sẽ đắt), do đó Hàn Quốc có lợi thế so sánh về thép. Ngược lại, ở Việt Nam cà phê rẻ
hơn ở Hàn Quốc nên do đó Việt Nam có lợi thế so sánh về cà phê.
Lúc đó Việt Nam và Hàn Quốc thực hiện quá trình chuyên môn hoá. Lúc đó điểm sản xuất của
Việt Nam có xu hướng dịch chuyển lên phía trên dọc theo đường giới hạn khả năng sản xuất của
Việt Nam, còn điểm sản xuất của Hàn Quốc thì dịch chuyển xuống phía dượi dọc theo đường
giới hạn khả năng sản xuất của Hàn Quốc.
Khi có trao đổi thương mại quốc tế, giá cả cà phê sẽ tăng ở Việt Nam và giảm ở Hàn Quốc ( nói
cách khác là lúc đó cà phê ở Việt Nam sẽ được giá và cà phê ở Hàn Quốc không còn là vật phẩm
khan hiếm nữa nên giá thành sẽ giảm). Quá trình chuyên môn hoá sản xuất và trao đổi được tiếp
tục cho đến khi mức giá tương quan giữa cà phê và thép ở hai nước trở nên cân bằng, khi đó Việt
Nam đạt tới điểm sản xuất mới là N 1, còn Hàn Quốc đạt tới điểm sản xuất mới là V 1. Lúc này,
Việt Nam sẽ tiêu dùng tại điểm C N còn Hàn Quốc sẽ tiêu dùng tại điểm C V . Việc C V nằm trên
đường bàng quan thấp hơn ( I 1) so với đường bàng quan của Việt Nam ( I 2) chứng tỏ rằng Việt
Nam có lợi từ thương mại cao hơn so với Hàn Quốc. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất ở đây
chính là từ khi có trao đổi thương mại quốc tế cả hai nước Việt Nam và Hàn Quốc đều có lợi vì
đều đạt được đường bàng quan cao hơn so với trường hợp tự cung tự cấp.
Tại mức giá quốc tế cân bằng Hàn Quốc xuất khẩu V 1 L thép để đổi lấy C V L cà phê từ Việt Nam,
còn Việt Nam xuất khẩu N 1 K cà phê để đổi lấy C N K thép từ Hàn Quốc.
Ta có thể thấy rằng xuất khẩu nước này chính bằng nhập khẩu của nước kia và ngược lại.
 N1 K = CV L
 CN K = V 1 L
Do vậy, hai tam giác thương mại của Hàn Quốc và Việt Nam là bằng nhau.

b. Cấu trúc cân bằng chung của học thuyết H-O

Giá hàng hoá

Giá yếu tố sản xuất


Cầu các yếu tố
sản xuất

Cầu về hàng hoá


cuối cùng

Công nghệ Cung các yếu tố


sản xuất Sở thích Phân bổ sở
hữu các yếu
tố sản xuất

Mũi tên mảnh chỉ mối quan hệ ảnh hưởng giữa các nhân tố giống nhau của hai quốc gia , mũi tên
lớn chỉ quan hệ ảnh hưởng giữa các nhân tố khác nhau giữa hai quốc gia. Qua sơ đồ này H-O đã
giải thích lý do tại sao sự khác biệt về mực độ dồi dào các yếu tố sản xuất lại dẫn đến sự chênh
lệch về giá hàng hoá được sản xuất ở hai nước khác nhau cũng chính là lý do dẫn tới thương mại
giữa hai nước. Xuất phát từ góc phải phía dưới sơ đồ có thể thấy: do sở thích và phân bổ sở hữu
các yếu tố sản xuất ( phân phối thu nhập) ở hai nước là giống nhau nên nhu cầu về hàng hoá của
hai nước là như nhau. Trong khi đó khả năng cung cấp các yếu tố sản xuất của hai nước lại
không giống nhau cho nên sẽ dẫn tới sự khác nhau về giá cả các yếu tố sản xuất ở hai nước. Cuối
cùng, với công nghệ như nhau nhưng giá các yếu tố sản xuất lại khác nhau sẽ làm cho giá tương
đối của hàng hoá là khác nhau ở hai nước. Như vậy, sự khác biệt về mức độ dồi dào các yếu tố
sản xuất (cung các yếu tố sản xuất) là yếu tố quyết định sự khác biệt về giá cả hàng hoá. Và
chính sự chênh lệch về giá cả cuối cùng của hàng hoá, trong điều kiện thương mại tự do, cạnh
tranh hoàn hảo, và chi phí vận chuyển bằng 0 là động cơ để các nước thực hiện trao đổi thương
mại quốc tế.
V. Ý nghĩa và hạn chế của học thuyết H-O
1. Ý nghĩa
- Là một trong những lý thuyết có ảnh hưởng lớn nhất của kinh tế quốc tế, giữ vị trí trung
tâm trong lý thuyết thương mại quốc tế
- Chỉ ra được những nhân tố trực tiếp ảnh hướng đến giá cả => là một trong những yếu tố
quan trọng trong quá trình xác định giá cả của sản phẩm.
2. Hạn chế
- Chưa đề cập tới sự khác biệt giữa chất lượng lao động giữa các quốc gia
- Công nghệ sản xuất giữa hai nước trên thực tế khác nhau
- Chưa tính đến rào cản thương mại như: thuế, chi phí vận chuyển, hạn ngạch,…

You might also like