You are on page 1of 213

SƠ LƯỢC VỀ HÁN TỰ VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC HÁN TỰ

I. SƠ LƯỢC VỀ HÁN TỰ


1. Nguồn gốc việc sử dụng chữ Hán trong tiếng Nhật
Chữ Hán Nhật văn (漢字 – Kanji ) là 1 trong 5 bộ kí tự dùng trong tiếng Nhật hiện nay, bao gồm:
Hiragana, Katakana, Bảng chữ cái Latinh (Romaji), chữ số Ả rập và Kanji.
Có một số bất đồng về cách thức chữ Hán du nhập vào Nhật Bản, nhưng ý kiến được chấp
nhận rộng rãi nhất là các nhà sư đã mang các văn bản chữ Hán đến Nhật vào khoảng thế kỉ
thứ 5. Ban đầu các văn bản chữ Hán cũng được đọc bằng âm Hán. Tuy nhiên qua thời gian, hệ
thống Hán văn (漢文, kanbun) xuất hiện - nó dùng văn bản chữ Hán với dấu thanh cho phép
người Nhật đọc nó theo quy tắc ngữ pháp tiếng Nhật.
Lúc bấy giờ tiếng Nhật chưa có dạng chữ viết chính thống. Ngay cả hệ thống chữ
viết man'yōgana (万葉仮名, vạn diệp giả danh, được dùng trong tuyển tập thơ cổ Man'yōshū)
cũng dùng bộ chữ Hán với số kí tự hạn chế nhằm ký âm, chứ không nhằm diễn đạt ngữ nghĩa.
Man'yōgana viết ở dạng đường cong trở thành hiragana (ひらがな, 平仮名, bình giả danh), một
hệ thống chữ viết dành cho phụ nữ (không được phép tham gia vào nền giáo dục cao). Hầu hết
văn chương của phụ nữ vào thời đại 平 安 Heian được viết bằng hiragana. Song song đó,
katakana ( カ タ カ ナ , 片 仮 名 , phiến giả danh) xuất hiện do được các tu sinh giản
lược manyogana thành một thành tố đơn. Hiragana và katakana được gọi chung là kana.
Khi hệ thống chữ viết tiếng Nhật trưởng thành và mở rộng, kanji được dùng để viết một số phần
trong câu, như danh từ, tính từ và động từ, còn hiragana được dùng để viết đuôi của động
từ (okurigana), từ chỉ có ở tiếng Nhật và từ khó đọc, khó nhớ bằng kanji. Hiragana cũng được
dùng trong sách dùng cho trẻ em và khi muốn giảm nhẹ mức độ của từ hoặc lời yêu cầu, thí dụ
như từ kudasai (ください, xin vui lòng) và kodomo (子供, trẻ em). Ngược lại, vì có hình dạng góc
cạnh, katakana được dùng để biểu thị từ tượng thanh, các âm thô và đột ngột, âm thanh của
động vật và từ vay mượn của nước ngoài. Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc dùng katakana để viết
từ vay mượn chỉ xuất hiện sau này. Lúc đầu, các từ này được viết bằng kanji, dựa theo nghĩa (煙
草 tabako, thuốc lá) hay theo phát âm (tempura 天婦羅 hay 天麩羅, tên một món ăn). Ngày nay
thì ngược lại. Từ vay mượn, đặc biệt là gốc tiếng Anh, đang nhanh chóng thay thế cả những từ
thường dùng có sẵn dạng tương đương trong tiếng Nhật thay vì được dùng để lấp khoảng trống
từ vựng. Một giáo sư ngôn ngữ học ước tính đến 1/3 tiếng Nhật văn nói dùng từ vay mượn
hay 和製―英語( wasei-eigo ), từ tiếng Anh được phát minh bởi người Nhật và từ kết hợp như パ
ソコン pasokon (personal computer, máy tính cá nhân).
2. Các loại chữ Hán
Căn cứ vào phương pháp hình thành, chữ Hán được chia làm 4 loại chính:
- Chữ tượng hình ( 象形文字 )
- Chữ chỉ thị ( 指示文字 )
- Chữ hội ý (会意文字 )
- Chữ hình thanh ( 形声文字 )
2.1. Chữ tượng hình ( 象形文字 )
Đây là loại chữ sơ khai được sáng tạo từ các hình ảnh,của các sự vật hoặc hiện tượng. Hầu hết
chữ tượng hình là các danh từ và được sử dụng như các bộ phận cấu thành của nhiều chữ kanji
phức tạp. Người ta ước tính khoảng 3% số lượng chữ Hán được sử dụng ở Trung Quốc thuộc
loại chữ này. Một số ví dụ về chữ tượng hình.

2.2. Chữ chỉ thị ( 指示文字 )


Loại chữ này sử dụng các điểm, đường thẳng để thể hiện các khái niệm trừu tượng không thể
diễn tả thông qua hình dạng, bao gồm cả những chữ chỉ vị trí như 上( thượng - trên ),下( hạ -
dưới ), 中( trung – trong )…
2.3. Chữ hội ý ( 会意文字 )
Được hình thành bằng cách tổ hợp từ các chữ tượng hình đơn giản để biểu thị một ý nghĩa mới
nhưng ở mức đơn giản. Số lượng chữ hội ý được tin là bằng số chữ tượng hình.

2.4. Chữ hình thanh ( 形声文字 )


Đây cũng là loại chữ được hình thành từ hai hoặc nhiều kí tự đơn đơn giản để biểu thị một ý
nghĩa mới. Nhưng khác với chữ hội ý, chữ hình thanh có một bộ phận dùng diễn tả ý nghĩa mới,
phần có lại dùng để biểu thị cách đọc. Chữ hình thanh có số lượng lớn nhất, chiếm khoảng 90%
tổng số lượng chữ kanji.

Trong ví dụ trên, phần bên trái của các chữ thuộc bộ “thủy” – bao gồm các kí tự mang nghĩa liên
quan đến nước. Phần còn lại chỉ cách phát âm. Cụ thể, với chữ 江“giang”, bên phải bộ “thủy” là
chữ 工“công”, được đọc là kou, với chữ 洋“dương”, bên phải bộ “thủy” là chữ 羊“dương”, được
đọc là you. Chữ 河“hà”, bên phải cũng là chữ 可“hà”, được đọc là ka. Chính vì lí do trên, nhiều
khi chúng ta chỉ cần biết cách đọc của chữ thành phần chỉ âm, có thể suy ra được cách đọc của
chữ Hán đó.
3. Cách đọc chữ Hán
Do cách thức du nhập vào tiếng Nhật, một ký tự kanji có thể được dùng để viết một hoặc nhiều
từ (hay hình vị, trong hầu hết các trường hợp) khác nhau. Từ cách nhìn nhận của người đọc,
kanji cũng có một hoặc nhiều cách đọc khác nhau. Để quyết định sử dụng cách đọc nào, người
ta phải dựa vào văn cảnh, dụng ý, hoàn cảnh phức hợp, thậm chí là vị trí từ kanji đó trong câu.
Một số từ kanji thông dụng có từ 10 cách đọc trở lên. Những cách đọc này thường được phân
loại thành nhóm on'yomi (hay cách đọc on) hoặc kun'yomi (hay cách đọc kun).
3.1. On'yomi (Cách đọc kiểu Hán)
On'yomi (音読み âm độc mĩ), cách đọc Hán-Nhật, là sự Nhật hóa cách phát âm tiếng Hán của
Hán tự vào thời điểm nó được du nhập vào. Một số ký tự Kanji được du nhập từ các vùng khác
nhau của Trung Quốc vào các thời điểm khác nhau, dẫn đến có nhiều on'yomi, và thường có
nhiều ý nghĩa. Những kanji được phát minh thêm ở Nhật thường không có on'yomi, nhưng cũng
có một số ngoại lệ, chẳng hạn ký tự 働 (động) "làm việc",có kun'yomi là hataraku và on'yomi là dō,
hay ký tự 腺 (tuyến), chỉ có cách đọc on'yomi là sen.
Nhìn chung, on'yomi chia làm 4 kiểu:
 Cách đọc Go-on (呉音, "Ngô âm") có xuất xứ từ cách phát âm trong thời kỳ Nam-Bắc triều ở
Trung Quốc hay Bách Tế ở Triều Tiên, vào thế kỷ thứ V - VI. "Ngô" ở đây chính là nước Ngô ở
Trung Quốc (nằm trên địa hạt nay là thành phố Thượng Hải).
 Cách đọc Kan-on (漢音, "Hán âm") có xuất xứ từ cách phát âm trong thời kỳ nhà Đường vào
khoảng thế kỷ thứ VII - IX, chủ yếu lấy cách phát âm ở kinh đô Trường An (長安,长安) của nhà
Đường làm tiêu chuẩn.
 Cách đọc Tō-on (唐音, "Đường âm") có xuất xứ từ cách phát âm của các triều đại sau đó,
như nhà Tống (宋) và nhà Minh (明). Đây là cách đọc chủ yếu được du nhập trong các thời
kỳ Heian (平安) cho đến Edo (江戸).
 Cách đọc Kan'yō-on (慣用音, "Quán dụng âm") là những cách đọc ra đời do bị biến đổi, nhầm lẫn
và được người Nhật chấp nhận trong ngôn ngữ của họ.
Kiểu đọc thông dụng nhất là kan-on. Cách đọc go-on đặc biệt thông dụng trong các thuật
ngữ đạo Phật, chẳng hạn gokuraku 極楽 "cực lạc". Cách đọc tō-on được dùng trong một số từ
như isu 椅子 (ỷ tử) "chiếc ghế" hay futon 布団 (bố đoàn) "tấm nệm".
Trong tiếng Hán, hầu hết các ký tự chỉ có một âm tiết tiếng Hán duy nhất. Tuy nhiên, một số từ
đồng chuế khác nghĩa (cùng cách viết, khác ý nghĩa) được gọi là 多音字 (đa âm tự -bính âm:
duōyīnzì) như 行 (hành - bính âm: háng hay xíng) (tiếng Nhật: kō, gyō) có nhiều hơn một cách
đọc biểu diễn những ý nghĩa khác nhau, điều này cũng được phản ánh ở sự tiếp nhận trong tiếng
Nhật. Ngoài ra, nhiều âm tiết tiếng Hán, đặc biệt là các âm tiết với thanh nhập (入声), không
tương thích với các âm vị phụ-nguyên âm dùng rộng rãi trong tiếng Nhật cổ. Do đó hầu
hết on'yomi được hình thành bởi hai morae (âm tiết hay nhịp), mora thứ hai có thể là sự kéo dài
của nguyên âm trong mora thứ nhất, hoặc là một trong các âm tiết ku, ki, tsu, chi, hoặc âm tiết n,
và được lựa chọn một cách tương đương nhất so với các nguyên âm cuối trong tiếng Hán trung
cổ. Thực tế, các phụ âm vòm ở trước các nguyên âm không phải là i, cũng như âm tiết n, có lẽ đã
được thêm vào tiếng Nhật để mô phỏng dễ hơn tiếng Hán; không đặc điểm nào trong số này xảy
ra trong tiếng Nhật nguyên gốc.
On'yomi được dùng chủ yếu trong các từ ghép kanji (熟語 jukugo thục ngữ), một số là kết quả do
du nhập cùng với chính những ký tự kanji đó từ các từ các từ tiếng Hán do có thể không tồn tại
trong tiếng Nhật hoặc không thể phát âm rõ ràng nếu chỉ sử dụng ngôn ngữ bản địa. Quá trình
vay mượn ngôn ngữ này tương tự với quá trình vay mượn các từ tiếng Latin hoặc tiếng Pháp
Noóc-măng đối với tiếng Anh, hay vay mượn các từ tiếng Pháp hoặc tiếng Anh đối với tiếng Việt;
bởi các thuật ngữ mượn tiếng Hán thường có tính chuyên môn hóa uyên bác, âm tiết kiểu cách
hơn so với từ bản địa tương ứng. Ngoại lệ đáng kể nhất trong nguyên tắc này là tên họ, trong đó
thường sử dụng cách đọc kun'yomi hơn.
3.2. Kun'yomi (cách đọc kiểu Nhật)
Cách đọc kiểu Nhật hay cách đọc bản địa, kun'yomi (訓読み huấn độc mĩ), là cách đọc một chữ
kanji lấy nghĩa, dựa trên cách phát âm của một từ tương đương tiếng Nhật, tức yamatokotoba.
Cách đọc này chuyển nghĩa của kanji sang một chữ tương xứng nhất trong tiếng Nhật. Giống
với on'yomi, mỗi kanji có thể có một hoặc nhiều cách đọc. Có khi kanji đó chỉ có on'yomi mà
không có kun'yomi.
Lấy ví dụ, ký tự kanji 東, "phía đông", có cách đọc on'yomi là tō. Tuy nhiên, tiếng Nhật vốn đã có
2 từ mang nghĩa "phía đông" là: higashi và azuma. Do đó, ký tự 東 có những cách
đọc kun là higashi và azuma. Ngược lại, ký tự kanji 寸, "thốn", biểu thị một đơn vị đo chiều dài
trong tiếng Hán (xấp xỉ 3 cm), tiếng Nhật bản địa không có từ nào mang nghĩa tương đương. Do
đó, nó chỉ có cách đọc on là sun và không có cách đọc kun nào. Hầu hết các kokuji, tức các ký tự
kanji do người Nhật tạo ra thêm, chỉ có các cách đọc kun.
Đặc trưng của kun'yomi được quyết định bởi cấu trúc âm tiết (phụ)-nguyên của yamatokotoba.
Hầu hết các kun'yomi của danh từ và tính từ thường có độ dài từ 2 đến 3 âm tiết, không tính các
ký tự hiragana đi kèm có tên gọi okurigana. Okurigana không được xem là một phần trong bản
chất cách đọc của ký tự, mặc dù chúng là một phần trong cách đọc của toàn bộ từ. Người mới
học tiếng Nhật có thể ít khi gặp phải các ký tự có cách đọc dài, nhưng những cách đọc có ba bốn
âm tiết hay thậm chí nhiều hơn không hề hiếm. Những ký tự như 承 る uketamawaru và
志 kokorozashi có đến 5 âm tiết chỉ để biểu đạt một ký tự kanji, đây là những cách đọc dài nhất
trong số các kanji nằm trong bộ Jōyō kanji.
Trong một số trường hợp, nhiều hơn một từ kanji được dùng để biểu diễn một từ tiếng Nhật duy
nhất. Điều này thường xảy ra khi những từ kanji khác nhau biểu diễn những sắc thái ý nghĩa
khác nhau. Chẳng hạn, từ なおす (naosu) có nghĩa là "sửa", "chữa", nhưng khi viết là 治す thì
mang nghĩa là "chữa bệnh" (sinh vật sống), còn khi viết là 直す thì mang nghĩa là "sửa chữa cái
gì đó" (đồ vật). Đặc điểm phân biệt nhiều khi rất rõ ràng nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Sự
khác biệt quan điểm giữa các tài liệu tham khảo không phải là hiếm; một cuốn từ điển có thể nói
rằng những từ kanji này là tương đương, trong khi một cuốn từ điển khác lại chỉ ra những điểm
khác biết trong cách dùng. Kết quả là, người bản địa cũng có thể không nắm rõ từ kanji nào được
dùng, họ dựa vào sở thích cá nhân hoặc đành viết từ đó bằng hiragana. Thói quen này thường
gặp đối với những trường hợp phức tạp như từ もと moto, có thể viết bằng ít nhất 5 ký tự kanji:
元, 基, 本, 下 và 素, ba ký tự đầu trong số đó chỉ có rất ít sự khác biệt về sắc thái.
Những cách đọc kanji trong ngôn ngữ địa phương cũng được phân loại bằng kun'yomi, cách đọc
đáng chú ý nhất là trong tiếng Ryukyu.
3.3. Những cách đọc khác
Có nhiều từ ghép kanji sử dụng kết hợp cách đọc on'yomi và kun'yomi, gọi là các từ jūbako (重箱
trọng tương) hay yutō (湯桶 thang dũng), chúng chính là những ví dụ của loại từ ghép này (chúng
là những từ tự diễn giải): ký tự đầu tiên của jūbako được đọc bằng on'yomi, ký tự thứ hai
dùng kun'yomi, những cách đọc khác liên quan đến yutō. Đó là dạng từ lai trong tiếng Nhật. Có
thể kể một số ví dụ khác, như 場所 basho "nơi, địa điểm" (cách đọc kun-on), 金色 kin'iro "màu
vàng kim" (on-kun) hay 合気道 aikidō "môn võ Aikido" (kun-on-on).
Một số kanji cũng có những cách đọc ít được biết đến hơn gọi là nanori (名乗り), hầu hết được
dùng cho tên người, và thường liên quan đến cách đọc kun'yomi. Tên địa danh đôi khi cũng dùng
cách đọc nanori hoặc, thỉnh thoảng hơn, có những cách đọc rất riêng không theo quy luật nào cả.
Gikun (義訓 nghĩa huấn) hay jukujikun (熟字訓 thục tự huấn) là những cách đọc các từ ghép kanji
không tương ứng với cả on'yomi hay kun'yomi của mỗi ký tự trong từ đó. Lấy ví dụ, 今朝 ("sáng
nay") không đọc là *ima'asa - tương ứng với kun'yomi của mỗi ký tự -, cũng không đọc
là *konchō - tương ứng với on'yomi của mỗi ký tự -, mà được đọc là kesa — một từ tiếng Nhật
bản địa có 2 âm tiết (đây có thể được xem là một hình vị đơn nhất, hoặc sự hợp nhất của 今日
kyō (trước đây là kefu), "hôm nay", và 朝 asa, "buổi sáng").
Nhiều ateji (当て字, kanji chỉ dùng để biểu diễn ngữ âm) có các ý nghĩa được suy ra từ cách dùng
của chúng: ví dụ, từ cổ 亜細亜 ajia trước đây được dùng để biểu diễn "Asia" (châu Á) bằng kanji;
ký tự 亜 (á) ngày nay có nghĩa là "Asia" (châu Á) trong những từ ghép như 東亜 tōa, "Đông Á".
Từ cách viết 亜米利加 amerika, "Hoa Kỳ", lấy ra ký tự thứ 2, tạo thành từ gần chính thức 米
国 beikoku, dịch sát nghĩa là "mễ quốc" nhưng vẫn mang nghĩa "Hoa Kỳ".
3.4. Khi nào dùng cách đọc nào
Mặc dù có nhiều qui tắc khi nào dùng cách đọc on'yomi hay khi nào dùng kun'yomi, trong tiếng
Nhật tràn ngập các trường hợp không theo qui tắc, và ngay cả người bản địa không phải lúc nào
cũng có thể biết cách đọc của một ký tự nếu không có kiến thức tốt.
Qui tắc vỡ lòng là đối với những kanji độc lập, chẳng hạn một ký tự biểu diễn một từ đơn nhất,
thường được đọc bằng cách đọc kun'yomi của chúng. Chúng có thể được viết cùng
với okurigana để biểu đạt biến cách kết thúc của động từ hay tính từ, hay do qui ước. Ví dụ: 情
け nasake "sự cảm thông", 赤 い akai "đỏ", 新 し い atarashii "mới", 見 る miru "nhìn", 必
ず kanarazu "nhất định, nhất quyết". Okurigana là một khía cạnh quan trọng trong cách dùng kanji
trong tiếng Nhật; xem bài viết đó để biết thêm về kun'yomi.
Các từ ghép kanji nhìn chung được đọc bằng on'yomi, trong tiếng Nhật gọi là 熟語 jukugo (thục
ngữ). Ví dụ, 情報 jōhō "thông tin", 学校 gakkō "trường học", và 新幹線 shinkansen"tàu tốc hành"
đều tuân theo dạng này. Sự khác nhau giữa qui tắc đọc kanji độc lập và ghép làm cho nhiều từ
có ý nghĩa gần giống nhau nhưng lại có cách đọc hoàn toàn khác nhau. 東 "hướng đông" và 北
"hướng bắc" khi đứng độc lập dùng cách đọc kun tương ứng là higashi và kita, trong khi từ ghép
北東 "hướng đông bắc" lại dùng cách đọc on làhokutō. Điều này còn phức tạp hơn bởi thực tế
nhiều kanji có nhiều hơn một cách đọc on'yomi: 生 đọc là sei trong từ 先生 sensei "giáo viên"
nhưng lại đọc là shō trong 一生 isshō"cả đời người". Ý nghĩa cũng có thể là tác nhân đối với cách
đọc; 易 đọc là i khi nó mang nghĩa "đơn giản", những lại thành eki khi nó mang nghĩa "tiên đoán,
bói toán", cả hai cách đọc đều là on'yomi của ký tự này.
Qui tắc vỡ lòng này cũng có rất nhiều ngoại lệ. Số lượng những từ ghép đọc
bằng kun'yomi không lớn như on'yomi, nhưng cũng không phải là hiếm. Chẳng hạn như 手
紙 tegami "thư", 日傘 higasa "cái ô", hay một từ khá nổi tiếng 神風 kamikaze "ngọn gió thần
thánh". Những từ ghép như thế cũng có thể có okurigana, như 空揚げ (còn được viết là 唐揚げ)
karaage "đồ ăn chiên" và 折り紙 origami "nghệ thuật gấp giấy", mặc dù nhiều khi chúng được viết
bỏ đi okurigana (ví dụ, 空揚 hay 折紙).
Tương tự, một số ký tự on'yomi cũng có thể được dùng như một từ khi đứng độc lập: 愛 ai "tình
yêu", 禅 Zen "thiện", 点 ten "dấu chấm". Hầu hết các trường hợp này liên quan đến những kanji
không có kun'yomi, nên có thể không có sự nhầm lẫn, mặc dù vẫn có các ngoại lệ. Ký tự độc lập
金 có thể đọc là kin "tiền, vàng" hoặc cũng có thể là kane "tiền, kim loại"; chỉ có cách dựa vào ngữ
cảnh mới biết được cách đọc và ý nghĩa trong dụng ý của người viết.
Do có nhiều cách đọc nên số lượng từ cùng cách viết khác ý nghĩa cũng tăng lên, nhiều khi
chúng có các ý nghĩa khác nhau phụ thuộc vào cách đọc. Lấy một ví dụ là từ 上手, có thể đọc
theo 3 cách khác nhau: jōzu (khéo léo, giỏi), uwate (phần trên), hoặc kamite (phần trên). Thêm
nữa, từ 上手い lại được đọc là umai (khéo léo, giỏi). Người ta thườngfurigana trong những
trường hợp này để làm rõ sự nhập nhằng về ý nghĩa.
Như đã nói ở trên, cách đọc 重箱 jūbako và 湯桶 yutō cũng không hề hiếm. Thực tế, toàn bộ 4
kiểu kết hợp cách đọc đều có thể xảy ra: on-on, kun-kun, kun-on và on-kun.
Nhiều tên địa danh nổi tiếng, như Tokyo ( 東 京 Tōkyō) hay ngay cả tên Nhật Bản ( 日
本 Nihon hoặc nhiều khi đọc là Nippon) được đọc bằng on'yomi; tuy nhiên, đại đa số tên địa danh
ở Nhật được đọc bằng kun'yomi: 大阪 Ōsaka, 青森 Aomori, 箱根 Hakone. Khi các ký tự được
dùng để viết tắt tên địa danh, cách đọc của chúng có thể không như nguyên gốc. Đội bóng chày
của Osaka ( 大 阪 ) và Kobe ( 神 戸 ) có tên gọi Hanshin ( 阪 神 ) Tigers, được lấy từ cách
đọc on'yomi của ký tự kanji thứ 2 trong từ Ōsaka và đầu tiên trong từ Kōbe. Tên của tuyến đường
sắt Keisei (京成) nối thành phố Tokyo (東京) và Narita (成田) cũng tương tự như vậy, nhưng cách
đọc ký tự 京 trong 東京 lại biến thành kei, mặc dù kyō là một cách đọc on'yomi trong từ Tōkyō.
Tên họ của người Nhật cũng thường được đọc bằng kun'yomi: 山田 Yamada, 田中 Tanaka, 鈴
木 Suzuki. Tên riêng tuy không hẳn được đọc theo kiểu jūbako hay yutō đã đề cập, mà cũng bao
gồm lẫn lộn kun'yomi, on'yomi và nanori: 大助 Daisuke [on-kun], 夏美 Natsumi [kun-on]. Do các
bậc cha mẹ thường tự lựa chọn theo ý riêng, nên cách đọc tên riêng thường không theo bất kỳ
quy tắc nào và cũng không thể biết chắc chắn cách đọc tên riêng của một người nếu không xác
định lại. Người đặt tên có thể khá sáng tạo, có những đứa trẻ mang tên 地球 Āsu hay 天使 Enjeru,
nghĩa đen tương ứng là "Địa Cầu" và "Thiên Sứ", những cách phát âm cũng gần giống các
từ tiếng Anh "Earth" và "Angel" (khi được Nhật hóa phát âm); chúng không phải là tên phổ biến,
cách đọc thông thường của 2 từ này tương ứng là chikyū và tenshi. Tuy nhiên, luôn có những
quy tắc phổ biến giúp người đọc có kinh nghiệm có thể đoán trước khá chính xác cách đọc của
hầu hết tên riêng.
II. PHƯƠNG PHÁP HỌC HÁN TỰ
Chữ Hán thoạt nhìn trông rất phức tạp vì gồm nhiều nét, có những chữ hàng hai ba chục nét,
gây tâm lí “ngại” cho người học. Tuy nhiên, cũng như tiếng Việt, các từ được tạo thành từ các
chữ cái, thì chữ Hán phức tạp đến mấy cũng tạo thành từ phần đơn giản hơn, đó có thể là các
chữ tượng hình, chữ chỉ thị、chữ hội ý, hoặc từ các “bộ” chữ. Các chữ có cấu trúc giống nhau
thường có cách đọc gần giống nhau, hay ý nghĩa của chữ có thể suy ra từ các bộ phận tạo
thành. Do đó cần nhớ các chữ đơn giản và các bộ cơ bản.
Học chữ Hán có các nguyên tắc sau:
- Chữ Hán nhanh quên, cần xem lại thường xuyên ( nếu có thể thì xem lại hàng ngày ). Tuy nhiên,
không nên dành nhiều thời gian để học 1 chữ, mà nên học lướt qua chữ đó nhiều lần, có thể chỉ
vài giây một chữ, nhưng nhìn hàng trăm, hàng nghìn lần hiệu quả sẽ cao hơn.
- Mới học nên học để thuộc mặt chữ, âm Hán Việt và ý nghĩa. Từ âm Hán Việt có thể suy luận ra
gần đúng âm On, hoặc như đã nói trên, từ các chữ đơn giản tạo thành cũng có thể suy ra cách
đọc On. Cách đọc Kun là cách đọc thuần Nhật, muốn thuộc chỉ còn cách luyện đọc thật nhiều.
Không nên cố nhớ cách đọc âm On, âm Kun riêng rẽ, mà nên nhớ vào từ vựng. Hãy tận dụng sự
tương tự của từ Hán Việt so với chữ Kanji, bởi lẽ, tuy người Việt đã dùng hệ chữ Latinh để viết,
nhưng ý nghĩ và âm đọc có nguồn gốc Hán hầu như không thay đổi, hiện tiếng Việt sử dụng trên
70% chữ có nguồn gốc Hán. Vì vậy tồn tại rất nhiều chữ Kanji có ý nghĩa giống hệt từ Hán Việt,
thậm chí cách đọc cũng không khác nhau là mấy:
Ví dụ, chữ 結婚 kekkon trong tiếng Nhật mang nghĩa là “kết hôn” thì tiếng Việt cũng có chữ “kết
hôn” có ý nghĩa giống hệt và cách đọc tương tự. Một số chữ khác như 意見 iken – ý kiến;
注意 chuui – chú ý; 困難 konnan – khốn nạn…
- Tận dụng lợi thế tiếng Việt, khi học một chữ Hán mới, cố gắng tìm càng nhiều càng tốt các từ
Hán Việt đi kèm, ví dụ như chữ 意“Ý”, tìm được một số chữ như 得意“ đắc ý “, 意見“ ý kiến “,
意図 “ ý đồ “、悪意“ác ý “,意識“ ý thức “,注意 “ chú ý “…
Như vậy sẽ học được luôn các chữ Hán đi kèm theo nó, một lần chưa nhớ hết được nhưng vài
lần sẽ nhớ tốt, nhất là khi tự tìm được ra những chữ đó.
- Chữ Hán được viết theo tứ tự: trái trước, phải sau, trên trước, dưới sau, ngang trước, sổ
sau…cũng có một số ngoại lệ nhưng đa số tuân theo nguyên tắc trên. Bạn chỉ nên học viết khi đã
thuộc kĩ mặt chữ, thuộc tới mức không nhìn cũng có thể tưởng tượng ra hình dạng của nó. Khi
đó hãy cố tưởng tượng vẽ lại chữ đó. Nếu vẽ đúng có nghĩa đã thuộc chữ. Nếu sai, xem sai chỗ
nào, viết lại đến khi đúng. Nếu đã học chữ kĩ, viết khoảng 3-4 lần là nhớ. Nhưng điểm mấu chốt
là phải thường xuyên xem lại, vì chúng rất dễ quên.
III. SỬ DỤNG CUỐN SÁCH NÀY
Trong cuốn sách này, với 1 chữ Hán được dịch, trình bày theo thứ tự và quy cách sau:
Chữ Hán hoặc từ vựng chứa chữ Hán ( Cách đọc ) ( Từ Hán Việt ) Nghĩa tiếng Việt
Phần 1 Phần 2 Phần 3 Phần 4

Phần 1 - chữ Hán hoặc từ vựng chứa chữ Hán là những chữ thông dụng trong tiếng Nhật,
toàn quyển sách có khoảng 3500 từ. Với phần từ vựng chứa chữ Hán có thể bao gồm các chữ
Hiragana hoặc Katana kèm theo gọi là okurigana.

Phần 2 - ( Cách đọc ) đặt trong dấu ngoặc đơn, được viết dưới dạng Hiragana ( Nếu trong phần
từ vựng chứa sẵn từ gốc Katakana thì trong phần cách đọc sẽ giữ nguyên ).

Phần 3 - ( Chữ Hán Việt ) trình bày theo thứ tự chữ Hán xuất hiện trong phần 1 từ trái sang
phải. Nếu bao gồm các okurikana kèm theo thì chỉ lấy phần chữ Hán để ghép chữ Hán Việt. Nếu
chữ Hán Việt mang nghĩa trùng khớp với từ Hán Việt tương ứng, mình sẽ không dịch thêm phần
Nghĩa tiếng Việt

Phần 4 - Nghĩa tiếng Việt , giải thích cho chữ Hán, nếu chữ nào mà ở phần 3 đã thể hiện ý
nghĩa này, thì sẽ không có phần 4. Cũng cần lưu ý là một chữ có thể mang nhiều nghĩa, trong
phạm vi cuốn sách, tác giả trình bày những nghĩa phổ biến, thông dụng, có tham khảo thêm trên
từ điển.

Đi kèm với sách là cuốn bài tập, bao gồm các dạng bài:Luyện viết chữ Hán; luyện viết cách đọc
của chữ Hán và từ vựng chứa chữ Hán; luyện đọc câu mẫu cho sẵn; chuyển chữ Hán sang Hira
và ngược lại. Sau mỗi bài có 1 bài tập tổng hợp, thường là bài đọc hiểu, kết cấu giống một bài
đọc hiểu trong kì thi JLPT với các cấp độ tương ứng. Học chữ Hán và làm bài tập thì kiến thức
sẽ được lưu giữ lâu hơn nhiều. Lưu ý là viết nên để cuối cùng rồi luyện như đã nói trên.

Tuy đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để dịch, song cuốn sách không thể tránh khỏi các sai
sót trong biên dịch, in ấn, kính mong sự đóng góp ý kiến của đông đảo bạn đọc. Chúc quý bạn
đọc chinh phục được phần được coi là khó nhất của tiếng Nhật – 漢字. Bản dịch này ngoài bản
sách chính có sử dụng tư liệu từ Wikipedia tiếng Việt, Lets learn Kanji và một số tài liệu mạng…
1.Nhất 21.Mộc 41.Hậu 61.Khứ 81.Đại 101.Thôn

2.Nhị 22.Kim 42.Ngọ 62.Mỗi 82.Tiểu 102.Vũ

3.Tam 23.Thổ 43.Môn 63.Vương 83.Cao 103.Điện

4.Tứ 24.Diệu 44.Gian 64.Quốc 84.An 104.Xa

5.Ngũ 25.Bản 45.Đông 65.Kiến 85.Tân 105.Mã

6.Lục 26.Nhân 46.Tây 66.Hành 86.Cổ 106.Dịch

7.Thất 27.Kim 47.Nam 67.Mễ 87.Nguyên 107.Xã

8.Bát 28.Tự 48.Bắc 68.Lai 88.Khí 108.Hiệu

9.Cửu 29.Thời 49.Điền 69.Lương 89.Đa 109.Điếm

10.Thập 30.Bán 50.Lực 70.Thực 90.Thiểu 110.Ngân

11.Bách 31.Đao 51.Nam 71.Ẩm 91.Quảng 111.Bệnh

12.Thiên 32.Phân 52.Nữ 72.Hội 92.Tảo 112.Viện

13.Vạn 33.Thượng 53.Tử 73.Nhĩ 93.Trường 113.Hưu

14.Viên 34.Hạ 54.Học 74.Văn 94.Minh 114.Tẩu

15.Khẩu 35.Trung 55.Sinh 75.Ngôn 95.Hảo 115.Khởi

16.Mục 36.Ngoại 56.Tiên 76.Thoại 96.Hữu 116.Bối

17.Nhật 37.Hữu 57.Hà 77.Lập 97.Nhập 117.Mãi

18.Nguyệt 38.Công 58.Phụ 78.Đãi 98.Xuất 118.Mại

19.Hỏa 39.Tả 59.Mẫu 79.Chu 99.Thị 119.Độc

20.Thủy 40.Tiền 60.Niên 80.Chu 100.Đinh 120.Thư


121.Quy 141.Túc 161.Liệu 181.Chuyển 201.Tư 221.Anh

122.Miễn 142.Thể 162.Lí 182.Thừa 202.Phu 222.Chất

123.Cung 143.Thủ 163.Phản 183.Tả 203.Thê 223.Vấn

124.Trùng 144.Đạo 164.Phạn 184.Chân 204.Chủ 224.Thuyết

125.Cường 145.Sơn 165.Ngưu 185.Đài 205.Trú 225.Viễn

126.Trì 146.Xuyên 166.Độn 186.Ương 206.Mịch 226.Cận

127.Danh 147.Lâm 167.Điểu 187.Ánh 207.Thị 227.Giả

128.Ngữ 148.Sâm 168.Nhục 188.Họa 208.Chỉ 228.Thử

129.Xuân 149.Không 169.Trà 189.Dương 209.Giáo 229.Hàn

130.Hạ 150.Hải 170.Dự 190.Dương 210.Thất 230.Trọng

131.Thu 151.Hóa 171.Dã 191.Phục 211.Vũ 231.Khinh

132.Đông 152.Hoa 172.Thái 192.Trước 212.Tập 232.Đê

133.Triều 153.Thiên 173.Thiết 193.Gia 213.Hán 233.Nhược

134.Trú 154.Xích 174.Tác 194.Thỉ 214.Tự 234.Ác

135.Tịch 155.Thanh 175.Vị 195.Tộc 215.Thức 235.Ám

136.Phương 156.Bạch 176.Vị 196.Thân 216.Thí 236.Thái

137.Vãn 157.Hắc 177.Âm 197.Huynh 217.Nghiệm 237.Đậu

138.Dạ 158.Sắc 178.Lạc 198.Tỉ 218.Túc 238.Đoản

139.Tâm 159.Ngư 179.Ca 199.Đệ 219.Đề 239.Quang

140.Thủ 160.Khuyển 180.Tự 200.Muội 220.Văn 240.Phong


241.Vận 261.Nghiên 281.Thế 301.Tập 321.Hoàn 341.Bi

242.Động 262.Cứu 282.Giới 302.Bất 322.Nhiệt 342.Khổ

243.Chỉ 263.Lưu 283.Độ 303.Tiện 323.Lãnh 343.Thống

244.Bộ 264.Hữu 284.Hồi 304.Dĩ 324.Cam 344.Sỉ

245.Sử 265.Sản 285.Dụng 305.Trường 325.Ô 345.Phối

246.Tống 266.Nghiệp 286.Dân 306.Hộ 326.Quả 346.Khốn

247.Tẩy 267.Dược 287.Chú 307.Sở 327.Noãn 347.Tân

248.Cấp 268.Động 288.Ý 308.Ốc 328.Mãnh 348.Miên

249.Khai 269.Viên 289.Đầu 309.Đường 329.Tửu 349.Tàn

250.Bế 270.Sĩ 290.Nhan 310.Đô 330.Diêm 350.Niệm

251.Áp 271.Sĩ 291.Âm 311.Huyện 331.Phó 351.Cảm

252.Dẫn 272.Sự 292.Đặc 312.Khu 332.Phiến 352.Tình

253.Tư 273.Đồ 293.Biệt 313.Trì 333.Thiêu 353.Giác

254.Tri 274.Quan 294.Trúc 314.Phát 334.Tiêu 354.Vong

255.Khảo 275.Quán 295.Hợp 315.Kiến 335.Cố 355.Quyết

256.Tử 276.Tích 296.Đáp 316.Vật 336.Cá 356.Định

257.Y 277.Tá 297.Chính 317.Phẩm 337.Tiếu 357.Tỉ

258.Thủy 278.Đại 298.Đồng 318.Lữ 338.Khấp 358.Thụ

259.Chung 279.Thải 299.Kế 319.Thông 339.Nộ 359.Thụ

260.Thạch 280.Địa 300.Kinh 320.Tiến 340.Hạnh 360.Đồ


361.Luyện 381.Hoạt 401.Du 421.Cung 441.Điểm 461.Thủ

362.Phục 382.Mạt 402.Vịnh 422.Lưỡng 442.Giai 462.Quá

363.Biểu 383.Trạch 403.Bì 423.Nhược 443.Đoạn 463.Mộng

364.Tốt 384.Tế 404.Noãn 424.Lão 444.Hiệu 464.Đích

365.Vi 385.Bình 405.Lương 425.Tức 445.Bội 465.Phi

366.Dịch 386.Hòa 406.Tĩnh 426.Nương 446.Thứ 466.Cơ

367.Giai 387.Chiến 407.Công 427.Áo 447. 467.Thất

368.Bỉ 388.Tranh 408.Viên 428.Tương 448.Tha 468.Thiết

369.Toàn 389.Chính 409.Nhập 429.Tổ 449.Thắng 469.Tốc

360.Bộ 390.Trị 410.Liên 430.Dục 450.Phụ 460.Trì

371.Tất 391.Kinh 411.Song 431.Tính 451.Tán 471.Trú

372.Yếu 392.Tế 412.Trắc 432.Chiêu 452.Thành 472.Bạc

373.Hà 393.Pháp 413.Diệp 433.Thủ 453.Tuyệt 473.Thuyền

374.Do 394.Luật 414.Cảnh 434.Tối 454.Đối 474.Tọa

375.Giới 395.Tế 415.Kí 435.Sơ 455.Tục 475.Tịch

376.Lợi 396.Quan 416.Hình 436.Phiên 456.Từ 476.Đảo

377.Phất 397.Hệ 417.Cát 437.Tuế 457.Đầu 477.Lục

378.Trạc 398.Nghĩa 418.Kết 438.Mai 458.Tuyển 478.Cảng

379.Tẩm 399.Nghị 419.Hôn 439.Sách 459.Ước 479.Kiều

380.Dũng 400.Đảng 420.Cộng 440.Ức 460.Thúc 480.Giao


481.Thân 482.Thần 483.Dạng 484.Tín 485.Điều

486.Tra 487.Tương 488.Đàm 489.Án 490.Nội

491.Quân 492.Đạt 493.Tinh 494.Tuyết 495.Giáng

496.Trực 497.Nguy 498.Hiểm 499.Thập 500.Xả

501.Lệ 502.Hấp 503.Phóng 504.Biến 505.Xỉ

506.Phát 507.Hội 508.Hoành 509.Đương 510.Truyền

511.Tế 512.Vô

You might also like