You are on page 1of 13

Mục lục

Trang
1. Lời nói đầu 2
2. Mô tả bài toán 3
3. Viết chương trình điều khiển 4
4. Kết luận 12

1
I. Lời nói đầu
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, nước ta đã và
đang xây dựng ngày càng nhiều nhà máy đa dạng về công nghệ. Ứng dụng
công nghệ tự động vào trong sản xuất là nhu cầu tât yếu của Việt Nam, một
nước đang trên đường phát triển và hội nhập cùng thế giới. Ngành tự động
hóa cũng không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu của sản xuất và trong
nhiều lĩnh vực khác nữa góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước.
Tại Việt Nam, ngành tự động hóa đã có nhiều bước tiến vượt bậc. Các hệ
thống thu thập, giám sát, xử lí và điều khiển các quá trình công nghiệp Scada
(Supervisory Control And Data Acquision) đã xuất hiện ngày càng nhiều
trong các lĩnh vực như: công – nông nghiệp, dầu khí, năng lượng, hàng
không, công nghệ sinh học, y học, môi trường và nhiều lĩnh vực khác. Các
module điều khiển lập trình cỡ nhỏ như Zen, Logo, PLC … cùng với các
Panel, màn hình cảm ứng có thể điều khiển và lập trình ngày càng sử dụng
rộng rãi giúp việc điều khiển ngày càng nhanh và dễ.
Sự tiến bộ vượt bậc của ngành tự động hóa kéo theo sự phát triển lớn
mạnh về kinh tế lẫn tốc độ gia tăng không ngừng về các loại phương tiện
giao thông. Từ đó đã dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông xảy ra rất
thường xuyên. Để khắc phục tình trạng này, đèn giao thông từ lâu đã là 1
giải pháp hữu hiệu. Nhưng như đã nói ở trên, ngành tự động hóa đã phát
triển vượt bậc nên đèn giao thông hiện nay đã không còn chỉ là những cái
đèn giao thông bình thường. Giờ đây chúng đã được áp dụng hiệu ứng “làn
sóng xanh” cho đèn giao thông ở các ngã tư kế tiếp nhau một cách đơn giản.

2
II. Mô tả bài toán:
Bài toán yêu cầu đặt ra ở đây là thiết kế đèn giao thông ở 2 ngã tư liên tiếp
cách nhau 1km có sử dụng đèn cho người đi bộ qua đường và hiệu ứng “làn
sóng xanh”. Vậy “làn sóng xanh” ở đây có nghĩa là gì? Là các đèn giao thông ở
2 ngã tư kế tiếp nhau sẽ sáng theo quy luật làm sao để người tham gia giao
thông gặp được nhiều đèn xanh nhất có thể với tốc độ trung bình của thành phố
(tốc độ trung bình của thành phố là 40km/h). Với yêu cầu bài toán đặt ra ở đây,
người đi từ ngã tư thứ nhất đến ngã tư thứ 2 dài 1km với tốc độ trung bình của
thành phố thì hết khoảng thời gian là 1 phút 30 giây (tương đương với 90 giây).
Ở bài toán này em chọn thời gian sáng đèn xanh đèn đỏ và đèn vàng ở 2 ngã tư
là như nhau (đèn xanh 40s, đèn vàng 5s, đèn đỏ 45s). Để hiệu ứng “làn sóng
xanh” được áp dụng thì cả 2 đèn sẽ sáng cùng 1 lúc và thời gian như nhau.

Và sau 10 giờ tối, đèn sẽ chỉ nhấp nháy đèn vàng (1s sáng 1s tắt) vì sau 10
giờ tối các phương tiện lưu thông sẽ ít và chỉ cần đèn vàng nhấp nháy thông báo
các phương tiện di chuyển với tốc độ thấp chú ý đường. Đèn vàng sẽ nháy từ 10
giờ tối đến 5 giờ sáng và các đèn màu khác sẽ sáng lại bình thường theo quy
luật mà ta đã thiết lập ở trên. Các đèn xanh, vàng, đỏ và các đèn đường đi bộ ở
cả 2 ngã tư sẽ sáng từ 6 giờ sáng đến 10 giờ tối. Các chương trình sáng của đèn
sẽ thay phiên nhau hoạt động liên tục, phục vụ cho việc ổn định giao thông
đường phố
3
III. Chương trình điều khiển
III.1. Bảng phân định đầu ra/đầu vào:
Tên đầu vào Địa chỉ trên PLC
Chế độ ban ngày (5h-22h) M0.0
Chế độ ban đêm (22h-5) M0.1
Xanh 1x Q0.0
Vang 1x Q0.1
Do 1x Q0.2
Xanh db1x Q0.3
Do db1x Q0.4
Xanh 1y Q0.5
Vang 1y Q0.6
Do 1y Q0.7
Xanh db1y Q1.0
Do db1y Q1.1
Xanh 2x Q1.2
Vang 2x Q1.3
Do 2x Q1.4
Xanh db2x Q1.5
Do db2x Q1.6
Xanh 2y Q1.7
Vang 2y Q2.0
Do 2y Q2.1
Xanh db2y Q2.2
Do db2y Q2.3

Chú thích:
 1x: ngã tư thứ nhất, hướng đi X
 1y: ngã tư thứ nhất, hướng đi Y
 Db1x: đèn đi bộ ngã tư thứ nhất, hướng đi X
 Db1y: đèn đi bộ ngã tư thứ nhất, hướng đi Y
 2x: ngã tư thứ hai, hướng đi X
 2y : ngã tư thứ hai, hướng đi Y
 Db2x : đèn đi bộ ngã tư thứ hai, hướng đi X
 Db2y : đèn đi bộ ngã tư thứ hai, hướng đi Y

4
III.2. Trương trình trên step7 v5.6:
Sau khi cài đặt các thông số phần cứng như CPU C313C-2DP và các cổng đầu
ra đầu vào, ta gọi khối SFC1 ở “standard libraries” để cài đặt thời gian thực cho
PLC. Việc cài đặt thời gian thực cho PLC giúp chúng ta dễ dàng quản lí các chế
độ ngày và đêm của đèn giao thông. Với một vài phép chuyển đổi và so sánh ta
có được đầu ra cho chế độ ban ngày là bit M0.0 và chế độ ban đêm là bit M0.1

5
6
7
8
9
10
11
12
IV. Kết luận:
Đây là kết quả của việc nghiên cứu lý thuyết và đã được kiểm nghiệm trên mô
phỏng của PLC simulation. Để được đưa vào thực tế thì em nghĩ cần phải tiếp
tục nghiên cứu và đưa ra chương trình điều khiển tối ưu hơn. Do trình độ kiến
thức của bản thân em còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận được sự góp ý cũng như ý kiến của thầy cô để bài làm của em được
hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

13

You might also like