You are on page 1of 10

* Đây là phần hướng dẫn sử dụng của chính tác giả phần mềm - Hoàng Cường

Các bước xếp TKB sử dụng phần mềm SmartScheduler

1. Nhập dữ liệu
2. Thêm giới hạn ràng buộc vào TKB
3. Cố định những tiết học đặc biệt
4. Xếp trước TKB, cố định buổi nghỉ của các giáo viên dạy 2 buổi
5. Xếp TKB tự động
6. Chỉnh sửa làm đẹp TKB
7. In TKB
Ghi chú:
Trên đây là chu trình các bước xếp TKB được chúng tôi đúc kết trong 1 thời gian dài trực tiếp sắp xếp TKB cho các
trường học mà theo chúng tôi là hiệu quả nhất. Tuy nhiên bạn vẫn có thể xếp TKB theo trình tự khác nếu bạn thấy trình tự
xếp TKB của bạn hiệu quả và quen thuộc với bạn hơn.

1
1. Nhập dữ liệu
Mục đích:
Nhập các thông tin về lớp học, giáo viên, bảng phân công giảng dạy …
Yêu cầu:
+ Nhập thông tin chung về trường học và TKB + Nhập danh sách môn học (*)
+ Nhập danh sách lớp học (*) + Sắp xếp danh sách môn học
+ Sắp xếp danh sách lớp học + Nhập danh sách nhóm môn học
+ Nhập danh sách nhóm lớp học + Nhập nhóm môn học
+ Nhập nhóm lớp học + Nhập số tiết chuẩn của môn học
+ Nhập danh sách giáo viên (*) + Nhập bảng Phân công giảng dạy (*)
+ Sắp xếp danh sách giáo viên + Nhập danh sách ngoại lệ (*)
+ Nhập danh sách nhóm giáo viên + Cố định các tiết nghỉ của lớp học (*)
+ Nhập nhóm giáo viên
+ Nhập danh sách giáo viên chủ nhiệm
+ Nhập danh sách giáo viên kiêm nhiệm
(*) Bắt buộc phải hoàn thành

Hướng dẫn:
Chọn Dữ liệu  Xây dựng CSDL và theo từng bước nhập dữ liệu trong Wizard
Một số điểm cần chú ý khi nhập dữ liệu:
a. Danh sách môn học
Môn học sẽ tương ứng với những tiết có sự tham gia đồng thời của lớp học và giáo viên. Tiết SHL
(Sinh hoạt lớp), thông thường không được xem là môn học nhưng đối với chương trình thì đây là môn
học vì có sự tham gia của lớp học và giáo viên chủ nhiệm. Như vậy tổng số tiết/1 tuần của lớp học và
giáo viên chủ nhiệm sẽ tăng thêm 1.
b. Bảng Phân công giảng dạy
Bạn có thể nhập nhiều lớp học (giáo viên, môn học) cùng 1 lúc. Sử dụng chức năng này sẽ giảm được
đáng kể thời gian nhập dữ liệu.
Ví dụ:
Giáo viên Minh dạy môn Toán các lớp 9A, 9B, 7B. Bạn có thể nhập dữ liệu như sau:
+ Ở Môn học chọn môn Toán
+ Ở Lớp học bạn gõ “9A,9B,7B” và kích chuột vào nút {Thêm}
+ Chương trình sẽ thêm 3 phân công giảng dạy vào bảng phân công giảng dạy
Nếu các khối học của trường bạn có Kế hoạch giảng dạy như nhau (các lớp cùng khối học có số tiết/1
tuần của các môn học như nhau) thì bạn nên nhập trước Số tiết chuẩn của môn học và ở bảng phân
công giảng dạy bạn chọn Sử dụng số tiết chuẩn. Khi đó 2 ô Số tiết và Giới hạn sẽ được tô mờ,
chương trình sẽ tự động tìm số tiết/1 tuần và giới hạn số tiết/1 buổi của môn học từ bảng Số tiết chuẩn
của môn học.
Việc nhập dữ liệu cho bảng Phân công giảng dạy sẽ mất nhiều thời gian và rất dễ nhầm lẫn. Sau khi
nhập xong bạn nên để chương trình kiểm tra lại bảng Phân công giảng dạy bằng cách kích chuột vào
nút {Kiểm tra}, chương trình sẽ tự động tìm kiếm và hiển thị các lỗi ở bảng Phân công giảng dạy mà
bạn có thể đã nhập sai. Ngoài ra bạn có thể kích chuột vào nút {Thống kê} để xem thống kê tổng thể
bảng Phân công giảng dạy theo lớp học, giáo viên, môn học.
Bạn cần phải kiểm tra kĩ và phát hiện sớm các nhầm lẫn ở bảng Phân công giảng dạy trước khi xếp
TKB. Nếu khi xếp gần xong TKB mới phát hiện lỗi thì bạn sẽ mất nhiều thời gian để xếp lại TKB.
c. Danh sách ngoại lệ
Trái với môn học, ngoai lệ tương ứng với những tiết KHÔNG có sự tham gia của lớp học hoặc giáo
viên hoặc cả hai. Có thể xem đây là những tiết nghỉ của lớp học và giáo viên.
d. Cố định các tiết nghỉ của lớp học
Có thể dùng phím tắt {CTRL+A}, {CTRL+C}, {CTRL+X}, {CTRL+V} để copy, cắt, dán dữ liệu.
2
2. Thêm giới hạn ràng buộc vào TKB
Mục đích:
Áp đặt trước các ràng buộc đối với TKB. Khi sắp xếp TKB tự động, chương trình luôn tuân thủ những
ràng buộc này. Khi bạn chỉnh sửa hoặc xếp TKB bằng tay, chương trình sẽ kiểm tra và thông báo nếu
bạn vi phạm các ràng buộc.
Yêu cầu:
Chuyển tất cả các nguyện vọng của giáo viên và các yêu cầu của nhà trường về mặt sư phạm thành các
ràng buộc TKB.
+ Yêu cầu của giáo viên + Cố định tiết nghỉ của lớp học
+ Yêu cầu của môn học + Cố định tiết nghỉ của giáo viên
+ Cố định tiết nghỉ của môn học
Hướng dẫn:
Bạn thêm các ràng buộc vào TKB thông qua
a. Yêu cầu của giáo viên (Ràng buộc TKB  Yêu cầu của giáo viên)
+ Giới hạn số giáo án/1 buổi, giới hạn số giáo án/1 ngày
+ Giới hạn số tiết dạy/1 buổi, giới hạn số tiết dạy/1 ngày
+ Giới hạn số buổi dạy/1 tuần
+ Giới hạn số ngày dạy/1 tuần
+ Ràng buộc đối với giáo viên dạy 2 buổi (chỉ dạy 1 buổi/1 ngày, không dạy tiết 5 sáng & tiết 1 chiều)
+ Ràng buộc đối với giáo viên dạy ở nhiều địa điểm (chỉ dạy 1 địa
điểm/1 buổi, có giờ trống giữa 2 địa điểm)
Để khi soạn thảo tự động có thể sinh ra 1 TKB tương đối hợp lý,
giảm thiểu thời gian chỉnh sửa lại TKB, bạn cần áp đặt trước các
ràng buộc về giới hạn số tiết/1 buổi học, số ngày dạy/1 tuần, số
buổi dạy/1 tuần đối với mỗi giáo viên.
Bạn có thể có được tất cả những ràng buộc này bằng cách kích
chuột vào nút {Tự động thêm}  Chọn chế độ mặc định  Kích
chuột vào nút {Thực hiện}. Sau đó chỉnh sửa lại ràng buộc của các
giáo viên có nguyện vọng đặc biệt ví dụ như xin không có ngày
nghỉ (để rải đều tiết dạy) hoặc xin có nhiều hơn 1 ngày nghỉ …

b. Yêu cầu của môn học (Ràng buộc TKB  Yêu cầu của môn học)
+ Môn học có 2 tiết xếp liền
+ Học cách ngày
+ Giới hạn số tiết/1 buổi của nhóm môn học:
Đối với 1 số môn học đòi hỏi tư duy cao của học sinh, bạn muốn số tiết/1 buổi của những môn học này không quá nhiều
(vì dễ gây căng thẳng, quá sức đối với học sinh). Hoặc đối với trường hợp môn Toán của các trường THPT thường được
tách thành Đại và Hình, khi đó bạn muốn giới hạn chỉ 2 tiết/1 buổi đối với nhóm 2 môn Đại+Hình
+ Giới hạn số phòng học và số giáo viên tại 1 thời điểm
+ Yêu cầu môn học đối với lớp học 2 ca (chỉ học 1 buổi, chỉ học buổi sáng, chỉ học buổi chiều)
Ghi chú:
Thêm ràng buộc Yêu cầu của môn học sẽ làm giảm nhiều tốc độ soạn thảo TKB tự động của chương trình. Bạn chỉ nên
thêm ràng buộc này khi thực sự cần thiết.
c. Cố định tiết nghỉ của lớp học (Ràng buộc TKB  Cố định tiết nghỉ của lớp học)
Cố định trước các tiết nghỉ, các tiết đặc biệt (ngoại lệ) như Chào cờ, SH Đoàn, SH Đội … cho lớp học
Ghi chú:
+ Đối với lớp học 1 buổi: số tiết + số ngoại lệ = 30.
+ Đối với lớp học 2 buổi: số tiết + số ngoại lệ = 60.
Nếu các tiết Chào cờ, SH Đoàn, SH Đội … giáo viên chủ nhiệm phải có mặt thì bạn nên xem đây là các môn học (có phân
công trong bảng PCGD và gắn cho giáo viên chủ nhiệm) để thuận tiện cho việc sắp xếp, chỉnh sửa TKB

3
d. Cố định tiết nghỉ của giáo viên (Ràng buộc TKB  Cố định tiết nghỉ của giáo viên)
Cố định trước các tiết nghỉ, các tiết đặc biệt (ngoại lệ) như Giao ban, Họp tổ … cho giáo viên
e. Cố định tiết nghỉ của môn học (Ràng buộc TKB  Cố định tiết nghỉ của môn học)
Cố định trước các tiết nghỉ cho môn học. Bạn dùng ràng buộc này cho 1 số môn học có yêu cầu đặc
biệt ví dụ môn Thể yêu cầu không học vào tiết 5 (buổi sáng), tiết 1 (buổi chiều) để tránh nắng … Hoặc
dùng để cố định ngày nghỉ chuyên môn cho các giáo viên.

3. Cố định những tiết học đặc biệt


Nội dung:
Có 1 số tiết học (của lớp học), tiết dạy (của giáo viên) luôn được cố định trước ở 1 vị trí trên TKB. Ví
dụ tiết SHL luôn được cố định ở thứ 7, tiết 5. Bạn cần xếp trước và cố định những tiết học này trước
khi soạn thảo TKB.
Yêu cầu:
Xếp trước và cố định tất cả các tiết học, tiết dạy đặc biệt.
Hướng dẫn:
a. Đối với môn học
Ví dụ như tiết SHL luôn xếp ở thứ 7, tiết 5. Bạn chọn Soạn thảo
 Xếp môn học

b. Đối với tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm


Ví dụ như yêu cầu giáo viên chủ nhiệm có tiết dạy vào thứ 2 (sát
tiết chào cờ), thứ 7 (sát tiết SHL). Bạn chọn Soạn thảo  Xếp tiết
dạy của GVCN.

c. Đối với các tiết học, tiết dạy khác


Sau khi xếp các tiết học,tiết dạy đặc biệt bạn có thể cố định bằng cách kích chuột phải và chọn Cố
định hoặc chọn từ thực đơn chính Soạn thảo  Cố định TKB. Sau khi cố định, các tiết này được tô
màu xanh.

4. Xếp trước TKB, cố định buổi nghỉ cho các giáo viên dạy 2 buổi
Nội dung:
Để thuận tiện cho việc chỉnh sửa TKB, bạn nên xếp trước TKB của những giáo viên dạy 2 buổi đồng
thời cố định buổi nghỉ cho các giáo viên này để đảm bảo yêu cầu giáo viên dạy sáng thôi chiều, chiều
thôi sáng. Hoặc bạn có thể chọn Ràng buộc TKB -> Yêu cầu của giáo viên để đặt ràng buộc cho
giáo dạy 2 buổi (chỉ dạy 1 buổi/ 1 ngày, không dạy tiết 5 sáng và tiết 1 chiều).
Tuy nhiên đối với các giáo viên dạy quá nhiều tiết/1 tuần thì phải chấp nhận dạy cả sáng và chiều/1
ngày hoặc không có ngày nghỉ.
Yêu cầu:
Xếp trước TKB, cố định buổi nghỉ cho tất cả giáo viên dạy 2 buổi.

4
Hướng dẫn:
a. Chọn giáo viên dạy 2 buổi
Kích chuột phải vào danh sách giáo viên và chọn Gv dạy 2 buổi

b. Xếp TKB
+ Chọn giáo viên dạy 2 buổi từ danh sách giáo viên
+ Kích chuột vào biểu tượng Xếp TKB trên thanh công cụ
+ Nếu chưa xếp xong TKB thì bạn dùng chuột lôi-thả các tiết dạy đã xếp tới vị trí hợp lý để có thể
chèn vào các tiết chưa xếp.
c. Chọn buổi nghỉ
+ Dùng chuột lôi-thả các tiết dạy để có 1 TKB đẹp
+ Kích chuột phải vào ô TKB và chọn Cố định buổi nghỉ hoặc Tự động cố định buổi nghỉ
+ Cố định buổi nghỉ cho giáo viên đang xếp

5. Xếp TKB tự động


Nội dung:
Trong đa số trường hợp chương trình luôn xếp được 100% TKB. Trong trường hợp bạn áp đặt nhiều
ràng buộc cho TKB thì chương trình cũng có thể xếp được ít nhất 97-99% TKB. Công việc của bạn
trong giai đoạn nay là kết hợp giữa khả năng tự động xếp TKB của chương trình và những kinh
nghiệm xếp TKB để đảm bảo xếp xong 100% TKB.
Yêu cầu:
Xếp xong 100% TKB.
Hướng dẫn:
a. Soạn thảo TKB tự động
+ Chọn Soạn thảo  Soạn thảo TKB tự động
+ Chọn chế độ soạn thảo nhanh
+ Để chương trình chạy từ 3-5 phút. Sau khoảng thời gian này mà chương trình không xếp xong 100%
TKB thì bạn dừng chương trình và chuyển sang xếp TKB bằng tay.
b. Soạn thảo TKB bằng tay
+ Chọn giáo viên chưa xếp xong TKB bằng cách kích chuột phải vào danh sách giáo viên và chọn Gv
chưa xếp xong TKB
+ Dùng chuột lôi thả các tiết dạy đã xếp đến vị trị hợp lý để có thể chèn vào những tiết chưa xếp.
5
Ghi chú:
Trong khi xếp TKB bằng tay bạn cố gắng không xoá các ràng buộc. Tuy nhiên đối với các trường hợp quá khó xếp thì phải
chấp nhận xoá 1 vài ràng buộc. Ví dụ đối với giáo viên dạy 15 tiết/1 tuần thì tốt nhất là xếp vào 5 buổi, 1 buổi 3 tiết nhưng
không được thì phải chập nhận có 1 buổi dạy 4 tiết và có 1 buổi dạy 2 tiết ...
c. Tối ưu TKB
Sau khi xếp xong 100% TKB, bạn sử dụng chức năng tự động tối ưu TKB để làm đẹp TKB của các
giáo viên, giảm bớt những bất hợp lý trong TKB giáo viên như nhiều tiết trống, số tiết không rải đều

+ Chọn Soạn thảo  Tối ưu TKB
+ Để chương trình chạy từ 3-5 phút. Chương trình có thể xử lý được từ 50-70% trường hợp giáo viên
có TKB xấu.
d. Kiểm tra môn học có yêu cầu tiết đôi
Có 1 số môn học yêu cầu có tiết đôi (có 2 tiết xếp liền) để làm bài Kiểm tra. Ví dụ như môn Văn,
Toán … Bắt đầu từ phiên bản 3.0 chương trình có đưa vào ràng buộc môn học có 2 tiết xếp liền. Bạn
thêm ràng buộc này bằng cách chọn Ràng buộc TKB  Yêu cầu của môn học  Môn học có 2 tiết
xếp liền. Trong khi soạn thảo tự động hoặc khi xếp TKB bằng tay chương trình đảm bảo yêu cầu môn
học có 2 tiết xếp liền cho phần lớn các lớp học. Ngoài ra chương trình còn cung cấp công cụ tự động
tìm kiếm những lớp học không thoả mãn ràng buộc này.
+ Kích chuột phải vào danh sách lớp học và chọn Tìm kiếm
+ Trên hộp thoại Tìm kiếm lớp học bạn chọn môn học và yêu cầu tìm kiếm.

6. Chỉnh sửa làm đẹp TKB


Nội dung:
Sau khi bạn đã:
+ Xếp xong 100% TKB
+ Tối ưu TKB
+ Dịch chuyển các tiết học để đảm bảo yêu cầu có tiết đôi của 1 số môn học
Bạn phải chỉnh sửa làm đẹp TKB. Đây là giai đoạn nặng nhọc, mất nhiều thời gian và đòi hỏi bạn phải
vận dụng tối đa những kinh nghiệm xếp TKB. Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là hạn chế tiết trống
trên TKB của giáo viên đặc biệt là những trường hợp bị 2 tiết trống/1 buổi. Đối với các giáo viên dạy
ở nhiều địa điểm bạn nên thêm ràng buộc chỉ dạy 1 địa điểm/1 buổi hoặc có giờ trống giữa 2 địa điểm
(chọn Ràng buộc TKB  Yêu cầu của giáo viên  Ràng buộc đối với giáo viên dạy ở nhiều địa
điểm). Ngoài ra bạn có thể tô màu TKB lớp học ở các địa điểm khác nhau để thuận tiện cho việc quan
sát chỉnh sửa TKB (chọn Soạn thảo  Tô màu TKB  Tô màu TKB lớp học).
Yêu cầu:
+ Loại bỏ tất cả trường hợp bị trống 2 tiết/1 buổi
+ Rải đều tiết dạy của giáo viên/1 tuần
Hướng dẫn:
Có 4 cách chính để chỉnh sửa làm đẹp TKB của giáo viên
a. Cách 1:
Đây là cách làm đơn giản nhưng rất hiệu quả, đặc biệt là với người chưa có nhiều kinh nghiệm xếp
TKB bằng tay hoặc mới bắt đầu làm quen với phần mềm soạn thảo TKB. Bạn kích chuột phải vào các
tiết dạy ‘xấu’ của TKB giáo viên (tiết dạy làm TKB giáo viên bị ‘xấu’) và chọn Gợi ý hoán đổi.
6
Khung hội thoại Gợi ý hoán đổi xuất hiện và hiển thị các cách hoán đổi tiết dạy có thể được giữa các
giáo viên. Bạn kiểm tra các cách hoán đổi và chọn ra cách hoán đổi tối ưu làm ‘đẹp’ TKB của cả 2
giáo viên.

b. Cách 2:
Đây là cách làm thủ công. Bạn sẽ in TKB toàn trường ra giấy, tìm giải pháp dịch chuyển trên giấy để
loại bỏ những trường hợp bị trống tiết. Sau khi tìm được giải pháp dịch chuyển, ví dụ:
Gv A: (thứ 3, tiết 1)  (thứ 3, tiết 4)
Gv B: (thứ 3, tiết 4)  (thứ 3, tiết 1)
Gv C: (thứ 3, tiết 1)  (thứ 3, tiết 4)
+ Bạn vào TKB của giáo viên A, kích chuột phải vào tiết dạy của giáo viên A tương ứng với vị trí (thứ
3, tiết 1) và chọn Dịch chuyển bằng tay
+ Chương trình sẽ hiện thị cửa sổ Dịch chuyển bằng tay cho phép bạn thực hiện các thao tác dịch
chuyển trên. Trong quá trình dịch chuyển chương trình luôn kiểm tra để đảm bảo không vi phạm các
ràng buộc TKB.

c. Cách 3:
Tương tự như cách 2 nhưng thay vì phải in TKB ra giấy
và tìm cách dịch chuyển trên giấy, bạn sẽ thao tác trực
tiếp trên màn hình máy tính.
+ Bạn chọn Xem  TKB toàn trường theo giáo viên
+ Chương trình sẽ hiển thị bảng TKB toàn trường theo
giáo viên
+ Bạn có thể soạn thảo trực tiếp trên bảng TKB toàn
trường ngoài ra bạn có thể cố định các cột, lôi-thả dịch
chuyển các cột, xem nhanh TKB các lớp học, giáo viên
khác …
d. Cách 4:

7
Đây là cách làm tự động, rất hiệu quả để xử lý những
trường hợp bị trống tiết. Ví dụ giáo viên A dạy tiết 1, 5 và
bị trống tiết 2, 3, 4. Bạn dùng chuột lôi tiết dạy của giáo
viên A từ tiết 1  tiết 4. Sau khi thả chuột chương trình
sẽ tự động dịch chuyển (giống như cách làm thủ công ở
cách 2) và hiển thị khung hội thoại Dịch chuyển tự động
thông báo các bước dịch chuyển và những thay đổi trên
TKB của các giáo viên liên quan. Sau khi quan sát nếu
thấy các bước dịch chuyển này không làm đảo lộn TKB
toàn trường và không làm xấu TKB các giáo viên liên
quan thì bạn kích chuột vào nút {Chấp nhận}. Ngược lại
kích chuột vào nút {Huỷ bỏ} để tìm giải pháp khác.
Ví dụ:
+ Lôi tiết dạy của giáo viên A từ tiết 5  tiết 2 hoặc tiết 1  tiết 3 hoặc tiết 5  tiết 3
+ Lôi tiết dạy của giáo viên A từ tiết 1  tiết 2 sau đó lôi tiếp từ tiết 2  tiết 3 …
Ghi chú:
+ Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm sử dụng phần mềm và kinh nghiệm xếp TKB bằng tay bạn nên dùng cách 1 để xử lý
các trường hợp TKB giáo viên bị xấu vì đây là cách làm đơn giản nhưng khá hiệu quả và ‘an toàn’ vì không làm đảo lộn
TKB giáo viên đã sắp xếp.
+ Bạn nên dùng cách 4 để xử lý các trường hợp bị trống tiết, nếu không được mới dùng đến cách 2 và cách 3.
+ Trong khi chỉnh sửa làm đẹp TKB bạn tuyệt đối tránh sử dụng chức năng Soạn thảo TKB tự động vì như vậy sẽ làm đảo
lộn TKB .
+ Chỉ nên lôi-thả các tiết học (tiết dạy) trong 1 thứ, tránh lôi-thả các tiết học (tiết dạy) giữa 2 thứ khác nhau vì sẽ dễ gây
đảo lộn TKB.
+ Sau khi lôi-thả bạn phải quan sát các bước dịch chuyển trong hộp thoại Dịch chuyển tự động. Nếu bạn thấy có bước
dịch chuyển từ thứ này sang thứ khác thì nên Huỷ bỏ và tìm cách dịch chuyển khác.

7. In TKB
Nội dung:
In TKB ra giấy in.
Yêu cầu:
+ In TKB toàn trường theo lớp học
+ In TKB toàn trường theo giáo viên
+ In TKB cho từng lớp học
+ In TKB cho từng giáo viên
+ In bảng PCGD theo lớp học (Kế hoạch giảng dạy)
+ In bảng PCGD theo giáo viên
+ In bảng PCGD theo môn học
Hướng dẫn:
Trước khi in TKB bạn nên sắp xếp danh sách lớp học, giáo viên, môn học theo thứ tự hợp lý. Ví dụ
sắp xếp danh sách lớp học theo các nhóm Công lập và Bán công, sắp xếp danh sách giáo viên theo các
tổ bộ môn. Bạn sắp xếp danh sách lớp học, giáo viên, môn học bằng cách chọn Dữ liệu  Dữ liệu lớp
học  Sắp xếp danh sách lớp học, Dữ liệu  Dữ liệu giáo viên  Sắp xếp danh sách giáo viên,
Dữ liệu  Dữ liệu môn học  Sắp xếp danh sách môn học
Ghi chú:
Chương trình có thể tự động chọn các lớp học theo nhóm lớp học, theo khối học, theo địa điểm học … và tự động chọn
giáo viên theo nhóm giáo viên, theo môn học (tổ bộ môn), theo địa điểm dạy …. Để chọn 1 lúc nhiều lớp học, giáo viên
bạn kích chuột vào biểu tượng hoặc .
a. In TKB toàn trường theo lớp học
+ Chọn Hệ thống  In TKB  TKB toàn trường theo lớp học
+ Chon buổi học, cách hiển thị TKB, khổ giấy in
+ Chọn lớp học
8
+ Kích chuột vào nút {Thực hiện}  Chương trình sẽ in TKB ra file MS Word
+ Chỉnh sửa TKB trên file MS Word trước khi in ra giấy
+ In ra giấy

9
b. In TKB toàn trường theo giáo viên
+ Chọn Hệ thống  In TKB  TKB toàn trường theo giáo viên
+ Chon buổi dạy, cách hiển thị TKB, khổ giấy in
+ Chọn giáo viên
+ Kích chuột vào nút {Thực hiện}  Chương trình sẽ in TKB ra file MS Word
+ Chỉnh sửa TKB trên file MS Word trước khi in ra giấy
+ In ra giấy
c. In TKB cho từng lớp học
+ Chọn Hệ thống  In TKB  TKB lớp học
+ Chọn lớp học, cách hiển thị TKB, khổ giấy in, in trộn.
+ Kích chuột vào nút {Thực hiện}  Chương trình sẽ in TKB ra file MS Word
+ Chỉnh sửa TKB trên file MS Word trước khi in ra giấy
+ In ra giấy
d. In TKB cho từng giáo viên
+ Chọn Hệ thống  In TKB  TKB giáo viên
+ Chọn giáo viên, cách hiển thị TKB, khổ giấy in, in trộn
+ Kích chuột vào nút {Thực hiện}  Chương trình sẽ in TKB ra file MS Word
+ Chỉnh sửa TKB trên file MS Word trước khi in ra giấy
+ In ra giấy
e. In bảng PCGD theo lớp học
+ Chọn Hệ thống  In bảng PCGD  PCGD theo lớp học
+ Chọn lớp học
+ Kích chuột vào nút {Thực hiện}  Chương trình sẽ in bảng PCGD ra file MS Word
+ Chỉnh sửa bảng PCGD trên file MS Word trước khi in ra giấy
+ In ra giấy
f. In bảng PCGD theo giáo viên
+ Chọn Hệ thống  In bảng PCGD  PCGD theo giáo viên
+ Chọn giáo viên
+ Kích chuột vào nút {Thực hiện}  Chương trình sẽ in bảng PCGD ra file MS Word
+ Chỉnh sửa bảng PCGD trên file MS Word trước khi in ra giấy
+ In ra giấy
g. In bảng PCGD theo môn học
+ Chọn Hệ thống  In bảng PCGD  PCGD theo môn học
+ Chọn môn học
+ Kích chuột vào nút {Thực hiện}  Chương trình sẽ in bảng PCGD ra file MS Word
+ Chỉnh sửa bảng PCGD trên file MS Word trước khi in ra giấy
+ In ra giấy
* Đây là phần hướng dẫn sử dụng của chính tác giả phần mềm - Hoàng Cường
(Ai cần xếp thời khoá biểu thì liên hệ theo địa chỉ : buidinhduong@gmail.com)

10

You might also like