You are on page 1of 14

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Hướng dẫn kiểm toán báo cáo tài chính


Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014
Mục lục

1. GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ KHÁCH HÀNG 4

1.1. Giới thiệu 4

1.2. Tổng quan về khách hàng 4

2. LIÊN HỆ TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TOÁN 6

3. PHÊ CHUẨN VỀ TÍNH ĐỘC LẬP 6

4. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KIỂM TOÁN 6

4.1. Những nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và những Chuẩn mực kiểm toán được
chấp nhận chung 6

4.1.1. Những nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung 6

4.1.2. Những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận chung 7

4.2. Mức độ trọng yếu 7

4.3. Mức độ tham gia của kiểm toán viên Nhà Xuất bản 7

4.4. Rủi ro trọng yếu 7

4.5. Hệ thống kiểm soát nội bộ 9

4.6. Gian lận và sai sót 9

4.7. Nghiệp vụ và số dư với các bên liên quan 10

4.7.1. Xác định các bên liên quan 10

4.7.2. Nghiệp vụ và giao dịch với các bên liên quan 10

5. SOÁT XÉT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN 11

6. THỜI GIAN 11

6.1. Thời gian kiểm toán 11

6.2. Thời gian các tài liệu cần được gửi tới nhóm kiểm toán BCTC hợp nhất của EVN 11

7. THÔNG TIN YÊU CẦU CHO MỤC ĐÍCH HỢP NHẤT 13

7.1. Xác nhận về việc nhận được Bản hướng dẫn kiểm toán 13

7.2. Xác nhận về tính độc lập 13

7.3. Bản câu hỏi chi tiết 13

Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam


Hướng dẫn kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014
7.4. Báo cáo kiểm toán 13

7.5. Thư quản lý/ tổng hợp kết quả kiểm toán 13

7.6. Danh mục bút toán điều chỉnh và phân loại lại 13

7.7. Thông tin tài chính cho mục đích hợp nhất 13

7.8. Thư giải trình của Ban Giám đốc 14

7.9. Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán 14

7.10. Chính sách kế toán chủ yếu 14

Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam


Hướng dẫn kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014
1. GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ KHÁCH HÀNG

1.1. Giới thiệu

Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã được bổ nhiệm kiểm toán báo cáo tài chính
hợp nhất của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (gọi tắt là “Nhà Xuất bản”) cho năm tài
chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2014. Nhà Xuất bản là một khách hàng lớn với phạm
vi hoạt động trải rộng trên phạm vi toàn quốc, ngoài Văn phòng nhà tại các miền còn có rất
nhiều các công ty con và các công ty liên kết. Thực hiện công việc kiểm toán báo cáo tài
chính tại Nhà Xuất bản ngoài AAC còn có sự tham gia của một số Công ty kiểm toán độc
lập khác (sau đây gọi là “kiểm toán viên khác”) trong việc kiểm toán các công ty con và các
công ty liên kết.
Hướng dẫn kiểm toán này được lập nhằm trợ giúp các thành viên nhóm kiểm toán bao gồm
thành viên Ban Giám đốc, các Chủ nhiệm kiểm toán và các Kiểm toán viên có sự hiểu biết
về trách nhiệm của mình trong việc thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính hợp nhất của
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2014.

Các kiểm toán viên khác có trách nhiệm đọc và nghiên cứu Hướng dẫn kiểm toán này cùng
với các Phụ lục kèm theo. Trong quá trình thực hiện công việc kiểm toán, nếu các kiểm
toán viên khác có câu hỏi liên quan tới bản hướng dẫn này cần phải trao đổi với các thành
viên trong nhóm kiểm toán của Nhà Xuất bản như đề cập tại phần 2.

1.2. Tổng quan về khách hàng

Nhà Xuất bản Giáo dục được đổi tên thành Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (sau đây gọi
tắt là "Nhà Xuất bản") theo Quyết định số 2115/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 3 năm 2009
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, là đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được thành lập
theo Văn bản số 398/NĐ ngày 10 tháng 05 năm 1957 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và
chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo Quyết định số
102/2003/QĐ/TTg ngày 21 tháng 05 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số
3961/QĐ-BGĐ&ĐT-TCCB ngày 28 tháng 07 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà
Xuất bản là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 0100108543 ngày 19 tháng 01 năm 2004 của Sở Kế hoạch và Đầu
tư Thành phố Hà Nội, Luật Doanh nghiệp, Luật Xuất bản và các quy định pháp lý hiện
hành có liên quan. Từ khi thành lập đến ngày kết thúc năm tài chính này Nhà Xuất bản đã 4
lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và lần điều chỉnh gần nhất vào ngày
02/8/2011.
Theo Quyết định số 2749/QĐ-BGDĐT ngày 06/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Nhà Xuất bản chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV thuộc sở hữu
của Nhà nước.

Nhà Xuất bản được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ
quan quản lý nhà nước có liên quan.

Các đơn vị hạch toán phụ thuộc và các công ty con của Nhà Xuất bản tính đến thời điểm
31/12/2014 như sau:

 8 Đơn vị hạch toán phụ thuộc gồm :


+ 4 Nhà Xuất bản ở 3 miền
+ 3 Tạp chí
+ 1 Viện Nghiên cứu

Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam 4


Hướng dẫn kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014
 Các Công ty con mà Nhà Xuất bản chiếm cổ phần chi phối (trên 50%): Danh sách các
công ty này được trình bày tại Phụ lục số 12.

Nhà Xuất bản chịu trách nhiệm in ấn, xuất bản các loại xuất bản phẩm phù hợp với yêu cầu
và định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Nhà Xuất bản là:
 In ấn (trừ các loại Nhà nước cấm);
 Dịch vụ hỗ trợ giáo dục;
 Xuất bản các loại xuất bản phẩm chủ yếu sau: Sách, tài liệu chính trị, pháp luật về giáo
dục; Sách giáo khoa; giáo trình; Từ điển dùng cho các hệ đào tạo của nghành giáo dục;
Sách, tài liệu tham khảo dùng cho các hệ đào tạo của nghành giáo dục;
 Các xuất bản phẩm khác phù hợp với tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ của Nhà
xuất bản;
 Kinh doanh phát hành xuất bản phẩm bao gồm: mua, bán, phân phát, cho thuê, triển
lãm, hội chợ, xuất khẩu, nhập khẩu xuất bản phẩm và đưa xuất bản phẩm lên mạng
thông tin máy tính;
 Sản xuất và cung ứng thiết bị dạy học;
 Kinh doanh bất động sản.

Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam 5


Hướng dẫn kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014
2. LIÊN HỆ TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TOÁN

Dưới đây là các thành viên chủ yếu tham gia trực tiếp vào hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm
toán Báo cáo tài chính hợp nhất cho Nhà Xuất bản Việt Nam:

Họ và tên Chức Số điện Máy Điện thoại di Email


danh thoại lẻ động
Lâm Quang Tú Phó Tổng 0511 301 0905650898 tulq@aac.com.vn
Giám đốc 3655886
Lê Vĩnh Hà Giám đốc 0511 411 0905137057 halv@aac.com.vn
BCTC 4 3655886
Lê Huy Đông Chủ nhiệm 0511 414 0979676000 donglh@aac.com.vn
kiểm toán 3655886

Các kiểm toán viên khác có thể liên hệ trực tiếp với các thành viên nói trên trong quá trình
thực hiện kiểm toán tại các công ty con và công ty liên kết của Nhà Xuất bản nếu có bất kỳ
vấn đề gì phát sinh.

Các thông tin yêu cầu cho việc kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất cần được gửi đến
Kiểm toán viên Nhà Xuất bản theo địa chỉ e-mail: donglh@aac.com.vn. Các tài liệu bằng
giấy có thể gửi trực tiếp đến địa chỉ sau:

Lê Huy Đông
Kiểm toán Báo cáo tài chính 4
Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Lô 78-80, Đường 30 tháng 4
Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

3. PHÊ CHUẨN VỀ TÍNH ĐỘC LẬP

Nhằm đảm bảo việc tuân thủ theo các quy định của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, các
quy định về pháp luật có liên quan tại Việt Nam, các kiểm toán viên khác phải đảm bảo
tính độc lập của các thành viên Ban Giám đốc Công ty và các thành viên tham gia nhóm
kiểm toán trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính đối với các công ty con,
các công ty liên kết của Nhà Xuất bản Việt Nam. Bản cam kết về tính độc lập cần được gửi
đến nhóm kiểm toán Nhà Xuất bản như trong phụ lục kèm theo.

4. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KIỂM TOÁN

4.1. Những nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và những Chuẩn mực kiểm
toán được chấp nhận chung

4.1.1. Những nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung

Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam xây dựng hệ thống hệ thống tài khoản, chứng từ, Báo cáo
tài chính trên cơ sở các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán Việt Nam và các
quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam và đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
với hoạt động của Nhà Xuất bản.
Chi tiết về các chính sách kế toán chủ yếu của Nhà Xuất bản được trình bày tại Phụ lục số
11.

Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam 6


Hướng dẫn kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014
4.1.2. Những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận chung

Đối với kiểm toán Báo cáo tài chính của Nhà Xuất bản, công việc kiểm toán được thực hiện
theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam.

4.2. Mức độ trọng yếu

Mức độ trọng yếu đối với từng báo cáo tài chính được sử dụng để đánh giá các sai sót chưa
được điều chỉnh là trọng yếu hay không đối với toàn bộ báo cáo tài chính.

Mức độ trọng yếu đối với từng báo cáo tài chính được các kiểm toán viên khác xác định
riêng đối với từng công ty con và công ty liên kết. Tuy nhiên, mức độ trọng yếu của các
công ty con và liên kết đối với mỗi cuộc kiểm toán báo cáo tài chính không được vượt quá
mức sau:

Nội dung Mức trọng yếu


Mức trọng yếu tổng thể 15.492.800.922 VND
Mức trọng yếu thực hiện 10.844.960.646 VND
Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua 433.798.426 VND

Tiêu chí để xác định mức trọng yếu đối với các công ty cổ phần đại chúng và niêm yết
được xác định là lợi nhuận trước thuế trừ khi công ty bị lỗ thì các chỉ tiêu doanh thu hoặc
vốn được xem xét.

Tiêu chí để xác định mức trọng yếu đối với các công ty khác không phải là đại chúng và
niêm yết thông thường là doanh thu thuần được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh.

4.3. Mức độ tham gia của kiểm toán viên Nhà Xuất bản

Kiểm toán viên Nhà Xuất bản chủ yếu chỉ tham gia vào công việc kiểm toán của các kiểm
toán viên khác thông qua việc soát xét các tài liệu và thông tin yêu cầu cho mục đích hợp
nhất. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ trọng yếu và việc đánh giá rủi ro của báo cáo tài
chính của các công ty con và công ty liên kết đối với Nhà Xuất bản, Kiểm toán viên Nhà
Xuất bản có thể thực hiện bổ sung một số thủ tục sau:

 Thảo luận với Ban Giám đốc khách hàng (công ty con và công ty liên kết) để thu
thập thêm thông tin về tình hình hoạt động và đánh giá rủi ro;
 Thực hiện việc xem xét năng lực của các kiểm toán viên khác đồng thời, nếu thỏa
mãn, yêu cầu kiểm toán viên khác gửi các thông tin bổ sung trong quá trình hợp
nhất báo cáo tài chính;
 Trực tiếp thực hiện một số thủ tục kiểm toán bổ sung; và
 Soát xét giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên khác.

Trong một số trường hợp đặc biệt, Kiểm toán viên Nhà Xuất bản có thể tham gia vào việc
thiết kế và thực hiện một số thủ tục kiểm toán bổ sung.

4.4. Rủi ro trọng yếu

Trong quá trình đánh giá rủi ro, vui lòng cân nhắc những việc đã được xác định bởi chúng
tôi như sau:

Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam 7


Hướng dẫn kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014
Rủi ro ở
đơn vị Tài khoản/
thành viên Giao dịch/
Miêu tả ngắn gọn liên quan công bố liên
về rủi ro tới quan Thủ tục kiểm toán
Gian lận do khả Tất cả Báo cáo tài Đánh giá các vấn đề liên quan tới năng lực và
năng vượt quyền chính tính chính trực của Ban Giám đốc;
của Ban Giám đốc
Thu thập thông tin, tìm hiểu về hoạt động kinh
để điều chỉnh báo
doanh của khách hàng từ đó xác định các
cáo tài chính (bỏ
nghiệp vụ bất thường phát sinh trong quá trình
qua các thủ tục của
hoạt động;
hệ thống kiểm soát
nội bộ) Kiểm tra tính hợp lý các nghiệp vụ ghi nhận
trên sổ kế toán, các bút toán điều chỉnh trong
quá trình lập báo cáo tài chính; các nghiệp vụ
trọng yếu, các nghiệp vụ bất thường trong năm.
Đối với các khách hàng do AAC kiểm toán,
các nhóm kiểm toán lựa chọn mẫu dựa trên
một số tiêu thức sau: nghiệp vụ có số tiền
lớn/nhỏ bất thường, nghiệp vụ được hạch toán
sau ngày khóa sổ, các nghiệp vụ ghi nhận vào
ngày cuối tuần/nghỉ lễ, nghiệp vụ có số tiền
chẵn hoặc được lặp lại nhiều lần, nghiệp vụ
hạch toán trùng... Đối với các khách hàng do
các công ty kiểm toán khác thực hiện, kiểm
toán viên áp dụng theo yêu cầu của công ty
kiểm toán đó, hoặc tập trung vào các nghiệp vụ
trọng yếu hoặc bất thường, các nghiệp vụ được
hạch toán vào cuối mỗi quý, ...
Tìm hiểu và soát xét các ước tính kế toán áp
dụng tại đơn vị, đảm bảo tính hợp lý và nhất
quán.
Gian lận trong Tất cả Doanh thu Tùy theo đối tượng khách hàng, các nhóm
việc ghi nhận kiểm toán cần thực hiện các thủ tục để đảm bảo
doanh thu không có sai sót do việc gian lận trong chính
sách ghi nhận doanh thu. Các thủ tục kiểm toán
có thể bao gồm: phỏng vấn các cấp quản lý của
khách hàng; kiểm tra việc thay đổi chính sách
ghi nhận doanh thu nếu có.
Ngoài ra, các nhóm cũng có thể xem xét cơ sở
dẫn liệu cụ thể có thể bị ảnh hưởng do gian lận
trong việc ghi nhận doanh thu và thực hiện các
thủ tục kiểm toán cần thiết.
Việc tính toán Tất cả Tài sản cố Kiểm toán viên cần chọn mẫu các tài sản tạm
khấu hao có thể có định tăng hoặc được phê duyệt quyết toán để kiểm
sai sót, đặc biệt là tra lại việc tính toán khấu hao. Lưu ý đối với
với các tài sản tạm các tài sản tạm tăng cần được ghi nhận tách
tăng và tài sản có riêng giá trị xây dựng và máy móc thiết bị để
điều chỉnh nguyên xác định tỷ lệ khấu hao phù hợp; đối với những
giá do phê duyệt tài sản cũ mua lại cần xem xét cách xác định
quyết toán, tài sản thời gian khấu hao.
cũ mua lại.

Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam 8


Hướng dẫn kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014
Ghi nhận doanh Tất cả Doanh thu Nhóm kiểm toán cần kiểm tra đối chiếu về
thu không đúng kỳ công nợ xem có trường hợp có đơn vị ghi
doanh thu nhưng đơn vị khác chưa hạch toán
nhập kho, chọn mẫu các khoản doanh thu từ
hợp đồng phát sinh sau ngày khóa sổ; đối chiếu
với các tài liệu liên quan để đảm bảo tính đúng
kỳ của doanh thu.
Các thủ tục kiểm toán có thể bao gồm, nhưng
Các công ty Tất cả
không giới hạn, các công việc sau:
thường bỏ sót một
số các thông tin
a) Tìm hiểu và đánh giá các thủ tục thực hiện
trên thuyết minh
bởi khách hàng để đảm bảo việc trình bày
báo cáo tài chính
các thông tin;
như sau:
b) Phỏng vấn các cấp lãnh đạo của khách
- Nghiệp vụ và số hàng (HĐQT, BGĐ, Ban kiểm soát,
dư với các bên liên KTT);
quan c) Thu thập các biên bản họp của
- Các khoản cam HĐQT/HĐTV, Ban Giám đốc để đánh giá
kết (cam kết vốn, việc trình bày các thông tin;
cam kết vay, vv) d) Soát xét các nghiệp vụ phát sinh sau ngày
khóa sổ kế toán;
- Sự kiện phát sinh e) Soát xét báo cáo tài chính để đảm bảo việc
sau ngày khóa sổ trình bày đầy đủ các thông tin trọng yếu
- Công cụ tài chính theo yêu cầu.

4.5. Hệ thống kiểm soát nội bộ

Các nhóm kiểm toán tại các đơn vị thành viên cần đánh giá việc thiết kế và xác định việc
thực hiện của hệ thống kiểm soát để có được hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của
doanh nghiệp. Các chu trình cần được thực hiện kiểm tra là: lập báo cáo tài chính, doanh
thu, tài sản cố định, chi phí, lương, hàng tồn kho và huy động vốn. Việc xác định các hoạt
động kiểm soát chủ yếu cho từng đơn vị phải được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán.

Việc thực hiện kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ do từng nhóm quyết
định căn cứ vào sự hiệu quả của thủ tục kiểm toán.

Đồng thời các nhóm kiểm toán cần xem xét việc sử dụng chuyên gia tin học trong việc
đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như tính tin cậy của các số liệu
được sử dụng trong các thủ tục kiểm tra chi tiết.

4.6. Gian lận và sai sót

Kiểm toán viên Nhà Xuất bản đã thực hiện các thủ tục để xác định gian lận và sai sót đối
với báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm việc thảo luận với Ban Tổng Giám đốc Nhà Xuất
bản, thảo luận giữa các thành viên trong nhóm kiểm toán về các rủi ro liên quan đến gian
lận và sai sót trong quá trình kiểm toán.

Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên khác cũng nên các có các cuộc thảo
luận liên quan đến đánh giá gian lận và sai sót của khách hàng kiểm toán của mình. Việc
thảo luận tập trung vào khả năng báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu do gian lận. Phụ

Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam 9


Hướng dẫn kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014
trách của nhóm kiểm toán đơn vị thành viên cần chỉ đạo thảo luận này. Nhân viên kiểm
toán chuyên nghiệp và chuyên gia có vai trò quan trọng trong quá trình lên kế hoạch và
thực hiện kế hoạch kiểm toán cần được tham gia vào các thảo luận này.

Những thảo luận này nhằm giúp các thành viên nhóm kiểm toán biết được những thông tin
hoặc các điều kiện để xác định những sai sót trọng yếu do gian lận có thể xảy ra. Những
thảo luận này cũng hướng dẫn thành viên trong nhóm kiểm toán khảo sát kỹ lưỡng các vấn
đề, thu thập các bằng chứng bổ sung khi cần thiết, và tham khảo ý kiến các thành viên khác
nếu có thể, hơn là tự đánh giá hay loại bỏ những thông tin cũng như các điều kiện để những
sai sót trọng yếu do gian lận có thể xảy ra.

Vui lòng thông báo kết quả thảo luận với nhóm làm việc về khả năng báo cáo tài chính hợp
nhất của Nhà Xuất bản có sai sót trọng yếu.

Tất cả mọi trường hợp gian lận, không kể đến mức độ trọng yếu, đều phải được thông báo
trực tiếp cho chúng tôi sớm nhất khi xác định được, sử dụng Báo cáo cảnh báo sớm ở Phụ
lục 6. Vui lòng bổ sung những vấn đề này vào Thư quản lý/hoặc Tài liệu họp thông qua kết
quả kiểm toán khi kết thúc các thủ tục kiểm toán.

4.7. Nghiệp vụ và số dư với các bên liên quan

4.7.1. Xác định các bên liên quan

Trách nhiệm xác định các giao dịch với bên liên quan thuộc về các đơn vị thành viên. Kiểm
toán các đơn vị thành viên có thể tham khảo danh sách các đơn vị thành viên của Nhà Xuất
bản ở Phụ lục 12 và danh sách các bên liên quan khác (bao gồm Giám đốc và các bên liên
quan khác) được xác định bởi nhóm kiểm toán Nhà Xuất bản.

Vui lòng thông báo với chúng tôi tên của các bên liên quan không có trong Phụ lục 12 và
các giao dịch với các bên liên quan không được công bố trong báo cáo, đồng thời vui lòng
cung cấp các nghiệp vụ có yếu tố bất thường, không theo giá thị trường hoặc không nằm
trong nghiệp vụ kinh doanh thông thường của đơn vị thành viên.

4.7.2. Nghiệp vụ và giao dịch với các bên liên quan

Các đơn vị thành viên phải xác định các số dư, giao dịch trọng yếu và lợi nhuận chưa thực
hiện từ các giao dịch này trong năm để phục vụ cho việc hợp nhất Báo cáo tài chính của
Nhà Xuất bản. Nhìn chung, các giao dịch nội bộ trọng yếu bao gồm: Mua bán sách, thiết bị
giáo dục, tranh ảnh, bản đồ, giấy giữa các đơn vị với nhau.

Trong quá trình hợp nhất, Nhà Xuất bản yêu cầu tất cả các đơn vị thành viên cung cấp chi
tiết về số dư và giao dịch nội bộ và lợi nhuận chưa thực hiện đối với Nhà Xuất bản theo
như yêu cầu tại Phụ lục 8.

Do khối lượng các giao dịch này là rất lớn và rất khó để kiểm toán viên xác định một cách
chính xác giá trị lợi nhuận chưa thực hiện. Do vậy, các kiểm toán viên khác cần đặc biệt
lưu ý tới quy trình/thủ tục được thiết lập của đơn vị để xác định các số liệu này nhằm phục
vụ cho việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất. Nếu các đơn vị không có quy trình/thủ tục này,
kiểm toán viên khác cần yêu cầu hoặc/xác định tương đối chính xác ảnh hưởng đến Báo
cáo tài chính và xem xét ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán.

Các thủ tục kiểm tra chi tiết có thể bao gồm, nhưng không giới hạn các thủ tục dưới đây:

Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam 10


Hướng dẫn kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014
 Soát xét lại giấy tờ làm việc năm trước để kiểm tra danh sách của những bên liên
quan đã được xác định;
 Xem xét thủ tục của khách hàng đối với việc xác định các bên liên quan;
 Xem xét lại biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị,
Ban Giám đốc, Ban kiểm soát để xác định các bên liên quan;
 Đối chiếu số dư và giao dịch giữa các đơn vị thành viên;
 Kiểm tra các bút toán loại trừ giao dịch và lợi nhuận chưa thực hiện.
 Đưa ra các bút toán điều chỉnh nếu có sai sót.

5. SOÁT XÉT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN


Rủi ro đối với Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam được xác định là “greater than normal”.
Theo đó, Phó Tổng Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán là người thực hiện việc soát xét
chất lượng kiểm toán theo yêu cầu của AAC.

Các công ty kiểm toán, Partner, Manager và các trưởng nhóm thực hiện việc soát xét chi
tiết và cẩn trọng. Các phần hành quan trọng cần được soát xét kịp thời, thông thường là
ngay trong quá trình thực hiện kiểm toán.

Trưởng nhóm kiểm toán và chủ nhiệm kiểm toán căn cứ vào đặc thù hoạt động của đơn vị
để thực hiện việc soát xét thêm các phần hành trọng yếu và/hoặc các phần hành chứa đựng
nhiều rủi ro.

Các đơn vị có trách nhiệm trả lời Bảng câu hỏi dành cho kiểm toán viên khác (Phụ lục 5)
và cung cấp cho nhóm kiểm toán Nhà Xuất bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo
đúng kế hoạch trình bày tại mục 6.2.

6. THỜI GIAN

Thời hạn cụ thể để các kiểm toán viên khác gửi các thông tin yêu cầu cho mục đích hợp
nhất báo cáo tài chính cho nhóm kiểm toán Nhà Xuất bản được quy định cụ thể như sau:

6.1. Thời gian kiểm toán


 Gửi Báo cáo kiểm toán cho nhóm kiểm toán Nhà Xuất bản trước ngày 20/04/2015.

6.2. Thời gian các tài liệu cần được gửi tới nhóm kiểm toán Nhà Xuất bản

Để đảm bảo chất lượng và tiến độ của công việc kiểm toán Báo cáo tài chính hợp nhất của
Nhà Xuất bản, đề nghị các nhóm sắp xếp thời gian để gửi tới nhóm kiểm toán Nhà xuất bản
các tài liệu sau:

Phụ lục Người cung


STT Tài liệu cấp Thời hạn
1 Xác nhận về việc nhận Kiểm toán viên Tại ngày nhận
được Hướng dẫn kiểm được Hướng
toán Phu luc 1 - Xac nhan dẫn
ve viec nhan duoc Ban huong dan kiem toan.doc

2 Xác nhận về tính độc lập Kiểm toán viên 20/04/2015

Phu luc 2 - Xac nhan


ve tinh doc lap.doc

Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam 11


Hướng dẫn kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014
3 Báo cáo cảnh báo sớm Kiểm toán viên Trong thời
gian sớm nhất
Phu luc 3 - Bao cao
canh bao som.docx

4 Tìm hiểu về kiểm toán Kiểm toán viên 20/04/2015


viên bộ phận
Phu luc 4 - Tim hieu
ve kiem toan vien bo phan.doc

5 Bản câu hỏi chi tiết Kiểm toán viên 20/04/2015

Phu luc 5 - Ban cau


hoi chi tiet.doc

6 Ý kiến kiểm toán về báo Kiểm toán viên 20/04/2015


cáo tài chính cho mục
đích hợp nhất Phu luc 6.doc

7 Báo cáo kiểm toán về Kiểm toán viên 20/04/2015


báo cáo tài chính
8 Thư quản lý (nếu chưa Kiểm toán viên 20/04/2015
có bản chính thức, vui
lòng gửi bản dự thảo Thu quan ly.doc
hoặc Tài liệu họp thông
qua kết quả kiểm toán)
9 Danh mục bút toán điều Kiểm toán viên 20/04/2015
chỉnh và phân loại lại
Phu luc 7 - Danh muc
but toan dieu chinh.xls

10 Thông tin tài chính cho Đơn vị được 20/04/2015


mục đích hợp nhất kiểm toán
Phu luc 8 Mau bieu
cho Cong ty con.xls

11 Thư giải trình của Ban Kiểm toán viên 20/04/2015


Giám đốc
Phu luc 9 - Cac van
de neu trong thu giai trinh.doc

12 Các sự kiện phát sinh Kiểm toán viên 20/04/2015


sau ngày khóa sổ kế
toán Phu luc 10 - Cac su
kien phat sinh sau ngay khoa so ke toan.doc

13 Chính sách kế toán chủ Nhóm kiểm


yếu toán Nhà Xuất
Phu luc 11 - Chinh bản.
sach ke toan chu yeu.doc

14 Các khoản đầu tư vốn Nhóm kiểm


vào Công ty con toán Nhà Xuất
Phu luc 12 - Danh bản.
muc dau tu.xls

Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam 12


Hướng dẫn kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014
7. THÔNG TIN YÊU CẦU CHO MỤC ĐÍCH HỢP NHẤT
Danh sách các tài liệu gửi kèm theo bản hướng dẫn kiểm toán này:

7.1. Xác nhận về việc nhận được Hướng dẫn kiểm toán

Bản xác nhận này cần được gửi lại cho nhóm kiểm toán Nhà Xuất bản bởi các kiểm toán
viên khác như trình bày tại Phụ lục 1. Kiểm toán viên khác cần đọc kỹ các hướng dẫn này,
trong trường hợp có vấn đề không rõ ràng hoặc không khả thi để thực hiện, vui lòng thông
báo với Kiểm toán viên của Nhà Xuất bản trong thời gian sớm nhất có thể.

7.2. Xác nhận về tính độc lập

Xác định về tính độc lập như trình bày tại Phụ lục 2.

7.3. Bản câu hỏi chi tiết

Bản câu hỏi này cần được trả lời và gửi lại cho nhóm kiểm toán Nhà Xuất bản nhằm đánh
giá tính đầy đủ của việc thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết phục vụ cho công tác hợp
nhất báo cáo tài chính toàn Nhà Xuất bản.

7.4. Báo cáo kiểm toán

Kiểm toán viên khác cần gửi cho nhóm kiểm toán Nhà Xuất bản báo cáo kiểm toán của
khách hàng là công ty con/công ty liên kết theo thời hạn nêu trên hoặc ngay sau khi phát
hành chính thức nếu sớm hơn thời hạn trên.

7.5. Thư quản lý/ tổng hợp kết quả kiểm toán

Kiểm toán viên khác cần gửi cho nhóm kiểm toán Nhà Xuất bản thư quản lý của khách
hàng là công ty con/công ty liên kết theo thời hạn nêu trên hoặc ngay sau khi phát hành
chính thức. Thư quản lý sẽ trình bày các vấn đề quan trọng liên quan đến các điểm yếu của
hệ thống kiếm soát nội bộ, hệ thống kế toán cũng như các dấu hiệu gian lận.

(Nếu chưa có Thư quản lý chính thức, vui lòng gửi bản dự thảo hoặc Tài liệu họp thông
qua kết quả kiểm toán).

7.6. Danh mục bút toán điều chỉnh và phân loại lại

Phụ lục này cần được trình bày chi tiết cho mỗi sai sót bao gồm cả sai sót đã được điều
chỉnh/phân loại lại, sai sót chưa điều chỉnh/phân loại lại cũng như việc không trình bày các
thông tin trọng yếu trên báo cáo tài chính của khách hàng.

Nếu không có sai sót trọng yếu nào phát sinh trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên
khác gửi phụ lục này và ghi chú “Không”.

7.7. Thông tin tài chính cho mục đích hợp nhất

Bảng phụ lục này bao gồm các thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích lập Báo cáo tài
chính hợp nhất cho Nhà Xuất bản. Đề nghị kiểm toán viên khác gửi tài liệu này cho nhóm
kiểm toán Nhà Xuất bản theo thời gian biểu đã đề ra hoặc ngay sau khi thống nhất số liệu
với khách hàng nếu sớm hơn thời hạn trên.

Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam 13


Hướng dẫn kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014
7.8. Thư giải trình của Ban Giám đốc

Các kiểm toán viên khác cần gửi cho nhóm kiểm toán Nhà Xuất bản các điểm đã nêu trong
thư giải trình của Ban Giám đốc khách hàng mà có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính hợp
nhất nói chung.

7.9. Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán

Việc soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán cần được thực hiện tới thời
điểm các kiểm toán viên khác phát hành báo cáo kiểm toán.

Tuy nhiên, do có sự khác biệt về thời gian phát hành báo cáo kiểm toán của công ty
con/công ty liên kết và Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, nhóm kiểm toán Nhà Xuất bản
sẽ yêu cầu các kiểm toán viên khác thực hiện các thủ tục soát xét này cho khoảng thời gian
sau đó và thông báo kết quả soát xét cho nhóm kiểm toán Nhà Xuất bản. Chúng tôi sẽ
thông báo thời điểm chính thức cho các kiểm toán viên khác vào thời điểm phù hợp.

7.10. Chính sách kế toán chủ yếu

Phụ lục kèm theo trình bày các chính sách kế toán chủ yếu của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt
Nam được sử dụng trong việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm kết thúc ngày 31
tháng 12 năm 2014. Kiểm toán viên khác cần xác định ảnh hưởng của việc không áp dụng
thống nhất chính sách kế toán đối với báo cáo tài chính của khách hàng và trình bày trong
Phụ lục 11 kèm theo – Thông tin tài chính cho mục đích hợp nhất.

Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam 14


Hướng dẫn kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014

You might also like