You are on page 1of 45

KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỌC


Câu 1: Trong nền kinh tế nào sau đây, Chính phủ giải quyết vấn đề sản xuất cái gì,
sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai?
A. Nền kinh tế thị trường
B. Nền kinh tế hỗn hợp
C. Nền kinh tế chỉ huy
D. Nền kinh tế tập quán truyền thống
Câu 2: Các vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế cần giải quyết là:
A. Sản xuất sản phẩm gì? Số lượng bao nhiêu?
B. Sản xuất bằng phương pháp nào?
C. Sản xuất cho ai?
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
Câu 3: Trong mô hình nền kinh tế thị trường tự do, các vấn đề cơ bản của hệ thống
kinh tế được giải quyết:
A. Thông qua các kế hoạch của chính phủ
B. Thông qua thị trường.
C. Thông qua thị trường và các kế hoạch của chính phủ.
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
Câu 4: Kinh tế học vi mô nghiên cứu:
A. Hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị trường.
B. Các hoạt động diễn ra trong toàn bộ nền kinh tế.
C. Mức giá chung của một quốc gia.
D. Hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị trường và mức giá chung
của một quốc gia.
Câu 5: Kinh tế học thực chứng nhằm:
A. Mô tả và giải thích các sự kiện, các vấn đề kinh tế một cách khách quan có cơ sở
khoa học.
B. Đưa ra những lời chỉ dẫn hoặc những quan điểm chủ quan của các cá nhân.
C. Giải thích các hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị trường.
D. Tất cả các câu còn lại đều đúng.
Câu 6: Vấn đề nào sau đây thuộc kinh tế chuẩn tắc:
A. Mức tăng trưởng GDP ở Việt nam năm 2003 là 7,24%.
B. Tỷ lệ lạm phát ở Việt nam năm 2003 là 3%.
C. Giá dầu thế giới tăng hơn 3 lần giữa năm 1973 và 1974.
D. Phải có hiệu thuốc miễn phí phục vụ người già và trẻ em.
Câu 7: Trong những vấn đề sau đây, vấn đề nào thuộc kinh tế học chuẩn tắc:
1
A. Tại sao nền kinh tế nằm trong tình trạng lạm phát cao vào 2 năm 1987-1988?
B. Tác hại của việc sản xuất,vận chuyển và sử dụng ma tuý.
C. Chính phủ nên can thiệp vào nền kinh tế thị trường tới mức độ nào?
D. Không có câu nào đúng.
Câu 8: Giá cà phê trên thị trường tăng 10%, dẫn đến mức cầu về cà phê trên thị
trường giảm 5% với những điều kiện khác không đổi. Vấn đề này thuộc về:
A. Kinh tế học vi mô, chuẩn tắc.
B. Kinh tế học vĩ mô, chuẩn tắc.
C. Kinh tế học vi mô, thực chứng.
D. Kinh tế học vĩ mô, thực chứng.
Câu 9: Khác nhau căn bản giữa mô hình kinh tế thị trường tự do và nền kinh tế hỗn
hợp là:
A. Nhà nước quản lý ngân sách.
B. Nhà nước tham gia quản lý nền kinh tế.
C. Nhà nước quản lý các quỹ phúc lợi xã hội.
D. Không có đáp án đúng.
Câu 10: Nguồn lực của nền kinh tế bao gồm:
A. Lao động
B. Đất đai
C. Tư bản
D. Tất cả các đáp án đúng
Câu 11: Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố sản xuất:
A. Tài nguyên thiên nhiên
B. Công cụ sản xuất
C. Tài năng kinh doanh
D. Chính phủ
Câu 12: Mỗi xã hội cần phải giải quyết vấn đề kinh tế nào sau đây:
A. Sản xuất cái gì?
B. Sản xuất như thế nào?
C. Sản xuất cho ai?
D. Tất cả các đáp án đúng
Câu 13: Trong mô hình kinh tế hỗn hợp, các vấn đề kinh tế cơ bản được giải quyết:
A. Thông qua các kế hoạch của chính phủ
B. Thông qua thị trường
C. Thông qua thị trường và kế hoạch của chính phủ
D. Không có đáp án đúng
Câu 14: Một nền kinh tế hỗn hợp bao gồm:
A. Cả nội thương và ngoại thương
2
B. Cả ngành đóng và mở
C. Cả cơ chế mệnh lệnh và thị trường
D. Cả cơ chế chứng thực và chuẩn tắc
Câu 15: Nền kinh tế Việt Nam là:
A. Nền kinh tế đóng cửa
B. Nền kinh tế hỗn hợp
C. Nền kinh tế mệnh lệnh
D. Nền kinh tế thị trường
Câu 16: Điều nào không phải là mục tiêu của chính sách kinh tế:
A. Công bằng
B. Hiệu quả
C. Tăng trưởng
D. Tài năng kinh doanh
Câu 17: Bộ phận nào của kinh tế học nghiên cứu các quyết định của hãng sản xuất
và hộ gia đình:
A. Kinh tế học thực chứng
B. Kinh tế học chuẩn tắc
C. Kinh tế học vĩ mô
D. Kinh tế học vi mô
Câu 18: Vấn đề nào dưới đây không thuộc kinh tế vi mô:
A. Tiền công của lao động và thu nhập của người tiêu dùng
B. Sự khác biệt thu nhập giữa các quốc gia
C. Hành vi tiêu dùng
D. Hành vi sản xuất
Câu 19: Vấn đề nào dưới đây không thuộc kinh tế vĩ mô:
A. Các nguyên nhân làm giá hàng hóa giảm
B. Các nguyên nhân làm giảm mức giá bình quân
C. Tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát
D. Việc xác định mức thu nhập quốc dân
Câu 20: Tuyên bố thực chứng là tuyên bố:
A. Về điều cần phải có
B. Về mối quan hệ nhân quả
C. Mang tính chủ quan cá nhân
D. Tất cả các đáp án còn lại đều đúng
Câu 21: Điều nào dưới đây là tuyên bố thực chứng:
A. Tiền thuê nhà thấp sẽ hạn chế cung nhà ở
B. Lãi suất cao là không tốt đối với nền kinh tế
C. Tiền thuê nhà quá cao
3
D. Các chủ nhà nên được tự do đặt giá tiền thuê nhà
Câu 22: Điều nào dưới đây là tuyên bố chuẩn tắc:
A. Giá khám bệnh tư nhân quá cao
B. Trời rét sẽ làm tăng giá dầu mỏ
C. Nếu giảm thuế nhập khẩu, giá xe ô tô sẽ giảm xuống
D. Lãi suất cao không khuyến khích tiêu dùng
Câu 23: Điều nào sau đây thuộc về kinh tế vĩ mô:
A. Tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều nước rất cao.
B. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 1991-1997 ở Việt nam
khoảng 8,5%.
C. Tỷ lệ lạm phát ở Việt nam dưới 15% mỗi năm trong giai đoạn 1993-1997.
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
Câu 24: Ví dụ nào sau đây thuộc kinh tế học thực chứng?
A. Thuế của nhà nước là quá cao
B. Tỉ lệ lãi suất tiết kiệm là quá thấp
C. Tỉ lệ lãi suất thấp sẽ kích thích đầu tư
D. Phải giảm lãi suất để kích thích đầu tư
Câu 25: Trong kinh tế học, một nền kinh tế đóng là nền kinh tế
A. Có rất ít sự tự do kinh tế
B. Không có mối quan hệ với các nền kinh tế khác
C. Có rất ít sự giao lưu kinh tế với các yếu tố bên ngoài
D. Có sự tự do kinh tế
Câu 26: Trong những loại thị trường sau, loại nào thuộc về thị trường yếu tố sản
xuất:
A. Thị trường đất đai.
B. Thị trường sức lao động.
C. Thị trường vốn.
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
Câu 27: Vấn đề khan hiếm tồn tại
A. Chỉ trong các nền kinh tế thị trường
B. Chỉ trong các nền kinh tế chỉ huy
C. Trong tất cả các nền kinh tế
D. Trong nền kinh tế hỗn hợp
Câu 28: Sự lựa chọn của các cá nhân và các hãng bị giới hạn bởi
A. Ràng buộc thời gian
B. Khả năng sản xuất
C. Ràng buộc ngân sách
D. Ràng buộc thời gian, khả năng sản xuất và ràng buộc ngân sách.
4
Câu 29: Trong thực tế nhu cầu con người không được thỏa mãn đầy đủ với nguồn
lực hiện có được gọi là:
A. Chi phí cơ hội
B. Khan hiếm
C. Kinh tế chuẩn tắc
D. Sản xuất cái gì
Câu 30: Vấn đề khan hiếm tồn tại:
A. Chỉ trong các nền kinh tế thị trường
B. Chỉ trong các nền kinh tế tập trung
C. Trong tất cả các nền kinh tế
D. Chỉ khi con người không tối ưu hóa hành vi
Câu 31: Sự khan hiếm bị loại trừ bởi:
A. Sự hợp tác
B. Cơ chế thị trường
C. Cơ chế mệnh lệnh
D. Không có đáp án đúng
Câu 32: Một nền kinh tế đóng là nền kinh tế:
A. Xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu
B. Nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu
C. Không có mối liên hệ giữa chính phủ và hộ gia đình
D. Không có mối quan hệ với các nền kinh tế khác

5
CHƯƠNG 2. THỊ TRƯỜNG, CUNG, CẦU
Câu 1: Đường cầu cá nhân về một hàng hóa hoặc dịch vụ
A. Cho biết số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một cá nhân sẽ mua ở các mức giá
khác nhau
B. Cho biết giá cân bằng thị trường
C. Biểu thị hàng hóa hoặc dịch vụ nào sẽ được thay thế theo nguyên lý thay thế
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
Câu 2: Biểu cầu biểu thị:
A. Lượng cầu về một hàng hóa cụ thể tại các mức giá khác nhau
B. Lượng cầu về một loại hàng hóa cụ thể sẽ thay đổi khi mức thu nhập thay đổi
C. Lượng hàng cụ thể sẽ được cung ứng cho thị trường tại các mức giá khác nhau
D. Lượng cầu về một hàng hóa cụ thể sẽ thay đổi khi giá các hàng hóa liên quan thay
đổi.
Câu 3: Đường cầu sản phẩm X dịch chuyển khi:
A. Giá sản phẩm X thay đổi
B. Chi phí sản xuất sản phẩm X thay đổi.
C. Thu nhập của người tiêu thụ thay đổi.
D. Cả 3 đáp án đều đúng.
Câu 4: Khi giá tăng lượng cầu giảm dọc trên một đường cầu cá nhân vì:
A. Các cá nhân thay thế các hàng hóa và dịch vụ khác
B. Một số cá nhân rời bỏ thị trường
C. Một số cá nhân gia nhập thị trường
D. Các cá nhân thay thế các hàng hóa và dịch vụ khác và một số cá nhân rời bỏ thị
trường.
Câu 5: Yếu tố nào sau đây không được coi là yếu tố quyết định cầu hàng hoá:
A. Giá hàng hoá liên quan.
B. Thị hiếu, sở thích
C. Các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hoá.
D. Thu nhập.
Câu 6: Hiện tượng nào sau đây không gây ra sự dịch chuyển đường cầu:
A. Sự gia tăng giá mặt hàng bổ sung
B. Sự gia tăng giá mặt hàng thay thế
C. Sự thay đổi giá bán của bản thân mặt hàng đó
D. Sự giảm sút của thu nhập
Câu 7: Ý nghĩa kinh tế của đường cung thẳng đứng là:
A. Nó cho thấy nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng nhiều hơn tại mức giá thấp hơn.

6
B. Nó cho thấy dù giá cả là bao nhiêu người ta cũng chỉ cung ứng 1 lượng nhất định
cho thị trường.
C. Nó cho thấy nhà cung ứng sẵn sàng cung ứng nhiều hơn khi giá cả cao hơn
D. Nó cho thấy chỉ có một mức giá làm cho nhà sản xuất cung ứng hàng hoá cho thị
trường.
Câu 8: Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố quyết định của cung:
A. Những thay đổi về công nghệ
B. Mức thu nhập
C. Thuế và trợ cấp.
D. Chi phí nguồn lực để sản xuất hàng hoá.
Câu 9: Đường cung của sản phẩm X dịch chuyển do:
A. Giá sản phẩm X thay đổi.
B. Thu nhập tiêu dùng thay đổi
C. Thuế thay đổi.
D. Giá sản phẩm thay thế giảm.
Câu 10: Nếu giá sản phẩm X tăng lên, các điều kiện khác không thay đổi thì
A. Sản phẩm tăng lên
B. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm X tăng lên
C. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm X giảm xuống
D. Phần chi tiêu sản phẩm X tăng lên.
Câu 11: Giá vé du lịch giảm 1% dẫn đến phần chi tiêu cho du lịch tăng lên nhiều
hơn 1%, do vậy cầu về du lịch:
A. Co dãn nhiều theo giá
B. Co dãn đơn vị
C. Co dãn ít theo giá
D. Hoàn toàn không co dãn
Câu 12: Đường cầu theo giá của bột giặt OMO chuyển dịch sang phải là do:
A. Giá bột giặt OMO giảm.
B. Giá hoá chất nguyên liệu giảm
C. Giá của các loại bột giặt khác giảm
D. Giá các loại bột giặt khác tăng.
Câu 13: Trong trường hợp nào giá bia sẽ tăng:
A. Đường cầu của bia dời sang phải.
B. Đường cung của bia dời sang trái.
C. Cả 3 đáp án đều đúng
D. Đường cầu của bia dời sang phải và đường cung của bia dời sang trái.
Câu 14: Đường cầu về điện thoại dịch chuyển sang phải là do:
A. Chi phí lắp đặt giảm
7
B. Thu nhập dân chúng tăng
C. Do đầu tư của các công ty đầu tư viễn thông nước ngoài
D. Giá lắp đặt điện thoại tăng
Câu 15: Yếu tố nào sau đây làm dịch chuyển đường cầu của máy ảnh sang phải:
A. Giá máy ảnh giảm
B. Thu nhập dân chúng tăng
C. Giá phim tăng
D. Chính phủ đánh thuế vào ngành kinh doanh máy ảnh
Câu 16: Trong trường hợp nào đường cung của Pepsi dời sang phải:
A. Thu nhập của người mua nước ngọt giảm.
B. Giá nguyên liệu tăng.
C. Giá của Cô-Ca tăng.
D. Các câu còn lại đều sai.
Câu 17: Trong trường hợp nào dưới đây, đường cung của xăng sẽ dời sang trái:
A. Giá xăng giảm
B. Thuế nhập khẩu xăng tăng
C. Có sự cải tiến trong lọc dầu
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
Câu 18: Điều nào sau đây mô tả đường cầu:
A. Số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua
B. Số lượng hàng hóa mà người tiêu có khả năng mua
C. Số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại các
mức thu nhập
D. Số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại các
mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định (các yếu tố khác không
đổi)
Câu 19: Hàm số cầu của một hàng hóa là tương quan giữa:
A. Lượng cầu hàng hóa đó với giá cả của nó
B. Lượng cầu hàng hóa đó với tổng số hữu dụng
C. Lượng cầu hàng hóa đó với tổng số chi tiêu của người tiêu dùng
D. Lượng cầu hàng hóa đó với tổng số doanh thu của người bán.
Câu 20: Nếu giá hàng hóa X tăng lên gây ra sự dịch chuyển của đường cầu đối với
hàng hóa Y về phía bên trái thì:
A. X và Y là hàng hóa bổ sung
B. X và Y là hàng hóa thay thế
C. Y là hàng hóa thứ cấp
D. Y là hàng hóa bình thường

8
Câu 21: Giá của hàng hóa A tăng, do đó đường cầu của hàng hóa B rời sang trái,
suy ra:
A. B là hàng hóa thứ cấp
B. A là hàng hóa thông thường
C. A và B là 2 hàng hóa bổ sung cho nhau
D. A và B là 2 hàng hóa thay thế cho nhau
Câu 22: Đối với 1 loại hàng hóa, nếu giá trần thấp hơn giá cân bằng sẽ dẫn đến:
A. Sự gia nhập ngành
B. Sự cân bằng thị trường
C. Sự dư cung
D. Sự thiếu hụt hàng hóa
Câu 23: Đối với 1 loại hàng hóa, nếu giá sàn cao hơn giá cân bằng sẽ dẫn đến:
A. Sự gia nhập ngành
B. Sự cân bằng thị trường
C. Sự dư cung
D. Sự thiếu hụt hàng hóa
Câu 24: Điều nào dưới đây mô tả đường cung:
A. Số lượng hàng hóa mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán tại các mức
thu nhập khác nhau
B. Số lượng hàng hóa mà người sản xuất muốn bán tại các mức thuế khác nhau
C. Số lượng hàng hóa mà người muốn mua
D. Số lượng hàng hóa mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán tại các mức
giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (các yếu tố khác không đổi)
Câu 25: Quy luật cung chỉ ra rằng:
A. Sự gia tăng của cầu trực tiếp dẫn đến sự gia tăng của cung
B. Nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng ít hơn với mức giá cao hơn
C. Có mối quan hệ nghịch giữa cung và giá cả
D. Nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng nhiều hơn với mức giá cao hơn
Câu 26: Quy luật cầu chỉ ra rằng: Nếu các yếu tố khác không đổi thì:
A. Giữa lượng cầu hàng hóa này và giá hàng hóa thay thế có mối liên hệ với nhau.
B. Giữa lượng cầu và thu nhập có mối quan hệ đồng biến.
C. Giữa số lượng hàng hóa và sở thích có quan hệ đồng biến.
D. Giữa số lượng hàng hóa với giá của nó có mối quan hệ nghịch biến.
Câu 27: Đường cung phản ánh:
A. Sự chênh lệch giữa số cầu hàng hóa và số cung hàng hóa ở mỗi mức giá
B. Số lượng hàng hóa mà nhà sản xuất sẽ bán ra tương ứng với mỗi mức giá trên thị
trường
C. Số lượng hàng hóa tối đa mà ngành có thể sản xuất, không kể đến giá cả

9
D. Mức giá cao nhất mà người sản xuất chấp nhận ứng với các mức sản lượng.
Câu 28: Sự dịch chuyển dọc xuống theo đường cung cho thấy, khi giá hàng hóa
giảm thì:
A. Có sự giảm sút lượng cung
B. Đường cung dịch chuyển về bên trái
C. Có sự gia tăng lượng cung
D. Đường cung dịch chuyển về bên phải.
Câu 29: Sự tác động qua lại giữa người sản xuất và người tiêu dùng trên thị trường
nhằm xác định:
A. Giá cả và chất lượng sản phẩm.
B. Số lượng và chất lượng sản phẩm.
C. Giá cả và số lượng sản phẩm.
D. Không có câu nào đúng.
Câu 30: Độ co dãn của cầu theo giá được xác định theo công thức:
A. (ΔQ/P)/(ΔP/Q)
B. (ΔQ/ΔP)x(P/Q)
C. (ΔQ/P) - (ΔP/Q)
D. (ΔQ/P) + (ΔP/Q)
Câu 31: Độ co dãn của cầu theo giá được xác định bằng cách:
A. Lấy phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của thu nhập.
B. Lấy phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của giá.
C. Lấy phần trăm thay đổi của giá chia cho phần trăm thay đổi của số cầu.
D. Lấy số thay đổi của cầu chia cho số thay đổi của giá.
Câu 32: Nếu phần trăm thay đổi của giá lớn hơn phần trăm thay đổi của lượng cung
thì chúng ta biết rằng cung là:
A. Co dãn hoàn toàn.
B. Hoàn toàn không co dãn.
C. Co dãn nhiều
D. Co dãn ít
Câu 33: Nếu hệ số co dãn chéo của đường cầu là số dương, chúng ta nói hai hàng
hóa đó là:
A. Hàng thay thế
B. Hàng thứ cấp
C. Hàng độc lập
D. Hàng bổ sung
Câu 34: Hệ số co dãn cầu theo thu nhập có ý nghĩa thực tiễn là:
A. Dự đoán lượng cầu hàng hóa thay đổi bao nhiêu phần trăm khi thu nhập của công
chúng thay đổi 1%.
10
B. Dự đoán thu nhập thay đổi bao nhiêu khi lượng cầu hàng hóa thay đổi 1%.
C. Xác định nguồn thu nhập của công chúng.
D. Xác định lượng cầu của hàng hóa trên thị trường.
Câu 35: Nếu cầu là ít co giãn theo thu nhập thì câu nào dưới đây là đúng:
A. Phần trăm thay đổi nhỏ về thu nhập sẽ dẫn đến phần trăm thay đổi lớn về lượng
cầu
B. Phần trăm thay đổi lớn về thu nhập sẽ dẫn đến phần trăm thay đổi nhỏ về lượng
cầu
C. Sự tăng lên về thu nhập sẽ dẫn đến sự giảm xuống về lượng cầu
D. Hàng hóa là hàng hóa thứ cấp|
Câu 36: Nếu 2 sản phẩm X và Y là 2 sản phẩm thay thế thì:
A. EXY >0
B. EXY <0
C. EXY =0
D. EXY =1
Câu 37: Nếu 2 sản phẩm X và Y là 2 sản phẩm bổ sung thì:
A. EXY > 0
B. EXY < 0
C. EXY = 0
D. Chưa đủ thông tin để kết luận.
Câu 38: Một đường cầu thẳng đứng có độ co giãn của cầu theo giá:
A. Lớn hơn 1
B. Bằng 1
C. Bằng 0
D. Giữa 0 và 1
Câu 39: Khi thu nhập dân chúng tăng mà lượng cầu của sản phẩm A giảm thì:
A. A là hàng hóa cao cấp.
B. A là hàng hóa bình thường.
C. A là hàng hóa thiết yếu.
D. A là hàng hóa thứ cấp.
Câu 40: Hàng hóa xa xỉ có hệ số co giãn của cầu theo thu nhập là:
A. Lớn hơn 1
B. Bằng 0
C. Lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1
D. Không có đáp án đúng
Câu 41: Độ co dãn của cầu theo giá của mặt hàng máy lạnh là -2, có nghĩa là:
A. Giá tăng 10%; lượng cầu tăng 20%.
B. Giá giảm 20%; lượng cầu tăng 10%.
11
C. Giá giảm 10%; lượng cầu giảm 20%.
D. Giá tăng 10%; lượng cầu giảm 20%.
Câu 42: Co giãn chéo của cầu hàng hóa X theo giá hàng hóa Y là +0,5, giá của
hàng hóa Y tăng 2% thì:
A. Lượng cầu hàng hóa X tăng 1%
B. Lượng cầu hàng hóa X giảm 2%
C. Lượng cầu hàng hóa X tăng gấp 2 lần
D. Lượng cầu hàng hóa X không thay đổi
Câu 43: Khi thu nhập tăng lên 10%, khối lượng tiêu thụ sản phẩm X tăng lên 5%
với các điều kiện khác không đổi. Kết luận sản phẩm X là:
A. Sản phẩm thứ cấp
B. Sản phẩm xa xỉ
C. Sản phẩm thiết yếu
D. Sản phẩm độc lập.
Câu 44: Khi giá hàng hóa Y: Py=4, lượng cầu hàng hóa X: Qx=10. Khi Py=6 thì
Qx=12, với các yếu tố khác không đổi. Kết luận sản phẩm X và Y là hai sản phẩm:
A. Bổ sung nhau
B. Thay thế cho nhau
C. Vừa thay thế, vừa bổ sung
D. Không liên quan
Câu 45: Đồ thị đường cầu (được biểu diễn trong đồ thị với trục hoành là sản lượng
Q, trục tung là giá P) phản ánh:

A. Cầu hoàn toàn không co dãn


B. Giá càng thấp cầu càng không co dãn
C. Cầu co dãn hoàn toàn
D. Giá càng thấp cầu càng co dãn
Câu 46: Hãy sắp xếp các đường cầu ở hình sau theo thứ tự từ độ co dãn lớn nhất (về
giá trị tuyệt đối) đến nhỏ nhất ở điểm cắt, như hình vẽ sau:

12
A. A, B, C
B. B, C, A
C. C, A, B
D. Không so sánh được với nhau.
Câu 47: Giá trần (giá tối đa) luôn dẫn tới:
A. Sự gia nhập ngành
B. Sự dư cung
C. Sự cân bằng thị trường
D. Sự thiếu hụt hàng hoá.
Câu 48: Khi giá tăng lượng cung tăng dọc theo đường cung thị trường vì:
A. Ở giá cao hơn nhiều hãng sẵn sàng gia nhập thị trường để sản xuất hàng hóa.
B. Mỗi hãng ở trong thị trường sẵn sàng sản xuất nhiều hơn
C. Ở giá cao hơn nhiều hãng thay thế các hàng hóa và dịch vụ khác hơn
D. Ở giá cao hơn nhiều hãng sẵn sàng gia nhập thị trường để sản xuất hãng hóa hơn,
và mỗi hãng ở trong thị trường sẵn sàng sản xuất nhiều hơn.
Câu 49: Nếu mục tiêu của công ty là tối đa hoá doanh thu, và cầu về sản phẩm của
công ty tại mức giá hiện có là co dãn nhiều, công ty sẽ:
A. Tăng giá
B. Giảm giá
C. Tăng lượng bán
D. Giữ giá như cũ.
Câu 50: Nếu giá của A giảm đột ngột còn một nửa. Tác động thay thế sẽ làm cầu
hàng A:
A. Tăng lên gấp đôi
B. Tăng ít hơn gấp đôi
C. Giảm còn một nửa
D. Các câu còn lại đều sai
Câu 51: Giá vé du lịch giảm có thể dẫn đến phần chi tiêu cho du lịch tăng lên là do
cầu về du lịch:
A. Co dãn nhiều theo giá
B. Co dãn đơn vị

13
C. Co dãn ít theo giá
D. Hoàn toàn không co giãn.
Câu 52: Đối với hàng hóa thứ cấp, khi thu nhập tăng:
A. Đường cầu dịch chuyển sang trái
B. Đường cầu dịch chuyển sang phải
C. Lượng cầu tăng
D. Cả 3 đáp án còn lại đều đúng
Câu 53: Nhờ có cải tiến công nghệ làm giảm chi phí sản xuất quạt điện. Nếu cầu đối
với quạt điện là ít co giãn theo giá, người ta dự đoán:
A. Lượng bán giảm và tổng doanh thu tăng
B. Lượng bán giảm và tổng doanh thu giảm
C. Lượng bán tăng và tổng doanh thu giảm
D. Lượng bán tăng và tổng doanh thu tăng
Câu 54: Nông sản là loại hàng hóa mà cầu ít co giãn theo giá. Khi được mùa nông
sản, người nông dân thường không vui vì:
A. Giá giảm và tổng doanh thu giảm
B. Giá tăng và tổng doanh thu giảm
C. Giá giảm và tổng doanh thu tăng
D. Giá tăng và tổng doanh thu tăng
Câu 55: Nếu X và Y là hai hàng hóa bổ sung và chi phí nguồn lực để sản xuất hàng
hóa X giảm xuống thì:
A. Giá của cả X và Y đều tăng
B. Giá của cả X và Y đều giảm
C. Giá của X giảm và của Y tăng
D. Giá của X tăng và của Y giảm
Câu 56: Trong trường hợp cầu co dãn nhiều, giá cả tăng sẽ làm tổng doanh thu của
người bán:
A. Không đổi
B. Không thể dự báo
C. Tăng
D. Giảm
Câu 57: Khi thu nhập dân chúng tăng lên, các nhân tố khác không thay đổi, giá cả
và số lượng cân bằng mới của loại hàng hóa thứ cấp (hàng xấu) sẽ:
A. Giá thấp hơn và số lượng lớn hơn.
B. Giá cao hơn và số lượng không đổi.
C. Giá cao hơn và số lượng nhỏ hơn.
D. Giá thấp hơn và số lượng nhỏ hơn.
Câu 58: Tìm câu đúng trong các câu dưới đây:

14
A. Tính chất co dãn theo giá của nhóm hàng thiết yếu là co dãn nhiều.
B. Bếp gas và gas là 2 mặt hàng bổ sung cho nhau.
C. Hệ số co dãn cầu theo thu nhập của hàng hóa xa xỉ nhỏ hơn 1.
D. Giá cả yếu tố sản xuất tăng sẽ làm cho đường cung dịch chuyển sang phải.

15
CHƯƠNG 3. LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG
Câu 1: Dụng ích được định nghĩa là:
A. Sự hài lòng tăng thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị sản phẩm
B. Sự hài lòng hoặc thỏa mãn từ việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
C. Giá trị của hàng hóa
D. Cả 3 phương án đều đúng
Câu 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng:
A. Thu nhập
B. Sở thích
C. Giá của hàng hóa dịch vụ
D. Cả 3 phương án đều đúng
Câu 3: Đường ngân sách biểu diễn:
A. Số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua
B. Các tập hợp hàng hóa được lựa chọn của một người tiêu dùng
C. Các tập hợp hàng hóa khi người tiêu dùng chi hết ngân sách để mua
D. Mức tiêu dùng mong muốn đối với một người tiêu dùng
Câu 4: Đường ngân sách phụ thuộc vào
A. Thu nhập
B. Giá của các hàng hóa
C. Thu nhập và giá của các hàng hóa
D. Không có đáp án đúng
Câu 5: Đường bàng quan là:
A. Sự sắp xếp các giỏ hàng được ưa thích
B. Đường giới hạn khả năng tiêu dùng
C. Tập hợp các giỏ hàng hóa mang lại cùng một mức thỏa mãn cho người tiêu dùng
D. Cả 3 phương án đều đúng
Câu 6: Độ dốc của đường bàng quan được gọi là:
A. Tỷ lệ thay thế biên
B. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên
C. Xu hướng cận biên trong sản xuất
D. Xu hướng cận biên trong tiêu dùng
16
Câu 7: Tất cả các điểm nằm trên một đường bàng quan có đặc điểm chung là:
A. Số lượng hai loại hàng hóa bằng nhau
B. Tỷ lệ thay thế cận biên giữa các giỏ hàng hóa bằng nhau
C. Chi tiêu cho hai loại hàng hóa bằng nhau
D. Tổng dụng ích của mỗi giỏ hàng hóa đó bằng nhau
Câu 8: Mối quan hệ giữa đường ngân sách và đường bàng quan tại điểm tiêu dùng
tối ưu:
A. Độ dốc đường ngân sách bằng độ dốc đường bàng quan
B. Độ dốc đường ngân sách lớn hơn độ dốc đường bàng quan
C. Độ dốc đường ngân sách nhỏ hơn độ dốc đường bàng quan
D. Không có đáp án đúng
Câu 9: Dụng ích biên (MU) đo lường:
A. Độ dốc của đường bàng quan
B. Mức thoả mãn tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị sản phẩm, trong khi các yếu
tố khác không đổi
C. Độ dốc của đường ngân sách
D. Tỷ lệ thay thế biên
Câu 10: Đường ngân sách là:
A. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua
khi thu nhập không đổi
B. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua
khi thu nhập thay đổi
C. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua
khi giá sản phẩm thay đổi
D. Tập hợp các phối hợp có thể mua giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua
với giá sản phẩm cho trước và thu nhập không thay đổi:
Câu 11: Tổng dụng ích luôn:
A. Giảm khi dụng ích biên tăng
B. Giảm khi dụng ích biên giảm
C. Tăng khi dụng ích biên dương
D. Nhỏ hơn dụng ích biên
Câu 12: Khi dụng ích biên dương thì tổng dụng ích:
A. Tăng lên

17
B. Giảm đi
C. Không đổi
D. Không có đáp án đúng
Câu 13: Theo qui luật dụng ích biên giảm dần, khi tiêu dùng thêm nhiều đơn vị hàng
hóa cùng loại thì tổng dụng ích:
A. Giảm với tốc độ tăng dần
B. Tăng với tốc độ giảm dần
C. Giảm với tốc độ giảm dần
D. Giảm và cuối cùng là tăng lên
Câu 14: Dụng ích tăng thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị sản phẩm gọi là:
A. Dụng ích bình quân
B. Dụng ích biên
C. Tổng dụng ích
D. Không có đáp án đúng
Câu 15: Khi số lượng hàng hóa tiêu dùng tăng lên trong một khoảng thời gian nhất
định thì:
A. Tổng dụng ích giảm dần
B. Tổng dụng ích không đổi
C. Dụng ích biên giảm dần
D. Dụng ích biên tăng lên
Câu 16: Trong thực tế, cốc bia thứ 4 không mang lại sự thỏa mãn nhiều bằng cốc
bia thứ 3. Đây là ví dụ về:
A. Tổng dụng ích giảm dần
B. Nghịch lý về giá trị
C. Dụng ích biên giảm dần
D. Thặng dư tiêu dùng
Câu 17: Thu nhập là I; số lượng hàng hóa X là QX, hàng hóa Y là QY; giá hàng
hóa X là PX, hàng hóa Y là PY. Phương trình đường ngân sách là:
A. I = PX.QX + PY.QY
B. I=PX/QX+PY/QY
C. I= QX+PY.QY/PX
D. QX=I+(PX /PY)*QY
Câu 18: Nếu thu nhập tăng, đường ngân sách sẽ:
18
A. Dịch chuyển sang trái và song song với đường ngân sách cũ
B. Dịch chuyển sang phải và song song với đường ngân sách cũ
C. Dốc hơn
D. Dịch chuyển sang trái và dốc hơn
Câu 19: Khi giá của hàng hóa Y (hàng hoá được biểu diễn trên trục tung) tăng lên
thì đường ngân sách:
A. Dốc hơn
B. Thoải hơn
C. Dịch chuyển sang trái và dốc hơn
D. Dịch chuyển sang trái và song song với đường ngân sách cũ
Câu 20: Khi giá của hàng hóa X (hàng hoá được biểu diễn trên trục hoành) thay đổi
thì đường ngân sách sẽ thay đổi về:
A. Độ dốc
B. Độ dốc và điểm cắt của đường ngân sách với trục hoành
C. Độ dốc và điểm cắt của đường ngân sách với trục tung
D. Điểm cắt của đường ngân sách với trục tung và trục hoành nhưng không thay đổi
độ dốc
Câu 21: Gọi MUX và MUY là lợi ích cận biên của hàng hóa X và Y; PX và PY là giá
của hai loại hàng hóa đó. Công thức nào dưới đây thể hiện điều kiện tại điểm tiêu
dùng tối ưu:
A. MUX/MUY=PY/PX
B. MUX/MUY=PX/PY
C. MUX = MUY và PX = PY
D. MUX = MUY
Câu 22: Lan có thu nhập (I) là 100.000 đồng để mua truyện (X) với giá 20.000
đồng/quyển và mua sách (Y) với giá 15.000 đồng/quyển. Phương trình minh họa
đường ngân sách của Lan là:
A. I = 20.000*X + 15.000*Y
B. 100.000 = X + Y
C. 100.000 = 20.000*X + 15.000*Y
D. I = 100.000 + X + Y
Câu 23: Để tối đa hoá lợi ích với thu nhập cho trước. Người tiêu dùng phân phối
các sản phẩm theo nguyên tắc:
A. Lợi ích biên các sản phẩm phải bằng nhau: MUX = MUY = …

19
B. Lợi ích biên trên một đơn vị tiền tệ của các sản phẩm bằng nhau: MUX/PX =
MUY/PY = MUz/Pz = ….
C. Ưu tiên mua các sản phẩm có mức giá tương đối rẻ
D. Phần chi tiêu cho mỗi sản phẩm là bằng nhau
Câu 24: Điểm phối hợp tiêu dùng tối ưu giữa 2 sản phẩm X và Y là:
A. Tiếp điểm của đường bàng quan và đường đồng phí
B. Tiếp điểm của đường đồng lượng và đường đường đồng phí
C. Tiếp điểm của đường bàng quan và đường ngân sách
D. Tiếp điểm của đường đồng lượng và đường ngân sách
Câu 25: Độ dốc của đường bàng quan phản ánh:
A. Sự ưa thích có tính bắc cầu
B. Sự ưa thích là hoàn chỉnh
C. Tỷ lệ thay thế giữa 2 hàng hoá
D. Không có đáp án đúng
Câu 26: Khi tổng dụng ích giảm, dụng ích biên:
A. Dương và tăng dần
B. Âm và giảm dần
C. Dương và giảm dần
D. Âm và tăng dần
Câu 27: Phối hợp tối ưu của người tiêu dùng là phối hợp thỏa mãn điều kiện:
A. Độ dốc của đường ngân sách bằng độ dốc của đường bàng quan
B. Tỷ lệ thay thế biên giữa các hàng hóa bằng tỷ giá của chúng
C. Đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 28: Hai hàng hóa được gọi là thay thế hoàn hảo nếu:
A. Đường bàng quan có hình chữ L
B. Đường bàng quan là đường thẳng đứng
C. Đường bàng quan là đường thẳng dốc xuống từ trái qua phải
D. Đường bàng quan là đường cong
Câu 29: Tỷ lệ thay thế biên giữa 2 sản phẩm X và Y (MRSY,X) thể hiện:
A. Tỷ giá giữa 2 sản phẩm
B. Tỷ lệ năng suất biên giữa 2 sản phẩm

20
C. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 sản phẩm trên thị trường
D. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 sản phẩm trong tiêu dùng khi tổng mức thoả mãn không đổi
Câu 30: Theo lý thuyết về dụng ích, người tiêu dùng sẽ:
A. Tối đa hóa dụng ích bằng việc tiêu dùng số lượng hàng hóa xa xỉ nhiều nhất mà
người đó có thể mua được
B. Tiết kiệm một phần thu nhập của họ để chi tiêu trong tương lai
C. Tối đa hóa dụng ích và tối thiểu hóa lợi ích cận biên
D. Tối đa hóa dung ích bằng việc cân bằng lợi ích biên trên mỗi đơn vị tiền tệ của tất
cả các loại hàng hóa
Câu 31: Khi thu nhập giảm đi 2 lần, giá của các loại hàng hóa cũng giảm đi 2 lần.
Câu nào dưới đây vẫn đúng:
A. Độ dốc đường ngân sách tăng lên
B. Độ dốc đường ngân sách giảm đi
C. Đường ngân sách dịch chuyển
D. Điểm kết hợp tiêu dùng tối ưu vẫn giữ nguyên
Câu 32: Khi thu nhập thay đổi thì đường ngân sách sẽ thay đổi về:
A. Điểm cắt của đường ngân sách với trục tung và trục hoành nhưng không thay đổi
độ dốc
B. Độ dốc và điểm cắt của đường ngân sách với trục tung
C. Độ dốc và điểm cắt của đường ngân sách với trục hoành
D. Độ dốc
Câu 33: Để xác định điểm tiêu dùng tối ưu, người ta cần biết:
Giá của hàng hóa và thu nhập
A. Giá của hàng hóa, thu nhập và lợi ích biên của hàng hóa
B. Tổng lợi ích và thu nhập
C. Tổng lợi ích và lợi ích cận biên của hàng hóa
Câu 34: Cô Hoa tiêu dùng cả thịt lợn và thịt bò. Khi thu nhập của cô Hoa tăng lên,
cô ta mua cả hai loại này với số lượng nhiều hơn. Tuy nhiên, lượng thịt bò mua thêm
nhiều hơn thịt lợn. Điều nào dưới đây là đúng:
A. Thịt bò là hàng hóa xa xỉ còn thịt lợn là hàng hóa thông thường
B. Thịt bò là hàng hóa thông thường còn thịt lợn là hàng hóa thứ cấp
C. Cả thịt lợn và thịt bò đều là hàng hóa xa xỉ

21
D. Cả thịt lợn và thịt bò đều là hàng hóa thông thường
Câu 35: Khi giá của hàng hóa bình thường giảm, người tiêu dùng mua hàng hóa
này nhiều hơn, đó là hệ quả của:
A. Tác động thay thế
B. Tác động thu nhập
C. Tác động thay thế và tác động thu nhập
D. Tác động thay thế hoặc tác động thu nhập
Câu 36: Giả sử bia là hàng hoá thông thường và giá bia tăng khi đó tác động thay
thế sẽ làm người ta mua bia…. và tác động thu nhập sẽ làm người ta mua bia…..
Điền vào chỗ chấm là
A. Nhiều hơn ; nhiều hơn
B. Nhiều hơn ; ít hơn
C. Ít hơn ; nhiều hơn
D. Ít hơn ; ít hơn
Câu 37: Giả sử người tiêu dùng dành hết tiền tiền lương để mua hai hàng hóa X và
Y. Nếu giá hàng hóa X và Y đều tăng lên gấp 2, đồng thời tiền lương cũng tăng lên
gấp 2 thì đường ngân sách của người tiêu dùng sẽ:
A. Dịch chuyển song song sang phải
B. Xoay quanh điểm cắt với trục tung sang phải
C. Không thay đổi
D. Dịch chuyển song song sang trái

CHƯƠNG 4.

LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT, CHI PHÍ VÀ HÀNH VI CỦA


DOANH NGHIỆP
Câu 1: Trong kinh tế học, ngắn hạn đề cập đến giai đoạn có:
A. Các yếu tố đầu vào đều biến đổi
B. Các yếu tố đầu vào đều cố định
C. Ít nhất có một yếu tố đầu vào cố định và ít nhất một yếu tố đầu vào biến đổi
D. Dưới một năm.
Câu 2: Dài hạn là khoảng thời gian trong đó:
A. Tất cả các yếu tố đầu vào cố định
B. Tất cả các yếu tố đầu vào biến đổi
C. Hãng có thể tối đa hóa lợi nhuận
D. Không có đáp án đúng.
22
Câu 3: Trong kinh tế học, ngắn hạn được định nghĩa là khoảng thời gian chỉ đủ để:
A. Thu thâ ̣p số liê ̣u về chi phí chứ không phải về sản xuất
B. Thu thâ ̣p số liê ̣u về chi phí và về sản xuất
C. Thay đổi sản lượng chứ không phải công suất nhà máy
D. Thay đổi sản lượng và công suất nhà máy
Câu 4: Sự khác nhau giữa ngắn hạn và dài hạn là:
A. Trong ngắn hạn có hiê ̣u suất không đổi, nhưng trong dài hạn không có
B. Trong dài hạn tất cả các yếu tố đều có thể thay đổi được
C. Ba tháng
D. Trong ngắn hạn, đường chi phí trung bình giảm dần, còn trong dài hạn nó tăng
dần.
Câu 5: Hàm sản xuất ngắn hạn của một hãng mô tả:
A. Sản lượng đầu ra thay đổi khi qui mô sản xuất thay đổi và lượng lao động không
đổi
B. Sản lượng đầu ra thay đổi khi qui mô sản xuất không đổi và lượng lao động thay
đổi
C. Chi phí tối thiểu để sản xuất một lượng đầu ra nhất định
D. Không có đáp án đúng.
Câu 6: Năng suất cận biên của một yếu tố sản xuất là:
A. Chi phí của viê ̣c sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm.
B. Số sản phẩm tăng thêm từ viê ̣c sử dụng thêm 1 đơn vị yếu tố sản xuất đó.
C. Chi phí cần thiết để thuê thêm 1 đơn vị yếu tố sản xuất.
D. Sản lượng chia cho số yếu tố sử dụng trong quá trình sản xuất.
Câu 7: Số sản phẩm tăng thêm khi doanh nghiệp sử dụng thêm 1 đơn vị yếu tố đầu
vào với các yếu tố khác không đổi gọi là:
A. Năng suất biên
B. Hữu dụng biên
C. Chi phí biên
D. Doanh thu biên
Câu 8: Năng suất cận biên của lao động là phần chênh lệch sản lượng khi:
A. Tăng một đơn vị lao động và vốn
B. Tăng một đơn vị vốn, với lượng lao động không đổi
C. Tăng một đơn vị lao động, với lượng vốn không đổi
D. Thay đổi chi phí lao động
Câu 9: Năng suất biên của một yếu tố sản xuất biến đổi là:
A. Sản phẩm trung bình tính cho mỗi đơn vị YTSX biến đổi
B. Sản phẩm tăng thêm của các YTSX
C. Sản phẩm tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đồng chi phí của các YTSX

23
D. Sản phẩm tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị YTSX biến đổi, các YTSX còn
lại giữ nguyên.
Câu 10: Năng suất bình quân của một đơn vị yếu tố sản xuất (YTSX) biến đổi là:
A. Số lượng sản phẩm tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị YTSX biến đổi
B. Số lượng sản phẩm tăng thêm khi bỏ ra thêm 1 đồng chi phí sản xuất biến đổi
C. Số lượng sản phẩm trung bình được tạo ra bởi 1 đơn vị YTSX biến đổi
D. Không có đáp án đúng
Câu 11: Năng suất cận biên của vốn là:
A. Tổng sản phẩm chia cho tổng số vốn đang sử dụng với lượng lao động không đổi
B. Tổng sản phẩm chia cho tổng số lao động đang sử dụng với lượng vốn không đổi
C. Chênh lệch sản lượng khi sử dụng thêm 1 đơn vị lao động với lượng vốn không
đổi
D. Chênh lệch sản lượng khi sử dụng thêm 1 đơn vị vốn với lượng lao động không
đổi.
Câu 12: Khi năng suất cận biên của lao động bằng năng suất bình quân của lao
động thì:
A. Năng suất cận biên của lao động đạt cực đại
B. Năng suất cận biên của lao động bằng 0
C. Năng suất bình quân của lao động đạt cực đại
D. Năng suất bình quân của lao động bằng 0.
Câu 13: Năng suất bình quân giảm là do năng suất biên:
A. Bằng năng suất bình quân
B. Tăng dần
C. Cao hơn năng suất bình quân
D. Nhỏ hơn năng suất bình quân
Câu 14: Khi năng suất cận biên của lao động lớn hơn năng suất bình quân của lao
động thì:
A. Đường tổng sản phẩm có độ dốc âm
B. Doanh nghiệp đang có năng suất cận biên giảm dần
C. Năng suất bình quân của lao động tăng
D. Năng suất cận biên của lao động giảm
Câu 15: Khi đường năng suất biên của lao động (MPL) nằm cao hơn đường năng
suất bình quân của lao động (APL) thì:
A. Cả 2 đường đều dốc lên
B. Đường năng suất biên dốc lên
C. Đường năng suất bình quân dốc lên
D. Đường năng suất bình quân dốc xuống
Câu 16: Các yếu tố sản xuất cố định là:

24
A. Các yếu tố không thể di chuyển được.
B. Các yếu tố có thể mua chỉ ở mô ̣t con số cố định
C. Các yếu tố có thể mua chỉ ở giá cố định
D. Các yếu tố không phụ thuô ̣c vào mức sản lượng.
Câu 17: Một hàm số thể hiê ̣n mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm sản xuất ra và
các yếu tố sản xuất được gọi là:
A. Mô ̣t hàm đẳng phí
B. Mô ̣t hàm sản xuất
C. Mô ̣t đường cong bàng quan
D. Mô ̣t hàm số tổng chi phí sản xuất
Câu 18: Nếu hàm sản xuất biểu thị năng suất tăng theo quy mô thì
A. Sản phẩm câ ̣n biên của yếu tố sản xuất tăng cùng với số lượng sản phẩm sản xuất
ra
B. Chi phí câ ̣n biên tăng cùng với sản lượng
C. Năng suất tăng nhiều hơn so với tăng quy mô
D. Hàm sản xuất dốc xuống
Câu 19: Câu nào hàm ý năng suất giảm dần:
A. Khi tất cả các yếu tố đầu vào tăng hai lần thì sản lượng tăng ít hơn hai lần
B. Khi mô ̣t yếu tố đầu vào tăng thì sản lượng tăng ít hơn hai lần
C. Khi mô ̣t yếu tố đầu vào tăng hai lần thì sản lượng tăng nhiều hơn hai lần
D. Khi tất cả các yếu tố đầu vào tăng hai lần, sản lượng tăng nhiều hơn hai lần
Câu 20: Năng suất tăng theo quy mô có nghĩa là:
A. Tăng hai lần tất cả các yếu tố đầu vào sẽ làm cho sản lượng tăng ít hơn hai lần
B. Tăng hai lần tất cả các yếu tố đầu vào sẽ làm cho sản lượng tăng đúng gấp đôi
C. Tăng hai lần tất cả các yếu tố đầu vào sẽ làm cho sản lượng tăng nhiều hơn hai
lần
D. Quy luâ ̣t năng suất biên giảm dần không đúng.
Câu 21: Một doanh nghiệp sản xuất có thể tăng sản lượng lên 3 lần do các yếu tố
sản xuất tăng lên 2 lần. Đây là một ví dụ về:
A. Năng suất tăng theo qui mô
B. Năng suất không đổi theo qui mô
C. Năng suất giảm theo qui mô
D. Không có đáp án đúng
Câu 22: Đường đồng lượng biểu thị:
A. Những mức sản lượng như nhau với những phối hợp bằng nhau giữa 2 YTSX
biến đổi
B. Những mức sản lượng khác nhau với những mức chi tiêu khác nhau giữa 2 YTSX
biến đổi

25
C. Những mức sản lượng như nhau với những phối hợp khác nhau giữa 2 YTSX
biến đổi
D. Những mức sản lượng như nhau với những mức chi phí như nhau.
Câu 23: Một đường đồng lượng cho biết:
A. Các kết hợp vốn và lao động khác nhau để sản xuất sản lượng đầu ra càng tăng
B. Các kết hợp vốn và lao động khác nhau để sản xuất sản lượng đầu ra càng giảm
C. Các kết hợp vốn và lao động khác nhau để sản xuất sản lượng đầu ra như nhau.
D. Các kết hợp vốn và lao động khác nhau hết cùng một mức chi phí.
Câu 24: Khi cố định sản lượng của một hàm sản xuất và cho số lượng vốn và lao
động thay đổi, được biểu diễn bằng:
A. Đường chi phí biên
B. Đường tổng sản phẩm
C. Đường sản phẩm trung bình
D. Đường đồng lượng
Câu 25: Các đường đồng lượng tương ứng với các mức sản lượng lớn hơn:
A. Trùng nhau so với gốc tọa độ
B. Càng xa gốc tọa độ hơn
C. Càng gần gốc tọa độ hơn
D. Là một đường duy nhất
Câu 26: Độ dốc của đường đồng lượng được đo lường bởi chỉ số:
A. Tỷ lệ thay thế biên giữa 2 hàng hóa X và Y (MRSXY)
B. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên giữa vốn và lao động (MRTSKL)
C. Tỷ lệ giá lao động và giá vốn (-PL/PK)
D. Tỷ lệ giá hàng hóa X và hàng hóa Y (-Px/Py)
Câu 27: Chi phí cố định là:
A. Chi phí không đổi khi tăng hoặc giảm mức sản lượng
B. Chi phí giảm đi khi giảm mức sản lượng
C. Chi phí tăng lên khi tăng mức sản lượng
D. Các đáp án đều sai.
Câu 28: Chi phí cố định:
A. Là các chi phí gắn với các yếu tố cố định
B. Không thay đổi theo mức sản lượng
C. Bao gồm những thanh toán trả cho mô ̣t số yếu tố biến đổi.
D. Là các chi phí gắn với các yếu tố cố định và không thay đổi theo mức sản lượng.
Câu 29: Chi phí biến đổi là:
A. Chi phí trung bình tính cho một đơn vị sản phẩm
B. Chi phí thay đổi khi thay đổi mức sản lượng
C. Chi phí tăng lên khi tăng mức sản lượng
26
D. Cả 3 phương án đều đúng.
Câu 30: Chi phí cố định trung bình:
A. Chính là điểm đóng cửa sản xuất.
B. Tối thiểu ở điểm hòa vốn.
C. Luôn giảm dần khi tăng sản lượng
D. Tối thiểu ở điểm tối đa hóa lợi nhuâ ̣n.
Câu 31: Chi phí cận biên là:
A. Tổng chi phí chia cho tổng sản lượng
B. Chênh lệch giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi
C. Sự gia tăng của chi phí chia cho sự gia tăng của lao động
D. Sự gia tăng của chi phí chia cho sự gia tăng của sản lượng
Câu 32: Chi phí biên là:
A. Chi phí tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị YTSX
B. Chi phí tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị sản phẩm
C. Chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm
D. Là độ dốc của đường tổng doanh thu
Câu 33: Trong ngắn hạn, sản lượng càng lớn, loại chi phí nào sau đây càng nhỏ:
A. Chi phí biên
B. Chi phí biến đổi trung bình
C. Chi phí trung bình
D. Chi phí cố định trung bình
Câu 34: Tổng chi phí là:
A. Chi phí không đổi khi thay đổi mức sản lượng
B. Tổng chi phí cố định và chi phí biến đổi
C. Tổng chi phí giảm dần khi tăng mức sản lượng
D. Không có đáp án đúng.
Câu 35: Phát biểu nào dưới đây là sai:
A. Tổng chi phí bình quân là tổng chi phí trên một đơn vị sản phẩm
B. Tổng chi phí bằng chi phí cố định cộng chi phí bình quân
C. Tổng chi phí bình quân bằng chi phí cố định bình quân cộng chi phí biến đổi bình
quân
D. Chi phí cận biên là sự gia tăng tổng chi phí khi sản xuất thêm một đơn vị sản
phẩm
Câu 36: Khi chi phí cận biên lớn hơn chi phí trung bình thì:
A. Chi phí trung bình ở mức tối thiểu của nó
B. Chi phí câ ̣n biên ở mức cực đại của nó
C. Chi phí trung bình giảm
D. Chi phí trung bình tăng
27
Câu 37: Khi chi phí cận biên nhỏ hơn chi phí trung bình thì:
A. Chi phí trung bình ở mức tối thiểu của nó
B. Chi phí câ ̣n biên ở mức cực đại của nó
C. Chi phí trung bình giảm
D. Chi phí trung bình tăng
Câu 38: Khi chi phí trung bình tăng dần theo sản lượng thì:
A. Chi phí biên nhỏ hơn chi phí trung bình
B. Chi phí biên bằng chi phí trung bình
C. Chi phí biên lớn hơn chi phí trung bình
D. Không có đáp án đúng.
Câu 39: Khoảng cách giữa TC và VC theo chiều thẳng đứng là:
A. Chi phí cố định trung bình AFC
B. Chi phí cố định FC
C. Chi phí biên MC
D. Giảm xuống khi sản lượng tăng lên
Câu 40: Ở mức sản lượng mà chi phí trung bình đạt giá trị cực tiểu:
A. Chi phí biến đổi trung bình bằng với chi phí trung bình
B. Lợi nhuâ ̣n phải ở mức tối đa
C. Chi phí câ ̣n biên bằng chi phí biến đổi trung bình
D. Chi phí câ ̣n biên bằng chi phí trung bình
Câu 41: Nếu ATC đang giảm, khi đó MC:
A. Bằng ATC
B. Đang giảm
C. nằm phía trên ATC
D. nằm phía dưới ATC
Câu 42: Chi phí biên (MC) cắt:
A. ATC, AVC tại điểm cực tiểu của chúng
B. ATC, AFC tại điểm cực tiểu của chúng
C. AVC, AFC tại điểm cực tiểu của chúng
D. ATC, AVC, AFC tại điểm cực tiểu của chúng.
Câu 43: Câu nào trong các câu sau không đúng?
A. ATC ở dưới MC, khi đó ATC đang tăng
B. MC ở trên ATC, khi đó́ MC đang tăng
C. MC tăng khi đó́ ATC cũng đang tăng
D. ATC giảm khi đó́ MC ở dưới ATC.
Câu 44: Nếu MC nằm trên đường AVC thì khi tăng sản lượng dẫn đến:
A. AVC giảm xuống
B. AVC tăng lên
28
C. AFC tăng lên
D. ATC không đổi

Câu 45: Trong ngắn hạn, khi sản lượng tăng, chi phí biên (MC) tăng dần và chi phí
biến đổi bình quân (AVC) giảm dần là do:
A. MC < AVC
B. MC > AVC
C. MC < AFC
D. MC < AC
Câu 46: Đường đồng phí chỉ ra các kết hợp vốn và lao động có thể mua được:
A. Để tối thiểu hóa chi phí
B. Để tối đa hóa lợi nhuận
C. Để sản xuất với một mức sản lượng nhất định
D. Với tổng chi phí cố định
Câu 47: Phương trình đường đồng phí là:
A. TC = (TC/PK) – (PL / PK)*L
B. MRS = MPL / MPK
C. K = (TC/PK) – (PL / PK)*L
D. L = PL.L + PK.K
Câu 48: Độ dốc (hê ̣ số góc) của đường đồng phí là:
A. Tỷ số năng suất biên của 2 yếu tố sản xuất.
B. Tỷ lê ̣ đánh đổi giữa 2 yếu tố sản xuất trên thị trường.
C. Tỷ số giá cả của 2 yếu tố sản xuất.
D. Tất cả đáp án đều đúng.
Câu 49: Lợi nhuận được định nghĩa là chênh lệch giữa tổng doanh thu và:
A. Tổng chi phí bình quân
B. Tổng chi phí cố định
C. Tổng chi phí biến đổi
D. Tổng chi phí
Câu 50: Để tối đa hóa doanh thu, doanh nghiệp phải:
A. Sản xuất tại mức sản lượng mà tại đó MC = MR
B. Sản xuất tại mức sản lượng mà tại đó MC = ATCmin
C. Sản xuất tại mức sản lượng mà tại đó MC = P
D. Sản xuất tại mức sản lượng mà tại đó MR=0.
Câu 51: Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải:
A. Sản xuất tại mức sản lượng mà tại đó MC = MR
B. Sản xuất tại mức sản lượng mà tại đó MC = ATCmin
C. Sản xuất tại mức sản lượng mà tại đó MC = P
29
D. Không có đáp án đúng.
Câu 52: Trong ngắn hạn doanh nghiệp sẽ đóng cửa sản xuất khi:
A. Bắt đầu bị lỗ
B. Doanh thu không đủ bù đắp chi phí biến đổi bình quân
C. Giá bán sản phẩm không đủ bù đắp chi phí biến đổi bình quân
D. Giá bán sản phẩm không đủ bù đắp chi phí bình quân
Câu 53: Doanh thu biên là:
A. Doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi giá cả sản phẩm thay đổi
B. Doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi bán thêm 1 sản phẩm
C. Là độ dốc của đường phí
D. Là độ dốc của đường tổng cầu sản phẩm
Câu 54: Doanh thu biên được xác định bởi:
A. TR/∆Q
B. ∆TR/∆Q
C. ∆TR/Q
D. TR/Q
Câu 55: Chi phí biên được xác định bởi:
A. TC/∆Q
B. ∆TC/∆Q
C. ∆TC/Q
D. TC/Q
Câu 56: Từ đường cầu của doanh nghiệp (D): P = a - b*Q, với b>0, suy ra đường
doanh thu biên của doanh nghiệp là:
A. MR = a - 2*b*Q
B. MR = a + b*Q
C. MR = 2*a - b*Q
D. MR = a - 1/2*b*Q
Câu 57: Việc cải tiến kỹ thuật:
A. Cho phép sản xuất nhiều sản phẩm hơn với cùng số lượng các yếu tố đầu vào so
với trước.
B. Có thể được biểu diễn qua sự dịch chuyển lên trên của đường tổng sản phẩm
C. Có thể che dấu sự tồn tại của tình trạng năng suất biên giảm dần
D. Cả 3 phương án đều đúng
Câu 58: Qui luật năng suất cận biên giảm dần thể hiện:
A. Khi qui mô của doanh nghiệp tăng lên thì năng suất cận biên sẽ giảm
B. Khi qui mô của doanh nghiệp tăng lên thì chi phí bình quân sẽ giảm
C. Với số lượng đầu vào cố định cho trước, khi sử dụng càng nhiều yếu tố đầu vào
biến đổi thì năng suất cận biên của đầu vào biến đổi cuối cùng sẽ giảm
30
D. Với số lượng các đầu vào cố định cho trước, khi sử dụng càng nhiều yếu tố đầu
vào biến đổi thì năng suất bình quân của đầu vào biến đổi cuối cùng sẽ giảm
Câu 59: Quy luật năng suất giảm dần có thể được mô tả đúng nhất bằng:
A. Tổng sản lượng sẽ giảm nếu sử dụng quá nhiều yếu tố vào mô ̣t quá trình sản xuất
B. Sản lượng gia tăng sẽ giảm khi sử dụng thêm ngày càng nhiều mô ̣t yếu tố
C. Những phần gia tăng của tổng sản lượng sẽ tăng khi tất cả các yếu tố sử dụng
trong quá trình sản xuất tăng tỷ lê ̣ với nhau
D. Những phần gia tăng của tổng sản lượng sẽ giảm khi tất cả các yếu tố sử dụng
trong quá trình sản xuất tăng tỷ lê ̣ với nhau.
Câu 60: Đường tổng sản lượng càng dốc:
A. Mức sản lượng càng cao
B. Sản phẩm cận biên càng thấp
C. Tổng chi phí càng cao
 Sản phẩm cận biên càng cao
Câu 61: Nếu hàm sản xuất có dạng Q = 0,5*(K0,2)*(L0,5). Khi gia tăng các yếu tố
đầu vào cùng tỷ lệ thì:
A. Năng suất tăng theo quy mô
B. Năng suất giảm theo quy mô
C. Năng suất không đổi theo quy mô
D. Không có đáp án án đúng.
Câu 62: Hàm sản xuất Q = K2L là hàm sản xuất có:
A. Năng suất tăng dần theo quy mô
B. Năng suất giảm dần theo quy mô
C. Năng suất không đổi theo quy mô
D. Tất cả các đáp án còn lại đều sai.
Câu 63: Nếu hàm sản xuất có dạng Q = 0,5(K0,5)*(L0,3). Khi gia tăng các yếu tố đầu
vào cùng tỷ lệ thì:
A. Năng suất tăng theo quy mô
B. Năng suất giảm theo quy mô
C. Năng suất không đổi theo quy mô
D. Không có phương án đúng.
Câu 64: Theo nguyên lý thay thế cận biên thì:
A. Chi phí câ ̣n biên bằng chi phí trung bình ở mức tối thiểu của chi phí trung bình
B. Tăng giá mô ̣t yếu tố dẫn đến hãng thay thế nó bằng các yếu tố khác
C. Giảm giá mô ̣t yếu tố dẫn đến hãng thay thế nó bằng các yếu tố khác
D. Nếu hãng không biết đường chi phí câ ̣n biên của mình thì có thể thay thế bằng
đường chi phí trung bình.

31
Câu 65: Với vốn biểu diễn trên trục tung và lao động biểu diễn trên trục hoành. Giả
sử tại mức đầu vào hiện tại, tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên MRTSKL = -3 có nghĩa:
A. Nếu doanh nghiệp thuê thêm 1 đơn vị vốn thì có thể sản xuất thêm 3 đơn vị sản
phẩm
E. Năng suất biên của lao động bằng 3 lần năng suất biên của vốn
F. Nếu sử dụng thêm 3 đơn vị lao động, doanh nghiệp cần sử dụng thêm 3 đơn vị
vốn
G. Nếu giảm 1 đơn vị vốn, doanh nghiệp có thể thuê thêm 3 đơn vị lao động mà sản
lượng không đổi
Câu 66: Khi giá các yếu tố sản xuất đồng loạt tăng lên sẽ làm:
A. Dịch chuyển đường chi phí trung bình lên trên
B. Dịch chuyển đường AC xuống dưới
C. Các đường AC vẫn giữ nguyên vị trí cũ
D. Các đường AVC dịch chuyển sang phải
Câu 67: Sự kết hợp tối ưu của 2 yếu tố sản xuất trong điều kiện sản lượng không đổi
(Q=const), thỏa mãn:
A. Chi phí sản xuất nhỏ nhất, khi và chỉ khi: MPK/PK=MPL/PL và Q=f(K,L)=const.
B. Sản lượng lớn nhất, khi và chỉ khi: MPK/PL=MPL/PK và TC=f(K,L)=const.
C. Chi phí sản xuất nhỏ nhất, khi và chỉ khi: MPK/PL=MPL/PK và Q=f(K,L)=const.
D. Sản lượng lớn nhất, khi và chỉ khi: MPK/PK=MPL/PL và TC=f(K,L)=const.
Câu 68: Sự kết hợp tối ưu của 2 yếu tố sản xuất trong điều kiện chi phí sản xuất
không đổi (TC=const), thỏa mãn:
A. Chi phí sản xuất nhỏ nhất, khi và chỉ khi: MPK/PK=MPL/PL và Q=f(K,L)=const.
B. Sản lượng lớn nhất, khi và chỉ khi: MPK/PL=MPL/PK và TC=f(K,L)=const.
C. Chi phí sản xuất nhỏ nhất, khi và chỉ khi: MPK/PL=MPL/PK và Q=f(K,L)=const.
D. Sản lượng lớn nhất, khi và chỉ khi: MPK/PK=MPL/PL và TC=f(K,L)=const.
E. Câu 69: Để tối thiểu hóa chi phí sản xuất, các doanh nghiệp sẽ thực hiện phối
hợp các yếu tố sản xuất (YTSX) theo nguyên tắc:
MPa = MPb = MPc = …
MPa/Pa = MPb/Pb = MPc/Pc = …
MC = MR
MCa = MCb = MCc
Câu 70 [<KH]: Câu nào dưới đây là đúng:
A. Chi phí kinh tế lớn hơn chi phí kế toán và lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn lợi nhuận kế
toán
B. Chi phí kinh tế lớn hơn chi phí kế toán và lợi nhuận kinh tế lớn hơn lợi nhuận kế
toán
C. Chi phí kinh tế nhỏ hơn chi phí kế toán và lợi nhuận kinh tế lớn hơn lợi nhuận kế
toán
D. Chi phí kinh tế nhỏ hơn chi phí kế toán.

32
Câu 71: Câu nào sau đây là đúng:
A. Chi phí kế toán luôn lớn hơn chi phí kinh tế
B. Chi phí kinh tế luôn lớn hơn chi phí kế toán
C. Lợi nhuâ ̣n kế toán luôn lớn hơn lợi nhuâ ̣n kinh tế
D. Lợi nhuâ ̣n kinh tế luôn lớn hơn lợi nhuâ ̣n kế toán.
Câu 72: Chi phí cơ hội của phương án A là:
A. Lợi ích bị mất đi do chọn phương án A mà không chọn phương án có lợi nhất
khác.
B. Lợi ích bị mất đi do chọn phương án A mà không chọn mô ̣t phương án khác.
C. Lợi ích bị mất đi do không chọn phương án A mà chọn mô ̣t phương án có lợi
nhất khác.
D. Tất cả các đáp án còn lại đều sai.

33
CHƯƠNG 5. CÁC CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
Câu 1: Điều nào dưới đây không phải là đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn
hảo
A. Sản phẩm khác nhau
B. Đường cầu của mỗi hãng là hoàn toàn co giãn
C. Đường cầu thị trường dốc xuống
D. Có rất nhiều hãng, mỗi hãng bán một phần rất nhỏ sản phẩm trên thị trường
Câu 2: Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo phải sản xuất
tại mức sản lượng mà tại đó
A. MC = AVCmin
B. MC = ATCmin
C. MC = P
D. Không có đáp án đúng.
Câu 3: Trong cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu bình quân của một hãng bằng với:
A. Giá bán
B. Tổng doanh thu chia tổng chi phí
C. Doanh thu nhận được khi thuê thêm một đơn vị lao động
D. Doanh thu cận biên chia cho giá
Câu 4: Trong cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu cận biên của một hãng bằng:
A. Giá bán
B. Doanh thu bình quân
C. Tổng doanh thu
D. Giá bán và Doanh thu bình quân.
Câu 5: Đường cầu (D) của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo:
A. Trùng với đường MC của doanh nghiệp
B. Là đường nghịch biến và (D) ≡ MR
C. Là đường nghịch biến và nằm trên đường MR
D. Là đường thẳng nằm ngang và (D)≡P≡MR≡AR.
Câu 6: Đường cầu (D) của doanh nghiệp độc quyền:
A. Trùng với đường MC của doanh nghiệp
B. Là đường nghịch biến và (D) ≡ MR
C. Chính là đường cầu của toàn bộ thị trường, nghịch biến theo quy luật cầu, nằm
trên đường MR, có chung điểm cắt trục tung với đường MR
D. Là đường thẳng nằm ngang và (D)≡P≡MR≡AR.
Câu 7: Đối với một DN trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thì vấn đề nào
dưới đây không thể quyết định được:
A. Số lượng các yếu tố sản xuất sử dụng là bao nhiêu?
34
B. Sản xuất bao nhiêu sản phẩm ?
C. Bán sản phẩm với giá bao nhiêu?
D. Sản xuất như thế nào?
Câu 8: Đường cung của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là:
A. Đường MC, với MC>=ATCmin
B. Đường MC, với MC>=AVCmin
C. Đường AVC với P>=AVCmin
D. Đường MR với P>=ATCmin
Câu 9: Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là:
A. Đường chi phí biên ngắn hạn của doanh nghiệp
B. Phần đường chi phí biên nằm ở phía trên đường AC
C. Phần đường chi phí biên nằm ở phía trên đường AVC
D. Phần đường chi phí biên nằm ở phía dưới đường AVC
Câu 10: Đường cung của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là:
A. Đường giá
B. Đường chi phí biến đổi bình quân
C. Đường chi phí cố định bình quân
D. Không có đáp án đúng
Câu 11: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo quyết định sản lượng tối ưu khi:
A. MC=P và P>AVCmin
B. MC=P và P>AFCmin
C. P=ATCmin
D. P=TCmin
Câu 12: Một hãng nên đóng cửa sản xuất nếu giá
A. P>AVCmin
B. P>AFCmin
C. P<AVCmin
D. P<ARmin
Câu 13: Khi P < AVCmin, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo nên quyết định:
A. Sản xuất ở mức sản lượng mà MC = MR
B. Sản xuất tại mức sản lượng có AVCmin
C. Ngừng sản xuất
D. Sản xuất tại mức sản lượng có P = MC
Câu 14: Một hãng đóng cửa tạm thời nếu tổng doanh thunhỏ hơn:
A. Chi phí cố định
B. Chi phí biến đổi
C. Chi phí sản xuất
D. Chi phí cố định cộng chi phí biến đổi
35
Câu 15: Nếu một hãng cạnh tranh hoàn hảo đang sản xuất tại mức sản lượng mà
tại đó giá bằng chi phí bình quân nhỏ nhất thì hãng:
A. Đang bị lỗ
B. Vẫn thu được lợi nhuận
C. Nên đóng cửa
D. Đang hòa vốn
Câu 16: Một hãng đóng cửa không sản xuất sẽ chịu thua lỗ bằng:
A. Chi phí biến đổi
B. Chi phí cố định
C. Chi phí cận biên
D. Chi phí bình quân
Câu 17: Điểm đóng cửa sản xuất là điểm mà tại đó giá thị trường P bằng:
A. Chi phí biên (MC)
B. Chi phí cố định bình quân nhỏ nhất (AFCmin)
C. Chi phí biến đổi bình quân nhỏ nhất (AVCmin)
D. Chi phí bình quân nhỏ nhất (ATCmin)
Câu 18: Khi hãng cạnh tranh hoàn hảo đạt được lợi nhuận tối đa trong ngắn hạn:
A. Giá bán bằng chi phí biên trong ngắn hạn
B. Giá bán lớn hơn chi phí bình quân
C. Chi phí biên ngắn hạn tăng dần
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
Câu 19: Một thị trường độc quyền bán là thị trường:
A. Có nhiều sản phẩm thay thế
B. Chỉ có duy nhất một người mua
C. Chỉ có một hãng sản xuất duy nhất
D. Không có rào cản đối với sự gia nhập của các hãng đối thủ
Câu 20: Rào cản gia nhập thị trường bao gồm:
A. Bằng phát minh sáng chế
B. Đặc quyền kinh doanh của chính phủ
C. Tính kinh tế của qui mô
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
Câu 21: Nhà độc quyền tối đa hóa lợi nhuận bằng cách:
A. Sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó chi phí cận biên bằng giá
B. Sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên
C. Đặt mức giá cao nhất mà thị trường có thể chấp nhận
D. Đặt mức giá bằng chi phí cận biên
Câu 22: Nhà độc quyền tối đa hóa doanh thu bằng cách:
A. Sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó chi phí cận biên bằng giá
36
B. Sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên
C. Đặt mức giá cao nhất mà thị trường có thể chấp nhận
D. Đặt mức giá mà tại đó doanh thu cận biên bằng 0
Câu 23: Đường cung của hãng độc quyền bán là:
A. Đường doanh thu cận biên
B. Đường chi phí cận biên
C. Đường chi phí cận biên tính từ điểm tối thiểu của đường chi phí biến đổi trung
bình
D. Không có đường cung.
Câu 24: Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền bán là P=a-bQ, khi đó doanh thu
biên của doanh nghiệp độc quyền là:
A. MR=a-2bQ
B. MR=a-1/2bQ
C. MR=2a-bQ
D. Không liên quan.
Câu 25: Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền nên sản xuất ở mức sản
lượng:
A. MC = MR
B. MC = P
C. MC = AR
D. P = ACmin
Câu 26: Đối với một hãng cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên sẽ:
A. Nhỏ hơn giá bán và doanh thu trung bình
B. Bằng giá bán nhưng lớn hơn doanh thu trung bình
C. Bằng giá bán và doanh thu trung bình
D. Bằng doanh thu trung bình nhưng nhỏ hơn giá bán
Câu 27: Nếu một hãng cạnh tranh hoàn hảo đang có lợi nhuận, khi đó hãng đang
sản xuất tại mức sản lượng ứng với:
A. Chi phí cận biên lớn hơn doanh thu cận biên
B. Chi phí cận biên lớn hơn tổng chi phí bình quân
C. Giá lớn hơn chi phí cận biên
D. Giá lớn hơn doanh thu cận biên
Câu 28: Chọn câu SAI trong các câu dưới đây: Trong ngắn hạn doanh nghiệp cạnh
tranh hoàn hảo nhất thiết phải đóng cửa khi:
A. Phần lỗ lớn hơn chi phí cố định
B. Chi phí biến đổi trung bình tối thiểu lớn hơn giá bán
C. Tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí
D. Tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí biến đổi

37
Câu 29: Một nhà độc quyền sẽ giảm mức giá tối đa hóa lợi nhuận khi:
A. Tổng chi phí bình quân giảm
B. Chi phí cố định bình quân giảm
C. Chi phí cố định giảm
D. Chi phí cận biên giảm
Câu 30: Một nhà độc quyền sẽ tăng mức giá tối đa hóa lợi nhuận khi:
A. Chi phí biến đổi giảm
B. Tổng chi phí bình quân giảm
C. Chi phí cận biên tăng
D. Chi phí cố định bình quân tăng
Câu 31: Nếu một hãng đối diện với đường cầu hoàn toàn co giãn đối với sản phẩm
của hãng đó thì:
A. Hãng không phải là người chấp nhận giá
B. Doanh thu cận biên bằng giá sản phẩm
C. Hãng sẽ tăng giá để tăng tổng doanh thu
D. Hãng sẽ giảm giá để bán được nhiều hàng hóa hơn
Câu 32: Nếu doanh thu cận biên của một hãng cạnh tranh hoàn hảo nhỏ hơn chi
phí cận biên, hãng:
A. Nên giữ nguyên mức sản lượng này
B. Nên đóng cửa
C. Nên giảm sản lượng
D. Nên tăng sản lượng
Câu 33: Nếu doanh thu cận biên của một hãng cạnh tranh hoàn hảo lớn hơn chi phí
cận biên, hãng:
A. Nên đóng cửa
B. Nên giảm sản lượng
C. Nên tăng sản lượng
D. Nên giữ nguyên mức sản lượng này
Câu 34: Khi giá các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tăng lên
làm chi phí biên tăng lên thì doanh nghiệp sẽ:
A. Sản xuất ở mức sản lượng cũ
B. Tăng giá bán
C. Giảm giá bán
D. Giảm sản lượng
Câu 35: Nếu giá bán bằng chi phí biến đổi bình quân thì:
A. Tổng doanh thu bằng tổng chi phí biến đổi và thua lỗ bằng tổng chi phí cố định
B. Tổng doanh thu bằng tổng chi phí cố định và thua lỗ bằng tổng chi phí biến đổi
C. Tổng chi phí bằng tổng chi phí biến đổi

38
D. Tổng chi phí biến đổi bằng tổng chi phí cố định
Câu 36: Giả sử doanh nghiệp độc quyền đang sản xuất ở mức sản lượng có MR>MC
và đang có lợi nhuận. Vậy mức sản lượng này:
A. Lớn hơn mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận
B. Chính là mức lượng tối đa hóa lợi nhuận
C. Cần phải có thêm thông tin mới xác định được
D. Nhỏ hơn mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận
Câu 37: Giả sử doanh nghiệp độc quyền đang sản xuất ở mức sản lượng có MR<MC
và đang có lợi nhuận. Vậy mức sản lượng này:
A. Lớn hơn mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận
B. Chính là mức lượng tối đa hóa lợi nhuận
C. Cần phải có thêm thông tin mới xác định được
D. Nhỏ hơn mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận
Câu 38: Tại mức sản lượng hiện tại, chi phí biên của doanh nghiệp độc quyền đang
lớn hơn doanh thu biên (MC>MR). Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp nên:
A. Tăng giá và tăng sản lượng
B. Giảm giá và giảm sản lượng
C. Giảm giá và tăng sản lượng
D. Giảm sản lượng và tăng giá
Câu 39: Tại mức sản lượng hiện tại, chi phí biên của doanh nghiệp độc quyền đang
nhỏ hơn doanh thu biên (MC<MR). Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp nên:
A. Tăng giá và tăng sản lượng
B. Giảm giá và giảm sản lượng
C. Giảm giá và tăng sản lượng
D. Giảm sản lượng và tăng giá
Câu 40: Một doanh nghiệp độc quyền thấy rằng ở mức sản lượng hiện tại, doanh thu
biên bằng 5 và chi phí biên bằng 4. Quyết định nào sau đây sẽ làm tăng lợi nhuận:
A. Tăng giá, giữ nguyên sản lượng
B. Giảm giá và tăng sản lượng
C. Tăng giá và giảm sản lượng
D. Giữ nguyên sản lượng và giá cả.

39
CHƯƠNG 6. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA KINH TẾ
HỌC VĨ MÔ
Câu 1: GDP thực tế đo lường theo mức giá............ , còn GDP danh nghĩa đo lường
theo mức giá............
A. Năm hiện hành, năm cơ sở
B. Năm cơ sở, năm hiện hành
C. Của hàng hóa trung gian, của hàng hóa cuối cùng
D. Trong nước, quốc tế
Câu 2: Yếu tố nào sau đây không phải là tính chất của GDP thực tế:
A. Tính theo giá hiện hành
B. Đo lường cho toàn bộ sản phẩm cuối cùng
C. Thường tính cho một năm
D. Không tính giá trị của các sản phẩm trung gian
Câu 3: Yếu tố nào sau đây không phải là tính chất của GDP danh nghĩa:
A. Tính theo giá cố định
B. Đo lường cho toàn bộ sản phẩm cuối cùng
C. Thường tính cho một năm
D. Không tính giá trị của các sản phẩm trung gian
Câu 4: Phần chênh lệch giữa tổng đầu tư và đầu tư ròng chính là:
A. Đầu tư tài chính
B. Hao mòn tài sản cố định
C. Đầu tư hàng tồn kho
D. Không câu nào đúng
Câu 5: Sự chênh lệch giữa GDP theo giá thị trường và GDP theo chi phí yếu tố là:
A. Thuế gián thu
B. Khấu hao tài sản cố định
C. Lợi nhuận
D. Thuế gián thu và Khấu hao tài sản cố định
Câu 6: Chỉ tiêu đo lường biến động giá là:
A. Chỉ số giá
B. Tỷ lệ lạm phát
C. Chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát: đều đúng
D. Không có phương án nào đúng
Câu 7: Đồng nhất thức trong mô hình kinh tế giản đơn là:
A. C = I(tổng chi tiêu bằng tổng đầu tư)
B. I = S (tổng đầu tư bằng tổng tiết kiệm)
C. C = I và I = S đều đúng
40
D. C = I và I = S đều sai
Câu 8: Mối quan hệ giữa GNP danh nghĩa và GNP thực tế là:
A. Khấu hao
B. Chỉ số giá
C. Thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài
D. Không có câu nào đúng
Câu 9: Tỷ lệ giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế là:
A. Khấu hao
B. Chỉ số điều chỉnh GDP
C. Thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài
D. Không có câu nào đúng
Câu 10: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là:
A. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định
B. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của
một nước trong một thời kỳ nhất định
C. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân nước đó tạo ra trong một
thời kỳ nhất định
D. Tất cả các câu đều đúng
Câu 11: GDP thực tế bằng:
A. GDP danh nghĩa trừ đi giá trị hàng hóa xuất khẩu
B. GDP danh nghĩa trừ đi giá trị trung gian
C. GDP danh nghĩa trừ đi khấu hao
D. GDP danh nghĩa được điều chỉnh theo lạm phát
Câu 12: Các chỉ tiêu nào dưới đây được dùng để xác định GDP theo phương pháp
chi tiêu:
A. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng
B. Tiêu dùng, chuyển giao thu nhập, tiền lương và lợi nhuận
C. Đầu tư, tiêu dùng, lợi nhuận và chi phí hàng hóa trung gian
D. Sản phẩm quốc dân ròng, tổng sản phẩm quốc dân và thu nhập cá nhân khả dụng
Câu 13: GNP của Việt Nam đo lường thu nhập:
A. Người Việt Nam tạo ra ở cả trong nước và nước ngoài
B. Tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam
C. Của khu vực dịch vụ trong nước
D. Không có đáp án đúng
Câu 14: Khoản mục nào dưới đây được tính vào GDP:
A. Công việc nội trợ
B. Mua bán ma túy bất hợp pháp
C. Sản phẩm hàng hóa tự cung tự cấp
41
D. Dịch vụ tư vấn
Câu 15: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có thể được đo lường bằng tổng của:
A. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng
B. Tiêu dùng, thu nhập tài sản ròng, tiền lương và lợi nhuận
C. Đầu tư, tiêu dùng, lợi nhuận và chi phí hàng hóa trung gian
D. Giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, chi phí hàng hóa trung gian, thu nhập tài
sản ròng và tiền thu
Câu 16: Chỉ tiêu nào dưới đây đo lường tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia:
A. Tổng sản phẩm quốc nội
B. Sản phẩm quốc dân ròng
C. Thu nhập khả dụng
D. Không có đáp án đúng
Câu 17: Khi tính GDP cần loại bỏ sản phẩm trung gian vì:
A. Chúng chưa thể sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng
B. Chúng chưa phải sản phẩm hoàn thành
C. Nếu không loại bỏ sẽ bị tính trùng lặp
D. Chúng cần phải tiếp tục chế biến
Câu 18: Lợi nhuận của công ty Honda ở Việt Nam sẽ được tính vào:
A. GDP của Việt Nam
B. GNP của Nhật Bản
C. GNP của Việt Nam
D. GDP của Việt Nam và GNP của Nhật Bản: đều đúng
Câu 19: GNP theo chi phí cho yếu tố sản xuất bằng:
A. GNP trừ đi khấu hao
B. GNP theo giá thị trường trừ đi thuế gián thu
C. NI cộng khấu hao
D. GNP theo giá thị trường trừ đi khấu hao và thuế gián thu
Câu 20: Trợ cấp là các khoản:
A. Trợ cấp của Chính phủ cho các cựu chiến binh
B. Trợ cấp thất nghiệp
C. Trợ cấp hưu trí
D. Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 21: Hàng hóa trung gian được định nghĩa là hàng hóa mà chúng:
A. Được mua trong năm nay nhưng được sử dụng cho những năm sau
B. Được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ khác
C. Được tính trực tiếp vào GDP
D. Được bán cho người sử dụng cuối cùng
42
Câu 22: Khoản mục nào dưới đây không được tính khi tính GDP theo phương pháp
thu nhập:
A. Tiền công và tiền lương
B. Chi tiêu của Chính phủ
C. Thu nhập từ tiền cho thuê tài sản
D. Lợi nhuận của công ty
Câu 23: Câu nào dưới đây phản ánh sự khác nhau giữa GDP danh nghĩa và GDP
thực tế:
A. GDP thực tế tính theo giá cố định của năm gốc, trong khi GDP danh nghĩa được
tính theo giá hiện hành
B. GDP thực tế bằng GDP danh nghĩa nhân với CPI
C. GDP thực tế bằng GDP danh nghĩa trừ đi khấu hao
D. Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 24: Thu nhập khả dụng là:
A. Thu nhập của dân chúng sau khi đã chi trả hết các khoản thuế cho nhà nước
B. Thu nhập của công chúng bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân
C. Tiết kiệm còn lại sau khi đã tiêu dùng
D. Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài
Câu 25: Thuật ngữ “tiết kiệm” trong kinh tế học được hiểu là:
A. Tiền sử dụng vào mục đích thanh toán khoản nợ đã vay
B. Tiền mua bảo hiểm cá nhân, tiền mua cổ phiếu
C. Phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi tiêu dùng
D. Tất cả các câu đều đúng
Câu 26: Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Việt Nam đo lường giá trị sản xuất và
thu nhập được tạo ra bởi:
1. Công dân Việt Nam và các nhà máy mà họ sở hữu bất kể chúng được đặt ở đâu
trên thế giới
2. Những người lao động và các nhà máy đặt trên lãnh thổ Việt Nam
3. Khu vực dịch vụ trong nước
4. Khu vực chế tạo trong nước
Câu 27: Điều nào dưới đây không phải là cách mà các hộ gia đình sử dụng các
khoản tiết kiệm của mình
A. Cho các doanh nghiệp vay
B. Cho người nước ngoài vay
C. Đóng thuế
D. Cho Chính phủ vay
Câu 28: Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố chi phí:
A. Thu nhập của chủ sở hữu xí nghiệp

43
B. Tiền lương của người lao động
C. Trợ cấp trong kinh doanh
D. Tiền thuê đất
Câu 29: ... được tính bằng tổng toàn bộ các yếu tố chi phí trên lãnh thổ một quốc gia
trong một thời kỳ nhất định:
A. Tổng sản phẩm quốc nội
B. Tổng sản phẩm quốc dân
C. Sản phẩm quốc dân ròng
D. Thu nhập khả dụng.
Câu 30: Sự khác nhau giữa tổng sản phẩm quốc dân và sản phẩm quốc dân ròng là:
A. Phần chi tiêu cho đầu tư
B. Xuất khẩu ròng
C. Phần khấu hao
D. Tiết kiệm
Câu 31: Trong nền kinh tế giản đơn và nền kinh tế đóng:
A. GNP = GDP
B. GNP < GDP
C. GNP > GDP
D. GNP và GDP không có quan hệ gì với nhau
Câu 32: Trong nền kinh tế mở:
A. GNP = GDP
B. GNP < GDP
C. GNP > GDP
D. GNP và GDP khác nhau ở phần thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài
Câu 33: Hoạt động nào sau đây không làm tăng thu nhập người dân một nước:
A. Xây dựng một cây cầu
B. Mở rộng đường giao thông
C. Nhập khẩu nhiều ô tô và xe máy
D. Xuất khẩu nhiều hàng tiêu dùng
Câu 34: Nếu thu nhập quốc dân không đổi, thu nhập khả dụng tăng khi:
A. Tiêu dùng tăng
B. Thuế thu nhập giảm
C. Tiêu dùng giảm
D. Tiết kiệm giảm
Câu 35: GDP thực và GDP danh nghĩa của một năm bằng nhau nếu:
A. Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm gốc
B. Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm trước
C. Chỉ số giá của năm hiện hành bằng chỉ số giá của năm gốc
44
D. Chỉ số giá của năm hiện hành bằng chỉ số giá của năm trước
Câu 36: Khoản mục nào dưới đây được tính vào GDP năm nay:
A. Một chiếc ô tô mới được nhập khẩu từ nước ngoài
B. Máy in được sản xuất ra trong năm được một công ty xuất bản trong nước mua
C. Một chiếc máy tính sản xuất ra năm trước năm nay mới bán được
D. Một ngôi nhà cũ được bán trong năm nay
Câu 37: Nếu mức sản xuất không thay đổi, trong khi đó giá của mọi hàng hóa đều
tăng gấp đôi so với năm gốc, khi đó:
A. GDP thực tế không đổi còn GDP danh nghĩa giảm đi một nửa
B. Cả GDP thực tế và GDP danh nghĩa đều không thay đổi
C. GDP thực tế không đổi và GDP danh nghĩa tăng gấp đôi
D. GDP thực tế tăng gấp đôi và GDP danh nghĩa không thay đổi
Câu 38: Hạn chế của hạch toán thu nhập quốc dân là:
A. Không đo lường chi phí (thiệt hại) của xã hội
B. Không đo lường được các hoạt động kinh tế ngầm
C. Không bao gồm giá trị của thời gian nghỉ
D. Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 39: Câu bình luận nào về GDP sau đây là sai:
A. GDP có thể được tính bằng giá cả hiện hành và giá cả của năm gốc
B. Chỉ tính những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong thời kỳ nghiên cứu
C. GDP danh nghĩa được điều chỉnh theo lạm phát là GDP thực tế
D. Các hàng hóa trung gian và hàng hóa cuối cùng đều được tính vào GDP

45

You might also like