You are on page 1of 8

KINH TẾ VI MÔ

TỔNG HỢP MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 1

Câu 1: Kinh tế học là một môn khoa học xã hội nghiên cứu cách thức:

a. Quản lý doanh nghiệp sao cho lợi nhuận tối đa.

b. Né tránh vấn đề khan hiếm đưa lại nhiều khả năng sử dụng khác nhau cho các
nguồn lực.

c. Tạo ra vận may, cơ hội cho các cá nhân để làm giàu.

d. Lựa chọn cách sử dụng hợp lý các nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra những sản
phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cao nhất cho các thành viên trong xã hội.

Câu 2: Vấn đề khan hiếm tồn tại:

a. Chỉ trong các nền kinh tế thị trường.

b. Chỉ trong các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

c. Trong hiện tại nhưng sẽ bị loại bỏ khi nền kinh tế phát triển.

d. Trong tất cả các nền kinh tế.

Câu 3: Kinh tế học vi mô nghiên cứu:

a. Nền kinh tế ở góc độ tổng thể lớn.

b. Các vấn đề cụ thể của các tế bào kinh tế trong một nền kinh tế.

c. Các vấn đề về thu nhập quốc dân.

d. Mức giá chung.

Câu 4: Câu nào sau đây thuộc kinh tế học vi mô:

a. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2008 ở mức rất cao.

b. Lợi nhuận kinh tế của ngành da giày là động lực thu hút doanh nghiệp mới gia
nhập nghành.

c. Chính sách tài chính, tiền tệ và chính sách kinh tế đối ngoại là công cụ điều tiết
nền kinh tế của Chính phủ.

d. Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vào năm 2005 không quá mức hai con số.

1
Câu 5: Xã hội với nguồn lực hữu hạn không thể thỏa mãn mọi nhu cầu vô hạn và
ngày càng tăng của con người là vấn đề:

a. Chi phí cơ hội.

b. Khan hiếm.

c. Kinh tế chuẩn tắc.

d. Sản xuất cái gì.

Câu 6: Một nền kinh tế đóng là nền kinh tế:

a. Không có quan hệ kinh tế với các nền kinh tế khác.

b. Chính phủ kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của nền kinh tế.

c. Không có mối liên hệ giữa Chính phủ với hộ gia đình và các hãng kinh doanh.

e. Giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu.

Câu 7: Bộ phận của kinh tế học nghiên cứu hành vi cách ứng xử của các tế bào
kinh tế trong việc đưa ra các quyết định tối ưu là:

a. Kinh tế vi mô.

b. Kinh tế vĩ mô.

c. Kinh tế thực chứng.

d. Kinh tế chuẩn tắc.

Câu 8: Vấn đề khan hiếm có thể loại trừ được bởi:

a. Sự hợp tác.

b. Cạnh tranh.

c. Cơ chế thị trường.

d. Không điều nào ở trên.

Câu 9: Nền kinh tế Việt Nam là:

a. Nền kinh tế mệnh lệnh.

b. Nền kinh tế hỗn hợp.

d. Nền kinh tế thị trường.

2
c. Nền kinh tế có các nguồn lực dồi dào.

Câu 10: Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến việc đánh giá chủ quan của các cá
nhân, nó liên quan đến câu hỏi:

a. Bản chất hiện tượng?

b. Giả định của mô hình kinh tế?

c. Nên phải như thế nào?

d. Các dự báo của mô hình?

Câu 11: Kinh tế học thực chứng liên quan đến cách lý giải khoa học, các vấn đề
mang tính nhân quả thường liên quan đến các câu hỏi như là:

a. Điều gì sẽ xảy ra?

b. Đó là cái gì?

c. Tại sao lại như vậy?

d. Cả a, b và c.

Câu 12: Khi nhà đầu tư A quyết định sử dụng 1 tỷ đồng để mở một xí nghiệp may
mặc, số vốn đó không còn để mua cổ phiếu của công ty Đại An. Điều này minh họa
khái niệm:

a. Cơ chế thị trường.

b. Kinh tế học chuẩn tắc.

c. Chi phí cơ hội.

d. Giới hạn khả năng sản xuất.

Câu 13: Một nền kinh tế hỗn hợp bao gồm:

a. Cả nội thương và ngoại thương.

b. Các ngành đóng và mở.

c. Cả giàu và nghèo.

d. Cả cơ chế mệnh lệnh và thị trường.

3
Câu 14: An có thể lựa chọn đi chơi hoặc nằm ngủ. Nếu như An quyết định nằm
ngủ thì giá trị đi chơi là:

a. Nhỏ hơn giá trị của việc nằm ngủ.

b. Không so sánh được với giá trị của việc nằm ngủ.

c. Là chi phí cơ hội của việc xem phim.

d. Bằng không.

Câu 15: Chi phí cơ hội của việc người đi xem phim mất 50.000 đồng là:

a. Việc sử dụng tốt nhất 50.000 đồng của người đó vào việc khác.

b. Việc sử dụng tốt nhất lượng thời gian xem phim vào việc khác.

c. Việc sử dụng tốt nhất thời gian và 50.000 đồng của người đó.

d. Giá trị thời gian bỏ ra để xem phim.

Câu 16: Một mô hình kinh tế được kiểm định bởi:

a. Các giả định mà mô hình đưa ra có hoàn toàn đúng với thực tế hay không.

b. So sánh các dự đoán của mô hình với thực tế.

c. So sánh sự mô tả của mô hình với thực tế.

d. Tất cả các ý trên.

Câu 17: Giá vàng trong thời gian qua cao hơn giá vàng thế giới, tuyên bố nào sau
đây là tuyên bố thực chứng:

a. Do quản lý không tốt nên thời gian qua đã xảy ra tình trạng nhập lậu vàng qua biên
giới.

b. Nhà nước không nên cấm nhập khẩu vàng.

c. Giá vàng đang ở mức quá cao.

d. Chính phủ nên có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng.

4
Câu 18: Phúc quyết định nghỉ việc để tham gia một khóa học thêm. Điều nào dưới
đây không được coi là chi phí cơ hội của việc đi học thêm của Phúc:

a. Học phí của khóa học.

b. Chi phí mua sách phục vụ khóa học,

c. Chi phí ăn uống trong thời gian tham gia khóa học.

d. Thu nhập lẽ ra có thể kiếm được nếu như không đi học.

Câu 19: Vấn đề nào dưới đây không thuộc kinh tế vi mô:

a. Nguyên nhân gây ra biến động giá nông sản.

b. Ảnh hưởng của chi phí lưu hành đến lượng ô tô tiêu thụ.

c. Sự khác biệt giữa thu nhập của các quốc gia.

d. Sản xuất và tiêu dùng.

Câu 20: Vấn đề nào dưới đây không thuộc kinh tế vĩ mô:

a. Các nguyên nhân làm giá xăng dầu tăng.

b. Các nguyên nhân làm giảm mức giá trung bình của nền kinh tế.

c. Nguyên nhân của sự suy thoái kinh tế.

d. Biện pháp tài trợ thâm hụt ngân sách.

Câu 21: Đường giới hạn khả năng sản xuất là đường:

a. Thể hiện sự khan hiếm của nguồn lực.

b. Thể hiện các mức kết hợp tối đa của số lượng các loại sản phẩm có thể sản xuất
được khi sử dụng toàn bộ năng lực có sẵn của nền kinh tế.

c. Phản ánh tập hợp các phương án hiệu quả có thể thực hiện được với nguồn lực
hiện có và công nghệ nhất định.

d. Tất cả các câu trên đều đúng.

5
Câu 22: Chi phí cơ hội là:

a. Khoản chi phí chi trả cho một quyết định.

b. Khoản chi phí chi cho việc hưởng thụ hàng hóa hay dịch vụ.

c. Số lượng hàng hóa dịch vụ phải bỏ qua để thu về một số lượng nhất hàng hóa dịch
vụ định được lựa chọn.

d. Các câu trên đều đúng

Câu 23: Biểu đồ dưới đây trình bày đường giới hạn khả năng sản xuất của một
nền kinh tế mà chỉ sản xuất lương thực (X) và quần áo (Y). Điểm A chỉ ra rằng sự
phối hợp giữa hai hàng hóa này thì;
Y
a. Không thể thực hiện được.
.B .C
b. Có thể thực hiện nhưng không hiệu quả.
.A
c. Có thể thực hiện được và hiệu quả.

d. Không thực hiện được và không hiệu quả.


X
Câu 24: Biểu đồ dưới đây trình bày đường đường giới hạn khả năng sản xuất của
một nền kinh tế mà chỉ sản xuất lương thực (X) và quần áo (Y). Điểm B chỉ ra rằng
sự phối hợp giữa hai hàng hóa này thì:
Y .B .C
a. Không thể thực hiện được.

b. Có thể thực hiện nhưng không hiệu quả. .A


c. Có thể thực hiện được và hiệu quả.
X
d. Không thực hiện được và không hiệu quả.

Câu 24: Biểu đồ dưới đây trình bày đường đường giới hạn khả năng sản xuất của
một nền kinh tế mà chỉ sản xuất lương thực (X) và quần áo (Y). Điểm C chỉ ra rằng
sự phối hợp giữa hai hàng hóa này thì:
Y
a. Không thể thực hiện được. .B .C

b. Có thể thực hiện nhưng không hiệu quả. .A


c. Có thể thực hiện được và hiệu quả.
X
d. Không thực hiện được và không hiệu quả.

6
Câu 26: Mọi nền kinh tế đều phải giải quyết vấn đề kinh tế cơ bản nào sau đây?

a. Sản xuất cái gì?

b. Sản xuất như thế nào?

c. Sản xuất cho ai?

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 27: Chi phí cơ hội của việc đi du học bao gồm:

a. Lương mà bạn có thể nhận được khi đi làm.

b. Học phí.

c. Thời gian bên cạnh gia đình và người thân.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 28: Từ cận biên trong kinh tế học thể hiện ý nghĩa:

a. Cuối cùng.

b. Bổ sung thêm.

c. Bình quân.

d. Vừa đủ.

Câu 29: Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung là mô hình kinh tế theo cơ chế:

a. Mệnh lệnh.

b. Thị trường.

c. Hỗn hợp.

d. Các ý trên đều sai.

Bài 30: Mô hình kinh tế theo cơ chế thị trường giải quyết các vấn đề kinh tế cơ
bản thông qua hoạt động của:

a. Quan hệ cung cầu.

b. Cạnh tranh trên thị trường.

c. Kế hoạch do nhà nước đặt ra.

d. Cả a và b đều đúng.

7
8

You might also like