You are on page 1of 17

PHẦN 3: CÂU HỎI LỰA CHỌN

1. Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn dự định đầu tư vào kinh doanh. Bạn đến một
công ty tư vấn với mức chi phí tư vấn là 20 triệu đồng và công ty này đưa ra
cho bạn hai phương án đầu tư A và B. Bạn đang cân nhắc và sẽ lựa chọn một
trong hai phương án đầu tư trên. Yếu tố không bao hàm trong chi phí cơ hội
của dự án đầu tư A là
a. Lợi nhuận do dự án B mang lại
b. Chi phí đầu tư vào máy móc thiết bị của dự án A
c. Phí trả công cho tư vấn
d. Chi phí cho các yếu tố sản xuất khác của dự án A
e. Phương án b, c và d
2. Vào mùa hè hàng năm, bạn thường đi làm thêm và kiếm được 10 triệu đồng.
Năm nay bạn quyết định tham gia vào một khoá học. Học phí của khoá học là
12 triệu đồng, chi phí mua sách vở và văn phòng phẩm là 2 triệu đồng. Chi phí
cơ hội tham dự khoá học là
a. 10 triệu đồng
b. 24 triệu đồng
c. 14 triệu đồng
d. 10 triệu đồng và chi phí ăn ở
e. Không câu nào đúng
3. Kinh tế học là môn học nghiên cứu
a. Làm cách nào thoả mãn hoàn toàn mong muốn của chúng ta
b. Tại sao tài nguyên lại khan hiếm như thế
c. Làm sao để giảm mong muốn của chúng ta cho đến khi chúng ta được thoả
mãn
d. Quản lý doanh nghiệp sao cho có lợi nhuận tối đa
e. Cách sử dụng hợp lý các tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra hàng hoá và
dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu cao nhất cho các thành viên trong xã hội.
4. Việc làm nào trong các việc sau bao hàm sự đánh đổi
a. Mua một ngôi nhà mới
b. Đi học đại học
c. Đi xem phim
d. Ngủ trưa
e. Tất cả các việc trên.
5. Phải tiến hành lựa chọn vì
a. Tài nguyên là khan hiếm
b. Để giải bài toán tối ưu
c. Tài nguyên là đa dạng
d. Giá cả của các hàng hoá là khác nhau
e. a và b
6. Giả sử bạn nhặt được 500 nghìn đồng. Bạn quyết định chọn sử dụng 500 nghìn
đồng này đi xem một bộ phim, chi phí cơ hội của việc đi xem phim này là
a. 500 nghìn đồng (vì bạn có thể sử dụng 500 nghìn đồng này mua những thứ
khác)
b. Bằng 0 vì đây là tiền bạn nhặt được
c. 500 nghìn đồng (vì bạn có thể sử dụng 500 nghìn đồng này mua những thứ
khác) và giá trị của thời gian đi xem phim
d. 500 nghìn đồng (vì bạn có thể sử dụng 500 nghìn đồng này mua những thứ
khác) và giá trị của thời gian đi xem phim, cộng thêm chi phí bữa ăn tối mà
bạn ăn ở ngoài cửa hàng sau khi bạn xem phim xong.
e. Không câu nào đúng
7. Cái nào không phải là một phần của chi phí cơ hội cho việc đi nghỉ mát
a. Số tiền để mua vé máy bay
b. Số tiền để mua thức ăn
c. Số tiền bạn sẽ kiếm được nếu bạn ở nhà và làm việc
d. Chi phí thuê khách sạn ở nơi nghỉ mát
e. Không câu nào đúng
8. Vấn đề nào dưới đây thuộc kinh tế học vi mô
a. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam vào năm 2009 ở mức cao
b. Nguyên nhân của sự suy thoái kinh tế
c. Được mùa vải làm cho giá vải giảm xuống
d. Chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ là hai công cụ của Chính phủ để điều
tiết nền kinh tế
e. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam vào năm 2021 không quá mức hai con số
9. Vấn đề nào dưới đây thuộc kinh tế học vĩ mô
a. Sự khác biệt thu nhập của quốc gia
b. Các nguyên nhân làm giá cam giảm
c. Tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát
d. a và c
e. Lợi nhuận kinh tế của ngành thiết bị y tế là động lực thu hút các doanh
nghiệp mới gia nhập ngành
10. Ví dụ nào dưới đây thuộc kinh tế học thực chứng
a. Những học sinh giỏi đạt giải quốc gia được thưởng quá thấp
b. Các vận động viên chuyên nghiệp được trả lương quá cao
c. Không nên cho học sinh – sinh viên học bằng hình thức online quá lâu
d. Lãi suất thấp sẽ kích thích đầu tư
e. Chính phủ nên giảm lãi suất để kích thích đầu tư
11. Ví dụ nào dưới đây thuộc kinh tế học chuẩn tắc
a. Giá test nhanh Covid 19 hiện nay là quá cao
b. Năm 2000, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế là 8%
c. Lãi suất thấp sẽ kích thích đầu tư
d. Nâng cao mức lương tối thiểu dẫn đến tăng thất nghiệp
e. Trong các thời kỳ suy thoái, sản lượng giảm và thất nghiệp tăng.
12. Khi một nền kinh tế không thể sản xuất đủ hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn
nhu cầu của xã hội, nền kinh tế này đang ở trong tình trạng
a. Khan hiếm
b. Không hiệu quả
c. Không công bằng
d. Thiếu hụt
e. Phân bổ sai lệch
13. Một nền kinh tế đóng là một nền kinh tế
a. Không có sự kiểm soát của chính phủ đối với nền kinh tế
b. Xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu
c. Nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu
d. Không có mối quan hệ với các nền kinh tế khác
e. Có xuất khẩu nhưng không có nhập khẩu
14. Những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) biểu hiện
những phương án sản xuất
a. Khả thi nhưng không hiệu quả
b. Không khả thi
c. Khả thi và hiệu quả
d. Hiệu quả
e. Hiệu quả nhưng không khả thi
15. Những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) cho thấy đó là
những mức sản lượng mà nền kinh tế
a. Không thể sản xuất được do sử dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên
b. Không thể sản xuất được do khan hiếm nguồn tài nguyên
c. Sản xuất được do sử dụng tài nguyên hiệu quả
d. Sản xuất được do có nhiều tài nguyên
e. Không câu nào đúng
16. Do dịch Covid-19 nên giá khẩu trang tăng mạnh, câu nào trong các câu sau
thuộc kinh tế học thực chứng
a. Nhà nước nên có những biện pháp để bình ổn giá khẩu trang
b. Giá khẩu trang quá cao
c. Nhà nước nên tập trung sản xuất thêm khẩu trang để phục vụ nhu cầu tăng
cao của người dân
d. Do Nhà nước quản lý không tốt nên đã để các hiệu thuốc lợi dụng dịch bệnh
để tăng giá
e. Nhà nước không nên cấm nhập khẩu trang
17. Một xã hội cần giải quyết các vấn đề sau đây
a. Sản xuất cái gì
b. Sản xuất như thế nào
c. Sản xuất cho ai
d. Cả ba vấn đề trên
e. Chính phủ can thiệp như thế nào
18. Khi các nhà kinh tế sử dụng từ “cận biên”, điều này có nghĩa là
a. Không quan trọng
b. Vừa đủ
c. Bổ sung
d. Cuối cùng
e. Bình quân
19. Xét mô hình đường giới hạn khả năng sản xuất, thất nghiệp sẽ xảy ra trong nền
kinh tế nếu điểm sản xuất ở:
a. Bên trong đường PPF
b. Bên ngoài đường PPF
c. Nằm trên đườngPPF
d. Chưa đủ thông tin để kết luận
20. Chi phí cơ hội cho việc đi du học bao gồm
a. Học phí
b. Lương mà bạn có thể nhận được khi dành thời gian đó đi làm
c. Tiền vé máy bay
d. Chi phí mua sách
e. Tất cả các ý trên đều đúng
21. “Chính phủ cần can thiệp bằng biện pháp giá trần vào thị trường cho thuê
nhà” là một phát biểu thuộc
a. Kinh tế học vi mô
b. Kinh tế học vĩ mô
c. Kinh tế học chuẩn tắc
d. Kinh tế học vi mô và kinh tế học chuẩn tắc
e. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học chuẩn tắc
22. Trong nền kinh tế nào sau đây, chính phủ đóng vai trò là người giải quyết ba
vấn đề kinh tế cơ bản
a. Nền kinh tế thị trường
b. Nền kinh tế hỗn hợp
c. Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
d. Tất cả các nền kinh tế trên
23. Giả sử một xã hội có khả năng sản xuất lương thực và quần áo. Nếu nền kinh tế
có thể tăng lượng lương thực mà vẫn giữ nguyên lượng quần áo, điều này hàm
ý rằng
a. Nền kinh tế đang sản xuất bên trong đường PPF
b. Nền kinh tế đang sản xuất bên ngoài đường PPF
c. Nền kinh tế đang sản xuất bên trên đường PPF
d. Chưa đủ thông tin để kết luận
24. Khi nguồn lực được chuyển từ ngành này sang ngành khác, điều này được
minh hoạ bởi
a. Sự dịch chuyển đường PPF vào bên trong
b. Sự dịch chuyển đường PPF ra bên ngoài
c. Sự vận động dọc theo đường PPF
d. Không đáp án nào đúng
25. Sự dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất là do
a. Thay đổi nguồn lực
b. Thay đổi công nghệ sản xuất
c. Thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng
d. a và b
e. Thay đổi trong kết hợp hàng hoá sản xuất ra
26. Doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất thêm một lô hàng mới khi
a. Doanh thu từ việc bán lô hàng đó lớn hơn chi phí sản xuất ra lô hàng đó
b. Doanh thu từ việc bán lô hàng đó nhỏ hơn chi phí sản xuất ra lô hàng đó
c. Tổng doanh thu của doanh nghiệp lớn hơn tổng chi phí của doanh nghiệp
d. Doanh nghiệp có lợi nhuận
e. Không câu nào đúng
27. Trong nền kinh tế hỗn hợp
a. Chính phủ sẽ luôn can thiệp vào nền kinh tế
b. Chính phủ sẽ can thiệp vào thị trường chỉ khi thị trường cần
c. Nền kinh tế tự do vận hành không có sự can thiệp của chính phủ
d. Không câu nào đúng
28. Một điểm nằm bên trong đường giới hạn khả năng sản xuất hàm ý rằng
a. Nền kinh tế có thất nghiệp
b. Nền kinh tế không phân bổ hiệu quả nguồn lực
c. Nền kinh tế không tận dụng tối đa công nghệ hiện có
d. Tất cả các ý trên
29. Trong kinh tế học, nhóm người nào phải đối mặt với vấn đề khan hiếm
a. Nhóm người giàu
b. Nhóm người nghèo
c. Người tiêu dùng
d. Người sản xuất
e. Tất cả nhóm người trên
30. Chi phí của một ghế khách trên chuyến xe Hà Nội – Hải Phòng là 110 nghìn
đồng. Khi lên xe, hành khách được phát một chai nước Lavie giá 5 nghìn đồng.
Nếu chuyến xe này còn trống 5 ghế thì họ sẽ có thể tăng thêm lợi nhuận của
mình nếu
a. Bán được vé cho 5 ghế trống này với giá bằng đúng 110 nghìn đồng
b. Bán được vé cho 5 ghế trống này với giá lớn hơn 0 đồng
c. Bán được vé cho 5 ghế trống này với giá lớn hơn 5 nghìn đồng
d. Bán được vé cho 5 ghế trống này với giá lớn hơn 50 nghìn đồng
e. Không bán
PHẦN 4: BÀI TẬP
I. Bài tập giải mẫu:
Bài số 1: Giả sử có thể đi từ thành phố Hà nội vào thành phố Hồ Chí Minh bằng hai
cách: đi máy bay hoặc đi tàu hoả. Giá vé máy bay là 4.000.000 đồng và chuyến bay
mất 2 giờ. Giá vé tàu hoả là 800.000 đồng và đi mất 30 giờ. Bạn nên lựa chọn cách
đi nào nếu:
1. Bạn là nhà kinh doanh và 1 giờ bạn kiếm được 1.000.000 đồng
2. Bạn là sinh viên mới ra trường và 1 giờ bạn kiếm được 80.000 đồng
Lời giải:
Chi phí cơ hội của việc đi từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh đối với các cá nhân bao
gồm tiền vé (vì tiền vé cũng có thể được sử dụng cho mục đích khác) và giá trị thời gian
đi lại.
Chi phí cơ hội = tiền vé (chi phí đi lại) + giá trị của thời gian.
Ta có chi phí cơ hội của việc đi thành phố Hồ Chí Minh của nhà kinh doanh và sinh viên
mới ra trường được trình bày ở bảng sau:

Chi phí Máy bay Tầu hoả

Nhà kinh doanh Vé 4.000.000 800.000


Chi phí thời gian 2 x 1.000.000 30 x 1.000.000
Tổng chi phí 6.000.000 30.800.000

Sinh viên mới ra trường Vé 4.000.000 800.000


Chi phí thời gian 2 x 80.000 30 x 80.000
Tổng chi phí 4.160.000 3.200.000

Cả nhà kinh doanh và người sinh viên mới ra trường đều lựa chọn phương án có chi phí
thấp hơn. Vì vậy, nhà kinh doanh sẽ chọn phương tiện máy bay, còn người sinh viên mới
ra trường sẽ chọn tàu hoả làm phương tiện đi lại cho mình.
Bài số 2: Giả định một nền kinh tế giản đơn chỉ có hai ngành sản xuất là lương thực
(X) và quần áo (Y). Nền kinh tế đang ở trạng thái toàn dụng nguồn lực (nguồn lực
được sử dụng một cách tối ưu). Các khả năng có thể đạt được của nền kinh tế được
thể hiện trong bảng sau:

Các khả năng Lương thực (triệu tấn) Quần áo (triệu bộ)
X Y

A 20 0
B 16 10

C 12 18

D 6 28

E 0 36

1. Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất


2. Bạn có nhận xét gì nếu nền kinh tế sản xuất tại điểm G (6 triệu tấn lương thực và
18 triệu bộ quần áo)?
3. Nền kinh tế có khả năng sản xuất tại điểm F (16 triệu tấn lương thực và 18 triệu bộ
quần áo) hay không?
4. Tính chi phí cơ hội của việc sản xuất lương thực và quần áo?
Lời giải:
1. Đường giới hạn khả năng sản xuất được mô tả ở Hình 1.2

E
3 D
2

G C F
1

B
1

0 6 1 1 2 X
Hình 1.3

2. Do điểm G (6 triệu tấn lương thực và 18 triệu bộ quần áo) nằm trong đường giới
hạn khả năng sản xuất nên tại điểm này nền kinh tế đã sử dụng các nguồn lực
không hiệu quả.
3. Nền kinh tế không thể đạt được điểm F(16 triệu tấn lương tực và 18 triệu bộ quần
áo) vì điểm này nằm bên ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất (vượt quá khả
năng sản xuất của nền kinh tế.
4. Sau đây là hai bảng tính chi phí cơ hội của việc sản xuất lương thực và thực phẩm.
Chi phí cơ hội của việc sản xuất lương thực (X)
Chi phí cơ hội của 1 triệu tấn lương
thực (triệu bộ quần áo)

6 triệu tấn lương thực đầu tiên đòi hỏi phải hy 8/6 = 1,3
sinh 8 triệu bộ quần áo
6 triệu tấn lương thực tiếp theo đòi hỏi phải hy 10/6 = 1,7
sinh 10 triệu bộ quần áo
4 triệu tấn lương thực tiếp theo đòi hỏi phải bỏ 8/4 = 2,0
qua 8 triệu bộ quần áo
4 triệu tấn lương thực cuối cùng đòi hỏi phải 10/4 = 2,5
hy sinh 10 triệu đơn vị Y

Chi phí cơ hội của việc sản xuất quần áo (Y)


Chi phí cơ hội của 1 triệu bộ quần áo
(triệu tấn lương thực)

10 triệu bộ quần áo đầu tiên cần hy sinh 4 triệu 4/10 = 0,4


tấn lương thực
8 triệu bộ quần áo tiếp theo đòi hỏi phải hy 4/8 = 0,5
sinh 4 triệu tấn lương thực
10 triệu bộ quần áo tiếp theo đòi hỏi phải hy 6/10 = 0,6
sinh 6 triệu tấn lương thực
8 triệu bộ quần áo cuối cùng đòi hỏi phải hy 6/8 = 0,75
sinh 6 triệu tấn lương thực

Bài số 3: Một hoạt động có:


Tổng lợi ích được mô tả bằng phương trình: TB = 100Q – Q2
Tổng chi phí được mô tả bằng phương trình: TC = 100 + 10Q + Q2
1. Viết các phương trình biểu diễn lợi ích cận biên và chi phí cận biên.
2. Xác định quy mô hoạt động (Q) để tối đa tổng hoá lợi ích (TB).
3. Áp dụng nguyên tắc phân tích cận biên để xác định quy mô hoạt động (Q) để tối
đa hoá lợi ích ròng (NB)
4. Hãy xác định hướng điều chỉnh khi Q = 30
Lời giải:
1. Viết các phương trình biểu diễn lợi ích cận biên và chi phí cận biên.
Lợi ích cận biên được xác định bằng công thức:
MB = TB’Q = 100 – 2Q
Chi phí cận biên được xác định bằng công thức:
MC = TC’Q = 10 + 2Q
2. Xác định quy mô hoạt động (Q) để tối đa tổng hoá lợi ích (TB).
TBmax khi TB’Q = MB = 0
 100 – 2Q = 0
 Q = 50
Vậy TBmax khi Q = 50
Lúc này TBmax = 100.50 – 502 = 2.500
3. Áp dụng nguyên tắc phân tích cận biên để xác định quy mô hoạt động (Q) để tối
đa hoá lợi ích ròng (NB)
NB = TB – TC
NBmax khi NB’Q = 0
 NBmax khi (TB-TC)’Q = 0
 NBmax khi MB – MC = 0
 NBmax khi MB = MC
Ta có: 100 – 2Q = 10 + 2Q
 Q = 22,5
Vậy NBmax khi Q = 22,5
Lúc này NBmax = 100Q – Q2 – (100 + 10Q + Q2) = – 2Q2 + 90Q – 100 = 912,5
4. Khi Q = 30
Thay Q = 30 vào MB và MC ta có:
MB = 100 – 2Q = 40
MC = 10 + 2Q = 70
Vậy MB < MC
Theo nguyên tắc tối ưu, doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô hoạt động.
II. Bài tập tự giải
Bài số 4:
Bạn dự định đi học thêm một khoá học về kỹ năng thuyết trình vào mùa hè này. Nếu đi
học bạn sẽ không thể đi làm với mức lương 15 triệu đồng/tháng. Học phí của khoá học là
10 triệu, tiền mua giáo trình là 2 triệu, chi phí sinh hoạt ăn uống là 8 triệu. Hãy xác định
chi phí cơ hội của việc đi học thêm vào mùa hè này.
Bài số 5:
Doanh nghiệp của bạn mua một dây chuyền sản xuất trị giá 2 tỷ đồng. Bạn đang cân nhắc
xem nên sử dụng dây chuyền sản xuất này vào việc sản xuất một trong hai hàng hoá X và
Y. Nếu sản xuất sản phẩm X doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận 3 tỷ đồng; nếu sản xuất
sản phẩm Y doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận 2,5 tỷ đồng. Bạn quyết định lựa chọn
sản xuất sản phẩm X. Để sản xuất sản phẩm X bạn cần mua nguyên vật liệu 4 tỷ đồng và
thuê nhân công 3 tỷ đồng. Hãy xác định chi phí cơ hội của việc sản xuất sản phẩm X.
Bài số 6:
Hùng, Đức, Minh dự kiến đi Đà Lạt chơi. Nếu đi tàu hoả thì mất 12 giờ, còn đi máy bay
thì mất 1,0 giờ. Vé máy bay là 100$ và vé tàu hoả là 40$. Cả ba bạn đều phải nghỉ làm
khi đi. Hùng kiếm được 5$ một giờ, Đức kiếm được 7$ một giờ và Minh kiếm được 10$
một giờ.
1. Hãy tính chi phí cơ hội của việc đi máy bay và tàu hoả cho mỗi người?
2. Giả sử rằng cả ba người đều có hành vi tối ưu, họ sẽ lựa chọn phương tiện giao
thông nào?
3. Hùng sẽ chọn đi tầu hoả, Đức và Minh sẽ chọn đi máy bay
Bài số 7:
Một nền kinh tế giản đơn có hai ngành sản xuất: gạo và vải. Giả định rằng, nền kinh tế
này ở trạng thái toàn dụng (sử dụng tối ưu tất cả các nguồn lực). Các khả năng có thể đạt
được của nền kinh tế đó được thể hiện trong bảng sau:

Các khả năng Gạo (triệu tấn) Vải (triệu m)

A 0 60

B 1 55

C 2 47

D 3 35

E 4 20

F 5 0

1. Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế.
2. Xác định chi phí cơ hội của việc sản xuất 1, 2, 3, 4, 5 triệu tấn gạo.
3. Xác định chi phí cơ hội của việc sản xuất 1 triệu tấn gạo thứ nhất, 1 triệu tấn gạo
thứ 2, 1 triệu tấn gạo thứ 3, 1 triệu tấn gạo thứ 4, 1 triệu tấn gạo thứ 5?
4. So sánh sự khác nhau giữa các chi phí cơ hội được tính ở câu 3
5. Giả sử tài nguyên hiện có tăng lên, đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ thay đổi
như thế nào?
Bài số 8:
Một nền kinh tế giản đơn sản xuất hai loại hàng hoá X và Y. Nền kinh tế này bao gồm 3 khu
vực địa lý: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Giả sử rằng, cả ba khu vực đều sử dụng
nguồn lực một cách tối ưu. Các khả năng có thể đạt được của ba khu vực như sau:
Khu vực miền Bắc Khu vực miền Trung Khu vực miền Nam

X Y X Y X Y

A 100 0 D 200 0 G 400 0

B 50 100 E 100 100 H 200 100

C 0 200 F 0 200 I 0 200

1. Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất cho các khu vực . Bạn có nhận xét gì về
các đường này?
2. Từ các đường giới hạn khả năng sản xuất của các khu vực, hãy xác định đường
giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế?

Bài số 9:
Một hoạt động có lợi ích và chi phí được minh hoạ bởi các phương trình sau đây:
TB = 800Q – Q2
TC = 200Q + Q2
1. Hãy xác định phương trình lợi ích cận biên (MB) và chi phí cận biên (MC).
2. Hãy xác định Q để tối đa hoá lợi ích
3. Hãy xác định Q để tối đa hoá lợi ích ròng.
4. Hãy xác định hướng điều chỉnh khi Q = 100
5. Hãy xác định hướng điều chỉnh khi Q = 200
Bài số 10:
Một người tiêu dùng có bảng lợi ích và chi phí như sau:

Q TB MB TC MC

0 0 - 0 -

1 100 10

2 180 25

3 240 70

4 50 120

5 30 60

6 330 245
1. Hãy điền số liệu vào các chỗ trống
2. Xác định lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng đó. Tính lợi ích ròng tương ứng
PHẦN 5: ĐÁP ÁN

A. Câu hỏi đúng/sai và giải thích ngắn gọn

1S 2Đ 3S 4S 5S 6Đ 7S 8S 9Đ 10S

11Đ 12S 13S 14Đ 15S 16Đ 17Đ 18Đ 19S 20S

B. Câu hỏi lựa chọn

1c 2b 3e 4e 5e 6c 7b 8c 9d 10d

11a 12a 13d 14c 15c 16b 17d 18c 19a 20e

21d 22c 23a 24c 25d 26a 27b 28d 29e 30c

C. Bài tập
Bài số 4:
OC = 15 + 10 + 2 = 27 triệu
Bài số 5:
OC = 2,5 + 4 + 3 = 9,5 tỷ đồng
Bài số 6:
1. Chi phí cơ hội của việc đi Đà Lạt đối với các cá nhân bao gồm tiền vé cũng như
giá trị thời gian đi lại. Cụ thể:
Tên hành khách Chi phí cơ hội
Tầu hoả Máy bay

Hùng 100 105

Đức 124 107

Minh 160 110

1. Hùng sẽ chọn đi tầu hoả, Đức và Minh sẽ chọn đi máy bay


Bài số 7:
1. Đường giới hạn khả năng sản xuất (Hình 1.4)
Vải (tr m)
A
6 B
0
5
5 C
4
7
D
3
5

E
2
0

F
0
1 2 3 4 5 Gạo (tr tấn)

Hình 1.4

2. Chi phí cơ hội của việc sản xuất 1, 2, 3, 4, 5 triệu tấn gạo là 5, 13, 25, 40,60
3. Chi phí cơ hội của việc sản xuất 1triệu tấn gạo thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư và
thứ năm là 5, 8, 12, 15, 20
4. Thể hiện quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng
5. Đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển ra ngoài
Bài số 8:
1. Đường giới hạn khả năng sản xuất của từng khu vực với hai loại hàng hoá X và Y
được mô tả như hình dưới đây (Hình 1.5)
2. Hình 1.4 minh hoạ các đường giới hạn khả năng sản xuất tuyến tính, hàm ý rằng
chi phí cơ hội của các đường giới hạn khả năng sản xuất này là không đổi (chi phí
cơ hội là một hằng số)
3. Đường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế với hai loại hàng hoá X và Y
được mô tả như hình dưới đây (Hình 1.6)
Bài số 9:
1. MB = 800 – 2Q và MC = 200 + 2Q
2. Q = 400
3. Q = 150
4. MB < MC  Mở rộng quy mô hoạt động
5. MB > MC  Thu hẹp quy mô hoạt động
Y
Y
200
20

KV miền Bắc KV miền Trung


100 100

0 50 100 X 0 100 20 X
0
Y

200

KV miền Nam
100

0 X
200 400

Hình 1.5

60 KV miền Bắc

40
KV miền Trung

20
KV miền Nam

0 X
10 30 60
0 0 0
Hình 1.6
Bài số 10:
1.

Q TB MB TC MC

0 0 - 0 -

1 100 100 10 10

2 180 80 35 25

3 240 60 70 35

4 290 50 120 50

5 320 30 180 60

6 330 10 245 65

2. Lựa chọn tối ưu tại Q = 4 (MB = MC)


3. NB = TB – TC = 170

You might also like