You are on page 1of 6

Hàn đắp Hardfacing là gì?

1) Định nghĩa

Theo định nghĩa theo tiêu chuẩn AWS A3.0 của hiệp hội hàn Hoa Kỳ, Hardfacing là thuật ngữ không
tiêu chuẩn của Hard surfacing, dùng để chỉ sự thay đổi bề mặt của một chi tiết mới hoặc đã bị mài
mòn bằng một lớp đắp bởi vật liệu cứng, hoặc vật liệu chịu mài mòn, để làm tăng khả năng chịu mài
mòn cho chi tiết.

2) Phần loại:

Một số phương pháp thường được sử dụng để đắp hardfacing như: hàn đắp bằng hồ quang (arc
weld hardfacing), phun phủ bằng nhiệt (thermal spraying), phun nóng chảy (spray-fuse).

Trong đó, phun phủ bằng nhiệt được sử dụng cho các ứng dụng yêu cầu cao về giảm thiểu biến dạng
do nhiệt sinh ra, và đòi hỏi kiểm soát chiều dày và chất lượng lớp đắp. Vật liệu tiêu biểu cho phun
nhiệt là WC-Co và Gốm-trên nền nhôm oxit (alumina-based ceramic). Lớp đắp khi phun nhiệt
thường có chiều dày khoảng 0.3mm.

Phun nóng chảy (spray-fuse process) hay được biết đến với tên gọi phun bột (self-fluxing overlay
coating), bao gồm 2 bước. Bước 1 là phun một lớp vật liệu đắp lên chi tiết với tốc độ phun chậm
thông qua sử dụng ngọn lửa khí cháy (combustion flame), hoặc tốc độ phun lớn bằng nhiên liệu đốt-
không khí (HVAF – High Vilocity Air Fuel) hoặc nhiên liệu đốt-oxy (HVOF – High Velocity Oxy fuel). Sử
dụng HVOF khi bạn cần nhiệt độ cao hơn. Vật liệu phun thường ở dạng bột được đẩy vào phía ngọn
lựa, sau đó được nung nóng và phun lên bề mặt chi tiết. Bước 2, lớp vật liệu phun này bị nung ngấu
chảy với bề mặt của chi tiết bằng ngọn lửa (torch) hoặc trong lò chân không (vacuum furnace).
Phương pháp này cho chất lượng lớp đắp không bị rỗ và có độ bền cao. Vật liệu phun thông thường
trên nền Ni- hoặc Co- kết hợp với WC để tạo được lớp bề mặt chịu mài mòn tốt, thường có độ cứng
trong dải từ 30-75 HRC.
Hàn đắp (weld hardfacing) thường được sử dụng khi đòi hỏi lớp đắp có chiều dày lớn (từ 1-10mm)
và độ bền cao. Có thể sử dụng rất nhiều phương pháp hàn cho quá trình hàn đắp như: GMAW,
GTAW/TIG, Plasma transferred Arc (PTA), SAW, SMAW. Dải vật liệu hàn rất đa dạng theo từng ứng
dụng cụ thể. Ví dụ vật liệu nền Cobalt-based alloy, Martensite và thép hợp kim cao, hợp kim niken,
cacbit coban WC-Co.
3) Ưu điểm của Hardfacing

Hardfacing là một phương pháp đắp vật liệu chống mòn nhiều ưu điểm như:

- Giá thành thấp.


- Kéo dài được tuổi thọ hoạt động của chi tiết.
- Giảm thiểu việc thay thế mới chi tiết, nên tiết kiệm chi phí.
- Có thể sử dụng chi tiết với vật liệu cơ bản giá thành thấp, sau đó đắp lên lớp hợp kim chịu mòn.
4) Một số ứng dụng

Dưới đây là một số ứng dụng và các chi tiết thường yêu cầu hàn đắp chống mòn hardfacing thông
dụng. Double good JSC sẽ giới thiệu công nghệ hàn đắp cho các ứng dụng cụ thể trong các bài viết
tiếp theo.
5) Build-up and Hardfacing

Thông thường, để phục hồi chi tiết bị mòn bằng hàn đắp thường trải qua các bước sau:

- Hàn đắp lớp nền Buttering: lớp đắp sẽ làm giảm hàm lượng cacbon và hợp kim từ vật liệu nền.
- Hàn lớp đắp trung gian build-up: Với những chi tiết bị mòn nghiêm trọng, cần phải đắp lại cho
đủ kích thước ban đầu, thường sử dụng những vật liệu có tính dẻo cao để tránh nứt. Có thể đắp
không giới hạn số lớp cho tới khi đủ kích thước làm việc ban đầu.
- Hàn đắp cứng bề mặt hardfacing: lớp đắp chịu mòn được đắp lên sau cùng lên vật liệu cơ bản
hoặc lên trên lớp build-up để kéo dài tuổi thọ làm việc cho chi tiết. Lớp đắp cứng này có thể giới
hạn từ 1-3 lớp.
6) Lựa chọn vật liệu hàn đắp hardfacing

Để lựa chọn được vật liệu hàn đắp cứng hardfacing phù hợp, cần lưu ý tới 3 yếu tố chính sau đây:

a) Vật liệu cơ bản: là yếu tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn vật liệu đắp build-up
- Thép Manganese: được dùng cho các chi tiết yêu cầu khả năng chịu tải va đập. Khi đó nên sử
dụng kim loại đắp mối hàn cho thép manganese.
- Với các chi tiết làm từ thép cacbon và hợp kim thì việc hàn đắp cho đủ kích thước thường sử
dụng kim loại đắp mối hàn cho thép hợp kim thấp.
b) Kiểu mài mòn: là lưu ý chính để lựa chọn lớp đắp cứng sau cùng để thỏa mãn được điều kiện
làm việc, bao gồm:
- Ma sát giữa kim loại và kim loại: mài mòn do mat sát giữa các chi tiết khi làm việc xoay hoặc
trượt lên nhau mà không có/ ít bôi trơn.
- Va đập: mài mòn do quá trình nghiền dẫn đến chi tiết bị nén, khía rãnh hoặc nứt. Đắp bằng vật
liệu chứa Manganese giúp tăng khả năng chịu va đập, và khả năng chịu mòn.
-

You might also like