You are on page 1of 15

276

MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ VƯỢT


KHÓ VÀ NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC - ĐHQGHN
SV: Ngô Thị Hải, Nguyễn Thị Ngọc Trâm1
ThS. Trần Thị Quỳnh Trang2

Tóm tắt: Mỗi chúng ta đều mong muốn sẽ thành công trong cuộc sống. Một
trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công của chúng ta chính là khả
năng vượt khó, biến các thử thách thành cơ hội hay còn gọi là chỉ số vượt
khó (AQ: Adversity Quatient). Đặc biệt trong bối cảnh hiện đại, xu thế hội
nhập toàn cầu, việc hình thành và phát triển năng lực ngoại ngữ đóng vai trò
quan trọng trong việc phát triển con người và xã hội. Để phát triển được năng
lực ngoại ngữ chúng ta cần sự nỗ lực cố gắng, vượt qua cám dỗ, khó khăn
của bản thân. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành trên 229 sinh viên của
trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN với các khối ngành khác nhau và các
niêm khóa khác nhau nhằm đo chỉ số vượt khó, năng lực ngoại ngữ và tìm ra
mối quan hệ giữa chỉ số vượt khó và năng lực ngoại ngữ của sinh viên. Kết
quả cho thấy, chỉ số vượt khó của sinh viên ở mức độ trung bình; năng lực
ngoại ngữ ở mức trung bình và có mối tương quan thuận ở mức thấp giữa
chỉ số vượt khó và năng lực ngoại ngữ.

1. Đặt vấn đề
Ngày nay, hợp tác và liên kết quốc tế trên bình diện toàn cầu cũng như trong
khu vực là một xu thế tất yếu. Ngoại ngữ là một trong những công cụ hỗ trợ không
thể thiếu để hội nhập toàn cầu, giúp chúng ta học hỏi kinh nghiệm từ thế giới, hội
nhập vào sân chơi chung của các cường quốc. Điều đó chứng minh rằng, để có cơ
hội tiến xa hơn trong cuộc sống và thành công trong công việc, chúng ta cần chú
trọng đầu tư vào ngoại ngữ, đặc biệt đối với sinh viên, thế hệ trẻ đang sống trong
xã hội hiện đại và chuẩn bị trở thành lực lượng lao động tham gia vào quá trình sản
xuất của xã hội. Hiện nay, đối với sinh viên các trường đại học sư phạm nói chung

1 QH-S- 2015 Vật Lý, Trường Đại học Giáo dục.


2 Trường Đại học Giáo dục.
MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ VÀ NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN... 277

và sinh viên trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN nói riêng, năng lực ngoại ngữ
còn thấp và hạn chế. Vấn đề được đặt ra là liệu có phải các bạn sinh viên chưa thực
sự tìm ra được các cách thức, môi trường thích hợp cho việc học tập ngoại ngữ?
Điều này có liên quan gì với khả năng vượt khó/ chỉ số vượt khó của mỗi cá nhân
trong môi trường sư phạm?
Tại sao một số người thì kiên trì, trong khi số khác chỉ đi được một chặng
đường ngắn hoặc thậm chí bỏ cuộc? Một trong những yếu tố tạo nên thành công
của mỗi người chính là khả năng vượt khó. Chỉ số vượt khó cho biết mức độ chịu
đựng và khả năng vượt khó của mỗi người, dự báo khả năng vượt qua nghịch cảnh
của mỗi người; có những người sẽ vượt trên cả mong đợi về hiệu quả hoạt động và
tiềm năng của mình, còn có những người khó/ không vượt qua và sẵn sàng giơ tay
đầu hàng khó khăn. Việc học tập ngoại ngữ cũng là một việc làm đòi hỏi phải kiên
trì, chịu khó, vượt qua chính mình, vượt qua các cám dỗ khác dể dành thời gian
cho việc học tập và rèn luyện. Do đó, việc nghiên cứu về chỉ số vượt khó và năng
lực ngoại ngữ, đặc biệt là chỉ ra được mối liên hệ giũa chỉ số vượt khó và năng lực
ngoại ngữ của SV sẽ góp phần giúp cho SV có thể nâng cao hiệu quả trong việc
học ngoại ngữ, bằng cách khắc phục những khó khăn, kiên trì đến cùng để học tập
ngoại ngữ và phát triển năng lực ngoại ngữ của mình vừa rèn luyện và nâng cao
khả năng vượt khó của bản thân.
Paul G. Stotlz, năm 1997 đã làm giới chuyên môn thật sự ấn tượng với một
chỉ số mới - chỉ số AQ (Adversity Quatient) – đây là chỉ số biểu thị khả năng vượt
qua nghịch cảnh, khó khăn, gian khổ… gọi tắt là “Chỉ số vượt khó”. Những nghiên
cứu tiếp theo của Antonette R. Lazarro (2004) chỉ ra có mối quan hệ giữa chỉ số AQ
và sơ yếu lí lịch của các nhà quản lý; không có tương quan giữa giới tính và tuổi
tác với chỉ số AQ; D.Langvard (2007) chỉ ra sự tương quan giữa mối quan hệ quan
trọng tồn tại giữa khả năng hồi phục và sự chấp nhận để thay đổi trong tổ chức của
các nhân viên, phụ huynh học sinh, những người tham gia nghiên cứu tự nguyện.
Zhou Hụiuan (2009) đã điều tra về chỉ số AQ và các biểu hiện trừu tượng của một
số học sinh, sinh viên kết quả cho thấy sinh viên của từng khóa hoặc từng năm có
mối tương quan với chỉ số AQ của họ.Về năng lực ngoại ngữ Grad và Hanania
(1991) chỉ ra rằng việc người học nhận thức được nhu cầu phải học tiếng Anh và
vai trò của tiếng anh trong tương lai có tác động đến sự thành công của họ. Chou
(2007) đã kết luận việc sử dụng phương pháp học tập có tác động nhiều nhất đến sự
phát triển năng lực tiếng Anh của đối tượng nghiên cúu. Carhill, Suarez-Orozco và
Carola (2008) cho thấy nếu người học dành nhiều thời gian để tiếp xúc và sử dụng
tiếng Anh thì khả năng sử dụng tiếng Anh của họ sẽ tốt hơn. Ở Việt Nam, chủ yếu
là sách dịch về chỉ số AQ và có một số nghiên cứu về thích ứng công cụ (Nguyễn
Phước Cát Tường, Trần Thị Tú Anh, 2011), năng lực vượt khó của sinh viên thiệt
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
278 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL

thòi ở trường Đại học Sư phạm và Đại học Nông Lâm, Đại học Huế (Nguyễn Thị
Diễm Hằng, 2014) về năng lực ngoại ngữ và đánh giá về năng lực ngoại ngữ có
rất nhiều tác giả đề cập nghiên cứu. Tuy nhiên trong giới hạn tìm hiểu của chúng
tôi, chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu cụ thể nào mối quan hệ giữa chỉ số vượt
qua những yếu tố này và năng lực ngoại ngữ. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này
nhằm tìm hiểu về chỉ số vượt khó, năng lực ngoại ngữ và mối tương quan giữa chỉ
số vượt khó và năng lực ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học Giáo dục.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Khái niệm về chỉ số vượt khó (Adversity Quotient: AQ)


Paul Stoltz một nhà Tâm lý người Mỹ chuyên nghiên cứu về chỉ số vượt khó
cho rằng khả năng vượt khó được tích lũy từ khi còn bé, tích lũy thông qua những
thử thách lớn mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày. Năm 1997 trong cuốn sách
“Adversity Quotient: Turning Obstacles into Opportunities” (AQ: Biến khó khăn
thành cơ hội) ông đã định nghĩa “AQ là đại lượng đo khả năng đối diện và xoay
sở của một người trước các thay đổi, áp lực và các tình huống khó khăn. Tại sao
một số người trở nên xuất chúng, rất thành công, trong khi những người khác lại
nản lòng, thất bại cho dù họ có thừa thông minh hoặc tư cách tốt? Điểm khác nhau
giữa họ chính là sự chênh lệch về AQ – khả năng đương đầu và đương đầu có hiệu
quả trước bất hạnh và nghịch cảnh”.
Nghịch cảnh (adversity) được Stoltz (1997) định nghĩa là bất cứ khó khăn hay
trở ngại nào mà cá nhân gặp phải. Nghịch cảnh có thể xuất hiện ở các lĩnh vực khác
nhau của đời sống con người: xã hội, lao động và cá nhân. Ông đã phân loại những
thách thức và nghịch cảnh trong cuộc sống thành ba mức độ: xã hội (societal), nơi
làm việc (workplace) và cá nhân (individual). Nó mô tả hai tác động: (1) Gánh
nặng, áp lực tích luỹ từ xã hội, từ công việc và những nghịch cảnh mà mỗi cá nhân
phải đối mặt. (2) Những thay đổi tích cực trong tất cả ba mức độ này đều xuất
phát từ cá nhân. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào nghịch cảnh cá nhân
về những thách thức nội tại mà sinh viên trải qua khi đối mặt với việc học ngoại
ngữ cũng như là nghịch cảnh trong lao động/ học tập gồm những thách thức từ môi
trường học tập, cơ sở vật chất…
Như vậy, AQ chỉ số có thể đo mức độ hoài bão, ý chí, nỗ lực, sự sáng tạo,
năng lượng, sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người, AQ có thể:
(1) chỉ rõ mức độ và khả năng mà một cá nhân chịu được khó khăn, trụ vững
trước nghịch cảnh và vượt qua nghịch cảnh; (2) dự đoán ai sẽ vượt qua được khó
khăn và ai sẽ bị khó khăn xô đẩy; (3) dự đoán ai sẽ vượt trên cả yêu cầu về tiềm
năng và biểu hiệu mà mọi người mong đợi và ai sẽ “gục ngã” nhanh chóng; (4)
MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ VÀ NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN... 279

dự đoán ai sẽ thua cuộc và ai sẽ thắng thế (Nguyễn Phước Cát Tường, Trần Thị
Tú Anh, 2011).

2.2. Các chỉ mục của chỉ số AQ


Stoltz (1997) đã liệt kê bốn chỉ mục (C, O, R và E) để đo chỉ số AQ, gọi tắt là
CORE. CORE đồng thời là sự biểu thị cụ thể của cấu trúc khái niệm AQ.
(1) C = Control: Khả năng kiểm soát - mức độ chúng ta gây ảnh hưởng đến
tình huống một cách tích cực và mức độ chúng ta kiểm soát được phản ứng của
mình trước một tình huống hay một sự kiện nào đó. Đây chính là tiêu chuẩn rõ ràng
để đánh giá tính kiên cường và sức mạnh.
(2) O = Ownership: Khả năng nhận trách nhiệm - mức độ chúng ta nắm giữ,
chịu trách nhiệm về nguyên nhân của sự việc và về việc thay đổi, cải thiện tình hình
đã xảy ra, bất chấp kết quả của nó như thế nào.
(3) R = Reach: Khả năng khống chế mức độ và phạm vi ảnh hưởng của nghịch
cảnh - mức độ chúng ta cho phép một nghịch cảnh nào đó ảnh hưởng, tác động đến
các khía cạnh khác của đời sống và công việc.
(4) E = Endurance: Nhận thức về tính bền vững của nghich cảnh: mức độ
chúng ta nhận thức về sự tồn tại của một nghịch cảnh

2.3. Khái niệm về năng lực


Năng lực được nghiên cứu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau. Dưới góc độ
Tâm lý học, nhìn một cách khái quát, có một số quan điểm về năng lực: (1) năng
lực là điều kiện tâm lý của cá nhân để hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó
(N.X. Laytex, A.A. Xmiecnov, X.L. Rubinstein, A.V. Petropski...); (2) Năng lực là
những thuộc tính của cá nhân gồm cả những thuộc tính tâm lý và cá những thuộc
tính giải phẫu sinh lý (A.G Covaliov, K.K Platonov...), (3) năng lực là sự kết hợp
hợp lý kiến thức, kỹ năng và sự sẵn sàng tham gia để cá nhân hành động có trách
nhiệm và biết phê phán tích cực hướng tới giải pháp cho các vấn đề (F.E. Weinert,
2001) hay OECD (Tổ chức các nước kinh tế phát triển, 2002) cho rằng năng lực là
khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ
trong bối cảnh cụ thể. Ở Việt Nam, các nhà Tâm lý học đã dựa trên cách tiếp cận
tổng hợp cho rằng, năng lực là đặc điểm cá nhân đáp ứng được đòi hỏi nhất định
nào đó và điều kiện để thực hiện có hiệu quả hoạt động đó (Phạm Minh Hạc, 1995).
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với yêu cầu của một
hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có hiệu quả (Đinh Thị Kim Thoa
& cs, 2009; Nguyễn Quang Uẩn, 2010). Theo đó, năng lực có những đặc điểm sau:
(1) năng lực là thuộc tính độc đáo của cá nhân; (2) năng lực tồn tại trong một hoạt
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
280 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL

động; (3) kết quả trong công việc thường là thước đo để đánh giá năng lực của cá
nhân làm ra nó và năng lực không có sẵn mà được hình thành và phát triển trong
quá trình hoạt động và giao tiếp.

2.4. Mô hình năng lực


Cấu trúc năng lực có 3 bộ phận cấu thành tương ứng (1) hệ thống kiến thức;
(2) hệ thống kỹ năng tương ứng và (3) hệ thống thái độ, tình cảm, giá trị bên trong.
Năng lực của một người bao giờ cũng gắn với hoạt động của chính họ và sản phẩm
của chính hoạt động đó. Nói đến năng lực là nói đến quá trình hình thành và phát
triển, năng lực không có sẵn mà được được hình thành và phát triển tuân theo cơ
chế dưới dạng các hoạt động của cá nhân. Năng lực chỉ được hình thành và phát
triển thông qua hoạt động. Vì vậy, khi nói đến năng lực là nói đến năng lực về một
hoạt động nào đó. Người có năng lực về một loại hay lĩnh vực hoạt động cần có đủ
các dấu hiệu (1) có kiến thức, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực hoạt động đó; (2) có
kĩ năng, biết cách tiến hành hiệu quả hoạt động đó và đạt kết quả phù hợp với mục
đích và (3) tính sẵn sàng hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt hiệu quả trong
những điều kiện thực tế hay hoàn cảnh thay đổi. Mô hình năng lực (Competence
Model) là mô tả tổ hợp các kiến thức, kỹ năng và đặc điểm cá nhân (thái độ bản
thân) cần để hoàn thành tốt một vai trò hoặc công việc. Benjamin Bloom (1956)
được coi là người đưa ra những phát triển bước đầu về mô hìn năng lực ASK, với
ba nhóm năng lực chính bao gồm: (1) Phẩm chất/Thái độ (Attitude): thuộc về phạm
vi cảm xúc, tình cảm (Affective); (2) Kỹ năng (Skills): kỹ năng thao tác (Manual
or physical) và (3) Kiến thức (Knowledge): thuộc về năng lực tư duy (Cognitive).

2.5. Khái niệm năng lực ngoại ngữ và cấu trúc năng lực ngoại ngữ
Năng lực ngoại ngữ là một khái niệm trừu tượng và phức tạp, có nhiều cách
tiếp cận khác nhau mô tả năng lực ngôn ngữ trong lý thuyết dạy và học ngoại ngữ.
Kể từ khi Hymes (1966, trích trong Stern, 1983) đề xuất khái niệm năng lực giao
tiếp (communicative competence), khái niệm này đã được phát triển bởi nhiều nhà
nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ và trở nên phổ biến đối với việc dạy và học
ngôn ngữ. Theo Canale và Swain (1980) và Canale (1983) năng lực giao tiếp bao
gồm 4 thành tố cấu tạo: (1) kiến thức về cấu trúc và ngữ nghĩa, (2) khả năng sử
dụng ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp xã hội, (3) năng lực ứng xử trong
giao tiếp hoặc khả năng sử dụng các chiến lược để giao tiếp hiệu quả và sáng tạo
và (4) khả năng liên kết văn bản hay lời nói để diễn đạt ý tưởng sao cho mạch lạc.
Bachman (1990) xếp hai thành tố (1) và (4) thành kiến thức về ngôn ngữ. Thành tố
(2) thuộc kiến thức ngữ dụng và thành tố (3) được ông gọi là khả năng vận dụng các
kiến thức có sẵn để sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả. Theo Bachman khả năng
này bao gồm các kỹ thuật nhận thức cấp cao (metacognitive strategies).
MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ VÀ NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN... 281

Theo chúng tôi, năng lực ngoại ngữ là khả năng sử dụng thành thạo một hoặc
nhiều thứ tiếng khác nhau. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào năng lực
ngoại ngữ, việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh. Nhìn chung các quan điểm lí thuyết
nêu trên mô tả năng lực ngoại ngữ là kiến thức của người học về ngôn ngữ đó và
khả năng vận dụng kiến thức đó trong giao tiếp. Để xác định năng lực ngôn ngữ,
có hai cách được sử dụng phổ biến: thang mô tả cấp độ thành thạo và các bài thi
khảo sát năng lực được chuẩn hóa (Stern, 1983). Hai cách này được sử dụng trong
nghiên cứu của chúng tôi để xác định trình độ tiếng Anh của đối tượng nghiên cứu.
Cụ thể, (1) chúng tôi sử dụng kết quả các kỳ thi về ngoại ngữ theo Khung tham
chiếu Châu Âu và các kỳ thi khác sau đó đối chiếu theo tiêu chuẩn của Thông tư
01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho
Việt Nam1. (2) chúng tôi xây dựng thang đo năng lực ngoại ngữ của SV dựa trên
mô hình năng lực ASK (kiến thức về Tiếng Anh; kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết Tiếng
Anh và thái độ học tập Tiếng Anh).

3. Phương pháp nghiên cứu


Việc khảo sát thực tiễn nhằm đo chỉ số vượt khó AQ và thực trạng năng lực
ngoại ngữ của các bạn SV trường ĐHGD – ĐHQGHN. Các khách thể nghiên cứu
là được chọn ngẫu nhiên trong 6 khối ngành và ở cả 4 khóa QH – 2014S, QH –
2015S, QH – 2016S, QH – 2017S.
Bảng 1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu

Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ (%)


Nam 29 12,7
Giới tính
Nữ 200 87,3
QH - 2017S 42 18,3
QH - 2016S 47 20,5
Khóa
QH - 2015S 108 47,2
QH - 2014S 32 14,0
Sư phạm toán học 43 18,8
Sư phạm vật lý 72 31,4
Sư phạm hóa học 30 13,1
Khối ngành
Sư phạm ngữ văn 45 19,7
Sư phạm sinh học 18 7,9
Sư phạm lịch sử 21 9,2

1 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-01-2014-TT-BGDDT-Khung-nang-
luc-ngoai-ngu-6-bac-Viet-Nam-220349.aspx
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
282 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL

Để khảo sát năng lực vượt khó của SV, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp
test thông qua bộ câu hỏi AQP QuickTake 1.0 đã được thích ứng tại Việt Nam. AQP
được xây dựng dưới dạng bảng hỏi tự đánh giá (self-rating questionnaire) theo kiểu
thang đo (scale-based) để phát hiện, khám phá cách thức mà một cá nhân đối phó,
phản ứng với các tình huống khó khăn hoặc thách thức. Đây là một công cụ có tính
quy chuẩn, nghĩa là điểm AQ cao hơn thì phản ánh bản lĩnh kiên cường, vượt khó
cao hơn và chúng được mong đợi hơn là điểm số AQ thấp. AQP QuickTake 1.0
gồm 20 câu mô tả 20 tình huống mang tính tưởng tượng (scenarios). Mỗi câu như
vậy đặt ra một tình huống mang tính giả thiết và kèm theo một câu hỏi. Tình huống
này được trả lời trên thang lưỡng cực 5 mức. Các câu hỏi và mức đo trả lời tương
ứng như sau:
Bảng 2. Thang đo của AQP QuickTake 1.0

Câu hỏi số Chỉ mục Mức đo

1, 7, 13, 15, 17 CONTROL - Khả năng kiểm soát 1.Không tác động được chút nào

5 – Tác động được hoàn toàn


2, 6, 11, 16, 18 OWNERSHIP - Khả năng nhận 1 – Không chịu bất cứ trách nhiệm nào
trách nhiệm
5 – Hoàn toàn chịu trách nhiệm
3, 5, 9, 12, 20 REACH - Khả năng khống chế 1 – Ảnh hưởng tất cả mọi mặt cuộc sống
mức độ và phạm vi ảnh hưởng của tôi
của nghịch cảnh
5 – Chỉ giới hạn trong tình huống này
4, 8, 10, 14, 19 ENDURANCE - Khả năng nhận 1 – Kéo dài mãi mãi
thức về tính bề vững của nghịch
cảnh 5 – Trôi qua nhanh chóng

Cách tính điểm: Mức đo 1, 2, 3, 4, 5 đồng thời là điểm số cho câu trả lời đó.
Như vậy tổng điểm của mỗi chỉ mục thuộc khoảng từ 5 đến 25. Điểm AQP được
xác định bằng công thức: AQP = (C+O+R+E)*2
Với phiên bản 1.0, điểm AQP được cụ thể hoá và xếp loại như sau:
Chỉ số AQ Điểm cho mỗi chỉ mục Điểm tổng thể
AQ thấp 5 – 11 40 – 119
AQ trung bình 12 – 18 120 – 149
AQ cao 19 – 25 150 – 200

Để tìm hiểu mặt bằng năng lực ngoại ngữ (năng lực tiếng anh) của SV trường
ĐHGD, chúng tôi đã sử dụng (1) kết quả các kì thi ngoại ngữ (Tiếng Anh) của SV
trong 2 năm gần đây và (2) Phiếu khảo sát đo năng lực ngoại ngữ (Tiếng Anh) của
SV được xây dựng dựa trên mô hình năng lực ASK (Thái độ - Kĩ năng – Kiến thức)
với 20 item khác nhau. SV sẽ đánh giá mức độ của mình dựa từ 1 – 4. Cụ thể:1 –
MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ VÀ NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN... 283

Không đồng ý;2 – Không đồng ý lắm; 3 – Đồng ý; 4 – Rất đồng ý. Sau đó, chúng
tôi quy đổi ra 4 mức độ: thấp (1 – 1,70); trung bình (1,75 – 2,50); khá (2,55 – 3,25)
và tốt (3.25 – 4,00)
Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu về yếu tố liên quan có ảnh hưởng đến việc
hình thành và phát triển năng lực ngoại ngữ, chia làm hai nhóm (1) nhóm yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp (động cơ, hứng thú, phương pháp học…) và (2) nhóm yếu tố
ảnh hưởng gián tiếp (thời gian, điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế…) có mức độ ảnh
hưởng từ 1 – 5. Cụ thể 1= không ảnh hưởng, 2 = ảnh hưởng tương đối ít; 3 = ảnh
hưởng; 4 = ảnh hưởng tương đối nhiều; 5 = rất ảnh hưởng. Và câu hỏi mở nhằm
thăm giò các ý kiến cá nhân của SV về biện pháp có thể đưa ra nhằm cải thiện và
nâng cao năng lực ngoại ngữ.

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng chỉ số vượt khó AQ của sinh viên Trường ĐHGD – ĐHQGHN

Chú thích: C = Control: Khả năng kiểm soát; O = Ownership: Khả năng nhận
trách nhiệm; R = Reach: Khả năng khống chế mức độ và phạm vi ảnh hưởng của
nghịch cảnh; E = Endurance: Nhận thức về tính bền vững của nghịch cảnh : mức
độ chúng ta nhận thức về sự tồn tại của một nghịch cảnh
Biểu đồ 1. Các chỉ mục C, O, R, E của chỉ sô vượt khó ở SV

Kết quả hiển thị ở biểu đồ 1 cho thấy khả năng khống chế, tác động đến hoàn
cảnh, khả năng nhận trách nhiệm, khả năng khống chế thất bại, giới hạn ngưỡng
ảnh hưởng của nó cũng như khả năng chịu đựng nghịch cảnh của SV đều đạt mức
trung bình và các khả năng này tương đối đồng đều. Bên cạnh đó, số liệu khảo sát
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
284 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL

cho thấy khá nhiều SV có khả năng kiểm soát, khả năng kiên trì, vượt qua khó
khăn và độ nhanh nhạy trong việc xử lý, giải quyết khó khăn ở mức độ cao. Đây
chính là những biểu hiện tích cực của năng lực vượt khó, đồng thời cho thấy sự
trưởng thành về nhân cách và bản lĩnh trong cuộc sống của một số SV. Các khả
năng này cần được SV nhận thức đầy đủ và có ý thức rèn luyện và phát huy chúng
một cách mạnh mẽ và tích cực.
Về sự tương quan giữa cái đại lượng C, O, R, E sau khi phân tích, kết quả thu
được như sau:
Bảng 3. Mức độ tương quan giữa C, O, R, E

C O R

C 0,362** 0,274**

O 0,208**

E 0,180** 0,218** 0,554**

Ghi chú: **p < 0,01; *p < 0,05


Bảng số liệu trên cho thấy các thành phần cấu trúc AQ có tương quan thuận
với các mức từ mức thấp đến cao, đa phần là nằm ở mức trung bình. Trong đó, chỉ
có tương quan chặt giữa C và O (r = 0,362), R và E (r = 0,554). Với C và O điều đó,
có nghĩa là khi SV có khả năng kiểm soát cao thì sẽ có khả năng nhận trách nhiệm
cao và ngược lại. Tức là mức độ SV thể hiện sự kiên cường và sức mạnh của ý chí
sẽ cố gắng cải thiện, thay đổi tình hình và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước mọi việc
mình sẽ làm. Với R và E có nghĩa là khi SV có khả năng khống chế mức độ và hạn
chế phạm vi ảnh hưởng của nghịch cảnh đến cuộc sống, học tập càng cao sẽ nhận
thức một cách rõ ràng về tính bền vững của nghich cảnh, sự tồn tại của một nghịch
cảnh. Như vậy, các thành phần này có tác động ảnh hưởng đến nhau và thậm chí có
thể điều chỉnh lẫn nhau trong các trường hợp. Điều này chứng tỏ rằng tính hiệu lực
hội tụ chỉ mục ở mức trung bình. Tất cả các chỉ mục hướng đến một cấu trúc khái
niệm và cấu thành chỉ số vượt khó.
Bảng 4. Chỉ số AQ của SV trường ĐHGD – ĐHQGHN

Điểm AQ Độ lệch Min Max Tần suất


chung chuẩn
40 -119 120 – 149 150 -200

(AQ thấp) (AQ trung bình) (AQ cao)


134,72 18,671 74 182 N % N % N %

43 18,8% 144 62,9% 42 18,3%


MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ VÀ NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN... 285

Kết quả hiển thị ở Bảng 4 cho thấy số lượng SV có chỉ số AQ trung bình chiếm
tỷ lệ lớn nhất trong tổng số khách thể, số SV có chỉ số AQ thấp và chỉ số AQ cao
chiếm tỷ lệ là gần bằng nhau. Điều này cho thấy phần lớn SV trong nhóm khảo
sát ít nhiều đã có được khả năng vượt khó; nhờ đó, họ có thể ứng phó và vượt qua
nhiều thử thách trong học tập, các mối quan hệ xã hội và các khó khăn tâm lý nội
tại. Tuy vậy, việc khá nhiều SV đạt chỉ số AQ trung bình phần nào cho thấy ý chí
tiến thủ của nhóm khách thể này không cao, họ là những người dễ dàng thỏa hiệp,
hài lòng với bản thân và không thực sự nỗ lực hết mình để vượt qua những thử
thách lớn lao.

4.2. Thực trạng năng lực ngoại ngữ của sinh viên trường ĐHGD – ĐHQGHN
4.2.1. Thực trạng năng lực ngoại ngữ của sinh viên thông qua kết quả các
kỳ thi năng lực ngoại ngữ
Chúng tôi tiến hành khảo sát trình độ năng lực ngoại ngữ của SV trường
ĐHGD. Sau khi sử dụng theo bảng quy đổi Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng
cho Việt Nam( Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014) và thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 2. Thực trạng năng lực ngoại ngữ theo kết quả các kì thi
của SV trường ĐHGD

Từ biểu đồ, ta thấy trình độ năng lực ngoại ngữ của đa số SV đang ở mức
trung bình. Hơn một nửa số SV đạt trình độ ở mức A – mức Sơ cấp (24% đạt A1 và
28,4% đạt A2); Có 35,8% số SV có trình độ năng lực ngoại ngữ ở mức B1; 9,6% số
SV đạt mức B2 và số SV đạt mức C1 chỉ có 2,2%. Trong đó không có SV nào đạt
mức C2 – Mức cao nhất trong CEFR. Như vậy, năng lực ngoại ngữ của SV trường
ĐHGD – ĐHQGHN đang ở mức trung bình. Cụ thể: Đa số sinh viên tự đánh giá
bản thân ở mức năng lực sơ cấp vì các bạn đã được tiếp xúc với tiếng Anh ở môi
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
286 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL

trường phổ thông, do đó mức độ này chiếm phần đông các bạn sinh viên. Tiếp theo
là 35,8% số SV có trình độ năng lực ngoại ngữ mức B1 vì đây là mức năng lực
bắt buộc cần phải có để các bạn SV đủ tiêu chuẩn tốt nghiệp. Con số thấp nhất là
khoảng 11,8% số SV có năng lực ngoại ngữ ở mức B2 trở lên, điều này có thể lý
giải là do một số bạn sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ
trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển, do đó các bạn đã có ý thức đầu tư vào việc
học ngoại ngữ để cải thiện năng lực ngoại ngữ của cá nhân như tham gia các Câu
lạc bộ, các trung tâm ngoại ngữ...
4.2.2. Thực trạng năng lực ngoại ngữ của sinh viên theo thang đo năng lực
ngoại ngữ dựa trên mô hình ASK
Sau khi quy đổi mức độ biểu hiện năng lực ngoại ngữ về 4 cấp độ Tốt – Khá
- Trung bình - Yếu, kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 3. Thực trạng năng lực ngoại ngữ theo thang đo năng lực dựa trên
mô hình ASK của SV trường ĐHGD

Biểu đồ trên cho thấy, đa số SV đánh giá về năng lực ngoại ngữ của mình ở
mức trung bình (59%). Những con số trên cũng cho thấy rằng, mặc dù các bạn SV
đã dần có ý thức về việc tự học ngoại ngữ, nhưng có thể vì môi trường học tập chưa
thể đáp ứng được nhu cầu học tập, và các bạn cũng chưa có nhiều điều kiện để trau
dồi khả năng ngoại ngữ, dó đó các bạn cảm thấy về kỹ năng, các bạn vẫn còn yếu
kém và chưa đạt tiêu chuẩn. Kết qủa này khá tương đồng với kết quả đo năng lực
ngoại ngữ của SV dựa trên kết quả của các kì thi.
4.2.3. Mối quan hệ giữa chỉ số vượt khó và năng lực ngoại ngữ
MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ VÀ NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN... 287

Bảng 5. Mối tương quan giữa chỉ số AQP và năng lực ngoại ngữ

Năng lực ngoại ngữ thông


AQP
qua kết quả các kỳ thi

Năng lực ngoại ngữ thông qua kết quả các


0.086
kỳ thi
Năng lực ngoại ngữ thông qua thang đo
0,437** 0,137*
năng lực theo mô hình ASK

Ghi chú: **p < 0,01; *p < 0,05


Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực ngoại ngữ thông qua kết quả các kỳ thi
và năng lực ngoại ngữ thông qua thang đo năng lực theo mô hình ASK có mối quan
hệ thuận ở mức độ tương quan trung bình (r = 0.437**). Điều này cho thấy năng
lực ngoại ngữ thông qua kết quả các kì thi càng cao thì sẽ có biểu hiện năng lực
ngoại ngữ về thái độ học tập tích cực hơn, kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tốt hơn và
kiến thức về ngoại ngữ tốt hơn (năng lực ngoại ngữ theo mô hình năng lực ASK)
và ngược lại nếu năng lực ngoại ngữ qua các kì thi thấp thì thái độ học tập, kĩ năng
và kiến thức về ngoại ngữ chưa cao.
Mối quan hệ thứ hai được thể hiện ở bảng trên là mối quan hệ giữa chỉ số AQP
và năng lực ngoại ngữ thông qua thang đo năng lực theo mô hình ASK. Kết quả
cho thấy, mức độ tương quan của hai yếu tố này là ở mức thấp (r = 0,137*; p<0,05).
Điều này cho thấy một số sinh viên có chỉ số vượt khó cao sẽ có những biểu hiện
tích cực về năng lực ngoại ngữ. Thực tế thấy rằng khi sinh viên có nhận thức về
tầm quan trọng và mức độ thiết yếu của năng lực ngoại ngữ thì sẽ nỗ lực để vượt
qua những yếu tố ảnh hưởng để cải thiện khả năng ngoại ngữ.
Mối quan hệ cuối cùng được đưa ra ở bảng trên là giữa chỉ số AQP và năng lực
ngoại ngữ thông qua kết quả các kỳ thi. Kết quả cho thấy không có sự tương quan nào
giữa hai biến trên (r = 0.086). Điều này có nghĩa là khả năng vượt khó chưa có ảnh
hưởng đến năng lực ngoại ngữ thông qua kết quả các kỳ thi của sinh viên. Có thể lý
giải về kết quả này như sau: đa số các bạn sinh viên chỉ có nhu cầu đạt năng lực ngoại
ngữ ở mức B1 để đủ tiêu chuẩn ra trường, vì vậy sau một thời gian thực hiện bài thi
Đánh giá năng lực, bản chất năng lực ngoại ngữ thực tế đã bị suy giảm, tức là có thể
có sự xuất hiện việc đánh giá nhầm về năng lực ngoại ngữ của bản thân dẫn đến sự
không tương đồng giữa năng lực ngoại ngữ và chỉ số vượt khó. Bên cạnh đó, có thể
các bạn sinh viên khi được khảo sát vẫn chưa hoàn thành bài thi đánh giá năng lực
nên cũng không xác định được chính xác năng lực ngoại ngữ hiện tại của bản thân.
Như vậy, năng lực ngoại ngữ theo thang đo dựa trên mô hình ASK có sự tương
quan với chỉ số AQ ở mức độ tương quan thấp, tức một số cá nhân có chỉ số vượt
khó càng cao thì sẽ có nhiều biểu hiện tích cực về năng lực ngoại ngữ và ngược lại.
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
288 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL

4.3. Các yếu tố liên quan đến năng lực ngoại ngữ của SV Trường ĐHGD –
ĐHQGHN
Để tìm hiểu rõ về các yếu tố liên quan có thể ảnh hưởng đến năng lực ngoại
ngữ của SV, chúng tôi tiến hành đưa ra 12 yếu tố liên quan có thể ảnh hưởng để SV
đánh giá. Sau khảo sát, chúng tôi phân loại và chia thành 2 nhóm: nhóm nguyên
nhân ảnh hưởng trực tiếp và nhóm nguyên nhân ảnh hưởng gián tiếp. Kết quả thu
được như sau:
Bảng 6. Yếu tố liên quan có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực ngoại ngữ

Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp ĐTB ĐLC


1. Không có năng khiếu học ngôn ngữ mới. 2.36 0.929
2. Mức độ yêu thích việc học ngoại ngữ. 2.89 0.930
3. Chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng anh. 2.94 0.833
4. Động cơ học ngoại ngữ chưa được xác định rõ ràng. 2.90 0.916
5. Chưa có đích cho việc học tiếng anh và các mục tiêu cho từng giai đoạn. 2.87 0.879
6. Chưa có phương pháp học phù hợp. 3.08 0.785

Về các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, bảng trên cho thấy yếu tố ảnh hưởng nhiều
nhất đến năng lực ngoại ngữ của SV chủ yếu là do chưa nhận thức được tầm
quan trọng của ngoại ngữ (ĐTB=2.94) , do đó chưa có phương pháp học phù hợp
(ĐTB=3.08). Đây là những yếu tố mà chúng ta cần chú ý quan tâm và khắc phục
để năng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên.
Bảng 7. Yếu tố liên quan có ảnh hưởng gián tiếp đến năng lực ngoại ngữ

Yếu tố ảnh hưởng gián tiếp ĐTB ĐLC


7. Chương trình học trên lớp chưa phù hợp với bản thân. 2.69 0.856
8. Chất lượng đội ngũ đào tạo không chuẩn. 2.75 0.887
9. Thời gian dành cho việc tự học tiếng anh mỗi ngày còn ít. 3.04 0.850
10. Kinh phí tham gia các lớp học ở các trung tâm là quá cao. 2.56 0.894
11. Cơ sở vật chất lớp học chưa đáp ứng được nhu cầu. 2.32 0.828
12. Không có điều kiện tham gia các hoạt động giao lưu với người 2.55 0.886
nước ngoài.

Theo các bạn SV đánh giá, nguyên nhân đầu tiên và ảnh hưởng quan trọng
nhất hiện nay là Thời gian dành cho việc tự học tiếng anh mỗi ngày còn ít (ĐTB=
3.04), như vậy đa số SV đều đánh giá ở mức độ rất ảnh hưởng. Nguyên nhân thứ
2 được các bạn SV đánh giá có mức khá ảnh hưởng là Chất lượng đội ngũ đào tạo
không chuẩn (ĐTB = 2.75). Kết quả này cho thấy, các bạn SV đang thiếu đi những
người định hướng có chuyên môn để giúp đỡ các bạn cải thiện khả năng ngoại ngữ.
Vì vậy, năng lực ngoại ngữ chưa được nâng cao.
MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ VÀ NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN... 289

5. Kết luận
Khả năng vượt khó của SV trường ĐHGD ở mức trung bình và không có sự
khác biệt về giới tính, độ tuổi hay lĩnh vực chuyên môn. Năng lực ngoại ngữ hiện
tại của SV trường ĐHGD là ở mức độ trung bình và có sự khác biệt về giới tính và
lĩnh vực chuyên môn.
Có sự tương quan thuận giữa chỉ số AQ và năng lực ngoại ngữ của sinh viên ở
mức thấp. Có thể nói, một số SV có khả năng vượt khó càng cao thì sẽ có biểu hiện
về năng lực ngoại ngữ tốt hơn và ngược lại nếu một số SV có chỉ số vượt khó thấp
thì năng lực ngoại ngữ càng thấp.
Bên cạnh đó, các nhóm yếu tố liên quan có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
cũng có ảnh hưởng lớn đến việc hình và phát triển năng lực ngoại ngữ của SV như
việc tự nhận thức về vai trò của ngoại ngữ, nhu cầu cơ sở vật chất cho việc học
ngoại ngữ,… Thông qua những yếu tố liên quan này chúng ta thấy được những khó
khăn, thách thức mà SV phải vượt qua để cải thiện năng lực tiếng Anh của mình. Vì
vậy, nếu càng vượt qua trở ngại khó khăn từ phía bản thân, sự thiếu thốn của cơ sở
vật chất để dành thời gian, sự tâm huyết cho việc học Tiếng Anh thì năng lực ngoại
ngữ sẽ được nâng cao và phát triển.

6. Tài liệu tham khảo


[1] DeSeCo, 2002, Education - Lifelong Learning and the Knowledge Economy:
Key Competencies for the Knowledge Society. In: Proceedings of the DeSeCo
Symposium, Stuttgart
[2] Maria Cristina J. Santos, 2012, Assessing the effectiveness of the adapted
adversity quotient program in a special education school, Research World
Journal of Arts, Science & Commerce, ISSN 2231-417.
[3] Stoltz, P. 1997, AQ: Turning obstacles into opportunities, Harper Collins
Publishers, Inc.
[4] Trần Đình Bình, 2012. “Đánh giá năng lực ngoại ngữ theo đường hướng giao
tiếp hành động”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 28,
[5] Nguyễn Thanh Thủy, 2017, AQ – Chỉ số vượt khó, NXB Phụ nữ
[6] Nguyễn Phước Cát Tường, Trần Thị Tú Anh (2011), Trắc nghiệm chỉ số AQ,
AQ Profile Quicktake – Phiên bản 1.0, Báo cáo Khoa học hội nghị quốc tế lần
thứ 2 về Tâm lý học đường ở Việt Nam thúc đẩy nghiên cứu và thực hành tâm
lý học đường tại Việt Nam, NXB Đại học Huế, tr. 513-524.
290

THE RELATIONSHIP BETWEEN ADVERISTY QUOTIENT


AND FOREIGN LANGUAGE COMPETENCE IN STUDENTS
OF UNIVERSITY OF EDUCATION, VNU.
MA. Tran Thi Quynh Trang1
Ngo Thi Hai, Nguyen Thi Ngoc Tram

Abstract: Each of us wants to succeed in life. One of the factors contributing


to our success is the ability to overcome difficulties, turn the challenges into
opportunities or also known as adversity quatient (AQ: Adversity Quatient).
Especially in the context of modern, global integration trend, the formation
and development of foreign language competence play an important role in
the development of man and society. In order to develop our foreign language
competence, we need to work hard to overcome our temptation and difficulties.
Therefore, this study was conducted on 229 students of the University of
Education, VNU with different blocks and the sealing industry different courses
to measure adversity quatient, foreign language competence and find the
relationship between adversity quatient and foreign language competence of
students. The results showed that adversity quatient of students overcome
the average level; average foreign language competence and low correlation
between adversity quatient and foreign language competence.

1 University of Education.

You might also like