You are on page 1of 7

1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN QUY HOẠCH GIAO THÔNG VẬN TẢI 2021
Lý thuyết
1. Các chỉ tiêu của đi lại, các khái niệm về đoạn, chuyến đi, chuỗi chuyến đi, và các
nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại.
2. Mối quan hệ giữa sử dụng đất và giao thông vận tải. Nêu vi dụ minh họa
3. Các khái niệm về GTVT, về nhu cầu vận tải và các đặc điểm của nó.
4. Thế nào là khu vực nghiên cứu, khu vực quy hoạch, ô giao thông. Mối quan hệ
giữa chúng với nhau.
5. Khái niệm về dòng giao thông, lưu lượng giao thông, mật độ giao thông.
6. Các yêu cầu đối với hệ thống giao thông vận tải?
7. Phân tích quá trình lập quy hoạch GTVT? Mối quan hệ giữa các bước trong quá
trình lập QHGTVT?
8. Các nội dung điều tra khảo sát trong quá trình lập quy hoạch.
9. Các phương pháp dự báo nhu cầu vận tải (hành khách, hàng hóa) trong QHGTVT?
Ưu điểm, nhược điểm từng phương pháp?
10. Khái quát mô hình dự báo 4 bước. Mục đích và phương pháp tính toán của từng
bước.
11. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức vận tải
12. Phương pháp phân bổ lưu lượng GT lên mạng lưới đường: Phương pháp Phân bổ
tĩnh và phân bổ động: Các điều kiện áp dụng 2 phương pháp trên, 2 nguyên tắc
Wardrop?
13. Tự tìm hiểu các nội dung liên quan đến vai trò của vận tải công cộng trong đô thị,
các giải pháp phát triển VTCC, giảm thiểu sử dụng phương tiện cá nhân trong đô
thị; giảm thiểu phát thải CO2 từ hoạt động giao thông, xu hướng phát triển giao
thông thông minh hiện nay, vv…
2

PHẦN BÀI TẬP:


Bài 1: Tính nhu cầu đi lại
Hoạt động (thường ngày) của Mr. Quang được thống kê như sau:

Chuyến đi Chiều dài Phương Vận tốc


(Km) tiện b.quân
(Km/h)
Nhà ở – C.ty tư vấn Đường sắt 5 Xe máy 25
C.ty TV Đường sắt – ĐH. GTVT 3 Xe công 30
ĐH. GTVT – Nhà hàng Vạn tuế 3 Xe công 30
Nhà Hàng Vạn tuế – C.ty TV Đường sắt 5 Xe công 25
Cty TV Đường sắt – Bể bơi Làng Quốc tế 4 Xe máy 25
Bể bơi Làng Quốc tế – Nhà ở 6 Xe máy 25
Nhà ở – Quán ăn 2 Đi bộ 4
Quán ăn – Lớp tiếng Anh 2 Xe bus 25
Lớp tiếng Anh – nhà ở 3 Taxi 30
- Xác định tổng chiều dài vận động trong 1 ngày?
- Tổng chi phí thời gian vận động trong 1 ngày?
- Các chuỗi chuyến đi và chiều dài từng chuỗi chuyến đi?
- Phân bổ theo phương tiện trên chiều dài vận động và số chuyến đi?
- Hệ số đi lại bình quân của Mr. Quang?
- Vẽ sơ đồ vận động
Bài 2: Tính nhu cầu đi lại
Hãy tính tổng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa của khu đô thị mới Romantic
Dream với các số liệu cho trước như sau:
Loại hình khu vực quy hoạch: Đô thị mới phát triển, diện tích 50 ha
Cơ cấu sử dụng đất: (i) dân cư :40%, (ii) hành chính & thương mại (20%); (iii) công
nghiệp sạch (20%); cây xanh 20%.
Mật độ hoạt động như sau: (i) cư trú 200 người/ha, (ii) hành chính & thương mại: 180
việc làm/ha, (iii) công nghiệp sạch : 220 việc làm/ha
Các hệ số vận động cơ bản như sau:
(i) Đi lại : dân cư: 3,5 chuyến đi/người-ngày, đi làm hành chính : 2,5 chuyến đi/người-
ngày, đi làm công nghiệp : 2,3 chuyến đi/người-ngày, 5 chuyến đi phục vụ /1 việc làm –
ngày (tính cho cả hai loại việc làm)
3

(i) Vận tải hàng hóa: dân cư : 0,05 chuyến xe tải/ngày, hành chính & thương mại: 0,3
chuyến xe tải/việc làm-ngày; công nghiệp sạch: 0,3 chuyến xe tải/việc làm-ngày)
Ghi chú: Đất cho giao thông vận tải được phân bố hợp lý tương ứng theo 4 loại hình sử
dụng đất chính

Bài 3: Tính nhu cầu đi lại


Khu đô thị New City có thống kê về hệ số đi lại tương ứng theo quy mô và sở hữu
phương tiện như sau:

Sở hữu phương tiện


Chỉ có xe đạp 1 xe máy 2 xe máy Có ô tô
Quy mô hệ số hệ số
hệ số đi hệ số đi
hộ gia Số hộ Số hộ đi Số hộ Số hộ đi
lại/hộ lại/hộ
đình lại/hộ lại/hộ
1 người 55 1.2 80 2.7 10 2.8 15 3
2 người 45 1.4 100 3.2 140 3.4 80 3.5
3-4 người 30 1.5 160 4.6 180 4.8 90 4.9
5 trở lên 20 2.1 180 4.7 210 5.1 50 5.4

1. Tính tổng nhu cầu đi lại của khu vực


2. Tính cơ cấu hộ gia đình của khu vực theo quy mô và theo sở hữu phương tiện
3. Tính hệ số đi lại trung bình theo hộ gia đình của khu vực này.
4. Tính hệ số đi lại trung bình theo quy mô hộ gia đình và theo sở hữu phương tiện
Bài 4. Phân bổ OD
Số lượng chuyến đi phát sinh tại 4 khu vực của thành phố theo điều tra năm 2014 như
sau:

Nhu cầu phát sinh


Mức độ hấp dẫn
2020 (chuyến đi)
Khu vực 1 5000 4
Khu vực 2 8000 3
Khu vực 3 6000 2
Khu vực 4 3000 1

Trở kháng giữa các khu vực như sau: WIJ


4

Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4


Khu vực 1 5 10 15 20
Khu vực 2 10 5 10 15
Khu vực 3 15 10 5 10
Khu vực 4 20 15 10 5

Hằng số của mô hình hấp dẫn c=2 và tất cả các yếu tố điều chỉnh kinh tế xã hội đều bằng
nhau và đồng nhất, K=1.
Anh (Chị) hãy:
- Phân bổ nhu cầu đi lại giữa các khu vực. Có nhận xét gì về các khu vực đó?

Bài 5: Lựa chọn phương thức vận tải


Cho hàm thỏa dụng lựa chọn phương thức vận tải có dạng sau:
UK= AK - 0.04 Ta - 0.03Tw - 0.02 Tr - 0.01 C
Trong đó:
Ta là thời gian tiếp cận phương tiện
TW là thời gian đợi
Tr là thời gian hoạt động của phương tiện
C là chi phí
a) Tính xác suất lựa chọn phương thức vận tải theo mô hình logit biết AK = -0.005
đối với ô tô con và AK = -0.05 đối với xe buýt. Các giá trị còn lại cho theo bảng
sau:

Phương thức Ta TW Tr C
Ô tô con 5 0 30 100
Xe buýt 10 10 45 50

b) Xác định lại cơ cấu lựa chọn từng phương thức vận tải nếu tăng giá xe buýt gấp
đôi. Nhận xét về kết quả.
c) Thành phố dự kiến đưa thêm đường sắt đô thị vào hoạt động với các chỉ tiêu sau,
Ta = 15, Tw = 5; Tr = 30, C= 75 và Ak = -0.01. Hãy tính thị phần của mỗi loại.
5

Bài 6. Tính lưu lượng giao thông

2 Vùng 1 Vùng Vùng Vùng


350 xe/h
2 3 4

300 xe/h Vùng 1 0 150 ??? 180


A
B Vùng 2 50 120 50 150
5
3 Vùng 3 50 ??? 50 120
1
Vùng 4 80 180 140 0
4

1. Hãy hoàn chỉnh ma trận OD dựa trên số liệu ma trận và mạng lưới.
2. Tính số chuyến đi phát sinh từ vùng 1 và số chuyến đi thu hút đến vùng 2.
3. Tính lưu lượng giao thông qua mặt cắt A, B.

Bài 7: Phân bổ lưu lượng GT lên mạng lưới đường (phân bổ tĩnh):

Cho mạng lưới đường như hình vẽ, trong đó các số trong dấu tròn là các vùng, thời
gian đi lại giữa hai vùng được cho như trong hình.
Hãy phân bổ lưu lượng giao thông lên mạng lưới theo nguyên tắc All or Nothing
(quãng đường có thời gian đi lại ngắn nhất sẽ được chọn).
Số phương tiện (ô tô)

From\to 1 2 3 4 5
1 - 100 100 200 150
2 400 - 200 100 500
3 200 100 - 100 150
4 250 150 300 - 400
5 200 100 50 350 -
6

Bài 8: Phân bổ lưu lượng giao thông lên mạng lưới đường (tĩnh)
7

Bài 9: Phân bổ lưu lượng giao thông theo mô hình động (thời gian đi lại thay đổi
theo lưu lượng)
Giả sử có 2 tuyến đường nối giữa hai khu vực A-B của một thành phố. Lưu lượng trên
từng tuyến lần lượt là q1 và q2 . Người ta đã xác định được thời gian đi từ A đến B có
quan hệ với lưu lượng trên từng tuyến đường như sau:
t1 = 0.01q1 + 20 (phút)
t2 = 0.015q2 + 30 (phút)
Giả sử lưu lượng cố định giữa từ A-B là 3600 xe/h. Tính lưu lượng trên từng tuyến đường
theo 2 nguyên tắc phân bổ của Wardrop. Tính tổng thời gian của tất cả các xe bỏ ra trong
1h để đi từ A-B theo 2 nguyên tắc phân bổ trên?

You might also like