You are on page 1of 6

BÀI 27: SAU-LƠ, VỊ VUA ĐẦU TIÊN – CN. 13. 6.

2021
I/ Kinh Thánh nền tảng: 1 Sa-mu-ên 8 - 11:15
II/ Câu gốc: “Đức Giê-hô-va phán cùng Sa-mu-ên rằng: Hãy nghe theo mọi lời dân sự nói cùng ngươi; ấy
chẳng phải chúng nó từ chối ngươi đâu, bèn là từ chối ta đó, hầu cho ta chẳng cai trị chúng ta nó nữa”
I Sa-mu-ên 8:7
III/ Mục đích bài học: Cảnh cáo chúng ta không được khước từ Đức Chúa Trời và ý muốn của Ngài mà đi
theo đường riêng.
Giới thiệu: Dân Y-sơ-ra-ên đã thúc ép những người lãnh đạo của họ để có một vua ít nhất hai lần trong lịch
sử quá khứ của họ. Lần đầu tiên là trong thời gian chức vụ quan xét của Ghê-đê-ôn (CQX. 8:22) và lần thứ
hai là trong âm mưu của A-bi-mê-léc (CQX. 9:2). Bây giờ trong chức vụ quan xét của Sa-mu-ên họ đã đòi
hỏi một lần nữa.
Cơ hội để cầu xin cho một vua (8:1-3) – dân sự có thể thúc ép cho một vua tại thời điểm này vì những
con trai của Sa-mu-ên đã chứng tỏ sự không trung thành đến giao ước Môi-se như cha của họ đã có.
Tên“Giô-ên” = “Joel” (Heb., ‫יֹו ֵאל‬ ) có nghĩa là “Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời” = “Yahweh is
God” và “A-bi-gia” = “Abijah” (Heb., ‫ ) ֲא ִבי ָה‬có nghĩa là “Cha [thánh] của tôi là Đức Giê-hô-va” = “My
[divine] Father is Yahweh” chính họ đã tuyên bố không đủ tư cách từ sự lãnh đạo trong Y-sơ-ra-ên bởi sự
không vâng lời luật pháp (Xuất. 23:6; Phục. 16:19), họ đã phục vụ như những quan xét trong Bê-e-sê-ba
(c.2).
Và 1 Sa-mu-ên 8 là đoạn chuyển tiếp, một sự chuyển tiếp từ Sa-mu-ên và Sau-lơ, từ chức vụ quan xét
đến địa vị làm vua/ vương quyền, từ việc Y-sơ-ra-ên dưới chế độ thần quyền đến Y-sơ-ra-ên dưới quyền
quân chủ, từ sự cai trị của Đức Chúa Trời là Vua đến sự cai trị làm vua của con người, đâycũng là một  Sự
thay đổi chính thể thần quyền ra chính thể quân chủ làm cho Y-sơ-ra-ên về sau có những vua gian ác.
I/ Họ muốn có một vua (1 Sa-mu-ên 8:1-22) - bày tỏ 3 điều cần suy gẫm -
 1/ Dân Y-sơ-ra-ên được kêu gọi được biệt riêng/khác với các dân trong thế gian trong c.1-5, cho
thấy bối cảnh cầu xin của dân Y-sơ-ra-ên - Khi Sa-mu-ên đã đến tuổi già và vì vậy ông đã lập các con trai
mình vào vị trí của ông khi ông qua đời. Đáng tiếc, những con trai của Sa-mu-ên họ không chân thật, họ
tham lam, họ chấp nhận của hối lộ và họ đã làm xuyên tạc sự đoán xét. Dân Y-sơ-ra-ên không vui với tình
trạng này, vì vậy những trưởng lão đã hiệp lại đến tìm Sa-mu-ên.
 Đức Chúa Trời đã chọn Y-sơ-ra-ên ra khỏi tất cả các dân là cơ nghiệp của Ngài. Chúa đã phán với Y-
sơ-ra-ên trong Lê-vi-ký 20:26, là đặc ân quý báu mà không một dân nào nhận hưởng được. Đức Chúa Trời
đã kêu gọi Y-sơ-ra-ên là dân thuộc riêng về Ngài, nhưng bây giờ họ muốn giống y như thế gian. Nhưng 
Chúa muốn dân Ngài làm sự sáng cho các dân tộc khác.
 Lời cầu xin này không phải là điều đẹp lòng Đức Chúa Trời và Sa-mu-ên. Chú ý điều này đến từ
“hết thảy những trưởng lão Y-sơ-ra-ên” (c.4)  Dân Y-sơ-ra-ên muốn có vua cai trị và đoán xét họ như các
dân tộc khác, và điều này đã làm Chúa buồn lòng.
 Điều sai trật ở đây là lý do dân Y-sơ-ra-ên muốn một vua, họ muốn là “y như các dân tộc khác đã
có” (c.5). Mục đích của Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên khác với các dân khác, Chúa đã nhìn thấy đòi hỏi
này như một sự bội đạo trong dân Y-sơ-ra-ên bày tỏ ra từ khi ra khỏi Ê-díp-tô (Dân. 14:11). Đức Chúa Trời
đã phán với Y-sơ-ra-ên trước đó, một ngày kia Ngài sẽ ban cho họ một vua, Ngài đã ban cho dân sự của Ngài
những vua cai trị trong Luật pháp Môi-se (Phục. 17:14-20; Sáng. 1:26-28; 17:6, 16; 35:11; 49:10).
 Suy gẫm: Như dân Y-sơ-ra-ên được kêu gọi là một dân khác với các dân trong thế gian, vì vậy chúng
ta là những CĐN được kêu gọi là khác với thế gian, Đức Chúa Trời kêu gọi CĐN, chúng ta là hãy nên thánh,
nhưng nhiều lần chúng ta không muốn bày tỏ? Có thể chúng ta ưa thích hòa mình vào với những điều như
thế gian có. Nhưng CĐN, là thành viên trong dân sự của Đức Chúa Trời và điều này phải ảnh hưởng chúng
ta khi đến gần Đức Chúa Trời như thế nào trong lời cầu xin?
 2/ Từ chối ý muốn của Đức Chúa Trời tương tự từ chối Đức Chúa Trời (c.6-9) – Sa-mu-ên không vui
với lời cầu xin của Y-sơ-ra-ên cho một vua và ông đã đem những điều đó cách cá nhân cầu khẩn với Chúa,
nhưng Đức Chúa Trời đã phán với ông trong c.7b  Khi dân Y-sơ-ra-ên xin một vua, tức là họ đã từ chối
Chúa.
 Đây không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên có một vua tại thời điểm này và
bởi do từ chối ý muốn của Đức Chúa Trời, dân Y-sơ-ra-ên không từ chối Sa-mu-ên, nhưng họ đang từ chối
Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Vua thật của họ nhưng họ lại cầu xin một vua con người thay thế. Đây
là những lý do các trưởng lão yêu cầu Sa-mu-ên lập một vua cho họ.
 Dân sự đã cầu xin một vua sai trật và cầu xin không đúng thời điểm. Nếu họ kiên nhẫn và chờ đợi,
Đức Chúa Trời sẽ ban cho họ một vua khác theo thời điểm của Ngài. Thay vì một vua giống như tất cả các
dân khác – Ngài sẽ ban cho họ một vua giống như Đa-vít, một vị vua theo lòng của Đức Chúa Trời. Cuối
cùng, Ngài sẽ ban cho họ Đức Chúa Giê-xu!!
 (1) Điều gì sẽ xảy ra nếu Đức Chúa Trời phán “được/cho phép” bây giờ? trong c.10-17, lời cảnh
báo của Sa-mu-ên đến cho dân Y-sơ-ra-ên được lặp đi lặp lại ở đây: đó là vua mà họ đang cầu xin sẽ là một
người bắt lấy/đối xử: sẽ bắt lấy các con trai các ngươi, bắt lấy những con gái các ngươi, bắt lấy điều tốt nhất
trong cánh đồng của họ và sản phẩm của họ, người sẽ lấy 1/10 lúc mạch và vườn nho, bắt lấy các tôi tớ cả họ
và điều tốt trong gia súc của họ, sẽ bắt lấy 1/10 đàn gia súc của họ.
 Nói cách khác, Sa-mu-ên đã giúp cho dân Y-sơ-ra-ên suy nghĩ những hậu quả từ lời yêu cầu của họ.
Nhiều điều xảy ra nếu như họ muốn một vua, sẽ là những hậu quả nghiêm trọng, nếu Đức Chúa Trời phán
“được/cho phép”
 Suy gẫm: CĐN chúng ta cần suy nghĩ qua những sự cầu xin của chúng ta cách cẩn thận hơn. Châm
ngôn 20:21 nói như thế nào? CĐN chúng ta cần cẩn thận những gì chúng ta cầu xin, và cần suy nghĩ cách cẩn
thận mọi hậu quả. Quá thường CĐN, chúng ta chỉ suy nghĩ đến những hậu quả ngắn hạn, nhưng Chúa muốn
chúng ta suy nghĩ đến những hậu quả lâu dài. Chúng ta cần sự khôn ngoan được bày tỏ trong Kinh Thánh và
cầu nguyện và tư vấn từ những người khác, nhưng quá thường chúng ta bỏ qua điều cơ bản này.
 (2) Điều gì sẽ xảy ra nếu Đức Chúa Trời phán “không được” sau đó? (c.18) – Sa-mu-ên cho biết dân
sự muốn một vua bởi vì họ muốn có một người giải cứu họ khỏi những kẻ thù. Chúa không đáp lời cầu xin
của dân Y-sơ-ra-ên ngay lập tức, Ngài đã phán với Sa-mu-ên, nói với họ về những hậu quả do lời cầu xin của
họ. Ông đã bày tỏ cho họ mọi tiêu cực/nhược điểm của việc có vua cai trị và đoán sét sẽ đem đến và sau khi
tất cả những điều đó dân Y-sơ-ra-ên vẫn không rút lại lời yêu cầu của họ!
 Sau đó một lần nữa Sa-mu-ên nhắc lại tất cả những hậu quả tiêu cực cho họ trong c. 19-20, dân Y-sơ-
ra-ên vẫn yêu cầu một vua. Họ muốn được giống y như mọi dân tộc khác, muốn một vua lãnh đạo chiến trận
cho họ trong cuộc chiến. Trong khi đó Đức Chúa Trời luôn luôn đi trước họ và chiến đấu những cuộc chiến
của họ, bây giờ thay vào đó họ muốn một vua đi trước họ và chiến trận những cuộc chiến của họ.
 3/ Đức Chúa Trời phán “được/cho phép” có thể là kỷ luật của Ngài cho dân sự (c.21-22) – khi dân
sự bướng bỉnh, Đức Chúa Trời kỷ luật họ với TYT để giúp họ trưởng thành. Nhớ lại khi dân Y-sơ-ra-ên ở
trong đồng vắng, họ đã phàn nàn Môi-se và kêu gào cho thịt, cho dưa leo... xem trong Thi Thiên 106: 14-15,
khi Đức Chúa Trời phán “được/cho phép” đó luôn là dấu hiệu ân huệ của Ngài và cũng là dấu hiệu của sự kỷ
luật cho những tấm lòng bướng bỉnh.
II/ Sau-lơ được chọn làm vua (1 Sa-mu-ên 9:10 -10:16) - chắc chắn Đức Chúa Trời không đẹp lòng với lời
cầu xin của dân sự, nhưng dầu thế nào đi nữa, Ngài đã ban cho theo lời cầu xin của họ.
 1/ Gia thế của Sau-lơ – trong c.1-14 cho thấy một quang cảnh lướt qua về Sau-lơ và người đầy tớ
của ông, việc tìm kiếm những con lừa cái đã lạc mất. Quan trọng như thế nào về việc tìm kiếm những con lừa
cái?
 1/ Đức Chúa Trời hành động trong bối cảnh gia đình của Sau-lơ (c.1-2) – Sau-lơ cũng có một bối
cảnh gia đình trong c.1-2, tên Sau-lơ = Saul (Heb., ‫שאּול‬ָׁ , Shaʾul ) có nghĩa là “cầu xin Đức Chúa Trời” =
“Asked for [of God], 8:10) là người Bên-gia-min và xuất thân từ một gia đình thuộc chi phái Bên-gia-min.
 Tên Kích =Kish (Heb., ‫קוש‬, qosh) có nghĩa là “Cha của tôi là Đức Chúa Trời” = “My Father is EL”
là một địa chủ giàu có, là người đã lãnh đạo nhiều lần qua các cuộc chiến – (Heb., gibbor hayil), có nghĩa là
“sự dũng cảm/mạnh dạn” = “valor”đã mô tả Bô-ô trong Ru-tơ 2:1 và vua Giê-rô-bô-am I, trong 1 Các vua
11: 28.
 Cha của Sau-lơ, Kích, là một trong những người có vị trí trong cộng đồng. Điều này rõ ràng gia đình
của Sau-lơ là giàu có – họ đã sở hữu trong tay những con lừa và những tôi tớ - và cha của Sau-lơ là một
người quan trọng trong cộng đồng.
 Vì vậy Sau-lơ là một thành viên thuộc tầng lớp cai trị, mặc dầu từ một chi tộc nhỏ từ một chi phái
nhỏ. Chính Sau-lơ có một thân hình đầy ấn tượng, cao và đẹp trai. Đức Chúa Trời đã ban cho dân sự những
gì dân sự muốn. Trong khi đó, An-ne đã “cầu xin” một con trai trực tiếp từ Đức Chúa Trời (1:28), dân Y-sơ-
ra-ên đã ‘xin’ Sa-mu-ên “cho” một vua (8:5).
 2/ Cá nhân của Sau-lơ - Đặc điểm cá nhân của Sau-lơ (9: 3-14) – kẻ tôi tớ đi theo Sau-lơ có thể là
Xíp-ba (2 Sam. 9:9) mặc dầu Kích đã có một số tôi tớ (c.3). Mối bận tâm của Sau-lơ cho sự bình an của cha
ông sợ ông lo lắng đây là điều đáng khen, bày tỏ một sự nhạy bén để có trong vị vua (c.5)
 Mong muốn của Sau-lơ là dâng cho Sa-mu-ên một của lễ vì sự cứu giúp của ông cũng là sự đáng
khen, c.7 (xem 1 Các vua 14:3; 2 Các vua 8:8-9). Sau-lơ đã hiểu rõ giá trị của phép lịch sự trong xã hội, Sau-
lơ cũng có sự khiêm nhường đủ khi hỏi sự hướng dẫn từ người nữ (c.11-14).
 Đức Chúa Trời đã nói đến Sau-lơ như một “vua” = “prince” (Heb. negid, c.16), một vua chỉ định.
Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va (Yahweh) là ‘Vua’ thật của Y-sơ-ra-ên. Và trong c.17, từ liệu “quản trị/cai trị” =
“rule” (Heb., asar) thường có nghĩa là “hạn chế/cầm giữ” = “restrain”. Sau-lơ không cai trị như hầu hết
các vua đã làm, nhưng sẽ cầm giữ/hạn chế dân sự.
 Và Sa-mu-ên đã cho Sau-lơ một sự ưu tiên qua việc mời ông đi lên trước khi đến nơi cao (c.19). Sa-
mu-ên đã hứa với Sau-lơ không chỉ là tìm thấy được những con cái lừa của ông bị lạc mất nhưng tất cả đó là
sự mong ước, mọi vật quý hơn hết trong Y-sơ-ra-ên ngay lập tức dành cho ông (c.20). Sự đáp trả hạ mình
của Sau-lơ đối với Sa-mu-ên là điều đáng khen (c.21; Xuất 3:11; 4:10; Gie. 1:6)
 Bối cảnh gia đình của Sau-lơ cũng đã góp phần cho ngoại hình của ông. Sau-lơ không chỉ xuất thân
từ một gia đình đầy ấn tượng, nhưng ông có một hình dáng đầy ấn tượng. Sau-lơ là một người đàn ông cao
lớn, đầu cao hơn vai của bất cứ người nào khác. Sau-lơ là tất cả mọi điều dân Y-sơ-ra-ên muốn cho một vua,
nhưng ông không phải là những gì mà Đức Chúa Trời muốn cho dân sự, đó là lý do tại sao điều này không
hoàn thành/thực hiện cho đến cuối cùng.
 2/ Đức Chúa Trời hành động trong những sự gián đoạn và những lần nản chí tinh thần đi xuống –
c.3-4, Sau-lơ được sai đi tìm kiếm những con lừa cái bị thất lạc trên đồi Ép-ra-im. Ông và tôi tớ của ông đi
xung quanh mọi nơi nhưng không thể tìm thấy những con lừa cái ở đâu. Sau-lơ đã nghĩ rằng ông chỉ là một
người đi tìm những con lừa cái, nhưng bàn tay dẫn dắt của Đức Chúa Trời hành động trong đời sống của ông.
 3/ Đức Chúa Trời hành động trong những người Ngài đã đặt để xung quanh Sau-lơ – c. 5-10 - Sau-lơ
nản chí với việc tìm kiếm và sẵn sàng trở về, nhưng người tôi tớ đề nghị họ đi đến gặp đấng tiên kiến là
người sống bên cạnh thành đó. (Xem bài học trước từ liệu “đấng tiên kiến” = “seer” (Heb., ro’eh) và từ liệu
“tiên tri” = “prophet” (Heb., nabbi’). Trong trường hợp đặc biệt này Đức Chúa Trời đã sử dụng người tôi tớ
đã đi theo với Sau-lơ.
 Khi Sau-lơ cảm thấy khó chịu vì không có bất cứ cái gì để có một lễ vật dâng cho đấng tiên kiến và
kẻ tôi tớ có vài siếc lơ bạc ông đã có đem theo để có thể sử dụng. Kẻ tôi tớ có những lời đề nghị đúng đắn và
có những nguồn cần thiết để tiếp tục cho cuộc hành trình, như thể Đức Chúa Trời đã kế hoạch.
 4/ Đức Chúa Trời hành động những sự việc đúng thời điểm (c.11-14) – và cuối cùng, khi đi lên trên
đồi đến thành, gặp một số người nữ trẻ đi ra múc nước đúng lúc. Họ hỏi những người con gái trẻ về đấng tiên
kiến, và những cô gái trẻ cho họ những sự chỉ dẫn chính xác làm thế nào để tìm thấy đấng tiên kiến. Thời
điểm đúng lúc là hoàn hảo. Nếu họ đã đến một ngày sớm hơn, đó sẽ là quá sớm. Nếu họ đến một ngày sau
đó, đó có thể là quá trễ. Khi họ đến đây đúng thời điểm để gặp gỡ đấng tiên kiến - là Sa-mu-ên.
 Suy gẫm: CĐN chúng ta có bao giờ đã từng đối diện với những sự gián đoạn và những nản lòng
trong đời sống không? Có phải điều đó giúp cho chúng ta nhận biết rằng Đức Chúa Trời đang hành động
trong những sự gián đoạn và những sự nản chí của chúng ta không? Nhiều điều trong đời sống dường như rất
bình thường, nhưng Đức Chúa Trời hành động trong những chi tiết bình thường của đời sống của chúng ta.
Giống như Sau-lơ tìm kiếm những con lừa cái, chúng ta có thể không luôn nhìn thấy điều đó, nhưng bàn tay
dẫn dắt của Đức Chúa Trời tất cả mọi điều ở đây. Ba điều rất quan trọng về kế hoạch của Đức Chúa Trời cho
đời sống của Sau-lơ .
 1/ Kế hoạch của Đức Chúa Trời đi trước những bối cảnh hiện tại của Sau-lơ – c.15, Sau-lơ và kẻ tôi
tớ của ông nghĩ họ chỉ đang tìm kiếm những con lừa cái, nhưng trước khi họ đến thành, Đức Chúa Trời đã
bày tỏ ý muốn của Ngài cho Sa-mu-ên.
 2/ Kế hoạch của Đức Chúa Trời lớn hơn của Sau-lơ - c.16, Đức Chúa Trời đã phán với Sa-mu-ên -
Ngài đã sai ông là người xức dầu cho Sau-lơ làm vua trên dân Y-sơ-ra-ên. Sau-lơ nghĩ ông chỉ là người tìm
kiếm những con lừa cái, nhưng Đức Chúa Trời có những kế hoạch lớn hơn. Tôi tớ của Sau-lơ nghĩ ông chỉ là
một người đi theo nhưng Đức Chúa Trời có những kế hoạch lớn hơn. Những cô gái trẻ tôi tớ nghĩ họ đi lấy
nước nhưng Đức Chúa Trời có những kế hoạch lớn hơn.
 Trong trường hợp của Sau-lơ, trong sự đáp lời cầu xin của dân sự Đức Chúa Trời đang chuẩn bị một
vua cho Y-sơ-ra-ên. Ba lần trong c.16. Đức Chúa Trời nhấn mạnh “dân ta” = “my people”. Kế hoạch của
Đức Chúa Trời bao gồm toàn thể dân Y-sơ-ra-ên và sự giải cứu của họ khỏi dân Phi-li-tin.
 3/ Đức Chúa Trời sẽ bảo cho Sa-mu-ên những điều cần thiết cần biết khi cần phải biết - c.17, khi Sa-
mu-ên nhìn thấy Sau-lơ, Đức Chúa Trời đã phán với ông đây là người mà ông sẽ xức dầu. Đó là quan trọng
để chú ý trong câu chuyện này là Sa-mu-ên không chọn Sau-lơ làm vua – Đức Chúa Trời đã chọn. Sa-mu-ên
chỉ là một người trung gian.
 Suy gẫm: Trường hợp của Sau-lơ là một trường hợp đặc biệt, ông sẽ là vị vua đầu tiên của Y-sơ-ra-
ên. Sự cung phòng của Đức Chúa Trời không chỉ cho các vua, nhưng cho tất cả chúng ta. Châm ngôn 16:9
cho chúng ta lời yên ủi, sự cung phòng của Chúa cũng trải dài đến chúng ta, và Ngài đang hành động kế
hoạch của Ngài cho đời sống của chúng ta. Thỉnh thoảng chúng ta không hiểu kế hoạch của Đức Chúa Trời –
đó là không sai? Châm ngôn 20:24 nói như thế nào? CĐN, chúng ta không nhìn thấy trước việc Đức Chúa
Trời làm, Ngài nhìn thấy toàn bộ bức tranh, chúng ta chỉ nhìn thấy một phần, nhưng chúng ta chỉ biết cảm tạ
ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh, mọi tình tiết trong cuộc đời của chúng ta.
 1/ Kế hoạch của Đức Chúa Trời thường khác với kế hoạch của con người - c.18-20, Sau-lơ đến với
Sa-mu-ên để hỏi ông về những con lừa cái, nhưng Sa-mu-ên bảo với ông những con lừa cái đã được tìm thấy
và thay vào đó sai ông đến ăn bữa cùng với ông. Sa-mu-ên tiếp tục nói với Sau-lơ trong c.20b, tất cả mong
ước của Y-sơ-ra-ên được hướng đến Sau-lơ và gia đình ông. Dân Y-sơ-ra-ên đã mong ước một vua và bây
giờ mong ước này sẽ được thực hiện trong Sau-lơ.
 Sau-lơ hoàn toàn không sẵn sàng cho điều này, vì vậy ông xác nhận trong c.2, câu trả lời của Sau-lơ
với sự khiêm nhường là điều đáng khâm phục. Sự không biết của Sau-lơ rõ ràng là ông không biết Sa-mu-ên
là ai mặc dầu Sa-mu-ên là quan xét lãnh đạo và tiên tri của Y-sơ-ra-ên.
 2/ Kế hoạch của Đức Chúa Trời luôn luôn tốt hơn kế hoạch của con người (c.22-24), Sau-lơ được
ban cho một chỗ ngồi được tôn trọng và một phần thức ăn được để riêng ra cách đặc biệt cho ông từ thời
điểm mà Sa-mu-ên đã nói, “từ khi ta định mời dân sự, ta đã giữ nó lại về tiệc nầy”
 Sau-lơ không được kêu gọi phục vụ Đức Chúa Trời – làm vua trên Y-sơ-ra-ên trong sức riêng trong
trong c.1, Sa-mu-ên đã xức dầu cho Sau-lơ. Mặc dầu Sa-mu-ên là người xức dầu, không phải là Sa-mu-ên
chọn nhưng Đức Giê-hô-va là Đấng đã xức dầu cho Sau-lơ như một người lãnh đạo trên cơ nghiệp của Ngài
– dân Y-sơ-ra-ên.
 Xức dầu được sử dụng từ ban đầu để nói đến sự hiến dâng hay là biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời.
Trong cùng một cách các tiên tri, các thầy tế lễ và các vua được xức dầu khi họ được biệt riêng ra cho những
mục đích của Đức Chúa Trời.
 Xức dầu là một hành động tượng trưng trong Y-sơ-ra-ên đã mô tả sự dâng hiến/thánh hóa để phục
vụ. Dầu tượng trưng cho Thần của Đức Chúa Trời, và xức dầu đại diện cho một sự đảm bảo với Thánh Linh
vì sự cho phép (1 Giăng 2:27).
 Cái hôn của Sa-mu-ên là dấu hiệu của cảm giác ưa thích và tôn trọng từ khi bây giờ Sau-lơ là đại diện
đặc biệt của Đức Chúa Trời trên đất. Sa-mu-ên đã nhắc nhở Sau-lơ rằng dân Y-sơ-ra-ên là cơ nghiệp của Đức
Chúa Trời.
 Suy gẫm: Sự xức dầu của Sau-lơ dạy cho chúng ta điều gì? Trước tiên, chúng ta không được kêu gọi
để phục vụ Đức Chúa Trời trong sức riêng của chúng ta nhưng đúng hơn trong quyền năng của Đức Thánh
Linh. Xa. 4:6 nói như thế nào? Và đây là thật sự trung tâm điểm - chúng ta không thể làm công việc của Đức
Chúa Trời mà không có Thánh Linh của Đức Chúa Trời.
 Khi Đức Chúa Trời kêu gọi, Ngài xác nhận trong c.2-6, Sa-mu-ên cho Sau-lơ 3 dấu hiệu để chứng
thực ông đã được xức dầu để phục vụ như một vị vua bởi Đức Chúa Trời, mỗi một dấu hiệu là rất đặc biệt
cho người nào Sau-lơ sẽ gặp, nơi ông sẽ gặp họ và những điều gì sẽ xảy ra khi ông thực hiện.
 Cuối cùng, khi Sau-lơ gặp những tiên tri – Thần của Đức Chúa Trời sẽ đến trên ông với quyền năng.
Điều này nhắc nhớ về sự xức dầu là tượng trưng của Đức Thánh Linh. Mỗi một lần Sau-lơ nhìn lại ba dấu
hiệu này, sẽ nhắc nhở về sự viếng thăm của ông với Sa-mu-ên và làm thế nào Đức Chúa Trời đã xức dầu cho
ông phục vụ như một vị vua của Y-sơ-ra-ên.
 3/ Khi Đức Chúa Trời kêu gọi, Ngài trang bị (c.7) –trong c. 7 - Đức Chúa Trời đã trang bị Sau-lơ cho
trách nhiệm trước mặt Ngài bởi sai Thần của Ngài trên ông, và khi điều này xảy ra Sau-lơ là một con người
mới. Chờ đợi sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời trong c.8, Sa-mu-ên đang nói với Sau-lơ đi đến Ghi-bê-a và chờ
đợi 7 ngày. Tại đây, Sau-lơ đã được xức dầu cho nhiệm vụ, ông sẽ được trang bị bởi Thần của Đức Giê-hô-
va (Đức Thánh Linh) và được mệnh lệnh tiến về phía trước và hoàn thành những việc lớn được dẫn dắt bởi
Thần của Đức Chúa Trời. Nhưng Sau-lơ vẫn phải dựa vào Lời của Đức Chúa Trời khi được ban cho qua tiên
tri Sa-mu-ên.
 Suy gẫm: Tương tự ngày hôm nay, khi CĐN, chúng ta đặt đức tin trong Chúa Giê-xu, chúng ta cũng
trở nên một con người mới qua quyền năng của Đức Thánh Linh. Và Đức Chúa Trời trang bị chúng ta, Ngài
ban cho chúng ta những khả năng, những ân tứ để phục vụ bởi quyền năng của Đức Thánh Linh để mà chúng
ta có thể phục vụ cách hiệu quả.
III/ Vị vua mới (1 Sa-mu-ên 10:17 – 11:15)
 1/ Thần của Đức Giê-hô-va thay đổi tấm lòng Sau-lơ – trong c.9,– ba dấu hiệu kỳ diệu mà Sa-mu-ên
sử dụng để chứng thực sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống của Sau-lơ. Và cả ba dấu hiệu đó đã xảy
ra, như Sa-mu-ên đã nói:
 2/ Thần của Đức Giê-hô-va đem đến sự thay đổi hữu hình trong c.10-12, khi Sau-lơ đến Ghi-bê-a,
ông gặp đoàn tiên tri, Thần của Đức Giê-hô-va đến trên ông và ông bắt đầu nói tiên theo với đoàn người.
Những người này chứng kiến điều kỳ diệu này. Ghi-bê-a là quê hương của Sau-lơ, vì vậy đây là những người
bạn và những người lân cận, họ biết Sau-lơ, nhưng họ không bao gờ thấy Sau-lơ giống như điều này trước
kia, vì vậy họ hỏi, c.12 - dân chúng nói, “Sau-lơ há cũng vào số các tiên tri ư?”
 3/ Thần của Đức Giê-hô-va dẫn dắt đến sự thờ phượng –trong c.13, “Khi Sau-lơ thôi nói tiên tri, thì
đi lên nơi cao” – cụm từ “nơi cao” = “the high place” là nơi thờ phượng và dâng tế lễ. Những tiên tri mà
Sau-lơ đã gặp vừa từ nơi cao, tiếp theo sau đó Sau-lơ đi lên nơi cao để thờ phượng Đức Chúa Trời.
 (1) Hãy chờ đợi đúng thời điểm của Đức Chúa Trời – c. 14-16,
 (2) Hãy tin cậy Đức Chúa Trời mở ra những cánh cửa đúng lúc (c. 17-21a) - Sa-mu-ên nhóm hiệp
dân sự đến một hội hiệp công khai để chỉ định cho họ vị vua mới của họ, nhưng trước khi chỉ định Sau-lơ,
Sa-mu-ên bắt đầu một lời nhắc nhớ lại cho dân sự. Sau đó, hướng dẫn chính họ chỉ định trước mặt Đức Giê-
hô-va bởi chi phái trong c.20-21,
 Vì vậy Đức Chúa Trời đã chọn Sau-lơ cách công khai làm vua – Mệnh lệnh ở đây là trước tiên cả dân
sự  chi phái  trưởng tộc  gia đình và cuối cùng  cá nhân, xem Châm ngôn 16:33 nói như thế nào?
 (3) Hãy hạ mình trước mặt Đức Chúa Trời (c.21b-24) -Sau-lơ vừa đã được chọn nhưng không thấy
ông ở đâu! dân sự chạy đến và đem ông ra và dân sự kinh ngạc sau khi nghe Chúa phán! Dân sự tập hợp
xung quanh Sau-lơ và la lớn, “Nguyện vua vạn tuế!”
 Và sau cùng, là cơ hội đầu tiên của Sau-lơ để hành động như một người lãnh đạo dân sự, và ông đã
thực hiện đáng hâm mộ. Khi dân Gia-be ở Ga-la-át ở trong một hoàn cảnh khó khăn. Họ ở dưới sự vây hãm.
Họ sẵn sàng lập một hòa ước có thể họ phải trả những thuế cho người Am-môn.
 Dân Gia-be tại Ga-la-át cần sự cứu giúp, và Sau-lơ nhận ra dân sự cần sự cứu giúp. Sau-lơ sẵn sàng
tham gia – c.4-6, khi nghe những tin tức từ sứ giả - Sau-lơ đến và thấy mọi người khóc, bày tỏ sự quan tâm,
ông sẵn sàng tham gia vào. Sau-lơ có thể giải cứu dân sự như thế nào? Chỉ bởi Thần của Đức Giê-hô-va c. 6
– Thần đến trên ông bởi quyền năng, Sau-lơ được ủy nhiệm bởi Đức Thánh Linh để giải cứu dân Y-sơ-ra-ên
khỏi dân Am-môn.
 (1) Sau-lơ kêu gọi/triệu tập dân sự hành động – c.7-8, - Sau-lơ phải hành động nhanh, dân Gia-be
trong Ga-la-át cách xa Ghi-bê-a khoảng 42 dặm có nghĩa phải mất khoảng hai ngày để những sứ giả có ở
đây, và điều đó mất hai ngày để trở về. Và họ chỉ có một tuần lễ (7 ngày). Cả dân sự đến để chiến trận, Sau-
lơ có một đạo quân 330, 000 người mạnh bạo, tập hợp các đạo quân tại Bê-xéc, là một nơi lựa chọn tuyệt vời
cho khu vực dễ đóng. Bê-xéc cách phía tây Gia-be trong Ga-la-át khoảng 10 dặm, đây là xa đủ để chạy thoát
và gần đủ để tấn công. Sau-lơ đã kêu gọi dân sự hành động.
 (2) Sau-lơ chọn đức tin trên sự sợ hãi – c. 9 - lời tuyên bố mạnh mẽ của đức tin dựa nương vào lời
hứa của Đức Chúa Trời giải cứu bởi Thần của Đức Chúa Trời đến trên Sau-lơ.
 (3) Sau-lơ khích lệ dân sự với lời hứa của Đức Chúa Trời trong c. 9b-10, không chỉ công bố những
lời hứa của Chúa, nhưng Sau-lơ cũng khích lệ dân sự với những lời hứa của Đức Chúa Trời.
 Khi dân Gia-be nghe những lời hứa của Chúa giải cứu, họ được phấn chấn, vui mừng, họ được khích
lệ. Sau-lơ đã lãnh đạo một cuộc tấn công kinh ngạc đã dẫn đến sự chiến thắng trên dân Am-môn với kế
hoạch và những chiến lược khôn ngoan. Đây là  Công trạng thứ nhất của Sau-lơ khi lên làm vua là triệu
tập dân cả thành đánh tan đạo quân Am-môn, giải cứu dân thành Gia-be.
 Cuối cùng, Sau-lơ có được sự tôn trọng của dân sự, bây giờ Sa-mu-ên tập hợp mọi người lại tại Ghi-
bê-a để khẳng định lại địa vị làm vua. Đó là tốt để ca ngợi sự thành công của ông và dâng lời cảm tạ Đức
Chúa Trời.
Kết luận: Chấp nhận ý muốn của Đức Chúa Trời là chấp nhận thời điểm của Ngài, chờ đợi điều tốt nhất của
Đức Chúa Trời thay vì tự ý sắp đặt điều gì đó trước. CĐN chúng ta cũng cần nhận ra sự khác nhau rất lớn
giữa việc cầu xin Đức Chúa Trời cứu giúp và kêu xin với Ngài làm thế nào để cứu giúp! Dân Y-sơ-ra-ên có
một vấn đề - thay vì chỉ đem vấn đề của họ đến với Đức Chúa Trời và cầu xin Ngài cứu giúp, dân Y-sơ-ra-ên
đã nghĩ ra kế hoạch riêng của họ và rồi đòi hỏi Đức Chúa Trời thực hiện những việc theo cách của họ. Có
bao giờ CĐN, chúng ta làm điều tương tự như vậy chưa? Hãy nhớ rằng từ chối ý muốn của Đức Chúa Trời là
tương tự với việc từ chối Đức Chúa Trời.!

You might also like