You are on page 1of 7

VẠN PHÁP TINH LÝ

N46
Một ông vua như thế có bao nhiêu là nết xấu đến nỗi phải sợ đem phơi bầy cho
người biết đến cái ngu ngốc bản lai. Thường ở kín một nơi , người ra thế nào,
không ai được biết. May sao ở một nước như thế, thì dân chúng cũng khác, họ chỉ
cần một cái tên đứng làm vì đó là đã cai trị được họ rồi.
Khi vua Charles thập nhị ở Benders thấy trong viên tham nghị nước Thụy điển hơi
ra ý phản kháng, có hạ chỉ rằng sẽ gửi một chiếc giầy sang để chỉ huy mạnh lệnh.
Chiếc giầy đó chỉ huy mạnh lệnh cũng như một ông vua chuyên chế, có kém gì
đâu?
Nếu ông vua mà vào ngục, thì sống đó cũng như chết rồi, một ông khác sẽ lên cầm
quyền chính. Những điều ước của kẻ vào ngục kia đều vô giá trị: kẻ nối ngôi
không thuận nhận đâu. Vì rằng, bởi kẻ làm vua tức là pháp luật, tức là quốc gia, và
hễ khi không làm vua nữa, thì không còn là gì nữa, vậy nếu ông vua vào tù mà
không kể là sống cũng như chết thì quốc-gia sẽ bại hoại ngay.
Trông các việc làm cho dân Thổ-nhĩ-kì giảng hòa riêng với vua Piere đệ-nhất, có
một việc làm cho họ quyết ý nhất là việc dân Nga có nói với Tề-tướng Thổ- nhĩ-kì
rằng ở Thụy-điển, người ta đã lập một ông vua khác rồi.
Viện bảo vệ quốc-gia, chẳng qua chỉ là viện bảo-vệ ông vua, hay nói là việc bảo vệ
cái cung giam ông vua ở trong thì phải. Phàm cái không làm nguy ngay đến cái
cung ấy, hay là đê thành, đều không có chút chi xúc động đến những kẻ thần-trí u-
mê kiêu căng và ức đạo hết; mà khi sự biến đã tiếp đẽo, thì họ không thể theo đuổi,
dự bị hay lo nghĩ vào đấy nữa. Chính-trị cũng các nguyên-lực, các pháp-luật về
chính-trị trong nước, lãi là chật hẹp lắm, mà cách thống-ngự về dân sự mà thôi.
Cái gì rút lại cũng là để điều hòa cách thống ngự về chính trị, về dân sự với cách
thống ngự tôi tớ: điều hòa cho kẻ giữ nước với cho kẻ giữ cung.
Một nước như thế, nếu khi có thể tự coi bình như suối cả thế giưới chỉ một mình,
bay là ở giữa những đám đồng hoang bề cát, cách biệt với mọi dân tộc thường cho
là những quân dã man, thì tình thế thật là hay lắm. Quân đội không thể troong cậy
được, thì phá hoại bớt đi một phần quốc thổ cũng là phải.
Tên chỉ của chính thề chuyên chế là khiếp sợ, thì mục đích của nó là yên tĩnh: thế
nhưng sự yên tĩnh đó không phải là một cuộc hòa bình, mà là cái vẻ vắng ngắt ở
nững thị trấn mà sắp sửa phải địch quân chiêm cứ kia.
N47
Vì sức mạnh không phải là ở quốc gia mà là ở cái quân đội đx lập nên quóc gia,
nên muốn phòng thủ cho quốc gia, thì phải duy trì cái quân đội ấy; thế nhưng đối
với ông vua thì nó là thứ đáng ghe sợ lắm, làm thế nào hòa hợp đưuọc sự bảo an
cho quốc gia với sự bảo an cho cá nhân.
Tôi xin các ngài hãy coi chính phủ nước Nga đã cầy cụi để tìm cách thoát khỏi
vòng chuyên chế như thế nào, cái chuyên chế đó đối với chính phủ, kề còn nặng nề
hơn là đối với dân chúng. Họ đã phá các đội quân lớn, họ ssax rhanh giảm hình
phạt, họ đã lập ra các tòa án, họ đã giáo dục cho nhân dân. Thế nhưng còn nhiều sở
riêng, có lẽ nó cứ lôi kéo họ vào chỗ không may là chỗ họ muốn tìm nơi trốn tránh.
Trong những nước như thế, cái thế lwucj của tên giáo mạn không nước nào bằng;
nó là một sự khiếp sợ, thêm vào mộ sự khiếp sợ nữa. Trong các đế quóc hồi-giáo,
thì chính vì tôn giáo mà nhân dân thêm một phần kính-ủy kỳ-dị đối với vua họ.
Hiến pháp Thổ-nhĩ-kỳ cũng vì tôn giáo mà thay đổi lại đôi chút. Dân chúng sở dĩ
thiết đến sự quang vinh, sự vĩ đại của quốc gia, không phải là vì danh dự, mà là vì
thế lực và tôn chỉ của tôn giáo.
Trong các chính thể chuyên chế, không có chính thể nào lại tự mua giây mà vẫn
hơn là cái chính thể mà ông vua tự nhận mình làm chủ hết thẩy tài sản về thổ địa,
và được thừa tự làm chủ hết thẩy các thần dân: như thế thì bao giờ cũng sinh ra sự
bỏ hoang ruộng đất: ngoài ra nếu ông vua lại là tay buôn bán thì cồn nghệ nào cũng
đến tuyệt sản.
Trong các nước như thế, họ chả chịu từ bỏ, họ chả chịu sửa sang gì hết, nhà họ xây
chỉ đủ để ở đời một; rãnh họ chẳng chịu đào, cây họ chẳng chịu trồng, họ cố làm
cho kiệt sức đất, họ chẳng vun hóa lại chi hết; đâu cũng phả khai hoang, mà đâu
cũng là bỏ hoang.
Các ngài tưởng rằng những pháp luật làm mất quyền sở hữu về điền trạch và quyền
thừa hưởng về sản nghiệp, là làm giảm được lòng biến lận, tham lam của các kẻ có
thế lực đó sao? Không nó chỉ tỏ khiêu gợi cho cái tính biến lận và tấm lòng tham
lam đó. Họ sẽ thành ra những kẻ trăm khoanh hà lạm, vì rằng họ chỉ tin rằng chỉ có
vàng bạc có thể ăn cắp hay giấu giếm đi được ít nào là của riêng của họ ít ấy mà
thôi.
Muốn cho không đến nỗi hoàn toàn mất cả, thì lấy một tục lệ gì để tiết chế lại tấm
lòng tham của ông vua, cũng là một sự hay. Bởi vậy, ở Thổ-nhĩ-kỳ, ông vua thường
bằng lòng là chỉ lấy ba phần trăm về các di sản của nhân dân. Thế nhưng, vì rằng
phần nhiều đất cát, ông vua thường đem cho quân đội và muốn làm thế nào thì
làm; vì rằng phần các di sản của các quan lại trong nước, ông vua đều cướp lấy cả;
vì rằng kể ai chết không có con trai, thì quyền sở hữu là thuộc về vua, còn các con
gái chỉ đưuọc quyền hưởng lợi; vì các lẽ đó mà phần nhiều các tài sản ở trong
nước, có ra cũng là một cách tạm bợ mà thôi.
Theo như luật của ông Bantan, thì ông vua là người đưuọc thừa hưởng, cả vợ, cả
con, cả nhà cửa nữa. Vì muốn tránh khỏi cái lệ rất cay nghiệt về luật đó mà họ phải
dựng vợ gả chồng cho con từ năm lên tám, lên chín, hay lên mười tuổi, và có khi
bé hơn nữa, để cho chúng nó khỏi có lúc thành ra một phần di sản khốn nạn của
người cha.
N48
Trong những nước không có pháp luật nguyên-yêu, thì sự thừa hưởng đế quốc
không thể nhất định được. Cái ngôi báu trong nước là do ông vua kén người mà
trao, hoặc người tròn hoàng gia, hoặc người ngoài. Dẫu có định cho người con
trưởng nối ngôi cũng là vô tích; bao giờ ông vua cũng có quyền lựa chọn mà trao
cho một người khác. Người kế vị đó chính do ông vua, do các đinh thần, hay do
cuộc nội-loạn tuyên cáo. Bởi vậy, một nước như thế so với một nước quân chủ thì
nhiều thêm một cớ giải tán hơn.
Vì ông hoàng thân nào ở trong hoàng tộc tư cách được sử cũng ngang nhau, nên
thường sinh ra việc kẻ nào lên ngôi trước hết cũng hoặc là sai bốp cổ các anh em
như ở Thổ-nhĩ-kỳ; hoặc là sai làm cho mù đi, như ở Ba-Tư; hoặc là làm cho phát
điên, như ở Mông cổ; hoặc là nếu không phòng bị gì như ở Ma lạc kha, thì mỗi
một lần đổi ngồi là lại có một trận nội loạn gớm ghê.
Theo như cá hiến-pháp nước Nga, thì hoàng-đế có quyền muốn kén ai kế vị cũng
đươc, bất cứ người trong hoàng tộc hay người ngoài. Một cái lệ kế vị như thế, đã
gây ra bao nhiêu cuộc cách mạnh, vừa làm cho đế-chế suy-sút, vừa làm cho việc
truyền vị thành ra mất công bằng. Việc truyền vị là một việc rất cần cho dân chúng
được biết, nên cái lệ hay nhất là cái lệ làm cho mà ai cũng trông được rõ, như là kề
theo sự xuất thân, cũng kề theo cái lệ định về sự xuất thân. Một cái lệ như thế ngăn
ngừa được mọi cuộc âm mưu, dập tắt được tấm lòng xa-vọng; họ không làm
chuyền được thần trí một ông vua nhu nhược, mà cũng không làm cho những kẻ
sắp chết phải nói câu gì.
Khi sự kế-vị đã có pháp luật nguyên yêu định rõ rồi, thì chỉ có một ông hoàng-thân
là được quyền kế-thông, còn các anh em không ai có thực-quyền hay hư quyền
tranh dành ngôi báu nữa. Họ không thể phùng nghinh hay trông cậy vào ý riêng
của vua cha được. Như thế thì không làm gì phải tính đến việc chém giết hay bắt
giam anh em ông vua, hay việc gì khác nữa.
Thế nhưng, trong các nước chuyên chế, mà các hoàng huynh hoàng đệ, kể ra vừa là
nô-lệ lại vừa là địch thủ của ông vua, thì cách khôn khéo là phải liệu mà phòng bị
họ, nhất là trong các nước hồi giáo tôn-giáo của họ coi sự thắng lợi là do thiên
định; thành thử ra trong nước không ai có quyền làm chủ cả, chỉ ai đủ thế lực là
làm chủ thôi.
Lòng xa vọng ở những nước mà các ông hoàng-thân đích phải tự thầy mình nếu
không ngồi lên được ngai rồng thì bị giam hay bị giết, so với ở những nước như
nước chúng ta, các ông hoàng đích phải được hưởng một cái địa vị dù chẳng thật
thỏa mãn cho lòng xa-vọng; song đối với mọi sự thích muốn trung bình, thì thế có
lẽ đã là quá, thì kế ra bị khích thích hơn nhiều.
Các ông hoàng thân trong các nước chuyên chế bao giờ cũng lạm dụng sự hôn
nhân. Thường thường là lấy nhiều vợ, nhất là ở một phần thế giới mà sự chuyên
chế có thể cho là đã nhập tịch vào đất ấy, tức là bên châu Á. Họ có nhiều con quá,
đến nỗi không hề yêu được con, mà các con cũng không hề yêu được nhau.
Hoàng gia cũng giống như quốc gia; nhà thì yếu quá mà ông trưởng thì mạnh quá;
coi thì hình như rộng mà rút lại chẳng có gì, Vua Artase-zès giết hết cả con cái về
tội đã đồng mưu làm phản cha. Năm mươi con mà mưu phản cha, thì hình như
không đúng sự thực, nhất là họ mưu phản vì cớ vua cha không muốn nhường một
vị quí phi cho thái tử thì lại càng khó tin nữa. Vậy ta tưởng sự đó tất là do một cuộc
âm mưu gì ở các cung cấm phương Đông đó, ở những nơi mà bao nhiều sự gian
giảo, tàn bạo, quĩ quyệt đều ngấm ngầm trong chốn yên tĩnh, và che khuất trong
vòng hắc ám mịt mờ đó, ở những nơi mà một vị thiên tử già yếu, mỗi ngày một
thêm đồn, thành ra một tên tù bị giam ở trong cung trước nhất đó, như thế thì có lẽ
hơn.
Cứ như mọi điều ta vừa nói thì hình như bản chất của nhân loại là bao giờ cũng
muốn đứng dậy mà đạp đổ chính thể chuyên chuế; tuy nhiên, loài-người dù có lòng
hiểu tự do, dù có lòng ghét tàn bảo đấy, song các dân tộc phần nhiều là phải phục-
tùng chính thể chuyên-chế cải sự đó chẳng khó gì mà chẳng hiểu ra. Muốn gây một
chính ôn hòa, thì pahir điều hòa các sức mạnh lại, hạn chế đi, châm chước đi mà
làm cho nó hành động; khác nòa lấy một viên đá để bên này cho nó có thể chống
lại được với bên kia: đó là một phe luật lớn, ít khi ngẫu nhiên mà làm dược, và ít
khi họ để làm cho hoàn thiện được. Một cái chính phủ chuyên chế thì trái hẳn thế,
trông có khác nào lù lù ngay trước mắt; đâu đâu coi cũng nhất luật vì chỉ cần có
các dục vọng là đủ lập được, nên ai lập cũng có thể lập được thành.

N49
Chương XV: Nói tiếp về vấn đề trên
Trong các xứ khí-hậu nóng, là nơi thường theo chính thể chuyên chế, thì mọi điều
thúc dục phát đạt sớm, mà cũng mòn mõi sớm: trí-khôn tiên hơn; mà mọi điều tai
nạn về việc phân tán tài sản cũng đỡ rữ hơn; sự thành-danh không dễ cho lắm, bọn
thanh niên thường bị giam hãm ở nhà, không năng giao thiệp với nhau cho lắm; họ
lấy vợ lấy chồng sớm: vậy họ có thể thành-niên sớm hơn là ở các nước khí hậu
như khí hậu châu Âu. Ở Thổ-nhĩ-kỳ, lệ thành-niên kế từ mười lăm tuổi.
Việc xoá nợ không thể có được. Trông một chính thể mà không ai chắc là giữ được
của, thì họ trông người mà cho vay hơn là trông của.
Trong các chính-thể ôn-hòa, thì sự đó tự nhiên là có, nhất là trong các nước cộng-
hòa, vì cớ đối với đức liêm chính của nhân dân, họ tất phải có lòng tin hơn, hình
thức chính thể mà ai ai cũng hình như được tự trị tất gây được sự hòa thuận.
Nên trong nước cộng-hòa La-mã, mà cá tay lập-pháp định ra lệ xóa nợ, thì chắc
không đến nỗi hãm vào bao-nhiêu cuộc nội-biến, nội loạn, mà chắc cũng không
phải chịu bao nhiêu nỗi hiểm nghèo về các mối tệ, cùng bao nhiêu nỗi họa hại về
các phương pháp đề phòng.
Sự nghèo, sự không chắc về tài-sản ở trong các nước chuyên chế gây ra cái tệ cho
vay nặng lãi, ai cũng vậy, cũng tùy theo nỗi nguy-hiểm về sự cho vay tiền mà đánh
tăng giá tiền mình lên. Vậy nên trong những nước khốn nạn ấy, sự cơ-khố kéo đến
khắp mọi mặt: cái gì cũng bị chiếm đoạt, cả đến cái vốn về các món cho vay nữa.
Kết quả dến một người lái buôn không thể buôn to bán lớn được; họ sống lần hồi
ngày mội: nếu họ ôm đồm nhiều hàng hóa quá, thì những món lãi về số tiền để trả
hàng hóa lại nhiều hơn là món lãi họ mong kiếm về các hàng hóa, sẽ làm cho họ
phải thua lỗ nhiều bề.
Bởi vậy, các pháp luật về thương mại không có; mà dồn vào luật vi cảnh.
Chính phủ không thể không có những tay thừa hành mọi điều bất công mà thành ra
bất công được.
Thế mà không có lẽ những tay đó lại không tự dụng cho mình. Bởi vậy, trong các
nước chuyên chế thì sự ăn xóa tiền-công là sự tự nhiên lắm.
Bởi tội đó là tội thường, nên lệ tịch – một cũng là có ích. Họ dùng cách ấy để yên-
ủi cho dân chúng; món tiền họ lấy ở đây ra là một món tiền lớn, ông vua thu ở bọn
cùng dân đưuọc một món như thế kể cũng khó lòng: Trong những nước ấy, kể ra
cũng không có gia tộc như là họ muốn bảo toàn cho nữa.
Trong các nước ôn hòa thì khác hẳn thế. Lệ tịch-một làm quyền sở hữu về tài-sản
thành ra không chắc; nên chỉ là sự trừng phạt một kẻ có tội, thì thật là bóc lột đàn
trẻ thơ dại mà phá hoại cả một gia đình. Trong các nước cộng-hòa thì nó sinh ra cái
tệ cướp mất sự bình đẳng là cái tinh thần của quốc-gia, vì nó làm cho một người
dân phải thiệt phần nhu-yếu về vật chất.
La-mã có một đạo luật định rằng: chỉ có tội phản quốc xử theo cách nặng nhất thì
mới phải tịch-một gia sản.
Theo được cái tinh thần về luật đó và hạn định những tội nào là tội phải tịch một
gia-sản thì thường là hay lắm. Trong những nước mà phong tục địa phương đã định
rõ các tài sản, thì ông Bedin nói rằng chỉ nên tịch-một những món hàng tài thật là
phải lắm.
N50
Chương XVI: Nói về sự trao quyền
Trong chính thể chuyên chế, quyền binh vào cả tay kẻ mà người ta giao phó. Viên
tề tướng tức cũng là ông hoàng đế, và mỗi một viên quan coi chuyên từng việc tức
cũng là viên tề tướng hiện thân. Trong chính thể quân chủ quyền binh không đến
nỗi chuyên hoạnh lắm; ông vua trao quyền cho người khác, song đã tiết chế lại rồi.
Khi đem quyền binh mình phó thác cho ai, thì không bao giờ giao đi một phần mà
không giữ lại một phần lớn hơn thế.
Bởi vậy, trong các nước quân chủ, các thú lệnh coi riêng các thị trấn không có
thuộc quyền tổng đốc các tỉnh bằng thuộc quyền ông vua kế còn to hơn và các tá
úy coi riêng các đội quân không có phụ lòng với viên nguyên soái bằng phụ lòng
ông vua kế còn mạnh hơn.
Trong phần nhiều các nước quân chủ, họ đã khéo định ra cái lệ những kẻ có quyền
tiết chế hơi rộng một chút, thì không thuộc vào đội quan nào cả; thành thử ra vì họ
có quyền tiết chế chỉ là do ý riêng ông vua, dùng cũng đưuọc không dùng cũng
được, nên chi họ hình như là ở trong chức sự mà lại hình như là ở ngoài.
Sự đó không thể thích hợp với chính thể chuyên chế được, vì rằng nếu những kẻ
hiện không có chức sự mà đã có những đặc quyền những chức ước rồi, thì trong
nước số có những kẻ tự do cũng đã sẵn thế lực; điều đó trái với tính chất chính thể
ấy.
Phỏng như viên thú lệnh coi một thị trấn mà lại biệt lập không thuộc về viên tống-
đốc, thì tất ngày nào cũng phải điều đình cho họ được hòa hợp; đó là một sự vô lý
ở trong một chính-thể chuyên chế. Vả chăng, nếu viên thú lệnh mà có quyền chông
phục lòng cũng được, thì viên tổng-đốc làm thế nào đem được tỉnh mình mà ứng
mạnh người trên?
Trong chính thể ấy, quyền binh không thể cân nhắc được: quyền binh một viên
quan nhỏ đã vậy mà quyền binh ông hoàng- đế cũng thế. Trong các nước ôn hòa,
pháp-luật đi đâu cũng hợp, đến đâu cũng hiểu, nên dù các viên quan lại nhỏ đến
đâu cũng có thể theo được. Thế nhưng trong chính thể chuyên chế, là nơi mà pháp
luật chẳng qua là ý chí của ông vua, thì ông vua mà thánh minh, thì một viên quan
theo thế nào được một cái ý chí họ không từng biết? Vậy họ phải theo ý chí họ.
Chẳng những thế: chính vì pháp luật chẳng qua là điều mà ông vua muốn được
điều mình có biết, nên tất là cần phải có vô số những kẻ muốn cho vua và muốn
như vua. Sau hết, vị pháp luật chỉ là cái ý chí nhất thời của ông vua, nên lại cần
rằng những kẻ muốn cho vua cũng phải muốn bã kỳ như vua mới được.

You might also like