You are on page 1of 12

Nam Bắc Ly Khai

Năm 931 Vua Sa-lô-môn băng hà, để lại tình thế đáng lo ngại; tài chính cạn kiệt, đất nước bại
hoại vì thuế má, tinh thần sùng đạo suy sụp trong các tầng lớp quần chúng lộ rõ khuynh hướng
phản bội, muốn ly khai.

Tại Giê-ru-sa-lem, thái tử Rơ-khap-am được hội đồng kỳ mục tôn lên làm vua Giu-đa. Lẽ tất
nhiên là các nhà lãnh đạo miền nam mau mắn nhìn nhận một nhân vật trong chi tộc của họ lên
làm vua. Nhưng, theo cái nhìn của đồng bào miền bắc thì lại khác. Chắc hẳn là, trên nguyên tắc,
liên bang Ít-ra-en không chống đối việc phục quyền một ông vua thuộc chi tộc Giu-đa, miễn là
ông chấp nhận hủy bỏ lao dịch vụ rất đáng ghét, từng là nguyên nhân sinh ra biết bao lầm than
tang tóc cho người dân.

Để tạo cơ sở cho cuộc thỏa thuận, bên phía Ít-ra-en thỉnh cầu vua Rơ-khap-am lên Si-khem,
thành phố thuộc chi tộc Ép-ra-im, nổi tiếng nhất các thành miền Bắc về mặt tôn giáo, để hai bên
trao đổi về quy chế quốc gia. Tại đây, vua không ngờ phải đối diện với ông Gia-róp-am, con
người trước đây chúng ta đã thấy xuất hiện trong lịch sử vua Sa-lô-môn, và đã trốn sang Ai- cập
vì bị vua này truy nã.

Khi được tin vua Sa-lô-môn băng hà, ông Gia-róp-am vội vã bỏ nơi lưu vong trở về quê
hương của ông là Ép-ra- im, nơi ông được đón tiếp rất nhiệt tình. Người ta trao ngay cho ông
một sứ mệnh khó khăn và tế nhị nhất: đứng ra bênh vực quyền lợi cho đồng bào miền Bắc trong
buổi triều yết với vua Rơ-khap-am, như đã hẹn.

Trả lời vụng dại của vua Rơ-kháp-am (1 V 12; 2 Sb 10)

Cuộc đối thoại được mở đầu một cách khá ôn hòa;những thỉnh nguyện của người dân It-ra-en
dâng lên vua không có gì là quá đáng: “Phụ vương ngài đã bắt chúng tôi mang một cái ách nặng.
bây giờ nếu ngài giảm bớt khổ dịch và ách nặng nề phụ vương đã đặt chúng tôi, thì chúng tôi sẽ
phục dịch ngài.” (1v12, 4). Trong hoàn cảnh cụ thể thì đây là chuyện xét lại vấn đề thuế má, đặc
biệt các thỉnh nguyện nhắm cách riêng vào chuyện khổ dịch mà người dân yêu cầu hủy bỏ luôn.
Vua Rơ-khap-am xin hoãn giải quyết để suy nghĩ trong ba ngày.

Vua hỏi ý kiến các kỳ mục Giu-đa, các ông cho Vua thấy đã đến lúc phải nhượng bộ, chính sự
khôn đòi như thế.

Thế nhưng, chung quanh vua còn có những người trẻ, bạn đồng liệu với vua, những người này
lại tỏ ra nôn nóng muốn thấy vua tiến tới việc nắm quyền tuyệt đối. Họ đã thúc đẩy vua từ chối
một cách khinh bỉ mọi chuyện thương thuyết với dân, mà số phận chỉ là lao động vất vả để bảo
đảm cho giới quý tộc có được một đời sống sung sướng, ít nhất theo lề thói Đông phương xưa.

Ba ngày hẹn đã qua, vua Rơ-khap-am trả lời các lãnh tụ Ít-ra-en như sau: “Phụ vương ta đã đặt
ách nặng trên các ngươi, còn ta, ta chất nặng hơn nữa trên các ngươi; phụ vương ta trừng phạt
các ngươi bằng roi, còn ta, ta sẽ trừng phạt các ngươi bằng bọ cạp.” (1 V 12, 14).

1
Không thể vụng về và trêu người người ta hơn được nữa. với lời tuyên bố thiếu suy nghĩ như
trên, vua Rơ-khap-am để lộ quyết tâm tiếp tục con đường chính trị của phụ vuong Sa-lô-môn.

It-ra-en chống lại chế độ chuyên quyền của vua Giu-đa

Sau lời tuyên bố của ông vua người Giu-đa, các đại diện của Ít-ra-en đáp lại bằng một lời hô
tuyên chiến.
“Rồi Ít-ra-en rút về lều”. Sự kiện được kể vắn tắt. Thật ra một cuộc cách mạng đích thực đã
bùng nổ trong những công trường phía nam, nơi có nhiều toán dân Ít-ra-en đang lao động; các
công nhân bỏ dở những công trình đang xây cất rải rắc khắp lãnh thổ, từng đoàn, từng đoàn họ
trở về quê quán của họ.

“Thế là It-ra-en ly khai với nhà Đa-vít.” (1 V 12, 19). Công trình thống nhất của vị đại đế đã
chẳng tồn tại được đến một thế kỷ.

Thảm kịch mang hai bộ mặt: ly khai chính trị, ly khai tôn giáo. Một sự chia rẽ kéo theo những
hậu quả không lường được.

Ly khai chính trị (1 V 12, 20-25; 2 Sb, 10, 19)

Mười chi tộc miền Bắc, dưới danh xưng là Ít-ra-en, tiến hành việc tuyên bố độc lập và đặt người
lãnh đạo đất nước: ông Gia-cóp-am. Nhân vật này đã được mọi người biết đến với rất nhiều thiện
cảm từ vụ ông phản đối vua Sa-lô-môn. Thời gian lưu vong bên Ai-cập đã biến ông thành người
hùng của những kẻ bị áp bức, nhất là mới đây ông đã đứng ra bênh vực quyền lợi của mười chi
tộc chống lại chuyện lấn lướt không thể chấp nhận được của vua Rơ-kháp am. Mọi diễn biến đều
thuận lợi để các kỳ mục Ep-ra-im ủng hộ ông. Họ đã bầu chọn và tôn ông lên làm vua.

Lằn ranh giới giữa hai vương quốc mới này năm. bên trên Bết-En một chút, nghĩa là Giu-đa
đã có thể sát nhập vào lãnh thổ của mình một phân miền nam chi Mới nhìn vào bản đồ, ta thấy
ngay, lãnh thổ It-ra-en rộng lớn hơn nhiều, giàu có hơn về nông nghiệp, còn đất Giu-đa, nói
chung, thì sỏi đá, khô cằn và hoang dã hơn.

Đối lại, về dân cư thì người nước Giu-đa đoàn kết chặt chẽ với nhau hơn chung quanh thủ đô
Giê-ru-sa- lem, trung tâm chính trị và tôn giáo. Họ tỏ ra đặc biệt với triều đại Đa-vít, nhờ thế
Giu-đa làm thành | một hạt nhân vững chắc hơn, thuần nhất hơn là Mười chi tộc Ít-ra-en.

Vua Gia-rop-am quyết định đặt thủ đô tại Si-khem nằm ngay giữa đất nước. Không lâu sau
đó, vì lý do chiến thuật, ông lại phải rời bản doanh về Pơ-nu-en, bên bờ suối gắn bó Giáp-bốc,
vùng Bên-Kia-Gio-đan . Sau cùng, ông đã đóng đô tại Tia-xa (1 V 14, 17) phía đông Sa-ma-ri.

Một chi tiết ngộ nghĩnh nên ghi nhận: để bảo vệ lãnh thổ xây những công sự phòng chống
chiến tranh và thiết lập những cơ sở của triều đình, vua Gia-cóp- am buộc lòng phải tái lập hệ
thống khổ dịch. Thế là, những người Ít-ra-en trước đây đã cực lực chống đối những vụ trưng
dụng của vua Sa-lô-môn đến độ ly khai với Giu-đa, bây giờ lại bị động viên đi phục vụ tại các
công trường nhà vua.

2
Ly khai tôn giáo (1 V 12, 26-33; 2 Sb 11, 13-17)

Khi vua Gia-rop-am lên ngôi, nước Ít-ra-en không có nơi nào làm trung tâm tôn giáo. Sự thật thì
từ lâu rồi, người dân của Mười chi tộc vẫn thờ phượng Chúa ở những nơi cao” được truyền thống
trân trọng. Có hai nơi chính là: Đan trên vùng cực bắc đất nước và Bết- ên ở phía nam. Trong
hoàn cảnh cụ thể bấy giờ, vua Gia-rop-am không còn sự lựa chọn nào khác hơn là khối phục hai
đền hành hương tại các nơi này để thay thế cho trung tâm thờ phượng ở Giê-ru-sa-lem, trong
“đất kẻ thù”. Từ nay cấm tuyệt đối mọi tín hữu Đức Chúa không được đến Đền Thờ Sa-lô-môn
xây trong thành vua Đa-vít nữa: “Các ngươi lên Giê-ru-salem như thế là đủ rồi !” Và, để kích
thích dân chúng, vua nói tiếp: “Này, Ít-ra-en, Thiên Chúa của ngươi đây, Đấng đã đưa ngươi lên
từ đất Ai-cập!” Đó là tượng con bò vàng. Chúng ta đừng lầm lẫn về tượng này, đã có ở Xi-nại
xưa rồi. Sự thật thì xem ra Đan và Bết-En đã có sẵn các tượng đó. Và trong đầu óc của ông Gia-
róp-am, các tượng này phải phần nào thay thế cho Hòm Bia Giao Ước, tại các đền thờ ly khai.
Hậu quả của việc sắp xếp lại phụng tự như thế là: hầu hết các tư tế và các thày Lê-vi từng
phục vụ tại nhiều nơi thờ phượng của Ít-ra-en nhất quyết không chấp nhận chuyện đưa Bò vàng
vào nơi thờ phượng. Họ đã bỏ lãnh thổ Ép-ra-im để trở về Giê-ru-sa-lem, trung tâm chính thống
của đạo thờ Đức Chúa. Tại Ít-ra-en, lấy ai thay thế các thầy để phục vụ nơi các thánh điện bây
giờ? Tác giả Sách Thảnh cho biết: “Vua đặt các từ tế lấy từ đảm thường dân, không thuộc hàng
con cháu Lê-vi...” Hiển nhiên là điều này chẳng thể nâng cao đời sống đạo đức của giới tự tế mới
này chút nào.

Không chóng thì chày, phong trào ly khai sẽ trở thành một thực tại đau xót và gây lo lắng hết
sức cho tiền đồ sứ điệp thiêng liêng của Dân Thiên Chúa. Tệ hơn nữa, tình hình tại nước Giu-đa
của vua Rơ- kháp-am cũng chẳng sáng sủa gì. Hoàng thái hậu Na-a- ma là người Am-mon, bà đã
được vua Sa-lô-môn đồng ý cho dựng một ngôi đền kính các thần của dân tộc bà trên sườn núi
Ô-liu. Còn bà Ma-a-kha (ái nữ hay là cháu gái của hoàng tử Áp-sa-lom), vợ ưu ái của vua Rơ-
khap- am, thì có một nửa dòng máu là người A-ram; vì thế bà được vua cho lập ngay trong
hoàng cung, cách Đền Thờ chỉ vài bước, một bàn thờ kính nữ thần Át-tô-rét mà bà rất sùng mộ
(2 Sb 15, 16).

Đàng khác, vào thời kỳ này, ở cả Giu-đa lẫn Ít-ra-en, rộ lên một phong trào sùng bái tại các
nơi cao”, thường là tại những ngọn đồi có những lùm cây xanh, những nơi mà ngày xưa người
Ca-na-an thường cúng bái.

Tại Đền Thời Giê-ru-sa-lem,đã hẳn là các tư tế làm hết sức để duy trì Luật Mô-sê cho thật tinh
tuyền. Tuy nhiên, giới thượng lưu ở thủ đô (các sĩ quan, viên chức, các thương gia giàu có), nói
chung, tỏ một thái độ vô tín thoải mái và tự nhiên... Còn đám dân thường ở vùng quê thì hướng
về các nghi thức của người Ca-na- an; càng ngày người ta càng bỏ bê đời sống luân lý cao đẹp
của đạo Gia-về, để trở về với việc thờ ngẫu tượng hợp với cảm tính tự nhiên và với bản năng sẵn
có nơi con người hơn. Dần dần Mười điều răn của Chúa , cơ bản cho mọi nền văn minh, bị chìm
vào quên lãng.

Chiến tranh biên giới giữa Giu-đa và Ít-ra-en (932-926)(1 V 14, 30; 2 Sb 12, 15)
không phải là chiến tranh có giàn trận đấu nhưng chỉ là những cuộc đụng độ ngoài biên giới,
những va chạm cục bộ vậy thôi, Một thứ như là trường kỳ xung đột gây hấn với nhau, Thế mà

3
vua Rơ-khap-am cũng chiếm được một phần lãnh thổ phía nam của Ben-gia-min, điều này có
nghĩa là đây thủ đô Giê-ru-sa-lem xa ranh giới hai nước hơn một ít.

Trong những cuộc đụng độ không bao giơ ngưng này, hai quốc gia nhỏ bé đều sử dụng lực
lượng quân đội ít ỏi của mình. Cứ như thế, ngày này qua ngày khác, họ tiêu hao sức lực vô ích
mà chẳng đi tới kết quả nào cụ thể. Những cuộc xâm lăng khủng khiếp và tàn bạo của những
quân láng giềng khổng lồ, chẳng mấy chốc, sẽ cho họ thấy những cuộc huynh đệ tương tàn kia
thật là vô nghĩa và ngu xuẩn biết chừng nào.

AI-CÂP XÂM LĂNG (925-886)

???

Nam Bắc lại tiếp tục đánh nhau

Đáng lẽ cuộc xâm lăng của Ai-cập đã là lời cảnh giác hữu ích cho hai vương quốc bé nhỏ thờ
Đức Chúa mới phải. Trên thực tế, họ không hề để ý đến những nguy hiểm rất đáng sợ đang manh
nha lộ diện chỗ này chỗ kia. Thay vì hợp lực với nhau, đoàn kết chặt chẽ thành một phòng tuyến
chung để chống lại quân ngoại giờ đây có thể tràn vào bất cứ lúc nào, từ phía nam hay tại những
biên thùy phía bắc, thì dàng này Giu-đa Và it-ra-en lại cứ tiếp tục xâu xé nhau, để rồi cả hai càng
ngày càng suy nhược dần. Đúng là một cuộc tự sát chính trị.

Tình hình này chỉ có lợi cho những dân hiếu chiến miền Đông mà thôi, nhất là cho Át-sua mà
các vua thường là những con người say mê đi xâm chiếm đất đai và tàn bạo trong chuyện chém
giết. Họ nuôi mộng bành trướng chủ quyền của họ từ vùng châu thổ sông Tích-ra và sông Eu-
phơ-rát cho tới lưu vực sông Nin, và dĩ nhiên trên đường đi họ sát nhập các xứ Phê-ni-xi và Ca-
na-an vào đế quốc của họ.

Dưới quyền những người lãnh đạo ít sáng suốt về chính trị, hai nước Giu-đa và Ít-ra-en hẳn sẽ
phải trả giá rất đắt về số phận mình.

CÁC VUA MIỀN BẮC

I. Triều đại Giê rô bô am, 931 – 909 TC. IVua 12:1-15:34


II.Triều đại Bê a sa , 909 – 885 T.C. 15:1-16:34
III. Triều đại Om ri 885 – 841 T.C. 16:1-22:54; IIVua 2V 1:1-9:37 .
IV. Triều đại Giê hu IIVua 10:1-15:38
V. Các vua cuối cùng của Y-sơ-ra-ên 15:1-17:41

4
HOÀNG GIA GIÊ RÔ BÔ AM
Giê rô bô am nổi tiếng là một người quản trị có tài dưới thời Sa lô môn. Sa lô
môn đã giao cho ông phụ trách công trình xây dựng tường thành Giê-ru-sa-lem
với tên là Mi lô (IVua 1V 11:27 tt) . Tiên tri A hi gia đã truyền cho Giê rô bô am
biết sự phát triển tương lai một cách rất sinh động bằng cách trao cho ông mười
mảnh áo tơi của tiên tri để nói cho ông biết là ông sẽ cai trị 10 chi phái của dân
Do Thái (11 :1-27). Bị Sa lô môn nghi ngờ Giê rô bô am tạm thời lánh xuống Ai
cập nhưng trở về Si chem khi các trưởng lão của Y-sơ-ra-ên nổi dậy chống Rô
bô am. Tại đây ông được nhìn nhận là vị vua đầu tiên của vương quốc miền Bắc,
và cai trị 22 năm. Dù trong thời gian ông lên ngôi vua không có nọi chiến đẫm
máu, nhưng thỉnh thoảng vẫn có chiến tranh bùng nổ giữa Giê rô bô am và Rô
bô am mà Kinh Thánh chỉ nói phớt qua trong IISu Ky 12:15.

Các khuynh hướng Tôn giáo (Religious Trends)


Trong những vấn đề tôn giáo thì Giê rô bô am là người khởi xưởng dẫn dân
chúng đi lạc. Sợ dân chúng đi xuống Giê-ru-sa-lem thờ phượng thì sẽ chuyển
lòng trung thành chính trị của họ xuống miền Nam nên ông thiết lập việc thờ
hình tượng bằng cách dựng nên các con con bò vàng ở Bê tên và Đan. Bất kể
các răn giới của Môi-se, ông tự chỉ định các thầy tế lễ và cho phép dân Y-sơ-ra-
ên dâng tế lễ vật ở những nơi cao trong khắp cả xứ . Giê rô bô am còn tự động
ra dâng tế lễ và thay đổi các ngày lễ. (IVua 12:25-33)
Bị hai tiên tri cảnh cáo

13:1-34 ghi lại kinh nghiệm sinh động với một vị tiên tri vô danh từ Giu đa tới.
Giê rô bô am đối diện với một sự cảnh cáo đã làm chùng lại lòng sốt sắng phát
động sự nhờ hình tượng. Anh hưởng chức vụ của vị tiên tri vô danh này đáng
được nghiên cữu kỹ. Có lẽ ngôi mộ của vị tiên tri bị sư tử giết và đem về chôn
tại Bê tên này được dùng làm bia nhắc nhở những thế hệ sau rằng cần phải
vâng phục Chúa, dù có là sứ giả của Chúa cũng phải vâng phục Ngài.

Một vị tiên tri khác cũng cảnh cáo Giê rô bô am là A hi gia. Khi vợ của Gê rô bô
am hỏi A hi gia rằng con của họ có thể được lành bịnh không thì vua Y-sơ-ra-ên
được thông báo cho biết là không những con ông sẽ chết mà triều đại của ông
cũng sẽ chấm dứt . Đây là sự phán xét của Chúa trên tội không vâng theo mệnh
lệnh của Ngài.
Khi Giê rô bô am chết con ông là Na đáp cai trị chỉ hai năm rồi Ba ê sa
(Baasha) ám sát (15:1-34).

Na-đáp, con trai Giê-rô-bô-am, lên ngôi làm vua Y-sơ-ra-ên, và trị vì trên Y-sơ-ra-ên hai năm.
Người làm điều ác trước mặt Đức Chúa, đi theo đường của cha mình, phạm tội mà Giê-rô-bô-am
đã phạm và khiến cho Y-sơ-ra-ên can phạm nữa.
Vua bị Ba-ê-sa, con trai A-hi-gia làm phản; trong lúc Na-đáp và cả Y-sơ-ra-ên vây Ghi-bê-thôn,
vốn thuộc về dân Phi-li-tin, thì Ba-ê-sa giết người tại đó. và trị vì thế cho người. Vừa khi người
lên ngôi làm vua, Ba-ê-sa giết hết thảy người thuộc về nhà Giê-rô-bô-am, không để sót một ai,

5
đến đỗi đã diệt hết trong nhà Giê-rô-bô-am, theo như lời Đức Chúa đã cậy miệng A-hi-gia, kẻ tôi
tớ Ngài ở Si-lô, mà phán ra,ấy vì cớ tội lỗi của Giê-rô-bô-am đã phạm làm cho Y-sơ-ra-ên cũng
phạm tội, và chọc giận Đức Chúa của Y-sơ-ra-ên.

Triều đại Ba ê sa
Người ta ít biết về Ba ê sa. Ong thuộc chi phái I sa ca, lên làm vua Y-sơ-ra-ên .
Ong lấy Tiệc sa (Tirzah) làm thủ đô. Khi đa số dân chúng có vẻ muốn lánh qua
Giu đa thì ông củng cố thành Ra-ma, nơi hai con đường chính từ miền Bắc
xuống gặp nhau để cùng dẫn xuống Giê-ru-sa-lem khoảng 8 cây số (miles) ở
phía Nam. Lo sợ trước sự phát triển này, vua A sa của Giê-ru-sa-lem hối lộ Bên
ha đác (Benhadad) ở Đa mách để vua này tấn công Y-sơ-ra-ên . Khi Bên ha đác
chiếm lấy các thành Y-sơ-ra-ên giôn (Ijon) . Dân A-bên ma im (Abel ma im) và
vùng đất phì nhiêu miền Tây hồ Ga li lê, thì dân Sy ri thu được những món lợi
béo bở từ các đoàn xe thương gia đi xuống vùng bờ biển Phê ni xi. Kết quả là Ba
ê sa từ bỏ việc xây thành lấy ở Ra-ma và không gây chiến với Giu đa nữa (IISu
2Sb 16:1-14).

Tiên tri Giê hu (Jehu)


Giê hu, con trai của Ha na ni, rất sốt sắng rao truyền sứ điệp của Thượng Đế
trong thời vua Ba ê sa cai trị . Ong nhắc nhở vừa phải phục vụ Thượng Đế là
đấng đã giao thác cho ông chức vụ vua, nhưng rất tiếc là Ba ê sa cứ tiếp tục con
đường thờ hình tượng tội lỗi của Giê rô bô am.

Vua Ê la (Elah)
Ê la, con của Ba ê sa, cai trị không đầy 2 năm . Trong lúc đang say thì Ê la bị
Xim ri (Zimri) ám sát . (IVua 1V 16:8-10) . Lời tiên tri của Giê hu đã ứng
nghiệm . Khi Xim ri tiêu diệt bà con, bạn bè của gia đình nhà vua. Dầu vậy, Xim
ri chỉ cai trị được có bảy ngày. Ê-la, con trai Ba-ê-sa, lên làm vua Y-sơ-ra-ên. Người ở tại
Tiệt-sa, và cai trị hai năm. 9 Xim-ri, kẻ tôi tớ Ê-la, làm tướng coi phân nửa xe binh, làm phản
người. Ê-la ở Tiệt-sa uống say sưa trong nhà Ạt-sa, là quan cai đền người tại thành ấy. 10 Xim-ri
bèn vào giết người, và cai trị thay cho người. 11 Xảy khi Xim-ri vừa lên ngôi làm vua, thì người
giết hết thảy nhà Ba-ê-sa, chẳng để lại một nam đinh nào hết, hoặc bà con hay là bằng hữu người
cũng vậy. Vì các tội lỗi mà Ba-ê-sa và Ê-la con trai người đã phạm, tức là tội đã gây cho Y-sơ-
ra-ên can phạm, và vì các sự hư không của chúng nó chọc giận Đức Chúa của Y-sơ-ra-ên, nên
Xim-ri diệt hết cả nhà Ba-ê-sa, y như lời Đức Chúa đã cậy miệng Giê-hu là đấng tiên tri, mà
phán ra cho Ba-ê-sa.

Xim-ri

Xim-ri lên ngôi làm vua bảy ngày tại Tiệt-sa. Bấy giờ, quân lính Y-sơ-ra-ên đương vây Ghi-bê-
thôn, là thành vốn thuộc về dân Phi-li-tin. Khi đạo binh hay tin nầy rằng: Xim-ri đã phản nghịch
và giết vua, thì cũng một ngày đó, trong dinh, cả Y-sơ-ra-ên đều lập Ôm-ri, là quan tổng binh,
làm vua trên Y-sơ-ra-ên. Ôm-ri và cả Y-sơ-ra-ên bèn từ Ghi-bê-thôn đi lên vây Tiệt-sa. Xảy khi

6
Xim-ri thấy thành đã bị hãm, thì đi vào đồn lũy của cung vua mà đốt chính mình luôn với cung
vua, rồi chết.

Bấy giờ, dân Y-sơ-ra-ên chia làm hai phe: Phe nầy theo Típ-ni, con trai Ghi-nát, và muốn lập
người làm vua; phe kia theo Ôm-ri. Nhưng phe theo Ôm-ri thắng hơn phe theo Típ-ni, con trai
Ghi-nát.Vậy,Típ-ni chết và Om-ri cai trị.

Dòng vua Om ri
Dòng vua nổi tiếng nhất của vương quốc miền Bắc được thiết lập bởi vua Om ri .
Người được biết nhiều nhất trong dòng họ này là vua A háp. A háp được kế
nghiệp bởi hai người con là A hi gia (Ahazaih) và Giô ram (Joram). Trong thời kỳ
này Y-sơ-ra-ên không những lấy lại được đất đai bị Sy ri chiếm , mà còn được
nổi tiếng quốc tế nữa.

Vua Om ri
Khi Xim ri giết Ê la, thì đạo binh của Y-sơ-ra-ên đang vây Ghi bê thôn
(Gibbetham), dưới quyền chỉ huy của Om ri . Khi Om ri dẫn quân đánh Tiệc sa
thì Xim ri rút lui vào trong cung điện và đốt cả cung điện lẫn chính mình (16:15
tt). Sáu năm sau khi người hùng Típ ni (Tibni), chết thì Om ri trở thành người
duy nhất cai trị Y-sơ -ra-ên .

Mười hai năm cai trị của Om ri được tóm tắt trong tám câu Kinh Thánh (16:21-
28) . Dầu vậy sự cai trị của ông rất có ý nghĩa. Ong xây thành Sa ma ri trên
vùng Tây Bắc Si chem, cách Si chem độ 12 km (7 dặm). Thành Sa ma ri chiếm
một vị thế chiến lược, nằm trên đường dẫn đến Phê ni xi, Ga li lê, Ech đa lôn
(Esdraelon) thành Sa ma ri chiếm một vị thế an toàn, trở thành thủ đô bất khả
xâm phạm của Y-sơ-ra-ên trong hơn một thế kỷ rưỡi cho đến khi nó bị quân A ri
si chiếm năm 722 TC.

Om-ri phát động một chính sách có tính cách quốc tế nên tạo được uy tín Y-sơ-
ra-ên . Ong khống chế dân Mô áp bắt họ đóng thuế. Ong liên kết với Phê-ni-xê
bằng cách cho A-kháp con trai ông cưới Giê-xa-bên (Jezebel). Con gái của Et ba
ách (Ethbaal) vua Si-đôn. Mối giao kết này rất có ích lợi cho Y-sơ-ra-ên về mặt
thương mại nhưng rất tai hại về mặt tôn giáo làm đồi trụy cả thế hệ kế tiếp.
Hình như Om-ri thu hồi lại được những mất mát sinh tế và đất dadi vào tay dân
Sy-ri dưới thời vua Ba ê sa. Tiếng tăm quốc tế của Om-ri rất tốn đến nổi sử sách
của A-si-ri về sau gọi Y-sơ-ra-ên là đất của ôm-ri.

A-kháp và Giê sa bên


A háp con trai Om ri, mở rộng thêm ảnh hưởng chính trị và thương mại Y-sơ-ra-
ên trong 22 năm cai trị của ông. Việc gia tăng buôn bán với Phi ni xi tạo ra mối
đe dọa nghiêm trọng về lợi tức buôn bán của Sy ri . Chính sách thân thiện với
Giu đa bằng cách gả con gái là A tha li (Athalich) cho Giô ram (Jehoram) Bản
7
tiếng Việt phiên âm Joram, con trai vua A háp là Giô ram, con trai của Giô sa
phát (IISu 2Sb 21:6) để củng cố sức mạnh của Y-sơ-ra-ên chống lại Sy ri. A
háp đánh thuế gia súc rất nặng trên Mô áp. Với tài sản thu được cho Y-sơ-ra-ên
qua các chính sách kinh tế này. A-kháp đã có thể xây dựng và củng cố nhiều
thành lũy , kể cả thành Giê ri cô, ông cũng phung phí tiền để xây cho ông một
cung điện bằng ngà(IVua 22:39).

Tôn giáo của A-kháp


Dưới thời A-kháp và Giê-sa-ba ên thì việc thờ thần Ba-an được phát động. Nhà
vua dã cho xây một đền thờ cho thần này của dân Ty rơ trong thành Sa-ma-ri,
và đem hàng năm tiên tri Ba-an vào xứ Y-sơ-ra-ên . Thờ Ba-an trở thành tôn
giáo của dân thời A-kháp. Kết quả là A-kháp nổi tiếng là vị vua tội lỗi nhất của
Y-sơ-ra-ên . Nhất là Giê sa bên, bà được mô tả như là ảnh hưởng đồi trụy đứng
sau ngai vàng của A-kháp.

Tiên tri Ê-li-a


Ê-li-a xuất hiện trong thời kỳ bội đạo này như một sứ giả mạnh dạn, thẳng thắn
của Chúa. Sau ba năm rưỡi hạn hán, ông đã thách thức sự thờ thần Ba-an và
giám sát việc trừ diệt các tiên tri Ba-an của Giê-sa-bên trên núi Cát-men. Sợ
hoàng hậu Giê-sa-bên, Ê-li-a rút lui xuống bán đảo Si-nai, và tại đó ông nhận
ba mệnh lệnh của Chúa: đi xức dầu cho Ha-xa-ên làm vua Si-ri, xức dầu cho
Giê-hu làm vua Y-sơ-ra-ên và kêu gọi Ê-li-sa (Elisha) kế nghiệp ông. Trên
đường trở lại Y-sơ-ra-ên ông đã tuyển mộ Ê-li-sa theo ông trong chức vụ tiên
tri.

Sự đối đầu cuối cùng giữa Ê-li-a và vua A-kháp xảy ra tại vườn nho Na-bốt
(IVua 21:1-29). Hoàng hậu Giê-xa-bên tàn ác, bất kể luật lệ của dân Y-sơ-ra-ên
và chẳng thèm để ý đến việc Na-bốt vì lương tâm mà từ chối bán mảnh vườn
hương hỏa cho vua, bà đã lập mưu ném đá chết Na-bốt. Khi A-kháp chiếm vườn
nho Na-bốt thì bị Ê-li-a quở trách cách nặng nề. Vì sự bất công làm đổ máu vô
tội mà triều đại Om-ri sụp đổ. Sự ăn năn của A-kháp chỉ làm cho sự trừng phạt
trì hoãn lại đến sau khi ông chết mà thôi.

Chiến tranh với Si ri.

Vào cuối đời vua A-kháp thì dường như có chiến tranh thường xuyên với Si ri.
Tuy nhiên, khi đương đầu với quân thù chung thì Y-sơ-ra-ên và Si ri lại hiệp lực
với nhau như trong trận đánh ở Cạt ca. Chẳng bao lâu sau đó A-kháp thuyết
phục Giô sa phát (Jehoshaphat) vua Giu-đa liên hiệp với ông đánh Si-ri (22:1-
40). Sau khi A-kháp được tiên tri Mi chê cảnh cáo là sẽ bị giết trong trận chiến
này thì A-kháp giả dạng để khỏi bị quân Si-ri nhận diện. Dầu vậy, một mũi tên
lạc đã ghim vào A-kháp làm ông tử thương làm ứng nghiệm lời của tiên tri Ê-li-a
(21:19).

8
A-cha-xia, làm vua Y- sơ – ra – ên
A cha xia con vua A-kháp lên làm vua chỉ được một năm. ông không dẹp được
cuộc nổi loạn của dân Mô áp, và thất bại trong cuộc thủy chiến với vua Giô-sa-
phát ở vịnh A-ca-ba (Aqabat) . Lần cuối cùng tiên tri Ê-li-a đối đầu với dòng vua
Om-ri mà Kinh Thánh ghi lại là lần ông cảnh cáo vua A-cha-xia là vua sẽ không
được bình phục (IIVua 2V 1:1-18)

Giô-ram, con trai A-háp:


Mười hai năm cai trị của Giô ram kết thúc triều đại nhà Om ri cai trị xứ Y-sơ-ra-
ên . Trong thời gian này có những cuộc chiến xảy ra giữa Y-sơ-ra-ên và Si ri. Xứ
Si ri gia tăng sức mạnh quân sự nên sau khi Giô ram chết Si ri trở thành một
vuơng quốc chế ngự vùng Palestine.

Ê-li-a và Ê-li-sê .

Hai vị tiên tri này hiệp nhau thiết lập trường huấn luyện tiên tri trong khắp xứ
Y-sơ-ra-ên . Ê li được cất lên trời vào khoảng đầu triều vua Giô ram, nên Ê li sê
trở thành vị tiên tri chính ở Y-sơ-ra-ên . Nhiều biến cố cho thấy Ê li sê liên hệ
rất gần với Giô ram trong các vấn đề quân sự khi vua tìm cách thu hồi quyền
kiểm sóat Mô áp và tranh chiến với Si ri.

Chức vụ của Ê li sê không chỉ được biết trong xứ Y-sơ-ra-ên mà cả ở Si ri cũng


như ở Giu đa và Ê đôm. Qua việc chữa lành bệnh phong cùi cho Na a man và
đặc biệt là viêc đối đầu với đạo quân Si ri, Ê li sê được nhìn nhận là “ người của
Đức Chúa Trời “ ngay cả tại Đa mách là thủ đô của Si ri (8:7). Vào gần cuối đời
vua Giô ram , Ê li sê đi qua Đa mách báo cho Ha xa ên biết là ông sẽ là vị vua
kế tiếp của Si ri (8:7-15) . Trong khi Giô ram đang dưỡng bệnh tại Gít rê ên do
vết thương trong cuộc chiến với Si ri tại Ra mốt (8:28-29) thì Ê li sê sai đồ đệ
đến xức dầu cho Giê hu làm vua Y-sơ-ra-ên . Đang làm tổng chỉ huy quân đội Y-
sơ-ra-ên Giê hu tự tuyên bố làm vua Y-sơ-ra-ên và giết Giô ram vua Y-sơ-ra-
ên , lẫn A cha xia vua Giu đa.

Triều đại Giê-hu


Dòng họ này cai trị vương quốc miền Bắc gần một thế kỷ (841 – 753TC) lâu hơn
bất cứ triều đại nào khác. Trong thời kỳ này Y-sơ-ra-ên từ thế yếu đã trở thành
một vương quốc hùng mạnh và uy tín quốc tế lên đến cao điểm thịnh vượng
dưới thời Giê rô bô am đệ nhị.

Giê-hu

9
Cuộc Cách mạng đẫm máu đã đưa Giê hu lên ngôi vua. Giê-hu không những
truất phế dòng vua gồm cả Giê-sa-bên mà còn tiêu diệt sự thờ thần Ba-an, làm
trong sạch chính trị và tôn giáo. Giê-hu tiêu diệt gia tộc Om-ri và làm cho Phê-
ni-xi và Giu-đa thù ghét . Dầu vậy Giê-hu vẫn còn để lại tượng bò vàng tại Bêt-
ên và Đan, làm cớ cho dân Y-sơ-ra-ên tiếp tục phạm tội (10:29-31).

Giô-a-cha (Jehoahaz)
Khi Giê-hu chết năm 814 TCN. thì Ha-xa ên , vua Si ri, lợi dụng xâm lấn Y-sơ-
ra-ên trong thời vua Giô-a-cha, Y-sơ-ra-ên quá yếu nên Ha-xa-ên tiến quân
chiếm Gát và đe dọa Giê-ru-sa-lem 12:17. Giô-a-cha bất lực đến nổi không
chống lại được sự xâm lấn của dân Ê-đôm, A-môn, Phi-li-tin và Ty-rơ. Dù Giô-a-
cha tạm thời quay trở lại cùng Đức Chúa nhờ cứu giúp khỏi áp lực ngoại bang,
nhưng vua vẫn không từ bỏ việc thờ hình tượng, cũng không đập bỏ hình tượng
tà thần tượng xứ Sa-ma-ri (13:1-9).

Giô-ách (Jehoash)
Dưới thời trị vì của Giô ách (798-782 TC) Y-sơ-ra-ên hồi sinh và thành công. Ha-
xa-ên, chết (năm 800 TC)lực lượng của Si-ri suy giảm. Y-sơ-ra-ên xây dựng một
lực lượng quân sự hùng mạnh làm cho Bên-ha-đát II của Si-ri phải lui về thế thủ
và Y-sơ-ra-ên chiếm lại được một số lớn đất đai. Khi bị A-ma-xia vua Giu-đa
thách đố, thì Giô-ách đem quân Y-sơ-ra-ên đánh chiếm Giu-đa, đạp đổ một
phần tường thành Giê-ru-sa-lem (IISu Ky 25:17-24) và cướp lấy đồ đạc trong
cung vua và trong đền thờ và bắt tù binh đem về Sa-ma-ri.
Tiên tri Ê-li-sê vẫn còn sống lúc Giô ách lên ngôi vua . Kinh Thánh không nói gì
nên chúng ta có thể kết luật là cả Giê-hu lẫn Giô-a-cha đều không có liên lạc gì
nhiều với tiên tri Ê-li-sê. Nhưng Giô-ách lại đi thăm Ê-li-sê lúc tiên tri sắp chết
(IIVua 13:14 tt). Bằng một hình ảnh rất sinh động. Ê-li-sê bảo đảm cho Giô-ách
rằng vua sẽ thắng quân Si-ri . Du có bối rối trước cái chết của Ê-li-sê, giô ách
vẫn không phục sự Đức Chúa Trời, không từ bỏ thờ hình tượng . Tuy nhiên, triều
đại Giô ách đánh dấu một điểm ngoặt trong việc Chúa ban phước cho Y-sơ-ra-
ên như lời tiên tri của Ê-li-sê.

Vua Giê rô bô am II (Jeroboam II)


Là vua thứ tư của dòng họ Giê hu, là một vị vua xuất sắc , cai trị Vương quốc
miền Bắc trong 41 năm, kể cả 12 năm cùng cai trị chung với vua Cha (793 –
753 TC). Sự bành trướng rộng lớn về chính trị và thương mại của Y-sơ-ra-ên
dưới sự lãnh đạo của Giê rô bô am được tóm tắt trong lời của tiên tri Giô na
(14:23-29) khi Si ri bị A si ri đe dọa thì Giê rô bô am đã có thể lấy lại tới biên
giới đông và bắc của xứ Y-sơ-ra-ên . Tường thành Sa ma ri được làm rộng thêm
ra, và thành phố được củng cố . Đất Y-sơ-ra-ên được thái bình và thịnh vượng
hơn tất cả mọi thời kể từ sau vua Sa lô môn ; sự giàu có, xa hoa của Y-sơ-ra-ên
trong thời này được phản ảnh trong sách A mốt và Ô sê. Đồng thời thì đạo đức
tôn giáo lại suy đồi khiến hai vị tiên tri này phải khuyến cáo.
Khi Giê rô bô am chết năm 753 TC. thì con ông là Xa-cha-ri lên nối ngôi, cai trị
được 6 tháng thì Xa-cha-ri bị Sa-lum giết (15:8-12).

10
Xa-cha-ri, con trai Giê-rô-bô-am, lên làm vua Y-sơ-ra-ên tại Sa-ma-ri; người cai trị sáu tháng.
Người làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va, y như các tổ phụ mình đã làm; người không từ bỏ
tội lỗi của Giê-rô-bô-am, con trai Nê-bát, là tội đã gây cho Y-sơ-ra-ên phạm tội. Vả, Sa-lum, con
trai Gia-be, dấy nghịch cùng người, đánh giết người tại trước mặt dân sự; đoạn làm vua thế cho
người.

Các chuyện khác của Xa-cha-ri đều chép trong sử ký về các vua Y-sơ-ra-ên. 12 Như vậy là ứng
nghiệm lời của Đức Giê-hô-va phán cho Giê-hu rằng: Dòng dõi ngươi sẽ ngồi trên ngôi Y-sơ-ra-
ên cho đến đời thứ tư. Thật vậy, ấy là điều đã xảy đến.⚓

Sa-lum, con trai Gia-be, lên làm vua, cai trị một tháng tại Sa-ma-ri. 14 Mê-na-hem, con trai Ga-
đi, ở Tiệt-sa đi lên Sa-ma-ri, đánh Sa-lum, con trai Gia-be, tai Sa-ma-ri, và giết người đi. Đoạn
Mê-na-hem lên làm vua thế cho. Các chuyện khác của Sa-lum, và người phản ngụy làm sao, đều
chép trong sử ký về các vua Y-sơ-ra-ên.
16
Bấy giờ, Mê-na-hem đi khỏi Tiệt-sa, hãm đánh Típ-sắc, cả dân sự ở trong, và khắp địa hạt
chung quanh, bởi vì thành ấy không khứng mở cửa cho; nên người đánh nó, và mổ bụng hết thảy
người đàn bà có nghén ở đó.

Các vua cuối cùng 753-721 TCN


Ba thế kỷ này đánh dấu sự suy đồi và sụp đổ của vương quốc miền Bắc trong
khi vương quốc A-si-ri mở rộng sự cai trị đến tận Palestine . Từ tột đỉnh phồn
vinh về kinh tế và thương mại, Y-sơ-ra-ên rơi xuống tình trạng lệ thuộc A-si-ri
chỉ trong một thời gian rất ngắn .
Mê na hem và Phê ca hia
Mê na hem cai trị Y-sơ-ra-ên gần 10 năm sau khi Sa lum chiếm ngôi được một
tháng và bị Mê-na-hem giết. Đối diện với sự tấn công của Tiếc-lác-phi-lê-se III
hay Phun là người lên ngai vua A-si-ri năm 745 TC. Mê-na-hem phải triều cống
để khỏi bị xâm lăng. Người làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va; trọn đời chẳng hề lìa khỏi
các tội lỗi của Giê-rô-bô-am, con trai Nê-bát, là tội đã gây cho Y-sơ-ra-ên phạm tội. 19 Phun, vua
A-si-ri, loán đến trong xứ; Mê-na-hem bèn nộp cho người một ngàn ta-lâng bạc, để người giúp
đỡ làm cho nước mình đặng vững vàng trong tay người. 20 Mê-na-hem thâu lấy tiền bạc ấy nơi
dân Y-sơ-ra-ên, tức nơi những người có tài sản nhiều, cứ mỗi người năm mươi siếc-lơ bạc, đặng
nộp cho vua A-si-ri. Đoạn, vua A-si-ri trở về, chẳng ở lâu tại xứ.

Phê-ca-hia, con Mê-ra-hem cũng dùng một chính sách tương tự như cha để
tránh bị xâm lăng trong suốt hai năm ông cai trị. Người làm điều ác trước mặt Đức
Giê-hô-va, không từ bỏ tội lỗi của Giê-rô-bô-am, con trai Nê-bát, là tội đã gây cho Y-sơ-ra-ên
phạm tội. 25 Phê-ca, con trai Rê-ma-lia, quan tổng binh người, phản nghịch người, và đánh người
tại Sa-ma-ri, trong thành lũy của đền vua, luôn với Ạt-gốp và A-ri-ê. Người có năm mươi người
Ga-la-át theo mình. Vậy người giết Phê-ca-hia và cai trị thế cho.

Phê ca 739 – 731 TC

11
Phê-ca hình như là lãnh đạo phong trào chống đối A-si-ri và chịu trách nhiệm về
việc ám sát Phê-ca-hia ở Si-ri vị vua mới là Rê-xin tên lãnh đạo rất hiếu chiến.
Cùng đương đầu với một kẻ thù chung, hai vua này liên kết nhau chống lại A-si-
ri. Cho đến lúc này thì Giu-đa lãnh đạo việc chống lại A-si-ri đưa lên ngôi. Dù
liên hiệp Si-ri Y-sơ-ra-ên cố ép Giu-đa ủng hộ họ bằng cách xâm lấn Giu-đa
(16:5-9; IISu Ky 28:5-15; Esai 7:1-8:8) nhưng thất bại . Năm 732 TC. Tiếc lác
phi lê se chiến thắng Si-ri, chiếm Đa-mách .Rê-xin bị giết . Ở Sa ma ri dân Y-sơ-
ra-ên giết Phê ca và tôn Ô sê lên làm tay sai cho vua A si ri.

Ô sê vị vua cuối cùng

Khi San ma na se V nối ngôi Tiếc lác phi lê se III cai trị A si ri năm 727 TC. Ô sê
chấm dứt triều cống cho A si ri và dựa vào sự giúp đỡ của Ai cập. Năm 726 vua
A si ri bao vây Sa ma ri . Sau 3 năm bị vây hãm Ô sê buộc phải đầu hàng.
Vương quốc miền Bắc chấm dứt ở đây.
Dưới chính sách của A si ri nhằm phân tán người dân bị thua trận nên 28000
người Y-sơ-ra-ên bị bắt làm tù binh, bị phân tán ra khắp các vùng của Ba tư.
Ngược lại, dân Ba by lôn lại được đem qua định cư ở Sa ma ri và xứ Y-sơ-ra-ên
bị giảm xuống thành một tỉnh của A si ri.
Qua hơn 2 thế kỷ dân Y-sơ-ra-ên đi theo đường lối của Giê rô bô am I. Dân
chúng thờ hình tượng, vi phạm điều răn thứ nhất của Đức Chúa Trời . Hết tiên
tri này đến tiên tri khác cảnh cáo cả vua lẫn dân về sự trừng phạt của Đức Chúa
Trời. Tội trong thờ hình tượng và không chịu nghe lời cảnh cáo kêu gọi họ trở về
phụng sự Đức Chúa Trời , nên cuối cùng dân Y-sơ-ra-ên đã bị đầy đi làm phu tù
(IIVua 17:1-23)

12

You might also like