You are on page 1of 102

* MỘT SỐ VĂN BẢN THƯ TỊCH CỔ THỂ HIỆN QUAN HỆ

BANG GIAO GIỮA ĐẠI VIỆT VÀ TRUNG QUỐC


A. SỚ : 疏
- Ý nghĩa: tờ trình của kẻ dưới dâng lên cấp cao nhất (vua, thánh thần) để cầu xin
bày tỏ nguyện vọng.
- Các từ cùng nghĩa: tấu sớ, sớ biểu
- Do Trung Hoa là một nước mạnh nên buổi đầu độc lập, các triều đại phong kiến
bắt buộc phải nhẫn nhịn để giữ hòa khí nên cần phải dâng sớ xin cấp đất đai
VD: Vua Lê Hoàn xin “Sớ cầu phong”: 疏 求 封
Nghĩa là: xin được cấp đất trị vì
- Tuy nhiên: tinh thần tự cường vẫn được thể hiện qua một số giai thoại về vua Lê
Hoàn như: thoái thác quỳ để nhận sắc phong từ sứ thần Trung Hoa, yêu cầu văn
bản của Trung Hoa mang sang chỉ được đưa đến biên giới.
MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM KHÁC NGHĨA
• CẦU
- 毬 : Quả bóng, hình tròn
- 逑 : lứa đôi, sánh đôi
• PHONG
- 峯 : ngọn núi, cái bướu
- 楓 : cây phong
- 瘋 : bệnh tật
- 豐 : tốt tươi, to lớn, thịnh vượng
- 風 : gió
* MỘT SỐ VĂN BẢN THỂ HIỆN QUAN HỆ BANG GIAO
GIỮA ĐẠI VIỆT VÀ TRUNG QUỐC
B. SẮCH PHONG : 册封
- Ý nghĩa: Thiên tử ban tước hiệu, đất đai cho 1 người để xác định địa vị
của người đó . Đây là sự thể hiện uy quyền của nước lớn với nước nhỏ
- Do Trung Hoa là một nước mạnh nên buổi đầu độc lập, các triều đại
phong kiến bắt buộc phải nhẫn nhịn để giữ hòa khí nên cần phải chấp
nhận nghi thức này.
- Từ liên quan: SẮC PHONG 敕封 : lệnh vua ban thưởng chức vị và đất
đai cho kẻ dưới.
MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM KHÁC NGHĨA

• SÁCH
- 策 : Kế hay, mẹo
- 冊 : một cách viết khác của chữ sách
• SẮC
- 色 : màu, đẹp
- 銫 : nguyên tố kim loại
* MỘT SỐ VĂN BẢN THỂ HIỆN QUAN HỆ BANG GIAO
GIỮA ĐẠI VIỆT VÀ TRUNG QUỐC
C. TRIỀU CỐNG: 朝貢
- Ý nghĩa: Vua nước nhỏ dâng lễ vật tỏ thành ý thuần phục Vua của nước
lớn, tạo không khí hòa hảo.
- Do Trung Hoa là một nước mạnh nên buổi đầu độc lập, các triều đại
phong kiến bắt buộc phải nhẫn nhịn để giữ hòa khí nên cần phải chấp
nhận nghi thức này.
- Vật phẩm triều cống: sản phẩm có giá trị lớn và quý hiếm tại các địa
phương, hoặc triều cống theo nhu cầu chỉ đạo của vua nước lớn. Có lúc
áp lực triều cống quá nhiều khiến nước nhỏ chịu áp lực, bất bình.
MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM KHÁC NGHĨA

•TRIỀU
-晁 : họ Triều
-潮 : nước dâng lên cao
II. Thư tịch cổ thể hiện chính sách đối ngoại
2.1. “Nam quốc sơn hà”: bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch
sử dân tộc
A. Nguồn gốc của tác phẩm:
- Ý kiến 1: Sáng tác xuất hiện vào thời Tiền Lê được Lê Hoàn sử dụng để
đuổi quân Tống xâm lược lần 1
- Ý kiến 2: sang tác của Lí Thường Kiệt và được ông bố trí để đuổi kẻ
thù trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2
* Tác giả : Lí Thường
Kiệt ( ? ) ( 1019 -1105 )
tên thật Ngô Tuấn, quê
ở Hà Nội.

* Thể thơ : Thể thơ thất


ngôn tứ tuyệt ( bài
thơ có 4 câu, mỗi câu
7 chữ, thường gieo vần
chân – cuối câu 1,2,4 )
Phiên âm: Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Dịch nghĩa: Non sông nước Nam


Đất nước Nam vua Nam cai quản
Cương giới phân chia rõ ràng ở sách trời
Cớ sao lũ nghịch tặc kia lại dám tới xâm phạm
Chúng bay sẽ được thấy (cả lũ chúng bay) sẽ chuốc lấy thất bại hoàn toàn
PHIÊN ÂM
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

DỊCH THƠ
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
* CHÚ GIẢI TỪ NGỮ
- Nam quốc: nước Nam (đất nước ta ở phương Nam để đối lập với
Bắc quốc, trỏ nước Trung Hoa)
+ nam – con trai, đàn ông 男
+ nam - tiếng nói lầm rầm 喃 )
- sơn hà: núi và sông (cũng như giang sơn) được dùng với ý nghĩa là
đất nước, tổ quốc.
+ hà - tại sao 何
+ hà - nghiệt ác, làm việc xét nét quá 苛
+ hà – ráng chiều 霞 )
- đế: ngôi vị tối cao trong hàng ngũ các vua chúa (khác với vương 王
), dùng từ nam đế để cân bằng vị thế với hoàng đế Trung Hoa.
- Cư: nghĩa gốc là ở, nghĩa trong bài là làm chủ, cai quản
- Tiệt: cắt đứt, nhiên: tính từ chỉ trạng thái (rõ ràng). Tiệt nhiên: trạng
thái đứt đoạn, chia cắt rạch ròi, dứt khoát.
- Định: xếp đặt yên ổn không bị lay động nữa.
- Phận: chia tách riêng biệt,
- tại: ở như
- Thiên: trời
+ thiên – nghìn 千
+ thiên - dời đi chỗ khác 遷
+ thiên – nghiêng, lệch về một phía 偏
- Nghịch: trái, không thuận, phản nghịch, không chịu quy thuận.
- Lỗ: bắt sống, tù binh bị bắt tại trận, giặc.
- Nhữ: đại từ nhân xưng ngôi thứ hai.
- Đẳng: thứ bậc, đây được dùng như một hư từ trỏ số nhiều.
- Hành: vốn nghĩa là đi, đây được dùng như một hư từ chỉ thì tương lai của
động từ ( sẽ, sẽ bị)
- Khan: thấy, nhìn thấy (hành khan: sẽ thấy, có một âm đọc khác là khán)
- Thủ: lấy, chuốc lấy.
+ thủ - đầu 首
+ thủ - tay 手
+ thủ - giữ coi 守 )
- Bại: thất bại
- Hư: trống rỗng, ở đây có nghĩa là không còn gì cả, tan vỡ hoàn toàn.
II. Thư tịch cổ thể hiện chính sách đối ngoại
2.2. Đối thơ của sứ thần Lí Giác: thừa nhận chủ quyền và vị thế
độc lập của vua và nhân dân Đại Việt
- Lí Giác: là sứ thần Trung Hoa (dưới triều Tống) được cử
đi sứ sang Đại Việt vào năm 987, được vua Lê Hoàn tiếp đón
trọng thị.
- Thiền sư Pháp Thuận nghênh tiếp và đối thơ với Lí Giác.
Trước khi tiễn biệt, Lí Giác làm bài thơ “Tặng Pháp Thuận thiền
sư” với nhiều ẩn ý ca ngợi nền thái bình thịnh trị của vua Tiền
Lê; khẳng định nền độc lập tự chủ của nước Đại Việt.
贈 法 順 禪 師 (李 覺)

幸 遇 明 時 贊 盛 猶
一 身 二 度 使 交 州
東 都 兩 別 心 尤 戀
南 越 千 重 望 未 休
馬 踏 煙 雲 穿 浪 石
車 辭 青 嶂 泛 長 流
天 外 有 天 膺 遠 照
溪 潭 波 靜 見 蟾 秋
Phiên âm Hán Việt: Tặng Pháp Thuận
thiền sư
Hạnh ngộ minh thì tán thịnh do,
Nhất thân nhị độ sứ Giao châu.
Đông đô lưỡng biệt tâm vưu luyến,
Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu.
Mã đạp yên vân xuyên lãng thạch,
Xa từ thanh chướng phiếm trường lưu.
Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu,
Khê đàm ba tĩnh kiến thiềm thu.
Dịch nghĩa: Tặng Pháp Thuận thiền sư
May mắn được gặp thời thịnh trị giúp được nhiều mưu
Một thân hai lượt đi sứ châu Giao
Hai lần từ biệt Đông đô, lòng càng lưu luyến
Đất Nam Việt xa xôi nghìn trùng, tôi ngóng trông hoài
Chân ngựa đạp khói mây, băng qua đá lởm chởm
Bánh xe từ giã núi xanh, rồi lại lênh đênh tiếp trên sông dài
Ngoài trời lại có trời, nên soi sáng xa
Để khe đầm sóng lặng, được thấy bóng trăng thu
Dịch thơ:
Mừng gặp thái bình giúp tri mưu
Một thân hai lượt sứ Giao châu
Đông đô đôi biệt se lòng khách
Nam Việt nghìn trùng mỏi mắt nhau
Ngựa đạp khói mây băng đá hiểm
Xe bòn rừng biếc vượt dòng sâu
Ngoài trời còn có trời nên chiếu
Sóng lặng khe đầm, rọi mảnh thâu

Nguồn: Giai thoại văn học Việt Nam, NXB Văn học, 1988
* CHÚ GIẢI TỪ NGỮ: TẶNG PHÁP THUẬN THIỀN SƯ
• 贈 : tặng: đưa cho
• 法 : pháp: khuôn phép, phép tắc, cách thức làm việc
• 順 : thuận: bé nghe lớn chỉ bảo, noi theo, mọi việc được thông
suốt
• 禪 : thiền: mặc niệm, tĩnh lặng
• 師 : sư: nhiều, đông đúc, dạy học, thông thạo một nghề
獅 : con sư tử
李 : lí: cây mận, họ Lí
浬 : đơn vị đo chiều dài sông, biển
理 : sửa sang, sắp đặt, điều đúng đắn
Hạnh ngộ minh thì tán thịnh do
• 幸 hạnh: may mắn, được yêu
• 遇 ngộ : bất ngờ gặp nhau
悟 : trong lòng hiểu thấu, tỉnh táo không u mê
• 明 minh : ban ngày, sáng tỏ, sáng suốt
• 時 thì : thời, mùa trong năm, bốn mùa, luôn luôn
• 贊 tán : giúp, cổ vũ, hưởng ứng, khen ngợi
• 盛 thịnh: nhiều, tốt đẹp, chứa đựng
• 猶 do : cũng như, giống như
由 : nguyên nhân
Nhất thân nhị độ sứ Giao Châu
• 身 thân: cơ thể người, thân thể, mình mẩy
親 : cha mẹ hoặc anh chị em ruột, gần gũi
• 度 độ : đơn vị đo lường, lần
渡 : từ bờ này qua bờ khác, cứu vớt
• 使 sứ : người được vua cử đi lo việc ngoại giao
• 交 giao: chơi, kết nối, liền tiếp, nộp lại
• 州 châu: vùng đất được phân chia quản lí
洲 : bãi cù lao
珠 : ngọc, ngọc trai
Đông đô lưỡng biệt tâm vưu luyến
• 東 đông : phương đông, làm chủ một vùng, cổ
đông
• 都 đo: đô thị, nơi đông người,
• 兩 lưỡng: số hai, một cặp
• 別 biệt: chia ra, chia tay, khác
• 心 tâm: quả tim, nghĩ ngợi, suy tư
• 尤 vưu: lạ, rất, càng
• 戀 luyến: yêu mến, vấn vương trong lòng
Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu
•南 nam: phương nam,
•越 việt: vượt lên, sôi nổi, càng
•千 thiên : nghìn
•重 trùng : lại, lần nữa
蟲 : sâu bọ
• 望 vọng : trông mong, ngóng chờ
• 未 vị : chưa đến, chưa
位 : chỗ ngồi, vị trí
味 : mùi
爲 : vì, cho
• 休 hưu: nghỉ ngơi, tốt lành
Mã đạp yên vân xuyên lãng thạch
•馬 mã : con ngựa
•踏 đạp: chân sát xuống đất, bước đi
•煙 yên : khói
•雲 vân : mây
•穿 xuyên : thủng lỗ, xuyên qua, xỏ kim
川 : dòng nước, sông
• 浪 lãng : sóng, đi lang thang
• 石 thạch : hòn đá
Xa từ thanh chướng phiếm trường lưu
• 車 xa : cái xe
• . 辭 từ : nói ra thành văn, từ biệt, lời tố cáo;
詞 : một lối văn;
祠 : đền thờ, nhà thờ;
慈 : lành, yêu thương hết mực
• 青 thanh: màu xanh;
聲 : âm thanh, tiếng;
清 : nước trong, sạch
• 嶂 chướng : ngọn núi;
瘴 : khí độc
• 泛 phiếm: phù phiếm, nói chuyện không
cần chủ đề, nổi lên
• 長 trường : dài rộng
• 流 lưu : nước chảy;
劉 : giết, giãi bày,
留 : giữ lại
Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu
• 外 : ngoại là bên ngoài
• 有 hữu: có, được
友 : bạn bè
右 : bên phải
• 膺 ưng : khâm phục, chịu
• 遠 viễn: xa
• 照 chiếu: soi sáng
詔 : văn bản
Khê đàm ba tĩnh kiến thiềm thu
• 溪 khê: khe suối
• 潭 đàm: đầm
談 : bàn bạc
• 波 ba: sóng nhỏ
• 靜 tĩnh: yên ắng, bình tĩnh
• 見 kiến: nhìn thấy
• 蟾 thiềm: mặt trăng, vết đen trên mặt trăng
• 秋 thu: mùa thu
揫 : tích góp
* THƯ TỊCH CỔ THỂ HIỆN QUAN ĐIỂM CHỐNG
GIẶC NGOẠI XÂM CỦA VUA TÔI NHÀ TRẦN
1. TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ (Trần Quang Khải)
1.1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
- Trần Quang Khải (1248 – 1294) là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông, đảm
nhiệm chức vụ thượng tướng dưới thời Nhân tông lập nhiều chiến công trong
kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược (lần 2, 3) được phong tước Chiêu Minh
Vương). Ông học rộng, giỏi thơ văn, có tài thao lược và ngoại giao.
- Tháng 4/1285, Trần Nhật Duật chém đầu Toa Đô tại cửa Hàm Tử, tháng 6/1285,
Trần Quang Khải đại phá quân Nguyên Mông ở bến Chương Dương, tiến lên giải
phóng Thăng Long. Bài thơ được viết nhân khi ông đi đón Thái thượng hoàng
Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trở lại kinh đô ngay sau khi quân ta thu
lại được thành Thăng Long, đã biểu lộ niềm tự hào, niềm vui thắng trận và nói lên
khát vọng đem tài trí xây dựng đất nước thanh bình, bền vững muôn đời.
Nguyên tác
從 鴐 還 京 師
(陳 光 啟 )
奪 槊 章 陽 渡
擒 胡 鹹 子 關
太 平 須 致 力
萬 古 此 江 山
1.2.Phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ
Phiên âm: Tụng giá hoàn kinh sư
Đoạt sóc Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san
Dịch nghĩa: Theo xa giá về kinh đô
Đoạt vũ khí của giặc ở bến Chương Dương
Bắt sống giặc ở cửa Hàm Tử
Giành được hoà bình rồi lại càng nên dốc sức
Để cho non nước ấy vững vàng đến muôn vạn đời
Dịch thơ

Chương Dương cướp giáo giặc


Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy nghìn thu
(Trần Trọng Kim)
1.3. Chú giải từ ngữ
- Tụng: âm chính là tòng (nghĩa là đi theo, theo), ở đây
đọc biến thanh.
- Giá: nghĩa gốc là dùng ngựa để kéo xe, sau đó có nghĩa
là ngựa xe nói chung, tụng giá: theo đoàn ngựa xe của
vua.
giá tiền, giá trị - 價 ,
gả con gái đi lấy chồng - 嫁 .
- kinh sư: kinh đô của một nước, cũng giống như quốc
đô, thủ đô.
sợ hãi, hoảng hốt - 驚
Đoạt: cướp lấy, uy hiếp để lấy của người khác.
- sóc (có âm đọc là sáo): cây giáo có cán dài
- Độ: từ bờ này qua bờ kia, là bến đò. Có từ
đồng âm nghĩa là đồ đo lường - 度 . Chương
dương độ: tức bến Chương Dương trên sông
Hồng thuộc địa phận huyện Thường Tín (Hà
Tây). Trần Quang Khải đánh tan quân Nguyên
do Thoát Hoan chỉ huy ở đây.
- cầm: bắt sống, vội giữ. Có từ đồng âm 琴 với
nghĩa là đàn.
- hồ: vốn được dùng để gọi những tộc người thiện chiến ở
phía bắc và tây bắc thường hay kéo quân xâm lấn và cướp
phá Trung Hoa. Về sau được dùng với nghĩa giặc cướp,
quân xâm lược. có nhiều từ đồng âm như hồ nước 湖 , hồ li
狐 , hư từ 乎
- Quan: cửa ải (rừng phong thu đã nhuốm màu quan san)
觀 xem xét ở tầm nhìn rộng (mĩ quan, chủ quan, lạc
quan),
đóng 關 ,
chức quan 官 ,
cái áo quan, quan tài 棺 .
-
Hàm Tử quan: cửa Hàm Tử, thuộc địa
phận đất Khoái Châu (Hưng Yên). Trần
Nhật Duật đánh tan quân xâm lược do
Toa Đô chỉ huy ở đây.
-thái: to lớn. Thái bình: sự bình yên lâu
dài.
Từ đồng âm: hái, ngắt - 采 ;
thói - 態 .
1.3. Chú giải từ ngữ
- tu: đợi, nên. Có từ đồng âm: sửa cho thật tốt - 修 ;
râu 鬚
- trí lực: dồn hết sức ra, cố gắng hết sức, cố gắng đến
mức cao nhất, từ đồng âm: vật để chỗ yên ổn - 置 .
- vạn: mười nghìn, muôn thuở.
- cổ: vốn nói về thời đại xa xưa sau được dùng để trỏ sự
lâu dài nói chung. Từ đồng âm: một bộ phận trong cơ
thể, một bộ phận trong tổ chức, chỉnh thể - 股
- thử: ấy, bên ấy, này. Từ đồng âm: con chuột - 鼠
1. Tác phẩm “Bình ngô đại cáo”
• Bình Ngô đại cáo (chữ Hán: 平吳大誥 ) là bài cáo bằng
văn bản do Nguyễn Trãi soạn thảo, viết bằng chữ Hán
vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê
Lợi để tuyên cáo kết thúc việc giành chiến thắng trong
cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập
của nước Đại Việt.
• Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc thứ hai của Việt
Nam sau bài Nam quốc sơn hà. Bình Ngô đại cáo là tác
phẩm văn học với chức năng hành chính quan trọng đối
với lịch sử dân tộc Việt Nam và là tác phẩm có chất
lượng văn học tốt đẹp.
* Hoàn cảnh ra đời:
Cuối năm 1427, Vương Thông, tên tổng
chỉ huy quân đội nhà Minh ở Việt Nam, đã
phải mở cửa thành Ðông Quan đầu hàng.
Cuộc kháng chiến 10 năm đã kết thúc vẻ vang.
Thay mặt vua Lê, Nguyễn Trãi viết bài cáo
nhằm tổng kết quá trình kháng chiến và tuyên
cáo thành lập triều đại mới.
* Về tựa đề tác phẩm

Những quan niệm khác nhau về ý nghĩa của chữ Ngô trong Bình
Ngô đại cáo.
- Ngô: Một cách gọi theo thói quen của người Việt Nam thời đó để
chỉ chung người trung Quốc.
- Ngô: tên vùng đất xuất thân của Chu Nguyên Chương (tức Minh
Thành tổ).
- Ngô: Một cách gọi của nhân dân để chỉ những tên giặc gian ác,
tàn bạo.
* Bố cục tác phẩm
• Phần 1 (từ đầu đến chứng cớ còn ghi): nêu chính nghĩa của cuộc kháng
chiến.

• Phần 2 ( Vừa rồi … chịu được ) : Tố cáo tội ác của giặc Minh

• Phần 3 :thuật lại quá trình kháng chiến bao gồm hai đoạn nhỏ, lược thuật
những chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn.

• Phần 4 ( Xã tắc …Ai nấy đều hay ): Tuyên bố kết thúc chiến tranh mở ra
kỷ nguyên hoà bình , khẳng định địa vị,tư thế của đất nước.
ĐOẠN TRÍCH 1
• Nguyên tác
平 吳 大 誥 (阮 廌 )
Bình ngô đại cáo
代 天 行 化 , 皇 上 若 曰 :
Đại thiên hành hóa, hoàng thượng nhược viết

蓋 聞 : 仁 義 之 舉 要 在 安 民 ,
Cái văn: nhân nghĩa chi cử yếu tại an dân
弔 伐 之 師 莫 先 去 暴 .
Điếu phạt chi sư mạc tiên khử bạo
唯 我 大 越 之 國 ,
Duy ngã Đại Việt chi quốc

實 為 文 獻 之 邦 .
Thực vi văn hiến chi bang

山 川 之 封 域 既 殊 ,
Sơn xuyên chi phong vực kí thù

南 北 之 風 俗 亦 異.
Nam bắc chi phong tục diệc dị
自 趙 丁 李 陳 之 肇 造 我 國
Tự Triệu Đinh Lí Trần chi triệu tạo ngã quốc

與 漢 唐 宋 元 而 各 帝 一 方
Dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế nhất phương

雖 強 弱 時 有 不 同,
Tuy cường nhược thời hữu bất đồng

而 豪 傑 世 未 嘗 乏
Nhi hào kiệt thế vị thường phạp
故 劉 龔 貪 功 以 取 敗 ,
Cố Lưu Cung tham công dĩ thủ bại,
趙 渫 好 大 以 促 亡 .
Triệu Tiết hảo (hiếu) đại dĩ xúc vong.
唆 都 既 擒 於 鹹 子 關 ,
Toa Đô kí cầm ư Hàm Tử quan,
烏 馬 又 殪 於 白 藤 海
Ô Mã hựu ế ư Bạch Đằng hải.
稽 諸 往 古 , 厥 有 明 徵 .
Kê chư vãng cổ, Quyết hữu minh trưng.
Phiên âm:
Đại thiên hành hoá hoàng thượng nhược viết.
Cái văn: Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân,
Điếu phạt chi sư mạc tiên khứ bạo.
Duy, ngã Đại Việt chi quốc,
Thật vi văn hiến chi bang.
Sơn xuyên chi phong vực kí thù,
Nam bắc chi phong tục diệc dị.
Tự Triệu Đinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc,
Dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế nhất phương.
Tuy cường nhược thời hữu bất đồng,
Nhi hào kiệt thế vị thường phạp.
Cố Lưu Cung tham công dĩ thủ bại,
Nhi Triệu Tiết hảo (hiếu) đại dĩ xúc vong.
Toa Đô kí cầm ư Hàm Tử quan,
Ô Mã hựu ế ư Bạch Đằng hải.
Kê chư vãng cổ, Quyết hữu minh trưng.
• Dịch nghĩa:
Thay trời hành hóa, hoàng thượng truyền rằng,
Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên xưng đế một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét.
Chứng cứ còn ghi.
* CHÚ GIẢI TỪ NGỮ
- bình: bằng phẳng, bằng nhau, dẹp bằng, phá tan mâu thuẫn.
- đại: rộng lớn, to.
- đại: đời, thời, thay thế.
- hành: bước đi, làm ra, thi hành, bài hát dài.
- hoá: biến đổi, tiêu hao dần.
Þđại thiên hành hoá: thay trời làm việc giáo hoá dân chúng.
- hoàng: to lớn, tiếng gọi tôn kính.
- nhược viết: từ thường dùng trong sách thượng thư, dành cho vua
chúa với ý trang trọng như: ban rằng, truyền rằng.
* CHÚ GIẢI TỪ NGỮ
cái: che trùm, đậy, cái vung. Cái văn: từ công thức mở đầu bài, nghĩa là “từng
nghe nói rằng”.
- nhân nghĩa: nhân là cái đạo lí làm người, cái nhân trong hạt quả. Nghĩa là lẽ
phải, vì người khác. Nhân nghĩa là tư tưởng cốt lõi của Khổng, Mạnh cũng
như phái Nho gia về sau để điều hoà mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp thống trị
và giai cấp bị trị.
- cử: cất lên, giơ lên, hành động.
- yếu: điều quan trọng.
- tại: ở
- an dân: làm cho nhân dân được yên ổn.
=> Từng nghe: việc nhân nghĩa điều quan trọng nhất là làm cho dân được yên
ổn
* CHÚ GIẢI TỪ NGỮ
- điếu (thương xót), phạt (trừng trị): từ điếu phạt xuất phát từ cụm
từ “điếu dân phạt tội” (thương dân mà trừng phạt kẻ có tội) trong
sách Thượng thư.
- sư: quân đội.
- mạc: không, không có gì
- tiên: trước, đầu
- khử bạo: trừ khử kẻ tàn bạo (tức quân xâm lược).
=> Quân đội thương dân, vì dân trước tiên trừng phạt kẻ có tội
* CHÚ GIẢI TỪ NGỮ
- duy: chỉ có
- Đại Việt: tên gọi nước ta thời Lê
- thực: quả thực, đúng thực
- văn hiến: văn lúc đầu có nghĩa là vằn hổ báo. Vì văn là hình thức của con hổ,
con báo nên văn chuyển nghĩa thành hình thức (trong tương quan với nội
dung). Còn hiến là từ chỉ chung các bậc anh hùng hào kiệt có đóng góp công
tích vào sự phát triển của lịch sử. Văn hiến có nghĩa chung là nền văn minh
lâu đời, có nhân vật anh hùng, có sử sách của một quốc gia.
- bang: nước, một địa vực riêng có ranh giới với các nước khác.
=> Nước Việt của chúng ta thực là một nước văn hiến
* CHÚ GIẢI TỪ NGỮ
- sơn xuyên: sông núi
- phong vực: bờ cõi
- kí: đã, trợ từ nhấn mạnh.
- thù: khác
- phong tục: lề thói, tập quán được hình thành và phát triển trong
một cộng đồng vào một thời kì lịch sử nhất định.
- dị: khác lạ.
=> Núi song bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác
* CHÚ GIẢI TỪ NGỮ
Triệu: chỉ nước Nam Việt do Triệu Đà thành lập từ năm 207 đến năm 111
TCN.
- Đinh: triều đại kéo dài từ năm 968 đến 979
- Lí: triều đại kéo dài từ năm 1010 đến 1224
- Trần: triều đại kéo dài từ năm 1225 đến 1399
- triệu tạo ngã quốc: bắt đầu xây dựng nước ta
- Hán (204 TCN – 220 SCN), Đường (618 – 907), Tống (960 – 1279), Nguyên
(1280 – 1378): là các triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử Trung Quốc.
- các đế nhất phương: ai làm vua nước đó.
=> Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập. Cùng Hán, Đường, Tống
Nguyên ai làm vua nước đó
* CHÚ GIẢI TỪ NGỮ
- cường (mạnh), nhược (yếu) thời hữu bất đồng: tuy mạnh yếu nhiều lúc
không giống nhau
- hào kiệt: kẻ có tài trí hơn người.
- thường: nếm, hưởng, đã từng.
- phạp: thiếu, không có đủ, mỏi mệt.
- thế vị thường phạp: ở các đời chưa từng thiếu, tức đời nào cũng có.
=> Tuy mạnh yếu nhiều lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có
* CHÚ GIẢI TỪ NGỮ
- cố: cho nên
- Lưu Cung: tên vua nước Nam Hán, sai con là Lưu Hoằng Thao sang xâm lược
nước ta bị Ngô Quyền đánh tan và giết chết ở sông Bạch Đằng.
- thủ bại: chuốc lấy thất bại
- Triệu Tiết: tướng nhà Tống đem quân sang xâm chiếm nước ta bị Lí Thường
Kiệt đánh tan ở sông Như Nguyệt.
- hảo đại (hoặc hiếu đại): tham công lớn
- xúc: gấp, giục giã, nhanh chóng
- vong: mất
=> Cho nên” Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu
vong
* CHÚ GIẢI TỪ NGỮ
- Toa Đô: tướng nhà Nguyên đã mang quân sang xâm lược nước ta bị quân
dân nhà Trần bắt và giết chết ở trận Tây Kết (Hưng Yên)
- cầm: bị bắt sống
- ư: ở, tại.
- Hàm Tử quan: cửa Hàm Tử ở gần Sông Hồng thuộc huyện Châu Giang - Hải
Hưng
- Ô Mã: tức Ô Mã Nhi cũng bị thua trên sông Bạch Đằng
- ế: bị giết chết
- Bạch Đằng hải: biển Bạch Đằng
=> Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, song Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
- kê: khảo cứu
- vãng cổ: chuyện cũ đã qua
- quyết: làm đại từ sở hữu (nghĩa là “của nó”)
- trưng: chứng cớ, căn cứ vào đó mà biết được cái khác
- quyết hữu minh trưng: đã có chứng cớ rõ ràng.
=> Chuyện xưa xem xét, chứng cứ còn ghi
* ĐOẠN TRÍCH 1:
Nêu luận đề chính nghĩa: Luận đề này được xây dựng dựa trên cơ sở mối
quan hệ giữa 3 yếu tố: Nhân nghĩa, dân và nước:
+ Nhân nghĩa: điếu dân phạt tội, bênh vực cho kẻ khốn cùng, chống lại
các thế lực phi nhân.
+ Dân: Dân trong tác phẩm là những người thuộc tầng lớp thấp nhất
nhưng lại chiếm đa số trong xã hội nông nghiệp thời đó. Ðó là những dân đen,
con đỏ, thương sinh, phu phen, manh lệ, những người có vai trò lịch sử quan
trọng, góp phần đánh đuổi giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước.
+ Nước: Khái niệm nước bao gồm mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố:
Văn hiến ; Ðịa lý ; Phong tục tập quán ; Các triều đại chính trị ; Hào kiệt;
Truyền thống lịch sử vẻ vang
=> ĐỊNH NGHĨA HOÀN CHỈNH VỀ ĐẤT NƯỚC
C. THƠ SỨ TRÌNH
I. QUAN HỆ BANG GIAO TRIỀU CỐNG
VIỆT -TRUNG TRONG “TRẬT TỰ ĐÔNG
Á”
• Trật tự “đông Á” thời trung đại có tính chất biệt liệt giữa Trung Hoa với các
nước trong khu vực: nước lớn – nước nhỏ theo trật tự thứ bậc rõ ràng.

• Trung Hoa là một quốc gia phong kiến lớn với thể chế tập trung chuyên chế
cao độ, luôn thể hiện tư tưởng bá quyền, thôn tính nước khác hoặc tạo nên
một hệ thống chư hầu, lấy mình làm trung tâm, tự cho mình có quyền cất
binh “điếu phạt”, buộc các quốc gia xung quanh phải lệ thuộc vào mình.
* Nghi lễ bang giao giữa Trung Hoa và các
nước trong khu vực
• Triều cống
• Xin phong vương (sắc phong)
• Báo tang
• Chúc mừng Thiên tử lên ngôi hay chia buồn
=> Sắc phong và triều cống vốn là công cụ của thiên triều để khuất
phục, ràng buộc các nước chư hầu và cũng là cớ để tiêu diệt các
nước trong khu vực ảnh hưởng của Trung Hoa.
* TRIỀU CỐNG
• Ý NGHĨA: biểu trưng cho sự lệ thuộc, phục tùng thiên tử của các nước chư
hầu; nhằm tạo ra sự bình ổn về chính trị và cũng chứng tỏ một triết lý kiểu
phương Đông: tất cả các sao đều phải chầu về về ngôi tử vi để toạ – bậc chí tôn.

• HÌNH THỨC:

+ Tiến cống các sản vật quý hiếm, có giá trị kinh tế

+ Thể hiện sự thuần phục

+ Một hình thức “ngoại giao văn hóa”


* SẮC PHONG
• Chịu sắc phong tức là chịu nhận làm chư hầu, làm phên dậu
cho Trung Hoa
• Công nhận uy đức và quyền tông chủ của Thiên triều và
chịu nộp cống cho Thiên triều.
=> Chính vì lẽ đó, các nước nhỏ thường phải chọn con
đường ứng xử theo lối hòa bình, thần phục, chịu nhiều thiệt
thòi, nhún nhường để ít nhiều có thể có được sự bình yên
cho đất nước.
* Mục đích nhận sắc phong của các triều đại Pk Việt Nam

• Phong kiến Trung Hoa luôn muốn “biến Việt Nam thành khu đệm trên con đường tràn
xuống Đông Nam Á” nên Việt Nam luôn phải ứng phó thường trực với nguy cơ bị xâm
lược và càng phải có đường lối, chiến lược, sách lược ngoại giao hợp lý.

• Dưới ảnh hưởng của tư tưởng triết học Trung Hoa mà chủ yếu là Nho giáo, các vị vua
thời phong kiến Việt Nam đều đã tự đặt quyền lực “trời” ban cho mình dưới quyền lực
của “Thiên triều” Trung Hoa. Các vua nước ta lúc này dù xưng là hoàng đế với thần dân
trong nước, song với họ nếu chưa được Thiên triều công nhận qua “sắc phong” thì cũng
vẫn chưa có sự đảm bảo giá trị hợp pháp trong mắt người dân và các nước lân cận.
* Mục đích nhận sắc phong của các triều đại Pk Việt Nam

• Chỉ khi nào bị thất bại về mặt quân sự, phải trao trả chủ quyền đất nước cho Việt
Nam; hoặc tình hình trong nước đang rối ren thì Trung Hoa mới chịu phong vương
cho nước ta.

• “sắc phong” và “triều cống” là hai hình thức hoạt động ngoại giao có tính bắt
buộc do những điều kiện lịch sử – chính trị cụ thể quy định. Để đảm bảo an ninh,
để có thể duy trì quan hệ hoà hiếu với nước láng giềng khổng lồ ấy, các vua nước
ta phải có đường lối đối ngoại “mềm dẻo”, “lấy nhu, thắng cương”, giả danh
“thần phục”, cầu phong Trung Hoa.
• Mặc dù bề ngoài tỏ ra thần phục Thiên triều Trung Hoa
nhưng các vương triều Việt Nam đã thi hành đường lối ngoại
giao “trong xưng đế, ngoài xương vương”. Các vua Việt Nam
ý thức được rằng mình là hoàng đế, coi mình ngang hàng với
vua Trung Hoa trong việc trị nước, đó cũng chính là để khẳng
định Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, không
khác gì Trung Hoa.
II. VAI TRÒ CỦA SỨ THẦN

• Thực hiện nhiệm vụ chính trị: nhận sắc phong hoặc triều cống;
phô trương thanh thế - sức mạnh
• Thực hiện nhiệm vụ văn hóa: mang sách vở và các kiến thức ưu
việt của Trung Hoa đưa về nước.
• Thực hiện các thử thách, ứng xử để chứng tỏ tài trí, bản lĩnh
=> Nhà văn hóa, nhà chính trị, nhà thơ
III. CÁC SÁNG TÁC TIÊU BIỂU
1. THƠ ĐI SỨ CỦA PHÙNG KHẮC KHOAN
Phùng Khắc Khoan (1528-1613), quê ở Phùng Xá,
huyện Thạch Thất, Hà Nội, nguyên là học trò của Trạng
nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585). Năm 1550, Phùng
Khắc Khoan vào Thanh Hóa, cùng với các cựu thần nhà Lê
chống lại nhà Mạc. Năm 1580, Phùng Khắc Khoan đỗ
Hoàng giáp và trở thành một trong những quan lại cao cấp
của Nam triều. Bình sinh ông từng giữ chức Thượng thư bộ
Hộ và bộ Công và từng cầm đầu phái bộ sứ giả nước ta sang
Trung Quốc vào năm 1597.
* Bài thơ “Đáp Triều Tiên quốc sứ Lý Túy
Quang”
A. Hoàn cảnh sáng tác:

Năm 1597, ông được cử đi sứ Trung Quốc, nhà Minh do nhận hối lộ của nhà
Mạc nên không chịu tiếp sứ. Ông dũng cảm kể rõ sự việc Mạc cướp ngôi nhà Lê
được vua Minh khen ngợi tài năng và bản lĩnh. Ông đã làm 30 bài thơ dâng lên vua
Minh. Nghĩa khí của ông đã làm lay động và nhận được sự cảm phục của sứ thần
Triều Tiên là Lý Túy Quang. Đáp lại bài thơ của Lý Túy Quang, Phùng Khắc Khoan đã
đáp lễ bằng thi phẩm này để tỏ thành ý của mình
答 義 安何地不安居
朝 Nghĩa an hà địa bất an cư 。
鲜 禮接 誠 交樂有餘
国 Lễ tiếp thành giao lạc hữu dư
使 彼此雖殊山海域
李 Bỉ thử tuy thù sơn hải vực

光 淵 源 同 一聖賢書
Uyên nguyên đồng nhất thánh hiền thư
答 交鄰便是信為本
朝 Giao lân tiện thị tín vi bản
鲜 進德深惟敬作輿
国 Tiến đức thâm duy kính tác dư
使
記取使軺回國日

Ký thủ sử diêu hồi quốc nhật

光 東南五色望雲車
Đông Nam ngũ sắc vọng vân xa
C. Phiên âm
Đáp Triều Tiên quốc sứ Lý Tuý Quang

Nghĩa An hà địa bất an cư,


Lễ tiếp thành giao lạc hữu dư.
Bỉ thử tuy thù sơn hải vực,
Uyên nguyên đồng nhất thánh hiền thư.
Giao lân tiện thị tín vi bản,
Tiến đức thâm duy kính tác dư.
Ký thủ sử diêu hồi quốc nhật,
Đông nam ngũ sắc vọng vân xa.
D. Dịch thơ (Phan Lang)
Đất Nghĩa An vùng nào không ổn
Tiếp đãi bằng thành lễ vui hơn
Núi sông tuy đó đây khác cõi
Nhưng vẫn cùng nguồn sách thánh hiền
Kết láng giềng lấy tin làm gốc
Kính trọng nhau nền đức dày thêm
Ngày sứ về nước xa ghi nhớ
Ngóng xe mây năm sắc đông nam
E. Ý nghĩa của thi phẩm
• Biểu đạt mối đồng cảm sâu sắc với quốc sứ Triều Tiên
vì chung cảnh ngộ chịu sắc phong, triều cống trước
Trung Hoa.
• Biểu đạt tình cảm bang giao hòa hiếu, hữu hảo (chung
cội nguồn văn hóa)
• Nêu nguyên tắc của bang giao: tin và trọng
• Khẳng định tình láng giềng hòa thuận, bền chặt
2. Thơ đi sứ của Nguyễn Du
• Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ở Tiên
Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
• Sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan, giỏi văn chương.
• Mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi
• Sống trong thời đại có nhiều biến động dữ dội cuối TK XVIII đầu TK XIX.
• Sống phiêu bạt nhiều nơi, sau ra làm quan bất đắc dĩ cho Nguyễn Ánh, ông
mất tại Huế (1820).
• Là người có kiến thức sâu rộng , am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương
Trung Quốc
• Có vốn sống phong phú, thông cảm sâu sắc với đau khổ của nhân dân.
=> ND là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
* Quá trình đi sứ
• Bắc hành tạp lục gồm 132 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du sáng tác trong
vòng 1 năm, từ tháng hai đến tháng chạp năm Quý Dậu (1813) khi ông cầm
đầu một phái đoàn sang sứ Trung Quốc. Mở đầu quyển là bài cảm tác khi trở
ra Thăng Long để lên đường sang Trung Quốc. Bài cuối làm khi trở về đến
Võ Xương (Hồ Bắc), từ đó lên thuyền trở về, nên không có đề tài ngâm vịnh
nữa. Thơ ghi chép những điều trông thấy, những cảm nghĩ dọc đường.
• Đường đến Yên Kinh đã dài, khi về phải tránh giặc giã mà đi vòng sang phía
đông, rồi trở lại Vũ Hán, nên nhà thơ đã đi qua nhiều tỉnh: Quảng Tây, Quảng
Đông, Hồ Nam, Hồ Bắc, Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông, Giang Tô, An
Huy và trở lại con đường cũ.
• Nguyễn Du cùng phái đoàn đi công sứ Trung Hoa, rời ải Nam Quan ngày 6
tháng 4 năm Quí Dậu (1813), lên tới Bắc kinh, lưu du phần lớn bằng thuyền,
rồi trở về nước tới ải Nam Quan ngày 29 tháng 3 năm Giáp Tuất (1814).
Nguyên tác: 鬼 門 關 QUỶ MÔN QUAN

連 峰 高 插 入 青 雲,
Liên phong cao sáp nhập thanh vân

南北關頭就此分
Nam bắc quan đầu tựu thử phân

如 此 有 名 生 死 地,
Như thử hữu danh sinh tử địa,

可憐無數去來人
Nguyên tác: 鬼 門 關
塞途叢莽藏蛇虎
Tắc đồ tùng mãng tàng xà hổ,

布野煙嵐聚鬼神
Bố dã yên lam tụ quỷ thần.

終 古 寒 風 吹 白 骨,
Chung cổ hàn phong xuy bạch cốt,

奇功何取漢將軍
B. Phiên âm
Liên phong cao sáp nhập thanh vân,
Nam bắc quan đầu tựu thử phân.
Như thử hữu danh sinh tử địa,
Khả liên vô số khứ lai nhân.
Tắc đồ tùng mãng tàng xà hổ,
Bố dã yên lam tụ quỷ thần.
Chung cổ hàn phong xuy bạch cốt,
Kỳ công hà thủ Hán tướng quân
Dịch nghĩa
Núi liên tiếp, cao vút tận mây xanh.
Nam bắc chia ranh giới ở chỗ này
Là nơi nổi tiếng nguy hiểm đến tính mạng.
Thương thay, bao nhiêu ngươì vẫn phải đi về qua đây.
Bụi gai lấp đường, mãng xà, hổ tha hồ ẩn nấp.
Khí độc đầy đồng, quỷ thần mặc sức tụ họp.
Từ thuở xa xưa, gió lạnh đã thổi bao đống xương trắng.
Chiến công của tướng nhà Hán có gì đáng khen!

Quỷ Môn quan ở phía Nam xã Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn, địa thế hiểm trở, có núi
hình như đầu quỷ mà mệnh danh là Quỉ Môn quan. Cổ thi có câu: "Quỷ Môn quan!
Quỷ Môn quan! Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn". Người Việt đi sứ Trung Quốc có
câu: "Rạng ngày đến Quỷ Môn quan, Tiếng xưa thập khứ nhất hoàn là đây."
Dịch thơ: (Hải Đà)

Mây xanh đỉnh núi sát liền nhau


Nam Bắc phân chia cửa ải đầu
Sống chết bao người còn khiếp đảm
Đi về mấy kẻ được nhìn nhau
Ẩn tàng cọp rắn đường gai phủ
Lởn vởn quỉ thần nhiễm khí đau
Xương trắng đìu hiu phơi gió buốt
Hán quân tài cán có gì đâu?
Ý nghĩa của thi phẩm

•Tả thực khung cảnh hiểm nguy, gian nan


trong quá trình đi sứ
•Ngầm gửi gắm niềm xót thương cho số
phận người dân vùng biên giới
•Oán trách chiến tranh phi nghĩa và hành vi
xâm lược của phong kiến phương Bắc
Trích “Sở kiến hành” 所見 行

昨宵西河驛 Tạc tiêu Tây Hà dịch

供具何張黃 Cung cụ hà trương hoàng


Lộc cân tạp ngư xí
鹿筋雜魚翅
Mãn trác trần trư dương
滿棹陳豬羊
Trưởng quan bất hạ trợ
長官不下箸
Tiểu môn chỉ lược thường
撥棄無顧惜 Bát khí vô cố tích
Lân cẩu yếm cao lương
鄰狗厭膏粱
Bất tri quan đạo thượng
不知官道上
Hữu thử cùng nhi nương
有此窮兒娘
Thùy nhân tả thử đồ
誰人寫此圖 Trì dĩ phụng quân vương
持以奉君王
* Dịch nghĩa (Sở kiến hành: Những điều trông thấy)
Ðêm qua ở trạm Tây Hà
Tiệc tùng cung phụng khoa trương quá mức
Gân hươu cùng vây cá
Ðầy bàn thịt heo, thịt dê
Quan lớn không thèm đụng đũa
Ðám theo hầu chỉ nếm qua
Vứt bỏ không luyến tiếc
Chó hàng xóm cũng ngán món ăn ngon
Không biết trên đường cái
Có mẹ con đói khổ nhà này
Ai người vẽ bức tranh đó
Ðem dâng lên nhà vua
* Dịch thơ
Đêm qua trạm Tây Hà
Mâm cỗ sang vô kể
Vây cá hầm gân hươu
Lợn dê mâm đầy ngút
Quan lớn không gắp qua
Các thầy chỉ nếm chút
Thức ăn thừa đổ đi
Quanh xóm no đàn chó
Không biết bên đường kia
Có mẹ con đói khổ
Ai vẽ bức tranh này
Dâng lên nhà vua rõ
Ý nghĩa của thi phẩm
• Tả thực cảnh tiệc tùng xa hoa của quan lại
phong kiến Trung Hoa
• Đồng cảm, xót thương cho số phận đói khổ,
bức bách đi tha phương cầu thực của người
dân Trung Quốc
• Suy ngẫm về vấn nạn và ách áp bức bóc lột của
tầng lớp thống trị phong kiến
Trích “Thái Bình mại ca giả”
凡 人 愿 死 不 愿 貧。
只 道 中 華 盡 溫 飽,
中 華 亦 有 如 此 人。
君 不 見 使 船 朝 來 供 頓例 ,

一 船 一 船 盈 肉 米。
行 人 飽 食 便 棄 餘,
殘肴泠飯沉江底
Phàm nhân nguyện tử bất nguyện bần
Chỉ đạo Trung Hoa tẫn ôn bão
Trung Hoa diệc hữu như thử nhân
Quân bất kiến sứ thuyền triêu lai cung đốn lệ
Nhất thuyền, nhất thuyền doanh nhục mễ
Hành nhân bão thực tiện khí dư
Tàn hào lãnh phạn trầm giang để.
Dịch nghĩa: Người hát rong ở Thái Bình
Phàm người ta thà chết hơn sống nghèo
Nghe nói ở Trung Hoa mọi người đều được ấm no
Ở Trung Hoa cũng có người nghèo như thế sao
Anh không thấy lệ cung phụng thuyền đi sứ mỗi ngày
Từng thuyền từng thuyền thịt gạo đầy
Người đi thuyền ăn no, thừa vứt bỏ
Cơm nguội, thức ăn đổ chìm xuống đáy sông
讀 小青記 Độc Tiểu Thanh kí
西 湖 花 苑 盡 成 墟, Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
獨 吊 窗 前 一 紙 書。 Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
脂 粉 有 神 憐 死 後, Chi phấn hữu thần liên tử hậu
文 章 無 命 累 焚 餘。 Văn chương vô mệnh lụy phần

古 今 恨 事 天 難 問, Cổ kim hận sự thiên nan vấn
風 韻 奇 冤 我 自 居。 Phong vận kì oan ngã tự cư
不 知 三 百 餘 年 後, Bất tri tam bách dư niên hậu
天 下 何 人 泣 素 如 Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
* Phiên âm: Độc Tiểu Thanh kí
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh luỵ phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
* Dịch nghĩa: Đọc Tiểu Thanh kí
Vườn hoa cạnh Tây Hồ đã thành bãi hoang,
Ta chỉ viếng nàng qua bài ký đọc trước cửa sổ mà thôi.
Son phấn có linh hồn chắc phải xót chuyện xảy ra sau khi
chết,
Văn chương không có mệnh mà cũng bị liên luỵ, đốt đi còn
sót lại một vài bài.
Mối hận cổ kim, thật khó mà hỏi ông trời.
Ta tự coi như người cùng một hội, một thuyền với nàng là kẻ
vì nết phong nhã mà mắc phải nỗi oan lạ lùng.
Chẳng biết ba trăm năm sau nữa,
Thiên hạ có ai khóc Tố Như ta?
* CẢM HỨNG “TƯƠNG LIÊN BẤT TẠI
ĐỒNG”
(1). Giải thích ý nghĩa
- Tương liên: ( 相 憐 )
+ Tương: qua lại lẫn nhau
+ Liên: thương xót
- Bất tại đồng: ( 不 在 同 )
+Bất: không
+ Tại: ở
+ Đồng: giống nhau
=> Thương xót nhưng không chung thân phận, chỗ đứng, hoàn cảnh
(2).Biểu hiện của cảm hứng
A. Quan sát, tái hiện lại tình cảnh khốn khổ của con người bình dân (vật chất và tinh thần)
VD: Sở kiến hành: là cảnh đời bốn mẹ con người ăn mày
"Một mẹ cùng ba con – Lê la bên đường nọ". Hành trang là một chiếc giỏ đựng "mớ rau lẫn tấm
cám". Người mẹ bế con thơ; đoàn hành khất nhếch nhác, tiều tụy. Bụng đói, áo quần rách rưới đáng
thương. Vì "đói kém phải xiêu bạt", người mẹ càng thương đàn con thơ. Vừa tủi thân vừa đau khổ.
Bao nhiêu nước mắt đã chảy: "Gặp người chẳng dám nhìn - Lệ sa vạt áo ướt". Nhà thơ thương xót
trước một cảnh đời nhiều cay đắng, bất hạnh, tự hỏi, người mẹ kia "nuôi bốn miệng sao nổi!".

Ông lo lắng, đau xót cho tính mệnh người mẹ và lũ con thơ đau khổ, đói rét. Trước mắt đáng thương
là vực thẳm. Không chết đói thì cũng sẽ làm mồi cho thú dữ: Chết lăn rãnh đến noi/ Thịt da béo cầy
sói.”

Nguyễn Du mượn ngoại cảnh (gió, mặt trời) để tô đậm nỗi đau của nhân gian. Đó là nét vẽ thần tình
nhất, tạo nên giá trị tố cáo hiện thực và tinh thần nhân đạo của bức tranh bốn mẹ con người ăn mày:”..
Nỗi đau như xé long/ Trông mặt trời vàng úa/ Gió lạnh bỗng đâu về/ Khách qua đường thương xót.
A. Quan sát, tái hiện lại tình cảnh khốn khổ của con người bình dân (vật chất và tinh thần)
VD: Thái Bình mại ca giả (Người hát rong ở Thái Bình)
Ở phủ Thái Bình có người mù mặc áo vải thô
Có đứa trẻ dẫn đi bờ sông
Nói rằng ông già ăn xin ở ngoài thành
Hát mướn xin tiền nấu ăn
Thuyền bên có người ưa nghe hát
Cầm tay dẫn xuống thuyền dưới cửa sổ
Lúc này trong thuyền tối không đèn
Cơm thừa canh cặn đổ bừa bãi
Ông già lần mò ngồi vào một góc
Hai ba lần giơ tay xin cám ơn
Tay nắn dây đàn, miệng cất tiếng hát
Vừa đàn vừa ca không nghỉ
Tiếng nghe lạ hoắc không hiểu được
Chỉ thấy như chim hót trong trẻo tai dễ nghe
=> Nguyễn Du đã tận mắt chứng kiến cảnh quan lại quyền quý thì cơm canh, thịt cá thừa mứa ăn
không hết, đem đổ xuống sông, trong khi người nghèo đói ca hát đến sùi bọt mép thì chỉ được
mấy đồng kẽm, khiến cho nhà thơ đau lòng
A.Quan sát, tái hiện lại tình cảnh khốn khổ
của con người bình dân (vật chất và tinh
thần)
VD: Nỗi thống khổ của nàng Tiểu Thanh về
tinh thần
B. Tố cáo tầng lớp quyền quý, thống trị bóc lột, thờ ơ với tình
cảnh của quần chúng

VD: Sở kiến hành: cảnh sống xa hoa của bọn quan lại qua bữa tiệc trạm Tây Hà -
bữa tiệc đón tiếp sứ thần nước Nam. Nguyễn Du là chánh sứ.
Có bao thứ cao lương mĩ vị: "Nào vây cá, gân hươu - Lợn dê mâm đầy ngút". Một
nét vẽ tương phản có giá trị tố cáo sâu sắc những bất công trong xã hội. Trong lúc
bốn me con người ăn mày "nửa ngày bụng vẫn không", cầm hơi bằng rau, cám thì
bọn quan trên sống xa hoa, thừa mứa
VD: Thái Bình mại ca giả
“Miệng sùi bọt, tay rã rời. Ngồi yên, cất đàn, ngỏ lời đã đàn hát xong. Dốc hết tâm
lực gần một trống canh. Mà chỉ được năm sáu đồng tiền” => Bọn thống trị không
cảm thương cho số phận của người nghèo
C. “Chỗ đứng”, điểm nhìn của Nguyễn Du
• Vị thế:
+ Chức tước: quan => thống trị
+ Quan chánh sứ
+ Quốc gia: Đại Việt
• Lẽ thường:
+ Tham gia vào việc cai trị, bóc lột
+ Quan chánh sứ: không có quyền nghị luận, bàn luận về nước bạn
+ Trung Hoa là kẻ thù: không đội trời chung
=> Nỗi niềm thương xót được biểu đạt sâu sắc, chân thành, không phân cấp,
không kì thị dân tộc => Tấm long nhân đạo cao cả, bao dung
Suy ngẫm về chế độ phong kiến Trung Hoa
• Suy ngẫm về lệ cung đốn của đoàn sứ bộ trong “Thái Bình mại ca giả”: huyền này
thuyền nọ đều đầy gạo thịt/ Người trong đoàn sứ ăn no còn thừa thì vứt/ Cơm nguội,
thức ăn thừa đổ xuống đáy sông… Bấy nhiêu chi tiết tương phản đã chứa đựng một
dấu hỏi đau đớn, thâm trầm, một dụng ý tố cáo tinh tế mà sâu sắc.
• Suy ngẫm về cảnh tương phản trong đời sống xã hội Trung Quốc:
Nghe nói ở Trung Hoa mọi người đều được ấm no
Ở Trung Hoa cũng có người nghèo như thế sao
• Suy ngẫm về chiến tranh xâm lược của Trung Hoa trong “Quỷ môn quan”
Từ thuở xa xưa, gió lạnh đã thổi bao đống xương trắng.
Chiến công của tướng nhà Hán có gì đáng khen!
• Kết luận: người dân ở đâu cũng thống khổ, quan lại phong kiến hầu hết đều bóc
lột, đàn áp

You might also like