You are on page 1of 41

CHÚA LƯU ĐÀY ISRAEL ĐẾN ASIRI, BABYLON VÀ THẾ GIỚI

CHÚA LƯU ĐÀY ISRAEL ĐẾN ASIRI, BABYLON VẢ THẾ GIỚI-


Tuyển dân đã phạm tội quá sâu,
Chúa lưu đày đi cả địa cầu,
Mười chín bốn tám họ lập quốc,
Chấm dứt án lưu đày nhiệm mầu.

Exe 4:4-6- Kế đó, ngươi khá nằm nghiêng mình bên tả, và để tội lỗi nhà Y-sơ-ra-ên
tại đó. Ngươi nằm như vậy bao nhiêu ngày, thì mang lấy tội lỗi chúng nó cũng bấy
nhiêu. Vì ta đã định cho ngươi một số ngày bằng với số năm của tội lỗi chúng nó,
là ba trăm chín mươi ngày, ngươi sẽ mang lấy tội lỗi nhà Y-sơ-ra-ên như vậy. Vả
lại, khi những ngày ấy đã mãn, ngươi khá nằm nghiêng mình bên hữu, và mang lấy
tội lỗi của nhà Giu-đa, trải bốn mươi ngày ta định cho ngươi mỗi một ngày thay vì
một năm.
Phục 28:64–và Đức Giê-hô-va sẽ tản lạc ngươi trong các dân, từ cuối đầu nầy của
đất đến cuối đầu kia; tại đó, ngươi sẽ hầu việc các thần khác bằng cây và bằng đá
mà ngươi cùng tổ phụ ngươi không hề biết.
Lê 26: 18,21,23-24, 27-28– Nếu đến đỗi vậy mà các ngươi không khứng nghe ta, ta
sẽ vì cớ tội phạm, thêm gấp bảy lần đặng sửa phạt các ngươi

Vì sau khi vào đất hứa dân Israel không giữ năm sa bát là cho đất nghỉ một năm
sau 6 năm canh tác, và họ cũng đã phạm tội thờ hình tượng nên Chúa hình phạt
Israel bằng cách cho lưu đày đi:

1.Lưu Đày Đến Asiri (Iraq)_
Ép ra im hay bắc quốc Israel vong quốc vào năm 721TC. Và cả 10 chi phái bị lưu
đày sang Asiri.- 2 Vua 17:6–Đoạn, vua A-si-ri đi lên xâm chiếm cả xứ, đến vây Sa-
ma-ri trong ba năm. Năm thứ chín đời Ô-sê, vua A-si-ri hãm lấy Sa-ma-ri, đem
dân Y-sơ-ra-ên sang qua A-si-ri, lập họ ở tại Cha-la và trên bờ Cha-bo, sông của
Gô-xan, cùng trong các thành nước Mê-đi. 10 chi phái nầy đi khắp địa cầu, mãi
năm 1948 có một thiểu số hồi hương.

2.Lưu Đày Đến Babylon— (606-536 T.C).==70 năm
Nam quốc Giu đa bị vua Nê bu cát nết Sa, của Babylon ba lần bắt dân di lưu đày.
– Lần 1 vào năm 606 TC., có Đa niên ên và nhiều người thuộc nhà quyền quý.
– Lần 2 vào triều vua Giê hô gia kin, có tiên tri Ê xê chi ên và thợ thuyền, công
nhân…
– Lần 3 vào- năm thứ 11 triều vua cuối cùng là Sê đê kia. Quân Babylon phá thành
Gierusalem và đền thờ.
Kể từ năm 606 TC. đến năm đại đế Ba tư là Siru lên ngôi (536TC) cuộc lưu đày
Giu Đa tại Babylơn chấm dứt.
Dân Israel, chủ yếu là người Giu đa (Do thái), Lê vi, thầy tế lễ, số lượng khoảng
50 ngàn người đã trở về Israel xây lại đền thờ và thành thánh. Dân hồi hương nầy
tồn tại mãi đến thời Tân ước, để sinh ra Chúa Jesus. Rồi vào năm 70 SC. Họ lại bị
lưu đày lần nữa vì ho đã giết Đấng Mê-si. Đền thờ và thành thánh cũng bị tiêu hủy
lần thứ hai.

3. Lưu Đày Đến Thế Giới–
Phục 28:64 nói dân israel đã bị đày khắp thế giới. như 10 chi phái Israel không
hồi hương vào năm 536 T.C, họ đã lưu lạc luôn. Rồi vào năm 70 S.C., dân Giu Đa
đã đóng đinh Chúa Jesus nên cũng bị lưu đày nốt.
Tôi biết có một người Do thái làm giám đốc ngân hàng tư nhân tại Saigon trước
năm 1975. Rõ là họ đã lưu lạc đến mọi quốc gia trên cả địa cầu nầy.

Theo Exechien 4, chúng ta thấy Chúa phải phạt Israel 390 năm và Giu đa 40 năm,
tổng cộng là 430 năm. Dân Giu đa đã bị lưu đày sang Babyon 70 năm- Giê rê mi
25:11 chép- Cả đất nầy sẽ trở nên hoang vu gở lạ, các nước nầy sẽ phục sự vua
Ba-by-lôn trong bảy mươi năm.
Như vậy lấy 430 năm trừ đi 70 năm, thì Israel còn phải bị án phạt lưu dày 360 năm
nữa mới đủ hạn.

Rồi theo Lê vi ký 26:18, 21, 24, 28, Chúa 4 lần nói: vì họ không ăn năn ở xứ người
đang khi sống lưu đày, nên Chúa phạt họ gấp 7 lần nữa.
Như vậy 360 năm x 7= 2520 năm theo kinh thánh.
Vì Năm Kinh thánh là 360 ngày một năm, mà năm dương lịch là 365 ngàyy ¼ một
năm.. Như vậy 2520 năm của Kinh thánh đổi thành 2483 năm của dương lịch quốc
tế.

Họ đã hồi hương sau khi lãnh hình phạt 70 năm vào năm 536 TC..
Nay chúng ta lấy năm 536 TC làm mốc, và cộng thêm 1948 bằng 2484. Lấy 2484 –
1 = 2483 ( vì năm Chúa sinh ra là ở giữa trước Chúa ( BC) và sau Chúa
( AD).).Chúng
ta sẽ có con số 1948. Đó là năm Israel tái lập quốc tại đất tổ, vào ngày 14/5.


Kết luận
Sau hơn 25 thế kỷ lãnh án phạt nặng nề của Đức Chúa Trời, theo nguyên tắc tổng
quát, Israel đã mản hạn án lưu đày vì tội lỗi của dân tộc mình.
Trong cơn đại nạn dân Israel còn sót lại chưa tiếp nhận Cứu Chúa Jesus, Đức Chúa
Trời sẽ có phương cách cứu họ nhưng dường như qua lửa và làm thành lời hứa đối
với tuyển dân của Ngài.

Minh Khãi và MS JosephNa .

Cuộc lưu đày tại Ba-by-lôn là gì?


TRẢ LỜI

Bị bắt làm phu tù hay lưu đày sang Ba-by-lôn ý chỉ về một giai đoạn lịch sử của
nước Y-sơ-ra-ên khi người Giu-đa bị vua Nê-bu-cát-nết-sa II bắt làm phu tù dẫn về
Ba-by-lôn. Đây là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong Kinh Thánh bởi vì cả
cuộc lưu đày lẫn trở về và phục hồi của vương quốc Giu-đa chính là sự ứng
nghiệm những lời tiên tri của Cựu Ước.

Đức Chúa Trời dùng Ba-by-lôn như một công cụ để đoán phạt dân Y-sơ-ra-ên vì
tội lỗi của họ, là thờ hình tượng và chống nghịch lại chính Ngài. Thực chất trong
thời kỳ này (607 - 586 TC), người Giu-đa bị bắt giải về Ba-by-lôn theo nhiều đợt.
Với mỗi người kế vị Giu-đa nổi lên chống lại quyền cai trị của người Ba-by-lôn,
vua Nê-bu-cát-nết-sa sẽ dẫn một đạo binh để tiến đánh nước này cho đến khi đã
chiếm được thành Giê-ru-sa-lem sau khoảng thời gian một năm, giết hại rất nhiều
người và hủy phá đền thờ, bắt phu tù hàng ngàn người Giu-đa và để lại Giê-ru-sa-
lem một đống đổ nát.

Như Kinh Thánh đã tiên báo, dân Giu-đa sẽ không được phép trở về Giê-ru-sa-lem
cho tới khi kết thúc 70 năm lưu đày. Lời tiên tri ấy được ứng nghiệm vào năm 537
TC, khi người Giu-đa được vua Si-ru của Ba Tư cho trở về Y-sơ-ra-ên và bắt đầu
xây dựng lại thành phố và đền thờ. Cuộc hồi hương này dưới sự dẫn dắt của E-xơ-
ra đã dấy lên một cuộc phấn hưng giữa vòng người Giu-đa và cuộc tái thiết đền
thờ.

Dưới sự cai trị của vua Nê-bu-cát-nết-sa II, đế quốc Ba-by-lôn bành trướng khắp
khu vực Trung Đông và khoảng năm 607 TC, vua Giê-hô-gia-kim của Giu-đa đã
buộc phải quy hàng, biến mình thành chư hầu cho Nê-bu-cát-nết-sa (II Các Vua
24:1). Chính trong thời điểm đó Nê-bu-cát-nết-sa đã bắt lấy nhiều người trai trẻ tốt
tươi và thông sáng của mỗi thành trong nước Giu-đa, trong đó có Đa-ni-ên, Ha-na-
nia (Sa-đơ-rắc), Mi-sa-ên (Mê-sác) và A-xa-ria (A-bết-nê-gô). Sau 3 năm phục
dưới quyền Nê-bu-cát-nết-sa, vua Giê-hô-gia-kim của Giu-đa dấy lên nghịch cùng
Ba-by-lôn và một lần nữa hướng về Ai Cập để cầu viện. Sau khi gửi quân đội đến
trấn áp cuộc nổi dậy của Giu-đa, đích thân Nê-bu-cát-nết-sa rời Ba-by-lôn vào năm
598 TC để giải quyết vấn đề.

Vào khoảng tháng ba năm 597 TC, Nê-bu-cát-nết-sa đến được Giê-ru-sa-lem và
chiếm lấy thành, nắm quyền kiểm soát khu vực ấy, trấn lột của cải và bắt Giê-hô-
gia-kin, con trai của Giê-hô-gia-kim, cùng cả dòng vua, và hầu hết dân cư của Giu-
đa đem về Ba-by-lôn, chỉ chừa lại những người nghèo khổ nhất trong xứ (II Các
Vua 24:8-16).
Thời điểm đó Nê-bu-cát-nết-sa phong cho Sê-đê-kia làm vua thay mặt ông cai trị
Giu-đa, nhưng sau 9 năm, Sê-đê-kia - có lẽ vẫn chưa học được bài học trong quá
khứ - đã dẫn quân Giu-đa nổi loạn cùng người Ba-by-lôn một lần cuối cùng (II Các
Vua 24-25). Bị tác động bởi những lời tiên tri giả dối và phớt lờ sự cảnh báo của
tiên tri Giê-rê-mi, Sê-đê-kia quyết định liên quân cùng Ê-đôm, Mô-áp, Am-môn và
Phê-ni-xi để chống lại Nê-bu-cát-nết-sa (Giê-rê-mi 27:1-15). Hậu quả là Nê-bu-
cát-nết-sa một lần nữa tấn công thành Giê-ru-sa-lem. Giê-ru-sa-lem thất thủ vào
tháng bảy năm 587 hoặc 586 TC, và Sê-đê-kia bị bắt làm phu tù giải về Ba-by-lôn
sau khi phải tận mắt chứng kiến các con trai mình bị giết, sau đó ông bị móc mắt
(II Các Vua 25). Tại thời điểm này, Giê-ru-sa-lem bị bỏ hoang, đền thờ bị hủy phá
và tất cả nhà cửa bị thiêu rụi. Phần lớn dân Giu-đa bị bắt làm phu tù, nhưng một
lần nữa, Nê-bu-cát-nết-sa vẫn giữ lại những người nghèo để phục dịch như nông
dân hay người làm vườn nho (II Các Vua 25:12).

Sách II Sử Ký và II Các Vua đề cập đến hầu hết giai đoạn dẫn tới sự sụp đổ của cả
Vương quốc phía bắc và Giu-đa. Chúng cũng nhắc đến sự hủy phá thành Giê-ru-
sa-lem của vua Nê-bu-cát-nết-sa và thời kỳ đầu tiên của cuộc lưu đày sang Ba-by-
lôn. Giê-rê-mi là một trong các tiên tri của giai đoạn trước sự sụp đổ của Giê-ru-sa-
lem, và Ê-xê-chi-ên cùng Đa-ni-ên được viết trong thời kỳ dân Giu-đa đang bị lưu
đày. E-xơ-ra viết về sự trở về của người Giu-đa sau 70 năm như Đức Chúa Trời đã
phán hứa qua tiên tri Giê-rê-mi và Ê-sai. Sách Nê-hê-mi cũng viết về sự trở về và
tái thiết Giê-ru-sa-lem sau khi thời kỳ lưu đày kết thúc.

Cuộc lưu đày sang Ba-by-lôn có một tác động quan trọng với quốc gia Y-sơ-ra-ên
sau khi họ trở về quê hương - đó là họ không bao giờ bại hoại bởi tội thờ hình
tượng và các thần giả mạo của các dân tộc xung quanh nữa. Một cuộc phục hưng
giữa vòng người Giu-đa đã diễn ra sau khi họ được trở về Y-sơ-ra-ên và xây dựng
lại đền thờ. Chúng ta thấy những điều này được ghi chép trong sách E-xơ-ra và Nê-
hê-mi, khi dân tộc này một lần nữa trở về với Đức Chúa Trời, Đấng giải cứu họ
khỏi kè thù nghịch mình.

Cũng như Đức Chúa Trời đã hứa qua tiên tri Giê-rê-mi, Đức Chúa Trời đã đoán
phạt dân Ba-by-lôn vì tội lỗi của họ, và Đế quốc Ba-by-lôn sụp đổ dưới tay quân
đội Ba Tư và năm 539 TC. Sự kiện này một lần nữa chứng mình những lời hứa của
Đức Chúa Trời là chân thật.
Thời kỳ 70 năm lưu đày tại Ba-by-lôn là một phần quan trọng trong lịch sử Y-sơ-
ra-ên, và Cơ Đốc Nhân nên làm quen với kiến thức này. Như nhiều sự kiện khác
trong Cựu Ước, biến cố lịch sử này bày tỏ sự thành tín của Đức Chúa Trời đối với
dân sự của Ngài, sự đoán phạt của Ngài đối với tội lỗi, và sự chắc chắn trong các
lời hứa của Ngài.

I/. BỐI CẢNH: Học sách II Các Vua chúng ta phải am tường những nước làm
bối cảnh cho sách lịch sử nầy. Nước Sy-ri: Lần đầu tiên xuất hiện tên nước
Sy-ri trong II Samuên 8:5. Nhưng trong sách II Các Vua, sau khi nước Y-sơ-
ra-ên bị suy yếu vì chia rẽ, thì nước Sy-ri có liên hệ nhiều.

-------------------

I/. BỐI CẢNH:


Học sách II Các Vua chúng ta phải am tường những nước làm bối cảnh cho sách
lịch sử nầy.
1. Nước Sy-ri:
Lần đầu tiên xuất hiện tên nước Sy-ri trong II Samuên 8:5. Nhưng trong sách II
Các Vua, sau khi nước Y-sơ-ra-ên bị suy yếu vì chia rẽ, thì nước Sy-ri có liên hệ
nhiều.
 II Vua 5:, câu chuyện Quan Tổng binh của Sy-ri là Na-a-man đến nước Y-
sơ-ra-ên phía Bắc xin Tiên tri Ê-li-sê chữa lành bịnh phung.
 II Vua 6:7, quân Sy-ri vây thành Sa-ma-ri.
Sy-ri là một nước ở phía Bắc Y-sơ-ra-ên, thủ đô là Đa-mách, là một vùng đất cao.
Tiếng Hi-bá-lai gọi Sy-ri là A-ram (tiếng A-ram thỉnh thoảng cũng được sử dụng
trong Kinh Thánh).
1. Nước A-si-ri:
Đây là một Đế quốc rộng lớn trước thế kỷ thứ 7 TC., cũng có tên là A-su-rơ (Dân.
24), và A-su (Dân. 24:24). Ngày nay là nước Iraq.
 Do Nim-rốt thành lập – Sáng. 10:11
 Dân A-si-ri hung dữ, thường cướp phá nhiều nơi
 Thủ đô là Ni-ni-ve (ngày nay là Baghdad)
 II Vua 17:6 ghi lại sự kiện A-si-ri chiếm Sa-ma-ri thủ đô của Y-sơ-ra-ên
(17:24), đem dân Y-sơ-ra-ên đày đi các xứ khác, và đem các dân khác đến Sa-ma-
ri. Bởi đó, về sau, tạo ra một giống người Y-sơ-ra-ên lai, nên bị người Y-sơ-ra-ên
thuần gốc khinh ghét (Giăng 4:9).
 II Vua 19:19, đế quốc A-si-ri tấn công Giê-ru-sa-lem. Đây là một trận quyết
định, kết quả lời cầu nguyện của vua Ê-xê-chia được Chúa nhậm, đạo quân A-si-ri
bị tiêu diệt trong một đêm (19:35).
Theo Sử gia Herodotus (II. 141) ghi rằng có một đàn chuột cắn phá, nhưng nhiều
người tin rằng quân A-si-ri bị bịnh dịch hạch.
 Nước A-si-ri có liên hệ nhiều đến Kinh Thánh, các sách Tiên tri thường đề
cập, đặc biệt là sách Giô-na, Na-hum, Sô-phô-ni.
 Đế quốc A-si-ri sụp đổ bởi liên minh giữa Ba-by-lôn, Medes, và Scythes (bộ
tộc phía nam biển Caspians) vào năm 612 TC.
1. Nước Ba-by-lôn:
Đây là một đế quốc lớn nối tiếp đế quốc A-si-ri, thủ đô cũng mang tên Ba-by-lôn,
nằm trên bờ sông Ơ-phơ-rát của vùng vịnh Persian.
 Sau khi hạ được A-si-ri (612 TC.), Ba-by-lôn nổi tiếng trong đời Nê-bu-cát-
nết-sa (606 TC.)
 Nước Ba-by-lôn đã chiếm Giê-ru-sa-lem, đốt Đền thờ, đày dân Giu-đa qua
Ba-by-lôn 70 năm.
 Ba-by-lôn có liên hệ rất nhiều với Kinh Thánh và lịch sử của Y-sơ-ra-ên.
 Năm 538 TC. Đế quốc Ba-by-lôn bị liên minh Mê-đi và Ba-tư tiêu diệt.
Nhưng trong tương lai trước ngày Chúa Jêsus Christ tái lâm, có một thế lực được
dấy lên mà Kinh Thánh mô tả là nước Ba-by-lôn Lớn (Khải. 17 – 19).
II/. ĐẶC ĐIỂM:
1. Phần nội dung:
o Mở đầu bằng sự kiện tiên tri Ê-li được Chúa cất lên trời bằng xe và
ngựa lửa.
o Kết thúc bằng cuộc luu đày qua Ba-by-lôn.
o Đoạn 17 ghi sự kiện 10 chi phái phía Bắc bị đế quốc A-si-ri tiêu diệt
và đày qua A-si-ri.
o Đoạn 25, thành Giê-ru-sa-lem bị tàn phá, Đền thờ bị đốt, dân Giu-đa
bị đày qua Ba-by-lôn.
2. So sánh với các sách khác:

TÊN
SỰ KIỆN
SÁCH
I Samuên Trung gian giữa chế độ thần quyền
và quân chủ với 3 nhân vật:
Samuên, Sau-lơ, Đa-vít.
Triều đại của vua Đa-vít với sự đắc
II Samuên
thắng và thất bại của Đa-vít.
Sách của sự phân rẽ với 40 năm cai
I Các Vua trị của Salômôn, và 80 năm đầu của
hai nước sau khi chia rẽ
Sách của sự lưu đày: Y-sơ-ra-ên bị
II Các Vua đày qua A-si-ri (17) và Giu-đa bị
đày qua Ba-by-lôn (25).

Đọc sách II Vua, chúng ta nhớ đến lời của Sứ đồ Phaolô trong Rôma 6:23, tội lỗi
của hai nước đều được tiền công là bị lưu đày.
III/. BỐ CỤC:
Đề mục; TỘI LỖI
Câu gốc: 17:20
A/. Cảnh cáo tội lỗi – 1:1 – 8:15
1. Lời cảnh cáo của Tiên tri Ê-li – 1:1 – 2:12
2. Lời cảnh cáo của Tiên tri Ê-li-sê – 2:13 – 8:15
Trong thời kỳ nầy, chúng ta thấy Đức Chúa Trời dấy lên hai Tiên tri lớn, làm rất
nhiều phép lạ, giảng dạy để cảnh tỉnh dân Chúa. Đây là một thời kỳ có nhiều phép
lạ được Đức Chúa Trời thi hành nhiều hơn hết.
B/. Hậu quả của tội lỗi – 8:16 – 17:41
1. Rối loạn trong dân Y-sơ-ra-ên – 8:16 – 16:20
2. Thành Sa-ma-ri sụp đổ – 17:1-41
Những đoạn nầy ghi lại sự thay đổi ngôi vua, cuộc sống sa đọa của các vua nước
Y-sơ-ra-ên phía bắc.
Chỉ với 9 đoạn sách ngắn ghi chép lại lịch sử hơn 120 năm lịch sử của Y-sơ-ra-ên
phía bắc, trong khi đời vua Đa-vít và Salômôn được dành những đoạn dài.
C/. Tác động của tội lỗi – 18 – 25
1. Từ tốt qua xấu – 18 -29
2. Mất sự thánh khiết – 24 - 25
Tội lỗi của Y-sơ-ra-ên phía bắc đã lôi cuốn Giu-đa phía nam, khiến Giu-đa từ một
Ê-xê-chia tốt lành đến Manase, Am-môn gian ác. Từ Giô-sia tốt đến Giô-a-cha,
Giê-hô-gia-kim ác.
Cuối cùng tội lỗi đã khiến cho Đền thánh bị đốt, Thành thánh bị mất, Dân thánh bị
lưu đày.
Chúng ta thấy sách II Các Vua ghi lại việc Đức Chúa Trời phạt rất nặng đối với tội
lỗi, không phải vì Ngài thiếu nhân từ, trái lại, Chúa rất nhân từ dấy lên nhiều tiên
tri nhất trong các thời kỳ để cảnh cáo dân Chúa.
Y-SƠ-RA-ÊN: Giô-na, A-mốt, Ô-sê.
GIU-ĐA: Áp-đia, Giô-ên, Ê-sai, Mi-chê, Na-hum, Ha-ba-cúc, Giê-rê-mi,…
Tiếc thay từ vua đến dân không ai chịu hạ mình ăn năn.
IV/. NHÂN VẬT ĐÁNG NHỚ:
1. Niên hiệu các vua Giu-đa và Y-sơ-ra-ên: (So sánh hai vương quốc).

GIU-ĐA Y-SƠ-RA-ÊN
Rô-bô-am 17 năm Giê-rô-bô-am 22 năm
A-bi-giam 3 năm Na-đáp 2 năm
Ba-ê-sa 24 năm
Ê-la 2 năm
A-sa 41 năm
Xim-ri 1 tuần
Ôm-ri 12 năm
A-háp 22 năm
Giô-sa-phát 25 năm A-cha-xia 2 năm
Giô-ram 12 năm
Giô-ram 8 năm
A-cha-xia 1 năm
Giê-hu 28 năm
Athali (Thái
6 năm
hậu)
Giô-ách 40 năm Giô-a-cha 17 năm
A-ma-xia 29 năm Giô-ách 16 năm
Giê-rô-bô-am
44 năm
II
Không có vua 12 năm
A-xa-ria Xa-cha-ri 6 tháng
52 năm
(Ôxia)
Sa-lim 1 tháng
Mê-na-hem 10 năm
Phê-ca-hia 2 năm
Giô-tham 16 năm Phê-ca 20 năm
Ô-sê 9 năm
A-cha 16 năm Kế thúc vào năm 721
TC
Ê-xê-chia 29 năm
Ma-na-se 55 năm
A-môn 2 năm
Giô-si-a 31 năm
Giô-a-cha 3 tháng
Giê-hô-gia-
11 năm
kim
Giê-hô-gia-
3 tháng
kin
Sê-đê-kia 11 năm
Kế thúc vào 586 TC

1. Tiên tri Ê-li-sê – 1 – 10:


a. Ê-li-sê được kêu gọi – I Vua 19:19-21
o Câu 21, dứt khoát với những ràng buộc có thể ảnh hưởng đến chức vụ
– Luca 9:62
o Đức Chúa Trời dùng Ê-li-sê để dạy Ê-li tinh thần phục vụ qua “hầu
việc người”
b. Phép lạ Ê-li-sê làm:
(1) 2:13-14 – Rẽ nước sông Giô-đanh
(2) 2:19-22 – Chữa lành nước độc
(3) 4:1-7 – Hóa dầu
(4) 4:8-37 – kêu con trai người nữ Su-nem sống lại
(5) 4:38-41 – Chữa nồi canh độc
(6) 4:42-44 – Hóa bánh cho 100 người ăn
(7) 5: - Chữa bịnh phung cho Na-a-man
(8) 6:1-7 – Tìm được lưỡi rìu
(9) 6:8-23 – Phạt quân Sy-ri bị mù
(10) 6:24 – 7: - Giải cứu Sa-ma-ri khỏi nạn đói
(11) 13:20-21 – Hài cốt của Ê-li-sê cứu người chết
Những phép lạ của Ê-li-sê làm hầu hết giống như những phép lạ Chúa Jêsus Christ
đã làm:
(1) Bắt đầu chức vụ tại sông Giô-đanh
(2) Biến nước thành rượu
(3) Đầy dầu Thánh Linh
(4) Kêu người chết sống lại
(5) Nuôi nhiều người ăn
(6) Chữa lành bịnh phung – sự tái sanh
(7) Tưởng mất mà còn (Luca 15) – lưỡi rìu
(8) Tha kẻ thù (quân Sy-ri bị mù)
(9) Không thấy mà tin – Giải cứu Sa-ma-ri dù có người không tin.
Do đó, Chúa Jêsus Christ đã gọi Giăng Báp-tít là Tiên tri Ê-li – Mathiơ 11:14;
Luca 1:17; 17:11-13.
1. Ê-xê-chia [Hi-bá-lai: H Z K = Hezekiah] – Tham khảo II Sử ký 29 – 32)
a. Ê-xê-chia là người yêu mến Chúa: Ê-xê-chia là người yêu mến Chúa giống
như Đa-vít – 18:3-7
o Câu 3, làm điều thiện
o Câu 4, phá hủy hình tượng
o Câu 6, vâng lời Chúa
Từ đời vua Đa-vít, không có vua nào tốt như Ê-xê-chia.
a. Ê-xê-chia là người cầu nguyện: Kinh Thánh ghi lại hai lời cầu nguyện của
vua Ê-xê-chia. Đặc điểm hai lời cầu nguyện đều dài, tha thiết, và đều được Chúa
nhậm lời.
o 19:14-15, Ê-xê-chia lên Đền thờ cầu nguyện khi bị đạo quân Asi-ri sỉ
nhục. Đức Chúa Trời đã nhậm lời và chính Chúa đã sai thiên sứ Ngài hủy diệt đạo
binh kiêu ngạo đó.
o 20:2-6, Ê-xê-chia đã cầu nguyện xin Chúa cho ông được gia hạn sự
sống và Đức Chúa Trời đã nhậm lời cho ông sống thêm 15 năm.
1. Giô-sia – 22 – 23
a. Đặc điểm của Giô-si-a là người yêu mến Đức Chúa Trời và phục sự Chúa từ
thơ ấu
o Lên ngôi lúc 8 tuổi – 22:1
o 16 tuổi biết tìm kiếm Chúa – II Sử 34:3a
o 20 tuổi dẹp bỏ hình thượng – II Sử 34:3b
o 26 tuổi tu sửa lại Đền thờ – II Sử 34:8; II Vua 22:3
b. Giô-si-a đối với Kinh Thánh – 22:10-11
o Giô-si-a sửa sang Đền thờ đã bị hư hại từ trước.
o Tìm lại được sách Luật pháp (Ngũ Kinh) – 22:8
o Vua đã biết lắng nghe và ăn năn tiếp nhận Lời Chúa – 23:25
o Đức Chúa Trời đẹp lòng về Giô-si-a – 22:18-20
c. Giô-si-a giữ Lễ Vượt Qua – 23:21-23
Đây là Lễ Vượt Qua được tổ chức sau 200 năm chưa hề có, so sánh với đời Quan
xét và với hai vương quốc.
Giữa thời gian từ khi vua Ê-xê-chia chết (618 TC.) đến khi bị đày qua Ba-by-lôn
(586 TC.), triều đại của Giô-si-a (614 TC.) như ánh sáng buổi hoàng hôn, như tia
sáng lóe lên lần cuối. Dù vậy, cơn phục hưng nầy đã giảm bớt cơng iận của Đức
Chúa Trời. Rất tiếc là dân Giu-đa đời Giô-si-a đã không bắt kịp cơ hội để ăn năn.
V/. SỰ KIỆN ĐÁNG NHỚ:
1. Dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày – Samari sụp đổ:
Sách I Vua kết thúc với 8 vị vua cai trị vương quốc Y-sơ-ra-ên phía Bắc là những
vị vua làm ác. Bây giờ, với II Vua, có 11 vua, điệp khúc người làm điều ác luôn
được lặp lại (3:2-3; 10:31-32; 13:2-3, 11; 14:24; 15:9, 18, 24, 28; 17:2).
Đến đời vua Phê-ca – 15:29, vua A-si-ri đã bắt 2 ½ chi phái phía Đông sông Giô-
đanh (I Sử 5:25-26) và chi phái Nép-ta-li (II Vua 15:29) đày qua A-si-ri.
Một vấn đề là vua A-si-ri trong lần bắt lưu đày các chi phái nầy có tên là Tiếc-lác
Phi-lê-se trong II Vua 15:29 cũng có tên là Phun trong I Sử 5:26.
Có nhiều người cho đó là 2 người, nhưng trong khi Kinh Thánh ám chỉ một người.
Nhưng gần đây, Dr. Pinches tìm thấy trong những bản đất sét ghi “Lịch sử Ba-by-
lôn” tại Bảo tàng Viện Anh quốc (British Museum) cho biết Tiglah Phileser còn có
tên khác là Pull hay Pulu. Kinh Thánh đã được xác chứng một lần nữa chính xác
từng chi tiết lịch sử.

1. Tiên tri Ê-li-sê – 1 – 10:


a. Ê-li-sê được kêu gọi – I Vua 19:19-21
o Câu 21, dứt khoát với những ràng buộc có thể ảnh hưởng đến chức vụ
– Luca 9:62
o Đức Chúa Trời dùng Ê-li-sê để dạy Ê-li tinh thần phục vụ qua “hầu
việc người”
b. Phép lạ Ê-li-sê làm:
(1) 2:13-14 – Rẽ nước sông Giô-đanh
(2) 2:19-22 – Chữa lành nước độc
(3) 4:1-7 – Hóa dầu
(4) 4:8-37 – kêu con trai người nữ Su-nem sống lại
(5) 4:38-41 – Chữa nồi canh độc
(6) 4:42-44 – Hóa bánh cho 100 người ăn
(7) 5: - Chữa bịnh phung cho Na-a-man
(8) 6:1-7 – Tìm được lưỡi rìu
(9) 6:8-23 – Phạt quân Sy-ri bị mù
(10) 6:24 – 7: - Giải cứu Sa-ma-ri khỏi nạn đói
(11) 13:20-21 – Hài cốt của Ê-li-sê cứu người chết
Những phép lạ của Ê-li-sê làm hầu hết giống như những phép lạ Chúa Jêsus Christ
đã làm:
(1) Bắt đầu chức vụ tại sông Giô-đanh
(2) Biến nước thành rượu
(3) Đầy dầu Thánh Linh
(4) Kêu người chết sống lại
(5) Nuôi nhiều người ăn
(6) Chữa lành bịnh phung – sự tái sanh
(7) Tưởng mất mà còn (Luca 15) – lưỡi rìu
(8) Tha kẻ thù (quân Sy-ri bị mù)
(9) Không thấy mà tin – Giải cứu Sa-ma-ri dù có người không tin.
Do đó, Chúa Jêsus Christ đã gọi Giăng Báp-tít là Tiên tri Ê-li – Mathiơ 11:14;
Luca 1:17; 17:11-13.
1. Ê-xê-chia [Hi-bá-lai: H Z K = Hezekiah] – Tham khảo II Sử ký 29 – 32)
a. Ê-xê-chia là người yêu mến Chúa: Ê-xê-chia là người yêu mến Chúa giống
như Đa-vít – 18:3-7
o Câu 3, làm điều thiện
o Câu 4, phá hủy hình tượng
o Câu 6, vâng lời Chúa
Từ đời vua Đa-vít, không có vua nào tốt như Ê-xê-chia.
a. Ê-xê-chia là người cầu nguyện: Kinh Thánh ghi lại hai lời cầu nguyện của
vua Ê-xê-chia. Đặc điểm hai lời cầu nguyện đều dài, tha thiết, và đều được Chúa
nhậm lời.
o 19:14-15, Ê-xê-chia lên Đền thờ cầu nguyện khi bị đạo quân Asi-ri sỉ
nhục. Đức Chúa Trời đã nhậm lời và chính Chúa đã sai thiên sứ Ngài hủy diệt đạo
binh kiêu ngạo đó.
o 20:2-6, Ê-xê-chia đã cầu nguyện xin Chúa cho ông được gia hạn sự
sống và Đức Chúa Trời đã nhậm lời cho ông sống thêm 15 năm.
1. Giô-sia – 22 – 23
a. Đặc điểm của Giô-si-a là người yêu mến Đức Chúa Trời và phục sự Chúa từ
thơ ấu
o Lên ngôi lúc 8 tuổi – 22:1
o 16 tuổi biết tìm kiếm Chúa – II Sử 34:3a
o 20 tuổi dẹp bỏ hình thượng – II Sử 34:3b
o 26 tuổi tu sửa lại Đền thờ – II Sử 34:8; II Vua 22:3
b. Giô-si-a đối với Kinh Thánh – 22:10-11
o Giô-si-a sửa sang Đền thờ đã bị hư hại từ trước.
o Tìm lại được sách Luật pháp (Ngũ Kinh) – 22:8
o Vua đã biết lắng nghe và ăn năn tiếp nhận Lời Chúa – 23:25
o Đức Chúa Trời đẹp lòng về Giô-si-a – 22:18-20
c. Giô-si-a giữ Lễ Vượt Qua – 23:21-23
Đây là Lễ Vượt Qua được tổ chức sau 200 năm chưa hề có, so sánh với đời Quan
xét và với hai vương quốc.
Giữa thời gian từ khi vua Ê-xê-chia chết (618 TC.) đến khi bị đày qua Ba-by-lôn
(586 TC.), triều đại của Giô-si-a (614 TC.) như ánh sáng buổi hoàng hôn, như tia
sáng lóe lên lần cuối. Dù vậy, cơn phục hưng nầy đã giảm bớt cơng iận của Đức
Chúa Trời. Rất tiếc là dân Giu-đa đời Giô-si-a đã không bắt kịp cơ hội để ăn năn.
V/. SỰ KIỆN ĐÁNG NHỚ:
1. Dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày – Samari sụp đổ:
Sách I Vua kết thúc với 8 vị vua cai trị vương quốc Y-sơ-ra-ên phía Bắc là những
vị vua làm ác. Bây giờ, với II Vua, có 11 vua, điệp khúc người làm điều ác luôn
được lặp lại (3:2-3; 10:31-32; 13:2-3, 11; 14:24; 15:9, 18, 24, 28; 17:2).
Đến đời vua Phê-ca – 15:29, vua A-si-ri đã bắt 2 ½ chi phái phía Đông sông Giô-
đanh (I Sử 5:25-26) và chi phái Nép-ta-li (II Vua 15:29) đày qua A-si-ri.
Một vấn đề là vua A-si-ri trong lần bắt lưu đày các chi phái nầy có tên là Tiếc-lác
Phi-lê-se trong II Vua 15:29 cũng có tên là Phun trong I Sử 5:26.
Có nhiều người cho đó là 2 người, nhưng trong khi Kinh Thánh ám chỉ một người.
Nhưng gần đây, Dr. Pinches tìm thấy trong những bản đất sét ghi “Lịch sử Ba-by-
lôn” tại Bảo tàng Viện Anh quốc (British Museum) cho biết Tiglah Phileser còn có
tên khác là Pull hay Pulu. Kinh Thánh đã được xác chứng một lần nữa chính xác
từng chi tiết lịch sử.
Độ 13 năm sau lần lưu đày của 2 ½ chi phái (721 TC.), Tiếc-lác Phi-lê-se đã chết,
và Shal Manaser IV lên thay (17:3-6) đã vây Sa-ma-ri 3 năm và đày hết thảy dân
Y-sơ-ra-ên phía Bắc qua A-si-ri.
200 năm sau, con cháu (dòng dõi) của những người bị lưu đày nầy đã trở về Giu-đê
với sự hướng dẫn của E-xơ-ra và Nê-hê-mi, nhưng có một phần đã không về.
Trong thời lưu đày, người A-si-ri đã ghi chép về việc mua bán dân Y-sơ-ra-ên làm
nô lệ như sau (độ 14 sau khi Y-sơ-ra-ên bị lưu đày): ‘2 người nam Y-sơ-ra-ên và 1
phụ nữ bị một người Phoenician bán cho người Ai Cập giá 3 minas bạc ((27 Anh
kim).
1. Dân Giu-đa bị lưu đày – Giê-ru-sa-lem sụp đổ:
Đến đoạn 17, mười chi phái phía Bắc không còn nữa, lịch sử vương quốc này đóng
lại vĩnh viễn.
8 đoạn sau cùng (18 – 25) của sách II Vua liên hệ đến sự sụp đổ của nước Giu-đa
phía Nam – bắt đầu từ khi Sa-ma-ri sụp đổ (721 TC) đến khi Giê-ru-sa-lem bị
cướp phá (586 TC.), một thời kỳ khoảng 130 năm.
Năm Giô-si-a chết (II Vua 23:29) cũng là lúc đế uqốc A-si-ri bị tiêu diệt bởi
người Ba-by-lôn.
Sứ điệp của Tiên tri Ê-sai trước đó 100 năm (II Vua 20:15-19; Ê-sai 39) đã bắt đầu
ứng nghiệm.
Sự sụp đổ của Giu-đa qua 3 giai đoạn:
a. Lần I:
Trong năm thứ ba đời vua Giê-hô-gia-kim – II Vua 24:1-2; Đa-ni-ên 1:1-4; II
Sử 36:5-7, vua Nê-cát-nết-sa của Ba-by-lôn bắt đi những thanh niên trẻ, trong
đó có Đa-ni-ên và 3 bạn của ông.
a. Lần 2: - II Vua 24:8-17,
o Nhằm đời vua Giê-hô-gia-kin lên ngôi được 3 tháng, độ 8 năm sau lần
lưu đày thứ I, sau khi Giê-hô-gia-kim chết.
o Lần lưu đày nầy vua Ba-by-lôn bắt đi:
Những bửu vật trong Đền thờ (câu 13), trong cung vua
10,000 người mạnh khỏe, giỏi, trong số nầy có các thầy tế lễ (có Ê-xê-chi-ên.
 Ê-xê-chi-ên 40:1, chính Tiên tri Ê-xê-chi-ên đã nói về việc Giê-ru-sa-lem bị
hủy phá, trong khi ông đang ở tại Ba-by-lôn.
a. Lần 3: - II Vua 23:4; II Sử 36)
o Đời Sê-đê-kia, vua Nê-bu-cát-nết-sa của Ba-by-lôn vây Giê-ru-sa-lem,
khi chiếm được, vua Ba-by-lôn đã phá thành, đốt Đền thờ, tịch thu các khí mạnh
đem qua Ba-by-lôn.
o Thảm cảnh của dân Giu-đa trong lúc Giê-ru-sa-lem bị vây đã được
Giê-rê-mi diễn tả trong Ca-thương 2:20; 4:3-10; Ê-xê-chi-ên 5:12; II Vua 25:11-
12.
Có một số người còn sót lại chạy qua Ai Cập (II Vua 25:22; Giê. 40-43)

---------------------

Đề mục: BỐI CẢNH SÁCH II VUA


Kinh thánh: II Vua 17:20
Mục đích: Để hiểu được các sách lịch sử, nhất là từ sách Các Vua thứ II, am tường
những nước làm bối cảnh cho sách lịch sử nầy.

I/. NƯỚC SY-RI:


 Đây là một nước ở phía Bắc của nước Y-sơ-ra-ên, thủ đô là Đa-mách, là một
vùng đất cao, ngày nay vẫn được gọi là nước Sy-ri. Tiếng Hi-bá-lai gọi Sy-ri là A-
ram, vì vậy tiếng A-ram hoặc là tiếng Sy-ri thỉnh thoảng cũng được sử dụng trong
Kinh thánh, nhất là sau khi dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày trở về, trong giao dịch họ
thường sử dụng tiếng A-ram, ngay cả trong thời Tân Ước như:
 Mác 5:41, khi Chúa Jêsus Christ kêu con gái của người cai Nhà Hội sống lại,
Chúa đã sử dụng tiếng A-ram: Ta-li-tha Cu-mi, để truyền cho con gái đó sống lại.
 Mác 7:34, khi Chúa Jêsus Christ chữa cho người điếc và câm để người đó
nghe và nói được, Ngài đã đặt ngón tay vào lỗ tai người, thấm nước miếng xức
lưỡi người, rồi ngửa mặt lên trời, thở ra mà phán cùng người rằng: Ép-pha-ta,
nghĩa là Hãy mở ra!
 Mác 15:34, lúc Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên thập tự giá, Ngài đã kêu
lớn tiếng rằng: Ê-lô-i, Ê-lô-i, lam-ma-sa-bách-ta-ni? Chúa Jêsus Christ đang dùng
tiếng A-ram có nghĩa là: Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa
bỏ tôi?
 Sy-ri là một nước có mối liên hệ rất nhiều với nước Y-sơ-ra-ên từ xưa đến
nay, thường là thù của Y-sơ-ra-ên.
 Lần đầu tiên tên nước Sy-ri hay cũng gọi là nước A-ram xuất hiện trong
Kinh thánh được ghi trong II Sa-mu-ên 8:5-6, Dân Sy-ri ở Đa-mách đến tiếp trợ
Ha-đa-đê-xe, vua Xô-ba; Đa-vít bèn giết chúng nó hai mươi hai ngàn người. Kế đó
người lập đồn trong Đa-mách xứ Sy-ri; dân Sy-ri phục dịch Đa-vít, và nộp thuế.
Chúng ta thấy ngay khi dân Y-sơ-ra-ên lập quốc thì Sy-ri đã đóng một vai trò thù
địch với Y-sơ-ra-ên.
 Riêng trong thời vương quốc phân chia, sách II Vua đã ghi lại hai câu
chuyện về nước Sy-ri đối với Y-sơ-ra-ên:
1/. Na-a-man, quan Tổng Binh của Sy-ri được chữa lành:
 II Vua 5:
 Ngay câu 1, Kinh thánh cho chúng ta biết Na-a-man là vị Tổng Tham Mưu
Trưởng của quân đội Sy-ri, một người có tài có công đối với dân Sy-ri, nhưng mắc
bịnh phung.
 Điều thú vị là thỉnh thoảng chúng ta thấy Đức Chúa Trời đã sử dụng hai đối
cực trái hẳn như: Đối với một lực sĩ như Gô-li-át, Đức Chúa Trời cho một Đa-vít
còn là một Thiếu niên xuất hiện; bây giờ đối với Na-a-man, tác giả sách II Vua giới
thiệu:
 5:1, Na-a-man, quan tổng binh của vua Sy-ri, là một người có quyền trước
mặt chủ mình, được tôn trọng lắm, bởi vì Đức Giê-hô-va dùng người giải cứu dân
Sy-ri; người nầy vốn mạnh mẽ và bạo dạn, song bị bịnh phung.
 Đến 5:2, tác giả đưa ra một đối trọng khác: Vả có một vài toán dân Sy-ri đi
ra bắt một đứa gái nhỏ của xứ Y-sơ-ra-ên làm phu tù, để hầu hạ vợ Na-a-man.
 Và đứa gái nhỏ Y-sơ-ra-ên nầy đã chỉ cho Na-a-man một phương pháp để
được chữa lành bịnh phung, ấy là đến với tiên tri ở Sa-ma-ri, tức là đến với tiên tri
Ê-li-sê. Kỳ lạ thay, một Quan Tổng binh của Sy-ri tầm cỡ như Na-a-man lại bằng
lòng nghe lời giới thiệu của một em gái nhỏ Y-sơ-ra-ên để tìm đến một tiên tri mà
mình chưa hề biết. Kết quả là Na-a-man được gặp tiên tri Ê-li-sê, vâng lời dạy của
Ê-li-sê xuống sông Giô-đanh tắm bảy lần thì được sạch (5:14).
 Chẳng những Na-a-man được sạch bịnh phung, mà ông còn được sạch tội
nữa, lòng ông đầu phục Đức Chúa Trời của Ê-li-sê (5:18-19). Chính Chúa Jêsus
Christ đã cho một lời kết luận về câu chuyện nầy trong Luca 4:27, Trong đời đấng
tiên tri Ê-li-sê, dân Y-sơ-ra-ên cũng có nhiều kẻ mắc tật phung; song không có ai
lành sạch được, chỉ Na-a-man, người xứ Sy-ri mà thôi. Thật là một bài học ân điển
lạ lùng cho Na-a-man, nhưng cũng là một bài học cay đắng cho tuyển dân. Bóng
tối nằm ngay chân đèn!
2/. Quân Sy-ri vây thành Sa-ma-ri:
 II Vua 6: - 7:
 Trong đoạn 5 là một quan Tổng binh đối diện với quyền năng chữa lành của
Đức Chúa Trời qua tiên tri Ê-li-sê. Lần nầy, chính vua Sy-ri đối diện với quyền
năng tranh chiến của Đức Chúa Trời qua tiên tri Ê-li-sê.
 6:8-23, sau khi tiên tri Ê-li-sê bởi sự khôn ngoan Chúa cho đã nhiều lần báo
trước những âm mưu phục binh của vua Sy-ri cho vua Y-sơ-ra-ên, làm cho vua Sy-
ri thất bại. Khi biết được người làm hỏng âm mưu của mình, vua Sy-ri đã kéo quân
tìm Ê-li-sê và bị Ê-li-sê cầu nguyện xin Chúa phạt đạo quân Sy-ri bị mù mắt.
 6:24 – 7:, một lần nữa quân Sy-ri lại bao vây Sa-ma-ri gây nên một cơn đói
kém lớn trong thành, đến nỗi người ta ăn thịt nhau (6:24-29). Trong cơn nguy cấp
đó, tiên tri Ê-li-sê đã tiên báo sự giải cứu thành và lời tiên tri đó đã ứng nghiệm
ngay trong đêm, cả thành chẳng những được giải cứu khỏi tay thù nghịch, mà còn
được cứu khỏi nạn đói (7:15-16), còn những kẻ chẳng tin lời tiên tri Ê-li-sê thì thấy
mà không được hưởng (7:17).
 Quân Sy-ri lúc nào cũng tìm cách làm hại tuyển dân, còn Đức Chúa Trời
luôn binh vực dân Chúa. Tôi tin rằng trong những ngày đó, dân Chúa chắc đã hát
bài ca của Thi thiên 118:5-14.

II/. NƯỚC A-SI-RI:


 Không có lúc nào bằng lúc nầy Đế quốc A-si-ri được toàn thế giới nói đến
nhiều như bây giờ, Đế quốc A-si-ri đó là Nước Iraq ngày nay trong cuộc chiến giữa
Iraq với liên quân Anh-Mỹ
 Trước thế kỷ VII TC, A-si-ri là một Đế quốc hùng mạnh, cũng có tên là A-
su-rơ (Dân. 24:22) hay là A-su (Dân 24:24), nằm ở phía chính Bắc của Y-sơ-ra-ên.
 Nguồn gốc của nước A-si-ri được sáng lập bởi Nim-rốt, là một tay anh hùng
trên đất thời bấy giờ (Sáng. 10:11), thủ đô là thành Ni-ni-ve (nay là Baghdad). Lịch
sử thế giới cho biết rằng người A-si-ri rất hung bạo, dẫn quân đi cướp phá nhiều
nơi. Kinh thánh nhiều lần nói đến sự hung dữ nầy, nhất là các sách tiên tri đều nói
đến như tiên tri Giô-na, tiên tri Na-hum, Sôphô-ni.
 Riêng sách II Vua hai lần nói đến sự xâm chiếm của Đế quốc A-si-ri đối với
tuyển dân: một lần phía Bắc, một lần phía Nam.
1/. Quân A-si-ri chiếm Sa-ma-ri:
 II Vua 17:3-6 mô tả trận chiến của người A-si-ri tấn công và chiếm được Sa-
ma-ri, làm sụp đổ vương quốc Y-sơ-ra-ên phía Bắc, vào năm 721 TC.
 Đặc biệt theo chánh sách của người A-si-ri muốn san bằng những dị biệt
giữa các dân tộc, pha trộn chủng tộc để xóa bỏ lòng yêu nước của mỗi dân tộc,
người A-si-ri đã đem dân Y-sơ-ra-ên bản xứ đày qua A-si-ri (17:6). Ngược lại, họ
cho các dân tộc khác đến cư ngụ tại Sa-ma-ri (17:24), làm cho dân Y-sơ-ra-ên
không còn thuần chủng nữa, mà thành một thứ dân lai, về sau được gọi là dân Sa-
ma-ri, bị người Y-sơ-ra-ên thuần chủng khinh ghét (Giăng 4:9).
 II Vua 18 – 19, sau khi thắng được vương quốc Y-sơ-ra-ên phía bắc, người
A-si-ri thừa thắng kéo quân bao vây Giê-ru-sa-lem trong đời vua Ê-xê-chia với
lòng kiêu ngạo nghịch với Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Giu-đa (18:28-30, 32b-
35)
Cảm ơn Chúa, Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của tuyển dân đã nhậm lời cầu nguyện
của vua Ê-xê-chia, trong một đêm đã sai một thiên sứ của Ngài giết hết 185,000
người của đạo quân phạm thượng đó (19:35-36).
 Tại sao Đức Chúa Trời giải cứu vương quốc Giu-đa phía Nam mà không
cứu vương quốc Y-sơ-ra-ên phía Bắc? Câu trả lời là rõ ràng: Vua Ê-xê-chia của
vương quốc Giu-đa đã biết nhờ cậy nơi Giê-hô-va Đức Chúa Trời của mình.
 Năm 612 TC, Đế quốc A-si-ri đã sụp đổ bởi một liên minh Ba-by-lôn – Mê-
đi – Sythes. Khi tôi viết những lời nầy, đạo quân cuồng tín của Đế quốc A-si-ri
ngày xưa đã tái hiện qua đạo quân Iraq ngày nay với một San-chê-ríp ngày nay là
Saddam Hussein, đang bị tấn công bởi một liên quân Anh-Mỹ, chỉ còn cách thủ đô
Baghdad độ 100 km. Cuộc chiến đang đến hồi ác liệt, lịch sử Thánh Kinh đang tái
diễn cho toàn thế giới để chứng minh cho nhân loại biết rằng Đức Chúa Trời đang
tể trị thế giới qua mọi thời đại.

III/. NƯỚC BA-BY-LÔN:


 Ba-by-lôn là một Đế quốc lớn nằm ở phía Đông của Y-sơ-ra-ên, và phía
Nam của A-si-ri. Đế quốc Ba-by-lôn tiếp nối Đế quốc A-si-ri sau khi hạ được A-si-
ri.
 Nước Ba-by-lôn có thủ đô mang cùng tên là Ba-by-lôn, nằm trên bờ sông Ơ-
phơ-rát, thuộc vùng Vịnh Persian. Dưới sự cai trị của vua Nê-bu-cát-nết-sa, Đế
quốc Ba-by-lôn trở nên hùng mạnh và nổi tiếng, chiếm một vùng rộng lớn từ Mê-
sô-bô-ta-mi đến ranh giới Ai Cập.
 Đế quốc Ba-by-lôn cũng có liên hệ đến lịch sử tuyển dân Y-sơ-ra-ên rất
nhiều, nhất là từ năm 606 TC., nhiều lần Ba-by-lôn đã đem quân tấn công Giê-ru-
sa-lem và bắt lưu đày một số người Giu-đa đem qua Ba-by-lôn, trong đó có Đa-ni-
ên, Ê-xê-chi-ên… Rồi đến năm 587 TC., Ba-by-lôn đã bao vây và chiếm Giê-ru-
sa-lem, phá thành đốt Đền thờ, bắt dân Giu-đa đày qua Ba-by-lôn 70 năm, như lời
các tiên tri đã rao báo.
 Năm 539 TC., người Mê-đi Ba-tư đã tiêu diệt Ba-by-lôn, và từ đó xóa tên
Ba-by-lôn trên bản đồ thế giới. Dù vậy, Kinh thánh cho chúng ta biết trong tương
lai trước ngày Chúa đến, có một thế lực hùng mạnh được dấy lên được Kinh thánh
gọi là Ba-by-lôn Lớn – Đại Dâm phụ, là thế lực cuối cùng chống lại Chúa bị tiêu
diệt (Khải. 17: - 19:.
 Ba-by-lôn đó là nước nào vẫn còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong tình hình
hiện nay, Chúa đã cho chúng ta thấy sự tái xuất hiện những tên của các Đế quốc
trong Cựu Ước. Tôi tin rằng không bao lâu nữa Ba-by-lôn Lớn nầy sẽ hiện ra,
nhưng điều Cơ-Đốc nhân chúng ta đều biết là trước giờ phút đó, Hội Thánh sẽ
được cất lên nơi không trung gặp Chúa để ở cùng Chúa luôn luôn. Nguyện hết thảy
chúng ta đều được cất lên.

IV/. NƯỚC Y-SƠ-RA-ÊN:


 Đọc sách II Vua, chúng ta nhớ đến lời của Thánh Phao-lô đã nói trong thư
Rôma 6:23, Vì tiền công của tội lỗi là sự chết. Tội lỗi của cả hai nước Y-sơ-ra-ên
phía Bắc và của Giu-đa phía Nam đã đến lúc được trả tiền công:
 17: ghi lại giờ phút vương quốc Y-sơ-ra-ên phía Bắc bị quân A-si-ri chiếm
và dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày qua A-si-ri (năm 721 TC.)
 25: ghi lại giờ phút cuối cùng với cảnh người Ba-by-lôn tàn phá Giê-ru-sa-
lem cách thảm khốc với những ngọn lửa thiêu hủy thành và thiêu hủy Đền thờ của
Chúa, vua Sê-đê-kia bị bắt buộc chứng kiến các con trai mình bị người Ba-by-lôn
giết trước mặt, còn chính vua bị móc mắt và bị xiềng đày qua Ba-by-lôn (năm 587
TC.).
 Sách đã mở đầu với sự kiện tiên tri Ê-li được Chúa tiếp lên trời bằng xe và
ngựa lửa cách khải hoàn, nhưng đã kết thúc bằng cuộc lưu đày qua Ba-by-lôn cách
đau buồn.
 Bài học nầy há không phải đã được Chúa nhắc đến cho Hội Thánh tại Ê-phê-
sô trong Khải huyền 2:5, Vậy hãy nhớ lại ngươi đã sa sút từ đâu, hãy ăn năn và
làm lại những công việc ban đầu của mình; bằng chẳng vậy, ta sẽ đến cùng ngươi,
nếu ngươi không ăn năn thì ta sẽ cất chơn đèn khỏi chỗ nó. Đây là lúc Hội Thánh
của Chúa phải ăn năn, tỉnh thức, nếu không muốn bị bỏ lại.

Đề mục: TỘI LỖI


Kinh thánh: Sách II Vua 1: - 25: (Đọc 17:7-23)
Câu gốc: II Vua 17:20
Mục đích: Học tiếp sách II Vua.

I/. CẢNH CÁO TỘI LỖI:


 II Vua 1: - 8:
 Chúng ta đã học qua sách Các Vua thứ I, với những đoạn cuối nói về cái
chết của A-háp là vua của vương quốc Y-sơ-ra-ên phía Bắc, và cái chết của Giô-sa-
phát là vua của vương quốc Giu-đa phía Nam, sau một cố gắng liên minh bất thành
của hai vua.
 Sách Các Vua thứ II là một lịch sử tiếp nối của sách Các Vua thứ I, điều đó
có nghĩa Sách Các Vua II là một bảng ghi chép sự tiếp nối những tội lỗi của các
vua hai vương quốc – nhất là các vua của vương quốc Y-sơ-ra-ên phía Bắc.
 Nhóm từ “người làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va” xuất hiện thường
xuyên suốt từ đầu đến cuối của sách lịch sử nầy.
 Điều ác đó là gì?
 Điều ác đó là việc các vua của Y-sơ-ra-ên hoặc của Giu-đa đã thờ lạy, cầu
hỏi các tà thần của các dân ngoại bang, thay vì thờ phượng Giê-hô-va Đức Chúa
Trời là Chân Thần của họ.
 Tuy nhiên lạ lùng thay, như Phao-lô đã nói trong thư Rôma 5:20b, nhưng
nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn. Bằng cớ là trong suốt
thời kỳ nầy, Đức Chúa Trời đã dấy lên rất nhiều tiên tri – nhiều nhất trong các thời
kỳ, rao giảng và làm rất nhiều phép lạ để cảnh cáo về tội lỗi của tuyển dân.
1/. Tiên Tri làm phép lạ
 II Vua 1: - 8: đã giới thiệu cho chúng ta hai vị Tiên tri xuất hiện trong thời
kỳ TỘI LỖI nầy, cả hai đã thi hành nhiều phép lạ vừa để chứng minh chức vụ tiên
tri của họ, vừa để xác quyết Giê-hô-va là Đức Chúa Trời duy nhất có quyền năng,
còn các tà thần chỉ là giả dối, đồng thời dùng các phép lạ để cứu giúp tuyển dân
trong những lúc nguy nan có cần.
 Đoạn 1 của sách Các Vua thứ II nầy đã giới thiệu Tiên tri Ê-li, một người đã
xuất hiện từ I Vua 17:, với bao phép lạ và với sự can đảm hào hùng. Trong đoạn 1
nầy,
 1:2-3, tiên tri Ê-li đã xuất hiện với lời quở trách nghiêm khắc về tội lỗi của
vua A-cha-xia của Y-sơ-ra-ên, vì vua đã không tìm kiếm Chúa, mà lại đi tìm sự
chữa lành nơi tà thần, kèm theo bản án cho tội lỗi của vua A-cha-xia (1:4).
 Hai lần tiên tri Ê-li đã khiến lửa từ trời giáng xuống thiêu đốt các sứ giả của
vua A-cha-xia đến tìm bắt ông.
 1:17, Ê-li đã trực tiếp tuyên án chết cho vua và lời tuyên án đó đã ứng
nhiệm, vua A-cha-xia đã chết đúng như cách Ê-li tuyên bố.
 Qua hình ảnh của một tiên tri Ê-li nghiêm khắc, chúng ta nhìn thấy một sự
nghiêm khắc của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi, không kể kẻ có tội là vô tội.
 Kế tiếp, từ đoạn 2 đến đoạn 8, Kinh thánh lại giới thiệu cho chúng ta một
tiên tri kế thừa Ê-li, là Ê-li-sê, cũng với nhiều phép lạ, đặc biệt là Ê-li-sê đã mấy
lần can thiệp giải cứu thành Sa-ma-ri khỏi tay quân Sy-ri.
 Các phép lạ của Ê-li-sê làm hầu hết đều có mục đích cứu giúp những người
có hoàn cảnh khốn khó, hoặc những lúc dân Y-sơ-ra-ên bị nguy hiểm trước đạo
quân thù nghịch.
 Chúng ta có thể nhìn thấy qua hai Tiên tri Ê-li và Ê-li-sê một hình ảnh Giê-
hô-va là Đấng Chăn giữ tôi như tác giả Thi thiên 23 đã nói, trong tay của Chúa vừa
cầm cây trượng vừa cầm cây gậy, vừa sửa dạy vừa an ủi. Mục đích của Đức Chúa
Trời dùng Ê-li và Ê-li-sê đều là để cảnh cáo tuyển dân về tội lỗi của họ.
2/. Các Tiên tri không làm phép lạ:
 Dù trong sách II Vua không đề cập đến, nhưng qua tham khảo với nội dung
của các sách tiên tri, chúng ta khám phá một điều lạ lùng là trong thời kỳ đầy dẫy
việc ác trước mặt Đức Giê-hô-va nầy, đã có rất đông các Tiên tri được Đức Chúa
Trời dấy lên, kêu gọi, để cảnh cáo dân Y-sơ-ra-ên phía Bắc cũng như dân Giu-đa
phía Nam ăn năn, quay về với Chúa để được tha thứ, để cứu xứ khỏi tai họa hầu
đến.
 Tại vương quốc Y-sơ-ra-ên phía Bắc, ngoài Ê-li và Ê-li-sê, Đức Chúa Trời
còn dùng các tiên tri như Giô-na, A-mốt, Ô-sê
 Đối với vương quốc Giu-đa phía Nam, Đức Chúa Trời đã dùng ít nhất là 8 vị
Tiên tri, như Ê-sai, Áp-đia, Giô-ên, Michê, Nahum, Sô-phô-ni, Ha-ba-cúc, Giê-rê-
mi.
 Tất cả các Tiên tri lớn hoặc nhỏ nầy đã liên tục giảng dạy, quở trách, kêu
gọi. Chỉ tiếc là lòng người cứng cỏi như Tiên tri Giê-rê-mi đã nói: Người Ê-thi-ô-bi
có thể đổi được da mình, hay là con beo đổi được vằn nó chăng? Nếu được thì các
ngươi là kẻ làm dữ quen rồi, sẽ làm lành được, và Giê-rê-mi kết luận: Lòng người
ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa: ai có thể biết được. Tiên tri không còn
một chút hi vọng gì tuyển dân thay đổi.
 Xét như vậy, chúng ta mới hiểu được lòng Đức Chúa Trời yêu thương nhân
từ biết bao nhiêu, như Chúa từng phán với tiên tri Ê-xê-chi-ên: Thật như ta hằng
sống, ta chẳng lấy sự kẻ dữ chết làm vui, nhưng vui về nó xây bỏ đường lối mình
và được sống (Êx. 33:11). Rõ ràng không phải Chúa thiếu nhân từ, nhưng vì từ vua
đến dân, không ai chịu ăn năn. Chúa khẳng định: Nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì
hết thảy sẽ bị hư mất (Luca 13:3, 5).

II/. HẬU QUẢ CỦA TỘI LỖI:


 II Vua 9: - 17:
 Trong các đoạn nầy, nghĩa là sau một thời gian dài dân Y-sơ-ra-ên vừa nghe
lời cảnh cáo, quở trách, lẫn nhìn thấy bao nhiêu phép lạ mà Chúa đã cậy các tiên tri
Ngài làm để chứng minh Giê-hô-va là Đức Chúa Trời Chân Thần, nhưng dân Y-
sơ-ra-ên đã không ăn năn, quay lại thờ phượng Chúa, có ăn năn chăng cũng chỉ
một giai đoạn ngắn ở vương quốc Giu-đa phía Nam. Cuối cùng Đức Chúa Trời đã
hạ cây roi của Ngài xuống, tiền công của tội lỗi đã được báo trả.
1/. Nội bộ rối loạn:
 II Vua 9: - 16:
 Qua các đoạn nầy, chúng ta thấy hậu quả của tội lỗi đã làm cho nội bộ Nam,
Bắc triều đều rối loạn.
 Những người phía Bắc đã giết hại nhau để tranh giành ngôi vua, với những
cái chết thật thảm khốc:
 9:33-35, cái chết thảm khốc của Giê-sa-bên bị ném từ lầu xuống và bị chó ăn
thịt.
 10:7, 17, cuộc tàn sát diệt sạch nhà A-háp thật khủng khiếp.
 Những cuộc tranh giành ngôi vua, đến nỗi có vua chỉ cai trị được hai năm,
nửa năm, thậm chí một tháng.
 Trong khi đó ở phía Nam, sách II Vua cũng ghi lại một cuộc tàn sát Hoàng
tộc Đa-vít bởi Thái hậu A-tha-li suýt chút nữa đã tiêu diệt dòng dõi Đa-vít (II Vua
11:1)
 Thật như Lời Chúa đã phán: Những người ác chẳng hưởng sự bình an bao
giờ…(Êsai 48:22). Thật như vậy:
 Tội lỗi đã đem đến sự rủa sả trong Vườn Ê-đen.
 Tội lỗi của A-can đã làm dân Y-sơ-ra-ên thua trận
2/. Sa-ma-ri sụp đổ:
 II Vua 17:
 Hậu quả của tội lỗi chẳng phải chỉ đem đến sự rủa sả, hoặc sinh ra bịnh tật,
mà như Phao-lô đã khẳng định trong Rôma 6:23, Tiền công của tội lỗi là sự chết.
 Tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên chẳng phải chỉ đem đến sự bất an trong nội bộ,
trong lòng từ vua cho đến dân, tội lỗi còn đem đến sự hủy diệt đất nước.
 17:5-6, hậu quả cuối cùng của tội lỗi đối với dân vương quốc Y-sơ-ra-ên
phía Bắc là năm 721 TC., thì Sanh-ma-na-se của Đế quốc A-si-ri đã đem quân đến
bao vây Sa-ma-ri ba năm, chiếm lấy thành, và bắt dân Y-sơ-ra-ên lưu đày tan lạc
khắp nơi, đồng thời còn đem các dân ngoại vào cư ngụ trong xứ, khiến dân Y-sơ-
ra-ên phía Bắc trở thành một dân Y-sơ-ra-ên lai, để lại sự rủa sả trải qua các thời
đại (Giăng 4:9).
 Anh chị em để ý, sách II Vua chỉ cần 9 đoạn ngắn để ghi chép lại lịch sử hơn
180 năm của vương quốc phía Bắc, trong tổng số hơn 250 năm với 19 vị vua.
Trong khi dưới triều đại của Đa-vít và Sa-lô-môn, Kinh thánh dùng những đoạn
thật dài và thật nhiều đoạn để tường thuật hai triều đại tin kính Chúa.
 Điều đáng cho chúng ta phải lưu ý là mỗi khi nói đến tội lỗi, là chúng ta
thường nghĩ đến những người chưa tin Chúa, họ là những tội nhân. Nhưng bài học
trong sách II Vua nầy rõ ràng là đang nói đến tội lỗi của tuyển dân, tội lỗi của
những người đã biết Chúa, đã từng thuộc về Chúa, đã từng được nhiều và thậm chí
rất nhiều đầy tớ của Đức Chúa Trời là các Tiên tri lớn, nhỏ giảng dạy, thi hành
phép lạ. Rất tiếc là họ không có tấm lòng mềm mại, hạ mình ăn năn quay lại sống
chân thật như Lời Chúa dạy, ý Chúa muốn. Và vì vậy, tội lỗi của họ đã đưa họ con
đường sự chết, hủy diệt.
 Xin Chúa cho chúng ta nghe được lời cảnh cáo của Chúa được ghi trong thư
Rôma 11:20-22, mà lòng run sợ để tự xét mình ăn năn với Chúa.

III/. ẢNH HƯỞNG CỦA TỘI LỖI:


 II Vua 18: - 25:
 Đến đây thì vương quốc Y-sơ-ra-ên phía Bắc đã kết thúc (721 TC.), chỉ còn
lại vương quốc Giu-đa phía Nam. Lý do Chúa còn để lại vương quốc Giu-đa là vì
các vua của Giu-đa còn có một số vua làm điều thiện trước mặt Chúa, trong khi Y-
sơ-ra-ên phía Bắc không có một vua nào làm thiện.
 Dù vậy, như chúng ta đã nói nhiều lần, đặc tánh của tội lỗi là sinh sản, lan
tràn, truyền nhiễm. Tiên tri Giê-rê-mi nhận định về nước Giu-đa sau khi nước Y-
sơ-ra-ên bị Chúa phạt trong Giê. 3:7b-11, Em gái quỉ quyệt nó là Giu-đa đã thấy.
Dầu ta đã bỏ Y-sơ-ra-ên bội nghịch và đã cho nó tờ để, vì cớ nó ngoại tình, ta
cũng còn thấy em gái quỉ quyệt nó, là Giu-đa, chẳng sợ sệt chi; nhưng nó cũng cứ
đi hành dâm… Dầu vậy, em gái quỉ quyệt nó là Giu-đa, cũng chẳng trở về cùng ta
cách hết lòng, chẳng qua là giả dối, Đức Giê-hô-va phán vậy. Đức Giê-hô-va cũng
có phán cùng tôi rằng: Y-sơ-ra-ên bội nghịch so với Giu-đa quỉ quyệt, còn tỏ ra
công bình hơn.
 Và ảnh hưởng tội lỗi của Y-sơ-ra-ên đã xâm nhập vào Giu-đa gây nên hai
tác hại như sau:
1/. Giu-đa từ tốt qua xấu:
 II Vua 18: - 23:
 Trong các đoạn nầy là bảng ghi chép về hành động của riêng các vua Giu-
đa, sau ngày vương quốc Y-sơ-ra-ên phía Bắc bị tiêu diệt.
 Tội lỗi của Y-sơ-ra-ên đã lôi cuốn Giu-đa,
 khiến cho từ một vua Ê-xê-chia làm điều thiện, một vua tốt xuống dốc đến
một Ma-na-se, Am-môn làm ác với bao nhiêu tội lỗi trước mặt Chúa;
 Một vua Giô-sia tốt xuống dốc đến một Giô-a-cha, Giê-hô-gia-kim làm ác
trước mặt Chúa.
 Đúng như lời tiên tri Giê-rê-mi đã ghi lại tiếng than thở của Chúa: Bài học
của Y-sơ-ra-ên còn đó, nhưng Giu-đa chẳng sợ sệt chi… Đáng lẽ nhìn vào hậu quả
của tội lỗi mà Y-sơ-ra-ên phải gánh chịu, nước Giu-đa phía Nam phải tỉnh thức ăn
năn quay về hết lòng đối với Chúa, nhưng Chúa phải than: Giu-đa chẳng trở về
cùng ta hết lòng, chẳng qua là giả dối thôi…
 Nhìn vào Hội Thánh Chúa ngày nay cũng vậy. Bài học từ thế kỷ thứ 7 SC,
năm 600, Hội Thánh tại khu vực vùng Cận Đông Lưỡng Hà đã một thời là Trung
tâm của Cơ-Đốc Giáo, đã rơi vào tội lỗi, tranh chấp, tự mãn, và Chúa đã cho lực
lượng Hồi giáo nổi lên ngay tại đó quét sạch Cơ-Đốc Giáo ra khỏi nơi mà ngày nay
cả thế giới đang chăm chú theo dõi. Đáng lẽ Hội Thánh ngày nay tỉnh thức khi thấy
và nghe chiến cuộc tại Vùng Vịnh và Lưỡng Hà nầy, hầu cho khỏi phải nếm cái roi
của Chúa một lần nữa, nhưng Hội Thánh cũng chẳng trở về cùng Chúa hết
lòng… Từ ngay trong hàng ngũ của Hội Thánh không thấy, không nhớ bài học Hồi
giáo lúc xưa.
 Tôi không có ý nói về chiến tranh, tôi đang muốn nói về bài học được nhắc
lại để Hội Thánh thuộc Giu-đa ngày nay đừng bắt chước Hội Thánh thuộc Y-sơ-ra-
ên phía Bắc ngày xưa, tỉnh thức thật lòng ăn năn tội lỗi nào đó trong Hội Thánh,
kẻo e cái roi Hồi giáo lại vung lên trên chúng ta.
2/. Mất sự thánh khiết:
 II Vua 24: - 25:
 Đây thật là một cảnh buồn nhất trong lịch sử tuyển dân. Nhưng cái gì còn lại
cũng không còn. Hậu quả của tội lỗi đã như một dòng nước lũ cuốn trôi đi hết, như
một dòng nham thạch nung chảy hết mọi vật trên đường nó đi qua, như Đại dịch
Sida tàn phá thế giới và hủy diệt toàn bộ con người.
 Tội lỗi đã hủy hoại cá nhân của tuyển dân Giu-đa, tội lỗi cũng đã làm cho
 25:9, Đền thờ thánh bị đốt
 25:10, Thành thánh bị tàn phá
 25:11, dân thánh bị lưu đày, xứ thánh bị bỏ hoang.
 Ấy là chưa kể vua Sê-đê-kia bị buộc chứng kiến các con mình bị giết (25:7),
rồi móc mắt Sê-đê-kia, dẫn tù qua Ba-by-lôn, những thầy tế lễ cũng bị giết (25:18,
21). Kết thúc thời gian 400 năm với 20 vị vua thiện có ác có.
 Trước tình cảnh tuyển dân như vậy, chính Tiên tri Ha-ba-cúc cũng đã thắc
mắc mà hỏi Chúa: Mắt Chúa thánh sạch chẳng nhìn xem sự dữ, chẳng có thể nhìn
được sự trái ngược. Sao Ngài nhìn xem kẻ làm sự dối trá, khi kẻ dữ nuốt người
công bình hơn nó, sao Ngài nín lặng đi … (Hab. 1:13). Và Chúa đã dùng cả đoạn 2
của sách Ha-ba-cúc để trả lời cho việc nầy qua việc phơi bày tội lỗi trong tuyển
dân.
 Qua đó, những thất bại ngày nay trong Hội Thánh, những tranh giành, xâu
xé trong Hội Thánh, những sự run rẩy trước tiếng rống của sư tử, há không phải là
vì tội lỗi đang diễn ra trong Hội Thánh chung và trong đời sống cá nhân sao? Chúa
Jêsus Christ phán: Nếu các ngươi không ăn năn, thì hết thảy sẽ bị hư mất như
vậy (Luca 13:3).

------------------

Đề mục: NHÂN VẬT ĐÁNG NHỚ TRONG SÁCH II VUA


Kinh thánh: II Vua 2:1-24
Mục đích: Học tiếp sách II Vua qua các nhân vật nổi bật trong sách.

I/. TIÊN TRI Ê-LI-SÊ:


 II Vua 1: - 10:
1/. Sự kêu gọi của Ê-li-sê:
 Nếu trong sách I Vua, vị Tiên tri nổi bật đáng nhớ là Tiên tri Ê-li, thì trong
sách II Vua, vị Tiên tri nổi bật đáng nhớ là Ê-li-sê.
 Trong sách I Vua 19:19-21 đã cho chúng ta biết Đức Chúa Trời đã kêu gọi
Ê-li-sê như thế nào:
 I Vua 19:19, Đức Chúa Trời đã dùng tiên tri Ê-li kêu gọi Ê-li-sê vào chức vụ
bằng biểu tượng ném áo của Ê-li lên mình Ê-li-sê.
 I Vua 19:20, Ê-li-sê nhìn biết sự kêu gọi của Chúa đối với ông và bằng lòng
dâng mình cho chức vụ.
 I Vua 19:21, Ê-li-sê lên đường phục vụ Chúa với tinh thần giết bò chẻ cày,
dứt khoát với quá khứ, quyết cầm cày không ngó lại phía sau (Luca 9:62).
 Đặc biệt những từ cuối của câu 21 “Hầu việc người” tức là Ê-li-sê hầu việc
Ê-li, mà không nói Ê-li-sê hầu việc Chúa.
 Chúng ta hãy thử làm một sự so sánh giữa Ê-li hầu việc Chúa với Ê-li-sê hầu
việc Chúa:
 Ê-li là một người nghèo, vì luôn phải nhờ sự tiếp trợ của Chúa qua chim quạ,
qua người đàn bà góa Sa-rép-ta; còn Ê-li-sê là một người nhà giàu có mười hai đôi
bò, với một xứ như Palestine đồi núi, một người như Ê-li-sê quả là một phú ông.
 Ê-li chỉ một thân một mình, còn Ê-li-sê có nhiều đầy tớ phục vụ ông, đến nỗi
phải giết bò chẻ cày để đãi tiệc từ giã họ.
 Thế mà Ê-li-sê lại bằng lòng giết bò chẻ cày, bỏ hết mọi sự để hầu việc
người – hầu việc Ê-li. Trong khi đó, một người như Ê-li hầu việc Chúa lại ngả
lòng, than van. Đức Chúa Trời đã đặt một người như Ê-li-sê bên cạnh Ê-li và cảm
ơn Chúa từ đó Ê-li không còn dám yếu đuối nữa.
 Ngày nay chúng ta phải thú thật rằng tinh thần giết bò chẻ cày, cầm cày
không ngó lại khi theo Chúa, dường như đã mất rồi giữa các Cơ-Đốc nhân. Việc
hầu việc Chúa chỉ còn là một thú vui, một công việc ngoài giờ, là part-time thay vì
full-time.
 Cả nhân loại trong đó có Cơ-Đốc nhân, đang quan tâm về tình hình thế giới
như các vua thời sách Các Vua. Nhưng tôi tin rằng Đức Chúa Trời đang quan tâm
tìm kiếm những người như Ê-li-sê, trong hoàn cảnh đó, tận trung tận hiến cho
Chúa. Hãy nhìn vào những người chưa tin Chúa đối với các tôn giáo của họ, đối
với các thần của họ, đối với những nơi thờ tự của họ; nhìn vào những người Hồi
giáo đối với đạo Hồi của họ, ngay cả đối với một con người như Saddam Hussein,
rồi nhìn lại chính mình đối với công việc của Đức Chúa Trời của Hội Thánh,
chúng ta phải lấy làm hổ thẹn. Nguyện Đức Chúa Trời dấy lên những người như Ê-
li-sê đặt bên cạnh những người hầu việc Chúa như đã đặt bên cạnh Ê-li để không ai
trong chúng ta còn dám yếu đuối ngả lòng, than thở.
2/. Những phép lạ của Ê-li-sê:
 Phải công nhận rằng tiên tri Ê-li-sê là vị tiên tri làm nhiều phép lạ nhất trong
các tiên tri được Kinh thánh nói đến. Ít nhất Kinh thánh đã ghi lại 11 phép lạ mà
tiên tri Ê-li-sê đã làm.
 Một đặc điểm nữa của công tác hầu việc Chúa của Ê-li-sê là những phép lạ
ông làm hầu như giống với những phép lạ mà Chúa Jêsus Christ làm sau nầy:
 2:13-14, Ê-li-sê đã khởi sự thi hành chức vụ tại sông Giô-đanh qua việc làm
phép lạ rẽ nước sông Giô-đanh
Chúa Jêsus Christ đã bắt đầu bày tỏ chức vụ công khai của Ngài tại sông Giô-đanh
qua việc Ngài chịu Giăng Báp-tít làm báp têm.
 2:19-22, Ê-li-sê đã làm phép lạ chữa lành nước độc.
Chúa Jêsus Christ đã làm phép lạ hóa nước thành rượu.
 4:1-7, Ê-li-sê làm phép lạ hóa dầu dư dật
Chúa Jêsus Christ đã được đổ dầu Thánh Linh dư dật
 4:8-37, Ê-li-sê cứu con trai người nữ Su-nem sống lại.
Chúa Jêsus Christ đã kêu người chết sống lại (con gái Giai-ru, chàng trai trẻ thành
Na-in, La-xa-rơ)
 4:38-44, Ê-li-sê làm phép lạ chữa lành nồi canh độc, hóa bánh nuôi 100
người ăn còn dư lại.
Chúa Jêsus Christ đã hai lần hóa bánh nuôi hàng ngàn người ăn no nê, cũng còn dư
lại.
 5:, Ê-li-sê chữa lành bịnh phung cho Na-a-man
Chúa Jêsus Christ đã nhiều lần chữa bịnh phung
 6:1-7, Ê-li-sê làm phép lạ giúp môn đồ tìm lại được lưỡi rìu
Chúa Jêsus Christ thuật ba thí dụ tưởng mất mà còn trong Luca 15:
 13:20-21, Mộ phần của Ê-li-sê cứu người đã chết.
Về nghĩa đen, khi Chúa Jêsus Christ chịu chết đã khiến cho nhiều thánh đồ sống lại
(Math. 27:52-53), về nghĩa bóng sự chết của Chúa Jêsus Christ cứu những kẻ hư
mất.
 Ê-li-sê đã có một đời sống GIỐNG CHÚA, đó chính là đòi hỏi của Đức
Chúa Trời đối với Cơ-Đốc nhân chúng ta:
 Gal. 4:19, Đấng Christ thành hình trong các con
 Êph. 4:22-24, mặc lấy người mới, tức là người được dựng nên giống như
Đức Chúa Trời, trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật.

II/. VUA Ê-XÊ-CHIA:


 Một trong những vị vua nổi bật trong sách II Vua là vua Ê-xê-chia. Qua đời
sống của Ê-xê-chia, chúng ta có thể học được hai điều ích lợi cho đời sống chúng
ta ngày nay:
1/. Ê-xê-chia là người yêu mến Chúa:
 II Vua 18:3-6 đã nêu ra những đặc điểm yêu mến Chúa của Ê-xê-chia:
 18:3, người làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va y như Đa-vít…
 18:4, Ê-xê-chia phá hủy các nơi cao…, nghĩa là phá hủy những chỗ thờ hình
tượng.
 18:5, Ê-xê-chia nhờ cậy Đức Giê-hô-va.
 18:6, Ê-xê-chia tríu mến Chúa, giữ gìn điều răn của Chúa.
 Ê-xê-chia không yêu mến Chúa bằng lời nói, hình thức nghi lễ, nhưng người
thật yêu mến Chúa bằng việc làm và lẽ thật.
 Anh chị em để ý trong 18:4, Ê-xê-chia chẳng những phá hủy những hình
tượng tà thần, vua còn phá hủy Con Rắn Đồng đã được Môi-se làm trong đồng
vắng (Dân. 21:4-9), một thứ hình tượng biểu tượng về quyền năng của Đức Chúa
Trời, cũng cần phải phá hủy. Chúa thật không muốn chúng ta dựng lên một thứ
hình tượng nào dù nó được khoác chiếc áo thuộc linh về quyền năng của Chúa.
 Cảm ơn Chúa, 18:7, Đức Chúa Trời đã đẹp lòng về đời sống của Ê-xê-chia.
2/. Ê-xê-chia là người cầu nguyện:
 Thật ngạc nhiên khi Kinh thánh đã ba lần ghi lại hai lời cầu nguyện của vua
Ê-xê-chia:
 Một lần đầu ghi lại trong sách II Vua nầy.
 Lần thứ hai ghi trong sách Sử ký thứ II
 Và lần thứ ba ghi trong sách Tiên tri Ê-sai.
 II Vua 19:14-19, khi vua Ê-xê-chia nhận được thư thách chiến của quân A-
si-ri với những lời phạm thượng với Chúa, Ê-xê-chia đã cầm thư đó lên Đền thờ và
trải thư ra trình cho Chúa và cầu nguyện.
Kỳ diệu thay, Chúa đã nhậm lời và đã thay vua Ê-xê-chia đánh bại đạo quân hùng
mạnh A-si-ri (19:35-36)
 II Vua 20:1-6, Ê-xê-chia bị bịnh và được tiên tri Ê-sai cho biết là vua sẽ
chết. Ê-xê-chia đã nằm quay mặt vào vách cầu nguyện xin được chữa lành. Cảm
ơn Chúa, Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu nguyện của Ê-xê-chia và cho ông sống
thêm 15 năm.
 Anh chị em có để ý cách cầu nguyện và lời cầu nguyện của Ê-xê-chia
không?
 Dù ông là vua, địa vị của ông là địa vị người khác cầu xin ông, nhưng ông
đối với Chúa khiêm nhường biết bao, quì trước mặt Chúa mà xin Chúa
 Có lẽ Ê-xê-chia không thể ngồi dậy được, nhưng đây là thánh đồ duy nhất
NẰM mà cầu nguyện với Chúa, người quay mặt vào vách khóc mà cầu nguyện với
Chúa. Ê-xê-chia với Chúa như một đứa con cưng đối với cha mình.
 Ông không dùng lời hoa mỹ, văn chương, nhưng ông biết trung thực trình
bày điều cần nói với Chúa. Nhưng lời rất thật lòng, có sao thưa vậy với Chúa. Tôi
tin rằng Chúa bao giờ cũng muốn Cơ-Đốc nhân có đời sống cầu nguyện thân mật,
ngọt ngào với Chúa (Giăng 15:15).
 Tôi nghĩ rằng vì cách một ông vua mà còn biết cầu nguyện với Chúa thân
mật, chân thật, như vậy, Chúa đã cho phép ghi lại ba lần, chắc chắn để Cơ-Đốc
nhân chúng ta ngày nay học lấy và làm theo, để sửa lại cách cầu nguyện và lời cầu
nguyện của mình cho xứng đáng.

III/. VUA GIÔ-SI-A


 II Vua 22: - 23:
 Đây là vị vua tốt cuối cùng trong nước Giu-đa phía Nam, sau đó là bốn vua
ác để rồi nước Giu-đa kết thúc dưới tay Nê-bu-cát-nết-sa của Ba-by-lôn.
1/. Vua Giô-si-a đối với Chúa:
 Vua Giô-sia mặc dù có một ông nội độc ác là vua Ma-na-se, một người cha
cũng làm ác trước mặt Chúa, là vua A-môn, nhưng cảm ơn Chúa là Giô-si-a lại là
một vua tốt, làm điều thiện trước mặt Đức Chúa Trời.
 Kinh thánh đã ghi lại tỉ mỉ từng thời điểm Giô-si-a lòng yêu mến Chúa của
người:
 II Vua 22:1, Giô-si-a lên ngôi lúc 8 tuổi
 II Sử 34:3a, lúc 16 tuổi, Giô-si-a đã khởi sự tìm kiếm Chúa
 II Sử 34:3b, lúc 20 tuổi, Giô-si-a đã biết dẹp bỏ những hình tượng do ông
nội và cha để lại.
 II Vua 22:3, lúc Giô-si-a được 26 tuổi, đã lo trùng tu lại Đền thờ hơn 50 năm
bị bỏ quên.
 Kinh thánh không cho chúng ta biết làm sao Giô-si-a lại có được một đời
sống tin kính Chúa đặc biệt như vậy. Nhưng với số tuổi còn rất trẻ, 8 tuổi, 16 tuổi,
21 tuổi, mà Giô-si-a đã biết tìm kiếm Chúa như vậy, chắc chắn ông đã được ai đó
dạy dỗ theo đường lối của Chúa.
 Chúa Jêsus Christ đã từng phán: Hãy giữ mình đừng khinh dể một đứa nào
trong những đứa trẻ nầy… Chính Chúa đã từng dùng các thiếu nhi, thiếu niên làm
ích lợi cho công việc Chúa:
 I Sa-mu-ên 17:, Thiếu niên Đa-vít được Chúa dùng đánh bại lực sĩ Gô-li-át.
 II Vua 5:, Chúa dùng một em gái nhỏ để đem Tin Lành cho quan Tổng Binh
Na-a-man và nước Sy-ri.
 Bây giờ Chúa dùng một thiếu nhi, thiếu niên Giô-si-a để đem lại sự phục
hưng cho nước Giu-đa.
 Nguyện Chúa dùng gương của Giô-si-a cảm động lòng anh chị em quan tâm
đến việc dạy dỗ con cái mình trong gia đình, dạy dỗ các Thiếu nhi, thiếu niên trong
Hội Thánh. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời sẽ dùng các em đem lại phước hạnh cho
công việc Chúa.
2/. Vua Giô-si-a đối với Kinh thánh:
 22:10-11
 Nhơn việc sửa sang lại Đền thờ, Giô-si-a đã tìm lại được Quyển Sách Luật
Pháp – tức là Bộ Ngũ Kinh (22:8).
 Anh chị em hãy nghe thái độ của vua Giô-si-a đối với Lời Chúa:
 22:11, vua Giô-si-a vừa nghe đọc Lời Chúa liền xé áo mình, bày tỏ một hành
động ăn năn tội lỗi theo Lời Chúa dạy.
 22:13, Giô-si-a vâng theo Lời Chúa dạy, tìm kiếm ý chỉ của Chúa đối với
đời sống mình.
 23:1-3, Giô-si-a vâng theo Lời Chúa dạy, hiệp cùng dân sự lập ước cùng với
Chúa, dọn dẹp hình tượng, tổ chức một Lễ Vượt qua trọng thể để nhắc lại công ơn
cứu chuộc của Đức Chúa Trời đối với dân Chúa.
 Trước tấm lòng của Giô-si-a và sự vâng theo Lời Chúa đặng làm theo, Chúa
đã ban cho vua những lời hứa quí báu (22:18-20).
 Với bài học hôm nay qua gương của ba nhân vật nổi bật trong sách Các Vua
thứ II, ít nhất chúng ta có thể học được ba bài học thiết thực cho đời sống Cơ-Đốc
nhân chúng ta ngày nay:
1. Một quyết định theo Chúa dứt khoát như Ê-li-sê
2. Một cách cầu nguyện chân thật đúng như chữ NGUYỆN qua đời sống của
vua Ê-xê-chia.
3. Và một thái độ đối với Lời Chúa, sẵn sàng lắng nghe, áp dụng cho chính
mình đặng làm theo như gương của vua Giô-si-a.

Người lưu vong Babylon (tiếng Việt)


 Bob Becking

Vào năm 597 và 587 TCN, một số cư dân của Giu-đa đã bị buộc phải lưu lưu
sang Ba-by-lôn.

Lịch sử & Sự kiện

Chia sẻ
 Chia sẻ trên facebook
 Chia sẽ trên Twitter
Tái thiết Cổng Ishtar

BẠN CÓ BIẾT KHÔNG?

 Sự xuất hiện từ Je-ru-sa-lem vào năm 597 TCN được ghi lại trong Kinh
Thánh Hê-bơ-rơ (2 Các Vua 24:8–12) cũng như trong Biên niên sử
Babylon.
 Bằng chứng về người Ba-by-lôn chinh phục Giê-ru-sa-lem vào năm 587
TCN được tìm thấy trong Văn Thư Lachish. Những văn kiện giải quyết về
đồ gốm này có niên đại từ thời kỳ trước khi chính phục Gier-ru-sa-
lem. Những lá thư được viết bởi vị tướng quân chỉ huy tại Lachish bày tỏ
nỗi sợ hãi của ông ta về quân thù nghịch mình.
 Bằng chứng khảo cổ học cho biết rằng vùng đất Giu-đa đã có cư dân
trong thời lưu lưu Ba-by-lôn.
 Một số câu chuyện trong Kinh Thánh được lồng trong bối cảnh lưu đày (Ê-
xê-chiên, Đa-ni-ên).
 Chuyến khai kho tài liệu cổ tại vùng Lưỡng Hà đã tiết lộ dấu vết của
những người Giu-đa bị lưu lại ở Ba-by-lôn.

Số phận của vương quốc Giu-đa là chủ đề trọng tâm của Kinh thánh tiếng Do
Thái. Theo những câu chuyện trong Kinh thánh, các vị vua Judean cai trị từ thời
David, khoảng năm 1000 trước Công nguyên, cho đến năm 586 trước Công
nguyên, khi người Tân Babylon phá hủy Judah, thủ đô Jerusalem và đền thờ,
đồng thời cưỡng bức tái định cư hầu hết người Judea ở Babylon. Mặc dù vương
quốc Giu-đa đã biến mất, các thầy thông giáo và thầy thông giáo người Giu-đa
vẫn bảo tồn và phát triển những truyền thống tôn giáo và văn học nổi bật nhất
trong Kinh thánh trong và sau thời kỳ lưu đày ở Babylon. Khi vua Ba Tư Cyrus
chinh phục người Tân Babylon vào năm 539 trước Công nguyên, ông đã bảo
đảm vùng ngoại vi của đế chế của mình bằng cách cho phép thần dân mới của
mình trở về quê hương. Mặc dù một số người Giu-đa ở lại Lưỡng Hà, nhưng
những người trở về đã xây dựng lại Giê-ru-sa-lem, đền thờ và xã hội Giu-đa.
Tình trạng của vương quốc Giu-đa trong thế giới cổ đại là gì?
Vương quốc Giu-đa có một di sản to lớn, mặc dù có quy mô nhỏ và tương đối
không quan trọng trên sân khấu chính trị Cận Đông cổ đại. Chính những người
ghi chép ở Giu-đa là người đã biên soạn phần lớn nội dung của Kinh thánh tiếng
Do Thái. Kinh thánh mà chúng ta biết ngày nay là sự thể hiện của một số thần
học Giu-đê chọn lọc bắt nguồn từ một thời gian và địa điểm cụ thể nhưng hiện
nay tác động của nó mang tính toàn cầu.
Khoảng năm 1150 TCN, các nền văn minh lớn ở Lưỡng Hà, Ai Cập và Anatolia
sụp đổ, để lại khoảng trống quyền lực ở Canaan. Các vương quốc Judah ở phía
nam và Israel ở phía bắc nổi lên trong khoảng trống quyền lực này, cùng với
Ammon, Moab, Edom, Aram-Damascus, và các thành bang Philistine và
Phoenician, giữa thế kỷ 10 và 8 TCN Khi Ai Cập, Assyria, và Babylonia được
phục hồi, lãnh thổ của Judah và các nước láng giềng trở thành vùng đệm chính
trị, chịu sự chi phối của các đế quốc này. Bối cảnh địa chính trị này đã định hình
triệt để những câu chuyện trong Kinh thánh.
Vương quốc Giu-đa trở thành chư hầu của các vị vua Tân Assyria và sau này là
các vị vua Tân Babylon, có nghĩa là các vị vua Giu-đa phải cống nạp và vẫn
trung thành với họ. Trong các tài liệu Tân Assyrian và Tân Babylon, Judah không
phải là ngoại lệ. Vào năm 728 trước Công nguyên, vị vua Tân Assyria Tiglath-
Pileser III đã đề cập đến Giu-đa trong số các vương quốc bị chinh phục khác đã
trả cho ông ta kho báu, hàng hóa và gia súc (Bản tóm tắt 7; xem 2Kss 16). Vào
năm 701 TCN, vua Tân Assyria là Sennacherib đã cướp phá các thị trấn của
Giu-đa, bao vây Giê-ru-sa-lem và lấy đi của cải khổng lồ từ vua Giu-đa là
Hezekiah (Rassam Trụ; xem 2 Các vua 18:13-19:37, Ê-sai 36-37, 2 Sử ký 32:1-
23). Mặc dù chúng ta không có tài liệu nào còn sót lại của người Babylon về việc
Nê-bu-cát-nết-sa hủy diệt Giu-đa, nhưng các tài liệu trong Kinh thánh, bao gồm
cả những lời than thở đau lòng về Giê-ru-sa-lem, cho thấy rằng ông đã dễ dàng
dập tắt cuộc nổi loạn của Giu-đa (2 Các vua 24-25, Thi thiên 79). Bất chấp sự
miêu tả trong Kinh thánh về việc Sa-lô-môn nhận cống nạp từ các vị vua láng
giềng và cai trị một vương quốc trải dài từ sông Euphrates ở Lưỡng Hà đến biên
giới Ai Cập (1V 4:21), thực tế khác xa với lý tưởng đó: chính các vị vua láng
giềng đã thống trị và chinh phục Giu-đa.
Tình trạng của vương quốc Giu-đa quyết định thần học trong Kinh thánh
như thế nào?
Nhiều người đọc Kinh thánh tiếng Do Thái như một cuốn sách phổ quát, vượt
thời gian. Tuy nhiên, các tác giả của nó chủ yếu quan tâm đến số phận của Giu-
đa, đặc biệt là Giê-ru-sa-lem và các vị vua Đa-vít cai trị từ đó. Các thầy thông
giáo Giu-đa đưa ra những lời tuyên bố về số phận của vương quốc Giu-đa trong
những câu chuyện về 12 chi phái chiếm được đất cũng như sự thành lập Y-sơ-
ra-ên và Giu-đa (ví dụ, Lê-vi Ký 26:39-45; Phục truyền Luật lệ ký 4:25-31; Giô-
suê 23 :16; 1V 9:7). Họ liên kết sự ổn định của vương quốc với các giao ước của
Đức Giê-hô-va với Đa-vít và dân Y-sơ-ra-ên: Con cháu của Đa-vít sẽ luôn cai trị,
Giê-ru-sa-lem sẽ luôn đứng vững và dân Y-sơ-ra-ên sẽ sở hữu đất hứa. Các tác
giả người Judea đã củng cố những ý tưởng này khi họ phản ứng trước sự tàn
phá của vương quốc Israel ở phía bắc vào năm 722 trước Công nguyên.
Trong lịch sử, người Tân Assyria đã phá hủy vương quốc phía bắc vì lý do chính
trị: Y-sơ-ra-ên từ chối cống nạp trong khi Giu-đa thì không (2 Các vua 17:4-6, 2
Các vua 18:9-13). Các thầy thông giáo xứ Giu-đa giải thích sự sụp đổ của Y-sơ-
ra-ên và sự sống sót của chính họ bằng cách phát triển những lời giải thích thần
học nhằm khẳng định tính hợp pháp của Giu-đa (2 Các Vua 17:7-18). Họ miêu tả
các vị vua và người dân Israel một cách tiêu cực, biện minh cho sự sụp đổ của
Israel và coi thảm họa chính trị là bài học cho các vị vua và người dân Judean.
Các tác giả người Judean phải đối mặt với cuộc khủng hoảng của riêng họ vào
năm 586 TCN, khi người Tân Babylon tàn phá Giu-đa. Họ xin lỗi về thảm họa
này bằng cách đổ lỗi cho người dân Giu-đa, các vị vua, thầy tế lễ và các nhà tiên
tri, cáo buộc họ đã vi phạm giao ước với Đức Giê-hô-va. Giê-rê-mi 21:3-6 mô tả
Đức Giê-hô-va chiến đấu cùng với quân đội Tân Ba-by-lôn, và Ê-xê-chiên 9 mô
tả Đức Giê-hô-va sai các thần đến hủy diệt Giê-ru-sa-lem và giết người Giu-
đa! Hình ảnh gây sốc này nhằm duy trì ý tưởng rằng Đức Giê-hô-va không chỉ
kiểm soát người Giu-đa mà còn cả người Tân-Babylon, những người mà Ngài
đã trao quyền để loại bỏ Giu-đa khỏi vùng đất hứa. Những phản ứng khác trước
sự hủy diệt của Giu-đa bao gồm một giao ước được đổi mới (Giê-rê-mi 31:31, Ê-
xê-chiên 36:27, Ê-sai 59:21).
Trong xứ Giu-đa hậu lưu đày, do người Ba Tư kiểm soát, Nê-hê-mi (Nê-hê-mi
9:6-37) mang lại hy vọng bằng cách kể lại câu chuyện nền tảng của Y-sơ-ra-ên
và Giu-đa, bắt đầu từ sự sáng tạo, qua các tộc trưởng, cuộc xuất hành và các
vương quốc cho đến thời điểm hiện tại, hậu lưu đày. Ông mô tả người Giu-đa
lập giao ước mới với Đức Giê-hô-va (Neh 8-10). Đành rằng, nước Giu-đa được
tái thiết này không có vua Đa-vít, nhưng thông qua việc xem xét lại câu chuyện
nền tảng và biên soạn hầu hết nội dung của Kinh thánh tiếng Do Thái, những tác
giả người Giu-đa này, được đánh dấu bằng trải nghiệm bị hủy diệt và lưu đày,
đã phong ấn di sản của vương quốc Giu-đa.
THƯ MỤC
 Grabbe, Lester L. Israel cổ đại: Chúng ta biết gì và làm thế nào để biết
điều đó? Luân Đôn: T&T Clark, 2007.
 Cline, Eric H. “David và Solomon có tồn tại không?” Kinh Thánh và Giải
thích , tháng 10 năm 2009.
 Schneider, Tammi J. “Qua con mắt của Assyria: Mối quan hệ của Israel
với Giu-đa.” Tạp chí thám hiểm 44.3 (tháng 11 năm 2002).
 Miller, J. Maxwell và John H. Hayes. Lịch sử của Israel cổ đại và Giu-
đa. tái bản lần thứ 2. Louisville, KY: Westminster John Knox, 2006.
 Fleming, Daniel E. Di sản của Israel trong Kinh thánh của Giu-đa: Lịch sử,
Chính trị và Việc ghi chép lại Truyền thống. Cambridge, Anh.: Nhà xuất bản Đại
học Cambridge, 2012.

Chia sẻ
 Chia sẻ trên facebook
 Chia sẽ trên Twitter

Tìm kiếm Kinh Thánh

Tìm kiếm Kinh Thánh


Tìm kiếm

Một bộ lạc không chỉ là những người sống trong đó. Bộ lạc tạo ra bản sắc riêng
cho mình dựa trên truyền thống, anh hùng, thành tích, lãnh thổ và biểu tượng
của mình. Trước khi thiết lập chế độ quân chủ ở Israel cổ đại, những đặc tính cá
nhân này sẽ là nguồn tự hào gắn kết các hộ gia đình và thị tộc của bộ tộc lại với
nhau và đánh dấu họ là duy nhất trong số các bộ tộc khác. Trong các thời kỳ sau
này, khi các bộ lạc yếu hơn bị nhấn chìm về mặt chính trị vào các bộ lạc lớn hơn
như Judah hoặc Ephraim (sau này là liên minh của các bộ lạc phía bắc liên kết
với Joseph), bản sắc bộ lạc cũng bị thu hẹp lại để phù hợp với quyền lực của cả
hai chế độ quân chủ thống nhất và bị chia rẽ ( xem các đơn vị quan liêu của
Solomon ở1 Các Vua 4:1-19). Mối đe dọa của bộ lạc này đối với chính quyền
trung ương được thể hiện rõ ràng khi các bộ lạc phía bắc ly khai khỏi vương
quốc Davidic (1Các Vua 12:1-19).
Chi phái Giu-đa nổi bật trong số mười hai chi phái vì có mối liên hệ với nhà Đa-
vít, vương quốc phía nam của Giu-đa và thủ đô của nó ở Giê-ru-sa-lem. Những
câu chuyện đầu tiên trong câu chuyện Kinh thánh xác lập tầm quan trọng của
người cha sáng lập bộ tộc, Judah, và nói rộng ra là các thành viên của bộ
tộc. TRONGSáng 37:26-27, Judah cứu mạng anh trai Joseph bằng cách thuyết
phục những người anh em khác bán Joseph cho một số người Ishmaelites thay
vì giết anh ta. Sau đó anh ta cam kết chịu trách nhiệm về Benjamin trongSáng
43:3-10và cầu xin Joseph cho sự sống của Benjamin trongSáng 44:18-34. Sự
lãnh đạo của Giu-đa và việc ông chấp nhận tính ưu việt của luật pháp trong cách
đối xử với con dâu Tamar (thế hệ thứ 38) đẩy anh ta trở nên nổi bật trong số các
thủ lĩnh bộ lạc.
Tất nhiên, không phải mọi thành viên của chi phái Giu-đa đều gương mẫu (so
sánh tên trộm A-can trongGiô-suê 7:16-26), nhưng vẫn có cảm giác ưu việt trong
các câu chuyện xác định chi phái Giu-đa là người đứng đầu trong số các chi
phái. Vì thế chi tộc Giu-đa dẫn đầu đoàn rước rời Núi Si-nai (Dân Số
10:14). Caleb tuyên bố Hebron (sau này là nơi nắm quyền lực của Đa-vít, trước
Giê-ru-sa-lem) và các vùng phụ cận của nó đối với bộ tộc Giu-đa là quyền của
ông để đưa ra một báo cáo trung thực khi các điệp viên của bộ lạc khác không
làm tròn nhiệm vụ của họ (Giô-suê 14:6-14). Trong thời kỳ chinh phục và trong
cuộc nội chiến giữa các bộ tộc, Chúa luôn chỉ thị rằng “Giuđa sẽ đi lên” đầu tiên
trong trận chiến (Quan xét 1:2,Quan xét 20:18).
Cuối cùng, người Giu-đa quan trọng nhất là Vua Đa-vít. Chi phái Giu-đa là người
đầu tiên tôn ông lên làm vua ở Hếp-rôn (2Sam 2:1-4) và là người đầu tiên triệu
hồi ông trở lại ngai vàng sau cuộc nổi dậy của con trai ông là Absalom (2 Sa-mu-
ên 19:11-15). Chỉ có bộ tộc Judah vẫn trung thành khi các bộ tộc phía bắc ly khai
(1V 12:16-17), và tác giả Thi Thiên coi sự ly khai là sự phản bội và là lý do để
Chúa từ chối các bộ lạc phía bắc (Tv 78:68-72). Trong thời lưu đày, Đa-ni-ên
thuộc chi tộc Giu-đa trở thành tấm gương về cách cư xử đúng mực và lòng trung
thành (Đan 1:6). Khi vận mệnh của chế độ quân chủ Israel sa sút, khải tượng về
Đấng Mê-si cho rằng tương lai nằm trong tay một hậu duệ Đa-vít trong bộ tộc
Giu-đa, người sẽ khôi phục quốc gia và mối quan hệ của nó với Đức Chúa Trời
(Ê-sai 11:1,Mic 5:2).
THƯ MỤC
 Miller, J. Maxwell và John H. Hayes. Lịch sử của Israel cổ đại và Giu-
đa. tái bản lần thứ 2. Louisville, KY: Westminster John Knox, 2006.

ơng quốc Israel là gì?


Cụm từ “vương quốc Israel” trong Kinh thánh có thể ám chỉ vương quốc “thống nhất” dưới thời
Sau-lơ, Đa-vít và Sa-lô-môn, hợp nhất một số hoặc tất cả các vương quốc sau này của Y-sơ-ra-ên
và Giu-đa, hoặc vương quốc ly khai phía bắc của Y-sơ-ra-ên mà Giê-rô-bô-am được thành lập
sau cái chết của Solomon. Vương quốc này tồn tại cùng với vương quốc phía nam của Giu-đa,
bao trùm lãnh thổ hạn chế hơn của bộ tộc Giu-đa.
Câu chuyện về dân Y-sơ-ra-ên trong hai lần nhập thể này được kể lại trong các sách Kinh thánh
1-2 Sa-mu-ên, 1-2 Các Vua và 1-2 Sử ký. Nguồn chính của Sử ký là các sách của Sa-mu-ên và
Các vua, nên nó không phải là một lịch sử độc lập. Biên niên sử cũng thiếu một bản tường thuật
đầy đủ về vương quốc Israel bị chia cắt, mà tác giả của nó coi là bất hợp pháp về mặt thần học.
Theo những tác phẩm Kinh thánh này, vị vua đầu tiên của nước Israel thống nhất là Saul, người
thuộc bộ tộc Benjamin. Người kế vị ông là Đa-vít, người Giu-đa. Việc Saul không thành lập một
triều đại được Kinh thánh giải thích là việc Đức Giê-hô-va từ chối vương quyền của ông. Theo 1
Các vua 2:11, Đa-vít trị vì 40 năm (có thể là một con số làm tròn để chỉ một thế hệ). Kinh thánh
tiếng Do Thái ghi nhận ông là người đã thành lập một đế chế nhỏ vào khoảng năm 1000 trước
Công nguyên ở Syria-Palestine, bao gồm tất cả các bộ lạc của Israel và thống trị các nước láng
giềng Edom, Moab và Aram (Syria). Tuy nhiên, bằng chứng khảo cổ học về triều đại của Đa-vít
quá thưa thớt đến nỗi các học giả tranh luận về sự tồn tại lịch sử của ông chứ chưa nói đến sự
thống trị của ông.
Con trai của Đa-vít là Sa-lô-môn kế vị ông làm vua, mặc dù không phải là con trai cả; Solomon
tập trung ít hơn vào cuộc chinh phục quân sự mà tập trung nhiều hơn vào quan hệ quốc tế. Ông
đã xây dựng ngôi đền ở Jerusalem nhưng cũng bị các tác giả Kinh thánh đổ lỗi cho việc thờ cúng
các vị thần khác do những người vợ ngoại quốc mà ông đã cưới giới thiệu để ký kết các hiệp
ước.
Tại sao (và khi nào) Israel trở thành một vương quốc riêng biệt?
Sự phân chia của vương quốc thống nhất sau cái chết của Solomon (sau 40 năm trị vì khác) được
giải thích trong 1 Các vị vua là hình phạt cho việc Solomon dung túng việc thờ thần
tượng. Ngoài ra, 1 Các Vua cũng kể rằng Sa-lô-môn áp đặt thuế nặng nề và cưỡng bức lao động
đối với các chi phái phía bắc nhưng lại miễn trừ Giu-đa, khiến mười chi phái phía bắc bỏ đạo.
Sự chia cắt đất nước Israel từng thống nhất thành hai vương quốc xảy ra khi Jeroboam, từ bộ tộc
Ephraim, lãnh đạo cuộc nổi dậy của các bộ lạc phía bắc chống lại con trai của Solomon,
Rehoboam. Sau đó, Giê-rô-bô-am xây dựng các thánh địa hoàng gia tại Đan và Bê-tên, hai đầu
phía bắc và phía nam của vương quốc Y-sơ-ra-ên của ông. Đây là điều mà các tác giả về sau (và
phía nam) của 1-2 Vua không thể tha thứ, vì họ tin rằng đền thờ Giê-ru-sa-lem, nằm trong vương
quốc Giu-đa, là nơi hợp pháp duy nhất để thờ phượng Đức Giê-hô-va. Chính “tội lỗi của Giê-rô-
bô-am,” được các vị vua tiếp theo của Y-sơ-ra-ên tiếp tục duy trì khi họ tiếp tục bảo trì những
nơi tôn nghiêm này, khiến họ bị phán xét là “kẻ ác” trong 1-2 Các Vua. Tuy nhiên, phán quyết
này đã lỗi thời vì việc tập trung thờ phượng ở Jerusalem lần đầu tiên được thiết lập như một
nguyên tắc tư tưởng dưới thời Vua Josiah của Giu-đa hơn hai thế kỷ sau, khoảng năm 622 trước
Công nguyên.
“Tội lỗi” này lơ lửng như một lời nguyền trên toàn bộ vương quốc phía bắc của Israel vì rõ ràng
nó không có khả năng thiết lập một triều đại cai trị lâu dài thông qua bất kỳ vị vua nào của mình
- không giống như nước láng giềng phía nam là Giu-đa, nơi mà triều đại Đa-vít tiếp tục nối tiếp
nhau. Jeroboam là triều đại đầu tiên trong số các triều đại hoàng gia phía bắc Israel. Sau khi lật
đổ hai triều đại đầu tiên chỉ trong thế hệ thứ hai, triều đại Omri của người Israel, vào thế kỷ thứ
chín, cuối cùng đã tự thành lập, trải qua triều đại của ba vị vua nữa: A-háp, Ahaziah và Jehoram.
Dòng dõi của Omri là dòng dõi hùng mạnh và quan trọng nhất của vương quốc Israel - đến nỗi
các bản khắc của người Assyria vẫn tiếp tục gọi Israel là “nhà của Omri” rất lâu sau khi triều đại
này kết thúc. Ý nghĩa của nó cũng được phản ánh, mặc dù tiêu cực, trong mối bận tâm của 1-2 vị
vua với các nhân vật A-háp (một vị vua người Israel) và vợ ông ta là Jezebel. Việc lật đổ triều
đại Omri bởi kẻ soán ngôi Jehu là một trong những giai đoạn đẫm máu nhất trong lịch sử Israel,
mặc dù 2 Các Vua 9-10 thuật lại sự kiện gần như vui vẻ trước sự sụp đổ của Jezebel và cuộc
thanh trừng việc thờ cúng Baal sau đó.
Triều đại của Giê-hu kéo dài qua tổng cộng năm vị vua (2 Các vua 15:12) và tiếp theo là triều đại
ngắn ngủi của kẻ soán ngôi Sa-lum, triều đại ngắn ngủi của Mê-na-hem, và các triều đại của Phê-
ca và Ô-sê. Hai vị vua cuối cùng trùng hợp với sự trỗi dậy của Đế quốc Assyria, đế quốc này đã
hủy diệt vĩnh viễn vương quốc phía bắc Israel vào năm 722 trước Công nguyên.
Trên thực tế, từ thế kỷ thứ 10 đến cuối thế kỷ thứ tám trước Công nguyên, vương quốc Israel ở
phía bắc có thể luôn là cường quốc vượt trội, có nguồn tài nguyên lớn hơn, trong khi Giu-đa tiếp
tục ở dưới bóng của nó và là thần dân của nó. Tuy nhiên, vì Giu-đa tồn tại lâu hơn Y-sơ-ra-ên và
vì các tác giả của người Giu-đa kể lịch sử Kinh thánh bằng guồng quay thần học của riêng họ,
nên phần lớn văn học Kinh thánh miêu tả Giu-đa vượt trội hơn, ít nhất là về mặt đạo đức, so với
vương quốc chị em Y-sơ-ra-ên.
THƯ MỤC
 Moore, Megan Bishop và Brad E. Kelle. Lịch sử Kinh thánh và Quá khứ của Israel: Nghiên cứu
đang thay đổi về Kinh thánh và Lịch sử . Grand Rapids, Michigan: Eerdmans, 2011.
 Miller, J. Maxwell và John H. Hayes. Lịch sử của Israel cổ đại và Giu-đa. tái bản lần thứ
2. Louisville, KY: Westminster John Knox, 2006.

 McKenzie, Steven. Giới thiệu về Sách Lịch sử: Chiến lược Đọc . Grand Rapids, Michigan.:
Eerdmans, 2010.

 Fleming, Daniel E. Di sản của Israel trong Kinh thánh của Giu-đa: Lịch sử, Chính trị và Việc ghi
chép lại Truyền thống. Cambridge, Anh.: Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 2012.
Chia sẻ
 Chia sẻ trên facebook
 Chia sẽ trên Twitter

Steven L. McKenzie

Steven L. McKenzie là giáo sư Kinh thánh tiếng Do Thái/Cựu Ước và là


Nghiên cứu viên cấp cao của Spence L. Wilson tại Đại học Rhodes ở
Memphis, Tennessee. Mối quan tâm nghiên cứu và giảng dạy của ông
bao gồm lịch sử Israel cổ đại, văn học Kinh thánh tiếng Do Thái, ngôn ngữ
tiếng Do Thái, Cuộn sách Biển Chết, các phương pháp giải thích Kinh
thánh và khảo cổ học.

MƯỜI CHI PHÁI ISRAEL THẤT LẠC


12 con trai của Gia Cốp , còn gọi là Ysơraên, là những tổ tiên của 12 chi phái của nước Do Thái. Sau khi tiến vào vùng đất
hứa, mỗi chi phái định cư các vùng đất khác nhau. Trong suốt 2 thế kỷ, cuối thế kỷ 11 và cuối thế kỷ 10 trước Công
Nguyên (CN), các chi phái này thống nhất dưới sự cai trị của các vua Saulơ, Ðavít và Solomon. Sau khi vua Solomon qua
đời vào khoảng năm 920 trước CN, nước Do Thái chia ra là hai :

- Vương quốc Giu đa, ở phương Nam , thủ đô là Jerusalem gồm hai chi phái Giu-đa và Bên gia min.

- Vương quốc Ysơraên, miền Bắc, thủ đô Samari gồm 10 chi phái còn lại là Ru-bên, Si-mê-ôn, Lê-vi, Y-sa-ca, Eùp-ra-him,
Sa-bu-lôn, Ðan, A-se, Nép-ta-li, Gát, Giô sép, (con là Ma-na-se và Ép-ra-him)

Năm 721 trước CN, vương quốc miền Bắc Ysơraên bị A-si-ri xâm chiếm và bị tiêu diệt khỏi bản đồ. Dân của vương quốc
này bị lưu đày và vua Asiri di những dân ở chung quanh vào vùng đất này định cư và cưới gả với đám dân còn ở lại.
Vương quốc Ysơraên và 10 chi phái miền bắc đã biến mất từ đó.

Vương quốc miền Nam Giu-đa cũng chung số phận khi đế quốc Babylôn tấn công và chiếm đóng vào năm 587 trước CN.
Thủ đô là Giêrusalem bị tiêu phá và dân Giu-đa bị bắt mang về Babylôn làm nô lệ. Tuy nhiên 50 năm sau, khi đế quốc
Babylôn sụp đổ và đế quốc Mê-đi Phê rơ sơ (Ba tư ) thay thế đã cho phép dân Giu đa trở về quê cũ, họ xây lại thành
Giêrusalem và đền thờ Ðức Chúa Trời ( II Sử ký 36:22-23)

CÂU HỎI:

Ðiều gì đã xảy ra cho 10 chi phái miền Bắc?


Từ khi bị mang về Asiri, chúng ta không nghe nói đến dân này. Kinh Thánh và lịch sử của Do Thái cũng không đề cập đến
số phận của 10 chi phái này.

Sau đây là những tài liệu dựa vào khảo cổ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.

1. Benjamin ở Tudela: Benjamin, con của Giô-na ở Tudela, Tây Ban Nha vào năm 1165 đã quyết định du lịch sang Ba tư và
sống tại các cộng đồng Do Thái ở phía Ðông và Tây của Ba tư. Sau này, trong quyển sách” Book of Travels”, ông ta ghi: “
Ðó là những người Ysơraên tại Ba tư. Họ cho biết trên vùng núi có 4 chi phái Dan, Sa-bu-lun, A-sê và Nép-ta-li. Họ tự trị
với vị lãnh đạo riêng của họ là Giô-sép của phái Lê-vi. Họ có những bác học dạy dỗ họ. Họ giỏi về trồng trọt và tham gia
các cuộc chiến với dân Cút”

Khi ông ta thăm viếng Á-râïp, ông thấy một cộng đồng Do Thái ở đây lớn hơn. Cộng đồng này là những dân thuộc chi Phái
Ru-bên, Gát và phân nửa chi phái Ma-na-se. Họ xây dựng nhiều thành phố lớn và họ chiếm chính quyền vùng Bắc và trên
núi cao.

2. Bartholene de Las Casas, một giáo sĩ Tây Ban Nha, vào thế kỷ 16 đã dùng thời gian để chăm sóc người thổ dân của
vùng đất Tân thế giới tức là người America Indians, người Peru, người Guatamala. Ông quả quyết rằng những người này
là những người Ysơraên thời cổ xưa.” Tôi có thể dùng Kinh Thánh để chứng minh họ là người của 10 chi phái bị thất lạc”.
Rất tiếc, ông không trình bày chi tiết về lời công bố này.

3. Edward King, còn gọi là Viscount of Kingsborough, là người dùng cả gia tài của mình để tìm kiếm bằng cớ của 10 chi
phái này ờ vùng Nam Mễ tây cơ, Guatamala, Belize và Bắc Hondura (tức vùng Trung Mỹ). Ông đã bỏ 18 năm tìm kiếm và
viết 9 quyển tài liệu. Mỗi quyển tài liệu cân nặng 65 pounds gồm hàng trăm trang tài liệu. Tổng cộng trị giá 40,000 Anh
Kim. Nên nhớ thời đó, người ta chỉ cần 500 Anh kim là có thể sống thoải mái cho một gia đình cho một năm.
Ông đưa ra nhiều chứng cớ như :
- dân Indians có tục rửa chân như Do Thái,
- dùng chiêm bao để nói tiên tri,
- dùng bánh không men cho lễ Atatmal (như người Do Thái trong Lễ Vượt qua),
- thổi kèn trong các ngày lễ hội lớn như người Do Thái.
- Ngoài ra họ có những câu chuyện truyền kỳ tương tự như lịch sử cổ của Do Thái như câu chuyện Môi-se đưa dân Do
Thái ra khỏi xứ Ai cập, câu chuyện Môi se có người anh là A-rôn và có người em gái là Miriam .. .

4. Năm 1842, Joseph Smith, người sáng lập đạo Mormon đã dùng tài liệu của John Lloyd Stephens để công bố có ba nhóm
di cư sang Tân Thế Giới. Nhóm thứ nhất từ Iran di cư sang vào khoảng 2800 trước CN tức là dưới thời Tháp Ba-bên.
Nhóm thứ hai của dân Nephites vào thế kỷ thứ 6 trước CN và nhóm thứ ba của dân Lamanites cùng thời với nhóm thứ nhì.

5. Vùng tam biên giữa Pakistan, Afganistan và Kashmir có một nhóm dân tên là Pathans độ 15 triệu người sống rải rác
trong 60 bộ lạc, Họ tự xưng là con cháu của Kish, cha của vua Sau-lơ trong Kinh Thánh ( I Sam 9:1). Nhiều bộ lạc tự xưng
là thuộc các chi phái Ysơraên bị thất lạc. Người Pathans áp dụng việc cắt bì vào ngày thứ tám cho các con trai, họ mặc y
phục giống như người Do Thái, dùng đèn cày vào đêm thứ sáu.

6. Zimbabwe và Mozambique, với hàng ngàn người da đen cũng công bố họ thuộc chi phái Do Thái bị thất lạc. Họ biết rất
nhiều những câu trong Kinh Thánh Cựu Ước và giữ tục lệ không cưới gả với các dân tộc chung quanh.

7. Nhật bản có một số ngôn ngữ phát âm như tiếng Do Thái ví dụ như

Daber (Hebrew) và Dabenu (Nhật) nghĩa là nói


Goi ( Hebrew) và Gaijeen ( Nhật) người ngoại quốc
Kor ( H) và Koru(N) nghĩa là lạnh
Knesset (H) và Kensei (N) quốc hội

Có hàng ngàn chữ giống tương tự như vậy.


Ngay cả tên vua cũng vậy. Vua đầu tiên của Nhật tên là Osee vào năm 730 trước CN. Tên vua này đồng âm với vua cuối
cùng của Ysơraên là Hoshea ( Ô-sê) người chết cùng lúc với 10 chi phái bị bắt lưu đày. Ðền thờ thánh của Nhật Shinto
khiến người ta nhớ đến đền thờ Ðức Chúa Trời của dân Do Thái. Nhóm dũng sĩ Samurai tự cho họ là một sắc dân riêng di
đến Nhật từ Tây phương vào khoảng 660 trước CN. Chữ Samurai tương tự với Samari.

Mikado, một Hoàng đế Nhật là thuộc dòng dõi chi phái Gát. Mikado có âm theo tiếng Hebrew có nghĩa là Hoàng đế ( tiếng
Hebrew là “Malchuto”).

8. Chi phái Ma-na-se ở Ấn độ. Tác giả Hillel Halkin trong quyển sách “Across the Sabbath River : In search of a Lost Tribe
of Israel” đã quả quyết rằng chi phái Ma-na-se đã di cư đến vùng Ðông Bắc Ấn độ , gần biên giới Miến điện ngày nay. Nên
nhớ quyển sách của ông được báo New York Times, The New Republic and Wall Street Journal giới thiệu là quyển sách có
giá trị.

Theo tác giả thì dân địa phương đó là sắc tộc Hualngo và Hmar tự cho là con cháu của Manmasi. Manmasi có âm đọc
giống như chi phái Ma-na-se. Họ có câu chuyện truyền kỳ là dân tộc họ đã có lần vượt qua biển như dân Do Thái rời xứ Ai
cập do Môi se hướng dẫn và vượt qua Biển đỏ.

Họ cũng có câu chuyện bị một con Mèo hoang đuổi họ ra khỏi vùng đất mà họ ở trước khi đến định cư tại vùng này. Con
Mèo Hoang theo thổ âm của họ là Sanga Meichol. Có âm giống như tên của vua Asiri là Shalmanseser, vị vua đã bắt dân
Yrơraên lưu đày ra khỏi quê hương họ.
- Họ thờ phượng thần “Pathem” có tên bí mật là Ya mà tác giả tin rằng tên Ya có liên hệ với Yahweh ( Giê-hô-va) là tên của
Ðức Chúa Trời của Do Thái.
- Ngoài ra dân này có tục cắt bì cho các con trai mới sanh.
- Họ cũng hạn chế ăn thịt heo
- Họ có lễ đầu mùa như người Do Thái.
- Họ cũng dâng chiên con làm sinh lễ cho một lễ đặc biệt như lễ Vượt qua của Do Thái.

Ngoài ra tác giả còn liệt kê một số danh từ có âm giống nhau và cùng nghĩa nhau giữa dân này và Do Thái. Bởi lẽ đó, ông
kết luận rằng một số ít dân thuộc chi phái Ma-na-se đã đi đến đây và định cư tại đây.

9. Trung Hoa- Ê-sai 49:12 “ Họ đến từ xứ Sinim” Lời tiên tri này hứa hẹn sự trở về của các chi phái bị thất lạc từ phương
Bắc và từ phương Tây và từ xứ Si-ni. Si-ni là tiếng Hebrew để chỉ nước Trung Hoa (China) ngày nay.

Có những làng ở miền núi dọc theo biên giới Tàu và Tây tạng là dân Chiang-Min ở phía tây tỉnh Szechuan tự cho là con
cháu của Ysơraên. Họ đến định cư ở vùng này mấy trăm năm trước khi Chúa Jesus xuất hiện.

Giáo sĩ Torrance, người Scottland. hồi đầu thế kỷ 20 có đến viếng thăm vùng này và ông xác nhận rằng họ chính là dòng
dõi Do Thái thuộc dòng Sem. Ông quan sát thấy họ còn giữ những phong tục cổ của Do Thái. Họ dùng một loại cuốc xới
đất giống của Do Thái dùng, họ dùng ách để bò kéo cày hay xe cũng giống với người Do Thái. Người Chiang-min tin vào
độc thần như người Do Thái chỉ tin vào Ðức Chúa Trời.

Trong các buổi lễ họ gọi tên vị thần của họ có âm thanh như gọi Giê-hô-va. Người tế lễ của dân này mặc y phục giống như
thầy tế lễ Do Thái . Họ mang một giây nịt và cây gậy bằng đồng hình con rắn như Môi se ngày xưa.

( Gần đây, theo tài liệu tìm thấy trong Dead Sea Scrolls, người ta được biết Sinim cũng có thể là chữ số nhiều của chữ Sy-
e-nê là một thành phố thuộc phía nam thuộc xứ Ai-cập và sách Êxêchiên 29:10 và 30:6 có nói đến địa danh này).

10. Chi Phái Ðan và Ê-thi-ô-bi. Gần đây, khoảng gần giữa thế kỷ 20, người ta có nghe một truyền kỳ về một giám mục tên
là John Prester , ông ta cai trị một nước nhỏ giàu có theo Cơ đốc giáo ở vùng nước Ethopia. Họ tự xưng là Falashas, tiếng
Armaic để chỉ những người Do Thái không nhà không đất du mục . Vào thập niêm 1970 và 1980, Do Thái nhìn nhận họ và
cung cấp phi cơ để chở họ về Do Thái.

11. Anh Quốc cũng là nơi mà chi phái Ep-ra-him di dân đến.

Trở lại Kinh Thánh:

1. II Sử Ký 11: 13, 16 cho biết ngay khi nước này bị chia đôi thì chi phái Lê-vi trở lại Giê-ru-sa-lem ở cùng với Rô-bô-am. Và
câu 16 cho biết dân trong các chi phái khác cũng có nhiều người theo Lê-vi mà quay về định cư tại Giê-ru-sa-lem. Như vây
vương quốc phía bắc, nước Ysơraên chỉ còn 9 chi phái và cũng không hoàn toàn đầy đủ.

2. Ê-xêchiên 9:9, Tiên tri Êxêchiên cho biết thành Giêrusalem lúc bấy giờ gồm có dân Ysơraên và dân Giu đa. Ðây là giai
đoạn trước khi Babylôn tấn công và chiếm thành này.
3. Nêhêmi 11:4, 20 sau khi trở về Giêrusalem và lập sổ thì chúng ta biết có chi phái Giu-đa, Bên-gia-min, Lêvi và các chi
phái Ysơraên

- Theo tài liệu sử của A-si-ri, họ chỉ bắt theo những thành phần có học thức cao và để phần dân Ysơraên nghèo dốt ở lại
đất của họ. Thành phần này về sau cưới gả với dân mới di cư đến và trở thành dân Samari.

- Theo nhà khảo cổ Do Thái là ông Magen Broshi, nhiều người Ysơraên đã bỏ miền Bắc mà di cư xuống miền Nam để
tránh sự giết hại của Asiri. Họ sống hoà hợp và lẫn lộn với người Giu đa. Nghiên cứu cẩn thận hơn, người ta thấy thành
Giêrusalem có sự mở rộng rầm rộ vào thế kỷ thứ 8 trước CN. Thành phố này đã tăng gấp ba hay bốn lần về dân số cũng
như mở rộng ranh giới ba bốn lần so với trước.

KẾT LUẬN:

Theo II Sử ký 21:7 , Ðức Chúa Trời lập giao ước với Ðavít: sẽ ban một ngọn đèn cho người và con cháu người đến đời
đời, Ngài không muốn diệt nhà Ða vít. Ðọc thêm trong sách Thi Thiên 89:36, Ô-sê 1:11, A-mốt 9: 14 , Êxêchiên 37:19-28.
Trong sách Khải thị, Giăng nghe số người được đóng ấn thuộc 12 chi phái dân Ysơraên ( đoạn 7). Như vậy 10 chi phái này
vẫn còn và hiện diện.

Chúng tôi tin rằng một số dân của 10 chi phái bị bắt lưu đày đã sống tràn lan khắp năm châu nhưng số còn ở lại, không bị
lưu đày thì một phần đã di chuyển về miền Nam chung với nước Giu-đa và phần khác ở lại để trộn giống với các dân
chung quanh và trở thành dân Samari. Nước Do Thái bây giờ không phải chỉ gồm hai chi phái như lúc ban đầu mà đã pha
trộn với 10 chi phái miền Bắc. Tất cả đều là con cháu của tổ phụ Ap-ra-ham.

Thiên Ðăng

(Báo Tinh Thần)

You might also like