You are on page 1of 6

THPT CHUYÊN HÀ NỘI - AMSTERDAM

Lịch Sử 11

NGUYỄN TẤT THÀNH


1911 - 1919

Hoạt động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1911 - 1919

PHÙNG NGỌC HÀ - 11 ANH 2


1911 RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
Trước Nguyễn Tất Thành, đã có nhiều người Việt Nam trăn trở ra đi tìm đường
cứu nước cho dân tộc, tiêu biểu là 2 trí thức nổi tiếng: Phan Bội Châu và Phan
Chu Trinh. Cả 2 cụ đều là những nhà yêu nước nhiệt thành nhưng đã đi 2 con

PHÙNG NGỌC HÀ
đường khác nhau. Một điều đặc biệt, cả cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh đều
mong muốn Nguyễn Ái Quốc đi theo con đường của các cụ. Thế nhưng, mặc dù
vẫn rất kính trọng 2 cụ, Nguyễn Tất Thành đã chọn cho mình một con đường đi
riêng,

Ngày 3-6-1911, Nguyễn Tất Thành Ngày 5-6-1911, trên con tàu Đô đốc
lấy tên là Văn Ba xin làm phụ bếp Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà
trên tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là
(Amiral Latouche Tréville), một tàu thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn
lớn vừa chở hàng vừa chở khách của Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm
hãng Năm Sao đang chuẩn bị rời đường cứu nước.
cảng Sài Gòn đi Mácxây (Marseille),
Pháp.
Dòng sự kiện
1911
THEO HÀNH TRÌNH CỦA TÀU, NGUYỄN TẤT THÀNH ĐÃ DỪNG CHÂN Ở
CẢNG MÁCXÂY, CẢNG LƠ HAVƠRƠ (LE HAVRE) CỦA PHÁP.

Những ngày đầu tiên trên đất Pháp, được chứng kiến ở Pháp cũng
có những người nghèo như ở Việt Nam, Anh nhận thấy có những
người Pháp trên đất Pháp tốt và lịch sự hơn những tên thực dân
Pháp ở Đông Dương.

ĐẦU VÀ GIỮA 1912


NGUYỄN TẤT THÀNH LÀM THUÊ CHO MỘT CHIẾC TÀU CỦA HÃNG
SÁCGIƠ RÊUYNI ĐI VÒNG QUANH CHÂU PHI, ĐÃ CÓ DỊP DỪNG LẠI Ở
NHỮNG BẾN CẢNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC NHƯ TÂY BAN NHA, BỒ ĐÀO NHA,
ANGIÊRI, TUYNIDI, CÔNGGÔ, ĐAHÔMÂY, XÊNÊGAN, RÊUYNIÔNG…
Đến đâu Anh cũng thấy cảnh khổ cực của người lao động dưới sự áp
bức bóc lột vô nhân đạo của bọn thống trị, khiến Nguyễn Tất Thành
rất đau xót. Anh liên tưởng một đến số phận của đồng bào Việt Nam
khốn khổ của anh. Họ cũng là nạn nhân của sự hung ác của bọn thực
dân, tạo nên ở Anh mối đồng cảm sâu sắc với số phận chung của nhân
dân các nước thuộc địa.

CUỐI 1912
NGUYỄN TẤT THÀNH THEO CON TÀU TIẾP TỤC ĐI QUA MÁCTINÍCH
(MARTINIQUE) (TRUNG MỸ), URUGOAY VÀ ÁCHENTINA (NAM MỸ) VÀ
DỪNG LẠI Ở NƯỚC MỸ.
Anh có dịp tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ
với bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng trong lịch sử.
Dừng chân ở nước Mỹ không lâu nhưng Nguyễn Tất Thành đã sớm
nhận ra bộ mặt thật của đế quốc Hoa Kỳ. Anh cảm thông sâu sắc với
đời sống của người dân lao động da đen và căm giận bọn phân biệt
chủng tộc, hành hình người da đen một cách man rợ, mà sau này Anh
đã viết lại trong bài báo Hành hình kiểu Linsơ.

1913 - 1917
NGUYỄN TẤT THÀNH THEO TÀU RỜI MỸ TRỞ VỀ LƠ HAVƠRƠ, SAU ĐÓ
SANG ANH.

Để kiếm tiền sinh sống, Anh nhận cào tuyết cho một trường học, rồi
làm thợ đốt lò, sau thành thợ bánh. Công việc hết sức nặng nhọc,
nhưng sau mỗi ngày Anh đều tranh thủ thời gian học tiếng Anh.
Nguyễn Tất Thành đã hăng hái tham dự những cuộc diễn thuyết
ngoài trời của nhiều nhà chính trị và triết học, tham gia Hội những
người lao động hải ngoại, ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của nhân
dân Airơlen.
Nguyễn Tất Thành cũng gửi thư liên hệ với cụ Phan Châu Trinh, lúc
này đang ở Pháp, thông báo tình hình sinh hoạt, học tập của mình,
hỏi thăm tình hình người thân của cụ Phan. Trong thư Nguyễn Tất
Thành cũng bày tỏ và thăm dò ý kiến của cụ Phan về tình hình thời
cuộc.
Chiến tranh Thế giới thứ nhất

Paris đầu thế kỉ XX


CUỐI 1917
NGUYỄN TẤT THÀNH TRỞ LẠI NƯỚC PHÁP, SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG Ở ĐÂY
CHO ĐẾN NĂM 1923.

Giữa lúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra ác liệt,
tình hình Đông Dương đang có những biến động, vào khoảng
cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp để có
điều kiện trực tiếp hoạt động trong phong trào Việt kiều và
phong trào công nhân Pháp.
7-11-1917, CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA THÀNH CÔNG, ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TƯ TƯỞNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH.

1919
NGUYỄN TẤT THÀNH GIA NHẬP ĐẢNG XÃ HỘI PHÁP.
NGÀY 18-6-1919, ĐẠI BIỂU CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC THAM GIA CHIẾN TRANH
HỌP HỘI NGHỊ Ở VÉCXÂY (VERSAILLES) (PHÁP).

Ngày 18 tháng 6 năm 1919, nhân danh một nhóm người Việt
Nam yêu nước, Anh phổ biến "Yêu sách của nhân dân An
Nam", gồm tám điểm và được viết bằng tiếng Pháp (Revendications du peuple annamite), ký tên Nguyễn Ái Quốc và
gửi tới Hội nghị Hòa bình Versailles, đòi chính phủ Pháp ân xá chính trị phạm, thực hiện các quyền tự do, dân chủ
và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Anh còn gửi thư riêng kèm theo bản yêu sách cho các đoàn đại biểu
Đồng Minh dự hội nghị, nhưng không gây được sự chú ý. Từ đó Anh dùng tên Nguyễn Ái Quốc.

PHÙNG NGỌC HÀ - 11 ANH 2


YÊU SÁCH CỦA NHÂN DÂN AN NAM
Bản Yêu sách gồm tám điểm:

1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;

2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền
hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xoá bỏ hoàn toàn các toà án
đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân
dân An Nam;

3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;

4. Tự do lập hội và hội họp;

5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;

6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho
người bản xứ;

7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;

8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện
Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ (6).
Từ yêu cầu thực tiễn đấu tranh, Nguyễn Ái Quốc thấy cần
phải học viết báo để tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
Phong trào công nhân và chủ nghĩa xã hội ở Pháp đã đưa
anh đến với hoạt động báo chí. Trong hai năm 1919-1920,
Nguyễn Ái Quốc đã viết 5 bài báo. Bài đầu tiên là Vấn đề
bản xứ, đăng trên báo Nhân đạo (L’ Humanité), ngày 2-8-
1919.
Bài báo nhắc lại những nội dung chính bản Yêu sách của
nhân dân An Nam gửi Hội nghị Vécxây, tháng 6-1919, khẳng
định nguyện vọng đó của nhân dân Việt Nam là chính
đáng; đồng thời tố cáo, lên án những chính sách cai trị
cùng các thủ đoạn đàn áp, cướp bóc của thực dân Pháp ở
Đông Dương và tin tưởng rằng nhân dân tiến bộ Pháp sẽ
đồng tình, ủng hộ cuộc đấu tranh vì tự do và công lý của
nhân dân Việt Nam.

Báo Dân chúng (Le Populaire) đăng bài Đông Dương và


Triều Tiên của Nguyễn Ái Quốc. Bài báo nhắc đến sắc lệnh
của Thiên Hoàng công bố tại Tôkyô ngày 19-8-1919 với nội
dung định rõ quyền bình đẳng giữa người bản xứ Triều
Tiên với người Nhật trong tất cả các luật lệ. Bài báo so sánh
chính sách cai trị của đế quốc Nhật ở Triều Tiên và đế
quốc Pháp ở Đông Dương, nghiêm khắc lên án chính sách
ngu dân của Pháp và đặt câu hỏi: Nước Pháp có thể đối với
Đông Dương ít nhất một cách sáng suốt như Nhật đối với
Triều Tiên không?

Báo L' Humanite

Nguyễn Ái Quốc trên mặt báo

QUA CÁC BÀI BÁO TRÊN, CHÚNG TA THẤY RÕ VỀ MẶT TƯ TƯỞNG, NGUYỄN ÁI QUỐC LÀ
MỘT NGƯỜI YÊU NƯỚC TIẾN BỘ, CĂM THÙ CHỦ NGHĨA THỰC DÂN PHÁP. KHÁT VỌNG
CỦA NGƯỜI LÀ ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, NHƯNG LÀM THẾ NÀO VÀ ĐI THEO
HƯỚNG NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC ĐÍCH ĐÓ, NGUYỄN ÁI QUỐC VẪN CÒN ĐANG TÌM
KIẾM.
Nguồn:
- Ảnh: Google Image
- Tham khảo:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%E1%BA%A1t_%C4%91%E1%BB%99ng_c%E1%BB%A7a_H%E1%BB%93_Ch%C
3%AD_Minh_trong_giai_%C4%91o%E1%BA%A1n_1911-1941
https://thehehochiminh.wordpress.com/2009/12/11/hcmtieusu_chuong2_1911_1920/
http://www.baodongnai.com.vn/chinhtri/202006/nguyen-tat-thanh-va-hanh-trinh-lich-su-3006772/
http://thegioidisan.vn/vi/lan-dau-tien-bac-ho-den-nuoc-phap.html

You might also like