You are on page 1of 7

CÂU HỎI CƠ BẢN

Câu 1. Thành phẩn cơ bản chính của máy tính: CPU, Mainboard, Case, Ram,
Ổ cứng (HDD,SDD,…), Bàn phím, Chuột, Màn hình, Loa, Nguồn, …
Câu 2. Quá trình khởi động của máy tính:
-Bật nguồn
-Tải lên mainboard để bios kiểm tra các thiết bị kiểm tra tất cả phần cứng nếu
ko có lỗi thì nó giao quyền điều khiển cho windows.
-Bios kiểm tra Ram và Card Video đầu tiền.
-BIOS là viết tắt của Basic Input/Output System (Hệ thống nhập xuất cơ
bản).
-ROM CMOS là viết tắt Complementary Metal Oxide Semicon.thiết bị lưu
trữ trong BIOS.
Câu 3. Tạo và sử dụng USB Boot, tạo và Bung Ghost.
-Cách tạo USB Boot bằng Hiren's BootCD
Bước 1: Chuẩn bị tạo USB Boot, USB Ghost cho Windows
Bước 2: Format USB về chuẩn FAT32
Bước 3: Chạy Grub4Dos Installer để tạo khả năng boot cho USB
Cụ thể chạy Grub4Dos Installer như sau:
Bấm Refresh (1) ở phần Disk để chọn đúng USB (2).
Bấm Refresh (3) ở phần Part List để chọn Whole disk (MBR) (4).
Sau khi chắc chắn chọn đúng mấy thứ trên thì hãy bấm nút Install (5).
Bước 4: Giải nén file Hiren's BootCD rồi copy vào USB
Bước 5: Copy file grldr và menu.Ist vào USB boot vừa tạo
Trong chính thư mục HBCD được giải nén từ file ISO của Hiren Boot.
- Tạo và Bung Ghost.
+ Bước 1: Đầu tiên, chọn chế độ khởi động ưu tiên là USB hoặc CD/DVD.
+ Bước 2: Tiếp theo,tìm đến công cụ Norton Ghost => vào Custom
Menu...  một số phiên bản của Hiren’s Boot thì lại nằm trong mục Backup
Tools….
+ Bước 3: Nhấn vào dòng Norton Ghost để bắt đầu sử dụng công cụ ghost
này.
+ Bước 4: Tiếp theo, chọn dòng Ghost (Normal) như hình bên dưới.
+ Bước 5: Lúc này hãy để nó chạy tự động …..
+ Bước 6: Sau một hồi sẽ xuất hiện cửa sổ giao diện phần mềm ghost/tạo
ghost như hình bên dưới => nhấn Enter để bắt đầu.
Hướng dẫn tạo file Ghost với Hiren’s Boot
Bước này, sử dụng phím (lên, xuống, trái, phải) để tạo file ghost
nhấn Local => chọn Partition => Chọn To Image.
Tiếp theo, chọn ổ cứng chứa hệ điều hành muốn tạo ra file ghost. Như ở đây
máy tính chỉ có một ổ nên nhấn OK để tiếp tục.
Tiếp theo chọn phân vùng chính, thường là ổ C sau đó nhấn OK
Tiếp theo,chọn nơi lưu cho file ghost và gõ tên file ghost vào ô File name sau
đó nhấn Save để lưu lại.
Tiếp theo, chọn chế độ để tạo file ghost. Chọn High để bắt đầu.
Tiếp theo, nhấn Yes để xác nhận việc tạo.
Sau đó ngồi đợi cho đến khi hoàn thành thôi, như vậy là đã tạo ra cho riêng
mình một file ghost. Bắt cứ khi nào máy tính bị hỏng hay bị lỗi win thì có thể
mang file ghost này ra sử dụng.
* Cách bung file Ghost
Làm tương tự đến bước Hướng dẫn tạo file ghost  như ở trên. Nhưng thay vì
chọn To Image để tạo ra file ghost thì lựa chọn From Image để bung file
ghost ra.
Ở cửa sổ tiếp theo tìm đến nới lưu file ghost, và chọn bản ghost cần bug ra
sau đó nhấn Open để tiếp tục.
Tiếp đến là chọn phân vùng Partition cần bung (trong file ghost)
Tiếp theo, chọn ổ cứng cần bung, cái này thương thì chỉ có một thôi, trừ khi
dùng nhiều hơn 1 ổ cứng.

* Tạo và phân vùng ổ cứng.


Bước 1: Nhấn chuột phải vào biểu tượng Computer  > Manager.
Bước 2: Trong cửa sổ Computer Management > Chọn Disk Management.
Bước 3: Nhấn chuột phải vào ổ đĩa muốn chia (tách) dung lượng >
Chọn Shrink Volume.
Bước 4: Tại mục Enter the amount of space to shrink in MB bạn nhập vào
dung lượng cần chia > Nhấn Shrink để bắt đầu quá trình chia ổ cứng (Dung
lượng tính theo MB, cứ 1024 MB = 1 GB).
Bước 5: Sau khi chia xong bạn sẽ thấy một phần vùng màu đen, tiếp tục nào.
Bước 6: Click chuột phải vào phân vùng màu đen vừa tạo > New Simple
Volume.
Bước 7: Một cửa sổ mới hiện lên, hãy nhấn chọn Next.
Bước 8: Chọn dung lượng cho ổ đĩa cần chia, mặc định sẽ là dung lượng tối
đa > Nhấn Next để chuyển sang bước kế tiếp.
Bước 9: Chọn tên ổ đĩa, bạn có thể chọn A, B, C, D,... tùy theo nhu cầu của
bạn. Tên ổ đĩa sẽ không được trùng so với các ổ khác đang tồn tại trên máy
tính.
Bước 10: Chọn vào Format this volume with... > Chọn Perfom a quick
format > Nhấn Next để xác nhận phân vùng lại ổ đĩa vừa tạo (bắt buộc).
Bước 11: Nhấn Finish để hoàn tất quá trình chia, phân vùng ổ đĩa.

Câu 4.

Điểm chung giữa Legacy BIOS và UEFI

Legacy BIOS và UEFI đều là phần mềm có giao diện để kiểm tra các thiết bị
ra vào trên máy tính và giúp cho máy tính hoạt động ổn định, nó có vai trò
như một thông dịch viên giữa phần cứng và hệ điều hành để giúp máy tính
khởi động.
Khi bật máy tính, cả UEFI và Legacy đều sẽ kiểm tra và hướng dẫn các phần
cứng của máy tính để giúp mính tính có thể chạy được hệ điều hành chứa trên
ổ cứng.

Điểm khác giữa Legacy BIOS và UEFI


Chuẩn Legacy BIOS ( Basic Input Output System) :
Có giao diện phần mềm đẹp và dễ dung.
Hổ trợ ổ cứng ở hai chuẩn MBR và GPTTốc độ khởi động khá nhanh.
Hổ trợ khởi động với ổ cứng trên 2TB.
Hổ trợ chế độ Secure Boot ngăn chặn các phần mềm độc khởi động cùng
Windows.
Được lưu trữ ở vùng Non-Volatile (Bộ nhớ không bị hỏng nếu mất điện).
Chuẩn UEFI (Unified Extensible Firmware Inter) :
Có giao diện phần mềm thô sơ, đơn giản.
Không hổ trợ ổ cứng có chuẩn GPT.
Tốc độ khi khởi động tương tối chậm.
Không thể giúp máy khởi động với ổ cứng lớn hơn 2TB.
Kém an toàn vì không có chế độ bảo vệ.
Được chứa trong Firmware nên dễ hỏng khi mất điện.

Điểm chung giữa MBR và GPT.

MBR và GPT đều là cả hai chuẩn của ổ cứng về việc quy định cách thức
xuất nhập dữ liệu, sắp xếp cũng như phân vùng của ổ cứng.

Điểm khác giữa MBR và GPT.

Chuẩn GPT (GUID Partition Table) :


Hổ trợ đến 1 tỷ TB.
Cho phép tạo đến 128 phân vùng.
An toàn hơn vì có hổ trợ tạo nhiều bản sao lưu dữ liệu.
Chỉ hổ trợ các máy tính sử dụng chuẩn UEFI.
Hổ trợ Windows 64 bit, từ Windows 7 trở lên, ở Windows 8 về sau sẽ có hổ
trợ thêm 32bit.
Chuẩn MBR (Master Boot Record) :
Hổ trợ tối đa 2TB.
Chỉ cho phép tạo 4 phân vùng.
Kém an toàn hơn so với GPT.
Có thể dụng được trên máy tính với cả hai chuẩn BIOS hay UEFI.
Chỉ hổ trợ Windows 32bit.
Để ráp thành một bộ máy tính thường thực hiện qua các bước cơ bản :
Bước 1: Chuẩn bị Case và lắp bộ nguồn.
Bước 2: Lắp CPU, quạt CPU vào Bo mạch chủ.
Bước 3: Lắp ráp RAM vào Bo mạch chủ.
Bước 4: Lắp đặt bo mạch chủ (mainboard) vào Case.
Bước 5: Lắp đặt ổ đĩa cứng (HDD), DVD.
Bước 6: Lắp đặt Card mở rộng (màn hình, âm thanh, mạng…).
Bước 7: Gắn các dây USB, dây tín hiệu, các SW và LED chỉ thị.
Bước 8: Sắp xếp dây cho gọn gàng, đẹp mắt.
Câu 7:
1. Lỗi máy tính liên quan đến nguồn

– Trước tiên thử thay một dây nguồn khác xem máy tính có lên không. Nếu
không lên hãy đem máy tính ra cửa hàng hoặc trung tâm sửa chữa máy tính
để được khắc phục các bệnh liên quan đến phần cứng là bộ nguồn.
– Nếu máy tính gặp phải hiện tượng dùng được vài phút là tắt, bật ngay thì
không lên phải chờ một lúc sau bật mới lên thì bạn hãy kiểm tra xem bộ
nguồn có nhiều bụi bẩn không. Hãy tháo bộ nguồn ra, vệ sinh sạch sẽ quạt
nguồn và mạch.

 2. Lỗi máy tính liên quan đến Chíp – CPU

– Với hiện tượng máy tính bật không lên gì mà do chíp – CPU thì chắc chắn
các bạn phải thay một con CPU khác vì Chíp mà đã hỏng thì không sửa được.
– Với 2 hiện tượng còn lại thì bạn chỉ cần tháo máy tính ra vệ sinh tản nhiệt
và quạt chíp. Sau đó tra keo tản nhiệt cho Chíp rồi lắp lại là được.
3. Lỗi máy tính liên quan đến Main – Bo mạch chủ

Với trường hợp máy tính bị lỗi do main gây ra thì trước tiên bạn hãy reset lại
main máy tính và có thể thì thay luôn viên Pin CMOS. Sau đó bật lại máy
tính xem có lên được không. Nếu máy tính lên được thì không sao, còn máy
tính không lên được thì tốt nhất hãy đem ra các cửa hàng hoặc gọi thợ đến
sửa chữa.

4. Lỗi máy tính liên quan đến Ram

Nếu máy tính bật không lên gì và có tiếng kêu bíp liên tục, hãy ngắt nguồn
điện và tháo Ram ra để vệ sinh chân tiếp xúc với khe Ram trên main bằng
cách dùng cục tẩy trà vào chân ram, sau đó lấy giấy sạch lau đi rồi cắm lại
xem máy tính có lên không. Nếu không lên hãy thay một thanh Ram khác.

Nếu máy tính bị hiện tượng màn hình xanh chữ trắng. Trước tiên bạn hãy cài
đặt lại hệ điều hành. Sau đó xem có hết hiện tượng trên không. Nếu không
hết hãy gọi thợ đến kiểm tra để test Ram xem có bị bad không. Nếu Ram bị
bad thì phải thay một thanh Ram khác.
5. Lỗi máy tính liên quan đến ổ cứng

Với hiện tượng máy tính không nhận ổ cứng (đã kiểm tra trong Bios vẫn
không nhận) thì việc đầu tiên là bạn phải cắm lại cable ổ cứng hoặc nếu thấy
cable ổ cứng đã quá cũ thì nên dùng một cable khác cắm vào xem ổ cứng có
nhận không để loại trừ nguyên nhân do cable.
Nếu ổ cứng không nhận (không phải do cable) thì hãy thay một chiếc ổ cứng
khác hoặc đem đi sửa chữa.

Trong trường hợp ổ cứng có rất nhiều dữ liệu quan trọng thì bạn hãy dừng
ngay việc tự sửa chữa, ngắt nguồn điện và gọi chúng tôi đến khắc phục nhằm
giảm thiểu nguy cơ không lấy lại được dữ liệu trong ổ cứng.

Với hiện tượng ổ cứng máy tính bị bad thì hệ điều hành Windows sẽ thường
xuyên có lỗi và phải cài lại Win liên tục. Do đó bạn có thể cắt bad ổ cứng đi
để sử dụng. Tuy nhiên việc cắt bad ổ cứng chỉ là giải pháp tạm thời, nếu có
thể thì bạn hãy thay ổ chiếc ổ cứng khác.
7. Lỗi máy tính liên quan đến card màn hình – VGA

Với hiện tượng máy tính đang dùng bị đơ hoặc tắt máy thì bạn hãy tháo VGA
ra vệ sinh tản nhiệt và tra keo chíp VGA.
Với hiện tượng máy tính không lên gì hoặc sọc ngang, dọc trên màn hình mà
do VGA gây ra hãy đem ra cửa hàng để được sửa chữa.

You might also like