You are on page 1of 6

Mô hình Airbnb:

Trong thời đại 4.0 phát triển bùng nổ như hiện nay, ứng dụng công nghệ và kinh
tế chia sẻ trở thành một xu hướng chiến lược trong kinh doanh. Xu hướng này
cũng đang dần được áp dụng phổ biến trong ngành Nhà hàng - Khách sạn. Đó là
tiền đề cho Airbnb ra đời.

1. Tìm hiểu về Airbnb


Airbnb là gì?
- Airbnb là viết tắt của cụm từ Airbed and Breakfast (nghĩa là Giường đệm hơi và bữa
sáng), là một mô hình kết nối những người cần thuê nhà, thuê phòng với những người
có phòng cho thuê trên khắp thế giới thông qua website hoặc ứng dụng di động.
- Hiện nay, mô hình phòng ở trên Airbnb ở nước ta tập trung chủ yếu ở các khu vực
trọng điểm như: Đà Lạt, Sapa, TP.HCM, Hà Nội…
2. Cách hoạt động của airbnb
-Airbnb hoạt động theo mô hình “kinh tế chia sẻ” – một khái niệm đã xuất hiện từ lâu,
tuy nhiên, chỉ đến năm 2009 mới bắt đầu phát triển mạnh do kinh tế Mỹ rơi vào suy
thoái, buộc người dân phải thay đổi thói quen tiêu dùng. Việc chia sẻ những tài
nguyên sẵn có giúp người tiêu dùng cắt giảm được chi phí, đồng thời biến những
start-up công nghệ non trẻ thành những “gã khổng lồ” thực sự.

- Airbnb đóng vai trò là trung gian, thu các khoản phí kết nối giữa chủ nhà với
những khách du lịch thuê phòng. Nếu bạn có một phòng trống, căn hộ hay villa…
bạn hoàn toàn có thể đăng ký trở thành host (chủ nhà) trên website của Airbnb.
- Khi khách du lịch có nhu cầu thuê phòng, họ có thể đặt phòng trên Airbnb.
Tất cả việc thanh toán sẽ được thực hiện qua Airbnb, và chủ nhà sẽ kiếm được
tiền từ việc tận dụng những phòng, căn hộ đang bỏ trống.
- Cách làm cực kì đơn giản, đặc biệt chi phí lại thấp, hợp lý hơn rất nhiều so với
những trang web đặt phòng thông dụng khác (Booking, Agoda, Traveloka,…)., tất
cả việc thanh toán sẽ được thực hiện thông qua Airbnb bằng thẻ tín dụng. Với vị
trí trung gian, nguồn thu của Airbnb đến từ khoản phí trích 3% của chủ nhà và 6 –
12% của người thuê phòng. Đây là mức phí khá rẻ nếu so sánh với các kênh OTA
khác – vốn có thể thu phí hoa hồng lên tới 25% giá bán của mỗi lượt booking.
Mô hình kinh doanh Airbnb ở Việt Nam
Lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng nhanh, mục tiêu chạm mốc 10 –
10,5 triệu lượt khách quốc tế và 47 – 48 triệu lượt khách du lịch nội địa cùng
với sự phát triển của Kinh tế – Xã hội… là điều kiện lý tưởng để Airbnb
Việt Nam mở rộng mô hình. Nhiều người dân cũng bắt đầu tận dụng phòng
trống, nhà trống để đăng ký kinh doanh Airbnb. Đặc biệt, Airbnb Hà Nội,
Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vũng Tàu… có sự phát triển mạnh mẽ nhất vì đây
đều là trọng điểm du lịch nước ta.
Airbnb Việt Nam hiện nay có nhiều loại hình khác nhau để khách lựa chọn
theo nhu cầu và điều kiện của mình. Nhiều gia đình giàu có thường mua các
biệt thự, villas ven biển hoặc tại các điểm du lịch và tần suất sử dụng rất ít,
họ chỉ đến nghỉ ngơi vào những dịp lễ, cuối tuần… Phần lớn thời gian còn
lại, họ bỏ trống và từ khi có Airbnb, họ đăng ký để cho thuê biệt thự, villas.
Làm thế nào để bán phòng trên Airbnb?
Việc đăng ký bán phòng trên Airbnb rất dễ dàng, chỉ với 5 bước đơn giản:

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ: https://www.airbnb.co.uk/


Bước 2: Click vào Become a Host, sau đó chọn List your place.

Bạn sẽ được chuyển tới trang đăng ký:

Tại đây, bạn có thể chọn đăng nhập bằng Facebook hoặc Google, hay tạo một tài
khoản mới.
Sau khi click Finish Signing up, bạn sẽ được đưa tới trang điền thông tin phòng.

Bước 3: Điền đầy đủ thông tin cơ bản về cơ sở của bạn tại các tab như: Place type
(Loại hình lưu trú), Bedrooms (Phòng ngủ), Baths (Phòng tắm), Location (Vị trí),
Amenities (Các tiện nghi), Shared spaces (Các không gian chung).

Sau khi hoàn thành click Next, bạn sẽ được chuyển tới trang Set the scene.

Bước 4: Đăng tải những bức ảnh về cơ sở lưu trú của bạn. Đây là bước cực kỳ
quan trọng bởi chất lượng hình ảnh sẽ quyết định xem chỗ ở của bạn có hút khách
không.

Do đó, hãy chọn những bức ảnh đẹp nhất, chụp nhiều góc độ và nhớ chụp đầy đủ
tiện nghi của căn phòng. Ngoài ra, theo khuyến cáo của Airbnb, bạn nên đăng tối
thiểu 8 bức ảnh, và đừng quên viết những lời chú thích hấp dẫn cho những bức ảnh
này nhé.

Sau khi hoàn thành, click Next, bạn sẽ được chuyển đến trang Get ready for
guests.
Bước 5: Đây là bước cuối cùng. Đó là hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh và
khai báo thuế.

Bạn cần tìm hiểu về những thủ tục hành chính của địa phương như: Thủ tục đăng ký
kinh doanh, khai báo thuế, khai báo tạm trú, tạm vắng, khai báo người nước ngoài…
Sau đó, bạn cần tới UBND xã, phường nơi bạn đăng ký kinh doanh để hoàn thành
các thủ tục.

You might also like