You are on page 1of 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG.

1.1. Khái niệm động cơ đốt trong


- Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt, trong quá trình đốt cháy nhiên
liệu, động có sẽ tạo ra nhiệt và sinh ra công cơ học. Các loại động cơ đốt
trong sẽ sử dụng dòng chảy để tạo ra công ra ngay trong buồng công tác
(xilanh) của động cơ. 

- Bên cạnh đó, sự giãn nở của khí ở nhiệt độ cao và áp suất cao trong
quá trình đốt cháy sẽ tác dụng lực trực tiếp lên một số thành phần của
động cơ như piston, cánh tuabin, cánh quạt hoặc vòi phun. Chính lực này
giúp di chuyển vật thể trên một quãng đường nhất định, biến năng lượng
hóa học thành công hữu ích.

- Tính đến thời điểm hiện nay, thì động cơ đốt trong có nhiều loại, để
phân loại người ta dựa vào các dấu hiệu đặc trưng như sau:

+ Theo nhiên liệu: Động cơ đốt trong được chia thành động cơ


xăng, động cơ diezen, động cơ than… Trong đó, động cơ diesel là động
cơ được sử dụng phổ biến nhất.

+ Theo hành trình của piston trong một chu trình làm việc: động
cơ 2 kỳ và động cơ 4 kì.

1.2. Sơ đồ cấu tạo động cơ đốt trong.

1. Nắp máy( Quy - láp )


2. Thân máy
3. Cacte
4. Xyalnh
5. Trục khuỷu
6. Thanh truyền
7. Piston
8. Xunap
9. Vòi phun (Bu-gi)

1.3. Nguyên lý làm việc động cơ 4 kỳ và 2 kỳ.


- Động cơ 2 kỳ:
Kỳ đầu: Piston sẽ di chuyển từ ĐCT (Điểm chết trên) xuống ĐCD (Điểm chết
dưới) lúc này hỗn hợp nhiên liệu và không khí sẽ được đưa vào trong buồng
đốt. Trục khuỷu sẽ quay được nửa vòng tròn (180 độ).

Kỳ sau: Piston di chuyển từ ĐCD lên đến ĐCT lúc này hỗn hợp nhiên liệu sẽ bị
nén lại đồng thời bugi đánh lửa sẽ đánh lửa và đốt cháy nhiên liệu. Nhiên liệu
đốt cháy trong buồng đốt và cung cấp năng lượng cho Piston đẩy Piston đi
xuống Piston sẽ truyền năng lượng đó cho trục khuỷu thông qua thanh truyền.

Trong kỳ sau cửa nạp được mở ra và hỗn hợp nhiên liệu sẽ được đưa vào
buồng đốt và chuẩn bị để được đưa vào trong buồng đốt. Khi Piston đi xuống
cửa nạp được đóng lại và đồng thời hòa khí sẽ được đưa vào bên trong buồng
đốt và khi thải sẽ bị thải ra ngoài nhờ vào áp lực của hòa khí, khí thải thoát ra
ngoài thông qua cửa thoát

Nguyên ý hoạt động của động cơ 4 kỳ:

Kỳ 1: Piston sẽ di chuyển từ ĐCT (Điểm chết trên) xuống ĐCD (Điểm chết
dưới) Đồng thời xupap nạp được mở ra mà hòa khí sẽ đi vào trong buồng đốt,
Xupap xả đóng lại và đồng nghĩa với việc trục khuỷu sẽ quay 180 độ

Kỳ 2: Piston sẽ di chuyển từ ĐCD đến ĐCT để nén hòa khí lại đồng thời
Xupap nạp đóng lại tất nhiên Xupap xả cũng đóng; trục khuỷu quay 180 độ.

Kỳ 3: Bugi đánh lửa đốt cháy hòa khí cung cấp năng lượng cho Piston. Piston
sẽ di chuyển từ ĐCT xuống ĐCD. Lúc này cả Xupap xả và Xupap nạp đều
đóng lại, trục khuỷu quay một góc 180 độ

Kỳ 4: Piston di chuyển từ ĐCD lên ĐCT đồng thời Xupap xả mở ra để khí thải
được thoát ra ngoài động cơ, Xupap nạp vẫn đóng thanh truyền sẽ quay một
góc 180 độ

1.4. Đặc điểm cấu tạo.


- Pit tông: thường được chế tạo bằng hợp kim nhôm hoặc gang. Piston
có dạng hình trụ và chia làm 3 phần: đỉnh, đầu và thân.Đỉnh piston có 3
dạng: đỉnh bằng, đỉnh lồi, đỉnh lõm. Đỉnh piston nhận áp suất khí đốt và
phải chịu nhiệt độ cao.Đầu piston có các rãnh để lắp các xec măng khí và
xec măng dầu. Đáy rãnh lắp xec măng dầu có khoan các lỗ nhỏ thông vào
bên trong để cấp và thoát dầu.Thân piston có nhiệm vụ dẫn hướng cho
piston chuyển động trong xi lanh và liên kết với thanh truyền để truyền
lực làm quay trục khuỷu. Trên thân piston có lỗ ngang đề lắp chốt liên kết
piston và thanh truyền.
- Xylanh: Thân xilanh của động cơ làm mát bằng nước có áo nước làm
mát.Thân xilanh của động cơ làm mát bằng không khí có các cánh tản
nhiệt.
- Trục khuỷu: Trục khuỷu của động cơ cao tốc thường được chế tạo bằng thép
hợp kim crom ni ken Trục khuỷu của động cơ tốc độ thấp như động cơ tàu thủy
và động cơ tĩnh tại, trục khuỷu thường được chế tạo bằng thép các bon trung
bình C35, C40 ,C45 gồm 6 phần gồm đầu trục khuỷu, chốt khuỷu, cổ khuỷu,
má khuỷu, đối trọng và đuôi trục khuỷu. Chốt khuỷu được gắn chặt vào thanh
truyền ở phần đầu to. Nhiệm vụ của nó là nhận toàn bộ lực từ thanh truyền. Cổ
khuỷu có dạng hình trụ nó là trục quay chính của trục khuỷu. Má khuỷu là phần
liên kết giữa cổ khuỷu và chốt khuỷu. Lực từ chốt khuỷu sẽ được truyền vào cổ
khuỷu nhờ chi tiết này. Đuôi trục khuỷu là đầu cuối và được gắn với bánh đà
trong động cơ.

- Thanh truyền: hay còn gọi là tay biên. Đây là chi tiết thực hiện truyền lực
giữa piston và trục khuỷu. Thanh truyền có cấu tạo gồm các bộ phận chính:
thân thanh truyền, đầu to, đầu nhỏ và bạc lót đầu to.Thanh truyền thường được
chế tạo bằng thép các bon hoặc thép hợp kim

- Xunap: Xupap được cấu tạo nên bởi 6 thành phần chính gồm: phần đầu
nấm, phần thân, phần đuôi, đế, lò xo và phần ống dẫn cho nhiên liệu đi qua. Nó
được ứng dụng trong cả quá trình thải và nạp của Xupap.

- Trục cam: Đây là bộ phận sẽ phối hợp chính với xu páp nhằm giúp chi tiết
van hoạt động. Khi ấy, trong trục cam sẽ có những mấu cam, các mấu cam này
nhờ vào lực đẩy của xy lanh mà đẩy van xu páp mở ra. Trục cam có hai loại là
trục cam đơn và kép. Mục đích của xu páp đơn chính là điều khiển đồng thời
sự đóng mở của van hút và xả. Ngược lại, xu páp kép là hai trục riêng biệt và
điều khiển hút xả độc lập. 

CHƯƠNG 2:
2.3 Giới thiệu động cơ 1NZ-FE

Hình 2.25 Động cơ 1NZ – FE nhìn từ bên ngoài

2.3.1 Giới thiệu chung


- Động cơ 1NZ-FE được sử dụng rộng rãi trên các loại xe của TOYOTA như:

Loại xe Thị trường


Toyota Yaris / Echo Các nước Châu Á, Mỹ, Úc
(2002)
Scion xA/ist Mỹ, Nhật
Scion xB Mỹ, Nhật
Toyota Vios Các nước Đông Nam Á, Trung Quốc
Toyota Raum Nhật
Toyota Porte Nhật
Toyota Platz Nhật, Bắc Mỹ, Canada, Úc
Toyota Belta Bắc Mỹ, Úc, Nam Á, Châu Âu.
Toyota Auris Châu Âu, Nhật, Nam Phi
Toyota Allion Nhật
Toyota Sienta Nhật
Toyota WiLL Mỹ
Toyota Probox Nhật
Toyota Ractis Nhật
Toyota Vitz Châu Âu, Mỹ, Bắc Mỹ, Nhật, Úc, New Zeeland,
Nam Phi.

-Thông số kỹ thuật

Loại động cơ 1.5L, 1NZ-FE


Kiểu 4 xylanh, thẳng hàng, 16 van, DOHC,
VVT-i
Dung tích xylanh (cc) 1497
Đường kính xylanh (mm) 75
Đường kính hành trình Piston (mm) 84.7
Đường kính bệ Xu Páp (mm) Nạp: 30.5
Xả : 25.5
Tỷ số nén 10.5 : 1
Công suất cực đại SAE-NET (HP / 80 / 6,000
rpm)
Mômen xoắn cực đại SAE-NET 141 / 4,200 
[N·m / rpm]
Mở -7° ~ 33° BTDC
Xupáp nạp
Đóng 52° ~ 12° ABDC
Thời điểm phối khí Mở 42° BBDC
Xupáp xả
Đóng 2° ATDC
Dầu bôi trơn SEA 5W-30
Thời gian tănng tốc từ 0 – 100Km/h 10 giây
Loại nhiên liệu Xăng không chì
Trị số Ốc tan nhiên liệu 87 hay hơn
Hệ thống nạp nhiên liệu EFI (Phun nhiên liệu điện tử)
Tốc độ xe tối đa (Km/h) 170
- Các điểm đặc biệt:
Hệ thống phân phối khí: Động cơ mạnh với trục cam kép và trang bị hệ
thống VVT-i danh tiếng của Toyota giúp động cơ đạt công suất cao hơn,
tiết kiệm nhiên liệu, đạt hiệu quả cao hơn ở những điều kiện đường xá
khác nhau và bảo vệ môi trường.

Hình 2.26 Hệ thống VVT-i


Hệ thống nạp – xả: 
Đường ống góp nạp bằng nhựa 

Hình 2.27 Ống góp nạp


Hệ thống bướm ga điện tử thông minh ETCS-i 
Ống góp xả và ống xả bằng thép không gỉ
Hình 2.28 Ống góp xả
Hai bộ TWC- bộ lọc khí xả 3 thành phần TWC: Vách ngăn siêu mỏng,
lắp phần tử lọc TWC cao cấp, giúp lọc khí xả rất sạch.

Hình 2.29 Bộ lọc khí xả


Hệ thống nhiên liệu: 
Vòi phun 12 lỗ, điều khiển cắt nhiên liệu khi túi khí bị kích hoạt/

Hình 2.30 Vòi phun


Đường ống dẫn nhiên liệu với các giắc nối nhanh
Hình 2.31 Giắc nối nhanh
Bơm xăng dạng mô đun bao gồm bộ lọc than hoạt tính lắp trong thùng
xăng tiết kiệm không gian cho khoang động cơ
Hệ thống làm mát: Kỳ bảo dưỡng được kéo dài do sử dụng nước làm
mát siêu bền của Toyota (SLLC)

Hình 2.32 Nước làm mát SLLC

Hệ thống đánh lửa độc lập DIS


Hệ thống nạp với máy phát loại thanh dẫn gọn nhẹ
Hệ thống điều khiển quạt làm mát hai chế độ Hi và Low
Điều khiển máy khởi động (Cranking hold): Ngay khi công tắc điện
xoay sang vị trí Start, chức năng này sẽ điều khiển motor khởi động mà
không cần giữ tay ở vị trí START.

You might also like