You are on page 1of 66

TỔNG QUAN LỊCH SỬ NAM BỘ VÀ LIÊN QUAN NAM BỘ

LỊCH SỬ VƯƠNG TRIỀU LOVEK VÀ UDONG CHÂN LẠP (XVI-XVIII)


Khi lên ngôi vua, Chey Chetta II (1618-1628), liền cho xây dựng kinh đô mới ở Oudong
(Vũng Long hay Long Úc) và cầu thân với chúa Nguyễn để chống lại sự khống chế của
Xiêm La. Sau khi Chey Chetta II mất, liền xảy ra việc tranh quyền giữa chú là
Prea Outey (em ruột của Chey Chetta II) người giữ chức Giám quốc (ab joréach) và cháu là
và vua Chan Ponhéa Sô (ở ngôi: 1628-1630) (con của Chey Chetta II).
Trước đây, lúc vua Chei Chetta II còn sống đã định cưới Công chúa Ang Vodey cho Hoàng
tử Chan Ponhéa Sô. Nhưng chẳng may, khi nhà vua vừa mất thì Préa Outey, tức là chú ruột
của Chan Ponhéa Sô, lại cưới nàng Công chúa này khi Hoàng tử còn đang ở trong tu viện.
Sau khi rời tu viện, Chan Ponhéa Sô lên ngôi và trong một buổi tiếp tân, nhà vua trẻ gặp lại
nàng Ang Vodey xinh đẹp. Sau đó, cả hai đã mượn cớ đi săn bắn để gặp gỡ, nhưng không
ngờ Préa Outey biết được liền đuổi theo và giết chết hết vào năm 1630, sau khi làm vua
mới được hai năm.
Người con thứ hai của Chey Chetta II lên thay với vương hiệu là Ponhea Nu (ở ngôi: 1630–
1640). Năm 1640, Ponhea Nu đột ngột băng hà, Phụ chính Préah Outey liền đưa con mình
lên ngôi tức quốc vương Ang Non I. Ang Non I cũng chỉ làm vua được hai năm (ở ngôi:
1640-1642) thì bị người con thứ ba của Chey Chetta II là Chau Ponhea Chan (NẶC ÔNG
CHÂN - mẹ là người Lào) dựa vào một số người Chăm và người Mã Lai, giết chết cả
Préah Outey và Ang Non I để giành lại ngôi vua.
Nặc Ong Chân lên ngôi (ở ngôi: 1642-1659), cưới một Công chúa người Mã Lai theo đạo
Hồi (Islam) làm Hoàng hậu và nhà vua cũng bỏ quốc giáo (Phật giáo Tiểu thừa) để theo đạo
của vợ. Điều này cùng với việc cho người Mã Lai và người Chăm được nhiều ưu đãi, đã
gây bất bình trong giới hoàng tộc và dân chúng Chân Lạp.
Năm 1658, con của Préah Outey là ANG SUR (SO) và ANG TAN dấy binh chống lại Nặc
Ông Chân nhưng thất bại... Nghe lời khuyên của Thái hậu Ngọc Vạn, Ang So và Ang Tan
cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần liền sai Phó tướng dinh Trấn Biên
(Phú Yên) là Nguyễn Phước Yến dẫn 3000 quân đến thành Hưng Phước (bấy giờ là Mỗi
Xuy, tức Bà Rịa), phá được thành rồi tiến vào bắt Nặc Ông Chân bỏ vào cũi đem về giam
ở Quảng Bình.
Năm sau (1659), Nặc Ông Chân chết chúa Nguyễn phong cho Ang So làm vua Chân Lạp,
hiệu là BAROM REACHEA VIII (ở ngôi: 1660-1672). Từ đó, lưu dân Việt đến Gia Định,
Mỗi Xuy (Bà Rịa), Biên Hòa ngày càng đông để khai khẩn đất đai...
Năm 1672, vua Barom Reachea VIII bị một người vừa là rể vừa là cháu là Chey Chetta
III giết chết, em là Ang Tan (NẶC ÔNG TÂN) chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Nhưng
ngay sau đó Chey Chetta III cũng bị người của Nặc Ông Chân sát hại.
Ang Chei (NẶC ÔNG ĐÀI, ở ngôi: 1673-1674) con trai đầu của vua Barom Reachea VIII
lên ngôi. Ông Đài đắp thành lũy ở địa đầu Mỗi Xuy, nhờ Xiêm cứu viện chống lại chúa
Nguyễn. Bị quân Xiêm đánh đuổi, Ang Tan cùng cháu là Ang Nan (NẶC ÔNG NỘN)
chạy sang Sài Gòn kêu cứu chúa Nguyễn. Năm 1674, Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần sai Cai
cơ Nguyễn Dương Lâm và Tham mưu Nguyễn Đình Phái chia quân làm hai cánh cùng tiến
lên Chân Lạp. Nặc Ông Đài bỏ thành Nam Vang chạy vào rừng, để rồi bị thuộc hạ đâm
chết.
Sau khi Nặc Ông Đài mất, người em là NẶC ÔNG THU (Ang Sor) ra hàng. Để giải quyết
tình trạng dai dẳng này, chúa Nguyễn cho Nặc Ông Thu làm Chính vương, đóng đô ở
Phnom pênh (Nam Vang), cho Nặc Ông Nộn làm Đệ nhị vương, đóng đô ở khu vực gò
Cây Mai (thuộc Sài Côn, nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh)...Tuy nhiên, hai phe vẫn
không từ bỏ ý định loại trừ nhau.
Chey Chettha IV (tên húy là Ang Sor hoặc Ang Saur. Tiếng Việt gọi là Nặc Ông Thu, Nặc
Thu, Ông Thu) (1656-1725) là chính vương của Chân Lạp, nắm ngôi vua các giai
đoạn 1675 - 1695, 1696 - 1699, 1701 - 1702, 1703 - 1706.
Ang Sor (Nặc Thu), hiệu là Chey Chettha IV, là con trai của Barom Reachea VIII. Ang Sor
lên ngôi lúc 19 tuổi.
NẶC THU
Tháng 4 năm 1674, chúa Nguyễn phá được 3 lũy: Sài Côn (đất trấn Phiên An), Gò Vách và
rồi tiến quân lên vây thành Nam Vang. NẶC ÔNG ĐÀI (Ang Chea - anh của Nặc Thu)
phải bỏ thành chạy vào rừng, bị thuộc hạ giết chết.
Sau cái chết của anh trai Ang Chea, NẶC THU (Ang Sor) ra hàng. Nặc ông Thu là chính
dòng con trưởng cho nên được cho lập làm CHÍNH QUỐC VƯƠNG đóng ở Long Úc
(thành Vũng Luông - Longvek), để Nặc Nộn (Ang Nan) làm đệ nhị quốc vương (dưới sự
bảo trợ của Chúa Nguyễn), đóng ở thành Sài Gòn, bắt hằng năm phải triều cống.
Chính vương Nặc Thu sau đó thỉnh cầu sự trợ giúp của triều Narai của vương
quốc Ayutthaya để đánh phó vương Nặc Nộn nhằm giành quyền. Vua Narai đã cho cả thủy
binh và bộ binh cùng với quân của Nặc Ông Thu tiến đánh phó vương Ang Nan (Ông Nộn)
năm 1679. Ang Nan lại nhờ sự giúp đỡ của chúa Nguyễn.
Trước sự xâm lấn không gian sống của những người Hoa, người Khmer chủ động rút khỏi
2 tỉnh "Kau Kan" (Basak - Ba Thắc hoặc Sóc Trăng) và "Trapeang" (Trà Vinh) và sau đó
bất ngờ trở lại tấn công năm 1684 dưới sự hỗ trợ của người Xiêm.
Năm Mậu Thìn (1688), tức 9 năm sau kể từ khi Dương Ngạn Địch sang đất Việt, ông bị
phó tướng Hoàng Tiến giết chết ở cửa biển Mỹ Tho. Hoàng Tiến dời đến đóng ở xứ Rạch
Năn (thuộc huyện Kiến Hòa, trấn Định Tường; còn gọi là Thuận Cảng, nay là sông Vàm
Nao, thuộc tỉnh An Giang), chiếm cứ vùng hiểm yếu, đóng thuyền chiến, đúc thêm súng
lớn, không cho thương nhân qua lại, quấy nhiễu cướp bóc người Cao Miên
NẶC NGUYÊN Nặc Nguyên là con thứ hai của quốc vương Nặc Thâm. Nặc
Nguyên (匿原, Chey Chettha V; Chey Chettha VII, 1709-1757), tên húy là Ang Snguon
tức Nặc Ong Nguyên (匿螉原), là Quốc vương Chân Lạp từ năm 1748 đến 1757. Nặc
Nguyên đã thua trận và dâng hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạt để tạ tội với triều Việt..
Mùa hè năm Mậu Thìn 1748, Nặc Nguyên, cùng cận thần Cao La Hâm và quan Ốc đột Lục
Mân, cầu viện quân Xiêm đánh đuổi quốc vương Nặc Tha chiếm ngôi vua Chân Lạp. NẶC
THA thua trận, chạy sang thành Gia Định cầu cứu triều Việt nhưng bệnh và mất tại đây.
Sau khi lên ngôi, Nặc Nguyên thường đem binh lấn hiếp người Côn Man, là di dân Chăm /
Che-Mạ được quốc vương Nặc Thu cho đến ngụ cư tại Lovek (phủ La Bích) trước đây.
Về phía Bắc, Nặc Nguyên giao hảo với Trịnh Doanh (1740-1767) để lập mưu đánh Chúa
Nguyễn quyết giành lại vùng đất Thuỷ Chân Lạp. Chúa Nguyễn Võ vương Nguyễn Phúc
Khoát quyết định chinh phạt Chân Lạp. Cuộc chinh phạt này bắt đầu từ năm 1753 và kết
thúc vào năm 1756 dẫn đến việc quốc vương Nặc Nguyên thua trận và dâng hai phủ Tầm
Bôn và Lôi Lạt để tạ tội với triều Việt.
NẶC NHUẬN
Năm Đinh Sửu 1757, Nặc Nguyên mất. Một người chú họ của quốc vương là NẶC
NHUẬN tạm nắm quyền điều hành việc nước. Biên thần triều tấu với Chúa Võ phong Nặc
Nhuận làm quốc vương Chân Lạp để ổn định biên cương, Chúa Võ bắt phải hiến đất hai
phủ Trà Vang, Ba Thắc mới chuẩn cho lập ngôi.
Song sang năm Mậu Dần 1758, Nặc Nhuận bị rể là Nặc Hinh nổi loạn giết chết cướp ngôi.
Con của Nặc Nhuận là NẶC TÔN lánh nạn tại Hà Tiên và nhờ Mạc Thiên Tứ cầu cứu
với chúa Nguyễn đánh đuổi Nặc Hinh giành lại ngôi vua Chân Lạp
NẶC TÔN; Outey II (1739 - 1777), vua Chân Lạp, hiệu là Outey Reachea II hoặc
Udayaraja II. Tên húy là Ang Ton (Nak Ong Ton)- Nặc Tôn, Nặc Ông Tôn,匿螉尊. Ang
Ton là con của hoàng tử Ang Sor (1707-1753). Ang Sor lại là con của vua Ang Tong (mất
năm 1757) và công chúa Peou, con gái của vua Ang Em. Năm 1757 Nặc Nguyên mất, chú
họ là Nặc Nhuận làm giám quốc. Nặc Nhuận (Neac Ang Nhuan) xin hiến đất Trà Vang (Trà
Vinh, Bến Tre) và Ba Thắc (Sóc Trăng, Bạc Liêu) để cầu được chúa Võ Vương phong làm
vua Chân Lạp. Song không lâu, Nhuận bị rể là Nặc Hinh nổi loạn giết chết cướp ngôi.
Con của Nhuận là Nặc Ton chạy qua Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ che chở và cầu cứu với
chúa Nguyễn. Chúa Vũ sai thống suất Trương Phúc Du tiến đánh, Nặc Hinh chạy đến Tầm
Phong Xoài rồi bị phiên liêu là Ốc nha Uông giết chết.
Nặc Tôn dâng đất Tầm-phong-long để tạ ơn chúa Nguyễn. Chúa bèn sai Trương phúc Du
và Nguyễn cư Trinh đem dinh Long-hồ về xứ Tầm-bào, tức là chỗ tỉnh-lỵ tỉnh Vĩnh-long
bây giờ, và lại đặt ra ba đạo là:
- Đông-khẩu đạo ở Sa-đéc,
-Tân-châu đạo ở Tiền-giang (nay thuộc Chợ Mới, An Giang) và
-Châu đốc đạo ở Hậu-giang.
Nặc Tôn lại dâng 5 phủ là Hương-úc, Cần-bột, Trực-sâm, Sài-mạt và Linh-quỳnh để tạ ơn
Mạc thiên Tứ. Mạc thiên Tứ đem những đất ấy dâng chúa Nguyễn, chúa cho thuộc về trấn
Hà-tiên cai-quản
TÀI LIỆU THAM KHẢO: LỊCH SỬ VÙNG ĐẤT NAM BỘ (XVII-XIX)

1. GIA ĐỊNH TỪNG BƯỚC TRỞ THÀNH TRUNG TÂM QUY TỤ VÀ TỎA
RỘNG RA TOÀN VÙNG NAM BỘ CỦA CHÚA NGUYỄN
Khu vực Bến Nghé, Sài Gòn là đầu mối của nhiều luồng đường giao thông, đất đai
mầu mỡ, một trung tâm rất quan trọng của các lớp cư dân Óc Eo thời kỳ Vương quốc Phù
Nam. Tuy nhiên bước sang thời kỳ Vương quốc Chân Lạp có thể dễ dàng nhận thấy văn hóa
Angkor dường như không để lại một dấu ấn gì đáng kể không chỉ riêng ở Sài Gòn, Bến
Nghé mà khắp cả vùng Đồng Nai - Gia Định. Các lớp cư dân bản địa hầu như cũng không
còn có mặt ở đây1. Mãi đến thế kỷ XVI,
XVII, sử sách mới nhắc đến hai thị trấn mang tên Prei Nokor và Kas Krobey. Prei Nokor
qua nghiên cứu địa danh thì có thể đoán được đấy là tên gọi cũ của Sài Gòn, ở khoảng vùng
Chợ Lớn ngày nay, còn Kas Krobey có thể là tên gọi của vùng Bến Nghé, tương đương với
khu vực Sài Gòn ngày nay. Tuy nhiên qua nghiên cứu của các tác giả Địa chí văn hóa thành
phố Hồ Chí Minh thì vào thế kỷ XVII, hai thị trấn này “có lẽ chỉ còn là những thị trấn nhỏ
cất bằng vật liệu nhẹ với một số cư dân Khmer ít ỏi, nằm trên trục lộ giao thông và trao đổi
sản phẩm bằng đường thủy và đường bộ của các dân tộc ở phía nam Đông Dương…”2.
Từ khi mới đặt chân đến Mô Xoài thì đã có một bộ phận lưu dân người Việt theo
đường sông tiến đến sinh sống ở vùng Bến Nghé, Sài Gòn. Cũng ngay từ thời kỳ này Bến
Nghé, Sài Gòn (trung tâm của vùng Gia Định) đã trở thành mục tiêu quan trọng nhất của các
Chúa Nguyễn trên con đường mở mang lãnh thổ xuống phía nam. Trịnh Hoài Đức cho
hay: “Đây là vùng đất đai màu mỡ, địa lợi có đủ ruộng đồng, đầm phá, sông, biển; muối,
lúa, đậu rất nhiều. Các tiên hoàng liệt thánh triều ta chưa rảnh để mưu tính việc xa nên tạm
để đất này cho Cao Miên ở, đời đời xưng là Nam Phiên, lo việc triều cống không bao giờ
dứt”3. Như vậy, từ cuối XVI - đầu XVII, chúa Nguyễn đã luôn để mắt đến trung tâm Gia
Định, song lúc này do cuộc chiến phía bắc với quân Trịnh đang diễn ra quyết liệt nên
vương quốc Đàng Trong chưa có điều kiện tổ chức khai phá.
Năm 1623, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã được vua Chân Lạp là Chey Chettha II
cho lập các trạm thu thuế tại Prei Nokor và Kas Krobey4 vì trong thực
1
Bình Nguyên Lộc cho rằng tộc người Mạ xưa làm chủ khắp miền Đông Nam Bộ. Nguyễn Đình Đàu trong
Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh cũng phỏng đoán các tộc người Stiêng và Mạ chia nhau làm chủ
đất Sài Gòn rộng lớn (được quan niệm tương đương với miền Đông Nam Bộ). Tuy nhiên không thấy có
một tư liệu cụ thể nào khả dĩ có thể xác nhận vào khoảng thế kỷ XVI, XVII, khi người Việt đặt chân đến
đất Sài Gòn, Bến Nghé thì các tộc người Stiêng và Mạ vẫn còn làm chủ vùng đất này.
2
Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1987, tr 119.
3
Trịnh Hoài Đức: Gia Định thành thông chí, sđd, tr 108-109.
4
Georges Maspero: L’Empier Khmèr Histoire et Documents, Phnom-Penh, 1904, tr 25. J. Moura trong Le
Royaume du Cambodge, Paris, 1883 còn chép cụ thể hơn “Vào Phật lịch 2167, Công nguyên là 1623, một
sứ thần của vua An Nam đem quốc thư tới vua Cao Miên là Prea Chey Chessda (Chey Chettha II) với nội
dung vua An Nam ngỏ ý muốn mượn xứ Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobey (Bến Nghé) của Cao Miên
để lập các trạm thuế thương chính. Sau khi tham khảo triều đình, Chey Chessda thuận theo ý vua An Nam
và gửi cho vua này một quốc thư bằng lòng như yêu cầu. Do đấy vua An Nam lệnh cho quan chức thương
tế đến đầu XVII cũng đã có một số lượng tương đối đông lưu dân người Việt tìm đến sinh
sống ở khu vực này và đã có những hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa nên cần phải có
những cơ sở tổ chức và quản lý1.
Sách Đại Nam nhất thống chí khi nói về dựng đặt và diên cách tỉnh Gia Định cho
hay: “Xưa là nước Phù Nam, sau là Giản Phố Trại [Cămpuchia]. Bản triều năm Kỷ Mùi
[1679] đời Thái Tông Hiếu Triết Hoàng đế mới sai tướng mở đất dựng đồn dinh ở địa phận
lân Tân Mỹ”2. Trịnh Hoài Đức khi khảo về trấn thành Gia Định trong sách Gia Định thành
thông chí cho biết khá cụ thể: “Trấn Gia Định xưa có nhiều ao đầm, rừng rú, buổi đầu thời
Thái Tông (Nguyễn Phúc
Tần, 1648-1687), sai tướng vào mở mang bờ cõi, chọn nơi đất bằng rộng rãi, tức chỗ chợ
Điều Khiển ngày nay, xây cất đồn dinh làm chỗ cho Thống suất tham mưu trú đóng, lại đặt
dinh Phiên Trấn tại lân Tân Thuận ngày nay, làm nha thự cho các quan Giám quân, Cai bạ
và Ký lục ở, được trại quân bảo vệ, có rào giậu ngăn cản hạn chế vào ra, ngoài ra thì cho dân
trưng chiếm, chia lập ra làng xóm, chợ phố”3. Như thế, trước khi Nguyễn Hữu Cảnh vào
kinh lý vùng đất mới thì khu
vực Sài Gòn, Bến Nghé đã có một số cơ quan quân sự như đồn dinh của Tổng tham mưu và
quân trại hộ vệ; một số nha thự và bộ máy quan chức (được xem như các cơ quan bán chính
thức của Chúa Nguyễn) vào đây chuẩn bị cho quá trình chính thức thiết lập đơn vị hành
chính, sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong. Điều quan trọng hơn chính là với thành tựu khai
hoang, lập ấp của lưu dân người Việt và các tộc người anh em, mở rộng giao thương, nơi
đây đã là điểm tụ cư quan
trọng nhất mà đang trở thành một thị trấn lớn đứng đầu toàn vùng Nam Bộ4.
Tháng 2 năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào
kinh lược vùng đất này và chính thức đặt phủ Gia Định: “Chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng
Nai làm huyện Phúc Long (nay thăng làm phủ), dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hòa ngày
nay), lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình (nay thăng làm phủ), dựng dinh Phiên Trấn (tức
Gia Định ngày nay), mỗi dinh đều đặt các chức Lưu thủ, Cai bạ, Ký lục và các cơ đội
thuyền thủy bộ tinh binh và thuộc

chính đến trú đóng tại Prei Nokor và Kas Krobey, và từ đó thi hành việc thu các sắc thuế thương chính”
(Dẫn theo Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, sđd, tr 147).
1
Nguyễn Đình Đầu: Trước năm 1698 đã có người Việt Nam tới buôn bán và định cư rải rác trong đồng
bằng sông Mê Kông và sông Mê Nam Chao Phraya, Tạp chí Xưa và Nay, số 37, Hà Nội, 1997, tr 25.
2
Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí, Tập 5, sđd, tr 192.
3
Trịnh Hoài Đức: Gia Định thành thông chí, sđd, tr 216.
4
Các tác giả Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh còn muốn đi xa hơn cho rằng dân số trong vùng lúc
đó đã chiếm đến 20% dân số của cả miền Đông Nam Bộ và Sài gòn “đã nhanh chóng trở thành một thị trấn
quan trọng trong vùng Nam Đông Dương, tương đương với Nam Vang hay Vọng Các rồi” (Địa chí văn
hóa thành phố Hồ Chí Minh, sđd, tr 154.
binh. Mở rộng đất được nghìn dặm, được hơn 4 vạn hộ, bèn chiêu mộ những dân xiêu dat từ
Bố Chính trở về Nam cho đến ở cho đông. Thiết lập xã thôn, phường ấp, chia cắt giới phận,
khai khẩn ruộng nương, định lệnh thuế tô dung, làm sổ đinh điền. Lại lấy người Thanh đến
buôn bán ở Trấn Biên lập làm xã Thanh Hà, ở Phiên Trấn lập làm xã Minh Hương. Từ đó
người Thanh ở buôn bán đều thành dân hộ [của ta]”1. Mỗi một hộ lúc này thường có từ
hai đến ba thế hệ với khoảng
trung bình 5 người cùng chung sống. Như thế vào thời điểm này phủ Gia Định đã có đến
200.000 dân, một con số thật ấn tượng, xác nhận thành công của Chúa Nguyễn trong chủ
trương khai chiếm vùng trung tâm Gia Định.
Huyện Tân Bình ở phía tây sông Sài Gòn, sông này còn gọi là sông Thúy Vọt hay
Băng Bột, hiện nay bao gồm Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An, đặt
dinh Phiên Trấn quản lý. Huyện Phước Long gồm 4 tổng Tân Chánh, Bình An, Long Thành,
Phước An, các tổng này nằm phía Đông sông Sài Gòn, hiện nay gồm các tỉnh Đồng Nai,
Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, đặt dinh Trấn Biên quản lý. Trung tâm Gia
Định lúc này được nhà nước chính thức tổ chức thành một đơn vị hành chính.
Các điểm tụ cư của người Việt ở trung tâm Sài Gòn rải rác theo các giồng ven sông,
các cù lao trên sông và các gờ đất cao trên bờ các con lạch hay gần ngã ba sông2. Qua ghi
chép của Trịnh Hoài Đức có thể hình dung khu vực dân cư ở Sài Gòn thế kỷ XVII “nhà ở
hỗn tạp, đường sá chỗ cong chỗ thẳng, tạm tùy tiện cho dân mà chưa kịp phân chia sửa sang
cho ngăn nắp. Chức Khốn súy3 thay đổi lắm lần cũng để y như vậy”4. Từ thế kỷ XVII đến
XVIII, dân cư ở trung tâm Gia Định phát triển nhanh và họ ở tự phát, không theo một quy
hoạch cụ thể nào.
1
Lê Quý Đôn Toàn tập, Tập 1 (Phủ biên tạp lục), sđd, tr 64.
2
Sơn Nam trong Đất Gia Định xưa cho hay: “Đất giồng là nơi canh tác lý tưởng, chắc ăn nhứt. Giồng ở
gần sông, rạch tiện cho việc tiêu, tưới đồng ruộng, đảm bảo cái thứ nhứt trong bốn yếu tố: nước, phân, cần,
giống. Có sông rạch thì dễ liên lạc với xóm giềng, lân cận, tối lửa tắt đèn giúp đỡ lẫn nhau. Việc đi lại, mua
bán cũng dễ dàng.... Ở Sài Gòn, cho tới nay, nếu muốn tìm hiểu những nơi có người định cư lập làng sớm
nhứt thì cứ đến đất giồng, đất gò, đất cù lao, ngã ba sông rạch. Ta có giồng Ông Tố, gò Cầm Đệm (Phú
Thọ), Gò Vấp – Hanh Thông xã Gò Vấp chánh thức thành lập năm Mậu Dần (1698). Dĩ nhiên trước đó
nhiều người đã định cư, tạo thành nếp sống tương đối định hình” (Sơn Nam: Đất Gia Định xưa, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh, 1993, tr 35-36).
3
Chức quan lớn ở khu vực miền biên giới.
4
Trịnh Hoài Đức: Gia Định thành thông chí, sđd, tr 216.
Khu vực ngã ba Nhà Bè là ngã ba của sông Đồng Nai và sông Bến Nghé thông với
cửa biển Cần Giờ. Đây là trung tâm tụ cư lớn của người Việt ở Gia Định. Miêu tả của Trịnh
Hoài Đức cho thấy từ một điểm tụ cư ban đầu hoang sơ của thế kỷ XVII, sau đó phát triển
nhanh chóng vào thế kỷ XVIII với nhiều thuyền bè qua lại, vì thế mới gọi là nhà bè: “Xưa
khi mới đặt 2 dinh Trấn Biên và Phiên Trấn, mà đường bộ Bình Đồng chưa mở, hành khách
đi lại phải đáp đò dọc. Đầu bến đò phía Bắc ở bến Sa Hà (Rạch Cát) thuộc dinh Trấn Biên,
đầu bến đò phía nam ở đầu cầu đò tổng Tân Long (tục danh Cầu Đò, ở địa phận thôn Tân
Hương, nay vẫn còn). Phàm người đi thuyền khởi hành từ Trấn Biên, phải đợi khi nước
ròng thuận dòng mới cho thuyền đến cửa Tam Giang, đến sông Tân Bình, đến đây lại gặp
nước ngược phải cắm thuyền đợi khi nước lên thì mới thuận dòng đi tiếp. Còn kẻ khởi
hành ở bến đò phía nam cũng phải lựa thế đi như vậy. Thuở ấy, dân cư còn thưa thớt, ghe đò
hẹp nhỏ, hành khách thổi cơm, đun trà rất khổ, vì vậy có người phú hộ ở tổng Tân Chánh
là Võ Thủ Hoằng kết tre lại làm bè, trên che lợp phòng ốc, sắm đủ bếp núc, gạo, củi, và đồ
ăn để dưới bè cho hành khách tùy ý dùng mà không bắt phải trả tiền. Sau đó khách buôn
cũng kết bè nổi bán đồ ăn nhiều đến 20, 30 chiếc, nhóm thành chợ trên sông, nên mới gọi xứ
ấy là Nhà Bè. Sau này đường thủy, đường bộ lưu thông, dân cư đông đúc,
1
người qua lại đều dùng ghe nhà nên đò dọc phải dẹp bỏ” . Từ thương nhân cho đến người
nông dân đi khai phá đều tập trung rất nhiều ở khu vực Nhà Bè, đây là ngã ba giao thông
đồng thời là điểm dân cư trù phú.
Bên cạnh ngã ba Nhà Bè, một trung tâm định cư lớn của người Việt là ở quanh khu
vực rạch Thị Nghè và sông Bến Nghé. Sông Thị Nghè có nhánh từ sông Bến Nghé chảy qua
khu vực Sài Gòn, sông đi qua cầu Cao Miên, chảy về hướng tây bắc đến cầu Chợ Chiểu, sau
đó đến cầu Phú Nhuận (có tục danh là Xóm Kiệu)2. Khu vực quanh sông Thị Nghè rất
nhiều vũng, đầm. Miêu tả sông
Thị Nghè của Trịnh Hoài Đức có nói đến cầu Cao Miên, cho thấy khi lưu dân người Việt
không chỉ để lại các dấu tích khai phá vùng đất Sài Gòn từ rất sớm, mà cũng ghi nhận sự có
mặt và dấu tích để lại của người Khmer trước đó.
Quanh khu vực cầu Thị Nghè được khai phá mạnh mẽ. Khu vực này gắn liền với tên
tuổi của Bà Nghè tên thật là Nguyễn Thị Khánh là con gái đầu cùa tướng Khâm sai Chánh
thống Vân Trường hầu3. Khi bà đến khu vực Sài Gòn đã tiến hành khai hoang đất đai, bắc
cầu qua sông để tiện đi lại, nên tên cầu được đặt là cầu Bà Nghè (còn gọi là cầu Thị Nghè),
và tên con sông mà cầu bắc qua là sông Bà Nghè (hay sông Thị Nghè)4. Tên cầu Chợ Chiểu
cũng phản ánh mức độ tụ cư của người Việt ở đây đã đông đúc đòi hỏi phải lập chợ để đáp
ứng nhu cầu mua bán, trao đổi thường xuyên.
Trung tâm Gia Định còn rất nhiều điểm được khai phá từ thế kỷ XVII,
XVIII. Cầu Sơn ở phía bắc Sài Gòn, năm 1786, tướng Nguyễn Trấn cho dựng doanh trại ở
đây vì khu vực này địa hình đẹp, có gò, đồi, đồng bằng, xung quanh là ruộng. Sau đó các
thương nhân ở Sài Gòn được chiêu mộ đến đây ở và thông thương, đến năm 1787 bắt đầu
trở nên hoang hóa dần do dân cư xiêu tán đi nơi khác5.
Bên cạnh người Việt, các tộc người Khmer, Chăm... cũng góp phần quan trọng vào
khai phá trung tâm Bến Nghé, Sài Gòn, hình thành cộng đồng đa tộc người, đa văn hóa và
tập trung cao. Từ trung tâm Bến Nghé, Sài Gòn lưu dân từng bước mở rộng khai phá ra các
vùng xung quanh.

1
Trịnh Hoài Đức: Gia Định thành thông chí, sđd, tr 35.
2
Trịnh Hoài Đức: Gia Định thành thông chí, sđd, tr 42-43.
3
Theo Đại Nam thực lục thì đây là tướng Nguyễn Cửu Vân. Trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài
Đức lại chép là Nguyễn Phước Vân (Gia Định thành thông chí, sđd, tr 47).
4
Trịnh Hoài Đức: Gia Định thành thông chí, sđd, tr 43.
5
Trịnh Hoài Đức: Gia Định thành thông chí, sđd, tr 230.
Trong quá trình phát triển xuống phía Nam, từ Mô Xoài hoặc từ trung tâm Sài Gòn -
Bến Nghé, người Việt đã đi dọc theo dải ven biển và tiến hành khai phá vùng duyên hải và
cả các đảo ven bờ từ rất sớm.
Ở Bến Tre, qua điều tra 261 gia phả cho thấy có 3,6% số gia đình đã đến lập nghiệp
ở đây từ thế kỷ XVII1; 32,5% số gia đình đã định cư từ thế kỷ XVIII; 98 gia phả có ghi rõ
quê gốc, trong đó 59 gia phả xác định quê gốc ở Quảng Nam, 24 trường hợp ở Thuận Hóa,
13 trường hợp khác cũng ở miền Trung, nhưng không xác định được địa phương cụ thể
nào; còn lại chỉ có 2 gia phả xác định họ có gốc ở Đàng Ngoài2.
Khi đi khai hoang ở các khu vực ven biển phía Đông, người dân phải mua nước ngọt
để dự trữ. Trịnh Hoài Đức cho biết ở vùng ven biển phía Đông của Gia Định từ sông Tiền
trở lên phía Bắc: “hằng năm từ tháng 10 hết mưa cho đến tháng 4 chưa mưa, trong thời gian
ấy có người chuyên nghiệp rửa sạch lòng thuyền đi chở đầy nước ngọt, đến các xứ nầy đổi
lấy lúa gạo, thu được nhiều lợi”3.
Không chỉ giới hạn khai thác trong vùng ven biển, người Việt đã phát triển khai phá
đất đai ra hải đảo, điển hình là đảo Côn Lôn.
Sách Đại Nam thực lục cho biết vào năm 1702, giặc biển là người Man An Liệt (tức
người Anh) gồm 8 chiếc thuyền và hơn 200 quân tấn công chiếm đảo Côn Lôn. “Trấn thủ
Trấn Biên là Trương Phúc Phan (con Chưởng dinh Trương Phúc Cương, lấy công chúa
Ngọc Nhiễm) đem việc báo lên. Chúa sai Phúc Phan tìm cách trừ bọn ấy”4. Tháng 10 năm
sau (năm 1703), Trương Phúc Phan đã tổ
chức cho 15 người Chà Và trá hàng và lợi dụng lúc sơ hở đã đánh úp quân Anh trên đảo rồi
ngay lập tức đem binh thuyền ra “thu hết của cải bắt được dâng nộp. Chúa trọng thưởng
người Chà Và và tướng sĩ theo thứ bực...”5. Như thế rõ ràng đến đời Chúa Nguyễn Phúc
Chu hay chí ít đến những năm cuối của thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII, đảo Côn Lôn đã
được khai phá và trở thành bộ phận lãnh thổ Đàng Trong, đặt dưới quyền cai quản trực tiếp
của dinh Trấn Biên.
Trong một báo cáo gửi công ty Đông Ấn Pháp ngày 27 tháng 7 năm 1723, Renauly
cho biết: “Ở phía Đông và Bắc của vùng biển, người ta thấy một bãi cát lầy lội rộng khoảng
nửa dặm, trên đó có những túp lều của dân trên đảo ở rải rác

1
Địa chí Bến Tre, Nxb KHXH, Hà Nội, 1991 (Dẫn theo Đặng Thu (cb), Di dân của người Việt từ thế kỷ X
đến giữa thế kỷ XIX, sđd, tr 98).
2
Địa chí Bến Tre, sđd (Dẫn theo Đặng Thu (cb): Di dân của người Việt từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX,
sđd, tr 119).
3
Trịnh Hoài Đức: Gia Định thành thông chí, sđd, tr 187.
4
Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 1, sđd, tr 115.
5
Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 1, sđd, tr 117.
và hỗn độn. Có khoảng bốn, năm chục túp lều tre lợp cỏ làm rất xấu... Dân trên đảo có
khoảng 200 người. Đó là những người Nam Kỳ tiến ra đây...”1. Nghiên cứu lịch sử làng An
Hải, có thể hình dung đây chính là lớp cư dân đầu tiên của làng đảo nổi tiếng này và điều hết
sức có ý nghĩa là ngay từ khi đó, tổ chức lực lượng quân sự trên đảo cũng tương tự như tổ
chức đội Hoàng Sa ở Cù Lao Ré.
Khu vực Mỹ Tho, Long Hồ đã được khai phá từ thế kỷ XVII. Sang thế kỷ XVIII,
công cuộc khai phá của người Việt, người Hoa, người Chăm, người Khmer diễn ra mạnh mẽ
hơn. Đến khi đạo Trường Đồn được thành lập bao gồm khu vực Mỹ Tho, Tiền Giang thì
nhà nước đã chính thức hóa đơn vị hành chính trong phạm vi chủ quyền của mình.
Năm 1757, đạo Tân Châu được thành lập. Công cuộc khai phá mạnh mẽ của người
Việt đã làm cho khu vực tận cùng phía tây của miền trung tâm Gia Định trở thành bộ phận
khăng khít không thể thiếu được của lãnh thổ Đàng Trong. Công cuộc khai phá đất đai ở các
khu vực ven biển phía Đông từ trung tâm Gia Định đến sông Tiền; châu Định Viễn, dinh
Long Hồ; đạo Trường Đồn; đạo Tân Châu là quá trình lâu dài, gian khổ và kết quả thật rõ
ràng: Đến giữa thế kỷ XVIII, toàn bộ vùng từ tả ngạn sông Tiền đến trung tâm Gia Định đã
thuộc quyền cai quản của Chúa Nguyễn.
Để phục vụ quá trình mở rộng lãnh thổ, chống ngoại xâm, chống cướp bóc, bảo vệ
người dân khai hoang, lực lượng quân đội ở Gia Định dần được tổ chức quy củ. Thế kỷ
XVII, XVIII, lực lượng quân đội ở đây phát triển từ không có quân chính quy thường trực
thành một lực lượng thường trực mạnh, luôn luôn được kiện toàn.
Lực lượng quân đội ở Gia Định có trách nhiệm chủ yếu là bảo vệ thành quả khai
hoang, mở đất, phát triển sản xuất, thực thi chủ quyền trên những vùng đất đã khai chiếm.
Bên cạnh đó, quân đội còn được điều động hỗ trợ cho lực lượng thân Chúa Nguyễn ở Chân
Lạp và bảo vệ chủ quyền miền biển và các hải đảo.

1
A.Septans: Les Commencements de l`Indochine Francaise, Tư liệu Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Charles B. Maybon trong Những người châu Âu ở nước An Nam cũng dẫn bản báo cáo này nhưng
ghi tác giả là Renaut. Đặc biệt Maybon có giới thiệu dự án của Protais-Leroux ngày 15 tháng 5 năm 1755
xin lập chi điếm thương mại của Công ty Đông Ấn Pháp ở Côn Lôn, trong đó nhấn mạnh khi đó Côn Lôn
đã có 1.500 dân do “có nhiều người Đàng Trong bị chính quyền chuyên chế xua đuổi khỏi xứ sở đã tới
định cư tại đây, và khiến nó trở thành phì nhiêu và hấp dẫn” (Charles B. Maybon: Những người châu Âu ở
nước An Nam, Bản dịch Nxb Thế giới, Hà Nội 2006, tr 106). Có lẽ con số 1.500 dân thì cần phải được xem
xét thêm, nhưng sự phát triển rất nhanh về dân số của Côn Lôn và các đảo, quần đảo ngoài Biển Đông và
vịnh Thái Lan thời kỳ này là một thực tế lịch sử gắn với chủ trương vươn ra khai chiếm các vùng biển đảo
của Chúa Nguyễn.
Khai phá đất đai ở Nam Bộ là một chính sách nhất quán của Chúa Nguyễn. Các
chính sách này khuyến khích người dân vào Nam Bộ, cụ thể hơn là khuyến khích họ phát
triển nông nghiệp, đưa họ đến khai phá những vùng đất còn hoang sơ. Những chính sách
này không chỉ góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, mà còn thúc đẩy thương nghiệp
nông phẩm ở Gia Đinh và ở toàn vùng Nam Bộ. Đây cũng là một hình thức xác lập chủ
quyền thông qua các hoạt động kinh tế.
Thương nghiệp ở trung tâm Gia Định và tả ngạn sông Tiền phát triển mạnh do nơi
này là khu vực sản xuất nông sản hàng hóa lớn. Bên cạnh Sài Gòn - Bến Nghé, Mỹ Tho
cũng nhanh chóng trở thành trung tâm điều phối các hoạt động thương mại của cả miền Tây
Nam Bộ. Từ Mỹ Tho Đại Phố có thể ngược dòng sông Tiền theo hướng tây lên Cai Lậy, Cái
Bè, biên giới Tây Nam; xuôi về phía đông xuống Chợ Gạo, Gò Công..., hay theo kênh Bảo
Định qua sông Vàm Cỏ Tây đến Bến Lức, Sài Gòn... kết nối thành một mạng lưới giao
thương tấp nập với mặt hàng chủ công là lúa gạo và nông phẩm hàng hóa. Trịnh Hoài Đức
mô tả: “Phía nam trị sở là chợ lớn phố Mỹ Tho, nhà ngói cột chạm phủ, đình cao, nha thự
rộng, thuyền bè sông biển ra vào, buồm thuyền trông như mắc cửi, thật là nơi đô hội
lớn, phồn hoa, huyên náo”1.
Tổ chức hành chính ở trung tâm Gia Định và khu vực tả ngạn sông Tiền là quá trình
dần dần tích hợp các đơn vị lãnh thổ trong một Nam Bộ thống nhất. Người Việt từ trung tâm
Sài Gòn tiến dần về phía Nam khai thác, mở rộng thêm đất đai và đi cùng với đó là quân đội
được tổ chức để bảo vệ chủ quyền mới được xác lập. Sự thành lập các đơn vị hành chính
khẳng định việc thực thi chủ quyền đầy đủ của Chúa Nguyễn và các chính quyền Đàng
Trong trên vùng đất này.
Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định gồm 2 huyện Tân Bình, Phúc Long.
Tháng 4 năm 1731, theo Đại Nam thực lục (Tiền biên) “người Ai Lao là Sá Tốt đem quân
Chân Lạp vào cướp Gia Định. [Chúa Nguyễn Phúc Chu] sai Thống suất Trương Phúc Vĩnh

điều khiển binh các đạo đi đánh. Bấy giờ các dinh ở Gia Định đều đặt Thủ tướng. Chúa cho
rằng việc quân ở nơi biên khổn cần phải có người thống nhiếp, cho nên sai Phúc Vĩnh làm
việc điều khiển, quan binh các dinh đều thuộc về cả. Lại đặt riêng một nha lỵ ở phía nam
dinh Phiên Trấn gọi là dinh Điều Khiển. Chức Điều khiển đặt từ đấy”2. Trong trận tấn công
này, liên quân Ai Lao và Chân Lạp bị dẹp yên, vua Chân Lạp tạ ơn bằng việc cắt nhường
vùng Me Sa và Long Hồ cho Chúa Nguyễn. Năm sau, năm 1732, “Chúa cho rằng Gia Định
địa thế rộng rãi, sai khổn thần [quan phụ trách việc biên khổn] chia đất
1
Trịnh Hoài Đức: Gia Định thành thông chí, sđd, tr 241.
2
Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 1, sđd, tr 141-142.
đặt châu Định Viễn (nay là phủ Định Viễn) và dựng dinh Long Hồ (tức là tỉnh Vĩnh Long
ngày nay)”1. Đến năm 1744, Chúa Nguyễn Phúc Khoát quy hoạch toàn bộ Đàng Trong
thành 12 dinh, trong đó ở Nam Bộ có 3 dinh và 1 trấn (Hà Tiên), dinh Long Hồ cùng với hai
dinh được thành lập từ năm 1698 là Trấn Biên và Phiên Trấn đã chính thức trở thành một
trong 12 đơn vị hành chính địa phương cấp cao nhất của hệ thống chính quyền Đàng
Trong. Việc thành lập châu Định
Viễn và dinh Long Hồ, vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, không chỉ khẳng định
thành tựu thực thi chủ quyền của Chúa Nguyễn ở trung tâm miền Tây Nam Bộ, mà còn củng
cố và bảo vệ vững chắc khu vực trung tâm Gia Định và toàn bộ miền Đông Nam Bộ.
Lực lượng quân sự của chúa Nguyễn ở Gia Định khi đó được chia làm 3 bộ phận
gồm có thủy binh, tinh binh và thuộc binh. Thủy binh là lực lượng quốc gia của chính quyền
Trung ương và lực lượng địa phương, tinh binh cũng gồm hai loại trên, còn thuộc binh là
lực lượng được tổ chức tại địa phương.
Như thế, thời kỳ 1698 cho đến cuối thế kỷ XVIII, ở Nam Bộ có một phủ (Gia Định)
và các huyện (Phúc Long, Tân Bình và phủ Định Viễn ngang huyện). Cấp cơ sở gồm nhiều
tên gọi khác nhau như xã, thuộc, nậu, bang, sở, phường, sóc, đội, trong đó thôn là đơn vị
hành chính cơ sở chủ yếu và quan trọng nhất. Về tổ chức hành chính, đứng đầu phủ Gia
Định là chức Điều khiển; đứng đầu dinh (huyện - phủ) là Thủ tướng và các chức dân sự như
Lưu thủ, Cai bạ, Ký lục; dưới là các chức Xã trưởng và Tướng thần. Đây là mô hình tổ chức
đơn giản, các đơn vị hành chính chưa nhiều, các chức quan có thể kiêm nhiệm nhiều nhiệm
vụ khác nhau.
Có thể khái quát tình hình tổ chức hành chính ở Nam Bộ theo sơ đồ sau: dinh (trấn) -
huyện (châu, đạo) - thôn. Sơ đồ này về cơ bản giống như tổ chức ở thời kỳ trước, tuy nhiên
khác các đơn vị hành chính đã được mở rộng nhiều hơn, tổ chức quy củ hơn và có thể nói
nền hành chính Nam Bộ đã hòa nhập vào khung chung của chính quyền Đàng Trong, chứng
tỏ bước khẳng định chủ quyền đầy đủ của các chúa Nguyễn với vùng đất Nam Bộ.
Cấp dinh - trấn vẫn theo quy chế tự chủ nhưng ngày càng trở nên phụ thuộc hơn vào
chính quyền Đàng Trong của các chúa Nguyễn. Mỗi dinh quản lý một số huyện, như vậy là
tương đương với phủ2. Việc thay đổi tổ chức quan trọng nhất
1
Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 1, sđd, tr 143.
2
Tuy nhiên, một số nơi, dinh lại là tổ chức bao gồm nhiều phủ khác nhau, chúng ta có thể xem xét ví dụ
sau vào năm 1770 : “Lấy Ký lục dinh Quảng Nam là Trần Phúc Thành làm Cai bạ, tuần hành 5 phủ (Thăng
Bình, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên), tham mưu việc dẹp giặc, điều khiển tướng sĩ binh dân
của 6 đạo đồn binh Quảng Ngãi và quân lính hai phủ Quy Nhơn và Phú Yên để đi đánh giặc ác man”
mà chúng ta có thể nhìn thấy được là trong hệ thống chính quyền địa phương 12 dinh, Nam
Bộ có 3 dinh, các đơn vị hành chính địa phương giữa Nam Bộ với các khu vực khác thuộc
chính quyền Đàng Trong trên căn bản đã được thống nhất. Riêng trấn Hà Tiên vẫn chưa
thành một dinh cũng có lý do, vì trấn Hà Tiên vẫn là đất phụ thuộc và họ Mạc được Chúa
Nguyễn chấp nhận trao quyền tự chủ cao hơn các nơi khác, tuy nhiên thực tế thì chính
quyền ở Hà Tiên cũng đã là bộ phận không thể tách rời của chính quyền Đàng Trong.
Các huyện, châu, đạo là các cơ quan hành chính cấp dưới của cấp dinh - trấn. Hoạt
động khai hoang lập ấp đã diễn ra nhanh chóng, và như thế các huyện, châu mới được lập
ngày càng nhiều hơn, tương ứng với thành quả khẩn hoang và di dân. Về thiết lập tổ chức
hành chính, đứng đầu các cơ quan huyện ở Nam Bộ cũng giống như các cơ quan tương
đương ở vùng Thuận Quảng, nhưng về số lượng quan chức có lẽ sẽ ít hơn, bởi vì dân cư
thưa thớt cộng với việc quản lý phần nhiều mang tính tương đối, do đó các quan chức ở đây
có thể ít hơn các huyện khác ở vùng Thuận - Quảng. Đứng đầu mỗi huyện là Tri huyện, bên
cạnh đó là các quan lại giúp việc khác như phụ trách về quân sự, về thuế khóa, về hộ khẩu…
Về quản lý thuế khóa, chúa Nguyễn vẫn theo như khu vực Thuận - Quảng “tùy đất
mà đặt kho... thu chứa tiền thóc và sản vật để tiện cho dân chở nộp”1 nên đã lập ở Gia Định
9 khố trường nộp riêng chở riêng là Quy An, Quy Hóa, Cảnh Dương, Thiên Mụ, Quản
Thảo, Hoàng Lạp, Tam Lạch, Bả Canh, Tân Thịnh để “cho dân tùy tiện lập ấp vỡ ruộng cày
cấy nộp thuế và đặt quan lại để trưng thu”2. Sách Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng giải
thích: trước đây “phàm những chỗ linh tinh hẻo lánh hoặc dựa vào núi, hoặc bám vào biển,
hễ nếu có người cư trú, kiếm lợi bằng các sản vật ở núi, chằm để sinh sống cũng lập làm
trang, trại, mạn, nậu” và việc “đặt riêng 9 trường, 9 kho cho dân sở tại được tùy theo chỗ
gần và tiện đem nộp phú thuế ở đó”3. Cách tổ chức này tiện dụng và phù hợp trong điều
kiện mới đầu tổ chức khai hoang, nhưng lâu dần cũng gây ra không ít khó khăn cho dân
chúng, nhất là tệ nhũng lạm của các viên chức thu thuế. Sách Đại Nam

(Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 1, sđd, tr 174). Như vậy dinh là cơ quan lớn hơn cả
phủ, và như thế nó là cơ quan tương đương tỉnh sau này, tức là cơ quan tương đương trấn trước 1744.
1
Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 1, sđd, tr 149.
2
Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 1, sđd, tr 150.
Sơn Nam trong Gia Định xưa cho rằng các kho Tân Thạnh (Tân Thịnh), Cảnh Dương, Thiên Mụ nằm ở
phía đông ngã ba Nhà Bè. Kho Tam Lạch ở Mỹ Tho; kho Bả Canh ở Cao Lãnh; kho Gian Thảo (Quản
Thảo) ở Cầu Kho, Sài Gòn; kho Hoàng Lạp (có lẽ) ở Biên Hòa còn 2 kho Quy An và Quy Hóa thì chưa
đoán được vị trí. (Sơn Nam: Gia Định xưa, sđd, tr 53).
3
Ngô Cao Lãng: Lịch triều tạp kỷ, Tập 2, Bản dịch Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975, tr 195.
thực lục cho biết: “Bọn lại theo thói quen đã lâu, hoặc có kẻ dựa thế làm gian. Chúa biết tệ
ấy, sai quan chia nhau đi kiểm tra, lại ra lệnh cho các địa phương hàng năm phải chiếu sổ
mục tiền thóc và sản vật thu được và tên những người biên thu làm sổ dâng lên, phép ấy
mới được rõ ràng đầy đủ”1.
Nền hành chính Nam Bộ như vậy đã từng bước hòa nhập vào khung chung của
chính quyền Đàng Trong, chứng tỏ bước khẳng định chủ quyền đầy đủ của các Chúa
Nguyễn.
Trên đất miền Đông Nam Bộ, Sài Gòn - Bến Nghé là đầu mối trung tâm của các
tuyến đường giao thông, nơi thu hút cao nhất sự quan tâm không chỉ của chúa Nguyễn, mà
của tất cả các lớp cư dân, các thành phần dân chúng. Chúa Nguyễn đã sớm lập các trạm thu
thuế, rồi sau đó, lập phủ Gia Định, hình thành một trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế
và văn hóa, quy tụ và tỏa rộng, giữ vai trò quyết định thành công của công cuộc khai phá đất
đai và xác lập chủ quyền Việt Nam trên cả miền Đông và miền Tây Nam Bộ.
2. HÀ TIÊN - YẾU ĐỊA MIỀN CỰC NAM, CƠ SỞ ĐẢM BẢO CHO THÀNH
CÔNG CỦA CHÚA NGUYỄN Ở MIỀN TÂY NAM BỘ
Trong lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, bên cạnh quá trình tụ cư của các di dân
người Việt thì các cộng đồng người Hoa di cư cũng đóng một vai trò quan trọng, trong đó
lực lượng của Mạc Cửu chiếm cứ vùng đất Hà Tiên có một vị trí hết sức đặc biệt.
Mạc Cửu là người xã Lôi Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông
(Trung Quốc) di cư sang Chân Lạp năm 1671, khi mới 17 tuổi và được giữ một chức quan
quản lý việc thương mại. Trong khoảng những năm 1687 và 1695, Mạc Cửu đã nhanh
chóng thăng tiến, làm chức quan Ốc Nha trong triều đình Chân Lạp. Cũng trong khoảng thời
gian này, nhận thấy khu vực phủ Sài Mạt ở nước ấy “có nhiều người buôn các nước tụ họp,
bèn mở sòng gá bạc để thu thuế gọi là hoa chi, lại được hố bạc chôn nên thành giàu. Nhân
chiêu tập dân xiêu dạt
đến các nơi Phú Quốc, Cần Vọt, Giá Khê, Lũng Kỳ, Hương Úc, Cà Mau (thuộc tỉnh Hà
Tiên) lập thành 7 xã thôn”2.

1
Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 1, sđd, tr 150.
Tuy thế tình hình cũng không được cải thiện là bao cho nên đến năm 1788, tổ chức lại chính quyền,
Nguyễn Ánh đã quyết định bãi bỏ 9 trường này và quy việc thu thuế về cho chính quyền địa phương.
2
Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 1, sđd, tr 122. Phú Quốc nay là huyện đảo Phú Quốc
(tỉnh Kiên Giang), Giá Khê nay là Rạch Giá (Kiên Giang); Cà Mau nay là vùng Long Xuyên, Bạc Liêu, Cà
Mau. Riêng Sài Mạt (Banteay Meas), Cần Vọt (Cần Bột, Kampot), Hương Úc (Vũng Thơm, Kongpong
Trên thực tế, Mạc Cửu đã biến toàn bộ vùng đất kéo dài từ vùng cực nam Cà Mau,
Bạc Liêu, Long Xuyên, Kiên Giang qua vùng duyên hải Chân Lạp cho đến biên giới phía
đông của nước Xiêm La, cả đảo Phú Quốc, Thổ Chu và nhiều đảo khác trên vịnh Thái Lan,
cùng các tỉnh Kampong Som, Kampot thuộc Cămpuchia ngày nay (gọi chung là Hà Tiên)
thành khu vực riêng của dòng họ mình và không còn lệ thuộc vào chính quyền Chân Lạp.
Với vị trí của một vùng đất giàu có rộng lớn, Hà Tiên hội được đầy đủ những điều
kiện để trở thành một trung tâm kinh tế - chính trị phồn thịnh. Vì thế mà các tài liệu đương
thời của Trung Quốc của nhà Thanh đã từng nhìn nhận vùng đất Hà Tiên dưới sự quản lý
của Mạc Cửu như là một quốc gia riêng. Sách Văn hiến thông khảo đời Thanh cho biết:
“Nước này có nhiều núi cao, địa hạt khoảng 100 dặm vuông. Thành và các cung thất làm
bằng gỗ không khác Trung Quốc mấy. Chỗ vua ở xây bằng gạch ngói. Chế độ trang phục
phảng phất các vua đời trước, búi tóc, đi võng, chít khăn, đội mũ. Vua mặc áo bào vẽ trăn
rắn, lưng thắt dải đai, giày dép bằng da. Dân mặc áo vạt cổ rộng. Khi có tang thì mặc đồ
màu trắng, bình thường thì áo nhiều màu... Họ gặp nhau thì chắp hai tay chào theo lễ. Phong
tục nước này ham chuộng thơ văn, trong nước có dựng đền thờ Khổng Tử. Vua và dân đều
đến lễ...”1.
Pierre Poivre (1719-1786), một thương nhân người Pháp sau khi đi thăm Hà Tiên
(mà ông gọi là Vương quốc Ponthiamas) vào năm 1768 đã kể lại: “Một thương gia Trung
Hoa làm chủ một chiếc tầu buôn thường lui tới bờ biển này có đầu óc suy tính và trí thông
minh truyền thống của dân tộc ông. Ông rất đau lòng khi trông thấy những đất đai rộng
mênh mông mà còn bỏ hoang, tuy đất này phì nhiêu hơn cả những vùng đất khiến quê
hương ông trù phú. Ông có ý khai hoang. Để thực hiện kế hoạch, ông đi mộ một số nông
dân xứ ông và các xứ láng giềng, đảm bảo đời sống cho họ, rồi ông bắt đầu ngoại giao khéo
léo và được sự che chở của các xứ láng giềng hùng mạnh gửi đến giúp ông một đội quân mà
ông trả lương..... Lãnh thổ của ông trở thành cái xứ của những người siêng năng muốn đến
đó lập nghiệp. Hải cảng của ông được mở rộng cho tất cả các quốc gia. Chẳng bao lâu, rừng
hoang được khai phá một cách thông minh, đất hoang thành ruộng

Som), Lũng Kỳ (Réam) cho đến thời Tự Đức vẫn còn là đất huyện Hà Châu tỉnh Hà Tiên, nhưng sau đó
thuộc về Campuchia.
Sách Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng nói rõ: “Thấy phủ Sài Mạt nước ấy có nhiều người
Trung Quốc, người Cao Miên và người Chà Và sum họp đông đúc, bèn mở sòng bạc, lấy hồ, gọi là “hoa
chi”. Cửu lại đào được hố bạc, do đó vụt nổi lên giàu có. Cửu bèn chiêu mộ dân xiêu giạt Việt Nam khiến
cho ở tại các xứ Phú Quốc, Luống Cày, Cần Vọt, Giá Khê, Hương Úc và Cà Mau… lập làm 7 xã thôn”
(sđd, tr 181).
1
Thanh triều văn hiến thông khảo, Quyển 297, Tứ duệ 5, tr 7463.

400
lúa, kênh rạch đã được đào đem nước vào ruộng, mùa màng dồi dào, lúc đầu cung cấp cho
dân cày ruộng no đủ, về sau là một mối lợi cho thương mại lớn mạnh. Cái mảnh đất nhỏ kia
ngày hôm nay đã được coi như một kho lúa dồi dào nhất của phần đất miền đông châu Á
này. Người Mã Lai, người Đàng Trong, cả đến nước Xiêm đều trông hải cảng này như một
nguồn lợi bảo đảm cho những nạn đói”1.
Trước tình hình phát triển hết sức nhanh chóng của khu vực Gia Định dưới sự tổ
chức và quản lý của Chúa Nguyễn, trong bối cảnh Chân Lạp càng ngày càng suy kiệt và
Xiêm La ngày càng lấn lướt, muốn thôn tính toàn bộ đất đai Chân Lạp và cả phần đất Hà
Tiên, Mạc Cửu không thể không dựa vào chính quyền Đàng Trong, đem toàn bộ vùng đất
đang cai quản về với Chúa Nguyễn để có thể bảo toàn được vị trí của dòng họ mình, tiếp tục
2
xây dựng và phát triển Hà Tiên . Sách
Đại Nam thực lục chép vào năm 1708 “Cửu cho người bộ thuộc là Trương Cầu và Lý Xã
dâng thư xin làm Hà Tiên trưởng. Chúa nhận cho, trao cho chức Tổng binh. Cửu xây dựng
dinh ngũ, đóng ở Phương Thành, nhân dân ngày càng đến đông”3.

1
Dẫn theo Hãn Nguyên: Hà Tiên chìa khóa của dân tộc Việt Nam xuống đòng bằng sông Cửu Long, Tập
san Sử Địa, só 19-20, Nhà sách Khai Trí, 1970, tr 262.
2
Gia phả họ Mạc ở Hà Tiên chép lại câu chuyện đáng lưu ý là lúc đó có một vị mưu sĩ họ Tô đã nói thẳng
với Mạc Cửu: “Người Cao Miên bản tính bạc bẽo, hay mưu mô dối trá, hiếm kẻ trung thành chất phác, tình
thế không thể nương nhờ họ lâu dài được. Chi bằng tìm sang nước Đại Việt phương nam, gõ cửa Khuyết
xưng thần để tạo ra chõ dựa căn bản vững chắc, vạn nhất nếu xảy ra chuyện gì thì có thể cậy nhờ cứu giúp.
Cụ [Mạc Cửu] khen là kế hay, bèn sắp sửa thuyền ghe dẫn thuộc hạ đem theo ngọc lụa và bản tấu văn đến
cửa Khuyết xưng thần (Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả (Hà Tiên - Kiên Giang), Bản dịch Nxb Thế
giới, Hà Nội, 2006, tr 39).
3
Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 1, sđd, tr 122.
Sách Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng (sđd, tr 181-182) còn cho biết Mạc Cửu “sai thuộc hạ
mang thư đến Phú Xuân khẩn cầu [Tộ Quốc công] cho Cửu làm người đứng đầu ở xứ Hà Tiên” và đã được
Tộ Quốc công Nguyễn Phúc Chu trao chức Tổng binh Hà Tiên, tước Cửu Ngọc hầu.
Nhiều thông tin từ các tài liệu địa lý địa phương cũng như các kết quả điều tra khảo sát thực địa
hiện nay giúp chúng ta có thể hình dung về khu vực trung tâm của trấn Hà Tiên cũng như những dấu tích
mà Mạc Cửu, người khai phá đầu tiên đặt chân lên vùng đất này:
Về vị trí Phương Thành, trung tâm của trấn Hà Tiên, sách Gia Định thành thông chí ghi: “Trấn thự
Hà Tiên nằm hướng Kiền (tây bắc) trông ra hướng Tốn (đông nam) lấy núi Bình Sơn làm gối, Tô Châu làm
tiền án, biển cả Minh Hải làm hào phía nam, Đông Hồ làm hào phía trước, ba mặt có lũy đất từ Dương Chử
đến cửa hữu dài 112 trượng rưỡi, từ cửa hữu đến cửa tả dài 153 trượng rưỡi, từ cửa tả đến xưởng thuyền ra
Đông Hồ 308 trượng rưỡi, các lũy nầy đều cao 4 thước ta, dày 7 thước ta, hào rộng 10 thước ta. Ở giữa làm
công thự, vọng cung, lại ở trước công thự, hai bên đặt dãy trại quân, trước sân có cầu Bến Đá, phía trái có
sứ quán, phía phải có công khố. Dinh Hiệp trấn ở chân núi Ngũ Hổ, ngoài vọng cung về phía trái có chợ
trấn, phía trái công thự có đền Quan Thánh, sau thự có chùa Tam Bảo. Bên trái chùa có đền thờ Mạc công.
Chợ trấn trông về đông là bến hồ, ở đó có trại cá, phía bắc công khố là miếu Hội Đồng, phía bắc miếu có
xưởng sửa thuyền, chia thành khu ngang dọc, lấy đường lớn làm ranh; phía tả miếu Quan Thánh là phố
Điếu Kiều, đầu bến có bắc cầu ván thông ra biển tiếp với hòn Đại Kim, phía đông phố Điếu Kiều là phố
chợ cũ, qua phía đông chợ này là phố chợ Tổ Sư, kế nữa là phố lớn, tất cả đều do Mạc Tông gây dựng từ
trước”.
Vào cuối thế kỷ XIX, những dấu tích của trung tâm trấn lỵ Hà Tiên cũng được ghi lại trong Đại
Nam nhất thống chí: Núi Ngũ Hổ, nơi đặt dinh thự của trấn Hà Tiên nằm cách huyện lỵ Hà Châu nửa dặm
về phía bắc; vai nhô đầu gục như con hổ ngồi. Các vị trí có liên quan như đền Quan Thánh nằm bên trái
của trấn thự hay chùa Tam Bảo và đền Mạc Công nằm ở phía sau của dinh thự đều được ghi chép là nằm ở

401
Tháng 4 năm sau, năm 1711, Tổng binh trấn Hà Tiên Mạc Cửu đã đến cửa khuyết tại Phú
Xuân để tạ ơn và được Tộ quốc công Nguyễn Phúc Chu hậu thưởng.
Việc vùng đất Hà Tiên được sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong là sự kiện đánh dấu
bước phát triển vượt bậc trong quá trình mở rộng chủ quyền của chúa Nguyễn trên vùng đất
Nam Bộ.
Năm 1735, Mạc Cửu qua đời, được phong tặng là “Khai trấn Thượng trụ quốc đại
tướng quân Vũ Nghị công” và đầu năm sau, năm 1736, Chúa Nguyễn phong cho con ông là
Mạc Thiên Tứ1 làm Đô đốc trấn Hà Tiên và “cho 3 chiếc thuyền long bài được miễn thuế,
sai xuất dương tìm mua các của quý báu để nộp. Lại sai mở cục đúc tiền để tiện việc trao
đổi. Thiên Tứ chia đặt nha thuộc, kén bổ quan ngũ, đắp thành lũy, mở phố chợ, khách buôn
các nước đến họp đông. Lại vời
những người văn học, mở Chiêu Anh các, ngày ngày cùng nhau giảng bàn và xướng họa, có
10 bài vịnh Hà Tiên (Hà Tiên thập vịnh)”2. Trong lời tựa cuốn Hà Tiên thập vịnh viết vào
cuối mùa hạ năm 1737, Mạc Thiên Tứ đã cho biết rất rõ: “Trấn Hà Tiên nước An Nam xưa
là đất hoang, từ Tiên quân khai sáng tới nay, đã hơn 30 năm, mà dân mới được yên… Mùa
hè năm Ất Mão (1735), Tiên quân mất đi, tôi nối theo mối trước, trong khi chính trị thư rỗi,
hàng ngày cùng với văn nhân
bàn việc vịnh thơ… Do đó biết núi sông nhờ được phong hóa của Tiên quân mà thêm phần
tráng lệ, lại được các danh sĩ phẩm đề mà thêm vẻ linh tú. Thơ này chẳng những chỉ làm cho
chốn ven biển thêm phần tươi đẹp, mà cũng là một trang sử của trấn Hà Tiên vậy”3.
Không chỉ ra sức xây dựng và phát triển Hà Tiên trở thành một trung tâm kinh tế -
văn hóa phồn thịnh, Mạc Thiên Tứ còn nêu cao ý thức bảo vệ chủ quyền với tư cách là
người được giao trách nhiệm bảo vệ vùng biên giới cực Nam đất nước. Sách Đại Nam thực
lục cho biết vào năm 1739: “Nặc Bồn nước Chân Lạp lấn Hà Tiên… Thiên Tứ đem hết
quân bản bộ ra đánh, đuổi tới Sài Mạt, ngày đêm đánh hăng, lương thực không tiếp kịp. Vợ
là Nguyễn Thị đốc suất vợ lính vận lương đến nuôi quân, quân không bị thiếu ăn, hăng hái
cố đánh, phá được quân Bồn. Tin thắng trận báo lên, Chúa cả khen ngợi, đặc biệt cho Thiên
Tứ chức Đô

xã Mĩ Đức huyện Hà Châu. Cho đến hiện nay những dấu tích này vẫn còn tồn tại ở khu vực thị xã Hà Tiên,
tỉnh Kiên Giang.
1
Mạc Thiên Tứ (còn gọi là Mạc Thiên Tích), nguyên tên là Mạc Tông do bà Bùi Thị Liêm (hay Bùi Thị
Lẫm) là ngươi Việt ở Đồng Môn, trấn Biên Hòa sinh ra vào năm Bính Tuất (1706).
2
Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 1, sđd, tr 145-146.
3
Lê Quý Đôn Toàn tập, Tập 1 (Phủ biên tạp lục), sđd, tr 274.

402
đốc tướng quân, ban cho áo bào đỏ và mũ đai, phong Nguyễn Thị làm Phu nhân. Do đó
Chân Lạp không dám nhòm ngó Hà Tiên nữa”1.
Hà Tiên trong một thời kì dài trên danh nghĩa thuộc quyền cai quản của Chân Lạp,
nhưng trong thực tế chỉ là vùng đất hoang hóa2. Người làm sống dậy sức sống tiềm năng của
Hà Tiên là Mạc Cửu và con cháu ông cùng những lưu dân mới đến và cả những người dân
địa phương. Nhưng làm hậu thuẫn và thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập và phát triển của
Hà Tiên lại là Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn.
Sự phát triển của thế lực họ Mạc và Hà Tiên trong thế kỷ XVIII một mặt được bắt
nguồn từ sự đảm bảo về mặt chính trị và an ninh dưới sự quản lý của các Chúa Nguyễn,
nhưng mặt khác do vị trí đặc biệt của vùng đất này trong bối cảnh bùng nổ của hệ thống
thương mại thuyền mành giữa miền Nam Trung Hoa và Đông Nam Á, cũng như trường hợp
khu vực vịnh Thái Lan. Hà Tiên với vị trí chiến lược của nó, đã tận dụng nhiều lợi thế để trở
thành điểm trung chuyển chủ yếu các mặt hàng lúa gạo và thiếc để cung cấp cho các thị
trường ở Palembang (Indonesia) và Quảng Châu (Trung Quốc).
Sức mạnh của một trung tâm thương mại quốc tế không chỉ biến vùng đất vốn chỉ là
một trong những địa điểm trao đổi của các cộng đồng cư dân đa sắc tộc ở khu vực châu thổ
sông Cửu Long trở thành một cảng thị phát triển, một mắt xích quan trọng trong mạng lưới
trao đổi hàng hóa của khu vực và đã đặt những nền móng khá vững chắc cho một thể chế
chính trị của họ Mạc trên vùng đất này. Dưới sự bảo trợ về mặt quân sự của chính quyền
chúa Nguyễn ở Đàng Trong, thể chế của họ Mạc không những được củng cố, mà hơn thế
nữa nó đã tạo điều kiện cho quá trình lãnh thổ của các chúa Nguyễn ở khu vực miền Tây
Nam Bộ.
Bên cạnh Hà Tiên như một cơ sở quan trọng của các Chúa Nguyễn trong quá trình
kinh dinh khai phá các vùng đất cực Nam của Tổ quốc thì trong cùng khoảng thời gian đó,
những biến động trong tình hình chính trị ở Chân Lạp cũng như những thay đổi trong quan
hệ ngoại giao giữa chính quyền Đàng Trong với Chân Lạp, Xiêm La, đã có tác động nhất
định đến tầm ảnh hưởng của chính quyền Đàng Trong trên vùng đất Nam Bộ.

1
Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 1, sđd, tr 148.
Sách Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả (Hà Tiên - Kiên Giang) chép rõ tên Phu nhân của Mạc Thiên
Tứ người họ Nguyễn là bà Nguyễn Thị Thủ (người Việt) (sđd, tr 39).
2
Tham khảo thêm Đoàn Nô: Ngư cụ thủ công chủ yếu và nghề cá ở An Giang, Nxb Văn hóa – Thông tin,
Hà Nội, 2003. Tác giả viết: “Khoảng 300 năm trước, từ Hà Tiên, Rạch Giá cho đến tận mũi Cà Mau là đất
hoang chưa có người ở, thậm chí chưa có ai quản lý vùng đất này” (tr 24).

403
Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên qua đời, chúa Nguyễn Phúc Khoát lập Nặc
Nhuận là chú họ của Nặc Nguyên lên kế vị. Nặc Nhuận hiến hai phủ Trà Vinh và Ba Thắc
cho Chúa Nguyễn. Trong khi Nặc Nhuận chưa thực sự yên vị thì đã bị con rể là Nặc Hinh
giết chết để cướp ngôi. Không còn cách nào khác, con trai Nặc Nhuận là Nặc Tôn buộc phải
chạy sang Hà Tiên để cậy nhờ Mạc Thiên Tứ cứu giúp. Trong khi đó Thống suất Trương
Phúc Du của Chúa Nguyễn thừa thế tiến đánh Nặc Hinh. Nặc Hinh phải bỏ chạy khỏi Kinh
thành và bị một viên quan Ốc Nha giết chết. Nặc Tôn được chúa Nguyễn Phúc Khoát
phong làm vua Chân Lạp. Để tạ ơn Chúa Nguyễn “Nặc Tôn bèn dâng đất Tầm
Phong Long”1. Đến đây, khu vực quản lý trực tiếp của Đàng Trong ở đồng bằng
sông Cửu Long đã bao gồm một không gian rộng lớn kéo dài từ biên giới Việt Nam -
Cămpuchia, chạy dọc theo sông Tiền và sông Hậu xuống tới Trà Vang (Trà Vinh) và Ba
Thắc (Sóc Trăng và Bạc Liêu), và mở rộng từ Hà Tiên đến đất Tầm Bôn (Tân An) và từ Ba
Thắc đến Tầm Bào (Vĩnh Long), Trấn Giang (Cần Thơ).
Cùng vào năm đó, “Nặc Tôn lại cắt năm phủ Hương Úc, Cần Vọt, Chân Sum, Sài
Mạt, Linh Quỳnh để tạ ơn Mạc Thiên Tứ, Thiên Tứ đã hiến cho triều đình”2. Chúa Nguyễn
Phúc Khoát “cho lệ năm phủ ấy vào quản hạt Hà Tiên, Mạc Thiên Tứ lại xin đặt Giá Khê
làm đạo Kiên Giang, Cà Mau làm đạo Long Xuyên, đều đặt quan lại, chiêu dân cư, lập thôn
ấp, làm cho địa giới Hà Tiên ngày càng thêm rộng”3.
Như vậy, chỉ trong một khoảng thời gian hơn nửa thế kỷ, thông qua các biện pháp
ngoại giao, trao đổi và chuyển nhượng một cách hòa bình, nhiều vùng đất mới đã được đặt
dưới sự kiểm soát của các Chúa Nguyễn. Cùng với vùng đất đặt dưới quyền kiểm soát của
Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên, thế lực chịu sự thần phục đối với các chúa Nguyễn, phạm vi quản
lý và không gian lãnh thổ Đàng Trong đến đây đã bao trùm lên toàn bộ khu vực đồng bằng
sông Cửu Long, tương đương với cả miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ và mở rộng
xuống dọc dài dải đất duyên hải vịnh Thái Lan đến Vũng Thơm (cảng Congpong Som) và
cho đến tận biên giới với Xiêm La, cùng hệ thống các đảo, quần đảo ven bờ và ngoài khơi
vịnh Thái Lan.
1
Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 1, sđd, tr 166.
2
Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 1, sđd, tr 166.
3
Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 1, sđd, tr 166-167.

404
Trích bản đồ của Công ty Đông Ấn Hà Lan thế kỷ XVIII
ghi dấu ấn cư trú của người Đàng Trong ở Congpong Som

Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long mà tiêu
biểu là sự hưng khởi của cảng thị quốc tế Hà Tiên đã trở thành nguồn động lực mạnh mẽ
cho các cộng đồng lưu dân người Việt vào khai thác và chiếm lĩnh những vùng đất mới. Về
mặt chính sách, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong hết sức dễ dãi trong việc để cho nhân dân
tự do khai hoang và xác định quyền sở hữu đất đai của mình trên kết quả khai hoang đó.
Trong thực tế đã xuất

405
hiện nhiều vùng cư dân có nhiều nhóm tộc người sống xen kẽ nhau. Cộng đồng người Việt,
Hoa, Khmer, Chà Và đã cùng nhau khai khẩn và sinh sống trong các thôn, ấp, phường,
thuộc, bang… không chỉ là hình ảnh điển hình ở Hà Tiên mà còn chung cho cả khu vực
Nam Bộ trong quá trình di dân và mở rộng các đơn vị cộng cư truyền thống.
Mặc dù cho đến giữa thế kỷ XVIII cùng với việc dâng đất của vua Chân Lạp cho
chúa Nguyễn (trực tiếp hay gián tiếp thông qua Mạc Thiên Tứ), cũng như việc thiết lập hệ
thống hành chính của Đàng Trong đối với các vùng đất Long Xuyên, Kiên Giang..., thì trên
thực tế Hà Tiên vẫn tồn tại như một thể chế chính trị tương đối độc lập.
Sở dĩ chính quyền Đàng Trong chấp nhận tổ chức vùng đất Hà Tiên một nền hành
chính lỏng lẻo bởi lẽ Hà Tiên là một vùng đất hàng thập kỷ đặt dưới sự quản lý trực tiếp của
dòng dõi họ Mạc. Hơn thế nữa, đây là một vùng đất mà chính quyền Đàng Trong mới thiết
lập được hệ thống hành chính lại xa trung tâm của chính quyền ở Phú Xuân, cho nên nhà
nước chưa thể quản lý một cách trực tiếp. Hơn nữa đây là vùng đất rộng lớn, hoang vu, dân
cư còn thưa thớt, trong hoàn cảnh như thế, chính quyền Đàng Trong cần phải chấp nhận
những biện pháp có tính quá độ và linh hoạt. Thành phần cư dân, tộc người ở đây cũng rất
phức tạp, tình trạng xen canh xen cư là phổ biến, người dân kiếm sống bằng đủ các nghề
nghiệp... cho nên nếu quản lý theo lối rập khuôn, máy móc thì chắc chắn sẽ không hiệu quả
và trong thực tế sẽ không thể quản lý được dân. Chính vì vậy, trên danh nghĩa khi các đạo
Long Xuyên và Kiên Giang được thành lập nhưng thực chất đó cũng là do chính quyền của
Mạc Thiên Tứ trực tiếp quản lý. Nhiều hoạt động của Hà Tiên mang tính chất tự trị rất rõ,
trong đó có cả việc Mạc Thiên Tứ có quân đội riêng, thậm chí nhiều khi can thiệp vào công
việc của Chân Lạp mà không phải lúc nào cũng phải được sự chấp thuận của chúa Nguyễn.
Trên các phương diện phát triển kinh tế và đời sống chính trị ở Hà Tiên, tính tự trị, tự quản
rất cao. Đây là biểu hiện của một chính quyền Đàng Trong chưa hẳn đã đủ cơ sở vững chắc
để quản lý trực tiếp tất cả các vùng đất mới. Trong khi đó, sự tồn tại của một mảnh đất màu
mỡ, một trung tâm kinh tế thương mại phát triển, nằm xa trung tâm của các chúa Nguyễn lại
luôn luôn là thành mục tiêu xâm chiếm của quân Xiêm và sự nổi dậy của các thế lực địa
phương.
Cũng kể từ thời điểm này, Hà Tiên bắt đầu bước vào giai đoạn suy yếu. Tháng 4 năm
1777, khi Chúa Nguyễn Phúc Thuần chạy đến Cần Thơ, thấy không thể dựa vào binh lực
của Mạc Thiên Tứ, nên mới cử Đỗ Thanh Nhân huy động lực lượng của Chu Văn Tiếp ở
Bình Thuận vào ứng cứu. Tháng 6 năm 1778, khi Long

406
Xuyên thất thủ, theo lệnh của Chúa Nguyễn, Mạc Thiên Tứ sang Xiêm cầu viện. Vua Xiêm
giữ Mạc Thiên Tứ ở lại, nhưng đến tháng 6 năm 1780 nhân vụ thuyền buôn Xiêm bị cướp ở
hải phận Hà Tiên, Mạc Thiên Tứ bị gièm pha buộc phải tự tử.
Kể từ sau khi Mạc Thiên Tứ qua đời, các con cháu họ Mạc, dù được tiếp tục trở
thành cận thần của các Chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn, song Hà Tiên không còn tồn
tại như một thể chế chính trị của dòng họ Mạc nữa. Tuy nhiên, trong một khía cạnh nào đó,
sự sụp đổ của thể chế chính trị họ Mạc ở Hà Tiên vào những năm cuối của thế kỷ XVIII lại
tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập một cách đầy đủ và toàn diện vùng đất Hà
Tiên vào lãnh thổ Việt Nam ngay trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XIX.
Trong thời kỳ phát triển và bành trướng của chủ nghĩa tư bản, thời đại “thương mại
Biển Đông” thế kỷ XVII, XVIII, được Mạc Cửu và dòng họ Mạc khơi dậy tiềm năng, Hà
Tiên và toàn bộ dải đất duyên hải cực Nam cùng các đảo ven bờ và ngoài khơi nhanh chóng
hồi sinh, hội tụ dân lưu tán, phát triển giao lưu buôn bán, trở thành một trong bốn trung tâm
thương mại hàng đầu của Nam Bộ và giữ vị trí không thể thay thế trong giao thương quốc tế
trên bờ vịnh Thái Lan.
Công cuộc khai phá đất đai và xác lập chủ quyền của các Chúa Nguyễn ở Nam Bộ
được triển khai theo phương thức tranh thủ chiếm những vùng đất trống, những địa điểm
quan trọng mà thuận lợi, vừa thúc đẩy quá trình khai phá đất đai, vừa xác lập, củng cố và
bảo vệ chủ quyền một cách vững chắc. Hà Tiên, vì thế trở thành mục tiêu số một của các
Chúa Nguyễn sau khi đã đặt được cơ sở vững chắc ở Sài Gòn - Bến Nghé.
Hà Tiên xa xôi nhưng có lịch sử gia nhập vào lãnh thổ Việt Nam từ sớm và cũng
sớm được Chúa Nguyễn sử dụng như một cứ điểm then chốt, một bàn đạp có vai trò quyết
định, một chìa khóa vạn năng cho dân tộc Việt Nam mở cửa tiến sâu vào miền Tây Nam Bộ
và tỏa rộng ra đại dương, hoàn thành quá trình xác lập chủ quyền và bảo vệ toàn vẹn lãnh
thổ Việt Nam.
3. ĐẨY MẠNH KHAI HOANG LẬP LÀNG, CỦNG CỐ NỀN HÀNH CHÍNH,
BẢO VỆ TOÀN VẸN LÃNH THỔ TRONG ĐIỀU KIỆN CHIẾN TRANH Ở
NHỮNG THẬP KỶ CUỐI THẾ KỶ XVIII
Cuối thế kỷ XVIII là thời kỳ khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến ở Việt
Nam. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ khắp hai miền Đàng Trong và Đàng
Ngoài, dẫn tới chiến tranh nông dân trên phạm vi toàn quốc và kết tinh trong phong trào
nông dân Tây Sơn.

407
Chúa Nguyễn Phúc Thuần, trước sự uy hiếp trực tiếp từ hai phía Bắc (của quân
Trịnh), Nam (của quân Tây Sơn), không còn cách nào khác phải cùng toàn bộ hoàng gia và
triều đình rời bỏ Phú Xuân chạy vào Gia Định.
Từ năm 1776 đến năm 1785, quân Tây Sơn đã 5 lần tấn công vào Gia Định và trên
thực tế, trong hàng chục năm, vùng đất Nam Bộ liên tiếp trở thành bãi chiến trường ác liệt
giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn. Xét ở một góc độ nào đó, trong cuộc giằng co này,
vùng đất Nam Bộ lần lượt nằm dưới sự quản lý của Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Bối cảnh lịch
sử hết sức đặc biệt đó lại có tác động lớn đến công cuộc khai hoang lập làng, quản lý và bảo
vệ chủ quyền vùng đất Nam Bộ suốt những thập kỷ cuối thế kỷ XVIII.
Hoàn cảnh chiến tranh và nội chiến suốt mấy thập kỷ cuối thế kỷ XVIII, tuy gây ra
muôn vàn khó khăn trở ngại, nhưng trong thực tế đã không ngăn cản nổi bước chân khai phá
của người Việt trên vùng đất Nam Bộ. Ngược lại, bối cảnh lịch sử đặc biệt của khu vực thời
kỳ này đã thúc đẩy công cuộc khai hoang, lập làng phát triển mạnh, đưa công cuộc khai phá
vùng đất Nam Bộ lên một giai đoạn mới đầy khả quan.
Chiến tranh đã gây hao tổn nhiều sức nhiều sức của đối với cả Tây Sơn và Nguyễn
Ánh, nhưng trái lại, chính các hoạt động quân sự, hoạt động kinh tế tại chỗ, trong đó có khai
khẩn đất đai, mở mang làng xóm lại có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại và đều được các
thế lực đối lập đặc biệt quan tâm triển khai.
Giai đoạn trước 1788, các hoạt động khai khẩn đất hoang phần nhiều mang tính tự
phát và chủ yếu là của lực lượng Nguyễn Ánh. Những lần trở lại Gia Định trong thế đối đầu
và giằng co với quân Tây Sơn, cùng với những hoạt động quân sự của nhà Tây Sơn chống
Nguyễn Ánh diễn ra ác liệt khiến Nguyễn Ánh và lực lượng quân đội của ông đã phải chạy
khắp các vùng Nam Bộ. Đây lại là một điều kiện thuận lợi cho Nguyễn Ánh và quân
Nguyễn mở rộng các hoạt động khai phá đất đai, phát triển sản xuất ở những vùng xa xôi,
hẻo lánh và hiểm yếu để duy trì và tăng cường lực lượng chống lại Tây Sơn.
Từ năm 1788, khi đã thành lập được hệ thống chính quyền tương đối vững chắc ở
Gia Định, chính sách của chính quyền Nguyễn Ánh có tác động thúc đẩy mạnh mẽ hơn các
hoạt động khai hoang, lập làng.
Năm 1789, Nguyễn Ánh đặt ra chức quan Điền tuấn và cử đi các nơi khuyến khích
khẩn hoang, lập làng, phát triển kinh tế nông nghiệp. Một trong những yếu tố thúc đẩy sự
mở mang đất đai của thời kỳ này là việc áp dụng chế độ đồn điền, khai phá đất hoang, mở
rộng diện tích canh tác, nhằm giải quyết nhu cầu lương thực trước mắt cho quân lính, đồng
thời để chuẩn bị lương thảo cho cuộc

408
chiến tranh chống lại quân Tây Sơn. Tất cả các cơ quan chính quyền, không kể là hành
chính hay quân sự đều phải mộ dân khai hoang lập đồn điền. Các đồn điền không hạn chế ở
người Việt mà cả người Hoa và người Khmer. Bên cạnh đó, những chính sách bảo vệ sức
sản xuất, khuyến nông cũng được đưa ra và thực hiện triệt để.
Để thành lập những xã thôn mới, chúa Nguyễn cho phép và tạo thuận lợi để những
người có điều kiện đứng ra chiêu mộ dân khai hoang. Nguyễn Ánh còn đặt ra những tiêu chí
rất cụ thể về quy mô, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi loại đơn vị hành chính cơ sở được
thiết lập. Cùng với diện tích ruộng đất mở mang thêm là số xã, thôn ở Nam Bộ tăng lên
nhanh chóng trong ba thập niên cuối thế kỷ XVIII.
Nguyễn Ánh xuất hiện trên vũ đài lịch sử bắt đầu từ năm 1774 với vai trò của người
chỉ huy quân sự. Năm 1780, ông xưng Vương và đến năm 1788, ông mới bắt đầu thiết lập
một hệ thống chính quyền mới ở Nam Bộ.
Trên cơ sở nghiên cứu kỹ bản đồ, Nguyễn Ánh đã chia đặt lại các đơn vị hành chính
cho phù hợp với tiến trình khai khẩn và khả năng quản lý của chính quyền. Ngô Cao Lãng
trong sách Lịch triều tạp kỷ cho biết: “Tháng 11, Chúa Nguyễn [Nguyễn Ánh] tra cứu chiếu
theo bản đồ, phân chia địa giới 3 dinh [Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ]. [Lại cho rằng
đạo Trường Đồn là đất xung yếu của 3 dinh, bèn đổi làm Trường Đồn dinh, thống trị] một
huyện là Kiến Khang, và chia huyện này làm 3 tổng Kiến Đăng, Kiến Hòa và Kiến Hưng,
thiết lập lỵ sở Trường Đồn dinh ở giồng Cai Én (.....) đặt riêng quan đóng giữ, coi quản chăn
nuôi dân chúng, tùy tiện trưng thu phú thuế, bãi bỏ hết 9 trường và 9 kho ở các xứ Quy Hóa,
Quy An, Cảnh Dương, Thiên Mụ, Gian Thào (Quản Thảo), Hoàng Lạp, Tam Lịch (Tam
Lạch), Bá Cảnh (Bả Canh) và Tân Thạnh (Tân Thịnh) mà trước
kia đã đặt để thu thuế”1. Sách khẳng định sự kiện này không chỉ ghi nhận một
bước tiến dài trong việc xác định địa giới các dinh, mà còn hoàn chỉnh hệ thống chính
quyền, trực tiếp quản lý dân chúng và thu thuế: “Đến đây, Chúa Nguyễn [Nguyễn Ánh] mới
chia định địa giới các dinh, đặt thêm Trường Đồn dinh thuộc Kiến Khang và đều có lỵ sở.
Tổ chức ở địa phương cho phép nộp ở nơi quan thú thủ địa phương. Cho nên 9 trường đều
bãi bỏ”2.
Trong xây dựng hệ thống chính quyền, Nguyễn Ánh chú trọng tuyển dụng lực lượng
văn quan. Nhiều trí thức lớn của Nam Bộ lúc đó như Lê Quang Định, Phạm Đăng Hưng,
Trịnh Hoài Đức, Ngô Tòng Châu, Ngô Nhân Tĩnh... đều hăng hái tham gia chính quyền của
Nguyễn Ánh. Công đồng thự - Hội đồng quan chức

1
Ngô Cao Lãng: Lịch triều tạp kỷ, Tập 2, sđd, tr 194-195.
2
Ngô Cao Lãng: Lịch triều tạp kỷ, Tập 2, sđd, tr 195-196.

409
cao cấp gồm cả văn - võ quan, mà về sau đóng vai trò như Cơ mật viện dưới triều vua Gia
Long được lập ra từ năm 1788. Đặt nhà công đồng để làm nơi các quan văn, võ hội bàn. Tất
cả các việc đem thi hành đều đóng ấn công đồng, khắc bốn chữ “mọi người đồng ý”. Hệ
thống chính quyền được tổ chức từ trên xuống dưới theo 6 bộ (Lại, Hộ, Công, Lễ, Binh,
Hình). Cũng vào năm 1788, hệ thống quan chức địa phương ở Nam Bộ được hoàn thiện.
Nguyễn Ánh triệt để khai thác các lực lượng quân sự vốn đã được tổ chức từ trước
để phục vụ cho công cuộc khai phá đất đai, bảo vệ chủ quyền và chiến đấu chống lại quân
Tây Sơn.
Để thuận tiện cho việc quản lý dân cư và tuyển lính, Nguyễn Ánh hạ lệnh cho cả 4
dinh làm lại sổ hộ tịch, ghi đầy đủ họ tên, tuổi quê quán của các hạng dân vào sổ. Tháng 6
1
năm 1788, ông sai lựa chọn những binh sĩ gan dạ, lập ra đội quân "chiến tâm" làm nòng cốt
trong quân đội. Nguyễn Ánh còn lập ra những xưởng đóng chiến thuyền, đúc đại bác và cử
người sang các nước mua thêm vũ khí, chế đạn dược. Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn xây dựng
nhiều thành luỹ, đồn ải để tăng
cường lực lượng phòng thủ.
Đồng thời, Nguyễn Ánh cũng đã cho du nhập các định chế về luật pháp, ông cũng
tìm cách cải thiện luật lệ về thương mại và thuế khóa, xây dựng hệ thống giao thông. Về
giáo dục, tại Sài Gòn, Nguyễn Ánh đã thiết lập hệ thống trường công đầu tiên. Dần dần,
Nguyễn Ánh tổ chức khu vực Nam Bộ theo quy mô như một quốc gia. Đến năm 1789,
Nguyễn Ánh còn cho đặt Sứ quán để làm nơi đón tiếp và cư trú cho sứ giả các nước. Tại
Chính dinh - thành Gia Định - Nguyễn Ánh cho kiện toàn và chia phiên trực ở công thự.
Đồng thời với việc kiện toàn các ty, Nguyễn Ánh cho cải tổ và thuyên chuyển quan chức
giữa các bộ ở triều đình. Nhìn chung, cơ cấu và tổ chức bộ máy hành chính ở Nam Bộ đến
đây đã khá hoàn chỉnh và tương đối độc lập.
Đồng thời với việc tổ chức hệ thống chính quyền trung ương, Nguyễn Ánh cho xây
dựng Gia Định thành thủ đô của toàn vùng Nam Bộ. Trịnh Hoài Đức là một trong những
người giữ trọng trách ở đây đã mô tả khá chi tiết toàn bộ quá trình hình thành của trấn thành
Gia Định, trong đó đặc biệt là giai đoạn Gia Định giữ vai trò là Kinh đô: “Ngày 4 tháng 2
năm Canh Tuất thứ 13 (1790), tại chỗ gò cao thôn Tân Khai thuộc đất Bình Dương, Ngài
[Nguyễn Ánh] mới cho đắp thành Bát Quái như hình hoa sen, mở ra 8 cửa, có 8 con đường
ngang dọc, từ đông đến tây là 131 trượng 2 thước ta, từ nam đến bắc cũng như thế, bề cao
13 thước ta,

1
Tức là đội quân cảm tử.

410
chân dày 7 trượng 5 thước ta, đắp làm 3 cấp, tọa ngôi Càn, trông hướng Tốn. Trong thành
phía trước bên tả dựng Thái miếu, giữa làm sở hành tại, bên tả là kho chứa, bên hữu là Cục
Chế tạo, xung quanh là các dẫy nhà cho quân túc vệ ở. Trước sân dựng cây cột cờ ba tầng,
cao 12 trượng 5 thước ta, trên có làm chòi canh vọng đẩu bát giác tòa, ở bên treo cái thang
dây để thường xuyên lên xuống, trên có quân ngồi canh giữ, có điều gì cần cảnh báo thì ban
ngày treo cờ hiệu, ban đêm treo đèn hiệu canh gác, các quân cứ trông hiệu đó để tuân theo
sự điều động. Hào rộng 10 trượng 5 thước, sâu 4 thước ta, có cầu treo thả ngang qua, bên
ngoài đắp lũy đất, chu vi 794 trượng, vừa hiểm trở, vừa kiên cố tráng lệ. Ngoài thành đường
sá chợ phố ngang dọc được sắp xếp rất thứ tự, bên ngoài là đường cái quan từ cửa Chấn
Hanh qua cầu Hoa Mỹ đến sông Bình Đồng tới trấn Biên Hòa; đường cái qua bên phải gặp
chỗ nào cong thì giăng dây để uốn thẳng lại, đầu từ cửa Tốn Thuận qua chùa Kim Chương,
từ phố Sài Gòn đến cầu Bình An qua gò chùa Tuyên đến sông Thuận An. Bến đò Thủ Đoàn
đưa qua sông Hưng Hòa, trải qua gò Trấn Định rồi đến gò Triệu. Đường rộng 6 tầm, hai bên
đều trồng cây mù u và cây mít là những thứ cây thích hợp với đất này. Cầu cống thuyền
bến đều luôn được tăng gia việc tu bổ, đường rộng suốt phẳng như đá mài, gọi là đường
Thiên lý phía nam...”1. Như thế có thể hình dung thành Gia Định được xây dựng theo kiến
trúc Vauban hiện đại của phương Tây, có kết hợp với phong cách kiến trúc quân sự Á Đông
và cách thức quy hoạch theo kiểu một Kinh thành và Vương thành2.

1
Trịnh Hoài Đức: Gia Định thành thông chí, sđd, tr 216-217.
2
Thành Gia Định (thành Quy) khi Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn còn được sửa chữa lại và “làm cao thêm 1
thước 5 tấc, xây đá”. Đến năm 1832 Minh Mệnh cho đổi làm thành tỉnh Phiên An. Năm 1833 Lê Văn Khôi
khởi nghĩa, chiếm thành Phiên An làm căn cứ chống lại triều đình. Năm 1835, sau khi đánh bại khởi nghĩa
Lê Văn Khôi, Minh Mệnh quyết định bỏ thành Phiên An (tức thành Quy) và xây dựng thành Gia Định mới
(thành Phụng) ở ngay bên cạnh đông bắc của thành Quy.

411
Thành Sài Gòn năm 1799

Đô thị Sài Gòn vốn đã là trung tâm đô hội hàng đầu Nam Bộ, đến thời điểm này với
chức năng của một Kinh đô đang phát triển trội vượt và chuyển nhanh sang hướng một đô
thị hiện đại. Sài Gòn lúc này đã là trung tâm hành chính
- quân sự và kinh tế lớn nhất của toàn vùng Nam Bộ và dần dần trở thành trung tâm kinh tế
lớn nhất của cả nước.
Trong thời gian này, trị sở của các dinh cũng được gia cố, tu bổ; hệ thống hành chính
cấp cơ sở được đặc biệt quan tâm. Nguyễn Ánh chủ trương tổ chức các

412
đơn vị hành chính theo quy mô, với bộ máy quản lý gọn nhẹ, kết hợp giữa quản lý hành
chính và quản lý xã hội.
Nét nổi bật của bộ máy nhà nước của Chúa Nguyễn nói chung và Nguyễn Ánh hồi
cuối thế kỷ XVIII ở Nam Bộ nói riêng là chính quyền mang tính quân sự mạnh. Tuy
nhiên, chính quyền Gia Định được thành lập dựa trên sự chủ động và sáng tạo của con
người Gia Định, trong đó Nguyễn Ánh đóng vai trò trung tâm lại là người hiểu dân và
nhờ có dân Nam Bộ giúp đỡ và che chở mà ông mới có thể bảo toàn được tính mạng và
làm nên công danh, sự nghiệp. Vì thế, Nguyễn Ánh đã có những ứng xử thân dân khá linh
hoạt, duy trì tính tự trị mạnh ở cơ sở và tương đối phù hợp với điều kiện xã hội Nam Bộ
lúc đó. Đây có thể được coi là bước chuẩn bị cho sự tái cấu trúc và hoàn thiện hệ
thống quản lý ở Nam Bộ khi vương triều Nguyễn thành lập ở đầu thế kỷ XIX.
Thời kỳ này việc bảo vệ chủ quyền của người Việt trên vùng đất Nam Bộ tiếp tục
được thực hiện, thông qua vai trò của cả nhà Tây Sơn và chính quyền Nguyễn Ánh, và trên
hết là của chính người dân Nam Bộ.
Cùng với việc xác lập và thực thi chủ quyền, các Chúa Nguyễn còn chú trọng đến
việc bảo vệ chủ quyền của Đàng Trong trên vùng đất Nam Bộ. Các Chúa Nguyễn khi xác
lập được chủ quyền đến đâu thì ngay lập tức xây dựng bộ máy chính quyền và tổ chức quân
đội để bảo vệ đến đó. Bên cạnh đó việc bố trí lực lượng quân sự, thiết lập các đồn thủ ở
những nơi xung yếu, triệt để sử dụng các lực lượng thần phục, huy động cao độ sức dân tại
chỗ, đập tan mọi hành động xâm lược và lấn chiếm đất đai của ngoại bang là những công
việc hàng đầu mà các Chúa Nguyễn triển khai và thực thi ở đây. Đặc biệt các Chúa Nguyễn
không chỉ thiết lập chủ quyền, mà còn thực sự đi đầu và có những đóng góp to lớn trong
công cuộc bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở các vùng biển đảo.
Như vậy, các Chúa Nguyễn, trong những thế kỉ XVII, XVIII đã có vai trò rất lớn
trong việc bảo vệ và củng cố chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ. Các thế lực
âm mưu đe dọa và xâm phạm đến biên giới đất nước (dù là biên giới đất liền hay biên giới
biển đảo) đều bị đánh bại và bị đẩy lùi. Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh lãnh thổ của
Đàng Trong trên vùng đất Nam Bộ đã được bảo vệ vững chắc.
Ngay từ những năm 1771-1773, khi Nguyễn Ánh chưa vào đến đất Gia Định thì họ
Mạc và lực lượng của Chúa Nguyễn đã phải chống chọi với cuộc chiến tranh xâm lược của
quân Xiêm ở vùng Hà Tiên. Năm 1783, quân Tây Sơn ở Gia Định do Nguyễn Lữ chỉ huy
cũng phải đương đầu với một đạo liên quân Xiêm - Chân Lạp ở vùng Sa Đéc. Nhưng
tiêu biểu cho ý chí bảo vệ chủ quyền

413
vùng đất Nam Bộ, phải kể đến chiến công ngày 19 tháng 1 năm 1785 của Tây Sơn
ở Rạch Gầm - Xoài Mút.
Trước tình thế khó khăn trong cuộc đối đầu với Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã tìm cách
lôi kéo Xiêm vào Gia Định với mục đích chống lại Tây Sơn.
Vào nửa cuối thế kỉ XVIII, Xiêm trở thành một vương quốc lớn mạnh ở vùng Đông
Nam Á, ráo riết thi hành chính sách bành trướng nhằm thôn tính toàn bộ đất đai Chân Lạp
và vùng đất Gia Định của Đàng Trong. Chớp thời cơ, vua Xiêm điều động 50.000 quân thực
hiện dã tâm xâm chiếm vùng đất Nam Bộ. Được các thế lực chống đối Tây Sơn ở trong
nước tiếp sức, chỉ trong vòng nửa năm, từ tháng 6 năm 1784 đến tháng 1 năm 1785, quân
Xiêm đã chiếm được phần nửa đất Gia Định.
Đây là một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn, có sự chuẩn bị chu đáo, trong
điều kiện tương quan lực lượng vô cùng chênh lệch, vùng đất Nam Bộ vừa mới được tích
hợp và đất Đàng Trong chưa có nhiều thời gian để tổ chức, củng cố. Nền độc lập dân tộc và
toàn vẹn lãnh thổ lúc này trở nên vô cùng mong manh và tất cả đang đặt cược vào tinh thần
yêu nước, ý thức và trách nhiệm trước sự mất còn chủ quyền lãnh thổ của cộng đồng dân cư,
đặc biệt là của nhân dân Nam Bộ.
Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn vốn xuất phát từ một phong trào nông dân với mục tiêu
đấu tranh giành cơm áo, giành quyền sống cho những người dân nghèo, những tầng lớp
cùng khổ của xã hội. Trong quá trình phát triển, phong trào nông dân Tây Sơn đã từng bước
vươn lên đảm nhiệm sứ mệnh bảo vệ nền độc lập dân tộc trong bối cảnh vô cùng khó khăn
phức tạp ở những thập kỷ cuối thế kỷ XVIII, vì thế phong trào nông dân Tây Sơn nhanh
chóng được dân chúng Nam Bộ hưởng ứng và đi theo. Đấy là nguồn sức mạnh thần kỳ giúp
cho Nguyễn Huệ và bộ chỉ huy quân Tây Sơn ở Gia Định làm nên thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Xiêm.
Sau gần hai tháng chuẩn bị và chỉ trong một ngày, với quân số chưa bằng một nửa
quân Xiêm, quân Tây Sơn do thiên tài quân sự Nguyễn Huệ lãnh đạo đã làm nên một trận
quyết chiến chiến lược tại Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 300 chiến thuyền với gần 50.000
quân xâm lược Xiêm, tiêu diệt và quét sạch chúng ra khỏi đất Gia Định, thu hồi những vùng
đất bị chiếm đóng và làm tiêu tan tham vọng của vua Xiêm đối với phần lãnh thổ cực Nam
của nước ta.
Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút ngày 19 tháng 1 năm 1785 thêm một lần nữa
khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của nước ta đối với đất Nam Bộ, rằng đó không phải là
vùng đất vô chủ, mà là thành quả khai phá của người Việt từ hàng thế kỷ trước. Đây không
chỉ khẳng định ý chí và quyết tâm bảo vệ đến cùng tất cả những thành quả khai hoang, mở
đất, xác lập chủ quyền của các thế hệ đi trước,

414
mà còn minh chứng hùng hồn khả năng có thể đánh bại bất cứ một thế lực ngoại bang nào
khi chúng liều lĩnh xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam ở Nam Bộ.
Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút là một trong những chiến công vĩ đại nhất trong
lịch sử chống ngoại xâm vô cùng oanh liệt của dân tộc Việt Nam ta, mà linh hồn của chiến
thắng chính là những người nông dân “áo vải cờ đào” Đàng Trong, trong đó có vai trò hết
sức to lớn của những người dân ấp, dân lân Nam Bộ.
Trong hoàn cảnh chiến tranh và nội chiến diễn ra ác liệt, công cuộc khai phá đất đai
vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Nền hành chính Đàng Trong nhanh chóng được củng cố, công
cuộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ lại đạt được những thành tựu rực rỡ.
Với sự nỗ lực không ngừng không nghỉ, cùng mồ hôi công sức của chính cộng đồng
đa tộc người Nam Bộ, đã mở mang bờ cõi, xác lập chủ quyền Việt Nam trên vùng đất này.
Nguyễn Ánh từng bước củng cố hệ thống tổ chức, quản lý, tiến tới cải cách nền hành chính
ở Nam Bộ, hình thành nên một hệ thống chính quyền Gia Định. Tuy trên căn bản vẫn là kế
thừa thành tựu thiết lập bộ máy quản lý Nam Bộ của các đời Chúa Nguyễn trước đó, nhưng
hệ thống chính quyền do Nguyễn Ánh mới thiết lập thực sự có bản sắc riêng. Thiết lập một
hệ thống tổ chức và quản lý tương đối chặt chẽ và thống nhất, vừa tăng cường được quyền
kiểm soát của Gia Định xuống tận cơ sở, vừa bảo đảm cho các cơ sở quyền tự trị, tự quản
của mình, Nguyễn Ánh đã đưa việc thực thi chủ quyền của Đàng Trong trên đất Nam Bộ
tiến thêm một bước mới.
Trong bối cảnh thời chiến vô cùng khó khăn phức tạp ấy, nhân dân Nam Bộ đã thực
sự kiên cường và dũng cảm, cần cù và nhẫn nại, toàn tâm, toàn sức khai phá đất đai, phát
triển sản xuất, bảo vệ xóm ấp, đồng điền, giữ vững chủ quyền quốc gia lãnh thổ. Lực lượng
Nguyễn Ánh tuy phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước hành động mở đường cho quân
Xiêm vào dầy xéo đất nước, nhưng lại có vai trò to lớn với những đóng góp nổi bật trong
công cuộc khai phá đất đai, xây dựng nền hành chính và tổ chức quản lý phát triển đất nước
ở Nam Bộ. Phong trào nông dân Tây Sơn, trái lại đã làm nên kỳ tích anh hùng của lịch sử
chống ngoại xâm trên đất Nam Bộ, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia lãnh thổ, nhưng lại
tỏ ra thiếu thốn kinh nghiệm và không mấy thành công trong xây dựng và phát triển kinh tế,
xã hội. Trong mối quan hệ riêng rẽ với nhau thì họ là cừu thù; nhưng trong mối quan hệ
chung với đất nước với nhân dân, thì họ đều đáng được tôn vinh là những anh hùng mở cõi.

415
Thông qua những cố gắng không biết mệt mỏi của họ mà người dân Nam Bộ có
điều kiện được dự nhập sâu hơn, đầy đủ hơn vào lịch sử phát triển của toàn vùng và của
đất nước. Tất cả đã tạo dựng nên một bức tranh chân thực với nhiều gam màu, sinh
động, đa chiều và đa dạng của vùng đất Nam Bộ cuối thế kỷ XVIII.

4. MỞ RỘNG CÁC HÌNH THỨC KHAI HOANG, XÂY DỰNG NỀN HÀNH
CHÍNH THỐNG NHẤT, ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ
TRÊN ĐẤT NAM BỘ
4.1. Đào kênh, phát triển kinh tế, ổn định xã hội, tăng cường
các nguồn lực bảo vệ biên giới Tây Nam
Không đợi đến khi người Việt vào khai phá, miền Tây Nam Bộ mới xuất hiện các
dòng kênh nhân tạo. Từ rất xa xưa, trong thời kỳ văn hóa Óc Eo, người Phù Nam đã rất giỏi
đào kênh, phát triển sản xuất nông nghiệp và mở rộng giao lưu buôn bán1. Lúc đầu, có thể là
học được truyền thống của người Phù Nam, khi mới đặt chân tới vùng đất Nam Bộ, người
Việt đã bắt tay ngay vào việc đào kênh. Người mở đầu truyền thống đào kênh khai hoang ở
miền biên giới Tây Nam này
chính là người khai mở hệ thống hành chính Nam Bộ - Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn
Hữu Cảnh. Nhưng phải đến thời các vua nhà Nguyễn thì công cuộc đào kênh mới thực sự
trở thành một chiến lược phát triển, đặc biệt là đối với khu vực miền Tây Nam Bộ.
Dưới triều vua Gia Long và Minh Mệnh, một khối lượng lớn các công trình trị thủy
kỳ vĩ đã được tiến hành, trong đó tiêu biểu nhất là các công trình đào kênh Thoại Hà (1817),
nạo vét, cải tạo kênh Bảo Định (1819), đào kênh Vĩnh Tế (1820- 1824), kênh Vĩnh An
(1843-1844).
Con kênh đào quy mô lớn đầu tiên được thực hiện dưới triều Nguyễn là kênh Thoại
Hà nối liền Long Xuyên với sông Kiên của Rạch Giá, nên còn được gọi là kênh Rạch Giá -
Long Xuyên. Tháng 11 năm Đinh Sửu (1817), theo lệnh của vua Gia Long, Thoại Ngọc Hầu
đã huy động khoảng 1.500 dân binh tiến hành đào kênh trong một tháng thì hoàn thành. Con
kênh có bề ngang 51m và dài hơn 30km. Nhờ nguồn nước ngọt dồi dào mà việc đi lại, giao
thương ở vùng Châu Đốc

1
Các nhà Khảo cổ học đã phát hiện ra hàng trăm cây số kênh đào từ Ba Thê - Óc Eo tỏa ra các hướng:
Tuyến thứ nhất từ Ba Thê - Óc Eo chạy thẳng đến Angkor Borei. Tuyến thứ hai chạy từ Ba Thê - Óc Eo
đến Nền Chùa - được coi là tiền cảng của cảng thị Óc Eo. Đây là tuyến kênh đi ra biển. Bám sát dọc hai
bên bờ kênh này có nhiều dấu tích cư trú của người Phù Nam. Tuyến thứ ba nối liền Ba Thê - Óc Eo với
cụm di tích Đá Nổi - vốn là đền đài quan trọng. Đây vừa là dấu tích của những công trình thủy lợi bề thế,
vừa là hình bóng còn lại của các tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền những hệ thống cảng, đô thị
cổ, các trung tâm kinh tế, hành chính và tôn giáo lớn nhất và quan trọng nhất của Vương quốc Phù Nam.

416
Tân Cương trở nên thuận lợi, tạo ra sức hấp dẫn mạnh đối với dân nghèo khẩn hoang. Kênh
Thoại Hà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tháo một phần nước lụt của sông Hậu ra
biển. Với ý nghĩa này, kênh Thoại Hà được xem là công trình thoát lũ đầu tiên ở đồng bằng
sông Cửu Long. Tên kênh Thoại Hà chính là vua Gia Long đã lấy tên của Thoại Ngọc Hầu
đặt cho con kênh mới đào này.
Con kênh đào đầu tiên và có vai trò chiến lược quan trọng trên vùng đất Nam Bộ
trong công cuộc Nam tiến của người Việt có thể kể đến chính là con kênh Bảo Định (Tiền
Giang). Thoạt đầu, dòng kênh này được lấy tên là kênh Vũng Gù đã được đào từ năm 1705,
nhưng vì có nhiều khúc quanh co, nhỏ hẹp, mỗi ngày một nông cạn, rất khó đi lại. Trước
tình trạng đó, vào năm 1819, vua Gia Long ra lệnh đào vét và mở rộng con kênh từ Vọng
Thê đến Húc Đồng - bến Mỹ Tho dài 40,5 dặm, huy động đến gần 10.000 nhân công, tiến
hành trong khoảng hơn 3 tháng mới hoàn thành.
Kênh Vĩnh Tế nối Châu Đốc với Hà Tiên được chính thức khởi công vào giữa tháng
Chạp năm Kỷ Mão (1819) (đầu năm 1820), sau một thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, thể hiện sự
quan tâm đặc biệt của vua Gia Long với vùng biên viễn Tây Nam. Đây cũng lại là công
trình do chính Thoại Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại thiết kế, huy động đến 80.000 lượt binh
dân Việt và Chân Lạp và phải làm ròng rã gần 5 năm (1820-1824), bằng những dụng cụ thô
sơ và sức lao động cơ bắp là chính. Kênh này còn là đường ranh giới giữa Việt Nam và
Chân Lạp lúc đó. Kênh Vĩnh Tế là một công trình kỳ vĩ, nối liền Châu Đốc - Hà Tiên, với
chiều dài gần 100km, lòng kênh rộng khoảng 40m, sâu 2-3m. Con kênh này vừa là con
đường giao thông thuỷ, đồng thời là hệ thống tưới tiêu, góp phần ổn định tình hình an ninh
biên giới Tây Nam, đúng như Trịnh Hoài Đức nhận xét: “Từ đó kế hoạch quốc gia về biên
giới cũng như sự buôn bán của nhân dân cùng hưởng sự tiện lợi vô cùng”1.

1
Trịnh Hoài Đức: Gia Định thành thông chí, sđd, tr 83.

417
Kênh Vĩnh Tế đoạn qua thị xã Châu Đốc
Ghi nhận công lao to lớn của vợ chồng viên quan trấn thủ Thoại Ngọc hầu, vua Minh
Mệnh đã lấy tên vợ ông là bà Châu Thị Vĩnh Tế để đặt tên cho dòng kênh là Vĩnh Tế Hà và
cho dựng bia ở bờ kênh để ghi nhớ. Năm Minh Mệnh thứ 17 (1836), nhà vua cho đúc Cửu
đỉnh và hình ảnh kênh Vĩnh Tế được đúc nổi ở Cao đỉnh.
Ngoài 2 kênh Thoại Hà và Vĩnh Tế, triều Nguyễn còn cho khai đào con kênh thứ 3 ở
vùng biên giới Tây Nam Bộ, đó là kênh Vĩnh An. Công việc chuẩn bị đào kênh Vĩnh An
được vua Thiệu Trị giao cho Tổng đốc và Tuần phủ An Giang là Nguyễn Công Nhàn và
Nguyễn Công Trứ. Từ tháng 11 năm Quý Mão (1843), công việc đào kênh bắt đầu. Triều
đình huy động 5.000 dân phu đào một đoạn kênh dài 550 trượng trong một tháng. Sau đó,
công việc tạm ngừng. Đến đầu năm Giáp Thìn (1844), triều Nguyễn lại tiếp tục huy động
binh dân làm trong một tháng nữa thì hoàn thành. Sau khi đào xong, dòng sông dài 3.695
trượng, trên rộng 6 trượng, dưới rộng 3 trượng, sâu khoảng 9 thước. Lúc đầu, vua Thiệu Trị
đặt tên kênh là Long An, từ sau năm Ất Tỵ (1845) đổi tên thành Vĩnh An.
Trong chiến lược đối với vùng biên viễn Tây Nam của triều Nguyễn, việc dựng đồn,
đặt quân trú phòng, mở đường giao thông chỉ là một bước, còn việc đưa dân đến định cư,
khai phá đất đai, mở mang diện tích, lập làng ấp, mở rộng sản

418
xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, ổn định xã hội mới thực sự là kế sách lâu dài. Các vua
Gia Long, Minh Mệnh đều đặc biệt quan tâm đến vấn đề ổn định tình hình biên giới Tây
Nam và tạo nhiều điều kiện hết sức thuận lợi cho việc chiêu dân khai hoang lập làng, tạo
nên lực lượng xã hội đủ mạnh để bảo vệ vững chắc miền biên giới. Nhà Nguyễn cho phép
thành lập ở đây các làng mới không nhất thiết phải có đủ dân số và diện tích như quy định
chung. Nhóm người đi khai hoang, sau khi khai phá được một số đất đai, tuy chưa đủ rộng,
nhưng cùng đứng tên cam kết chịu thuế, quy tụ thêm dân đến ở, thì cũng có thể được chấp
thuận cho lập một làng.
Nhiều thế hệ người Việt, người Khmer, người Hoa… nối tiếp nhau tìm đến vùng
biên giới Tây Nam khai hoang trồng trọt, lập làng ấp. Họ gồm nhiều thành phần khác nhau
như người nghèo phiêu dạt đến, người ứng mộ đi lập ấp hay lập đồn điền, người trốn tránh
sự truy nã, bắt bớ của quan lại, những người không muốn phục tùng triều đình, những tín đồ
tôn giáo, tín ngưỡng và cả những tù nhân tội nhẹ và có thể cả binh lính đồn trú… Họ phải
đối mặt và vượt lên vô vàn khó khăn, trở ngại về điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, về chiến
tranh loạn lạc... Công việc khai phá đất đai vô cùng gian khổ, nhưng đã đặt được cơ sở cho
sự phát triển của vùng biên cương Tây Nam.
Với sự quan tâm, khuyến khích của nhà nước và sự nỗ lực không biết mệt mỏi của
người dân, kinh tế nông nghiệp vùng biên giới Tây Nam đã có những biến chuyển căn bản.
Diện tích canh tác được mở rộng, cơ cấu cây trồng cũng ngày một phong phú. Hàng năm,
nông nghiệp Châu Đốc sản xuất ra một khối lượng khá lớn thóc gạo, nông phẩm để nuôi
sống cư dân, cung cấp cho thị trường trong vùng và bán sang Chân Lạp. Lương thực cung
cấp cho lực lượng quân đội đồn trú bảo vệ vùng biên giới, nhất là ở Hà Tiên, Châu Đốc và
cả Trấn Tây Thành, chủ yếu thu mua từ thóc gạo của dân chúng trong vùng. Ngoài việc
cung cấp cho nhu cầu của quân đội đồn trú, các công trình kinh tế - xã hội khác được tiến
hành ở vùng biên như đào kênh, đắp đồn bảo... Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, kinh tế
nông nghiệp ở vùng biên giới Tây Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX đã có những bước phát
triển đáng kể, tạo ra một diện mạo kinh tế mới ở miền biên giới.
Các con kênh đào Bảo Định, Thoại Hà, Vĩnh Tế, Vĩnh An... đã giúp cho việc đi lại ở
vùng biên giới Tây Nam trở nên dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cuộc sống của
cư dân trong vùng, ngày càng thu hút thêm nhiều lưu dân đến sinh sống. Đồng thời với việc
tổ chức đào kênh, nhà Nguyễn cũng chú trọng mở mang đường bộ, tạo thành hệ thống giao
thông thủy bộ liên hoàn, kết nối cả

419
những vùng biên cương xa xôi và cách trở trước đây trong một mạng lưới giao thương
chung, không chỉ trong nước mà cả với nước ngoài. Hơn thế, nhà Nguyễn trong chính sách
nhất quán của mình, hầu như không đánh thuế hàng hóa buôn bán ở vùng biên giới Tây
Nam (hay nếu có đánh thuế thì cũng rất nhẹ) để khuyến khích các hoạt động sản xuất và lưu
thông hàng hóa. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội, các chính sách ưu
đãi của nhà nước đã thúc đẩy vùng biên viễn Tây Nam nhanh chóng trở thành một vùng
giao thương đô hội. Sự phát triển này, đến lượt nó lại là một cơ sở ổn định đời sống chính
trị, kinh tế, xã hội vùng biên, góp phần quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới Tây Nam.
Ý thức rất rõ tầm quan trọng của vùng đất biên cương trong quan hệ với Chân Lạp và
với khu vực, kế thừa các thành quả khai phá đất đai và xác lập chủ quyền của các chúa
Nguyễn trong thế kỷ XVIII, các vua triều Nguyễn trong suốt thời gian từ 1802 đến 1862 đã
hết sức coi trọng công việc tổ chức lãnh thổ, khẳng định chủ quyền, bảo vệ toàn vẹn vùng
biên giới Tây Nam. Từng bước vững chắc và hiệu quả, hệ thống chính quyền thống nhất của
nhà nước vươn đến tận các địa phương; các đồn lũy bảo vệ đất đai, dân cư liên tiếp mọc lên;
hệ thống kênh rạch được nạo vét, đào mới phục vụ cho việc trị an, quốc phòng; chính sách
khuyến khích khẩn hoang, lập làng của chính quyền… Đó thực sự là những động thái quan
trọng và hết sức có ý nghĩa trong việc tăng cường các nguồn lực bảo vệ biên giới Tây Nam,
trong đó những hoạt động quân sự cùng với củng cố tiềm lực quốc phòng luôn luôn nằm ở
vị trí trung tâm của những động thái đó.
Trong nửa đầu thế kỷ XIX cho đến trước khi thực dân Pháp chiếm đóng Nam Kỳ, hệ
thống các đồn bảo ở vùng biên giới Tây Nam đã được xác lập khá dày đặc với quy mô khá
lớn. Các đồn bảo này không chỉ đơn thuần là những đồn binh làm nhiệm vụ quân sự, mà còn
có chức năng tổ chức các hoạt động hành chính, kinh tế, xã hội và văn hóa ở nơi địa đầu
xung yếu của đất nước. Đây là những cơ quan đại diện cho bộ máy quyền lực của chính
quyền nhà nước phong kiến triều Nguyễn ở vùng đất biên giới Tây Nam xa xôi để tảo trừ
giặc cướp, ổn định an ninh và giữ gìn trật tự trị an. Các đồn bảo này cũng làm nhiệm vụ
ngăn ngừa và chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ lãnh thổ quốc gia ở vùng cửa ngõ phía Tây
Nam đất nước. Ngoài nhiệm vụ quân sự, các đồn bảo ở vùng biên giới Tây Nam còn thực
hiện những chức năng kinh tế - xã hội, như chiêu mộ, khuyến khích, tạo điều kiện cho di
dân đến khai hoang lập làng, mở rộng sản xuất và giao thương, phát triển kinh tế - xã hội ở
vùng đất biên cương. Binh lính ở các đồn, bảo vùng biên thùy Tây Nam còn là lực lượng
trực tiếp tham gia khẩn hoang, sản xuất lương thực trong thời bình, kết hợp luyện tập quân
sự, tham gia chiến đấu khi có

420
biến động. Tất cả những điều đó phản ánh tính chất đa năng của các đồn binh thời Nguyễn.
Các đồn, bảo này vừa có chức năng hành chính - quân sự, vừa có nhiệm vụ của một đồn ải
biên phòng ở vùng cửa ngõ đất Gia Định, vừa thể hiện vai trò tiên phong trong quá trình
khẩn hoang, lập ấp, phát triển kinh tế, vừa góp phần cố kết cộng đồng, ổn định xã hội, mở
mang văn hóa giữa các dân tộc người Việt, Khmer, Chăm, Hoa có cùng số phận chung sống
ở vùng đất này.
Xác lập chủ quyền bằng đường biên giới và thiết lập hệ thống đồn bảo biên phòng
chỉ là bước đầu và một phần, trong khi biến vùng đất biên cương thành nơi cư trú ổn định,
sinh sống lâu dài, sản xuất hiệu quả của cộng đồng cư dân mới là yếu tố quyết định trong
việc xác lập và thực thi chủ quyền quốc gia đối với vùng đất đó. Nhà Nguyễn đã có những
chủ trương, biện pháp sáng tạo để tận dụng và phát huy bàn tay và khối óc lao động cần cù,
dũng cảm của các cộng đồng cư dân Việt, Hoa, Khmer, Chăm... như là những nhân tố quan
trọng trong khẳng định vai trò cũng như chủ quyền của Việt Nam tại vùng biên giới Tây
Nam. Việc khai hoang, lập ấp, đào kênh khơi ngòi là một bảo đảm chắc chắn cho công cuộc
khẳng định và bảo vệ chủ quyền ở đây. Một khi nhân dân đã tụ tập, sinh sống ổn định thì sẽ
nhanh chóng hình thành ý thức bảo vệ vùng đất ấy trước các thế lực ngoại xâm, tự giác và
chủ động nhận về mình sứ mệnh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biên giới. Do vậy, các biện
pháp kết hợp giữa phòng thủ, phát triển giao thông thủy bộ, đẩy mạnh khẩn hoang và mộ
dân lập làng, phát triển nông nghiệp, mở rộng giao thương của các vua nhà Nguyễn là một
chủ trương đúng đắn, góp phần tạo nên sự vững chắc và ổn định lâu dài vùng đất mới nơi
biên giới Tây Nam của Tổ quốc.
4.2. Các phương thức tổ chức khai hoang, chế độ ruộng đất và kinh
tế nông nghiệp Nam Bộ thế kỷ XIX
Đầu thế kỷ XIX, trên đất Nam Bộ, công cuộc khai hoang mở đất tiếp tục được đẩy
mạnh, đã biến toàn bộ những vùng đất xa xôi hẻo lánh còn lại của Nam Bộ thành đồng
ruộng xóm làng, thành cơ sở quản lý của nhà Nguyễn. Thời kỳ này cũng là thời kỳ ruộng đất
được mở rộng hơn bất cứ một thời kỳ nào trước đây và kinh tế nông nghiệp phát triển vượt
bậc, Nam Bộ trở thành thị trường lúa gạo hàng đầu khu vực và trên thế giới.
Đối với công cuộc khẩn hoang, mở rộng đất đai trên vùng đất Nam Bộ, nhà Nguyễn
đã có những quan điểm và chủ trương rõ ràng, bằng việc ban hành nhiều chỉ dụ, chiêu mộ,
khuyến khích nhân dân ra sức khai khẩn, hoặc có những hình thức phối kết hợp với nhân
dân và nhiều lực lượng khác để cùng mở mang đất đai

421
phục vụ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh quốc phòng và xác lập chủ quyền của nhà
nước trên vùng đất mới.
Các vua Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức, đặc biệt là Minh Mệnh, đều rất chú ý đến
việc tổ chức khai hoang, mở mang diện tích canh tác tại Nam Bộ. Đây thực sự là một chính
sách mở, cốt để chiêu tập được nhiều đối tượng tham gia khẩn hoang nhất, tham gia vào mọi
hoạt động mà nhà nước cần cho viêc mở mang ruộng vườn như khai đất, lập làng, đào kênh,
cung cấp giống má, nông cụ và sức kéo, tha miễn sưu thuế… để nông dân có thể chủ động
trong việc cải tạo vùng sình lầy hoang vu thành vựa lúa, vừa đảm bảo cho cuộc sống của
người dân khai hoang, vừa đáp ứng được những mục đích và quyền lợi của nhà nước.
Các vua đầu triều Nguyễn, với mục đích sớm ổn định và xác lập chủ quyền đầy đủ
của đất nước, của vương triều trên toàn bộ vùng lãnh thổ Nam Bộ đều đã ban hành nhiều chỉ
dụ về khẩn đất, chiêu dân. Những thành tựu khai hoang, mở đất của nhà Nguyễn khẳng định
những cố gắng, cũng như chính sách đúng đắn của nhà nước trung ương trong quá trình bảo
vệ và xác lập chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ.
Vương triều Nguyễn đã tổ chức khai hoang ở thế kỷ XIX theo 6 hình thức khác
1
nhau , trong đó dù là hình thức nào thì nhà nước đều đóng vai trò trung tâm cung cấp vốn,
điều kiện, phương tiện với các quy định hoàn trả, thu thuế và quản lý thông thoáng nhằm
mục đích huy động triệt để mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào công cuộc khẩn hoang và
thông qua đó, ổn định tình hình chung trên vùng đất mới và xác lập quyền quản lý thống
nhất.

1
Theo nghiên cứu của Vũ Huy Phúc thì Vương triều Nguyễn đã tổ chức khai hoang ở thế kỷ XIX theo 6
hình thức khác nhau như sau:
- Hình thức thứ nhất: Nhà nước cấp đất hoang và thóc giống cho các xã dân không có ruộng, buộc
phải khai khẩn và làm nghề nông, không được làm mạt nghệ. Nếu không chịu làm ruộng thì phải phạt 3
hộc thóc và sung làm binh lính…
- Hình thức thứ hai: Nhà nước đứng ra chiêu mộ dân, cấp tiền và đồ dùng làm ruộng, thóc giống…
đưa đi khai hoang lập nghiệp ở một số nơi đặc biệt quan trọng như Gia Định, Hà Tiên, Châu Đốc, thành
Trấn Tây, An Giang, đảo Côn Lôn.
- Hình thức thứ ba: Nhà nước cấp tiền và đồ dùng cần thiết cho những ai tự nguyện xin khai hoang
tại nơi cư trú. Khi thu hoạch xong trả lại nhà nước những thứ đã vay, còn bao nhiêu cho tự hưởng.
- Hình thức thứ tư: Nhà nước bỏ tiền thuê nông dân vỡ hoang, mỗi ngày, mỗi người 1 tiền và 1 bát
gạo. Khi thành ruộng cho họ quản nhận cày cấy, 6 năm sau mới đánh thuế tô.
- Hình thức thứ năm: Nhà nước cho phép các cá nhân nào tự nguyện, được phép đứng ra chiêu mộ
người nghèo, tổ chức lại đi vỡ hoang, với sự chu cấp về tiền nong, nông cụ… của nhà nước. Dân khai
hoang đến những nơi nhà nước yêu cầu, lập thành các làng ấp.
- Hình thức thứ sáu: Nhà nước cho phép tất cả mọi người dân trong nước đều được làm đơn xin
khai khẩn đất hoang. Được 3 năm, nhà nước đo đạc ghi chép lại số lượng diện tích, 3 năm nữa nhà nước
bắt đầu thu thuế tô.

422
Dựa trên chủ trương hợp lý và những cố gắng đồng bộ từ vương triều, quan lại các
cấp và cho đến người dân ở các địa phương, cho nên kết quả đem lại là vô cùng lớn lao, đã
làm thay đổi hoàn toàn diện mạo vẫn còn nhiều hoang sơ của vùng đất Nam Bộ.
Dưới thời các vua Nguyễn đầu thế kỷ XIX, chính sách đồn điền được thi hành triệt
để, trong đó Nam Kỳ vẫn là nơi có nhiều đồn điền nhất. Nhà Nguyễn từng bước quân sự hoá
hậu đồn điền và đến năm 1822 thì quyết định chuyển toàn bộ hậu đồn điền thành trại đồn
điền. Địa điểm chọn lập đồn điền thường là những nơi xung yếu về quân sự và có tiềm năng
đất đai. Nhà nước chủ yếu sử dụng lực lượng binh lính, bên cạnh đó còn có một số phạm
nhân đi khai khẩn, canh tác ruộng đất trong các đồn điền. Sản phẩm thu hoạch từ ruộng đất
đồn điền phần lớn nộp kho nhà nước, để đáp ứng nhu cầu tại chỗ của binh lính. Đồn điền
được phát triển mạnh hơn cả ở hai thời vua Minh Mệnh và Tự Đức. Diện tích đồn điền ở
thời điểm cao nhất ước khoảng vài chục ngàn mẫu.
Lập đồn điền để khai khẩn đất hoang trên vùng đất Nam Bộ vừa là một biện pháp mở
rộng diện tích canh tác, tăng thu nhập quốc gia, cải thiện cuộc sống cho dân nghèo, vừa góp
phần tích cực trong việc bảo vệ biên cương. Đồng thời quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất
trên những vùng đất đó cũng được khẳng định.
Nhận thức rõ tác dụng đem lại của việc đào kênh đối với sản xuất nông nghiệp và các
hoạt động kinh tế, cũng như an ninh quốc phòng, các vua đầu triều Nguyễn đã nối tiếp thực
thi công việc khai đào kênh rạch. Dưới hai triều vua Gia Long và Minh Mệnh, các hoạt động
khai kênh liên tục được tiến hành, huy động một lượng nhân lực rất lớn. Kênh đào tới đâu,
xóm làng lập nên tới đó, đồng thời các hoạt động sản xuất nông nghiệp và buôn bán cũng
phát triển theo. Chính nhờ những con kênh này mà sản xuất lúa gạo tại vùng đồng bằng
sông Cửu Long phát triển vượt bậc.
Cùng với quá trình khẩn hoang, mở đất, nhà nước trung ương không thể không tính
đến việc quản lý đất đai canh tác theo những nguyên tắc và theo một phương thức thống
nhất. Do đó công việc đạc điền đã thể hiện rõ vai trò quản lý của nhà nước trung ương đối với
ruộng đất. Kết quả khám đạc cho biết trên toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ lúc đó có 630.075 mẫu
ruộng. Cùng với việc đạc điền, Minh Mệnh còn cho lập địa bạ và thi hành chế độ thuế ruộng
đất mới. Như vậy nhà Nguyễn đã tiến thêm một bước dài trong việc hoàn thiện cơ chế hành
chính quản lý đất nước, trực tiếp với tay tới từng thửa ruộng ở đơn vị xã hội cuối cùng là các
làng xã, thôn

423
ấp. Đây là yếu tố rất quan trọng để tăng cường các thiết chế và vai trò quản lý của nhà nước
trên một lãnh thổ thống nhất.
Đây cũng là thời kỳ trên đất Nam Bộ đã ra đời với số lượng rất lớn các thôn ấp mới.
Theo kết quả nghiên cứu trong địa bạ của tác giả Nguyễn Đình Đầu thì vào năm 1836, toàn
bộ Nam Kỳ lục tỉnh có 1.634 đơn vị hành chính cơ sở mang các tên như thôn, xã, phường,
ấp, thuyền, trại, hộ, trong đó có 1.741 thôn (chiếm 90,02%), 121 xã (chiếm 7,40%). Những
con số kể trên cho biết khắp trên vùng đất Nam Bộ cư dân đã đông đúc, là cơ sở đảm bảo
các nhu cầu về nhận lực cho sản xuất, an ninh quốc phòng và là môi trường xã hội thuận lợi
của nhân dân.
Cùng với quá trình khẩn đất, triển khai chính sách đạc điền, chính sách thuế của nhà
nước đối với ruộng đất và các chỉ tiêu binh dịch đã góp phần khẳng định và thắt chặt hơn
nữa quyền quản lý của nhà nước đối với dân đinh sinh sống trên vùng đất Nam Bộ. Thực
hiện chính sách thuế đối với nông dân canh tác ruộng đất và yêu cầu họ thực hiện tốt nghĩa
vụ lao dịch với nhà nước trong từng điều kiện cụ thể là một yêu cầu luôn diễn ra song hành,
và đây cũng là một cơ chế góp phần tăng cường sự quản lý và chủ quyền của vương triều
Nguyễn trên vùng đất mới.
Cho đến trước năm 1836, ở nông thôn Nam Bộ, ngoài sở hữu nhỏ của người khẩn
hoang nghèo, sở hữu lớn của địa chủ, còn có ruộng đất bổn thôn điền thổ và ruộng đất thuộc
sở hữu nhà nước dưới hai hình thức quan điền quan trại và đồn điền. Những loại sở hữu
ruộng đất đó tồn tại với những tỷ lệ khác nhau và đặc điểm nổi bật của chế độ sở hữu ruộng
đất ở Nam Bộ thời kỳ này là ruộng đất công điền thổ chưa xuất hiện, bên cạnh đó, sở hữu
lớn của địa chủ đã khá phát triển ngày càng chiếm ưu thế.
Đầu thế kỷ XIX, trong điều kiện đất nước thống nhất, với những hoạt động khẩn
hoang tích cực, diện tích ruộng đất canh tác không ngừng được mở rộng, dân số tăng lên,
những con sông, kênh mới đào đã phát huy hiệu quả, nền kinh tế Nam Bộ lúc này đang chứa
đựng một tiềm năng phát triển lớn.
Trước hết, diện tích đất đai phục vụ cho canh tác đã không ngừng tăng lên, tuy kỹ
thuật canh tác vẫn mang nặng tính truyền thống và phụ thuộc vào thiên nhiên, nhưng năng
suất lúa vẫn rất cao. Vào những năm 30 của thế kỷ XIX, Doãn Uẩn trong Doãn tướng công
hoạn tích từng mô tả ở khu vực Gia Định: “Vào mùa gieo cấy, nông dân chỉ cần dùng thanh
tre để dẹp cỏ nước trên đồng ruộng. Sau khi đã gieo chỉ cần làm cỏ 1-2 lần. Họ hầu như
không tốn sức vào việc cày xới hoặc làm cỏ. Đồng ruộng chẳng cần chăm bón sau khi gieo,
mà chẳng bao giờ lũ lụt hay hạn hán. Họ gieo giống vào các tháng bảy, tám và chín âm lịch,
sau đó lần

424
lượt gặt hái thu họach vào các tháng mười, mười một, mười hai âm lịch. Khi đã gặt hái xong
xuôi, họ xếp các bó lúa trên cánh đồng. Khoảng tháng hai và ba âm lịch, họ lùa trâu vào
quần những bó lúa và chỉ thu gom thóc hạt mà thôi. Họ làm như vậy bởi từ mùa đông đến
mùa xuân, trời rất ít khi đổ mưa. Nói tóm lại, cánh đồng rất mầu mỡ và lúa luôn luôn trĩu
bông. Nguồn lợi lâm sản và hải sản cũng rất dồi dào”1.
Đến nửa đầu thế kỷ XIX, cả vùng đất bắc sông Hậu, vùng đất Hà Tiên, Ba Xuyên đã
được khai phá, tạo nên khối lượng nông sản lớn chưa từng thấy. Gạo ở Nam Bộ đã trở thành
mặt hàng chính trên các thị trường nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài.
Số liệu về xuất khẩu lúa gạo ở Nam Bộ ra thị trường quốc tế trong nửa cuối thế kỷ
XIX được Lê Xuân Diệm tổng hợp như sau: “Chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm sau (1860) đã
có khoảng 250 tàu thuyền các nước từ châu Âu và Trung Hoa đến cảng và chở đi 54.000 tấn
lúa gạo, trị giá lên tới 5 triệu phrăng (Pháp). Đến năm 1867, tức là năm Nam Kỳ lục tỉnh bị
thực dân Pháp thâu tóm hoàn toàn, thị trường gạo xuất khẩu đã lên tới 193.000 tấn. Rồi 10
năm sau (1877), chỉ trong 3 tháng đầu năm thì lượng gạo lúa xuất cảng đạt khoảng gần
90.000 tấn, trị giá
2.295.343 phrăng (Pháp). Đáng chú ý là thị trường gạo xuất cảng từ Nam Kỳ được mở rộng
đến nhiều nước châu Á, châu Âu và cả châu Mỹ. Lượng gạo xuất khẩu không ngừng gia
tăng. Vào năm 1880, đã lên tới 248.000 tấn”2. Đến cuối thế kỷ XIX, khi có sự hiện diện và
chi phối của người Pháp trên vùng đất này, thì kim ngạch xuất khẩu lúa gạo từ 1892-
1896 vẫn được duy trì và đẩy mạnh: “Vào
khoảng các năm 1890-1896, lượng kim ngạch xuất khẩu thu được từ việc xuất khẩu lúa gạo
qua cảng Sài Gòn lần lượt là: năm 1892 đạt 6.882.000 phrăng, năm 1893 đạt 9.278.272
phrăng, năm 1894 đạt 7.993.541 phrăng, năm 1895 đạt

7.390.279 phrăng và năm 1896 đạt 5.364.542 phrăng”3.


Cùng với quá trình sản xuất lúa và hoa quả, thời gian này, ở Nam Bộ đang xuất hiện
xu thế chuyển đổi và tăng dần diện tích vườn. Các miệt vườn trở thành nét độc đáo của kinh
tế - sinh thái nông nghiệp Nam Bộ.

1
Dẫn theo Choi Byung Wook: Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2011, tr
119-120. Tác giả đã dẫn đọan văn này của Doãn Uẩn với lời bình rất có ý nghĩa: “Gia Định là thiên đường
đối với nông dân” (tr 119).
2
Lê Xuân Diệm: Yếu tố kinh tế thị trường trong nông nghiệp - nông thôn Nam Bộ dưới thời Pháp thuộc
(1859-1945), trong Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Một số vấn đề lịch sử
vùng đất Nam Bộ thời kỳ cận đại, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2009, tr 93.
3
Lê Xuân Diệm: Yếu tố kinh tế thị trường trong nông nghiệp - nông thôn Nam Bộ dưới thời Pháp thuộc
(1859-1945), trong Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Một số vấn đề lịch sử
vùng đất Nam Bộ thời kỳ cận đại, sđd, tr 94.

425
Ngoài canh tác cây lúa và miệt vườn, Nam Bộ còn có một tiềm năng lớn về nguồn
lợi thủy sản. Điều kiện tự nhiên và môi trường sông nước hết sức thuận lợi này từ rất sớm đã
được người dân Nam Bộ khai thác, tạo ra nguồn lợi thủy sản to lớn và phong phú, làm sôi
động thêm thị trường nông sản hàng hóa vùng đất Nam Bộ.
Một điều dễ nhận thấy là với lợi thế về khí hậu, thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ
và những thiết chế quản lý thông thoáng, hợp lý đã trở thành động lực vô cùng quan trọng
để sớm đưa châu thổ này trở nên giàu có và đông đúc, mà trước hết là sự vượt trội trong
hoạt động kinh tế nông nghiệp và sản xuất nông phẩm hàng hóa.
Thông qua các chính sách khai hoang, chiêu dân đi mở đất, phát triển các đồn
điền… nhà Nguyễn đã từng bước xác lập chủ quyền lãnh thổ và quyền quản lý của mình
trên vùng đất mới. Lực lượng và hình thức khai hoang được nhà Nguyễn triển khai khá đa
dạng, phong phú, từ nhiều nguồn và ở các địa phương khác nhau.
Thành quả trong công cuộc đào kênh phục vụ hoạt động tưới tiêu sản xuất nông
nghiệp và giao thông… cũng như tích cực trong việc chấn chỉnh và đo đạc ruộng đất, đã
giúp vương triều Nguyễn khai thác tối đa các mặt lợi thế của vùng đất này. Quá trình khai
hoang, mở đất, hình thành các thôn ấp mới ở Nam Bộ, đưa người dân đến cuộc sống “an cư”
và “lạc nghiệp”, không chỉ là lực lượng lao động dồi dào, đảm bảo và duy trì các hoạt động
kinh tế, mà quan trọng hơn là với tư cách là chủ nhân của vùng đất mới, họ thực hiện các
nghĩa vụ đối với nhà nước, tham gia gìn giữ toàn vẹn biên cương lãnh thổ.
Một vùng kinh tế giàu tiềm năng, ngoài ưu thế hơn hẳn về lúa gạo với những cánh
đồng thẳng cánh cò bay, thì vùng này còn hết sức nổi tiếng với những miệt vườn vô tận, bạt
ngàn rừng cau và đủ loại hoa quả, cây trái. Đây còn là xứ sở của cá tôm và đủ loại thủy, hải
sản mà dường như không có nơi nào phong phú, dễ dàng đánh bắt, nuôi trồng và khai thác
đến thế. Điều này giải thích tại sao Nam Bộ từ một vùng đất hoang hóa lại nhanh chóng
bừng tỉnh trở thành vùng kinh tế trù phú, phát triển sôi động và năng động hơn bất cứ một
khu vực nào trong toàn quốc.
Cũng vì chịu tác động trực tiếp và thường xuyên bởi các hoạt động giao thương từ
những đô thị và các trung tâm thương mại lớn, người dân có một tư duy kinh tế thông
thoáng, kết hợp với quy mô canh tác lớn đã trở thành những điều kiện cơ bản để các sản
phẩm từ sản xuất nông nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu

426
tại chỗ cho đời sống người nông dân, mà phần lớn đã được cung ứng cho thị trường, trở
thành hàng hóa. Lúa gạo, cây trái, cá tôm và các sản phẩm nông nghiệp khác... đã trở thành
nguồn hàng hóa chủ đạo của người Nam Bộ trên tất cả các thị trường nội địa và quốc tế.
Nền kinh tế hàng hóa lấy nông phẩm làm nền tảng như là hạt nhân, là động lực quan trọng
nhất của toàn bộ quá trình phát triển kinh tế Nam Bộ đã được định hình từ trong các thời
đoạn lịch sử khai phá đất đai, xác lập chủ quyền có tính bản lề này.

4.3. Tái cơ cấu bộ máy hành chính Nam Bộ trong một nền hành
chính quốc gia thống nhất
Tính từ năm 1698, hệ thống quản lý hành chính Nam Bộ được chính thức thiết lập từ
các cấp phủ, dinh, tới huyện, tổng, thôn xã. Việc tổ chức hệ thống hành chính này đã tạo đà
cho quá trình mở rộng khai phá và hoàn thiện các cơ sở hành chính trên toàn vùng Nam Bộ.
Tuy nhiên trong giai đoạn đầu bộ máy hành chính còn giản đơn, vẫn mang nặng tính quân
sự và chưa thật sự thống nhất trong toàn khu vực.
Trước cải cách hành chính năm 1831-1832, nước Việt Nam được chia làm 26 trấn,
trong đó có 16 trấn thuộc quyền kiểm soát trực tiếp của hai “thành” là Bắc Thành và Gia
Định Thành, trên nguyên tắc phải chịu sự khống chế của chính quyền Trung ương đóng ở
Kinh đô Huế.
Vùng Gia Định từ 1802 đến 1808 được gọi là Gia Định trấn, bao gồm 4 dinh (Trấn
Biên, Phiên Trấn, Vĩnh Trấn, Trấn Định). Đến năm 1808, vua Gia Long cho đổi Gia Định
trấn làm Gia Định Thành gồm 4 trấn (Phiên An, Biên Hoà, Vĩnh Thanh, Định Tường) và 2
huyện (Long Xuyên, Kiên Giang). Năm 1810, hai huyện Long Xuyên và Kiên Giang được
chuyển về trấn Hà Tiên. Trấn Hà Tiên thuộc phạm vi quản lý của Gia Định Thành, do người
họ Mạc làm Trấn thủ hoặc Hiệp trấn.
Từ năm 1820 đến trước năm 1832, công việc quản lý hành chính Gia Định Thành
vẫn trong quá trình sáp nhập, chia định địa hạt và từng bước tăng cường quyền lực cho triều
đình Trung ương, hạn chế dần quyền lực các Tổng trấn, trong đó đặc biệt là Tổng trấn Lê
Văn Duyệt ở Gia Định Thành1. Tháng 7 năm 1832, Lê

1
Lê Văn Duyệt (1763-1832), Khai quốc công thần và có những đóng góp nổi bật về chính trị, quân sự,
ngoại giao và kinh tế trong hơn 3 thập kỷ đầu của Vương triều Nguyễn. Ông hai lần (gồm 15 năm) giữ
chức Tổng trấn Gia Định Thành vào các năm (1812-1813) và (1820-1832), thay mặt các vua Gia Long,
Minh Mệnh cố kết nhân tâm, huy động cao độ mọi nguồn lực, đẩy nhanh công cuộc tổ chức khai phá đất
đai, phát triển vùng đất Nam Bộ, thực thi đầy đủ và bảo vệ trọn vẹn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên
vùng đất Nam Bộ. Có người tuy không phủ nhận tài năng kiệt xuất của ông, nhưng lại cho rằng ông có tư

427
Văn Duyệt qua đời thì chỉ 3 tháng sau, tháng 10 năm 1832, vua Minh Mệnh hoàn thành việc
chia tỉnh ở miền Nam. Gia Định Thành được tái cấu trúc, trở thành 6 tỉnh là Phiên An (2
phủ, 5 huyện), Biên Hoà (1 phủ, 4 huyện), Vĩnh Long (3 phủ, 6 huyện), Định Tường (1 phủ,
3 huyện), An Giang (2 phủ, 4 huyện), Hà Tiên (1 phủ, 3 huyện). Việc dựng đặt diên cách 6
tỉnh (Nam Kỳ lục tỉnh) tiến hành có phức tạp hơn so với miền Bắc. Tuy nhiên, công cuộc cải
tổ từ trên xuống của Minh Mệnh đến đây đã thành công. Về mặt địa giới hành chính, Nam
Bộ đã hòa chung với xu thế phát triển với các vùng miền khác, tạo nên tính thống nhất trên
phạm vi toàn quốc.
Cho đến năm 1884, cấp tỉnh ở Nam Bộ về cơ bản ổn định và có tính thống nhất
chung trong toàn bộ nền hành chính, ngoại trừ một số điều chuyển các tổng, huyện, phủ để
tiện quản lý theo yêu cầu quản lý của từng địa phương.
Bộ máy quan lại hơn 50 năm đầu triều Nguyễn phân thành hai giai đoạn chính: trước
và sau cải cách hành chính 1831-1832. Có thể coi thời điểm này đánh dấu bước chuyển biến
tái cơ cấu bộ máy hành chính đặc thù của khu vực Nam Bộ, hòa mình vào dòng chảy hành
chính thống nhất của nước Việt Nam/Đại Nam thế kỷ XIX. Bộ máy quan lại của triều
Nguyễn chuyển dần từ hình thức võ quan sang văn quan, tính thống nhất và chuyên môn
hóa từng bước được khẳng định.
Triều Nguyễn thời kỳ đầu không thể không duy trì một hệ thống chính quyền mạnh
về quân sự. Với cách tổ chức của Gia Long, khu vực Nam Bộ được tổ chức là thành, dinh-
trấn, phủ-huyện, tổng, xã-thôn-ấp.
Cấp thành ở Nam Bộ (Gia Định Thành) được Gia Long thiết lập vào năm 1808,
muộn hơn 6 năm so với Bắc Thành (1802), đứng đầu là Tổng trấn. Giúp việc cho Tổng trấn
là Hiệp trấn và các phòng ban chức năng. Đứng đầu mỗi phòng là 2 viên Thủ hợp. Tổng số
viên chức 2 ty, 6 phòng là 138 người. Số lượng quan lại ở Gia Định Thành ít hơn nhiều so
với quan lại ở Bắc Thành vào cùng thời điểm.
Từ năm 1820 đến năm 1832, Minh Mệnh đã ban hành nhiều quy định theo hướng
tinh giản bộ máy quan lại ở Gia Định Thành. Đặc biệt kể từ năm 1829, bộ

tưởng cát cứ, muốn vượt ra khỏi sự quản lý của triều đình Trung ương, thậm chí còn dung dưỡng con nuôi
Lê Văn Khôi chống lại triều đình. Theo chúng tôi đấy chỉ là những suy đoán, cần phải được nghiên cứu
một cách kỹ lưỡng. Bản thân Lê Văn Duyệt tỏ ra rất mực trung thành với vua Gia Long và cả vua Minh
Mệnh. Lê Văn Khôi được Lê Văn Duyệt nhận làm con nuôi cũng như nhiều trường hợp khác và Lê Văn
Khôi nổi dậy chống lại triều đình Minh Mệnh (năm 1833) có lý do cụ thể, khi Lê Văn Duyệt đã qua đời.
Đúng là vua Minh Mệnh vì căm thù Lê Văn Khôi mà đã kết tội oan cho Lê Văn Duyệt, nhưng đến vua
Thiệu Trị và nhất là vua Tự Đức lên nắm chính quyền đã ra chiếu rửa sạch tội lỗi và truy phục nguyên tước
hàm cho Lê Văn Duyệt là Vọng Các công thần Chưởng Tả quân Bình Tây tướng quân Quận công. Dù thế
nào đi chăng nữa thì hình ảnh Lê Văn Duyệt luôn luôn là niềm tự hào của người dân Nam Bộ, được khắc
sâu trong tâm thức dân gian và trở thành một vị Thần bất tử trong lòng nhân dân.

428
máy quản lý hành chính Gia Định Thành đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng gọn nhẹ về
cơ cấu và tinh giản về nhân sự. Tả, Hữu thừa ty ở Gia Định Thành bị xoá bỏ, 6 phòng do các
tào kiêm nhiệm quản lý. Bên cạnh đó, từ 4 tào Hộ, Binh, Hình, Công chỉ còn lại 3 tào Hộ,
Binh, Hình. Kế hoạch thay đổi nhân sự này không nằm ngoài mục đích hạn chế quyền lực
của Tổng trấn, đồng thời là một đợt Minh Mệnh thăm dò phản ứng của Lê Văn Duyệt. Minh
Mệnh đã trực tiếp can thiệp vào tổ chức bộ máy ở cấp thành mà trước đó là do các Tổng trấn
sắp đặt. Sự kiện này phản ánh sức mạnh chi phối của chính quyền trung ương đến hai khu
vực quan trọng và nhạy cảm là Bắc Thành và Gia Định Thành.
Các cấp trấn, phủ-huyện, tổng, xã-thôn ở bên dưới cũng được sắp xếp lại theo hướng
tinh giản hệ thống hành chính và từng bước đi đến thống nhất không chỉ trong vùng Nam Bộ
mà hướng tới chung trong toàn quốc. Chẳng hạn ở cấp tổng, Cai tổng là người đứng đầu là
chung trong cả nước, nhưng do tình hình riêng mà Nam Bộ có thêm chức Phó cai tổng.
Chức Cai tổng, Phó cai tổng là chức trách địa phương nên triều đình đặt lệ 3 năm khảo xét
một lần, nếu hoàn thành các chức trách như thuế khóa, giữ được địa phương yên ổn, dân
không điêu hao và không có mối tệ gì khác thì cho hạng ưu và theo thứ tự cất nhắc. Dưới
tổng, đơn vị hành chính cơ sở tại Gia Định Thành gồm thôn, xã, ấp, nậu, sở… Tuy nhiên,
thôn là đơn vị hành chính cấp cơ sở chiếm số lượng nhiều nhất, vì thế chức danh Thôn
trưởng cũng chiếm số lượng lớn nhất. Thôn trưởng là người đứng đầu bộ máy của thôn phụ
trách công việc quản lý hành chính, đại diện chung cho thôn trong mối quan hệ với nhà
nước. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Thôn trưởng cũng tương tự như chức danh Xã
trưởng và từ năm 1828 - theo quy định của vua Minh Mệnh - thống nhất đổi thành Lý
trưởng.
Mặc dù bộ máy quản lý hành chính từng bước được hoàn thiện nhưng nền hành
chính ở Nam Bộ trước năm 1832 đã dần bộc lộ những hạn chế và mâu thuẫn, trong đó mối
quan hệ giữa tập quyền và phân quyền do nền hành chính không thống nhất mang lại là mâu
thuẫn lớn nhất.
Tháng 10 năm 1832, triều đình Huế cho giải thể Gia Định Thành, bãi bỏ chức Gia
Định Thành Tổng trấn và các chức Trấn thủ, Hiệp trấn, Tham hiệp ở các trấn. Gia Định
được tổ chức thành 6 tỉnh là Phiên An, Biên Hoà, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà
Tiên. Các cấp hành chính và tổ chức bộ máy quan lại được cải tổ theo nguyên tắc các chức
vụ đều có chuyên trách và mọi việc phải được sắp xếp rõ ràng để thống nhất với nền hành
chính chung cả nước.
Theo quy định của Minh Mệnh, hai tỉnh gần nhau được gộp chung là “hạt” do một
viên Tổng đốc đứng đầu chuyên hạt một tỉnh (chuyên chú công việc trong

429
hạt mình hiện đóng) và kiêm hạt một tỉnh (kiêm lý công việc một hạt ngoài hạt mình quản lý
trực tiếp). Tỉnh kiêm nhiếp có chức Tuần phủ chịu trách nhiệm mọi công việc trong tỉnh và
chịu sự điều khiển của quan Tổng đốc. Nếu như ở tỉnh lớn, chức Bố chính trông coi về thuế
khoá ruộng đất được đặt ra giúp cho Tổng đốc thì tỉnh nhỏ Tuần phủ kiêm quản công việc
này. Các chức Án sát, Đốc học, Lãnh binh của mỗi tỉnh đều là người đứng đầu trong các
công việc hình luật, giáo dục và quân đội.
Có 3 tỉnh lớn và 3 tỉnh nhỏ được chia thành 3 cặp là An-Biên (Định-Biên), Long-
Tường, An-Hà, trong đó Phiên An, Vĩnh Long, An Giang là 3 tỉnh lớn, còn Biên Hoà, Định
Tường và Hà Tiên là 3 tỉnh nhỏ. Các tỉnh Phiên An (sau này là Gia Định), Vĩnh Long, An
Giang đặt một Tổng đốc kiêm quản luôn các tỉnh nhỏ đi kèm; mỗi tỉnh đều đặt một Bố
chính và một Án sát. Các tỉnh Biên Hoà, Định Tường, Hà Tiên đặt chức Bố chính quyền giữ
ấn và làm việc Tuần phủ.
Giúp việc cho Tổng đốc, Tuần phủ có hai cơ quan chức năng là ty Bố chính
- phụ trách là chức Bố chính sứ, Án sát - phụ trách là Án sát sứ. Tại tỉnh lớn, nếu Bố chính
là chức quan trông coi việc thuế khoá, ruộng đất thì tỉnh nhỏ Tuần phủ kiêm quản công việc
này. Thuộc viên của hai ty là chức Thông phán, Kinh lịch, Thư lại. Công việc quân sự do võ
quan phụ trách. Mỗi tỉnh đặt một viên Đốc học phụ trách việc giáo dục trong toàn tỉnh (trừ
tỉnh Hà Tiên do Đốc học An Giang kiêm quản).
Có thể thấy, cơ cấu hành chính cấp tỉnh ở Nam Bộ từ sau cải cách Minh Mệnh tuân
thủ tối đa theo mô hình thống nhất, áp dụng trên quy mô cả nước, mang dấu ấn tinh giản
hơn về bộ máy quan lại. Quy định về sự kiêm lĩnh chức trách đã giảm đáng kể số lượng
quan chức, qua đó làm giảm bớt gánh nặng chi phí của nhà nước để duy trì bộ máy hành
chính. Những ưu điểm của nó được bộc lộ rõ nét khi cả Thiệu Trị và Tự Đức đều nhất nhất
duy trì bộ máy hành chính mà Minh Mệnh đã thiết lập không chỉ riêng ở Nam Bộ mà trên
trên phạm vi cả nước.
Phủ là cấp hành chính trung gian dưới tỉnh để quản lý trực tiếp một hoặc nhiều
huyện. Đứng đầu phủ là Tri phủ, đứng đầu huyện là Tri huyện. Việc phân loại phủ, huyện
thành các loại tối yếu khuyết, yếu khuyết, trung khuyết, giản khuyết là cơ sở để triều đình
định số lượng quan lại cai trị các phủ, huyện này. Những phủ, huyện thuộc loại ít việc (giản
khuyết) thì số lượng quan lại được tinh giảm hơn so với khu vực khác. Tuy nhiên, dù phần
lớn các phủ, huyện được xếp vào loại ít việc, số lượng quan lại đứng đầu tại các phủ, huyện
này dường như vẫn cần tiếp tục giảm bớt nên triều đình nhiều lần thay đổi, rút gọn số viên
chức theo hướng kiêm quản, thống hạt.

430
Dưới huyện, tổng vẫn giữ vai trò là cấp hành chính trung gian. Mặc dù từ năm 1828,
chức danh Xã trưởng đã được đổi thành Lý trưởng, nhưng trong thực tế trên đất Nam Bộ
nhiều năm sau đó chức danh này vẫn tiếp tục được duy trì.
Sau cải cách hành chính năm 1832, dù vẫn còn có những điều chỉnh và đôi chỗ vẫn
còn sự khác biệt trong cơ cấu tổ chức bộ máy quan lại địa phương ở Nam Bộ so với những
quy định chung, nhưng nhìn một cách tổng thể, tổ chức các đơn vị hành chính và bộ máy
quản lý hành chính Nam Kỳ lục tỉnh đã tuân thủ triệt để các quy định thống nhất về hành
chính của triều đình.
Trong bối cảnh chung cả nước, cũng như diễn biến xung quanh hoạt động quản lý
hành chính Nam Bộ suốt mấy chục năm đầu triều Nguyễn, ý nghĩa của việc thiết lập Nam
Kỳ lục tỉnh không đơn thuần chỉ là tách nhập diên cách thông thường, mà đây là lần đầu tiên
cấp tỉnh - đơn vị hành chính địa phương cao nhất được thiết lập trên toàn Nam Bộ, kèm với
đó là cơ cấu quản lý hành chính thống nhất. Với sự kiện này, vùng đất Nam Bộ đã hội nhập
một cách đầy đủ về phương diện tổ chức hành chính cùng cả nước.
Song song với việc tái cơ cấu khu vực hành chính và bộ máy quản lý hành chính,
công tác tổ chức quân đội cũng được các vua Gia Long, Minh Mệnh đặc biệt chú ý, bởi nó
liên quan trực tiếp đến an ninh quốc phòng ở đây.
Về cơ cấu tổ chức, quân đội dưới triều Nguyễn có một bộ máy khá hoàn chỉnh. Bộ
Binh chịu trách nhiệm về các công việc quản lý, thuyên chuyển, điều động, thưởng phạt,
duyệt tuyển quân binh trong cả nước. Về cơ bản, lực lượng quân đội được tổ chức thành hai
bộ phận chính là Vệ binh và Cơ binh. Ngoài ra có ngạch hương dõng là lực lượng quân đội
dự bị, hệ thống lính trạm, lính lệ phục vụ trong các cơ quan hành chính, trong việc vận
chuyển công văn, giấy tờ…
Lực lượng quân đội ở Nam Kỳ cũng có đủ mặt các binh chủng và được ưu tiên về
thuỷ binh, biên chế khá rõ ràng. Ngạch binh chính thức được duy trì ở Nam Bộ theo quy
định của cải cách hành chính năm 1832 là khoảng trên 20.000 quân. Tuy nhiên, cho đến thời
Tự Đức, lực lượng này đã giảm bớt chỉ còn hơn một nửa. Điều này cho thấy gánh nặng
quân đội ở Nam Kỳ có xu hướng giảm dần và yếu tố hành chính dân sự đang trở thành chủ
đạo trong cơ cấu quản lý ở Nam Bộ.
Chủ trương quản lý, phát triển đất đai ở Nam Bộ là một quá trình xuyên suốt từ các
Chúa Nguyễn đến các vua Nguyễn. Có ba phương thức chủ yếu mà Gia Long và Minh
Mệnh đã thực hiện nhằm phát triển dân số và đất đai là khuyến khích lưu dân khai hoang,
lập đồn điền và nhà nước đặt những đơn vị quân sự

431
mạnh tại những vị trí quan trọng còn hoang vu rồi khuyến khích nhân dân tới canh tác.
Về dân số, giai đoạn phát triển nhanh chóng ở Gia Định là trong những năm cuối của
triều Gia Long. Từ năm 1813 đến 1819, qua hai lần thống kê số đinh của Gia Định cho thấy
trong 6 năm đã tăng gấp đôi. Năm 1829, dân số Gia Định đã chiếm 16,50% và năm 1840
tăng lên 18,5% dân số cả cả nước. Như vậy, mặc dù là địa phương bị thiệt hại nặng nề bởi
dịch bệnh, Gia Định vẫn có tỷ lệ tăng dân số cao nhất nước. Đây thực sự là thời kỳ phát triển
mạnh mẽ nhất về dân số của Nam Bộ.
Về quản lý đất đai, năm 1804 ở Bắc Bộ, Gia Long đã nhắc nhở các trấn thần đo đạc
lại ruộng đất, nhưng phải đến năm 1836, Minh Mệnh mới hoàn tất việc tổ chức đo đạc và
quản lý hơn 630.075 mẫu ruộng đất ở Nam Bộ. Đây là lần đầu tiên, số lượng và chất lượng
ruộng đất ở Nam Bộ được kiểm kê và quản lý thống nhất.
Như vậy, chính sách quản lý hành chính trên vùng đất Nam Bộ của triều Nguyễn
diễn ra trên ba phương diện: Xây dựng một hệ thống hành chính hoàn chỉnh từ trung ương
đến địa phương; tuyển chọn, bổ dụng quan lại vào bộ máy chính quyền và quản lý vùng đất
này về nhân khẩu, đất đai. Đây là một quá trình được hoàn thiện qua từng giai đoạn và gắn
với tình hình thực tế của Nam Bộ.
Gia Long - vị vua khai cơ của nhà Nguyễn - đã từng bước thiết lập một nền hành
chính tương đối thống nhất trên phạm vi trải dài từ Mục Nam quan đến mũi Cà Mau. Đến
Minh Mệnh với cải cách hành chính, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên,
dưới tỉnh là phủ - huyện/châu, tổng, xã thôn... Đây thực sự là bộ máy hành chính hoàn bị,
thống nhất và chuyên môn hóa khá cao. Số lượng quan chức cùng nhiệm vụ được phân công
mạch lạc. Sự không chồng chéo trong bộ máy quản lý cũng như địa giới hành chính thực sự
phát huy vai trò tích cực. Nền hành chính Nam Kỳ lục tỉnh thống nhất cao độ với nền hành
chính nước Việt Nam/Đại Nam trong thế kỷ XIX.

5. BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA
TRÊN ĐẤT NAM BỘ THẾ KỶ XIX
Tháng 6 năm 1833, nhân vụ Lê Văn Khôi khởi binh chống nhà Nguyễn ở đất Gia
Định, vua Xiêm là Rama III (1824-1851) tổ chức 5 đạo quân do các viên tướng chỉ huy lừng
danh sang đánh nước ta. Mục tiêu chủ yếu của cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn của
quân Xiêm lần này cũng vẫn chỉ là vùng đất Nam

432
Bộ. Thấy rất rõ âm mưu của quân xâm lược, vua Minh Mệnh quyết định tập trung cao độ
lực lượng cho chiến trường miền Tây Nam Bộ.
Chỉ riêng ở mặt trận phía Tây Nam, quân ta đã đánh tan hơn 30.000 quân Xiêm,
không chỉ chặn đứng mưu đồ thôn tính vùng đất Nam Bộ của vua Xiêm, bảo vệ toàn vẹn
lãnh thổ Việt Nam thống nhất, mà còn hỗ trợ hiệu quả cho Chân Lạp chống lại cuộc chiến
tranh xâm lược và thoát ra khỏi ách đô hộ của phong kiến Xiêm. Chiến thắng Cổ Hỗ - Vàm
Nao là một trong những chiến công lừng lẫy trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và
có một không hai của lịch sử vương triều Nguyễn. Chiến công này là một tầm cao mới của
truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc, giữ vững chủ quyền
lãnh thổ của người dân Nam Bộ, một lần nữa khẳng định Nam Bộ đã làm nên và giữ vững
tính toàn vẹn của quốc gia dân tộc Việt Nam.
Không thực hiện được ý đồ “đánh nhanh, thắng nhanh” trên chiến trường Đà Nẵng,
ngày 10 tháng 2 năm 1859, liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công pháo đài Phước Thắng
(Vũng Tàu), mở đầu cuộc tiến công xâm lược Nam Bộ. Trước sức mạnh của quân xâm lược,
triều đình Tự Đức hết sức lúng túng, đối phó một cách bị động, rồi từng bước nhường quyền
cai quản các tỉnh thuộc vùng đất Nam Bộ cho thực dân Pháp.
Hoàn toàn trái ngược với thái độ do dự và những tính toán vị kỷ của triều đình, ngay
từ những ngày đầu tiên này, nhân dân Nam Kỳ đã vùng lên chiến đấu ở nhiều nơi bảo vệ
quê hương xứ sở.
Trên mặt trận Gia Định, các đội nghĩa binh của Trần Thiện Chính, Lê Huy cùng với
đội quân 2.000 người của Dương Bình Tâm đã thắng lớn ở chùa Chợ Rẫy và đánh đắm tầu
chiến Pháp Primauguet đậu trên sông Đồng Nai… Từ năm 1860 đến năm 1862, ở Nam Kỳ
đã nổi lên nhiều trung tâm kháng chiến như Đỗ Trình Thoại, Trương Định ở Gò Công, Trần
Xuân Hòa ở Mỹ Tho, Nguyễn Văn Lịch (Nguyễn Trung Trực) ở Tân An, Thiên hộ Dương
(Võ Duy Dương) ở Đồng Tháp Mười, Quản Là ở Tây Ninh…, nhưng nổi bật nhất và có tác
động mạnh mẽ hơn cả là hai cuộc khởi nghĩa của Trương Định và Nguyễn Văn Lịch
(Nguyễn Trung Trực).
Từ năm 1862, trước việc 3 tỉnh miền Đông, sau đó là 3 tỉnh miền Tây lần lượt rơi
vào tay Pháp, triều đình nghiêng hẳn theo xu hướng hòa nghị và đầu hàng, nhân dân Nam
Kỳ tự động, chủ động và kiên quyết đứng lên cứu nước trong tình thế vừa chống Pháp vừa
đấu tranh với những sai lầm của triều đình nhà Nguyễn. Nhưng đây cũng là giai đoạn mà
cuộc kháng chiến của nhân dân bùng lên mạnh mẽ với quy mô rộng lớn và mức độ quyết
liệt nhất. Dù triều đình có lệnh triệt

433
thoái lực lượng khỏi 3 tỉnh miền Đông, nhưng một bộ phận quan quân, binh lính đã không
tuân theo mệnh lệnh của triều đình, ở lại cùng nhân dân chiến đấu. Ngoài nông dân là lực
lượng đông đảo nhất, cuộc kháng chiến đã cuốn hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham
gia. Các tộc người sinh sống trên vùng đất Nam Bộ đã đoàn kết chiến đấu, bên cạnh người
Việt đóng vai trò nòng cốt và là chủ thể, còn có sự tham gia tích cực và tự giác của người
Khmer, người Hoa, người Chăm, người Stiêng... Tiêu biểu hơn cả là các cuộc khởi nghĩa
của Trương Định, Thiên hộ Dương.
Từ năm 1867, khi đã mất 6 tỉnh Nam Kỳ, cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Bộ tiếp
tục bùng lên mạnh mẽ, quyết liệt với hàng loạt các cuộc khởi nghĩa, tập trung chủ yếu ở các
vùng như Bến Tre - Vĩnh Long - Trà Vinh từ năm 1867 đến năm 1872 có Phan Tam, Phan
Ngũ, Phan Tòng, Lê Công Thành, Âu Dương Lân...; vùng Rạch Giá - Cà Mau - Cần Thơ có
Nguyễn Trung Trực, Đỗ Thừa Long, Đỗ Thừa Tự...; vùng Thất Sơn - Châu Đốc - Long
Xuyên có Nguyễn Xuân Phụng, Đoàn Công Bửu, Trần Văn Thành...; vùng Hóc Môn - Bà
Điểm - Tân An có Nguyễn Hữu Huân, Quản Hớn, Quản Bường... Trong hàng loạt các cuộc
khởi nghĩa của thời kỳ này, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực.
Không chỉ đánh giặc bằng vũ khí súng đạn, giáo mác, khi quê hương, đất nước bị
xâm lăng, người dân Nam Bộ đã nhất tề đứng dậy đánh giặc bằng mọi hình thức. Phong trào
“tỵ địa” do Nguyễn Thông và Nguyễn Đình Chiểu khởi xướng kiên quyết không hợp tác,
không đội trời chung cùng quân giặc tàn bạo. Một số trí thức, sĩ phu đã trực tiếp tham gia
kháng chiến, làm quân sư, cố vấn tinh thần cho các cuộc khởi nghĩa. Phần đông các trí thức,
sĩ phu thông qua các tác phẩm của mình, lên án gay gắt những tội ác mà quân xâm lược đã
gây ra và ca ngợi tinh thần chiến đấu, hi sinh anh dũng của các thủ lĩnh nghĩa quân và nhân
dân Nam Bộ. Họ thực sự là những chiến sĩ đánh giặc trên mặt trận tư tưởng, lấy ngòi bút sắc
bén làm vũ khí tiêu diệt quân cướp nước và bè lũ bán nước. Cùng với nhân dân, nhiều trí
thức, sĩ phu Nam Bộ đã trở thành đại diện của chủ nghĩa yêu nước, biểu tượng cao đẹp của
truyền thống bất khuất của đồng bào Nam Bộ, trong đó tiêu biểu nhất là Nguyễn Đình Chiểu
(1822-1885), Nguyễn Thông (1827-1894) và Phan Văn Trị (1830-1910).
Quá trình khai phá đất đai của người Việt ở Nam Bộ diễn ra từ rất sớm và đã có
những thành quả rõ ràng, nhưng công cuộc khai phá đất đai gắn liền với xác lập chủ quyền
Việt Nam trên đất Nam Bộ chắc chắn chỉ bắt đầu từ đầu thế kỷ XVII dưới thời chúa
Nguyễn Phúc Nguyên. Khi ấy, một mặt Chúa Nguyễn chính thức thừa nhận và coi kết quả
khai hoang một cách tự phát của các thế hệ đi trước

434
cũng là thành quả của vương triều mình, mặt khác khuyến khích, động viên, chiêu mộ và tổ
chức hàng loạt các cuộc khai hoang mới, làm bừng tỉnh những tiềm năng đang ngủ yên và
thực sự hồi sinh vùng đất Nam Bộ. Chỉ hơn một thế kỷ sau, đến cuối những năm 50 của thế
kỷ XVIII, trên căn bản toàn bộ vùng đất Nam Bộ đã được khai phá và thuộc quyền cai quản
của Chúa Nguyễn. Nhờ có những thành quả này và cũng bắt đầu từ những thành quả này mà
Nam Bộ trong guồng máy phát triển chung, đã nhanh chóng trở thành vùng kinh tế-xã hội
năng động và sôi động hàng đầu cả nước.
Trong lịch sử, Nam Bộ đã từng có một thời rạng rỡ một nền văn minh đô thị Óc Eo -
Phù Nam, tỏa sáng như một trung tâm “liên thế giới”, nhưng bỗng chốc tắt ngấm và tàn tạ
đến mức trở lại hoang dã như chưa từng có dấu chân người, chỉ vì không giữ được chủ
quyền. Vì thế, bảo vệ chủ quyền lại là yêu cầu tối thượng, là yếu tố cuối cùng quyết định và
khẳng định thành công của công cuộc khai phá đất đai và xác lập chủ quyền Việt Nam trên
đất Nam Bộ.
Bảo vệ chủ quyền trước hết là bảo vệ từng mảnh đất mới vỡ hoang, từng cánh đồng
mới cấy lúa, từng ngôi nhà tranh tre mới dựng và từng xóm ấp mới hình thành. Bảo vệ chủ
quyền được bắt đầu bằng chăm lo phát triển kinh tế, cố kết cộng đồng, giữ gìn phong tục lối
sống “lá lành đùm lá rách”, “tối lửa tắt đèn có nhau”. Bảo vệ chủ quyền là cộng đồng cư dân
mới phải biết cách thích nghi, hòa nhập và hội nhập trong những điều kiện tự nhiên, xã hội
mới và phải tuân thủ những quy định hay luật lệ dù còn hết sức đơn sơ của nhà nước đại
diện chủ quyền. Nhưng bảo vệ chủ quyền cao hơn cả là cần phải bẻ gẫy và đập tan tất cả
các hành động xâm phạm, vi phạm chủ quyền quốc gia lãnh thổ, các cuộc chiến tranh xâm
lược, cướp đất, chiếm đất của ngoại bang.
Chúa Nguyễn là người đi đầu trong công cuộc khai phá đất đai, xác lập chủ quyền và
cũng đồng thời là người khai mở truyền thống đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên
đất Nam Bộ. Đến cuối thế kỷ XVIII, trong hoàn cảnh đổi thay của đất nước, phong trào
nông dân Tây Sơn vươn lên làm nhiệm vụ dân tộc, sứ mệnh bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở
Nam Bộ đã được những người nông dân áo vải và các tầng lớp dân chúng Nam Bộ hoàn
thành xuất sắc và triệt để. Lực lượng chủ yếu giữ vững toàn vẹn chủ quyền Nam Bộ, làm
nên chiến công chống ngoại xâm tiêu biểu nhất của vương triều Nguyễn cũng vẫn là những
người dân Nam Bộ.
Thất bại trong đánh chiếm Đà Nẵng, liên quân Pháp - Tây Ban Nha chuyển hướng
vào đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ, từ 3 tỉnh miền Đông rồi 3 tỉnh miền Tây lần lượt rơi vào
tay giặc. Ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp tấn công xâm

435
lược, nhân dân Nam Kỳ đã nhanh chóng đứng lên cầm vũ khí bảo vệ quê hương, hòa chung
trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Đến khi triều
đình Tự Đức nhụt chí chiến đấu, lần lượt ký kết các hiệp ước chuyển nhượng chủ quyền
Việt Nam cho thực dân Pháp, thì nhân dân Nam Bộ đã tự giành quyền chủ động về mình,
đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt, không lúc nào ngừng, không lúc nào nghỉ. Sự nghiệp đấu
tranh đó đã mở màn, đã định hướng và dẫn dắt cho cả quá trình đánh giặc cứu nước đằng
đẵng suốt gần một thế kỷ để đi đến thắng lợi trọn vẹn trong cuộc Cách mạng tháng Tám
1945.
Chủ quyền và bảo vệ chủ quyền xét về mặt hình thức thì trách nhiệm tổ chức chủ yếu
thuộc về nhà nước, nhưng trong thực tế cuộc đấu tranh xác lập và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Việt Nam trên đất Nam Bộ thế kỷ XVII-XIX, ngay từ đầu đã là các hoạt động tự giác và
càng ngày càng giữ vai trò định đoạt của các tầng lớp nhân dân Nam Bộ. Đây là biểu hiện
sinh động truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, sức sống bất tận của nhân dân Nam Bộ,
không chỉ vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vùng đất Nam Bộ, mà còn vì sự vững mạnh và
trường tồn của đất nước Việt Nam thống nhất.

6. CHỦ QUYỀN VIỆT NAM Ở VÙNG ĐẤT NAM BỘ: MỘT QUÁ TRÌNH LỊCH
SỬ TỰ NHIÊN PHÙ HỢP VỚI LUẬT PHÁP QUỐC TẾ
6.1. Lâu nay trong giới nghiên cứu thường có khuynh
hướng đơn giản hóa cho rằng đến đầu thế kỷ XVII, vùng đất Nam
Bộ vẫn còn vô chủ, chưa có người quản lý, canh tác và Chân Lạp
hoàn toàn không có chủ quyền ở đây. Thực ra, trên danh nghĩa
Chân Lạp có chủ quyền, nhưng chủ quyền đó đã là kết quả của sự
chiếm đoạt bằng vũ lực, lại nhiều thế kỷ liên tục không hề được
triển khai, thực thi, nên chỉ là hình thức bề ngoài, mà không có giá
trị pháp lý đầy đủ. Vì thế, theo chúng tôi, trong những trường hợp
cụ thể, tại những nơi thực sự hoang vắng và không hề được chính
quyền Chân Lạp quan tâm tới thì những vùng đất đó được xem
như là vùng đất vô chủ.
6.2. Từ đầu thế kỷ XVII, đã có lưu dân người Việt ở vùng
đất Thuận Quảng của Chúa Nguyễn đến Mô Xoài, Đồng Nai khai
khẩn đất hoang, lập ra những làng người Việt đầu tiên trên vùng
đất này. Các chính quyền Đàng Trong thế kỷ XVII, XVIII từng
bước xác lập và thực thi chủ quyền trên vùng đất Nam Bộ.
Năm 1620, công chúa Ngọc Vạn (con gái Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên) trở thành
Hoàng hậu của Quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II. Dưới sự bảo trợ

436
của bà, cư dân Việt từ vùng Thuận Quảng vào sinh sống làm ăn ở lưu vực sông Đồng Nai
ngày một đông thêm. Đây chính là cơ sở thuận lợi cho Chúa Nguyễn từng bước hợp pháp
hoá sự kiểm soát của mình một cách hoà bình đối với vùng đất đã được người Việt khai
khẩn. Năm 1623, Chúa Nguyễn được Quốc vương Chân Lạp cho lập các trạm thu thuế ở Sài
Gòn, Bến Nghé. Đây chính là hoạt động chủ quyền quan trọng đầu tiên của Đàng Trong đối
với vùng đất miền Đông Nam Bộ từ những thập kỷ đầu thế kỷ XVII.
Cùng với các nhóm cư dân người Việt, trong thời gian này cũng xuất hiện một số
người Trung Quốc đến khai khẩn đất hoang và sinh sống làm ăn ở vùng đất Nam Bộ đã thúc
đẩy nhanh và mạnh hơn quá trình khai phá vùng đất đồng bằng Nam Bộ.
Vùng đất Nam Bộ đã trở thành nơi giao thoa quyền bính giữa hai thế lực của vương
triều Chân Lạp và Chúa Nguyễn, trong đó vai trò của Quốc vương Chân Lạp ngày càng lu
mờ, còn vai trò của Chúa Nguyễn thì ngày càng được khẳng định, mở rộng và củng cố. Năm
1674, vương triều Chân Lạp bị chia thành Chính Quốc Vương (đóng ở Oudong) và Phó
Quốc Vương (đóng ở Sài Gòn), cả hai đều triều cống Chúa Nguyễn. Năm 1691, Phó Quốc
Vương Nặc Ông Nộn ở Sài Gòn qua đời và khu vực Nam Bộ không có đại diện của vương
triều Chân Lạp cai quản nữa.
Năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược
vùng đất Đồng Nai, xác lập quyền quản lý về mặt nhà nước đối với các xứ Đồng Nai (huyện
Phúc Long) - Sài Gòn (huyện Tân Bình), sáp nhập hẳn vào lãnh thổ Đàng Trong, tổ chức
các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền từ cấp dinh trấn cho đến tận các thôn xã, thực
thi quyền lực nhà nước trong việc quản lý đất đai, hộ khẩu, trưng thu các nguồn lợi tự nhiên
và thu thuế qua việc trao đổi với thương nhân nước ngoài. Đến đây, Sài Gòn - Gia Định đã
trở thành trung tâm hành chính - chính trị và đang từng bước hình thành một trung tâm kinh
tế và văn hoá của vùng đất mới. Sự kiện năm 1698 là cột mốc quan trọng nhất trong toàn bộ
quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Chúa Nguyễn đối với vùng đất Nam Bộ.
Trước tình hình phát triển hết sức nhanh chóng của khu vực Gia Định dưới quyền
quản lý của chính quyền Chúa Nguyễn, tháng 8 năm 1708, Mạc Cửu dâng toàn bộ đất Hà
Tiên cho Chúa Nguyễn, được Chúa Nguyễn Phúc Chu tiếp nhận và giao cho làm Tổng binh.
Việc vùng đất Hà Tiên được sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong là sự kiện đánh dấu bước
phát triển mới trong quá trình mở rộng chủ quyền của Chúa Nguyễn trên vùng đất Nam Bộ.
Đến đầu thế kỷ XVIII, chủ quyền Việt

437
Nam đã mở rộng đến tận Hà Tiên và mũi Cà Mau, bao gồm cả các hải đảo ngoài Biển Đông
và vịnh Thái Lan.
Vùng đất Hà Tiên sau khi nhập vào lãnh thổ Đàng Trong, ngày một hưng thịnh, trở
thành nơi nhiều thế lực trong triều đình Chân Lạp tìm đến với hy vọng được cưu mang và
cậy nhờ. Năm 1756, Nặc Nguyên “xin hiến đất hai phủ Tầm Bồn (Tân An), Lôi Lạp (Gò
Công) và nộp bù lễ cống còn thiếu 3 năm về trước để chuộc tội”1. Chúa Nguyễn Phúc Khoát
đã nghe theo lời bàn của Nguyễn Cư Trinh cho Chân Lạp được chuộc tội (vì đã đánh người
Côn Man) và “lấy đất hai phủ ấy, ủy cho thần dân xét hình thế, đặt lũy đóng quân, chia cấp
ruộng đất cho quân và dân, vạch rõ địa giới, cho lệ vào châu Định Viễn, để thu lấy toàn
khu”2.
Năm sau (năm 1757), Nặc Nguyên qua đời, người kế ngôi là Nặc Nhuận tiếp tục
dâng cho Chúa Nguyễn Phúc Khoát vùng Trà Vang (Trà Vinh, Bến Tre) và Ba Thắc (Sóc
Trăng và phần phía nam tỉnh Bạc Liêu). Cũng thời gian đó, triều đình Chân Lạp lại rối loạn,
Nặc Nhuận bị giết, con trai Nặc Nhuận là Nặc Tôn lại chạy sang Hà Tiên nương nhờ Mạc
Thiên Tứ. Mạc Thiên Tứ giới thiệu Nặc Tôn lên chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn phong cho
Nặc Tôn làm vua Chân Lạp, cử Mạc Thiên Tứ hộ tống về nước lên ngôi vua. Để đền ơn này,
Nặc Tôn đã dâng đất Tầm Phong Long3 và cắt 5 phủ Hương Úc, Sài Mạt, Cần Vọt, Chân
Sum, Linh Quỳnh để tạ ơn Mạc Thiên Tứ. Mạc Thiên Tứ dâng toàn bộ vùng đất này cho
chúa Nguyễn4. Đến đây hầu như toàn bộ vùng đất Nam Bộ, cả miền Đông và miền Tây đều
đã thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn, tức là thuộc chủ quyền của vương quốc Đàng
Trong, Việt Nam.
Các Chúa Nguyễn cũng đã bố trí lực lượng quân sự, thiết lập các đồn thủ nơi xung
yếu để chống giặc, giữ dân, bảo vệ chủ quyền và đã nhiều lần đánh tan các cuộc xâm lược
lãnh thổ Nam Bộ của quân Xiêm.

1
Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 1, sđd, tr 165.
2
Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 1, sđd, tr 166.
3
Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 1, sđd, tr 166.
4
Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 1, sđd, tr 166.
438
Quá trình xác lập chủ quyền trên vùng đất Nam Bộ thế kỷ XVIII

6.3. Triều Nguyễn thành lập vào năm 1802 tiếp tục sự
nghiệp của các Chúa Nguyễn đã hoàn thiện hệ thống hành chính,
thống nhất quản lý trên quy mô cả nước. Gia Định - Nam Bộ là đất
trung hưng của nhà Nguyễn nên được các vua Nguyễn đặc biệt
quan tâm trong quá trình tổ chức và bảo vệ lãnh thổ của nước Việt
Nam - Đại Nam thống nhất.
Tuy nhiên với việc tổ chức đơn vị hành chính cấp "thành", quyền hành của Tổng trấn
quá lớn dẫn đến xu hướng phân quyền, cát cứ, gây ra không ít khó khăn cho triều đình
Trung ương. Sau khi lên ngôi, Minh Mệnh đã từng bước cải tổ bộ máy hành chính, xóa bỏ
các đơn vị "thành" và "trấn". Vùng đất Nam Bộ được chia làm 6 tỉnh (Phiên An (Gia Định),
Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên), 17 phủ, 42 huyện, 1.634 đơn vị
hành chính cấp cơ sở mang tên thôn (chiếm 90,02%), xã (chiếm 7,40%), phường, ấp,
thuyền, trại, hộ... Trên nguyên tắc cao nhất, tổ chức các đơn vị hành chính và bộ máy quản
lý hành chính Nam Kỳ lục tỉnh đều tuân thủ một cách triệt để các quy định thống nhất về
hành chính của triều đình nhà Nguyễn. Đến đây, vùng đất Nam Bộ đã hội nhập một cách
đầy đủ với cả nước về phương diện tổ chức hành chính, đánh dấu sự hoàn thành quá trình
xác lập một nền hành chính thống nhất của vương triều Nguyễn.
Để quản lý chặt chẽ lãnh thổ, đầu tháng 2 năm 1836, Minh Mệnh quyết

439
định đo đạc ruộng đất vùng Nam Kỳ lục tỉnh. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, vùng đất
Nam Bộ được đo đạc và lập địa bạ thống nhất, cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, việc lập địa
bạ đã được thực hiện trên qui mô cả nước. Trên cơ sở kết quả khám đạc ruộng đất, tháng 8
năm 1836, Minh Mệnh cho định lại lệ thuế ruộng đất ở Nam Kỳ. Như thế, Minh Mệnh đã
tiến một bước rất dài trên con đường quản lý hiệu quả những nội dung quan trọng nhất của
quản lý đất nước lúc đó là ruộng đất và dân đinh, đưa vùng đất Nam Bộ vào thể chế quản lý
thống nhất của cả nước.
Năm 1838, Minh Mệnh lại cho ra mắt bộ bản đồ chính thức của nước Đại Nam
mang tên Đại Nam nhất thống toàn đồ. Đây là sự quan tâm sâu sắc đến chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của nước Đại Nam thống nhất, đặc biệt là vùng đất Nam Bộ đã được
các chúa Nguyễn và vua đầu triều Nguyễn liên tục kinh dinh, mở mang từ nhiều thế kỷ
trước đó.

Hành chính Nam Bộ đầu thế kỷ XIX

440
Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838)

Bên cạnh bộ máy tổ chức hành chính, các thiết chế văn hoá, tín ngưỡng dân gian của
người Việt được hình thành và vận hành cũng góp phần vào việc thực thi chủ quyền của
Việt Nam trên những vùng đất mới.

441
Cùng với các biện pháp về chính trị, quân sự, nhà Nguyễn đã có những chính sách
khuyến khích phát triển kinh tế và xã hội. Công cuộc dinh điền, xây dựng đồn điền vừa tạo
cơ sở kinh tế-xã hội cho quốc gia, vừa củng cố quốc phòng. Việc đào kênh, đắp đường, phát
triển giao thông thủy bộ và tạo nên những hào luỹ nhân tạo kết hợp với những hào luỹ tự
nhiên để bảo vệ lãnh thổ Nam Bộ.
Hệ thống các chính sách tương đối toàn diện của nhà Nguyễn đã tạo nên sức mạnh
và nguồn lực tổng hợp hỗ trợ cho công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, tạo nên
sức mạnh quân sự đánh bại các đội quân xâm lược. Cùng với Rạch Gầm - Xoài Mút, chiến
thắng Cổ Hỗ - Vàm Nao đã nâng lên một tầm cao mới truyền thống yêu nước chống ngoại
xâm, giữ vững toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam của người dân Nam Bộ.
Thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm Nam Bộ vào tháng 2 năm 1859, triều đình Tự
Đức tổ chức kháng chiến chống lại, nhưng không thành công. Khi cuộc chiến mới diễn ra,
nhân dân Nam Bộ đã đứng cạnh triều đình, phối hợp cùng triều đình đánh giặc giữ nước.
Đến khi triều đình đầu hàng quân xâm lược thì nhân dân Nam Bộ đã không tiếc máu xương
liên tục đấu tranh, không chỉ thể hiện ý thức tự giác sâu sắc, mà còn khẳng định vai trò chủ
động và định đoạt của mình trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc
gia lãnh thổ.
6.4. Trên vùng đất Nam Bộ, Chúa Nguyễn đã thi hành chính
sách khuyến khích đặc biệt đối với việc khai phá đất hoang, cho
phép người dân biến ruộng đất khai hoang được thành sở hữu tư
nhân. Bảo vệ dân chúng khẩn hoang và xác lập chủ quyền là hai
quá trình được các Chúa Nguyễn tiến hành song song đồng thời,
trong đó xác lập chủ quyền là để bảo vệ tính hợp pháp của công
cuộc khẩn hoang và thành quả của công cuộc khẩn hoang chính là
cơ sở để xác lập chủ quyền một cách thật sự. Chỉ sau hơn một thế
kỷ, tính từ đầu thế kỷ XVII cho đến giữa thế kỷ XVIII, toàn bộ
khu vực Nam Bộ đã hoàn toàn thuộc quyền cai quản của Chúa
Nguyễn và từng bước trở thành một vùng kinh tế-xã hội phát triển
năng động. Đây là thành quả lao động cần cù và sáng tạo của tất cả
các cộng đồng dân cư trong guồng máy phát triển chung của đất
nước, trong đó vai trò của các lớp cư dân người Việt, người
Khmer, người Chăm và người Hoa là rất nổi bật.
Quá trình khai phá đất đai, xác lập và thực thi chủ quyền của các chính quyền Đàng
Trong trên đất Nam Bộ hoàn toàn không phải là cưỡng chiếm chủ quyền mà diễn ra trong
điều kiện hòa bình và xây dựng.
Chân Lạp dùng vũ lực chiếm đoạt đất đai của Phù Nam, nhưng khi đã chiếm
được đất Phù Nam rồi thì lại hầu như không có khả năng quản lý và khai thác, đã

442
đẩy vùng đất nổi tiếng sầm uất này vào tình trạng hoang phế và gần như vô chủ. Vì thế nơi
đây trở thành miền đất hứa, thành chân trời rộng mở cho các cộng đồng cư dân nông nghiệp
trồng lúa nước đang khát khao tìm thêm nguồn đất mới. Tất cả các hoạt động khai phá đất
đai này, dù tự phát hay có tổ chức, các chính quyền Chân Lạp trước sau đều biết rất rõ,
nhưng họ không có bất cứ một hành động phản đối chính thức trực tiếp nào. Trái lại, họ luôn
luôn thể hiện thái độ đồng thuận và tạo điều kiện thuận lợi cho lưu dân Việt Nam và tất cả
các nhóm cư dân khác vào khai hoang lập ấp trên đất Nam Bộ.
Những người đã đánh thức tiềm năng và làm hồi sinh miền đất chết, hoàn toàn có đủ
tư cách là chủ nhân mới đích thực của vùng đất đó. Chúa Nguyễn là người bảo hộ cho quá
trình khai phá đất đai, tổ chức sản xuất, biến vùng đất hoang hóa đến tột cùng thành một
vùng kinh tế-xã hội phát triển sôi động và năng động hàng đầu trong khu vực. Chúa Nguyễn
đồng thời với quá trình tổ chức khai phá đất đai, phát triển sản xuất đã thể hiện một cách đầy
đủ năng lực quản lý và tổ chức bảo vệ vùng đất mới khai phá. Do đó việc chúa Nguyễn
khẳng định chủ quyền của mình trên lãnh thổ Nam Bộ là đương nhiên và hoàn toàn phù hợp
với nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ của luật pháp quốc tế.
Quá trình thụ đắc lãnh thổ vùng đất Nam Bộ của chúa Nguyễn chủ yếu thông qua
khai phá đất đai một cách hòa bình, không bạo lực (hình thức thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm
hữu) và có kết hợp với các hình thức đàm phán ngoại giao, trao đổi, thương lượng, dâng
hiến, biếu tặng một cách tự nguyện (hình thức thụ đắc lãnh thổ bằng chuyển nhượng)1. Quá
trình xác lập và thực thi chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ rõ ràng là một quá trình
lịch sử tự nhiên, phù hợp với nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ của luật pháp quốc tế và được
quốc tế thừa nhận.
Đến giữa thế kỷ XIX, chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ đã chính thức
được các nước láng giềng, trong đó có cả Chân Lạp thừa nhận trong các văn bản có giá trị
pháp lý quốc tế.

1
Về nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ theo quy định của luật pháp quốc tế có 5 hình thức cơ bản sau:
- Thứ nhất: Thụ đắc bằng chiếm hữu (tức là thiết lập chủ quyền của Nhà nước trên một lãnh thổ
không thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ quốc gia).
- Thứ hai: Thụ đắc bằng chuyển nhượng.
- Thứ ba: Thụ đắc bằng chiếm hữu theo thời hiệu.
- Thứ tư: Thụ đắc bằng xâm chiếm.
- Thứ năm: Thụ đắc bằng sự tác động của thiên nhiên.
Quá trình thụ đắc lãnh thổ vùng đất Nam Bộ của chúa Nguyễn thế kỷ XVII-XVIII, theo chúng tôi
là tương ứng với các hình thức cơ bản thứ nhất và thứ hai đã nêu ở trên.

443
Trước sức mạnh của đội quân xâm lược, triều đình Tự Đức từng bước
nhượng các tỉnh Nam Kỳ cho thực dân Pháp thông qua các Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
và Giáp Tuất (1874). Về mặt chính trị, cả hai Hiệp ước trên đều được ký kết dưới sức ép
và sự đe dọa vũ lực của thực dân Pháp, thể hiện sự bất lực hoàn toàn của triều đình Tự
Đức, nhưng về mặt pháp lý, nhất là ý nghĩa pháp lý quốc tế thì hai Hiệp ước này lại là
bằng chứng về chủ quyền lãnh thổ không thể tranh cãi của Việt Nam đối với vùng đất
Nam Bộ. Pháp không thể ký một hiệp ước chia cắt một phần lãnh thổ của một quốc gia
nếu quốc gia kết ước không có chủ quyền đối với vùng lãnh thổ đó.
Điều này đã được minh chứng một cách đầy đủ khi Tổng thống Pháp Vincent
Auriol ký với Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam Bảo Đại (Etat du Vietnam, được lập từ
cuối năm 1947) Hiệp ước Elysée ngày 8 tháng 3 năm 1949, chính thức trả lại Nam Kỳ
cho Việt Nam và công nhận sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Ngay sau sự
kiện này, một loạt các quốc gia phương Tây, trong đó có Anh và Mỹ đã công nhận Quốc
gia Việt Nam. Phù hợp với luật pháp quốc tế, Hiệp ước Elysée được coi là văn kiện có
giá trị pháp lý cho việc thu hồi lại vùng đất Nam Kỳ mà trước đó theo các Hiệp ước 1862
và 1874 triều Nguyễn đã ký nhường cho Pháp.
Lãnh thổ Đàng Trong trên căn bản đã được xác định từ năm 1757 và đường biên
giới giữa Đàng Trong và Chân Lạp cũng được định hình từ đó. Các vị vua đầu nhà
Nguyễn với ý thức đầy đủ về chủ quyền biên giới quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, không
chỉ đầu tư phát triển kinh tế, ổn định xã hội, tăng cường nguồn lực bảo vệ biên giới Tây
Nam, mà còn hoạch định rõ ràng ranh giới gữa hai nước.
Đường biên giới giữa Việt Nam-Cămpuchia là đường biên giới hình thành trong
khoảng thời gian dài cùng với quá trình khai phá đất đai và xác lập chủ quyền của Việt Nam
ở Nam Bộ. Đây là đường biên giới có tính chất quốc tế, được ký kết giữa hai chủ thể quốc
gia, có phân giới cắm mốc trên thực địa (đoạn biên

444
giới từ Tây Ninh đến Hà Tiên)1. Mặc dù có thể có một vài điểm cần phải được xem xét
thêm, nhưng về cơ bản là chuẩn xác, phản ánh đúng quá trình khai phá
1
Tháng 3 năm 1870, một Ủy ban phân ranh đường biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia được thành lập
gồm ba người Pháp là Rheinart, Labussière và de Bastard, 3 người Việt là Thanh tra bổn xứ sự vụ miền
Tây Ninh, Trảng Bàng và Tân An, một số người Campuchia do Quốc Vương Norodom đề cử. Ủy ban làm
việc liên tiếp 34 ngày, đi hàng trăm cây số từ Tây Ninh đến Hà Tiên, xem xét kỹ các làng, ấp vùng gần
ranh giới hai nước Việt Nam - Campuchia, thu thập ý kiến và lời khiếu nại của dân chúng sở tại, khảo sát
thực địa việc thực thi chủ quyền mỗi bên, rồi cho cắm trụ đá, lập thành biên bản rành rẽ để tránh sự tranh
tụng, rắc rối về sau. Có tất cả 124 trụ đá được cắm làm mốc giới theo thứ tự từ Đông sang Tây, đi qua
nhiều sông rạch, giồng, gò và xóm làng của hai nước.
Trên cơ sở đó, ngày 9 tháng 7 năm 1870, Toàn quyền xứ Đông Pháp (Thống đốc Nam Kỳ) là De
Cornulier Lucinière và Quốc vương Norodom ký kết bản Quyết định số 166 về phân chia ranh giới giữa
Việt Nam và Campuchia:
“- Biên giới giữ nguyên tình trạng như đã vạch sẵn không một điểm nào thay đổi từ trụ số 1 (tại
Vàm sông Prech Prien) đến trụ số 16 (ở Tasang trên kinh Cái Cáy).
- Vùng đất ở khoảng giữa hai ngọn rạch Cái Rạch và Cái Cáy trong đất Pháp (mà số thu hằng năm
được lối 1.000 quan) sẽ nhường cho Cao Miên để bù lấy lối 486 căn nhà hợp thành những làng ở khoảng
Sóc Trăng và Bang Chrum.
- Trụ đá số 17, 18 và các trụ kế tiếp sẽ nhổ bỏ đến Hưng Nguyên, Cao Miên giữ tất cả phần đất
hiện có người Miên ở trong các tỉnh Prewend, Bonifuol, Sroc Thiet.
- Lằn ranh sẽ vạch sau này và dãy đất dọc theo sông Vàm Cỏ do người Việt ở hoặc khai khẩn
thuộc về Pháp”.
Đây là lần đầu tiên vấn đề biên giới giữa Việt Nam (Nam Kỳ) và Campuchia được cả 3 bên (Pháp,
Nam Kỳ thuộc Pháp, Campuchia) nghiên cứu hoạch định, nhằm tránh những tranh chấp trong quá trình các
bên thực hiện chủ quyền và phạm vi chủ quyền của mình. Những nội dung ghi trong Quyết định 166 tuy
ngắn gọn nhưng đã phản ánh được đầy đủ thực tế tình hình hiện trạng biên giới hai nước và quyền lợi của
hai bên (Nam Kỳ thuộc Pháp và Campuchia); đồng thời làm cơ sở để các bên tiếp tục quá trình hoạch định
biên giới về sau.
Kể từ sau Quyết định 166 ngày 9 tháng 7 năm 1870, biên giới Nam Kỳ thuộc Pháp và Campuchia
được các bên xem xét nghiêm túc và thực thi đầy đủ những thỏa thuận. Việc đo đạc, vẽ bản đồ cho các trụ
đá cắm mốc ranh giới được xúc tiến nhanh do phía Pháp chủ động nhằm sớm ổn định tình hình công cuộc
bình định xứ Nam Kỳ cũng như việc bảo hộ xứ Campuchia, làm bàn đạp cho cuộc thôn tính các xứ còn lại
ở Đông Dương.
Ngày 15 tháng 7 năm 1873, Toàn quyền xứ Đông Pháp (Thống đốc Nam Kỳ) là Đề đốc Marie
Jules Dupré và Quốc vương Norodom ký kết Nghị định mới về ranh giới chính thức giữa hai xứ Nam Kỳ
và Cao Miên. Nghị định nêu rõ “Với ý muốn phân định dứt khoát và cùng một sự thỏa thuận chung, biên
giới giữa Vương quốc Cao Miên và Nam Kỳ thuộc Pháp sau khi đã nghiên cứu địa hình của lãnh thổ hầu
chấp nhận lằn ranh theo các kinh, rạch hoặc những cuộc đất lồi lõm đã đánh dấu chắc chắn để tránh mọi
khiếu nại sau này, đã chấp thuận và ký nhận bản hiệp ước với những điều dưới đây:
- “Đường biên giới giữa Nam Kỳ thuộc Pháp và Vương quốc Campuchia sẽ được đánh dấu bằng
những cột mốc có đánh số và ghi mục đích của chúng. Số lượng các cột mốc là 124. Cột mốc số 1 được đặt
tại điểm cực Đông của đường biên giới và các cột mốc tiếp sau đi về phía Tây sẽ được tiếp tục đánh số
theo thứ tự tự nhiên cho đến mốc 124 đặt ở khoảng 1.200 m phía Bắc con kênh Vĩnh Tế và làng An Nam
Hòa Thạnh”.
- “Trụ số 1 khởi đầu tại Tây Ninh dựa mé rạch Tonly Tru. Trụ số 124 chấm dứt tại làng Hòa
Thạnh, tỉnh Châu Đốc, ở phía Bắc, cách kinh Vĩnh Tế 209 thước, từ đó thẳng ra Hà Tiên tới vịnh Thái Lan
thì dọc theo con đường sứ sẵn có”.
- “Đường biên giới này sẽ đi qua những điểm chính sau đây: Điểm xuất phát là cột mốc số 1 cắm
trên bờ sông Tonlé Tru, sau đó hướng chung của đường biên giới đi về Tây Nam, qua các làng Sroc Tun,
Sroc Paplân, Sroc Banchrung, Rưn Khnoch, Sroc Tranh, Sroc Chung Ngon, Phumandet, Sroc Câc, Sroc
Komping Meanchey (hay Bango), chạy theo bờ sông Cai Bac, ngược theo tả ngạn sông Cai Cay, đi qua
Phum Kompong Cassang, Sroc Tameng, Sroc Tahong, Sroc Chéo, Phum Bathu, Sroc May, Sro Rac Chanh,
Sroc Tanu, chạy theo bờ bắc sông Chris Ssey (tiếng An Nam là Ta Du), chạy theo bờ nam Rạch Ranan cắt
sông Hậu ở phía nam đảo Co Ki (tiếng An Nam là Cù lao Cai Sen), đi qua giao điểm hai sông Prek Croch

445
đất đai, xác lập chủ quyền và hoàn thiện lãnh thổ của Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước và
được giữ nguyên trạng ranh giới lãnh thổ cho đến ngày nay1.
Vùng đất Nam Bộ từ lâu đời đã trở thành một bộ phận lãnh thổ không thể
tách rời của Việt Nam và cư dân người Việt từ thế kỷ XVII cho đến nay là bộ phận
cư dân chiếm tỷ số tuyệt đối và luôn giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ công cuộc
khai phá đất đai, xác lập chủ quyền, xây dựng, phát triển và bảo vệ toàn vẹn vùng
đất Nam Bộ.
Khai hoang trước hết là để mở rộng thêm đất đai, phát triển kinh tế nông nghiệp
trồng lúa nước của cộng đồng dân cư nông nghiệp - nông dân đang độ trưởng thành, dồi dào
năng lực sản xuất, nhưng lại thiếu đất đến mức khó có khả năng duy trì được cuộc sống tối
thiểu. Độ phì nhiêu của đất đai; sự ưu đãi của thiên nhiên, thời tiết, khí hậu vùng nhiệt đới
đối với sự phát triển của cây lúa nước và nghề trồng trọt, chăn nuôi khác đã thành cơ hội
vàng cho những người nông dân cần cù, chịu thương chịu khó, năng động và sáng tạo,
không chỉ một lần, mà nhiều lần, không phải một đời mà nhiều đời quyết chí dời bỏ quê
hương bản quán ra đi tìm vùng đất mới.
Trên cơ sở của một nền nông nghiệp phát triển, sản phẩm nông nghiệp trở thành
hàng hóa trao đổi trên thị trường ngày một nhiều, Nam Bộ nhanh chóng trở thành trung tâm
sản xuất và cung cấp lúa gạo cùng các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới cho cả một vùng
rộng lớn.
Không giống với thị trường truyền thống của người Việt ở phía Bắc, do những
người phụ nữ nghèo khó, tằn tiện, giật gấu vá vai, lấy công làm lãi,

và Prek Slot, chạy song song với rạch Vĩnh Tế, ở phía Bắc đến làng Giang Thành và từ đấy chạy thẳng ra
Hà Tiên, để lại rạch Prek Cross ở về phía Đông”.
Như thế là một Nghị định chính thức có giá trị như công ước quốc gia về việc xác định dứt khoát
đường biên giới giữa Vương quốc Campuchia và Xứ Nam Kỳ thuộc Pháp đã được ký kết. Theo Nghị định
- công ước này, hai bên thỏa thuận về quy định số lượng cột mốc và địa điểm đặt cột mốc; nêu lên chi tiết
những địa danh chính mà đường biên giới đi qua. Đây là cơ sở pháp lý để hai bên Việt Nam - Campuchia
thực hiện quyền chủ quyền của mình từ đó về sau.
1
Cũng cần phải nói thêm là từ năm 1861, khi mới chiếm được Gia Định và Định Tường, Thực dân Pháp đã
cho điều tra và vẽ đường biên giới Nam Kỳ - Cao Miên. Philippe Langlet và Quách Thanh Tâm đã công bố
bản đồ đường biên giới Nam Kỳ - Cao Miên năm 1861 trong tập Atlas lịch sử Lục tỉnh Nam Kỳ từ giữa thế
kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX (Philippe Langlet et Quách Thanh Tâm: Atlas historique des six provinces du sud
du Vietnam du milieu du XIXX au debut du XX siècle, Les Indes savants, Paris, 2001). Nghiên cứu tấm bản
đồ các huyện thuộc Lục tỉnh Nam Kỳ có thể hình dung đường biên giới vẽ năm 1861 còn ăn sâu vào lãnh
thổ Campuchia so với đường biên giới theo Quyết định số 166 về phân chia ranh giới giữa Việt Nam và
Campuchia ngày 9 tháng 7 năm 1870 và Nghị định mới về ranh giới chính thức giữa hai xứ Nam Kỳ và
Cao Miên ngày 15 tháng 7 năm 1873, được ký kết giữa Toàn quyền xứ Đông Pháp (Thống đốc Nam Kỳ)
và Quốc vương Campuchia (như đã nói đến ở trên).

446
buôn bán nhỏ lẻ trong các chợ làng là chính, ở Nam Bộ từ rất sớm đã xuất hiện một
tầng lớp buôn bán chuyên nghiệp.
Thị tứ hay cảng-thị là những trung tâm buôn bán, trao đổi hàng hóa ở nông
thôn có cấu trúc kinh tế nông-thương là chính, trong đó chủ yếu là buôn bán trao đổi
lúa gạo, cây trái và thủy sản. Những thị tứ, cảng-thị này đóng vai trò như những vệ
tinh, đầu mối của mạng lưới thương mại nông thôn, kết nối với các trung tâm thương
mại hay đô thị lớn trong khu vực.
Vào cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII, trên nền tảng phát triển mạnh mẽ của
kinh tế hàng hóa và sự mở rộng các mối giao thương trong thời đại “thương mại Biển
Đông” mà ở Nam Bộ dần dần hình thành 4 trung tâm thương mại lớn nhất được gọi là
các “đại phố” như Nông Nại Đại Phố, Bến Nghé - Sài Gòn, Mỹ Tho Đại Phố và Hà
Tiên Nam Phố. Ngoài ra còn có thể kể đến Bãi Xàu (Sóc Trăng), Long Hồ (Vĩnh
Long)... Các “đại phố” đều là các phố-cảng, cảng-thị quan trọng có quan hệ giao lưu
kinh tế, xã hội và văn hóa trong toàn vùng Nam Bộ, trong nước và quốc tế (đặc biệt là
vùng sông Mêkông), giữ vai trò đầu tầu thúc đẩy nền kinh tế Nam Bộ phát triển năng
động và trội vượt.
KẾT LUẬN

Trong suốt 3 thế kỷ (XVII, XVIII, XIX), người Việt cùng với các tộc người anh em
đã chung sức khai phá và dựng xây, phát triển và bảo vệ, biến Nam Bộ từ hoang hóa thành
một vùng đất trù phú bậc nhất cả nước với những giá trị tiêu biểu của Nam Bộ Việt Nam
thống nhất trong đa dạng. Mỗi tấc đất Nam Bộ đều thấm đẫm mồ hôi và máu của lớp lớp
các thế hệ người đi mở cõi. Chính vì thế mà đối với mỗi người dân Việt Nam, Nam Bộ
không đơn thuần chỉ là vấn đề chủ quyền lãnh thổ, mà cao hơn thế, còn là vùng đất của
những giá trị thiêng liêng.
“Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam, sông có thể cạn, núi
có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Lời nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí
Minh chính là tổng kết cao nhất toàn bộ những thành tựu và những giá trị vĩnh hằng mà các
thế hệ ông cha đã hết mực dấn thân mở cõi Nam Bộ cho một nước Việt Nam thống nhất
toàn vẹn ngày nay.

447
1. Vì Chân Lạp sử dụng vũ lực chiếm đoạt đất đai của Phù Nam, lại trải
qua nhiều thế kỷ liên tục hầu như không có các hoạt động triển khai hay thực thi
chủ quyền, nên chủ quyền của Chân Lạp trên vùng đất Nam Bộ chỉ mang tính
hình thức và không có giá trị pháp lý đầy đủ. Do đó, những vùng đất hoang hóa ở
đây phải được xem là đất vô chủ và những lưu dân người Việt cùng các tộc người
anh em khác tìm đến khai phá đất hoang, dựng xóm, lập làng, làm sống lại cả một
vùng đất chết, không thể không là những người chủ mới, đích thực của vùng đất
này.
Chúa Nguyễn một mặt thừa nhận kết quả khai hoang tự phát của các lưu dân, mặt
khác tổ chức các cuộc khai hoang mới theo phương thức vừa lấn dần những vùng đất trống,
những địa điểm quan trọng mà thuận lợi, vừa thúc đẩy nhanh hơn quá trình khai phá với xác
lập, củng cố và bảo vệ chủ quyền Đàng Trong. Nhà Nguyễn hoàn thiện hệ thống hành
chính, thống nhất quản lý trên phạm vi cả nước, đưa Nam Bộ hội nhập sâu hơn và đầy đủ
hơn vào trong guồng máy phát triển chung của đất nước Việt Nam.
Chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ xét trên toàn bộ quá trình lịch sử, những
cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý là một quá trình lịch sử tự nhiên phù hợp với các nguyên tắc
thụ đắc lãnh thổ của luật pháp quốc tế và đã được các nước liên quan và các tổ chức quốc tế
thừa nhận thông qua các Hiệp ước, Hiệp định có tính pháp lý cao.
2. Quá trình khai phá đất đai, xác lập chủ quyền của Việt Nam trên đất Nam
Bộ là quá trình cộng cư, giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các tộc người, có tộc
người bản địa, có tộc người đến trước, có tộc người đến sau, có người từ các vùng
trong nước và cũng có người từ nước khác tìm đến. Theo tập quán, họ vẫn sống
theo các phương thức định cư truyền thống như người Việt sống trong các thôn,
làng, trại, ấp; người Hoa tập hợp thành các bang, phường, phố, sở; người Chăm
sống trong các plây; người Chà Và lại tập hợp thành đội. Những tộc người có mặt
ở đây từ trước như người Stiêng vẫn sống trong các poh hoặc wang; người Chơro
sống trong plây; người Mạ tụ cư trong một tập hợp những ngôi nhà sàn dài gọi là
bòn; người Khmer sống trong các sóc… Chúa Nguyễn và nhà Nguyễn đều tôn
trọng tất cả các hình thức định cư này và tập hợp thành đơn vị hành chính cấp cơ
sở để quản lý đất đai, dân đinh.
Mặc dù chủ yếu các tộc người vẫn định cư theo cách thức truyền thống và ở
Nam Bộ cũng có những vùng tộc người này hay tộc người khác sống tập trung hơn,

448
nhưng trên đại thể làng xóm của các tộc người vẫn xen kẽ, đan cài vào nhau, mà không hình
thành các khu vực cư trú biệt lập và không có hiện tượng đối lập giữa các tộc người. Ở
những đô thị hay những thị tứ, thị trấn hoặc các đơn vị định cư lớn, các tộc người chung
sống hòa thuận cùng nhau đã thành phổ biến. Sự hỗn hợp dân cư thuộc nhiều tộc người,
nhiều địa phương, nhiều tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán khác, gắn kết trong một
vận mệnh chung, cùng nhau khai phá đất đai, dựng xóm lập làng, xây quê hương mới, tạo
lập cuộc sống mới, cộng đồng cư dân Nam Bộ sớm định hình những truyền thống văn hóa
phong phú, giàu bản sắc, với những tính cách hết sức đặc trưng.
3. Trên cơ sở nâng cao nhận thức về những giá trị thiêng liêng kết tinh của
lịch sử khai phá và dựng xây, làm ăn và đánh giặc của các thế hệ người dân Nam
Bộ trong sứ mệnh chung, vận mệnh chung của đất nước, cần phải mở rộng hơn
nữa các nội dung và hình thức đấu tranh chống lại các khuynh hướng lợi dụng
xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử về chủ quyền và các giá trị thống nhất trong đa
dạng của vùng đất Nam Bộ, cản trở quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở
cửa và hội nhập quốc tế của dân tộc Việt Nam1.
Chúng tôi hy vọng những hình thức tuyên tuyền giới thiệu về lịch sử khai phá và xác
lập chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ sẽ được quan tâm thường xuyên với các
hình thức tổ chức phong phú, sinh động và phù hợp, không chỉ nâng cao nhận thức đúng đắn
trong toàn dân về tính toàn bộ và tổng thể của lịch sử - văn hóa Việt Nam, mà còn góp phần
đấu tranh chống lại các mưu đồ lợi dụng xuyên tạc sự thật lịch sử vùng đất Nam Bộ của các
thế lực phản động trong nước và quốc tế.
4. Một công cuộc kiến tạo kỳ vĩ đa phương thức, trong đó chủ yếu bằng
cày và bằng cuốc, bằng trí tuệ và mồ hôi, bằng tình cốt nhục, nghĩa đồng bào, tối
lửa tắt đèn có nhau; một cuộc “biển dâu” thần kỳ mà âm thầm và lặng lẽ, như
tằm ăn dâu, như tằm kéo kén, như tằm nhả tơ, chỉ sau hơn một thế kỷ khi những
người lưu dân đầu tiên của Đàng Trong đặt chân đến địa đầu Mô Xoài,
1
Trong thời gian gần đây có một số tổ chức người Khmer Nam Bộ lưu vong và một số nhân vật trong
chính giới Campuchia đã công khai đặt lại vấn đề chủ quyền của Campuchia trên lãnh thổ Nam Kỳ. Họ cho
rằng Nam Bộ vốn là lãnh thổ của Campuchia đã bị Việt Nam xâm chiếm bằng vũ lực và cho đến trước khi
Thực dân Pháp xâm chiếm Nam Kỳ thì phần lớn đất đai Nam Kỳ (nhất là khu vực miền Tây) vẫn còn thuộc
chủ quyền của Campuchia và người Pháp đã chiếm đất Nam Kỳ từ tay Campuchia?. (Tham khảo Lê Trung
Dũng: Vài nét về vấn đề chủ quyền đối với vùng đất Nam Bộ vào những thập niên giữa thế kỷ XIX trong
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX, Nxb Thế
giới, Hà Nội, 2009, tr 350)

449
Việt Nam đã có cả Nam Bộ, đã căn bản hoàn thành chặng đường dài hàng nghìn năm
mở cõi và định cõi. Có thể hình dung công cuộc khai phá đất đai, xác lập và thực thi
chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ thế kỷ XVII- XIX là một cuộc cách mạng
xanh vĩ đại nhất, không chỉ riêng trên rừng rậm và sình lầy Nam Bộ, mà còn trên khắp
đất nước trong suốt tiến trình lịch sử. Vấn đề vốn vô cùng lớn lao và hết sức cơ bản,
nhưng lại chưa được nhiều nhà nghiên cứu thực sự quan tâm, chưa có nhiều công trình
khoa học thấy hết được tầm vóc của trang sử có một không hai này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng nghiên cứu và trình bày của chúng tôi ở trên
vẫn chưa thoát ra khỏi những khám phá ban đầu, chưa có điều kiện đi sâu khảo cứu
một cách bài bản những vùng đất, những địa phương, những sự kiện, những trường hợp
và những con người làm nên lịch sử. Nhiều khái quát của chúng tôi vẫn chủ yếu dựa
vào nguồn tư liệu thư tịch cổ, còn hết sức giản đơn, chưa phản ánh được đầy đủ cuộc
sống khai phá đất đai, hình thành, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền diễn ra muôn
hình, muôn vẻ, phong phú và độc đáo ở mỗi làng quê, mỗi thôn ấp, theo các nhóm tộc
người và dưới tác động của những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Hy vọng sẽ có tiếp chương trình nghiên cứu toàn diện hơn về vùng đất Nam Bộ
thế kỷ XVII-XVIII-XIX theo từng không gian xã hội - văn hóa cụ thể, tiêu biểu được
triển khai để có thể nâng tầm những khái quát, những kết luận làm cơ sở khoa học cho
những chương trình phát triển bền vững mỗi không gian xã hội - văn hóa đó và toàn
vùng Nam Bộ trong chiến lược phát triển chung của đất nước thời đại mở cửa và hội
nhập quốc tế.
5. Trên cơ sở những thành quả đã đạt được, cần phải xây dựng một
chương trình đầy đủ và tổng thể bảo tồn, tôn vinh và phát huy các giá trị
lịch sử - văn hóa đã được hình thành và định hình trong suốt quá trình khai
phá đất đai, xác lập và bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ.
Đó là các di tích vật chất còn lại trên mặt đất hay vẫn còn ẩn tàng trong
lòng đất (như đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ họ, đồn trại, thương điếm,
thành lũy, xóm làng, phố chợ, bến bãi, thuyền bè, kênh rạch, cầu cống,
phương tiện và công cụ khai hoang, kể cả vũ khí và dấu tích chiến trận…).
Đó là sự nghiệp và công tích lẫy lừng của các danh nhân (như Nguyễn Phúc

450
Nguyên, Ngọc Vạn, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Cư Trinh, Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ,
Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Ánh, Lê Văn Duyệt…), cùng lớp lớp những tác giả đích
thực của kỳ công mở cõi, mà chưa được một lần sử sách nêu tên. Đó là các di sản tinh thần
(như phong tục tập quán, hội hè, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, văn học, truyền thuyết, địa
danh, ca dao hò vè, nghệ thuật dân gian…) được sản sinh trong quá trình khai phá đất đai,
dựng xóm lập làng, là nguồn lực của công cuộc mở cõi và định cõi, tạo nên bản sắc văn hóa
và tính cách đặc trưng của người dân Nam Bộ trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam.
Đã đến lúc giới Sử học Việt Nam phải xúc tiến tổ chức biên soạn bộ Quốc sử Việt Nam
thời đại Hồ Chí Minh, trình bày toàn bộ lịch sử diễn ra trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam
hiện nay, trong đó quá trình khai phá đất đai và xác lập và thực thi chủ quyền Viêt Nam
trên vùng đất Nam Bộ thế kỷ XVII-XIX là quá trình hoàn thiện lãnh thổ Việt Nam, con
người Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà bộ Quốc sử không thể không trình bày một cách
đầy đủ và chân xác. Cũng trên tinh thần này, Bộ Giáo dục và đào tạo cần chỉ đạo tổ chức
biên soạn lại các giáo trình đại học về Lịch sử Việt Nam, Tiến trình lịch sử Việt Nam và
các sách giáo khoa Lịch sử phổ thông cập nhật các thành tựu nghiên cứu mới về lịch sử
vùng đất Nam Bộ và thể hiện được tính khách quan và toàn bộ của lịch sử và văn hóa
Việt Nam.

451

You might also like