You are on page 1of 38

페이지 1 / 38

SỔ TAY THUẬT NGỮ


TIẾNG HÀN PHÁP LÝ QUAN TRỌNG
중요한 법률용어해설

Luật sư LÊ NGỌC TUẤN – 여옥준 변호사.


Email: le3020@gmail.com
Trang Facebook cộng đồng: Tiếng Hàn Pháp Lý 법률 한국어.
https://www.facebook.com/tienghanphaplyluatsulengoctuan

Lưu ý : Sổ tay này bao gồm một số thuật ngữ pháp lý tiếng Hàn pháp lý quan trọng và một
số thuật ngữ thông thường đã được chia sẻ trong hơn 3 năm qua trên Trang FB: Tiếng Hàn
Pháp Lý 법률 한국어 - Luật sư Lê Ngọc Tuấn 여옥준 변호사. Các sinh viên, người dùng,
người học tiếng Hàn hoặc người Hàn học tiếng Việt có thể sử dụng hoàn toàn miễn phí
trên tinh thần kiến thức chia sẻ là kiến thức được nhân lên. Trong trường hợp sử dụng cho
mục đích thương mại thì cần phải có sự đồng ý trước của tác giả. Nội dung của Sổ tay này
có thế vẫn còn nhiều sai sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý từ người sử dụng.

Mục lục

Thuật ngữ chung


Dân sự
Doanh nghiệp, đầu tư, tài chính, bất động sản
Hình sự
Thuật ngữ khác.

1. Thuật ngữ chung

 Một số khái niệm về các loại luật.

실체법: Luật nội dung. Ví dụ: bộ luật dân sự, bộ luật hình sự là luật nội dung.
절차법: Luật hình thức, luật thủ tục/tố tụng. Ví dụ: bộ luật tố tụng dân sự/tố tụng hình
sự là luật thủ tục/tố tụng.
법률 là Luật do quốc hội ban hành. Hoặc nghĩa rộng là Pháp luật (nói chung).
법령 là các văn bản hướng dẫn thi hành (văn bản dưới luật).
대륙법: Dân luật. Không gọi là Luật đại lục.Nếu không phải gọi là Hệ thống luật châu Âu
lục địa.
페이지 2 / 38

보통법: Thông luật. Không gọi là Luật chung/phổ thông. Nếu không phải gọi là Hệ thống
luật Anh - Mỹ.
형평법: Lẽ/Luật công bằng.
특별법: Nếu hiểu là luật đặc biệt thì sẽ không chuẩn. Phải là luật chuyên ngành hoặc luật
riêng.
일반법: Nếu hiểu là Luật thông thường thì sẽ không chuẩn. Phải là luật chung.
Ví dụ: 민법 Bộ luật dân sự là luật chung.
기업법 Luật Doanh nghiệp là luật chuyên ngành (của luật dân sự).
Tôi đoán khá nhiều người dùng 특별법 là luật đặc biệt.
Ví dụ 임대주택에 관한 특별법 thì chỉ cần hiểu nó là luật chuyên ngành và dịch là Luật về
Nhà cho thuê, chứ không nên dùng là Luật đặc biệt về Nhà cho thuê.
Chữ 특별 ở đây hàm nghĩa là "riêng" biệt, "chuyên" biệt. Chứ không phải là "đặc" biệt như
vốn nghĩa chữ Hán của nó.

 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cơ bản của Việt Nam.

Hiến pháp 헌법
Bộ luật, luật 법
Nghị quyết/Nghị quyết liên tịch 결의/합동결의
Pháp lệnh 법령(Ordinance)
Lệnh 명령(Order)
Nghị định 의정서 (시행령, Decree)
Quyết định 결정서/결정문
Thông tư 시행규칙(Circular)
Thông tư liên tịch 부처간합동 시행규칙

 Một số tên gọi của luật dễ gây nhầm lẫn: 상법/경제법/경쟁법/독점규제 및


공정거래법.

상법: Bộ Luật về Doanh nghiệp và Kinh doanh, đây là một bộ luật lớn của Hàn Quốc.
Nhiều người thường nhầm chỉ là Luật thương mại do không biết nội dung của nó bao gồm
cả doanh nghiệp, kinh doanh (trong đó bao gồm cả giao dịch thương mại, kinh doanh bảo
hiểm, hàng hải). Ở Việt Nam tách thành nhiều luật là Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại,
Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Luật Hàng hải...
페이지 3 / 38

경제법: Cách gọi chung, thông thường để chỉ luật cạnh tranh, luật bảo vệ người tiêu dùng
và luật bán hàng đa cấp. Thường bị nhầm lẫn thành luật kinh tế, theo cách hiểu của VN thì
luật về lĩnh vực kinh tế vốn rất rộng. Trong khi 경제법 ở HQ thì hiểu theo nghĩa h ẹp như
trên thôi.

경쟁법: Nội hàm và tên gọi là trùng khớp với nhau, tức là Luật cạnh tranh. Ở VN chúng ta
dùng tên này.

독점규제 및 공정거래에 관한 법률: Là cách gọi khác đồng thời là tên gọi chính chức của
경쟁법, tức là luật cạnh tranh của HQ. Dịch nghĩa là Luật về thương mại công bằng và hạn
chế độc quyền.

 Các chức vụ cơ bản trong hệ thống chính trị/cơ quan nhà nước Việt Nam.

Đảng Cộng sản.

Tổng bí thư: 총 비서/당 서기장 (당대표). Trong ngoặc đơn là cách gọi ở Hàn Quốc, tuy
nhiên có những chức vụ không phù hợp với Hàn Quốc. Chức vụ nào quá rõ rồi xin không
giải thích thêm.
Thường trực Ban bí thư: 비서국 상임비서.
Bộ chính trị/UV BCT: 정치국/정치국 위원 (최고위원회/최고위원)
Ban bí thư/Bí thư Trung ương Đảng: 비서국/당 중앙비서 (당무위원회/당무위원).
Ban Nội chính Trung ương Đảng: 당 중앙 사정위원회.
Phó Thủ tướng Phụ trách Khối nội chính: 사정기관 담당 부총리. HQ có một chức tương
đương trực thuộc Phủ Tổng thống là 청와대 민정수석.
Ban Tổ chức Trung ương Đảng: 당 중앙조직위원회.
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng: 당 중앙감사위원회.

Chính phủ.

Thủ tướng: 수상/총리 (국무총리)


Bộ trưởng/Thứ trưởng: 장관/차관 (hoặc 부장/부부장)
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: 총리실 장관 (국무조정실장)
Chánh văn phòng: 사무국장/사무처장. Phó Chánh văn phòng: 사무차장.
페이지 4 / 38

Cục trưởng/Vụ trưởng: 국장/실장


Trưởng phòng: 과장

Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội: 국회의장.


Hội đồng Nhân dân: 인민의회.
UBND: 인민위원회.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: 국회 상임위원회
Uỷ ban của QH/Chủ nhiệm Ủy ban của QH: 국회 위원회/위원장
Bí thư Đảng đoàn Quốc hội: 원내대표. Chức vụ này chính là Đại điện của một đảng tại
Quốc hội (VN gọi là Bí thư). Ví dụ: Đại diện Đảng dân chủ tại Quốc hội. Ở VN thì Bí thư
Đảng đoàn QH cũng đ ồng thời là Chủ tịch QH (vì chỉ có một đảng). Ở HQ họ tách riêng vì
đa đảng, không thể vừa Chủ tịch QH vừa Đại điện của một đảng. Đây vốn lẽ là một từ khó
tìm từ tương đương.

 사정기관: Các cơ quan nội chính.

Là thuật ngữ thông thường để chỉ các cơ quan nội chính của Hàn Quốc, bao gồm 법무부,
검찰청, 경찰청, 감사원, 국정원, 청와대 민정수석. Do vậy nếu nói cơ quan nội chính ra
tiếng Hàn là 내정기관 thì người ta sẽ không hiểu gì.
Vậy các cơ quan nội chính Việt Nam thì bao gồm những cơ quan nào, thông thường thì bao
gồm Kiểm sát, Tòa án, Tư pháp, Thanh tra, các cơ quan có ch ức năng tư pháp trong Công
an, Quân đội. Như vậy, về cơ bản 사정기관 tức là Các cơ quan nội chính. Tuy nhiên, có
khác nhau quan trọng là 사정기관 của HQ không bao gồm Tòa án vì Tòa án HQ là một
trong ba nhánh quyền lực độc lập.
Do vậy Ban Nội chính của VN thì gọi là 사정위원회. Nếu dùng là 내정위원회 sẽ không
chính xác và người ta sẽ không hiểu.

 사보임: 사임 vs 보임. Miễn nhiệm vs Bổ nhiệm.

Hai thủ tục n ày được tiến hành đồng thời, tức là việc thay một vị trí trong một ủy ban
thường vụ hoặc ủy ban chuyên trách của quốc hội. Vì vậy có cách nói tắt mà đến cả người
Hàn cũng phải tìm hiểu xem nó có nghĩa gì.

 Cách dùng từ 일반.


페이지 5 / 38

Trong ví dụ sau: EU 일반개인정보보호법.


Bình thường có thể bị dùng là Luật về Bảo mật Thông tin Cá nhân THÔNG THƯỜNG của
EU.
Hay ví dụ: 관세무역일반협정 có thể bị dùng là Hiệp định THÔNG THƯỜNG về Thuế
quan và Thương mại
Nhưng phải dùng là Luật CHUNG về Bảo mật Thông tin Cá nhân EU và Hiệp định CHUNG
về Thuế quan và Thương mại mới chuẩn xác.

 Cách dùng và phân biệt thuật ngữ Kháng cáo.

항소: Kháng cáo đối với bản án (판결) sơ thẩm lên tòa phúc thẩm
상고: Kháng cáo đối với bản án phúc thẩm lên tòa tối cao
항고: Kháng cáo đối với 결정, 명령 (VN gọi là Quyết định giải quyết việc dân sự) của cấp
sơ thẩm lên phúc thẩm.
재항고: Kháng cáo đối với 결정, 명령 của cấp phúc thẩm lên tòa tối cao
상소: Kháng cáo. Là từ chỉ chungđối với tất cả các từ trên.

 Phân biệt 과태료 và 벌금.

Hiểu là Tiền Phạt đã chuẩn chưa? Chuẩn thì chuẩn rồi nhưng chưa đến mức chuẩn không
cần chỉnh.
과태료 là Tiền phạt vi phạm hành chính. 벌금 cũng là tiền phạt nhưng không phải thuần túy
là tiền phạt vi phạm hành chính mà là tiền phạt như là một HÌNH PHẠT theo luật hình sự.
Ví dụ: Lái xe vượt đèn đỏ thì sẽ bị cảnh sát giao thông phạt 과태료, tức là phạt vi phạm
hành chính, còn lái xe khi say ưr ợu gây tai nạn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự,
theo đó tòa án ra phán quy ết hình phạt là phạt tiền 벌금. Đối với một cá nhân thì 벌금 rõ
ràng là nặng nề hơn nhiều vì sẽ bị coi là người có tiền án tiền sự (전과자).
Do vậy, 과태료: Tiền phạt vi phạm hành chính và 벌금: Tiền phạt theo quy định của luật
hình sự.
Trong đời có vài lần nộp 과태료 thì cứ coi như để tăng thu ngân sách, còn đ ừng bao giờ để
bị phạt nộp 벌금.

 Phân biệt 피고 với 피고인.

피고 là Bị đơn chứ không phải là Bị cáo. 피고인 mới là Bị cáo.


페이지 6 / 38

Bị đơn là người bị kiện, thông thường trong vụ án dân sự, hành chính. Bị cáo là người bị tòa
án quyết định đưa ra xét xử trong vụ án hình sự. Như vậy nếu hiểu theo tiếng Hán 피고 là
Bị cáo rồi dùng luôn thì lỗi sai rất lớn.
Vậy 원고 là gì? Nguyên cáo đúng không? Ph ải dùng là Nguyên đơn. Nguyên đơn là người
khởi kiện, trong vụ án dân sự, hành chính. Tiếng Việt và luật VN không dùng Nguyên cáo.

 Phân biệt 조사 vs 수사.

조사: Khảo sát/Xác minh/Thanh tra (Ví dụ 세무조사 thì TV là thanh tra thuế).
수사: Điều tra (đối với hành vi phạm tội do cơ quan tư pháp như cảnh sát, kiểm sát thực
hiện).

 Phân biệt 판결 vs 주문.

판결: Phán quyết.


주문: Phần Quyết định (kết luận) của tòa trong Phán quyết.

 Phân biệt 위약 vs 위반.

위반 là vi phạm dùng chung cho nhiều trường hợp bao gồm vi phạm những nội dung không
trực tiếp cam kết như luật pháp, quy định, nội quy và Vi Phạm Nội Dung Đã Cam Kết như
vi phạm hợp đồng.
위약 chỉ là Vi Phạm Nội Dung Đã Cam Kết, cụ thể là Vi phạm hợp đồng.
Như vậy:
위반: Vi phạm.
위약: Vi phạm hợp đồng.

 Phân biệt 귀중 vs 귀하.

TV thì cứ Kính gửi các loại kính thôi nhưng tiếng Hàn thì:
귀중 dùng với TỔ CHỨC
귀하 dùng với CÁ NHÂN.
Ví dụ: NGUYEN XUAN PHUC 총리 귀하
총리실 귀중
페이지 7 / 38

 Chắc mọi người lúng túng khi gặp 사단법인 và 재단법인. Không biết nó là gì và
tiếng Việt thế nào?

사단법인 là tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập bởi các cá nhân/tổ chức với mục
đích nhất định và thường không vì mục đích lợi nhuận. Đối chiếu với quy định của VN thì
사단법인 chính là Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp khi gọi chung, khi được cụ
thể trong quy định thì gọi là Hội hoặc tên gọi tương tự khác như hiệp hội, liên hiệp hội, liên
đoàn, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân...
재단법인 là tổ chức có tư cách pháp nhân, được hình thành bởi các tài sản với mục đích
nhất định và không vì mục đích lợi nhuận. Đối chiếu với quy định của VN thì 재단법인
chính là Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
사단법인 là tổ chức tập hợp bởi các cá nhân, nôm na là nơi tụ hội của các "con người", nên
tiếng Việt gọi là Hội, còn 재단법인 là tổ chức tập hợp "tài sản", nên trong tiếng Việt gọi là
Quỹ.
사단법인, 재단법인 khác với/không phải là 회사 (영리법인, công ty/doanh nghiệp).

 Đã bao giờ bạn thắc mắc 제도 sao có lúc dùng là CHẾ ĐỘ thì cứ thấy nó khiên
cưỡng không?

Ví dụ 대리모제도 chẳng hạn, nếu bạn nói là CHẾ ĐỘ MANG THAI HỘ thì nghe nó sao
sao ý, nhưng mà b ạn vẫn không biết dùng từ nào cho chuẩn xác? Chuẩn thì phải là CHẾ
ĐỊNH MANG THAI HỘ.
제도 có hai nghĩa, nghĩa r ộng theo tiếng Hán là CHẾ ĐỘ, nghĩa hẹp chính là CHẾ ĐỊNH
hay CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT (đôi khi có thể dùng là CƠ CHẾ/CHÍNH SÁCH), nghĩa thứ 2
này có lẽ khá nhiều người kg biết vì thấy tiếng Hán là 제도 thì cứ dùng là CHẾ ĐỘ. Tùy
từng tình huống ta phải dùng khác mới chuẩn xác.

2. Dân sự

 Một số thuật ngữ hợp đồng thường gặp.

양해각서 MOU, Biên bản ghi nhớ.

가계약서 Hợp đồng nguyên tắc.

본 계약서 Hợp đồng (chính thức).

약정서/합의서 Thỏa thuận.

계약해지합의서 Thỏa thuận thanh lý HD.


페이지 8 / 38

갑/을/병/정 Bên A/B/C/D.

불가항력 Bất khả kháng.

손해배상/벌칙 Bồi thường thiệt hại/Phạt vi phạm hợp đồng.

계약해지/해제 Chấm dứt hợp đồng/Hủy bỏ hợp đồng.

준거법 Luật áp dụng.

재판관할 (Cơ quan) Giải quyết tranh chấp.

중재조항 Điều khoản trọng tài.

소급효 Hiệu lực hồi tố.

신의성실 의무 Nghĩa vụ trung thực và cẩn trọng.

이해충돌 회피의 원칙 Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích.

유권해석 Giải thích pháp luật (của cơ quan có thẩm quyền).

청산/부도/파산 Giải thể/Lâm vào tình trạng phá sản/Phá sản.

상관습/상관례 Tập quán thương mại.

채무불이행 Sự kiện vi phạm.

권리/채권 Quyền.

의무/채무 Nghĩa vụ.

대출채권 Quyền đòi nợ.

대출채무 Nghĩa vụ trả nợ.

장래채권 Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng.

다운계약서 Hợp đồng giả tạo.

이면계약 Giao dịch dân sự giả tạo. Đôi khi gọi là "Thỏa thuận
riêng" nếu muốn nói giảm nói tránh. Bản chất "giả tạo" vs
"riêng" ở đây là giống nhau.

 Bao gồm nhưng không giới hạn.

including but not limited to/bao gồm nhưng không giới hạn:

포함하되 그에 국한되지 않는
포함하되 그에 한정되지 않는
포함하되 그에 제한되지 않는
Có lẽ là một cụm thường dùng trong các hợp đồng tiếng Anh sau đó dùng trong HĐ TV
nhiều. Ít gặp trong HĐ tiếng Hàn.
페이지 9 / 38

 귀책사유 Tiếng Việt nên viết thế nào?

"Lỗi thuộc về..."


Ví dụ 갑의 귀책사유로 계약이 해지될 경우
Trường hợp HĐ bị chấm dứt do lỗi thuộc về Bên A.

 서명, 날인, 간인 thì nhiều người thấy rồi nhưng 계인 thì có lẽ ít.

서명: Ký tên. 날인: Đóng dấu. 간인: Đóng dấu vào giữa hai trang của một văn bản bằng
cách gấp trang giấy trước và đóng vào giữa đè lên mặt sau trang trước và mặt trước trang
sau. Chữ 간 ở đây theo tiếng Hán là GIỮA, KHOẢNG GIỮA. Cách đóng dấu này của HQ
khác VN nhưng giống nhau về bản chất nên có thể gọi là ĐÓNG DẤU GIÁP LAI.
Còn 계인 thì là đóng dấu vào hai hoặc nhiều văn bản, là một hình thức không có ở VN. Chữ
계 ở đây là HỢP, HỢP NHAU. Tức là đóng dấu vào giữa các bản gốc.

 Phân biệt 결재 vs 결재

결재: Phê duyệt.


결제: Thanh toán.
Ví dụ: 검토 후 결재하시고 잔금 결제 부탁드립니다.
Xin vui lòng xem xét PHÊ DUYỆT và THANH TOÁN khoản tiền còn lại.

 Phân biệt 고의 vs 과실.

Lỗi cố ý là 고의 thì rõ rồi, còn lỗi vô ý thì có phải 무의 không? Không dùng như vậy mà
dùng là 과실. 과실 ở đây là Quá thất, tức là sai lầm, lầm lỗi.
고의 또는 과실로 손해가 발생할 경우: Trường hợp phát sinh thiệt hại do lỗi cố ý hoặc lỗi
vô ý.

 Khác nhau giữa 해지 và 해제.

Hai khái niệm hay gặp này na ná như nhau nên cực kỳ dễ bị nhầm lẫn, ngay cả đối với
người Hàn không có kiến thức căn bản về pháp luật.
페이지 10 / 38

해지 (일방해지): bị chấm dứt (bị đơn phương chấm dứt). Là một hình thức chấm dứt hợp
đồng có hiệu lực từ thời điểm bên kia nhận được thông báo, tức là không có hiệu lực hồi tố
소급효.
해제: bị hủy bỏ. Là môt hình thức chấm dứt hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết và
các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, tức là có hiệu lực hồi tố.
Như vậy khác nhau căn bản là có hay là không có hiệu lực hồi tố. Hay nôm na là 해지 thì
không bắt buộc phải trả cho nhau những gì đã nhận, còn 해제 thì oái oăm hơn, phải trả cho
nhau những gì đã nhận để khôi phục nguyên trạng.
Ví dụ: 2 bạn yêu nhau, bạn nam tặng bạn gái 5 lọ nước hoa. Đến khi không yêu nữa, bạn
nam đòi quà, lý do không yêu nữa của ai trả người đó. Bạn nữ trả lại, tức hoàn trả tài sản đã
nhận, khôi phục nguyên trạng thì là 해제. Nhưng bạn nữ lại đòi bạn nam trả lại những gì vô
hình đã nhận thì đau đ ầu lắm, khó phân xử. Bạn gái không trả, chỉ là đường ai nấy đi, cho
nhau cái gì thì thôi, thì là 해지.
Kết luận là chỉ nên CHẤM DỨT 해지 thôi không nên HỦY BỎ 해제.

Vậy làm sao để nhớ? Tôi từng dùng cách phân biệt 젓가락 và 숟가락 là chỉ cố nhớ 1 cái
thôi. Ở đây cũng thế chỉ cần nhớ 해지 là Chấm dứt, là được.

 내용증명 hay 내용증명우편 là gì?

VN không có khái niệm này nên tìm không ra? Khi bạn gửi thư/công văn cho đối tác về việc
đòi nợ, chấm dứt hợp đồng (vân vân) nhưng bạn muốn lưu lại chứng cứ rằng bạn đã gửi vào
ngày giờ đó với nội dung như thế thì bạn sẽ ra BƯU ĐIỆN 우체국 để gửi, bạn làm thành 03
bản với nội dung như nhau, 01 bản gửi đi, 01 bản lưu tại BƯU ĐIỆN, bạn giữ 01 bản.
Việc này gọi là 내용증명발송. Tức là GỬI THƯ BẢM ĐẢM CÓ XÁC NHẬN NỘI
DUNG CỦA BƯU ĐIỆN.
Ở VN việc này tương tự như là Lập vi bằng.

 등기 và 등록 đều là ĐĂNG KÝ, vậy khác nhau như nào?

Trong cùng một văn bản là 등기부등본 có cả 등기번호 và 등록번호 thì có gì khác?
등기 là đăng ký với CƠ QUAN TƯ PHÁP, cụ thể là Trung tâm Đăng ký của Tòa án.
등록 là đăng ký với các CƠ QUAN HÀNH CHÍNH.
등기부등본 là văn bản do Tòa án cấp vì vậy nó có 등기번호, đồng thời trong văn bản này
페이지 11 / 38

sẽ ghi cả 등록번호, tức là số đăng ký kinh doanh (사업자등록증) do Cơ quan Thuế cấp,
mà cơ quan thuế là CƠ QUAN HÀNH CHÍNH.

 불법행위에 대한 손해배상: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngs

Bộ luật dân sự VN có chế định "BTTH ngoài hợp đồng", chứ không dùng "BTTH cho hành
vi trái pháp luật".
Chế định này trong tiếng Hàn mới đọc tưởng là BTTH cho hành vi trái pháp luật -
불법행위에 대한 손해배상. Vì vậy không dùng là BTTH cho hành vi trái pháp luật mà
phải dùng là BTTH ngoài hợp đồng.

 가압류/가처분: Biện pháp khẩn cấp tạm thời.

가압류 là biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản là tiền hoặc có thể quy đổi thành tiền.
Ví dụ biện pháp kê biên tài sản hoặc phong tỏa tài khoản ngân hàng.
가처분 là biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với quyền lợi hoặc những thứ không phải là tiền
hoặc có thể quy đổi thành tiền.
Ví dụ: biện pháp cấm không cho ông chồng tiếp cận với bà vợ khi hai bên đang tiến hành
thủ tục ly hôn.
Ví dụ: biện pháp cấm Công ty ABC không thực hiện việc bổ nhiệm ông D vào chức vụ
Tổng giám đốc của Công ty cho đến khi Tòa án có quyết định khác.
압류: Kê biên tài sản.
Để cho dễ hiểu về 가압류 thì 가압류 là kê biên tài sản trước khi có bản án của tòa án, còn
압류 là kê biên tài sản sau khi có bản án của tòa án, để thi hành bản án.

 Cụm khái niệm về 담보방법, tức là các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự.

Đây chắc chắn làm một trong những nhóm khái niệm khó nhất.
Mỗi khi phải phân biệt các khái niệm này trong tiếng Hàn mình thường bối rối vì nó rất khó
nhớ rạch ròi, cảm giác như được yêu cầu nhớ tên và nhớ mặt của các cô gái xinh đẹp nhưng
giống hệt nhau trong các ban nhạc K-pop ấy.

질권/근질권/유치권/저당권/근저당권/보증/연대보증/공탁: Cụm này gọi chung là


담보방법, tức là các biện pháp bảm đảm nghĩa vụ dân sự.

Riêng từng khái niệm thì như sau:


질권/근질권: Cầm cố. Tuy nhiên 질권 là cầm cố tài sản cho một nghĩa vụ (khoản nợ) xác
định, còn 근질권 là cầm cố tài sản cho một nghĩa v ụ (khoản nợ) có hạn mức tối đa, bên
페이지 12 / 38

nhận cầm cố sẽ cấp cho bên cầm cố một hạn mức tín dụng, bên cầm cố có quyền vay và trả
nhiều lần trong phạm vi hạn mức đó.
유치권: Cầm giữ tài sản. Ví dụ mang xe máy đến sửa ở hiệu sửa xe, chủ xe phải trả phí sửa
xe nhưng không trả, hiệu sửa xe có quyền cầm giữ xe máy cho đến khi chủ xe trả phí.
저당권/근저당권: Thế chấp. Tuy nhiên 저당권 là thế chấp tài sản cho một nghĩa vụ (khoản
nợ) xác định, còn 근저당권 là thế chấp tài sản cho một nghĩa vụ (khoản nợ) có hạn mức tối
đa, bên nhận thế chấp sẽ cấp cho bên thế chấp một hạn mức tín dụng, bên thế chấp có quyền
vay và trả nhiều lần trong phạm vi hạn mức đó.
보증: Bảo lãnh. 연대보증: Bảo lãnh của bên thứ ba.
신용보증: Tín chấp.
공탁: Ký quỹ.
Trong tất cả các khái niệm trên thì dễ nhầm lẫn nhất là 질권 vs 저당권. Cái đầu là Cầm cố,
cái sau là Thế chấp. Còn để phân biệt cầm cố vs thế chấp trong tiếng Việt thì google sẽ rõ.

 제적등•초본 là gì?

제적등본 vs 제적초본.
제적 nghĩa là Trừ Tịch, xóa tên khỏi hộ tịch.
등본 là bản sao toàn bộ
초본 là bản trích lục (một phần).
Nghĩa là giấy tờ do cơ quan hành chính địa phương cấp cho cá nhân, nội dung của nó thể
hiện thông tin về những người có cùng huyết thống nhưng đã mất, không còn thể hiện trên
Giấy chứng nhận quan hệ gia đình (가족관계증명서) nữa.
Giấy chứng nhận quan hệ gia đình chỉ thể hiện người còn sống.
제적등본 thể hiện toàn bộ người đã mất. TV là Bản sao về các thành viên gia đình quá cố.
제적초본 thể hiện một người đã mất. TV là Bản trích lục về thành viên gia đình quá cố.

 공전자기록등불실기재: Khai báo sai sự thật lên hệ thống đăng ký điện tử của cơ
quan nhà nước. 불실기재공전자기록등행사: Sử dụng giấy tờ/nội dung khai báo
sai sự thật từ hệ thống đăng ký điện tử của cơ quan nhà nước.

Hiếm khi nào có cụm từ vừa dài vừa khó xác định như 2 cụm này. Trong đó:
공: 공공기관 Cơ quan nhà nước
전자기록: Hệ thống khai báo/đăng ký điện tử.
등: vân vân
페이지 13 / 38

불실기재: Đăng ký/khai báo sai sự thật.


행사: Trong trường này là Sử dụng.
Ví dụ: Đã có vợ nhưng khai là chưa có, sau đó lấy cái chứng nhận chưa có để đăng ký kết hôn với
người khác.

 선의 vs 악의 thì mọi người nghĩ là sao?

Thiện ý vs Ác ý chăng? Bình thường nghĩa là như vậy.


Nhưng ngôn ngữ pháp lý gọi là Ngay tình vs Không ngay tình.

 전보배상: Bồi thường thiệt hại cho lợi ích (mà lẽ ra mình được hưởng) do hợp
đồng mang lại.

Bộ luật dân sự HQ Điều 395, VN là Điều 419.

Ví dụ: A ký bán gấp cho B căn nhà giá trị 900 triệu. Trong khi giá thị trường là 1 tỷ. Nhưng
do lỗi của A, căn nhà không giao dịch được, hợp đồng bị hủy. Khi đó B có quyền đòi bồi
thường số tiền 100 triệu mà lẽ ra B được hưởng do hợp đồng mang lại.

 명의신탁제도: Cơ chế đứng tên giùm/hộ.

Nghĩa là chủ sở hữu tài sản nhờ người khác đứng tên, thỏa thuận này được đăng ký và người
chủ sở hữu thực vẫn có thể thực hiện các hành vi pháp lý dù tài sản đứng tên người khác.
VN không có cơ chế này.

 구상권: Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh.

구 là Cầu trong Yêu Cầu. 상 là Thường trong Bồi Thường. Không lẽ dùng là Quyền cầu
thường? Dùng chính xác là Quyền yêu cầu bồi hoàn/bồi thường. Luật VN gọi là Quyền yêu
cầu của bên bảo lãnh.
Ví dụ A cho B vay tiền, C bảo lãnh cho B. B không trả được nên C phải trả thay. Khi đó C
có Quyền yêu cầu B bồi hoàn khoản tiền đã trả thay.

 Một số thuật ngữ luật dân sự khác.

조정조서 Quyết định công nhận sự hòa giải của đương sự.

행위능력 Năng lực hành vi dân sự.

권리능력 Năng lực pháp luật dân sự. Đừng dùng là 민사법률능력.
채권소멸 Chấm dứt nghĩa vụ.
페이지 14 / 38

채권소멸시효 Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ.

혼동 Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một.

대물변제 Nghĩa vụ được thay thế bằng một nghĩa vụ khác.

대항력 Hiệu lực đối kháng với người/bên thứ ba.

대항요건 Điều kiện phát sinh hiệu lực đối kháng.

양자 Con nuôi (trong khi vẫn duy trì quan hệ con đẻ - bố mẹ


đẻ).
친양자 Con nuôi (nhưng không còn duy trì quan hệ con đẻ - bố
mẹ đẻ).
양부모/양친 Bố mẹ nuôi.

내용증명원 Vi bằng.

집달리, 집달관, 집행관 Thừa phát lại.

혼인 해소 Chấm dứt hôn nhân. Tức là việc chấm dứt hôn nhân do ly
hôn hoặc do một bên chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã
chết.
혼인 취소 Hủy kết hôn trái pháp luật. Tức là việc Tòa án tuyên bố
hủy việc kết hôn trái pháp luật.
상속순위 Hàng thừa kế.

직계비속 Trực hệ bề dưới. Bao gồm con, cháu và dưới nữa.

직계존속 Trực hệ bề trên. Bao gồm bố mẹ, ông bà và trên nữa.

3. Doanh nghiệp, đầu tư, tài chính, bất động sản.

 Bạn có thể đã mắc lỗi khi nhầm lẫn Công ty cổ phần của Hàn Quốc (주식회사)
thành Công ty TNHH khi chuyển ngữ từ Anh sang Việt.

Người Hàn viết chữ CTCP trong tiếng Anh là Co., Ltd. Co là viết tắt của Company, nghĩa là
Công ty và Ltd là viết tắt của Limited, nghĩa là Hữu hạn. Vì vậy khi chuyển sang Việt thành
Công ty TNHH là có thể hiểu được nhưng bị sai hoàn toàn.
Nếu dựa vào tiếng Hàn là 주식회사 thì sẽ không nhầm thành CT TNHH (유한책임회사)
nhưng chỉ dựa vào tiếng Anh thì xác suất sai rất lớn.
Mọi người đều biết là VN thường dùng CTCP là Joint Stock Company, rất sát nghĩa.

 Khác nhau giữa 대표이사/사장/회장.

대표이사: Là chủ tịch hội đồng quản trị đồng thời là đại diện theo pháp luật của công ty.
Chiếu theo Luật Doanh nghiệp VN thì là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc (và được
페이지 15 / 38

hiểu đồng thời là Người đại diện theo pháp luật của công ty). Rất nhiều người dùng khiên
cưỡng là Giám đốc Đại diện, không có trong tiếng Việt, chính xác hơn là không dùng như
vậy, kể cả theo thói quen và trong luật.
사장: là cách gọi Giám đốc/Tổng giám đốc theo nghĩa thông thường, theo thói quen.
회장: là cách gọi Chủ tịch theo nghĩa thông thường, theo thói quen.
사장 và 회장 không phải là từ/chức vụ chính thức có trong luật HQ. Trong luật HQ chỉ
dùng là 대표이사, nhưng khi gọi ở ngoài thì ngư ời ta có đủ cách dùng 사장, 회장, 대표,
대표이사.
Ở VN khi gọi là Giám đốc/Tổng Giám đốc hay Chủ tịch thì chưa th ể biết là người này có
phải là Người đại diện theo pháp luật hay không. Nhưng ở HQ khi đã g ọi là 대표이사 thì
hiểu là Người đại diện theo pháp luật.

 Cùng gọi là Thành viên nhưng sao lại dùng cho cả 사원 và 이사회 이사.

사원 là Thành viên Công ty TNHH tức là người góp vốn, tương tự cổ đông trong Công ty
Cổ phần. Người góp vốn thì là chủ sở hữu, không có lương.
이사회 이사 là Thành viên HĐQT trong Công ty Cổ phần, chỉ là người được bầu, làm thuê,
được trả lương. Tất nhiên trước khi được bầu thì có thể đã là người góp vốn (cổ đông).
Người trong 사원 có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Nhưng Người trong 이사회 이사 thì chỉ
có thể là cá nhân.
Người nói vậy mà không phải vậy, Thành viên cũng nói zậy mà hổng phải zậy.

 Tìm hiểu về 임원: 상무보, 이사, 상무, 전무, 부사장, 사장, 대표이사

임원 về cơ bản là Thành viên HĐQT hoặc Thành viên Ban giám đốc, trong đó chia ra
등기임원 và 비등기임원. 등기임원 là Thành viên HĐQT như cách hiểu theo luật VN,
thông thường một công ty chỉ có khoảng 5~7 người, họ được đăng ký tên trong gi ấy đăng
ký pháp nhân. Còn lại là 비등기임원, tức là Thành viên Ban giám đốc, số lượng lớn hơn
nhiều lần tùy quy mô công ty. Ví dụ Công ty Cổ phần Điện tử Samsung có gần 1100 người
là 임원, trong đó chỉ có hơn 10 người là 등기임원, còn lại là 비등기임원.

Điều cần lưu ý là: t ừ cấp nhân viên 사원 lên đến tổng quản lý 부장 thì là ngư ời lao động
chính thức trong công ty. Trên cấp đó sẽ là 임원, thường có tên gọi cụ thể là 상무보, 이사,
상무, 전무, 부사장, 사장, 대표이사. Thông thường khi được lên cấp 임원 thì người đó sẽ
không còn được coi là người lao động chính thức nữa nên họ được nhận trợ cấp thôi việc và
hợp đồng với công ty chuyển từ hợp đồng không có thời hạn sang hợp đồng có thời hạn,
페이지 16 / 38

thường là 1 năm. Theo đó, thù lao sẽ được tăng đột biến so với tổng quản lý 부장, nhưng
ngược lại họ chỉ được bảo đảm thời hạn làm việc trong công ty 1 năm, cứ hết 1 năm lại gia
hạn hoặc phải nghỉ việc, tùy thuộc vào thành tích, năng lực làm việc và chính sách công ty.

Vì cơ ch ế đó, ở HQ có nhiều trường hợp phấn đấu thành 임원 để hưởng thù lao cao dù
không được lâu dài kiểu như một phút huy hoàng rồi chợt tắt còn hơn buồn le lói suốt trăm
năm, nhưng cũng có trường hợp thích le lói trăm năm nên cứ chỉ làm 부장, nhận lương thấp
hơn nhiều nhưng được lâu dài.

Do vậy chúng ta đừng khó hiểu khi có ông 임원 thét ra lửa, nhưng đến cuối năm tự nhiên
thấy out khỏi công ty, trong khi cả một đội từ 부장 trở xuống vẫn ổn định, lâu dài.

 Phân biệt 직위, 직급, 직책.

Ba phát "chic" này na ná nhau quá. "Nhíc" TV như dưới đây có lẽ phù hợp hơn cả.

직위: Cấp bậc. Cụ thể là các tên gọi phổ biến như sau: 사원 - 주임 - 대리 - 과장 - 차장 -
부장 - 상무보 (이사) - 상무 - 전무 - 부사장 - 사장 - 부회장 - 회장. Tổng cộng là 13 cấp
bậc.

직급: Ngạch bậc. Để chỉ các ngạch bậc cụ thể theo thâm niên của từng cấp bậc. Ví dụ 대리
2 호봉, 과장 3 호봉. 직급 thường không được đề cập khi xưng hô, chỉ dùng nội bộ khi cần
phân biệt thâm niên hoặc khi tính lương.

직책: Chức vụ. Là chức vụ cụ thể trong công ty. Cấp bậc là cách gọi chung, nhân viên nào
cũng có cấp bậc, trong đó chỉ có một số người nắm chức vụ cụ thể. Thường gọi với các tên
như sau: 파트장 - 팀장 - 실장 - 본부장 - 사업부장 - 최고경영자 và nhiều chức vụ khác
nữa như 공장장, 법인장, 단장, 소장, 지사장, 지점장, 센터장, 단지장, 대표...
Có thể lấy 1 ví dụ để thể hiện đầy đủ nhất về một người trong công ty: 직위 của 홍길동 là
부장, 직급 là 부장 3 호봉, 직책 là 경영실장.

 Cụ thể hơn về 직위, tức là cái khó nhất phân biệt nhất và thường gặp nhất.

Cấp bậc truyền thống từ thấp lên cao: 사원 – 주임 - 대리 – 과장 – 차장 – 부장 –


상무보(이사) – 상무 - 전무 – 부사장 – 사장 .
페이지 17 / 38

Cấp bậc cải cách từ thấp lên cao: 사원 – 선임 – 책임 – 수석 – 상무 – 전무 – 부사장 –


사장.
Nhiều người thấy khó nói tiếng Việt khi diễn giải các cấp bậc nêu trên. Tôi có một cách
dùng là qua tiếng Anh để diễn giải ra TV. Lưu ý là sẽ không bàn về tiếng Anh vì nó rất đa
dạng, ở đây chỉ là tiếng Anh mà người Hàn thường dùng để chỉ các cấp bậc của họ. Chúng
ta không nhầm lẫn cấp bậc với chức vụ thì sẽ dễ nhớ hơn.

Cụ thể đối với cấp bậc truyền thống.

Hàn Anh Việt

사원 Staff Nhân viên


주임 Assistant Manager Chuyên viên
대리 Assistant Manager Chuyên viên chính
과장 Manager Quản lý
차장 Deputy General Manager Phó Tổng Quản lý
부장 General Manager Tổng Quản lý
상무보 Assistant Managing Director Phó Giám đốc
Giám đốc (Cách dùng sát hơn
để không bị nhầm với chức
Managing Director/Vice
상무 cao nhất của nhiều công ty
President
VN thì dùng là Thành viên
Ban Giám đốc)
Senior Managing Director/ Phó TGD điều hành
전무 Executive Vice President
Senior Executive Vice
부사장 President/Vice President
Phó TGD

사장 President Tổng Giám đốc

Cụ thể đối với cấp bậc cải cách.

Hàn Anh Việt


사원 Staff Nhân viên
선임 (ghép lại của 주임,
Assistant Manager Chuyên viên
대리)
책임 (ghép lại của 과장, Manager Quản lý
페이지 18 / 38

차장)
수석 (tương đương 부장) General Manager Tổng Quản lý.

Có một lưu ý là người Hàn dùng TGD là President, trong khi ở VN thì hay hiểu là Chủ tịch.
Do vậy có khi một ông Phó TGD/부사장/Vice President người dùng tiếng Anh ở VN hiểu
là Phó Chủ tịch!

 위임전결규정: Quy định về phân cấp thẩm quyền.

Đây là một thuật ngữ thú vị.


전결: Ký thừa lệnh.
대결: Ký thay.
Trong công ty lớn thường có quy định này để phân định rõ ai đư ợc quyền quyết định/thực
hiện việc gì trong phạm vi nào. Chữ 전 (專) trong tiếng Hán là Chuyên, không phải Toàn
như có người đã nhầm. Vì nhầm nên hiểu là QĐ ủy quyền toàn quyết, vừa không Việt hóa
vừa có thể bị hiểu sai thành QĐ về ủy quyền toàn bộ!
Ví dụ, ông Tuấn, với tư cách là Chồng, được giữ lại ~~% thu nhập để toàn quyền chi tiêu
vào việc A việc Bờ việc Cờ, nếu vượt quá thì phải "xin ý kiến" Vợ. Đó là chính là QĐ VỀ
PHÂN CẤP THẨM QUYỀN.

 Thuật ngữ về luật lao động.

Có rất nhiều người làm việc liên quan đến nhân sự, những từ/cụm từ liên quan luật lao động
rất cần thiết. Xin thống kê những từ đặc thù, có vẻ hơi khó. Phần này phần lớn tham khảo
cuốn 베트남노동법이론과실제 của 최태호님, nguyên Tham tán lao động Tổng Lãnh sự
quản Hàn Quốc tại TPHCM.
Người lao động theo HĐLĐ xác định thời hạn: 계약직근로자
Người lao động theo HĐLĐ không xác định thời hạn: 정규직근로자
Nội quy lao động: 취업규칙. Thỏa ước lao động tập thể: 단체협약
Cưỡng bức lao động: 노동강제
Ngược đãi người lao động: 근로자를학대하다
Bóc lột sức lao động: 노동력착취
Tranh chấp lao động: 노동쟁의
Các hình thức kỷ luật lao động (근로징계조치유형): Khiển trách (견책), Cách chức(보직해임), Sa
thải (해고)
Cố ý gây thương tích: 고의적인상해행위
페이지 19 / 38

Xóa kỷ luật: 징계조치의말소


Khiếu nại về kỷ luật lao động: 징계조치에대한이의제기
Bảo vệ thai sản: 모성보호
Hòa giải viên lao động: 노사조정관. Hội đồng trọng tài lao động: 노동중재협의회
Tranh chấp lao động tập thể tại cơ sở: 단위사업장에서의집단적노동쟁의.

 Ba cặp khái niệm về công ty dễ gây nhầm lẫn.

감사/검사: 감사 là Kiểm soát viên (trong công ty) và nghĩa khác là Thanh tra (감사관).
검사 là Kiểm sát viên hay cách gọi khác Công tố viên. Lưu ý khác nhau giữa Soát (soát xét)
với Sát (giám sát).

주주/사원: 주주 là cổ đông (trong công ty cổ phần). 사원 là thành viên góp vốn (trong
công ty trách nhiệm hữu hạn). Cùng là người góp vốn trong công ty nhưng loại công ty khác
nhau thì cách goị khác nhau. Theo đó sẽ có 주주총회 (Đại hội đồng cổ đông) và 사원총회
(Hội đồng thành viên).

주식/주권: 주식 là cổ phần. 주권 là cổ phiếu.

 법인등록번호 vs 사업자등록번호 khác nhau như nào?

법인등록번호 là Số đăng ký doanh nghiệp.


사업자등록번호 là Số đăng ký cơ sở kinh doanh.
Một doanh nghiệp có nhiều cơ sở kinh doanh thì mỗi nơi sẽ có một số đăng ký cơ sở kinh
doanh.

 Hiểu đúng về 금융회사.

금융회사: Tổ chức tín dụng. Lưu ý khái ni ệm này theo luật HQ hàm nghĩa r ộng hơn rất
nhiều so với khái niệm TỔ CHỨC TÍN DỤNG theo luật VN. Cụ thể, ngoài hàm nghĩa theo
luật VN là NGÂN HÀNG VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG PHI NGÂN HÀNG (công ty tài
chính, công ty cho thuê tài chính), còn bao gồm các công ty bảo hiểm, chứng khoán, quản lý
quỹ.

Tuy nhiên, nhầm lẫn lớn nhất ở đây là 금융회사 theo tiếng Anh (Financial Company) bị
nhầm thành CÔNG TY TÀI CHÍNH. Sở dĩ nhầm vì CÔNG TY TÀI CHÍNH ở VN dùng
tiếng Anh là Finance Company, ở HQ công ty tài chính gọi là 여신전문금융회사 hay
페이지 20 / 38

thường gọi là Capital Company 캐피탈회사. Như vậy khái niệm hoàn toàn khác nhau. Bạn
không biết nội dung thì dễ bị sai hoàn toàn.

Tóm lại 금융회사 hoàn toàn không phải là CÔNG TY TÀI CHÍNH mà phải là TỔ CHỨC
TÍN DỤNG. Và CÔNG TY TÀI CHÍNH của VN không dùng là 금융회사 mà phải là
캐피탈회사 hoặc 여신전문금융회사.

자산운용회사/펀드운용회사: Công ty quản lý quỹ. 펀드운용회사 có nghĩa là cô ng ty


quản lý quỹ nhưng không phải là cách gọi chính thức. 자산운용회사 rất dễ bị hiểu lầm là
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các ngân hàng thương mại ở VN vì ở VN
các công ty này dịch ra tiếng Anh là Asset Management Company trong khi Công ty quản lý
quỹ ở HQ cũng dùng ti ếng Anh y như vậy. Cùng dùng một cụm từ là Asset Management
Company nhưng chủ thể hoàn toàn khác nhau giữa hai nước. Tất nhiên VN cũng có khi
dùng như HQ, ví dụ Cty quản lý quỹ SSI họ dùng là SSI Asset Management.

 제 1 금융권 vs 제 2 금융권 là gì?

HQ thường gọi hệ thống ngân hàng thương mại là 제 1 금융권.


Các tổ chức tài chính còn lại là 제 2 금융권, thông thường bao gồm công ty tài chính
(캐피탈사/여신전문회사), công ty thẻ tín dụng (카드사), quỹ tín dụng (새마을금고) và
ngân hàng tiết kiệm (저축은행).
Vì vậy,
제 1 금융권 gọi theo TV là Tổ chức tín dụng ngân hàng thương mại.
제 2 금융권 là Tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Tạm gọi thế thôi chứ nội hàm cũng không hẳn trùng khớp giữa hai nước.

 신용. Thông thường hiểu là TÍN DỤNG. Nhưng có một nghĩa hay cách dùng
khác mà đôi khi có người không biết là TÍN CHẤP.

Vì không biết nên cứ chỉ hiểu nó là Tín dụng.


Ví dụ, 신용카드 là Thẻ Tín dụng.
신용대출 là Cho vay Tín chấp. Cụm này mà dùng là Cho vay Tín dụng thì sẽ khó hiểu hoặc
không chuẩn xác.

 지급준비율: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc.


페이지 21 / 38

Tỷ lệ tiền mà ngân hàng thương mại phải "dự trữ" theo quy định của Ngân hàng nhà nước,
phần còn lại có thể cho vay.

 재할인율: Lãi suất tái chiết khấu/Lãi suất tái cấp vốn.

Lãi suất Ngân hàng nhà nước cho ngân hàng thương mại vay dựa trên cơ sở các khoản ngân
hàng thương mại cho khách hàng vay.

 Một số thuật ngữ về ngân hàng và ngoại hối khác.

기축통화: Đồng tiền dự trữ chính trên thế giới. Hiện nay là Đô la Mỹ và một số đồng tiền
khác như Euro, Bảng Anh, Yên Nhật, Nhân dân tệ.
금본위제: Chế độ Bản vị vàng (Kim bản vị).
환율조작국: Quốc gia thao túng tỷ giá.
평가절하: Giảm giá đồng tiền.
평가절상: Tăng giá đồng tiền.
특별인출권: Quyền rút vốn đặc biệt.
태환: là một cách dùng khác của 환전, đổi tiền, hối đoái.

 통화스와프계약/협정: Hợp đồng/Thỏa thuận hoán đổi tiền tệ (Currency Swap


Contract).

Nghĩa là 2 nước thỏa thuận hoán đổi tiền cho nhau khi cần thiết. Mỹ đưa $ cho Hàn dùng,
Hàn đưa Won cho Mỹ giữ.

 Lãi suất kép.

Lãi suất kép là gì?


Lãi mẹ đẻ lãi con là gì?
복리 là gì?
Mấy cái đó là một.
Nhân tiện muốn nói là ai chưa đọc bài về sự kỳ diệu của lãi suất kép thì hãy đọc. Nó vô
cùng hữu ích cho việc tích lũy tài sản.

 재정정책 vs 통화정책

재정정책: Chính sách tài khóa.


통화정책: Chính sách tiền tệ.
Thông thường, chính sách tài khóa do chính phủ điều hành, còn chính sách tiền tệ do ngân
페이지 22 / 38

hàng trung ương điều hành.


Tăng, giảm các loại lãi suất, bơm tiền vào hay hút tiền về của ngân hàng trung ương chính là
các chính sách tiền tệ.
Tăng giảm thuế, phát hành trái phiếu chính phủ để có nguồn lực cho các gói kích thích kinh
tế của chính phủ chính là các chính sách tài khóa.\

 Một số thuật ngữ chứng khoán.

배당락: Giao dịch không hưởng quyền.


배당락일: Ngày giao dịch không hưởng quyền.
배당기준일: Ngày đăng ký cuối cùng.
권리락: Cổ phiếu sau ngày đăng ký cuối cùng.
Chữ 락 là rơi, rụng, mất đi, không còn.

 Một số thuật ngữ về trái phiếu.

사채/회사채 Trái phiếu doanh nghiệp.

담보부사채 TPDN có bảo đảm.

무담보사채 TPDN không có bảo đảm.

사모발행 Phát hành riêng lẻ.

공모발행 Phát hành ra công chúng.

전환사채 Trái phiếu chuyển đổi.

출자전환 Hoán nợ thành cổ phần/vốn góp.

신주인수권사채 Trái phiếu kèm theo chứng quyền.

담보부사채 Trái phiếu có bảo đảm.

선순위채권담보대출 Cho vay thế chấp có quyền ưu tiên thanh toán.


무담보사채 Trái phiếu không có bảo đảm. Tiếng anh của nó là Naked bond.

 Phân biệt 사채 vs 채권.

사채 vs 채권 có một nghĩa chung là Trái phi ếu. Nhưng 사채 chỉ có nghĩa là Trái phi ếu
doanh nghiệp (để phân biệt với Trái phiếu chính phủ/quốc gia 국채).
Còn 채권 ngoài nghĩa là Trái phiếu nếu dùng chữ Hán là 債券 (Trái khoán) thì còn có một
nghĩa rộng hơn là Quyền hay là Trái quyền nếu dùng chữ Hán là 債權 (Trái quyền).
페이지 23 / 38

Tóm lại: Cùng là 채권 nhưng chữ 권 có hai chữ, một là chữ Khoán, hai là chữ Quyền. Theo
đó mà nghĩa khác đi. Một nghĩa là Trái phiếu và một nghĩa là Trái quyền.

 Vài thuật ngữ về mua bán sáp nhập doanh nghiệp.

Chia doanh nghiệp: 기업의 소멸분할. A chia thành B và C. A biến mất nên có từ 소멸.

Tách doanh nghiệp: 기업의 존속분할. A tách thành A và B. A vẫn tồn tại nhưng thêm B. A
tồn tại nên có từ 존속.
Hai cuốn sách dịch Luật DN Việt Nam hiện có chưa phân biệt được nội hàm hai khái niệm
này nên dịch chưa chuẩn xác. Tôi đã phải check kỹ mới làm rõ được hai khái niệm khoai
khoai này.

Hợp nhất doanh nghiệp: 기업의 신설합병. A và B hợp nhất thành C. Theo đó C là mới,
đồng thời A và B bị chấm dứt. Có thành lập mới nên có từ 신설.

Sáp nhập doanh nghiệp: 기업의 흡수합병. A sáp nhập vào B, theo đó B sẽ tiếp tục tồn tại
và A bị chấm dứt. Không có thành lập mới nên có từ 흡수. Lưu ý là SÁP chứ không phải
SÁT.
Các khái niệm này tương ứng với các điều luật từ 192 đến 195 Luật DN 2014.

 Vài câu hỏi rất hay gặp là 정관 자본금 vs 총 투자자본금 khác nhau thế nào? Và
수권자본금 là gì?

정관 자본금: Vốn điều lệ. Là vốn mà nhà đầu tư phải góp trong vòng 90 ngày kể từ ngày
được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Có từ khác hay bị đánh đồng với 정관
자본금 là 자기자본 (Vốn chủ sở hữu). Vốn chủ sở hữu là tổng vốn tự có của công ty, lấy
tổng tài sản (총 자산) trừ đi tổng nợ (총 부채) sẽ có vốn chủ sở hữu. Lúc mới thành lập vốn
điều lệ hay bằng với vốn chủ sở hữu nên bị đánh đồng/bị hiểu là giống nhau.

총 투자자본금: Tổng vốn đầu tư. Là tổng số vốn đầu tư của dự án, trong đó sẽ bao gồm
Vốn điều lệ và vốn khác (tiếng Hàn gọi là 타인자본). Như vậy, 정관 자본금 là vốn nhà
đầu tư phải góp bằng tiền hoặc tài sản vào công ty còn 총 투자자본금 là tổng số vốn nhà
đầu tư góp cộng với vốn mà công ty sẽ huy động từ nguồn khác (thông thường là vay) để
thực hiện dự án.
페이지 24 / 38

수권자본금: Vốn cổ phần được quyền chào bán. Bán thành công thì nó sẽ được gộp vào
정관 자본금 (Vốn điều lệ). Đây là một khái niệm cực khó chuyển ngữ, nếu không biết nội
hàm tiếng Việt và tiếng Hàn thì không thể biết chính xác cái này là cái đó được. Cụ thể, đây
là số cổ phần mà Đại hội đồng cổ đông (주주총회) quyết định và Hội đồng quản trị
(이사회) sẽ thực thi việc chào bán trong phạm vi số lượng mà ĐHĐCĐ đã phê duyệt.

 Phân biệt 의사 정족수 vs 의결 정족수.

의사 정족수: Tỷ lệ dự họp cần thiết (để đủ điều kiện tiến hành một cuộc họp, đại hội cổ
đông)

의결 정족수: Tỷ lệ biểu quyết cần thiết (để đủ điều kiện thông qua một nghị quyết).
Nôm na cái đầu là có bao nhiêu người đến họp thì cuộc họp mới được tiến hành. Đến chưa
đủ thì hoãn, ra về hôm sau triệu tập tiếp.
Cái sau là đến đủ rồi thì biểu quyết, nếu dưới một tỷ lệ nhất định thì không thông qua nếu
cao hơn thì vỗ tay, thành công tốt đẹp.

 Một số thuật ngữ liên quan đến 무상/유상.

무상사급 Phương thức gia công nhận nguyên liệu giao thành phẩm.
유상사급 Phương thức gia công mua đứt bán đoạn.
Phát hành cổ phiếu (để tăng vốn). Theo đó người mua cổ phiếu phải trả
유상증자
tiền để mua cổ phiếu nên gọi là 유상.
Phát hành cổ phiếu thưởng (để tăng vốn). Theo đó cổ đông hiện hữu được
무상증자 chia lợi nhuận bằng cổ phiếu nên không phải trả tiền (무상) vẫn được nhận
cổ phiểu, VN gọi là cổ phiếu thưởng.
유상감자 Giảm vốn có hoàn trả. Không phải là Khoai tây có phí.
무상감자 Giảm vốn không hoàn trả. Cũng không phải là Khoai tây miễn phí.
무상이전 Chuyển giao không bồi hoàn.
Cụm này thì tự tôi nghĩ ra vì nó không có trong quy định của VN : Giảm
무상감자 vốn không hoàn trả.

 Hai khái niệm khó phân biệt 부도 và 파산 khác nhau thế nào?
페이지 25 / 38

부도: Mất khả năng chi trả/Mất khả năng thanh toán hoặc cách nói dân dã hơn là VỠ NỢ.
Vì vậy thay cho 부도 người ta cũng dùng từ 지급불능상태 (Mất khả năng thanh toán).

파산: Phá sản. Tức là việc bị phá sản theo luật về phá sản. Nghĩa là một công ty không chỉ
mất khả năng thanh toán (부도) mà còn bị tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản. Còn 부도
thì mới chỉ là rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán thôi.

 누진제 vs 할인제: Phương thức lũy tiến vs Phương thức giảm giá.

Hôm nay đài truyền hình JTBC nhắc đến 누진제 là một chủ trương được đề xuất bởi Ăng-
ghen với lập luận là một phương thức để thực hiện công bằng xã hội. Dùng càng nhiều thì
số tiền phải trả càng tăng lên (ví dụ tiền điện) hoặc thu nhập càng cao thuế càng cao (ví dụ
thuế thu nhập cá nhân).
Ngược lại 할인제 là càng mua nhiều thì càng được giảm nhiều.
Phe tả có xu hướng dùng 누진제 để thực hiện công bằng xã hội, lấy của người giàu chia bớt
cho người nghèo. Phe hữu có xu hướng dùng 할인제, có lợi cho người giàu, tức là người
tiêu nhiều thì được giảm nhiều.

 Một số thuật ngữ trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng.

Giao đất: 토지할당


Thu hồi đất: 토지회수
Bản đồ địa chính: 지적도
Sổ địa chính: 토지대장
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: 토지사용현황도
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất: 토지사용계획도
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất: 토지용도변경
Đất cho thuê trả tiền hàng năm: 연납 임대토지
Đất cho thuê trả tiền một lần: 일시불 납부 임대토지
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
토지사용권, 주택 및 지상물 소유권증서
Diện tích thông thủy: 안목치수 (전용면적).
Diện tích tim tường: 중심선치수 (전용면적).
Nhà bàn giao thô: 누드형아파트. Từ nay nếu gặp 누드형아파트 không dịch là "nhà nude".
페이지 26 / 38

Nhà bàn giao hoàn thiện: 풀옵션형아파트.


Cho thuê mua (bất động sản): 분양조건부임대
Thuê mua (bất động sản): 수분양조건부임차.
지역권: Quyền địa dịch. Luật VN gọi là Quyền đối với bất động sản liền kề.
지상권: Quyền bề mặt.
요역지: Bất động sản hưởng quyền.
승역지: Bất động sản chịu quyền.
전용면적: Diện tích sử dụng riêng, tức là DT thực trong căn hộ. Tương tự như DT căn hộ ở
VN mà ta vẫn dùng.
공급면적: Diện tích bao gồm DT sử dụng riêng và DT sử dụng chung (thang máy, hành
lang...).
Thêm một loại DT nữa là 계약면적, là DT bao gồm cả chỗ đỗ xe, văn phòng quản lý.
Hệ số sử dụng đất: 용적률.
Mật độ xây dựng: 건폐율.
Tổng diện tích sàn: 연면적.
Diện tích xây dựng: 건축면적.
Diện tích khu đất: 대지면적.

Ví dụ: Diện tích khu đất 대지면적 là 100m2, xây 50m2 tức là diện tích xây dựng 50%, xây
3 tầng. Trong đó 50m2 là Diện tích xây dựng 건축면적, 3 tầng thì Tổng diện tích sàn xây
dựng 연면적 là 150m2, và 150m2 bằng 1,5 lần Diện tích khu đất thì gọi là Hệ số sử dụng
đất 용적률, cuối cùng Mật độ xây dựng 건폐율 trên khu đất là 50%.

 주택연금.

Từ năm 2007, HQ áp dụng chính sách tạm gọi là "Lương hưu nhà ở - 주택연금" hoặc tiếng
Anh gọi là Reverse mortgage nghĩa là Thế chấp ngược.
Chính sách này rất hay vì khi bạn về hưu, nếu bạn không có thu nhập ổn định nhưng có một
căn nhà. Bạn thế chấp căn nhà đó cho ngân hàng và nhận một khoản tiền hàng tháng từ ngân
hàng. Giống như việc bạn ăn dần vào căn nhà của mình cho đến lúc về với tổ tiên.
Việc này ngược lại hoàn toàn với việc vay tiền mua nhà đồng thời thế chấp chính căn nhà đã
mua.
Vậy nên mới gọi là Thế chấp Ngược - 역모기지론.
페이지 27 / 38

 분양권 전매: Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà.

Khi bạn mua nhà từ chủ đầu tư, bạn ký hợp đồng chuyển nhượng/mua bán nhà. Bạn muốn
bán cho người khác trước khi nhận nhà hoặc trước khi nộp hồ sơ cấp chủ quyền nhà.
Việc này gọi là Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà: 분양권전매.

 Phân biệt 전대 vs 전차.

Bạn thuê nhà rồi cho thuê lại. Bạn vay tiền rồi cho vay lại. Hai việc này gọi là 전대. Ngược
lại thuê lại gọi là 전차.
Vì vậy mới có cái gọi là 전대차계약서: Hợp đồng cho thuê lại.
Nhưng nếu gắn thêm chữ 금 vào thành 금전대차계약서 thì nó lại là Hợp đồng cho vay.
Chữ 전 ở đây là Tiền, khác với chữ 전 là Chuyển trong 전대차계약서 ở trên.
Đừng nhầm 금전대차계약서 thành Hợp đồng cho vay lại.

 Một số thuật ngữ về đầu tư đối tác công tư.

사회간접자본시설에대한민간투자법: Luật đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng.


Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP):
민관협력사업/민간투자사업/민자사업.
사회간접자본시설: Cơ sở hạ tầng. Họ hay nói gọn là SOC (Social Overhead Capital).
사업시행자 (SPC): Doanh nghiệp dự án.
프로젝트 파이낸싱 (Project financing): Tài trợ dự án.
정부고시사업: Dự án do nhà nước đề xuất/công bố/kêu gọi đầu tư.
민간제안사업: Dự án do nhà đầu tư đề xuất.

 주식백지신탁제도: Blind Trust.

Công chức cấp cao là vị trí có thể có xung đột lợi ích giữa việc công và việc tư. Do vậy các
nước phát triển có cơ chế để kiểm soát tài sản là cổ phiếu của họ bằng cách khi họ đương
chức thì cổ phiểu này được đưa vào một Quỹ tín thác để quản lý độc lập, tránh gây ra xung
đột lợi ích. Ở Mỹ ông Donald Trump thuộc đối tượng này nên cổ phiểu của ông ấy phải đưa
vào một Blind Trust. Từ điển Anh Việt dịch nghĩa là Tín thác mù quáng. Nghe đã thấy mù
mù quáng quáng rồi.
페이지 28 / 38

Hàn Quốc gọi là 주식백지신탁제도, tiếng Việt có thể gọi là Chế định về quỹ tín thác quản
lý cổ phiểu của công chức cấp cao. Nghe hơi dài nhưng chưa tìm tạm dùng vậy.

4. Hình sự

 Phân biệt 속인주의 vs 속지주의.

Chan Tong kai là người Hong Kong, anh ta đã giết bạn gái khi cả hai sang Đài Loan chơi.
Chan bỏ trốn về Hong Kong. HK bắt Chan nhưng không thể truy tố/xét xử tội giết người vì
pháp luật HK không áp dụng Nguyên tắc theo quốc tịch. Nguyên tắc này cho phép cơ quan
có thẩm quyền của HK truy tố Chan dù Chan đã phạm tội ở nước ngoài.
Trong khi Đài Loan là nơi Chan phạm tội nên ĐL có quyền truy tố/xét xử Chan theo
Nguyên tắc theo lãnh thổ. Nhưng Chan cứ ở HK thì ĐL không làm gì được.
Nhân sự kiện này Chính quyền HK xúc tiến dự luật dẫn độ để có thể dẫn độ những trường hợp như
Chan về ĐL. Dân HK bắt đầu biểu tình phản đối dự luật.Đó là khởi phát của khủng hoảng
HK.
속인주의: Nguyên tắc theo quốc tịch.
속지주의: Nguyên tắc theo lãnh thổ.
범죄인도: Dẫn độ tội phạm.
HQ áp dụng Nguyên tắc theo quốc tịch nên người Hàn ra nước ngoài phạm tội cũng có thể bị xử tội
ở quê nhà. Tiêu biểu là tội đánh bạc ở nước ngoài chẳng hạn.

 Phân biệt 체포 vs 구속.

체포 khác với 구속: 체포 là tạm giữ (bắt giữ). Luật HQ quy định thông thường không được
tạm giữ quá 48 tiếng. Trong thời gian này công tố viên phải gửi đề nghị toà án phê chuẩn
lệnh tạm giam hoặc phải trả tự do (석방). 구속 là tạm giam (bắt giam).
구속영장 청구: Đề nghị phê chuẩn lệnh tạm giam.
구속영장: Lệnh tạm giam.
구속영장 발부: (Toà án) Phê chuẩn lệnh tạm giam.
구속영장 기각: (Toà án) Không phê chuẩn lệnh tạm giam.
피의자 심문 (영장실질심사): Phiên thẩm vấn bị can (của toà án nhằm ra quyết định phê
chuẩn/không phê chuẩn lệnh tạm giam của công tố viên).

 Phân biệt 고소 vs 고발.

Cả hai đều là Tố cáo hoặc theo nghĩa hẹp là Tố giác tội phạm.
페이지 29 / 38

Khác nhau là 고소 dùng khi người có quyền/lợi ích trực tiếp (ví dụ người bị hại) thực hiện
việc tố cáo với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
고발 dùng cho người không có quyền/lợi ích trực tiếp (ví dụ bạn của người bị hại) thực hiện
việc tố cáo với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
이의신청/이의제기 là Khiếu nại.

 Phân biệt 횡령 vs 배임.

횡령 và 배임 đều có nghĩa là dùng thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản/lợi ích từ tài sản mà mình
đang có trách nhiệm quản lý. Nhưng khác nhau ở chỗ 횡령 là chiếm đoạt tài sản, còn 배임
là chiếm đoạt lợi ích từ tài sản.
Vì vậy, mặc dù chưa đúng hoàn toàn, nhưng có thể hiểu 횡령 là Tham ô tài sản và 배임 là
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Lưu ý là n ội hàm của Tham ô tài sản và Lạm dung tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo luật
hình sự HQ với luật hình sự VN khác nhau nên cách hiểu như trên chỉ là tương đối, giải
thích nữa thì sẽ rối nên xin không trình bày thêm.

 Một số thuật ngữ luật hình sự thông dụng cần biết và phân biệt.

용의자, 피내사자: Tùy từng trường hợp sẽ có từ tương đương như: Người bị tố giác, người
bị kiến nghị khởi tố, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp.
Nhưng cách thường gọi là Nghi phạm/Nghi can/Người bị tình nghi.
피의자: Bị can. Sau khi bị khởi tố bị can thì 용의자, 피내사자 gọi là 피의자.
피고인: Bị cáo. Sau khi bị truy tố thì 피의자 gọi là 피고인.
내사: Hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm. Đây là giai đoạn trước khi quyết
định khởi tố.
입건: Khởi tố.
수사: Điều tra.
기소: Truy tố. 기소장: Cáo trạng truy tố, hay bị nhầm với 고소장 (Đơn tố cáo).
집행유예: Án treo.
징역: Phạt tù.
법의학자: Giám định viên pháp y.
범죄경력증명서: Phiếu lý lịch tư pháp. Từ này hay gặp khi người nước ngoài xin giấy
phép lao động:))
전과: Án tích. 전과기록삭제: Xóa án tích.
페이지 30 / 38

특별검사 (특검): Cuộc điều tra đặc biệt.


압수수색: Khám xét và tạm giữ tài liệu, đồ vật.
미수 là phạm tội chưa đạt. Ví dụ 살인미수죄: Tội giết người chưa đạt.
무관용원칙: Nguyên tắc không khoan dung (khi áp dụng pháp luật đối với một hành vi vi
phạm).
기소유예: Miễn truy tố.
집행유예: Án treo.
Những từ còn lại, vì dễ phân biệt nên không nêu bao gồm: 피해자, 검사, 법관/판사,
변호인/변호사, 수사기관, 수사관.

 보석신청.

보석: Đặt tiền để đảm bảo thay thế tạm giam.


Cách nói khác: Không áp dụng biện pháp tạm giam do nộp tiền để đảm bảo.
보: 보증금
석: 석방.

 Một số thuật ngữ về phế truất.

대통령 탄핵소추의결서: Nghị quyết về việc đề nghị luận tội phế truất Tổng thống.
Nghị quyết được thông qua khi có 2/3 nghị sĩ đồng ý (Tỷ lệ biểu quyết tối thiểu:
가결/의결정족수).
직무정지: Đình chỉ chức vụ.
비선실세: 비 là phi chính thức (bí mật); 선 là tuyến (mối quan hệ); 실 là thực tế; 세 là thế
lực. 비선실세: Phi tuyến thực thế. Người không được xã hội hay nhà nước thừa nhận nhưng
có quyền lực thực tế.
국정농단: Quốc chính lũng đoạn. Lũng đoạn chính trường quốc gia.

 Bài lược dịch và tóm tắt phán quyết phế truất TTHQ.

Phần nhận định về lý do phế truất.

Trước tiên, Hội đồng Thẩm phán nhận định về việc Người bị đề nghị (Tổng thống, TT) có
vi phạm Hiến pháp và Pháp luật khi thực thi công vụ hay không theo từng lý do phế truất.
- Về quan điểm cho rằn g TT đã l ạm dụng quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm công chức
(공무원 임면권 남용).
페이지 31 / 38

Quan điểm của Người đề nghị (Quốc hội, QH) là thiếu căn cứ.

- Về quan điểm cho rằng TT đã xâm phạm quyền tự do báo chí (언론의 자유 침해).
Không có căn cứ rõ ràng cho thấy ai đã gây áp lực đối với Nhật báo Thế giới trong việc bãi
nhiệm Tổng giám đốc và không có chứng cứ xác đáng để nhận định rằng TT đã can dự vào
vụ việc này.

- Về quan điểm cho rằng TT đã vi ph ạm nghĩa vụ bảo vệ quyền được sống của nhân dân
(국민의 생명권 보호의무) và nghĩa vụ nghiêm túc trong thực thi công vụ (직책성실의무)
trong vụ việc chìm tàu Sewol.
Mặc dù với tư cách là TT, Người bị đề nghị có nghĩa vụ sử dụng quyền hạn và thực thi công
vụ để các cơ quan nhà nước nghiêm túc thi hành nghĩa v ụ bảo vệ an toàn sinh mệnh và thân
thể của nhân dân. Tuy nhiên, nghiêm túc là một khái niệm tương đối, trừu tượng, việc căn
cứ vào vi phạm một quy định nghĩa vụ trừu tượng như nghĩa v ụ nghiêm túc thi hành công
vụ như trên làm lý do ph ế truất là một điều khó. Án lệ của Toà án Hiến pháp cũng đã t ừng
nhận định tương tự. Theo đó, việc TT đã nghiêm túc th ực thi công vụ hay chưa vào ngày
xảy ra thảm hoạ chìm phà không phải là đối tượng xem xét của phiên toà phế truất này.

- Về việc TT đã lạm dụng quyền hạn và cho phép can thiệp vào quốc chính của Choi.
Trợ lý Jung của Văn phòng TT là ngư ời chuyển các báo cáo về nhân sự, cuộc họp nội các,
lịch trình công du nước ngoài, tài liệu gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ và nhiều tài liệu mật
khác cho Choi trong thời gian từ tháng 1/2013 đến tháng 4/2016. Choi xem các tài liệu, cho
ý kiến hoặc chỉnh sửa nội dung và tham gia trực tiếp vào hoạt động công vụ như điều chỉnh
lịch trình của TT. Thêm nữa, Choi tiến cử các ứng cử viên vào các chức vụ, trong đó một số
người đã giúp Choi đ ạt được lợi ích. TT đã ch ỉ đạo một Trợ lý Cao cấp (수석비서관) đề
nghị một tập đoàn đồng ý giao dịch với một công ty cung cấp linh kiện. TT đã chỉ đạo thành
lập và đề nghị các tập đoàn góp tiền vào hai quỹ hỗ trợ các hoạt động văn hoá và thể thao.
TT và Choi đã cùng quy ết định các vấn đề điều hành như nhân sự, kế hoạch, tài chính các
quỹ này. Các tập đoàn hoàn toàn không được tham gia vào quá trìnhđi ều hành các quỹ.
Choi thành lập 2 công ty sân sau ngay trước khi thành lập 2 quỹ này, và chỉ đạo để 2 công ty
này ký hợp đồng hợp tác với 2 quỹ và chiếm đoạt lợi ích thông qua 2 công ty này.

- Nhận định về hành vi của TT có vi phạm Hiến pháp và Pháp luật hay không. Hiến pháp
nêu rõ “Công chức là người phục vụ toàn dân” (공무원은 국민전체에 대한 봉사자), theo
đó Hiến pháp quy định nghĩa vụ thực hiện công ích của công chức (공익실현의무), nghĩa
vụ này được quy định cụ thể thông qua Luật đạo đức công chức (공직자윤리법) và Luật
công chức nhà nước (국가공무원법). Hành vi lạm dụng quyền hạn và chức vụ của Tổng
thống vì lợi ích của Choi Soon Sil không thể coi là thực thi công vụ công bằng, điều này đã
vi phạm Hiến pháp và các luật nêu trên. Thêm nữa, Hành vi giúp đỡ trực tiếp và gián tiếp
vào việc thành lập 2 quỹ, vào sự can thiệp nhằm đạt lợi ích của Choi không chỉ là hành vi
xâm phạm quyền tài sản của doanh nghiệp mà đã xâm ph ạm quyền tự do kinh doanh của
페이지 32 / 38

doanh nghiệp. TT đã vi ph ạm nghĩa vụ bảo mật theo Luật công chức nhà nước khi chỉ đạo
và/hoặc lơ là việc cung cấp thông tin mật cho Choi.

- Nhận định về những vi phạm của TT có phù hợp để kết luận phế truất hay không. TT phải
thực thi quyền hạn theo Hiến pháp và pháp luật và thực thi công vụ một cách công khai,
minh bạch và chịu sự giám sát, đánh giá của nhân dân. Tuy nhiên, TT đã che gi ấu triệt để sự
thật can thiệp quốc chính của Choi (국정개입사실을 철저히 숨겼다), TT đã liên t ục phủ
nhận mỗi khi nghi vấn này được nêu ra, thậm chí phê phán việc đưa ra nghi vấn này. Theo
đó, chức năng kiềm chế của Quốc hội (phương tiện kiềm chế dựa vào Quốc hội, 국회에
의한 견제 장치) và chức năng giám sát của báo chí (phương tiện giám sát dựa vào báo chí,
언론에 의한 감시 장치) đã không đư ợc thực thi đúng mực (제대로 작동될 수 없었다).
Hành vi vi phạm liên quan việc gây quỹ dẫn đến Choi đạt được lợi ích đã kéo dài trong suốt
thời gian tại nhiệm của TT, mặc d ù QH v à b áo ch íãđnêu ra nhưng đ ều bị che giấu và
những người liên quan đã bị trừng phạt .

- Vi phạm của TT đã xâm ph ạm tinh thần của chủ nghĩa pháp trị và nguyên lý của chế độ
dân chủ đại nghị. Mặt khác, TT từng tuyên bố sẽ hợp tác tối đa trong việc làm rõ các nghi
vấn nhưng thực tế đã không hợp tác đối với cơ quan điều tra của Viện kiểm sát tối cao và
Nhóm điều tra đặc biệt, TT đã t ừ chối lệnh khám xét Phủ tổng thống. Toàn bộ các hành vi
và lời nói của TT không cho thấy rằng TT có ý chí bảo vệ Hiến pháp bằng việc không để
các hành vi vi phạm tái diễn. Dựa trên quan điểm bảo vệ Hiến pháp, hành vi vi hiến, vi
phạm pháp luật của TT đã ph ản bội sự tín nhiệm của nhân dân, là hành vi vi phạm nghiêm
trọng, không thể tha thứ. Hành vi vi phạm của TT ảnh hưởng nghiêm trọng tới trật tự Hiến
pháp, việc phế truất TT sẽ đem lại lợi ích to lớn đối với việc bảo vệ Hiến pháp.

Vì các lẽ trên, toàn bộ các thành viên của Hội đồng Thẩm phán Toà án Hiến pháp thống
nhất ý kiến, tuyên bố phế truất Người bị đề nghị.

5. Thuật ngữ khác.

 Thuật ngữ về Covid 19.

Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus


신종코로나바이러스감염증 corona – Covid 19.
감염자 Người bị nhiễm/dương tính
확진자 Người được chuẩn đoán đã nhiễm bệnh.
전파자 Người lây nhiễm cho người khác.
유증상감염의심자 Người nghi ngờ nhiễm bệnh (do có triệu chứng).
Người được theo dõi y tế (do tiếp xúc với người nhiễm
무증상감염의심자 hoặc về từ vùng dịch nhưng không có triệu chứng).
페이지 33 / 38

격리조치 Áp dụng biện pháp cách ly.


자가격리 Tự cách ly.
강제격리 Cách ly bắt buộc.
잠복기 Thời gian ủ bệnh.
전파속도 Tốc độ lây lan/nhiễm.
음압병실 Phòng cách ly áp lực âm.
Lây nhiễm chéo. Thực tế họ dùng cụ thể là 2 차감염,
교차감염
3 차감염 nhiều hơn

 자기개발 vs 자기계발.

자기개발 là Phát triển năng lực/tài năng (SẴN CÓ) của bản thân.
자기계발 là Khai phá năng lực/tài năng (TIỀM ẨN) của bản thân.
Hai từ trong dấu ngoặc để dễ hiểu. 자기개발 là trường hợp đã biết năng lực/tài năng của
mình là gì, bây giờ phát triển nâng cao hơn nữa. Trong khi 자기계발 là trường hợp chưa
biết mình có năng lực/tài năng gì, bây giờ khám phá, khai phá, tìm ra năng lực đó.
Đời có bao lâu, vừa 개발 vừa 계발 thì sẽ thú vị hơn nhiều. Xu hướng là còn trẻ thì 계발
nhiều, về già rồi thì 개발 nhiều. Mà ai về già rồi mà vẫn 계발 nhiều thì là người thú vị.

 천재형 vs 대기만성형.

천재형: Tài năng không đợi tuổi. 천재형 ý nói là người có tài năng bẩm sinh và sớm đạt
được thành tựu.
대기만성형: Chậm nhưng chắc. 대기만성형 là ngược lại, thành tựu đạt được sau một thời
gian dài nỗ lực, rèn luyện. Ý nói muốn thành công lớn thì cần thời gian.

 Một số kiểu Sếp và nhân viên điển hình.

Trong cuốn sách 초격차 của người từng là Chủ tịch Samsung Điện tử, ông là người làm
thuê có mức thu nhập cao nhất HQ trong vài năm qua. Dưới đây là 4 Sếp và 4 kiểu nhân
viên. Mọi người đọc cho vui và tự xếp mình vào đâu.

4 kiểu nhân viên.


페이지 34 / 38

1. Chủ động và Tích cực: 선제적이고 적극적인 사람. Mẫu này được đánh giá cao nhất.
2. Có ý thức cải thiện và Biết phản ứng (để thay đổi và hành động): 개선 의지가 있고,
반응하는 사람. Mẫu này được đánh giá sau số 1.
3. Tiêu cực và Thiếu năng lượng: 소극적이고 무기력한 사람.
4. Luôn phòng thủ và Làm cản trở người khác: 방어적이고 방해하는 사람.

Ông cho rằng số 1 và 2 nên tin dùng. Số 3 và 4 thì không nên dùng, loại từ vòng gửi xe là tốt nhất.

4 kiểu Sếp.

1.똑게: 똑똑하고 게으른 경영자. Là mẫu hay nhất, làm quản lý tốt nhưng trao nhiều quyền cho
cấp dưới.
2. 똑부: 똑똑하고 부지러한 경영자. Quản lý tốt nhưng ôm đồm, không trao quyền cho cấp
dưới.
3. 멍게: 멍청하고 게으른 경영자. Đã ngu còn lười lại hay hách dịch. 최악이다.
4. 멍부: 멍청하고 부지러한 경영자. Ngu si + Nhiệt tình = Phá hoại. Hoặc là "cần cù bù thông
minh".

Thêm nữa, có vài từ nói gọn/tiếng lóng về Sếp sau đây mà tôi lượm lặt được. Có khi không
có trong từ điển.
C 레벨 (C level): Các sếp. Ý nói là lãnh đạo cấp cao kiểu như Hạng C vé máy bay.
시이너들(Seniors): Các bác. Ý nói các vị đàn anh trong công ty.
탑/탑시니어 (Top/Top Senior): Sếp lớn. Ý nói bác cao nhất.
댓방/대장/보스: Sếp (Trưởng một tổ chức/nhóm/đơn vị).

 학벌.

Ngoài 재벌 Tài phiệt/Chaebol còn 학벌 "Học phiệt" nữa.


Khái niệm này để chỉ Nhóm người có cùng một nguồn gốc là học cùng trường, sau này tốt
nghiệp thì tạo thành các thế lực, phe cánh dựa trên một sợi dây kết nối gọi là Đồng môn
동문. Ở Hàn thì 고교 동문 đồng môn cấp 3 là khăng khít nhất, họ luôn giúp đỡ lẫn nhau,
khóa sau kính khóa trước, khóa trước dìu dắt khóa sau.
Tuy là một đặc trưng của Hàn nhưng ngày nay nó bị dùng với nghĩa không tích cực.
Không biết phải dùng TV như nào cho phù hợp?
Dùng là Phe trường...có vẻ được. Ví dụ Phe trường Chu Văn An, Phe trường Ams.
페이지 35 / 38

 386 세대 vs 586 세대.

Thế hệ 386 vs 586. 386 vs 586 세대 (삼팔육세대).


3 là tuổi 30, 8 là học đại học những năm 80, 6 là sinh ra những năm 60, tính đến những năm
90 thì thế hệ này ở độ tuổi 30 và ngày nay là độ tuổi 50.
Họ là một thế hệ thanh niên hừng hực khí thế đấu tranh cho phong trào dân chủ chống lại
chính phủ độc tài những năm 80. Thời sinh viên, thay vì học họ tập trung biểu tình đòi dân
chủ, vì vậy họ được đánh giá là giàu nhiệt huyết nhưng thiếu chuyên môn, thiếu thực tế.
Họ có khuynh hướng xã hội, mong muốn hòa giải với Triều Tiên.
Lần đầu tiên họ trở thành một "thế lực" chính trị thời Tổng thống Roh khi mới ở độ tuổi 30. Non về
kinh nghiệm, thiếu kiến thức thực tế nên họ thất bại.
Sau đó 10 năm, họ ở tuổi 50 và một lần nữa được Tổng thống Moon trọng dụng.

 사오정.

사오정: Nghĩa gốc: Sa Ngộ Tĩnh, nhân vật trong Tây Du Ký. Nghĩa bóng: 45 세 정년, nghỉ
hưu ở tuổi 45.
오륙도: Vốn là tên một hòn đảo ở Pusan. Nghĩa bóng là "đến năm 56 tuổi mà vẫn còn làm
việc ở công ty là kẻ cắp".
Hai cụm từ lóng này phản ảnh một thực trạng HQ những năm qua là người đi làm phải nghỉ
hưu sớm, vậy nên giới trẻ đổ xô đi học nghề chuyên môn hoặc thi vào nhà nước để mong sự
ổn định.

 기울어진 운동장.

HQ từng có một vụ gây chấn động, một Nghị sĩ được yêu thích, biểu tượng của dân chủ tiến
bộ nhảy lầu tự vẫn vì bị tố nhận 40 triệu Won. Ông bị coi là một nạn nhân của Luật về sử
dụng quỹ vận động chính trị (정치자금법), khi các quy định của luật này khiến những
người không có tiền thì không có cách nào để làm chính trị vì không thể vận động quỹ.
무전무치: Không có tiền không (thể) làm chính trị.
Người Hàn có một cách nói rất thú vị.
기울어진 운동장: Nghĩa đen là Sân vận động nghiêng.
Nghĩa bóng là Sự cạnh tranh/cuộc đấu diễn ra trên một môi trường không công bằng, không
cân xứng. Ví như 2 đội đá bóng trên một sân bóng nghiêng.

 혈투.

Hàn có một từ rất hay và được dùng thường xuyên là 혈세 (Hán Việt là huyết thuế),
국민의혈세 (Những đồng tiền thuế xương máu của dân chúng).
페이지 36 / 38

Người Việt thì chỉ dùng là những đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân chúng, chứ
không "đẩy lên" thành Xương máu. Nhưng nghĩa là giống nhau.
Thêm nữa, Hàn cũng dùng 혈투 nhưng đừng nghĩ nó là Huyết thù (món nợ máu) mà nó là
Trận quyết chiến/đấu hoặc Quyết chiến/đấu nếu là động từ (혈투를벌이고있다). Họ thích
dùng từ này.

 당정청 vs 노사정 là hai nhân vật nào vậy?

당정청 là viết tắt của 당-정부-청와대.


노사정 là viết tắt của 노동자-사용자-정부.

 Một số thuật ngữ về bầu cử.

재보궐선거: Bầu bổ sung (Nghị sĩ). Chữ 보궐 ở đây là BỔ KHUYẾT.


비례대표의원: Nghị sĩ được bầu theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri đối với từng đảng, không qua
bầu cử trực tiếp. Ví dụ quy định cứ có 3% cử tri ủng hộ thì đảng đó được cử 1 người làm
Nghị sĩ.
출구조사: Khảo sát cử tri vừa bỏ phiếu. Tiếng Anh là Exit Poll. Chữ 출구 có nghĩa là Xuất
khẩu, là vừa ra khỏi nơi bỏ phiếu.
전수조사: Tổng điều tra, nghĩa là điều tra/khảo sát toàn bộ.
표본조사, điều tra/khảo sát lấy mẫu.
선거 vs 투표: Bầu cử và Bỏ phiếu.
개표: Kiểm phiếu. Ở HQ việc này đã được tiến hành tự động, ngay trong đêm ngày bầu cử
sẽ biết kết quả.
유권자 vs 선거인명부: Cử tri và Danh sách cử tri.
교육감: Chức danh dân cử phụ trách lĩnh vực giáo dục, nghệ thuật của địa phương. Trưởng
Ban giáo dục - Nghệ thuật?

 Một số thuật ngữ thú vị khác.

개선: Cải tiến.


개악: Cải...lùi.

사각지대: Điểm mù, Điểm đen, Góc chết. Chữ 사각 ở đây là góc chết. Có rất nhiều cách
nói hay khi dùng thuật ngữ này.
VD:
페이지 37 / 38

자동차 사각지대. Điểm mù xe hơi.


법률 사각지대: Ngoài phạm vi quy định của pháp luật (Ngoài vòng pháp luật).
(법적 공백: Khoảng trống pháp lý)
복지 사각지대: Nơi hoặc tầng lớp không có phúc lợi xã hội.

Có một từ đầy chất thơ và nhạc.


심금을 울린다.
심 là tâm, tức tấm lòng.
금 là cây đàn cầm.
Cảm động như tiếng đàn cầm vang lên ở trong lòng. Ý là rất cảm động, cảm kích.
Vì vậy TV là Lay động lòng người.

Hàn coi trọng hình thức thì khỏi nói rồi. Vậy nên mới có cụm từ 페이스펙.
Face + Spec: Điểm (số) ngoại hình.

자자하다: Bàn tán xôn xao.


호평이 자자하다 là Tiếng lành đồn xa.

어장관리: Sự thả thính. Nghĩa đen là Quản lý ngư trường.

조직이 비대하다. Bộ máy cồng kềnh.


조직이 비대해진다. Bộ máy phình to cồng kềnh.
비대 cũng là cách nói tắt của 비상대책. VD 비대위원회.

유령: Nghĩa nguyên gốc chữ Hán là U Linh, chỉ sự tăm tối hay là Cõi chết. Suy ra là Ma
quỷ/Linh hồn hay gì đó không có thực thể.
유령주식: Cổ phiểu ma/Cổ phiếu không có thực.
유령도시: Thành phố chết/ma/không có người ở.

반사이익 là một thuật ngữ thú vị và khó tìm TV: Được lợi từ/Hưởng lợi từ...
Nói vui là Thơm lây/Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi hưởng lợi:))
Nghĩa nguyên gốc là lợi ích đem lại từ sự thay đổi của luật pháp nhằm bảo vệ các mục đích
công ích. VD, TQ ban hành lệnh cấm nhập khẩu plastic phế liệu nhằm bảo vệ môi trường,
các công ty hóa chất HQ được hưởng lợi từ lệnh cấm này vì TQ sẽ nhập nhiều nguyên liệu
để sản xuất các sản phẩm plastic.
VD khác: Mỹ-TQ chiến tranh thương mại, VN có thể được hưởng lợi.
페이지 38 / 38

Đàn ông Hàn đều phải đi lính. Tôi nhiều lần được hỏi: Đàn ông VN có nghĩa vụ quân sự thế
nào? Đã bao giờ bạn trả lời đúng hay chỉ trả lời chung chung?
Lần đầu tiên tôi xem luật hiện hành để có câu trả lời chính xác cho họ. Kèm theo là các từ
chuyên môn cần sử dụng.
Cũng như HQ, VN theo chính sách 징병제, tức là về nguyên tắc đàn ông trong độ tuổi đều
phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, ngoại trừ các trường hợp được TẠM HOÃN GỌI NHẬP
NGŨ (입영연기) và miễn gọi nhập ngũ (입영면제). Ngược lại là chính sách 모병제, tức là
chính sách tuyển mộ binh lính, đi lính không phải là nghĩa vụ mà là quyền, tự nguyện tham
gia quân ngũ và được trả lương.
Có nhiều đối tượng được tạm hoãn nhập ngũ nhưng phổ biến nhất là những người có độ tuổi
từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi đang học ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG. Như vậy các sinh viên đại
học, cao đẳng được tạm hoãn trong lúc đang học. Và thực tế chỉ có một phần nhỏ nhập ngũ.
Đây chính là khác biệt lớn nhất giữa VN và HQ.
Bonus thêm: 군법무관 là luật sư phục vụ trong quân ngũ (thay cho đi lính như người bình
thường).

You might also like