You are on page 1of 18

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN LỊCH SỬ LỚP 11


CẤP TRƯỜNG NĂM 2020-2021
MỤC LỤC

1. Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường

THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh

2. Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường

THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội

3. Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường

THPT Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng

4. Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Lý Tự

Trọng, Bình Định


SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HSG NĂM HỌC 2020-2021
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ MÔN: LỊCH SỬ- Khối 11
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. (3 điểm)
Kể tên các cuộc phát kiến địa lý trong thời Hậu kỳ trung đại Tây Âu. Giải thích tại sao phát
kiến địa lý coi là cuộc cách mạng về giao thông và tri thức?
Câu 2. (5 điểm)
Trình bày hình thức và nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản thời Cận đại?
Câu 3: (3 điểm)
Hoàn thành bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập
dân tộc ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII theo mẫu và nêu nhận xét của em.
Thời Tên cuộc KC - Người lãnh đạo Trận tiêu biểu Kết quả
gian KN

Câu 4 (5 điểm)
Công cuộc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn được tiến hành như
thế nào?
Câu 5. (4 điểm)
Trong cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868) nhân tố nào được coi là “chìa khoá” thành
công? Từ cuộc cải cách này, em có suy nghĩ gì về công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay?

-----------------Hết---------------------------

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh:…………………………………Số báo danh:……………………………


MÔN: LỊCH SỬ- KHỐI 11.
(Gồm 03 trang)

Câu Nội dung Điểm


hỏi
Câu 1 Kể tên các cuộc phát kiến địa lý trong thời Hậu kỳ trung đại Tây Âu. Giải thích 3.0
tại sao phát kiến địa lý coi là cuộc cách mạng về giao thông và tri thức?
1. Các cuộc phát kiến lớn:
- Năm 1487, B. Đi-a –Xơ là hiệp sĩ Hoàng gia đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi 0,5
vòng qua cực nam của châu Phi…
- Tháng 8- 1492, C. Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thủy thủ TBN đi về
0,5
hướng Tây, sau hơn 2 tháng ….Cô- lôm-bô được coi là người phát hiện
ra châu Mỹ
- Tháng 7-1497 Va-xco- đơ Ga – ma chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha đi tìm 0,5
đường sang phương Đông…
- Từ năm 1519 đến 1522 Ph. Ma –gien-lan là người đã thực hiện chuyến đi đầu
tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển… 0,5
2. Giải thích:
- Con người lần đầu tiên hình dung được hình ảnh chính xác về hành 0,5
tinh, bề rộng và hình thái trái đất. ..mở ra những con đường mới, những vùng đất
mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới ..
- Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển đem về cho tầng
lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc 0,5
châu báu khổng lồ, thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển…
Câu 2 Trình bày hình thức và nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản thời Cận đại? 5.0

*Kể tên các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại:… 1.0
*Hình thức: Về cơ bản cac cuộc cách mạng tư sản thời cận đại đều diễn ra một trong
5 hình thức sau đây:
- Hình thức là một phong trào giải phóng dân tộc: đánh đuổi thực dân phong kiến
0,5
hoặc thực dân tư sản, như cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI (đánh đuổi thực dân
phong kiến Tây Ban Nha), cách mạng tư sản Mĩ lần thứ nhất cuối thế kỉ XVIII (đánh
đuổi thực dân Anh).
- Hình thức nội chiến (giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng trong một
nước): như cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII (một bên là tư sản, quý tộc mới 0,5
cùng quần chúng nhân dân với một bên là nhà vua và quý tộc phong kiến bảo thủ);
nội chiến ở Mĩ 1861-1865 giữa tư sản miền Bắc và chủ nô miền Nam.
- Hình thức một phong trào cách mạng của quần chúng. Sự phát triển của cách mạng 0,5
gắn liền với vai trò to lớn của quần chúng như cách mạng tư sản Pháp cuối thể kỉ
XVIII (Cách mạng Pháp tiến lên từng nấc thang với đỉnh cao là nền chuyên chính
Gia-cô-banh chính là do cuộc đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng nhân dân Pháp)
- Hình thức một cuộc cải cách hay duy tân đất nước như cuộc cải cách nông nô ở Nga 0,5
(1861-1865), cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868.
0,5
- Hình thức một phong trào đấu tranh thống nhất đất nước như cuộc đấu tranh thống
nhất Đức và Italia giữa thế kỉ XIX.
*Nhiệm vụ của cách mạng tư sản:
- Nhiệm vụ dân tộc nhằm xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, thống nhất thị trường, 0.75
bảo vệ Tổ quốc khi có sự xâm lược của các thế lực phong kiến nước ngoài, liên kết
với bọn phong kiến trong nước đã bị lật đổ. Tuy nhiên, nhiệm vụ dân tộc được thể
hiện lên khác nhau trong mỗi cuộc cách mạng tùy vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của
mỗi nước.
- Nhiệm vụ dân chủ được thể hiện ở việc xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác 0.75
lập nền dân chủ tư sản với việc thành lập nhà nước Cộng hòa tư sản (hay quân chủ
lập hiến) và ban bố các quyền dân chủ tư sản, trong đó nhấn mạnh quyền tư hữu,
được xem là bất khả xâm phạm-một yếu tố quan trọng của nền dân chủ tư sản. Vấn đề
ruộng đất là nội dung cơ bản của cách mạng tư sản và tuy theo mức độ, kết quả của
việc giải quyết yêu cầu này mà đánh giá tính triệt để của cách mạng tư sản.
Câu 3 3.0
Hoàn thành bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ nền
độc lập dân tộc từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII theo mẫu và nêu nhận xét của em.

Tên K/c Người Trận đánh


Thời lãnh
hay K/n tiêu biểu Kết quả
gian đạo
K/c chống
980 Lê Hoàn Đông Bắc Thắng lợi 0,25
Tống lần 1

1075 -1077 K/c chống Lý Thường Sông Như


Tống lần 2 Kiệt Nguyệt Thắng lợi
0,25

1258 -1288 K/c chống Trần Quốc Đông Bộ


Nguyên – Tuấn và các Đầu, hàm Thắng lợi 0.5
Mông vị vua Trần Tử... Sông
Bạch Đằng

K/c chống 0.25


1407 quân Minh Hồ Quý Ly Thất bại
1418- 1427 KN Lê Lợi & Chi Lăng,
Nguyễn Trãi Xương Giang Thắng lợi 0.25
Lam Sơn

Thắng 0.25
K/c chống Nguyễn Rạch Gầm,
quân Xiêm Huệ Xoài Mút lợi
1785
K/c chống Vua Quang Ngọc Hồi 0.25
1789 quânThanh Trung Đống Đa Thắng lợi
=> Nêu nhận xét
- Hầu hết các cuộc k/c giành thắng lợi... 0,5
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ + Do truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết chống giặc ... 0.25
+ Do sự chỉ huy của các vị tướng tài giỏi... 0.25

Câu 4 Công cuộc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn được tiến hành 5.0
như thế nào?
1. Chính trị: sau khi đánh đổ triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu là Gia
Long, xây dựng chế độ QCCC
* Chính quyền trung ương: tổ chức theo mô hình thời Lê.
- Vua đứng đầu triều đình và toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất 0,5
nước. Dưới vua có 6 bộ (Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công), đứng đầu là Thượng thư.
- Đến thời Minh Mạng, tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn.(cải
cách hành chính) Ngoài 6 bộ còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát 0,5
viện, nội các, cơ mật viện...
- Phú Xuân là kinh đô, là trung tâm đầu não của cả nước. 0.5
* Chính quyền địa phương:
- Thời Gia Long, đất nước được chia thành Bắc thành, Gia Định thành do các Tổng
trấn thay mặt hoàng đế quyết định mọi việc và các trực doanh triều đình trực tiếp quản 0.5

- Năm 1834-1832, Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính, chia cả nước
thành 30 Tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc, tuần phủ của triều đình. 1.0
Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã…Đây là cuộc cải cách có ý nghĩa quan
trọng và được đánh giá rất cao vì sự phân chia của Minh Mạng được dựa trên cơ sở
khoa học, phù hợp về mặt địa lý, dân cư, phong tục tập quán địa phương phù hợp với
phạm vi quản lý của một tỉnh. Là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay.
* Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng đế, nhà Nguyễn không đặt Tể tướng, 0.5
không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu, không phong tước Vương cho
người ngoài họ.
* Luật pháp: 1815 bộ "Hoàng triêù luật lệ" (Luật Gia Long) được ban hành với 398 0.5
điều, đề cao quyền uy Hoàng đế, triều đình, xử phạt rất hà khắc
* Quân đội: Được tổ chức quy củ, gồm 4 loại binh chủng (bộ binh, thủy binh, pháo 0.5
binh và tượng binh), trang bị đầy đủ.
* Đối ngoại: Thần phục nhà Thanh; bắt Lào, Campuchia thần phục. Với phương Tây:
đóng cửa không chấp nhận việc đặt ngoại giao của họ. 0.5

Câu 5 Trong cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản nhân tố nào được coi là “chìa khoá”
thành công? Từ cuộc cải cách này Em có suy nghĩ gì về công cuộc đổi mới của nước 4.0
ta hiện nay ?
a. Nhân tố chìa khoá thành công:
- Cải cách Minh Trị năm 1868 là một cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực: chính 0,5
trị, kinh tế, quân sự và văn hóa- giáo dục.
- Trong các lĩnh vực đó, cải cách về giáo dục được đánh giá là cải cách mang tính chất 0.5
“chìa khóa” bởi vì:
- Chỉ có giáo dục mới mở đường cho con người Nhật Bản đủ bản lĩnh nắm bắt được 0.5
tri thức tiên tiến từ các nước phương Tây.
- Từ sự nắm bắt tri thức tiên tiến sẽ đưa Nhật Bản từ một nước nông nghiệp lạc hậu 0.5
thành một nước tư bản hùng mạnh, sau đó trở thành nước đế quốc duy nhất ở châu Á.
b. Suy nghĩ gì về công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay :
- Cuối thập niên 70 dầu thập niên 80 nước ta rơi vào cuộc khủng hoảng ngiêm trọng 0.5
nhất là KT-XH
- ĐCS Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới để đưa đất nước thoát khỏi khủng 0.5
hoảng….
- Đường lối đổi mới đề ra năm 1986 đén nay đã đạt được nhiều thành tựu …… 0.5
SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP
TRƯỜNG THPT PHÙNG KHẮC KHOAN- TRƯỜNG - NĂM HỌC 2020 – 2021
THẠCH THẤT
MÔN THI: LỊCH SỬ LỚP 11
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1: (5,0 điểm) Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản, em hãy:
a. Trình bày bối cảnh lịch sử, nội dung cơ bản và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị năm
1868 ở Nhật Bản.
b. Theo em, trong những nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị, nội dung được đánh giá là
nhân tố “chìa khóa” để đưa Nhật Bản phát triển? Vì sao?
Câu 2: (5,0 điểm)
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), em hãy:
a. Nêu kết cục, tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai.
b. Từ kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai, rút ra bài học cho công cuộc bảo vệ hòa bình
trên thế giới hiện nay.
Câu 3: (5,0 điểm) Vì sao năm 1917 ở nước Nga lại diễn ra hai cuộc cách mạng? Cách mạng
tháng Mười năm 1917 ở Nga đã có ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng Việt Nam?
Câu 4: (5,0 điểm) Em hãy lập bảng so sánh những điểm khác nhau của Cách mạng tư sản
Pháp và Cách mạng tháng Mười Nga (theo mẫu):

Nội dung so sánh Cách mạng tư sản Pháp Cách mạng tháng Mười
(thế kỉ XVIII) Nga (1917)
Nhiệm vụ

Lãnh đạo
Lực lượng

Xu hướng phát triển


Tính chất
............ Hết ...........
( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm )

Họ và tên thí sinh: ................................................Số báo danh: ............................

Họ và tên, chữ kí CBCT 1: ..................................................................................


Họ và tên, chữ kí CBCT 2: ..................................................................................
SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP
TRƯỜNG THPT PHÙNG KHẮC KHOAN- TRƯỜNG - NĂM HỌC 2020 – 2021
THẠCH THẤT
ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1: (5,0 điểm)


a. * Bối cảnh lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản:
- Về chính trị: Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng
có vị trí tối cao nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân – Sôgun. (0,5đ)
- Về kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã hình thành và
phát triển nhanh chóng. (0,25đ)
- Về xã hội: Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thể lực về kinh tế, song không
có quyền lực về chính trị. Mâu thuẫn xã hội gay gắt. (0,25đ)
- Các nước đế quốc, trước tiên là Mĩ, đe doạ xâm lược Nhật Bản. Nhật Bản đứng
trước sự lựa chọn hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến hoặc cải duy tân đưa đất nước
phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. (0,5đ)
- Cuối năm 1867 – đầu năm 1868, chế độ Mạc phủ bị sụp đổ. Thiên hoảng Minh Trị sau
khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ. (0,25đ)
* Nội dung cơ bản:
- Về chính trị: Xóa bỏ chế độ Mạc phủ, xác lập quyền thông trị của quý tộc, tư sản; ban
hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. (0,25đ)
- Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn,
xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu công.. (0,25đ)
- Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa
vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng. (0,25đ)
- Về giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ
thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây. (0,25đ)
*Ý nghĩa:
- Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, đã xóa bỏ rào cản của
chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật. (0,75đ)
- Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận thuộc địa và trở
thành nước tư bản hủng mạnh ở châu Á. (0,5đ)
b. Trong những nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị, nội dung được đánh giá là nhân tố
“chìa khóa” để đưa Nhật Bản phát triển là:
Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực, trong
đó cải cách về giáo dục được đánh giá là cải cách mạng tính chất “chìa khóa", bởi vì: (0,5đ)
- Chỉ có cải cách giáo dục mới mở đường cho con người Nhật Bản đủ bản lĩnh nắm bắt được
tri thức tiên tiến của phương Tây. (0,25đ)
- Từ đó sẽ đưa Nhật Bản từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước tư bản hùng
mạnh sau đó trở thành một nước đế quốc ở châu Á. (0,25đ)
Câu 2: (5,0 điểm)
a) Kết cục, tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai:
* Kết cục:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phát xít. (0,5đ)
- Đây là cuộc chiến tranh thế giới lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá năng - nề nhất trong lịch
sử nhân loại. Những tổn thất do chiến tranh gây ra là vì cùng thảm khốc: hơn 70 quốc gia
với 1,7 tỉ người bị cuốn vào cuộc chiến khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn
phế. Nhiều thành phố, làng mạc, nhiều cơ sở kinh tế và nhiều công trình văn hóa bị tàn phá.
(0,5đ)
- Thắng lợi của chiến tranh thuộc về các nước Đồng minh và nhân dân yêu chuộng hòa bình
trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống lại các thể lực phát xít. (0,5đ)
- Chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến những biến chuyển to lớn và sáu sắc, mở ra một
giai đoạn mới trong lịch sử thế giới hiện đại. (0,5đ)
*Tính chất: Có sự thay đổi trong quá trình diễn ra chiến tranh, cụ thể như sau:
- Trước khi Liên Xô tham chiến (từ ngày 1/9/1939 đến trước ngày 22/6/1941) là cuộc chiến
tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa, nhằm mục đích chia lại thuộc địa trên thế giới. (0,75đ)
- Sau khi Liên Xô tham chiến (từ ngày 22/6/1941 trở về sau) là cuộc chiến tranh chính nghĩa,
chiến tranh vệ quốc và bảo vệ hòa bình thế giới. (0,75đ)
b) Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, rút ra bài học cho cuộc bảo vệ hòa bình thế giới
hiện nay:
- Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây bao đau thương, mất mát cho nhânloại vì vậy bài học
được rút ra từ cuộc chiến tranh này là phải bảo vệ nền hòa bình cho nhân loại.
(0,75đ)
- Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, các âm mưu gây
chiến, xung đột, khủng bố, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ...là trách nhiệm chung của toàn
nhân loại. Ngày nay các dân tộc trên thế giới cần phải đoàn kết ra sức giải quyết các cuộc
xung đột, các tranh chấp quốc tế hằng con đường hòa bình. (0,75đ)
Câu 3: (5,0 điểm)
* Năm 1917 ở nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng, vì:
- Đầu thế kỷ XX, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-
lai II. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến đã kìm hãm nặng nề sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga. (0,5đ)
- Năm 1914, Nga hoàng đã đấy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc gây nên những
hậu quả nghiêm trọng cho đất nước. Điều đó làm cho ng nhân dân Nga ngày càng khó
khăn. (0,5đ)
- Xã hội Nga tôn tại những mâu thuẫn mới và cũ chồng chéo nhau. Đó là: mâu thuẫn giữa
nông dân với chế độ phong kiên Nga hoàng, giữa vô sản và giữa các dân tộc
trong đế quốc Nga với đế quốc Nga, giữa để quốc Nga với các để quốc khác... (0,5đ)
- Cách mạng tháng Hai năm 1917 bùng nổ là do những máu thuẫn trên, cuộc cách mạng
thắng lợi lật đổ chế độ quân chủ, Ni-cô-lai II thoái vị giải quyết được một mẫu thuẫn trong
xã hội (mâu thuẫn giữa nông dân và Chế độ phong kiến Nga hoàng), còn nhiều mâu thuẫn
khác cần tiếp tục giải quyết. (0,5đ)
- Mặt khác, một tình hình chính trị đặc biệt đã diễn ra ở Nga. Đó là cục diện chính quyền
song song cùng tồn tại: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản Xô viết đại biểu công,
nông, binh. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích hai giai cấp khác nhau nên không
thể cùng tồn tại lâu dài. (0,75đ)
- Chính phủ lâm thời lúc bấy giờ bất lực trước những vấn đề cấp bách của nước như: hòa
bình, ruộng đất, cứu đói và vẫn tiếp tục đeo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc. Điều đó đi
ngược với nguyện vọng của nhân dân. Tình thế cho một cuộc cách mạng vô sản đã chín
muồi. (0,75đ)
- Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm
cách mạng, dùng bạo lực cách mạng để lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt cục diện hai
chính quyền song song cùng tồn tại. (0,5đ)
=> Như vậy, chính tình hình nước Nga trước và sau cuộc Cách mạng tháng Hai đã lí giải vì
sao năm 1917 ở Nga bùng nổ hai cuộc cách mạng nối tiếp nhau. Đó là cuộc
Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười.
(0,25đ)
*Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga đã có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam:
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917 có ảnh hưởng to lớn đến phong
trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc
địa và phụ thuộc trong đó có Việt Nam, thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang một
thời kỳ mới. (0,25đ)
- Cách mạng tháng Mười Nga và sự phát triển của phong trào cách mạng vô sản thế giới đã
tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc,
Người đã tìm ra con đường cứu nước đùng đắn cho dân tộc Việt Nam, tích cực truyền bá tư
tưởng Mác - Lê-nin vào Việt Nam, mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối
giải phóng. (0,25đ)
- Từ kinh nghiệm thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời (1930) lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Cách
mạng tháng Tám 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 và Đại thắng mùa Xuân năm
1975…(0,25đ)

Câu 4: (5,0 điểm) 1,0 điểm/1 ý

Nội dung so sánh Cách mạng tư sản Pháp Cách mạng tháng Mười
(thế kỉ XVIII) Nga (1917)

Nhiệm vụ Lật đổ chế độ quân chủ Lật đổ chính phủ lâm thời
của Lu-i XVI, mở đường tư sản, giành chính quyền
cho kinh tế tư bản chủ về tay vô sản, tiến lên xây
nghĩa phát triển dựng XHCN
Lãnh đạo Giai cấp tư sản Giai cấp vô sản

Lực lượng Tư sản, nông dân, thợ thủ Quần chúng nhân dân nói
công chung...

Xu hướng phát triển TBCN XHCN

Tính chất CMTS CMVS


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG 1
TRƯỜNG THPT TRẦN NGUYÊN HÃN LỚP 11 - NĂM HỌC 2020-2021
Môn: LỊCH SỬ
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang) Thời gian bàm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: ……………………………………. Số báo danh: ……………….…………

Câu 1 (2,0 điểm)


Trình bày nội dung, ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX. Bài học
rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị đối với công cuộc đổi mới xây dựng nước ta là gì?
Câu 2 (1,5 điểm)
Hãy cho biết nguyên nhân, tính chất, ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi năm 1911. Cống hiến
vĩ đại nhất của Tôn Trung Sơn và tổ chức Trung Quốc Đồng Minh hội cho lịch sử Trung Quốc là
gì? Tại sao?
Câu 3 (2,0 điểm)
Bằng những hiểu biết về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), em hãy đánh giá vai
trò của Liên Xô, Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Câu 4 (2,5 điểm)
Hãy nêu kết cục và ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Tại sao nói:
Hiện nay hòa bình, ổn định vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các quốc gia trên thế giới?
Câu 5 (2,0 điểm)
Phát biểu ý kiến về nhận định: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra trước mắt
các dân tộc áp bức thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.

------------------ Hết ------------------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên, Chữ kí của cán bộ coi thi:…………………………………………………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11
TRƯỜNG THPT TRẦN NGUYÊN HÃN VÒNG I NĂM HỌC 2020- 2021
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
( Đáp án gồm 05 câu; 04 trang) MÔN: LỊCH SỬ

- Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong Hướng dẫn
chấm, thì vẫn cho điểm như hướng dẫn qui định.
- Điểm bài thi: để điểm lẻ đến 0,25.
Câu Nội dung Điểm
Trình bày nội dung, ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản vào cuối 2,0
1
thế kỉ XIX. Bài học rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị đối với công cuộc
đổi mới xây dựng nước ta là gì?
* Nội dung, ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ
XIX
- Ngày 3/1/1868, Thiên hoàng Minh Trị thành lập chính phủ mới. Ngay sau 0,25
khi nắm lại quyền lực, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành cải cách trên tất
cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa giáo dục...
- Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố chấm dứt chế độ Mạc phủ, thành lập 0,25
chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật Bản thành một quốc gia
thống nhất thuộc quyền chỉ đạo của chính phủ trung ương. Tổ chức Chính
phủ gồm 12 bộ như kiểu châu Âu... Năm 1889, Hiến pháp mới đươc ban
hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
- Về kinh tế: Chính phủ thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống 0,25
nhất thị trường, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, cho
phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn,
xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá cầu cống....
- Về văn hóa – giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, đưa nội dung 0,25
khoa học – kĩ thuật vào chương trình giảng dạy, cho thanh niên ưu tú ra nước
ngoài học. Coi giáo dục là nhân tố chìa khóa của sự phát triển.
- Về quân sự: Hiện đại hóa quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ 0,25
nghĩa vụ quân sự. Công nghiệp đóng tàu được chú trọng phát triển, mời
chuyên gia quân sự nước ngoài...
- Ý nghĩa: Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, hay nửa
thuộc địa. Mở đường cho việc biến Nhật Bản phong kiến thành một nước tư 0,25
bản chủ nghĩa.
* Bài học rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị đối với công cuộc đổi mới xây 0,5
dựng nước ta là:
Muốn xây dựng đất nước lớn mạnh, cải cách, đổi mới là việc làm vô cùng
cần thiết. Tuy nhiên để cải cách, đổi mới thành công thì phải đảm bảo có sự
đồng thuận từ trên xuống dưới, có quyết tâm của người lãnh đạo và sự ủng
hộ của quần chúng nhân dân. Phải có những điều kiện khách quan tương đối
thuận lợi và đảm bảo cho đổi mới thành công. Nội dung cải cách phải phù
hợp với hoàn cảnh đất nước.
Thí sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng phải lập luận chặt
chẽ, diễn đạt mạch lạc.
Hãy cho biết nguyên nhân, tính chất, ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi 1,5
2
năm 1911. Cống hiến vĩ đại nhất của Tôn Trung Sơn và tổ chức Trung
Quốc Đồng Minh hội cho lịch sử Trung Quốc là gì? Tại sao?
* Nguyên nhân: Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc và phong 1,0
kiến
Duyên cớ: Do chính quyền nhà Thanh tao quyền kiểm soát đường sắt cho đế
quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc=> phong trào giữ đường bùng nổ. Nhân cơ
hội đó Đồng minh hội phát động đấu tranh.
* Tính chất: Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.
* Ý nghĩa:
- Chấm dứt chế độ phong kiến lỗi thời mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển.
- Cách mạng đã ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc các
nước châu Á trong đó có Việt Nam
* Cống hiến vĩ đại nhất của Tôn Trung Sơn và tổ chức Trung Quốc 0,5
Đồng Minh hội cho lịch sử Trung Quốc là:
Lật đổ chế độ phong kiến là cống hiến vĩ đại nhất, vì chế độ phong kiến
Trung Quốc ra đời sớm tồn tại hàng ngàn năm, đã bộc lộ sự lỗi thời, lạc hậu
kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc....
Bằng những hiểu biết về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), 2,0
3
em hãy đánh giá vai trò của Liên Xô, Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt chủ
nghĩa phát xít.
* Vai trò của Liên Xô: 1,0
- Là một trong ba trụ cột chính, cùng với Mĩ, Anh giữ vai trò quyết định
trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.
- Đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt phát xít Đức, giải phóng các
nước Đông Âu, tiến vào sào huyệt của phát xít Đức buộc chúng phải đầu
hàng.
- Liên Xô tham gia chống Nhật, đánh tan đội quân Quan Đông, góp phần
quan trọng buộc phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, nhanh chóng kết thúc
Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Cùng với Mĩ, Anh tổ chức hội nghị Ianta, Pốtxđam, bàn về việc kết thúc
chiến tranh.
* Vai trò của Mĩ, Anh:
- Cùng với Liên Xô là một trong ba lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định 1,0
trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Tại mặt trận Bắc Phi: là lực lượng chủ yếu góp phần trong việc tiêu diệt
chủ nghĩa phát xít Italia..
- Tấn công quân Đức ở phía Tây (chiến trường châu Âu), cùng với Liên Xô
góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức, kết thúc chiến tranh ở châu Âu.
- Tham gia chống Nhật ở Viễn Đông, buộc Nhật đầu hàng..
- Cùng với Liên Xô thiết lập trạt tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ
hai.
Hãy nêu kết cục và ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 2,5
4
1945). Tại sao nói: Hiện nay hòa bình, ổn định vừa là thời cơ vừa là
thách thức đối với các quốc gia trên thế giới?
* Kết cục và ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945): 1,5
- Phe Đồng minh đánh bại hoàn hoàn toàn phe phát xít và diệt trừ tận gốc
những kẻ gây chiến 0,25
- Hậu quả hết sức nặng nề: khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị
thương, tiêu tốn 4000 tỷ đô la... 0,5
- Hệ thống các nước XHCN ra đời ở Đông Âu và Đông châu Á
- Chiến tranh làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ 0,25
nghĩa: phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt; Anh, Pháp suy yếu; Mĩ càng thêm lớn
mạnh, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa 0,25
- Chiến tranh tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển,
nhiều quốc gia độc lập mới ra đời ở châu Á 0,25
* Hiện nay hòa bình, ổn định vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với 1,0
các quốc gia trên thế giới:
- Thời cơ:
+ Tạo môi trường hòa bình để các quốc gia phát triển mọi mặt: kinh tế,
khoa học – công nghệ, văn hóa – giáo dục...
+ Các nước có cơ hội tăng cường hợp tác, áp dụng những thành tựu khoa
học – công nghệ vào sản xuất, rút ngắn khoảng cách với các nước phát
triển
- Thách thức:
+ Hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo nhưng ở một số khu vực vẫn diễn
ra nội chiến và xung đột
+ Các quốc gia trên thế giới hiện nay đối mặt với chủ nghĩa khủng bố
Phát biểu ý kiến về nhận định: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 2,0
5
đã mở ra trước mắt các dân tộc áp bức thời đại cách mạng chống đế
quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.
“Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra trước mắt các dân tộc bị
áp bức thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” đó 0,25
là nhận định đúng vì:
- Bản thân cuộc Cách mạng tháng Mười Nga là một cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc, đã giải quyết mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa, giải 0,25
phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, nêu một tấm gương sáng về
giải phóng dân tộc bị áp bức.
- Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra thời kì mới trong lịch sử đấu tranh 0,25
giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mĩ
Latinh.
- Cách mạng tháng Mười không những thức tỉnh mà còn cổ vũ mạnh mẽ ý 0,25
chí đấu tranh, chỉ ra con đường đi tới thắng lợi cuối cùng và triệt để của sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Một xu hướng mới đã xuất hiện trong phong trào giải phóng dân tộc ở 0,25
nhiều nước. Đó là xu hướng vô sản hay xu hướng đi theo ngọn cờ tư tưởng
của chủ nghĩa Mác- Lênin với một nhận thức mới: Phong trào giải phóng
dân tộc của các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng
vô sản thế giới.
0,25
- Cách mạng tháng Mười đã ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn tới phong trào
giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Cách mạng
tháng Mười đã nêu một tấm gương sáng cho các dân tộc đang bị đế quốc
thực dân nô dịch. Những người yêu nước chân chính trong nhiều nước thuộc
địa đã tiếp thu ánh sáng của Cách mạng tháng Mười, dùng ánh sáng đó để
soi rõ con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Đó là con đường giải phóng
dân tộc kết hợp với giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân, độc lập dân
tộc gắn kiền với chủ nghĩa xã hội.
- Sau Cách mạng tháng Mười một loạt phong trào phong trào giải phóng dân
tộc bùng nổ: phong trào Ngũ Tứ 4/5/1919 ở Trung Quốc...
- Cách mạng tháng Mười đã tạo những điều kiện khách quan cho phong trào 0,25
giải phóng dân tộc trên thế giới: làm cho kẻ thù của phong trào giải phóng
dân tộc suy yếu, còn nước Nga Xô viết trở thành người bạn đồng minh, tin
cậy, là chỗ dựa vững chắc của nhân dân các dân tộc bị áp bức trong cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
- Từ sau cách mạng tháng Mười, phong trào giải phóng dân tộc ngày càng 0,25
phát triển mạnh, nhất là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xóa bỏ chủ nghĩa
thực dân, dẫn tới sự ra đời của hàng trăm quốc gia độc lập trên thế giới.

.........................HẾT.........................
SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 11
TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn thi: Lịch sử
Thời gian làm bài: 150 phút
Ngày kiểm tra: 13/03/2021
Câu 1.
Thế kỉ XIX được gọi là thể kỉ của than, sắt thép và động cơ hơi nước, nhưng đến
đầu thế kỉ XX, diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà tư bản về dầu mỏ.
Hãy giải thích những hiện tượng trên.
Câu 2.
Hòa ước Vescxai - Oasinhtơn đã tác động đến tình hình nước Đức như thế nào? Đức
đã làm gì để phá bỏ trật tự đó trong những năm 1933 - 1939?
Câu 3. a. Lập bảng so sánh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với cuộc kháng chiến chống
Mông - Nguyên thời Trần, theo các tiêu chí sau: tình hình đất nước, thời gian, lãnh
đạo, nghệ thuật quân sự, trận quyết chiến chiến lược, cách kết thúc chiến tranh.
b. Phân tích đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Câu 4. Phân tích bối cảnh lịch sử và đặc điểm cuộc kháng chiến chống Pháp của
nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884.
Câu 5. Qua tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương,
hãy rút ra nhận xét chung nhất về mục tiêu, lãnh đạo, tính chất nổi bật, nguyên nhân
thất bại, ý nghĩa.
Câu 6. Bằng kiến thức đã học, chứng minh rằng: Ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đã xuất
hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa với nhiều hình thức và biện pháp đấu tranh phong
phú, đa dạng

You might also like