You are on page 1of 7

Họ và tên:__________________

Lớp 8A5

CÁC CÂU TỰ LUẬN ÔN LỊCH SỬ GIỮA KỲ


BÀI 1
1/ Trình bày được tính chất và ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh, chiến tranh
giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, cách mạng tư sản Pháp?

-Cách mạng tư sản Anh


+ Tính chất: Là 1 cuộc CMTS không triệt để, xong, nó là thắng lợi của chế độ XH mới
+ Ý nghĩa: Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở nước Anh.
-Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
+Tính chất: là cuộc CMTS
- Ý nghĩa:
+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mỹ
+ Cổ vũ cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân thuộc địa khắp nơi trên thế giới
-Cách mạng tư sản Pháp
+Tính chất: là môt cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình, có tính triệt để nhất.
+Ý nghĩa:
Mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở Pháp.
Tạo ra những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp và để lại nhiều dấu ấn sâu sắc
trong tiến trình lịch sử châu Âu.
2/Xác định được trên bản đồ thế giới địa điểm diễn ra cuộc Anh, chiến tranh
giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, cách mạng tư sản Pháp.
-Cách mạng tư sản
Anh……………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………
-Chiến tranh dành độc của 13 bang thuộc địa ở Bắc
Mỹ……………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
-Cách mạng tư sản
Pháp…………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………....
3/ Nêu được một số đặc điểm chính của cuộc cách mạng tư sản Anh, chiến
tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, cách mạng tư sản Pháp.

-Cách mạng tư sản Anh


- Đặc diểm: do liên minh tư sản – quý tộc mới lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức nội chiến
-Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
- Đặc điểm: Cách mạng Mỹ do giai cấp tư sản và chủ nô lãnh đạo, có sự tham gia của nô
nệ và phụ nữ. Diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc,
-Cách mạng tư sản Pháp
- Đặc điểm: Cách mạng Pháp là cuộc cách mạng tư sản do giai cấp tư sản lãnh đạo, diễn
ra dưới hình thức nội chiến và chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
4/ Em hãy kể tên một số quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến hiện nay
Nhật Bản, Anh Quốc, Thụy Điển, Đan Mạch, Canada, Úc, Campuchia, Thái Lan, Tây
Ban Nha, Na Uy, Hà Lan, Bỉ, Malaysia, Bhutan…
5/ Theo Lê-Nin, “CMTS Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng”, em có
đồng ý với nhận xét này không, tại sao?
- Cách mạng tư sản Pháp đã giải quyết triệt để những nhiệm vụ dân tộc và dân chủ đặt ra
cho nước Pháp vào cuối thế kỉ XVIII
- Thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp không chỉ đưa đến những thay đổi sâu rộng trong
phạm vi nước Pháp mà còn để lại dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử châu Âu (nói
riêng) và nhân loại (nói chung)
6/ Cách mạng tư sản pháp đã làm thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp
và để lại dấu ấn sâu sắc trong tiến trỉnh lịch sử châu Âu và nhân loại trong
TK XIX. Bằng kiến thức đã học trong bài và kiến thức thực tiễn, em hãy
chứng minh cho nhận định trên.
BÀI 2
1/ Cách mạng công nghiệp đã có tác động quan trọng như thế nào đến hoạt
động sản xuất và đời sống?
- Đối với sản xuất:
+ Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là giao thông vận tải, khai mỏ
và sản xuất nông nghiệp…
+ Làm thay đổi cơ bản quá trình sản xuất; nâng cao năng suất lao động, tạo ra nguồn của
cải dồi dào.
+ Làm thay đổi bộ mặt của nhiều nước tư bản: xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp,
thành phố lớn, đưa tới sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động và dân cư,..
- Đối với đời sống:
+ Thay đổi đời sống của người dân và cấu trúc xã hội: giới chủ xưởng giàu lên nhanh
chóng  giai cấp tư sản, thống trị xã hội; những người thợ làm thuê bị bóc lột  giai cấp
vô sản.
+ Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng sâu sắc
2/ Dưới tác động của cách mạng công nghiệp, lao động trẻ em trở nên phổ
biến trong các đô thị ở châu Âu và Bắc Mỹ từ cuối thế kỉ XVII Quan sát lịch
làm việc của bé trai 10 tuổi vào năm 1832 ở nước Anh, em hãy
-Tính thời gian trẻ em phải làm việc trong một ngày
-Tính thời gian làm việc của hai em bé trong câu chuyện
+Hai em bé trong câu chuyện phải làm việc khoảng 15 giới ngày
+ Buổi sáng làm việc từ 5 giờ sáng đến 12 giờ trưa (7 tiếng) Buổi chiều làm việc từ 12
giờ 40 phút đến 18 giờ chiều (khoảng 5 tiếng)
+ Buổi tối làm việc từ 18 giờ đến 21 giờ (3 tiếng)
3/ Ngoài nội dung trong bài, em hãy nêu thêm ít nhất 2 tác động tiêu cực mà
cách mạng công nghiệp TK XVI-XVIII đem lại?
-Ô nhiễm môi trường
-Thất nghiệp
-Chiến tranh xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa thực dân...

BÀI 3
1. Hãy mô tả những nét chính về cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á
chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây trong các thế kỉ XVI – XIX?
- Quá trình đấu tranh chống thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á tuy khác nhau về
thời điểm và hình thức đấu tranh nhưng đều cùng mục đích chống lại ách cai trị bất công của chế
độ thực dân.
- Cuộc đấu tranh tiêu biểu:
+ Thế kỉ XVII, nhân dân trên quần đảo Ban-da (In-đô-nê-xi-a)  chống lại chính sách độc
quyền cây hương liệu của công ty Đông Ấn Hà Lan.
+ Thế kỉ XIX, khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô ở Gia-va (In-đô-nê-xi-a)  làm rung
chuyển chế độ cai trị của thực dân Hà Lan.

BÀI 4
1/ Em hãy giải thích nguyên nhân làm bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều và
Trịnh – Nguyễn
Xung đột Nam – Bắc triều
- Năm 1533, Nguyễn Kim (võ quan Triều Lê) vào Thanh Hóa, đưa con của vua Lê
Chiêu Tông lên làm vua, nhân danh “phù Lê diệt Mạc” (Nam triều) → Xung đột Nam
– Bắc triều bùng nổ.
- Năm 1592, Nam triều chiếm Thăng Long, triều đình nhà Mạc chạy lên Cao Bằng
- Năm 1677, triều Mạc chấm dứt.
Trịnh – Nguyễn phân tranh
- Năm 1545, Nguyễn Kim chết. Vua Lê trao toàn binh quyền cho Trịnh Kiểm ( con rể
Nguyễn Kim)
- Năm 1558, Nguyễn Hoàng (con thứ Nguyễn Kim) vào Thuận Hóa cùng họ Nguyễn
xây dựng, mở rộng đất đai về phía Nam.
- Năm 1613, Nguyễn Phúc Nguyên (con Nguyễn Hoàng) lên thay, tỏ thái độ đối lập
với họ Trịnh -> Năm 1627, xung đột Trịnh – Nguyễn bùng nổ.
2/ Em hãy cho biết xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn gây nên hệ
quả gì?
- Nhân dân khốn khổ, li tan.
- Đất nước bị chia cắt kéo dài, Sông Gianh trở thành ranh giới chia cắt đất nước:
+ Đàng Trong: từ sông Gianh trở vào Nam, do họ Nguyễn cai quản.
+ Đàng Ngoài: từ sông Gianh trở ra Bắc, do họ Trịnh cai quản.
- Hai chính quyền đều dùng niên hiệu vua Lê, thừa nhận quốc hiệu Đại Việt.
- Đàng Trong mở rộng, nhân dân tích cực khai phá, phát triển kinh tế.
3. Đóng vai trò là một nhà viết báo, em hãy viết ra ít nhất 2 lí do phản đối
cuộc xung Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn" (gợi ý: dựa vào hệ quả các
cuộc xung đột để nêu lí do)
- Chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.
- Tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội.
-Xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến sẽ làm suy kiệt sức người, sức của...
BÀI 5

1/ Em hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và
quần đảo Trường Sa thời các chúa Nguyễn.
-- Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được ghi nhận với nhiều tên gọi như: Bãi Cát Vàng,
Cồn Vàng, Vạn Lý Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa, .. thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi).
- Chúa Nguyễn thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
+ Biện Pháp : lập hải đội Hoàng Sa (sau lập thêm đội Bắc Hải)
+ Nhiệm vụ: khai thác tài nguyên biển và kiểm soát, quản lí biển, đảo…
+ Thời gian: từ tháng 2 đến tháng 8 hàng năm
2/ Việc các chúa Nguyễn thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và
quần đảo Trường Sa ý nghĩa như thế nào?

- Việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được thực hiện một cách
chặt chẽ, có tổ chức, thường xuyên và liên tục thông qua hoạt động của hải đội Hoàng Sa.
-> Chúa Nguyễn là chính quyền đầu tiên đã xác định được chủ quyền đối với hai quần đảo
này.
-> Nó không chỉ được ghi nhận trong bản đồ mà trên thực tế đã là một vùng biển đảo không
thể tách rời với đời sống của cư dân ven biển miền Trung Việt Nam từ thế kỉ XVII.
(=> Ý nghĩa đó đã tạo cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền
biển đảo của Việt Nam hiện nay).

3/ Theo em, những việc làm trên có ý nghĩa như thế nào cho hoạt động đấu
tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay?
=> Đã tạo cơ sở lịch sử vững chắc (đủ chứng cứ lịch sử và căn cứ pháp lý) cho Việt Nam
tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hiện nay.

BÀI 6

1/ Hãy mô tả những nét chính về sự chuyển biến tôn giáo ở Đại Việt trong các
thế kỉ XVI – XVIII. (mục 2)

________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
2/ Hãy mô tả những nét chính về sự chuyển biến văn hoá ở Đại Việt trong các
thế kỉ XVI – XVIII. (muc 3)
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
3/ Vì sao chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước
ta cho đến ngày nay? + Số lượng chữ cải ít những có khả năng ghép chữ linh
hoạt, tiện lợi, khoa học.
+ Dễ đọc, dễ nhớ, dễ viết, ... nên có khả năng phổ biến rộng. + Giúp người Việt dễ dàng
tiếp cận với các thành tựu văn minh khác của thế giới.
5/ Em hãy kể tên một số làng nghề thủ công truyền thống của dân tộc còn
được lưu giữ đến ngày. Trước sự cạnh tranh khóc liệt của nền kinh tế thị
trường, em hãy đề xuất ít nhất 2 giải pháp để bảo tồn các làng nghề thủ công
đó?
(- Gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt ở
Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phủ Bài (Thừa Thiên Huế); các làng làm đường mía ở
Quảng Nam ...).
( Mở rộng: liên hệ làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng của An Giang: Làng lụa Tân
Châu, Làng Lưỡi câu Phú Hòa (Long Xuyên), Làng dệt thổ cẩm Châu Phong (Tân Châu),
Làng nghề Gạch ngói (Châu Phú), Làng nghề nhang Bình Đức (Long Xuyên), Làng nghề
mộc Chợ Thủ (Chợ Mới), Làng nghề đường thốt nốt An Phú (Tri Tôn)....)
-Các giải pháp bảo tồn các làng nghề thủ công
+______________________________________________________
+______________________________________________________
+______________________________________________________

You might also like