You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG CUỐI KÌ I LỊCH SỬ 8

TRẮC NGHIỆM
Bài 6. Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
Nội dung mục 1 SGK
Bài 7. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Một số nét chính (bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa) của phong trào nông dân
ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
Bài 8. Phong trào Tây Sơn
Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Tây Sơn.
Bài 9. Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII
Những nét chính về tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI – XVIII

TỰ LUẬN
Câu 1. Đặc điểm chính của cuộc Cách mạng tư sản Anh và Chiến tranh giành độc lập của
13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
- Cách mạng tư sản Anh: do giai cấp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức
một cuộc nội chiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Do tầng lớp chủ nô và tư sản
lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức cuộc chiến tranh giải phóng, thiết lập chế độ cộng hòa tổng
thống.
Câu 2. Một số thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn
- Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong
+ Năm 1774, nghĩa quân đã làm chủ được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận
+ Bốn lần đánh vào Gia Định và năm 1777 đã bắt giết được chúa Nguyễn.
- Đánh tan quân Xiêm xâm lược
Quân Tây Sơn giành thắng lợi quyết định trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút, là một trong
những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm
mưu xâm lược của quân Xiêm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Lật đổ chính quyền chúa Trịnh. Triều Lê sụp đổ
+ Với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”, quân Tây Sơn tiến ra Bắc, tấn công vào thành Thăng
Long, tiêu diệt chính quyền chúa Trịnh (1786)
+ Sau khi giao lại chính quyền cho vua Lê, Nguyễn Huệ rút về Nam nhưng tình hình Bắc Hà
rối loạn. Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc dẹp loạn, trước đó vua Lê Chiêu Thống
đã bỏ trốn, chạy sang đất Quảng Tây. Đến đây chính quyền Lê - Trịnh hoàn toàn sụp đổ.
- Đại phá quân Thanh xâm lược
+ Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn
tiến quân ra Thăng Long.
+ Quân Tây Sơn giành thắng lợi quyết định trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa, đánh tan gần 29
vạn quân Thanh xâm lược.
Câu 3: Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn.
- Nguyễn Huệ là một trong những lãnh đạo chủ chốt của phong trào Tây Sơn, cùng với Nguyễn
Nhạc, Nguyễn Lữ và các tướng lĩnh tài ba khác đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh, giành được
nhiều thắng lợi quan trọng, lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Vua Lê - Chúa Trịnh ở Đàng
Ngoài đóng góp to lớn vào tiến trình lịch sử dân tộc.
- Nguyễn Huệ là người có tài năng thao lược, ông có cống hiến rất lớn trong việc đề ra kế sách
và lãnh đạo, chỉ huy quân Tây Sơn giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược Xiêm và quân Thanh.
Câu 4: Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
của các chúa Nguyễn trong các thế kỉ XVII – XVIII. Những việc làm đó có ý nghĩa như
thế nào?
- Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn được thực hiện có tổ chức,
hệ thống và liên tục qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải:
+ Biện pháp: lập 2 đội dân binh độc đáo là đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
+ Thực thi: khai thác tài nguyên biển và kiểm soát, quản lí biển, đảo.
+ Ý nghĩa: Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân
binh này đã khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Câu 5: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhờ tinh thần yêu nước, sự đồng lòng và ý chí chiến đấu dũng cảm của quân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung - Nguyễn Huệ và bộ chỉ huy nghĩa quân đã
góp phần quan trọng vào thắng lợi.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, xóa bỏ tình trạng chia cắt Đàng Trong -
Đàng Ngoài.
+ Đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia.
+ Đánh tan các cuộc xâm lược quân Xiêm, quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ
quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
Câu 6: Điểm giống và khác nhau giữa Cuộc cách mạng tư sản Anh; Chiến tranh giành
độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp.
* Điểm giống nhau:
- Nguyên nhân: những chuyển biến trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…
- Ý nghĩa: xóa bỏ những rào cản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Tính chất: cách mạng tư sản
* Điểm khác nhau:
CMTS Anh CMTS Pháp CTGĐL của 13
thuộc địa Anh ở Bắc
Mỹ
Giai cấp tư sản và Quý tộc Giai cấp tư sản Giai cấp tư sản và
Lãnh đạo
mới chủ nô
Đặc điểm Nội chiến Đấu tranh giai cấp và Chiến tranh giải
chính bảo vệ Tổ quốc phóng dân tộc
- Lật đổ chế độ quân chủ - Lật đổ ách thống trị - Lật đổ chế độ
chuyên chế. của thực dân Anh phong kiến.
Kết quả
- Đưa giai cấp tư sản và Quý - Thành lập Hợp chúng - Đưa giai cấp tư sản
tộc mới lên nắm quyền quốc Mỹ lên nắm quyền

Chúc các em thi thật tốt nhé!

You might also like