You are on page 1of 6

BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG MÁY ĐIỀU HÒA

KHÔNG KHÍ

Hệ thống điều hòa không khí là một hạng mục rất quan trọng trong hầu hết các công trình
dân dụng, công trình công nghiệp hiện nay đặc biệt là các công trình xây dựng hiện đại như các tòa
nhà, văn phòng, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, xưởng sản xuất,.. thì hạng mục này không
thể thiếu.
Hệ thống điều hòa không khí có chức năng duy trì nhiệt độ, độ ẩm, không khí trong phòng
luôn được ổn định, thoáng đãng, thoải mái nhất cho người sử dụng mà vẫn đảm bảo được yếu tố vận
hành và điều khiển dễ dàng.
Trên thực tế, để người dùng có thể sử dụng dễ dàng hệ thống này thì ngasy từ khâu lắp đặt,
thi công hệ thống điều hòa không khí cần phải đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật.
Quy trình thi công lắp đặt được thực hiện theo các bước trình tự như sau:

I. Các bước tiến hành trước khi thi công thực tế


1. Lập bản vẽ thiết kế kỹ thuật
 Để thi công hệ thống điều hòa không khí một cách chính xác, đúng kỹ thuật thì trước khi thi
công thực tế cần phải tiến hành lập bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công.
 Bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công chính là bản thiết kế chi tiết biểu thị cho từng phần của
công việc, thể hiện chi tiết vị trí lắp đặt các thiết bị trong thực tế để người kỹ sư có thể hình
dung sơ bộ về tổng quan hệ thống điều hòa không khí được lắp đặt như thế nào trong thực tế.
 Bên cạnh đó, bản vẽ thiết kế cũng là một bản báo cáo chi tiết về kế hoạch triển khai cụ thể để
kỹ sư lắp đặt có thể tiến hành trao đổi với ban quản lý công trình cho việc triển khai thực tế,
chuẩn bị phương tiện, kho bãi để tập chung hàng hóa, vật tư.
2. Khoanh vùng thi công
 Công đoạn tiếp theo của quá trình tiền thi công là lắp đặt các vách che chắn tạm thời, nhằm
cách ly khu vực thi công và khu vực hoạt động của hệ thống các thiết bị, chuẩn bị tiến hành
thi công từng phần theo kế hoạch mà không gây ảnh hưởng quá nhiều đến các khu vực xung
quanh.
 Việc thi công hệ thống điều hòa không khí cho công trình cần được thi công cuốn chiếu, dứt
điểm và phải tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam về điều hòa không khí TCVN 5639-1991,
TCVN 5937-1995 và TCVN 5938-1995 về chất lượng không khí.
3. Nguyên tắc thi công hệ thống điều hòa không khí
 Phải đảm bảo việc thi công được dứt điểm theo khu vực. Trong quá trình lắp đặt cần thường
xuyên thực hiện vệ sinh công nghiệp các khu vực thi công. Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh thì
tiến hành hiệu chỉnh và chạy thử toàn bộ hệ thống, tổng vệ sinh toàn bộ công trình để chuẩn
bị cho công tác đo đạc, chuyển giao công nghệ và bàn giao nghiệm thu.

1
II. Các bước thi công thực tế
1. Chuẩn bị mặt bằng thi công, đo đạc lấy dấu
 Công tác lấy dấu nhằm xác định chính xác vị trí các chi tiết sẽ được lắp ráp, vị trí trục các
đoạn ống thì được dựa trên bản vẽ thiết kế và thực tế kết cấu của công trình.

 Công đoạn lấy dấu bao gồm: Xác định vị trí chạy đường ống dẫn gas cho hệ thống điều hòa,
vị trí các chi tiết sẽ lắp ráp, vị trí trục các đoạn ống để từ đây kết hợp với bản vẽ thiết kế thi
công chi tiết, tiến hành vạch tuyến, ghi chú kích thước của thiết bị, các đường ống gas, các
điểm phân nhánh, côn cút, các vị trí cần lắp giá đỡ, giá treo,..
 Công đoạn này liên quan mật thiết đến bản vẽ thiết kế và kết cấu thực tế của công trình và
cần được tiến hành song song nhằm giúp cho việc lắp đặt thiết bị được tiến hành nhanh
chóng nhất mà không ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của công trình.
 Các giá treo, giá đỡ được liên kết với kết cấu xây dựng bằng các công cụ như bản mã, êcu,
long đen, ty ren, đai treo. Các giá treo, giá đỡ đều phải được sơn chống gỉ và sơn màu trước
khi lắp đặt.
 Phải đảm bảo rằng tất cả các hệ thống đường ống gas, giá đỡ, lỗ bắt bu lông đã được khoan
và hàn sẵn. Khoảng cách giữa các giá treo và giá đỡ phải tuân theo yêu cầu kỹ thuật thực tế
2. Lắp đặt ống gas và bảo ôn
2.1. Thi công ống gas
 Khi nối hệ ống gas với dàn lạnh phải cắt bỏ đầu hỏng, nong loe đầu ống và nối ống với rắc
co của đầu dàn lạnh. Khi nối hệ ống gas với dàn nóng phải dùng phương pháp hàn đầu côn
có sẵn
ở dàn nóng với đầu ống gas nối tới, sau khi đã tháo đầu bịt
 Đối với các ống gas lắp đặt cho các máy điều hòa treo tường đều được đi chìm trong tường
và gắn trên các gát ôm bó sát theo tường tới khu vực đặt dàn nóng.
 Công tác thi công bao gồm đục, cắt tường và chôn ống chìm trong tường, trát và trả lại mặt
bằng theo bản vẽ thi công được duyệt.
 Các ống đồng được chôn chìm tường cần được gim cố định trước khi tiến hành chát hoàn trả
mặt bằng. Đối với ống đồng đi theo trục đứng ra vị trí dàn nóng được bó sát đi và có định bởi
các đai ôm bó sát ống đồng.
2.2. Bảo ôn cách nhiệt đường ống gas
 Bảo ôn cách nhiệt đường ống là khâu quan trọng trong quá trình lắp đặt hệ thống đường ống
gas, mục đích của quá trình này là giảm thiểu khả năng tổn thất nhiệt trên đường ống do

2
chênh lệch nhiệt độ giữa môi chất lạnh với môi trường đồng thời tránh hiện tượng đọng
sương khi không khí ẩm tiếp xúc với bề mặt có nhiệt độ thấp hơn.
 Vật liệu bảo ôn phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật như độ dày, độ cách nhiệt, khả năng
chống ẩm, chống thấm. Tuỳ thuộc vào môi trường và mục đích sử dụng để lựa chọn loại bảo
ôn thích hợp.
 Tại các mép nối bảo ôn được dán kín bằng băng keo để đảm bảo độ kín khít. Kích cỡ bảo ôn
phải đúng với kích cỡ ống để không có khoảng trống tồn tại giữa lớp bảo ôn và ống. Ngoài
cùng của lớp bảo ôn được bọc kín bằng băng cuốn PVC nhằm hạn chế khả năng hút ẩm và
tránh hiện tượng va chạm.
 Sau khi bọc bảo ôn hệ thống đường ống tiếp tục hoàn thiện việc bảo ôn tại các mối ghép. Cần
chú ý: Công đoạn cách nhiệt cho ống gas chỉ được tiến hành sau khi đã qua thử kín và thử
bền.
 Đối với các ống gas mềm phải lồng ống bảo ôn trước khi nối ống hoặc hàn với bộ chia gas.
Các điểm nối phải được gia cố 2 phía bằng dây thít nhựa và băng nilông, đồng thời đổ keo
vào điểm tiếp xúc hoặc cắt bảo ôn rồi quấn lại bằng băng keo.
 Đặc biệt nhà thầu sẽ chú trọng việc bảo ôn rồi cách nhiệt tại các đầu nối rắc co của dàn lạnh
và bộ chia gas để tránh đọng sương tại các điểm này. Với các ống gas đi trên sàn tầng mái,
Nhà thầu đề xuất thi công hộp kỹ thuật để che toàn bộ ống gas, cáp trên có mái che bằng tôn
tránh nước, có khung chịu lực để người thao tác có thể đi lại làm việc dọc theo hộp kỹ thuật
này (chi tiết sẽ trình bày ở phần các đề xuất cải thiện hệ thống).
3. Lắp đặt đường ống nước ngưng
 Nước ngưng tụ tại các dàn lạnh là một phần lượng ẩm có trong không khí tại khu vực điều
hoà được tách ra khi không khí đi qua dàn. Để tránh hiện tượng nước ngưng tụ có thể tràn ra
nền, tường hoặc trần nhà ta phải lắp đặt hệ thống đường ống đẫn lượng nước ngưng này đến
xả ở nơi quy định.
 Vật liệu sử dụng cho hệ thống đường ống nước ngưng là loại ống nhựa PVC. Toàn bộ vật tư
phụ kiện như tê, cút, côn, măng xông, keo dán, cũng được sử dụng là loại tốt nhất của công
ty nhựa Bình Minh.
 Sau khi lắp đặt xong đường ống nước ngưng ta phải tiến hành kiểm tra vàhiệu chỉnh để đảm
bảo hệ thống thoát nước được dễ dàng bằng cách đổ thử một lượng nước vào trong khay
hứng nước của máy và quan sát.
 Ngoài bẫy xả nước ngưng người ta còn lắp đặt thêm bẫy nhằm thuận tiện cho quá trình làm
vệ sinh sau này.
 Quá trình thi công lắp đặt đường nước ngưng phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật sau:
 Độ kín : Toàn bộ hệ thống phải được nối kín tránh rò rỉ nước.
 Đường ống nước ngưng lắp cho các dàn cassette không cần phải có độ dốc nhưng phải
có bẫy nước ở đầu tuyến ống để chống nước quay ngược lại dàn.
 Độ thông thoát : Đường ống ngang phải đảm bảo độ dốc 1% trên toàn tuyến.
 Toàn bộ hệ thống phải được treo gá cẩn thận đảm bảo độ kín cũng như độ thông thoát,
khoảng cách treo ống ngang được quy định như sau :

3
Loại Đường kính Khoảng cách
Ống nhựa PVC Φ25mm-Φ60mm 1,5m
 Vị trí đường ống nước ngưng phải được ưu tiên trong tất cả các trường hợp tiếp xúc, giao
nhau với các đường kỹ thuật khác như ống cấp thoát nước, ống gas, đường điện, Tuy nhiên
cần chú ý không để bất kỳ vật gì ảnh hưởng đến độ thông thoát của ống như gạch, đá, ... Để
hạn chế cong võng thì khoảng cách giữa các giá treo là :
Khoảng cách lớn nhất giữa
Đường kính ống Kích thước ty treo
hai giá đỡ
Φ25mm-Φ60mm 2000 (mm) M6
 Đối với hệ thống đường ống nước thải, cần đảm bảo độ dốc cần thiết để đảm bảo thoát nước
liên tục khi máy hoạt động, đồng thời có các bẫy nước để tránh nước chảy ngược và mùi lạ
lọt vào nhà qua đường ống nước thải
3.1. Các yêu cầu đối với việc thi công đường ống nước ngưng
 Vật tư: Đạt các yêu cầu kỹ thuật như đã nêu ở phần lựa chọn vật tư thiết bị ống được đưa đến
công trình thành từng ống mới nguyên, sau đó mới được cắt hàn, ghép nối tại công trình.
3.2. Phương án thi công
 Trước khi nối ghép đường ống, ống phải được cắt sẵn đúng kích thước và vát mép ống, làm
sạch đầu ống theo tiêu chuẩn tuỳ cỡ ống.
 Đối với ống PVC, sử dụng phương pháp nối ghép bằng cách gắn 2 đầu ống cần nối với nhau
qua các phụ kiện đường ống đi kèm: cút, tê, măng xông,... và dính chặt lại bằng keo dán (đổ
keo vào trước khi gắn ống).
 Tại các vị trí khó thi công cần phải lắp đặt trực tiếp tại vị trí. Để đảm bảo mối nối ren được
kín chịu được áp lực vận hành cao, đầu nối ống được quét sơn, quấn sợi đay tơ và băng cao
su non.
 Các ống nhánh tách ra từ đường ống nhánh chính được lấy từ giữa ống lên nửa phía trên để
tránh các cặn bẩn tập trung về dàn lạnh. Các đường ống đứng được lắp thẳng đứng với sàn và
song song với tường.
3.3. Treo đỡ đường ống
 Các giá treo đỡ đường ống đảm bảo chắc chắn, ổn định đảm bảo giãn nở nhiệt cho đường
ống, tránh ứng suất làm nứt vỡ đường ống.
 Giá treo ống đứng được thiết kế đặc biệt nhằm tạo điều kiện cố định ống chặt cứng chịu được
tải trọng nước hàng chục năm, cách nhiệt tốt và vẫn dễ dàng cho công đoạn cách nhiệt ống về
sau.
 Loại giá treo này được chế tạo riêng chi tiết giá trước tại xưởng theo kích thước ống và bề
dày cách nhiệt. Sau đó lắp ghép hoàn chỉnh tại công trình.
 Toàn bộ các đường ống được lắp theo phương pháp đứng đều phải được cố định bằng các giá
đỡ ở khoảng cách nhất định để không những đỡ trọng lượng ống mà còn cả trọng lượng nước
trong ống.
 Việc treo đỡ ống đứng xuyên tầng phải được thực hiện một cách độc lập, không phụ thuộc
vào các đường ống nhánh ngang trong cùng hệ thống.
4
3.4. Bảo ôn đường ống nước ngưng
 Sau khi thử áp lực xong, kiểm tra độ dốc đạt mới tiến hành bảo ôn hệ thống nước ngưng cho
các tầng, sau khi lồng ống bảo ôn vào đường ống nước ngưng thẳng, dùng băng keo dán chặt
để ghép cố định các ống bảo ôn.
 Các điểm nối ống, các ống phải được phủ bằng keo dog và quấn ngoài bằng băng dính
bạc.Tại vị trí các dàn nóng phải bố trí đoạn đối nước ngưng chảy xuống rãnh thoát nước của
tầng mái vì vào mùa đông khi t = 16 0C, khi các dàn nóng chạy chế độ sưởi, nước ngưng sẽ
từ các dàn nóng chảy ra sàn vì vậy vì vậy phải có giải pháp thoát nước ngưng nếu không sẽ
bị thấm vào sàn và làm hỏng giá đỡ dàn nóng.
 Tại các mép nối bảo ôn phải được dán kín bằng băng keo để đảm bảo độ kín khít, kích cỡ
bảo ôn phải phù hợp với kích cỡ của ống để không có khoảng trống nào tồn tại giữa lớp bảo
ôn và ống. Ngoài cùng của lớp bảo ôn ta sử dụng băng cuốn PVC và băng bạc để hạn chế
khả năng hút ẩm.
 Chú ý: Khi thi công hệ thống đường ống nước ngưng phải đảm bảo độ dốc ~1% về phía
đường thoát nước.
4. Lắp đặt giàn lạnh
 Vị trí giàn lạnh: vững chắc không bị rung khi hoạt động. Đảm bảo mỹ quan trong phòng.
Cách xa nguồn nhiệt và hơi nóng, không bị chắn gió. Nước ngưng tụ có thể chảy dễ dàng,
nguồn điện đảm bảo
 Cách lắp đặt giàn lạnh,giàn lạnh được treo trên tường cách trần khoảng 1015cm. Tháo bộ giá
đỡ dược lắp sau giàn lạnh, dùng giá treo giàn lạnh định vị và đo kích thước lắp đặt.nắn ống
đồng cho phù hợp với lỗ khoan. Bọc bảo ôn, cuốn băng xi gồm ống nước, ống đồng, dây điện
thành một khối luồn qua lỗ khoan đưa ra ngoài.
 Đo khoảng cách từ giàn lạnh đến giàn nóng không được vượt quá giới hạn nhà sản xuất quy
định
5. Lắp đặt giàn nóng
 Dàn nóng là thiết bị chính, quan trọng nhất trong hệ thống điều hoà nên sự hoạt động của hệ
thống phụ thuộc rât nhiều vào chất lượng của máy và kỹ thuật lắp đặt.
 Dàn nóng sau khi đưa đến công trường đã được kiểm tra chất lượng nhập khẩu của Chủ đầu
tư cũng như các cơ quan chức năng sẽ được bảo quản cẩn thận để tránh các sự cố gây nên
hỏng hóc.
 Vị trí lắp đặt giàn nóng: Thông thoáng gió tốt, nên tránh mưa và ánh nắng mặt trời chiếu trực
tiếp. Vị trí lắp đặt vững chắc đảm bảo mỹ quan, ít tiếng rung động khi hoạt động. Gió ra từ
giàn nóng không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Vị trí lắp đặt thuận tiện trong quá
trình bảo dưỡng
 Vị trí giàn nóng được đặt trên giá đỡ có chiều cao nhỏ nhất là 10cm được giữ chặt bằng
bulong. Một số trường hợp vị trí lắp máy không thuận lợi nên phải để cục nóng ở sân thượng
(vị trí cao hơn giàn lạnh) thì phải làm bẫy dầu bằng cach uốn hính chữ U để không cho dầu
rơi xuống cục lạnh gây cháy block vì cục nóng thiếu dầu bôi trơn.
 Nên tạo độ dốc và rãnh xung quanh giá để phục vụ cho việc thoát nước.
 Chú ý đến độ dày của mái để tăng khả năng chống thấm cho mái.
5
6. Nối ống gas với các giàn lạnh và giàn nóng.
 Nối ống gas là một khâu quan trọng trong quá rình lắp đặt hệ thống đường ống gas. Trong
quá trình nối ống dẫn chất làm lạnh với giàn lạnh, giàn nóng phải lưu ý một số điểm sau
 Kích thước của ống gas phải phù hợp với kích thước đầu ra vào của máy.
 Kiểm tra để đảm bảo không có vật cản gì trong đường ống.
 Dụng cụ uốn cong phải thích hợp đẻ khi bẻ cong tránh làm bẹp ống.
 Việc ghép nối ống gas với giàn lạnh, giàn nóng, van khoá, đồng hồ, branch pipe được thực
hiện chủ yếu thông qua mối ghép ren, trình tự tạo mối nối ren như sau:
 Cắt ống đúng chiều dài (chú ý phải cắt từ từ và cắt theo từng lớp, nếu cắt mạnh và sâu
sẽ gây ra hỏng ống và sẽ tạo ra nhièu bavia).
 Lấy bavia chỗ cắt để tránh hiện tượng xì gas sau này, chú ý phải quay đầu loe xuống
tránh bavia không rơi vào ống
 Chiều dài phần ống nho ra từ bề mặt loe được xác định bằng dụng cụ loe.
 Tháo nắp và chốt bảo vệ của khớp nối, lau sạch để tránh bụi bẩn và vật thể lạ rơi vào.
 Đua khớp nối vào ống. Vặn các khớp nối với nhau bằng tay để đảm bảo răng ăn khớp.
Dùng các chia khoá đúng cỡ ( trên đầu lục giác và con tán) và xiết chặt cho đến khi cảm
thấy có lực cản.
7. Kiểm tra chạy thử
Sau khi hoàn thành xong các bước lắp đặt phải tiến hành kiểm tra và chạy thử máy. Đảm bảo
các yêu cầu kỹ thuật đặt ra:
 Kiểm tra trạng thái treo gá các thiết bị. Tất cả các thiết bị trong hệ thống phải ở trạng thái cố
định, vững chắc, không bị liên kết, chèn ép cứng với bất kỳ các hạng mục khác của công
trình như chiếu sáng, trần giả,...Không có bất kỳ vật gì cản trở trước các miệng gió dàn lạnh
và dàn lạnh.
 Điều hòa hoạt động ổn định ít nhất 30 phút sau khi chạy thử
 Kiểm tra giàn nóng và giàn lạnh xem hoạt động có êm không
 Dùng đồng hồ Ampe để đo mức ổn định của dòng điện
 Dùng đồng hồ áp suất để đo áp suất dở đầu hồi của dàn nóng théo đùng tiêu chuẩn quy định
 Kiểm tra độ cách điện của tất cả động cơ thiết bị.
 Kiểm tra điện nguồn đúng điện áp tiêu chuẩn của thiết bị, lưu ý trường hợp mất pha, chập
pha.
 Đặc biệt kiểm tra việc đấu nối dây tín hiệu. Dây tín hiệu phải được nối đúng vị trí, đúng thứ
tự.
 Kiểm tra các điểm đặt chế độ điều khiển, chế độ làm việc tại giàn nóng, giàn lạnh, Remote
controler. Chế độ làm việc có thể được đặt như chạy kiểm tra (TEST), chọn chế độ điều
khiển ở dàn lạnh, kiểm tra hệ thống dây truyền tín hiệu.
 Việc kiểm tra chạy thử được tiến hành trong mọi điều kiện khí hậu. Trong quá trình chạy,
kiểm tra các thông số kỹ thuật như dòng tiêu thụ, áp lực môi chất tại hai đầu đẩy, hút, lưu
lượng gió, độ lạnh, độ ồn của các thiết bị ……

You might also like