You are on page 1of 31

Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản

20210806

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BÀI THI TRẮC NGHIỆM


TRÊN NỀN TẢNG LMS MOODLE

1. Giới thiệu chung


Moodle LMS (Learning Management System) là hệ thống phần mềm mã nguồn mở, được phát
triển riêng cho những hoạt động quản lý đào tạo, học tập trực tuyến. Hiện tại phần mềm đang được sử
dụng để tổ chức và quản lý các lớp đào tạo theo dạng Blended Learning tại trường ĐHBK Hà Nội.
Chức năng thi trắc nghiệm (Quiz) của Moodle cung cấp hầu như đầy đủ các chức năng cần có
để triển khai thi trắc nghiệm khách quan trực tuyến như: biên soạn câu hỏi, quản lý ngân hàng câu hỏi
trắc nghiệm khách quan, tạo đề thi thủ công, tạo đề thi tự động, trộn đề, cấp phát đề thi ngẫu nhiên,
đặt thời gian bắt đầu mở làm bài/thu bài, tự tính thời gian, tự động chấm chấm bài thi các câu hỏi dạng
nhiều chọn lựa, điền khuyết, thống kê phổ điểm của đợt thi…Hệ thống này giúp giảng viên có thể tổ
chức một cách dễ dàng nhiều đợt đánh giá cho một học phần, góp phần tăng chất lượng giảng dạy.
Tài liệu tham khảo: hệ thống được xây dựng trên nền tảng phần mềm mã nguồn mở Moodle
nên các tài liệu và video hướng dẫn trên Youtube rất phong phú (cả tiếng Việt và tiếng Anh); do vậy
có thể tìm các video hướng dẫn trong Youtube với từ khóa “bài thi trắc nghiệm, Moolde”.
Trang web truy cập: https://exam.hust.edu.vn
Đăng nhập bằng tài khoản Office 365 (email và mật khẩu email)

2. Cấu trúc thư mục trong hệ thống Moodle (MDL) hiện hành
a) Cách thức phân cấp thư mục

Học kỳ
Ngân hàng câu hỏi
Viện 1 Học phần 1
của Học phần

Lớp thi mẫu


Học phần 2 Đề thi trắc
nghiệm chuẩn
Viện 2
Học phần 3
Lớp thi 1.1

Viện . Lớp thi 1.2

Lớp thi 1.3

1
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

Các học phần và lớp thi, đề thi của lớp thi trong Moodle (MDL) được xếp theo:
 Học kỳ
o Theo khoa/viện (có nhiều học phần)
 Theo Học phần của khoa/viện (có nhiều lớp thi, trong đó có lớp thi mẫu)
 Theo Lớp thi của mỗi học phần (có nhiều đề thi)
o Các Đề thi (đề thi trắc nghiệm, tự luận, trắc nghiệm..);
Hiện tại hệ thống được xây dựng cho bài thi trắc nghiệm nên
chỉ gồm 01 Đề thi trắc nghiệm.
Phòng Đào tạo sẽ phối hợp với Trung tâm mạng thông tin để:
+ Tạo các Học phần trên MDL theo từng viện;
+ Tạo các lớp thi trên MDL theo lịch thi, trong lớp thi đã có sẵn danh sách sinh viên của lớp
thi tương ứng. Tên lớp thi sẽ đặt theo cấu trúc “Mã lớp thi_Mã học phần Tên học phần”, việc này giúp
sinh viên tìm đúng lớp thi để vào
Ví dụ: 126256_EM1170 Pháp luật đại cương

Hệ thống có chức năng tìm kiếm Lớp thi (tìm theo mã lớp thi) để hỗ trợ SV tìm đúng lớp thi:

2
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

b) Phân quyền quản lý học phần


Trong mỗi học phần sẽ có một hoặc nhiều giảng viên và các giảng viên này được phân quyền theo:
- Giảng viên soạn thảo (Teacher): được phân quyền cập nhật các thông tin, nội dung của học
phần, tạo đề thi chuẩn.
- Giảng viên không soạn thảo (Non-editing teacher): không được phân quyền cập nhật các
thông tin, nội dung của học phần.
Ngoài ra các giảng viên đều có thể được phân quyền là sinh viên để có thể tự làm các bài kiểm tra
trước khi cho thi thật.

Ngoài ra còn có thể phân quyền cho các trợ giảng.
Trong phần sau sẽ trình bày các hướng dẫn:
+ Tạo ngân hàng câu hỏi.
+ Tạo đề thi chuẩn và các chỉnh định chung với Lớp thi mẫu.
+ Nhập đề thi vào các lớp thi riêng lẻ và chỉnh định riêng cho từng lớp thi.
c) Các cài đặt chung cho một lớp của học phần

3
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

Trong một học phần sẽ có nhiều lớp thi, các chỉnh định chung nên thực hiện với Lớp thi mẫu
và từ đó sẽ nhân bản (import) vào các lớp thi khác.
Cách thực hiện như sau:
Chọn Lớp thi mẫu…  chọn Edit settings:

Chú giải về các tùy chọn chỉnh sửa:


 Mục [General]
o Course full name: Tên đầy đủ của Học phần (HP)
o Course short name: Tên viết tắt của HP.
 Nên viết IN HOA, sử dụng bảng chữ cái tiếng Anh và các chữ số
 Nên viết ngắn gọn nhất có thể
 Không nên dài quá 20 ký tự
 Sẽ hiển thị ở menu bên trái và trên thanh điều hướng phía trên
o Course category: HP thuộc danh mục nào
o Course visibility: Ẩn / Hiện HP
 Show: Cho hiển thị đối với SV
 Hide: Không hiển thị đối với SV
o Course start date: Ngày bắt đầu mở lớp và cho phép SV truy cập
 Kiểm tra chính xác ngày, giờ
o Course end date: Ngày đóng HP và không cho phép SV truy cập nữa.

4
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

o Course ID number: Mã HP (như quy định của phòng Đào tạo)


 Mục [Description]
o Course summary: Mô tả ngắn gọn về HP
o Course image: Ảnh minh họa cho HP.
 Nên viết IN HOA, sử dụng bảng chữ cái tiếng Anh và các chữ số
 Nên viết ngắn gọn nhất có thể

3. Tạo ngân hàng câu hỏi


a) Tổng quan chung
Ngân hàng câu hỏi được tạo chung cho một học phần và nên chuẩn bị trước; sự liên kết giữa ngân
hàng câu hỏi, lớp thi mẫu và các lớp thi của một học phần như sau:
Lớp mẫu
Ngân hàng câu hỏi
1) Tạo cấu trúc Đề thi mẫu
Bộ câu hỏi 1 Import Lớp thi 1.2
+ Gồm mấy phần
+ Mỗi phần mấy câu
Bộ câu hỏi 2
+ Lấy câu hỏi từ bộ nào của ngân hàng
Bộ câu hỏi 3 Phần 1: 5 câu Import Lớp thi 1.1

Bộ câu hỏi 4 Phần 2: 3 câu

Bộ câu hỏi 5 Phần n: 6 câu


Import Lớp thi 1.3
2) Chỉnh định mẫu
Bộ câu hỏi... Các chỉnh định dùng chung cho
các lớp thi

b) Qui trình tạo một câu hỏi đơn lẻ trong bài thi trắc nghiệm
Để tạo ngân hàng câu hỏi chọn Lớp thi mẫu  Question Bank:

5
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

Trong phần Question Bank sẽ tạo Tên bộ câu hỏi trước (Category), ví dụ: Bộ câu hỏi Chương 1, Bộ
câu hỏi dễ, Bộ câu hỏi cấp độ Nhớ; Bộ câu hỏi cấp độ Hiểu, Bộ câu hỏi cấp độ Ứng dụng, Phân tích….

Tên các bộ câu hỏi có thể điều chỉnh, tuy nhiên khi điều chỉnh sẽ phải chỉnh lại Đề thi mẫu, do vậy
nên chọn cố định từ đầu.
Để tạo câu hỏi mới cho ngân hàng câu hỏi: chọn Create a new question  chọn loại câu hỏi muốn tạo
 chọn lưu câu hỏi ở Bộ câu hỏi nào:

6
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

c) Các loại câu hỏi trắc nghiệm được hỗ trợ trong Moodle
1. Trắc nghiệm Multiple choice:

7
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

Đây là dạng trắc nghiệm phổ biến nhất hiện nay. Loại trắc nghiệm này giảng viên có thể thiết lập các
câu trả lời sẵn có như A,B,C hoặc 1, 2, 3 hoặc bất kỳ. Ngay sau khi học viên làm bài xong, có thể
nhận ngay kết quả đúng sai với các giải thích chi tiết do giảng viên đưa vào.
Tham khảo hướng dẫn tạo ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm/câu hỏi điền từ vào chỗ trống trong MS
Word và import vào Moodle:
https://www.youtube.com/watch?v=y28LAojKf_M&t=7s
https://www.youtube.com/watch?v=sJzwlHW1A6I
https://www.youtube.com/watch?v=wWsM4fKk3A0
Hoặc search với từ khóa “Tạo ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và đề thi Moodle” trên Youtube. Nên
thử làm trước với các ví dụ nhỏ gồm ít câu.
2.Trắc nghiệm dạng Đúng/Sai (True/False)

Đây là dạng trắc nghiệm mà câu trả lời chỉ là đúng hay sai. Sau khi làm xong cũng có thể xem được
ngay kết quả và các giải thích của giảng viên.
3. Trắc nghiệm lựa chọn câu đúng trong danh sách (Matching)

Đây là dạng trắc nghiệm mà câu trả lời giới hạn trong một danh sách. Dạng trắc nghiệm này thường
được dùng trong giảng dạy tiếng Anh. Sau khi làm xong, học viên có thể có kết quả ngay và các giải
thích của giảng viên.
4. Câu hỏi với câu trả lời ngắn (short answer)

8
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

Dạng bài tập này khi tiếp nhận câu hỏi từ giảng viên, học viên sẽ trả lời câu hỏi với 1 đoạn văn ngắn
có thể có hoặc không có giới hạn chữ.
Sau khi nộp bài, giảng viên có thể bình luận (comment) và chấm điểm vào bài làm. Điểm sau khi
chấm sẽ được cập nhật lên Gradebook.
5. Trắc nghiệm với câu trả lời điền số (Numberical)

Giả định bạn có câu hỏi là 1 + 1 = ? thì dạng trắc nghiệm này sẽ dành cho câu hỏi này.
Học viên sẽ điền con số vào phần trả lời và sau khi trả lời và nộp, sẽ xuất hiện ngay lập tức kết quả
tính toán là đúng hay sai với sự giải thích của giảng viên.
6. Trả lời câu hỏi bằng 1 đoạn văn dài (Essay)
Cũng giống như dạng bài làm trả lời ngắn (short Answer), câu hỏi yêu cầu trả lời bằng đoạn văn dài
cũng yêu cầu người trả lời bằng 1 đoạn text. Tuy nhiên sự khác biệt giữa định dạng Essay và định
dạng Short Answer là định dạng Essay bắt buộc phải chấm bằng tay, trong khi định dạng câu trả lời
ngắn có thể thiết lập các "từ khóa" và cài đặt để máy chấm tự động.
7. Bài tập dạng tính toán (Calculated)

9
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

Cũng giống như định dạng Numberic nhưng dạng tính toán Calculate sẽ cho phép người trả lời thiết
lập các quy tắc (Wildcard) dưới dạng các công thức và biến số; khi đã thiết lập quy tắc, biến số thì
các bài tập sẽ tự tạo theo nguyên tắc đã thiết lập sẵn.
Đây là dạng bài tập đặc biệt thường dùng để thiết lập các công thức tính toán và tạo tự động các bài
tập dạng công thức. Các biến số được sinh ngẫu nhiên trong phạm vi chọn trước, phần mềm tự động
tính kết quả của phép tính với biến số tự sinh ra để làm đáp án của câu hỏi.
Tham khảo hướng dẫn tạo câu hỏi dạng này: https://www.youtube.com/watch?v=LMTPp-zSr9o
8. Trắc nghiệm tính toán đơn giản (Calculated Simple)
Là dạng trắc nghiệm rút gọn của định dạng Calculated, với định dạng này, học viên sẽ chọn câu trả
lời cụ thể từ các dãy kết quả cho trước.
9. Trắc nghiệm dạng kéo thả vào văn bản (Drag and Drop into Text)

Dạng trắc nghiệm này thường được dùng trong đào tạo ngôn ngữ, giảng viên sẽ cho một đề bài có
trống nhiều khoảng trong văn bản. Học viên sẽ chọn 1 danh sách các Tab và đưa các tab này vào đúng
chỗ văn bản còn trống.
10. Trắc nghiệm dạng kéo và thả vào 1 nền cho trước (Drag and Drop marker)

11. Trắc nghiệm dạng dựa chọn câu trả lời trong một hộp thả với định dạng tùy biến Embed
Answer:
Dạng trắc nghiệm này học viên sẽ chọn danh sách các từ/hình ảnh/ ký tự... từ một danh sách và có
những chỗ sẽ tự điền số, tự điền chữ.

Đây là dạng trắc nghiệm có thể tùy biến không giới hạn theo nguyên tắc giảng viên sẽ thiết lập trước
các câu trả lời dạng hộp thả, hoặc các câu trả lời dạng Multiple choice ngay bên trong văn bản.
12. Trắc nghiệm dạng tìm các câu trả lời phù hợp theo một danh sách câu trả lời cho trước
(Random Short Answer Matching)

10
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

Cũng giống như định dạng Matching Question, định dạng này cho phép tìm câu trả lời phù hợp theo
một danh sách cho trước nhưng có thể sắp xếp theo nhóm và có thể trộn một cách ngẫu nhiên để tăng
độ phức tạp cho bài tập.
13. All or Nothing Multiple Choice:

Dạng câu hỏi cho phép người dùng chọn nhiều đáp án trong một câu hỏi, tuy nhiên tất cả các đáp án
phải đúng thì mới được tính điểm, chọn sai 1 đáp án, chọn thừa đều không được tính điểm (All or
Nothing).
d) Hỗ trợ soạn thảo LaTex

Phần mềm hỗ trợ soạn thảo công thức dưới dạng soản thảo LaTex, người sử dụng có thể nhập trực
tiếp các đoạn code Latex hoặc sử dụng trình soạn thảo kèm sẵn:
Trình soạn thảo có sẵn:

11
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

Hoặc nhập code LaTex:

Hoặc search với từ khóa “Tạo ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và đề thi Moodle” trên Youtube. Nên
thử làm trước với các ví dụ nhỏ gồm ít câu.

4. Tạo đề thi cho Lớp thi mẫu và các chỉnh định chung
Tài liệu tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=y28LAojKf_M&t=7s
Lớp thi mẫu được tạo ra với mục đích để lưu đề thi chuẩn cũng như các chỉnh định dùng chung
tất cả các lớp thi (ví dụ như thời gian thi bao nhiêu phút, cho phép làm bài mấy lần, hiển thị mấy câu
hỏi một lần…)
a) Tạo tiêu đề bài thi và các chỉnh định chung cho bài thi trắc nghiệm
Chọn lớp thi mẫu  Bật chế độ cho phép soạn thảo:

12
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

Chọn Edit Topic để chỉnh sửa các thông tin liên quan tới tiêu đề của Đề thi:

Sau đó chỉnh sửa cho phù hợp:

Như vậy đã tạo xong phần tiêu đề của Đề thi; bước tiếp theo là tạo các câu hỏi: chọn Add an activity
or resource  chọn Quiz

13
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

Đặt tên cho phần hoạt động và chỉnh định các tham số cho bài thi trắc nghiệm:
General: Thông tin chung
+ Name: Tên của Lớp thi / Bài thi
+ Description: Mô tả ngắn gọn
Timing: Thời gian
+ Open the quiz: Thời gian mở Lớp thi và cho phép SV bắt đầu làm bài
- SV có thể mở đề thi kể từ sau thời điểm này
- Nếu có nhiều ca thi không cùng giờ thì cần tạo nhiều Quiz tương ứng hoặc sử dụng
tính năng chia nhóm và thiết lập tương ứng (Dùng Group Override)
+ Close the quiz: Thời gian đóng Lớp thi

14
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

- SV không thể truy cập vào lớp thi sau thời điểm này
- SV cần phải trả lời và gửi bài làm (Submit) trước thời điểm này
+ Time limit: Khoảng thời gian làm bài
- Cần thiết lập rõ ràng: ví dụ 45 phút, 60 phút…
Nếu đặt Time limit thì khi SV làm bài trên màn hình sẽ hiển thị bảng đếm lùi thời gian.
- Khi hết giờ hệ thống sẽ tự động thu bài nếu thí sinh không tự nộp.
+ When time expires: Xử lý khi hết thời gian
- Open attempts are submitted automatically: Tự động thu bài khi hết giờ.
- There is a grace period when open attempts can be submitted, but no more questions
answered: cho thêm một khoảng thời gian để SV nộp bài nhưng không thể trả lời thêm
bất cứ câu hỏi nào trong khoảng thời gian thêm này. Sinh viên không nộp bài thì không
được tính điểm, tuy nhiên trên hệ thống vẫn ghi nhận bài làm của sinh viên. Nên chọn
lựa chọn này với thời gian thu bài khoảng 5-10 phút để đảm bảo nếu có bị trục trặc mạng
internet thì SV vẫn kịp nộp.
- Attempts must be submitted before time expires, or they are not counted: SV cần phải
chủ động nộp bài trước khi hết giờ nếu không sẽ không được tính điểm.

Grade: Điểm số
+ Grade to pass: Mốc điểm tính đỗ / trượt. Mặc định là 0 điểm. Không cần chỉnh.
+ Attempts allowed: Số lần được phép làm bài. Chỉ nên là 01 lần duy nhất
+ Grading method: Cách tính điểm trong trường hợp cho phép làm bài nhiều lần

15
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

Layout: Trình bày các câu hỏi


+ New page: Số câu hỏi xuất hiện trên 1 trang màn hình
- Chỉ nên để 1 hoặc 2 câu trên một trang để hạn chế gian lận (Chọn Every question /
Every 2 questions)
- Không nên để nhiều câu hoặc toàn bộ câu hỏi trên một trang vì như vậy SV có thể trao
đổi câu hỏi với nhau.
+ Navigation method: Cách điều hướng
- Sequential: cần làm tuần tự từng câu, không thể quay lại câu hỏi trước đó.
- Free: cho phép chuyển qua lại tự do giữa các câu hỏi, kể cả câu chưa trả lời vẫn quay
lại trả lời được.
Question behaviour: Cách thể hiện các câu hỏi
+ Shuffle within questions: Chọn Yes để đảo thứ tự ngẫu nhiên các câu trong bài
+ How question behave: nên chọn Deferred feedback (chỉ hiển thị kết quả sau khi đã làm bài
xong)

Review options: Các tùy chọn xem điểm (xem điểm, xem đáp án…)
+ During the attempt: Dùng khi luyện tập (không dùng cho bài thi), không nên tích chọn bất
cứ mục nào ở đây.
+ Immediately after the attempt: hiển thị các kết quả ngay sau khi SV nộp bài.
+ Later, while the quiz is still open: hiển thị kết quả sau khi SV nộp bài hơn 2 phút và trước
thời điểm đóng lớp thi / bài thi.
+ After the quiz is closed: chỉ hiển thị kết quả sau khi đã đóng lớp thi / bài thi.

Appearance: giao diện


+ Show the user's picture: Hiển thị ảnh của SV.

16
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

- Có 3 tùy chọn: Không hiện, Hiện ảnh nhỏ hoặc hiện ảnh to
+ Decimal places in grades: Hiện kết quả với mấy chữ số thập phân
Safe Exam Browser:
Đây là phần quan trọng để đảm bảo tính ngăn ngừa gian lận thi cử, Safe Exam Browser là trình duyệt
web mà sinh viên cần cài đặt trước khi thi. Khi sử dụng trình duyệt này thì sinh viên chỉ có thể làm
việc duy nhất trong cửa sổ bài thi, không có khả năng mở/chuyển sang cửa sổ khác, không sử dụng
được các phần mềm khác như Zalo, Viber (trừ phần mềm MS Teams), không sử dụng được các phím
tắt như Ctr + C; Ctr+V…
+ Require the use of Safe Exam Browser: Yes – Use SEB client config
+ Show Safe Exam Browser download button: No
+ Allowed browser exam keys: Mã riêng sẽ được cấp sau

Extra restrictions on attempts: các ràng buộc thêm khi SV vào làm bài thi
+ Require password: đặt mật khẩu riêng (nếu cần), sinh viên phải có mật khẩu này với vào
được bài thi.
+ Overall feedback: hiển thị thông tin phản hổi khi SV làm bài xong (ví dụ: Chúc mừng em đã
hoàn thành bài thi).
+ Có thể đặt câu phản hồi tùy theo mức điểm đạt được (Em đã hoàn thành Rất tốt/Tốt…bài
thi).
Restrict access: ngăn cấm truy cập
+ Chặn truy cập theo các điều kiện về thời gian, điểm số, nhóm…
Tags: Gắn thẻ (nếu cần)
+ Bỏ qua
Sau khi kết thúc các chỉnh định này sẽ cần lưu lại bằng nút Save ở cuối trang:

17
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

b) Tạo câu hỏi cho đề thi chuẩn


Sau khi đã chỉnh định các thông số chung cho bài thi trắc nghiệm sẽ tiến hành tạo các câu hỏi cho đề
thi, bấm vào mục đề thi trắc nghiệm để vào trong đề thi:

Hiện tại chưa có câu hỏi nào nên cần chọn Edit Quiz:

Chọn Add để thêm câu hỏi vào bài thi:

Maximum grade: thang điểm tối đa, hiện đang đặt là 10 điểm, không cần chỉnh (nếu là giá trị khác thì
chỉnh về thành 10).
Khi thêm câu hỏi có 3 lựa chọn:

18
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

+ A new question: chọn lựa chọn này nếu muốn tạo câu hỏi mới hoàn toàn, không lấy từ ngân hàng
câu hỏi.
+ From question bank: chọn câu hỏi cố định ngân hàng câu hỏi. Dùng lựa chọn này nếu muốn tất cả
các SV đều phải trả lời cùng một câu giống nhau (có thể khác số liệu nếu là câu hỏi dạng Calculated)
+ A random question: chọn ngẫu nhiên câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi, đây là lựa chọn phổ biến nhất.
Ví dụ về chọn Random question như sau:

Kết quả là 3 câu hỏi ngẫu nhiên của Chương 1 được đưa vào trong đề thi :

Làm tương tự nếu muốn đưa tiếp câu hỏi từ các bộ câu hỏi khác vào đề thi.
Lưu ý là với mỗi câu hỏi đều có các trọng số có thể điều chỉnh được:

19
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

Mặc định trọng số điểm của câu hỏi trong đề thi là 1 không có nghĩa là trả lời đúng câu hỏi này được
1 điểm mà là điểm số của các câu hỏi này đều bằng nhau. Như vậy nếu có 40 câu hỏi và bài thi tối đa
10 điểm thì mỗi câu sẽ được tự động tính là 0,25 điểm; nếu có 20 câu hỏi và bài thi tối đa 10 điểm thì
mỗi câu sẽ được tự động tính là 0,5 điểm.
Nếu một câu nào là quan trọng hơn các câu khác thì có thể đặt trọng số cao hơn ví dụ 2 hoặc 3 so với
các câu khác (đặt là 1); tuy nhiên với thi trắc nghiệm thì nên đặt trọng số điểm các câu bằng nhau.
Lưu ý khi kết thúc soạn thảo cần bấm nút Save để lưu lại các thay đổi:

b) Import đề thi cho các lớp thi


Sau khi đề thi chuẩn đã hoàn tất thì có thể tiến hành import vào các lớp thi theo các bước sau:
Ví dụ với học phần và lớp mẫu, các lớp thi như sau:

Giả thiết cần import đề thi vào lớp thi “1234_Lớp thi Demo 1” để SV chuẩn bị thi.
Bấm chọn “1234_Lớp thi Demo 1” sau đó chọn Import:

20
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

Chọn Lớp thi mẫu để lấy dữ liệu và chọn Continue:

Lựa chọn các mục phù hợp để import, trên cùng của trang sẽ hiển thị các bước của quá trình import
dữ liệu, Next để cho tới bước cuối chọn Perform import và kết thúc:

21
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

Sau khi hoàn thành:

22
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

Kiểm tra vào thi thử bằng cách bấm vào Preview:

Nội dung của bài thi đã được import:

23
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

QUAN TRỌNG: Sau đó cần vào bài thi để sửa các thông tin liên quan tới ngày thi, giờ thi:

5. Thử nghiệm làm bài thi trong quá trình chuẩn bị


a) Xem trước các câu hỏi trong quá trình chuẩn bị
Trong quá trình chuẩn bị câu hỏi có thể xem trước câu hỏi sẽ xuất hiện như thế nào:

24
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

Chọn Preview ở cuối phần soạn thảo câu hỏi:

Câu hỏi sẽ hiển thị đầy đủ:

25
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

Có thể sửa câu hỏi và xem trực tiếp các chỉnh sửa từ ngân hàng câu hỏi:
Chọn Edit:

Chọn các lựa chọn phù hợp:

26
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

b) Thử nghiệm làm bài thi


Giảng viên có thể tự làm bài thi với 2 vai trò (nếu được phân quyền):
+ Với vai trò giảng viên: có thể tự làm bài thi bất cứ lúc nào, không bị ràng buộc bởi thời gian
mở/đóng bài thi, không bị ràng buộc bởi các điều kiện bảo mật (Safe Exam Browser).
+ Vai trò sinh viên: làm bài thi với các yêu cầu như khi sinh viên vào thi. Giảng viên cần phải
cài đặt phần mềm Safe Exam Browser nếu phần lớp thi có chọn chế độ bảo mật này.
b1) Thử làm bài với vai trò giảng viên:
Vào bài thi trắc nghiệm và chọn Preview để làm bài thi:

27
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

Chọn Start attempt để bắt đầu làm bài:

Khi kết thúc thi bài thi vẫn được chấm điểm như bình thường.
b2) Thử làm bài với vai trò sinh viên:

28
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

Để làm bài như sinh viên thì giảng viên cần đổi vai trò: bấm vào khu vực tên giảng viên ở góc trên
bên phải và chọn Switch role to….:

Ở màn hình tiếp theo sẽ chọn vai trò là Sinh viên, sau đó thực hiện bài thi:

Để trở lại vai trò bình thường sẽ bấm vào tên giảng viên ở góc trên bên phải và chọn Switch to
normal.
b3) Giải trừ (reset) các thử nghiệm
Trong quá trình chuẩn bị đề thi, giảng viên có thể thử làm bài để kiểm tra đề thi; tuy nhiên chưa hoàn
thành bài thi và đã thoát ra ngoài. Với các trường hợp này phần mềm ghi nhận vẫn đang có người thực
hiện bài thì và không cho phép chỉnh sửa đề, để có thể cập nhật đề thi cần phải giải trừ quá trình làm
bài. Lưu ý việc giải trừ này chỉ thực hiện trong quá trình chuẩn bị đề và thi thử, không nên giải trừ khi
người học đang thi thật.
Để giải trừ thực hiện như sau: từ lớp học phần  chọn Reset:

29
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

Chọn các mục cần giải trừ theo yêu cầu và thực hiện lệnh:

---------------------------------------------------------

Thuwr nghiemej Trong lớp thi mẫu sẽ có 2 phần việc chính cần làmNgân hàng câu hỏi được tạo chung
cho một học phần và nên chuẩn bị trước; sự liên kết giữa ngân hàng câu hỏi, lớp thi mẫ
Reset course

30
Hướng dẫn xây dựng bài thi thi trắc nghiệm trên nền tảng LMS Moodle_Phiên bản 20210806

31

You might also like