You are on page 1of 3

Ủy ban nhân dân tỉnh KÌ THI HSG CẤP TỈNH

ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC KHỐI 11


Sở giáo dục và đào tạo
NĂM HỌC 2020 - 2021
Đề chính thức
Thời gian làm bài 150 phút
(Đề này có 02 trang gồm 10 câu)

Câu 1:(2 điểm) H3PO4 có các hằng số cân bằng pKa1 = 2,12; pKa2 = 7,21 và pKa3 = 12,32.
(a) Hãy cho biết bazơ liên hợp của ion dihidrophotphat và tính giá trị pKb của bazơ này.
Một dung dịch có khối lượng riêng 1,00 g/ml có chứa axit photphoric nồng độ 0,05 %.
(b) Hãy tính pH của dung dịch này.
(c) Hãy tính phần mol của mỗi cấu tử chứa photpho trong dung dịch axit photphoric 1,00 .10-3
M và có đệm ở pH = 7,00.
(d) Hãy tính [Zn2+] và [PO43-] trong dung dịch bão hòa kẽm photphat và có đệm pH = 7,0. Biết
tích số tan của kẽm photphat là 9,1 .10-33.
Câu 2:(2 điểm)
1.Hòa tan 9,13 gam một mẫu kali iođua vào 100 gam nước nóng. Thêm 13,96 gam I2 vào dung
dịch, khuấy đều đến khi thu được dung dịch đồng nhất A. Cô đặc dung dịch A rồi hạ nhiệt độ
xuống 2oC thấy xuất hiện tinh thể B. Tinh thể B có màu nâu sẫm. Lọc lấy phần tinh thể B, rửa
sạch rồi làm khô. Hòa tan 0,950 gam B vào nước thu được dung dịch X. Chuẩn độ toàn bộ lượng
dung dịch X cần 21,7 ml dung dịch Na2S2O3 0,2M (có mặt hồ tinh bột). Xác định công thức hợp
chất B.
2.Từ KI, KCl, Cl2, I2 và nước hãy viết phương trình điều chế ICl.
Câu 3:(2 điểm)
1. Vẽ hình minh họa và mô tả thí nghiệm, nêu rõ cách tiến hành, hóa chất cần sử dụng và dụng
cụ cần thiết để điều chế và thử ít nhất một tính chất của etilen trong phòng thí nghiệm.
2. Hai chất X, Y là đồng phân của nhau (chứa C, H, O), oxi chiếm 34,783% khối lượng phân tử.
Y có nhiệt độ sôi thấp hơn X.
a. Xác định công thức cấu tạo của X, Y.
b. Chọn các chất thích hợp để hoàn thành sơ đồ sau
+A +B +C +C +D +E
X ⎯⎯ → X 1 ⎯⎯ → X 2 ⎯⎯ → X 3 ⎯⎯ → X 4 ⎯⎯→ X 5 ⎯⎯ → X 6 ⎯⎯⎯ →Y
0
xt , t

Câu 4:(2 điểm)Hòa tan hoàn toàn 27,04 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3, Mg(NO3)2 vào
dung dịch chứa hai chất tan NaNO3 và 1,08 mol H2SO4 (loãng). Sau khi kết thúc các phản ứng,
thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 0,28 mol hỗn hợp Z gồm N2O, H2. Tỷ khối của Z so
với H2 bằng 10. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 2,28 mol NaOH, thu được
27,84 gam kết tủa. Tính phần trăm khối lượng của nhôm kim loại có trong X.
Câu 5:(2 điểm)
1. Một hỗn hợp X gồm 3 axit cacboxylic đơn chức, mạch hở A, B, C. Trong đó, A, B là hai chất
kế tiếp trong một dãy đồng đẳng (MA<MB), chất C có 2 liên kết π trong phân tử. Cho 14,8 gam
X tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 20,3 gam muối
khan. Đốt cháy hoàn toàn 4,44 gam X, thu được 3,36 lít CO2 (đktc). Xác định công thức cấu tạo
các axit, gọi tên của C.
2. Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon A, B (MA< MB) kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng và
metylamin. Lấy 50 ml X trộn với 235 ml O2 (dư). Bật tia lữa điện để đốt cháy hết X. Sau phản
ứng thu được 307,5 ml hỗn hợp khí và hơi. Làm ngưng tụ hoàn toàn hơi nước còn lại 172,5 ml
hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch NaOH dư còn lại 12,5 ml khí không bị hấp thụ. Các khí đo
cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định công thức phân tử và phần trăm theo thể tích của B
trong X.
Câu 6:(2 điểm) Oxit F (oxit lưỡng tính) có màu lục sẫm, khó nóng chảy, bền với nhiệt. F tác
dụng được với H2SO4 (dư) đun nóng, tạo thành dung dịch G có màu xanh lục. Nhỏ dung dịch
KOH vào G đến dư, thu được dung dịch H có màu xanh ve, thêm tiếp H2O2 được dung dịch I có
màu vàng. Khi cho H2SO4 loãng vào I thu được dung dịch K có màu da cam. Nếu cho dung dịch
KOH vào K thì lại thu được dung dịch I. Viết phương trình ion thu gọn của các phản ứng xảy ra.
Câu 7:(2 điểm)

a) So sánh khả năng phản ứng thế electrophin của A với benzen và cho biết vị trí phản ứng ưu
tiên ở A. Giải thích.
b) So sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của dãy hợp chất trên. Giải thích.
Câu 8:(2 điểm)

A B C

Hãy viết sơ đồ tổng hợp với hiệu suất cao nhất


- A từ ancol anlylic
- B từ axeton
- C từ xiclohexanon
Câu 9:(2 điểm)
1. Giải thích sự giảm momen lưỡng cực của chất sau khi thay H bằng brom

2. Cho biết cấu dạng bền nhất của chất sau đây:

3. Vẽ cơ chế cho chuyển hóa sau


Câu 10:(2 điểm)
1. Gọi tên theo danh pháp IUPAC đối với các chất hữu cơ sau:

a) b)

2. Cho hợp chất A (C8H10O3) chỉ chứa vòng 5 cạnh tác dụng với mCPBA thu được hợp chất B
(C8H10O4), B không cho phản ứng iodoform. Đun nóng B với dung dịch NaOH loãng, sau đó
axit hóa sản phẩm tạo thành thu được hợp chất C. Cho C tác dụng với dung dịch HIO4 thu được
hai hợp chất D và E đều không quang hoạt và có cùng công thức phân tử C4H6O3. Cả D và E đều
tác dụng được với dung dịch NaHCO3 để giải phóng CO2 nhưng chỉ có D phản ứng được với
AgNO3/NH3. Cho E tác dụng với I2/NaOH rồi axit hóa sản phẩm tạo thành thu được axit axetic.
Biện luận và vẽ công thức cấu tạo của các chất A, B, C, D và E.

You might also like