You are on page 1of 62

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Điện Tử - Viễn Thông Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hào


Lớp : 17DT1
Khoa: Điện Tử - Viễn Thông
Giảng viên hướng dẫn: KS Lê Hồng Nam
Người hướng dẫn:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Về chính trị tư tưởng:


Rèn luyện đạo đức, tác phong để xứng đáng với cương vị của người kỹ sư khi ra trường. Nâng
cao ý thức tổ chức, tính kỷ luật, ý thức chấp hành nội quy tại cơ quan thực tập cũng như nơi làm việc
sau khi ra trường.

2. Về chuyên môn:
Tiếp cận các lĩnh vực ứng dụng chuyên ngành Điện tử - Viễn thông để nắm bắt được ứng dụng l
ý thuyết từ đó áp dụng vào thực tế sản xuất và xu hướng phát triển của ngành trong giai đoạn mới.

II. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM:


1.Thời gian : Từ ngày:
đến ngày:
2. Địa điểm thực tập: Công Ty Viễn Thông Quảng Nam.
III. NỘI DUNG THỰC TẬP

Chương 1: Giới Thiệu Tổng Quan Về VNPT- Trung Tâm Điều Hành Thông Tin, Viễn Thông
Quảng
1.1 Giới thiê ̣u tâ ̣p đoàn VNPT

1.2 Cơ cấu tổ chức

1.2.1 Bộ phận Kinh Doanh

1.2.2 Bộ phận Kỹ Thuật

1.2.3 Trung Tâm Điều Hành Thông Tin

1.3 Kết luâ ̣n


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

Địa chỉ : 54 Nguyễn Lương Bằng, Quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng

Phone : (0511) - 3841287 DĐ: 0905888809

Email: lehongnam@dut.udn.vn

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên : Phan Văn Hào Lớp :17DT1


Cơ quan thực tập : Công Ty Viễn Thông Quảng Nam
Địa chỉ : 02A Phan Bội Châu, Thành Phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam
Thời gian thực tập :
Người trực tiếp hướng dẫn (tại cơ quan thực tập) :

I. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC PHẨM CHẤT CỦA SINH VIÊN THỰC TẬP

A - Khả năng trí tuệ Tốt Khá Trung bình Yếu


Thông minh, trí tuệ, khả năng
sáng tạo
Khả năng thực hành
Hoài bão, khát vọng
B - Tính chất con người Tốt Khá Trung bình Yếu
Khả năng truyền đạt và tiếp
nhận thông tin (Kỹ năng thông
tin)
Quan hệ trong tập thể
Tính thân thiện, năng động

II. ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ THỰC TẬP

A - Các công việc của sinh viên


Tốt Khá Trung bình Yếu
thực hiện trong đợt thực tập
Khả năng làm việc nhóm
Giờ giấc làm việc
Kiến thức tổng quát
Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 1
Phương pháp làm việc
Khối lượng công việc
Khả năng tổng kết công việc
B - Bảng báo cáo thực tập Tốt Khá Trung bình Yếu
Sự chuẩn bị báo cáo
Cấu trúc bản báo cáo
Cách diễn đạt
Nội dung báo cáo
Khả năng phát triển

III. CÁC ĐÁNH GIÁ KHÁC:


....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................

NGƯỜI HƯỚNG DẪN


(Tại cơ quan thực tập)
Ký tên, đóng dấu

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Đà Nẵng, ngày…. Tháng…. Năm 2019

Giáo viên hướng dẫn

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 3


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỊCH THỰC TẬP

Đợt thực tập: Tốt nghiệp

Khóa: 17

Khoa: Điện tử - Viễn thông

Địa điểm thực tập: Công Ty Viễn Thông Quảng Nam

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 4


MỤC LỤC

TỪ VIẾT TẮT……………………………………………………………………………………
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………..
CHƯƠNG 1: GIỚI THIÊ ̣U TỔNG QUAN VỀ VNPT – TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH THÔNG TIN,
VIỄN THÔNG QUẢNG NAM……………………………………………………..
1.1 Giới thiê ̣u tâ ̣p đoàn VNPT…………………………………………………………………
1.2 Cơ cấu tổ chức……………………………………………………………………………….
1.2.1 Bộ phận Kinh Doanh……………………………………………………………….
1.2.2 Bộ phận Kỹ Thuật……………………………………………………………………..
1.2.3 Trung Tâm Điều Hành Thông Tin………………………………………………………
1.3 Kết luâ ̣n………………………………………………………………………………………
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG VÀ TỔNG QUAN VỀ MẠNG
4G/LTE
2.1 Sự phát triển hệ thống thông tin di động …………………………………………………….13
2.1.1 Mạng thông tin di động 2G……………………………………………………………16
2.1.2 Mạng thông tin di động 3G……………………………………………………………17
2.1.3 Mạng thông tin di động 4G……………………………………………………………
2.2 Tổng quan về mạng 5G………………………………………………………………………...20
2.3 Sự khác biệt giữa kiến trúc mạng 4G và 5G………………………………………………….22
2.3.1 Ưu điểm nổi bật…………………………………………………………………...23
2.3.2 Các ứng dụng đã tạo nên ưu điểm của 5G so với 4G…………………………...23
2.4 Kết luận chương…….………………………………………………………………………..25
CHƯƠNG 3 TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG MẠNG 4G-LTE, CÁC THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ SỬ
DỤNG TRONG MẠNG 4G-LTE
3.1 Giới thiệu chương…………………………………………………………………………….26
3.2 Tìm hiểu mạng 4G-LTE………………………………………………………………………….
3.2.1 Các phần tử LOGIC trong kiến trúc 4G-LTE………………………………………….
3.3 Công nghệ sử dụng trong hệ thống 4G-LTE……………………………………………………
3.3.1 Công nghệ TDD và FDD…………………………………………………………………

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 5


3.3.2 Công nghệ SDR………………………………………………………………………….
3.3.3 Công nghệ MIMO……………………………………………………………………...
3.4 Kết luận chương……………………………………………………………………………….
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THIẾT BỊ ZXSDR BBU B8200………………………………………….
4.1 Giới thiệu chương……………………………………………………………………………
4.2 Vị trí của thiết bị ZXSDR BBU B8200 trong hệ thống 4G-LTE…………………………….
4.3 Chức năng ZXSDR B8200 trong hệ thống 4G-LTE…………………………………………
4.4 Cấu trúc vật lý………………………………………………………………………………..
4.5 Cấu trúc phần cứng…………………………………………………………………………….
4.5.1 Bảng điều khiển và đồng hồ……………………………………………………………..
4.5.2 Bảng xử lý dải cơ sở……………………………………………………………………
4.5.3 BPN2………………………………………………………………………………….
4.5.4 Bảng chuyển mạch……………………………………………………………………
4.5.5 Site Alarm Board…………………………………………………………………….
4.5.6 Bảng mở rộng báo động trang wed…………………………………………………..
4.5.7 Mô-đun điện…………………………………………………………………………...
4.5.8 Mô-đun quạt………………………………………………………………………….
4.6 Kiến trúc phần mềm…………………………………………………………………………
4.7 Thông số kỹ thuật……………………………………………………………………………
4.8 Lắp đặt………………………………………………………………………………………..
4.9 Điểm nổi bật của ZXSDR B8200 trong hệ thống 4G-LTE………………………………….
4.9.1 Công suất lớn, hiệu suất ổn định……………………………………………………..
4.9.2 Hoạt động đa tiêu chuẩn và mượt mà…………………………………………………
4.9.3 Giao diện phong phú kích hoạt mạng mượt mà……………………………………..
4.9.4 Kiến trúc AII-IP cho phép kết nối mạng linh hoạt…………………………………..
4.9.5 Thiết kế nhỏ gọn cho phép triển khai dễ dàng………………………………………….
4.10 Kết luận chương……………………………………………………………………………….

CHƯƠNG 5

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 6


TỪ VIẾT TẮT

ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line


BRAS Broadband Remote Access Server
DSLAM Digital Subsciber Line Access Multiplexer
IMS IP Multimedia Subsystem
IP Internet Protocol
LAN Local Area Network
MAN Metro Area Network
MPLS MultiProtocol Label Switching
PON Passive Optical Network
VNPT Vietnam Posts And Telecommunications Group
WAN Wide Area Network

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 7


LỜI MỞ ĐẦU
Sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trong những năm gần đây đã tác động không nhỏ tới
nhu cầu cũng như cách thức giao tiếp, giải trí và tiếp cận thông tin của con người. Sự bùng nổ của khoa
học, kỹ thuật và công nghệ cũng tạo điều kiện cho các nhu cầu ấy phát triển ngày càng nhanh,. Theo xu
thế đó, các hệ thống thông tin di động phục vụ nhu cầu kết nối không dây cũng liên tục được phát triển
từ 1G lên 2G, 3G,4G và 5G với những thay đổi vượt bậc cả về khía cạnh công nghệ và khía cạnh dịch
vụ.
Sự thay đổi hoàn toàn về công nghệ này đặt ra thách thức cho một dịch vụ quen thuộc là dịch vụ
thoại truyền thống. Đây là dịch vụ đặc trưng cho các công nghệ chuyển mạch kênh đã và đang được sử
dụng rộng rãi trong các hệ thống thông tin từ 1G đến 3G. Song song với các dịch vụ thoại tiên tiến như
thoại có hình hay hội nghị truyền hình, dịch vụ thoại cơ bản này là một phần không thể thiếu đối với
mọi nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, bởi lẽ đây là dịch vụ đơn giản, thiết thực, được sử dụng rộng rãi
nhất và đem lại doanh thu không hề nhỏ. Để đáp ứng được hết những nhu cầu của cuộc sống thì ngoài
sự đóng góp của Internet không thể không kể đến các công ty cung cấp dịch vụ mạng viễn thông, cty
viễn thông Quảng Nam ra đời không ngoài mục đích đó. Trung Tâm là một trong những đơn vị hàng
đầu trong lĩnh vực hoạt động và cung cấp dịch vụ Viễn thông của tỉnh Quảng Nam.
Trong đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua, em đã may mắn được Khoa và Nhà Trường tạo điều kiện thực
tập tại Công ty viễn thông Quảng Nam. Suốt khoảng thời gian thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ và
hướng dẫn tận tình của các anh chị Phòng Kỹ Thuật. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Lê
Hồng Nam.
Cuối cùng, trong quá trình thực hiện đề tài, em còn có những hạn chế về khả năng và còn nhiều sai sót,
rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè.
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2021
Sinh viên thực hiện
Phan Văn Hào

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 8


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VNPT – TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH THÔNG
TIN, VIỄN THÔNG QUẢNG NAM

1.1 Giới thiêụ tâ ̣p đoàn VNPT


VNPT hiện là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam. Với những đóng góp và
thành tựu đã đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa Xã hội và Bảo vệ Tổ quốc, VNPT đã vinh
dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ 1999 - 2009 vào ngày
22/12/2009.
Kế thừa 70 năm xây dựng, phát triển và gắn bó trên thị trường viễn thông Việt Nam, VNPT vừa
là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của ngành Bưu chính, Viễn thông Việt
Nam, vừa là tập đoàn có vai trò chủ chốt trong việc đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia có tốc
độ phát triển Bưu chính Viễn thông nhanh nhất toàn cầu.
Sau khi tái cấu trúc doanh nghiệp, hiện với gần 40 nghìn cán bộ công nhân viên, hạ tầng công
nghệ viễn thông tiên tiến, mạng lưới dịch vụ phủ sóng toàn bộ 63 tỉnh thành trên cả nước, VNPT tự hào
là nhà cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông số 1 tại Việt Nam, phục vụ khoảng 30 triệu thuê bao di
động, gần 10 triệu thuê bao điện thoại cố định và khoảng  hàng chục triệu người sử dụng Internet.
Tháng 1/2006, VNPT chính thức trở thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thay thế
cho mô hình Tổng công ty cũ theo quyết định số 06/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với chiến
lược phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế chủ lực của Việt Nam, kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh
vực, đa sở hữu, trong đó Bưu chính - Viễn thông - CNTT là nòng cốt.
Ngày 24/6/2010, Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chuyển đổi hoạt động
sang mô hình Công ty trách nhiệm Hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quyết
định số 955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 9


Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức VNPT Quảng Nam

Hiện nay, mô hình tổ chức VNPT Quảng Nam gồm hai bộ phận chính: bộ phận Kinh Doanh và bộ
phận Kỹ Thuật

1.2 Cơ cấu tổ chức


1.2.1 Bộ phận Kinh Doanh
Gồm các phòng ban sau:

 Ban Giám Đốc Viễn Thông Tỉnh


 Phòng Kỹ Thuật – Đầu Tư
 Phòng Kế Hoạch – Kế Toán
 Phòng Nhân Sự - Tổng Hợp
Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 10
 Các Trung Tâm Kinh Doanh – Hỗ Trợ Khách Hàng
1.2.2 Bộ phận Kỹ Thuật
Gồm các trung tâm:

 TTDHTT -Trung Tâm Điều Hành Thông Tin


 TTCNTT - Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin
 TTVT 1 – Trung Tâm Viễn Thông 1
 TTVT 2 – Trung Tâm Viễn Thông 2
 TTVT 3 – Trung Tâm Viễn Thông 3
 TTVT 4 – Trung Tâm Viễn Thông 4

Trong đó Trung Tâm Điều Hành Thông Tin ở bộ phận Kỹ Thuật là một trong những ban có vai trò
cốt yếu của VNPT Quảng Nam!
1.2.3 Trung Tâm Điều Hành Thông Tin
Trung Tâm Điều Hành Thông Tin – VNPT Quảng Nam gồm 3 bộ phận. Mỗi bộ phận thực hiện một
chức năng và nhiệm vụ riêng biệt nhưng đồng thời hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết. 3 bộ phận đó là:
1.2.3.1 Tổ bảo dưỡng, lắp đặt và ứng cứu thông tin Nam Quảng Nam
- Thực hiện nhiệm vụ bảo dưỡng, bảo trì thiết bị mạng, hệ thống định kỳ.
- Lắp đặt mới thiết bị, sửa chữa thiết bị mạng, tủ nguồn, tủ rack…
- Ứng cứu trạm thông tin khi xảy ra xự cố tức thời do chập điện, ảnh hưởng thời tiết…
1.2.3.2 Đài OMC
- Thực hiện nhiệm vụ vận hành, khai thác, xử lý sự cố từ người dùng đầu cuối, thừa lệnh Giám Đốc
Viễn Thông Tỉnh điều hành – xử lí sự cố!
- Điều hành, xử lý sự cố các trạm trong khu vực Quảng Nam
1.2.3.3 Tổ Kỹ thuật – Tổng hợp
- Kết hợp với các bộ phận khác, tham gia trực tiếp xử lý sự cố
- Thực hiện các công việc liên quan đến hành chính, văn bản…
- Tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo Trung Tâm Điều Hành Thông Tin về giải pháp, quy hoạch mạng
lưới!

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 11


1.3 Kết luâ ̣n
Hiện nay, số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ Internet, MyTV… do VNPT – Quảng Nam
cung cấp ngày một tăng nhanh, đòi hỏi cần có một hệ thống cơ sở hạ tầng rộng lớn cũng như áp dụng
những công nghệ hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng sử dụng dịch vụ. Và giải pháp công
nghệ MAN-E hiện tại đã được rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Viễn Thông lựa chọn và áp dụng triển
khai, trong đó có VNPT – Quảng Nam. Công nghệ này sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 12


CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG VÀ TỔNG QUAN VỀ MẠNG
4G/LTE

Thông tin di động là một lĩnh vực rất quan trọng trong đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển, nhu cầu
về thông tin di động của con người càng tăng lên và thông tin di động càng khẳng định được sự cần
thiết và tính tiện dụng của nó. Cho đến nay, hệ thống thông tin di động đã trải qua nhiều giai đoạn phát
triển, từ thế hệ di động thế hệ 1 đến thế hệ 3 và thế hệ đang phát triển trên thế giới - thế hệ 4. Trong
chương này sẽ trình bày khái quát về các đặc tính chung của các hệ thống thông tin di động và tổng
quan về mạng 4G.

2.1 Sự phát triển hệ thống thông tin di động

Khi các ngành thông tin quảng bá bằng vô tuyến phát triển thì ý tưởng về thiết bị điện thoại vô tuyến ra
đời và cũng là tiền thân của mạng thông tin di động sau này. Năm 1946, mạng điện thoại vô tuyến đầu
tiên được thử nghiệm tại ST Louis, bang Missouri của Mỹ.

Sau những năm 50, việc phát minh ra chất bán dẫn cũng ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực thông tin di động.
Ứng dụng các linh kiện bán dẫn vào thông tin di động đã cải thiện một số nhược điểm mà trước đây
chưa làm được.

Thuật ngữ thông tin di động tế bào ra đời vào những năm 70, khi kết hợp được các vùng phủ sóng riêng
lẻ thành công, đã giải được bài toán khó về dung lượng.

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 13


Hình 2.1: Lộ trình phát triển của hệ thống thông tin di động qua các thế hệ

2.1.1 Mạng thông tin di động 2G

2.1.1.1 Giới thiệu

Mạng 2G mang tới cho người sử dụng di động 3 lợi ích tiến bộ trong suốt một thời gian dài: mã hoá dữ
liệu theo dạng kỹ thuật số, phạm vi kết nối rộng hơn 1G và đặc biệt là sự xuất hiện của tin nhắn dạng
văn bản đơn giản – SMS.

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 14


Hình 2.3: Cấu trúc mạng GSM

 Trạm MS: được sử dụng để truy nhập vào các dịch vụ cung cấp bởi mạng.Trạm gồm 2 bộ phận:
thiết bị mobile ME và thiết bị xác nhận thuê bao SIM. ME thực thiện chức năng hỗ trợ (điều
chế, mã hóa…) giữa MS và trạm BTS thông quan giao diện Um, ngoải ra nó còn cung cấp giao
diện ứng dụng cho phép User có thể truy cập vào các ứng dụng. Còn thẻ SIM tạo ra khả năng cá
nhân hóa một máy điện thoại di động.
 Hệ thống trạm cơ sở BSS: gồm các trạm thu phát sóng di động BTS và khối điều khiển BSC.
BTS thực hiện chức năng phủ sóng trong khi BSC thực hiện các chức năng điều khiển quan
trọng. Một BTS được kết nối với một BSC thông qua giao diện Abis.
 Hệ thống quản lí và chuyển mạch mạng SS: SS tạo ra kết nối giữa người sử dụng mobile và
những người sử dụng khác. Trung tâm hoạt động của SS là MSC. Một trạm BSS được kết nối
với MSC thông qua giao diện A. Các MSC thực hiện chức năng định tuyến cuộc gọi tới BSS,
thực hiện chuyển vùng giữa các BSS và tương tác với các mạng cố định khác. Mỗi MSC có một
VLR kết hợp. VLR cũng có chức năng định tuyến, xác thực, chứng thực cần thiết đối với một
Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 15
MS. Các cơ sở dữ liệu HLR chứa đựng thông tin quản lí đối với một MS. EIR được mạng sử
dụng để xác định bất kì thiết bị nào mà có thể sử dụng mạng không hợp lệ.

2.1.1.2 Ưu nhược điểm hệ thống thông tin di động 2G

 Ưu điểm

- Hiệu quả sử dụng tần số cao hơn

- Mã hóa dữ liệu theo dạng kỹ thuật số, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí

- Chất lượng thoại, tín hiệu và tốc độ tốt hơn

- Hỗ trợ các dịch vụ số liệu, cung cấp tin nhắn dạng SMS

- Thiết bị nhỏ gọn hơn, dung lượng lớn hơn

 Mặt hạn chế

- Tín hiệu kỹ thuật số yếu hơn ở những nơi dân cư thưa thớt

- Giảm phạm vi truyền âm thanh

2.1.2 Mạng thông tin di động 3G

2.1.2.1 Khái niệm

Là thế hệ truyền thông di động thứ ba, tiên tiến hơn hẳn các thế hệ trước đó. Nó cho phép người dùng
di động truyền tải cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình
ảnh, âm thanh, video clips...) có thể hỗ trợ dịch vụ truyền thông tin với tốc độ thấp nhất là 200kbit/s

2.1.2.2 Đặc điểm

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 16


Hình 2.4: Cấu trúc UMTS

 Thiết bị người dùng UE:

Thực hiện chức năng giao tiếp giữa người sử dụng với hệ thống bao gồm 2 thành phần: thiết bị
di động ME và module nhận diện thuê bao USIM được kết nối qua giao diện Cu

 Mạng truy nhập vô tuyến UTRAN: thực hiện chức năng liên quan tới truy nhập vô tuyến, bao
gồm nhiều hệ thống mạng con vô tuyến RNS. Một RNS gồm 1 bộ điều khiển mạng vô tuyến
RNC và các nodeB

- NodeB: có chức năng thu và phát vô tuyến, nó còn được gọi là trạm thu phát gốc BTS.Giao
diện giữa các nodeB và RNC là Iub

- Bộ điều khiển mạng vô tuyến RNC: có chức năng quản lí các tài nguyên vô tuyến và điều
khiển nodeB như điều khiển chuyển giao. Giao diện giữa các RNC được gọi là Iur

 Mạng lõi CN:

- HLR là thanh ghi lưu giữ thông tin chính về lý lịch dịch vụ của người sử dụng.Các thông tin
này bao gồm : thông tin về các dịch vụ được phép, các vùng không được chuyển mạng và các
thông tin về dịch vụ bổ sung như trạng thái chuyển hướng cuộc gọi, số lần chuyển hướng cuộc
gọi.

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 17


- MSC/VLR: Là tổng đài (MSC) và cơ sở dữ liệu (VLR) để cung cấp các dịch vụ chuyển mạch
cho kênh UE tại vị trí của nó. MSC có chức năng sử dụng các giao dịch chuyển mạch kênh còn
VLR có chức năng lưu giữ bản sao về lý lịch người sử dụng cũng như vị trí chính xác của UE
trong hệ thống đang phục vụ

- GMSC: chuyển mạch kết nối với mạng ngoài

- SGSN: có chức năng như MSC/VLR nhưng được sử dụng cho các dịch vụ chuyển mạch gói

- GGSN: có chức năng như GMSC nhưng chỉ phục vụ cho các dịch vụ chuyển mạch gói

 Các mạng ngoài:

- Mạng CS: mạng kết nối cho các dịch vụ chuyên mạch kênh giống như các dịch vụ điện thoại

- Mạng PS: mạng kết nối cho các dịch vụ chuyển mạch gói

* Yêu cầu đối với hệ thống thông tin di động 3G:

- Tốc độ 144kbps cho thuê bao di động chuyển động tốc độ cao

- Tốc độ 384kbps cho thuê bao di động chuyển động tốc độ thấp

- Tốc độ 2Mbps cho thuê bao di động không chuyển động

2.1.2.3 Ưu nhược điểm hệ thống thông tin di động 3G

 Ưu điểm

- Nhiều tiện ích và dịch vụ nổi bật: video call, dịch vụ Internet di động, xem phim, nghe nhạc

theo yêu cầu….

- Dịch vụ nhận/gửi email dung lượng lớn.

- Truy cập web tốc độ cao.

- GPS định vị toàn cầu

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 18


 Mặt hạn chế

- Đòi hỏi chiều rộng băng tầng cao

- Chi phí bản quyền tần số, giá cước, thiết bị đầu cuối cao.

- Cần vốn lớn.

2.1.3 Mạng thông tin di động 4G

2.1.3.1 Giới thiệu

Hay còn có thể viết là 4-G, là công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ tư, cho phép truyền tải dữ
liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 - 1,5 Gbit/s.

2.1.3.2 Đặc điểm

Công nghệ 4G được hiểu là chuẩn tương lai của các thiết bị không dây. Các nghiên cứu đầu tiên của
NTT DoCoMo cho biết, điện thoại 4G có thể nhận dữ liệu với tốc độ 100 Mbit/s khi di chuyển và tới 1
Gbit/s khi đứng yên, cũng như cho phép người sử dụng có thể tải và truyền lên các hình ảnh, video
clips chất lượng cao. Yêu cầu kỹ thuật của 4G bao gồm cả mạng chuyển mạch gói tin dựa trên địa chỉ
IP và một kênh với băng thông có khả năng mở rộng lên đến 40MHz. Công nghệ mạng 4G sử dụng bao
gồm : UMTS, OFDM, SDR, TD-SCDMA, MIMO, WiMaX.
Ưu điểm:
- Dung lượng mạng cao.
- Tỷ lệ chuyển giao dữ liệu lớn.
- Dịch vụ chất lượng cao.
- Bảo mật và tính cá nhân cao
Mặt hạn chế:
- Tốn chi phí hơn cho người sử dụng công nghệ 4G do tuổi thọ pin kém và bộ vi xử lý của thiết bị
phải được thay đổi thường xuyên.
- Kết nối chỉ giới hạn trong thành phố lớn hoặc khu đô thị
Các mục tiêu mà 4G hướng đến:
- Băng thông linh hoạt giữa 5 MHz đến 20 MHz, có thể lên đến 40 MHz.
Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 19
- Tốc độ được quy định bởi ITU là 100 Mbps khi di chuyển tốc độ cao và 1 Gbps đối với thuê bao
đứng yên so với trạm.
- Tốc độ dữ liệu ít nhất là 100 Mbps giữa bất kỳ hai điểm nào trên thế giới.
- Hiệu suất phổ đường truyền là 15bit/s/Hz ở đường xuống và 6.75 bit/s/Hz ở đường lên (có
nghĩa là 1000 Mbps ở đường xuống và có thể nhỏ hơn băng thông 67 MHz)
- Hiệu suất sử dụng phổ hệ thống lên đến 3 bit/s/Hz/cell ở đường xuống và 2.25 bit/s/Hz/cell cho
việc sử dụng trong nhà.
- Chuyển giao liền qua các mạng hỗn hợp
- Kết nối liền và chuyển giao toàn cầu qua đa mạng.
- Chất lượng cao cho các dịch vụ đa phương tiện như âm thanh thời gian thực, tốc độ dữ liệu cao,
video HDTV, TV di động…
- Tương thích với các chuẩn không dây đang tồn tại
- Tất cả là IP, mạng chuyển mạch gói không còn chuyển mạch kênh nữa
2.1.3.3 Các kĩ thuật sử dụng
Kỹ thuật sử dụng lớp vật lý
- Không sử dụng CDMA
- MIMO: để đạt được hiệu suất phổ tần cao bằng cách sử dụng phân tập theo không gian, đa
anten đa người dùng.
- Sử dụng lượng tử hóa trong miền tần số, chẳng hạn như OFDM hoặc SCFDE ở đường xuống :
để tận dụng thuộc tính chọn lọc tần số của kênh mà không phải lượng tử phức tạp.
- Ghép kênh trong miền tần số chẳng hạn như OFDMA hoặc SC-FDMA ở đường xuống : tốc
độ bit thay đổi bằng việc gán cho người dùng các kênh con khác nhau dựa trên điều kiện kênh.
- Mã hóa sửa lỗi Turbo : để tối thiểu yêu cầu về tỷ số SNR ở bên thu.
Lập biểu kênh độc lập : để sử dụng các kênh thay đổi theo thời gian.
Thích nghi đường truyền : điều chế thích nghi và các mã sửa lỗi.
2.2 Tổng quan về mạng 5G
2.2.1 Sự phát triển của mạng 5G
Mỗi thế hệ hoặc "G" của giao tiếp không dây mất khoảng một thập kỷ để trưởng thành. Việc
chuyển đổi từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo chủ yếu do các nhà khai thác cần tái sử dụng hoặc tái sử
dụng số lượng phổ tần hạn chế có sẵn. Mỗi thế hệ mới có hiệu suất quang phổ cao hơn, giúp truyền dữ
liệu nhanh hơn và hiệu quả hơn qua mạng.
Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 20
2.2.2 Kiến trúc mạng 5G

Hành trình đến 5G, luôn có một khoảng thời gian mà trong đó nhiều thế hệ mạng tồn tại cùng
một lúc. Giống như những người tiền nhiệm của nó, 5G phải cùng tồn tại với các mạng trước đó vì hai
lý do quan trọng:
1 Việc phát triển và triển khai các công nghệ mạng mới cần rất nhiều thời gian, sự đầu tư và hợp tác
của các đơn vị và nhà mạng lớn.
2 Những người áp dụng sớm sẽ luôn muốn có được các công nghệ mới càng nhanh càng tốt, trong khi
những người đã đầu tư lớn vào việc triển khai lớn với các công nghệ mạng hiện có, chẳng hạn như 2G,
3G và 4G LTE, muốn tận dụng những khoản đầu tư đó cho càng lâu càng tốt, và chắc chắn cho đến khi
mạng mới hoàn toàn khả thi.
Kiến trúc mạng của công nghệ di động 5g cải tiến rất nhiều so với các kiến trúc trước đây. Các mạng
lớn với mật độ tế bào lớn cho phép những bước nhảy vọt về hiệu suất. Ngoài ra, kiến trúc của mạng 5G
mang lại khả năng bảo mật tốt hơn so với mạng 4G LTE hiện nay.

Tóm lại, công nghệ 5G cung cấp ba lợi thế chính:


1.Tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn, lên đến tốc độ nhiều Gigabit / s.
2. Công suất lớn hơn, cung cấp năng lượng cho một lượng lớn thiết bị IoT trên mỗi km vuông.
3. Độ trễ thấp hơn, xuống đến mili giây một chữ số, điều này cực kỳ quan trọng trong các ứng dụng
như phương tiện được kết nối trong ứng dụng ITS và phương tiện tự hành, nơi cần phản hồi gần như
tức thời.

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 21


Có ba dải tần số ở cốt lõi của mạng 5G:

- Băng tần cao 5G (mmWave) mang lại tần số cao nhất của 5G. Chúng nằm trong khoảng từ 24
GHz đến khoảng 100 GHz. Bởi vì tần số cao không thể dễ dàng di chuyển qua chướng ngại vật,
5G băng tần cao về bản chất là phạm vi ngắn. Hơn nữa, phạm vi phủ sóng của mmWave bị hạn
chế và yêu cầu nhiều cơ sở hạ tầng di động hơn.
- Băng tần trung 5G hoạt động ở dải tần 2-6 GHz và cung cấp lớp dung lượng cho các khu vực
thành thị và ngoại thành. Dải tần này có tốc độ cao nhất hàng trăm Mbps.
- Băng tần thấp của 5G hoạt động dưới 2 GHz và cung cấp phạm vi phủ sóng rộng. Băng tần này
sử dụng phổ tần hiện có và đang được sử dụng cho 4G LTE, về cơ bản cung cấp kiến trúc LTE
5G cho các thiết bị 5G hiện đã sẵn sàng. Do đó, hiệu suất của 5G băng tần thấp tương tự như 4G
LTE và hỗ trợ sử dụng cho các thiết bị 5G trên thị trường hiện nay.
2.2.3 Sơ đồ kiến trúc 5G

5G được thiết kế từ đầu và các chức năng mạng được phân chia theo dịch vụ. Đó là lý do tại sao
kiến trúc này còn được gọi là Kiến trúc dựa trên dịch vụ cốt lõi 5G (SBA). Sơ đồ cấu trúc liên kết mạng
5G sau đây cho thấy các thành phần chính của mạng lõi 5G:

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 22


Cách thức hoạt động:
- Thiết bị Người dùng (UE) như điện thoại thông minh 5G hoặc thiết bị di động 5G kết nối qua Mạng
truy cập vô tuyến mới 5G với lõi 5G và xa hơn nữa với Mạng dữ liệu (DN), như Internet.
-Chức năng Quản lý Truy cập và Di động (AMF) hoạt động như một điểm vào duy nhất cho kết nối
UE.
- Dựa trên dịch vụ do UE yêu cầu, AMF chọn Chức năng quản lý phiên tương ứng (SMF) để quản lý
phiên người dùng.
- Chức năng Mặt phẳng Người dùng (UPF) vận chuyển lưu lượng dữ liệu IP (mặt phẳng người dùng)
giữa Thiết bị Người dùng (UE) và các mạng bên ngoài.
- Chức năng Máy chủ Xác thực (AUSF) cho phép AMF xác thực UE và truy cập các dịch vụ của lõi
5G.
- Các chức năng khác như Chức năng quản lý phiên (SMF), Chức năng kiểm soát chính sách (PCF),
Chức năng ứng dụng (AF) và chức năng Quản lý dữ liệu thống nhất (UDM) cung cấp khung kiểm soát
chính sách, áp dụng các quyết định chính sách và truy cập thông tin đăng ký, để quản lý hành vi mạng.
Như bạn có thể thấy, kiến trúc mạng 5G phức tạp hơn ở hậu trường, nhưng sự phức tạp này là cần thiết
để cung cấp dịch vụ tốt hơn có thể được điều chỉnh cho phù hợp với nhiều trường hợp sử dụng 5G.

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 23


2.3 Sự khác nhau giữa 4G và 5G

Trong kiến trúc mạng 4G LTE, LTE RAN và eNodeB thường gần nhau, thường ở gốc hoặc gần
tháp di động chạy trên phần cứng chuyên dụng. Mặt khác, EPC nguyên khối thường tập trung và xa
eNodeB hơn. Kiến trúc này làm cho giao tiếp đầu cuối tốc độ cao, độ trễ thấp trở nên khó khăn đến
không thể.
Khi các cơ quan tiêu chuẩn như 3GPP và các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng như Nokia và Ericsson
đã cấu trúc lõi 5G New Radio (5G-NR), họ đã tách rời EPC nguyên khối và triển khai từng chức năng
để nó có thể chạy độc lập với nhau trên các điểm chung, riêng lẻ phần cứng máy chủ kệ. Điều này cho
phép lõi 5G trở thành các nút 5G phi tập trung và rất linh hoạt. Ví dụ, các chức năng cốt lõi của 5G giờ
đây có thể được đặt cùng vị trí với các ứng dụng trong một trung tâm dữ liệu cạnh, giúp đường truyền
thông tin ngắn và do đó cải thiện độ trễ và tốc độ đầu cuối.

2.3.1/ Ưu điểm nổi bật

- Tốc độ dữ liệu cao hơn rất nhiều lần so với 4G

- Tăng hiệu quả sử dụng phổ và giảm thời gian trễ

- Cấu trúc mạng sẽ đơn giản hơn, và sẽ không còn chuyển mạch kênh nữa

- Hiệu quả trải phổ tăng 4 lần và tăng 10 lần user/cell so với WCDMA.

- Độ rộng băng tần linh hoạt cũng là một ưu điểm quan trọng của LTE đối với WCDMA

2.3.2/ Các ứng dụng đã tạo nên ưu điểm của 5G so với 4G

 Hiệu suất phổ cao

- OFDM ở DL

 Chống nhiễu đa đường

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 24


 Hầu hết dữ liệu người dùng thì ít hơn di động

- SC-FDMA ở UL

 PAPR thấp
 Người dùng trực giao trong miền tần số
 Tốc độ dữ liệu cao

- Phát nhiều dòng dữ liệu độc lập song song qua các anten riêng lẻ => tăng tốc độ dữ liệu

 Độ trễ thấp

- Thời gian cài đặt và thời gian trì hoãn chuyển tiếp ngắn

- Trễ HO và thời gian ngắt ngắn : TTI ngắn, trạng thái RRC đơn giản

 Giá thành rẻ

- Cấu trúc mạng đơn giản, giảm các thành phần của mạng

 Chất lượng dịch vụ cao

- Sử dụng các tần số cấp phép để đảm bảo chất lượng dịch vụ : LTE sử dụng các dải tần số

khác nhau : 2100 MHz, 1900 MHz, 1700 MHz, 2600 MHz, 900 MHz, 800 MHz.

- Luôn luôn thử nghiệm

- Giảm độ trễ khứ hồi

 Tần số tái sử dụng linh hoạt:

- Sử dụng hai dải tần số:

 Dải 1 : hệ số tái sử dụng lớn hơn 1 => công suất phát cao hơn
 Dải 2 : phổ còn lại

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 25


- Các user ở cạnh cell : sử dụng dải 1 => SIR tốt

- Các user ở trung tâm cell : sử dụng toàn bộ băng => tốc độ dữ liệu cao

 Dung lượng và vùng bao phủ của WCDMA UL bị giới hạn bởi can nhiễu: can nhiễu bên trong
cell và can nhiễu liên cell. Nhưng đối với LTE thì : do tính trực giao nên can nhiễu trong cùng
một cell có thể không xét đến và giảm can nhiễu inter-cell bằng tái sử dụng cục bộ, thêm các
anten có thể triệt can nhiễu.

2.4/ Kết luận chương

Chương 2 đã khái quát được những nét đặc trưng, ưu nhược điểm và sự phát triển của các hệ thống
thông tin di động thế hệ 2 và 3, 4 đồng thời đã sơ lượt tổng quan của hệ thống thông tin di động thế hệ
5. Hai thông số quan trọng đặc trưng cho các hệ thống thông tin di động số là tốc độ bit thông tin của
người sử dụng và tính di động, ở các thế hệ tiếp theo các thông số này càng được cải thiện. Nêu được
ưu điểm của 5G so với 4G và các cơ sở để hình thành ưu điểm đó.

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 26


CHƯƠNG 3 TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG MẠNG 4G-LTE, CÁC THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ SỬ
DỤNG TRONG MẠNG 4G-LTE

3.1 Giới thiệu chương


Chương 2 tập trung đi vào tìm hiểu hệ thống mang 4G-LTE. Các thiết bị thực tế và công nghệ sử
dụng trong hệ thống sẽ được trình bày một cách chi tiết.
3.2 Tìm hiểu mạng 4G-LTE

Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống mạng 4G-LTE

- "4G" thực ra là tên viết tắt của Fourth-Generation, cụ thể hơn thì 4G là công nghệ truyền thông
không dây (đời) thứ tư. Trong điều kiện lý tưởng hay từ smartphone đến các trạm phát mạng 4G có kết
nối cực kì ổn định, mạng 4G sẽ cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa tới 1 hay 1.5 Gb/giây.
- Hiện tại chưa có một thiết bị mạng hay một chiếc smartphone nào đạt được tốc độ truyền tải như
vậy. Điều này đã làm các nhà mạng phải gắn thêm chữ "LTE"- viết tắt của Long Term Evolution (Tiến

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 27


hóa dài hạn) để giúp người dùng hiểu rằng đây chưa phải là một công nghệ chuẩn 4G, thay vào đó chỉ
là một chuẩn tiệm cận công nghệ mạng thứ tư.
- Tốc độ đỉnh tức thời của 4G-LTE với băng thông 20MHz: tải xuống 100 Mbps, tải lên 50Mbps.
- Băng tần sử dụng: 4G-LTE có thể được triển khai ở nhiều băng tần khác nhau như ở tần số
700MHz, 900MHz, 1800Mhz, 1900Mhz, 2300Mhz,...Ở Việt Nam nói chung và tại Viễn thông Quảng
Nam nói riêng theo qui định của Bộ truyền thông và thông tin các nhà mạng hiện đang sử dụng băng
tần 1800MHz.

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 28


Hình 3.2. Kiến trúc mạng 4G-LTE

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 29


Hình 3.3 Kiến trúc mạng 4G-LTE kết nối đến 3G và 2G

3.2.1 Các phần tử LOGIC trong kiến trúc 4G-LTE


3.2.1.1 Thiết bị người sử dụng(UE)
- UE là thiết bị mà người dùng đầu cuối sử dụng để liên lạc. Thông thường nó là những thiết bị
cầm tay như điện thoại thông minh hoặc một thẻ dữ liệu như mọi người vẫn đang sử dụng hiện tại trong

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 30


mạng 2G và 3G. Hoặc nó có thể được nhúng vào, ví dụ một máy tính xách tay. UE cũng có chứa các
mođun nhận dạng thuê bao toàn cầu(USIM). Nó là một mođun riêng biệt với phần còn lại của UE,
thường được gọi là thiết bị đầu cuối (TE). USIM là một ứng dụng được đặt vào một thẻ thông minh có
thể tháo rời được gọi là thẻ mạch tích hợp toàn cầu (UICC). USIM được sử dụng để nhận dạng và xác
thực người sử dụng để lấy khóa bảo mật nhằm bảo vệ việc truyền tải trên giao diện vô tuyến.
- Các chức năng của UE là nền tảng cho các ứng dụng truyền thông, mà có tín hiệu với mạng để
thiết lập, duy trì và loại bỏ các liên kết thông tin người dùng cần. Điều này bao gồm các chức năng
quản lý tính di động như chuyển giao, báo cáo vị trí của thiết bị, và các UE phải thực hiện theo hướng
dẫn của mạng. Có lẽ quan trọng nhất là UE cung cấp giao diện người sử dụng cho người dùng cuối để
các ứng dụng như VoIP có thể được sử dụng để thiết lập một cuộc gọi thoại.
3.2.1.2 eNodeB
- eNodeB là một trạm gốc vô tuyến kiểm soát tất cả các chức năng vô tuyến liên quan trong phần
cố định của hệ thống. Các trạm gốc như eNodeB thường phân bố trên toàn khu vực phủ sóng của mạng.
Mỗi eNodeB thường cư trú gần các anten vô tuyến hiện tại của chúng.
- Chức năng của eNedeB hoạt động như một cầu nối giữa 2 lớp là UE và EPC, nó là điểm cuối
của tất cả các giao thức vô tuyến về phía UE, và tiếp nhận dữ liệu giữa các kết nối vô tuyến và các kết
nối IP cơ bản tương ứng về phía EPC. Trong vai trò này các EPC thực hiện mã hóa / giải mã các dữ
liệu UP, và cũng có nén / giải nén tiêu đề IP, tránh việc gửi đi lặp lại giống nhau hoặc dữ liệu liên tiếp
trong tiêu đề IP. eNB cũng chịu trách nhiệm về nhiều các chức năng của mặt phẳng điều khiển (CP).
eNB chịu trách nhiệm về quản lý tài nguyên vô tuyến (RRM), tức là kiểm soát việc sử dụng giao diện
vô tuyến , bao gồm : phân bổ tài nguyên dựa trên yêu cầu, ưu tiên và lập lịch trình lưu lượng theo yêu
cầu QoS, và liên tục giám sát tình hình sử dụng tài nguyên.
3.2.1.3 Thực thể quản lí tính di động(MME)
- MME là thành phần điều khiển chính trong EPC. Thông thường MME sẽ là một máy chủ ở một
vị trí an toàn tại các cơ sở của nhà điều hành. Nó chỉ hoạt động trong các CP, và không tham gia vào
con đường của UP dữ liệu.
- Ngoài giao diện cuối vào MME trong kiến trúc 4G-LTE, MME còn có một kết nối logic trực
tiếp tới UE, và kết nối này được sử dụng như là kênh điều khiển chính giữa UE và mạng.
- Chức năng chính của MME là: an ninh và nhận thực, quản lý di động, quản lý hồ sơ thuê bao và
kết nối dịch vụ.

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 31


- MME có thể phục vụ đồng thời nhiều UE trong khi mỗi UE chỉ nối đến một MME tại một thời
điểm.
3.2.1.4 Cổng phục vụ (S-GW)
- Trong cấu hình kiến trúc cơ bản hệ thống, chức năng cao cấp của S-GW là quản lý đường hầm
UP và chuyển mạch. S-GW là một phần của hạ tầng mạng nó được duy trì ở các phòng điều hành trung
tâm của mạng.
- Khi giao diện S5/S8 dựa trên GTP, S-GW sẽ có đường hầm GTP trên tất cả các giao diện UP
của nó. Ánh xạ giữa các luồng dịch vụ IP và đường hầm GTP được thực hiện trong P-GW, và S-GW
không cần được kết nối với PCRF. Toàn bộ điều khiển có liên quan tới các đường hầm GTP, đến từ
MME hoặc P-GW. Khi sử dụng giao diện PMIP S5/S8. S-GW sẽ thực hiện việc ánh xạ giữa các dòng
dịch vụ IP trong các đường hầm S5/S8 và đường hầm GTP trong giao diện S1-U, và sẽ kết nối tới
PCRF để nhận được thông tin ánh xạ.
- S-GW có một vai trò rất nhỏ trong các chức năng điều khiển. Nó chỉ chịu trách nhiệm về nguồn
tài nguyên của riêng nó, và nó cấp phát chúng dựa trên các yêu cầu từ MME, P-GW hoặc PCRF, từ đó
mà các hành động được thiết lập , sửa đổi hoặc xóa sạch các phần tử mang cho UE. Nếu các lênh trên
được nhận từ P-GW hoặc PCRF thì S-GW cũng sẽ chuyển tiếp các lệnh đó tới MME để nó có thể điều
khiển các đường hầm tới eNodeB. Tương tự, khi MME bắt đầu có yêu cầu thì S-GW sẽ báo hiệu tới
một trong hai P-GW hoặc PCRF tùy thuộc vào S5/S8 được dựa trên GTP hoặc PMIP tương ứng. Nếu
giao diện S5/S8 được dựa trên PMIP thì dữ liệu trong giao diện đó sẽ được các luồng IP trong một
đường hầm GRE truyền tới mỗi UE. Khi đó trong giao diện S5/S8 dựa trên GTP mỗi phần tử mang sẽ
có đường hầm của riêng mình. Do đó S-GW hỗ trợ PMIP S5/S8 có trách nhiệm liên kết các phần tử
mang, ví dụ : ánh xạ các luồng IP trong giao diện S5/S8 vào các phần tử mang trong giao diện S1.
Chức năng này trong S-GW đƣợc gọi là chức năng liên kết phần tử mang và báo cáo sự kiện
( BBERF). Bất kể nơi mà tín hiệu phần tử mang bắt đầu, BBERF luôn nhận các thông tin liên kết phần
tử mang từ PCRF.
3.2.1.5 Cổng mạng dữ liệu gói (P-GW)
- Cổng mạng dữ liệu gói (P-GW, cũng thường được viết tắt là PDN-GW) là tuyến biên giữa EPS
và các mạng dữ liệu gói bên ngoài. Nó là nút cuối di động mức cao nhất trong hệ thống, và nó thường
hoạt động như là điểm IP của các thiết bị cho UE. Nó thực hiện các chức năng chọn lưu lượng và lọc
theo yêu cầu bởi các dịch vụ được đề cập. Tương tự như S-GW, các P-GW được duy trì tại các phòng
điều hành tại một vị trí trung tâm.
Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 32
- Điển hình là P-GW cấp phát các địa chỉ IP cho UE, và UE sử dụng nó để giao tiếp với các máy
chủ IP khác trong các mạng bên ngoài. ( ví dụ như Internet ). Nó cũng có thể là PDN bên ngoài mà UE
đã được kết nối cấp phát các địa chỉ đó là để sử dụng bởi các UE, các đường hầm P-GW cho tất cả lưu
lượng vào mạng đó. Địa chỉ IP luôn được cấp phát khi UE yêu cầu một kết nối PDN, nó sẽ diễn ra ít
nhất là khi UE được gắn vào mạng, và nó có thể sảy ra sau khi có một kết nối PDN mới. Các P-GW
thực hiện chức năng giao thức cấu hình máy chủ động (DHCP) khi cần, hoặc truy vấn một máy chủ
DHCP bên ngoài, và cung cấp địa chỉ cho UE. Ngoài ra tự cấu hình động được hỗ trợ bởi các tiêu
chuẩn. Chỉ IPv4, chỉ IPv6 hoặc cả hai, các địa chỉ có thể được phân bổ tùy theo nhu cầu. UE có thể báo
hiệu rằng nó muốn nhận địa chỉ ngay trong tín hiệu kết nối hoặc nếu nó muốn thực hiện cấu hình địa
chỉ sau khi lớp liên kết được kết nối.
- P-GW bao gồm cả PCEF, có nghĩa là nó thực hiện các chức năng chọn lưu lượng và lọc theo
yêu cầu bởi các chính sách được thiết lập cho UE và các dịch vụ nói đến, nó cũng thu thập các báo cáo
thông tin chi phí liên quan.
- Lưu lượng UP giữa P-GW và các mạng bên ngoài dưới dạng các gói tin IP thuộc về các dòng
dịch vụ IP khác nhau. Nếu giao diện S5/S8 hướng tới S-GW là dựa trên GTP thì P-GW thực hiện ánh
xạ các dòng dữ liệu IP tới các đường hầm GTP, các PGW thiết lập các phần tử mang cơ bản dựa trên
yêu cầu qua PCRF hoặc từ S-GW, mà chuyển tiếp các thông tin từ MME. Nếu giao diện S5/S8 là dựa
trên PMIP, PGW sẽ ánh xạ tất cả các luồng dịch vụ IP từ các mạng bên ngoài thuộc về một UE tới một
đường hầm GRE duy nhất, và tất cả các thông tin điều khiển chỉ được trao đổi với PCRF. P-GW cũng
có chức năng giám sát các luồn dữ liệu cho mục đích hoạch toán cũng như cho ngăn xen theo luật.
- P-GW là điểm cuối di đông mức cao nhất trong hệ thống. Khi một UE di chuyển từ một S-GW
tới một cái khác, các phần tử mang phải được chuyển vào P-GW. PGW sẽ nhận được chỉ dẫn để
chuyển các luồng từ các S-GW mới.
3.2.1.6 Chức năng chính sách và tính cước tài nguyên ( PCRF)
- Chức năng chính sách và tính cước tài nguyên(PCRF) là phần tử mạng chịu trách nhiệm về
chính sách và điều khiển tính cước ( PCC). Nó tạo ra các quyết định về cách xử lý các dịch vụ về QoS,
và cung cấp thông tin cho PCEF được đặt trong PGW, và nếu được áp dụng cho cả BBERF được đặt
trong
S- GW, để cho việc thiết lập các phần tử mang thích hợp và việc lập chính sách. PCRF là một máy chủ
và thường được đặt với các phần tử CN khác tại các trung tâm điều hành chuyển mạch.

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 33


- Các thông tin PCRF cung cấp cho PCEF được gọi là các quy tắc PCC. PCRF sẽ gửi các quy tắc
PCC bất cứ khi nào một phần tử mang mới được thiết lập. Thiết lập phần tử mang là cần thiết, ví dụ khi
UE bước đầu đƣợc gắn vào mạng và phần tử mang mặc định sẽ được thiết lập, và sau đó khi có một
hoặc nhiều các phần tử mang dành riêng được thiết lập. PCRF có khả năng cung cấp các quy tắc PCC
dựa trên yêu cầu, hoặc từ P-GW và cũng như S-GW trong trường hợp PMIP, giống như trong trường
hợp kết nối, và cũng dựa trên yêu cầu từ chức năng ứng dụng(AF) nằm trong các dịch vụ tên miền. Ví
dụ, với IMS và AF sẽ thúc đẩy dịch vụ QoS thông tin tới PCRF, từ đó tạo ra một quyết định PCC và nó
sẽ đẩy các quy tắc PCC đến P-GW, và mang thông tin ánh xạ tới S-GW trong trường hợp S5/S8 là
PMIP. Các phần tử mang EPC sau đó sẽ được thiét lập dựa trên những điều đó.
3.2.1.7 Máy chủ thuê bao thường trú (HSS)
- Máy chủ thuê bao thường trú (HSS) là kho dữ liệu thuê bao cho tất cả dữ liệu người dùng
thường xuyên. Nó cũng ghi lại vị trí của người sử dụng ở mức độ của nút điều khiển mạng tạm trú,
chẳng hạn như MME. Nó là một máy chủ cơ sở dữ liệu và được duy trì tại các phòng trung tâm của nhà
điều hành.
- HSS lưu trữ bản gốc của hồ sơ thuê bao, trong đó chứa các thông tin về các dịch vụ được áp
dụng đối với người sử dụng, bao gồm thông tin về các kết nối PDN được cho phép, và liệu có chuyển
tới một mạng tạm trú riêng được hay không. HSS cũng lưu những nhận dạng của các P-GW được sử
dụng. Khóa thƣờng trực được sử dụng để tính toán xác thực và được gửi tới mạng tạm trú để xác thực
ngƣời dùng và các khóa phát sinh tiếp sau để mã hóa và bảo vệ tính toàn vẹn là được lƣu trữ tại các
trung tâm xác thực(AUC), thường là một phần của HSS. Trong tất cả các tín hiệu liên quan tới các
chức năng này thì HSS phải tương tác với MME. Các HSS sẽ cần phải có khả năng kết nối với mọi
MME trong toàn bộ hệ mạng lưới, nơi mà các UE của nó được phép di chuyển. Đối với mỗi UE, các hồ
sơ HSS sẽ chỉ tới một MME phục vụ tại một thời điểm, và ngay sau đó là báo cáo về một MME mới
mà nó phục vụ cho UE, HSS sẽ hủy bỏ vị trí của MME trước.
3.3 Công nghệ sử dụng trong hệ thống 4G-LTE
LTE sử dụng cả 2 công nghệ TDD và FDD. Đường xuống sử dụng công nghệ đa truy nhập trên kỹ
thuật ghép kênh theo tần số trực giao OFDMA (Orthogonal Frequency Division Multiple Access).
Đường lên sử dung phương thức đa truy nhập phân kênh theo tần số đơn sóng mang SC-FDMA
(Single-Carrier Frequency Division Multiple Access).
3.3.1Công nghệ TDD và FDD

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 34


Điều cần thiết là bất kỳ hệ thống thông tin di động phải có khả năng truyền theo cả hai hướng
cùng một lúc. Điều này cho phép các cuộc hội thoại được thực hiện, với một trong hai đầu có thể
nói và nghe theo yêu cầu. Ngoài ra, khi trao đổi dữ liệu, cần có khả năng thực hiện liên lạc đồng
thời hoặc hoàn toàn đồng thời theo cả hai hướng.
Cần có khả năng xác định hướng truyền khác nhau để có thể dễ dàng xác định hướng truyền
đang được thực hiện. Có nhiều sự khác biệt giữa hai liên kết khác nhau, từ lượng dữ liệu được mang
đến định dạng truyền và các kênh được triển khai. 
Hai liên kết được xác định:
- Upload: Đường truyền từ thiết bị người dùng đến eNodeB hoặc trạm gốc.
- Download: Truyền từ eNodeB hoặc trạm gốc đến thiết bị người dùng.

Hình 3.4 Công nghệ đa truy cập sử dụng trong mạng 4G-LTE

Để có thể truyền theo cả hai hướng, thiết bị người dùng hoặc trạm gốc phải thực hiện theo phương
pháp song công. Có hai hình thức song công thường được sử dụng: song công phân chia tần số FDD
và song công phân chia thời gian TDD …
3.3.1.1 Công nghệ FDD
- Có tần số được ghép nối cho cả chức năng download và upload.

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 35


- Điều này giúp chúng tôi thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ mà không có bất kỳ sự can thiệp
nào.
- Phương pháp này chỉ có thể được sử dụng ở tần số thấp hơn.

Hình 3.5 Phân chia tần số

3.3.1.2 Công nghệ TDD


- Trong phương pháp này, một tần số duy nhất được sử dụng để truyền dữ liệu, tức là một loại ghép
kênh phân chia thời gian đang được sử dụng trong phương pháp này.
- Việc đo thời gian có thể được thay đổi tùy theo yêu cầu của công việc, tức là tốc độ tải xuống
được yêu cầu nhiều hơn hoặc tốc độ tải lên.
- Phương pháp này chỉ phù hợp với tần số cao hơn
- Phương pháp này rẻ hơn và tiêu thụ ít lưu lượng hơn.

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 36


Hình 3.6 Phân chia thời gian
- Cả FDD và TDD đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Theo đó, chúng có thể được sử
dụng cho các ứng dụng khác nhau hoặc trong trường hợp sai lệch của truyền thông là khác nhau.
- Trong hai phiên bản LTE, do trong truyền nhận đòi hỏi thời gian càng nhỏ càng tốt nên song công
phân chia tần số, phiên bản FDD được sử dụng rộng rãi hơn so với phân chia thời gian, phiên bản TDD
còn được gọi là TD-LTE.
3.3.2 Công nghệ SDR
- SDR, software defined radio hoặc được gọi ngắn gọn là software radio đã trở thành mục tiêu phát
triển của các ngành công nghiệp sử dụng sóng vô tuyến trong những năm gần đây. Nguồn gốc phát
triển của SDR ngày nay là kết quả của một thời gian dài cải tiến các công nghệ lạc hậu ban đầu đến
việc ứng dụng sức mạnh của các chip xử lý ngày nay. Công nghệ SDR là một kiến trúc phần cứng  kết
hợp phần mềm để thực hiện xử lý các tín hiệu vô tuyến thu được trong không gian; chính sự kết hợp
này đã cho phép người dùng tùy biến phần cứng thu/phát sóng vô tuyến thành những  thiết bị đa dạng
như: Thu/phát tín hiệu, nghiên cứu, phát triển giao thức truyền tải dữ liệu (4G, 5G, Wifi,…) trên cùng
thiết bị phần cứng ban đầu, việc còn lại là người dùng sử dụng khả năng lập trình để xử lý các tín hiệu
thu được; trên thực tế người dùng có thể kéo/thả các khối chức năng (function block) trên GNURadio
để xử lý dữ liệu hoặc đơn giản là sử dụng phần mềm có sẵn để thực hiện một số nhu cầu nhất định trên
cùng một phần cứng (nghe FM, thu tín hiệu vệ tinh, …)
- Việc ứng dụng các công nghệ phần cứng SDR vào viễn thông thương mại đã góp phần giảm giá
thành nâng cấp phần cứng tại các trạm BTS vốn có giá thành không hề nhỏ; việc phát triển giao thức

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 37


truyền dẫn sử dụng phần mềm và nạp lại vào phần cứng ban đầu sẽ giúp nâng cấp tính năng của trạm
BTS (ví dụ: cập nhật phần mềm vào SDR cho phép chuyển đổi từ mạng UMTS sang HSPA và thậm
chí chuyển thành mạng LTE/4G).
- Ưu điểm của công nghệ SDR: Linh hoạt thiết bị để làm nhiều nhiều nhiệm vụ . Thay đổi phần
mềm dễ dàng để xử lý các công việc mới mà không cần thay đổi hoặc nâng cấp phần cứng.
- Nhược điểm:Thiết kế phần cứng kết hợp phần mềm là một kỹ thuật phức tạp. Gây
khó khăn cho người sử dụng khi chỉnh sửa phần mềm. Khó khăn trong việc xác định
lỗi, vì lỗi có thể đến từ phần mềm hoặc phần cứng.
3.3.3 Công nghệ MIMO
3.3.3.1Giới thiệu công nghệ MIMO
MIMO viết tắt của Multiple – Input Multiple-Output nghĩa là đa đầu vào, đa đầu ra được hiểu là
sử dụng nhiều anten ở máy phát và nhiều anten ở máy thu là một kỹ thuật đổi mới quan trọng của LTE,
được sử dụng để cải thiện hiệu suất của hệ thống.

Hình 3.7 Mô hình MIMO với Nt anten phát và Nt anten thu

Kỹ thuật cho phép LTE cải thiện hơn về dung lượng và hiệu quả sử dụng phổ. Mặc dù sử dụng
MIMO làm cho hệ thống phức tạp hơn về quá trình xử lý tín hiệu và yêu cầu số lượng ăng-ten, nhưng
nó có thể tăng tốc dữ liệu lên mức cao, cho phép hiệu quả sử dụng phổ tần. MIMO là một kỹ thuật
không thể thiếu của LTE. Trên thực tế sự hoạt động kém hiệu quả của kênh truyền không dây do hiệu

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 38


ứng fading đa đường.MIMO lợi dụng sự đa đường này để ta tăng tín hiệu SNR và tăng dung lượng
kênh truyền.MIMO cung cấp cơ bản 3 tính năng sau:
- Beamforming: kỹ thuật hướng búp sóng :nó cho phép anten chỉnh theo hướng thích hợp để đạt
được SNR(Signal to Noise Ratio-tỉ số tín hiệu trên nhiễu) tốt hơn bằng cách tăng công suất thu.
- Phân tập không gian: tín hiệu máy phát được mã hóa trong không gian cũng như trong miền thời
gian với một số dự phòng để cải thiện BER(Bit Error Rate-tỉ lệ bit lỗi) của hệ thống.
- Ghép kênh không gian: tập hợp các dòng dữ liệu được truyền song song từ anten khác nhau và xử
lý tín hiệu thích hợp được sử dụng ở máy thu để tách các dòng dữ liệu này.
- Có thể coi mỗi một kênh là các đường truyền riêng biệt thì chúng ta có thể định tuyến các đường
truyền này và tách chúng ra thành các “đường truyền ảo” . Một kênh có nhiều đường truyền ảo nhưng
trên thì cũng có thể coi là “một bó các đường truyền ảo”. Để tận dụng bó các đường ảo này trong khi
truyền dữ liệu người ta sử dụng một hệ thống nhiều anten phát và nhiều anten thu.nhằm phân tập anten,
hệ thống này gọi là MIMO; MIMO sẽ giải mã được luồng số liệu tốc độ cao thông qua các anten của
nó. Mỗi một anten này sẽ tách luồng số liệu tốc độ cao thành luồng số liệu có tốc độ thấp hơn. “ Bó các
đường truyền ảo” ở trên sẽ được dùng để truyền các luồng số liệu tốc độ thấp này một cách đồng thời.
- Trong các hệ vô tuyến tín hiệu phát được phát ra theo rất nhiều đường như vậy phải dùng các bộ
định tuyến để định tuyến được “ bó các đường truyền ảo” này. Khi nói đến khái niệm “các đường” thì
giữa những đường này phải có “khoảng cách” hay “khe hở”, như vậy tín hiệu hoàn toàn có thể nhảy từ
đường này sang đường kia khi chúng được truyền đi như vậy tại phía thiết bị thu do đó trong mô hình
MIMO phải sử dụng các thuật toán đặc biệt hoặc các bộ vi xử lý tín hiệu đặc biệt để tách và khôi phục
tín hiệu thu được thành tín hiệu nguyên thủy ban đầu như phía phát.
3.3.3.2 Ưu, nhược điểm của công nghệ MIMO
- Ưu điểm: Tăng dung lượng (capacity) kênh truyền do đó có thể tăng được tốc độ dữ liệu. Tăng
cường khả năng chống fading(hiện tượng sai lệch tín hiệu thậm chí phần nào khai thác được nó. Loại
bỏ nhiễu (chẳng hạn tạo búp sóng và điều khiển hướng phát xạ không tại cả máy phát và thu). Giảm
mức công suất phát trên đường truyền từ anten phát nhờ sẽ giảm điện năng tiêu thụ và đơn giản hóa các
vấn đề thiết kế bộ khuếch đại công suất.
- Nhược điểm:Chi phí giá thành cho thiết bị cao hơn (do sử dụng nhiều ăng-ten thu phát, và phải
dùng các bộ vi xử lý đặc biệt chuyên dụng…) .Giải thuật xử lý tín hiệu phức tạp hơn.
3.4 Kết luận chương

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 39


Chương này cho ta biết được hệ thống mạng 4G-LTE, tìm hiểu các thiết bị và công nghệ quan
trọng sử dụng trong hệ thống mạng 4G-LTE.

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 40


CHƯƠNG 4 PHÂ N TÍCH THIẾ T BỊ ZXSDR BBU B8200

4.1 Giới thiệu chương


Ở chương này ta sẽ phân tích cấu trúc vật lý, cấu trúc phần cứng, phần mềm, thông số kỹ thuật,
điểm nổi bật của thiết bị ZXSDR BBU B8200 để làm rõ chức năng của nó.

4.2 Vị trí của thiết bị ZXSDR BBU B8200 trong hệ thống 4G-LTE
- ZXSDR B8200 cung cấp giao diện S1 để kết nối giao diện EPC, X2 để kết nối giao diện
eNodeB và CPRI để kết nối RRU. Đối với giao diện S1/ X2, ZXSDR B8200 cung cấp GE và hỗ trợ
truyền tất cả IP. Đối với giao diện CPRI, ZXSDR B8200 cung cấp giao diện quang với tốc độ
6.144Gbps/ 9.8304 Gbps. B8200 và RRU có thể tạo thành mạng sao, mạng chuỗi, mạng vòng tròn và
mạng lai.
Hình dưới đây cho thấy vị trí của ZXSDR B8200 trong hệ thống 4G-LTE

Hình 4.1 Vị trí của ZXSDR B8200 trong hệ thống 4G-LTE


- E-UTRAN: Các Đài phát thanh truy cập mạng (RAN) cung cấp không dây truy cập cho người
sử dụng.
- Kiến trúc E-UTRAN bao gồm một tập hợp các eNodeB kết nối với nhauthông qua giao diện X2
và kết nối với EPC thông qua giao diện S1
- UE: Thiết bị người dùng tuân thủ tiêu chuẩn(UE) cung cấp không dây cho người dùng.
- EPC: Các Evolved Packet Core(EPC) cung cấp kết nối dịch vụ.

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 41


- ZXSDR B8200 cung cấp giao diện S1 để kết nối giao diện EPC, X2 để kết nối giao diện
eNodeB và CPRI để kết nối RRU. Đối với giao diện S1/ X2, ZXSDR B8200 cung cấp GE và hỗ trợ
truyền tất cả IP. Đối với giao diện CPRI, ZXSDR B8200 cung cấp giao diện quang với tốc độ
6.144Gbps/ 9.8304 Gbps. B8200 và RRU có thể tạo thành mạng sao, mạng chuỗi, mạng vòng tròn và
mạng lai.
4.3 Chức năng ZXSDR B8200 trong hệ thống 4G-LTE
ZXSDR B8200 là một BBU nhỏ gọn đa chế độ, cung cấp giao diện S1 và X2, đồng bộ hóa đồng
hồ, xử lý băng cơ sở và các chức năng giao diện RRU để đạt được giao tiếp nội bộ và trao đổi dữ liệu.
Tín hiệu băng cơ sở kỹ thuật số được truyền trên sợi quang giữa BBU và RRU. Các tính năng chính
của ZXSDR B8200 được liệt kê dưới đây.
- Kiểm soát RRU và xử lý dữ liệu thông qua giao diện CPRI tiêu chuẩn giữa BBU và RRU. Nén
và mã hóa tiêu đề IP.
- Quản lý tài nguyên vô tuyến: điều khiển vô tuyến, kiểm soát truy cập vô tuyến, quản lý vận
động, quản lý tài nguyên động.
- Lựa chọn MME khi quy trình đính kèm UE được bắt đầu. Định tuyến dữ liệu máy bay người
dùng đến dịch vụ GW(SGW). Lập lịch và truyền tin nhắn.
- Báo cáo đo lường và đo lường trong di động và lập kế hoạch xử lý. Xử lý dữ liệu PDCP/ RLC/
MAC/ ULPHY/ DLPHY.
- Chức năng vận hành và bảo trì bởi quản lý nền(OMCB/ LMT):quản lý cấu hình, quản lý báo
động, quản lý hiệu suất, quản lý phiên bản, quản lý giao tiếp, quản lý chẩn đoán lỗi.
4.4 Cấu trúc vật lý
Kích thước của ZXSDR BBU B8200 là 88.4mm*482,6mm*197mm (H*W*D) (rộng 19 inch và
cao 2u).
Hình dưới đây cho thấy cấu trúc vật lý của ZXSDR BBU B8200

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 42


Hình 4.2 Hình ảnh ZXSDR BBU B8200

Hình 4.3 Danh mục các board của ZXSDR BBU B8200

Bảng dưới đây cho thấy chức năng của các cấu trúc trong ZXSDR B8200

Tên board Chức năng


CC Bảng điều khiển và đồng hồ
FS Bảng chuyển mạch
Baseband UBPG/UBPG2/UBPG Bảng sử lý giải tần chung cho GSM
Processing 3
BPK_e/BPK_e1/BPK Bảng xử lý băng tầng cơ sở cho UMTS
Board
_d
BPL/BPL1 Bảng xử lý băng tần cơ sở cho LTE
Site alarm SA/SE Trang web báo động
Board
UES Bảng chuyển mạch ethernet
TAM Module điều khiển khuếch đại trên tháp
PM Module nguôn
FAM Module quạt tản nhiệt cho hệ thống
Bảng 4.1 Bảng chức năng của các cấu trúc trong ZXSDR BBU B8200

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 43


4.5 Cấu trúc phần cứng
ZXSDR B8200 được thiết kế trên cơ sở MicroTCA (còn được gọi là uTCA), mộtnền tảng chung
linh hoạt cho phép mở rộng dễ dàng.

Hình ảnh dưới đây cho thấy kiến trúc phần cứng của ZXSDR BBU B8200

Hình 4.4 Kiến trúc phần cứng ZXSDR BBU B8200

4.5.1 Bảng điều khiển và đồng hồ


4.5.1.1 CC16
CC16 cung cấp các chức năng sau: GE Ethernet chuyển đổi cho S1 giao diện thông
qua quang hoặc điện giao diện.Quản lý chức năng đồng hồ hệ thống GPS và đồng hồ tham chiếu RF.
Giao diện mở rộng đồng hồ (IEEE1588 V2). Gỡ lỗi và bảo trì cục bộ. Giao diện mở rộng giao
tiếp (thông qua giao diện bảo trì cục bộ )

Hình dưới đây cho thấy bảng CC16

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 44


Hình 4.5 Hình ảnh bảng CC16

Bảng dưới đây cho thấy các giao diện và chức nẳng của CC16

ETH0 Một Ethernet điện giao diện của S1, 10M / 100M /


1000Mthích ứng, loại trừ lẫn nhau với TX / RX
DEBUG / Một Ethernet Electri cal giao diện sử dụng cho gỡ
CAS / LMT lỗi hoặc địa phươngbảo trì, 10M / 100M / 1000M thích ứng
TX /RX Một Ethernet quang giao diện của S1, 100M / 1000M thích
ứng,loại trừ lẫn nhau với ETH0
EXT EXTMột chuẩn giao tiếp giao diện để kết nối cácthiết bị
truyền dẫn và hỗ trợ đầu vào / đầu ra tại khác nhauthời
gian. Giao diện là RS485
REF Một giao diện ăng-ten GPS bên ngoài
Bảng 4.2 Bảng điều chỉnh giao diện và chức năng của CC16

4.5.1.2 CCE1
CCE1 cung cấp các chức năng sau: GE Ethernet chuyển đổi cho S1 giao diện thông qua quang
hoặc điện. Kệ quản lý chức năng. Đồng hồ hệ thống GPS và đồng hồ đo tham chiếu RF. Giao diện mở
rộng đồng hồ(IEEE1588 V2). Gỡ lỗi và bảo trì cục bộ. Giao diện mở rộng giao tiếp(thông qua giao
diện bảo trì cục bộ).

Hình dưới đây cho thấy bảng CCE1.

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 45


Hình 4.6 Hình ảnh bảng CCE1
Bảng dưới đây cho thấy chức năng và giao diện của CCE1

ETH0 Một Ethernet điện giao diện của S1, 10M / 100M /


1000M thích ứng,loại trừ lẫn nhau với eth2 / ETH3
ETH1 Một Ethernet điện giao diện của S1, 10M / 100M /
1000M thích ứng,loại trừ lẫn nhau với eth2 / ETH3
DEBUG / LMTMột Ethernet điện giao diện sử dụng cho tầng, gỡ
LMT lỗi hoặcbảo trì địa phương, 10M / 100M / 1000M thích ứng
ETH2 Ethernet quang giao diện của  S1, 1000M /
10000M adaptivehỗ trợ SFP + tiêu chuẩn, loại trừ lẫn nhau
với eth0 / eth1
USB Giao diện quản lý để năng cấp phiên bản BBU
EXT Nó là một bên ngoài giao tiếp giao diện để kết nối các bên
ngoàinhận. Các giao diện là 1PPS + TOD (Tham chiếu đồng
hồ). Nó hỗ trợ các tiêu chuẩn RS485
REF Một giao diện ăng-ten GPS bên ngoài
Bảng 2.3 Bảng điều chỉnh giao diện và chức năng của CCE1

4.5.2Bảng xử lý dải cơ sở
Bảng BPL1 có các chức năng sau: 6.144G / 9.8304G CPRI quang giao diện kết nối với RRU.Xử
lý giao thức máy bay người dùng , bao gồm PDCP, RLC, MAC.  Xử lý giao thức lớp vật lý (PHY).
Cung cấp các IPMI quản lý giao diện.

Hình dưới đây cho thấy bảng điều khiển BPL1

Hình 4.7 Bảng điều khiển BPL1

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 46


Bảng dưới đây cho thấy giao diện và chức năng của BPL1

TX0 RX0, TX1 Ba giao diện quang CPRI 6.144G / 9.8304G kết nốivới
RX1,TX2 RX21 RRU.2. Hỗ trợ các tiêu chuẩn SFP +
RST Nhấn các nút để thiết lập các bảng trong thiết lập lại trạng
thái
Bảng 4.4 Giao diện và chức năng của BPL1

4.5.3BPN2
BPN2 có các chức năng sau: 6.144G / 9.8304G CPRI quang giao diện kết nối với RRU. Xử
lý giao thức máy bay người dùng , bao gồm PDCP, RLC, MAC. Xử lý giao thức lớp vật lý (PHY).
Cung cấp giao diện quản lý IPMI. Lấy tín hiệu 1PPS + TOD từ RRU với bộ thu GPS được nhúng.

Hình sau đây cho thấy bảng BPN2.

Hình 4.8 Bảng điều khiển BPN2

Bảng sau đây cho thấy giao diện và chức năng của BPN2

TX0 RX0 Sáu giao diện quang CPRI 6.144G / 9.8304G kết
đếnTX5 RX51. nối vớiRRU.2. Hỗ trợ các tiêu chuẩn SFP +
RST RSTNhấn các nút để thiết lập các bảng trong thiết
lập lại trạng thái
Bảng 4.5 Giao diện và chức năng của BPN2

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 47


4.5.4Bảng chuyển mạch
Thực hiện chuyển đổi dữ liệu IQ giữa đơn vị băng cơ sở và để đạt được sự chia sẻ thực sự của tài
nguyên BPL1 trong BBU.Ngoài ra, FS cung cấp các giao diện quang cho tầng RRU để tạo điều kiện
kết hợp tài nguyên.

FS có các chức năng sau:

Đạt được chuyển đổi IQ với bảng BPL1 thông qua cấu hình phần mềm . Giao diện GE cho


phép giao tiếp với bảng CC . Cung cấp sáu quang giao diện, đầu ra tỷ lệ đó là tương thích với 6,144
/9.8304Gbps

Hình dưới đây cho thấy bảng điều khiển FS.

Hình 4.9 Bảng điều khiển

Bảng dưới đây cho thấy các giao diện và chức năng của bảng điều khiển FS

TXO RX0 đến TX5 RX5 Sáu giao diện quang 6.144 / 9.8304Gbps.2. Hỗ trợ các
tiêu chuẩn SFP +

Bảng 4.6 Giao diện và chức năng của bảng điều khiển FS

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 48


4.5.5Site Alarm Board
SA có các chức năng sau:
Cung cấp chức năng giám sát quạt (báo động, gỡ lỗi, báo cáo tốc độ quay ) .
Giaotiếp với các CC ban qua UART.Một RS485 và một RS232 full duplex giao diện cho bên
ngoài theo dõi thiết bị tương ứng.  6 + 2 giao diện tiếp xúc khô (6 giao diện đầu vào , 2 giao diện đầu
vào / đầu ra ). Giao diện cảm biến nhiệt độ 1.
Giao diện quản lý IPMI.
Hình dưới đây cho thấy bảng SA.

Hình 4.10 Bảng điều khiển SA

Bảng sau đây cho thấy giao diện và chức năng của bảng SA

Bảng mặt trước 8 giao Tiếp xúc khô 6 + 2(6 giao diện đầu vào và 2 giao diện
diện. hai chiều)

Bảng 4.7 Giao diện và chức năng của bảng điều khiển SA
4.5.6Bảng mở rộng báo động trang wed
SE có các chức năng sau:
6 + 2 giao diện tiếp xúc khô (6 giao diện đầu vào và 2 giao diện hai chiều ).
Hình dưới đây cho thấy bảng SE

Hình 4.11 Bảng điều khiển SE

Bảng sau đây cho thấy các giao diện và chức năng của bảng điều khiển SE

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 49


Bảng điều khiển phía Giao diện RS485/232, giao diện tiếp xúc khô 6+2(6
trước đầu vào và giao diện hai chiều)
Bảng 4.8 Giao diện và chức năng của SE
4.5.7Mô-đun điện
Hình dưới đây cho thấy bảng PM

Hình 4.12 Bảng điều khiển PM

Bảng sau đây cho thấy giao diện và chức năng của bảng điều khiển PM

MON Gỡ lỗi gia dịch RS232


-48V/48 VRTN Điện đầu vào
Bảng 4.9 Giao diện và chức năng của PM

4.5.8Mô-đun quạt
FM có các chức năng sau:
Chức năng và giao diện điều khiển quạt. Một nhiệt độ cảm biển để phát hiện nhiệt độ của không
khí tiêu thụ.
Hình dưới đây cho thấy bảng FM

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 50


Hình 4.13 Bảng điều khiển FM

4.6 Kiến trúc phần mềm


Kiến trúc phần mềm của ZXSDR B8200 có thể được chia thành ba lớp:
- Lớp phần mềm ứng dụng.
- Lớp phần mềm nền tảng.
- Lớp phần cứng
Hình dưới đây sẽ cho biết thêm về thông tin của ZXSDRB8200

Hình 4.14 Kiến trúc phần mềm của ZXSDRB8200

Lớp phần mềm ứng dụng cung cấp các chức năng của:

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 51


- Mặt phẳng điều khiển lớp mạng vô tuyến (RNLC)
- Mặt phẳng người dùng lớp mạng vô tuyến (RNLU)
- SCHEDULER ( hệ thống lập lịch biểu )
- PHY ( Lớpvật lý): Phần mềm nền tảng SDR cung cấp các chức năng của Hệ thống phụ hỗ
trợvận hành (OSS), Vận hành và bảo trì (OAM), Hệ thống cơ sở dữ liệu (DBS),Hệ thống
phụBearer(BRS) và Tiểu hệ thống kiểm soát hệ thống hệ thống (SCS):
- Phần cứng OSSp nền tảng độc lập hoặc chạy phần mềm và cung cấp cơ bản các chức năng
nhưlập lịch, hẹn giờ và quản lý bộ nhớ, liên lạc, điều khiển tuần tự,giám sát, báo động và ghi nhật ký
- OAM: Cung cấp các chức năng đo lường cấu hình, báo động và hiệu suất cho eNodeB.
- DBS: Hệ thống cơ sở dữ liệu
- BRS: Cung cấp chức năng giao tiếp IP cho các thành phần liên mạng và liên mạng.
- SCS: Cung cấp chức năng kiểm soát năng lượng và quản lý hệ thống.
Digital Signal Processor (DSP) và CPU được áp dụng ở các phần cứng lớp
4.7 Thông số kỹ thuật
Dưới đây là bảng thông số kỹ thuật của thiết bị ZXSDRB8200

Mục Thông số
Kích thước(H × W × D) 88,4x482,6x197(mm)

Trọng lượng <7kg(4BP)


<6,5kg(3BP)
<5,5kg(1BP)
Điện năng tiêu thụ(W) 120(W) ở 25ºC(1BPL1)
260(W) ở 25ºC(3BPL1)
150(W) ở 25ºC(1BPN2)
290(W) ở 25ºC(3BPN2)
Chế độ cung cấp điện, phạm vi -48V DC: -57V đến -40V
dao động điện áp
Nhiệt độ hoạt động bình thường -10ºC đến + 55ºC(thời gian lâu)
-10ºC đến + 60ºC(thời gian ngắn)
Độ ẩm hoạt động bình thường 5% ~ 95%RH
Chế độ cài đặt 6x2 anten 20MHz

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 52


3x4 anten 20MHz
3x8 anten 20 Hz
Dung lượng BPL1 12x2 anten 20MHz
6x4 anten 20MHz
6x8 anten 20 Hz
Dung lượng BPN2 4(-10 ºC đến 40 ºC)
Số BPL1/BPN2 tối đa 3(-10 ºC đến 55 ºC)
Số giao diện GE 2
Số tương tác 16
Đồng bộ hóa GPS, IEEE 1588 V2, 1PPS+TOD
MTBF >230000 giờ
MTTR < 0,5 giờ
Bảng 4.10 Thông số kỹ thuật của ZXSDR B8200
4.8 Lắp đặt
ZXSDR B8200 áp dụng tiêu chuẩn công nghiệp Micro TCA với chiều cao 2U và rộng 19inch và
hỗ trợ trình cắm nóng. Nó có thể dễ dàng được cài đặt trong một giá 19 inch tiêu chuẩn hoặc gắn trên
tường hoặc đặt trên mặt đất.
4.9 Điểm nổi bật của ZXSDR B8200 trong hệ thống 4G-LTE
4.9.1 Công suất lớn, hiệu suất ổn định
Bo mạch băng tần cơ sở BPL1 hỗ trợ 62 ăng-ten 20MHz, 34 ăng-ten 20MHz hoặc 38 ăng-ten
20Mhz và bảng cơ sở mới BPN2 hỗ trợ 122 ăng-ten 20Mhz,64 ăng-ten 20MHzhoặc 68 ăng-ten 20Mhz,
công suất lớn hàng đầu trong ngành này hoàn toàn có thể đáp ứng các yêu cầu của hệ thống 4G-LTE.

Chạy trên nền tảng phần mềm Software Defined Ratio(SDR), được phát hành vào tháng 10 năm
2008. Nền tảng SDR đã được áp dụng trong thương mại quy mô lớn của CDMA.GMS, UMTS, TD-
SCDMA và LTE. ZXSDR B8200 hoàn toàn có thể đáp ứng các yêu cầu đa tiêu chuẩn, đa tần số và
TCO thấp của các nhà khai thác. Vào ngày 30 tháng 9 năm 2008, các sản phẩm thuộc dòng ZTE
SDR800 đã dành giải thưởng InfoVision tại diễn đàn thế giới băng rộng(BBWF).

4.9.2 Hoạt động đa tiêu chuẩn và mượt mà


ZXSDR B8200 hỗ trợ các hệ thống khác nhau bao gồm GMS, UMTS, TD-SCDMA và LTE và
được sắp xếp hợp lý từ các nhà khai thác. Nó cho phép các nhà khai thác chọn đường dẫn phát triển
mạng linh hoạt hơn.

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 53


4.9.3 Giao diện phong phú kích hoạt mạng mượt mà
Giao diện vô tuyến chung (CPRI) hỗ trợ truyền dẫn quang 6.144G/ 9.830G. Số lượng giao diện
CPRI đạt 12 trên mỗi BBU bởi BPL1 và đạt 24 trên mỗi BBU BPN2. Giao diện S1 hỗ trợ đầy đủ giao
diện quang GE và giao diện điện GE tỷ lệ và hỗ trợ chế độ đồng bộ hóa IEEE1588v2 để triển khai
mạng linh hoạt.

4.9.4 Kiến trúc AII-IP cho phép kết nối mạng linh hoạt
Dựa trên kiến trúc AII-IP, ZXSDR B8200 cung cấp giao diện GE/ FE và hỗ trợ kết nối mạng,
chuỗi hoặc kết hợp vớ Remote Radio(RRU) để đạt được kết nối và mở rộng mạng chéo, để tiết kiệm
đáng kể chi phí kỹ thuật. ZXSDR B8200 đáp ứng các yêu cầu xây dựng mạng khác nhau trong các điều
kiện khác nhau và đáp ứng các tình huống truyền khác nhau.

4.9.5 Thiết kế nhỏ gọn cho phép triển khai dễ dàng


ZXSDR B8200 áp dụng nền tảng Micro TCA tiêu chuẩn chỉ cao 2U, rộng 19 inch và sâu 197mm,
thiết kế nhỏ gọn này tạo điều kiện cho các yêu cầu về không gian nhỏ và dễ dàng triển khai. ZXSDR
B8200 có thể dễ dàng cài đặt vào giá 19inch tiêu chuẩn. Được gắn trên tường với yêu cầu không gian
tối thiểu để cải thiên khả năng đồng trang web với các thiết bj 2G và 3G. Tất cả các giao diện bao gồm
nguồn điện, GPS,S1/ X2, LMT< CPRI được đặt trên bảng mặt trước của bảng, cho phép hoạt động đơn
giản và ít dấu chân hơn và cũng hỗ trợ cài đặt trên tường.
4.10 Kết luận chương
Chương này cho ta biết được về hệ thống mạng 4G-LTE, Tìm hiểu về các thiết bị, phân tích thiết
bị ZXSDR B8200 và phân tích được các công nghệ sử dụng trong hệ thống mạng 4G-LTE.

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 54


PHỤ LỤC 1: CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 55


PHỤ LỤC 2: TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G, TS.Nguyễn Phạm Anh Dũng. Nhà
xuất bản Thông tin và truyền thông.

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 56


[2] 3G long-term evolution - Dr. Erik Dahlman Expert Radio Access Technologies, Ericsson
Research.

[3] Stefania Sesia, Issam Toufik and Matthew Baker; LTE-The UMTS Long Term Evolution : From
Theory to Practice; 2009 John Wiley & Sons, Ltd.

[3] Harri Holma and Antti Toskala both of Nokia, Filand;WCDMA for UMTSHSPA Evolution and
LTE; John Wiley & Sons, Ltd 2007.

[4] User Equipment (UE) radio transmission and reception(FDD) (Release 7)

[5] http://doc.edu.vn/tai-lieu/do-an-he-thong-thong-tin-di-dong-3g-va-lo-trinh-trien-khai-3g-cua-
mobifone-4898/

Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 57


Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 58
Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 59
Trung Tâm Mạng Lưới MobiFone Miền Trung Trang 60

You might also like