You are on page 1of 5

MÔ HÌNH CẠNH TRANH COURNOT

1. Khái niệm
Mô hình cạnh tranh Cournot là một mô hình kinh tế mô tả một cấu trúc một ngành
mà các công ty đối thủ cung cấp một loại sản phẩm giống hệt nhau cạnh tranh
nhau về số lượng sản phẩm sản xuất, một cách độc lập và đồng thời. 
2. Bản chất của mô hình cạnh tranh Cournot
Các công ty hoạt động trong thị trường độc quyền tập đoàn thường cạnh tranh bằng
cách tìm cách đánh cắp thị phần của nhau bằng cách thay đổi số lượng hàng hóa được
bán.

Theo qui luật cung cầu, sản lượng cao hơn khiến giá giảm, còn sản lượng thấp hơn khiến
giá tăng. Do đó, các công ty phải xem xét số lượng mà một đối thủ cạnh tranh có khả
năng tung ra để có cơ hội tối đa hóa lợi nhuận tốt hơn.

Những nỗ lực để tối đa hóa lợi nhuận được dựa trên các quyết định của đối thủ cạnh tranh
và mỗi quyết định về sản lượng đầu ra của công ty được cho là ảnh hưởng đến giá sản
phẩm.

Mô hình cạnh tranh Cournot được áp dụng khi các công ty sản xuất hàng hóa giống hệt
nhau hoặc được tiêu chuẩn hóa. Mô hình giả định rằng các công ty không thể thông đồng
hoặc tạo thành một các-ten, nhưng có cùng quan điểm về nhu cầu thị trường và biết rõ chi
phí vận hành của đối thủ cạnh tranh.

3. Điều kiện của mô hình cạnh tranh Cournot


o Trên thị trường có ít hãng phục vụ được nhiều đối tượng người tiêu dùng.
o Các công ty sản xuất các sản phẩm khác biệt hoặc đồng nhất.
o Mỗi công ty tin rằng các đối thủ sẽ giữ sản lượng của họ không đổi nếu nó
thay đổi sản lượng.
o Rào cản gia nhập tồn tại.
4. Ưu điểm của mô hình cạnh tranh Cournot
 Mô hình cho ra kết quả hợp lí với giá cả và số lượng nằm giữa mức độc quyền
(sản lượng thấp, giá cao) và mức cạnh tranh (sản lượng cao, giá thấp).
 Mô hình cũng mang lại trạng thái cân bằng Nash ổn định.
5. Hạn chế của mô hình cạnh tranh Cournot
 Một số giả định của mô hình có thể hơi phi thực tế trong thế giới thực.
o Đầu tiên, mô hình độc quyền cổ điển của Cournot giả định rằng hai người
chơi thiết lập chiến lược số lượng sản xuất của họ một cách độc lập. Tuy
nhiên, trên thực tế, khi chỉ có hai nhà sản xuất trong một thị trường, họ có
khả năng phản ứng cao với các chiến lược khác của nhau hơn là tự dò dẫm
các chiến lược.
o Thứ hai, Cournot lập luận rằng thị trường nhị quyền bán có thể hình thành
một các-ten và gặt hái lợi nhuận cao hơn bằng cách thông đồng. Nhưng lí
thuyết trò chơi cho thấy một sự sắp xếp theo các-ten sẽ không ở trạng thái
cân bằng, vì mỗi công ty sẽ có xu hướng chệch khỏi sản lượng đã được
thống nhất. Ví dụ rõ ràng nhất là Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ.
o Thứ ba, các nhà phê bình của mô hình nêu nghi vấn về mức độ thường
xuyên của các nhóm độc quyền cạnh tranh về số lượng hơn là giá cả. 
Ví dụ 1: Hàm số cầu thị trường của sản phẩm X là P = 53 - Q. Có 2 doanh nghiệp
(DN) sản xuất sản phẩm X. Doanh nghiệp 1 và doanh nghiệp 2 đều sản xuất có chi
phí trung bình và chi phí biên không đổi là AC = MC = 5. Với Q = Q1 + Q2, Q1 là
sản lượng của doanh nghiệp 1 và Q2 là sản lượng của doanh nghiệp 2. Để tối đa
hóa lợi nhuận, doanh nghiệp I sẽ quyết định sản xuất bao nhiêu sản phẩm là tùy
thuộc vào sản lượng mà nó dự đoán doanh nghiệp II sẽ sản xuất (hình 7.5):

 Nếu doanh nghiệp I cho rằng doanh nghiệp II không sản xuất (Q2 = 0) thì
đường cầu của doanh nghiệp 1 chính là đường cầu thị trường: P = 53 – Q1.
Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp 1 quyết định sản xuất sản lượng Q1, tại
đó: MR1(0) = MC hay 53 - 2Q = 5, ta tính được Q1 = 24.
 Nếu doanh nghiệp 1 cho rằng doanh nghiệp 2 sản xuất Q2 = 24, thì đường
cầu D1 doanh nghiệp 1 sẽ dịch chuyển sang trái một đoạn bằng 24, D1(24) có
dạng: P = 53 – Q1 - 24 = 29 – Q1. Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp 1
quyết định sản xuất sản lượng Q1, tại đó: MR1(24) = MC hay 29 - 2Q1 = 5, ta
tính được Q1 = 12.
 Nếu dự đoán doanh nghiệp 2 sản xuất Q2 = 36, thì đường cầu của doanh
nghiệp 1 (D1(36)) có dạng: P = 53 – Q1 - 36 = 17 – Q1. Để tối đa hóa lợi nhuận
doanh nghiệp 1 quyết định sản xuất sản lượng Q1, tại đó: MR1(36) = MC hay
17 - 2Q1 = 5, ta tính được Q1 = 6.
 Nếu doanh nghiệp 2 sản xuất Q2 = 48 thì D1(48) có dạng: P = 53 – Q1 - 48 =>
P = 5 – Q1. Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp 1 quyết định sản xuất sản
lượng Q1, tại đó: MR1(48) = MC hay 5 - 2Q1 = 5, ta tính được Q1 = 0.
Như vậy quyết định sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp 1
phụ thuộc vào sản lượng của doanh nghiệp 2, thế hiện qua bảng 7.1 sau:
Tổng quát, để đạt lợi nhuận tối đa, mức sản xuất của doanh nghiệp 1 tùy
thuộc vào sản lượng dự đoán Q2 của doanh nghiệp 2, mức giá sản phẩm phụ
thuộc vào tổng sản lượng của cả 2 doanh nghiệp, do đó đường cầu đối với
doanh nghiệp 1 là:
(D1): P = 53 - (Q1 + Q2) = (53 – Q2) – Q1
MR1 = (53 – Q2) - 2Q1
Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp 1 sẽ quyết định sản xuất theo nguyên
tắc: MR1 = MC1
53 - 2Q1 – Q2 = 5 => Q1 = 24 - 1/2Q2 (1)
Phương trình (1) được gọi là phương trình phản ứng của doanh nghiệp 1.
(Phương trình phản ứng của một doanh nghiệp thể hiện số lượng sản phẩm
mà doanh nghiệp sẽ sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận, khi số lượng sản phẩm
của doanh nghiệp dối thù coi như đã biết).
Tương tự phương trình phản ứng của doanh nghiệp 2 là:
Q2 = 24 - 1/2Q1 (2)
Thế cân bằng Cournot được xác định ở giao điểm của 2 đường phản ứng, ở
đó mỗi doanh nghiệp dự đoán chính xác số lượng sản phẩm mà đối thủ cạnh
tranh sản xuất và quyết định sản lượng thích hợp để tối đa hóa lợi nhuận của
mình, và khi đó cả 2 đều không có ý muốn thay đổi quyết định của mình.
Với ví dụ trên, để xác định thế cân bằng Cournot, thế phương trình (2) vào
phương trình (1), ta có: Q1 = Q2 = 16
Mức giá: P = 53 – Q1 – Q2 = 21
Lợi nhuận mỗi doanh nghiệp = (P - AC).Q1 = (21 - 5). 16 = 256. Tổng lợi
nhuận của ngành là 512.

You might also like