You are on page 1of 4

Lý thuyết Dow là gì?

Ứng dụng lý
thuyết Dow trong đầu tư
Lý thuyết Dow là gì?
Ngày nay Phân tích kỹ thuật được sử dụng rất phổ biến trong đầu tư forex và
chứng khoán, nhưng không phải ai cũng nắm rõ được khởi nguồn của nó. Lý
thuyết Dow Theory – nền tảng của Phân tích kỹ thuật.

Charles. H. Dow – là người sáng tạo ra các chỉ số bình quân thị trường chứng
khoán vào năm 1897. Một trong số đó vẫn được sử dụng đến ngày nay. Đó
là Chỉ số bình quân công nghiệp Dow – Jones nổi tiếng thế giới.

Thực chất khởi nguồn của Lý thuyết Down chỉ là một bài báo chứa đựng
những ý tưởng và nguyên lý sâu sắc của Dow viết cho Tạp chí Wall Street
Journal. Lúc đó ông cũng chưa hề ý thức được sức ảnh hưởng của nó sau này
lại lớn đến như vậy.

Đến tận 27 năm sau khi Dow mất thì William. P. Hamilton mới nghiên cứu kỹ
hơn và cấu trúc lại thành Lý thuyết Dow và phát hành rộng rãi được nhiều
người biết đến. Kể từ đó, Lý thuyết Dow trở thành nền tảng cho các nhà phân
tích kỹ thuật phát triển các công cụ, các chỉ số trên thị trường chứng khoán
và sau này phát triển sang cả thị trường forex.

Những nguyên lý căn bản trong Lý Thuyết Dow Theory:

1). Thị trường phản ánh mọi thứ


Lý thuyết Dow cho rằng thị trường có tính hiệu quả, nghĩa là giá phản ứng với
toàn bộ thông tin hiện có trên thị trường.

“Tổng và xu thế của các giao dịch trên sàn chứng khoán thể hiện tổng lượng
thông tin của Phố Wall trong quá khứ, kể cả quá khứ gần đây lẫn xa xưa,
được ứng dụng để phán ánh tương ai. Giống như một số nhà thống kê vẫn
thường làm, chúng ta không cần phải bổ sung vào chỉ số trung bình như các
chỉ số giá hàng hóa, hoạt động thanh toán bù trừ của ngân hàng, dao động
tỷ giá hối đoái, khối lượng giao dịch trong và ngoài nước hay bất cứ thứ gì.
Wall Street sẽ cân nhắc tất cả những điều này.” (Halmington, trang 40-41).
Theo nguyên lý này thì thị trường phản ánh tất cả. Thậm chí ngay cả thiên tai
như động đất, sóng thần… Mặc dù là thứ gần như không thể dự đoán được,
nhưng chúng được thị trường phản ánh bằng cách tác động tức thì đến giá cổ
phiếu đang giao dịch.

join > https://t.me/tailieu_trader


2). Ba cấp độ của một xu hướng lớn:
Theo Lý thuyết Dow thì một xu hướng lớn bao giờ cũng gồm 3 cấp độ. Đó là:
cấp độ chính (Primary), cấp độ thứ cấp (Secondary) và cấp độ nhỏ (minor).

Cấp độ chính giống như chu kỳ của thủy triều. Nó thể hiện thủy triều đang
trong xu thế dâng lên trong ngày, dù thế nào thì nó cũng sẽ dâng lên. Những
con sóng cứ nối tiếp nhau vào bờ, sóng sau lại vào bờ sâu hơn sóng trước.
Việc dâng lên đó đại diện cho xu thế chính. Tuy nhiên sau khi vào bờ rồi thì
các con sóng tạm thời rút lại lui ra ngoài.

Các con sóng đại diện cho cấp độ thứ cấp (secondary), nhỏ hơn toàn cục.
Toàn cục là xu thế đang dâng lên.

Ngoài ra thì biển còn có các con sóng nhỏ lăn tăn khác về cả hai hướng.
Nhưng những con sóng lăn tăn đó không thể ảnh hưởng đến các sóng lớn và
xu thế đang dâng lên của thủy triều. Đó gọi là sóng nhỏ (minor).

3). Xu hướng chính trong Lý thuyết Dow có 3 giai đoạn


Giai đoạn tích luỹ, giai đoạn bùng nổ phát triển bền vững và giai đoạn cao
trào quá mức. Với thị trường giảm thì sẽ có tên gọi lần lượt là giai đoạn phân
phối, giai đoạn giảm mạnh và giai đoạn tuyệt vọng.

GIAI ĐOẠN TÍCH LŨY

Thị trường đi ngang trong một thời gian dài. Các thông tin trên thị trường
chưa có những dấu hiệu gì quá tích cực hay quá tiêu cực. Những nhà đầu tư
có vốn mỏng đang cảm thấy chán nản, bán dần cổ phiếu của mình. Những
người khác đang mua dần vào, một phần vì họ có vốn dư thừa nhiều, một
phần vì họ có tầm nhìn xa hơn, nhìn thấy những dấu hiệu tích cực trong
tương lai sắp tới của thị trường.

GIAI ĐOẠN BÙNG NỔ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Sau khi đã trải qua một giai đoạn dài đầy ức chế ở trạng thái tích lũy, khi nó
có những dấu hiệu tích cực và khả quan một cách thực lực thì các nhà đầu tư
bắt đầu mua vào và mua với một số lượng cổ phiếu ngày một lớn dần lên,
đẩy giá cố phiếu đi lên nhanh chóng. Những người mà trước đó bị “nhỡ tàu”
thì bây giờ cũng không thể chịu nổi khi là người đứng ngoài cuộc. Họ bắt đầu
đổ tiền vào mua theo, và mua với số lượng lớn. Những người chưa từng đầu
tư chứng khoán bao giờ cũng không thể kiềm chế được sức hấp dẫn của lơi
nhuận. Họ cũng đổ tiền vào mua theo!

join > https://t.me/tailieu_trader


GIAI ĐOẠN CAO TRÀO QUÁ MỨC

Giai đoạn này hầu hết các nhà đầu tư và các nhà báo gần như đang bị thôi
miên. Hầu hết các tin tức đưa ra đều là tin tốt lại càng kích thích các nhà đầu
tư đổ tiền mua vào. Mọi người mua bán như điên và không còn ý thức được
giá trị thực của cổ phiếu là gì nữa, cảm giác như cứ mua là giá lên. Lúc này
thị trường đang có mức tăng gần như dựng đứng và sẽ đổ sập bất cứ khi nào.

Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này thì có một bộ phận nhà đầu tư không
nhỏ mà trước đó đã tích lũy được một số lượng cổ phiếu lớn rồi bây giờ bắt
đầu manh nha phân phối dần. Một số khác có sự nghi ngờ đà tăng của thị
trường và đã chuẩn bị tâm lý bán.

Như một tất yếu, Lý thuyết Dow cho rằng sau giai đoạn cao trào quá mức sẽ
là giai đoạn phân phối, rồi đến giai đoạn giảm mạnh và giai đoạn hoảng loạn
như đã đề cập ở trên. Bạn có thể hình dung ra mà ở đây tôi không muốn diễn
giải giông dài nữa.

4). Các chỉ số trung bình phải củng cố lẫn nhau


Ở thời kỳ đó, Dow sử dụng chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số ngành vận
tải của 20 công ty hỏa xa để đo lường tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế.
Ông cho rằng chỉ khi cả 2 chỉ số cùng tăng thì xu hướng của thị trường mới
chắc chắn. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones thuộc các ngành khác
bao gồm 12 công ty mạnh nhất vào thời kỳ đó. Con số này tăng lên 20 công
ty vào năm 1916. Đến 1928 là 30 công ty và vẫn giữ nguyên số lượng đó cho
đến ngày nay.

5). Xu hướng mới phải được xác nhận bằng sự gia tăng mạnh
trong khối lượng giao dịch

Theo lý thuyết Dow, khối lượng là yếu tố quan trọng để xác nhận xu hướng.
Điều này cũng dễ hiểu khi suy luận một cách thông thường. Khối lượng giao
dịch lớn hơn chính tỏ có nhiều người quan tâm hơn. Nhiều người quan tâm
hơn đồng nghĩa là hình thành xu hướng trong đám đông, dẫn đến hình thành
xu hướng trong thị trường.

Trong một xu hướng giá tăng, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá tăng lên,
và giảm khi giá giảm. Trong một xu hương giảm, khối lượng giao dịch sẽ tăng
khi giá giảm và giảm khi giá phục hồi mức tăng

join > https://t.me/tailieu_trader


6). Xu hướng sẽ được duy trì cho đến khi có tín hiệu
đảo chiều
Theo lý thuyết Dow, để một xu hướng lớn có tín hiệu đảo chiều đột ngột sẽ
rất khó xảy ra. Việc đảo chiều đột ngột thường chỉ xảy ra với các sóng nhỏ
(minor) vì nó mang tính ngẫu nhiên nhiều. Với các sóng thứ cấp cũng có thể
xảy ra nhưng ít hơn. Còn một xu hướng chính, xu hướng chủ đạo (primary)
thì hầu như rất khó xảy ra, mà nó còn phải test, phải thử thách niềm tin của
các nhà đầu tư nhiều lần.

Trong trường hợp này, các nhà đầu tư theo Lý thuyết Dow thường khó xác
định được liệu nó là sự đảo chiều của xu hướng chính (primary) hay chỉ là
một sự điều chỉnh trong xu hướng. Tốt nhất hãy kiên nhẫn đứng ngoài thị
trường quan sát cho chăc chắn, chờ khi thị trường xác nhận xu hướng rõ ràng
rồi mới nên nhảy vào.

Lưu ý khi áp dụng Lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow không phải là một công cụ hoàn hảo để các bạn phân tích thị
trường. Nó chỉ đưa ra những nguyên lý mang tính bản chất của thị trường
giúp cho các nhà đầu tư có cái nhìn tốt hơn. Cùng một giai đoạn khác nhau,
các nhà phân tích với các thông tin, kinh nghiệm giao dịch và góc nhìn của
mình có thể đưa ra các nhận định và đánh giá khác nhau. Lý thuyết Dow chỉ
giúp bạn có một cái nhìn tổng quát hơn ở xu hướng chính. Ở những giai đoạn
ngắn hơn thì Lý thuyết Dow không thể áp dụng, vì trong xu hướng thứ cấp và
xu hướng ngắn hạn giá cả thị trường có thể bị thao túng dễ dàng.

Sau này có thêm Lý thuyết sóng Eliot và sự ảnh hưởng của tâm lý đám đông
nên hiệu ứng của nó cũng một phần lan tỏa đến cả các khung thời gian ngắn
hơn, đặc biệt là trong thị trường ngoại hối, nơi mà khung thời gian giao dịch
có thể được tính theo phút, theo giây chứ không phải theo ngày như thời xưa
trong thị trường chứng khoán.

join > https://t.me/tailieu_trader

You might also like