You are on page 1of 54

PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ

Bao gồm 3 phần chính:


 Phần 1: Giới thiệu về thị trường chung, tìm hiểu bản chất và quy luật vận động.
 Phần 2: Giới thiệu về cổ phiếu, phân loại cổ phiếu có xu hướng tăng làm cơ sở cho việc mua –
bán
 Phần 3: Các bước tiền hành cụ thể để lựa chọn và mua – bán cổ phiếu theo phương pháp
SEPA.

PHẦN 1: QUY LUẬT VẬN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG

1/ Các trạng thái của thị trường

Thị trường chung vận động theo mô hình cân bằng đối xứng với 4 giai đoạn chính như sau:

 Vùng đáy
 Kênh xu hướng tăng
 Vùng đỉnh
 Kênh xu hướng giảm

Quá trình vận động với 4 giai đoạn chính của chỉ số VNINDEX

Đặc điểm của mỗi giai đoạn:

Vùng đáy Vùng đỉnh

Đa số các cổ phiếu biến động trong biên độ hẹp, Đa số các cổ phiếu biến động trong biên độ lớn,
chặt chẽ. lỏng lẻo.
Nhiều cổ phiếu đã có giai đoạn tích lũy chặt chẽ. Nhiều cổ phiếu đã có giai đoạn chạy nước rút.

Thanh khoản rất thấp. Thanh khoản rất lớn.

Tâm lý chán nản, sợ hãi. Tâm lý hưng phấn, tự tin.

Kênh xu hướng tăng Kênh xu hướng giảm

Chỉ số bắt đầu vận động trên đường xu hướng Chỉ số bắt đầu vận động dưới đường xu hướng
MA20. MA20.

Nhiều cổ phiếu cho điểm mua từ nền tảng tích lũy Nhiều cổ phiếu cho điểm bán từ nền tảng vận
chặt chẽ. động lỏng lẻo.

Thanh khoản tăng dần. Thanh khoản giảm dần.

Tâm lý bắt đầu tốt dần lên. Tâm lý bắt đầu xấu dần xuống.

2/ Quy luật vận động của thị trường

Thị trường chứng khoán mỗi giai đoạn sẽ vận động theo những quy luật nhất định, ở đó mỗi sóng tăng
hay giảm đều có liên quan đến sự vận động của một nhóm ngành cụ thể. Nhìn lại từng câu chuyện của
thị trường qua các năm:

Sóng 2015: Câu chuyện SCIC thoái vốn – các mã chủ đạo VNM, CTD, BMP … dẫn dắt thị trường,
nhóm Ngân hàng cũng cho thấy sự tăng giá ấn tượng trong giai đoạn từ đầu năm đến cuối quý 2.
CTD
Tăng từ
37 
110
(~198%)

BMP
Tăng từ
33  62
(~88%)
VNM
Tăng từ
45  85
(~90%)

VCB tăng
từ 20 
37
(~85%)
BID tăng
từ 12 
24
(~140%)

CTG
tăng từ
12  21
(~75%)

Sóng 2016: Câu chuyện phục hồi giá dầu thế giới tăng từ…lên…, cổ phiếu Dầu khí hưởng lợi
chính, nhóm ngành phụ cũng chứng kiến sự tăng trưởng là các doanh nghiệp Thép.
GAS
Tăng từ
24  62
(~158%)

PVS
Tăng từ
10  18
(~80%)
PVD
Tăng từ
17  31
(~82%)

HPG
Tăng từ 7
 16
(~128%)
HSG
Tăng từ 7
 22
(~210%)

NKG
Tăng từ 5
 20
(~300%)
TLH Tăng
từ 2.5 
10
(~300%)

Sóng 2017: Nhóm Tài chính – ngân hàng dẫn dắt dòng tiền và câu chuyện tăng trưởng mạnh về
điểm số của VNINDEX

VCB Tăng
từ 33 
53 (~60%)
CTG Tăng
từ 14 
24 (~70%)

BID Tăng
từ 14 
25 (~75%)
ACB Tăng
từ 13 
28
(~115%)

MBB Tăng
từ 10 
20
(~100%)
SSI Tăng
từ 18 
28 (~55%)

HCM Tăng
từ 12 
28
(~130%)
VND Tăng
từ 9  18
(~100%)

SHS Tăng
từ 9  18
(~330%)

Năm 2018: khi sự suy yếu của nhóm ngành dẫn dắt xuất hiện, thị trường chứng kiến sự sụt giảm
mạnh mẽ trong năm 2018 với mức giảm gần 30% từ đỉnh 1.204 điểm
VCB giảm
từ 75 
55 (~26%)

BIDV giảm
từ 45 
34 (~25%)
CTG giảm
từ 37 
21 (~43%)

ACB giảm
từ 44 
30 (~32%)
MBB giảm
từ 30 
20 (~33%)

SSI giảm
từ 42 
27 (~35%)
HCM giảm
từ 42 
24 (~43%)

VND giảm
từ 32 
16 (~50%)

Năm 2019: Thị trường chứng khoán bắt đầu hồi phục trở lại sau giai đoạn giảm mạnh 2018, mặc
dù nhịp hồi phục đã xuất hiện nhưng xu hướng thị trường chung vẫn chủ yếu giao dịch trong
trạng thái đi ngang trong biên độ 880 – 1.020 điểm. Tuy nhiên, thi trường vẫn chứng kiến sự tăng
giá của các cổ phiếu nhóm ngành Bất động sản Khu công nghiệp, Dệt may, Thủy sản…
NTC tăng
từ 75 
150
(~100%)

PHR tăng
từ 30 
60
(~100%)
TNG tăng
từ 13 
20 (~54%)

TCM tăng
từ 19 
30 (~58%)
STK tăng
từ 13 
24 (~85%)

MSH tăng
từ 40 
60 (~50%)

3/ Cách xác định đỉnh, đáy của thị trường

“Phù thủy chứng khoán Mark Minervini từng nói: trong suốt 35 năm đầu tư chứng khoán, tôi luôn ở vị thế
mua trong thị trường tăng giá và đứng ngoài khi thị trường xuất hiện con gấu. Điều này không phải vi do
tôi có quả cầu tiên tri mà vì tôi chẳng bao giờ tranh cãi với cái bảng điện.”

Việc nắm được các tín hiệu để nhận diện đỉnh và đáy rất quan trọng, nó giúp bạn nhanh chóng nhận ra
những rủi ro trong vùng đỉnh khi đa số NĐT còn đang hưng phấn và nhìn thấy sự hấp dẫn ở vùng đáy khi
các NĐT khác còn đang e ngại.
Nhận diện đỉnh

Cách thứ 1: Khối lượng giao dịch lớn nhưng giá không tăng mạnh.

Trong những ngày tăng giá này, khối lượng giao dịch toàn thị trường sẽ tăng so với ngày trước đó,
nhưng mức độ tăng giá càng ngày càng ít đi  cho thấy các nhà giao dịch chuyên nghiệp đang thanh lý
vị thế và thoát ra khỏi thị trường.

Thường quá trình này sẽ diễn ra từ 3 - 6 ngày giao dịch trong bất cứ giai đoạn 4 hoặc 5 tuần, tức là cứ 4
hoặc 5 tuần tăng giá, chúng ta có thể thấy được một chuỗi 3 – 6 ngày mang tín hiệu phân phối.

Cách thứ 2: Theo dấu các cổ phiếu dẫn dắt để phát hiện đỉnh thị trường

Một số cổ phiếu dẫn dắt có cú giảm điểm mạnh bất thường từ đỉnh với khối lượng lớn báo hiệu sự chốt
lời của các Tổ chức lớn, các NĐT chuyên nghiệp, tiền thoát khỏi thị trường…

 Một khi các cổ phiếu dẫn dắt thị trường bắt đầu suy yếu, các cổ phiếu thị giá thấp, nền tảng cơ
bản yếu và có tính đầu cơ cao bắt đầu tăng giá, hãy thận trọng, những dấu hiệu này luôn xuất
hiện ở đỉnh.

Quan sát một phiên giao dịch giảm trên toàn thị trường để xác định khả năng thị trường tạo đỉnh. Phiên
giao dịch đó phải có các đặc điểm sau:

 Các cổ phiếu trụ hoặc một nhóm ngành dẫn dắt cụ thể nào đó (Ngân hàng, Dầu khí…) đồng loạt
giảm mạnh > 2 - 4% hoặc có thể sàn + KLGD cao hơn trung bình.
 Nhận thấy sự lan tỏa của xu hướng giảm trên hầu hết các mã cổ phiếu toàn thị trường cho thấy
khả năng đỉnh của thị trường đã xuất hiện.
VD : nhóm ngân hàng năm 2018 có 1 phiên giảm mạnh làm thị trường bước vào xu hướng giảm ngay
sau đó

Thị trường:

Các cổ phiếu trụ Ngân hàng:

VCB

CTG
BID

ACB
MBB

Cách thứ 3: Sự phân kỳ trên các chỉ báo kỹ thuật

Sự phân kỳ trên các chỉ báo kỹ thuật là một công cụ rất hữu hiệu trong việc cảnh báo sớm rằng thị
trường đang có những rủi ro tiềm tăng hay không. Xem thêm về “phân kỳ âm” trên các chỉ báo như :
MACD, RSI, Stochastic …
Phân kỳ âm trên giá và MACD của chỉ số VNINDEX

Phân kỳ âm trên MACD và Histogram của chỉ số VNINDEX

2) Nhận diện đáy


Một khi bạn đã nhận diện được thị trường con gấu và giảm mạnh vị thế nắm giữ cổ phiếu, câu hỏi lớn
nhất vào lúc này là bạn nên đứng ngoài thị trường bao lâu. Nếu quay lại quá sớm bạn sẽ mất tiền bởi
bẩy tăng giá. Nhưng nếu bạn lưỡng lự không tham gia khi xu hướng tăng thật sự bắt đầu, bạn sẽ mất cơ
hội kiếm tiền nhanh và nhiều

Cách thứ 1: Nhận diện “Ngày Bùng nổ theo đà”


Bắt đầu từ ngày thứ 4 của đợt nỗ lực phục hồi, hãy quan sát một trong các chỉ số thị trường chung xuất
hiện ”Ngày Bùng nổ theo đà” với giá bật tăng mạnh cùng với khối lượng lớn hơn ngày hôm trước. Điều
này có thể nói cho bạn biết đây có thể là xu hướng tăng giá thực sự chứ không phải là cái bẫy.
Ngày Bùng nổ theo đà nên mang lại cảm giác về một cú tăng bùng nổ: mạnh, dứt khoát và thuyết phục;
chứ không phải phiên tăng nhẹ, yếu ớt chỉ tầm +/- 1%.

Cách xác định “Ngày Bùng nổ theo đà”:


 Chỉ số thị trường tạo đáy mới (VN-INDEX, HNX-INDEX)
 Đợt nỗ lực phục hồi: đầu tiên thị trường phải tạm ngừng rơi. Đếm ngày 1 là ngày đầu tiên thị
trường tăng giá từ đáy mới. Lưu ý, có thể đếm Ngày 1 vào ngày mà thị trường đóng cửa giảm
nhưng lại có giá đóng cửa nằm trên 50% khung giá ngày.
 Ngày Bùng nổ theo đà: Thường xuất hiện ở ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, nhưng có thể muộn hơn.
Ít khi xuất hiện ở ngày thứ 1 – 3. Nếu có thì phải là những ngày bùng nổ thực sự. Khối lượng
của ngày này thường cao hơn trung bình , ngoài ra đỉnh của phiên giao dịch sau cao hơn phiên
giao dịch trước với mức tăng 1,5% – 2,5%.

Làm gì sau ngày Bùng nổ theo đà:

Có đến 1/3 trường hợp Ngày Bùng nổ theo đà thất bại. Do đó bạn không cần mua rượt đuổi vào ngày
này và nên giải ngân từ từ. Ngày Bùng nổ theo đà chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là bạn phải nhìn thấy
các cổ phiếu thỏa tiêu chí CANSLIM, thoát ra khỏi nền giá tốt sau ngày thị trường chung xuất hiện bùng
nổ theo đà.

Phiên giao dịch Bùng nổ theo đà của VNINDEX


Cách thứ 2: Theo dấu các cổ phiếu dẫn dắt để phát hiện đáy thị trường

Khi các cổ phiếu dẫn dắt đã chiết khấu ở một mức độ nhất định, về những vùng hỗ trợ cứng, giá không
thể giảm thêm được nữa… đây là một trong những dấu hiệu cho thấy khả năng cao thị trường đã tạo
đáy.

Quan sát một phiên giao dịch bùng nổ trên toàn thị trường để xác định khả năng thị trường tạo đáy.
Phiên giao dịch phải có các đặc điểm sau:

 Các cổ phiếu trụ hoặc một nhóm ngành dẫn dắt cụ thể nào đó (Ngân hàng, Dầu khí…) đồng loạt
tăng mạnh > 2 - 4% hoặc có thể trần + KLGD cao hơn trung bình.
 Nhận thấy sự lan tỏa đồng đều các cổ phiếu trên thị trường cho thấy khả năng đáy của thị trường
đã xuất hiện.

VD: giai đoạn đầu tháng 7.2018 sau đợt giảm mạnh từ đỉnh 1.200 điểm hồi tháng 4.2018, thị trường xuất
hiện tín hiệu tạo đáy đồng loạt và bắt đầu quá trình hồi phục 15%.

Thị trường:

Các cổ phiếu trụ:

VCB
GAS

BID
Cách thứ 3: Sự phân kỳ trên chỉ báo kỹ thuật

Sự phân kỳ trên các chỉ báo kỹ thuật là một công cụ rất hữu hiệu trong việc cảnh báo sớm rằng thị
trường đang có những tín hiệu tạo đáy. Xem thêm về “phân kỳ dương” trên các chỉ báo như : MACD,
RSI, Stochastic …

Phân kỳ dương trên giá và MACD của chỉ số VNINDEX


Phân kỳ dương trên giá và MACD của chỉ số VNINDEX

PHẦN 2: QUY LUẬT VẬN ĐỘNG CỦA CỔ PHIẾU


1/ Các trạng thái của cổ phiếu

Quá trình tạo lập được hiểu đơn giản qua 3 bước:

 Gom hàng (Tích lũy): âm thầm gom cổ phiếu khi giá rẻ và chưa ai biết tin tốt.
 Đẩy giá (Bùng nổ): mua mạnh và sử dụng các chiêu thức đẩy cổ phiếu lên mức giá cao tạo sự
chú ý đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
 Thoát hàng (Phân phối): bơm dần các tin tốt ra công chúng để các nhà đầu tư nhỏ lẻ hưng
phấn nhảy vào mua, trong khi đó từ từ bán ra chốt lời.

Quá trình tạo lập cổ phiếu VCB (đồ thị tuần)


a/ Gom hàng (Tích lũy)

Trước khi cổ phiếu bắt đầu quá trình tăng giá, dòng tiền thông minh thường đã biết trước mọi thứ nên sẽ
âm thầm gom hàng ở mức giá tốt. Quá trình gom hàng sẽ để lại dấu vết là một Nền tảng tích lũy.

Nền tảng tích lũy là một chuỗi các phiên giao dịch với biên độ co hẹp (nhìn đơn giản là chuỗi các cây
nến nhỏ, trên 70% các cây nến chỉ tăng/giảm trong biên độ +/- 2%) đi kèm là thanh khoản cạn kiệt.

 Nền tảng tích lũy chặt : giá giao động trong biên độ hẹp dưới 10%
 Nền tảng tích lũy lỏng lẻo: giá giao động trong biên độ lớn quanh 20%

Trong quá trình cổ phiếu đi lên, thường cũng sẽ xuất hiện nhiều nền tảng tích lũy. Nền tảng tích lũy gốc
thường kéo dài từ 3 - 6 tháng, thậm chí cả năm. Các nền tảng tích lũy phía trên thường ngắn hơn, kéo
dài từ 1 - 3 tháng.

Thông thường, với những cổ phiếu có nền tảng tích lũy gốc kéo dài từ 6 - 12 tháng thì cổ phiếu có thể
tăng 50 - 100%. Dòng tiền thông minh hiếm khi tạo lập một cổ phiếu chỉ để tăng 10 - 20%.

Nền tảng “tích lũy gốc” và 2 “tích lũy phía trên” của SDI

Nền tảng tích lũy càng kéo dài với biên độ càng co hẹp thì mức độ tăng giá về sau càng lớns. Sở dĩ có
được điều này là bởi với thời gian càng lâu thì số đông nhà đầu tư cá nhân càng không đủ kiên trì để
nắm giữ cổ phiếu và sẽ sớm bị thanh lọc. Trong khi đó, dòng tiền thông minh vẫn sẽ âm thầm gom hàng.
Thời gian gom hàng càng lâu càng chứng tỏ tiềm năng của cổ phiếu phải đủ lớn để họ bỏ ra từng đó thời
gian, công sức và vốn liếng…

Một nền tảng tích lũy tốt nhất là đi ngang nhưng vẫn có thể là đi lên (sideway-up trong biên độ hẹp) hoặc
đi xuống (sideway-down trong biên độ hẹp).
“Nền tảng tích lũy chặt chẽ” kéo dài 2 năm của DMC

b/ Đẩy giá (Bùng nổ)

Sau khi gom đủ lượng hàng cần thiết hoặc không thể gom thêm do chẳng còn ai bán giá tốt nữa, thanh
khoản bắt đầu cạn kiệt, dòng tiền thông minh sẽ bắt đầu mua vào ồ ạt ở các mức giá cao hơn tạo thành
những phiên bùng nổ trên nền tảng với khối lượng đột biến.

Đây là dấu hiệu để Bạn có thể mua theo. Những điểm bùng nổ đầu tiên từ nền tảng tích lũy sẽ là điểm
mua chuẩn bởi cổ phiếu thường sẽ bước vào kênh xu hướng tăng ngay sau đó.

Điều này có lợi hơn việc mua tại nền tảng tích lũy. Mặc dù, Bạn có thể phải mua ở mức giá cao hơn vài
% nhưng không phải chờ đợi quá lâu (có thể từ vài tháng đến cả năm) để dòng tiền thông minh hoàn
thành quá trình gom hàng và đẩy giá.

Quá trình “bùng nổ trên nền tảng” của KDH


c/ Thoát hàng (Phân phối)

Sau giai đoạn bùng nổ, cổ phiếu bước vào kênh xu hướng tăng kéo theo ngày càng nhiều các nhà đầu
tư chú ý mua vào khiến thanh khoản tăng dần.

Khi đạt vùng giá mục tiêu, dòng tiền thông minh sẽ bắt đầu bán ra. Lúc này thanh khoản đã ở mức cao
kết hợp cùng một vài tin tốt được bơm ra công chúng giúp việc thoát hàng trở nên thuận lợi.

Nền tảng vận động lúc này trở nên lỏng lẻo, các phiên giao dịch tại vùng đỉnh có các đặc điểm sau:

 Cổ phiếu trải qua nhịp giá tăng nhanh bất thường.


 Các phiên giao dịch có biên độ rộng, thất thường kéo theo khối lượng lớn.
 Xuất hiện những phiên đánh gãy kênh xu hướng tăng với khối lượng lớn.

Đây là dấu hiệu bạn nên bán theo. Trong nhiều trường hợp, cổ phiếu có thể chưa giảm ngay, thậm chí
tăng thêm vài % nữa nhưng việc chốt lời không bao giờ là sai.

Nếu thực sự cổ phiếu còn khả năng lên tiếp, bạn vẫn phải chờ đợi rất lâu để những nền tảng tích lũy chặt
chẽ mới được hình thành, lúc đó bạn lại tìm điểm mua trong phiên giao dịch bùng nổ từ nền tảng mới
cũng không muộn.

Quá trình “thoát hàng” tại vùng đỉnh của DXG

2/ Cách lựa chọn cổ phiếu

Sử dụng phân tích cơ bản để lựa chọn cổ phiếu đúng khẩu vị dòng tiền thông minh không phải là quá
phức tạp. Tuy nhiên, vì thông tin là bất cân xứng nên Bạn khó lòng chắc chắn đâu sẽ là cổ phiếu sẽ tăng
ngay trong con sóng sắp tới.
Sẽ dễ dàng hơn thay vì chọn ngay một cổ phiếu hãy thiết lập một danh mục theo dõi các cổ phiếu đáp
ứng được những tiêu chí tốt nhất. Đây sẽ là danh mục chờ và ngay khi xuất hiện tín hiệu mua ở cổ phiếu
nào, Bạn hãy mua cổ phiếu đó.

Có 2 loại cổ phiếu mà dòng tiền thông minh thực sự ưa thích đó là (1) cổ phiếu dẫn đầu hoặc cổ phiếu
có câu chuyện tăng trưởng riêng và (2) cổ phiếu tăng trưởng.

a/ Cổ phiếu dẫn đầu hoặc cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng riêng

Cổ phiếu dẫn đầu:

Với quy mô vốn lớn, những Người khổng lồ khôn ngoan nhất rất hiếm khi chơi những trận nhỏ. Dòng tiền
thông minh thường chọn những cổ phiếu có vốn hoá và thanh khoản đủ lớn để giải ngân, đủ tín nhiệm để
tránh các rủi ro.

Đây thường là cổ phiếu của những doanh nghiệp đầu ngành với khả năng tăng trưởng mạnh mẽ.
Những doanh nghiệp này đã giữ được vị thế của mình trong nhiều năm thì khả năng cao sẽ tiếp tục phát
triển trong tương lai. Điều này trái ngược hẳn với những doanh nghiệp nhỏ, thua lỗ, yếu kém… Những
doanh nghiệp này có thể vẫn đang sống được trong hiện tại nhưng rất khó trụ vững trong 3 - 5 năm tới
trước áp lực cạnh tranh từ chính những doanh nghiệp đầu ngành.

Một yếu tố nữa là những doanh nghiệp đầu ngành thì càng có nhiều tin tốt nên thường được chọn để tạo
lập. Ở khía cạnh khác, những cổ phiếu không được dòng tiền thông minh lựa chọn thường biến động rất
lộn xộn do không có sự tạo lập và mức độ tín nhiệm cũng không cao, dễ gặp rủi ro khó lường trước.
Cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng riêng

Là nhóm ngành cổ phiếu được hưởng lợi, có câu chuyện thị trường ủng hộ cho sự tăng giá, đặc biệt có
thể dễ thấy tất cả cổ phiếu trong nhóm ngành này đều đồng loạt tăng cùng nhau trong một giai đoạn thị
trường nhất định.

Mặc dù sự tăng giá của nhóm cổ phiếu này không đủ vốn hóa để mang lại sự tăng điểm cho các chỉ số
chung, nhưng đây là những doanh nghiệp thu hút dòng tiền mạnh, có mức tăng giá mạnh, thoát khỏi nền
giá đáy trước thị trường hoặc thậm chí có thể thiết lập các đỉnh cao mới ngay cả khi thị trường chung
chưa thoát khỏi xu hướng giảm.

VD: nhóm Bất động sản khu công nghiệp tăng trưởng ấn tượng về giá, liên tục vượt các đỉnh cao giá mới
trong giai đoạn giữa năm 2018 đầu năm 2019 khi VNINDEX vẫn đang còn giao dịch trong xu hướng đi
ngang.

NTC

KBC
SZL

SZC
b/ Cổ phiếu tăng trưởng – Phương pháp CANSLIM
Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu có sự bức phá trong hoạt động kinh doanh, tăng trưởng mạnh mẽ, có
sự hỗ trợ từ yếu tố ngành hoặc vĩ mô, đặc biệt ngay cả trong những lúc thị trường khó khăn, nhưng
nhóm cổ phiếu này vẫn giữ được đà tăng trưởng và giá cổ phiếu đi ngược dòng thị trường

Giới thiệu sơ lược về William O’Neil và phương pháp CANSLIM

Hầu hết các cổ phiếu chiến thắng thị trường đều có cùng những điểm chung nhất định, những điểm
chung này hoàn toàn phù hợp với những triết lý đầu tư của phương pháp CANSLIM. Phương pháp lựa
chọn cổ phiếu CANSLIM của nhà đầu tư huyền thoại William O'Neil được đề cập trong cuốn sách “Làm
giàu qua đầu tư chứng khoán”.

William O’Neil là người sáng lập nhật báo Investor’s Business Daily đồng thời là CEO của William O’Neil
& Co. một công ty hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu đầu tư và môi giới. Ông được biết đến là một
trong những nhà nghiên cứu tinh tường và sâu sắc nhất trên thị trường chứng khoán hiện nay.

Đối với William O’Neil, các quyết định lựa chọn cổ phiếu cần được dựa trên sự phân tích và phối hợp
giữa các yếu tố định lượng và định tính. Phương pháp lựa chọn cổ phiếu CANSLIM đã đưa ông trở
thành người trẻ tuổi nhất có một vị trí ngồi trên sàn chứng khoán New York (NYSE – the New York Stock
Exchange) khi mới 30 tuổi.

“CANSLIM thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa phương pháp phân tích cơ bản với phương pháp
phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán”- John Neff, một cây đại thụ của phố Wall, cho biết.
CANSLIM là tập hợp bảy chữ cái đầu tiên của bảy yếu tố mà theo William là rất hiệu quả khi đánh giá cổ
phiếu:

C: Current Quaterly Earnings Per Share (EPS quý hiện tại – Càng cao càng tốt)

 Cổ phiếu được chọn phải cho thấy sự tăng trưởng với tỷ lệ lớn 20 – 25% của EPS quý hiện tại so
với cùng kỳ năm trước.

Lưu ý:

 So sánh sự tăng trưởng EPS so với cùng kỳ, nhằm loại bỏ yếu tố thời vụ trong mỗi ngành nghề.
 Sự gia tăng EPS cần phải được hỗ trợ bởi tỷ lệ tăng trưởng doanh thu ít nhất 25% chứ không chỉ
bởi sự cắt giảm chi phí. Những doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng cao nhưng không đi kèm
tăng trưởng doanh thu thì nên đặt nghi vấn lớn.
 Thu nhập phải đến từ ngành nghề chính, loại bỏ các yếu tố đột biến chỉ xảy ra 1 lần như: bán bất
động sản, bán cổ phần đầu tư tài chính, chênh lệch tỷ giá,
 Khi một doanh nghiệp báo cáo tăng trưởng tốt, nên kiểm tra các doanh nghiệp khác trong cùng
ngành xem có đạt mức tăng trưởng hợp lí không.

A: Annual Earnings Increases (Tỷ lệ tăng EPS hàng năm)

 Các nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có tỷ lệ tăng EPS ổn định và đạt trên
25%/năm, tuy nhiên nên chú ý tới chu kỳ kinh doanh của từng ngành, từng công ty. Tiêu chí này
có thể giúp bạn loại bỏ khoảng 80% các cổ phiếu tồi.

Lưu ý:

 ROE đạt tối thiểu 17% nhưng phải xét đến đặc thù ngành, chẳng hạn ngành bán lẻ biên lợi
nhuận rất thấp. Với tiêu chí này ngoài đặt ra mức sàn tối thiểu, bạn nên so sánh với trung bình
ngành và chỉ chọn các doanh nghiệp có biên lợi nhuận tốt hơn trung bình ngành.
N: New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, sự quản lý mới, mức giá trần
mới)

 Giá cổ phiếu tăng sẽ bắt nguồn từ một số nhân tố nội tại nào đó. Những nhân tố này thường là
sản phẩm mới của công ty, ban giám đốc mới, phương thức quản lý mới hay mức giá đỉnh cao
mới của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
 Nếu xét thấy những nhân tố này có sự ổn định, không có biểu hiện đột biến theo chiều hướng
xấu, thì đó sẽ là một cổ phiếu có nhiều triển vọng tăng trưởng trên thị trường chứng khoán.

Lưu ý:

 Tìm lí do phía sau sự tăng trưởng của doanh nghiệp: sản phẩm mới, ban quản lí mới làm thay
đổi bộ mặt của doanh nghiệp, hoạt động độc quyền một dịch vụ.
 Đó cũng có thể là một chính sách tác động ngành, sự ưu đãi của nhà nước, mở rộng thị trường
hoạt động,….
 Quan trọng hơn là cổ phiếu đạt đỉnh giá mới trong 52 tuần.

S: Supply and Demand (Quy luật cung cầu)

 Nếu những nhân tố khác không đổi, bạn sẽ chọn mua một công ty có số lượng cổ phiếu phát
hành là 5 tỷ cổ phiếu hay một công ty chỉ có 50 triệu cổ phiếu?
 Ngoài ra, cũng cân nhắc ― nguồn cung trôi nổi, tức là số cổ phần có thể được mua bán một
cách tự do sau khi trừ đi các cổ phiếu được giữ lại bởi cổ đông lớn, ban lãnh đạo công ty…
 Sau khi tìm được công ty có số lượng cổ phiếu hợp lý, hãy kiểm tra tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn của
công ty. Tỷ lệ nợ càng thấp thì càng an toàn.

Lưu ý:

 Đây là yếu tố xét đến vấn đề cung — cầu cổ phiếu trên thị trường tự do.
 Trong mỗi chu kỳ, thị trường sẽ thay đổi lựa chọn dòng dẫn dắt từ các cổ phiếu vốn hóa cao
sang vốn hóa thấp và ngược lại, nhà đầu tư cần phải theo sát thị trường để có hành động sáng
suốt.
 Trên thị trường nên giao dịch cổ phiếu có khối lượng trên 100.000cp/ 1 ngày

L: Leader and Laggard (Cổ phiếu dẫn đầu hay đội sổ)

 Mua những công ty là số một trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Đó không phải là công ty lớn
nhất, hoặc nổi tiếng nhất mà đó là công ty có mức tăng trưởng EPS hàng quý, EPS hàng năm,
ROE, doanh thu và biến động giá cổ phiếu lớn nhất. Tránh mua những ― cổ phiếu thế vai với
hy vọng hào quang của công ty dẫn đầu sẽ phản chiếu lên nó.
Lưu ý:

 Các cổ phiếu dẫn đầu có thể là các cổ phiếu có quy mô lớn, các cổ phiếu đầu ngành, thu nhập
cao, thương hiệu nổi tiếng (Blue chips) cũng có thể là các cổ phiếu có tăng trưởng EPS cao,
ROE và biên lợi nhuận tốt nhất ngành.

I: Institutional Sponsorship (Sự ủng hộ của các tổ chức)

 Bạn nên mua những cổ phiếu thuộc sở hữu của các tổ chức như quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm,
ngân hàng,.. trong thời gian gần nhất và hãy đầu tư vào những cổ phiếu có tổng số cổ đông tổ
chức đang tăng lên theo quý gần nhất.

Lưu ý:

 Các định chế đầu tư là ngân hàng, quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ, các tập đoàn bảo hiểm, khối tự
doanh công ty chứng khoán… biến động giá phần lớn đều đến từ việc mua — bán của họ.
 Nên ưu tiên chọn cổ phiếu được các tổ chức lớn mua vào gần đây.
 Nhưng cũng cần lưu ý khi nội bộ và các tổ chức liên tục bán ra. Đó thường là một tín hiệu xấu.

M: Market Direction (định hướng thị trường)

 Ngay khi bạn đúng 6 yếu tố ở trên, nhưng nếu bạn sai về xu hướng thị trường chung, đảm
bảo bạn vẫn tổn thất nặng nề vì 75% số cổ phiếu sẽ đi cùng với xu hướng thị trường
chung. Bạn nên nghiên cứu thị trường chung mỗi ngày bởi vì sự đảo chiều có thể xảy ra bất cứ
ngày nào. Không có lý do gì để tranh cãi với thị trường.
 Kinh nghiệm mách bảo rằng nếu chống lại thị trường, có thể sẽ nhận được bài học đắt giá. Phải
biết quyết đoán để bảo vệ bản thân trước sự quay đầu giảm điểm của thị trường đặc biệt khi sử
dung margin.

3/ Kiểm soát hành động

Xin nhắc lại rằng trong đầu tư chứng khoán, Bạn không nhất thiết phải đúng 100% để có được lợi nhuận
tốt. Chỉ cần đúng 3 trong 5 thương vụ đầu tư và cắt lỗ sớm với 2 thương vụ còn lại, Bạn đã có được
khoản lợi nhuận tuyệt vời.

Đầu tư chứng khoán có tính xác suất, Bạn vẫn có thể thua lỗ ngay cả khi mọi phân tích có vẻ đã hoàn
chỉnh. Ngoài ra, chính bản thân Bạn trong quá trình đầu tư sẽ không ít lần “không nghe lời” và hành động
sai lầm.
Bởi vậy, đừng kỳ vọng mọi thứ phải 100% theo ý mình. Thay vào đó, Bạn cần một Chiến lược đầu tư
chủ động để có thể kiểm soát hành động và cân bằng lợi nhuận - rủi ro.

Chiến lược đầu tư chủ động

Là tập hợp các quy tắc kiểm soát hành động giúp Bạn hoàn toàn chủ động trong mỗi quyết định đầu tư;
không còn bị chi phối bởi cảm xúc hay sự thiếu quyết đoán; từ đó nâng cao xác suất chiến thắng mà vẫn
giảm thiểu được rủi ro.

Bước tiếp theo sẽ làm gì? Bạn phải luôn trả lời được câu hỏi đó. Các dự đoán tương lai có thể đúng
hoặc sai nhưng bạn phải vạch trước cho mình những phương án hành động cụ thể.

Kiểm soát cảm xúc

Trong đầu tư, hãy tắt hoàn toàn mọi dây thần kinh cảm xúc. Đừng bao giờ lắng nghe nó mà hãy lắng
nghe hệ thống quy tắc đầu tư của Bạn.

Đầu tư theo danh mục 3 - 5 mã

Nếu chỉ có 1 mã trong danh mục, Bạn sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn vào mã đó. Bạn sẽ quá vui mừng khi cổ
phiếu tăng giá hoặc quá chán nản khi cổ phiếu giảm giá khiến việc kiểm soát cảm xúc trở nên khó khăn
hơn bao giờ hết.

Nếu có quá nhiều mã trong danh mục, bạn sẽ khó có đủ năng lực và sự kiểm soát tốt đối với từng mã.

Vậy nên lời khuyên là hãy cân bằng trong một danh mục 3 - 5 mã.

Bài học cắt lỗ

Nên nhớ rằng “mọi khoản lỗ 50% đều bắt đầu từ những khoản lỗ 20%, và những khoản lỗ 20% đều bắt
đầu từ những khoản lỗ 10%”.

Bạn sẽ cần vạch ra mức cắt lỗ và khi chạm mức cắt lỗ đó nghĩa là thương vụ đầu tư của Bạn đang có
vấn đề ở đâu đó. Hãy kỷ luật và triệt để cắt lỗ sớm với mức lỗ tối đa từ 7 - 8%.

Định kỳ sau một khoảng thời gian, Bạn cũng cần cơ cấu lại danh mục bằng việc bán nhanh những cổ
phiếu thua lỗ (cổ phiếu yếu) và bán chậm những cổ phiếu có lãi (cổ phiếu mạnh).
Tôn trọng xu hướng thị trường

“Chỉ khi thủy triều rút mới biết ai ở truồng”. Khi thị trường đi lên, ai cũng là chuyên gia, nhưng khi mọi thứ
đảo chiều có đến 95% nhà đầu tư bắt đầu thua lỗ. Việc đầu tư từ lãi sang lỗ không phải điều hiếm gặp.

Bởi vậy, không phải lúc nào Bạn cũng cần có mặt trên thị trường. Mỗi năm chỉ cần kiếm tiền trong 1, 2
con sóng tăng đã là quá đủ. Hãy kiên nhẫn đứng ngoài và chờ đợi cơ hội.

“Đừng cố chống lại xu hướng thị trường vì nó lớn hơn Bạn rất nhiều”.

Quy tắc T+5

Sau các điểm mua chuẩn, cổ phiếu vẫn có thể điều chỉnh ở những phiên sau đó nhưng đa số sẽ có 1
phiên tích cực tiếp theo trong phạm vi T+5 (tính 5 phiên sau điểm mua chuẩn).

Trường hợp vi phạm quy tắc T+5 có thể cân nhắc bán dần cổ phiếu với tỷ lệ đề xuất 1/3 lượng dự kiến.

Quy tắc hành động muộn trong biên an toàn

Biên an toàn là vùng giới hạn (thông thường có biên độ từ 10 - 15%) quanh nền tảng tích lũy (đối với
điểm mua) và quanh vùng đỉnh (đối với điểm bán) được xác định để tránh việc mua/bán muộn.

Bạn chỉ nên mua/bán muộn trong biên an toàn sau tối đa 3 phiên với biên độ +/- 4% so với điểm
mua/điểm bán chuẩn.
Điểm mua muộn trong biên an toàn của VGC

PHẦN 3: CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH SEPA – SPECIFIC ENTRY POINT ANALYSIS (Mark Minervini)

Phương pháp SEPA – Phân tích điểm mua cụ thể - Cho phép bạn tìm ra các siêu cổ phiếu tiềm năng.
Mục tiêu của SEPA là sử dụng tất cả các thông tin thích hợp sẵn có và chỉ ra thời điểm mua hợp lý với
khả năng lớn có được tỷ suất lãi/ lỗ cao.

Phương pháp này kết hợp các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp với các yếu tố kỹ thuật của cổ phiếu. Các
tiêu chí của SEPA được rút ra từ những nghiên cứu kỹ lưỡng, được ứng dụng qua hàng thập niên giao
dịch trong thế giới thực và các sự kiện có thể theo dõi được, không phải là các quan điểm cá nhân hay lý
thuyết học thuật.

1/ Luận điểm đầu tư - Bốn thành phần then chốt của SEPA

a/ Xu hướng (Trend): khi ở trong giai đoạn siêu cổ phiếu, tất cả các cổ phiếu tăng giá mạnh đều có xu
hướng được định nghĩa rõ ràng. Xu hướng này có thể sớm được nhận diện trước khi cổ phiếu tăng giá
mạnh.

b/ Nền tảng cơ bản tốt (Fundemental): hầu hết các siêu cổ phiếu trong giai đoạn tăng giá mạnh đều
được chi phối trong sự cải thiện lợi nhuận, doanh thu và lợi nhuận biên. Các biến số này thường có thể
được nhìn thấy trước khi bắt đầu giai đoạn cổ phiếu tăng giá mạnh.

c/ Chất xúc tác (Catalyst): mỗi cổ phiếu khi tạo ra mức tăng giá lớn đều phải có một chất xúc tác nằm ở
phía sau. Chất xúc tác này không hiển hiện ra trước mắt, nhưng chỉ cần chịu khó nghiên cứu tìm hiểu
một chút về câu chuyện của công ty sẽ giúp bạn có thể tìm ra bí mật để một cổ phiếu trở thành siêu cổ
phiếu. một sản phẩm mới bán chạy có thể là lời giải thích hợp lý cho sự tăng trưởng doanh số cao trong
giai đoạn giá tăng mạnh.
Ví dụ: Yếu tố N trong CANSLIM, việc doanh nghiệp nhận được các chứng chỉ mới trong ngành, một hợp
đồng béo bở mới giành được, hoặc một vị CEO tài năng có thể khiến giá tăng mạnh… Bất kể lý do gì,
đằng sau các siêu cổ phiếu, luôn luôn có một chất xúc tác mạnh được các nhà đầu tư tổ chức ưa thích.

d/ Điểm mua hợp lý (Entry Point): Hầu hết các siêu cổ phiếu đều phải cho bạn ít nhất một hoặc nhiều
cơ hội để bắt con sóng lớn. Định thời điểm mua và bán đúng cực kỳ quan trọng. Jesse Livermore nói
rằng: “Định thời điểm là tất cả” (“Timing is everything”). Nếu như định thời điểm mua không chinh xác sẽ
khiến bạn bị dính lệnh dừng lỗ một cách không cần thiết. Trong khi việc định sai thời điểm bán sẽ khiến
bạn mất đi một phần lợi nhuận có được.

2/ Các bước trong quá trình tìm kiếm siêu cổ phiếu của phương pháp SEPA:

Bước 1: Lọc Xu hướng cổ phiếu

Đầu tiên, các cổ phiếu phải đáp ứng được tiêu chí Xu hướng để được xem là ứng viên siêu cổ phiếu:

CỔ PHIẾU TĂNG BỀN VỮNG CỔ PHIẾU TĂNG NGẮN HẠN

1/ Xu hướng tăng ** 1/ Break out khỏi xu hướng giảm **

2/ Nằm trên MA10 2/ Nằm trên MA10

3/ MACD ( Tháng/ Tuần/ Ngày) > 0 và cắt lên 3/ MACD Tháng chưa cắt lên Signal ( hoặc
Signal ** cắt lên nhưng <0 ) – Tuần/Ngày đã cắt lên
Signal **
4/ Tìm vùng tích lũy hoặc mới bức phá khỏi
vùng tích lũy 4/ Tìm vùng tích lũy hoặc mới bức phá khỏi
vùng tích lũy

Bước 2: Tìm hiểu về cơ bản của CP

Các cổ phiếu sau khi đáp ứng được tiêu chí xu hướng tăng hoặc break khỏi xu hướng giảm của bước 1
sẽ được tiếp tục quan sát để nghiên cứu cơ bản trong bước 2. Kinh nghiệm của Mark Minervini cho thấy
95% cổ phiếu đáp ứng bước 1 bị loại sau khi lọc các tiêu chí cơ bản.

Sử dụng file CANSLIM để kiểm tra xem doanh nghiệp có thỏa mãn 2 yếu tố định lượng C và A, cụ thể:

Yếu tố C:

 EPS quý gần nhất tăng tối thiểu 18 - 20% so với cùng kỳ năm trước?
 Cổ phhiếu duy trì tăng trưởng EPS trong 2 quý liên tiếp?
 Tốc độ tăng trưởng EPS qua từng quý đang gia tăng hay sụt giảm?
 Sự tăng trưởng EPS quý hiện tại có được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng doanh thu tối thiểu 20% so
với doanh thu quý cùng kỳ năm trước chứ không phải sự cắt giảm chi phí?

Yếu tố A:

 EPS có tăng trưởng liên tục trong 3 năm?


 Tỷ lệ tăng trưởng EPS hàng năm có trên 25%?
 ROE năm có đạt 17%?

Bước 3: Tìm Chất xúc tác - thông tin hỗ trợ, câu chuyện để trao đổi với KH

Tìm thông tin tích cực về doanh nghiệp trên các trang mạng xã hội đáng tin cậy:

 Cafef.vn; Ndh.vn; Vietstock.vn; tinnhanhchungkhoan.vn; vneconomy.vn ….

Tìm báo cáo phân tích của các CTCK – để hiểu sâu hơn về hoạt động kinh doanh cốt lõi:

CTCK Tài khoản Password


SSI tuanda@ssi.com.vn Quyt@cso1
VCSC tuantheland@gmail.com quytacso1
HSC 011C092412 123abc456
BSC 002C021144 1111111111
… … …

Tìm câu chuyện về ngành của CP (thường KH thích thông tin này)

 Nghiên cứu và phân tích các thông tin thu thập được có thỏa các yếu tố còn lại của
CANSLIM: N, S, L, I, M hay không, có điểm nhấn đầu tư, triển vọng tăng trưởng, câu
chuyện nào là chất xúc tác cho việc giá cổ phiếu tăng mạnh không? (đây phải là những
câu cheuyện có khả năng ảnh hưởng tích cực đến doanh thu, lợi nhuận, EPS, lợi nhuận
biên… của doanh nghiệp trong thời gian tới)

Bước 4: Cổ phiếu nào thỏa 3 bước đầu thì quay lại việc xác định điểm mua – bán

Điểm mua SMALL BUY Điểm bán SMALL SELL


 Cổ phiếu đã hình thành nền tảng tích lũy  Cổ phiếu đã bước vào kênh xu hướng
chặt chẽ và cho dấu hiệu kích hoạt một tăng nhưng đang suy yếu và có dấu hiệu
xu hướng tăng ở mức độ tích cực. thay đổi xu hướng sang đi ngang hoặc đi
 Giá cổ phiếu thường break out lên trên xuống.
một ngưỡng kháng cự nào đó:  Giá cổ phiếu thường break down xuống
 Giá tăng tích cực ≥ 2%. dưới một ngưỡng kháng cự nào đó:
 Khối lượng ≥ TB KLGD 20 phiên gần  Giá giảm tiêu cực ≤ -2%.
nhất.  Khối lượng lớn.
 Tỷ lệ giải ngân đề xuất: 1/3 lượng dự  Tỷ lệ chốt bán đề xuất: 1/3 lượng dự
kiến. kiến.

Điểm mua BIG BUY Điểm bán BIG SELL

 Cổ phiếu đã hình thành nền tảng tích lũy  Cổ phiếu đã bước vào kênh xu hướng
chặt chẽ và cho dấu hiệu kích hoạt một tăng nhưng đang suy yếu và có dấu hiệu
xu hướng tăng ở mức độ bùng nổ. đứt gãy xu hướng sang đi ngang hoặc đi
 Giá cổ phiếu thường break out lên trên xuống.
một ngưỡng kháng cự nào đó:  Giá cổ phiếu thường break down xuống
 Giá tăng bùng nổ ≥ 4%. (phiên bùng nổ dưới một ngưỡng kháng cự nào đó:
càng tăng mạnh càng tốt)  Giá giảm mạnh ≤ -4%.
 Khối lượng đột biến ≥ 150% TB KLGD 20  Khối lượng ≥ TB KLGD 20 phiên gần
phiên gần nhất. nhất.
 Tỷ lệ giải ngân đề xuất: 2/3 lượng dự  Tỷ lệ chốt bán đề xuất: 2/3 lượng dự
kiến kiến.
 Cắt lỗ không một ngoại lệ khi cổ phiếu
giảm ≤ -7%.

Quy tắc mua cần nhớ: Quy tắc bán cần nhớ:

 Chỉ mua cổ phiếu ở xu hướng tăng.Luôn  Phải mua cổ phiếu chính xác tại thời điểm
có phương án hành động khi xu thế giảm mua và kỷ luật
bắt đầu  Không mua thêm cổ phiếu khi giá tăng lên
 Không tiếp tục mua khi cổ phiếu phá vỡ 5% từ điểm mua. Sau đó bán cổ phiếu khi
nền giá thứ 4, 5. chúng đã tăng 10 - 15%
 Tập trung vào những cổ phiếu có tốc độ  Mua vì lý do gì thì bán vì lí do đấy.
tăng trưởng lợi nhuận lớn
 Mua những cổ phiếu đang được mua bởi
những nhà đầu tư tổ chức. tránh mua
những cổ phiếu đang bán mạnh.

Kết luận:

 Viết hoặc liên kết các bước thành quy trình trình bày cụ thể với KH
 Việc tư vấn KH nên dựa trên yếu tố cơ bản, tránh nói về kỹ thuật
 Khi nói nhớ trao đổi điểm mua – điểm bản – điểm stoploss.

Các ví dụ điển hình về nguyên tắc xác định điểm mua - bán

Điểm mua

Tín hiệu điểm mua của HBC


Tín hiệu điểm mua của VCS

Tín hiệu điểm mua của APC


Tín hiệu điểm mua của VNM

Tín hiệu điểm mua của SHS


Tín hiệu điểm mua của CVT

Điểm bán

Tín hiệu điểm bán của CVT


Tín hiệu điểm bán của HBC

Tín hiệu điểm bán của KSB


Tín hiệu điểm bán của PNJ

Tín hiệu điểm bán của FCN

Điểm mua bị lỗi


Tín hiệu mua – sau đó giá diễn biến xấu VCG

Tín hiệu mua – sau đó giá diễn biến xấu CTG


Tín hiệu mua – sau đó giá diễn biến xấu PLX

You might also like