You are on page 1of 8

[Type text]

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THỊ TRƯỜNG ĐÁY


Thị trường đang bước vào những ngày tiêu cực nhất vào những ngày đầu năm 2016,
có rất nhiều điều tiêu cực với bối cảnh hiện tại, tuy vậy tôi còn ghi nhớ một câu thế này của
một nhà đầu cơ thiên tài Livermore: “Nền kinh tế có thể thay đổi, túi tiền, những khuôn
mặt, nhà môi giới và công nghệ có thể thay đổi nhưng thị trường chứng khoán không thay
đổi”, điều này được ông giải thích bởi thị trường chứng khoán phản ánh tâm lý của con
người, mà con người không thay đổi nên thị trường chứng khoán cũng vậy.
Câu này đúng hay sai, dựa vào kinh nghiệm của từng người mà có thể đưa ra kết
luận. Riêng bản thân tôi, từ khi tham gia chính thức thị trường chứng khoán từ tháng
3/2014, ở thời điểm đỉnh điểm của sự kiện Biển Đông cho tới thời điểm này, thông qua sự
trải nghiệm, thì câu trên rất đúng. Ở 4 lần đáy là sự sợ hãi, tin xấu ra liên tục, nhà đầu tư
hoảng loạn, tất cả dường như sẽ còn tồi tệ hơn, nhân viên môi giới thà ngồi nói chuyện
phím ở quán cafe hơn là nói chuyện cổ phiếu, ở thời điểm đó, lại chính là khởi nguồn cho
một đợt lên giá. Ở những lần đỉnh, những nụ cười, sự thỏa mãn, sự lạc quan, kỳ vọng một
đợt lên giá mạnh hơn, nhân viên môi giới và nhà đầu tư bàn tán sôi nổi về cổ phiếu, và hầu
như “phím” mã nào cũng đúng, tin tốt cũng ra liên tục, thời điểm đó lại là thời điểm cho
đợt sụt giá manh mẽ hơn lần lên trước đó. Và chu kì cứ thế lặp đi lặp lại, điều buồn cười ở
chỗ, hầu như nó không thay đổi, chỉ có thông tin tác động là thay đổi.
Chính vì lẽ đó, chúng ta sẽ cùng xem ở thời điểm 4 lần đáy, đặc điểm chung của
chúng là gì. Bài viết có tham khảo bài phân tích của chứng khoán BSC. Hãy cùng điểm lại
4 lần đáy

1) Sự kiện Biển Đông:


 Một trong những sự kiện đang nhớ nhất trong lịch sử khi một lần nữa chúng ta lại
được chứng kiến một đợt “múa bên trăng”, còn nhớ ngày đó khi tôi còn làm ở
phòng dịch vụ chứng khoán BSC, những tài khoản margin bán bằng mọi cách
nhưng không thể bán được bởi vì cũng chẳng có ai mua mà bán, lúc đó mọi thứ rất
tồi tệ, tôi nghĩ trong 4 lần giảm điểm thì lần biển đông là nhanh và kinh khủng nhất.

1
[Type text]

 Thị trường giảm điểm với thanh khoản èo uột, sau đó giảm một cách nhanh chóng
với khối lượng bán ra cực lớn và với biên độ cũng lớn không kém, đóng
phiên VNindex ở mức 527đ giảm 30đ (-5.9%) ngày thứ hai tăng 20đ trở lại, +2.9%
thanh khoản cũng cao hơn nhưng ngay ngày hôm sau, thị trường lại giảm 25đ, phá
toàn bộ thành quả tăng 20đ, nhà đầu tư lại lo sợ, lệnh bán tràn ngập. Một kí ức
khủng khiếp.
 Tuy vậy, áp lực bán giảm dần các ngày sau, lần đầu tiên ngày 14/5 là phiên
tăng điểm ấn tượng, đóng cửa cao hơn phiên 13/5, tăng 19đ +3%, thanh khoản vẫn
cao hơn khối lượng giao dịch 20 ngày. Cùng với đó là khối ngoại và tự doanh mua
ròng, báo hiệu một đợt đảo chiều. Vào đầu tuần sau, tức thứ hai ngày 19/5, Vnindex
đóng cửa cao hơn 1 tuần trước đó, thị trường chính thức đi lên.
 Đây là năm của cổ phiếu dầu khí, nhưng thông thường tôi nhớ rõ nhất là cổ phiếu
chứng khoán tăng lên cũng rất ấn tượng.
Hình 1.1. Đồ thị VNIndex tháng 5 năm 2014

(Nguồn: Amibroker - Đề xuất của tác giả)

2
[Type text]

2) Sự kiện giá dầu và thông tư 36:


 Không một ai có thể tưởng tượng ra ngày hôm nay giá dầu chỉ còn 30$/thùng, khi
mà cách đây 18 tháng nó có giá 110$/thùng, giảm 63% giá trị, làm thay đổi nền
kinh tế của nhiều đất nước, và cả thị trường chứng khoán. Nếu như Biển Đông
người ta thường gọi là cái chết nhanh chóng thì sự kiện giá dầu lại theo kiểu bào
mòn tài khoản một cách từ từ. Và thường thì, cái gì kéo dài thường kinh khủng hơn.
 Thanh khoản cũng thường bắt đầu thấp trước một đợt sụt giảm mạnh, sau đó chỉ số
giảm mạnh với khôi lượng giao dịch đột biến, chỉ số giảm -17đ vào mức 3.2% với
khối lượng cao nhất. Ngay sau đó thị trường bắt đầu ổn định, đợt đảo chiều xác
nhận vào thứ 2 tuần sau với phiên tăng +10đ tương đương 2.8%, tuy nhiên khối
lượng khá thấp.
 Thời gian tăng điểm sau đó cũng không quá dài, khối lượng khớp cũng ở mức trung
bình, đây là thời kì của cổ phiếu ngân hàng.
Hình 1.2. Đồ thị VNIndex tháng 3 năm 2015

(Nguồn: Amibroker - Đề xuất của tác giả)

3
[Type text]

3) Sự kiện thông tư 36 và Margin


 Nguồn tiền bị thu hẹp sau thông tư 36 đó là điều không thể bàn cãi. Đây là thời kì
các công ty chứng khoán tăng vốn hoặc mở room cho nhà đầu tư ngoại. Tuy nhiên,
thông tư 36 khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam phản ứng tiêu cực, lúc này
đây, còn có thông tin của dàn khoan Hải Dương 981 một lần nữa quay trở lại Biển
Đông, nhà đầu tư lo sợ và bán tháo mạnh, thị trường rớt -15đ tương đương 3.1%,
nỗ lực phục hồi sau đó không thành công khi gần như thị trường đi ngang cả tuần
sau đó, không hề có sự bứt phá cả về giá và khối lượng.
 Sau 2 tuần, thị trường rớt khỏi mốc 540đ, đây được coi là mốc quan trọng lúc bấy
giờ của các công ty chứng khoán, tuy nhiên giá giảm không nhiều nhưng khối
lượng thì tăng lên đáng kể so với cả tuần trước, điều này khiến nhà đầu tư lo sợ, bán
ra một cách nhanh chóng khi rớt ra khỏi mốc này, thị trường ngày hôm đó đóng cửa
ở 529đ, rớt hơn -7đ dẫn đến thị trường giảm -1.6%.
 Tuy nhiên ngay sau đó thị trường có đợt phục hồi, mà xác nhận tăng ngay sau đó
khi thứ 4 tăng lên +14đ tương đương 2.5%, khối lượng đột biến so với 1 tháng
trước, đây là thời kì của những cổ phiếu nới room và dòng ngân hàng được kỳ vọng
với khẩu hiệu “cổ phiếu vua trở lại”.
Hình 1.3. Đồ thị VNIndex tháng 5 năm 2015

(Nguồn: Amibroker - Đề xuất của tác giả)

4
[Type text]

4) Sự kiện tỷ giá và Trung Quốc:


 Đây có thể nói là sự kiện đáng chú ý nhất, bởi sự kiện này tác động tới toàn thế
giới, các chỉ số chứng khoán chao đảo vì Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ. Rõ
ràng, sự kiện này có tác động mạnh mẽ, không chỉ trong ngắn hạn mà dài hạn chắn
chắn cũng sẽ có tác động không nhỏ tới nền thương mại toàn cầu.
 Trước khi có đợt giảm mạnh ở điểm đáy của thị trường, thì cũng như những lần
trước, thanh khoản giảm mạnh, sau đó bất ngờ giảm mạnh tới -24đ tương đương
giảm 5.3% với khối lượng đột biến, nhiều cổ phiếu nằm sàn.
 Ngày hôm sau thị trường tiếp tục giảm sâu, nhưng bất ngờ vào cuối phiên, lực mua
tăng mạnh, khiến cho chỉ số tăng lên tới +19đ tương đương tăng 3.7% so với thấp
nhất là 511đ. Khối lượng mua vào tương đương với đợt giảm điểm trước, ngày hôm
sau thị trường tiếp tục tăng điểm ấn tượng 3% đóng cửa ở 545đ. Thị trường bắt đầu
đi lên từ đây, đây là thời kì của các cổ phiếu ngành càng biển và cổ phiếu các
doanh nghiệp mà SCIC thoái vốn.
Hình 1.4. Đồ thị VNIndex tháng 8 năm 2015

(Nguồn: Amibroker - Đề xuất của tác giả)

5
[Type text]

ĐIỂM CHUNG

Chúng ta vừa điểm qua 4 lần giảm điểm gần đây nhất, vậy điểm chung trước và sau ở
lúc thị trường mà chúng ta thường goi là đáy là gì:
 Giống như cơn sóng thần, đầu tiên nước biến sẽ rút mạnh, sau đó một cơn sóng thần
sẽ ập tới, thị trường chứng khoán cũng vậy, trước khi có đợt sóng giảm mạnh, báo
hiệu sự kết thúc, sẽ là một khoảng thời gian ngắn của thanh khoản ngắn (cá nhân tôi
nghĩ giá trị thấp sẽ là tốt hơn so với khối lượng, bởi khối lượng có khi đại diện cho
những mã giá thấp, trong khi đó VN30 chiếm tới 80% điểm số và giá trị giao dịch
của toàn thị trường) sau đó sẽ cuốn trôi đi tất cả bằng một giảm điểm mạnh với khối
lượng lớn, nhiều cổ phiếu nằm sàn.
 Trong quãng thời gian này rất nhiều tin xấu xảy ra, đa số đều tin rằng thị trường sẽ
còn giảm mạnh nữa.
 Sau đó sẽ có một đợt tăng điểm mạnh, trên diện rộng, thường thì tăng trên 2.5% trở
lên.
 Lúc này, có thể 80% xác nhận đợt vừa rồi là đáy của thị trường. Sau đó thị trường có
tăng lên nhưng thanh khoản ở mức trung bình, vì lúc này lượng cổ phiếu bị kẹt từ lần
trước vẫn chưa được xả ra, ngoài ra nhà đầu tư vẫn còn e ngại.
 Có cổ phiếu dẫn dắt, biển đông là dầu khí, rồi đến ngân hàng, SCIC thoái vốn.
 Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng.
 Có thông tin hỗ trợ tích cực (nới room, tái cơ cấu,…)
 Chỉ số thường tăng ở tuần sau của đợt giảm điểm mạnh trước đó.
Vậy hiện tại thị trường Việt Nam ở thời điểm hiện tại này đang ở đâu? Thẳng thắn mà
nói nhìn quá khứ thì ai cũng nói được, nhưng nhìn vào hiện tại và tương lai để dự
đoán thì quá khó. Người có thể dự đoán được giá cổ phiếu chắc chỉ có thánh, mà thánh thì
chỉ có trong các câu chuyện viễn tưởng. Nhưng dựa vào điểm chung ở trên, dựa vào lịch sử
và lý thuyết thị trường chứng khoán không bao giờ thay đổi, chúng ta sẽ thử dự đoán thị
trường.

6
[Type text]

Nói về bối cảnh hiện tại: Tin xấu nhất lúc này có lẽ sự tác động của chứng khoán toàn
cầu, với sự giảm mạnh của Trung Quốc thì cả thị trường tài chính chao đảo, ngoài ra việc giá
dầu giảm ảnh hưởng rất tiêu cực tới các cổ phiếu năng lượng, vốn chiếm tỷ trọng cao ở cả hai
sàn HSX và HNX, cổ phiếu ngành ngân hàng sau thời gian tăng giá cũng giảm mạnh. Trụ đỡ
hiện tại chỉ còn VIC. Thông tin nhân sự Đảng cũng khiến cho nhà đầu tư do dự, bởi điều này
quyết định quyết sách và đường hướng của Việt Nam trong những năm tới. Khối ngoại vẫn
tiếp tục bán ròng là những thông tin khá tiêu cực.
Hình 1.5. Đồ thị VNindex ngày 19/1/2016

(Nguồn: Amibroker - Đề xuất của tác giả)

Trước đó một tuần, chúng ta thấy thanh khoản được giao dịch ở mức trung bình, tuy vậy
giá trị giao dịch không cao, dao động từ 1200-1500 tỷ, đây có thể coi là vùng trũng với giá trị
giao dịch thấp, còn khối lượng chủ yếu rơi vào các cổ phiếu giá thấp mà đặc biệt là FLC.

7
[Type text]

Tuy không đạt được thanh khoản sụt giảm mạnh như chúng ta đề cập, nhưng như thế
cũng có thể coi là đủ. Sau vùng này, giá bắt đầu rớt mạnh với nhiều cổ phiếu nằm giàn, sắc
đỏ chiếm trên diện rộng, giảm điểm với khối lượng lớn, lực bắt đáy khá tốt ở cuối phiên.
Ngày 19/1 có đợt tăng giá khá tốt, nhiều cổ phiếu lớn có đợt tăng giá khá như VCB,
BVH,… các cổ phiếu đầu cơ cũng đồng thời tăng trần. Tăng giá trên diện rộng là một điều
kiện khá tốt. Tuy vậy đợt tăng giá này chỉ ở mức khá, VNindex tăng 9.4đ tương đương tăng
1.79%, chưa đáp ứng điều kiện tăng là 2.5%, ngoài ra khối ngoại tiếp tục bán ròng.
Nếu linh hoạt hơn với lực bắt đáy hôm qua cộng với đợt tăng điểm ngày hôm nay thì có
thể nói thị trường đã tăng lên 3.2% tức 17đ so với điểm thấp nhất.
Thị trường đã đáy???
Có lẽ tôi sẽ quan sát thêm cho đến hết tuần. Thông thường đợt tăng điểm tốt nữa sẽ diễn
ra 2,3 ngày nữa hoặc tuần sau. Nhưng hiện tại với điều kiện thế này, theo tôi cũng là tích cực
rồi. Nhiều cổ phiếu cũng đã rơi về vùng giá hấp dẫn để tích lũy. Nếu có thể với những nhà
đầu tư đang cầm tiền, có thể thử mở vị thế mua 30% tiền mặt của mình.

THE END

Người thực hiện: Đoàn Quốc Tuấn


(Trình bày: Võ Thiên Thảo Hà)

You might also like