You are on page 1of 20

TỔNG HỢP VỀ SÓNG ELLIOT

I. LÝ THUYẾT DOW NỀN TẢNG CỦA LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOT

1. Nguyên lý thứ nhất: Thị trường luôn có xu thế hoặc tăng hoặc giảm giá:

2. Nguyên lý thứ 2- Ba xu thế thị trường:


• Xu thế cấp 1: là xu thế tăng/giảm kéo dài trên dứới 1 năm, giá thay đổi >
20%.
• Xu thế cấp 2: chen giữa xu thế cấp 1, và đi ngược với xu thế cấp 1.
• Xu thế cấp 3: chen giữa xu thế cấp 2, ít biến động, là giai đoạn làm giá tốt
nhất.

3. Nguyên lý thứ 3 – diễn biến Xu thế cấp 1: Là xu thế dài hạn tăng hoặc đi giảm trên
dưới 1 năm. được gọi là thị trường con bò tót (Bull marker) và ngược lại là thị
trường con Gấu (Bear market):
- Mỗi đợt giá tăng mới lại đạt mức cao hơn đợt giá tăng lần trước (đỉnh sau cao hơn)
và cứ mỗi đợt điều chỉnh giá (reaction reaction), mức giảm giá không nhiều hơn
đợt giảm giá lần trước (đáy sau cao hơn).
- Ngược lại, trong thị trường giảm giá, mỗi đợt mới giá giảm lại đạt mức thấp hơn đợt
giá giảm lần trước (đỉnh sau thấp hơn) và mỗi đợt tăng giá tiếp theo không đủ sức
đưa mức giá trở về mức tăng giá đợt trước (đáy sau sâu hơn).
4. Nguyên lý thứ 4 - Xu thế cấp 2: Là các diều chỉnh của xu thế cấp 1, Thường kéo dài
từ 3 tuần đến vài tháng. Giá thường đảo chiều giá trị khoảng 1/3 đến 2/3 của đợt
tăng/giảm trước đó.

5. Nguyên lý thứ 5 - Xu thế cấp 3: Là các biến động nhỏ từ 6 ngày đến < 3 tuần, dể bị
thao túng.

6. Nguyên lý thứ 6 – Tâm lý người đầu tư: Hãy xét thị trường con bò tót (Bull market)
Xu thế cấp một tăng giá được chia thành ba giai đoạn:
• Giai đoạn tích tụ: Nhà đầu tư có tầm nhìn họ cảm nhận được rằng tình hình
thị trường tuy đang bị đè nén và bi quan nhưng sẽ đảo chiều. Lúc này các tin
tức và các phân tích cơ bản vẫn phản ánh tình hình tồi tệ của kinh tế. Giao
dịch thị trường ở mức trung bình nhưng bắt đầu các đợt tăng giá nhỏ.
• Giai đoạn 2 -Tăng giá mạnh & vững chắc: Giao dịch trên thị trường tăng lên
do có các thông tin tốt lành về tình hình kinh doanh, gây nên sự chú ý của
công chúng --> PTKT hốt bạc.
• Giai đoạn 3 - sôi động: Thị trường cháy bỏng và công chúng lao vào giao
dịch. Lúc này báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng suốt ngày nói
về sự thần kỳ của thị trường chứng khoán, nhìn quanh ai cũng kiếm được
tiền.
7. Nguyên lý thứ 7 Tâm lý đầu tư trong thị trường con gấu:
• Giai đoạn 1 - phân phối: bắt đầu từ giai đoạn 3 của thị trường con bò tót;
Nhà đầu tư có tầm nhìn cảm nhận được rằng lợi nhuận đã đạt mức đặc biệt
cao và bắt đầu bán cổ phiếu – hàng hóa mình nắm giữ.
• Giai đoạn 2 - hoảng loạn: Số người mua giảm đi đáng kể, còn những người
bán thì mất bình tĩnh: Giá giảm đột ngột + KL tăng không bình thường. Sau
giai đoạn hoảng loạn là một giai đoạn tương đối lâu của xu thế cấp 2 hồi
phục hoặc củng cố, và sau đó là đến giai đoạn 3.
• Giai đoạn 3 - bán bắt buộc: đây là giai đoạn đặc trưng bởi việc bán bắt buộc
của những người nắm giữ cổ phiếu hoặc hàng hóa trong giai đoạn hoảng
loạn, hoặc đã mua trong giai đoạn hoảng loạn vì giá lúc đó có vẻ là rẻ so với
nhiều tháng trước đó.
+ Các tin tức về tình hình kinh doanh bắt đầu xấu đi
+ Giá giảm không đột ngột, nhưng người mua bắt buộc bán vì cần tiền
+ Các cổ phiếu có độ tín nhiệm cao (BlueChips) giảm giá từ tốn hơn
Thị trường tập trung chú ý những CP này. Thị trường con gấu kết thúc khi mọi
khả năng về các tin tức xấu đã được đón nhận hết, và thị trường kết thúc trước khi
các tin tức xấu chấm dứt. Giai đoạn đầu của thị trường con bò tót là giai đoạn cuối
của thị trường con Gấu và ngược lại. Vòng quay lại tiếp diễn và luôn đúng như vậy
trăm năm qua.
8. Nguyên lý thứ 8 - Hai chỉ số trung bình phải cùng xác nhận cho nhau: Một loại chỉ
số không thôi chưa đủ xác nhận tín hiệu bước ngoặt của xu thế Cần nhiều chỉ số.

9. Nguyên lý thứ 9 - Khối lượng tỷ lệ với xu thế: Hoạt động giao dịch có xu hướng
tăng lên khi giá hướng theo xu thế cấp một:
• Thị trường con bò tót: Giá tăng -> KL tăng, giá giảm <-> Khối lượng giao
dịch giảm.
• Thị trường con gấu: Giá giảm <-> KL tăng, giá hồi phục <-> Khối lượng
giao dịch bị ngưng trệ.

10. Nguyên lý thứ 10: Đôi khi xu thế cấp 2 được thay thế bởi khung dao động (đường
rẽ ngang): - Hộp chữ nhật là diễn biến đi ra ngoài chiều hướng của chỉ số bình
quân, kéo dài trong hai ba tuần hoặc vài tháng, trong đó giá thường dao động trong
biên độ 5%. Hộp (đường rẽ ngang) càng kéo dài và biên độ càng nhỏ thì càng có
nhiều khả năng sẽ xảy ra tiếp tục xu thế cấp một.

11. Nguyên lý thứ 11- Chỉ sử dụng giá đóng cửa: Dow cho rằng Giá đóng cửa mang
theo tâm lý & kỳ vọng vào phiên giao dịch sau đó.

12. Nguyên lý thứ 12: Xu thế cần được coi là vẫn tiếp diễn cho đến thời điểm khi việc
đảo chiều đã được tín hiệu báo hiệu đưa ra một cách chắc chắn.
Sau này, lý thuyết sóng của Elliot đã trở thành một bổ sung hoàn hảo cho Dow.
Thập niên 50 của thế kỷ trước, Nicolais Darvas nghiên cứu các khung giao dịch
của xu thế Dow và đưa ra lý thuyết hộp; 1953, nhiều nhà tín dụng ngân hàng tạo
dựng thị trường giao dịch ngoại hối (Foreign Exchange – Forex), các kỹ thuật phân
tích đồ thị dựa trên những lý thuyết trên ra đời và liên tục bổ sung cho đến ngày
nay phát triển thành trường phái phân tích kỹ thuật.

II. LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOT


1. MẪU HÌNH SÓNG CƠ BẢN
Một chu kỳ hoàn chỉnh gồm :
• Sóng đẩy: 1, 3, 5. Sóng hiệu chỉnh 2, 4.
• Sóng điều chỉnh A,B,C
• Tất cả cùng tồn tại trong kênh giá

2. QUY TẮC ĐẾM SÓNG


1. Sóng 2 không được vượt qua dưới điểm bắt đầu của sóng 1. Nói cách khác,
nó luôn ngắn hơn 100% chiều dài sóng 1.
2. Thông thường sóng 3 dài nhất. Đôi khi là sóng 1 hoặc 5 nhưng sóng 3 không
được là sóng ngắn nhất trong số các sóng 1,3 và 5 (hình).

3. Sóng 4 không chồng lên sóng1, ngoại trừ sóng1,5 của một cấp bậc cao hơn.
Tuy nhiên thựctế đôi khi chấp nhận bóng nến chồng lên sóng 1.
4. Quy tắc xen kẽ: sóng 2 và sóng 4 phải là sóng mở để hình thành các dạng
bước sóng khác nhau.

Ở CẤP ĐỘ SÓNG LỚN HƠN: TỔNG SỐ BƯỚC SÓNG TRONG 1 CHU KỲ


SÓNG LỚN NHƯ HÌNH VẼ

3. TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG TẠI CÁC BƯỚC SÓNG


Một dãy sóng 5-3 điển hình trong thị trường tăng trưởng “bò húc”

Dưới đây là phân tích một con sóng 5-3 điển hình của thị trường trong giai đoạn
tăng trưởng - “bò húc”. Cũng con sóng 5-3 này trong Thị trường suy thoái– “gấu
ngủ” sẽ được vẽ hoàn toàn ngược lại.

- Sóng chủ số 1:
+ Đợt sóng đầu tiên này là có điểm xuất phát từ thị trường con gấu (suy
thoái), do đó sóng 1 ít khi được nhận biết ngay từ đầu.
+ Các thông tin cơ bản về các công ty niêm trước vẫn đang là thông tin
tiêu cực. Chiều hướng của thị trường trước khi sóng 1 xảy ra chủ yếu vẫn
là thị trường suy thoái.
+ Những nhà phân tích cơ bản vẫn đang tiếp tục điều chỉnh thu nhập kỳ
vọng thấp xuống so với dự kiến.
+ Khối lượng giao dịch có tăng chút ít theo chiều hướng giá tăng. Tuy
vậy việc tăng này là không đáng kể. Do đó nhiều nhà phân tích kỹ thuật
không nhận ra sự có mặt của đợt sóng số 1 này.
+ Nhịp tăng của sóng 1 rất khó dự đoán đến điểm nào nên NĐT xem xét
nếu cổ phiếu đó tăng từ 20-40% xem xét chốt lời hoặc tạo nến đảo chiều
xác nhận chốt lời.

- Sóng chủ số 2:
+ Sóng chủ 2 sẽ điều chỉnh sóng 1, nhưng điểm thấp nhất của sóng 2
không bao giờ vượt qua điểm xuất phát đầu tiên của sóng 1.
+ Tin tức dành cho thị trường vẫn chưa khả quan. Thị trường đi xuống ở
cuối sóng 2 để thực hiện việc “kiểm tra” độ thấp của thị trường.
+ Những người theo phái con gấu vẫn đang tin rằng thị trường con gấu
vẫn đang ngự trị.
+ Khối lượng giao dịch sẽ ít hơn đợt sóng 1. Giá sẽ được điều chỉnh
giảm và thường nằm trong khoảng 38.2% đến 61.8% của mức cao nhất
của sóng 1. Trường hợp sóng chỉnh mạnh , có thể chỉnh về đến 78.6%

- Sóng chủ số 3:
+ Thông thường đây là sóng lớn nhất và mạnh mẽ nhất của xu hướng lên
giá.
+ Ngay đầu sóng 3, thị trường vẫn còn nhận những thông tin tiêu cực vì
vậy có nhiều nhà kinh doanh không kịp chuẩn bị để mua vào.
+ Khi sóng 3 đang ở lưng chừng, thị trường bắt đầu nhận những thông tin
cơ bản tích cực và những nhà phân tích cơ bản bắt đầu điều chỉnh thu
nhập kỳ vọng. Mặc dù có những đợt điều chỉnh nho nhỏ trong lòng của
sóng 3, giá của sóng 3 tăng lên với tốc độ khá nhanh. Điểm cao nhất của
sóng 3 thường cao hơn điểm cao nhất của sóng 1 là 161.8%. Trường hợp
đặc biệt, sóng khỏe có thể đạt 261.8% hoặc cao hơn ( ít xảy ra)

- Sóng chủ số 4:
+ Đây thật sự là một con sóng điều chỉnh. Giá có khuynh hướng đi xuống
và đôi khi có thể răng cưa kéo dài.
+ Sóng 4 thường sẽ điều chỉnh sóng 3 với mức 38.2% – 61.8% của sóng
3. Mạnh hơn có thể điều chỉnh về 78.6% ( ít xảy ra)
+ Khối lượng giao dịch của sóng 4 thấp hơn của sóng 3.
+ Đây là thời điểm để mua vào nếu như nhà kinh doanh nhận biết được
tiềm năng tiếp diễn liền sau đó của con sóng 5. Tuy vậy việc nhận biết
điểm dừng của sóng 4 là một trong những khó khăn của các nhà phân tích
kỹ thuật trường phái sóng Elliott.

- Sóng chủ số 5:
+ Đây là đợt sóng cuối cùng của 5 con sóng “chủ”.
+ Thông tin tích cực tràn lan khắp thị trường và ai cũng tin rằng thị
trường đang ở trong thế bò húc.
+ Khối lượng giao dịch của sóng 5 khá lớn , tuy vậy thông thường vẫn
nhỏ hơn sóng 3. Điều đáng nói là những nhà kinh doanh “không chuyên
nghiệp” thường mua vào ở những điểm gần cuối sóng 5. Vào cuối con
sóng 5, thị trường nhanh chóng chuyển hướng.
+ Sóng 5 thường đạt mức 38.2% – 78.6% của sóng 3

- Sóng điều chỉnh A:


+ Sóng này bắt đầu cho đợt sóng điều chỉnh A,B,C.
+ Trong thời gian diễn ra sóng A, thông tin cơ bản vẫn đang rất lạc quan.
Mặc dù giá xuống, nhưng phần đông các nhà kinh doanh vẫn cho rằng thị
trường đang trong thế bò húc.
+ Khối lượng giao dịch tăng trưởng khá đều đặn theo con sóng A.

- Sóng điều chỉnh B:


+ Giá tăng trở lại và với mức cao hơn so với điểm cuối sóng A.
+ Sóng B được xem là điểm kéo dài của thị trường bò húc. Đối với
những người theo trường phái phân tích kỹ thuật cổ điển, điểm B chính là
vai phải của đồ thị Đầu và Vai ngược.
+ Khối lượng giao dịch của sóng B thường thấp hơn của sóng A.
+ Vào lúc này, những thông tin cơ bản của các công ty không có những
điểm tích cực mới, thế nhưng cũng chưa chuyển hẳn qua tiêu cực.

- Sóng điều chỉnh C:


+ Giá có khuynh hướng giảm nhanh hơn các đợt sóng trước.
+ Khối lượng giao dịch tăng.
+ Hầu như tất cả mọi nhà kinh doanh, đầu tư đều nhận thấy rõ sự ngự trị
của “gấu ngủ” trên thị trường, chậm nhất là trong đợt sóng nhỏ thứ 3 của
sóng C.
+ Sóng C thường lớn như sóng A.
+ Điểm thấp nhất của sóng C ít nhất bằng điểm thấp nhất của sóng A
nhân với 1.618.

III. CÁC SÓNG CHUYỂN ĐỘNG


Có 2 loại sóng chuyển động là sóng đẩy (impulse) và sóng chéo (
diagonal)
1. SÓNG ĐẨY
Sóng đẩy là dạng sóng mạnh nhất của sóng chuyển động và tuân theo
nguyên tắc sau:
1. Sóng 2 không bao giờ vượt qua điểm khởi đầu của sóng 1. Nói
cách khác, nó luôn ngắn hơn 100% chiều dài của sóng 1.
2. Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất, nhưng không cần nhất
thiết phải là sóng dài nhất.
3. Sóng 4 không bao giờ được phép vi phạm vào vùng giá của
sóng 1.
Trong sóng đẩy:
• Sóng 1 và sóng 5 có thể diễn ra 2 loại sóng chuyển động ( hoặc sóng
đẩy hoặc sóng chéo).
• Sóng 3 luôn chỉ có dạng sóng đẩy.
• Sóng 2 và 4 là sóng hiệu chỉnh.
CẤU TRÚC CỦA SÓNG ĐẨY LÀ 5-3-5-3-5

2. SÓNG MỞ RỘNG
Trong 1 sóng đẩy, thường sóng 3 hoặc sóng 5 mở rộng. Sóng mở rộng là
sóng đẩy bị kéo dài, trong đó sóng con của nó ( ở cấp độ sóng nhỏ hơn kế
tiếp) lại có chiều dài bằng hoặc lớn hơn chiều dài sóng đẩy không mở
rộng( có cùng cấp độ với sóng đẩy kéo dài).
Phân tích sóng mở rộng:
• Nếu sóng 1 mở rộng, sóng 3 và sóng 5 kỳ vọng có chiều dài
bằng nhau.
• Nếu sóng 3 mở rộng, kỳ vọng sóng 5 có chiều dài bằng sóng 1.
• Nếu sóng 1 và sóng 3 có chiều dài bằng nhau, kỳ vọng sóng 5
mở rộng.
Sau khi sóng 5 mở rộng kết thúc, kỳ vọng một cú đảo ngược
nhanh và mạnh sẽ xuất hiện, với mục tiêu giá là con sóng thứ 2
của sóng mở rộng.
• Đôi khi các con sóng đầu tiên của một sóng đẩy đều có chiều
dài bằng nhau nên rất khó khắn để xác định sóng đẩy nào mở
rộng ( Sóng mở rộng không xác định được)
• Khi có 1 sóng mở rộng xảy ra bên trong 1 sóng mở rộng , nếu
sự mở rộng xảy ra ở vị trí sóng nào ở cấp độ sóng lớn hơn thì
sóng con bên trong ( ở cấp độ sóng nhỏ hơn) cũng mở rộng tại
vị trí đó.
• Khi có 1 sóng mở rộng xảy ra bên trong 1 sóng mở rộng , nếu
sự mở rộng xảy ra ở vị trí sóng nào ở cấp độ sóng lớn hơn thì
sóng con bên trong ( ở cấp độ sóng nhỏ hơn) cũng mở rộng tại
vị trí đó.
Sóng 3 mở rộng thì Sóng 5 mở rộng thì
sóng 3 bên trong cũng mở rộng sóng 5 bên trong cũng mở
rông

3. SÓNG CỤT
• Trong sóng đẩy, sóng cụt thường xảy ra khi sóng 5 thất bại kết thúc
thấp hơn điểm kết thúc của sóng 3.
• Sóng 5 cụt thường thể hiện cấu trúc 5 sóng.
• Sóng 5 cụt là dấu hiệu cho thấy sự sức của xu hướng chính ở cấp độ
lớn hơn => Báo hiệu trước sự mở rộng cực mạnh của sóng 3 cùng cấp
độ sóng.
• Sóng 5 cụt thường đảo ngược giá nhanh và mạnh.
4. SÓNG CHÉO
• Sóng chéo và sóng đẩy đều là sóng chuyển động, tuy nhiên sóng chéo có
điểm khác biệt lớn so với sóng đẩy và chỉ tuân theo 2 nguyên tắc đếm sóng
đầu tiên nhưng không tuân thủ nguyên tắc thứ 3 ( là sóng 4 không bao giờ
được phép vi phạm vào vùng giá của sóng 1). Thực sự, sóng chéo , sóng 4
luôn vi phạm vào vùng giá của sóng 1.
Sóng chéo có 2 dạng: Sóng chéo thu hẹp và sóng chéo mở rộng ( sóng
chéo mở rộng hiếm khi xảy ra)
• Trường hợp sóng chéo thu hẹp: Sóng 3 ngắn hơn sóng 1, sóng 5 ngắn
hơn sóng 3 và sóng 4 ngắn hơn sóng 2.
• Trường hợp sóng chéo mở rộng: Sóng 3 dài hơn sóng 1, sóng 5 dài
hơn sóng 3 và sóng 4 dài hơn sóng 2.
Vì sóng chéo mở rộng ít khi gặp nên sẽ tập trung vào sóng chéo thu
hẹp.
• Có 2 loại sóng chéo thu hẹp: Sóng chéo khởi đầu ( leading diagonal) và sóng
chéo kết thúc ( ending diagonal). Sóng chéo kết thúc phổ biến hơn.
• Bên trong sóng chéo kết thúc, các con sóng 1,2,3,4, và 5 luôn diễn ra
theo sóng hiệu chỉnh, nghĩa là có một sóng Zigzag hoặc nhiều sóng
Zigzag.
• Sóng chéo kết thúc thường xuất hiện ở sóng đẩy 5 hoặc sóng C của
sóng hiệu chỉnh dạng Zigzag hoặc dạng phẳng.
• Sóng chéo kết thúc
Sóng chéo thu hẹp được hình thành bởi hai đường xu hướng hội tụ
giống như mẫu hình cái nêm.
• Một đường xu hướng liên kết các điểm kết thúc của sóng 1 và
sóng 3 và một đường khác liên kết các điểm kết thúc của sóng 2
và sóng 4. Sóng 5 có thể nằm ngay hoặc nằm ngay trên hoặc
bên dưới một chút so với đường xu hướng 1-3.
• Nếu sóng 5 vượt qua đường xu hướng 1-3, nhưng sau đó đảo
chiều nó được gọi là “phá vỡ giả” (throw-over).
• Sự đảo chiều nhanh và mạnh thường đưa giá trở về ít nhất là
nơi bắt đầu sóng chéo và thậm chí xa hơn nữa.
• Sự đảo ngược thường xảy ra trong khoảng thời gian bằng ⅓ đến
½ thời gian hình thành sóng chéo.

• Sóng chéo khởi đầu


• Các sóng đẩy 1,3 và 5 đều có dạng sóng đẩy , các sóng hiệu
chỉnh đều có dạng zigzag.
• Sóng 2 và sóng 4 luôn có mẫu hình zigzag.
• Sóng chéo khởi đầu có thể xuất hiện ở sóng 1 của sóng đẩy và
sóng đầu tiên của sóng zigzag ( sóng A).
• Dạng sóng chéo khởi đầu tương đối hiếm.
• Sau khi sóng 1 dạng sóng chéo khởi đầu hoàn thành, kỳ vọng
sóng 2 sẽ thoái lùi sâu so với sóng 1.
4. SÓNG HIỆU CHỈNH
Có 3 loại sóng hiệu chỉnh cở bản: Zigzag, phẳng (flat) và tam giác (
triangle).

4.1. Sóng hiệu chỉnh Zigzag


• Zigzag là một dạng sóng hiệu chỉnh nhanh gồm ba sóng, được
đánh nhãn A,B,C.
• Sóng A luôn là sóng đẩy hoặc sóng chéo khởi đầu
• Sóng C luôn là sóng đẩu hoặc sóng chéo kết thúc
• Sóng B luôn là sóng hiệu chỉnh theo các dạng Zigzag,
phẳng,tam giác hoặc sóng hiệu chỉnh kết hợp.
• Cấu trúc bên trong của sóng Zigzag là 5-3-5
• Trong sóng Zigzag:
• Sóng B không bao giờ vượt qua điểm khởi đầu của sóng
A.
• Sóng C gần như luôn vượt quá điểm kết thúc của sóng A.
• Nếu sóng C không vượt qua điểm kết thúc của sóng A
được gọi là sóng cụt.
4.2. Sóng phẳng
• Sóng phẳng là một dạng sóng hiệu chỉnh nằm ngang, gồm ba sóng,
được đánh nhãn là A,B,C.
• Sóng A và B luôn là sóng hiệu chỉnh
• Sóng C là sóng chuyển động.
• Cấu trúc của sóng phẳng là 3-3-5
• Trong sóng phẳng:
• Sóng A và B không bao giờ xuất hiện dạng tam giác và hiếm khi xuất
hiện sóng phẳng.
• Sóng B thường thoái lùi ít nhất 90% của sóng A.
• Có 3 loại sóng phẳng:
• Dạng bình thường ( regular)
• Dạng bất bình thường ( Expander) - Dạng phổ biến nhất
• Dạng liên tục ( running) - Dang hiếm
• Trong sóng phẳng:
• Sóng B kết thúc tại mức giá bắt đầu của sóng A
• Sóng C kết thúc gần với điểm kết thúc của sóng A
• Trong sóng phẳng bất bình thường:
• Sóng B kết thúc vượt qua điểm khởi đầu của sóng A.
• Sóng C kết thúc vượt qua điểm kết thúc của sóng A

• Trong sóng phẳng liên tục:


• Sóng B vượt quá điểm bắt đầu của sóng A
• Sóng C thất bại chạm tới điểm kết thúc của sóng A

4.3. Sóng tam giác

• Sóng tam giác là sóng hiệu chỉnh đi ngang với các con sóng được
đánh nhãn là A-B-C-D-E.
• Cấu trúc của sóng tam giác là 3-3-3-3-3.
• Sóng tam giác có 3 loại: Hội tụ ( contracting), rào chắn ( barrier) và
mở rộng ( expanding)
Các dạng sóng tam giác Elliot ( hình vẽ)

You might also like