You are on page 1of 2

Khi giao dịch các sản phẩm tài chính, hoặc hàng hóa trên thị trường future,

thì
việc quan trọng nhất là nhận diện dòng tiền vào hay ra khỏi thị trường đó. Khối
lượng cho ta biết các đơn vị hợp đồng đang được trao đổi tích cực hay suy
giảm, Hđ Mở - Open interest contracts (OI) cho ta biết dòng tiền ra hay vào thị
trường và mối quan tâm của thị trường với mức giá đó.
Các quy tắc chung về mối quan hệ giữa giá cả, khối lượng và hđ Open interest
như sau:
1/ Giá tăng + khối lượng tăng + Oi tăng => thị trường có xu hướng tăng mạnh
mẽ
2/ Giá tăng + khối lượng giảm + OI giảm => báo hiệu sự xu hướng tăng suy yếu
3/ Giá giảm + khối lượng giảm + OI giảm => thị trường có xu hướng giảm
mạnh mẽ
4/ Giá giảm + khối lượng tăng + OI tăng => báo hiệu xu hướng giảm suy yếu
Có 8 quy tắc về phân tích OI các sản phẩm trên sàn kì hạn mà bất kỳ trader nào
cũng phải hiểu và ghi nhớ:
1/ Nếu giá và OI cũng đang tăng với tốc độ nhanh hơn mức trung bình theo mùa
trong 5 năm, thì đây là một dấu hiệu tăng giá . Có nhiều người tham gia thị
trường (dòng tiền vào), liên quan đến việc tăng cường mua hoặc bổ sung và bất
kỳ giao dịch mua nói chung đều mang tính chất tích cực.
2/ Nếu hđ OI mới không tăng hoặc đi ngang, kèm theo xu hướng tăng cả về giá
và số lượng hđ OI ở mức cao, hãy coi đây là dấu hiệu cảnh báo về một đỉnh sắp
xảy ra .
3/ Tỷ lệ hđ OI cao ở các đỉnh thị trường là một tín hiệu giảm giá nếu giá giảm
đột ngột vì điều này sẽ buộc nhiều vị thế Mua yếu thế phải thanh lý. Đôi khi,
những điều kiện như vậy tạo ra một vòng xoáy kích thích bán tháo làm thị
trường đi xuống.
4/ Hđ OI cao bất thường hoặc kỷ lục trong thị trường tăng giá là một tín hiệu
nguy hiểm. Khi xu hướng tăng của Hđ OI bắt đầu đảo ngược, hãy kỳ vọng xu
hướng giảm sẽ bắt đầu.
5/ Hđ OI tăng trong quá trình hợp nhất, thì khi giá bứt phá khỏi phạm vi giao
dịch sẽ mãnh mẽ hơn nhiều. Điều này là do nhiều nhà giao dịch có vị thế vào sai
phía của thị trường (thua lỗ), khi giá bứt phá, những nhà giao dịch này buộc
phải đóng vị thế của họ, sẽ kích thích thị trường di chuyển nhanh hơn. Có thể
nói rằng sự gia tăng Hđ OI trong quá trình hợp nhất càng lớn thì tiềm năng cho
động lực bứt phá tiếp theo càng lớn.
6/ Giá tăng và Hđ OI giảm với tỷ lệ lớn hơn mức bình thường theo mùa là xu
hướng giảm. Điều này là do nhu cầu “short covering” (mua bù thiếu), không
phải nhu cầu cơ bản, đang thúc đẩy xu hướng giá tăng. Trong những trường hợp
này, tiền đang chảy ra khỏi thị trường. Do đó, khi lượng dư "short covering” đã
hết, giá sẽ giảm.
7/ Nếu giá đang giảm và hđ OI tăng hơn mức trung bình theo mùa, điều này cho
thấy rằng các vị thế bán mới đang được mở, nếu quá trình này tiếp tục gia tăng
nó sẽ thúc đẩy thị trường giảm giá, nhưng khi lực bán suy yếu thị trường sẽ
chuyển sang tăng giá.
8/ Giá và Hđ OI cùng giảm, nó cho thấy tâm lý của các nhà giao dịch đang chán
nản với các vị thế mua . Khi xu hướng này tiếp tục, đó là một dấu hiệu giảm giá.
Khi Hđ OI ổn định ở mức thấp, việc thanh lý kết thúc và giá có thể phục hồi trở
lại.

You might also like