You are on page 1of 610

NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Mục lục

Thông tin tác giả 1

Lời ngỏ 4

Mọi lời khụyên đều chỉ mang tính chất tương đối 12

Phần 1: TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH MANAGEMENT TRAINEE


(QUẢN TRỊ VIÊN TẬP SỰ) 19

Management Trainee là gì? Các chương trình tụyển dụng của các công ty có
điểm gì giống và khác nhau? 20

Vì sao nên thi chương trình Management Trainee (Qụản Trị Viên Tập Sự)?26

Chị Thư đã thi những chương trình Management Trainee nào và vì sao? 31

Management Trainee – Facebook và website của các công ty tuyển dụng sinh
viên mới ra trường 37

Doanh nghiệp cần gì ở sinh viên mới ra trường? 41

Kỹ năng cần có khi thi Management Trainee và số lượng Management


Trainee mỗi năm 44

Trải nghiệm cá nhân của chị Thư khi là Management Trainee (Qụản Trị Viên
Tập Sự) 48

Management Trainee – “Thương vụ” siêụ lợi nhuận! 51

Management Trainee lương khoảng bao nhiêụ và tăng lương thế nào? 54

Management Trainee và những câu chuyện tình 57


NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Lộ trình chuẩn bị Management Trainee cho sinh viên 60

Checklist chuẩn bị Management Trainee cho sinh viên 72

Điểm số (GPA) có quan trọng khi xin việc? 76

Thi Management Trainee có cần Tiếng Anh xuất sắc không? 81

Giải thích điều kiện ứng tuyển Management Trainee: tiêụ chí dưới 2 năm
kinh nghiệm 85

Sinh viên năm 2, năm 3 có nên tham gia thi Management Trainee? 88

Sinh viên năm 4 thi Management Trainee được không, chuẩn bị như thế
nào? 92

Có được thi Management Trainee 2 năm liên tiếp không? 97

Du học sinh thi Management Trainee được không? Có bất lợi không? 100

Học Đại Học ở Tỉnh, không tham gia hoạt động ngoại khóa có thi
Management Trainee được không? 103

Khi Management Trainee không là con đường duy nhất! – Chuyện của Nấm
106

Phần 2: TRẢI NGHIỆM THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH MANAGEMENT


TRAINEE THỰC TẾ TỪ CHỊ THƯ – MANAGEMENT TRAINEE 2012
PHÒNG MARKETING CỦA UNILEVER 110

Management Trainee Truyền Kì Phần 1: Giám sát mãi vụ đáng ghét! 111

Management Trainee Truyền Kì Phần 2: Yêụ Sales là điều chị không thể ngờ!
117

Management Trainee Truyền Kì Phần 3: Biển trời kiến thức Marketing tại
Unilever 122
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Học gì, được gì khi làm Management Trainee tại Unilever? 129

You can check out but you can never leave Unilever 133

Phần 3: KINH NGHIỆM THI MANAGEMENT TRAINEE TỪ CÁC ANH CHỊ


ĐÃ TỪNG ỨNG TUYỂN CHƯƠNG TRÌNH 137

Tổng hợp các bài viết về kinh nghiệm thi Management Trainee của Unilever
(UFLP) 138

Trải nghiệm thi Management Trainee của 6 công ty lớn từ bạn Gia Phúc 143

Trải nghiệm thi Management Trainee của chị Thanh Mai – Management
Trainee Unilever năm 2019 152

Trải nghiệm thi Management Trainee Suntory Pepsico (SPVB) từ anh Minh
Khoa năm 2020 163

Kinh nghiệm thi Online Assessment Center Suntory Pepsico từ anh Trung
Kiên 175

Kinh nghiệm Thi Management Trainee của anh Xụân Vũ – Management


Trainee Giao Hàng Tiết Kiệm 183

Câu chuyện thi Management Trainee Nestlé và Unilever (Application/


Online Test/ Initital Interview) từ anh Tuấn Anh năm 2020 189

Trải nghiệm thi Management Trainee Unilever – Initial Interview và


Discovery Center từ chị Kim Tuyến năm 2020 205

Trải nghiệm thi Management Trainee Generali Genext của chị Thảo Nguyên
năm 2020 215

Hành trình đến với Management Trainee – chia sẻ từ chị Thảo Nguyên
(Management Trainee Generali) 224
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Hành trình đến với INSEE Young Talent 2020 (GDP) của anh Mai Tuấn Vũ
230

Phần 4: CHIA SẺ KINH NGHIỆM VÀ BÍ QUYẾT ỨNG TUYỂN VÒNG


APPLICATION FORM 238

5 giai đoạn viết CV sinh viên thường bỏ sót 239

Những lưụ ý về hình thức khi viết và gửi CV sinh viên cần nhớ 245

Cách viết CV sinh viên – Phần Thông tin cá nhân & Về bản thân 252

Cách viết CV sinh viên – Phần quá trình học tập và kỹ năng 259

Cách viết CV sinh viên – Phần Kinh nghiệm làm việc/Hoạt động ngoại khóa
268

Cách viết CV sinh viên – Phần Thành Tựu 278

4 Lưụ ý cực quan trọng cần nhớ ở vòng Application Form (vòng CV) 283

Phần 5: KINH NGHIỆM VÀ BÍ QUYẾT THI VÒNG TEST


(ONLINE/OFFLINE) 288

Kinh nghiệm thi Online Test – Các dạng bài Aptitude Test Management
Trainee 289

Những điều cần lưụ ý & chụẩn bị cho vòng Online Test 298

Nên chọn thi Test Tiếng Anh hay Tiếng Việt? 302

Phần 6: KINH NGHIỆM VÀ BÍ QUYẾT THI VÒNG PHỎNG VẤN 305

4 nguyên tắc vàng khi xin việc, phỏng vấn sinh viên cần biết 306

Nguyên tắc 5L khi phỏng vấn sinh viên phải biết 311

4 Tuyệt chiêu phỏng vấn sinh viên phải biết trước khi ra trường 317
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Vì sao khi phỏng vấn sinh viên bị đánh trượt? 322

Lưụ ý không thể bỏ qua ở vòng phỏng vấn (online-digital/offline Interview)


328

Những lưụ ý về vòng thi Digital Interview của Management Trainee (Quản
Trị Viên Tập Sự) 332

Final Interview Management Trainee hay hỏi gì – nên chuẩn bị thế nào? 336

Phần 7: KINH NGHIỆM VÀ BÍ QUYẾT THI VÒNG ASSESSMENT CENTER


(BUSINESS CASE CHALLENGE) 343

Quản Trị Viên Tập Sự – Bài mẫu và gợi ý trả lời cho vòng thảo luận nhóm 344

Thảo luận nhóm Management Trainee – 5 tiêụ chí đánh giá và 4 cách tỏa
sáng 350

Quản Trị Viên Tập Sự – Những điều nên và không nên làm ở vòng thảo luận
nhóm Assessment Center 353

Học và luyện Business Case cho Management Trainee bằng cách nào – ở
đâụ? – Phần 1 360

Đọc sách, thực hành và luyện thi Business Case ở đâụ? – Phần 2 365

Giỏi mà không quen thể hiện sẽ bị thua thiệt? – Quản Trị Viên Tập Sự 368

Quản Trị Viên Tập Sự – Lưụ ý ở vòng thi thuyết trình cá nhân 371

Làm thế nào để tự tin thuyết trình? 376

Chia sẻ về vòng thi Assessment Center – Management Trainee của Nestlé


năm 2017 380

Cách xử lý mâu thuẫn ở Assessment Center – vòng thảo luận nhóm 386
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Làm thế nào khi bị tranh chức Leader Assessment Center – phần thảo luận
nhóm 389

Những điều nên biết khi tham gia cuộc thi Marketing dành cho sinh viên 391

20 Gợi ý khi review và trình bày Marketing Plan 399

Phần 8: CÁC THẮC MẮC VỀ LỰA CHỌN CÔNG VIỆC ĐẦU ĐỜI VÀ CÁC VẤN
ĐỀ KHI TÌM VIỆC, ỨNG TUYỂN 403

Chọn ngành “dễ xơi” hay chọn nghề mình yêu? 404

Nên chọn công việc dựa trên tiêu chí nào 412

Nên làm gì khi thấy không hợp vài yêu cầu của công việc? 421

Làm thế nào khi luôn thấy mình thiếu kinh nghiệm? 425

Xin việc làm trái ngành, khó hay không? 430

Sinh viên nên làm gì khi bị phủ nhận khả năng? 434

11 Cách rèn luyện kỹ năng Marketing khi còn là sinh viên 438

Tổng hợp 30 bài viết, livestream về Chương trình Giám Sát Kinh Doanh Tài
Năng CDFresh Unilever 442

Con gái có nên làm nghề Sales không? 451

Phần 9: CHIA SẺ VỀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH VÀ KỸ NĂNG 454

“Cây gậy” cho việc học Tiếng Anh hiệu quả 455

“Củ cà rốt” cho việc học Tiếng Anh hiệu quả 459

Leader ơi, cứ khóc đi! 463

Đừng xem người khác là Google của bạn! 467


NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Làm sao để quyết đoán hơn? Take the decision and make it right 472

Hãy hiền đúng cách 477

Reply mail, khó dữ vậy hả các bạn trẻ? 482

Làm sao để cân bằng việc học và ngoại khóa? 485

Ba ơi con mụốn nghỉ việc! 488

Bạn có mắc phải lỗi giao tiếp thế này không? 492

Buồn thì tìm chị Thư, vụi em tìm ai? 494

Viết cho những bạn trẻ đang hoang mang về chính mình sau nhiều lần thất
bại… 498

Làm sao để thôi lạc lối trong thất bại? 505

Ăn cơm nhà mà vác tù và hàng tổng, chi vậy? 509

Chỉ có Leader mới có Leadership Skill (Kỹ năng lãnh đạo)? 515

Mentor là gì? Vì sao bạn nên có Mentor? 521

4 lí do vì sao bạn vẫn chưa tìm được Mentor 525

Nếụ mãi lo nhìn người khác, bao giờ bạn mới dám làm chuyện của mình?529

Bí quyết chinh phục diễn giả 532

Sếp ơi, đừng giao việc vặt cho em! 537

Phải làm sao khi vướng phải áp lực “Con nhà người ta”? 542

Leader không chức danh 544

Bí quyết học thủ khoa UEH – từ chị Hoàng Duyên 550


NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Phần 10: CÁC BÀI VIẾT TÂM TÌNH VỀ CHỊ THƯ 558

Sống với đam mê 559

#Liềụ và #Lăn Xả 564

Nguyễn Bá Phương Thư – 15 năm Sài Gòn Tiến 569

Vì sao chị Thư không giỏi? 575

Phần 11: GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP VÀ CHƯƠNG TRÌNH TUYỂN
DỤNG DÀNH CHO SINH VIÊN 578

Unilever Future Leaders Program 2021 579

Frieslandcampina Việt Nam – Management Trainee Program 584

Dính duyên với FrieslandCampina Việt Nam 587

Suntory Pepsico Vietnam Beverage Management Trainee 591

Amanotes – Everyone can music! 595

Thay lời kết 601


NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Thong tin tac gia

Tác giả chính - chị Nguyễn Bá Phương Thư


Những bạn độc giả và followers thân thuộc của Chương Khởi Điểm,
Next Management Trainee ắt hẳn cũng đã khá thân qụen với chị Thư
(Nguyễn Bá Phương Thư) – founder của những nền tảng dành cho
sinh viên này và cũng đồng thời là tác giả chính của quyển sách Next
Management Trainee Guidebook bạn đang đọc rồi ha! Nhưng với
những bạn trẻ chưa biết về chị Thư trước đây thì mình làm qụen
nhaụ nhé, dưới đây là thông tin sơ lược về chị Thư nha!

Lộ trình sự nghiệp của chị Nguyễn Bá Phương Thư


❖ Sáng lập, công ty TNHH Shinow Media (lĩnh vực soft skill
training và media) với các khách hàng tại Việt Nam như Unilever,
FrieslandCampina, Prudential, Marico SEA, INSEE, Amanotes,
Creative Point, RMIT, CIMB, v.v…
❖ Sáng lập, Chương Khởi Điểm – Hành trang cho công việc đầu đời
của sinh viên và Next Management Trainee – Your pathway to
Management Trainee Program
❖ Trainer, chuỗi đào tạo kỹ năng mềm gồm MeHack và các khóa
khác cho sinh viên và nhân viên văn phòng của công ty Shinow
Media
❖ Cựu Quản lý Nhãn hàng (Brand Manager), Kimberly Clark
Vietnam (công ty với các nhãn hàng Kotex, Huggies)
❖ Cựu Quản lý Nhãn hàng (Brand Manager), Perfetti Van Melle
Vietnam (công ty với các nhãn hàng Alpenliebe, Mentos, Chupa
Chup, v.v…)

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 1
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Cựu Management Trainee phòng Marketing, Unilever Vietnam


(công ty với các nhãn hàng OMO, Comfort, Clear, Pond’s, v.v…)

Hoạt động khác của chị Nguyễn Bá Phương Thư


❖ Tốt nghiệp chương trình Thạc Sỹ của trường Western Sydney
University (chương trình MBA liên kết với trường Đại Học Kinh
Tế), học tại Việt Nam
❖ Tốt nghiệp Đại Học Ngoại Thương TPHCM
❖ Tốt nghiệp Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong TPHCM
❖ Mentor cho một số bạn trẻ của quỹ học bổng Vietseed, 2017 -
2019
❖ Phỏng vấn viên, học bổng Amcham 2016 và 2017
❖ Diễn giả và cố vấn cho các chương trình kỹ năng và văn hóa
dành cho sinh viên của các trường Đại Học tại TPHCM
❖ Cựu Phó chủ tịch Truyền thông, AIESEC FTU HCMC, 2011
❖ Đội phó đội phát thanh FTU Zone, 2009
❖ Học bổng Amcham, 2010
❖ Trao đổi văn hóa tại Ấn Độ theo chương trình tình nguyện viên
quốc tế của AIESEC – Đại diện Việt Nam cho dự án mang tên
“Project One World” của AIESEC Baroda tại Ấn Độ, 2009
❖ IELTS 8.0 (Academic – lần thi đầu tiên – năm 2011) Listening –
Writing – Reading 8.5; Speaking 7.0

Các bạn có thể tìm hiểu và trao đổi thêm với chị Nguyễn Bá Phương
Thư tại fb.com/ngbaphuongthu nhé!

Các tác giả khác


Ngoài ra, chị Thư và Chương Khởi Điểm, Next Management Trainee
rất vinh dự nhận được sự hỗ trợ đến từ các bạn trẻ - tác giả của các
bài chia sẻ trải nghiệm thi tuyển thực tế trong quyển Guidebook này,
bao gồm:

❖ Chị Nguyễn Thị Ngọc Bích

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 2
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Bạn Hồ Thị Bảo Ngọc – Bé Nấm


❖ Bạn Gia Phúc
❖ Bạn Lê Minh Thuyết
❖ Bạn Nguyễn Thị Thúy Anh
❖ Bạn Nguyễn Hoàng Duyên
❖ Bạn Hoàng Thanh Mai
❖ Bạn Lê Xuân Vũ
❖ Bạn Phan Tuấn Anh
❖ Bạn Cấn Thị Kim Tuyến
❖ Bạn Trịnh Thảo Nguyên
❖ Bạn Mai Tuấn Vũ
❖ Bạn Phan Minh Khoa
❖ Bạn Hoàng Lê Trung Kiên
❖ Chị Bé HR giấu mặt

Các anh chị ở trên đều là những người đã từng trải qụa các chương
trình tuyển dụng Management Trainee hoặc Fresh Graduate của các
công ty đa qụốc gia và những công ty lớn khác. Cảm ơn các bạn đã tin
tưởng chị Thư và sẵn lòng chia sẻ với các bạn trẻ thế hệ tiếp theo
nhé!

Lưu ý nhỏ là những chia sẻ của chị Thư và của các anh chị đều là
ở góc nhìn cá nhân với những trải nghiệm của mình cùng mong
muốn giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về những chương trình tuyển
dụng dành cho sinh viên sắp hoặc mới ra trường, và không đại
diện ý kiến cho bất cứ công ty nào – kể cả các công ty các anh chị
đã và đang làm việc. Những bài viết ở quyển Guidebook này cũng
không phải là sách mẫu, là “đáp án” cho các vòng tuyển dụng,
hay là sách luyện thi Management Trainee, mà đúng với cái tên
Guidebook của nó - là để các bạn có định hướng rõ ràng hơn
trên con đường chinh phục công việc đầu đời mơ ước.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 3
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Lơi ngo

C hào bạn trẻ của chị, thật vui vì được trò chuyện với bạn qua
quyển sách Next Management Trainee Guidebook này!

Sau 4 năm làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, với mong muốn có
thể có một sự nghiệp riêng của chính mình để được thỏa thích bay
bổng cùng những sáng tạo cá nhân, vừa được đắm chìm trong thế
giới của Marketing và vừa được gặp, được trò chuyện gần gũi với con
người, đặc biệt là các bạn trẻ, chị đã thành lập công ty TNHH Shinow
Media và tiếp nối đó là sáng lập trang Chương Khởi Điểm, Next
Management Trainee để chia sẻ kiến thức với thế hệ trẻ tiếp theo. Đó
cũng là lí do chị em mình quen biết nhau và lí do mà quyển
Guidebook này được ra đời – giúp các bạn thuận tiện hơn khi tham
khảo, tìm hiểu và học hỏi về kì tuyển dụng nhân viên chính thức của
các tập đoàn đa quốc gia mang tên Management Trainee. Nghĩ lại mới
đó mà cũng đã 8 năm rồi kể từ ngày chị rời giảng đường Đại Học, và 4
năm kể từ ngày theo con đường riêng của chính mình, nhanh thật ^^.

Chị muốn gửi lời cảm ơn đến


Gia đình và bạn bè, những người luôn ủng hộ chị mọi lúc mọi nơi,

“Cảm ơn anh Pho – nếụ như không có anh Pho hỗ trợ thì Nhã sẽ
không làm được những điều này…”. (Câu này hồi xưa anh trai chị có
dặn là khi nào làm được điều gì mà thấy vui thì hãy nhớ ghi câu này
vào cho ảnh vụi chụng :”>. Nên gần chục năm rồi chị vẫn giữ lời hứa
đây :D.),

Những anh chị, bạn bè, đồng nghiệp, doanh nghiệp đối tác, v.v…
những người mà chị đã được dịp gặp gỡ và học hỏi qua nhiều cách,

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 4
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

cũng như hỗ trợ chị và Chương Khởi Điểm, Next Management


Trainee trên cả hành trình dài,

Những người đã âm thầm lặng lẽ đóng góp cho Chương Khởi Điểm và
Next Management Trainee ngay từ những ngày đầụ đến tận bây giờ
theo nhiều cách khác nhau,

Những anh chị, những bạn trẻ mà chị trân trọng nêu tên ở mục tác giả
đã sẵn lòng đồng ý để bài chia sẻ của mình được ghi lại trong cuốn
Guidebook này,

Những bạn trẻ đã, đang và sẽ sẵn lòng chia sẻ trải nghiệm với chị mà
câu chuyện chưa được đăng tải ở quyển Guidebook này (mình sẽ để
dành để cập nhật ở phiên bản tiếp theo của Ebook nhé!).

Hai em Trà và Hồng – trợ lý cụte đã cùng đồng hành với chị và
Chương Khởi Điểm trước đây,

Trang web https://www.freepik.com - nơi cụng cấp hình ảnh chất


lượng và miễn phí giúp cho Guidebook này cũng như các bài viết trên
trang https://chuongkhoidiem.com và các fanpage cùng hệ thống của
Shinow Media có những hình ảnh minh họa đẹp và sinh động,

Bạn Huỳnh Vân Anh đã giúp thiết kế ảnh bìa đẹp xinh cho sách ^^,

Những bạn trẻ đã luôn đồng hành, ủng hộ cũng như để lại lời yêu
thương để chị Thư tiếp tục có động lực trên hành trình chia sẻ này
với các bạn,

Và dĩ nhiên không thể không kể đến tất cả những bạn trẻ đang đọc
cuốn Guidebook này – cảm ơn vì sự tin tưởng của các bạn!

Nói gì hơn ngoài lời cảm kích cả nhà, thật nhiều!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 5
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Quyển Guidebook này gồm những gì và dành cho ai?


Với Next Management Trainee Guidebook, chị mong rằng các bạn có
thể trang bị các kiến thức về toàn vẹn hành trình chuẩn bị
Management Trainee - từ khi các bạn chưa biết Management Trainee
là gì cho đến khi thi và những gì chờ đón bạn sau khi trở thành
Management Trainee.

Nội dung chính của Guidebook:


❖ Tổng quan về chương trình Management Trainee: quy trình, thời
gian, các công ty mở tuyển, hành trình Management Trainee, lộ
trình chuẩn bị từ khi còn là sinh viên, v.v…
❖ Trải nghiệm saụ khi đã trở thành Management Trainee của chị
Thư
❖ Kinh nghiệm thi Management Trainee từ các anh chị đã từng ứng
tuyển và đậu Management Trainee
❖ Kinh nghiệm và bí quyết ứng tuyển Management Trainee tất cả
các vòng: từ vòng Application Form, vòng Online/Offline Test,
vòng Initial Interview, vòng Assessment Center, vòng Final
Interview
❖ Các thắc mắc về việc lựa chọn công việc đầụ đời và những vấn đề
khác trong quá trình ứng tuyển
❖ Và các bài chia sẻ về kiến thức, kỹ năng dành cho sinh viên

Vì vậy, chị dành tặng quyển Guidebook này cho:


❖ Những bạn mong muốn tham gia hành trình ứng tuyển
Management Trainee để trở thành Management Trainee trong
tương lai, hoặc để cọ xát, học hỏi và phát triển kỹ năng trong suốt
quá trình. Được trúng tuyển làm Management Trainee hay không
không quan trọng bằng việc bạn nỗ lực và trở thành một phiên
bản tốt hơn của chính mình.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 6
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Những bạn muốn tự tin ứng tuyển với các chương trình
tuyển dụng khác sau khi tốt nghiệp, vì Management Trainee
cũng là một trong những chương trình tụyển dụng sinh viên mới
ra trường với các yêu cầu và quy trình tuyển dụng kỹ càng. Kể cả
nếu bạn không thích theo con đường Management Trainee thì
những nội dung ở quyển Gụidebook này cũng sẽ phù hợp, giúp
bạn có thêm thông tin nhằm trau dồi bản thân, hoàn thiện hơn để
trở thành ứng viên sáng giá mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm.
❖ Những bạn muốn có 4 năm Đại Học rõ ràng, có mục đích hơn
vì những nội dung trong quyển Guidebook này có bao gồm các
yếu tố các bạn cần chuẩn bị trong suốt quá trình còn ngồi trên
ghế giảng đường cũng như hướng dẫn một số cách để bạn chuẩn
bị hoặc tìm được cách chuẩn bị phù hợp cho mình.
❖ Và bất cứ bạn nào cảm thấy những kiến thức ở quyển sách
này phù hợp với nhu cầu của bạn – như những bạn muốn tham
gia các đợt tuyển dụng của các CLB, đội nhóm, cuộc thi dành cho
sinh viên, v.v… (Vì sách bao gồm chia sẻ chi tiết kinh nghiệm các
vòng thi Management Trainee mà các CLB, đội, nhóm và các cuộc
thi thường mô phỏng hoặc dùng mô hình tương ứng).

Chị cũng nhắn nhủ nhỏ là chị không mong muốn các bạn nghĩ một
cách lý tưởng hóa là chỉ cần đọc Guidebook xong là có thể thuận lợi
trở thành Management Trainee một cách dễ dàng nhé ^^, vì để vượt
qua hành trình này cần nhiều kiến thức khác và quan trọng hơn nữa
là việc thực hành liên tục để trau dồi bản thân từ phía chính các bạn.
Hơn nữa, vì kiến thức là một biển trời bao la, không giới hạn nên
ngoài đọc quyển Guidebook này, các bạn hãy tự chủ động tìm hiểu
thêm các nội dung và những nguồn liên quan đến Management
Trainee khác để học hỏi nghen!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 7
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Về việc sử dụng ngôn ngữ trong Guidebook


Vì tính thông dụng của những thuật ngữ phổ biến cũng như để các
bạn làm quen với những thuật ngữ này trong suốt hành trình chuẩn
bị và thi tuyển Management Trainee, và nhằm giữ ngụyên văn phong
gốc tránh sai lệch ý tác giả nên quyển Guidebook này sẽ có khá nhiều
từ vựng Tiếng Anh liên quan đến tuyển dụng, kỹ năng, chuyên ngành,
phòng ban, cũng như các từ vựng về kiến thức công việc, phòng ban,
và một số từ giao tiếp tiếng Anh phổ biến khác trong giới văn phòng.

Mong là các bạn sẽ không nghĩ rằng chị Thư và các anh chị tác giả
“sính ngoại”, cũng đừng nói chị Thư và các anh chị làm vậy là “hổng
có healthy, hổng có balance” nghen :”> ^^.

Nếu bạn thấy quyển Guidebook này có ích, bạn có thể


Follow và chia sẻ với bạn bè của mình các trang thông tin của
Chương Khởi Điểm/ Next Management Trainee để cùng cập nhật
thông tin về công việc đầu đời tại:
❖ Fanpage Chương Khởi Điểm: fb.com/chuongkhoidiem
❖ Fanpage Next Management Trainee: fb.com/nextmt
❖ Group Next Management Trainee: fb.com/groups/thenextmt
❖ Group CKD Channel - Tổng hợp cuộc thi dành cho sinh viên:
fb.com/groups/cuocthisv
❖ Group CKD Channel - Tổng hợp workshop, training
(online/offline) dành cho sinh viên: fb.com/groups/workshopsv
❖ Group CKD Channel - tổng hợp chương trình tuyển thành viên,
CTV, mentee... dành cho sinh viên:
fb.com/groups/tuyenthanhviensv
❖ YouTube Chương Khởi Điểm: YouTube.com/chuongkhoidiem
❖ Website Chương Khởi Điểm: chuongkhoidiem.com
❖ Facebook cá nhân của chị Thư: fb.com/ngbaphuongthu

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 8
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Về việc chia sẻ nội dung của Guidebook và credit cho bài viết
Nếu bạn thích và muốn chia sẻ các bài viết, hãy chia sẻ với credit đầy
đủ. Tất cả các bài viết thuộc bản quyền của Chương Khởi Điểm và
Next Management Trainee, hoặc đã được Chương Khởi Điểm và Next
Management Trainee xin phép tác giả. Vui lòng không đăng tải lại
hoặc sao chép dưới bất kỳ mọi hình thức trước khi được sự đồng ý
của Chương Khởi Điểm và Next Management Trainee. Nếu chưa xin
phép, bạn có thể làm 2 cách sau nhé:

❖ Share trực tiếp link cụ thể bài đăng gốc trên trang web Chương
Khởi Điểm (https://chuongkhoidiem.com) được ghi ở đầu mỗi
bài viết không copy nội dung bài ra ngoài.
❖ Hoặc nếu bạn copy nội dung, vui lòng ghi rõ credit ở đầu bài (ghi
nguồn ngay từ đầu bài chứ không phải ở cuối bài) với link bài viết
gốc trên trang website Chương Khởi Điểm và tên tác giả của bài
viết tương ứng. Ví dụ: Bài viết “Networking lợi hại hơn bạn nghĩ”
– bài viết gốc tại Chương Khởi Điểm:
https://chuongkhoidiem.com/networking-loi-hai-hon-ban-
tuong-tuong - tác giả: chị Nguyễn Bá Phương Thư”. Và ở khúc
cuối mỗi bài, chị đều có kèm phần kí tên “Yêụ thương – chị Thư”
cùng các kênh thông tin của Chương Khởi Điểm – vui lòng giữ
nguyên nội dung này và không xóa khi copy đăng tải lại.
❖ Hoặc inbox cho fanpage Chương Khởi Điểm, Next Management
Trainee nếu muốn có hình thức hợp tác khác.
❖ Riêng với những bài viết mà nội dung bên trong là tổng hợp
những link bài dẫn trực tiếp về trang web Chương Khởi Điểm
như bài “Tổng hợp các bài viết về Management Trainee – Quản
Trị Viên Tập Sự: https://chuongkhoidiem.com/tong-hop-cac-bai-
viet-ve-management-trainee-quan-tri-vien-tap-su”, các bạn có
thể copy và reup (đăng lại) mà không cần xin phép Chương Khởi
Điểm - miễn là không cắt xén nội dung, giữ lại hết nội dung kể cả

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 9
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

phần mở đầu, phần chữ kí cũng như phần cuối dẫn về các kênh
thông tin của Chương Khởi Điểm/Next Management Trainee.

Chương Khởi Điểm và chị Thư sẽ rất vui khi nhận được sự hỗ trợ và
sát cánh từ các bạn
Nếu bạn thích quyển Guidebook và những chia sẻ này của chị Thư và
các anh chị khác, cũng như trân trọng những nỗ lực anh chị đã bỏ ra
và muốn hỗ trợ các anh chị để giữ gìn được nguồn bài, các bạn có thể
inbox cho fanpage Chương Khởi Điểm và Next Management Trainee
những nguồn đăng tải lại nội dung không đáp ứng đủ các yêu cầu ở
phần trên về credit cũng như nội dung bài. Hoặc nếu các bạn vô tình
thấy các bài có nội dung quá giống trong quyển Guidebook này hoặc
các bài viết trên website Chương Khởi Điểm mà không để credit đúng
yêu cầu thì hãy hỗ trợ chị Thư và Chương Khởi Điểm bằng cách inbox
cho fanpage nhé! Chị Thư và team sẽ rất cảm kích!

Bạn muốn gửi lời cảm ơn hay góp ý cho Guidebook?


Mỗi năm dù không mở lớp luyện thi Management Trainee nào nhưng
chị rất vui vì luôn nhận được những lời chia sẻ, những tin vui từ các
bạn sau khi có kết quả từng chương trình. Nếu bạn cũng thấy
Guidebook có ý nghĩa và đã thực sự giúp ích cho bạn, chỉ một tin nhắn
cảm ơn là chị đã cảm thấy những nỗ lực của mình chia sẻ với các bạn
là hoàn toàn xứng đáng rồi ^^. Dù bạn trọn vẹn trở thành một
Management Trainee hoặc vào được vòng 1, vòng 2 hay chưa có
duyên với Management Trainee thì chị luôn trân trọng các bạn vì sự
dám thử thách, dám làm, dám nỗ lực, của các bạn! Hơn hết, lời cảm
ơn từ mỗi bạn đều là món quà quý giá nhất cho chị cũng như các anh
chị đã chia sẻ bài viết của mình! Nếu bạn muốn gửi lời cảm ơn, tiếp
thêm động lực cho chị Thư, Chương Khởi Điểm, Next Management
Trainee cũng như các anh chị đồng tác giả khác của Guidebook hay
muốn đóng góp thêm ý kiến cho Guidebook để Guidebook hoàn thiện
hơn, đừng ngại ngần inbox cho 2 fanpage trên hoặc gửi lời nhắn của

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 10
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

bạn qua link này: http://bit.ly/gopynmtguidebook để mình cùng trao


đổi và phát triển Guidebook thêm với nhau nha!

Bạn có muốn cùng chị Thư đồng hành trên hành trình chia sẻ kiến
thức cho thế hệ trẻ tiếp theo chứ?
Mỗi năm chị đều may mắn có được những bài chia sẻ, hay những
webinar mới với khách mời là những bạn trẻ đã hoàn thành chặng
đường thi tuyển Management Trainee của mình và muốn chia sẻ kinh
nghiệm để giới trẻ tiếp theo có một hành trình học hỏi và khám phá
bớt vất vả hơn. Chị cũng sẽ rất vui lòng chờ bạn mở lời đó! Pay-it-
forward là một điều rất trân trọng và đáng quý, và càng quý giá với
chị hơn khi chị nhận được sự tin tưởng từ các bạn đó! Liên hệ với chị
ở đây nhé: http://bit.ly/payitforwardNMT!

Còn bây giờ thì hãy cùng nhau bắt đầu với hành trình trang bị cho kì
tuyển dụng Management Trainee nào! Chúc các bạn thành công chinh
phục công việc đầu đời mơ ước, đặc biệt là với chương trình
Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự) nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 11
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Moi lơi khụyen đeụ chỉ mang tỉnh


chat tương đoi

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/moi-loi-khuyen-deu-chi-


mang-tinh-chat-tuong-doi

Trước khi các bạn đọc Guidebook này, chị muốn nhấn mạnh rằng:
mọi lời khuyên, mọi chỉ dẫn và mọi định hướng đều mang tính chất
tương đối. Vì vậy, đừng nghĩ rằng những lời chia sẻ trong đây là đúng
tuyệt đối hoàn toàn, cũng như đừng ngạc nhiên nếu những định
hướng của chị hay các anh chị khác có không giống với định hướng
của các bạn - vì mỗi người đều là một cá thể khác nhau và có quyền
chọn lọc đường hướng, tự ra quyết định cho cuộc đời của mình.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 12
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Vì sao chị lại nhấn mạnh điều này?


Vì chị sợ rằng bạn sẽ nghe lời khuyên mà làm theo, nhưng quên suy
xét những yếu tố chủ quan từ chính bạn, và để người khác quyết định
thay cho mình; hay ngược lại vì chị biết rằng bạn sẽ nghe nhưng
không làm theo do con tim bạn đã biết mình muốn gì và đôi khi bạn
cũng ngại vì chuyện đó; hay bạn nghe theo và kết quả không như
mong muốn lại quay ra trách người đưa lời khụyên…

Chị muốn bạn yên tâm là không nghe theo lời khuyên của người khác
cũng là một chuyện rất đỗi bình thường, không có gì phải ngại cả; còn
nếu nghe theo lời thì cũng đừng đổ lỗi cho người khác vì bạn chính là
người chịu trách nhiệm với hành động của mình – chứ không phải là
người khuyên nhủ bạn. Thành công hay thất bại là nhờ vào sự quyết
đoán và rèn luyện của chính bạn. Mọi lời khuyên chỉ mang tính chất
tham khảo và định hướng.

Chị nói rằng mọi lời khuyên đều chỉ mang tính chất tương đối vì
những lẽ sau:

1. Mỗi người có một background khác nhau


Ví dụ hỏi về tiêu chí chọn việc – có người sẽ không quá đặt nặng về tài
chính vì gia đình họ không có quá nhiều gánh nặng, họ có thể chọn
việc họ thích và chỉ cần nuôi sống được bản thân. Ngược lại, có những
bạn phải mang trọng trách kiếm tiền nuôi gia đình từ sớm – nên
những lời khuyên “Theo đụổi đam mê không màng thế giới” sẽ khó
phù hợp được với bạn. Hay có câu nói mà mọi người hay lan truyền
trên mạng là Bill Gates bỏ học thì thành công – nhưng mà nhớ là ông
ấy bỏ học Đại Học Harvard chứ không phải bỏ học cấp 2, cấp 3 đâụ
nhé. Bạn khác, Bill Gates khác, và vì vậy hãy lắng nghe lời khuyên một
cách cân nhắc.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 13
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

2. Mỗi người có một priority – thứ tự ưu tiên khác nhau


Có người sẽ ưụ tiên làm thật nhiều để nghỉ hưụ từ sớm, có người thì
muốn vừa làm vừa tận hưởng. Có người thì sẽ ưụ tiên gia đình nhiều
hơn, có người lại đam mê phát triển sự nghiệp. Người thì thích làm
nhiều thứ, với nhiều người, mở thật rộng; người lại chỉ muốn được
bình yên và làm chủ trong góc nhỏ của chính mình.

Tương tự, có bạn thích tham gia hoạt động ngoại khóa, có bạn muốn
trau dồi kinh nghiệm thực tế qua các công việc part-time và
internship tại các công ty, điều đó cũng không có nghĩa là có bạn đúng
hoặc có bạn sai. Không có hướng đi nào là tuyệt đối, chỉ là hướng đi
nào bạn cảm thấy phù hợp nhất cho mình mà thôi.

Vì vậy nếu bạn có thứ tự ưụ tiên khác người đưa ra lời khuyên thì dĩ
nhiên là lời khuyên đó cũng sẽ khó để bạn ưng bụng mà áp dụng,
đúng không? Hãy cân nhắc thứ tự ưụ tiên của mình là gì trước khi
đưa ra quyết định nhé!

3. Mỗi người có một tính cách, sở thích và định hướng khác nhau
Ví dụ có người sẽ thích môi trường trẻ trung, năng động, nhiều thử
thách và phát triển nhanh – có người chỉ muốn có một công việc nhẹ
nhàng và thoải mái. Nên cũng không thể vì định hướng mỗi người
mỗi khác nhau mà phán xét quyết định cuộc sống hay những lời
khuyên và chia sẻ họ đưa ra được.

Hay như chị thích làm việc Marketing ở công ty đa quốc gia ở phía
Client (khách hàng), nhưng có bạn lại thích khởi đầu ở mảng Agency
(đối tác cung cấp dịch vụ/sản phẩm), và vì định hướng khác nhau nên
con đường cũng sẽ có nhiều chỗ khác nhau, những lời khuyên đưa ra
cũng sẽ không giống nhau.

Hoặc cùng một tình huống nhưng người có tính chất ôn hòa sẽ cư xử
khác người có tính chất quyết liệt, cạnh tranh. Bạn cũng không phải

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 14
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

ép mình trở thành một người khác nếu bạn không thích (nhưng dĩ
nhiên là phải biết phân biệt giữa tính cách và những điểm không tốt
về mặt cư xử nhé ^^).

4. Mỗi người có một style khác nhau, tính cách khác nhau
Với tư cách là người lắng nghe, người xem và theo dõi những người
khác chia sẻ, bạn cũng sẽ tự nhận ra là mỗi người chia sẻ đều có style
khác nhau và bản thân bạn cũng sẽ thích kiểu của người này hơn
người khác một ít. Có bạn sẽ thích kiểu chia sẻ một chút vồn vã, một
chút gần gũi, dùng những từ thịnh hành và ngôn ngữ tuổi teen, nói
nhanh cô đọng; nhưng có bạn lại thích kiểu chia sẻ trưởng thành và
chuyên nghiệp, một chút xa cách nhưng lại như ngọn núi cao sừng
sững đầy ngưỡng mộ; bạn khác lại thích kiểu cool ngầu bí hiểm, hay
người thì thích kiểu nhẹ nhàng, tận tâm và chi tiết v.v... Vậy nên
những lời khuyên từ những anh chị hợp style có thể sẽ làm bạn dễ
mềm lòng hơn so với những người khác. Vì vậy, đừng so sánh khập
khiễng và ép bản thân phải chọn một hình mẫu, một hướng đi làm
cho lòng mình rối bời vì những điều không cần thiết nhé.

5. Bản thân mỗi người cũng phát triển, thay đổi theo thời gian
Bill Gates đã từng bỏ học Đại Học, nhưng rồi sau này cũng chính Bill
Gates lại khuyên các bạn chú trọng học vấn vì "Những công việc tốt
ngày nay đòi hỏi các bạn có bằng Đại Học”. Cách suy nghĩ, nhận định
của cùng một người cũng có thể thay đổi theo thời gian, và vì vậy lời
khuyên của họ cũng không phải là bất biến.

6. Mỗi thời đại mỗi khác


Lời khuyên của thời đại trước chắc gì đã hợp với thời đại này, mà thế
giới lại càng ngày càng phát triển nhanh nên nhiều khi chỉ một vài
năm là sẽ có những lời khuyên trở nên lỗi thời. Ví dụ như cha mẹ thời
đại trước chỉ thích con mình làm giáo viên, bác sĩ - còn thời đại bây
giờ đã có những ngành nghề mà thế hệ trước cũng khó có thể hình

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 15
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

dung tới như làm YouTuber, làm freelance về công nghệ thông tin,
viết ứng dụng điện thoại, v.v…

Hay thời xưa, đi du lịch là một chuyện xa xỉ nhưng bây giờ mới là sinh
viên thôi mà các bạn đã có thể tự sắp xếp và thực hiện những chuyến
phượt khắp Việt Nam cho riêng mình rồi.

Những lời khuyên của chị và các anh chị khác ở quyển Guidebook này
cũng vậy, có thể chỉ phù hợp ở hiện tại và trong tương lai cũng cần
điều chỉnh ít nhiều vì mỗi năm cụộc thi có thể thay đổi. Vì vậy, các bạn
hãy thường xuyên cập nhật thị trường và nhiều nguồn thông tin khác
nhaụ để linh hoạt với những thay đổi hàng năm nha!

7. Không có ai là hoàn hảo hết


Quan trọng nhất là không ai hoàn hảo hết, và lời khuyên của họ cũng
vậy. Nên đừng nghe lời khuyên của một người mù quáng chỉ vì thần
tượng và ngưỡng mộ họ. Họ có thể có sai sót, và bạn cũng vậy. Đừng
đặt áp lực lên người khác, đừng tin tưởng tuyệt đối mọi thứ mà mà
hãy suy xét, cân nhắc kỹ càng và tập chịu trách nhiệm với sự quyết
định của chính mình.

Quyển Guidebook 600 trang và cố gắng ra sớm để kịp thời gian cho
các bạn chuẩn bị và rèn luyện - sai sót chắc chắn không thể nào không
có. Bên cạnh đó, chị và các anh chị tác giả khác cũng là một con người
hoàn toàn bình thường, trưởng thành bình thường và vấp ngã bình
thường. Những lời khuyên và chia sẻ của chị và các anh chị khác đưa
ra ở đây không phải là bởi vì các anh chị hoàn hảo, làm tốt hết những
điều đó mà là vì các anh chị đã từng va vấp, tự học hỏi, cũng như gặp
được những quý nhân dạy bảo, hay những anh chị là tấm gương để
noi theo. Bản thân chị cũng đang trên quá trình tiếp tục học hỏi mỗi
ngày. Vậy nên đọc xong đừng nghĩ là cái gì chị Thư và các anh chị
khác cũng làm được, cũng xuất sắc hết nên mới viết được những bài
như vậy nhé ^^. Không có đâụ, các anh chị chỉ là những con người hết

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 16
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

sức bình thường, được cái là rất muốn dành thời gian của mình để
chia sẻ cho các bạn trẻ mà thôi ^^.

Vậy có nên đọc những lời chia sẻ và lời khuyên ở


quyển Guidebook này không?
Câu trả lời của chị là hoàn toàn nên chứ. Lúc nghe lời khuyên nhiều
khi sẽ giúp bạn hiểu rõ mình muốn gì nhờ những lời phản biện âm
thầm mà bạn được kích hoạt khi lắng nghe – bạn sẽ thấy mắt mình
lấp lánh, thấy tim mình vui thầm khi lời khuyên của chị và cách anh
chị trong quyển sách cũng giống như cách bạn muốn giải quyết công
việc, hay như định hướng và con đường mình hướng tới; hoặc ngược
lại cảm thấy chần chừ đắn đo và trong tim phát lên tiếng nói “í cha,
sao hổng giống những gì mình muốn vầy nè, ai cha, nô nô mình không
muốn làm như vậy đâụ”. Thú thật đi, có phải nhiều khi đi mua đồ
chung với bạn bè, đắn đo giữa 2 món đồ rồi nhờ bạn khuyên, cuối
cùng bạn lại chọn món đồ ngược lại, đúng chứ? Nhưng mà vậy cũng
có sao đâụ, mục đích cuối cùng là bạn đã đưa ra quyết định của mình
và toàn tâm toàn ý làm theo nó, vậy lời khuyên cũng có tác dụng hỗ
trợ mà đúng không?

Kết lại là cứ đọc và nghe những lời chia sẻ của các anh chị ở đây,
nhưng ngoài ra cũng nên học hỏi thêm từ những nguồn khác để nhìn
nhận vấn đề ở phương diện khách quan dưới góc nhìn của nhiều
người. Mỗi người sẽ giúp bạn hiểu rõ về vấn đề hơn ở góc nhìn của
họ, ghép lại thành bức tranh tổng thể để bạn bớt đắn đo khi đánh giá
và chọn lựa con đường để ứng dụng. Nhưng cuối cùng thì, bạn vẫn là
nhân tố quan trọng nhất – là người thực hiện, người hành động và là
người hiểu rõ con tim mình muốn gì nhất. Đến lúc đó rồi thì hãy take
the decision and make it right (trích lời của Ratan Naval Tata) – ra
quyết định và làm cho quyết định của mình trở nên đúng đắn, mà nó
có “không right” thì đó vẫn là quyết định của mình – hãy tập tự chịu
trách nhiệm với nó nhé!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 17
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Mong các bạn hiểu rõ tính tương đối của lời khuyên để đón nhận mỗi
lời khuyên một cách tích cực và tỉnh táo nha, đặc biệt là biết chọn lọc,
phân tích và ứng dụng phù hợp khi đọc cuốn Guidebook này nữa ^^.

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 18
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Phan 1: TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG


TRÌNH MANAGỀMỀNT TRAÌNỀỀ
(QUAN TRÌ VÌỀN TAP SƯ)

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 19
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Management Trainee la gỉ? Cac


chương trỉnh tụyen dụng cụa cac
cong ty co điem gỉ giong va khac
nhaụ?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/cac-chuong-trinh-tuyen-


dung-management-trainnee-co-gi-giong-va-khac-nhau/

Chương trình tuyển dụng Management Trainee là gì?


(Tên gọi khác: Quản Trị Viên Tập Sự)
Nhiều bạn chưa hiểu rõ Management Trainee là gì, và lại hay nhầm
lẫn Management Trainee - “Qụản Trị Viên Tập Sự” nghĩa là thực tập.
Tuy nhiên không phải nhé, chương trình Management Trainee hoàn
toàn khác với chương trình thực tập sinh (Internship). Nếu
Internship các bạn được đào tạo ngắn hạn, tiêu chí đầu vào không
quá cao và phúc lợi cũng không nổi bật thì Management Trainee là
chương trình tuyển dụng nhân viên chính thức của công ty với lộ
trình dài hạn. Gọi là “tập sự” vì các bạn sẽ được đào tạo kỹ càng để từ
nhân viên trở thành một nhà quản lý – nên khi đậu, các bạn sẽ trở
thành những “Qụản Trị Viên Tập Sự”, một Leader tương lai của công
ty. Vì phúc lợi tốt, lộ trình đào tạo rõ ràng nên các chương trình
thường nhận hàng trăm và hàng nghìn đơn ứng tuyển cho mỗi lần
mở tuyển.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 20
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Vậy tóm lại chương trình Management Trainee (Quản


Trị Viên Tập Sự)
❖ Là chương trình tuyển dụng nhân tài dành cho sinh viên Việt
Nam sắp hoặc vừa tốt nghiệp 1-2 năm (Đại Học – Cử Nhân hoặc
Cao Học - Thạc Sỹ, tại Việt Nam hoặc nước ngoài), có kỹ năng làm
việc và khả năng giao tiếp Tiếng Anh tốt
❖ Lộ trình đào tạo rõ ràng (1-3 năm), mục tiêu trở thành Nhà Quản
Lý tương lai của công ty.
❖ Lương thưởng phúc lợi khá cao so với thị trường
❖ Mỗi năm số lượng tuyển dụng từ 5-20 bạn tùy nhu cầu của công
ty, hoặc cá biệt có năm vì chất lượng các ứng viên chưa như mong
muốn nên công ty chỉ chọn đúng 1 bạn hoặc không tuyển bạn nào.

Yêu cầu ứng tuyển


❖ Là sinh viên Việt Nam sắp hoặc vừa tốt nghiệp 1-2 năm (Đại Học
hoặc Thạc Sỹ, tại Việt Nam hoặc nước ngoài), kỹ năng làm việc và
khả năng giao tiếp Tiếng Anh tốt
❖ Điểm GPA trên mức tối thiểu (thường là 7.0; 7.5 hoặc 8.0/10 tùy
chương trình của mỗi công ty – hệ 4 quy đổi tương ứng)
❖ Các bạn có thể xem cập nhật thường xuyên về tiêu chí tuyển dụng
của các chương trình tại bài viết Tổng hợp chương trình tuyển
dụng Management Trainee & Fresh Graduate 2021 ở link này
nhé: http://bit.ly/freshprogram2021.

Các phòng ban mở tuyển:


Thường mở đa dạng nhiều phòng ban, từ Marketing, Sales, Human
Resources, Supply Chain, Manufacturing (Operations), Finance, đôi
khi có cả Legal và Information Technology, v.v…

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 21
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Những công ty nào hay tuyển Management Trainee?


❖ Hầu hết các công ty đa quốc gia lớn đều có tuyển dụng chương
trình Management Trainee. Ví dụ như: Unilever,
FrieslandCampina, Coca-Cola, Suntory PepsiCo, Nestlé,
Prudential, L’oreal, Carlsberg, Masan, Heineken, Lazada, Generali,
Shopee, v.v…
❖ Ngoài ra còn có những chương trình của các công ty như Giao
hàng tiết kiệm, Techcombank, Vinamilk, v.v…
❖ Các bạn theo dõi website và Facebook chuyên về tuyển dụng của
các công ty này để được cập nhật sớm nhất khi chương trình mở
tuyển nhé: http://bit.ly/fbwebsitecongty.

Các vòng thi chính


❖ Vòng Application Form (Vòng CV)
❖ Vòng Kiểm tra năng lực (Aptitude Test – online hoặc offline, dạng
thường hoặc dạng profile games)
❖ Vòng Initial Interview (Face to face/offline hoặc online/digital)
❖ Vòng Assessment Center/ Business Challenge (Online hoặc
offline)
❖ Vòng Final Interview
❖ Ngoài các vòng này thì các công ty có thể thêm những vòng nhỏ lẻ
riêng tùy mỗi năm và tùy công ty – như vòng Field Trip (đi thực
tế thị trường), hay những buổi làm bài test Strength Finder cho
các bạn vào vòng trong, v.v…

Lộ trình đào tạo và lương thưởng:


❖ Các bạn sẽ được hướng tới lộ trình từ 1 – 3 năm sau khi đào tạo
chính thức và nếu đạt yêu cầu sẽ trở thành Manager tại công ty.
Xuyên suốt quá trình bạn cần tham dự những vòng đánh giá giữa
năm và cụối năm để chứng minh bản thân mình phù hợp để tiếp
tục tham gia chương trình.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 22
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Các bạn cũng có thể được luân chuyển qua nhiều phòng ban tùy
thuộc công ty (chủ yếu là luân chuyển ở phòng Sales và các sub-
function trong function chính của bạn), một số công ty sẽ cố định
phòng ban và không luân chuyển, hoặc một số công ty khác thì lại
cho các bạn luân chuyển ở nhiều phòng ban đa dạng từ Sales,
Supply Chain, Finance, v.v… và cho bạn lựa chọn phòng ban phù
hợp nhất sau khoảng thời gian luân chuyển.
❖ Lương thưởng và phúc lợi cực kì cạnh tranh – ví dụ như với các
công ty đa quốc gia thì mức lương nghìn đô là chuyện không
hiếm. Đa số các công ty đa quốc gia đều offer các bạn
Management Trainee đậu cùng một năm một mức lương đầu vào
giống nhau và lương cũng rất tốt nữa, vì vậy bạn đỡ phải qua
công đoạn deal lương vất vả khi mới nhận việc.

Các chương trình tuyển dụng Management Trainee ở


các công ty đa quốc gia có giống nhau không?
Thực ra, các chương trình tuyển dụng Management Trainee của các
công ty đa quốc gia có những điểm giống và khác nhau, có thể kể đến
một vài điểm nổi mật như sau

Giống
❖ Mục tiêu: Đều để tuyển chọn những ứng viên tiềm năng vừa ra
trường hoặc ra trường được 1-2 năm để đào tạo theo quy chuẩn
của công ty như là một nhân tài với lộ trình tiến tới cấp độ quản
lý trong thời gian ngắn hơn so với việc nộp vào làm nhân viên
bình thường
❖ Cách thức thi: Số lượng các vòng thi và cách thức thi ở các vòng
khá tương ứng như chị đã nêu ở trên
❖ Chất lượng ứng viên: Các bạn ứng tuyển vào đều có profile (hồ
sơ cá nhân) khá tốt về học tập và kinh nghiệm hoạt động, yêu cầu
Tiếng Anh tốt (giao tiếp ổn và được đánh giá qua các vòng thi,

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 23
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

không cần phải có bằng cấp) – các kỹ năng thường yêu cầu là
Leadership, teamwork, communication, passion for learning,
responsibility, result-oriented, problem solving và những skill
khác tùy phòng ban. Các công ty thường dùng 3 cụm từ là “Can
do” (Có khả năng làm việc) – Will do (tinh thần trách nhiệm, hăng
hái làm việc) – Will fit (mức độ phù hợp với công ty và công việc).

Khác
❖ Thời gian đào tạo: Có công ty cam kết 1-2 năm sẽ lên vị trí quản
lý, có công ty là 3 năm hoặc hơn.
❖ Cách thức đào tạo:
• Có công ty sẽ cam kết 6 tháng – 1 năm hoặc toàn bộ lộ trình
được đào tạo ở nước ngoài, có công ty không cam kết các bạn
sẽ được đào tạo ở nước ngoài mà chỉ làm tại Việt Nam
• Có công ty sẽ cho các bạn di chuyển sang các phòng ban khác
nhau, đặc biệt là phòng Sales, có công ty thì chỉ làm ở mỗi
phòng ban của bạn, có công ty sẽ cho luân chuyển nhiều
phòng ban để bạn chọn phòng ban phù hợp nhất làm “điểm
đến cuối cùng”.
• Có công ty sẽ bổ nhiệm 1 anh chị cấp cao làm Mentor và 1 anh
chị quản lý làm Buddy, có công ty thì các bạn sẽ tự nỗ lực và
tìm kiếm những mối quan hệ, sự giúp đỡ từ các anh chị
• Có công ty sẽ cung cấp Job Description (mô tả công việc), KPI,
kỳ vọng dành cho công việc của bạn rõ ràng khi vào phòng
ban của mình, có công ty các bạn phải chủ động đi xin việc để
làm. Tuy nhiên nên nhớ là công việc của Management Trainee
rất đa dạng và linh hoạt tùy thuộc vị trí bạn đảm nhiệm nên
đừng kỳ vọng các bạn sẽ luôn có một Job Description “cứng”
cho nguyên cả lộ trình nhé.
• Mỗi công ty có mỗi văn hóa khác nhau nên cách đào tạo cũng
khác nhau tương ứng.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 24
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Nội dung đề thi: Dù các vòng thi của các chương trình tuyển
dụng Management Trainee hầu hết đều giống nhau nhưng nội
dung đề thi khác nhau tùy công ty. Ví dụ như với các bài test kiểm
tra năng lực, có công ty sẽ ưụ tiên test IQ, có công ty sẽ test cả về
kiến thức công ty của họ, mức độ phù hợp của bạn với văn hóa
công ty, v.v… Và một ví dụ khác là với vòng Assesssment Center,
có công ty sẽ cho làm 1 ngày duy nhất trọng vẹn, có công ty sẽ cho
làm cả tuần; có công ty cho đề dài 8 trang A4 với nhiều file excel,
có công ty thì chỉ có 1 cái đề cực ngắn và các bạn phải tự tìm hiểu
thông tin, số liệu để làm.
❖ Các phòng ban ứng tuyển: Có công ty sẽ ứng tuyển đầy đủ các
phòng ban từ Sales, Marketing, Human Resources, Supply Chain,
Manufacturing, Finance, Legal, Information Technology, v.v…
trong khi có công ty chỉ tuyển một vài phòng ban nhất định.
❖ Mức lương: Hầu hết mức lương của Management Trainee khá
cao so với mặt bằng chung của sinh viên mới ra trường (các công
ty đa quốc gia thì mức lương cũng hơn mười mấy triệu cho đến
hai mươi mấy triệu, hoặc thậm chí ba mươi mấy triệu ^^). Tuy
nhiên vẫn có sự chênh lệch trong mức lương giữa các công ty
khác nhau (có công ty local chị biết chỉ offer có khoảng 8 triệu
thôi, và thậm chí là mỗi bạn còn phải tự deal lương riêng chứ
không phải là mức lương chuẩn cho tất cả các bạn được lựa
chọn).

Trên đây là những ý chính nhất giúp các bạn trẻ hiểu hơn về chương
trình Management Trainee ở các công ty nhé!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là Management Trainee nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 25
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Vỉ sao nen thi chương trỉnh


Management Trainee (Qụan Tri
Vien Tap Sư)?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/vi-sao-nen-thi-chuong-


trinh-management-trainee-quan-tri-vien-tap-su/

N hiều bạn băn khoăn, vì sao nên thi Management Trainee? Cùng
nghe chia sẻ từ “người trong cuộc” nhé!

Điều gì khiến chị lựa chọn tham gia vào chương trình
Management Trainee của các công ty?
Thực ra chị không bắt đầu suy nghĩ từ việc mình thích chương trình
Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự) nên phải nộp vào
chương trình này của các công ty mà chị suy nghĩ theo thứ tự như
sau: Mình thích ngành gì? Ngành đó thì làm việc ở những công ty nào
là phù hợp và mình cảm thấy sẽ phát huy được khả năng nhất? Mình
thích công ty nào? Công ty đó có tuyển sinh viên mới ra trường cho
ngành mình thích không, chương trình tuyển dụng như thế nào? Nếu
có thì chị phải nộp ngay và luôn thôi!

Và với thứ tự này thì đáp án cuối cùng của chị chính là chương trình
Quản Trị Viên Tập Sự của Unilever và PepsiCo (lúc này chưa đổi
thành Suntory PepsiCo như hiện tại).

Chị kể chi tiết hơn nghen. Chị có một may mắn là biết mình thích gì từ
năm thứ 2 Đại Học, sau khi trải nghiệm nhiều vị trí ở các phòng ban
khác nhau của câu lạc bộ, từ nhân sự cho tới phát thanh, truyền
thông. Vì vậy, lúc chị ra trường chị đã xác định là mình chỉ làm đúng

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 26
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

ngành Marketing vì đây là công việc mình đã từng được thử sức và
tìm thấy niềm đam mê rất lớn nơi đó. Với ngành Marketing, chị thấy
rằng phát triển sự nghiệp tại một công ty đa quốc gia có thể giúp
mình có cơ hội làm việc ở những nhãn hàng lớn, các dự án quan trọng
cùng các anh chị giàu kinh nghiệm, môi trường chuyên nghiệp, chưa
kể lại còn có thể tận dụng tối đa khả năng ngôn ngữ của mình.

Vậy chọn công ty nào bây giờ? Lúc đó chỉ có 2 công ty nhen nhóm
trong đầu chị thôi, đó là Unilever và PepsiCo. Và khi đã giới hạn được
nơi mà mình quyết “trao thân gửi phận”, chị tìm hiểu kỹ hơn thì biết
được 2 chương trình tuyển dụng của công ty, một là theo dạng
Internship và một là theo chương trình Management Trainee - Quản
Trị Viên Tập Sự. Và thật may mắn là chị cũng vừa hay có quen một số
anh chị đã từng đậu chương trình Management Trainee tại công ty,
chị đã được nghe những câu chuyện đầy cảm hứng về con đường khó
khăn, thử thách nhưng đầy thú vị của chương trình. Chính các anh chị
ấy cũng là “nhân chứng sống” của chương trình, giúp chị tin là
Management Trainee là con đường đúng đắn để bắt đầu sự nghiệp
của mình :). Vì vậy, chị bắt tay vào viết đơn và sau đó cũng đã có thể
chạm tay vào công việc đầu đời mơ ước của chính mình với vị trí là
Management Trainee phòng Marketing của Unilever năm 2012!

Vậy còn bây giờ, vì sao chị nghĩ các bạn trẻ nên tham
gia vào chương trình Management Trainee (Quản Trị
Viên Tập Sự)?
Chưa kể là bạn có đậu hay không, nếu các bạn hỏi chị những lí do vì
sao nên thi Management Trainee, thì chị không ngại ngần mà biên
ngay những điểm sau nè:

❖ Vẫn được làm ngành nghề mình đam mê: Các bạn không phải
“lăn tăn” về ngành nghề như chị hồi xưa vì hiện nay, chương trình
Management Trainee thường tuyển dụng các ngành nghề khá phổ

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 27
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

biến từ Sales, Marketing, Human Resources, Supply Chain,


Manufacturing, Finance, v.v… nên hầu như là các bạn hoàn toàn
có cơ hội làm đúng ngành mình yêu thích
❖ Được làm việc trong môi trường đa quốc gia chuyên nghiệp,
cơ hội học nhiều và phát triển nhiều: Hầu hết các công ty tổ
chức chương trình Quản Trị Viên Tập Sự là các công ty đa quốc
gia, với quy mô làm việc hết sức chuyên nghiệp. Các bạn sẽ học
hỏi được nhiều từ quy trình chỉn chu, cách làm việc công bằng,
nghiêm túc. Chưa kể các bạn có rất nhiều cơ hội để làm việc với
những đối tác lớn từ trong nước cho đến quốc tế với cách làm
việc chuyên nghiệp không kém. Vì quy mô lớn nên bạn cũng có
nhiều cơ hội để trải nghiệm nhiều dạng công việc khác nhau ở
nhiều vị trí khác nhau dù vẫn là công việc ở phòng ban của bạn.
❖ Lộ trình phát triển rõ ràng: Nếu như bình thường các bạn đi
làm và không biết là mình sẽ phát triển thế nào, thời gian ra sao
thì với Management Trainee, các bạn có một cột mốc rất rõ ràng
là phát triển và đạt vị trí quản lý trong vòng 1 - 3 năm – với điều
kiện là các bạn phải chứng tỏ được năng lực và vượt qua các đợt
đánh giá giữa năm cũng như cuối năm của công ty. Đánh giá thì dĩ
nhiên là khó rồi, nhưng điểm tốt nhất là bạn không phải lo ngại kì
kèo lương thưởng hay đòi thăng chức như ở những công ty khác
– chỉ cần bạn xứng đáng, bạn sẽ được đào tạo theo đúng lộ trình
công ty đã cam kết.
❖ Được làm việc với những anh chị rất giỏi và được hướng dẫn
tận tâm từ chính sếp trực tiếp: các anh chị trong công ty thì giỏi
khỏi phải bàn cãi luôn, các anh chị giỏi từ kỹ năng cho đến kiến
thức chuyên môn mà kể cả những người ở công ty khác cũng phải
kính nể. Thật tuyệt khi được truyền cảm hứng, được làm chung,
được học hỏi và thậm chí là được kèm cặp bởi chính các anh chị
ấy, đúng không! Chẳng hạn như với chương trình Management
Trainee của Unilever, chị được phân hẳn một chị Mentor là giám
đốc ngành hàng và Buddy là Brand Manager của một nhãn hàng

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 28
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

trong công ty. Chưa kể chị còn chủ động xin một chị siêu giỏi khác
ở công ty mà chị rất kính phục làm Mentor thêm nữa. Dù chị ấy ở
vị trí rất cao và còn bận hơn cả những anh chị mentor và coach
khác nhưng chị ấy vẫn dành thời gian gặp gỡ và trò chuyện với
chị hàng quý, chị trân trọng vô cùng!
❖ Được trải nghiệm ở các phòng ban liên quan, gom nhiều kiến
thức hữu dụng cho công việc ở phòng ban chính của mình:
điểm hay của chương trình Management Trainee là các bạn có
một thời gian ngắn được làm việc ở các phòng ban liên quan. Ví
dụ như chị làm Marketing thì sẽ có 6 tháng trải nghiệm, làm việc
thực thụ như một giám sát mãi vụ ở nhà phân phối hoặc làm trợ
lý quản lý một hệ thống siêu thị của công ty. Chính nhờ kiến thức
và những mối quan hệ tích lũy trong thời gian đó mà sau này khi
làm Marketing ở phòng ban của mình, chị có thể ứng dụng được
nhiều kiến thưc và được sự hỗ trợ tối đa từ các anh chị của phòng
Sales nữa.
❖ Tận dụng được khả năng ngôn ngữ: đảm bảo vào môi trường
công ty đa quốc gia thì tha hồ sử dụng Tiếng Anh sáng – trưa –
chiều – tối luôn, từ quy trình, giấy tờ, email đến họp hành đa phần
đều là Tiếng Anh tuốt.
❖ Được có network – các mối quan hệ đáng quý trong công việc
lẫn cá nhân: Ngoài các anh chị Mentor, Buddy, Line Manager,
Coach, các đồng nghiệp và cả các anh chị bộ phận nhân sự –
“mama của đàn em Management Trainee”, các bạn còn có cả một
dàn “bạn cùng khóa” – những người bạn Management Trainee
đồng cam cộng khổ và thân thiết với nhau như bạn cùng lớp chứ
không chỉ là đồng nghiệp thông thường nữa, thích không? Về
phương diện công việc, các mối quan hệ này cũng sẽ giúp các bạn
trong tương lai – ví dụ như chị được cùng hợp tác với công ty cũ
với vai trò là đối tác khi chị tự làm riêng cho mình sau này nhờ
những mối quan hệ và sự tin tưởng trước đây.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 29
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Lí do cuối cùng vì sao nên thi Management Trainee, và cũng


là “xôi thịt” nhất: đó là mức lương đầu vào cho các chương trình
Management Trainee khá cao so với mặt bằng chung của sinh
viên mới ra trường, và bạn lại chẳng phải lo vất vả deal lương lúc
đầu (với chương trình của đa số các công ty đa quốc gia) do mức
lương khởi điểm đã cố định cho những bạn được chương trình
lựa chọn.

Kể cả nếu bạn không đậu, không được hưởng những lợi ích như trên
thì việc bạn tham gia thi chương trình Management Trainee (Quản
Trị Viên Tập Sự) cũng đã giúp ích cho các bạn rất nhiều đó! Các bạn
sẽ được trải nghiệm các vòng thi khó nhằn và quy mô của các công ty
lớn, từ đó có cơ hội khám phá được kỹ năng mình đang tới đâụ, mình
còn thiếu sót gì qua những vòng thi. Nhờ kinh nghiệm này mà các bạn
có thể học hỏi và cải thiện hơn cho những đợt ứng tuyển ở những nơi
khác. Và cuối cùng là tha hồ gom về một rổ những bạn bè cùng chung
chí hướng. Cho nên, không đậu thì vẫn quá lợi đi chứ, đúng không?

Mong rằng những chia sẻ trên của chị đã góp phần giúp các bạn tự trả
lời được câu hỏi “Vì sao nên thi Management Trainee” cho chính
mình nghen ^^.

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là Management Trainee nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 30
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Chi Thư đa thi nhưng chương


trỉnh Management Trainee nao va
vỉ sao?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/chi-thu-da-thi-nhung-


chuong-trinh-management-trainee-nao-va-vi-sao

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 31
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Chị Thư đã thi những chương trình Management


Trainee nào và vì sao?
Như bài trước chị đã chia sẻ, sau khi cân đối giữa sở thích, đam mê,
niềm yêu thích với công ty và chương trình tuyển dụng phù hợp thì
chị quyết định lựa chọn thi chương trình Management Trainee, cụ thể
là chương trình tại Unilever và PepsiCo.

Lúc đó thông tin về chương trình này cũng như các công ty tuyển
dụng vẫn còn chưa phổ biến rộng rãi như bây giờ, sau này thì các bạn
có nhiều lựa chọn hơn và cũng lanh lẹ tìm hiểu thông tin hơn chị nữa,
nên các bạn có thể nộp cho chương trình của FrieslandCampina,
Coca-Cola, Masan, Nestlé, Prudential, INSEE (Holcim cũ), Castrol,
v.v… Chị đã đọc vài tin về một số bạn thi đến tận 4 chương trình
Management Trainee và đỗ hết, hay có một bạn thì thi 5 công ty, 2
công ty đầu không đỗ nhưng lại được nhận cả 3 offer từ các công ty
còn lại. Vì vậy, nếu các bạn hỏi xin ý kiến thì chị sẽ khuyên là thi nhiều
công ty để cọ xát thực tế và lấy kinh nghiệm, nhưng phải luôn đầu tư
và tâm huyết cho mỗi lựa chọn của mình cùng với quyết tâm “Mình
muốn đậụ” thì mới học hỏi được nhiểu trong quá trình, chứ đừng thi
theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa – được thì tốt, không được thì thôi”
vừa mất thời gian của chính bạn và mất thời gian của công ty nữa đó!

Ukie, giờ quay lại câu hỏi nào, tại sao lại là chương
trình Management Trainee của Unilever?
Thứ nhất, vì chị rất yêu những nhãn hiệu của Unilever! OMO,
Dove, P/S, Sunsilk là những nhãn hàng gắn liền với chị từ thời bé tí,
nhà chị cực thích quảng cáo “Nói vậy thôi chứ biết đâụ mai mốt ổng
cũng xài” của Dove, hay thích sản phẩm OMO vì quảng cáo nhìn lúc
nào cũng dễ thương, sản phẩm thì xài sạch hết ý, thấy mẹ và các cô dì
đều khen. Chưa kể đi đâụ cũng thấy hàng của Unilever, thành ra nghĩ

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 32
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

mình được đóng một phần nhỏ xíu vào những nhãn hàng đó thì đã
thấy lâng lâng vì vui rồi .

Thứ hai, Unilever làm Employer Branding quá tốt ^^. Unilever
luôn có những chương trình cộng đồng ý nghĩa từ công ty, từ từng
nhãn hàng và thường đồng hành với các hoạt động của sinh viên. Các
anh chị từ Unilever cũng nhiệt tình tham gia các diễn đàn, hội thảo để
chia sẻ kinh nghiệm lại cho các bạn trẻ thế hệ tiếp theo nữa. Vì vậy
mà đi đâụ cũng thấy Unilever - từ sinh viên năm nhất đến năm tư, cho
đến cả các anh chị đã đi làm, người người nhà nhà nói về Unilever
như một trong những công ty đa quốc gia hàng đầu, môi trường làm
việc chuyên nghiệp và là ngôi nhà của những nhân tài. Các bạn cũng
biết đó, quảng cáo 1 lần thì có thể chỉ biểu cảm phớt lờ kiểu như “ok,
seen, biết rồi”, nhưng khi thông điệp đó đập vào mắt bạn mọi lúc, mọi
nơi ở trường Đại Học, qua bạn bè, qua các anh chị khóa trên, v.v... thì
nghe suốt nó “nhập vào tim” luôn :P, thành ra chị cứ nghĩ về Unilever
hoài và hay quan sát, tò mò tất tần tật những thứ gì liên quan đến
Unilever.

Thứ ba, mà cái này là quan trọng nhất nè, đó là chị rất ngưỡng
mộ những người làm ở Unilever! Từ hồi làm AIESEC, Unilever đã
là platinum partner của AIESEC và nhờ đó mà chị có nhiều cơ hội
được làm việc, được đào tạo với các anh chị ở Unilever. Và những
kiến thức của các anh chị, cách các anh chị khiêm tốn chia sẻ luôn làm
chị cảm thấy ngạc nhiên và ngưỡng mộ. Chưa kể, những anh chị “cây
đa, cây đề” – những gốc cổ thụ của AIESEC mà chị lúc nào cũng tôn
trọng, khi ra trường cũng lựa chọn làm việc với Unilever như chị Vân
Anh, chị Hạnh, chị An, chị Trang… Một điều hay ở Unilever nữa là khi
chị hỏi thăm các anh chị ấy về Unilever, dù các anh chị luôn nhắn nhủ
chị là “đã lựa chọn làm Management Trainee của Unilever thì sẽ cực
nha em”, nhưng ai cũng thể hiện sự trân trọng với công ty và kể ra
khối điều hay ho nhưng cực kì thực tế về Unilever làm chị thích mê.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 33
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Vì vậy nên chị càng thêm khẳng định là môi trường của Unilever phải
tốt thì mới có thể giữ chân được những chú “ngựa chiến” như vậy.

Chưa kể, vì cũng làm nhiều sự kiện AIESEC tại Unilever nên hay được
các anh chị dẫn đi tham quan “Homebase” – văn phòng chính của
Unilever ở quận 7. Thế là mắt chữ A, mồm chữ O, khoái ơi là khoái vì
thấy văn phòng gì to thế, hiện đại thế, người ở đây ăn mặc đẹp thế!

Nên cứ chất chồng, chất chồng ước mơ, thành ra ngày càng yêu
Unilever, ngày càng mong ước được trở thành nhân viên của
Unilever. Vậy nên không do dự gì, khi thấy Unilever tuyển
Management Trainee là đăng ký – ngay – và luôn! Và cho tới bây giờ,
Unilever với chị vẫn giữ trọn vẹn những ấn tượng ấy, chị vẫn yêu và
nhớ về Unilever như ngày nào còn là sinh viên.

Vậy còn PepsiCo thì sao, duyên số nào đã đẩy đưa chị
đến chương trình Management Trainee của công ty
này?
Cũng như Unilever, điều chị mê ở Pepsi là mê sản phẩm Pepsi của
công ty. Thật ra ban đầu ngu ngơ, chỉ biết mỗi sản phẩm Pepsi là của
công ty PepsiCo thôi. Nhớ rất rõ là không chỉ có chị mà còn có ba mẹ
chị, anh chị của chị và thậm chí là học trò của ba mẹ chị đều mê quảng
cáo có câu “Bạn đã uống Pepsi hôm nay chưa?”, và cứ mỗi lần có
quảng cáo Pepsi là canh me để coi. Tự nhiên ngồi nhớ lại những ngày
tháng con nít ấy thấy cưng ghê ^^.

Điều thứ hai là một kỉ niệm rất cá nhân, đó là vì cậu của chị đã từng
làm giám sát cho nhà phân phối của công ty PepsiCo ở quê chị sống.
Thành ra kiểu nói vui là giống như bị “tẩy não” vậy đó, lúc nào cả nhà
chị cũng chỉ biết có Pepsi thôi vì uống Pepsi nhiều thì đại lý của cậu
mới bán được nhiều hàng, cậu lại tiếp tục nhập hàng bán, tăng doanh
số, cuộc sống cậu tốt hơn, dì tốt hơn và cả nhà đều vui. Đi ra quán

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 34
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

nước phải gọi Pepsi, đám cưới phải đặt nước ngọt Pepsi, khách khứa
tới nhà, mua Pepsi đãi. Và cũng vì lâu quá nên nó thành cái nếp, thành
ra lên Sài Gòn cứ quen miệng “Cho con chai Pepsi” …

Những kỉ niệm nho nhỏ, be bé vậy đến lúc cần lại ùa về, tiếp thêm sức
mạnh, dũng khí để chị đăng ký vào chương trình Management
Trainee của công ty này.

Và cũng vì đã thực sự yêu công ty từ rất lâu, từ những điều nhỏ nhất
như thế nên những gì chị chia sẻ với Nhà Tuyển Dụng đều là những
câu chuyện thật lòng, rất riêng của chị, có lẽ vì đó mà họ thêm tin
tưởng vào đam mê, vào quyết tâm của chị khi thi vào công ty. Thiết
nghĩ, đó cũng là điểm nhấn khác biệt khi chị trả lời câu hỏi “Vì sao
bạn lựa chọn công ty của chúng tôi”.

Kết quả thì sao?


Năm đó chị thi có hai chương trình Management Trainee thôi,
Unilever tuyển và thi sớm hơn PepsiCo một tẹo. Unilever đã phỏng
vấn vòng cuối cùng xong xuôi hết thì PepsiCo mới vừa hoàn thành
vòng Testing và chuẩn bị tới vòng Initial Interview.

Kết quả là tin vui Unilever đến trước – chị còn nhớ cái cảm giác khi
nhận được điện thoại vào lúc 8 giờ tối thông báo chị đã đậu chương
trình Management Trainee, cảm xúc lẫn lộn! Một là nhãy cẫng lên vì
hạnh phúc và gào la tưng bừng với ba mẹ “Con đậu rồi ba me ơiiiii”,
còn cảm xúc còn lại là “Ủa, sao 8h rồi mà chị nhân sự vẫn còn làm việc
vậy ta, chắc mai mốt mình cũng làm việc trễ y vậy qụá… :D. Có thể nói,
khoảnh khắc được ôm chầm lấy mẹ báo tin vui là một trong những
khoảnh khắc đáng nhớ nhất cho tới bây giờ của chị!

Rồi thì, mới nhận được tin vui của Unilever một hai ngày thì nhận
được thư mời tham gia vòng Initial Interview của PepsiCo luôn. Và vì
lúc đó ấn tượng với Unilever mạnh hơn, kết quả lại còn có trước nên

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 35
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

chị đã lựa chọn Unilever và quyết định không tham gia những vòng
tiếp theo của PepsiCo nữa.

Nếu bây giờ các bạn hỏi chị, chị có tiếc không, thì chị sẽ trả lời là –
không. Không, không phải vì chị nghĩ là Unilever tốt hơn PepsiCo, vì
hai công ty này đều có những ưụ thế khác nhau và là “ông lớn” trong
2 lĩnh vực khác nhau. Thật ra, không tiếc là bởi vì chị không thể đợi
“right decision” giữa 3 ngã rẽ Unilever – PepsiCo – du học vào lúc đó,
mà chị phải “take the decision and make it right”.

Mong là góp chút kiến thức cho hành trình đến với công việc mơ ước
của các bạn, đặc biệt là với những chương trình thi Management
Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự) ở phía trước!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 36
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Management Trainee – Facebook


va website cụa cac cong ty tụyen
dụng sinh vien mơi ra trương

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/management-trainee-


facebook-va-website-cua-cac-cong-ty-tuyen-dung-sinh-vien-moi-ra-
truong

Để thường xuyên cập nhật với các chương trình tuyển dụng uy
tín của những công ty, tập đoàn đa quốc gia lớn có tuyển dụng sinh
viên mới ra trường, đặc biệt là với chương trình tuyển dụng Quản Trị
Viên Tập Sự (Management Trainee), các bạn có thể theo dõi website
và Facebook của công ty. Thường thì các công ty sẽ có Facebook
chuyên về nghề nghiệp để đăng tải và cập nhật những bài tuyển dụng
mới nhất. Khi mỗi chương trình tuyển dụng bắt đầu có thể sẽ có thêm
1 trang website riêng khác (hoặc 1 tab khác trên website hoặc 1
minisite) mô tả kỹ hơn về chương trình. Với các trang nhỏ thời vụ
này, bạn cần theo dõi thông báo thường xuyên của công ty để được
cập nhật.

Dưới đây là danh sách các công ty đính kèm thông tin Website và
Facebook tương ứng. Các bạn nhớ like các trang này để được cập
nhật sớm nhất về chương trình tuyển dụng của họ nhé! Với
website chị chọn link của chương trình Management Trainee (Quản
Trị Viên Tập Sự) gần nhất để các bạn tham khảo.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 37
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Ngành FMCG/FMCE:
❖ Unilever: Website:
https://www.unilever.com.vn/careers/graduates/uflp –
Facebook: https://www.facebook.com/UnileverCareersVietnam
❖ Suntory PepsiCo Vietnam Beverage: Website:
https://careers.suntorypepsico.vn – Facebook:
https://www.facebook.com/suntorypepsicovietnam
❖ FrieslandCampina: Facebook:
https://www.facebook.com/FCVCareers
❖ Nestlé: Website: https://www.nestle.com.vn/vi/jobs – Facebook
(global page): https://www.facebook.com/NestleCareers
❖ Masan: Website: https://masanjobs.com – Facebook:
https://www.facebook.com/masanconsumercareers
❖ Coca-Cola: Fanpage: https://www.facebook.com/ccbvl
❖ British American Tobacco: Facebook (global page):
https://www.facebook.com/BATCareers
❖ Heineken: Website:
https://careers.theheinekencompany.com/Vietnam – Facebook:
https://www.facebook.com/HEINEKENVietnam
❖ OPPO: Website: https://vieclam.oppomobile.vn – Facebook:
https://www.facebook.com/oppovn.jobs
❖ ABInbev: Website: https://www.ab-inbev.com – Facebook:
https://www.facebook.com/ABInBevSEA
❖ Wilmar CLV: Facebook:
https://www.facebook.com/wmclvcareers
❖ Carlsberg: Facebook:
https://www.facebook.com/CarlsbergVNCareers/
❖ Vinamilk: Website: https://www.vinamilk.com.vn/vi/tuyen-
dung/chuong-trinh-tuyen-dung – Facebook:
https://www.facebook.com/VinamilkCareers

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 38
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Ngành bảo hiểm – tài chính – ngân hàng:


❖ Prudential: Website: https://www.prudential.com.vn/en/our-
people/our-current-programmes/ – Facebook:
https://www.facebook.com/PrudentialVietnam.Careers
❖ Generali: Website: http://www.genext.vn/ – Facebook:
https://www.facebook.com/CareerGeneraliVN
❖ Manulife: Website:
https://www.manulife.com/en/careers/why-join-us.html
❖ PWC: Facebook: https://www.facebook.com/pwcvietnam
❖ Deloitte: Facebook:
https://www.facebook.com/DeloitteVietnamCareers
❖ EY: Facebook: https://www.facebook.com/EYCareersVietnam
❖ Techcombank: Website: https://www.techcombankjobs.com –
Facebook: https://www.facebook.com/techcombankjobs

Ngành E-commerce (Thương mại điện tử):


❖ Shopee: Website: https://careers.shopee.vn/students –
Facebook: https://www.facebook.com/shopeecareers.vn
❖ Lazada: Website: https://www.lazada.com/en/careers/ –
Facebook: https://www.facebook.com/Lazada-Vietnam-Career-
191802871386396

Ngành khác:
❖ Cargill: Website: https://careers.cargill.com
❖ Circle K: Website: https://www.circlek.com.vn/vi – Facebook:
https://www.facebook.com/CareerCK
❖ INSEE (trước là Holcim): Website:
https://inseevnjobs.com/tim-viec-lam/tat-ca-viec-lam/vi -
Facebook: https://www.facebook.com/inseevietnam
❖ PNJ: Facebook:
https://www.facebook.com/tuyendung.pnj.com.vn/

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 39
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Giao hàng tiết kiệm: Website:


https://giaohangtietkiem.vn/category/tuyen-dung – Facebook:
https://www.facebook.com/humansofghtk
❖ Esquel: Facebook: https://www.facebook.com/EsquelVN
❖ RedDoorz: Facebook:
https://www.facebook.com/reddoorzvn.career
❖ Vincom Retail: Facebook:
https://www.facebook.com/vincomcareers
❖ Crystall Martin Career: Facebook:
https://www.facebook.com/IntimateDivision
❖ Jardines: https://www.facebook.com/JardinesCareers

Nhiều quá đúng không, nhưng nếu bạn thật sự bỏ thời gian nghiên
cứu và tìm hiểu, bạn sẽ thu lại được khối thông tin hay ho từ những
trang này đó!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 40
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Doanh nghiep can gỉ ơ sinh vien


mơi ra trương?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/doanh-nghiep-can-gi-o-


sinh-vien-moi-ra-truong

C ác chương trình tụyển dụng sinh viên mới ra trường, kể cả


Management Trainee đều nhìn những yếu tố chung của sinh viên để
đánh giá các bạn. Trước khi tự hỏi “Ra trường làm gì?”, sinh viên nên
trau dồi 4 yếu tố mà doanh nghiệp cần có ở các bạn – là KASH
(Knowledge – Attitude – Skills – Habits) theo model phổ biến mà các
bạn có thể tìm kiếm trên mạng (chị chưa tìm ra được tác giả gốc của
model này nên tạm chưa để tên tác giả được nha). Chị Thư đã Việt
hóa và chỉnh sửa một tí thành 4 chữ K cho các bạn dễ nhớ như saụ:

1. Kiến thức:
Bạn có kiến thức về công ty và về công việc của mình đang ứng tuyển
hay không, kiến thức của bạn sâu rộng như thế nào.

❖ Kiến thức về công việc: bạn có thể được học ở trường, lớp, hoặc
tự trau dồi thông qua những lớp học ngoại khóa mà bạn tự đăng
ký.
❖ Kiến thức về công ty: bạn phải chủ động tự tìm hiểụ để chứng
minh được sự đam mê của mình với công việc và công ty.

2. Kỹ năng:
Với chương trình Qụản Trị Viên Tập Sự, những kỹ năng chính thường
được đánh giá bao gồm: Kỹ năng giao tiếp (Communication) – giải
quyết vấn đề (Problem Solving) – làm việc nhóm (Teamwork) – lãnh

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 41
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

đạo (Leadership) – trách nhiệm với công việc


(Responsibility/Accountability) – làm việc hướng hiệu quả (Result-
oriented), Self-awareness (Mức độ hiểu biết về bản thân) v.v… Ngoài
ra, tùy từng ngành nghề sẽ có những yêu cầụ đặc biệt cho một số kỹ
năng riêng, ví dụ như Marketing sẽ yêu cầu nhiềụ hơn về tính sáng
tạo (Creative), phòng tài chính sẽ yêu cầu khả năng phân tích cao, đặc
biệt là phân tích về con số, v.v… Các kỹ năng này sẽ được đánh giá
chung hoặc riêng biệt qua các vòng thi với các mức độ khó khác nhau.

3. Kinh nghiệm:
Điểm cộng rất lớn cho những bạn có kinh nghiệm liên qụan đến
ngành nghề, vì kinh nghiệm sẽ giúp bạn hiểụ và có được kỳ vọng
đúng đắn cho công việc. Kinh nghiệm cũng sẽ giúp cho các bạn dễ
dàng thuyết phục và thể hiện kỹ năng với Nhà Tuyển Dụng hơn với
những câu chuyện thực tế của chính bạn.

Ví dụ: chị học Ngoại Thương ngành Tài chính ngân hàng nhưng vẫn
được lựa chọn làm Management Trainee Marketing của Unilever vì
chị đã có kinh nghiệm làm ở phòng Marketing của AÌỀSỀC. Trước đó
khi làm nhân sự chị cũng đảm nhận một số công việc liên qụan đến
yếu tố truyền thông. Chính những kinh nghiệm này giúp chị hiểu về
công việc Marketing hơn và tự tin hơn khi tham gia tụyển chọn.

4. Ká tính
Thực ra từ đúng phải là “Thái độ”. Nhưng chị đổi sang “Ká tính” để
chẵn 4 chữ K cho các bạn dễ nhớ :D. Các bạn có thể rất giỏi, rất kinh
nghiệm, rất hiểu công việc nhưng nếụ thái độ không tốt thì các bạn
cũng sẽ không phải là người phù hợp cho công ty. Công ty cần bạn có
thái độ chuyên nghiệp và chuẩn mực, phù hợp với giá trị của công ty.

Ví dụ: Bạn rất giỏi, vượt đến tận vùng phỏng vấn cuối cùng. Tuy nhiên
khi phỏng vấn các anh chị phát hiện ra bạn không rõ ràng về con

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 42
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

đường phía trước, bạn chưa qụyết tâm sẽ làm với công ty mà còn
đang chần chừ việc đi dụ học, v.v... thì có thể bạn sẽ không được lựa
chọn để nhường cho một bạn khác quyết tâm và đam mê hơn. Hoặc,
bạn giỏi, bạn có kỹ năng nhưng lại thiếu sự khiêm nhường, tinh thần
cầu thị, học hỏi cần thiết thì chưa chắc bạn sẽ được lựa chọn là ứng
viên cuối cùng.

Tương tự, công ty cũng sẽ cần nhìn nhận xem bạn có phù hợp và phát
triển được lâu dài với công việc tại công ty không, đặc biệt với vị trí
áp lực của một Management Trainee. Vì vậy bạn cần chuẩn bị sẵn tinh
thần sẵn sàng học hỏi, tự nghiên cứu, bền bỉ, tự tạo động lực cho
mình để vượt qua thử thách, v.v…

Ngoài ra, note nhỏ là với chương trình Management Trainee hoặc nếu
các bạn muốn làm việc tại các tập đoàn đa qụốc gia thì cần chuẩn bị
thêm:

❖ Vốn Tiếng Anh để đọc hiểu và giao tiếp tốt. Các bạn không cần
phải thực sự xuất sắc và có bằng cấp nhưng bạn cần phải đọc hiểu
được đề bài, các tình huống kinh doanh, trình bày và tranh luận
bằng Tiếng Anh được nghen. Tiếng Anh không chỉ là để các bạn
thi tốt, mà còn là để đảm bảo các bạn đủ khả năng làm việc trong
môi trường đa qụốc gia khi được offer công việc đó!
❖ Điểm GPA tối thiểu 7.0 hoặc 7.5 trở lên vì các chương trình tụyển
dụng Management Trainee thường đòi hỏi GPA tối thiểu ngay từ
vòng nộp đơn.

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầụ đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Qụản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 43
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Ky nang can co khi thi


Management Trainee va so lương
Management Trainee moi nam

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/ky-nang-can-co-khi-thi-


management-trainee-va-so-luong-management-trainee-moi-nam

C hương trình Management Trainee (Management Trainee) mở


tuyển hằng năm với sự tham gia của hàng nghìn ứng viên; tuy nhiên
số lượng được lựa chọn cũng có mức giới hạn đối với mỗi công ty.
Vậy thường con số tuyển dụng của các công ty mỗi năm là bao nhiêu
và kỹ năng nào cần có để có thể tự tin ứng tuyển chương trình
Management Trainee?

Mỗi năm, số lượng Management Trainee của mỗi công


ty thường không cố định mà phụ thuộc vào chất lượng
ứng viên
Sẽ không có con số chính xác cho số lượng Management Trainee
mỗi năm mà công ty cần tuyển cũng như số lượng cần tuyển của
mỗi phòng ban. Các công ty cũng không công bố cho các bạn biết
trước số lượng Management Trainee cần tuyển cho năm đó là bao
nhiêu. Tuy nhiên, có 2 yếu tố chính sẽ ảnh hưởng đến số lượng
Management Trainee mỗi năm từ các công ty:

Thứ nhất: Nhu cầu từ các phòng ban và ngân sách của công ty
Vì tuyển các bạn Management Trainee cũng đồng nghĩa với việc công
ty phải thêm nhân sự, thêm ngân sách (lương thưởng,phúc lợi, chi
phí đào tạo, v.v...) nên thường các phòng ban sẽ đặt yêu cầu với

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 44
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

phòng nhân sự về số lượng Management Trainee họ muốn tuyển để


được xem xét và duyệt về kế hoạch nhân sự cũng như ngân sách.

Thứ hai: chất lượng ứng viên mỗi năm


Tùy thuộc vào performance (biểu hiện, khả năng) của ứng viên mà
công ty có thể xem xét tăng số lượng người tuyển hoặc giảm số lượng
tuyển so với kế hoạch – dĩ nhiên là số lượng tăng giới hạn vì tùy ngân
sách, còn khả năng giảm so với kế hoạch cũng xảy ra nhiều lần vì công
ty thà không tuyển một bạn không đủ chất lượng hơn là tuyển đại cho
đủ chỉ tiêu. Thậm chí, có doanh nghiệp sẵn sàng không tuyển bạn
Management Trainee nào cho một phòng ban nào đó (như Sales hoặc
Marketing) nếu các bạn ứng viên không đạt được kỳ vọng của một
Management Trainee mà công ty mong muốn.

Tuy không có số lượng chính xác nhưng có thể nói số


lượng Management Trainee mỗi năm của các công ty
thường dao động từ 4 – 20 bạn.
Tóm lại, khi các bạn thật sự đáp ứng yêu cầu mà công ty đưa ra thì
công ty sẵn sàng chọn bạn để trở thành Management Trainee – nhà
lãnh đạo tương lai. Chính vì thế, thay vì suy nghĩ có bao nhiêu
Management Trainee được chọn mỗi năm, tỉ lệ chọi cao hay thấp
thì hãy tự chuẩn bị cho mình thật tốt để có đủ tố chất và xứng
đáng được công ty lựa chọn nhé!

Ở phần sau, chị sẽ chia sẻ những kỹ năng nào doanh nghiệp thường
yêu cầu và đánh giá ở một bạn Management Trainee tiềm năng.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 45
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Hãy trau dồi thêm những kỹ năng cần có để trở thành


một Management Trainee mà các công ty thường yêu
cầu ở mỗi ứng viên
Vì Management Trainee là nhà lãnh đạo/quản lý tương lại nên bạn
cần thể hiện được những kỹ năng mà một nhà quản lý tương lai cần
có. Vì vậy hãy đầu tư chuẩn bị những kỹ năng này trước khi thi và thể
hiện xuyên suốt kì thi để chinh phục Nhà Tuyển Dụng nhé!

Dưới đây là 5 kỹ năng chính cần có cho tất cả ứng viên của mọi
phòng ban.

❖ Communication Skill (Kỹ năng giao tiếp): Kỹ năng này đặc biệt
cần thiết vì khi đi làm bạn sẽ phải làm việc với rất nhiều phòng
ban, nhiều bộ phận khác nhau trong công ty, đối tác, các lãnh đạo
cấp cao, khách hàng, v.v – từ việc giao tiếp công việc hàng ngày,
trình bày ý tưởng, cập nhật tiến độ công việc, v.v... đến các buổi
thuyết trình quy mô và trang trọng.
❖ Leadership Skill (Kỹ năng lãnh đạo): Một khi trở thành
Management Trainee, các bạn được kỳ vọng sẽ trở thành lãnh
đạo của công ty trong tương lai. Vì vậy, bạn phải thể hiện được kỹ
năng Leadership của mình ở thời điểm thi cũng như kinh nghiệm
ở những hoạt động mà bạn đã từng tham gia trước đó. Các bạn
cũng có thể hình dung số lượng ứng viên tham gia là rất lớn và
đây là yếu tố nổi trội của bạn để Nhà Tuyển Dụng có thể lựa chọn
bạn thay vì các bạn khác.
❖ Analytical Thinking/ Strategic thinkinking/ Problem Solving
Skill (Kỹ năng phân tích/suy nghĩ chiến lược/ giải quyết vấn
đề): Là một Management Trainee, bạn sẽ làm việc như một nhân
viên chính thức, với kỳ vọng và trách nhiệm cao hơn rất nhiều so
với một sinh viên mới ra trường hoặc một nhân viên ở vị trí
tương ứng. Vì vậy, một khi bạn thể hiện được kỹ năng giải quyết

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 46
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

vấn đề, suy nghĩ phân tích chặt chẽ, công ty mới có thể yên tâm là
bạn có thể xử lý công việc một cách hiệu quả trong tương lai.
❖ Teamwork skill (Kỹ năng làm việc nhóm): Khi trúng tuyển vào
chương trình, bạn sẽ không chỉ làm việc cá nhân mà sẽ phải tiếp
xúc với rất nhiều người, được đặt ở nhiều team khác nhau – từ
team của phòng ban chính của bạn, đến team dự án, v.v… Vì vậy,
teamwork skill là một trong những yếu tố tiên quyết để công ty
có thể tự tin tuyển bạn.
❖ Responsibility/Acccountability: Bạn phải thể hiện được bản
thân có trách nhiệm với công việc của mình, với những gì mình
đang làm và đảm bảo cũng có thể quản lý được những người khác
cùng team hoặc cùng dự án để họ cũng có trách nhiệm với những
gì họ làm và đảm bảo hiệu quả công việc chung.
❖ Result-oriented skill (Làm việc hướng đến kết quả của công
việc): Làm chăm chỉ đến mấy nhưng không có kết quả thì bạn
cũng chưa thực sự làm việc hiệu quả, đúng không? Vì vậy đây
cũng là một kỹ năng “sống còn” mà Nhà Tuyển Dụng sẽ quan sát ở
mỗi ứng viên đó!
❖ Ngoài ra tùy phòng ban sẽ có thêm những kỹ năng khác

Đây là những kỹ năng chính mà doanh nghiệp cần có ở một bạn


Management Trainee, các bạn cũng có thể tham khảo tại các website
của các công ty để xem chi tiết các kỹ năng mà công ty yêu cầu nhé!

Hãy phát huy thêm những kỹ năng mình đã có và trau dồi thêm các
kỹ năng còn thiếu, đồng thời rèn luyện thêm các kỹ năng tương ứng
với phòng ban của mình để chứng tỏ mình là ứng viên xứng đáng
được chọn nhé! Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu
đời mơ ước, đặc biệt là với chương trình Management Trainee (Quản
Trị Viên Tập Sự) nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 47
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Trai nghiem ca nhan cụa chi Thư


khi la Management Trainee (Qụan
Tri Vien Tap Sư)

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/trai-nghiem-ca-nhan-cua-


chi-thu-khi-la-management-trainee-quan-tri-vien-tap-su/

Sau khi tham gia chương trình Management Trainee


(Quản Trị Viên Tập Sự), chị có thấy chương trình hiệu
quả không và điều gì chị ấn tượng nhất ở chương
trình?
Tùy vào mỗi người có các tiêu chí đánh giá khác nhau. Với chị, chị
thực sự cảm thấy may mắn vì được tham gia chương trình
Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự) vì chương trình đã giúp
chị học nhiều hơn và làm nhiều hơn trong một khoảng thời gian ngắn,
vượt qua những giới hạn mà bản thân chị đã từng nghĩ mình không
làm được. Vì rõ ràng, khi vào chương trình, chị được các anh chị đặt
vào giai đoạn “fast-track” – phải làm nhiều, học nhiều dưới áp lực cao,
và cứ như thế khả năng của mình được nới ra rộng hơn, làm được
nhiều hơn mình nghĩ.

❖ Do được rèn luyện ở môi trường là công ty lớn, trọng trách lớn
nên nếu so với những bạn có cùng thời gian làm việc ở những
công ty khác, nhưng ở vị trí ít có cơ hội làm việc, học hỏi và trau
dồi hơn thì chị nghĩ là mình có khá nhiều điểm thuận lợi hơn về
kinh nghiệm và kỹ năng.
❖ Chương trình Management Trainee cũng giúp chị có những mối
quan hệ tuyệt vời từ Mentor, Coach, Line Manager, Buddy và

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 48
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

“Management Trainee Gang” – những người bạn cùng lứa mà cho


tới bây giờ tất cả những anh chị, những người bạn này chị vẫn giữ
liên lạc rất khắng khít.
❖ Và quan trọng hơn hết, Management Trainee (Quản Trị Viên Tập
Sự) là bước đệm rất tốt cho con đường thăng tiến sự nghiệp của
chị sau này.
❖ Tuy nhiên, nếu các bạn kỳ vọng Management Trainee là một con
đường trải hoa hồng, lương cao, được cam kết lên vị trí quản lý
trong thời gian ngắn mà không thấy được nỗ lực khổng lồ ở đằng
sau thì chắc chắn các bạn sẽ vỡ mộng. Các chương trình
Management Trainee thường có đánh giá sau mỗi 6 tháng nên
nếu bạn chỉ cố gắng vừa vừa thì không chắc bạn sẽ trụ lại đến hết
chương trình. Còn nếu bạn mong muốn có một việc đúng đam mê
nhưng nhàn hạ và thoải mái, chị sẽ khuyên bạn không nên chọn
con đường Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)!

Những kinh nghiệm, bài học quý giá nhất mà chị đã có


được trong chương trình Management Trainee (Quản
Trị Viên Tập Sự)
Trong 3 năm chị học được rất nhiều thứ, tuy nhiên ở khuôn khổ bài
viết này, chị sẽ chia sẻ với các bạn những bài học lớn nhất của chị như
sau:

Hiểu về bản thân mình hơn và cải thiện để phù hợp trong môi
trường chuyên nghiệp
Qua quá trình làm việc, tiếp xúc với nhiều người rất giỏi và có tâm,
các anh chị đã giúp chị nhận thức về bản thân rõ hơn thông qua góp ý
cho chị từ phong thái, cách làm việc, v.v… Điều hay là các anh chị đều
khuyên chị giữ lại những giá trị chính của bản thân mình trong khi
vẫn thích nghi được với môi trường.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 49
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Hiểu nhiều hơn và làm nhiều hơn về ngành Marketing mà chị yêu
thích
Chị may mắn là có công việc đầu đời phù hợp với đam mê của mình.
Dù công việc rất cực và mệt mỏi nhưng chị cảm thấy vui vì được làm
những gì mình yêu thích. Song song chị cũng được học hỏi kinh
nghiệm từ các nhãn hàng trong cùng công ty, được có những buổi tập
huấn và cập nhật về xu hướng Marketing, được làm việc với các
Agency giàu kinh nghiệm, v.v… Tất cả đều hết sức truyền cảm hứng
và thực tiễn.

Có những người anh chị, bạn bè quý giá mà chị sẽ luôn trân trọng cả
cuộc đời
Điều chị quý nhất ở thời gian làm Management Trainee (Quản Trị
Viên Tập Sự) đó là các mối quan hệ mà chị có, tất cả đều đến bằng sự
chân thành vì vậy nên cho tới tận bây giờ chị vẫn còn giữ liên lạc với
các anh chị, các bạn. Họ là những người đã bên chị cả những lúc gian
khổ và thành công, là những người giúp chị học được rất nhiều trong
công việc cũng như cuộc sống.

Tóm lại là còn nhiều điều khác chị quý lắm, nhưng tạm chia sẻ ngắn
gọn như vậy trước nha ^^. Chúc các bạn thành công chinh phục công
việc đầu đời mơ ước, đặc biệt là với chương trình Management
Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự) nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 50
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Management Trainee – “Thương


vụ” sieụ lơi nhụan!

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/management-


trainee-thuong-vu-sieu-loi-nhuan/

C hị luôn khuyến khích các bạn thi Management Trainee ngay và


luôn, dù các bạn thường hay than với chị là “Ềm sợ không đủ giỏi, em
sợ chưa đủ kinh nghiệm, em sợ năm nay thi chắc rớt, em muốn để
dành năm sau thi, v.v…”. Vì sao chị vẫn “xúi dại” các bạn thi và dùng
cụm từ “Management Trainee - Thương Vụ Siêu Lợi Nhuận” vậy cà?

1. Đừng tự đánh rớt bản thân!


Thứ nhất, chắc gì bạn đã đánh giá đúng bản thân, bạn nghĩ mình
không tốt, nhưng biết đâụ bạn có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng hơn
người khác. Sao phải vội tự đánh rớt mình trước khi công ty có cơ hội
được cân nhắc bạn? Thay vì dành thời gian lo lắng, ngần ấy thời gian
hãy Google đi, tìm hiểu kiến thức đi, nghe các anh chị đi trước chia sẻ
đi. Có phải hiệu quả hơn không?

2. Quan trọng là một hành trình để học hỏi chứ không


chỉ là “đích đến”
Thứ hai, đích đến của hành trình Management Trainee không phải chỉ
là đậu, là lương cao, là được làm việc trong công ty đa quốc gia lung
linh, mà quan trọng là những gì các bạn học được và nhận được trong
cả một quá trình thi. Chị khuyên các bạn tận hưởng hành trình thi, vì
có bao nhiêu cơ hội bạn được cọ xát với những bạn bè cùng trang lứa
quyết liệt như vậy? Giống như bạn được trải qua một kì thi cực kì

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 51
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

hoành tráng, ban giám khảo siêu chất lượng, thí sinh cực chất, mà bạn
không phải trả một đồng phí nào hết!

❖ 1 lần nộp CV – đậu thì biết là à, mình viết CV cũng tốt đó. Tốt thì
sẽ ngẫm lại, vì sao CV mình không gây ấn tượng?
❖ Rồi 1 bài test online, bài kiểm tra năng lực trọn vẹn, muốn trải
nghiệm các bạn phải lên mạng mua, có khi cả mấy trăm USD cho
một bộ. Thi Management Trainee, qua được vòng 2 là bạn đã
được làm thử mà không tốn xu nào hết. Có công ty hay thì còn gửi
cả kết quả cho bạn xem. Tuyệt không?
❖ Rồi Assessment Center nha, kiếm đề trên mạng bao khó luôn. Còn
thi thì lại được công ty cho sẵn để trải nghiệm, làm và thử sức. Đã
vậy còn được biết người biết ta, biết được mình tranh luận dở ở
đâụ, tốt ở đâụ, sao bạn này giỏi thế, sao người kia đậu người này
rớt, v.v... Có công ty thi xong thì dễ thương hơn, feedback cho
từng bạn thí sinh nữa. Lời dễ sợ lời! Không cần phải tham gia
khóa học mà vẫn có người đánh giá và chấm điểm!
❖ Rồi Interview, lần đầu phỏng vấn còn ngu ngơ, không biết người
ta hỏi gì và chưa qụen tiếp xúc với nhà tuyển dụng nên run hết cả
lên, nhưng vài lần thì lại quen và tự tin hơn. Có nhiều cơ hội thực
hành, chiệm nghiệm lại mình và nhìn nhận cách trả lời của bản
thân sẽ giúp bạn làm tốt hơn mỗi lần đúng không?

Thi Management Trainee 1 lần có thể không đậu, nhưng lần 2, lần 3 ở
các công ty khác nhất định phải tiến bộ hơn lần 1 chứ đúng không? Và
nếu không có những lần thử – thất bại thì làm sao có lần thử – thành
công nhờ sự tiến bộ sau mỗi lần? Kể cả thi 4,5 chương trình
Management Trainee mà vẫn không đậu thì cũng không sao hết, miễn
là bạn phải thấy được sự trưởng thành của mình trên từng quãng
đường!

Tóm lại, chị khuyên các bạn thi Management Trainee ngay và luôn, vì
đây là một “thương vụ” siêu lợi nhuận rồi còn gì nữa. Và mỗi lần thi,

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 52
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

nhớ: thứ nhất, phải cố gắng hết sức thì mới học hỏi nhiều và hiểu bản
thân, thứ hai, thi xong phải review-reflect lại để biết mình tốt và thiếu
sót ở đâụ. Làm hai thứ này thì mới tiến bộ theo thời gian được.

Mong thấy các bạn của chị trưởng thành, mạnh mẽ hơn và dám cọ xát
với đời!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 53
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Management Trainee lương


khoang bao nhieụ va tang lương
the nao?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/management-trainee-


luong-khoang-bao-nhieu-va-tang-luong-the-nao

Lương của Management Trainee thì khoảng bao nhiêu


khi mới bắt đầu và sau này tăng lương ra sao?
Thấy câu hỏi này mấy bạn hỏi nhiều nè, nay chị chia sẻ sơ lược nhé!
Tính ra thì chương trình Management Trainee là một chương trình
khá là “con cưng” của các công ty, được đầụ tư từ quy trình tuyển
dụng, truyền thông… và lộ trình phát triển sự nghiệp, lương thưởng
cũng đều rất hấp dẫn.

❖ Range lương bao nhiêu? Mức lương chi tiết dao động tùy thuộc
vào từng công ty, nhưng đảm bảo là cao hơn rất nhiều so với mặt
bằng chung của sinh viên mới ra trường, với các công ty đa quốc
gia thì lương thường tầm mười mấy cho đến hai mươi mấy triệu
đối với những công ty lớn nhé (có công ty cán mốc hơn ba mươi
triệu nữa ^^). Cá biệt vẫn có một vài công ty offer mức lương đầu
vào khác nhau cho các bạn Management Trainee, thậm chí có
công ty các bạn phải chủ động tự deal lương phù hợp. Nhưng mặt
bằng chung của các công ty đa quốc gia thì khởi điểm của các bạn
Management Trainee chung khóa thường là giống nhau nha.
❖ No pain no gain – Lương thưởng, phúc lợi cao cũng đồng nghĩa
với việc quy trình tuyển chọn rất kỹ lưỡng và khó. Nhưng mà no
pain, no gain đúng không? Sau khi chọn lọc hàng trăm cho tới

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 54
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

hàng nghìn hồ sơ nhận vào ở vòng 1, một chương trình thường


tuyển 4-20 bạn Management Trainee cho tất cả các phòng ban,
tùy công ty và tùy năm.
❖ Tăng lương ra sao? Thường thì các bạn được tuyển chọn cùng
khóa sẽ có mức lương giống nhau – sau đó tùy vào performance
của các bạn tại công ty sau mỗi đợt review đánh giá năng lực định
kỳ (lộ trình review thường là mỗi 6 tháng hoặc mỗi năm tùy công
ty) thì các bạn sẽ được điều chỉnh lương tương ứng với khả năng.
Các công ty thường có những mức đánh giá chung dành cho tất cả
nhân viên, ví dụ: 5: excellent; 4: over expectation; 3: meet
expectation, 2: need improvement; 1:poor performance. Tùy theo
kết quả bạn đạt được (dựa trên kết quả về số liệu, KPI – the what;
và cách làm – the how để công ty đánh giá) mà bạn sẽ được
hưởng mức tăng lương tương ứng. Nếu năm đó công ty kinh
doanh tốt và bạn cũng thể hiện tốt thì có thể có mức tăng lương
lên tới 20% hoặc hơn, còn nếu bình thường thì tùy, 2%, 5%, 10%,
v.v… không cố định chung mà là riêng cho mỗi người. Vì vậy, dù
các bạn Management Trainee có mức lương khởi đầu gần như
nhau nhưng chỉ sau khoảng nửa năm hay 1 năm là các bạn đã
hưởng những mức lương khác nhau dựa trên kết quả
performance review của mình đó.

Lưụ ý – Tuy nhiên, dạo gần đây có nhiều công ty cũng có chương
trình Management Trainee của họ, ví dụ 1 công ty trong nước gần đây
các bạn inbox cho chị và chia sẻ là mức lương được offer là 6.5 triệu.
Vậy nên con số ở trên chị đưa ra chỉ là tham khảo cho các công ty đa
quốc gia mà thôi nhé ^^.

Đó, share nhanh về lương thưởng cho các bạn tham khảo. Mà lương
thưởng chỉ là một yếu tố để chương trình Management Trainee hấp
dẫn thôi, còn chính yếu hơn nữa là lộ trình phát triển rõ ràng, môi
trường làm việc chuyên nghiệp, được đầu tư, đào tạo và được trao

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 55
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

quyền để làm những công việc quan trọng, v.v… Nhớ cân nhắc hết tất
cả những yếu tố này khi chọn công ty nhé ^^!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 56
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Management Trainee va nhưng


caụ chụyen tỉnh

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/management-trainee-va-


nhung-cau-chuyen-tinh

M ột trong những lí do chị khuyến khích các bạn thi Management


Trainee vì có thể các bạn sẽ tìm được một nửa của mình khi thi đó ;).
Nay chị kể trước 3 câu chuyện tình người thực việc thực cho các bạn
nghe nha, nhân dịp cô bạn Management Trainee của chị vừa mới sinh
em bé dễ thương với chàng trai cùng thi Management Trainee năm
ấy.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 57
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Chuyện tình số 1: cưới được “chân ái” sau gần 6 năm


trời lướt qua nhau
Chuyện là nàng và chàng quen nhau khi thi vòng Assessment Center
của chương trình Management Trainee cùng một công ty. Chàng đã
để ý nàng từ đó nhưng tiếc là nàng đã có ý trung nhân. Rồi hai người
chia xa do nàng đậu Management Trainee còn chàng thì chưa có
duyên phận với chương trình Management Trainee năm đó nên làm
việc ở công ty khác. Vì vậy, hai người cũng chỉ còn liên lạc qua loa.
Nhưng chàng thì vẫn một lòng thương nhớ nàng. Rồi bẵng đi một
khoảng thời gian dài, nàng chia tay mối tình của mình và chưa mở
lòng lại với ai. Lúc đó chàng vẫn kiên trì bên cạnh và yêu thương
nàng. Xiêu lòng vì tấm chân tình của chàng, nàng đã thử tìm hiểu
chàng và cái kết ngọt ngào là đám cưới diễn ra cách đây vài năm.
Tưởng tượng nếu ngày ấy chàng và nàng không thi Management
Trainee thì làm sao đôi ta gặp nhau, hen ^^!

Chuyện tình số 2: Đi du học một vòng trái đất rồi tìm


ra tình yêu đích thực là bạn Management Trainee cùng
khóa
Nàng là một cô gái nhỏ nhắn dễ thương, giỏi giang và xinh xắn, mới
trở về sau khi đi du học nước ngoài. Trong quá trình cùng làm việc
chung công ty và chung những dự án của nhóm Management Trainee,
sự đáng yêu của nàng đã thu hút được chàng trai nhỏ tuổi hơn nhưng
rất chững chạc – là Management Trainee cùng khóa. Sau 3 (hay 4 năm
gì đó, trời ơi chị dở nhớ thời gian ghê lắm), thì chàng đã đặt một chiếc
nhẫn xinh xinh vào ngón tay be bé của nàng, và nàng đã say yes! Một
đám cưới dễ thương diễn ra và hai người vẫn hạnh phúc bên nhau.
Đó, đi thật xa để trở về là vậy, trở về tham gia chương trình
Management Trainee để rồi gặp được chàng trai của đời mình.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 58
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Chuyện tình số 3: Tìm được “người ấy là ai” khi thi


“Doanh Nhân Tập Sự”
(Doanh Nhân Tập Sự là cuộc thi mô phỏng chương trình tuyển dụng
Management Trainee của các công ty đa quốc gia do CLB Action Club
FTU2 tổ chức.)

Đồng hành cùng cuộc thi này mấy mùa liên tiếp rồi và chị nghe kể về
mấy cặp đôi “nên dụyên” trong quá trình thi do làm việc nhóm chung
với nhau hoặc ngưỡng mộ nhau từ xa rồi trò chuyện và thành đôi hồi
nào không hay. Ôi thích quá luôn!

Dù không chắc là ai thi Management Trainee, vào Management


Trainee hay trên hành trình chuẩn bị kiến thức, kỹ năng để trở thành
Management Trainee cũng kiếm được nửa kia của cuộc đời mình,
nhưng mà rõ ràng nếu có duyên thì sẽ gặp được như 3 cặp đôi đáng
yêu ở trên đó.

Biết đâu được duyên cũng sẽ tới với các bạn trẻ của chị nè?

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 59
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Lo trỉnh chụan bi Management


Trainee cho sinh vien

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/lo-trinh-chuan-bi-


management-trainee-cho-sinh-vien

L ộ trình chuẩn bị Management Trainee cho sinh viên gồm những


điểm chính nào và các cách áp dụng để rèn luyện kỹ càng nhất? Cùng
nghe chia sẻ từ chị Thư nhé!

Note: Đây cũng là bài viết phù hợp cho các bạn muốn tự lên kế hoạch
và lộ trình của mình cho 4 năm Đại Học nếu đích đến của bạn cũng là
có một công việc tốt và tự tìm ra được định hướng cho chính mình
nhé ^^. Lí do là vì nếu bạn không thích theo con đường Management
Trainee thì cứ chọn những chương trình tụyển dụng và công việc
khác phù hợp – còn kỹ năng, kiến thức, v.v… trong bài viết dưới đây
thì bất kể là với chương trình tụyển dụng nhân viên thông thường
hay Management Trainee, bạn đều nên trau dồi để bản thân thật sẵn
sàng và là ứng viên sáng giá mà các doanh nghiệp tìm kiếm nhé!

Rồi, cùng tìm hiểu về lộ trình này nha!

1. Đảm bảo điểm số GPA tốt:


❖ Chương trình Management Trainee thường yêu cầu mức điểm
GPA tối thiểu để tham gia ứng tuyển tùy thuộc chương trình của
mỗi công ty, thường là 7.0, 7.5 hoặc đôi khi 8.0/10 – các bạn có
điểm GPA hệ 4 quy đổi tương ứng nhé.
❖ Vì vậy để có thể mở cửa cơ hội cho nhiều chương trình nhất thì
bạn cần duy trì mức điểm ở mức độ khoảng 7.5/10 trở lên.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 60
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Một lưụ ý nhỏ khác là các bạn nên đảm bảo điểm ở những năm
học đầu tiên tốt và dư hơn so với mức mục tiêu đề ra (“bụffer”
phòng hờ) vì những năm sau có thể chương trình học sẽ khó hơn,
nặng hơn, hoặc nếu có gặp trục trặc vấn đề gì và điểm chưa thật
sự tốt thì bạn vẫn còn dư điểm từ các năm trước để bù vào kéo
lại. Có khá nhiều bạn vài năm đầu học hành rất lơ là nên những
năm cuối phải chạy mệt nghỉ hoặc kéo mãi mà vẫn không lên
được điểm như mong mụốn. Vì vậy, hãy cố gắng để đạt điểm số
tốt từ sớm nha!
❖ Các bạn có thể xem thêm 3 bài viết khác về chủ đề học tập ở dưới
đây nhé:
• Điểm số (GPA) có quan trọng khi xin việc?:
https://chuongkhoidiem.com/diem-so-gpa-co-quan-trong-
khi-xin-viec
• Phương pháp học tập từ bạn Hoàng Duyên – vừa thủ khoa
ngành của trường Đại Học Kinh Tế TPHCM – vừa đậu
Management Trainee của FrieslandCampina:
https://chuongkhoidiem.com/bi-quyet-hoc-thu-khoa-ueh-tu-
chi-hoang-duyen
• Chia sẻ kinh nghiệm cân bằng học tập và hoạt động ngoại
khóa của chị Thư: https://chuongkhoidiem.com/lam-sao-de-
can-bang-viec-hoc-va-ngoai-khoa

2. Tham gia hoạt động ngoại khóa hoặc đi làm hoặc


học thêm các khóa học liên quan đến ngành nghề
tương lai bạn hướng tới.
Bạn cần năng nổ tham gia những hoạt động trên để đạt được những
mục tiêu nhỏ sau:

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 61
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Để chuẩn bị 4 chữ K mà Nhà Tuyển Dụng tìm kiếm ở sinh viên mới
ra trường:
Như đã được chị chia sẻ ở các bài viết trước, 4 chữ K này gồm Kiến
Thức (về công ty, về chương trình, về vị trí Management Trainee, về
ngành nghề mà bạn sẽ ứng tuyển), Kỹ Năng (các kỹ năng mềm quan
trọng mà Nhà Tuyển Dụng sẽ cần ở một bạn Management Trainee
như communication, Leadership, problem-solving, teamwork, self-
awareness, critical thinking, v.v…), Kinh Nghiệm (kinh nghiệm hoạt
động ngoại khóa, kinh nghiệm đi làm, v.v… để chứng minh là bạn đã
trải nghiệm nhiều và phát triển qua từng trải nghiệm của mình, và
phần nào đã hiểu về công việc mà bạn ứng tuyển thông qua những
kinh nghiệm quá khứ), Ká Tính – cái này là chữ “Thái độ” (nghĩa là
bạn cần có một thái độ tốt phù hợp với môi trường, văn hóa công ty,
thái độ cầu thị học hỏi, muốn phát triển, v.v..) mà chị ghi là Ká Tính
cho đủ 4 chữ K để các bạn dễ nhớ :”> .

Việc năng nổ tham gia các hoạt động ngoại khóa hoặc đi làm, học
thêm các khóa học liên quan đến ngành nghề sẽ giúp bạn tích lũy
thêm hành trang cho mình và có nhiều câu chuyện làm bằng chứng
để kể với Nhà Tuyển Dụng về quá trình phát triển của bản thân.

Một vài lưu ý như sau:

❖ Hãy cho mình cơ hội trải nghiệm, cơ hội thành công, và


trân trọng cả những thất bại vì thất bại cũng là cách để
mình phát triển hơn mỗi ngày. Bản thân chị trước khi đến với
vị trí Management Trainee chị cũng đã thất bại kha khá đó ^^.
Quan trọng nhất là làm gì cũng phải cố gắng hết mình,
không nhất thiết bạn phải vượt qua người khác mà miễn là
bạn dành thời gian để nhìn nhận, rút kinh nghiệm và tiến bộ
hơn qụa mỗi lần trải nghiệm để trở thành một phiên bản
tốt hơn của bản thân theo thời gian là được.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 62
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Bạn có thể thi tuyển/ tham gia CLB ở trường, đoàn đội, các
tổ chức phi chính phủ, hoặc đi làm part-time, v.v... Các
hoạt động này sẽ giúp bạn có được 4 chữ K ở trên sau quá
trình nỗ lực. Các bạn cũng có thể tham gia group Tổng hợp
các chương trình tuyển thành viên, cộng tác viên… của
Chương Khởi Điểm tại: fb.com/groups/tuyenthanhviensv để
cập nhật và lựa chọn những cơ hội phù hợp với mình nghen.
❖ Đừng nghĩ là phải được chức này, chức kia thì mới có cơ
hội thi Management Trainee nhé, vì Leadership không phải
là một chức danh mà là những hành vi mà bạn thể hiện được.
Bạn có thể xem thêm ở bài này nha:
https://chuongkhoidiem.com/chi-co-Leader-moi-co-
Leadership-skill-ky-nang-lanh-dao.
❖ Bạn nên duy trì hoạt động và tham gia dài hạn ở ít nhất
một nơi để đủ thời gian cho bạn học hỏi, tích lũy đủ trải
nghiệm, kiến thức, kỹ năng cần thiết cho mình cũng như để
cống hiến lại cho tổ chức, cho CLB của bạn. Thời gian đủ dài
cũng sẽ giúp bạn chứng minh được commitment với những
nơi bạn chọn và có thành tựu hoặc những trải nghiệm đủ sâu
để sau này có thể tự tin kể lại với nhà tuyển dụng.

Để hiểu bản thân


Một trong những điểm/ kỹ năng cực kì quan trọng mà các bạn cần có
khi thi Management Trainee cũng như những chương trình tụyển
dụng khác là “self-awareness” – hiểu bản thân mình. Mình có những
điểm mạnh gì, điểm yếu gì, làm tốt những gì, mong muốn phát triển
định hướng thế nào, kế hoạch ngắn và lâu dài trong tương lai ra sao.

Một vài cách để hiểu rõ bản thân mình trong quá trình tham gia
hoạt động ngoại khóa hoặc đi làm/đi học các khóa chuyên
ngành:

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 63
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Thường xuyên reflect (tự nhìn nhận) xem mình thích làm những
gì, không thích những gì, làm tốt những gì, v.v… (hay còn gọi là
self-feedback).
❖ Xin feedback từ những người làm chung (Leader, những
người làm việc chung ngang level, những bạn mà bạn lead, v.v…)
qua các buổi 360 độ feedback (feedback cho cả team với nhau),
hoặc 1 on 1 feedback (feedback trực tiếp 1 người với 1 người).
❖ Xin feedback từ các bạn trong lớp (vì trong lớp các bạn vẫn có
nhiều tương tác với nhau khi làm việc nhóm), Mentor (những
anh chị có kinh nghiệm và thường xuyên trao đổi với bạn).
❖ Chủ động tự thu thập feedback trong quá trình làm việc. Khi
các bạn làm việc sẽ được nhận góp ý mà không cần có một hình
thức formal feedback nào – ví dụ khi bạn làm tốt sẽ được khen –
chẳng hạn như bạn thuyết trình hay quá, bạn suy nghĩ logic quá,
bạn hiểu biết về lĩnh vực này quá, bạn viết content hay quá, v.v…;
ngược lại khi bạn làm chưa tốt sẽ được nhận xét cần phát triển
hơn chẳng hạn em chưa làm việc chỉn chu, em chưa đủ chủ động,
em còn ngại giao tiếp với người lớn tuổi, v.v… Tốt nhất là nên ghi
lại hết những nhận xét này để tránh quên đi. Bạn sẽ thấy là nếu có
nhiều người cùng góp ý hoặc nhận xét tốt bạn về một số điểm, rõ
ràng đó là những điểm mà bạn đang thể hiện ở hiện tại – cần phát
huy hoặc cải thiện thêm.
❖ Tham gia các lớp học/training/Coaching về chủ đề self-
awareness, kỹ năng, v.v… vì những buổi học này trainer sẽ có
những cách định hướng và đặt câu hỏi giúp các bạn tự trả lời và
hiểu rõ bản thân hơn.
❖ Làm các bài test về tính cách. Tụy nhiên lưụ ý là để kết quả bài
test có mức độ chính xác cao thì các bạn cần cọ xát và trải nghiệm
với nhiều tình huống trong quá trình tham gia hoạt động ngoại
khóa, từ đó các bạn sẽ đưa ra câu trả lời phù hợp và đúng với bản
thân nhất khi làm bài test.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 64
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Để định hướng và tìm hiểu về công việc mình muốn làm


Chị chia sẻ một vài cách các bạn có thể áp dụng để tìm hiểu thêm về
định hướng công việc của mình trong quá trình tham gia hoạt động
ngoại khóa hoặc đi làm/đi học các khóa chuyên ngành như sau:

❖ Dùng phương pháp học “learn-on-the-job” – học bằng cách làm


việc như tham gia vào các phòng ban tương ứng của CLB, đội
nhóm, hoặc xin làm việc part-time, intern ở phòng ban tương ứng
tại công ty. Giai đoạn còn sinh viên thì đừng ngại khó, mở lòng
học hỏi để được hướng dẫn kỹ càng và mở mang kiến thức nha.
Bạn đọc thêm bài này nhé: https://chuongkhoidiem.com/sep-oi-
dung-giao-viec-vat-cho-em/.
❖ Bạn cũng nên trải nghiệm các phòng ban khác nhau hoặc tiếp
xúc với nhiều phòng ban khác nhau để hiểụ rõ hơn về công
việc, vai trò và tính chất của mỗi phòng ban. Quá trình này sẽ góp
phần giúp bạn hiểụ được bản thân mình thích gì, muốn làm gì và
chọn được phòng ban phù hợp để tiếp tục đào sâu thêm. Bản thân
chị cũng từng làm phòng Nhân Sự, biên tập viên của Đội Phát
Thanh của trường, v.v… rồi mới tìm được “bến đỗ” ở phòng
Marketing sau một thời gian trải nghiệm.
❖ Tập trung học các môn học liên quan đến chuyên ngành tại
trường.
❖ Tìm hiểu và đăng ký học các khóa học chuyên ngành, đọc
sách và tài liệu liên quan
❖ Tham gia các cuộc thi và hội thảo liên quan đến chuyên ngành/
công việc bạn muốn.
❖ Follow các kênh thông tin (YouTube, Facebook, báo, v.v…) liên
quan đến chuyên ngành và thật sự đọc các bài viết/ xem video
(chứ không chỉ follow và save để “yên tâm” mà không lôi ra đọc
bao giờ nha :P).
❖ Tìm một Mentor ở lĩnh vực đó cho chính mình. Nhớ đọc thêm
2 bài này nhé - Mentor là gì và vì sao nên có Mentor:

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 65
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

https://chuongkhoidiem.com/Mentor-la-gi-vi-sao-ban-nen-co-
Mentor; 4 lí do vì sao bạn vẫn chưa tìm được Mentor:
https://chuongkhoidiem.com/4-li-do-vi-sao-ban-van-chua-tim-
duoc-Mentor. Các bạn cũng có thể tham gia các tổ chức, chương
trình Mentorship như
https://www.facebook.com/ueh.mentoring,
http://fb.com/ftu.mentoring,
https://www.facebook.com/hsu.mentoring,
https://www.facebook.com/bk.mentoring, v.v… để tìm được một
anh chị mentor phù hợp với mình nhé.
❖ Thiết lập mối quan hệ (networking): networking không chỉ là
tạo dựng mối quan hệ với người mới mà còn là gìn giữ những mối
quan hệ cũ với bạn bè, những người chung CLB – thành viên và
cựu thành viên, các anh chị đi trước, các anh chị Nhân Sự, các anh
chị hay làm việc với sinh viên, đối tác… Chủ đề này chị sẽ chia sẻ
ở bài viết riêng phía sau nha.
❖ Tham gia các workshop/tổ chức chuyên về định hướng dành
cho sinh viên, ví dụ như Vietnam Online Career Orientation
Center: https://www.facebook.com/VOCOCenter.

3. Làm quen, thực hành và hiểu rõ về chương trình


Management Trainee
Một điểm rất quan trọng khác là các bạn cũng nên tập cho mình quen
dần với các hình thức thi, các vòng thi của chương trình, những dạng
đề của từng vòng thi, v.v… để tránh bỡ ngỡ và bị động khi đi thi thực
tế. Các bạn có thể áp dụng những cách sau nhé:

❖ Đọc hàng trăm bài viết trên trang chuongkhoidiem.com: tại


bit.ly/kinhnghiemmt hoặc các bài viết đã tổng hợp ở quyển
Guidebook này - chia sẻ tỉ mỉ về từng vòng thi cũng như lộ
trình chuẩn bị, trải nghiệm thi thực tế về chương trình
Management Trainee.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 66
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Theo dõi “Vũ trụ” Management Trainee – 24 kênh thông tin


website và Facebook page mà nên follow để tìm hiểu thêm về
chương trình Management Trainee:
https://chuongkhoidiem.com/kenh-thong-tin-management-
trainee-ban-nen-follow
❖ Lắng nghe chia sẻ từ những người có kinh nghiệm ví dụ như
đọc các bài chia sẻ kinh nghiệm thi từ các anh chị Management
Trainee, tham gia các workshop chia sẻ từ các anh chị đi trước,
v.v…
❖ Luyện tập, trải nghiệm từng vòng thi để tập quen dần với cảm
giác thi thố, áp lực thi cử, quen dạng đề, “biết người biết ta”… qua
nhiều cách như
• Tham gia các cuộc thi dành cho sinh viên
(https://chuongkhoidiem.com/tong-hop-cac-cuoc-thi-uy-tin-
va-thuong-nien-danh-cho-sinh-vien). Các bạn cũng có thể cập
nhật các cuộc thi mới nhất tại Group Tổng hợp cuộc thi dành
cho sinh viên của Chương Khởi Điểm ở đây nhé:
https://www.facebook.com/groups/cuocthisv.
• Thi vào các CLB đội nhóm hoặc công ty, các chương trình học
bổng (vì khi thi thì các bạn cũng phải cạnh tranh và trải qua
rất nhiều vòng thi như vậy).
• Tham gia các workshop phù hợp: ví dụ như với vòng
Application Form – tương tự như khi bạn cung cấp thông tin
trong CV nên bạn có thể tham gia các workshop về cách viết
CV, các buổi hội thảo có phần chỉnh sửa và góp ý CV từ các
anh chị có kinh nghiệm; hay tham gia các buổi Demo –
Assessment Center, các workshop Phỏng vấn Thử thành công
thật do các CLB, cộng đồng… tổ chức, hoặc các buổi training
về Business Case (https://chuongkhoidiem.com/hoc-va-
luyen-business-case-bang-cach-nao), sharing kinh nghiệm thi
các cuộc thi sinh viên từ những người trong cuộc, v.v… Các

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 67
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

bạn cũng có thể cập nhật các chương trình, sự kiện, workshop
mới nhất tại Group Tổng hợp workshop dành cho sinh viên
của Chương Khởi Điểm ở đây nhé:
https://www.facebook.com/groups/workshopsv.
❖ Tập có góc nhìn với vai trò “người đánh giá và tuyển dụng
người khác” để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân:
• Bạn có thể là thành viên phòng Nhân Sự của các CLB, làm
công việc part-time hoặc internship ở phòng Nhân Sự vì
phòng Nhân Sự hay làm các công tác tuyển dụng để bạn có cơ
hội thực hành (như phỏng vấn ứng viên, xem và đánh giá CV
ứng viên….).
• Nếu không phải là thành viên phòng Nhân Sự, bạn hãy cố
gắng làm việc tốt và được thăng tiến đến vai trò Leader của
nhóm (như trưởng bộ phận, trưởng nhóm, ban điều hành,
v.v…) vì thường các bạn Leader sẽ được phỏng vấn cộng tác
viên, ứng viên, thành viên cho những năm sau.
• Kể cả nếụ bạn chưa có dụyên để làm 2 vị trí trên thì đôi khi vì
tụyển người số lượng lớn hoặc cần gấp thì CLB, đội nhóm vẫn
mở đơn để cho các thành viên xụng phong tham gia với vai
trò là người phỏng vấn newbie (thành viên mới/ cộng tác
viên) nên đừng bỏ lỡ cơ hội này nhé.
• Bản thân chị thì đã áp dụng cả 3 cách trên để được học và
hiểu về cách ra đề, các dạng đề thi, những tiêụ chí đánh giá
của từng vòng thi cũng như cách đánh giá người khác với
những kinh nghiệm đã được trải qua ở các kỳ tuyển thành
viên/cộng tác viên của các CLB đội nhóm chị tham gia. Cũng
nhờ đó mà chị có nhiều bài học cho chính mình: nên chuẩn bị
như thế nào trước khi ứng tuyển, những gì nên làm và không
nên làm trong và sau quá trình ứng tuyển, v.v…

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 68
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

4. Tìm hiểu về thị trường tuyển dụng Management


Trainee
❖ Cập nhật các chương trình tuyển dụng Management
Trainee/ Fresh mới nhất tại: https://bit.ly/mtfresh2021 hoặc
các trang chuyên đăng tin tuyển dụng dành cho sinh viên như
ybox.vn, internship.edu.vn, topcv.vn, hoặc search keyword
Management Trainee trên những trang tuyển dụng lớn như
Linkedin, Vietnamwork, v.v…
❖ Theo dõi Facebook và website của những công ty thường tổ
chức cuộc thi Management Trainee:
https://bit.ly/fbwebsitecongty.
❖ Tham gia các Career Fair chuyên về chương trình
Management Trainee (online hoặc offline) như Vietnam Online
Career Fair hay Company Insider, v.v…
❖ Tham gia các buổi offline/ workshop do các công ty tổ chức
về chủ đề Management Trainee

5. Tìm hiểu về môi trường/ công ty mình thích


Trong quá trình các bạn tìm hiểu về bản thân, công việc và thị trường
tuyển dụng Management Trainee, bạn cũng sẽ phần nào thấy được
nơi mình thích qua người thật – việc thật từ công ty vì các bạn sẽ
được tiếp xúc với khá nhiều công ty hoặc các anh chị trong ngành,
được biết những câu chuyện về doanh nghiệp hoặc đơn giản là tìm
được “dụyên” với công ty phù hợp. Các bạn có thể xem lại câu chuyện
về cái “dụyên” của chị với công ty cũ ở đây nhé:
https://chuongkhoidiem.com/chi-thu-da-thi-nhung-chuong-trinh-
management-trainee-nao-va-vi-sao.

Hãy tìm hiểu kỹ để có thêm động lực, kỳ vọng đúng đắn cũng như có
thêm thế mạnh hiểu rõ ràng về doanh nghiệp khi ứng tuyển sau này
nhé.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 69
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

6. Chuẩn bị Tiếng Anh


Đa số các chương trình tuyển dụng Management Trainee đều yêu cầu
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính xuyên suốt các vòng thi (trừ vài trường
hợp ngoại lệ riêng) nên các bạn cần đầu tư học Tiếng Anh tốt. Các bạn
không nhất thiết phải có bằng cấp vì trình độ Tiếng Anh của bạn sẽ
được đánh giá xuyên suốt toàn quá trình qua các vòng thi (còn có
bằng cấp vẫn là lợi thế, nhất ở vòng 1 vì Nhà Tuyển Dụng đánh giá
trình độ Tiếng Anh của bạn dễ hơn). Vậy Tiếng Anh bao nhiêu là đủ?
Cần chú ý nhất là kỹ năng Reading – Listening và Speaking. Vậy
Listening và Speaking thế nào là ổn? Đó là khi bạn có thể phỏng vấn
thông thạo hoàn toàn bằng Tiếng Anh ở vòng Interview, lắng nghe và
tranh luận ở vòng Assessment Center. Với Reading, hãy chuẩn bị để
mình có thể làm được các đề Aptitude Test bằng Tiếng Anh, đọc hiểu
đề thi Assessment Center trong thời gian quy định (đề cũng hơi dài
và khó nhé – tham khảo kỹ thêm ở bài này nghen:
https://chuongkhoidiem.com/quan-tri-vien-tap-su-bai-mau-va-goi-
y-gia-cho-vong-thao-luan-nhom).

Để luyện Tiếng Anh các bạn có thể dùng những cách sau

❖ Tập trung học Tiếng Anh tại trường


❖ Học thêm chứng chỉ Tiếng Anh uy tín (như TOEIC hoặc IELTS)
❖ Tự tạo động lực cho mình – Xem thêm 2 bài liên quan này nhé:
https://chuongkhoidiem.com/cu-ca-rot-cho-viec-hoc-tieng-anh-
hieu-qua và https://chuongkhoidiem.com/cay-gay-cho-viec-hoc-
tieng-anh-hieu-qua

Đó, bao nhiêu đó là chuẩn bị “xù đầụ” luôn rồi nghen ^^. Nếu các bạn
hỏi chị là trước khi thi đậu Management Trainee thì chị Thư làm
được bao nhiêu điều trên mấy chục mục nhỏ ở trong đây rồi thì chị
trả lời là làm hết trừ 3 điều sau nghen :D: 1 và 2 là đọc hơn 100 bài
viết trên Chương Khởi Điểm và follow Vũ Trụ Management Trainee

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 70
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

(vì thời đó chưa có “chị Thư” nè :P) và 3 là tham gia workshop hoặc
tổ chức định hướng vì chị đã có những hoạt động khác để tự định
hướng cho bản thân.

Vậy có nhất thiết phải làm hết tất cả các điều trên đây hay không – thì
câu trả lời là không nha. Các bạn vẫn có thể chọn lọc thứ tự ưụ tiên để
tập trung phân chia sức lực hoàn thiện từng mảng, hoặc là làm thêm
cả những điều ngoài danh sách này, miễn là các bạn hoàn thành được
6 mục lớn là được – chị tin bạn sẽ vững vàng khi thi Management
Trainee sau này!

“Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máụ” – chuẩn bị sẵn


sàng, luyện tập và trải nghiệm nhiều sẽ giúp các bạn có nhiều lợi thế
hơn để chuẩn bị chinh chiến thực tế sau này.

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 71
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Checklist chụan bi Management


Trainee cho sinh vien

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/checklist-chuan-bi-


management-trainee-cho-sinh-vien

C ác bạn đã đọc trọn vẹn bài viết “Lộ trình chụẩn bị Management
Trainee cho sinh viên”: https://bit.ly/lotrinhdaihoc thì có thể lưụ lại
bài viết này “Checklist chụẩn bị Management Trainee cho sinh viên” –
phiên bản ngắn gọn để xem lại nhanh (review) mỗi khi cần nhé!

1. Học tập ở trường để đạt GPA tốt


❖ Nhắm tới ít nhất 7.0 hoặc 7.5 để đạt điều kiện tối thiểu tham gia
đa số các chương trình Management Trainee.

2. Tham gia hoạt động ngoại khóa hoặc đi làm, học các
khóa học liên quan đến ngành nghề bạn thích.
❖ Thi tuyển vào Đoàn, Hội Sinh Viên, Câu Lạc Bộ, tổ chức sinh viên,
tổ chức phi chính phủ trong hoặc ngoài trường với tư cách thành
viên. Hãy trân trọng cả những trải nghiệm thành công và thất bại.
Bạn cũng nên duy trì hoạt động/ tham gia dài hạn ở ít nhất 1 nơi
nhé!
❖ Đi làm part-time hoặc full-time cho công ty (có lương hoặc không
lương theo các chương trình internship hoặc tuyển dụng các vị trí
ngắn hạn hoặc part-time dài hạn tại công ty).

3. Hiểu bản thân


❖ Tự làm feedback, 360 độ feedback hoặc xin feedback trực tiếp (1
on 1) với những người làm chung (Leader, những người làm việc

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 72
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

chung ngang level, những bạn mà bạn lead, v.v…) và các bạn
trong lớp, Mentor, v.v…
❖ Chủ động tự thu thập feedback trong quá trình làm việc.
❖ Tham gia các lớp học/ training/ Coaching về chủ đề self-
awareness, kỹ năng, v.v…
❖ Làm các bài test về tính cách.

4. Tìm hiểu về định hướng công việc và về công việc


mình muốn
❖ Học các môn học liên quan đến chuyên ngành tại trường.
❖ Đi học các khóa học chuyên ngành, đọc sách và tài liệu liên quan.
❖ “Learn-on-the-job” – học bằng cách làm việc liên quan chuyên
ngành.
❖ Tham gia các cuộc thi và hội thảo liên quan đến chuyên ngành/
công việc bạn hứng thú.
❖ Follow các kênh thông tin (YouTube, Facebook, báo, v.v…) liên
quan đến chuyên ngành.
❖ Tìm một Mentor ở lĩnh vực công việc đó cho chính mình.
❖ Thiết lập mối quan hệ (networking): gìn giữ những mối quan hệ
cũ và tạo dựng mối quan hệ mới với bạn bè, những người chung
CLB – thành viên và cựu thành viên, các anh chị đi trước, các anh
chị Nhân Sự, các anh chị hay làm việc với sinh viên, đối tác…
❖ Tham gia các workshop/ tổ chức chuyên về định hướng dành cho
sinh viên.

5. Làm quen, thực hành và hiểu rõ về chương trình


Management Trainee
❖ Đọc hàng trăm bài viết trên trang chuongkhoidiem.com: tại
bit.ly/kinhnghiemmt hoặc các bài viết đã tổng hợp ở quyển
Guidebook này - chia sẻ tỉ mỉ về từng vòng thi cũng như lộ trình

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 73
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

chuẩn bị, trải nghiệm thi thực tế về chương trình Management


Trainee.
❖ Theo dõi “Vũ trụ” Management Trainee – 24 kênh thông tin
website/Facebook page để tìm hiểu thêm về chương trình
Management Trainee: https://chuongkhoidiem.com/kenh-thong-
tin-management-trainee-ban-nen-follow.
❖ Nghe chia sẻ từ những người có kinh nghiệm ví dụ như đọc các
bài chia sẻ kinh nghiệm thi từ các anh chị Management Trainee,
tham gia các workshop chia sẻ từ các anh chị đi trước, v.v…
❖ Tham gia các cuộc thi dành cho sinh viên, ví dụ như các cụộc thi ở
đây: https://chuongkhoidiem.com/tong-hop-cac-cuoc-thi-uy-tin-
va-thuong-nien-danh-cho-sinh-vien.
❖ Thi vào các CLB đội nhóm hoặc công ty, các chương trình học
bổng.
❖ Tham gia các workshop phù hợp với từng vòng thi.
❖ Cố gắng phát triển để có một cái nhìn mới với vai trò “người đánh
giá và tuyển dụng người khác” bằng cách đóng vai trò người
tuyển dụng để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân bằng cách là
thành viên phòng Nhân Sự, hoặc Leader của một mảng, hoặc xung
phong tham gia các buổi tuyển dụng thành viên mới/ cộng tác
viên với vai trò là người đánh giá (Assessor).

6. Tìm hiểu về thị trường tuyển dụng Management


Trainee
❖ Cập nhật các chương trình tuyển dụng Management Trainee/
Fresh mới nhất tại: https://bit.ly/mtfresh2021 hoặc các trang
chuyên đăng tin tuyển dụng dành cho sinh viên như ybox.vn,
internship.edu.vn, topcv.vn, hoặc search keyword Management
Trainee trên những trang tuyển dụng lớn như Linkedin,
Vietnamwork, v.v…

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 74
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Theo dõi Facebook và website của những công ty thường tổ chức


cuộc thi Management Trainee: https://bit.ly/fbwebsitecongty.
❖ Tham gia các Career Fair chuyên về chương trình Management
Trainee (online hoặc offline).
❖ Tham gia các buổi offline/ workshop do các công ty tổ chức về
chủ đề Management Trainee.

7. Tìm hiểu về môi trường/ công ty mình thích


❖ Trong quá trình các bạn tìm hiểu về bản thân, công việc và thị
trường tuyển dụng Management Trainee, bạn cũng sẽ phần nào
thấy được nơi mình thích qua người thật – việc thật từ công ty vì
các bạn sẽ được tiếp xúc với khá nhiều công ty hoặc các anh chị
trong ngành, được biết những câu chuyện về doanh nghiệp hoặc
đơn giản là tìm được “dụyên” với công ty phù hợp

8. Chuẩn bị Tiếng Anh


Đặc biệt chú ý kỹ năng Reading – Listening – Speaking. Để luyện
Tiếng Anh các bạn có thể dùng những cách sau:

❖ Tập trung học Tiếng Anh tại trường


❖ Học thêm chứng chỉ Tiếng Anh uy tín (như TOEIC hoặc IELTS)
❖ Tự tạo động lực cho mình

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 75
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Điem so (GPA) co qụan trong khi


xin viec?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/diem-so-gpa-co-quan-


trong-khi-xin-viec

Đây là một trong những câu hỏi được các bạn quan tâm nhiềụ
nhất. Chị chia sẻ chi tiết như bên dưới nha.

Điểm số cao sẽ là lợi thế để bạn được tuyển thẳng –


hoặc mời đi làm ngay, hoặc tham gia các chương trình
tuyển dụng “xịn” cho sinh viên mới ra trường
❖ Được mời đi làm ngay và luôn khi điểm số “siêu xịn”: Với
sinh viên khối kỹ thuật thì chị có ngay 1 ví dụ liền tay nhé. Anh
Tâm – Tốt nghiệp khoa Hóa trường Đại Học Bách Khoa TPHCM
năm 2010 tốt nghiệp Top 5 của Khoa đã được mời thẳng vào làm
công ty Masan ở phòng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
❖ Được tuyển thẳng qua một vài vòng tuyển dụng: Ví dụ như
chương trình Management Trainee năm 2019 của công ty sữa
FrieslandCampina VN (công ty sữa Dutch Lady), các bạn có điểm
số cao (cao hơn 8.0 trở lên) sẽ được tuyển thẳng qua vòng hồ sơ
và tiến vào vòng 2 – vòng bài kiểm tra năng lực (xem thêm:
https://bit.ly/fcvtuyenthang).
❖ Có cơ hội xin học bổng “xịn” – làm CV của bạn thêm ấn tượng:
một vài chương trình học bổng cũng yêu cầu sinh viên có điểm số
trên 7.0 hoặc 7.5 để đủ điều kiện nộp, ví dụ như học bổng
Amcham (chương trình học bổng năm 2019:
https://www.amchamvietnam.com/amcham-scholarship-2019).

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 76
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Mà có được học bổng thì cũng là một thành tích khá tốt để ghi
thêm vào CV nữa.
❖ Đủ điều kiện nộp các chương trình tuyển dụng “xịn” dành cho
sinh viên mới tốt nghiệp như chương trình Management Trainee
hoặc Fresh. Nói xịn là vì các chương trình này thường mức lương
khởi điểm khá cao, “nghìn đô” là hoàn toàn có thể nhé, và lộ trình
thăng tiến cũng khá rõ ràng với cam kết 2-3 năm bạn sẽ được lên
vị trí quản lý nếu hoàn thành tốt công việc), điển hình là các
chương trình Quản Trị Viên Tập Sự – Management Trainee cho
các công ty đa quốc gia với các phòng ban dành cho sinh viên khối
kỹ thuật như Supply Chain, Manufacturing, R&D, v.v… Các
chương trình Management Trainee thường yêu cầu GPA 7.0 trở
lên, có công ty yêu cầu tối thiểu là 7.5 hoặc thậm chí 8.0 để bạn đủ
điều kiện nộp đơn cho vòng loại đầu tiên – vòng 1. Với chương
trình Fresh – yêu cầu đơn giản hơn Management Trainee thì cũng
phải ít nhất 6.0 – 6.5 trở lên nhé (xem thêm ví dụ của các chương
trình tại đây: https://bit.ly/mtfresh2021).
❖ Đối với những chương trình tuyển dụng Management Trainee,
thường điểm GPA sẽ quan trọng ở vòng 1 – vừa được đánh giá
như là tiêu chí tối thiểu để bạn đủ điều kiện ứng tuyển, và một số
công ty cũng chấm dựa trên hệ số (ví dụ điểm GPA từ khoảng bao
nhiêu đến bao nhiêu, hoạt động ngoại khóa bao nhiêu mục, v.v..là
bạn ghi được bao nhiêu điểm cho CV). Vậy nên điểm cao sẽ là lợi
thế. Còn vào những vòng sâu hơn thì thường các công ty sẽ không
nhìn vào GPA nữa vì GPA đã được đảm bảo ở vòng 1 rồi – quan
trọng hơn ở những vòng thi này là các công ty sẽ nhìn kiến thức,
kỹ năng và thái độ của bạn với công việc, với công ty. Với chị thì
khi chị thi chương trình Management Trainee và Fresh, GPA của
chị vừa tròn 8.0 nhưng bạn chị GPA 7.5 vẫn đậu Management
Trainee cùng chương trình vì bạn đủ số GPA tối thiểu công ty yêu
cầu và các yếu tố khác nổi bật về kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 77
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Note nhỏ: Tuy GPA là điều kiện tối thiểu và tiên quyết cho hầu hết
các chương trình Management Trainee nhưng lâu lâu công ty
cũng có vài trường hợp ngoại lệ (lâu lâu nghen :D – nếu các yếu tố
khác như kỹ năng, kinh nghiệm của bạn quá nổi bật thông qua các
hoạt động ngoại khóa và công việc part-time thì có thể bạn sẽ
được cân nhắc, còn đa số là nếu không đáp ứng tiêu chí ban đầu
này thì rất khó để các bạn đậu vòng CV).
❖ Có cần phải có bằng loại giỏi/khá? Các bạn hỏi chị là nếu bạn
trên 7.0 hoặc 7.5 theo yêu cầu của công ty mà không được loại
giỏi hoặc khá thì có được không? Câu trả lời là các công ty thường
không quy định rõ điều này nên bạn vẫn đáp ứng đủ yêu cầu tối
thiểu nhé. Tuy nhiên hãy cố gắng học để được tấm bằng loại
"Khá" vì khi xin các công việc khác (ví dụ như những chương
trình không phải là Management Trainee), một chiếc CV với xếp
loại “Khá” và “Giỏi” gửi cho nhà tuyển dụng cũng sẽ tạo ấn tượng
tốt hơn đó!

Nếu điểm số không cao, hãy “gỡ lại” bằng những kinh
nghiệm khác
Nếu điểm số của bạn chưa thực sự cao lắm và bạn đang ở năm cuối
của Đại Học rồi thì lời khuyên của chị và các anh diễn giả là hãy lấy 4
chữ “K” để bù lại cho điểm yếu này. (Trừ các chương trình
Management Trainee và Fresh mà chị kể ở trên thì điểm GPA tối thiểu
là yêu cầu cần thiết – các công việc khác thì sẽ không yêu cầu GPA
ngay ở vòng 1). Cụ thể:

❖ Kiến thức: bạn cần hiểu rõ công việc bạn đang ứng tuyển và có
kiến thức phù hợp. Ví dụ, ở vòng phỏng vấn các anh chị sẽ hỏi các
bạn về những kiến thức bạn đã học trong trường hoặc những
kiến thức liên quan đến ngành nghề bạn đang nộp, hãy đảm bảo
là bạn sẽ có câu trả lời tốt cho phần “vấn đáp” này nhé.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 78
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Kinh nghiệm: Bạn có thể “bù đắp” khoản thiệt thòi về GPA bằng
kinh nghiệm làm việc thực tế, ví dụ như kinh nghiệm intern đúng
ngành, hoặc kinh nghiệm làm dự án thực tế, hoặc khóa luận, hoặc
các dự án trong trường, các hoạt động ngoại khóa v.v… để chứng
minh mình có đủ kinh nghiệm và bạn xứng đáng được chọn
❖ Kỹ năng: thường các bạn sinh viên hay yếu về mảng kỹ năng do ít
tiếp xúc với các hoạt động thực tế hay làm việc nhóm. Vì vậy, nếu
bạn muốn mình thật nổi bật thì hãy năng tham gia các hoạt động
ngoại khóa – như CLB, đội nhóm, các cuộc thi dành cho sinh viên,
tổ chức các hội thảo, v.v… vừa để tích lũy kinh nghiệm làm việc
mà vừa trau dồi các kỹ năng cần thiết khác như kỹ năng giao tiếp,
lập kế hoạch, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, v.v… Có cọ xát
thực tế thì bạn mới phát triển kỹ năng này được, chứ không chỉ
đơn giản là “gạo bài” bằng cách xem clip hay sách kỹ năng không
nhé. Học phải đi đôi với hành nha!
❖ Ká tính – Thái độ: thái độ cầu thị, tiếp thu, khiêm tốn, ham học
hỏi, v.v… sẽ là những điểm cộng để bạn ghi điểm khi gặp gỡ Nhà
Tuyển Dụng. Dù bạn có thể còn thiếu sót nhưng nếu bạn chứng
minh được là mình cầu tiến, là người tiếp thu nhanh (với những
ví dụ cụ thể trong quá khứ càng tốt) thì bạn cũng sẽ tạo ấn tượng
đẹp với Nhà Tuyển Dụng.
❖ Điểm cộng cuối cùng là Tiếng Anh. Không chỉ các công ty đa
quốc gia mà kể cả với các công ty khác, có Tiếng Anh tốt luôn là
lợi thế, đặc biệt với khối kỹ thuật – nơi mà các bạn ít tập trung ở
mảng này. Nếu bạn có lợi thế về ngôn ngữ, bạn vừa nổi bật trong
hàng trăm nghìn sinh viên cùng khối ngành, mà lại thuận lợi để
phát triển cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, chưa kể cánh cửa
của những công ty đa quốc gia cũng sẽ rộng mở với bạn nữa đó.

Kết lại là, với hàng tá lợi thế của điểm GPA tốt thì nói gì thì nói, các
bạn hãy cố gắng đảm bảo việc học của mình bên cạnh những công
việc khác như làm thêm, học ngoại ngữ hoặc sinh hoạt ngoại khóa

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 79
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

nhé. Tốt nhất bạn nên cân đối việc học và những việc ngoài lề khác
ngay từ khi còn học năm 1, năm 2 – đừng để năm cụối mới lo cải
thiện điểm vì gánh nặng sẽ khá nhiềụ khi thời gian còn ít ỏi. Điểm cao
sẽ mở ra cho các bạn nhiềụ cơ hội tốt, còn nếụ lỡ điểm chưa cao thì
hãy lấy những điểm mạnh khác bù vào nhé!

Các bạn có thể đọc thêm một bài chia sẻ rất hay và tỉ mỉ khác về
phương pháp học tập từ bạn Hoàng Duyên – vừa thủ khoa ngành của
trường Đại Học Kinh Tế TPHCM lại vừa có thời gian trau dồi các yếụ
tố khác nên rất trọn vẹn và đậụ Management Trainee của
FrieslandCampina tại đây nhé: https://chuongkhoidiem.com/bi-
quyet-hoc-thu-khoa-ueh-tu-chi-hoang-duyen. Và tặng thêm các bạn
một bài viết của chị về chủ đề cân bằng học tập và hoạt động ngoại
khóa tại đây luôn nha: https://chuongkhoidiem.com/lam-sao-de-
can-bang-viec-hoc-va-ngoai-khoa.

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 80
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Thi Management Trainee co can


Tieng Anh xụat sac khong?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/thi-


management-trainee-co-can-tieng-anh-xuat-sac-khong/

Vì chương trình Management Trainee thường yêu cầu các bạn có


thể giao tiếp bằng Tiếng Anh, và đa số chương trình là do các tập
đoàn đa quốc gia mở tuyển nên vấn đề về Tiếng Anh luôn là một nỗi
trăn trở lớn của các bạn trẻ. Vậy thi Management Trainee có cần
Tiếng Anh xuất sắc không, có cần bằng cấp Tiếng Anh không? Chị chia
sẻ sơ như sau nhé!

Tiếng Anh với Management Trainee bao nhiêu là đủ?


Thông thường các bạn sẽ không cần cung cấp bằng cấp Tiếng Anh để
chứng minh trình độ vì sau đó các bạn sẽ được đánh giá qua các vòng
thi của chương trình hoàn toàn bằng Tiếng Anh. Tuy nhiên đôi khi
một số chương trình vẫn yêu cầu điền thêm bằng cấp hoặc điểm
Tiếng Anh tại trường. Nếu không có bằng cấp thì bạn cũng không cần
quá lo lắng vì có rất nhiều yếu tố khác ở vòng Application Form mà
bạn có thể bù lại như điểm học tập, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng,
hoạt động ngoại khóa (gồm các các hoạt động tình nguyện, các cuộc
thi sinh viên, v.v…).

Vì tất cả các vòng thi hầu hết đều bằng Tiếng Anh nên ít nhất các
bạn phải có đủ kỹ năng để đọc hiểu và làm được từng vòng thi
đó.

❖ Application Form: điền thông tin CV rõ ràng và có thể trình bày 1


vài bài luận nhỏ ngắn.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 81
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Online/ Offline/ Aptitude Test: đọc hiểu đề và làm được bài trong
thời gian qụy định.
❖ Assessment Center: cần đọc hiểu đề bài Business Case bằng Tiếng
Anh, trình bày được ý kiến cá nhân và thuyết phục team khi thảo
luận cũng bằng Tiếng Anh. Ngoài ra, ở vòng thuyết trình cá nhân -
Individual Presentation, bạn cũng cần có kỹ năng thuyết trình
Tiếng Anh tốt.
❖ Initial/ Final Interview: cần trả lời được câu hỏi từ người phỏng
vấn, diễn đạt được suy nghĩ của mình bằng Tiếng Anh rõ ràng,
logic trong thời gian ngắn.

Để biết đủ hay không bạn cứ thử thực tập một quy trình y hệt thi
Management Trainee, chẳng hạn như lấy đề thi mẫu của vòng
Assessment Center (ví dụ ở đây: https://chuongkhoidiem.com/quan-
tri-vien-tap-su-bai-mau-va-goi-y-gia-cho-vong-thao-luan-nhom) và
xem thử có đọc và làm bài trong thời gian giới hạn cho phép được
hay không mà không cần sự giúp sức của máy tính, từ điển và những
yếu tố bên ngoài (mô phỏng đúng như khi thi thực tế). Nếu bạn làm
được thì có nghĩa là Tiếng Anh bạn cũng ổn cho chương trình rồi,
không nhất thiết bạn phải phát âm và diễn đạt xịn sò như các bạn du
học sinh, các bạn IELTS 8.0, v.v… nhé.

Vậy có phải là IELTS càng cao càng tốt, Tiếng Anh càng
xịn càng dễ dậu?
Chưa chắc nhé, vì Tiếng Anh là điều kiện cần nhưng không phải là đủ.
Quan trọng hơn là cách bạn trình bày quan điểm, kỹ năng phân tích,
v.v… nữa. Thậm chí đôi khi các anh chị cũng chấp nhận để các bạn
diễn đạt bằng Tiếng Việt cho một số chỗ quá phức tạp (dĩ nhiên là đôi
khi chứ không phải lúc nào cũng vậy).

Có những bạn Tiếng Anh cực xịn nhưng chưa chắc vào được vòng
cuối, nhưng những bạn Tiếng Anh tạm ổn và diễn đạt được để người

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 82
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

khác hiểu ý mình, biết cách nhấn nhá, cách thuyết trình và ý tưởng
tốt, suy nghĩ, lập luận, logic tốt thì vẫn có thể bù đắp lại được. Không
thể phủ nhận Tiếng Anh tốt sẽ dễ tạo ấn tượng tốt nhưng nội dung,
cách suy nghĩ và diễn đạt của bạn lại càng quan trọng hơn chỉ là trình
độ Tiếng Anh.

Khi thi Management Trainee, kỹ năng Tiếng Anh của chị khá tốt
(IELTS 8.0) và giúp chị có thể diễn đạt suy nghĩ mình thuận lợi nhanh
chóng hơn. Tuy nhiên, cũng có những bạn khác chưa từng thi IELTS
vẫn trúng tuyển và được lựa chọn là Management Trainee của công
ty vì bạn đáp ứng được việc đọc hiểu đề, diễn đạt được ý kiến cá nhân
cũng như tranh lụận, thuyết phục với nhóm được bằng Tiếng Anh dù
có thể bạn vẫn dùng sai ngữ pháp, chính tả, hay còn đôi chút vấp váp
khi nói.

Vậy nên rèn luyện Tiếng Anh như thế nào để thi
Management Trainee?
Thực hành nhiều sẽ quen – hãy làm quen với các vòng thi mà chị
nêu ở trên bằng cách thực tập thật nhiều: Ví dụ: viết CV và trau
chuốt nhiều lần – nhờ anh chị bạn bè góp ý; Online Test thì kiếm các
bài test và làm nhiều lần, nhiều bài khác nhau. Assessment Center thì
cũng tập đọc các Case Study, cho mình giới hạn thời gian để trả lời,
kiếm nhóm để cùng thực tập chung và đặt nguyên tắc là hoàn toàn
bằng Tiếng Anh… Ban đầu sẽ thấy khó và oải nhưng từ từ quen rồi
bạn sẽ thấy từ vựng, cách nói chuyện thấm vào người lúc nào không
hay.

Nếu được, các bạn có thể tìm môi trường để thực tập nói và viết
Tiếng Anh nhiều hơn cho quen miệng, quen tay. Ví dụ như hồi xưa
chị may mắn vì được tham gia AIESEC – trong đó nguyên tắc làm việc
là tất cả email phải được viết bằng Tiếng Anh và mọi buổi họp của
toàn chi nhánh cũng phải bằng Tiếng Anh – cứ dần dà làm riết sẽ

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 83
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

quen hơn. Dĩ nhiên là chuyện sai chính tả, sai ngữ pháp, v.v… vẫn sẽ
có nhưng các bạn có thể cài thêm phần mềm chỉnh chính tả, ngữ pháp
rồi từ từ ráng bớt đi dần. Song song, việc làm nhiều sẽ giúp các bạn có
phản xạ tốt hơn.

Nên tập đọc và xem những nội dung bằng Tiếng Anh ở những
chủ đề liên quan hoặc chủ đề bạn yêu thích (thường là yêu thích
bạn mới duy trì được thói quen) – ví dụ như phòng HR thì các bạn có
thể theo dõi các tạp chí, các báo chuyên ngành chẳng hạn như
Harvard Business Review: https://www.facebook.com/HBR, v.v…
(Tự search thêm nhé ^^, chị hướng dẫn sơ là các bạn hiểu cách làm
rồi đúng không nè).

Bạn cũng có thể tập xem những chương trình thảo luận, trình
bày quan điểm bằng Tiếng Anh: như Việt Nam mình cũng có
chương trình phản biên The Debators của VTV, hoặc những chương
trình tương tự của nước ngoài, hay Shark Tank, Ted Talk của nước
ngoài, v.v…

Cuối cùng và nhấn mạnh là Tiếng Anh tốt thôi thì chưa đủ – cần
phải song song rèn luyện kiến thức, trau dồi kinh nghiệm cũng
như các kỹ năng mềm khác của mình nha, để khi có Tiếng Anh thì
bạn chỉ cần Eng-sub cho suy nghĩ của mình thì sẽ dễ dàng thuyết
phục ban giám khảo hơn đó!

Tóm lại là đừng vì sợ kỹ năng Tiếng Anh mình chưa tốt mà bỏ cơ hội
vàng để thi và học hỏi – còn nhiều yếu tố khác để đánh giá, và nếu bạn
chưa tự tin về Tiếng Anh thì trau dồi thêm từ lúc này đi nhé! Chúc các
bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc biệt là với
chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự) nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 84
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Giai thỉch đieụ kien ưng tụyen


Management Trainee: tieụ chỉ
dươi 2 nam kinh nghiem

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/giai-thich-dieu-kien-ung-


tuyen-management-trainee-tieu-chi-duoi-2-nam-kinh-nghiem

T rong tiêu chí ứng tuyển của các chương trình Management
Trainee, một trong những tiêu chí bắt buộc là các bạn phải có DƯỚI 2
năm kinh nghiệm (bên cạnh những tiêu chí khác như phải là sinh viên
sắp tốt nghiệp trong năm hoặc đã tốt nghiệp Đại Học/Thạc Sĩ, điểm
trung bình đạt mức công ty yêu cầu). Tiêu chí này khiến nhiều bạn đã
đi làm băn khoăn không biết mình có đủ điều kiện để ứng tuyển
chương trình này không. Cùng chị Thư và Chương Khởi Điểm, Next
Management Trainee giải đáp thắc mắc này nhé!

Số năm kinh nghiệm làm việc tối đa tùy thuộc vào


công ty quy định, thường là DƯỚI 1-2 năm
Doanh nghiệp thường hay yêu cầu dưới 1 – 2 năm kinh nghiệm vì đây
là chương trình dành cho các bạn fresh – những bạn mới tốt nghiệp
hoặc vừa mới đi làm từ 1 – 2 năm. Thời điểm này là lúc các bạn vẫn
còn rất “Fresh” tức là mới mẻ trong tư duy, cách suy nghĩ và sẵn sàng
đón nhận những kiến thức, quy trình cũng như thử thách mới, không
bị lệ thuộc quá nhiều bởi những định kiến sẵn hay quy củ theo như
những kinh nghiệm đi làm mà bạn đã có trước đó. Hay nói cách khác,
bạn sẵn sàng phát triển và đổi mới bản thân, tiếp nhận những kiến
thức mới hiệu quả.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 85
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Tùy vào công ty, có công ty quy định dưới 1 năm kinh nghiệm, có
công ty dưới 2 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, một lưụ ý nhỏ khác là có
công ty sẽ giới hạn độ tuổi tối đa (ví dụ dưới 26 tuổi, dưới 24 tuổi,
v.v…). Vì vậy, bạn cần kiểm tra thông tin tiêu chí ứng tuyển chương
trình kỹ lưỡng trước khi đăng ký để đảm bảo bạn đáp ứng được yêu
cầu nhé!

Thời gian kinh nghiệm đi làm được tính từ SAU khi tốt
nghiệp Đại Học/Thạc Sĩ
Có nhiều bạn sinh viên đã đi làm từ khi còn ngồi ở giảng đường Đại
Học (từ năm 1, năm 2, v.v…) và tính đến thời điểm chương trình mở
tuyển là quá 2 năm kinh nghiệm nên không dám ứng tuyển. Tuy
nhiên, đừng lo lắng nhé, vì thời gian kinh nghiệm mà chương trình
yêu cầu được tính từ khoảng thời gian bạn đi làm sau khi tốt
nghiệp Đại Học/ Thạc sĩ. Chính vì thế, bạn vẫn đáp ứng đủ yêu cầu
của chương trình nếu thời gian đi làm SAU tốt nghiệp vẫn dưới 1-2
năm nhé.

Kinh nghiệm làm việc tính chung cho các công việc, kể
cả đúng ngành hay trái ngành
Lưụ ý nữa là kinh nghiệm làm việc tính chung cho thời gian đi
làm sau tốt nghiệp của bạn, không phân biệt ngành nghề bạn đi
làm nhé. Ví dụ bạn ứng tuyển Management Trainee phòng Marketing
nhưng trước đó đã từng làm Supply Chain thì vẫn tính thời gian bạn
làm công việc Supply Chain vào số năm kinh nghiệm làm việc như
bình thường nhé.

Và cũng yên tâm là kể cả khi bạn muốn ứng tuyển vào phòng ban
bạn chọn nhưng lại có kinh nghiệm làm việc trái ngành hoặc tốt
nghiệp trái ngành thì cũng đừng lo lắng, bạn hoàn toàn có thể
chứng tỏ năng lực của mình và thuyết phục Nhà Tuyển Dụng. Chỉ

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 86
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

cần bạn thật sự yêu thích phòng ban đó, có Kiến Thức – Kỹ Năng –
Kinh nghiệm và Ká Tính (thái độ) làm việc phù hợp thì cơ hội hoàn
toàn mở rộng cho bạn. Chưa kể, tuy làm trái ngành nhưng sẽ có rất
nhiều kinh nghiệm và kỹ năng bạn tích cóp được trong quá trình đi
làm lại thật sự rất cần thiết ở phòng ban mà các bạn ứng tuyển đó (Ví
dụ như những kỹ năng mềm như teamwork, communication,
responsibility, v.v… thì công việc nào cũng cần đúng không? ^^).

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 87
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Sinh vien nam 2, nam 3 co nen


tham gia thi Management Trainee?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/sinh-vien-nam-2-nam-3-co-


nen-tham-gia-thi-mt/

M anagement Trainee là chương trình tụyển dụng được đa số các


công ty mở tuyển hằng năm với mục tiêu tìm kiếm nhân tài với đầy
đủ các tố chất để có thể trở thành nhà quản lý tương lai saụ lộ trình 1
– 3 năm. Mỗi năm có đến hàng nghìn người ứng tuyển để cạnh tranh
cho số lượng Management Trainee khá giới hạn. Vậy sinh viên năm 2,
năm 3 có nên tham gia thi Management Trainee của các công ty ngay
từ sớm để lấy kinh nghiệm chinh chiến không?

Câu trả lời là không nên thi – vì sinh viên năm 2, năm
3 không đủ điều kiện tham gia các chương trình
Management Trainee đối với đa số các công ty.
Các tiêu chí ứng tuyển tối thiểụ mà công ty thường đặt ra cho các ứng
viên tham dự chương trình là:

❖ Người Việt Nam


❖ Sinh viên năm cụối, sắp tốt nghiệp Đại Học/Thạc Sĩ trong năm
ứng tuyển; hoặc người đi làm, có dưới 1 – 2 năm kinh nghiệm đi
làm sau khi tốt nghiệp
❖ Điểm GPA (7.0 – 8.0 tùy thuộc qụy định mỗi công ty)

Vì vậy, nếu các bạn vẫn là sinh viên năm 2, năm 3 thì dù có ứng tuyển,
hồ sơ của bạn cũng sẽ bị loại ở vòng đầu tiên (Application Form) và
không được đi sâụ đến những vòng tiếp theo. Và cũng đừng dùng các
biện pháp khai khống tuổi hoặc ngày tốt nghiệp của mình để đủ điều

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 88
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

kiện tham gia chương trình vì một khi công ty phát hiện được bạn
không thành thật thì bạn sẽ khó có cơ hội để tham gia vào những kì
thi của năm saụ.

Hãy đợi đến khi bạn đủ điều kiện và ứng tuyển, chắc chắn công ty sẽ
sẵn sàng chào đón bạn!

Note: Tuy nhiên chị cũng đã từng thấy có 1 bạn sinh viên năm 3 ngoại
lệ được nhận vào công ty làm Management Trainee. Trường hợp này
khá cá biệt và không phải là số đông. Chị vẫn lưụ ý ở đây để nếu bạn
muốn thì cũng có thể thử nha ^^, nhưng phải cung cấp tất cả mọi
thông tin về bạn một cách thành thật với Nhà Tuyển Dụng nhé.

Thay vì ứng tuyển chính thức quá sớm trước khi bạn
đủ điều kiện tối thiểu, hãy dành quãng thời gian này
để tham gia các cuộc thi phù hợp dành cho sinh viên
để tích lũy Kinh nghiệm – Kỹ năng – Kiến thức cho
mình.
Hiện nay, có khá nhiều cuộc thi dành cho các bạn sinh viên có thể
giúp các bạn trang bị những kỹ năng cần thiết để chinh chiến với
chương trình Management Trainee trong tương lai.

❖ Ví dụ cuộc thi Doanh Nhân Tập Sự trong những năm gần đây
của Action Club với chủ đề Management Trainee được tổ chức
với các vòng thi và nội dụng được đầụ tư tương tự như một
chương trình trụyển dụng Management Trainee thực thụ của các
công ty (bao gồm vòng Application Form, Online Test, Initial
Interview, Assessment Center, v.v…). Quan trọng nhất là chương
trình cho sinh viên từ năm 1 – năm 4 tham gia nên các bạn là đối
tượng hoàn toàn phù hợp, chị khuyến khích các bạn đăng ký thi
tuyển để thử sức mình và rút kinh nghiệm qua mỗi vòng thi nhé.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 89
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Ngoài ra, cũng có rất nhiều các cuộc thi khác dành cho sinh
viên với hình thức thi và các vòng thi đa dạng cũng sẽ giúp các
bạn rèn luyện được kỹ năng Teamwork, Commụnication,
Problem Solving, Logical thinking, v.v… trong qụá trình thi khi thi
cá nhân hay làm theo nhóm. Các bạn có thể tham khảo các cuộc
thi uy tín sau đây:
• CMO Think & Action by Margroup
• Marketing Challengers by RMIT
• Marketing On Air By Marketing MGC NEU
• Nielsen Case Competition by Nielsen
• Kick Off To The Future by JCI
• Talent Generation by UNESCO-CEP
• Young Marketer
• StartUp Zone by CLB Nhân Sự – Khởi Nghiệp UEH
• Marketing Arena by Creatio FTU 2
• Bản Lĩnh Marketer by MaC FTU
• Tìm kiếm CEO Tương lai By UEH
• Ứng Viên Tài Năng by HRC FTU
• Lead The Change by UEH Connected
• I-Invest by SIC FTU
• FINSPEED by IU Finance Club
• Khởi nghiệp cùng Kawai by TEC FTU
• v.v…

Sơ lược về các cuộc thi các bạn theo dõi tại link này nhé - Tổng hợp
các Cuộc thi Marketing ụy tín và thường niên dành cho sinh
viên: https://chuongkhoidiem.com/tong-hop-cac-cuoc-thi-uy-tin-va-
thuong-nien-danh-cho-sinh-vien. Ngoài ra các bạn cũng có thể
join/theo dõi Facebook group của Chương Khởi Điểm dành riêng để
cập nhật về các cuộc thi của sinh viên tại đây
nha: fb.com/groups/cuocthisv.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 90
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Khi tham gia các cuộc thi với nhiều vòng loại chi tiết và đề thi khác
nhau, các bạn sẽ rèn luyện được cho mình những kỹ năng, kiến thức
cần thiết, hoặc thậm chí gặt hái những giải thưởng ấn tượng cho
chính mình. Càng trải nghiệm nhiều, các bạn càng quen dần với hình
thức thi, các dạng thi, cách làm việc nhóm, cách phân tích và giải
quyết vấn đề, v.v… để saụ này khi bước vào kì thi Management
Trainee thật thì các bạn cũng cảm thấy sẽ đỡ bỡ ngỡ hơn rất nhiều
^^.

Tóm lại, chị cực kì ủng hộ việc các bạn rèn luyện và tập thực
hành thật sớm, nhưng thay vì đăng ký thi Management Trainee
chính thức khi chưa đủ điều kiện tối thiểu của chương trình
(sinh viên năm cuối hoặc mới tốt nghiệp) thì hãy tham gia các
cuộc thi sinh viên phù hợp nha!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầụ đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Qụản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 91
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Sinh vien nam 4 thi Management


Trainee đươc khong, chụan bi như
the nao?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/sinh-vien-nam-4-thi-


management-trainee-duoc-khong-chuan-bi-nhu-the-nao/

Sinh viên năm 4 thi Management Trainee được không, chuẩn bị


như thế nào vì thời gian còn khá ít ỏi? Chị chia sẻ thêm như sau nhé…

Các bạn yên tâm là sinh viên năm 4/năm cuối vẫn có
thể thi Management Trainee nhé
Tiêu chí để ứng tuyển các chương trình Management Trainee của các
công ty là sinh viên năm cuối trở lên và có dưới 1-2 năm kinh nghiệm
đi làm (Xem lại tiêu chí kỹ hơn tại đây nhé:
https://chuongkhoidiem.com/cac-chuong-trinh-tuyen-dung-
management-trainnee-co-gi-giong-va-khac-nhau/). Vậy nên các bạn
có thể ứng tuyển ngay khi học năm cuối hoặc sau khi tốt nghiệp được
1 năm. Nếu bạn thi – bạn có thể đậu hoặc không đậu, nhưng nếu bạn
không thi thì bạn đã tự đánh rớt mình và không cho bản thân cơ hội
rồi, vậy ngại gì mà không thi ;)?

Ngoài ra, nếu bạn đang đắn đo về việc chưa có bằng tốt nghiệp liệu có
thi được không thì đừng lo nhé, vì các bạn có thể bổ sung bằng tốt
nghiệp sau khi đậu. Miễn là bạn có thể đi làm full-time ngay sau khi
được chương trình công bố kết quả là được nha.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 92
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Vậy lộ trình chuẩn bị để sinh viên năm 4 thi


Management Trainee như thế nào?
Dù là sinh viên năm mấy thì cũng cần chuẩn bị hết những điểm chính
chị đã nói ở bài Lộ trình chuẩn bị Management Trainee dành cho sinh
viên (tại đây nè: https://chuongkhoidiem.com/lo-trinh-chuan-bi-
management-trainee-cho-sinh-vien/), chứ chị không có con đường
tắt nào để hướng dẫn các bạn đến với chương trình Management
Trainee cả ^^. Chỉ có một điểm khác là vì thời gian các bạn biết đến,
quyết tâm thi và chuẩn bị thi Management Trainee ít hơn những bạn
trẻ khác đã sớm biết đến chương trình nên cần bỏ nhiều công sức để
tập trung làm nhanh hơn. Các bạn xem lại thật kỹ bài viết trên của chị
để biết các điểm chính cần chuẩn bị và lên kế hoạch tìm lộ trình phù
hợp cho mình nha. Ví dụ:

Điểm học tập


Đa số các công ty có giới hạn điểm GPA tối thiểu – 7.0 hoặc 7.5 hoặc
8.0/10 tùy công ty (tham khảo thêm yêu cầu của từng công ty tại đây:
https://bit.ly/mtfresh2021), vì vậy:

❖ Nếu bạn đang học ở đầu hoặc cuối năm cuối và điểm học tập
tốt: vậy thì tiêu chí này không phải quá lo, chỉ cần bạn đảm bảo
phong độ, không bị kéo điểm xuống thấp hơn điểm tối thiểu là
được nhé.
❖ Nếu bạn đang học ở đầu năm cuối và điểm học tập chưa đủ
điểm GPA tối thiểu nhưng vẫn còn cơ hội ở những môn cuối
cùng để kéo điểm thì cố gắng làm khóa luận, báo cáo cuối kì và
các môn còn lại thật tốt để đạt điểm như kỳ vọng.
❖ Nếu bạn đang học năm cuối, ở cuối năm và không còn cơ hội
để kéo điểm đạt mức tối thiểu yêu cầu vì điểm đã quá thấp:
ca này hơi khó một chút, vậy thì chỉ có cách là tìm những chương
trình Management Trainee không yêu cầu GPA tối thiểu, hoặc

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 93
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

chuyển sang các chương trình tuyển Fresher với mức GPA yêu
cầu thấp hơn, hoặc … cứ thử ứng tuyển xem sao vì lâu lâu công ty
cũng có vài trường hợp ngoại lệ (lâu lâu nghen :D – nếu các yếu tố
khác như kỹ năng, kinh nghiệm của bạn quá nổi bật thông qua các
hoạt động ngoại khóa và công việc part-time thì có thể bạn sẽ
được cân nhắc, còn đa số là nếu không đáp ứng tiêu chí ban đầu
này thì rất khó để các bạn đậu vòng CV).

Tham gia hoạt động ngoại khóa hoặc đi làm để tích lũy 4 chữ K
4 chữ K gồm Kỹ năng – Kinh nghiệm – Kiến Thức – Ká tính (Thái độ) -
để hiểu bản thân, để định hướng và tìm hiểu về công việc mình muốn
làm

❖ Nếu bạn đã tham gia hoạt động ngoại khóa dày dạn kể cả
trước khi biết đến Management Trainee: vậy thì thật tốt, bạn
đã được rút ngắn rất nhiều thời gian rồi vì những hoạt động bạn
làm trước đây cũng là một phần của quá trình giúp bạn chuẩn bị
thi Management Trainee. Việc bây giờ bạn cần làm là reflect (nhìn
nhận lại) bản thân, những gì mình đã làm được, các kinh nghiệm,
kỹ năng, kiến thức của mình, v.v… và sau đó là tổng hợp để chuẩn
bị sẵn sàng ứng tuyển thôi. Ví dụ như chị thì mãi đến năm 4 mới
biết đến chương trình nhưng rất may là đã hoạt động tích cực rất
nhiều trước đó nên chỉ cần reflect – nhìn lại bản thân của quá
khứ, tổng kết và thực hành khi thi thôi, cũng không phải lo chạy
đôn chạy đáo nhiều ^^.
❖ Nếu chưa tham gia bao giờ: thì các bạn còn 1 năm để tham gia
và chuẩn bị cho mình – khó và gấp, nhưng thà khó và gấp mà còn
cơ hội, còn hơn là bỏ qua cơ hội luôn đúng không ^^.
❖ Nếu bạn thấy gấp quá không tham gia hoạt động ngoại khóa
kịp trong năm cuối:
• Cách 1: Bạn có thể lựa chọn thi Management Trainee vào năm
sau và dành thời gian năm cuối để kiếm công việc phù hợp

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 94
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

(ngoài việc đảm bảo học tập nhé), giúp bạn tăng thêm kỹ
năng, kiến thức, kinh nghiệm. Ví dụ như có bạn xin làm intern
của một công ty đa quốc gia, năm sau bạn đã có kha khá hành
trang để tự tin ứng tuyển Management Trainee.
• Cách 2: Bạn có thể tham gia đợt thi Management Trainee mở
tuyển ngay năm đầu này để lấy kinh nghiệm cho năm sau thi
tiếp, và cũng dành thời gian năm cuối để tham gia hoạt động
ngoại khóa, đi làm thêm để tích lũy cho năm sau. Tuy nhiên
lưụ ý là có nhiều công ty quy định nếu bạn đã vào đến vòng
Initial Interview hoặc Assessment Center thì năm sau không
được thi nữa nên phải cân nhắc kỹ nhé.

Làm quen, thực hành và hiểu rõ về chương trình Management


Trainee

Tìm hiểu về thị trường tuyển dụng Management Trainee

Tìm hiểu về môi trường/ công ty mình thích


Với 3 mục này thì các bạn hoàn toàn có thể áp dụng những cách chị
đã hướng dẫn ở bài viết chi tiết về lộ trình chuẩn bị phía trên nha.
Điểm khác biệt duy nhất là vì các bạn ít có thời gian để chuẩn bị hơn
nên các bạn phải chọn lọc thứ tự ưụ tiên cho các hoạt động cũng như
chọn lọc kênh thông tin để có thể tiếp cận được kiến thức tốt và phù
hợp trong thời gian ngắn nhất.

Mong là giải đáp này có thể giúp các bạn sinh viên năm cuối bớt
hoang mang hơn một chút và thoải mái ứng tuyển chương trình
Management Trainee nha ^^. Chưa biết là bạn có đậu hay không,
nhưng chị tin chắc là chặng đường chuẩn bị Management Trainee sẽ
giúp bạn rất nhiều và dù đậu hay không thì bạn sẽ vẫn trưởng thành
và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình đó!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 95
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 96
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Co đươc thi Management Trainee


2 nam lien tiep khong?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/co-duoc-thi-management-


trainee-2-nam-lien-tiep-khong

N hiều bạn vẫn chưa dám thi Management Trainee vì sợ bản thân
mình chưa hoàn thiện và còn nhiều thiếu sót, lại nghe đâụ có qụy
định là không được thi Management Trainee ở cùng 1 công ty 2 năm
liên tiếp - vì chỉ cần thi 1 lần thi năm saụ sẽ không được thi nữa. Sự
thật là thế nào, và nên thi hay không thi?

Chị chia sẻ như saụ nghen!

Các công ty quy định thế nào?


Theo những chia sẻ của các anh chị đại diện phòng Nhân Sự của các
tập đoàn đa qụốc gia trong một buổi livestream công khai về chương
trình Management Trainee, thường các công ty sẽ qụy định là các bạn
vào đến vòng Assessment Center sẽ không được thi lại vào năm saụ
vì lí do là các bạn đã biết dạng đề, cách thức thi của vòng thi đặc biệt
này từ phía công ty. Với những bạn đã thi Management Trainee tại
công ty đó và dừng chân ở vòng Application Form hay Online Test
hoặc Initial Ìnterview, chưa tiến vào vòng Assessment Center thì các
bạn vẫn có thể thi lại lần nữa.

Nhưng cũng có công ty sẽ không từ chối nếu bạn thi lại vào năm saụ,
bất kể các bạn đã vào được vòng nào vì tin rằng mỗi năm các bạn mỗi
phát triển, mỗi đổi khác và đề của công ty cũng sẽ có những thay đổi
hoặc đã được thiết kế và chọn lọc đủ để đánh giá bạn một cách công
bằng chứ không phải "học vẹt" hay may mắn.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 97
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Bất kể qụy định là được thi lại hay không, dù bạn thấy hài lòng hay
không hài lòng với chính sách này thì đây cũng là những điều khoản
do công ty đưa ra và thích hay không thì bạn cũng phải chấp nhận nó.

Tụy nhiên cũng có công ty thay đổi điều khoản này tùy năm - có năm
áp dụng, có năm lại không. Qụy định này sẽ ít khi được nêu rõ ở
những bài truyền thông hay thông tin chính thức về chương trình nên
các bạn sẽ cần đọc các thể lệ, quy chế ở website chương trình hoặc
các ghi chú ở form ứng tuyển để nắm được thông tin chính xác. Vì vậy
để chắc chắn, chị khuyến khích các bạn inbox (nhắn tin cho Fanpage
tuyển dụng của công ty) hoặc gửi mail, gọi số hotline công ty để hỏi
chính xác nhé. Lưụ ý là email và số hotline tuyển dụng thường sẽ
được ghi ở cuối mỗi bài đăng tụyển dụng, có thể thay đổi tùy vào
chương trình tụyển dụng và khác với số hotline của công ty nói chung
hay số hotline của nhãn hàng nha. Nhiều công ty trả lời phản hồi khá
nhanh đó, nên cứ chủ động hỏi trực tiếp thay vì phải nhức đầụ đoán
mò nghen!

Vậy có nên thi Management Trainee ngay từ năm đầu


tiên sau khi tốt nghiệp?
Bạn nên sụy nghĩ kĩ xem có nên vì những điều khoản cản trở này mà
ngại ngần không thi Management Trainee ở năm đầu tiên sau khi tốt
nghiệp không, hay là cứ thi và học hỏi hết sức có thể để tích lũy kĩ
năng cho mình.

❖ Ví dụ như có trường hợp có thể bạn thi đến Assessment Center


của công ty A và năm saụ không được thi công ty A nữa, nhưng
nhờ những kinh nghiệm đó bạn lại đậu công ty B thì sao ^^. Còn
nếu bạn không dám thi công ty nào hết ngay từ năm đầu tiên thì
cũng khó tích lũy kinh nghiệm "thực chiến" để năm saụ lại ứng
tuyển được. Chưa kể là thị trường tuyển dụng Management
Trainee khá sôi động, số chương trình cũng đã lên tới hàng chục

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 98
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

thì cũng không hiếm cơ hội để các bạn được rèn dũa, thi và lượng
sức mình mỗi năm.
❖ Nhưng cũng có trường hợp khác là bạn quyết tâm không thi và
dành trọn 1 năm đầụ để tích lũy thêm kinh nghiệm, kỹ năng, kiến
thức bằng cách đi làm fụll-time hoặc học thêm những khóa học
cần thiết, nhờ đó mà năm saụ trưởng thành hơn, thi tốt hơn, gặt
hái kết quả tốt như kỳ vọng để trở thành Management Trainee tại
công ty bạn mơ ước.
❖ À, và đừng quên một yếu tố quan trọng là một số chương trình
yêu cầu ứng viên chỉ có tối đa 1 năm kinh nghiệm (ví dụ chương
trình của Sụntory Pepsico năm nay - 2020) - nên nếu ngay sau khi
tốt nghiệp bạn không ứng tuyển liền mà đi làm thì ở thời điểm
chương trình mở đơn, có thể bạn đã có hơn 1 năm kinh nghiệm đi
làm từ sau khi tốt nghiệp và vì vậy sẽ không còn đủ điều kiện
tham gia chương trình nữa. Lúc đó thì sẽ tiếc hùi hụi rồi. Vậy nên
cần cân nhắc kỹ tùy theo từng chương trình nữa nhé!

Tóm lại là các bạn cần sụy nghĩ thấụ đáo, cân nhắc thiệt hơn và thêm
một chút lí lẽ của con tim để quyết định có thi chương trình
Management Trainee liền trong năm đầu tiên không nha!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầụ đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Qụản trị viên tập sự)
nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 99
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Dụ hoc sinh thi Management


Trainee đươc khong? Co bat lơi
khong?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/du-hoc-sinh-thi-


management-trainee-duoc-khong-co-bat-loi-khong

Bạn trẻ đang du học đặt câu hỏi cho chị là “Dụ học sinh thi
Management Trainee có được không? Có bất lợi không?”, chị chia sẻ
như sau nghen ^^.

1. Du học sinh thi Management Trainee là hoàn toàn


hợp lệ
Hầu hết các chương trình tuyển dụng Management Trainee (Quản Trị
Viên Tập Sự) đều mở đơn cho tất cả các bạn sinh viên trong và ngoài
nước, miễn là quốc tịch Việt Nam, đáp ứng đủ điều kiện GPA và số
năm kinh nghiệm theo yêu cầu của từng chương trình. Chi tiết các
bạn có thể tham khảo thêm yêu cầu của các chương trình cũ ở đây
nha: https://bit.ly/mtfresh2021.

Các bạn tốt nghiệp hệ Đại Học và Thạc Sĩ đều hoàn toàn có thể ứng
tuyển nhé.

2. Đã có khá nhiều bạn sinh viên du học ứng tuyển


thành công cho chương trình Management Trainee
Năm nào cũng có vài bạn sinh viên du học từ Hàn Quốc, Anh, Hà Lan,
v.v… đậu các chương trình. Ví dụ như các bạn có thể tham khảo một

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 100
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

vài trường hợp du học sinh đậu Management Trainee của công ty
FrieslandCampina Việt Nam ở đây nha: http://bit.ly/duhocsinhfcv.

3. Du học sinh thi Management Trainee có bất lợi gì


không?
Thật ra cơ hội là ngang bằng cho tất cả các bạn, miễn là các bạn chuẩn
bị sẵn sàng 4 chữ K cho mình (Kiến thức, Kỹ năng, Kinh nghiệm và Ká
Tính – Thái Độ) cho mình.

Tuy nhiên các bạn dù ở nước ngoài cũng nên tìm hiểu về thị trường
Việt Nam vì đôi khi các vòng thi sẽ có những câu hỏi mà các bạn cần
áp dụng kiến thưc thực tế để giải quyết – ví dụ năm nay có công ty đặt
câu hỏi là “Với bối cảnh Covid tại Việt Nam năm nay thì bạn sẽ làm gì
khác đi cho phòng bạn của bạn/ cho công ty?”. Nếu các bạn không
thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình trong nước thì dễ đưa ra
những phán đoán “lệch đường ray” lắm ^^.

Ngoài ra ở nước ngoài thì bạn cũng cần tìm hiểu thêm về tình hình
hoạt động của công ty cũng như thị trường, đối thủ tại Việt Nam – tuy
bạn khó có thể ra cửa hàng hay các đơn vị mua sản phẩm của công ty
để khảo sát thị trường trực tiếp nhưng bạn cũng có thể tham khảo
thêm trên các trang thông tin của công ty, của đối thủ như Facebook,
website, v.v… và tận dụng những chuyến về thăm nhà để làm quen và
tìm hiểu những thông tin cần thiết tại Việt Nam nhé

Những năm trước khi các vòng thi hầu hết diễn ra offline thì các bạn
du học sinh cũng hơi chật vật ở khoản sắp xếp thời gian về Việt Nam
tham gia. Tuy nhiên năm nay đã có những đổi khác về hình thức với
nhiều vòng tuyển chọn online nên cũng tiện cho các bạn du học sinh
hơn.

Đến đây thì các bạn sinh viên không đi du học hoặc tốt nghiệp ở
những trường Đại Học không quá tiếng tăm lại sẽ lo lắng là cơ hội sẽ

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 101
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

không tới lượt mình đúng không? Bài viết sau chị sẽ chia sẻ cụ thể
hơn về vấn đề này để các bạn yên tâm nha!

Tóm lại, chương trình Management Trainee tạo cơ hội cho tất cả các
bạn sinh viên Việt Nam và là một chương trình hết sức công bằng –
không quan trọng bạn học tại Việt Nam hay nước ngoài, trường Đại
Học hay chuyên ngành nào, miễn bạn đáp ứng đủ tiêu chí tuyển dụng
về GPA, về kinh nghiệm và thể hiện được những điểm phù hợp của
mình với chương trình là bạn đã có thể tiến sâu hơn vào vòng trong
rồi! Vì vậy, thay vì nản chí thì hãy dành thời gian đó để đầu tư cho
bản thân nhé – các bạn có thể tham khảo lại bài viết trước về Lộ trình
chuẩn bị Management Trainee của chị để chuẩn bị từ sớm nghen:
https://chuongkhoidiem.com/lo-trinh-chuan-bi-management-
trainee-cho-sinh-vien!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 102
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Hoc Đai Hoc ơ Tỉnh, khong tham


gia hoat đong ngoai khoa co thi
Management Trainee đươc khong?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/hoc-dai-hoc-o-tinh-khong-


tham-gia-hoat-dong-ngoai-khoa-co-thi-management-trainee-duoc-
khong

Khi học Đại Học do em mải mê đi làm thêm bên ngoài các
công việc ít cần kỹ năng như cà phê, bồi bàn, v.v... để kiếm tiền
mà không hề tham dự các hoạt động bên Đoàn cũng như
tham gia các cuộc thi, câu lạc bộ nào; hơn nữa em cũng chỉ
học Đại Học ở tỉnh thôi thì có thể tham gia ứng tuyển
Management Trainee được không?

Chia sẻ từ chị Thư:


Trước khi xem câu trả lời từ chị, các bạn tham khảo lại các tiêu chí
ứng tuyển chương trình Management Trainee tại đây nhé:
https://chuongkhoidiem.com/cac-chuong-trinh-tuyen-dung-
management-trainnee-co-gi-giong-va-khac-nhau. Trong đó các công
ty không quy định các bạn phải học trường học ở Thành phố lớn (chỉ
cần trình độ Đại Học trở lên là được), cũng không yêu cầu bạn phải
học cụ thể ngành nào, chỉ cần tối thiểu 7.0 trở lên (hoặc 7.5 – 8.0 tùy
công ty) và dưới 1-2 năm kinh nghiệm đi làm là đủ điều kiện nộp đơn.
Còn được chọn hay không thì ngoài các yếu tố này, bạn cần chứng
minh thêm năng lực của mình, gồm 4 chữ K – Kinh Nghiệm, Kỹ Năng,
Kiến Thức, Ká Tính (thái độ) như chị đã chia sẻ ở bài viết trước nhé:

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 103
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

https://chuongkhoidiem.com/doanh-nghiep-can-gi-o-sinh-vien-moi-
ra-truong.

Về trường Đại Học mà bạn theo học: Những năm gần đây chị đã
từng thấy các bạn ở Đại Học ở tỉnh vẫn đậu Management Trainee như
Đại Học dầu khí Vũng Tàu, Đại Học ở Huế, Đại Học ở Đà Nẵng… vì các
bạn đáp ứng điều kiện tối thiểu và chứng minh được năng lực của
mình qua các vòng thi (ví dụ như câu chuyện của bạn Đức –
Management Trainee phòng Operations của FrieslandCampina
Vietnam ở đây nè: https://bit.ly/mtfcv). Vậy nên đừng để bản thân
mình bị giới hạn vì tên trường, ngành học và nơi mình học. Trường
học là nơi trau dồi kiến thức, nhưng trong quá trình học bạn vẫn còn
nhiều hoạt động khác để trau dồi 4 chữ K cho mình mà, đúng không?

Về các hoạt động ngoại khóa: Việc tham gia hoạt động ngoại khóa
cũng là bằng chứng cho năng lực của các bạn thông qua những kiến
thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn tích lũy qua quá trình này và
được kiểm chứng xuyên suốt các vòng thi của chương trình
Management Trainee. Nếu bạn làm part-time mà vẫn tích lũy được
các yếu tố trên thì vẫn tự tin ứng tuyển nhé, còn nếu công việc part-
time chỉ là chân tay để kiếm tiền ngắn hạn mà không phát triển được
kỹ năng thì các bạn nên dành thời gian còn lại để tham gia các hoạt
động phù hợp hơn để phát triển năng lực nha.

Bên cạnh đó, ngoài Management Trainee, các bạn vẫn có thể ứng
tuyển các chương trình phù hợp khác nếu chưa đủ điều kiện
tham gia chương trình Management Trainee – ví dụ các chương
trình thực tập sinh – Internship, tuyển Fresher, tuyển executive, v.v…
Các bạn có thể search thêm thông tin trên các trang web tuyển dụng
dành cho sinh viên mới ra trường như YBOX.vn, internship.edu.vn,
v.v… và các trang tuyển dụng phổ biến như Linkedin, Vietnamwork,
TopCV nhé. Biết đâụ sau khi tích lũy 1 năm kinh nghiệm ở các công

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 104
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

việc này, các bạn sẽ sẵn sàng hơn cho kì thi Management Trainee sau
này!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 105
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Khi Management Trainee khong la


con đương dụy nhat! – Chụyen cụa
Nam

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/khi-management-trainee-


khong-la-con-duong-duy-nhat-chuyen-cua-nam

C hị em mình đã nói rất nhiều về những tiêu chí ứng tuyển


Management Trainee, những điểm hay ho và thú vị mà chương trình
Management Trainee sẽ mang lại cho các bạn. Giờ mình đổi gió một
chút nhé, bài viết này chị dành tặng cho những bạn mà duyên

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 106
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Management Trainee chưa tới và cả cho những bạn mà bạn nghĩ con
đường Management Trainee không phù hợp với mình nữa. Tin chị đi,
Management Trainee không phải là con đường duy nhất đâụ, giống
bé Nấm của chị đây nè…

Chị quen bé Nấm khi đi làm ở công ty cũ. Bé Nấm là nhân viên hợp
đồng qua third party, không phải là hợp đồng trực tiếp với công ty,
cũng đồng nghĩa với việc có chút thiệt thòi về mặt quyền lợi cũng như
lộ trình thăng tiến. Hỏi Nấm vì sao lại chấp nhận làm nhân viên hợp
đồng, Nấm bảo chị là “Ềm học Đại Học *chị xin phép giấụ tên trường*,
không tiếng tăm như các trường khác, Tiếng Anh em cũng không tốt,
nhưng em cực kì muốn làm công ty này vì được học hỏi ở môi trường
đa qụốc gia. Em chịu cực một tí, thiệt một tí nhưng em học được
nhiều chị ơi, được nhận vào làm ở đây là em thấy may mắn lắm rồi!”.

Mà Nấm không nói suông. Sáng chị đến công ty làm, Nấm đã ngồi
trước máy tính nở nụ cười toe toét chào “Chị Thư tới rồi hả”. Tối chị
về, dù đã là người về không sớm sủa gì mà vẫn thấy Nấm cặm cụi mân
mê một đống hàng mẫu xung quanh để làm quà khuyến mãi tặng kèm
khi mua sản phẩm của công ty: “Chị Thư thấy cái bình này đẹp hông,
cái thau này khuyến mãi hot hông chị, em kiếm dữ lắm đó”, mắt sáng
lên lấp lánh như không thấm mệt sau cả ngày dài. Nấm luôn tỏa ra
một nguồn năng lượng vô cùng tích cực và đáng yêụ. Dĩ nhiên em
không phải “siêụ nhân” nên cũng có lúc vất vả, mệt mỏi; nhưng vấn
đề là em chưa bao giờ từ bỏ. Ềm cũng là cô em gái siêụ nhắng, hỏi đủ
thứ chuyện liến thoắng, thắc mắc gì là sẽ ráng tra ra tận cùng nguồn
cơn, tò mò gì là sẽ xin “học ké” cho bằng được. Tiếng Anh của em
không quá xuất sắc nên em luôn cố gắng đọc và tìm hiểu thật nhiều
proposal, plan các kiểu và học hỏi từ những anh chị đồng nghiệp để
lần sau gặp sẽ không bỡ ngỡ nữa. Ềm chưa bao giờ ngại mình có xuất
phát điểm khác mọi người, em chỉ cười khì “Mình thiệt thòi nên mình
phải cố gắng hơn người ta chứ chị”.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 107
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Vài năm saụ, Nấm được công ty chính thức cất nhắc lên vị trí nhân
viên chính thức sau khi những nỗ lực không ngừng nghỉ của em đã
được những người làm việc xung quanh em công nhận. Cũng ngần ấy
thời gian, nhiềụ người đã lựa chọn con đường khác dễ thở hơn, còn
em vẫn kiên trì bền bỉ trên con đường mình đã chọn.

Một thời gian sau, một cơ hội nghề nghiệp khác mở ra, Nấm được
offer một công việc khá thú vị và thử thách khác ở một môi trường đa
quốc gia mới cũng chụyên nghiệp và ụy tín không kém. “Dụyên đưa
thì mình đẩy” – Nấm nhận công việc với mức lương mà em cảm thán
“Lương tốt lắm chị ơi, xứng đáng công sức tháng ngày vừa qua của
em hihi”. Chỉ một thời gian ngắn saụ, em đã được cân nhắc lên vị trí
Manager. “Ềm thấy mình may mắn quá chị ơi”, em nở nụ cười ngây
ngô thấy thương. Nhưng may mắn chỉ là một phần nhỏ, nghe câu
chuyện của em mới thấy em cố gắng nhường nào, làm quen với rất
nhiều thứ mới mẻ, môi trường mới, công việc mới, sếp mới, quy trình
và thuật ngữ mới, đi đến những vùng đất mới. Ềm khì cười “Mà nhiều
khi em thấy mình cũng lì á chị, nhiềụ khi em “cãi” sếp luôn nếu em
thấy vấn đề nào chưa được thuyết phục, may mà sếp em thương hổng
ghét em”. Chưa đầy 1 năm saụ, em được vinh dự nhận giải “Star of the
Year” - một trong những giải thưởng danh giá nhất của công ty cho
những kết quả mà em gặt hái được. “Đứng trên sân khấu nhận giải
thưởng, được đứng cạnh những anh chị siêu giỏi khác em thấy không
tin được lụôn đó chị ơi!”. Ềm cũng là một trong những người hiếm hoi
được nhận điểm thưởng cao nhất từ sếp (mỗi người sếp chỉ có 1
“quota” (hạn ngạch) điểm thưởng nhất định để tặng nhân viên trong
1 năm nên khi cho đi đều hết sức cân nhắc).

Nhưng đó không phải là tất cả. Điều chị cảm phục nhất ở Nấm là sự
yêụ thương em trai vô hạn, Nấm cố gắng không chỉ vì mình mà vì cả
em trai của mình. “Ềm trai em học Kinh Tế đó, nó học giỏi hơn em
lắm. Ềm ráng đi làm cho nó đi học Tiếng Anh ở trụng tâm ụy tín. Đời
em học hành không đàng hoàng, em ráng phải cho em trai em học cho

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 108
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

tới mới được!”. Hai chị em ở trọ chung với nhau, em trai ngoan ngoãn
nấụ ăn cho chị gái vất vả đi làm về mỗi ngày. Nấm cười, sự lạc quan
không giấụ được: “Kệ chị ơi, cực mà vui, cực mà thấy đáng lắm.
Chừng em trai em đi làm em mới yên tâm dành tiền lo nhà cửa cho
mình sau, giờ thì tích góp chút ít vậy thôi. Cứ như hiện tại là em đã
thấy hạnh phúc rồi chị!”

Buổi tâm sự mỏng của hai chị em bên qụán ăn ở con hẻm nhỏ, cùng
với một dĩa chân gà đầy ụ và một dĩa mì bò cứ thế trôi qua, dễ thương
và ngọt ngào…

Cảm ơn Nấm (Bảo Ngọc) đã đồng ý để chị chia sẻ câu chuyện nhỏ này
với các bạn trẻ, để các bạn tin rằng, có nhiều ngã rẽ và con đường
khác nhaụ, dù có khó khăn nhưng nếu bạn nỗ lực vượt qụa được thì
sẽ nhận lại trải nghiệm xứng đáng nhất mà không gì có thể sánh bằng.

Nấm làm được, thì các bạn của chị cũng làm được, đúng chứ ^^ ?

Yêụ thương,
Chị Thư

P/S: Các bạn có thể liên hệ với chị Nấm dễ thương siêụ cấp này ở
Facebook chính chủ nhé: https://www.facebook.com/ngoc.ho.14661,
khi add friend nhớ nhắn chị Nấm vài dòng để chị Nấm biết bạn là ai
nha ^^.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 109
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Phan 2: TRAÌ NGHÌỀM THAM GÌA


CHƯƠNG TRÌNH MANAGỀMỀNT
TRAÌNỀỀ THƯC TỀ TƯ CHÌ THƯ –
MANAGỀMỀNT TRAÌNỀỀ 2012
PHỔNG MARKỀTÌNG CUA
UNÌLỀVỀR

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 110
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Management Trainee Trụyen Kỉ


Phan 1: Giam sat mai vụ đang
ghet!

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/management-trainee-


truyen-ki-phan-1-giam-sat-mai-vu-dang-ghet

Vào Management Trainee rồi thì cũng còn nhiều chuyện hay để kể
lắm nha, nhất là khi tham gia Management Trainee giai đoạn Sales đó.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 111
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Mém nữa là chị đã từ bỏ chương trình Management Trainee của


Unilever ở giai đoạn này rồi. May mà chỉ mới là “mém” thôi ^^.

Cái tôi của Leader trẻ tuổi


Chuyện là, theo như lộ trình Management Trainee tại Unilever (hay
còn gọi là Unilever Future Leaders Program – UFLP), chị sẽ có thời
gian làm Giám sát mãi vụ (Sales Supervisor) tại nhà phân phối trong
2 tháng. Chương trình UFLP chu đáo chuẩn bị Coach cho các bạn
Management Trainee để đỡ bơ vơ ở mỗi giai đoạn, và Coach của chị là
anh Hải – Area Sales Manager – quản lý tất cả các nhà phân phối ở
khu vực Hồ Chí Minh (Note: chị đã xin phép anh Hải để đăng bài viết
này có tên anh rồi nha ^^).

Khổ nỗi là khác với những bạn khác, chị vốn vừa nhỏ người, tuổi đã
trẻ mà mặt lại còn non trong khi chị sẽ phải quản lý các anh chị
Salesman ngành hàng chăm sóc sắc đẹp (sữa tắm, dưỡng da, v.v…)
mà các anh chị thì toàn hơn chị vài tuổi cho đến chục tuổi.

Vì vậy, chị quyết định lead team bằng “qụyền lực”, tức là chị thường
đưa ra yêu cầu với tư cách là Sales Supervisor, là “sếp tạm thời” của
các chị, dùng lí lẽ là dù chị nhỏ tuổi hơn nhưng chị biết nhiều hơn nên
các anh chị phải làm theo cách chị hướng dẫn mới chính xác.

Ấy vậy mà có những buổi họp đầu ngày với chị, mọi người cứ hay nói
chuyện riêng, hoặc có những công việc chị giao mà đến ngày deadline
vẫn chỉ có vài anh chị hoàn thành.

Rồi bữa nọ, anh Hải Area Salesmanager kiêm Coach của chị và nhiều
bạn Management Trainee khác trong giai đoạn Sales đến thăm nhà
phân phối. Buổi họp đầu ngày hôm đó cũng không khá khẩm hơn
bình thường là mấy. Vừa bực, vừa tự ái, vừa quê với Coach nên chị đã
to tiếng với các chị. Thiệt luôn, giờ nghĩ lại không hiểu sao người nhỏ
con vậy mà cũng có lúc không kiểm soát được sự nóng giận của mình,

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 112
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

lại còn to tiếng được nữa ;( . Mọi người giật mình và im lặng hơn,
nhưng không khí chùng xuống hẳn cho đến cuối buổi.

Và chị đã nghĩ “ơ, thế là cứ phải to tiếng mới xong việc”.

Vỡ mộng
Nhưng mà chị sai mà chị không biết.

Chỉ đến khi anh Hải nhẹ nhàng trao đổi với chị sau buổi họp thì chị
mới hiểu. Anh Hải chỉ cho chị thấy rằng chị đã sai vì các chị bán hàng
có background khác chị, có hoàn cảnh gia đình, cách sống, cách suy
nghĩ và môi trường hoàn toàn khác biệt. Cách nói chuyện đầy học
thuật, lúc nào cũng nói về chỉ tiêu kèm với cách làm khô cứng như chị
chỉ mang lại nhưng buổi họp căng thẳng và kém hiệu quả. Vậy nên chị
không thấy mọi người phản ứng và tưởng là mọi thứ đã ổn, nhưng
thực chất là một cơn sóng ngầm không hài lòng từ các chị đã tồn tại
và khoảng cách giữa hai bên ngày một xa hơn.

Và chị khủng hoảng! Khủng hoảng thật sự!

Chị nghi ngờ khả năng Leader của mình, nghi ngờ là mình không
xứng đáng với chương trình Management Trainee, vừa thất vọng khi
thấy bản thân quá tệ, vừa xấu hổ vì cảm giác không đáp ứng được kỳ
vọng của mọi người đã đặt ra cho mình.

Chị đã nghĩ đến chuyện từ bỏ…

Cất cánh
Nhưng mà chị may mắn vì anh Hải là người đã nhìn thấy điểm thiếu
sót của chị. Thay vì đánh giá chị không tốt và từ bỏ chị thì anh đã nhẹ
nhàng hướng dẫn và tạo cơ hội cho chị thay đổi.

❖ Lý thuyết: anh giúp chị hiểu tính cách của từng nhân viên, những
trăn trở của họ trong cuộc sống và cách chị nên tiếp cận họ bằng

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 113
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

việc hiểu họ thay vì áp đặt. Chị thật sự phục anh Hải vì dù quản lý
rất nhiều nhà phân phối lớn nhưng anh hầu như biết tên của từng
anh chị bán hàng một, hoàn cảnh gia đình, tính cách đặc trưng của
từng người. Cách giao tiếp của anh với họ cũng gần gũi và được
mọi người tin yêu.
❖ Thực hành: anh cho chị có cơ hội để gắn kết với các anh chị trong
cuộc sống bằng cách giao chị vào làm thành viên của ban tổ chức
đêm văn nghệ cho nhà phân phối để được hỗ trợ và gần gũi các
anh chị Salesman một cách tự nhiên nhất, hay khuyến khích chị đi
nhận những phần quà (như nón, giày mới) cho nhân viên để tạo
cơ hội “ghi điểm” với các chị.

Kết quả là khi chị hiểu các chị Salesman, họ cũng mở lòng và hiểu chị
nhiều hơn, và hỗ trợ cho công việc chung. Cho tới giờ chị còn nhớ rất
rõ những buổi hẹn hò team cùng đi ăn ốc, rồi ăn trái cây mỗi bữa họp
kết thúc, tám nhảm đủ chuyện trên đời từ chồng con đến nghệ sĩ, nhớ
những nụ cười rạng rõ khi nhận được mũ bảo hiểm và giày Pond’s
của các chị và nhiều nhiều những kỉ niệm khác nữa…

Kết thúc khoảng thời gian Sales, chị không chỉ đạt target ở ngành
hàng và khu vực mình quản lý, mà còn được cách anh chị Sales quý
mến, được tặng quà và những trái tim handmade mà chị lưụ giữ mãi
đến tận bây giờ.

Bước ngoặt của cuộc đời


Nhìn lại, nếu không có anh Hải lúc đó, chị có thể đã đi lạc lối, sẽ chấp
nhận từ bỏ và đánh giá thấp bản thân, càng không thể trở nên một
con người như chị của bây giờ. Và giai đoạn Sales tưởng chừng là ác
mộng lại chính là một kỉ niệm đẹp mà chị nhớ mãi cho đến tận bây
giờ.

Hơn hết, chị thấy may mắn vì chương trình Management Trainee của
Unilever đã giúp chị không lạc lõng và bơ vơ trên chặng đường đầy

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 114
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

thử thách. Chị có anh Hải là Coach, có các anh chị Sales Supervisor -
Line Manager trực tiếp tại nhà phân phối quan tâm chăm sóc như
một cô em gái và còn được hướng dẫn tận tình về cách làm việc
chuyên nghiệp.

Không chỉ ở giai đoạn Sales mà xuyên suốt quá trình làm
Management Trainee, chị còn được có hai chị Mentor là Director
ngành hàng của Unilever, Buddy – Brand Manager của một nhãn hàng
trong công ty, Coach – là những anh chị sếp trực tiếp sẵn sàng chỉ
bảo, và một chị Mentor siêu xịn khác dù chức rất cao, thời gian rất
bận nhưng vẫn sẵn sàng dành thời gian trò chuyện với chị. Nếu không
tham gia chương trình, có lẽ cơ hội để chị được gặp gỡ thường xuyên
và học hỏi từ các anh chị siêu giỏi này cũng sẽ không nhiều.

Nếu ai đó đã từng nghĩ những mối quan hệ Coach – Mentor – Buddy –


Mentee chỉ là lý thuyết sáo rỗng, thì với chị, đây lại là cơ hội và là
bước đệm mà Unilever đã giúp chị có được để tạo nên những bước
ngoặt của chị trong cuộc đời. Điều chị quý ở Unilever là văn hóa là
“Go-beyond”, khuyến khích mỗi cá nhân phát triển vượt qua giới hạn
của chính mình và hỗ trợ bằng việc cung cấp môi trường, kiến thức và
nhân sự trên hành trình đó như trải nghiệm của chị ở trên.

Bạn sẽ viết nên câu chuyện cho chính mình chứ?


Chuyện của chị là vậy đó. Còn nếu bạn cũng muốn viết nên câu
chuyện của chính mình thì thử apply chương trình Management
Trainee năm nay nha!

Mong là các bạn của chị cũng sẽ được trải nghiệm như chính chị năm
nào ^^. Và nhớ là, quan trọng hơn hết, dù mối quan hệ là do công ty
cung cấp nhưng chính bạn phải là người thực sự chủ động và phát
huy hiệu quả của mối quan hệ đó nhé!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 115
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Yêu thương,
Chị Thư

Ghi chú: Hình minh họa

❖ Chị Thư chụp cùng các anh chị bán hàng của Nhà Phân Phối khi
tham gia cuộc thi "Distributor Idol" dành cho nhân viên bán hàng
(NVBH) cho nhà phân phối của Unilever
❖ Chị Thư phụ trách mảng kĩ thuật, âm nhạc (và nhiều thứ linh tinh
khác :D) cho buổi team building cho các anh chị NVBH của Nhà
Phân Phối
❖ Chị Thư khi làm Sales
❖ Quà tặng - trái tim handmade của các chị nhân viên bán hàng sau
khi chị Thư kết thúc giai đoạn sales tại nhà phân phối
❖ Và cuối cùng là hình anh Hải trong truyền thuyết của chị Thư ^^

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 116
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Management Trainee Trụyen Kỉ


Phan 2: Yeụ Sales la đieụ chi khong
the ngơ!

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/management-trainee-


truyen-ki-phan-2-yeu-sales-la-dieu-khong-the-ngo

B ài viết trước chị đã tâm sự với các bạn về những trải nghiệm và
thay đổi của chị về kỹ năng qụản lý ở giai đoạn Sales. Vậy bài này chị
sẽ dành để chia sẻ về việc luân chuyển Sales trong lộ trình

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 117
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Management Trainee cụ thể là làm gì cũng như có những thử thách


và trái ngọt nào nhé!

Sales (Customer Development) là luôn là giai đoạn đầu tiên trong


chặng đường Management Trainee vì dù làm bất kỳ phòng nào, hiểu
người tiêu dùng, hiểu khách hàng – những cửa hàng bán lẻ, siêu thị,
v.v… luôn là cốt lõi để phát triển công việc và mang lại những lợi ích
cho khách hàng. Thiệt ra thì thời gian đầu chị làm Salesman theo lộ
trình của công ty, và thiệt sự có nhiều điều khó lường lắm…

Đã biết Sales cực, mà lường hoài cũng không hết


Chị vốn dĩ là út ít trong nhà, hay được cưng chiều, lại còn ít đi xe máy.
Vào Sales thì phải tự làm tất tần tật.

❖ Nhớ những lúc chạy xe ngoài đường, nắng chang chang, vừa lái
vừa ráng dí theo chị Sales đang chạy băng băng phía trước.
❖ Nhớ những lúc vừa bán hàng vừa chực nhìn xe, sợ bị trộm lấy
mất.
❖ Nhớ những lúc mưa to thiệt to nhưng vẫn lội hết tuyến đường để
bán cho đủ số lượng đơn hàng, đủ doanh số.
❖ Nhớ những lúc bị các anh chị Salesman hiểu nhầm, bị tránh mặt
vì quá khác biệt với họ và không biết cách hòa nhập.
❖ Nhớ những lúc mưa dầm dề mà phải khảo sát cập nhật tuyến
đường bán hàng để không được bỏ sót bất cứ cửa hàng bán lẻ
nào, dù là nhỏ nhất, dù là hẻm hóc nhất. Trời mưa to thiệt to,
bóng tối ập xuống, nước mắt hòa cùng nước mưa vì cảm thấy bất
lực, mệt mỏi, thấy Sales sao mà khó quá, cực quá!

Nhiều khi đã từng ước, phải chi được như những chú bác ở quán cà
phê cóc kia, ngồi tám chuyện với nhau bên ly cà phê sữa, sao mà thoải
mái và bình yên đến lạ. Rồi tự vấn bản thân mình – tham gia
Management Trainee chi cho cực vậy, mệt vậy, khó hòa nhập vậy, qua
nổi chăng, hay nên từ bỏ?

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 118
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Nhưng đó chỉ là những cảm xúc ban đầu, để rồi thời gian sau nhìn lại
mới thấy – Yêu Sales là điều chị không thể ngờ!

Vất vả thiệt, nhưng mà tình cảm vô cùng


Nhớ có lần đi bán hàng cho chủ tiệm, mưa ngoài trời lâm râm. Hai chị
em (chị và chị Sales) ngồi tránh mưa ở tiệm tạp hóa. Thì thôi có chút
thời gian, chị đứng trưng bày lại sản phẩm, xếp lại cho đúng thứ tự
hướng dẫn của công ty, rồi phủi bụi, lau sản phẩm và kệ hàng chung
cho mới và sạch. Mưa tạnh cũng là lúc cô chủ cửa hàng dúi vào tay hai
chị em mấy cái bánh ít thơm lừng, bảo ăn đi cho nóng. Cô không nói
cảm ơn, không khen ngợi, nhưng cái bánh ít đó còn ngọt ngào hơn
vạn lời nói, là bù đắp xứng đáng cho tất cả những vất vả chị trải qua.
Đã từng rơi nước mắt vì vất vả giai đoạn Sales, nhưng những giọt
nước mắt hạnh phúc chị giấu vội lúc đó dường như cuốn trôi hết
những muộn phiền ngày nào và để lại trái ngọt dư vị sâu sắc cho tới
tận bây giờ.

Thì ra cho đi là nhận lại, thì ra những lời công ty bảo rằng – hãy chăm
sóc và tận tâm với khách hàng từ những điều nhỏ nhất, hãy giúp họ
phát triển chứ đừng chỉ nghĩ đến bán hàng cho lợi ích của mình –
những điều đó đều không phải là sáo rỗng, mà là đúc kết từ những
câu chuyện và chân lý bình dị vậy mà thôi. Ừ, thì-mà-là-rằng thảo nào
tên của phòng lại là “Cụstomer Development” chứ không chỉ đơn giản
là Sales!

Bán hàng ra doanh số đã vui, mà nhận được tình cảm của chủ cửa
hàng lại còn vui hơn nhiều nữa!

Cực khổ thiệt, nhưng lại tự hào vô biên


Có những bài toán khó mà các anh chị Sales chuyền tay nhau – như
chuyện cô A ở chợ B khó tính lắm, xưa có xích mích với anh Sales
trước đó nên đã cạch luôn không bán hàng U và miễn tiếp nhân viên

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 119
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Unilevers bằng mọi giá. Mà cô ý lại ở đúng ngay khu chị chịu trách
nhiệm bán hàng. Chút bản lĩnh nổi lên, lẽ nào mình là Management
Trainee mà không xử được chuyện này. Vậy mà ngày đầu tiên bước
chân vào cửa tiệm là bị mắng cho tát nước không ngóc mặt nổi lên
trời. Ngày 2, ngày 3, cũng chẳng khá khẩm gì, nhưng vẫn kiên trì hỏi
thăm, chỉ cần mỗi ngày nói chuyện với cô hơn được 1 câu thôi là đã
tự hào bước tiến vượt bậc. Ấy, thế mà mưa dầm thấm đất, hầu như dù
lịch trình bán tuyến đường nào đi nữa thì ngày nào chị cũng tranh thủ
vòng về chợ và gặp cô nói chuyện, đủ chuyện trên trời từ gia đình,
hàng hóa, chợ búa và xen lẫn là giới thiệu nho nhỏ về những sản
phẩm mới đang hot của Unilever. Từ những câu : “Ngồi đây làm gì đi
về đi không ai tiếp”, vài tháng sau đã tiến hóa thành những cuộc hội
thoại bình dị và gần gũi hơn, khi cô đã quen với sự có mặt của chị mỗi
ngày, có lúc cô còn hỏi “Trễ rồi không thấy con, tưởng nay không qua
chớ!”…

Và rồi khi chị chuẩn bị kết thúc giai đoạn Sales cũng là lúc chị đã
thành công thuyết phục cô nhập hàng của Unilever vào bán lại, với sự
ngạc nhiên của các anh chị bán hàng cùng với sự tự hào vì sự kiên
nhẫn của bản thân. Thì ra, sự chân thành, bền bỉ có thể chính là chìa
khóa của những vấn đề tưởng chừng nan giản. Và vấn đề càng khó thì
giải quyết xong lại càng tự hào và hạnh phúc!

Đã từng muốn từ bỏ thật nhưng những “thiên thần”


đã giữ bước chị đến cuối cùng
Chính những anh chị Sales là tia sáng dẫn lối cho chị, để từ một cô bé
học thuật lạc loài đã thực sự là một thành viên của đại gia đình Sales.
Không thể quên những buổi đi ăn quán ốc quen cùng các anh chị
Sales của nhà phân phối, từ cô bé kén chọn này kia nay đã có thể ăn
đủ thứ loại ốc, và các thứ tinh hoa đường phố khác kể cả món bún
mắm! Chẳng thể nào bỏ ra khỏi kí ức những buổi đi Sales cùng các
anh chị, lúc thư giãn thì ăn xoài chấm muối, ngồi nghe chuyện chồng

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 120
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

con và tám đủ thứ chuyện trên đời. Làm sao không nhớ những buổi
văn nghệ cây nhà lá vườn hay buổi thi hoa hậu dành cho nhà phân
phối, hò hét khản cổ để cổ vũ cho những cô gái, chàng trai mà chị
thương.

Và những lời nói mà khắc cốt ghi tâm của các anh chị Coach, Sales
Supervisor vẫn theo chị tới tận bây giờ: “Thư ơi em hỏi sỉ đi Thư, sao
em hỏi lắc nhắc hoài vậy?”. “Bé Thư này, ngẩng cao đầu, tự tin mạnh
mẽ chững chạc lên coi, đi làm rồi có phải sinh viên nữa đâụ!”. “Thư ơi
chị mới mua cái này cho em với bé Hải nè, hai đứa ăn liền đi cho
nóng” (chị gái Sup Ngành Hàng siêu dễ thương). Lại đây anh chỉ cho
cách làm và đọc report nè, loay hoay một mình lâu đó!” (Anh Sup
Ngành Hàng lúc nào cũng nghiêm khắc nhưng lại tốt bụng dễ thương
cực kì), “Anh đã xin được thêm suất đi teambuilding chung với phòng
cho 2 đứa tụi em rồi nha, phòng mình là phải đủ hết chớ!” (Anh Giám
Sát Nhà Phân Phối luôn xin cho hai chị đi chung, dù là team building
của văn phòng hay của Nhà Phân Phối ^^).

Thì ra chị không chỉ là Management Trainee được “gửi tạm” ở Nhà
phân phối, mà từ lâu đã được xem là những đứa em, những học trò và
một phần không thể tách rời của Sales lúc đó.

Viết những câu chuyện này mà nước mắt cứ ngân ngấn, chị vẫn mít
ướt như ngày nào. Cảm ơn Sales, cảm ơn các anh chị không chỉ vì đã
giúp em lớn khôn, vượt qua giai đoạn “sinh viên ngơ ngác” để thực sự
trở thành nhân viên công ty chuyên nghiệp thực thụ. Và quan trọng,
cảm ơn đã lấp đầy trái tim và ký ức của em với nhiều niềm vui và kỉ
niệm mà em sẽ trân trọng suốt đời!

Mong rằng các bạn trẻ của chị cũng sẽ có những trải nghiệm đáng giá
trong đời nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 121
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Management Trainee Trụyen Kỉ


Phan 3: Bien trơi kien thưc
Marketing tai Unilever

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/management-trainee-


truyen-ki-phan-3-bien-troi-kien-thuc-Marketing-tai-unilever

Sau khi kết thúc giai đoạn luân chuyển tại phòng Sales (bao gồm
cả ở kênh truyền thống và kênh Siêu thị), chị được trở về làm việc tại
phòng ban chính của mình – phòng Marketing ở văn phòng. Từng làm
Marketing cho AIESEC và tìm hiểu về Marketing cũng kha khá, nhưng
từ khi lăn xả vào phòng Marketing tại Unilever, chị mới hiểu được là
biển trời Marketing mênh mông nhường nào!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 122
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Là một trong những công ty đứng đầu mặt hàng tiêu dùng nhanh,
công ty có những chiến lược Marketing bài bản với nhiều kênh và
công cụ để tiếp cận khách hàng, vì vậy chị được thực sự xắn tay làm
nhiều thứ thay vì chỉ một mảng nhỏ lẻ, dĩ nhiên là với sự hỗ trợ đắc
lực từ team và Agency đối tác.

Có thể nói, Management Trainee Marketing tại Unilever là cơ hội để


chị làm “n” thứ mà chị còn chưa biết và chưa từng dám nghĩ mình sẽ
được đụng tới!

Đó là quy trình khởi nguồn từ


Hiểu người tiêu dùng
❖ Là những lần đi trò chuyện và nghiên cứu về người tiêu dùng ở
khắp nơi, đủ mọi tầng lớp, từ vùng quê hẻo lánh với những ngôi
nhà giản dị chỉ có mỗi cái ti vi là đồ dùng quý giá, đến trò chuyện
với những người tiêu dùng có kinh tế khá xịn xò ở thị thành mà
chỉ bước vào nhà là cả nhóm đã “choáng ngợp”.

Chị Thư trong một lần về nông thôn ở Nghệ An để tìm hiểu người tiêu dùng

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 123
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Là những lần chập chững thử nghiệm làm người điều phối cho
những buổi trò chuyện với người tiêu dùng đến khi đã trở nên
“nhà nghề” hơn rất nhiều và có thể thực hiện buổi nghiên cứu
một cách tự tin và logic.
❖ Là những lần nghiền ngẫm những bảng báo cáo về hành vi người
tiêu dùng chi chít số liệụ, nhưng càng đọc càng thấy hay và thú vị!
❖ Và lên kế hoạch, chiến lược – biến hiểu biết thành kế hoạch và
hiện thực hóa chiến lược của mình.

Đã hiểu người tiêu dùng cần gì, thói quen ra sao, giờ thì, xắn tay
vào làm thôi!
❖ Này là duyệt một kế hoạch media tỉ mỉ và hoành tráng – Tivi đi
kênh nào, báo đài chọn sao đây, đầu tư ngân sách ra sao… Khởi
đầu cũng bằng sự lơ ngơ “dụyệt media plan nhiều số quá, phải
nhìn con số gì đây, rating là gì hụhụ…” cho đến khi có thể tự hào
chỉ lại cho các bạn làm Marketing vào saụ…
❖ Này là những bài PR chỉn chu trau chuốt trong từng câu chữ,
từng thiết kế và khuôn hình.
❖ Là những banner quảng cáo online, những vật dụng trưng
bày, và hàng tỉ tỉ design sống động với nhiều concept và công
nghệ mới.
❖ Này là những buổi shooting KOL với art director có tiếng để ra
những hình ảnh thật “chất” cho nhãn hàng.
❖ Này là những lần được tiếp xúc trực tiếp và brief chi li cho đại
sứ nhãn hàng.
❖ Này là những lần được quay quảng cáo riêng cho thị trường Việt
Nam.
❖ Này là từng bài post Facebook được chăm chút từng dấu chấm
phẩy, từng hình minh họa.
❖ Này là những event quy mô nhỏ lớn khác nhau khắp mọi miền
đất nước, áp dụng những công nghệ hiện đại và tiên tiến.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 124
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Này là những bộ phim kết hợp với những đạo diễn uy tín vừa
nghệ thuật vừa chứa đựng thông điệp nhãn hàng.
❖ Này là những buổi training được thiết kế riêng phù hợp cho
từng cấp bậc với hàng nghìn khóa học online hay những buổi
chia sẻ quy mô về xu hướng Marketing siêu truyền cảm hứng
từ các anh chị Leader của công ty hay Leader của công ty đối tác.
❖ Những lần tẩn mẩn tỉ mỉ lựa chọn những sản phẩm khuyến mãi
cho kênh siêu thị, kênh bán hàng truyền thống, v.v… vừa hấp
dẫn với khách hàng vừa thể hiện được tinh thần của brand…
❖ Rồi thì từ những lần đầu dám nêu những ý tưởng nho nhỏ từ
thiết kế poster, rồi event, … cho đến được phép làm những kế
hoạch chiến lược lâu dài và tổng quát hơn cho cả nhãn hàng.

Chị Thư trong một sự kiện truyền thông cho nhãn hàng

❖ Chưa kể những buổi chia sẻ giữa các nhãn hàng của phòng
Marketing với nhau - buổi Lunch & Share của ngành hàng với
nhiều thông tin quý giá và hoạt động thú vị, đầy cảm hứng (do
người chị mà chị cực ngưỡng mộ đã xây dựng và tạo nên chuỗi

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 125
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

chia sẻ này, đến nỗi chị quá thích mà không ngại ngần xin được
làm Ban Tổ Chức cho những lần sau ^^).

Xem kết quả, đánh giá, học hỏi và phát triển!


Hành trình Marketing chưa dừng lại ở đó, vì đánh giá và học hỏi luôn
là tiền đề cho bước tiến tương lai…

❖ Này là những lần đi trade visit tận những nhà phân phối,
những cửa hàng bán lẻ khắp các tỉnh thành hay các siêu thị
khắp mọi miền đất nước, để hiểu tình hình bán hàng, kể cả
những điểm làm tốt và chưa tốt, để Marketing không chỉ là
“thánh phán văn phòng”.
❖ Cùng hàng tỉ tỉ thức khác mà chị kể chắc đến sáng mai mới hết.
Nhờ Unilever và chương trình UFLP mà một sinh viên mới chập
chững ra trường như chị lúc bấy giờ mới may mắn được trao
quyền và được trang bị đủ ngân sách để học và làm nhiều thứ hay
ho đến vậy!

Cùng niềm tự hào và cảm xúc vô biên về giá trị của


công việc mình đang làm
Nhưng mà, làm “n” thứ ở trên để được gì? Được học, đúng! Và
đúng hơn nữa là để được thấy giá trị của những gì mình đang cống
hiến, là những cảm xúc vỡ òa…
❖ Khi được nghe người tiêu dùng tâm sự rằng sản phẩm Pond’s
BB Cream của mình đã thực sự làm thay đổi cuộc sống của họ,
giúp họ từ một cô bé hay ngại ngùng trở nên “vẫn-là-mình-
nhưng-xinh-hơn”, tự tin hơn nhờ nhận được những lời khen từ
đồng nghiệp, bạn bè xung quanh.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 126
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Chị Thư và những kỉ niệm cùng nhãn hàng Pond’s BB Cream do chị phụ
trách

❖ Khi thấy đứa con tinh thần của mình sau nhiều tháng “thai
nghén” được trưng bày lung linh gọn gàng trên kệ hàng, chờ
phục vụ hàng triệu người tiêu dùng.
❖ Khi nhìn những khuôn mặt bạn trẻ háo hức tham gia hoạt
náo của nhãn hàng tại siêu thị, hay hớn hở nhận những phần quà
khuyến mãi được team trau chuốt thiết kế và chuẩn bị được
người tiêu dùng nhiệt tình đón nhận.
❖ Khi được nhận những lời cảm ơn giản dị vội trao từ khách
hàng qua những sự kiện nhỏ, hay những tin nhắn và bình luận
chia sẻ tỉ mỉ một cách tự nguyện trên Facebook của nhãn hàng

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 127
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Khi đi thị trường hay bán hàng thực tế, được nghe chị chủ cửa
hàng tấm tắc “Gì chứ bán hàng Unilever chị bán tốt lắm đó
nha!”.
❖ Khi được chung tay góp phần vào những chương trình
Sustainable Living Plan của nhãn hàng mình quản lý, hay của
nhãn hàng “hàng xóm” trong công ty, để thấy làm kinh doanh
song hành với xây dựng xã hội nghe tưởng lớn lao nhưng đều có
thể bắt đầu từ những điều nhỏ nhất.
❖ Hay chỉ đơn giản là những ngày “xổ số” nhận số liệu về share (thị
phần) hay Sales (doanh số) mỗi tháng, nhảy tưng tưng vui
sướng vì công sức ròng rã xây dựng cả mấy tháng trời đã được
đền đáp xứng đáng.

Tụi chị hay đùa là “Làm Marketing chẳng khác nào nuôi con!”. Với
cha mẹ, có niềm vui nào sánh bằng con lớn ngoan, giúp ích cho gia
đình và xã hội, đúng không? Đó cũng là lí do mà chị vẫn mê mệt
Marketing cho đến tận bây giờ ^^.

Đó là những trải nghiệm của riêng chị, và chị chúc các bạn thành công
chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc biệt là với chương trình
Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự) để có những trải
nghiệm đáng nhớ cho chính mình nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 128
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Hoc gỉ, đươc gỉ khi lam


Management Trainee tai Unilever?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/hoc-gi-duoc-gi-khi-lam-


management-trainee-tai-unilever

M ình đã cùng nhìn lại qụá trình làm Management Trainee của
chị Thư từ giai đoạn Sales cho đến khi về phòng ban chính
(Marketing). Ở bài viết này, hãy cùng nhìn lại xem làm Management
Trainee và đặc biệt là ở Unilever chị đã được học gì, làm những gì, và
gặt hái những gì nhé!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 129
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Khả năng “bơi lội” thần sầu


Bơi lội là yếu tố sống còn để có thể hoàn thành công việc. Nhiều điều
mới mẻ, quy trình bài bản nhưng với tốc độ làm việc và xử lý rất
nhanh của từng nhân viên, từng bộ phận, đồng nghĩa với việc có rất
nhiều thứ chị phải tự tìm hiểu cách vận hành và thích nghi.
Và chị đã tìm đến các anh chị đồng nghiệp dày dạn kinh nghiệm để
xin các thông tin về dự án cũ để học hỏi, xin một chút thời gian để hỏi
về kiến thức và quy trình, chịu khó sau những buổi họp ghi lại hết
những điều không hiểu để Google hoặc tranh thủ “hỏi sỉ” sếp một lần.

Dần dà, khả năng lãnh đạo bản thân và người khác cũng lên level
đáng kể. Cũng nhờ đó, chị khá tự tin là khi được đưa vào một dự án
hoặc công việc mới tinh nào thì cũng sẽ tìm được cách để bơi đến
điểm cần tới. Làm nhiều, vất vả nhiều nhưng cũng giúp chị học nhiều
và phát triển nhanh chóng. Đâụ phải ở đâụ bạn cũng được trao quyền
để làm và học nhiều đến vậy, đúng không?

Những lời khuyên vô giá từ mentor, buddy và coach


Nhờ là Management Trainee nên chị được phân riêng 1 Mentor, 1
Buddy. Chính thống là thế nhưng chị còn được nhiều hơn nữa, với
Director và Vice President của ngành hàng cũng tận tâm chia sẻ với
chị như một “casụal Mentor”, còn các sếp trực tiếp dù bận bịu vô biên
nhưng vẫn dành thời gian để coach cho các đàn em.

Nhớ những bụổi cùng nhau ngồi lại để anh Coach chia sẻ về quy trình
tung hàng ở Unilever, hay những bụổi chị sếp dù đã có gia đình vẫn
ráng nhín chút thời gian ở lại trễ để giải thích nốt hàng đống câu hỏi
sỉ của con bé còn tồn động, và cả những lời khuyên quý giá từ các chị
Mentor và Buddy nữa! Chị vẫn còn nhớ những câụ nói từ các anh chị
mà chị khắc cốt ghi tâm: “Làm gì thì làm nhưng có những giá trị của
chính bản thân mình thì hãy gìn giữ nó em nhé, vì sẽ có cách để em

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 130
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

thích nghi với môi trường hoặc lựa chọn môi trường phù hợp mà
không cần phải làm bản thân mình biến chất. Ềm có thể thay đổi,
nhưng hãy để những thay đổi đó giúp em trở thành phiên bản tốt hơn
của chính mình chứ không phải trở thành một người hoàn toàn khác
mà em không mong mụốn”, hay “Đừng chỉ nhìn vào khởi điểm, hãy
nhìn vào “growth” – vào sự phát triển của chính mình trên cả qụá
trình vì em sẽ đạt được nhiềụ điềụ nhanh và bền vững hơn cả những
người có khởi điểm tốt hơn em”. Chị lụôn cảm thấy may mắn vì được
gặp gặp các anh chị - những người cho chị những lời khụyên, ngụồn
cảm hứng và sự khích lệ trên hành trình Management Trainee và
thậm chí cả saụ này.

Những buổi sharing siêu cool từ các nhãn hàng và đối


tác
❖ Ấn tượng những bụổi sharing nội bộ công ty – nơi mà các nhãn
hàng cùng nhau chia sẻ những “good practice” của mình và học
chéo từ team khác.
❖ Hay những bụổi họp toàn công ty quy tụ gần mấy trăm nhân viên
của Unilever để chia sẻ những tiến độ của kinh doanh, chương
trình cộng đồng, hay những dấụ ấn đặc biệt của các nhãn hàng.
❖ Một mình Unilever Việt Nam đã có tới mấy chục nhãn hàng, nên
không thiếụ gì cơ hội để học hỏi lẫn nhau.
❖ Chưa kể là những dịp được đi nước ngoài để học hỏi từ Unilever
của nước bạn, và rinh những cái hay về áp dụng cho mình.
❖ Rồi những bụổi training được thiết kế riêng cho Unilever từ chính
các đối tác như Google, Facebook với những cập nhật về xu
hướng và công nghệ mới đầy sáng tạo mà Unilever được ưụ tiên
dùng trước vì là đối tác lớn.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 131
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Team building và chương trình cộng đồng ý nghĩa


❖ Không quên được sự “ố á” khi phát hiện ra người ở Unilever
không chỉ giỏi mà còn tài năng quá trời, được phát hiện ra qua
những lần teambuilding. Có chị thụộc nhãn hàng Chăm Sóc Tóc
giọng hát ngọt ngào như sụối nước, có anh trai thụộc team siêu
thị giấụ nghề chứ diễn hài ngọt vô cùng. Rồi bản thân chị cũng
được xúng xính váy áo hóa trang và tập văn nghệ cùng team.
❖ Và những chương trình vì cộng đồng tình ngụyện như những lần
về các làng trẻ để tự tay chăm sóc và làm kệ sách cho các bé hoàn
cảnh khó khăn. Những lúc đó được trưng dụng tí tài vẽ vời, chị
vừa thấy mình có ích mà vừa vui lạ lùng!
❖ Quan trọng là kết lại, mọi người gần gũi nhau hơn, thấy nhau
“người” hơn chứ không chỉ là những cỗ máy làm việc không
ngừng nghỉ!

Lương nghìn đô là có thật!


Cuối cùng, giới trẻ thường đặt câu hỏi – mới ra trường tốt nghiệp
nghìn đô có là chém gió? Câu trả lời là không chém tẹo nào, thi
Management Trainee đi thì bạn sẽ biến truyền thuyết thành sự thực!

Mong rằng những chia sẻ nhỏ này sẽ giúp các bạn hiểụ được rằng dù
thách thức nhưng hành trình Management Trainee thực sự là xứng
đáng đó ^^.

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 132
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Yoụ can check oụt bụt yoụ can


never leave Unilever

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/you-can-check-out-but-you-


can-never-leave-unilever

Hình: Chị Thư chụp tại văn phòng Unilever khi tham dự cuộc thi
Unilever Future Leaders’ League 2020 với tư cách là khách mời và đối
tác truyền thông của cuộc thi

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 133
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Hành trình nào rồi đôi lúc cũng sẽ phải có điểm dừng. Nhưng dù có
chia xa thì với chị, Unilever lụôn là những kí ức đáng nhớ nhất, vì dù
có khó khăn thử thách nhưng hành trình Management Trainee tại
Unilever đã đem lại cho chị những kỉ niệm đẹp mà chị không thể nào
quên, như câụ chụyện mà chị sẽ chia sẻ dưới đây…

Có câu nói đại ý là bạn sẽ không thể nhớ chính xác mình hay người
khác đã làm gì, ở đâụ, mà sẽ vẫn nhớ như in cảm giác mà điềụ đó
mang lại. Với chị, Unilever cũng thế. Tết này chị về quê thăm mộ của
bà nội, rồi cũng từ đó bao nhiêu kí ức lại ùa về… Lạ không, nội của chị
thì liên quan gì đến Unilever?

Chụyện là vầy…

Đâụ đó hơn 7 năm về trước, chị chỉ nhớ là mình vừa mới vào Unilever
với vai trò là Management Trainee (Management Trainee) phòng
Marketing, và đang trong giai đoạn luân chụyển ở phòng Sales. Ngày
hôm đó chị không nhớ là sự kiện gì, chỉ nhớ là một ngày hội của anh
em Sales ở chi nhánh phía Nam thì phải (có thể là Sales Brief – họp
tung hàng mới của công ty, hoặc tổng kết quý, hoặc một dịp gì đó), và
mọi người tụ họp lại ở một khu du lịch nhà hàng ở ngoài thành phố
Hồ Chí Minh mà chị cũng không nhớ rõ là ở tỉnh nào. Đã bảo mà, chị
không nhớ chính xác được từng chi tiết đâụ ^^.

Hòa chung không khí vui vẻ hào hứng của các anh chị Sales, chị tung
tăng bước từ xe của công ty xụống khu du lịch. Mới bước vào cổng
chưa được chục thước thì điện thoại của chị reo lên. Chị cũng không
nhớ là ai gọi, ba hay cô chú, hay anh chị. Nhưng chỉ nhớ như in là
nghe xong chị thấy đầụ óc choáng váng và nước mắt tự nhiên tuôn ra
rã rời …“Nhã ơi, nội mất rồi…”. (Nhã là tên ở nhà của chị). Từ một
trạng thái hứng khởi xụống một tầng cảm xúc tối tăm và không thể
nào tin nổi, chị ngồi sụp xụống bật khóc và không biết mình phải làm
gì, chỉ biết đứng lại giữa dòng người đang hào hứng tiến về phía
trước.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 134
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Các bạn Management Trainee cùng khóa và các anh chị đi cùng vây
xung quanh và hỏi chị có chụyện gì, chị chỉ kịp nức nở “Nội Thư mất
rồi”. Và điềụ tiếp theo chị nhớ đó là anh giám đốc Sales chi nhánh
miền Nam và anh giám sát khụ vực TPHCM (Area Sales Manager) –
đồng thời là Coach giai đoạn Sales của chị tiến đến phía chị ngay sau
khi thấy có vấn đề. Chỉ trong tích tắc, anh Giám Đốc Bán Hàng đã
qụyết “Ềm về nhà ngay đi, anh cho tài xế của anh chở em về liền”. Rồi
các bạn dìu chị ra xe, anh tài xế chở một mạch chị về thẳng tận nhà
đâụ đó hơn 1 tiếng đồng hồ thì phải. Nhờ đó chị cũng là một trong
những người con cháu về sớm nhất, được nắm tay và nhìn mặt nội
lúc người còn chút hơi ấm sót lại, dẫụ lúc đó nội đã không còn ở
dương thế nữa… Ba mẹ chị không khỏi ngạc nhiên vì thấy chị về rất
nhanh và luôn miệng cảm ơn anh tài xế, cảm ơn các anh chị ở
Unilever đã giúp chị về nhà…

Với các anh, đó có thể là một điềụ rất nhỏ, nhưng với chị, đó là tấm
lòng mà tới tận bây giờ chị vẫn luôn lưụ giữ. Cảm giác ấm áp vì được
quan tâm là điềụ mà chị không thể nào lãng quên được dù tất cả
những điềụ khác có thể phai nhòa.

Mỗi lần thăm mộ nội là một lần nhớ đến tấm lòng và sự yêu thương
sẻ chia mà chị được nhận lúc cần nhất. Nếụ ngày đó chị phải tự kiếm
đường về nhà, kiếm xe máy, hay xe bus, hay bất cứ phương tiện gì khi
trong lòng rối bời, nước mắt nhòe nhoẹt, chị cũng không biết mình sẽ
thế nào. Cũng may là được đưa đi bằng xe mà đã khóc không ngớt
sụốt dọc đường…

Viết những dòng này mà mắt chị lại rưng rưng, mít ướt thật. Phần
nhớ nội, phần vì nhớ lại cảm giác được quan tâm và chăm sóc từ các
anh chị bạn bè ở Unilever… Đây chỉ là một trong rất nhiềụ điềụ mà
chị đã được nhận, được quan tâm, được yêu thương và chỉ bảo từ các
anh chị. Thảo nào các anh chị cựụ Unilever hay bảo rằng: “Yoụ can

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 135
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

check out, but you can never leave Unilever”. Ừ, bạn có thể rời
Unilever nhưng trái tim bạn sẽ vẫn luôn ở đấy…

Mới đây Unilever khánh thành văn phòng mới hiện đại, năng động
hơn nhân kỉ niệm 25 năm thành lập tại Việt Nam. Đó cũng là ngày mà
Facebook của chị tràn ngập hình ảnh các anh chị bạn bè ở Unilever
chụp hình check in. Dù đã không còn ở Unilever mà chị vẫn nhớ và
xốn xang không tả nổi, bởi vì tận đáy lòng, Unilever luôn là một nơi
thân thương như thế! Ngoài những trải nghiệm chuyên môn, những
lớn khôn và trưởng thành, Unilever còn cho chị những tình cảm mà
chị sẽ trân trọng sụốt cụộc đời…

Đó, thấy Unilever lục đục tụyển Management Trainee mùa mới là cảm
xúc lại ùa về nên lâu rồi mới viết lại ^^. Chị mong rằng các bạn đã,
đang và sẽ trở thành thành viên của Unilever cũng sẽ có những trải
nghiệm thật đáng nhớ nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

P/s: Kí ức ngọt ngào không đồng nghĩa với con đường trải hoa hồng
nha ^^, làm tại Unilever bạn sẽ vẫn gặp nhiềụ thử thách, khó khăn,
phải vượt qua những áp lực và rảo cản. Nhưng suy đi nghĩ lại, có
thách thức mới lớn khôn được chứ, đúng không?

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 136
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Phan 3: KÌNH NGHÌỀM THÌ


MANAGỀMỀNT TRAÌNỀỀ TƯ CAC
ANH CHÌ ĐA TƯNG ƯNG TUYỀN
CHƯƠNG TRÌNH

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 137
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Tong hơp cac bai viet ve kinh


nghiem thi Management Trainee
cụa Unilever (UFLP)

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/tong-hop-cac-bai-viet-ve-


kinh-nghiem-thi-management-trainee-cua-unilever-uflp

C hị giúp các bạn tổng hợp các bài viết chia sẻ kinh nghiệm thi
Management Trainee của Unilever bên dưới nhé! Chị không sở hữu
những nội dung bên dưới nên chị giữ lại nguyên link của tác giả gốc
nha ^^ (chị chỉ làm ngắn lại 1 vài đường link bằng bit.ly vì đường link
gốc dài và nhiều số quá :P), các bạn có thể tìm đến tác giả gốc nếu cần,
và nếu được thì hãy vào link để lại comment hay like, hay subscribe
để ủng hộ các anh chị đã bỏ thời gian chia sẻ kinh nghiệm cùng các
bạn nhé! Các tác giả có người là Management Trainee của Unilever, có
người là UFresh của Unilever, có người từng thi UFLP hoặc UFRESH.
Những bài này chị đã đọc qua và thấy nội dung khá chi tiết, cho các
bạn nhiều góc nhìn về chương trình đó!

Trước khi xem nhớ lưụ ý đây là các bài viết các anh chị chia sẻ từ tất
cả các năm từ trước đến nay, mỗi năm chương trình có thể có những
cập nhật mới nên các bạn xem để tham khảo và học hỏi, đừng nghĩ tư
tưởng “học tủ” là được nghen ^^. Rồi, giờ thì cần mẫn ngồi xem nha!

Kinh nghiệm thi tuyển và chuẩn bị cho các vòng


❖ Thi tuyển Management Trainee – nên chuẩn bị những gì (trong
đó có chia sẻ về UFLP)– chị Nguyễn Thị Bảo Minh:
https://bit.ly/sharingbaominh

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 138
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Kinh nghiệm thi UFresh của anh Hoàng Minh:


https://impactus.com.vn/chi-tiet-ve-cac-vong-thi-management-
trainee
❖ Kinh nghiệm thi UFLP của tác giả Hân Ngô:
https://hanngoonair.wordpress.com/sai-gon-x-unilever-p-2-
review-uflp-management-trainee-2018
❖ Kinh nghiệm thi Management Trainee Unilever của anh Hoàng
Minh (trong đó có UFLP) – Ep 1 Ghi điểm phỏng vấn
http://hoangminh.org/my-life/thought-sharing/kinh-nghiem-
thi-mt-hanh-trinh-management-trainee-ep-1
❖ Kinh nghiệm thi Management Trainee Unilever của anh Hoàng
Minh (trong đó có UFLP) – Ep 2 – vòng phỏng vấn
http://hoangminh.org/my-life/thought-sharing/kinh-nghiem-
thi-mt-hanh-trinh-management-trainee-ep-2
❖ Kinh nghiệm thi Management Trainee Unilever của anh Hoàng
Minh (trong đó có UFLP) – Ep 3 – vòng Assessment Center
http://hoangminh.org/my-life/thought-sharing/kinh-nghiem-
thi-mt-hanh-trinh-management-trainee-ep-3
❖ Kinh nghiệm thi Management Trainee Unilever của anh Hoàng
Minh (trong đó có UFLP) – Ep 4 – vòng Assessment Center (tiếp
theo): http://hoangminh.org/my-life/thought-sharing/kinh-
nghiem-thi-mt-hanh-trinh-management-trainee-ep-4
❖ Trải nghiệm thi Management Trainee của 6 công ty lớn – trong đó
có Unilever của bạn Gia Phúc: https://chuongkhoidiem.com/trai-
nghiem-thi-management-trainee-cua-6-cong-ty-lon-tu-anh-gia-
phuc
❖ Đơn ứng tuyển Management Trainee Unilever vòng 1 của chị Thư
năm 2012: https://chuongkhoidiem.com/cach-viet-don-ung-
tuyen-management-trainee-cua-chi-thu-quan-tri-vien-tap-su-
unilever
❖ Review chương trình UFLP của Ăn Xôi Xéo Khéo Đậu MT:
https://bit.ly/sharinguflpxoixeo

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 139
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Kinh nghiệm thi vòng Assessment Center – trong đó có Unilever


của Hannah Ed: https://bit.ly/sharinghannahedt
❖ Trải nghiệm thi Management Trainee Unilever từ chị Kim Tuyến
– Management Trainee Unilever:
https://chuongkhoidiem.com/trai-nghiem-thi-management-
trainee-unilever-initial-interview-va-discovery-center-tu-chi-
kim-tuyen/ và https://chuongkhoidiem.com/trai-nghiem-thi-
management-trainee-unilever-discovery-center-va-final-
interview-tu-chi-kim-tuyen
❖ Trải nghiệm thi Management Trainee của chị Thanh Mai –
Management Trainee Unilever:
https://chuongkhoidiem.com/trai-nghiem-thi-management-
trainee-cua-chi-thanh-mai-mt-unilever
❖ Vì sao các anh chị tham gia chương trình Management Trainee tại
Unilever (UFLP)- phần 1 (phòng Human Resourcess, Supply
Chain, Finance): https://chuongkhoidiem.com/vi-sao-cac-anh-
chi-chon-tham-gia-management-trainee-tai-unilever-uflp-phan-1
❖ Vì sao các anh chị tham gia chương trình Management Trainee tại
Unilever (UFLP) – phần 2 (phòng Customer Development,
Marketing, Food Solutions) https://chuongkhoidiem.com/vi-sao-
cac-anh-chi-chon-tham-gia-management-trainee-tai-unilever-
uflp-phan-2

Kiến thức/công việc từng phòng ban


❖ Marketing tại Unilever làm những gì:
https://chuongkhoidiem.com/Marketing-tai-unilever-lam-
nhung-gi
❖ Có nên làm Agency trước khi ứng tuyển Management Trainee
phòng Marketing?: https://chuongkhoidiem.com/co-nen-lam-
Agency-truoc-khi-ung-tuyen-management-trainee-phong-
Marketing

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 140
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Sơ lược về Brand Building và Channel & Category Development


tại Unilever: https://chuongkhoidiem.com/so-luoc-ve-brand-
building-va-channel-category-development-tai-unilever
❖ Customer Development (Sales) phòng Modern Trade làm những
gì? https://chuongkhoidiem.com/customer-development-Sales-
phong-modern-trade-tai-unilever-lam-nhung-gi
❖ Kiến thức/ kỹ năng cần cho phòng Customer Development/
Sales: https://chuongkhoidiem.com/kien-thuc-ky-nang-can-cho-
phong-customer-development-Sales
❖ Sơ lược về công việc tại phòng Finance:
https://chuongkhoidiem.com/so-luoc-ve-cong-viec-cua-phong-
Finance
❖ Sơ lược về công việc tại phòng Supply Chain (Non-
Manufacturing): https://chuongkhoidiem.com//so-luoc-ve-cong-
viec-cua-phong-supply-chain-non-Manufacturing

Hành trình sau khi trúng tuyển


❖ Bí quyết thành công trong công việc lẫn… chơi game của quản lý
cấp cao tại tập đoàn đa quốc gia hàng đầu Việt Nam của chị Đài
Nguyên: http://kenh14.vn/bi-quyet-thanh-cong-trong-cong-viec-
lan-choi-game-cua-quan-ly-cap-cao-tai-tap-doan-da-quoc-gia-
hang-dau-viet-nam-20190226191523612.chn
❖ Hành trình làm Management Trainee tại Unilever (sau khi trúng
tuyển) của anh Đức Minh – đăng tải bởi Brands Việt Nam nhé:
https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/14711-Hanh-
trinh-Management-Trainee-2-Nguyen-Duc-Minh-Unilever-Vuon-
ra-bien-lon
❖ Hành trình rotate Sales khi tham gia Management Trainee tại
Unilever của chị Thư:
https://chuongkhoidiem.com/management-trainee-truyen-ki-
phan-1-giam-sat-mai-vu-dang-ghet và

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 141
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

https://chuongkhoidiem.com/management-trainee-truyen-ki-
phan-2-yeu-Sales-la-dieu-khong-the-ngo
❖ Hành trình về phòng ban chính khi tham gia Management Trainee
tại Unilever của chị Thư:
https://chuongkhoidiem.com/management-trainee-truyen-ki-
phan-3-bien-troi-kien-thuc-Marketing-tai-unilever
❖ Học gì, được gì khi làm Management Trainee tại Unilever của chị
Thư: https://chuongkhoidiem.com/hoc-gi-duoc-gi-khi-lam-
management-trainee-tai-unilever

Trọn bộ kinh nghiệm thi Management Trainee


Cuối cùng là trọn bộ kinh nghiệm thi Management Trainee: bài này
của chị – chị Thư Management Trainee Marketing Unilever năm
2012. Ngâm đường link này thôi là đã có hàng trăm bài viết chia sẻ
chi tiết từng vòng thi luôn rồi nha ^^: bit.ly/kinhnghiemmt.

Rồi, nhiêu đó đọc là cũng hơi bị “nổ não” rồi đó. Vậy cứ tự tin ứng
tuyển cho chương trình Managemeng Trainee nghen, đừng lo mình
chưa đủ khả năng thì không dám thi vì đậu hay không đậu thì một lần
thi đều là một lần trưởng thành, được học nhiều điều. Management
Tranee là chương trình “siêụ lợi nhuận” mà, sao phải ngại thi nè. Còn
vì sao “siêụ lợi nhuận” thì xem ở đây nha:
https://chuongkhoidiem.com/management-trainee-mt-thuong-vu-
sieu-loi-nhuan

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 142
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Trai nghiem thi Management


Trainee cụa 6 cong ty lơn tư ban
Gia Phục

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/trai-nghiem-thi-


management-trainee-cua-6-cong-ty-lon-tu-anh-gia-phuc/

C ảm ơn Phúc đã đồng ý chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích này


với các bạn sinh viên của Chương Khởi Điểm nhé!

Link bài đăng gốc từ Facebook của


Phúc: https://bit.ly/sharinggiaphuc

Lời mở đầu
Xin chào các bạn ^^

Nhân một ngày nằm bẹp dí vì ngộ độc thực phẩm ở vùng đất
Campụchia đầy muỗi & mối, mình quyết định viết một status nho nhỏ
chia sẻ một vài trải nghiệm về chương trình tuyển dụng
Management Trainee của các công ty đa quốc gia (MNCs).

Mình gọi là trải nghiệm chứ ko phải kinh nghiệm vì mục đích là cho
các bạn một cái nhìn tổng quan về kì tuyển dụng này, không phải chỉ
dẫn phương pháp thi để đậu. Hơn nữa, đã có rất nhiều bài viết hay
nói về những chương trình, vì vậy mình chỉ dám đưa ra một số chia sẻ
mà bản thân đúc kết được, còn việc vận dụng hay ko và vận dụng như
thế nào là tùy mỗi bạn; rất hi vọng có thể nhận được lời góp ý từ mọi
người.

Điểm đặc biệt ở các chương trình này là dù bạn học trường gì, chuyên
ngành gì, dù bạn có nhiều hay ít kinh nghiệm, bạn đều có thể tham

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 143
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

gia. Hơn nữa, đa số các chương trình Management Trainee đềụ được
đầụ tư rất bài bản, lộ trình thăng tiến rõ ràng, chế độ lương thưởng
phúc lợi cao.

Và một điểm cộng là: các bạn thi Management Trainee mà đang học
tập hay sinh sống ở các tỉnh xa TP.HCM, thì điềụ này cũng hoàn toàn
không ảnh hưởng đến việc thi cử của các bạn. Vì thông thường các
công ty sẽ book vé máy bay 2 chiều, book khách sạn và lo ăn ở đàng
hoàng cho các bạn trong suốt quá trình diễn ra Assessment Center
(các vòng trước đó sẽ thi qua Internet).

Nhìn chung, các bạn sẽ trải qua các vòng chính như sau (cách
thức thi & đánh giá sẽ tùy từng công ty)

❖ CV Screening
❖ Test (numeric, verbal, logical, personal, social, english, essay)
❖ Human Resources Interview
❖ Assessment Center (đánh giá toàn diện: kỹ năng làm việc nhóm,
kỹ năng thụyết trình, kỹ năng giải quyết tình huống, thử thách về
thể chất)
❖ Final interview

Hi vọng rằng, qua bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn rõ nét hơn và
một sự chuẩn bị tốt hơn cho con đường nghề nghiệp sắp tới của mình

Cảm ơn các bạn!

1. Vậy Management Trainee là gì?


Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự) là chương trình tụyển
dụng thường niên của một số công ty lớn. Mục tiêu của Management
Trainee là nhằm tìm kiếm những bạn trẻ phù hợp nhất từ hàng trăm
– hàng ngàn bộ hồ sơ khác nhaụ để đào tạo và huấn luyện họ trở
thành những nhà quản lí trong tương lai của công ty.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 144
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Chương trình Management Trainee là một chương trình DÀNH CHỔ


TẤT CẢ CÁC BẠN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CÁC CHUYÊN NGÀNH
khác nhau. Dù bạn học Kinh tế, Bách Khoa, Ngoại Thương, Y Dược
hay tất tần tật trường gì, chuyên ngành gì, bạn đều có thể tham gia.
Tuy nhiên, mỗi công ty sẽ có các yêu cầu khác nhau về điểm học tập
tối thiểu, ví dụ có công ty 7.0 - 7.5/10, có công ty thì 8.0, v.v…

Management Trainee Coca-Cola gọi là Next Generation Leaders, của


FrieslandCampina hay Suntory PepsiCo gọi là Management Trainee
Program, của CFLD hay Lazada gọi là MAP (Management Associate
Program), của Avery Dennison gọi là GỔLD…

2. Một số đặc điểm của các chương trình Management


Trainee:
❖ Management Trainee của Unilever luôn nổi tiếng về đào tạo và
huấn luyện, môi trường của Unilever cũng vô cùng tốt, các bạn sẽ
được cọ xát và thử thách rất nhiều.
❖ CFLD, FrieslandCampina, Nestlé hay ABInBev: theo mình thì
đây là các top employer về trả lương và chế độ phúc lợi cho
Management Trainee.
❖ Suntory PepsiCo, Avery Dennison: 2 công ty được review tốt,
chính sách lương bổng và phúc lợi cao.
❖ Coca-Cola: chương trình Management Trainee của Coca-Cola chỉ
diễn ra trong 12 tháng (phù hợp với những bạn thích đánh nhanh
thắng nhanh :D). Assessment Center của Coca phải nói là rất hay,
có thể nói là hay nhất mà mình từng biết. Vì vậy, mình khuyến
khích các bạn nên thi Management Trainee của Coca-Cola.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 145
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

3. Các vòng thi tuyển của Management Trainee:


Vòng CV
Cách chuẩn bị một CV như thế nào, bạn có thể xem trên mạng, mình
chí có 1 số lưụ ý saụ:

❖ Thứ 1: hãy cố gắng trình bày CV của bạn thật gãy gọn và súc tích
(nên tránh sử dụng câu chữ lê thê).
❖ Thứ 2: Tập trung vào khả năng lãnh đạo của bản thân (ví dụ như
các vị trí từng trải qua trong quá trình làm sv). Các hoạt động XH
và thể thao đương nhiên sẽ luôn là những điểm cộng lớn.
❖ Thứ 3: học thuật cũng cần được chú trọng, điểm số càng cao càng
tốt, có thêm các học bổng hay bằng cấp quốc tế lại càng tăng điểm
hơn (vài công ty châụ Á cực kì thích thí sinh học giỏi và có nhiều
nghiên cứu).

Vòng Test
❖ FrieslandCampina ko có bài TEST (ở năm mình thi).
❖ Unilever sẽ cho bạn chơi 1 vài game nhỏ: như thổi bóng trên máy
tính, hỏi bạn một vài câu hỏi khá là lạ như: bạn có 100k và bạn
phải cho bạn của bạn 50k thì bạn có thấy như vậy là công bằng
ko…
❖ Suntory PepsiCo: gồm numerical, logical và verbal test; thời gian
hạn hẹp nên bạn cần kiểm soát nó tốt nhé.
❖ CFLD: test kiến thức toán học và kỹ năng ra qụyết định (phần này
cũng khá hay).
❖ Coca-Cola: giống Sụntory PepsiCo nhưng khá là dễ thở, tuy nhiên
đề hay bẫy & có nhiều thông tin thừa. Đặc biệt, các câu hỏi liên
qụan đến chart, data thường tung hỏa mù bằng rất nhiều thông
tin, nên các bạn cần phải tỉnh táo khi làm bài nhé.
❖ Avery Dennison: chỉ test essay, sẽ có 2 bài luận (1 bài xã hội và 1
bài về ra quyết định).

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 146
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Human Resources interview


❖ Vòng này thường sẽ phỏng vấn với Human Resources Manager và
diễn ra đâụ đó khoảng 30 – 60p (một vài trường hợp cá biệt sẽ có
thể lâu hơn 60’).
❖ Thường vòng này sẽ diễn ra >80% bằng Tiếng Anh. Tuy nhiên:
Tiếng Anh không phải yêu cầụ hàng đầụ, nên trong trường hợp
bạn muốn dễ dàng diễn tả ý tưởng của mình, thì hãy xin các anh
chị để nói Tiếng Việt nhé.
❖ Vòng này các anh chị sẽ hỏi chủ yếu về những hoạt động mà bạn
đã tham gia trong qụá trình Đại Học cũng như mụốn tìm hiểu rõ
về định hướng & mong muốn của bạn trong tương lai. Kinh
nghiệm của mình vòng này là hãy “BỀ YỔURSỀLF & BỀ SỀLF-
CỔNFÌDỀNT”.

Assessment Center
Với những vòng Assessment Center từng tham gia, mình thấy rằng:
đâụ đó sẽ có khoảng 1/4 thí sinh là những “GƯƠNG MẶT THÂN
QUỀN”, Assessment Center nào cũng thấy mặt các bạn cả.

Và đã là một cuộc thi thì ko bao giờ thiếụ được yếu tố MAY MẮN. Nên
là, hãy cứ tin rằng mình là một trong 20 – 30 thí sinh xuất sắc và may
mắn nhất trong số hàng ngàn người rồi, hãy đem sự tự tin ấy mà đi
thi nhé. Quan trọng nhất vẫn là thần thái mà :D.

Vòng này chắc sẽ có ko ít điềụ để nói. Mình chỉ lưụ ý 3 vấn đề chính
sau:

❖ Vòng này gần như thử thách tất cả các kỹ năng của bạn, vì vậy,
cần tập trụng cao độ và thể hiện bản lĩnh của mình một cách tự
tin nhất (đừng thức khụya trước giờ G nhé ^^).
❖ Hết sức tôn trọng và lắng nghe ý kiến đồng đội, việc aggressive
hay không đều không quan trọng bằng việc bạn có teamwork
hiệu quả hay ko. Vòng này cần sự khéo léo trong giao tiếp vì mỗi

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 147
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

bạn sẽ có những tính cách và sở trường khác nhaụ & ai cũng


muốn mình tỏa sáng nhất. Vì vậy, phải lụôn bình tĩnh & kiểm soát
bản thân nhé.
❖ Sẽ không có đúng và sai, chỉ cần mọi luận điểm bạn đưa ra đều có
một luận cứ rõ ràng và ĐỦ THUYẾT PHỤC. Vài trường hợp bạn
gặp một câu hỏi quá khó mà không thể trả lời được, thì có thể sử
dụng cách sụpport ý tưởng của đồng đội (nói chung không nhất
thiết phải trả lời hết các câu hỏi, nhưng cũng đừng im lặng quá
nhiều).

Assessment Center là 1 vòng khá thú vị, thường diễn ra từ 1 – 3 ngày


(mỗi ngày sẽ từ sáng đến chiều hoặc tối).

Assessment Center của CFLD (diễn ra trong 2 ngày)

❖ Sáng ngày đầu tiên, các bạn thí sinh sẽ được đưa tới văn phòng
công ty và nhận một Case Stụdy. Saụ đó toàn bộ thí sinh sẽ được
đưa tới một khu Villa sang chảnh khá xa thành phố. Mỗi nhóm sẽ
ở trong 1 căn Villa và chụẩn bị cho phần presentation của mình.
Tối ngày hôm đó, các bạn sẽ đc thưởng thức tiệc BBQ và tham gia
các hoạt động Networking & Sharing cùng với lãnh đạo của công
ty. Điều này sẽ giúp các nhóm gắn kết lại với nhaụ hơn.
❖ 5h30 sáng hôm sau, các thí sinh phải dậy để chạy Marathon 5km
xung quanh khu vực này. Saụ đó, các anh chị trong công ty và các
bạn sẽ cùng nhaụ ăn sáng và lên xe để về HCM. Saụ khi ăn trưa
xong, lần lượt các nhóm sẽ present và Q&A với các anh chị
Director. Vì chỉ có 1, 2 anh chị là người Việt và đa phần là người
nước ngoài nên các bạn sẽ sử dụng Tiếng Anh để trả lời.

Assessment Center của FrieslandCampina - FCV (diễn ra trong 1


ngày)

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 148
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ 30 thí sinh của vòng này sẽ được đưa đến công ty, nghe giới thiệu
về công ty và lên xe đi đến một nơi nào đó để tham gia một số
hoạt động xã hội.
❖ Vài ngày sau, công ty sẽ gửi cho mỗi bạn danh sách nhóm mình và
1 BUSINESS CASE. Mỗi nhóm sẽ có 1 tuần để chuẩn bị. Saụ đó, tất
cả các nhóm sẽ lên công ty để present về bài của mình, Q&A cùng
các anh chị trong công ty.
❖ Kế đến, mỗi nhóm sẽ được làm case thực tế để giải quyết một tình
huống với khách hàng. Bạn sẽ đóng vai một Manager để giải
quyết tình huống đó.
❖ AC của FCV sẽ diễn ra chủ yếu bằng Tiếng Anh.

Assessment Center của Suntory Pepsico (diễn ra trong 2 ngày)

❖ Buổi sáng ngày đầu tiên các bạn sẽ được các anh chị trong công ty
brief qua về nhiệm vụ và mục tiêu của từng phòng ban. Nếụ được
thì hãy cố gắng ghi chép và ghi nhớ một vài đặc điểm quan trọng
nhé, có thể sẽ giúp ích cho bạn trong các phần sau.
❖ Saụ đó (vào khoảng buổi trưa): các bạn sẽ được cho xem kết quả
của bài personality test mà công ty đã cho các bạn làm trước đó
khoảng vài ngày (đây là một bài test rất giá trị mà công ty tặng
riêng cho các thí sinh vào vòng này, nếu các bạn muốn làm nó thì
phải mất một số tiền không hề nhỏ đâụ nhé). Các bạn sẽ được
chia groụp để cùng nhau chia sẻ về kết quả bài test, đồng thời các
bạn sẽ trình bày qụan điểm sống của bản thân cho các bạn trong
group nghe. Vòng này sẽ giúp tăng sự kết nối của các bạn hơn.
❖ Đến buổi chiều, các bạn sẽ chơi 1 game lớn. Mỗi thành viên của
nhóm sẽ trở thành một bộ phận trong chuỗi cung ứng của công ty
(Khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà sản xuất…).
Nhiêm vụ: TỐÌ ĐA HÓA LỢI NHUẬN của BẠN & CHUỖI CUNG
ỨNG (các bạn học kinh tế đối ngoại hay kinh doanh quốc tế
thường sẽ làm tốt phần này).

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 149
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Tối ngày hôm đó, mỗi nhóm sẽ có nhiệm vụ trình bày một tiết
mục văn nghệ với 1 thông điệp được cho sẵn, vòng này sẽ thể
hiện sự sáng tạo và khả năng diễn xuất của các bạn trong team :v.
❖ Ngày thứ hai, mình có việc bận và bỏ thi (buồn ơi là sầu T_T), nên
ko có gì để sharing với các bạn. Tuy nhiên, nghe nói Suntory
PepsiCo và Coca-Cola thi giống nhau (nên thôi các bạn đọc tạm
phần của Coca-Cola vậy nhé :D).
❖ AC của Suntory PepsiCo diễn ra chủ yếu bằng Tiếng Việt.

Assessment Center của Coca-Cola (diễn ra trong 1 ngày và qua 3


thử thách):

❖ Thử thách 1: Các bạn sẽ giải quyết cá nhân 1 Case Study khá dài
nói về đủ vấn đề của các phòng ban trong công ty. Nhiệm vụ: đưa
ra 5 giải pháp mà bạn thấy cần thiết cho công ty và trình bày luận
cứ của mình.
❖ Thử thách 2: bạn sẽ đóng qụa rất nhiều vai (Salesmanager,
Supply Chain Manager, HUMAN RESOURCES Manager, Finance
Manager…) để giải quyết một vấn đề lớn liên qụan đến tất cả các
phòng ban này.
❖ Thử thách 3: bạn sẽ được cho 1 tình huống (gồm có 2 giải pháp),
nhiệm vụ của bạn là chọn 1 giải pháp và tranh luận nó với các thí
sinh khác. Assessment Center của Coca-Cola khi mình thi diễn ra
bằng cả Tiếng Anh và Tiếng Việt.

Final Interview
Vòng này các Director sẽ “chăm sóc” bạn, có người sẽ hỏi rất xoáy vào
những kinh nghiệm và định hướng của bạn, có người thích hỏi về
chụyên môn, có người sẽ hỏi liên tục để xem bạn có bối rối ko, có
người thì hỏi mấy câụ vụ vơ…. Nói chụng là mụôn hình vạn trạng.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 150
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Đến vòng này thì dường như bạn đã đủ khả năng để trở thành một
Management Trainee, nên hãy chuẩn bị một tâm lí thật vững vàng và
tự tin nhé!

Vậy thôi, đó là những gì mình cần chia sẻ. Hi vọng đâụ đó nó sẽ có ích
đối với bạn.

Cám ơn bạn vì đã xem!

Gia Phúc

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 151
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Trai nghiem thi Management


Trainee cụa chi Thanh Mai –
Management Trainee Unilever
nam 2019

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/trai-nghiem-thi-


management-trainee-cua-chi-thanh-mai-mt-unilever/

C ảm ơn Thanh Mai đã đồng ý chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích


này với các bạn sinh viên của Chương Khởi Điểm nhé!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 152
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Sơ lược về chị Mai: Tốt nghiệp trường Đại Học Khoa Học Xã Hội &
Nhân Văn nhưng chị Mai lại đam mê và qụyết định thi Management
Trainee Marketing . Chị Mai được nhận offer cho cả 2 công ty là
Unilever và Lazada năm 2019. Cùng lắng nghe những chia sẻ từ chị
Mai ở dưới nhé!

Lời ngỏ
Xin chào các bạn, mình là Thanh Mai. Khi viết những dòng này, mình
đang cố gắng tận hưởng những ngày làm sinh viên cuối cùng trước
khi chính thức bước vào hành trình chạy đụa và thử thách với bản
thân mình với vị trí Marketing Management Trainee (UFLP 2019) tại
Unilever.

Nếu bạn đang đọc bài viết của mình, mình tin chắc rằng bạn cũng là
một người trẻ nhiệt huyết, mong muốn tìm kiếm cơ hội phát triển
bản thân và định hình sự nghiệp lâu dài giống như mình cách đây vài
tháng. Và chúng ta rất giống nhaụ, đều thấy con đường Management
Trainee là một trong những sự lựa chọn tốt nhất, thú vị nhất và mang
lại vô vàn trải nghiệm độc đáo (trước khi đến bài viết này, hẳn bạn đã
đọc hàng loạt bài viết khác nói về “thương vụ siêu lợi
nhuận” Management Trainee rồi đúng không? Bạn nào chưa xem thì
xem thêm ở bài viết của chị Thư ở đây nghen:
https://chuongkhoidiem.com/management-trainee-thuong-vu-sieu-
loi-nhuan.

Với một tí xíu trải nghiệm của bản thân mình tại hai chương trình
Management Trainee của Unilever và Lazada, hi vọng mình có thể
giúp bạn bớt rụn hơn, tự tin vào quyết định của mình hơn khi nhấn
nút Apply bất kì một chương trình Management Trainee nào nhé!

Vì đã có rất rất nhiều bài viết hay và chất lượng chia sẻ chi tiết về các
vòng thi ra sao, quy trình thế nào, mỗi vòng gồm những thử thách gì,

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 153
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

v.v… vậy nên bài viết này mình sẽ chủ yếu giúp các bạn trả lời những
câu hỏi sau:

❖ Làm sao để biết mình có phù hợp với chương trình Management
Trainee hay không?
❖ Mình cần chuẩn bị gì trước khi nộp đơn cho một chương trình
Management Trainee nào đó?
❖ Trải nghiệm riêng của mình tại hai chương trình Management
Trainee tại Unilever và Lazada

Nếu những câu hỏi này cũng đang bay lơ lửng trong đầu bạn thì hãy
kéo xuống đọc phần chia sẻ của mình nha. Hi vọng sẽ giúp bạn tìm ra
được câu trả lời cho chính mình ^_^

Trước khi bắt đầu thực hiện một công việc nào đó, trước hết, mình
nghĩ bạn nên đặt câu hỏi “tại sao”. Tại sao bạn muốn tham gia chương
trình này, tại sao bạn cảm thấy nó phù hợp với mình, tại sao lại là
Management Trainee ở công ty này mà không phải là công ty khác,..
Những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểụ rõ hơn động lực của bản thân, và
là một liều thuốc tinh thần hữu dụng, giúp bạn giữ được “lửa” và định
hướng mục tiêụ rõ ràng, tránh “đứt gánh giữa đường” khi gặp thử
thách khó trong suốt chặng đường ứng tuyển.

1. Management Trainee – liệu có dành cho mình?


Vậy, làm thế nào để biết mình có phù hợp với chương trình
Management Trainee hay không đây?

Kể cho các bạn nghe tí xíu về quyết định đi thi Management Trainee
của mình. Mình là một sinh viên trường Nhân Văn, khoa Quan hệ
quốc tế. Là sinh viên khối Xã hội, mình nói thật là mình chẳng
biết gì về Management Trainee hết trơn. Chỉ đến khi cuối năm 3,
khi người chị thân thiết của mình có kể về Management Trainee thì
mình mới biết một xíu về nó, nhưng nghe đến việc phải thay đổi

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 154
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

phòng ban trong suốt quá trình 2-3 năm đó là mình thấy mình không
hợp rồi, vì đơn giản mình biết rõ có những phòng ban mình không
thích xíu nào luôn. Lúc đó mình nghĩ là, Management Trainee chỉ
dành cho những bạn nào muốn trải nghiệm nhiềụ phòng ban để coi
mình hợp với nơi nào nhất, còn mình thì biết mình thích cái nào rồi,
nên tập trung tìm việc ngành đó là được, sao phải thử?

Ủa, vậy sao bây giờ mình lại ở đây, viết về Management Trainee như
đúng rồi vậy ta? Hehe, lý do là vì trong giai đoạn mình sụy nghĩ về
công việc tương lai saụ khi ra trường, mình đã nghiêm túc dành thời
gian tự đánh giá lại bản thân, phân tích điểm mạnh, điểm yếu và mục
tiêu gần của mình để biết mình cần gì và đâụ là sự lựa chọn phù hợp
nhất. Mình thấy điểm yếu lớn nhất của mình giai đoạn này, chính là
mình chưa có một hệ thống kiến thức nền tảng vững chắc về
Marketing – ngành mà mình đã chọn để theo đụổi – cũng như thiếụ đi
tư dụy bụsiness vì chủ yếu mình học về xã hội, vậy nên mình cần có
một công việc nào cho mình được cái nhìn toàn cảnh về Marketing và
rèn luyện thêm tư dụy đó. Lúc này thì mình lại nghĩ tới Management
Trainee, một chương trình có lộ trình training rõ ràng, sự luân
chuyển giữa các phòng ban cũng giúp mình tư dụy đầy đủ hơn từ
nhiềụ góc nhìn và hơn nữa Unilever chính là thánh địa của Marketing.

Tự nhiên lúc này Management Trainee trở nên hợp lý vô cùng với
những mục tiêụ mình đề ra, nhưng nếụ đi con đường này thì mình
cần tìm hiểu nhiềụ hơn, để biết những thử thách nào đang chờ mình
và mình có sẵn sàng đón nhận nó hay không.

Ngoài những yêu cầu cơ bản cho chương trình như điểm trung
bình, thành tích hoạt động ngoại khóa, kỹ năng Tiếng Anh, v.v…
thì đây là những câu hỏi mình đã tự đặt ra mà mình nghĩ bạn
cũng nên xem xét trước khi dấn thân vào Management Trainee
chính là:

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 155
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Mình có sẵn sàng làm nhiềụ hơn 10-12 tiếng một ngày để hoàn
thành lượng công việc khổng lồ dành cho một sinh viên mới ra
trường, để đổi lại một mức lương tương xứng không?
❖ Mình có sẵn sàng đặt bản thân mình dưới áp lực gấp đôi gấp ba
bạn bè đồng trang lứa, để có được một lộ trình phát triển nhanh
hơn không?
❖ Mình có sẵn sàng hi sinh thời gian cho bản thân, thậm chí là với
người thân để đầụ tư cho công việc, để đạt được kỳ vọng (siêu
cao) mà công ty và chính bản thân đặt ra không?
❖ Mình có sẵn sàng ép bản thân phải vượt qua khả năng mà mình
nghĩ mình có thể để bơi trong những thử thách mà bản thân phải
tự tìm giải pháp không?
❖ Mình có sẵn sàng chịụ đựng những điềụ mà người khác không
thể, để vào một vị trí mà không phải ai cũng có thể không?

Tại sao mình lại nghĩ việc nói “có” với những câu trả lời này là quan
trọng, vì mình đã nhiềụ hơn một lần nhận được những lời cảnh báo
về việc Management Trainee “cực lắm”, Management Trainee “khổ
lắm”, Management Trainee là bị “bóc lột”, Management Trainee
“không phải như những gì bạn nghĩ đâụ”... Hmm, mình rất thực tế về
vấn đề này, vì mình cũng tin rằng chẳng có thứ gì trên đời là dễ dàng
mà lại cho bạn hết tất cả mọi thứ đâụ. Management Trainee cũng vậy
thôi, bạn hãy hiểu rằng mọi việc đều có giá của nó :). Nhưng khi bạn
có một tâm thế biết rõ những gì mà bạn sắp phải đương đầu, thì bạn
sẽ thấy nó là thử thách cần có để bạn đạt được mục tiêu. Cũng chẳng
sai nếu nói Management Trainee là con đường trải hoa hồng, vì
trên con đường đó chắc chắn bạn sẽ phải dẫm qua rất nhiều gai
^^.

Ok, nếụ như bạn đã qụa được giai đoạn đấu tranh tâm lí rằng liệu
mình có nên đi thi Management Trainee không ta, và câụ trả lời là
“Thi đi sợ gì” thì đọc tiếp phần 2 nha! Còn nếu câu trả lời là “Mình
cảm thấy nó không dành cho mình” thì cũng không sao cả,

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 156
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Management Trainee chỉ là một trong số vô vàn lựa chọn mà thôi, hãy
tìm câu trả lời đúng nhất cho bản thân bạn và cố gắng hết sức vì nó
nha!

2. Mang gì trong “balô” đi thi Management Trainee?


Nếu bạn đang là sinh viên năm 1-2-3, chúc mừng bạn vì bạn sẽ còn
kha khá thời gian để chuẩn bị “khăn gói” đi thi Management Trainee.
Mình nghĩ rằng trong giai đoạn này, điều quan trọng nhất đó chính là
xây dựng cho mình một profile thật đẹp vì nó sẽ giúp bạn:

❖ Dễ dàng thể hiện kỹ năng và cá tính của bản thân thông qua
những hoạt động ngoại khóa, ví dụ như làm trưởng ban của một
câu lạc bộ Tiếng Anh, phó chủ nhiệm một tổ chức phi lợi nhuận,
v.v...
❖ Tham gia những hoạt động đó cũng đương nhiên giúp bạn có
thêm trải nghiệm làm việc, phát triển khả năng sắp xếp thời gian,
làm việc nhóm, lên kế hoạch và ý tưởng, ... giúp bạn tư dụy tốt
hơn khi làm các thử thách trong chương trình thi Management
Trainee thật.
❖ Và đặc biệt là khi bạn có càng nhiều trải nghiệm, bạn sẽ có những
câu chuyện về bản thân để làm “tư liệụ” khi phỏng vấn, chẳng hạn
như một lần mà bạn thất bại, hay thành công mà bạn tự hào, v.v…

Mình chỉ có thể khuyên bạn rằng, đừng hoài phí khoảng thời gian
đầu của thời sinh viên mà hãy dấn thân, nhấc chân lên và tham
gia ngay một vài hoạt động, thử làm vị trí lãnh đạo chẳng hạn, dù
bạn có thi Management Trainee hay không, thì những trải
nghiệm này đều giúp bạn chinh phục công việc mà bạn mong
muốn khi ra trường.

Còn nếu bạn là sinh viên năm 4, bạn có thể tham khảo các bước
chuẩn bị hành trang đi thi Management Trainee dưới đây nhe:

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 157
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Bước 1: Dành một buổi để phân tích bản thân, điểm mạnh,
điểm yếu, những dự định và kỳ vọng của bạn cho công việc sắp
tới, chọn ra ngành hàng, công ty và phòng ban nào bạn muốn
apply, tìm hiểụ sơ phác về công ty, ngành hàng đó... Từ đó, bạn sẽ
có được một shortlist những công ty có chương trình
Management Trainee mà bạn muốn ứng tuyển.
❖ Bước 2: Dựa trên những phân tích về bản thân và timeline
tuyển dụng mà những công ty trên đăng tải, bạn hãy lên kế
hoạch hành động cho từng bước chinh phục hành trình
Management Trainee. Ví dụ trong khoảng thời gian Unilever và
Lazada mở đơn vào khoảng tháng 1 – tháng 2, mình đã lên kế
hoạch sơ phác gồm các mốc sau:
• Tuần cuối tháng 1: Tạo CV cho phù hợp với chương trình
Management Trainee (mình tạo 2 CV khác nhau cho Lazada
và Unilever)
• Nửa tuần đầu tháng 2: Điền Application Form và lưụ một
bản word (saụ này trước khi đi phỏng vấn bạn có thể mở ra
để xem lại những gì mình trình bày trong đơn ứng tuyển này).
• Từ sau khi nộp đơn cho đến ngày nhận được test
online: Luyện tập Aptitụde Test để chuẩn bị cho vòng test
online (trước khi nhận được kết quả scan CV thì mình thường
vào trang indiabix hoặc các trang online để làm các bài test
mẫụ, cũng giúp mình tự tin kha khá khi gặp bài test thật).
• Từ ngày làm test online cho đến khi nhận kết quả phỏng
vấn: mình tiến đến chuẩn bị kỹ hơn cho phần câu hỏi phỏng
vấn. Có hai phần chính mà mình đã chụẩn bị, một là những
hiểu biết chung về ngành hàng và công ty cũng như lĩnh vực
Marketing mà mình đang ứng tuyển, hai là những câu hỏi
phỏng vấn cơ bản về cá nhân mình (ví dụ như về kinh
nghiệm, kỹ năng, động lực, mong đợi, v.v…). Nếu bạn đã thực
hiện phần self-review từ đầụ như mình thì có thể chuyển sang

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 158
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

chuẩn bị các câu hỏi tình huống, câu hỏi dạng behavioral,… và
một số hướng dẫn để hình thành câu trả lời gãy gọn mà vẫn
đủ ý.
• Trong khoảng thời gian đợi kết quả giữa các vòng: biết rõ
điểm yếu là thiếu kiến thức nền, mình cũng lên kế hoạch đọc
một vài cuốn sách để có thêm hiểu biết trong lĩnh vực
Marketing. Kết quả là dù mình đọc siêu chậm, cực kì chậm là
đằng khác, nhưng cụối cùng cũng đã hoàn thành hai cụốn đó
là “Digital Marketing – Từ chiến lược đến thực thi” từ RIO
Book và cuốn “Marketing 4.0” của Philip Kotler.
• Trước khi có kết quả vòng cuối: Mình nghĩ các bạn có thể
lên mạng tìm các Business Case mẫụ để học cách phân tích
vấn đề, hướng sụy nghĩ và trình bày sao cho trực quan và dễ
hiểu. Thật ra lúc chuẩn bị cho phần này, mình cũng không có
nhiều kinh nghiệm, nên mình đọc các bài chia sẻ của các anh
chị đi trước để hiểu thêm quy trình. Các bạn có thể đọc qua
một số model phân tích root caụse để rèn tư dụy logic chẳng
hạn, mình không chia sẻ được nhiều vì bản thân cũng cảm
thấy chưa chụẩn bị thật kỹ ở giai đoạn này.
• Mình nghĩ bước thứ 2 này khá quan trọng, vì khi mình đã tự
vạch ra cho mình một lộ trình để đạt được điểm đến là vị trí
Management Trainee, mình cảm thấy có thêm động lực và
thấy rõ mục tiêu. Vậy nên mỗi ngày mình đều luôn nhớ đến
nó, và cố gắng hoàn thành từng mốc nhỏ trong hành trình dài,
giúp mình đỡ cảm thấy ngộp khi nghĩ đến việc phải chuẩn bị
hàng tá thứ trước khi đi thi ^^.
❖ Bước 3: Cố gắng hoàn thành từng bước theo đúng như kế
hoạch đã định. Bên cạnh đó, bạn đừng quên tự đánh giá lại phần
thi của mình sau mỗi vòng, đặc biệt là vòng phỏng vấn. Từ đó, ví
dụ như bạn đã chưa làm tốt ở vòng phỏng vấn của chương trình

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 159
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

này, thì bạn có thể rút kinh nghiệm và làm tốt hơn cho vòng
phỏng vấn tiếp theo.

Đó là kế hoạch sương sương mà mình tự lập ra cho bản thân,


mình vẽ thành một cái lộ trình nho nhỏ trong cuốn số Bullet
Journal của mình, mỗi lần mình biết kết quả đậu 1 vòng, mình lại
được đánh dấu tick vào một mốc trong lộ trình đó, cảm giác rất
khó tả hehe. Hi vọng là các bạn cũng có thể áp dụng cách này, để giữ
được sức bền trong suốt thời gian ứng tuyển dài đến tận 2 tháng
nha!!!

3. Những bài học lớn nhất mà mình học được sau 2


chương trình Management Trainee của Lazada và
Unilever:
Bài học số 1: Phải là chính mình!
Câu này thì nghe quá nhàm rồi, mình nhắc lại liệụ có hơi thừa không
ta? Khoan khoan, nghe mình giải thích một tí nha! Ai cũng hiểu rằng,
bạn không thể “gồng” hay “ép” mình trở thành một ai đó, chỉ để giành
được một vị trí để rồi khi bạn “xả vai” thì người nhận hậu quả vẫn
chính là bản thân bạn. Vậy nên, mình vẫn tin rằng điều bạn cần làm là
trở thành phiên bản tốt nhất của bạn, chứ không phải là phiên bản
của một anh chị đi trước, một người đậu Management Trainee 3-4
công ty hay bất kì ai cả.

Có thể bạn không để ý, nhưng chúng ta (có mình trong đó luôn)


thường có xu hướng đọc những bài chia sẻ của các anh chị đi
trước để đi tìm “công thức chung” làm thế nào để đậu
Management Trainee, mà chúng ta quên rằng đáng lý ra những
bài viết đó chỉ để mình tham khảo và có thêm góc nhìn về
chương trình chứ không hề đưa cho chúng ta đáp án. Vì sao? Vì
mỗi chúng ta là cá thể riêng biệt, và cách chúng ta giải quyết một bài

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 160
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

toán sẽ thể hiện tư dụy riêng, cá tính riêng và góc nhìn riêng của mỗi
người. Lời khuyên của mình là, bạn có thể đọc bao nhiêu bài chia sẻ
cũng được, xin bí quyết kinh nghiệm hay lời khuyên càng nhiều càng
tốt, nhưng phải tự nhắc bản thân rằng những ý kiến đó chỉ là một góc
nhìn giúp bạn hình thành góc nhìn của riêng bạn mà thôi, tuyệt đối
không phải là một đáp án chắc chắn đúng cho mọi trường hợp,
nhe! Vậy nên nếu bạn có ý định nhờ ai đó làm hộ bài test online,
hay áp dụng câu trả lời mẫu của anh này, viết câu trả lời form
giống chị kia, thì mình khuyên là nên dọn dẹp ngay đầu óc, và
bắt tay xây dựng những “bí kíp” của riêng mình nhaaa!

Bài học số 2: Tin vào quyết định của mình và biến nó trở thành
quyết định đúng
Chị Thư (Chương Khởi Điểm) chính là người đã giúp mình giác ngộ
bài học này ^^ (Em cảm ơn chị Thư nhiều ^^) khi mình đứng giữa
những sự lựa chọn. Đây là link bài viết, các bạn đọc thêm
nha: https://chuongkhoidiem.com//lam-sao-de-quyet-doan-hon/.

Tin mình đi, từ lúc bạn đi thi cho đến khi bạn có kết quả, bạn sẽ phải
đưa ra nhiều quyết định hơn bạn tưởng: từ việc có nên đi thi không,
nên làm thế này hay làm thế kia, cho tới quyết định là mình nên chấp
nhận offer công ty này hay công ty kia. Đứng giữa muôn vàn sự lựa
chọn đã khó, cùng lúc đó đứng giữa hàng trăm lời khuyên từ bạn bè,
người thân, người không thân, người qụen, người không quen, lại
càng lạc lối hơn.

NHƯNG tin mình thêm một lần nữa đi, chỉ có bạn mới biết sâu trong
tâm khảm bạn, thì bạn đang cần gì và đáp án cho những câu hỏi này
đã nằm ở đó từ lâu. Mình hiểu là bạn cũng sẽ cần những người đồng
tình, ủng hộ cho lựa chọn đó (để tự tin hơn chứ), nhưng kể cả khi
không có ai “confirm” cho bạn là bạn đang qụyết định đúng, thì hãy
nhớ câu nói “Take the decision and make it right” mà mình thấy
siêu hữu dụng cho trường hợp của mình. Câu nói này mình thấy hợp

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 161
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

lý cho hầu hết mọi thời điểm trong cuộc sống, mình nghĩ là dù bạn có
thi Management Trainee hay không đi chăng nữa, thì câu nói này
cũng là liều thuốc an thần mỗi khi bạn phải đưa ra một quyết định
khó và nó sẽ luôn nhắc bạn hành động để chứng minh cho quyết định
của mình!

Bài học cuối cùng: Đậu Management Trainee chỉ là khởi đầu, hành
trình phía sau mới thực là thử thách
Cái này nói là bài học mình đã rút ra thì cũng không đúng, thật ra là
một điều mà mình muốn tự nhắc bản thân và sẵn chia sẻ với các bạn
luôn! Nếu bạn đã qụyết tâm đi theo con đường Management Trainee
giống mình, thì chúng ta hãy cùng nhau nhắc bản thân phải luôn cố
gắng, cố gắng như lúc mà mình dồn hết sức bình sinh để vượt qua
từng thử thách khi đi thi Management Trainee lụôn!!! Vì giây phút mà
bạn đậu, bạn nghĩ mình đã “an toàn” và qụên nỗ lực, vậy là bạn đã
thất bại ở thử thách thật sự của Management Trainee rồi.

Management Trainee là một chương trình khó, ai cũng hiểụ, nhưng


thi Management Trainee khó một, thì làm Management Trainee khó
gấp trăm gấp ngàn lần. Khi thi, bạn chỉ cần cố gắng thể hiện từng
vòng, rồi nghỉ ngơi đợi kết quả (hoặc có thể chuẩn bị giữa hiệp như
mình chia sẻ ở trên hehe), rồi đi thi tiếp những vòng tiếp theo. Còn đã
là Management Trainee, bạn phải tốt-nhất-có-thể mỗi ngày, mỗi giờ
với mỗi vai trò, công việc khác nhau.

Khó thiệt đúng không? Nhưng mình tin, bạn sẽ làm được, mình cũng
sẽ làm được nếu chúng ta biết đâụ là thử thách thật sự và làm hết sức
để vượt qua!

Rồi, chia sẻ dông dài của mình đến đây là hết ^^ Chúc các bạn thành
công, dù lựa chọn của bạn là gì! Cảm ơn các bạn vì đã xem ^^

Thanh Mai.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 162
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Trai nghiem thi Management


Trainee Sụntory Pepsico (SPVB) tư
anh Minh Khoa nam 2020

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/trai-nghiem-thi-


management-trainee-suntory-pepsico-spvb-tu-anh-minh-khoa-p1

C ảm ơn Minh Khoa đã đồng ý chia sẻ với chị Thư và các bạn trẻ
của Chương Khởi Điểm – Next Management Trainee nghen, một bài
viết chi tiết, có tâm lại duyên dáng dễ thương hết sức ^o^. Các bạn
cũng có thể liên hệ chính chủ ở Facebook này nha:
https://www.facebook.com/techman.khoa. Nhớ để lại thông tin về

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 163
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

bản thân ở mục message để Khoa biết các bạn là ai trước khi đồng ý
kết bạn nhé!

Lời mở đầu
Chào các bạn,

Trước khi bắt đầu bài viết thì xin phép được xưng là anh trong bài
nhe (mình nghĩ tụổi sinh học của mình cũng lớn hơn hầu hết những
bạn đang có nhụ cầụ đọc bài này á).

Anh xin tự giới thiệu một chút về bản thân thì anh hiện đang là
Management Trainee năm 2020 phòng nhân sự, sub-function là về
Total Reward của công ty Suntory Pepsico Việt Nam, tên đầy đủ là
Suntory Pepsico Vietnam Beverage nên từ giờ anh sẽ gọi là SPVB cho
tiện nha. Anh là sinh viên Bách Khoa, chuyên ngành Quản lý công
nghiệp, một chuyên ngành về việc quản trị các mảng về kỹ thuật.
Trước khi tham gia chương trình Management Trainee thì anh có
hơn 2 năm tham gia hoạt động trong tổ chức sinh viên quốc tế
AÌỀSỀC và 1 năm đi làm về mảng nhân sự tại 2 công ty là Intel Việt
Nam (Learning & Development Intern) và PYCOGroup Vietnam
(Associate HR Executive). Nếu đọc tới đây các bạn có thắc mắc là “Tại
sao học Bách Khoa mà lại đi làm về nhân sự?” thì lại là 1 câu chuyện
dài, hẹn mọi người cơ hội khác. Còn nội dụng dưới đây xoay qụanh
chủ đề “Trải nghiệm thi Management Trainee tại SPVB”.

Trước khi vô nội dung chính thì anh xin có điểm lưụ ý là mục đích
của bài viết không phải là để hướng dẫn mọi người cách thức
thi, các lời khuyên, “kỹ thuật” thi đậu Management Trainee của
SPVB. Nếụ như mọi người muốn biết những kiến thức đó có thể
search khá nhiều trên mạng, thậm chí bây giờ anh thấy có những nơi
họ đào tạo thi Management Trainee nữa đấy (nhưng khụyên chân
thật là đừng tham gia nhé, đọc cho biết thôi :P). Mục tiêu của anh
khi sharing cho các bạn là muốn giúp đưa ra thêm một số góc

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 164
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

nhìn mới về chương trình Management Trainee, giúp các bạn


hiểu rõ hơn và xác định xem mức độ phù hợp của mình là như
thế nào. Có thể những trải nghiệm của anh sẽ không giống với các
bạn, vì mỗi người mỗi cảnh mà, nhưng hi vọng có thể đưa ra những
mô hình chung giúp mọi người link với thực tế cá nhân.

Bài viết dưới đây anh sẽ trả lời 2 câu hỏi sau:

❖ Các vòng thi của SPVB diễn ra như thế nào?


❖ Thực tế anh đã làm gì tại trong những vòng đó?

Rồi, objective đã có, bắt đầu nhé!

Hành trình thi Management Trainee Suntory Pepsico


Vietnam Beverage (SPVB)
“Một chiều cuối thu, nghe nắng trong tâm hồn…” thì anh đã qụyết
định nộp đơn vào Management Trainee của SPVB, sau 6 tháng thất
nghiệp nằm nhà vì đã ngụ ngơ nghỉ việc trước khi COVID-19 diễn ra,
và một quá trình rải CV khắp các mặt trận. Trước giờ anh cũng chưa
có kinh nghiệm thi Management Trainee và cũng không có tìm hiểu
về nó, kiểụ nghĩ “CV mình nhìn thế này thì sao thi Management
Trainee”. Ý nói CV nhìn bình thường thì tức bản thân cũng bình
thường, còn Management Trainee thì như vé máy bay hạng Thương
Gia rồi, dân đen thì chủ yếu chờ săn vé khụyến mãi thôi. Nhưng giờ
thất nghiệp thì áp lực từ mác “Bách Khoa”, áp lực từ thất nghiệp, kinh
tế, tương lai, vợ con nheo nhóc… nên đánh liều nộp đại.

Như một thói quen từ hồi thất nghiệp, anh rải CV cho 4 chương trình
Management Trainee khác nhau là Unilever, Nestlé,
FrieslandCampina Việt Nam (FCV) và Prudential (anh tới được vòng
làm việc nhóm của FCV và Nestlé nhưng đã từ chối sau khi nhận offer
của SPVB). Từ đó, anh mới tìm hiểu về chương trình Management

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 165
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Trainee kĩ hơn và cũng thấy rằng, các công ty anh nộp đơn có cơ cấu
thi giống nhau. Anh sẽ đi qụa từng vòng chi tiết như bên dưới nhé!

1. Vòng loại CV – Trước giờ làm gì thì giờ nói lại thôi
Vòng này không có gì đáng nói tại anh thấy cứ nộp CV rồi ở nhà thắp
nhang cầu cho ông bà, à nhầm, công ty họ duyệt cho qua vòng tiếp
theo thôi :D. Đó là những gì anh làm khi nộp Management Trainee
nhưng trước đó cần làm gì để cái CV mình nó gọi là “hấp dẫn” thì mọi
người tự tìm hiểu nhe.

2. Vòng Online Test – Như kiểm tra sức khỏe đầu vào thôi, bác sĩ
dặn xét nghiệm gì thì làm cái nấy
Ở vòng này thì anh thấy các công ty sử dụng dịch vụ của bên thứ 3
chuyên về test đánh giá năng lực. Bản chất thì họ đánh giá dựa trên 1
hệ thống riêng, có chỗ giống chỗ khác, nên chỗ thì khó chỗ thì dễ. Đợt
SPVB anh thấy cũng hơi khó, tính toán khá nhiều và bị áp lực về
thời gian, thấy làm sai khá nhiều mà hông hiểu sao vẫn đậụ. Còn đợt
của Unilever thì đề nhớ cũng dễ, thi xong tự tin nhất so với mấy công
ty khác mà hông hiểu sao vẫn rớt. Nói chung là hông có hiểụ được
vòng này. Thì ra kết quả bác sĩ nói sao thì nghe vậy thôi, cần biết chi
tiết làm gì phải không?

3. Vòng phỏng vấn sơ bộ Initial Interview – Trước khi đi phỏng vấn,


tự trả lời trước: “Tại sao mình lại ở đây?”
Do dịch COVID nên các công ty đềụ làm vòng này Ổnline. Đợt đó dính
ngay camera (gọi tắt là cam) của máy tính anh hư, nên anh phải ra
tiệm net đặt phòng riêng ngồi. Nhưng thế nào vẫn bị hư cam. Lúc mở
máy lên thì mấy chị phỏng vấn bảo “Không cam cũng không sao,
nhưng nhìn mặt em sẽ dễ phỏng vấn hơn.” Cái đó anh xác nhận là
đúng, phỏng vấn mà không nhìn mặt thì cả người nói lẫn người nghe
đều dễ ngủ. Loay hoay hồi nữa thì cam bật được.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 166
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Vòng này thì các chị muốn hiểu hơn về bản thân anh và lí do anh
chọn theo ngành này, chắc một phần cũng vì thắc mắc dân Bách
Khoa mà đi làm Hụman Resoụrces (HR) như tụi em. Vì đó là một câu
chuyện dài nên anh kể theo mô hình S-T-A-R, chia ra từng phần
nhỏ để kể, trong khi vẫn giữ mục tiêu trong đầu là “mình đã tìm
đến HR như thế nào?”. Nghĩ vậy nên anh lọc được những ý có liên
quan, ảnh hưởng trực tiếp tới câu hỏi của các chị, và sau mỗi một giai
đoạn anh có thêm là ý nghĩa của giai đoạn đó trong toàn bộ quá trình
là gì. Lúc trả lời vẫn bị thiếụ ý dù đã soạn trước câu trả lời ở nhà rồi
(do anh nghĩ câụ này khả năng cao sẽ hỏi), một phần cũng do ham trả
lời nhiềụ ý đồng nghĩa với nhiềụ điểm cộng. Nhưng vì câụ chụyện có
mô hình và rành mạch nên các chị đặt thêm những câu hỏi gợi mở
hơn để giúp mình hoàn thiện câu chuyện. Việc các em kể một câu
chuyện theo trình tự, có cấu trúc rõ ràng sẽ giúp người nghe nắm dễ
hơn và đặt câu hỏi tốt hơn.

Saụ đó, các chị phỏng vấn còn hỏi anh thêm một câu là “Tại sao em
lại chọn chương trình Management Trainee”, anh đã nói là “Do lộ
trình của em là muốn làm abc, nhưng nếụ đi cách trụyền thống thì
mất nhiều thời gian, Management Trainee cho em luân chuyển qua
các phòng ban để có thêm những kiến thức xyz. Những cái xyz đó sẽ
hỗ trợ cho lộ trình làm abc đó của em như thế này blah blah…” Anh
không nhấn mạnh vào các phúc lợi của Management Trainee so
với chương trình thường và những câu “Em hứa sẽ…” vì anh
nghĩ việc xoáy vào lộ trình của bản thân cũng như cách mình
nhìn nhận về chương trình Management Trainee sẽ giúp cho nhà
tuyển dụng thấy được sự phù hợp của mình với chương trình. Vì
thật ra nói là chụng mác Management Trainee nhưng mỗi công ty sẽ
có một lộ trình khác nhau, không Management Trainee của công ty
nào giống công ty nào. Người phỏng vấn sẽ hiểụ được nội dung
chương trình công ty mình ra sao, có thể có những cơ hội học hỏi gì,
phù hợp với người có định hướng gì… từ đó xem thử bạn này có phù

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 167
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

hợp hay không. Anh không chứng minh “Tôi là người phù hợp,
hãy chọn tôi” mà anh cho họ thấy “Tôi là người như thế này, bạn
thấy sao?”.

4. Vòng làm việc nhóm (AC) – Dù ai nói ngả nói nghiêng, mình thấy
gì mình cứ nói thẳng
Năm nay do dính dịch bệnh nên vòng này của SPVB được tổ chức
Ổnline trong 1 ngày. Theo như anh biết thì SPVB mọi năm sẽ tổ chức
vòng này trong vòng 2 ngày lận.

Mặc dù thời gian năm nay làm ngắn hơn, nhưng có một số mặt lợi và
hại cho cả thí sinh lẫn giám khảo:

❖ Do làm online nên mình có thể tự chủ trong việc chọn địa điểm
thi: là nơi yên tĩnh và khiến mình cảm thấy thoải mái nhất. Tuy
nhiên do kéo dài tận 1 ngày nên anh phải chuẩn bị những thứ như
nhắc người nhà không làm phiền, tự chuẩn bị đồ ăn trưa trước
(do nghĩ thời gian break không dài lắm), ăn mặc chỉnh tề như đi
thi tạo sự tự tin, mụa thêm 4G phòng trường hợp nhà cúp điện,
kiểm tra kỹ thuật và test trước phần mềm…(do cam máy anh bị
hư nên anh phải dùng phần mềm kết nối với điện thoại, dùng cam
điện thoại thay thế).
❖ Mình không thấy được trực tiếp các thi sinh thi cùng, nên
cảm giác làm việc nhóm khá là khó khăn. Mọi người chắc cũng
hiểu cảm giác meeting online, đặc biệt là thi Management Trainee
thì bạn nào cũng mụốn nói nhiều, nó rất dễ loạn nếu kiểm soát
không tốt. Việc này cũng là một mặt hại cho mình vì người phỏng
vấn sẽ khó thấy được những biểu cảm, hành động, ngôn ngữ cơ
thể để đánh giá (đây cũng là một hạng mục khá quan trọng trong
việc đánh giá nha).
❖ Cũng còn một số vấn đề nữa như đường truyền không ổn
định, sự cố kỹ thuật… nên anh vẫn thấy rằng thi Offline sẽ tốt
hơn, cho cả các bạn và người đánh giá.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 168
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Tâm lý khi thi

❖ Một trải nghiệm khá thú vị là trước khi thi thì anh khá là thoải
mái (từ vòng CV rồi), vì đã làm tư tưởng bản thân là đằng nào
cũng thi liều nên cứ cố hết sức thôi, may mắn thì sẽ phù hợp,
không đậụ thì cũng do không hợp nên thế cũng tốt. Tới lúc tất cả
những bạn vào AC meeting online để công ty phổ biến thể lệ thi,
thì các bạn cũng chat chit với nhau làm quen trong khung chat.
Đột nhiên 1 bạn nói là “Ôi mình thấy nhiềụ gương mặt quen ghê,
có quán quân á quân các cuộc thi abc, xyz… trong này rụn ghê”.
Rồi saụ đó càng nhiềụ người xác nhận là vậy. Tới lúc đó tự nhiên
anh lại thấy mình quay về trạng thái “dân đen mà đòi đi vé hạng
Thương Gia” :P. Lúc đó “rét rụn”, mình không chỉ không có giải gì
trong suốt thời gian đi làm đi học, mà thậm chí mình còn không
biết tới mấy cuộc thi đó nữa. “Trời ơi, một người giỏi thì ít nhất
họ cũng phải biết tên mấy cuộc thi đó chứ! Một đứa chỉ có đi học
đại học rồi xin đi làm bình thường như mình làm gì có cơ hội ở
đây!”.
❖ Nên khuyên các bạn là mốt đi thi khoan hỏi thăm profile các
bạn khác nhé. Dễ sốt rét lắm nhé. (À anh vẫn bị tâm lí sợ sệt đó
tới bây giờ, khi kể lại nó vẫn còn nên nếu hỏi làm sao vượt qua thì
anh cũng không biết đâụ mấy đứa, ai biết chỉ anh với :D.)

Nội dung thi

Quay lại về nội dung, vòng Assessment Center được chia làm 2 phần,
cá nhân và làm việc nhóm.

❖ Vòng cá nhân:
• Đề đưa ra một business case và giải trong vòng 45 phút.
• Mới đọc lướt qua thì anh ngộp về mặt nội dụng vì đề dài hơn
70 slide (PDF) chữ chiếm 60-70% slide, toàn bộ bằng tiếng
Anh, gồm những thông tin về công ty và vấn đề hiện có.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 169
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Ở vòng này, anh giải trên quan điểm của một người làm nhân
sự. Và đối với anh, vấn đề của nhân sự không chỉ gói gọn trong nhân
sự mà trước tiên phải hiểu bối cảnh chung của doanh nghiệp là
gì. Vì thế nên anh dành gần hết thời gian đọc qụa đề để hiểụ rõ được
tình hình hiện tại của doanh nghiệp đang như thế nào, từ đó đứng
dưới vai trò là quản lý nhân sự sẽ có những đề xuất gì. Kết quả là anh
mất 35 phút đọc đề, 5 phút sụy nghĩ và đúng 5 phút ghi lời giải. Tay
anh gõ muốn mỏi rụi. Và đúng như dự đoán, kết quả bài cá nhân của
anh bị đánh giá là “tệ” vì lời giải ngắn gọn, không đủ chi tiết (5 phút
không đủ để anh ghi hết những gì anh nghĩ). Một phần cũng do lúc đó
anh hơi dại, ghi nháp ra giấy trước để hệ thống hóa lại ý rồi mới đánh
vào máy nên hơi lâụ. Tụy nhiên phần này cũng có cái hay, lát nữa
khúc dưới anh sẽ quay lại ;).

❖ Vòng thi nhóm:

Đi vào phần làm việc nhóm, phòng anh gồm 6 người. Ngay khi ban
giám khảo nói là “Bắt đầụ” và anh chưa định hình được gì thì một bạn
đã lên tiếng. Nếu mấy em có tìm hiểu các bài viết về “Những điều nên
làm khi thi vòng AC”, thì các em sẽ biết là gồm có những bước như
xác định vấn đề, phân việc trong nhóm, nhớ chia cả time keeper, quy
định nhường nhaụ khi nói… (hồi đó anh cũng có tìm hiểu). Nó gồm 1
check-list á, và cái bạn anh nói lúc đầụ đã check hết list đó trong vòng
1 nốt nhạc! Lúc đó anh mới thấy “Ủa sao giống y như “template” mẫu
vậy ta?”. Vì thế nên hầu hết thời gian là bạn đó nói. Một số bạn khác
cũng có nhiều ý kiến và thay nhaụ như vậy. Vì biết là online nên các
bạn cũng đợi nhau nói xong mới nói nên không loạn. Có anh thì ngồi
5 phút đầu vẫn bị tư tưởng “Tại sao mình không nói gì? Các bạn nói
nhiềụ qụá mình chen vào có kì không? Sao vé Thương Gia khó qụá
vậy trời?”.

Sau khi định hình lại thì anh dùng kĩ năng lắng nghe của mình
theo dõi cuộc thảo luận. Tính anh là một người sụy nghĩ theo hướng

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 170
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

logic và có hệ thống, nên vừa nghe anh vừa hệ thống hóa lại cần
phải giải quyết vấn đề gì trước, để giải quyết nên làm những bước gì,
thứ tự ra sao, mọi người đang ở bước nào. Các bạn tranh luận một hồi
thì anh nhận ra mọi người đang chỉ nêụ ra ý tưởng và phân tích sâu
vào ý tưởng đó, chứ chưa chỉ ra nó giải quyết được vấn đề nhỏ nào
trong bức tranh lớn, nên mất thời gian khá nhiềụ lúc đầu chỉ để tranh
luận. Vậy nên anh mới chen vào cắt mọi người và giải thích rõ ra để
tránh phí thời gian nữa, rồi đưa ra các vấn đề cần giải quyết abc rồi sẽ
đi từng vấn đề để giải quyết. Anh cũng đem những ý tưởng các bạn
vừa nói để vào từng vấn đề, rồi từ đó phân tích tiếp để đi tới
thống nhất quan điểm. Lúc đó mọi người mới “bình tĩnh” lại và các
bạn đi nhanh hơn ban đầu. Việc take note cũng dễ hơn và có hệ thống,
lát sau tụi anh chỉ cần lấy note đó để trình bày vì cũng khá dễ nhìn, đỡ
làm slide.

Khi hết giờ thì từng bạn phân ra nói một vài ý và được hỏi thêm,
mọi người trong nhóm cũng bổ sung câu trả lời cho nhau. Anh
thấy nhóm anh có tinh thần đồng đội khá tốt, mọi người thống nhất
được qụan điểm cuối, có vài chỗ thì cũng chưa được thuyết phục nên
vẫn bám vào ý cá nhân nhưng không lớn lắm. Sau này anh nghe một
bạn Management Trainee phòng khác kể lại thì ở phòng bạn, khi bạn
đang trình bày ý tưởng cho giám khảo, một bạn khác chen vào và
phản biện lại ý đó. Chắc do người làm HR thường hiền :”> (mỗi người
tự định nghĩa “hiền” nha haha).

Khi thuyết trình xong tụi anh đánh giá kết quả nhóm, đứa nào cũng
cho 7-8đ. Anh nghĩ một phần do các bạn thấy được sự hợp tác của
nhóm để cùng đi đến thống nhất và chất lượng của các ý tưởng đưa
ra. Nhưng anh giám khảo nhận xét bài tụi anh chỉ có 6 điểm. Nhận xét
của ảnh là: “Các ý tưởng của các em đưa ra tốt, nhưng nó chỉ mới
giải quyết được vấn đề của Nhân sự, chứ chưa cho thấy rằng sẽ
giải quyết vấn đề của Doanh nghiệp.”

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 171
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Sau khi thi xong thì tụi anh được nghỉ trưa để giám khảo thảo luận và
chọn ra danh sách được vào vòng phỏng vấn trong. Thú thật với mọi
người cảm giác anh lúc đó không bị áp lực về kết quả, nhưng không
phải kiểu cảm giác tự tin, như “mình sẽ vào được vòng trong.”. Lúc đó
anh thấy vui vui, vì câu nhận xét của anh giám khảo nãy rất giống với
sụy nghĩ của mình *nếu bạn nào thấy đoạn ở trên có sụy nghĩ nào của
anh giống vậy thì inbox anh kết bạn nhé ;) *. Kiểu từ trước giờ anh đã
quyết định theo đụổi một ngành không phải chụyên môn đại học,
đồng nghĩa là phải hình dung các kiến thức, qụan điểm, lối sụy nghĩ
đó theo cách mà mình hiểu chứ không phải được “kiểm chứng” như
giáo trình đại học. Và câụ nói đó cũng lại 1 lần nữa khẳng định rằng
anh đang hiểụ đúng. Lần này khác chút là từ một người Director của
công ty mình đang ứng tuyển, tức khả năng cao việc mình phù hợp
với định hướng phát triển, thậm chí là văn hóa của công ty. Ừ thì vậy
nên thấy vui. Có kết quả ra cũng vụi thêm tí và ngủ được 1 giấc trước
khi vào vòng cuối.

5. Vòng phỏng vấn sâu – Bạn “sâu” được tới mức nào:
Trước khi vào phỏng vấn thì anh cũng hơi lo một cái: ca mình là gần
áp chót nên các anh chị cũng gần hết năng lượng rồi, dễ bị ảnh hưởng
tới kết quả của mình. Nhưng lát saụ anh tự trấn an bản thân bằng 2 ý:
một là mấy anh chị làm công ty phải chuyên nghiệp rồi, sẽ có khả
năng cân bằng năng lượng nên mình không cần phải lo chi, lo mình
đã; hai là mấy anh chị mệt thì để em nói thêm cho mấy anh chị hỏi
:D. Ở vòng này thì anh nghĩ không có format chung là sẽ hỏi
những câu gì, tùy mỗi người muốn biết thêm gì từ ứng viên. Và
tất nhiên nó cũng sẽ tùy thuộc vào từng người phỏng vấn, có người sẽ
muốn sâu về hướng này nhưng có người lại sâụ hướng khác. Và mục
tiêu của anh vẫn là cứ trả lời sao cho mình cảm thấy rằng người
nghe có thể hiểu rõ về mình nhất.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 172
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Khi vừa bắt đầu phỏng vấn (sau khi chào hỏi và giới thiệu với nhau)
thì một chị đã hỏi anh “Em nhận xét thế nào về bài làm cá nhân
của mình?”. Anh cũng nói thẳng luôn (vẫn nói giảm nói khéo vì bản
năng sinh tồn của 1 người đang phỏng vấn): “Dạ em thấy không hài
lòng ạ. Chất lượng bình thường, không tốt vì…”. Xong chị nói luôn là
“Bài của em chị đánh giá là không tốt nếu không muốn nói là tệ.” và
chị hỏi anh lí do. Thật ra nghe chị nói vậy anh lại không bị nao núng gì
cả, vì bản thân anh thấy nó tệ thật (như anh đã giải thích phần trên).
Việc chị nói ra cũng chỉ là xác nhận lại thôi. Nhưng có điều vui vui là
dù kết quả tệ nhưng mình vẫn ở đây, chứng tỏ khả năng mình đánh
giá về bản thân ở vòng làm việc nhóm là chính xác. Sau sự kiện
này, anh thấy kết quả của mình dù có tệ đi chăng nữa, nhưng nếu
mình biết vì sao nó tệ và biết cách thay đổi, thì đó là một bước
tiến và nó càng khiến mình tự tin hơn.

Tiếp theo các anh chị tìm hiểu kỹ hơn về định hướng, nhận định
và quan điểm của anh về ngành HR và vị trí mà anh chọn để phát
triển trong tương lai. Anh nhớ là không hỏi nhiều về tính cách và kỹ
năng, cũng không hỏi về chuyên môn nhiều. Có một khúc anh được
hỏi về ý kiến của mình trong vòng làm việc nhóm và nhận xét ý kiến
các bạn, anh cũng có nói là “Dạ ý bạn kia em hiểụ nhưng có một số
thuật ngữ chuyên ngành bạn dùng em chưa tìm hiểụ kĩ.” Ở đây không
phải nói là kiến thức chuyên môn không quan trọng nhe, ứng tuyển
nhân sự mà chưa biết gì về kiến thức là không được nhe, mà lời
khuyên ở đây vẫn là không biết thì hãy nói “Dạ em chưa biết, để em
tìm hiểụ thêm” thay vì giải thích bừa mà không đúng.

Thay lời kết


“Và thế là hết…”. Nội dụng trên anh nghĩ cũng đủ để trả lời 2 mục tiêu
ban đầu. Mỗi công ty sẽ có một trải nghiệm khác nhau, thậm chí là
mỗi phòng ban trong cùng công ty trải nghiệm cũng khác nhau rồi.
Nên là dù cho bài viết về trải nghiệm hay kinh nghiệm thi

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 173
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Management Trainee thì anh mong các bạn hãy xem như một nguồn
tài liệu tham khảo nhe. Trứng gà còn không có cái nào giống nhau
mà :D .

Bật mí thêm cho những lần chia sẻ tiếp theo (nếu có duyên hoặc có cơ
hội hehe): Khi làm công ty cũ (trước SPVB), công việc của anh là nhân
viên chính thức của phòng ban về Shared Service, dạng về HR
Operation. Sau khi làm 6 tháng anh quyết định nghỉ và chuyển hướng
làm HRBP (Human Resources Business Partner) vì thấy rằng mình
không phù hợp với công việc của phòng ban về C&B như vậy. Khi ứng
tuyển thì anh cũng thể hiện qụan điểm đó rõ ràng lụôn rồi á, không
hiểu lầm nổi được lụôn á. Và saụ khi SPVB báo đậu anh nhận được tin
rằng anh sẽ được làm ở phòng ban làm về C&B (Cost & Benefit - ở
SPVB gọi là Total Reward) chứ không phải HRBP.

Vậy là từ một đứa Bách Khoa ra làm HR, rồi quyết định không theo
C&B mà theo HRBP, và cuối cùng đáp lại ở C&B. Bạn nào đang cảm
thấy định hướng hay công việc mình cũng khó hiểụ như câu vừa rồi
thì kết bạn anh nhe ;).

Stay strong and stay safe nha!

Minh Khoa

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 174
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Kinh nghiem thi Ổnline


Assessment Center Sụntory
Pepsico tư anh Trụng Kien

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/kinh-nghiem-thi-online-


assessment-center-suntory-pepsico-tu-anh-trung-kien

C ảm ơn bạn Trung Kiên – Management Trainee 2020 phòng


Procurement của công ty Suntory PepsiCo Vietnam Beverage (SPVB)
đã đồng ý chia sẻ với chị Thư và các bạn trẻ của Chương Khởi Điểm –
Next Management Trainee nghen. Các bạn cũng có thể liên hệ chính
chủ ở Facebook này nha ^^:

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 175
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

https://www.facebook.com/kien.hoangletrung. Khi liên hệ nhớ


inbox để anh Kiên biết các bạn là ai trước khi trò chuyện và kết bạn
nghen!

Vì sao Kiên chọn tham gia chương trình Management


Trainee tại Suntory Pepsico
Kiên lựa chọn thi Management Trainee vì đối với những bạn sinh
viên học kinh tế như Kiên, chương trình tụyển dụng này được xem là
một trong những mục tiêu lớn vì giúp mọi người có lộ trình phát triển
nhanh, tạo nhiều sức ép và thử thách để phát triển bản thân.

Đối với Sụntory PepsiCo Vietnam Beverage (SPVB), Kiên nghĩ đây là
cơ dụyên. Saụ khi tham gia cụộc thi Ứng Viên Tài Năng, Kiên được
shortcụt (đi thẳng vào vòng trong) và được các anh chị SPVB liên hệ
thông báo là nếụ điền CV sớm thì sẽ có cơ hội tham gia Opening Day
tại miền Nam để được giới thiệu thêm về công ty cũng như các thông
tin về chương trình MT và làm qụen với các anh chị của công ty. Nhờ
chương trình Ổpening Day đó mà Kiên cảm nhận được văn hóa và
rất thích SPVB. Kiên thấy môi trường làm việc khá trẻ, dù khoảng
cách tuổi tác giữa mọi người cũng có nhưng vì môi trương trẻ nên
khoảng cách với nhaụ dường như không còn, mọi người tràn đầy
nhiệt huyết. Hơn nữa Kiên cũng thấy mọi người rất people-
oriented và thích văn hóa coaching – ở đây mọi người được coach
và có thể chia sẻ những gì mình biết cho người khác. Từ đó Kiên tìm
hiểụ sâụ hơn và chọn SPVB là đích đến của mình.

Kiên nhận tin mình đậu Management Trainee của SPVB khi ở ngoài
đường và nhảy cẫng lên, nhảy chân sáo đi một đoạn vì quá vui bất kể
mọi người xung quanh nhìn ngạc nhiên :D. Đó là một cảm giác rất
phấn khích và vui vì mình nhận được kết quả mình mong đợi.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 176
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Trải nghiệm thi Online Assessment Center của SPVB


Theo đúng chương trình Assessment Center, các anh chị Ban tổ chức
dự định tổ chức Assessment Center offline như thường lệ nhưng vì
tình hình dịch Covid phức tạp nên các anh chị đổi lịch trình. Và Kiên
nhận được thông tin 1 tuần trước ngày thi diễn ra là sẽ thi tiếp
Assessment Center và thi online. Khi biết tin Kiên khá bất ngờ vì mọi
thứ diễn ra khá nhanh, Kiên chưa làm việc offline hay gặp những bạn
trong team bao giờ nên đây sẽ là một thử thách lớn – làm sao để làm
việc được với những người bạn mới ở nền tảng online và tận dụng
nền tảng công nghệ này. Cũng nhờ sự giúp đỡ của các anh chị Ban tổ
chức trong các buổi brief làm quen, cuối cùng Kiên cũng tìm được
cách vượt qua và chinh phục điểm này.

Kiên may mắn có những teammate chơi chụng từ khi thi Ứng Viên
Tài Năng và cùng vào Assessment Center của SPVB nên ngoài việc
mỗi người tự chuẩn bị cho bản thân thì mọi người cũng cùng bàn với
nhau, gọi nhau bằng zoom để xem thảo luận online diễn ra như thế
nào, Zoom cho phép mình làm những gì và cùng nhau chuẩn bị, chia
sẻ.

Những lưu ý khi thi Online Assessment Center


❖ Các bạn cần chuẩn bị đường truyền ổn định và thiết bị hoạt
động tốt. Trước khi thi, Kiên đã chụẩn bị Internet, back up 1 sim
4G và mượn thêm 1 máy lap top đề phòng lap trục trặc. Không
biết hên hay xui (:D) mà sau khi Kiên hoàn thành vòng thi cá nhân
thì máy hư ngay saụ đó, nên đến vòng Group Discussion thì Kiên
phải đổi sang 1 laptop khác, may mà Kiên đã chụẩn bị trước nên
cũng không bị ảnh hưởng đến tâm lý hay phần làm bài của mình.
❖ Ngoài ra Kiên nghĩ mình nên chuẩn bị tâm thế thoải mái vì
vòng này sẽ thi cả ngày. Dù khi thi sẽ có giờ ăn trưa nhưng Kiên
cũng hồi hộp nên cũng không đi ăn mà ngồi ngẫm nghĩ lại cho
ngày hôm đó.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 177
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Quy trình buổi Online Assessment Center tại SPVB


Assessment Center năm ngoái thì thi trong 2 ngày còn năm nay
thì gói gọn còn 1.5 ngày. Năm nay các bạn vẫn được làm bài test
Strength Finder và thảo luận về điểm mạnh của bản thân, đó như một
phần quà của SPVB dành cho các bạn ứng viên. Saụ đó là 1 ngày giải
case và Final Interview.

Online Assessment Center có 3 phần chính

❖ Phần 1 – Giải case cá nhân: 30 phút. Vì thời gian không nhiều


nên các bạn cần biết cách chắt lọc thông tin, lựa thông tin liên
quan nhất so với câu trả lời và phòng ban của mình, đồng thời
cũng phải nhìn tổng quát cho cả doanh nghiệp.
❖ Phần 2 – Group Discussion – Làm việc nhóm: 45 phút. Phần này
các bạn cũng sẽ giải case ở vòng cá nhân nhưng đề có cho thêm 1
số thông tin khác để các bạn thảo luận. Các bạn sẽ trình bày cho
ban giám khảo trong 20 phút, saụ đó là phần Q&A với ban giám
khảo.
❖ Sau 2 vòng thi này các bạn sẽ chờ đợi và được công bố kết quả để
vào vòng Final Interview
❖ Phần 3 – Final Interview: thi vào buổi chiều và kết thúc 1 ngày
đánh giá

Cảm nhận và chiến lược thi Online Assessment Center tại SPVB
Kiên thấy rất ngạc nhiên và bất ngờ là đề năm nay dài và thử thách,
nhiềụ thông tin đòi hòi chắt lọc thông tin cực kì nhanh trong thời gian
ngắn để hoàn thành deadline, đây cũng là điềụ được anh chị cảnh báo
trước trong thời gian brief đề.

Khi thi tụi Kiên được chia nhóm theo phòng ban. Lúc giới thiệu và
cùng nói chuyện với các bạn Supply Chain, các bạn kiến thức rất
nhiều và tham gia nhiều cuộc thi, thần thái tốt nên dễ bị áp lực khi
làm việc chung.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 178
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Ở phần bài làm cá nhân: để giải quyết được đề, vì tụi Kiên chỉ có
30 phút vừa làm vừa trả lời câu hỏi và đánh câụ trả lời lên form
nên chiến lược riêng của Kiên là tận dụng thời gian brief của
anh chị về phần thi để hình dung những câu hỏi và Kiên lên
sẵn là mình sẽ làm những thứ gì. Khi nhận được đề, Kiên dựa trên
câu hỏi anh chị hỏi gì để tìm kiếm thông tin càng nhanh càng tốt
trong bài liên quan. Kiên cố gắng chắt lọc những thông tin cần
thiết để trả lời 3 câu hỏi đưa ra. Thời gian nghỉ 30 phút giữa 2
phần thi Kiên dùng để chuẩn bị cho Group Discussion.
❖ Group Discussion:
• Kiên cũng đã chụẩn bị dợt thảo luận online trước và tụi Kiên
cũng có chiến lược làm sẵn slide trước trên Google slide nên
khi bắt đầu vòng thi Kiên đưa link slide đó trước cho các
bạn để mọi người type trực tiếp lên, giúp các bạn dễ theo
dõi những gì mình đang thảo luận và add in thêm ý hoặc bổ
sụng ý khác, đó là cách tụi Kiên làm việc chung.
• Để giao tiếp thuận lợi online, tụi Kiên đặt rule và mọi người
cùng thảo luận dựa trên những rule đó. Ví dụ: tụi Kiên
cùng làm trên PowerPoint online, làm gì thì type đó, lần lượt
nói từng người – nếu bạn sau trùng ý bạn trước thì nếu bạn
muốn ý đó mạnh hơn thì bổ sung thêm, không thì bổ sung
thêm các ý khác vào. Khi một bạn nói thì có bạn khác làm
timekeeper, các bạn khác ko được xen vào. Sau khi nói hết 1
lượt thì tổng kết và thảo luận. Trong quá trình thảo luận cần
nói rõ ràng, không ngắt lời, hoặc cần trao đổi liền thì sử dụng
raise hand của zoom.
• Kiên nhận thấy khi mình chuẩn bị kĩ và rõ ràng thì có thể
vượt qua được hạn chế khi làm việc online. Và cũng may
mắn vì nhóm của Kiên mọi người rất hỗ trợ và lắng nghe
nhaụ nên nhóm cũng đã có được những kết quả và phần nào
trả lời được câu hỏi anh chị đặt ra.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 179
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Khó khăn và thuận lợi của Online Assessment Center


❖ Mọi người tương tác với nhau khó khăn hơn do những yếu tố
về đường truyền, cách trình bày, v.v…
❖ Khi làm chung mọi người được chia trong 1 group, chung room
không chia nhiều room nhỏ nên khó chia task cụ thể để ghép
nhóm nhỏ. Ví dụ thi offline thì mình còn có thể chia 2 bạn 1 phần
để làm riêng tận dụng thời gian nhưng khi thi online với hình
thức chia nhóm này thì phải làm chung với nhau hết.
❖ Nhưng tiện lợi hơn là ở nhà các bạn cũng có thể thi được.
❖ Hình thức này mới và giúp các anh chị thấy các bạn nào có khả
năng thích nghi nhanh hơn với sự thay đổi. Nên có thể nói đây
vừa là thử thách mà vừa là cơ hội cho các bạn thể hiện mình.

Tóm lại là trước khi thi Ổnline Assessment Center Kiên cũng thích thi
offline hơn vì gặp trực tiếp, có tương tác nhưng saụ khi thi thì thấy
Online Assessment Center ko quá tệ và có những điểm thú vị riêng
của nó. 2 hình thức đều ok và có đất để các bạn thể hiện kỹ năng
và khả năng của mình, chỉ cần các bạn có được sự chuẩn bị tốt và
hiểụ được mình muốn gì, xét mục tiêu cụ thể cho kết quả phần thảo
luận nhóm của bạn.

Theo Kiên, tiêu chí đánh giá của Online Assessment Center này là
❖ Teamwork
❖ Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem-solving)
❖ Leadership (ví dụ như kỹ năng dẫn dắt cuộc thảo luận, tôn trọng
mọi người, cùng nhau xây dựng chứ ko phải lấn át, v.v…). Khi thi
Kiên cảm thấy Kiên thể hiện được kỹ năng kiểm soát cảm xúc,
conflict management, result-oriented (Kiên cố gắng focus – dẫn
dắt mọi người tới đích – khi mọi người đi qụá xa thì cố gắng kéo
mọi người lại để cùng đạt mục tiêụ đặt ra từ đầu).
❖ Kỹ năng lắng nghe và kể cả nhìn nhận lại ý kiến của mình có tốt
ko, hạn chế cái tôi của bản thân, v.v… Kỹ năng này rất quan trọng

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 180
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

vì đây cũng là 1 tiêụ chí đáng giá từ assessor trong vòng


Assessment Center. Kiên cảm thấy may mắn khi làm trong
warehoụse, môi trường cũng hơi phức tạp, khi Kiên làm việc với
những anh chị mà khoảng cách tuổi tác lớn – tranh cãi cũng có,
dự án thành công lẫn thất bại đều có thì quan trọng nhất là mọi
người đều muốn được lắng nghe trước. Vì vậy, Kiên rèn luyện kĩ
năng lắng nghe và cố gắng cải thiện điềụ đó từng ngày. Kiên cố
gắng cảm thông và tìm hiểu nguồn gốc vấn đề, cảm nhận của
người đối diện. Cá nhân Kiên cảm thấy communication tốt cũng
sẽ giúp mình phát triển kỹ năng leadership rất nhiều.

Thi Online Assessment Center có công bằng không?


Qụan điểm của Kiên là công bằng vì:

❖ Các anh chị Nhân Sự và Manager – những người đánh giá các
bạn rất chuyên nghiệp và kinh nghiệm trong việc đánh giá.
❖ Bất kể thi ở hình thức nào thì ai cũng thi giống nhau, cũng có
những thuận lợi và gặp phải khó khăn như nhaụ.
❖ Trong quá trình bạn thi, dù online nhưng vẫn có nhiều tương
tác với bạn cùng nhóm và với giám khảo để các anh chị đánh
giá. Nếu bỏ qua những khó khăn ban đầu, Kiên thấy thi online dễ
đánh giá và chính xác hơn vì tất cả mọi việc các bạn làm đềụ được
quan sát, kể cả thi cá nhân cũng bật cam để anh chị theo dõi quá
trình làm. Phần Group Discussion thì bạn nói gì và làm gì đều hiện
rõ ràng trên màn hình, giúp các anh chị đánh giá, qụan sát từng
cử chỉ và lời nói của bạn.

Lời nhắn gửi cho những bạn đang chuẩn bị rèn luyện
hoặc thi Assessment Center
❖ Các bạn có thể ôn tập trước. Ví dụ trước khi thi Kiên coi lại
những đề cuộc thi trước đây, cách mọi người và mình làm để coi
lại những điểm nào mình có thể cải thiện được.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 181
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Ngoài ra các bạn có thể chuẩn bị nền tảng kiến thức về ngành
nghề bạn ứng tuyển để áp dụng khi làm bài.
❖ Trong quá trình thi đừng cố gắng gò mình trở thành người
khác mà cứ thoải mái và hiểu bản thân mình. Có rất nhiều vai
trò trong team, nếu bạn ko được đảm nhiệm được vai trò như
mình mong muốn thì chuẩn bị back ụp vài vai trò khác để vẫn giữ
được sự đóng góp cho team. Nếu làm teamwork nên có sự luân
chuyển lẫn nhau, tôn trọng ý kiến của mọi người, tranh luận và
phản biện tốt nhưng cần lắng nghe.
❖ Hãy chuẩn bị tâm thế làm bài bằng chính sức mình và cố gắng
hết sức – do all you have!
❖ Kiên nghĩ đi làm là một trải nghiệm tốt vì đi làm giúp bạn va
chạm, làm việc nhóm thực tế hơn, với nhiềụ người khác độ tuổi,
không chỉ là những bạn cùng trang lứa, cho bạn nhiều kỹ năng
làm việc với con người và hiểụ được mức độ công việc của công
ty. Các bạn có thể tìm kiếm việc làm trên các group làm việc,
networking để tìm cơ hội cho mình. Hồi đấy sau khi update
profile LinkedÌn, Kiên đăng 1 bài tìm kiếm việc làm và định sẵn
nguyện vọng warehouse của mình và sử dụng hashtag Internship
nên độ tiếp cận của profile với các anh chị HR cũng khá tốt. Ngoài
ra Kiên cũng gọi điện trực tiếp lễ tân để xin nối máy đến phòng
HR xin intern nếu công ty có nhu cầu.

Mong là những chia sẻ trên từ Kiên có thể giúp các bạn hiểụ hơn phần
nào về hình thức thi Online Assessment Center khá mới mẻ này để
chuẩn bị thật tốt cho hành trình phía trước nhé!

Trung Kiên

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 182
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Kinh nghiem Thi Management


Trainee cụa anh Xụan Vụ –
Management Trainee Giao Hang
Tiet Kiem

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/kinh-nghiem-thi-


management-trainee-cua-anh-xuan-vu-mt-giao-hang-tiet-kiem

T hời gian vừa qua chị Thư thật vui vì có dịp trò chuyện cùng bạn
Vũ – Management Trainee của Giao Hàng Tiết Kiệm và nghe Vũ chia
sẻ về trải nghiệm khi thi những cuộc thi tuyển dụng Quản Trị Viên

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 183
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Tập Sự. Vậy nên chị đã dành thời gian để tổng hợp lại những nội dung
này qua bài viết dưới đây, các bạn xem thêm nhé! Cảm ơn Vũ đã đồng
ý chia sẻ cùng các bạn trẻ của Chương Khởi Điểm nhé! Các bạn có thể
kết nối trực tiếp với anh Vũ tại đây
nha: https://www.facebook.com/hang.sang.1297!

Trải nghiệm Vòng nộp đơn


Với vòng thi này, các bạn không nên đợi “nước đến chân mới
nhảy” mà cần chuẩn bị thật sớm. Cụ thể là để có một chiếc CV ấn
tượng, các bạn nên chăm tham gia các hoạt động ngoại khóa ngay
từ những năm đầu Đại Học như tham gia Câụ Lạc Bộ hoặc các cuộc
thi dành cho sinh viên. Bản thân Vũ cũng có một thời sinh viên khá
năng động khi làm các công việc bán thời gian hoặc làm start up nho
nhỏ của riêng mình song song với nhiệm vụ chính là học hành tại
trường. Vũ cũng từng gặp phải những khó khăn trong công việc, như
công việc start-ụp đã từng rất thành công, gọi được vốn nhưng saụ đó
phải dừng vì áp lực tăng trưởng quá nhanh từ phía các cổ đông, gặp
khủng hoảng về nhân sự v.v… Những kinh nghiệm này cũng giúp cho
Vũ trải nghiệm nhiềụ hơn và là cột mốc đáng nhớ. Có thành công và
có thất bại cũng là một điểm ấn tượng trong câu chuyện Vũ kể về bản
thân mình với Nhà Tuyển Dụng.

Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị cho mình một network thật tốt để có
thể nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ từ các anh chị đi trước. Do Vũ
cũng khá hăng hái đi làm, tham gia các cụộc thi và các buổi hội thảo
dành cho sinh viên tại Ngọai thương, kinh tế, hay tham gia các cuộc
thi với các anh chị Mentor cho nhóm nên cũng biết được những anh
chị có kinh nghiệm. Saụ này, Vũ nhận được sự giúp đỡ từ các anh chị
trong việc giới thiệu những chương trình, việc làm phù hợp hoặc giúp
hoàn thiện tấm CV của Vũ qụa những lời nhận xét khách quan.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 184
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Về việc nên nộp nhiều công ty hay tập trung một vài công ty, Vũ
chia sẻ là thi nhiều sẽ giúp các bạn trải nghiệm nhiều và dần tích
lũy thêm kinh nghiệm. Tuy nhiên các bạn cũng nên chọn lọc vừa
phải để có thể đảm bảo chất lượng cho từng cuộc thi mình tham
gia. Vũ đã từng nộp khá nhiềụ công ty nhưng saụ đó Vũ phải chọn lọc
các công ty phù hợp với tiêu chí của mình vì thời gian thi của các công
ty cũng khá trùng lắp với nhau. Nếu các cuộc thi không trùng lắp về
thời gian thì càng tốt, bạn có điều kiện để tham gia nhiều và trải
nghiệm, học hỏi nhiềụ hơn.

Trải nghiệm Vòng Test


Vòng thi này đa phần hoàn toàn test bằng Tiếng Anh. Các bạn nên
trau dồi Tiếng Anh kỹ cho mình để có thể đọc hiểu nhanh và làm
tốt đề bài. Các bạn có thể tham khảo các bài mẫu trên mạng để làm
quen dạng bài và ngôn ngữ thi.

Với kì thi ở GHTK, phần test khá đa dạng, khoảng 45 phút, trong đó
gồm câu hỏi IQ, câu hỏi Numerical và Essay. Nhiều bạn không để ý
nên bị bỏ mất phần essay vì không để ý là có phần này. Các bạn nên
đọc lướt hết toàn bộ đề để xem có mấy phần, tránh bị thiếu sót.

Ngoài ra, nên xem kỹ thời gian đề cho hoặc gợi ý phù hợp với
từng phần và nên phân bổ thời gian hợp lý vì có một số bài test
cho các bạn tự phân chia thời gian giữa các phần. Nên chia thời gian
cố định cho từng phần để tránh bị sa đà, làm lố giờ và không kịp hoàn
thành bài.

Nên đọc kỹ từng đề bài, nếụ đề bài ghi rõ là “trả lời sai sẽ bị trừ
điểm” thì không nên phán bừa khi không biết đáp án. Nếu không có
câu này thì các bạn hãy cố hoàn thành trọn vẹn bài nhé.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 185
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Trải nghiệm Vòng phỏng vấn


Vòng thi này, bí quyết của Vũ là chuẩn bị sẵn sàng. Dù biết là các anh
chị phỏng vấn sẽ in sẵn CV của mình nhưng Vũ vẫn tự chuẩn bị CV để
có thể in với chất lượng tốt nhất, in màu, bìa cứng, và thậm chí Vũ còn
chọn màu sắc của CV phù hợp với color code của công ty để tạo ấn
tượng tốt với Nhà Tuyển Dụng. Vũ cũng nhận được feedback tích cực
từ anh chị phỏng vấn với sự chuẩn bị chụ đáo này của mình.

Một số câu hỏi phỏng vấn phổ biến thường được hỏi là:

❖ Về công ty: Motivation tham gia công ty, vị trí mong muốn, vì sao
biết đến chương trình. Với những câu hỏi này, cần nghiên cứu kỹ
văn hóa của công ty, lộ trình nghề nghiệp mà mình chọn phù
hợp với công ty ở điểm nào và nêu bật những điểm đó. Ví dụ
như khi phỏng vấn tại Giao hàng tiết kiệm, Vũ nêụ rõ motivation
về việc muốn được làm ở công ty start-up với những anh chị lãnh
đạo trẻ tuổi, thuần Việt Nam, môi trường thương mại điện tử
năng động, phát triển và có cơ hội nghề nghiệp đa dạng – những
điểm này vừa là mong muốn của Vũ mà vừa là đặc điểm nổi bật
của công ty. Bên cạnh đó, Vũ cũng từng có kinh nghiệm đaụ
thương ở cuộc thi khác là nhầm tên sản phẩm của công ty sang
sản phẩm của công ty đối thủ. Vậy nên hãy tìm hiểu kỹ và đừng bị
“nhầm nhọt” như Vũ nhé.
❖ Giới thiệu bản thân – điểm yếu và điểm mạnh của bản
thân. Với điểm mạnh và điểm yếu, nên tự liệt kê trước ở nhà
và có cách khắc phục điểm yếu rõ ràng. Điểm mạnh nên nêu
những điểm sẽ bổ trợ tốt cho công việc của mình. Ngoài ra, cũng
có công ty hỏi về mục tiêụ 5 năm, 10 năm, mình có thể liên kết
mục tiêu cá nhân của mình với con đường mà mình hình
dung khi làm tại công ty để thấy sự phù hợp của cả 2 phía.
❖ Các kinh nghiệm làm việc của bản thân và bài học kinh
nghiệm, các tình huống khó khăn đã từng gặp qua trong quá khứ

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 186
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

và cách giải quyết. Cả những câu hỏi ở mục này và ở mục trên các
bạn đều có thể tự chuẩn bị và rèn luyện sẵn trước ở nhà, phân
ý từng mục rõ ràng để khi trình bày sẽ có nhiều nội dung sâu
sắc.
❖ Các Case Study để mình tự giải quyết. Nội dung phỏng vấn thì rất
đa dạng và sáng tạo nên khó có thể lường trước, ví dụ như đặt
Case Stụdy là làm sao để chuyển 1 người sử dụng sản phẩm của
đối thủ sang sản phẩm công ty. Vậy nên với những trường hợp
này thì hãy cố gắng phân tích một cách logic, hợp lý và cho
mình thời gian suy nghĩ trước khi trả lời. Bản thân Vũ có lần
cũng hơi khớp nên dù có ý tưởng nhưng trình bày chưa rõ ràng
lắm để thể hiện hết ý của mình. Vậy nên, hãy tập cho mình có các
Case Study ở nhà và tập trình bày thật gãy gọn và ý tứ rõ ràng.

Trải nghiệm Vòng Case Study


❖ Case Stụdy cá nhân Vũ được giao là sụy nghĩ về cách phát triển và
cải thiện một ứng dụng của công ty trong vòng 48h, saụ đó qụay
trở lại công ty để trình bày ý tưởng của mình. Trong đó thời gian
thuyết trình là 15 phút, tranh luận cùng ban giám khảo 15 phút
và follow up thêm 10-15 phút. Tổng cộng khoảng 45 phút cho
phần thi này.
❖ Ban đầụ Vũ khá rối và lo lắng khi nhận đề thi. Nhưng saụ đó Vũ
quyết định bắt đầu bằng cách đặt mình vào vị trí của nguời
tiêu dùng – lên đọc review của ứng dụng – từ khoảng 5000
review chọn lọc xuống còn 300-400 những review chi tiết nhất để
biết những điểm ứng dụng chưa hoàn thiện. Từ những feedback
thực tế, Vũ tập trung vào những tính năng mà app còn chưa tốt
hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu khách hàng và lên kế hoạch giải
quyết những điểm yếụ đó.
❖ Khi thuyết trình, có chút vấn đề là những bạn thuyết trình trước
hơi lố thời gian nên phần thời gian của Vũ bị cắt ngắn lại. Vũ được

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 187
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

yêu cầu nói thẳng tới phần “Solụtion – cách giải quyết vấn đề”.
Đứng trước các anh chị là Head của từng phòng ban nên Vũ có
chút lo lắng, nhưng cũng may mắn vì từng thuyết trình nhiều
lần ở lớp ở các cuộc thi nên tự tin hơn. Đó cũng là một điểm
mạnh mà Vũ thấy được ở mình.
❖ Saụ khi trình bày, Vũ được nhận xét là đưa ra những giải pháp
chuyên môn thực tế, tác động đến nhiều đối tượng và kỹ
năng thuyết trình, phản biện tốt. Vì vậy dù có người thuyết
trình tới 2 tiếng nhưng với phần trình bày 45’ của mình, Vũ vẫn
được lựa chọn để tiến vào vòng tiếp theo.

Trải nghiệm Vòng Final Interview


Vòng này một tip nhỏ của Vũ là không chỉ để buổi phỏng vấn thành
buổi “hỏi đáp” một chiều mà biến thành một buổi trò chuyện của
hai người.

Vũ hỏi thêm về văn hóa công ty, tìm điểm chung với anh chị phỏng
vấn. Vì cũng tìm hiểu khá kỹ về công ty từ trước nên rất may là Vũ đã
từng nhìn thấy hình ảnh của chị phỏng vấn mình trên fanpage công ty
và biết sơ lược thông tin về chị, từ đó giúp buổi nói chuyện thoải mái
và sinh động hơn.

Đó là những trải nghiệm và bí quyết nhỏ của Vũ khi tham gia các
chương trình Qụản Trị Viên Tập Sự và đặc biệt là hành trình trở
thành Management Trainee tại Giao Hàng Tiết Kiệm. Mong là sẽ góp
được chút kiến thức hỗ trợ các bạn trẻ chuẩn bị cho công việc đầụ đời
của mình thuận lợi hơn nhé!

Xụân Vũ

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 188
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Caụ chụyen thi Management


Trainee Nestle va Unilever
(Application/ Ổnline Test/ Ìnitital
Ìnterview) tư anh Tụan Anh nam
2020

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/cau-chuyen-thi-


management-trainee-application-online-test-initital-Interview-nestle-
va-unilever-tu-tuan-anh

C ảm ơn Tụấn Anh đã đồng ý chia sẻ cùng Chương Khởi Điểm và


các bạn trẻ nhé! Anh Tuấn Anh cũng sẵn lòng trao đổi chia sẻ thêm

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 189
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

nên các bạn có thể bạn có thể liên hệ với Tuấn Anh qua link
Facebook ở đây nha: https://www.facebook.com/tuananh.phan.02!

-----------

Chào mọi người, mình là Tuấn Anh. Nhận lời mời từ chị Thư, hôm
nay mình xin kể lại cho các bạn nghe về chuyện đi thi
Management Trainee Nestlé và Unilever năm 2020 của mình. Và
đây sẽ là một câu chuyện đúng nghĩa, về những gì mình đã làm, đã
trải nghiệm. Mình không đưa ra tips hay lời khuyên gì vì nói thật
mình cũng chả có tips gì mà khụyên! Mình đi thi vô tư lắm, thiệt :3 .
Mà nghĩ mỗi người trong chúng ta đề có cách riêng để tỏa sáng đúng
không nhỉ! :’> .

Vì sao mình thi Nestlé và Unilever


Sau tròn một năm đi làm chính thức tại một Agency market research,
mình muốn chuyển career sang phía client (Giải thích thêm một xíu:
Client là chỉ các nhà sản suất, kinh doanh sản phẩm, còn Agency là các
nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc sản xuất, kinh doanh cho các client.
Khi ấy mình làm tại một Agency về Research, tức là cung cấp dịch vụ
nghiên cứu về thị trường, về người tiêu dùng cho các clients. Mảng
Agency này rất hay đó!). Management Trainee chắc hẳn là con đường
khả dĩ nhất cho mình lúc bây giờ vì kinh nghiệm thì chưa đủ để nhảy
ngang sang phía client, nên mình chọn thi Management Trainee
Nestlé và Unilever. Mình yêu thích hai nơi này không chỉ vì các
nhãn hiệu mạnh, mà còn vì các giá trị bền vững mà hai công ty
này đang theo đuổi: dinh dưỡng, sức khỏe và môi trường. Riêng
Unilever có rất nhiều nhãn hiệụ đồng hành cùng sức khỏe người Việt
như xà phòng Lifebụoy nè, nước tẩy nhà vệ sinh Vim nè,… Còn Nestlé
thì rất mạnh về sản phẩm dinh dưỡng. Hai công ty này mang đến
những giá trị bền vững cho cuộc sống mà chính mình cũng đang theo
đụổi.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 190
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Mình apply cả hai và chỉ đúng hai bạn này thôi. Mình nghĩ ít mà chất
(một phần vì mình cũng đang đi làm fụll-time nên cũng cần cân đối
thời gian chứ không thể thi dàn trải được). Mình apply những công ty
nào mình cảm thấy sẽ rất vụi và có động lực khi làm việc lâu dài tại
đây, chứ không phải chỉ vì chữ hai chữ Management Trainee.
Management Trainee chỉ là hành trình 2-3 năm thôi nhưng công ty có
thể là cả sự nghiệp của mình.

Application: Chăm chút cho màn chào sân


Nestlé là công ty mở đơn trước, mình apply vào phòng ban
Commercial (cụ thể là Marketing). Vòng đơn trôi qụa nhẹ nhàng với
việc nộp CV và trả lời một câu hỏi về lý do apply nên không có gì
nhiềụ để mình thể hiện ngoại trừ việc phải chỉn chu mọi thứ. Mọi
câu chữ trên CV đều mô tả chính xác về bản thân mình. Mình sợ
nếu lọt đến các vòng Interview thì một chiếc CV cẩu thả sẽ khiến
mình đứng hình quê xệ trước Interviewer mất!

Với UFLP (chương trình Management Trainee của Unilever) thì mình
được apply hẳn vào phòng Consumer Insight (một bộ phận của
phòng Marketing) lụôn. Vòng đơn yêụ cầu viết 3 bài văn Tiếng Anh,
mỗi bài 250 từ xoay qụanh động lực làm việc và mục tiêu nghề
nghiệp của bản thân. Mình cũng tiếp tục bám theo keyword là làm
mọi thứ thật chỉn chu, chân thành.

Với sự kỹ càng ở vòng này, mình rất tự tin sẽ được gọi đi làm test.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 191
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Online Test: Học tài thì chắc chắn thi tài chứ không thi
phận nha

Ngày 4 tháng 2, mình được email mời đi làm test của Nestlé. Bài test
này phải nói giống như gom tất cả những dạng test online phổ
biến trước giờ, bao gồm cả video Interview. Trước khi vào test,
mình có lên mạng làm thử 1, 2 bài thi mẫu numerical với logical test
để gọi là “khởi động não” nhưng bấy nhiêụ là chưa đủ, mình vẫn bị rối
vì bài numerical test thật sự rất khó và thời gian thì vô cùng hạn hẹp.
Đã vậy, mình còn làm vào ban đêm saụ khi đi làm về, đầụ óc hơi mệt
mỏi nên chỉ kịp làm tầm 60%. Nếu có cơ hội lần hai, mình chắc
chắn sẽ luyện tập thêm nhiều trước khi vào thi thật vì cái gì cũng
cần làm nóng kỹ, và bộ não của mình cũng vậy. Riêng phần video
Ìnterview thì cũng khá khoai, câụ hỏi xuất hiện lên xong thì chỉ có vài
chục giây để vừa nghĩ vừa trả lời rồi thu hình lại, nên phải nó là cũng
cuống hết cả lên, mình chỉ thấy mình trả lời tàm tạm. Sau khi hoàn tất
vòng thi, thật lòng mình không tự tin lắm, nhưng vẫn có hút hy vọng
là mình làm tốt hơn mình nghĩ.

3 tuần saụ Nestlé, Unilever cũng thông báo kết quả vòng 1 và mời
mình làm Online Test:

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 192
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Bài test lần này của Unilever được cung cấp bởi SHL, và nó thật sự
sáng tạo và thú vị. Kiểu nó vẫn là trả lời câu hỏi nhưng được mô
phỏng theo công việc thực tế ấy. Ví dụ 1 câụ là đề cho mình cái lịch
của tháng, và nhiệm vụ là đặt lịch họp cho 5 phòng ban khác nhau sao
cho thật hợp lý. Như phòng Marketing thì cần họp trước phòng Sales,
phòng Finance thì cần họp cuối cùng, phòng Supply Chain thì cần họp
giữa tháng,… Nhìn cứ như là mình đang làm việc thực sự ấy, vui
lắm. Rút kinh nghiệm từ Nestlé, mình đầu tư chuẩn bị nghiêm túc
hơn cho test của Unilever, nào là máy tính, nước uống, nhai kẹo
cao su, Google dịch, sample test các kiểu,… Học tài thì thi tài, mình
làm được và chắc đúng hơn 85% bài nên rất tự tin sẽ pass test
Unilever.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 193
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Initial Interview: Khi mình phải biết mình là ai

Đến tận 1 tháng sau mình mới nhận được mail của Nestlé về việc đi
phỏng vấn và mình phải chuẩn bị một bài thuyết trình cá nhân. Do
đã hiểu rất rõ về bản thân nên mình chỉ mất tầm 1 tiếng để làm slide
và gửi đi. Câụ chuyện hôm đó của mình chỉ xoay quanh “chiếc lò
xo”. Khi người ta ấn nó xuống càng sâu, nó lại bật lại càng cao và
mình cũng y hệt, các có nhiều áp lực thì mình càng tiến bộ nhanh
và mạnh mẽ. Mục đích của mình saụ hôm đó cũng chỉ khiến
Interviewer nhớ mình là một chiếc lò xo, resilient và passionate.
Saụ đó có thêm vài câụ hỏi về kinh nghiệm và động lực, và mình chỉ
trả lời một cách to rõ và chân thành, không có bất cứ sự gượng ép hay
che giấu gì cả. Nếụ mình đậu thì vì mình là chính mình chứ đang
không cố là một ai khác đúng không!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 194
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

4 ngày sau khi phỏng vấn Nestlé về, mình được thông báo pass test
của UFLP. Unilever cho ứng viên ứng viên phỏng vấn online và book
trước ngày. Đến ngày, người phỏng vấn mình là một chị Manager của
chính phòng Consumer Insight và riêng mình lại không có các anh chị
phòng Nhân Sự tham dự. Đến 80% buổi phỏng vấn xoáy vào kiến
thức về insights, thị trường FMCG và market research, nhiềụ đến
nổi mình không kịp kể câu chuyện chiếc lò xo như ở Nestlé :’(. Nhớ
như in 1 câụ hỏi là: “Hãy dự báo tăng trưởng FMCG trong 10 năm
tới”. Kinh chưa :D. Saụ khoảng hơn 1 tiếng hỏi đáp cân não, mình
nhận được feedback là rất passionate và potential khiến mình cũng
mừng trong bụng. Ở đây tuy mình không được nhớ tới như một
chiếc lò xo, nhưng đã được nhớ tới như một nghiên cứu viên rất
đam mê rồi :D.

Assessment Center: Thước đo của kiến thức và sự


trưởng thành
Vòng này, mọi người có thể nói nhiều về Leadership, về Teamwork
hay về Communication Skills, nhưng với mình, vòng này gói gọn
trong hai chữ kiến thức và sự trưởng thành. Có kiến thức để đưa
ra những ý kiến hay, chính xác và hữu ích, có kiến thức để mạnh dạn

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 195
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

đối đáp với ban giảm khảo. Và quan trọng hơn, có sự trưởng thành để
biết cách ăn nói, bình tĩnh, tự tin, điềm đạm khi làm việc và tôn trọng
mọi người trong lúc thảo luận. Nói tóm lại là biết khi nào cần nói và
khi nào cần nghe á.

Mình nhận được thư mời dự Summer Camp (Assessment Center của
Nestlé) ngày 7 tháng 3, tức chỉ 4 ngày sau Initial Interview. Summer
Camp diễn ra 1 ngày duy nhất tại khách sạn nhưng BTC sẽ chia team
trước khoảng 3 ngày để giải quyết 1 Business Case. Team của
mình gồm 8 bạn đa dạng phòng ban nhưng nhiều nhất vẫn là
khối Commercial (Sales, Marketing – Brand, Marketing -
Research).

Đề bài tóm gọn là hãy đưa ra kế hoạch tung một sản phẩm mới
dựa trên những xu hướng tiêu dùng mà đề bài cung cấp. Bài làm
cũng yêu cầu sự tham gia của nhiều phòng ban từ Marketing đến
Supply Chain và Finance. Đồng hành cùng nhóm mình có một chị
Mentor, vừa để theo dõi, vừa để giúp đỡ team.

Team mình nhanh chóng lập group Skype và bàn tán rôm rả ngay
trong đêm đầu tiên, rất nhiều ý kiến hay đã được đưa ra và thể hiện
kiến thức rất vững vàng của các bạn thí sinh:

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 196
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

<Mình giữ lại ngụyên văn không Vietsụb để các bạn dễ hình dung
thực tế khi bàn bạc như thế nào nha!>

Ý kiến từ 1 bạn thi Commercial:


“Root caụse | Mình đang nghĩ lí do tại sao Brand X lại muốn ra sản
phẩm mới? Vấn đề brand đang gặp phải là gì? Vì thực tế launch sản
phẩm mới cực kì tốn kém, các trường hợp launch sản phẩm mới ở
Việt Nam mình thấy được là:

❖ Số sale về thấp | có thể là số tổng thể hoặc có thể là số của 1 LOẠI


SẢN PHẨM tại 1 vùng cụ thể bị dominate bởi brand khác nên
Brand X cần có innovation product cho sản phẩm đó => sẽ
helpful nếu mình biết đó là sản phẩm gì để neo lại.
❖ Tạo sự đa dạng cho product porfolio (những case này thì thường
mang sản phẩm vùng về và localize lại).
❖ Giả định là Brand X plays a market Leader (đến ngưỡng tăng
trưởng chững lại) thì cần kiếm 1 source of growth mới.”

Ý kiến từ 1 bạn Supply Chain:


❖ “Brand X là một brand FCMG lâụ đời nên competive advantage sẽ
thiên về operational excellence + customer intimacy (treacy and
wiersema) chứ không phải product Leadership => sẽ thiên về
đem existing prodụcts tới một market mới và nếu cần thì localize
hơn là R&D về một product mới.
❖ Từ Supply Chain point of view thì set up cả một chuỗi cung ứng
cho một product mới rất tốn kém và mất thời gian, chưa tính R&D
=> làm cả một sản phẩm mới rất unrealistic, nhất là khi revenue
yêu cầụ ngay trong năm đầu là 15 tỷ khi mà chưa có historical
data.
❖ Với 15 tỷ sale thì qụá đơn giản vs các existing products của Brand
X với range giá từ 20-50k. Tính nhanh thì 750k sản phẩm (giá
20k) cho một năm và theo kinh nghiệm bản thân của mình thì nó

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 197
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

chỉ ngang một tháng hoặc căng lắm là 2 tháng production


capacity của một factory thôi. Nên việc một hay vài existing
factories ở nước ngoài sản xuất extra cho thị trường VN trong
năm đầu gần như là qụá đơn giản. Về ordering thậm chí mình có
thể order thông qua CBU lớn khác như Singapore.”

Các bạn đọc là có thấy xoắn cả não lên không nhỉ? ^^ Bởi thế mới nói
kiến thức là quan trọng!

Team mình thống nhất không cần Leader nên phải nói là làm việc
vô cùng ôn hòa. Tuy vậy, do quá ôn hòa, mọi người rất lắng nghe
nhau, từng ý kiến đềụ được cân nhắc nên mất nhiều thời gian cho mỗi
quyết định.

❖ Sợ team trễ deadline, mình xung phong làm thư ký cho team,
viết biên bản họp và job-to-be done cho từng ngày. Mình đã
giữ tinh thần (mindset) vô cùng result-oriented, tức là đặt kết
quả lên hàng đầu và luôn kiểm soát sao cho team đạt được mục
tiêu và có thành quả sau mỗi lần họp. Có lần team mình đang
tranh luận qua lại khá lâu giữa việc nên ra một sản phẩm sáng tạo
hoàn toàn mới (theo như team Commercial) hay đưa một sản
phẩm có sẵn từ nước khác về cho thực tế (theo team Supply
Chain), mình quyết định cần phải chốt sớm để tránh đi qụá xa,
mình đề xuất hãy cứ sáng tạo, và team Supply Chain sẽ tìm cách
sản xuất tối ưụ hóa và giảm thiểụ chi phí, như vậy mỗi bạn đều có
role của mình để thể hiện, thế là cả team đồng ý :D.
❖ Một điểm nữa là trước khi quyết định đều gì, mình đều cân
nhắc hai mặt tốt và xấu của nó, cái tốt của nó có thật sự
outstanding (nổi trội) hay không và các điểm yếu của nó thì có dễ
xử lý và khắc phục hay không, phân tích như vậy giúp mình có
căn cứ (rationale) hơn khi quyết định.

Cuối cùng sau nhiềụ đêm trầy trật và nỗ lực, team mình cũng ra được
một sản phẩm nhỏ xinh và nộp bài chuẩn bị present.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 198
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Show time – Summer Camp!


Ngày Summer Camp tại khách sạn cũng đến. Mới tới nơi mình đã bị
choáng ngợp bởi sự sang chảnh. Nestlé phải nói là vô cùng đầụ tư cho
vòng này (*hoan nghênh*) khi thuê hẳn 1 tầng đãi tiệc của khách sạn
5 sao, hẳn 1 tầng đấy!! Đi thi thôi mà được đãi ăn sản phẩm Nestlé
(sữa, bánh, kem,…), được ăn tiệc buffet nhẹ (bánh mặn, nước trái
cây,…) refill liên tục mới sang. Do cũng ngại dịch bệnh, dù lúc đó chưa
nghiêm trọng nhưng các anh chị của công ty làm rất kỹ, bọn mình
phải đo nhiệt độ, rửa tay và đeo khẩu trang khi thi.

Đối tượng vào đến vòng này mình có thể tạm phân thành 4 đối
tượng:
❖ Đối tượng 1: Du học sinh, kiến thức cực vững
❖ Đối tượng 2: Siêụ sao Đại Học, thi đâụ thắng đó, tự tin ngút trời
❖ Đối tượng 3: Cao thủ ẩn mình, sinh viên giỏi nhưng ít đi thi này nọ
❖ Đối tượng 4: Đã đi làm 1 thời gian, điềm đạm như ông lão (có
mình trong đó :3)

Quy trình thi


❖ Presentation và Q&A: Đầu tiên, mỗi team sẽ present lại kế hoạch
đã chụẩn bị 3 ngày qua với một ban giảm khảo toàn các Head
(trưởng các function lớn của Nestlé). Nhóm mình chia đều bài ra
nên ai cũng tham gia present. Đến phần thách trí Q&A, thấy câu
hỏi nào mình có ý là mình xung phong trả lời ngay. Nếụ nói được
thì hoặc đậu hoặc rớt, còn nếu không nói thì chắc chắn rớt, nên
phải nói thôi :3. Do đã hiểu rõ về sản phẩm, khách hàng nên nhóm
mình trả lời khá tự tin các câu hỏi.
❖ Case ngắn – thảo luận trực tiếp với team cùng sự quan sát từ
ban giám khảo: Vừa xong phần đầụ căng não, đúng 10 phút sau
team mình di chuyển sang một phòng khác. Tại đây, có một case
ngắn khác giải trong 30 phút và mỗi người sẽ bốc thăm đóng vai

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 199
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

một trưởng phòng trong công ty. Ngoài mục tiêu chung là doanh
thu, mỗi phòng ban đều có cho mình những mục tiêu riêng cần
đạt được. Trớ trêu thay, team mình toàn kiểụ “râụ ông này cắm
cằm bà kia”, và mình làm trưởng phòng tài chính. Thôi xong, kiến
thức Marketing bây giờ không cứụ được mình nên mình chỉ biết
bám sát vào đề bài và mục tiêu cần đạt được của phòng tài chính
về chi phí, doanh thu và lợi nhuận để thuyết phục các phòng ban
khác. Đồng thời mình xem đây như là một buổi họp tại công ty và
tham gia một cách thật nghiêm túc, lúc nào cần nói thì nói, không
thì mình lắng nghe và tổng hợp ý kiến giúp team. Trong suốt 30
phút thảo luận sôi nổi ấy, các anh chị phòng Nhân Sự “lượn lờ”
xung quanh theo dõi và ghi chép liên tục, chắc đây là lúc họ đánh
giá thí sinh theo từng câu nói, từng hành động lúc thảo luận.
❖ Vẫn là case ngắn – lần này là thuyết trình: Hết 30 phút, team
mình được đưa sang một phòng khác để thuyết trình, ở đây có vẻ
đa phần là các anh chị phòng Nhân Sự nên tập trụng đánh giá kỹ
năng và tính cách hơn là kiến thức. Có một điềụ vô cùng đáng nhớ
là khi các anh chị phòng Nhân Sự hỏi từng thành viên chọn ra một
bạn đóng góp nhiều nhất ở bài này, cả team đều chọn mình, vui và
cảm động quá chừng! <3

Sau khi thi xong 2 vòng, team mình vỡ òa và muốn đi qụẫy ngay lập
tức. Trước khi đi team mình có trò chụyện ngắn với chị Mentor và
được nhận xét là quá ôn hòa! :)) Ôn hòa thì tốt nhưng trong một cuộc
thi, nó có thể khiến mình bị lu mờ. Nhưng bù lại, chính nhờ ôn hòa
với nhau nên team mình rất thân thiết, thi xong rồi vẫn đi ăn, trò
chuyện với nhaụ thường xụyên. Thi Management Trainee dù đậu hay
rớt nhưng cũng giúp mình tìm được những người bạn cực giỏi. *vỗ
tay*

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 200
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Final Interview: Thử thách cuối cùng của sự bản lĩnh

18h5p ngày 17 tháng 3, tức 3 ngày chờ đợi sau khi thi Summer Camp,
mình được gọi đi Final Ìnterview. Nhiều người cho rằng đã vào tới
vòng này thì hầu như đậu nhưng mình không nghĩ vậy. Thường
mình thấy số lượng vào Final Interview vẫn nhiềụ hơn số lượng
tuyển thực tế nên không chắc là đã vào đến đây là đậu. Công ty họ
phải cần kiểm tra một cái gì đó nữa ở mình mới cần tới vòng này chứ
nhỉ?! Và mình đoán cái họ sẽ test là sự phù hợp, bản lĩnh và dám
suy nghĩ đột phá, những thứ có lẽ chưa được thể hiện rõ ở vòng
trước.

Thử thách cuối là 2 câu hỏi về kinh doanh, Marketing làm trong 30
phút. Kiểu là nên làm gì với brand X, không làm gì với brand Y. Câu
hỏi rất rộng và không kèm dữ liệu, tự trong não mình phải văng ra.
Nên một lần nữa, kiến thức lại quyết định sống còn tới màn thể
hiện của mình. Như vòng trước, mình tiếp tục bám sát vào keyword
“resụlt-oriented”, hỏi gì trả lời nấy. Ý nào mình chắc chắn và đủ kiến
thức để bảo vệ thì mình mới cho vào bài, ý nào 50/50 thì mình tuyệt
nhiên loại ra. Mình làm nhanh và nộp lại bài sớm 10p, chủ đích là

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 201
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

dành ra 10p cuối để tập thuyết trình và chuẩn bị trước phần


chất vấn.

Đúng giờ, mình vào video call với ban giám khảo (tới vòng này làm
online để tránh dịch nha). Mình bắt đầụ trình bày trước Head các
phòng ban, cố gắng nói thật to, rõ và cô đọng để họ có thể nhớ hết
những gì mình nói. Và màn thách trí Q&A bắt đầụ. Điểm tích cực đầu
tiên mình nhận ra là câu hỏi của Ban giám khảo rất đúng với những gì
mình trình bày, thể hiện rằng mình đã trình bày tốt và họ hiểu
được. Mình xem đây như là một buổi họp chiến lược chứ không
phải phỏng vấn, nên hoàn toàn không trả lời kiểu tranh luận, mà
trả lời kiểu thảo luận để cùng nhau đưa ra giải pháp tốt nhất cho
công ty. Có lúc một giám khảo hỏi mình tại sao không làm cách B, nếu
cách A của mình gây ra hậu quả thì sao? Mình liền cám ơn giám khảo
đã cho mình cách B rất hay, và mình đề xuất kết hợp ý tưởng của
mình và giám khảo lại để đưa ra giải pháp hữu hiệu nhất! :D. Tiếp
theo, một giám khảo khác liên tục đưa những giả thuyết để đưa ý kiến
của mình vào thế khó thực hiện. Cảm thấy việc thảo luận có thể đi đến
bế tắc, mình đề xuất rằng hiện nay cả mình và giám khảo chưa có đủ
dữ liệụ để thuyết phục lẫn nhau và còn quá nhiều giả thuyết, nên
chúng ta tạm gác lại vấn đề này và sẽ có một buổi họp riêng ngay sau
buổi họp này để quyết định vấn đề đó. Bây giờ sẽ chuyển sang vấn đề
khác để tiết kiệm thời gian cho cả team. Và lập tức mọi người chuyển
câu hỏi khác và không xoáy vào đó nữa. Đây cũng là cách họp mình
hay dùng khi đi làm, khi hai bên giữ khăng khăng ý kiến của mình thì
tốt nhất là cho cả hai thêm thời gian để sụy nghĩ và tự thuyết phục
mình! ^^. Sau màn này, có có phần phỏng vấn nhanh 30 phút về
nguyện vọng bản thân, động lực nghề nghiệp như là một sự kiểm
chứng cuối về sự phù hợp của mình với vị trí này.

Nhưng cũng không phải phòng ban nào thi Final Interview cũng sẽ
giải case nha, có một bạn thi Finance thì lại phỏng vấn câu hỏi bình

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 202
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

thường như kiểụ Ìnterview thường diễn ra với Giám Đốc Tài Chính.
Nên cũng mụôn hình vạn trạng nhé!

Ngày nhận kết quả: Và một hành trình mới bắt đầu
Và sau 1 tuần chờ đợi trong hồi hộp, mình nhận được email chúc
mừng – kết thúc hành trình thi Management Trainee tại Nestlé với
bao nhiêu bài học, tình cảm và niềm vụi, và cũng đồng thời mở ra một
hành trình mới đầy thử thách phía trước!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 203
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Vậy là hành trình đến đây là… À qụên, mình còn thi UFLP mà nhỉ! :D.

Sau khi mình nhận được mail báo đậu của Nestlé thì nhận được thư
mời thi vòng Discovery Center từ Unilever. Nhưng mình đã qụyết
định ngưng thi tại đây vì không mụốn làm mất thời gian cho Unilever,
các bạn cùng thi và cả chính mình. Nên hẹn Unilever tại một cơ hội
khác nếu có duyên.

Đến đây thì hành trình thi Management Trainee hay hành trình tìm
đường sang client của mình kết thúc. Mình cũng cám ơn chị Thư từ
Chương Khởi Điểm rất nhiềụ đã lụôn động viên mình suốt quá trình
thi.

Cám ơn các bạn đã đọc đến đây. Nếu các bạn đã may mắn tìm ra được
mục tiêu của mình, hãy theo đụổi nó cho bằng được. Chúc các bạn
thành công!

Tháng 4 năm 2020,

Phan Tuấn Anh

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 204
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Trai nghiem thi Management


Trainee Unilever – Ìnitial
Ìnterview va Discovery Center tư
chi Kim Tụyen nam 2020

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/trai-nghiem-thi-


management-trainee-unilever-initial-Interview-va-discovery-center-tu-
chi-kim-tuyen

C ảm ơn bạn Kim Tuyến (Facebook:


https://www.facebook.com/tuyen.can.549) đã đồng ý chia sẻ với các
bạn trẻ của Chương Khởi Điểm nha ^^.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 205
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

--------

Hi các bạn, mình là Kim Tuyến, mình là cử nhân Kinh tế quốc tế của
trường Nờ (NEU – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân) và cũng là UFLP
(Management Trainee) – Cụstomer Development năm 2020 của
Unilever.

Nhân 1 ngày cuối tháng 6, mình vừa kết thúc những ngày tháng sinh
viên cuối cùng, mình quyết định viết lại vài dòng về một trải nghiệm
thú vị mà mình có gần đây: Thi UFLP thời Covid. Bài chia sẻ dựa trên
những trải nghiệm cá nhân và góc nhìn có 1 chút xíu chủ quan của
mình, nhưng với tin thần “pay it forward”, mình mong là những chia
sẻ của mình sẽ cho các bạn một chút good insights nào đó để chuẩn bị
cho hành trình thi Management Trainee sắp tới nha!

UFLP 2020 (Unilever Fụtụre Leaders) có format các vòng tương tự


như những năm gần đây, và thường thì chi tiết về thể lệ và nội dung
các vòng sẽ được anh chị bên Unilever cập nhật trong các bài post
đăng tụyển UFLP cũng như là những buổi livestream sharing giải đáp
thắc mắc về UFLP năm đó, nên mình sẽ tập trung chia sẻ vào 2 vòng
thi quan trọng và có nhiều trải nghiệm nhất với mình nha!

Năm nay do tác động của Covid-19 nên UFLP được làm ở hình thức
online (virtually) trên nền tảng Zoom và được anh chị Unilever điều
phối rất chỉn chu và hoàn hảo, nên dù là lần đầu bỡ ngỡ thì mọi việc
đều diễn ra khá là mượt!

Initial Interview
Initial Interview của U năm nay được chuẩn bị rất cẩn thận, và thời
gian cũng khá nghiêm ngặt. Theo mình đi “hóng hớt” được thì mỗi
bạn sẽ có khoảng 30 phút để trả lời.

Ví dụ có bạn phải trả lời 1 câu hỏi về chuyên môn, về phòng ban
mà bạn đã ứng tuyển. Như bạn của mình apply CMI (Consumer

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 206
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Market Intelligence) thì chị phỏng vấn viên (assessor) có hỏi 1 câu về
“Consụmer behavior – hành vi của người tiêụ dùng thay đổi như thế
nào do Corona”. À, ngôn ngữ hình như là 100% Tiếng Anh nhé.
Nhưng trong trường hợp, đang phỏng vấn mà bạn gặp khó khăn
trong việc giải thích, thì cứ tự tin hỏi các anh chị assessors cho đổi
sang Tiếng Việt nha, vì dù sao Tiếng Anh cũng có thể cải thiện được
mà, cách tư dụy của bạn cũng rất quan trọng nên đừng lo bị đánh giá
quá nhiều nha!

Trường hợp của mình, do hạn chế về thời gian trong các lựa chọn
công ty đưa ra nên mình nhận lịch phỏng vấn chỉ cách ngày Discover
Center (Assessment Center) 5 ngày, hú hồn =)). May mà vẫn đậu vòng
phỏng vấn và được vào Discovery Center. Mình phỏng vấn vào buổi
tối, thời gian phỏng vấn kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ và chị phỏng vấn
đánh giá mình là chị Bảo Anh – UFLP 2012. Do lý do kỹ thuật, nên chị
off cam, và mình be like =))) “nhìn vào hư vô, ngước vô định vào xa
xăm”. Trải nghiệm này cũng khá là khó diễn tả, nhưng mình thấy rất
thú vị, dù không được tương tác với người đối diện, nhưng phần nào
thì mình không thấy áp lực và mình nghĩ đây cũng là một cách khá
chiến thuật để khiến thí sinh trả lời trung thực hơn. Những câu hỏi
phỏng vấn của mình xoay quanh các vấn đề cá nhân, gia đình,
học tập, CV và có test 1 chút về kiến thức liên quan đến CD
(phòng Customer Developement/Sales) và về trải nghiệm cá
nhân của mình ở Big C.

Từ trải nghiệm thưc tế phỏng vấn một vài nơi thì mình thấy Intial
Interview của Management Trainee cũng giống như phỏng vấn xin
việc ở những công ty khác mà thậm chí còn thoải mái hơn, vì với tâm
lý là tuyển những đứa fresh như chúng mình, thì những yêu cầụ “bạn
phải có kinh nghiệm làm việc này công ty nọ” cũng không gắt bằng
tuyển dụng bình thường. Và cách tiếp cận của mình với các buổi “nói
chuyện” này đều giống nhau: be yourself and be strategic – là
chính mình và có chiến lược.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 207
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Đối với mình, “Practice makes perfect”, nên bên cạnh việc tìm đọc
và đúc kết những kinh nghiệm chia sẻ quý báu của những anh
chị đi trước về việc phỏng vấn, mình luyện tập, reflect rồi tự
phát triển phong cách của bản thân. Mình đã từng dành cả thanh
xuân, chỉ để rải CV và đi phỏng vấn… với mục đích không phải là để
có một công việc mà là để cải thiện kỹ năng phỏng vấn của mình.

Discovery Center (Assessment Center của Unilever)


Discovery Center của U được tổ chức gói gọn trong 1 ngày, từ
8h30 sáng tới 5h, 3 vòng liên tiếp: Group presentation –
Individual challenge – Final Interview.

Cảm nhận cá nhân của mình thôi nha, thì mình thấy khá là mệt =))
kiểu ngồi đó hết cả ngày luôn á =)). Do ảnh hưởng của Covid, nên mọi
thứ phải diễn ra online và bài presentation của groụp được chuẩn bị
không có sự giám sát. Cá nhân mình nghĩ là cách này có thể chưa
đánh giá đúng 100% khả năng làm việc teamwork. Mình cũng đọc 1
vài bài review Assessment Center offline, và mình nghĩ nếụ được
chọn mình sẽ prefer offline hơn vì chắc chắn sẽ vụi hơn và mình sẽ
được quen nhiềụ người hơn.

Group presentation (Thuyết trình nhóm)


Vào Discovery Center năm nay có 30 bạn, bọn mình được phân group
3-4 người, nhận đề và có 4 ngày để làm. Nhận được mail báo tầm 13h,
mình liên hệ các thành viên và tạo group trên Zalo, Google Drive, v.v...
để tiện cho nhóm làm việc. Vì có 4 ngày nên bọn mình cũng chill chill,
bọn mình quyết định để thời gian đọc đề và sụy nghĩ và tối gọi điện
để cùng làm việc với nhau.

Ban đầu mọi việc diễn ra khá trôi chảy, bọn mình sụy nghĩ flow cho
bài, chia việc, ấn định deadlines, v.v……cho tới phần big idea (ý tưởng
chính). Mình không có cùng ý kiến với mọi người, nhưng mình cũng
chưa thụyết phục mọi người được với ý kiến của mình, vậy nên mình

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 208
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

đã chụyển hướng question/challenge (hỏi để thử thách lại) big idea


của nhóm – không phải để gây khó dễ cho mọi người mà để hoàn
thiện nó! Có những lúc, trong quá trình thảo luận, bọn mình đã rất
căng thẳng, và mình đã phải dành thời gian im lặng để bình tĩnh hơn.
Nhưng cụối cùng, bọn mình cũng đã có sản phẩm của cả nhóm và có
thời gian để prepare cho phần Q&A. Chúng mình đã liệt kê hết các câu
hỏi của mọi người, và cùng thảo luận để đưa ra câụ trả lời và mình
nghĩ là khá kỹ càng vì hầu hết các câu hỏi trong phần Q&A chúng
mình đã chụẩn bị trước.

Vào ngày đánh giá, các nhóm có mặt lúc 8h30 trong Zoom và được
điều phối vào các phòng khác nhaụ để present. Bọn mình có 10 phút
để thuyết trình, và tuy chỉ có 4 người trong team thôi nhưng bọn
mình thay phiên thuyết trình tới… 7 lần vì mọi người muốn ai làm
phần nào thuyết trình phần đó. Dù mình đã cố gắng thuyết phục để
thay đổi cách chia việc như vậy vì khá mất tập trụng, nhưng cụối cùng
mọi người vẫn giữ ngụyên phương án này. Tụy nhiên được cái mình
nghĩ là, trong Q&A, bọn mình đã thể hiện teamwork rất tốt. Mọi người
đều hỗ trợ lẫn nhau và công bằng trong cơ hội để trả lời.

Bài của bọn mình bị hỏi kỹ 1 chút về insight đằng sau big idea, về
timeline và một số yếu tố khác như cách để thắng nhanh (quick win).
Mình cũng đã tận dụng cơ hội nói ra ý kiến cá nhân và về những bất
đồng, hành động của mình và về pros & cons (điểm thuận lợi và bất
lợi) của big idea. Mình đã chụẩn bị phần này rất rất kỹ =)) vì mình
nghĩ mình không chỉ muốn đóng góp cho công ty as a team mà còn as
an individual, nếụ mình tin tưởng vào idea của mình, mình muốn nó
được lắng nghe. Dù đã nói rõ với team trước đó về quyết định của
mình và nhận được sự đồng ý của mọi người, nhưng phản ứng của
các thành viên khá rõ rệt khi mình trình bày.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 209
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Đối với mình, trải nghiệm teamwork trong một môi trường các
thành viên cạnh tranh ngầm như thế này rất đáng nhớ và bài học
mình rút ra đó là:

Data proves everything – Số liệu cực kỳ quan trọng: Cá nhân


mình, sau khi tự reflect lại, mình nhận thấy rằng tất cả những lần
mình tranh luận thất bại là đều do không có số liệu backup hoặc mình
không thể tìm được thông tin để chứng minh luận cứ của các bạn là
chưa chính xác. Thay vì tranh lụận thì chúng mình có thể tìm kiếm số
liệụ để chứng minh hoặc yêu cầụ được cung cấp số liệu thực tế, đặt
câu hỏi lại những lập luận của các thành viên trong team khi đưa ra
dựa trên quan sát cá nhân hoặc là kinh nghiệm làm việc từ công ty X
công ty Y.

Quan sát thật kỹ và nắm bắt cơ hội – làm những điều mà không
ai làm: Trong qụá trình Q&A, mình đã gõ lại lại tất cả cả câu hỏi cũng
như tóm tắt câu trả lời của teammates vào phần chat box, cũng như
viết vào đó số liệu hoặc thông tin mà mình nắm rõ để hỗ trợ các
thành viên khác trả lời. Hành động này của mình được anh chị
assessors chú ý và có hỏi lại mục đích của mình trong Final Interview.
Vậy nên mình nghĩ, trong qụá trình tham gia Discover Center, các bạn
nên cần quan sát thật kỹ, để hiểụ được hành vi của bạn chung nhóm,
tìm không gian nơi mình có cơ hội chứng minh khả năng bản thân!
Hãy quan sát và làm những điều không ai trong nhóm làm!

Chuẩn bị thật kỹ cho phần Q&A, tạo lợi thế cá nhân: luôn chuẩn bị
nhiềụ hơn mọi người! Mình đã có 1 sheet chụẩn bị cho Q&A, ngoài
những câu hỏi mà mình đưa ra để cả nhóm thảo luận chung, mình
cũng có dự đoán 2-3 câu hỏi mang tính “chiến lược” (ví dụ như như
“qụick win” và mình là người duy nhất trong team trả lời được câu
hỏi này). Có thể mọi người nghĩ đây là ích kỷ và sẽ không được đánh
giá teamwork cao, nhưng bản thân mình thấy sụy cho cùng thì đây
cũng là thi cá nhân, vậy nên mình nghĩ ai cũng nên có chiến thuật

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 210
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

riêng! Và những câu hỏi mình chọn giữ lại là những câu hỏi theo mình
nghĩ là có chút về qụan điểm cá nhân và cũng không ảnh hưởng nhiều
tới teamwork. Bản thân mình vẫn đóng góp nhiều cho team, cho kết
quả của cả nhóm với những câu hỏi và góp ý khác như mình đã kể ở
trên.

À, đừng quên là trong bất kỳ tình huống khó khăn nào mà bạn
không thể tìm ra được các giải quyết cho bản thân thì hãy reach
out tới những người mà bạn nghĩ có thể giúp được mình nha!
Trong trường hợp của mình, khi gặp mâu thuẫn trong teamwork và
mình thì quá stress với công việc nên đã không sụy nghĩ được 1 cách
giải quyết hợp lý nào, mình đã qụyết định nhắn tin hỏi ý kiến chị Thư.
Chị Thư đã giải thích và cho mình lời khuyên, nhờ đó mà mình có thể
tự xây dựng cách tiếp cận của mình và mình nghĩ là nó khá hiệu quả
^^.

Sau khi hoàn thành phần Group Presentation, mình tiến đến vòng
tiếp theo của Discovery Center – vòng Individual Challenge (Thử
thách cá nhân).

Discovery Center – vòng Individual Challenge


Saụ khi present xong, 16 người được chọn ra từ các team, bước tiếp
vào vòng sau. Các bạn dừng lại sẽ nhận được Coaching và feedbacks
từ anh chị U, một số còn nhận được offer intern hoặc U-fresh nữa.

Bọn mình nhận được đề 1 Case Study về Floor care (sản phẩm
làm sạch các bề mặt) dài 5 trang với 2 câu hỏi chính và có 60
phút để giải case và trình bày nó trên bất kỳ format nào (bằng file
Word hay Powerpoint, v.v…):

1. Đánh giá thách thức và cơ hội cho ngành hàng

2. Thiết kế 4Ps cho chiến lược ngành hàng Floor care để đạt được
mục tiêụ tăng trưởng cho 1 kênh Modern Trade (kênh siêu thị)

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 211
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Khi nhận được đề, mình chỉ biết WOW, thật sự là quá nhiều dữ liệu và
mình bị lạc. Chiến thuật của mình đó là đọc câu hỏi đầu tiên, xác
định yêu cầu cũng như là để mình có thể định hình được những dữ
liệu nào sẽ phục vụ cho bài làm. Sau đó mình dành 30 phút để đọc
đề và set flow, xác định những vùng dữ liệu hỗ trợ cho bài của
mình. Rồi, mình quyết định trình bày trên PowerPoint. Tuy nhiên
mình cũng học được một bài học là đây có thể không phải là quyết
định tối ưụ nhất. Dù mình đã chụẩn bị frame cho slide nhưng việc
trình bày lên slide vẫn tốn thời gian quá nhiều so với mình dự kiến.
Mình có chút mất bình tĩnh vì phần này mình không yên tâm, nhưng
saụ đó mình qụyết định tập trung thời gian còn lại vào 4Ps – phần
mình nghĩ là chính yếu, quan trọng và có nhiềụ đất để dụng võ nhất.

Mình thuyết trình đầụ tiên =)) ụi, chưa kịp thở nói gì là tập dợt trước.
Mình vào thuyết trình trong tâm thế không biết bài của mình vừa làm
cái gì và present chay (không có slide) do các chị không nhìn thấy bài
của mình. Saụ khi trình bày xong, mình được yêu cầu quay lại đề bài,
đọc dữ liệụ và xác định vấn đề thực sự của ngành hàng – với góp ý từ
các anh chị là mình đã chọn sai phân khúc sản phẩm… Mình đã lắng
nghe, nhận feedbacks và cảm ơn các anh chị đánh giá (assessor) vì đã
cho mình nhìn thấy được bức tranh toàn diện (big pictụre), nhưng
vẫn kiên định với lựa chọn của mình và giải thích lý do tại sao mình
chọn phân khúc đó, tại sao không lựa chọn phân khúc được các chị
đưa ra và qụay lại giải thích 4Ps. Đối với phần này, mình nghĩ là sự
kiên định và tính trách nhiệm (ownership) của mình đã được đánh
giá tốt.

Với trải nghiệm của mình trong phần này, một số kinh nghiệm
mình rút ra cho bản thân:

❖ Practice makes perfect – luyện tập nhiều sẽ giúp bạn tốt hơn:
Mình tin rằng việc luyện tập sẽ giúp bạn cải thiện tư dụy, làm

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 212
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

qụen trước với các thuật ngữ, số liệu ngành FMCG và có chiến
thuật làm bài tốt hơn.
❖ Quản lý thời gian kỹ lưỡng và hiệu quả: Khi quỹ thời gian làm
bài ngắn như vậy, mình cần phân bổ thời gian hợp lý và quan
trọng hơn là cần kiểm soát nó gắt gao. Nếụ trong trường hợp
chuyện đã rồi, các bạn có thể dành thời gian còn lại hoàn thiện
phần quan trọng nhất. Mình có thể tận dụng thời gian trong lúc
thuyết trình để trình bày thêm về những phần chưa hoàn thiện
trong bài của mình mà, vậy nên hãy lựa chọn một cách thông
minh nha!

Final Interview
Vào Final Interview có 5 bạn, được chia vào 2 panels khác nhau và
mình lại được đưa cho tấm vé khởi hành đầu tiên =)). Panel của mình
có 4 assessors, trong đó có 1 bác người Ấn, nên việc nói Tiếng Anh
100% là chắc chắn. Saụ hơn nửa ngày căng thẳng, mình tưởng là sẽ
được thoải mái hơn trong Final Ìnterview, nhưng mình lại được hỏi
và thử thách rất nhiều về chuyên môn. Ban đầu, mình được hỏi 1
chút ít câu hỏi về cá nhân, động lực ứng tuyển phòng Customer
Development – Sales và những rào cản của phòng ban này đối
với mình và mình nhận thức về điều đó như thế nào. Saụ đó
là chuỗi những thử thách về hiểu biết của mình về công việc
Customer Development tại Unilever, insights mà mình ấn tượng
của các brands mà mình yêu thích, quan sát của mình khi trải nghiệm
các kênh bán hàng, phát triển chiến lược cho kênh Mom-and-pop
trong thời buổi Covid, khó khăn khi chụyển sang kênh online… Đối
với những thử thách này, mình luôn diễn giải lại câu hỏi bằng cách
khác (parapHụman Resoụrcesase) để cho mình thêm thời gian để suy
nghĩ cũng như để chắc chắn là mình đã hiểụ đúng câụ hỏi. Buổi phỏng
vấn của mình diễn ra khoảng 40 phút và ở phần cuối, mình đã hỏi về

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 213
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

cơ hội thăng tiến sau khi kết thúc Management Trainee và


International Stint (Làm việc tại nước ngoài).

Theo mình “hóng hớt” được, thì Final Interview của panel 2 của U,
các bạn phỏng vấn bằng Tiếng Việt, kéo dài trong khoảng hơn 1 tiếng
và không bị hỏi hay thử thách quá nhiều về chuyên môn Customer
Development, nhưng thay vào đó là những thử thách khác với các câu
hỏi về hành vi hay tình huống, đánh giá kỹ năng (behavioral và
situational questions).

Với mình, Final Ìnterview là nơi mình thấy được qụá trình trưởng
thành của mình sau một hành trình dài. Và, kinh nghiệm mình rút
ra để thi thật tốt ở Final Interview là hãy luôn luôn tự tin và bĩnh
tĩnh để đón nhận thành quả của nó! Mình nghĩ đi tới Final
Ìnterview là đã đi qụa một chặng đường dài rồi, dù kết quả có ra sao
thì mình cũng đã chiến thắng bản thân. Management Trainee không
phải là con đường duy nhất và cũng chẳng phải lựa chọn cuối cùng.
Nhưng khi bắt đầu bất cứ một hành trình nào, mình cũng “start with
Why” để chắc chắn rằng, khi đã bỏ nỗ lực và công sức vào thì điềụ đó
xứng đáng!

Mình mong rằng, các bạn cũng đã có câụ trả lời cho câu hỏi Why
trước khi tham gia ứng tuyển các chương trình Management Trainee
và chúc các bạn thành công với lựa chọn của mình nha!

Kim Tuyến

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 214
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Trai nghiem thi Management


Trainee Generali Genext cụa chi
Thao Ngụyen nam 2020

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/trai-nghiem-thi-


management-trainee-generali-genext-cua-chi-thao-nguyen/

C ảm ơn Ngụyên đã đồng ý chia sẻ với chị Thư và các bạn trẻ của
Chương Khởi Điểm – Next Management Trainee nghen. Các bạn cũng

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 215
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

có thể liên hệ chính chủ ở Facebook này


nha: https://www.facebook.com/thaonguyen.trinh.1821998.

------------

Chào các bạn, mình là Thảo Nguyên – Genext phòng Distribution


Training and Development tại Generali Viêt Nam (Genext là tên
chương trình Qụản Trị Viên Tập Sự của tập đoàn Generali). Hôm nay
được sự giới thiệu của chị Thư, mình xin phép chia sẻ với các bạn trải
nghiệm thi Management Trainee Generali của mình. Mình hi vọng
những kinh nghiệm này sẽ giúp các bạn trên con đường chuẩn bị ứng
tuyển cho chương trình Management Trainee nhé.

Khi thi GENEXT – chương trình Management Trainee của Generali,


mình cũng trải qua các vòng CV, Aptitude Test, Initial Interview,
Assessment Center và Final Ìnterview như các chương trình khác. Và
vì năm nay vướng dịch Covid nên tất cả mọi hoạt động đều diễn ra
online. Tất cả các vòng thi đều bằng Tiếng Anh nhé.

Aptitude Test:
Vòng này có 2 bài test

❖ 1 bài như thông thường (như ÌQ, ỀQ, verbal test v.v…)
❖ 1 bài nhỏ khoảng vài phút theo dạng chơi game – các bạn tải
game vào điện thoại và làm theo hướng dẫn. Game này chủ yếu
kiểm tra tính logic của bạn vì logic tốt thì bạn sẽ hoàn thành khá
tốt.

Initial Interview
Vòng này giống phỏng vấn xin việc thông thường và diễn ra trong
khoảng 45 phút, trong đó mình được hỏi chính về lí do mình chọn
ứng tuyển cho công ty và vị trí này và những thông tin khác liên quan
đến bản thân của mình. Mình rất thích câu chị Thư hay chia sẻ “Start

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 216
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

with the end in mind” – và end in mind của mình là muốn làm mảng
Training & Development (T&D) tại công ty nên mình luôn thể hiện sự
thống nhất trong mục tiêu này trong quá trình từ CV, apply đến
phỏng vấn về con đường làm đào tạo và phát triển con người.

Assessment Center
Vòng này diễn ra online và gồm 2 vòng nhỏ – 1 là Personal Challenge
(thử thách cá nhân) và 2 là Group Challenge – làm chung với nhóm.
Đậu vòng Personal Challenge thì bạn sẽ được mời tham dự vòng
group challenge.

Personal challenge
Bạn sẽ được gửi 1 Case Stụdy liên qụan đến phòng ban của bạn. Ví dụ,
mình nhận đề bài rất bắt kịp xụ hướng – “Tình trạng T&D trong tình
hình dịch bệnh Covid 19 có gì thay đổi so với trước đây? Bạn có giải
pháp nào cho những sự thay đổi này không?”. Các bạn có 2 ngày
chuẩn bị và saụ đó được thuyết trình online với ban giám khảo gói
gọn trong 7 phút. Một điểm đặc biệt khác là các bạn cũng được nghe
những bạn khác cùng thi với mình trình bày giải pháp của họ.

Lúc mình thi thì có 4 người là giám khảo, và các anh chị đều làm việc
trong phòng ban mình ứng tuyển hoặc phòng ban liên quan mật thiết
với phòng của mình – ví dụ như có anh người nước ngoài làm ở
phòng dự án, hay làm việc liên qụan đến phát triển đội ngũ bán hàng.

Một vài trải nghiệm của mình ở vòng thi này:

❖ Có 1 tip là bạn nên tìm hiểu kỹ về công ty và lĩnh vực mình


làm ở chính công ty đó, hiểu rõ đối tượng để đưa giải pháp
cụ thể thay vì chỉ hiểụ sơ lược và nêu giải pháp chung chung. Ví
dụ như mình thi vào Generali, lĩnh vực bảo hiểm nên mình tìm
hiểu nhiều về mảng T&D của Bảo hiểm, và nắm được những đối
tượng ở lĩnh vực này sẽ gồm có Agency, tư vấn viên, v.v… và trình

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 217
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

độ học vấn của nhiềụ đối tượng sẽ khác nhau, từ đó mình đưa ra
giải pháp phù hợp với mỗi đối tượng. Có những bạn khác chỉ làm
bài theo hướng chụng chụng, không phân tích rõ đối tượng nên sẽ
khó gây được ấn tượng. Điều thứ 2 nên lưu ý là bạn cần tập
trung vào nội dung của đề bài và bám sát đề bài, tránh quá
hào hứng với một vấn đề mà tập trung quá sâu vào vấn đề đó
và đi lạc đề. Ví dụ như có bạn cũng với đề bài này thì trình bày
quá chuyên sâu vào việc bạn muốn dùng Zoom để phát triển
training cho công ty và dành quá nhiều thời gian để nói về hình
thức này, nên bạn chỉ kịp nói 1 điểm duy nhất là chuyển training
từ offline sang offline mà chưa nêụ được những vấn đề và giải
pháp khác cho từng đối tượng. Trong 7 phút thuyết trình, có bạn
được trình bày đầy đủ nội dung mình chuẩn bị trước đó, có bạn
sau khi present xong sẽ được hỏi thêm vài câu hỏi khác liên quan
đến phần trình bày của mình. Mình thì không được hỏi thêm.
❖ Khi thi xong mình hơi tiếc vì chưa canh thời gian thật kỹ nên
còn 2 slide cuối chưa kịp trình bày thì đã hết giờ, trong đó có 1
slide mình rất tâm đắc vì mình soạn hẳn 1 nội dung riêng không
yêu cầụ trong đề bài – đó là về Risk Management – “vũ khí bí mật”
của mình. Đây cũng là điểm khác biệt mà mình muốn làm khác so
với những bạn còn lại. Khi hết thời gian, mình được hỏi còn slide
nào chưa trình bày không. May mắn là mình có nộp slide cho các
anh chị giám khảo và trình bày ý tưởng khá rõ ràng trên slide nên
các anh chị đã nói sẽ xem phần đó ở slide, vì vậy mình cũng phần
nào cũng “gỡ gạc” được :D. Nhưng nếu làm lại mình cũng sẽ rút
kinh nghiệm để trình bày hết ý gói gọn trong thời gian yêu
cầu.
❖ Một điểm lưụ ý nhỏ khác là các bạn phải hết sức bình tĩnh và
tự tin xuyên suốt quá trình. Ví dụ như trước lúc trình bày mọi
người có giới thiệụ sơ lược về bản thân, nếu không chuẩn bị
trước tâm lý thì mình sẽ rất khớp vì các bạn toàn đến từ Big 4, du
học, profile rất “ngầụ” và nói Tiếng Anh cũng xịn nữa. Lúc đó

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 218
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

mình đã tự trấn an bản thân là nội dung phần trình bày là quan
trọng nhất, và mình đã chụẩn bị rất kỹ nữa, nên cũng bình tĩnh
hơn để làm tiếp tục và tự tin về phần bài của chính mình.

Group presentation:
Phần groụp challenge được thực hiện trong 2 ngày. Trong đó công ty
phân group gồm nhiều phòng ban khác nhau và tụi mình chỉ được
biết thông tin nhóm trước 1 ngày và không quen biết nhau. Tụi mình
sẽ tự làm riêng và trước khi vào phòng online của group challenge thì
sẽ có 10 phút để làm quen với nhau, khác với một số công ty là các
bạn sẽ được làm việc chụng nhóm trước đó. Ở phần giới thiệu tụi
mình chỉ nói tên và phòng ban ứng tuyển để tiết kiệm thời gian. Đề
bài là “Hãy nêụ những giải pháp để cải thiện ứng dụng theo dõi thông
tin bảo hiểm, sức khỏe cá nhân trên điện thoại của công ty dành cho
khách hàng”.

Về cách làm việc nhóm

❖ Phần thi này khá căng thẳng và thử thách ngay từ khởi đầu vì tụi
mình hơi rối do không biết mỗi người chuẩn bị như thế nào, chưa
kể khó khăn về mặt kỹ thuật là tín hiệu mạng chập chờn, và về
cách làm việc như có khá nhiều bạn tranh nói nữa. Saụ đó tụi
mình thống nhất sẽ chia trách nhiệm trả lời câu hỏi theo phòng
ban. Team mình có các bạn đến từ phòng Marketing, Finance,
Training & Development (phòng mình ứng tuyển), Operations.
Mỗi bạn chia sẻ ý tưởng của mình và saụ đó cả team thống nhất
để chọn giải pháp cuối cùng cho nhóm. Vì thời gian có giới hạn
nên dù mỗi người đều có nhiềụ ý tưởng nhưng tụi mình thống
nhất mỗi người chỉ nêụ 2 ý tưởng mình tâm đắc nhất, và nhóm
cũng sẽ chọn ra 2 ý tưởng hay nhất để cùng phát triển thêm.
❖ Mình cũng là người nêu ra những tiêu chí chính mà mình gợi ý
cho nhóm để chọn ý tưởng cuối cùng vì nếu không có tiêu chí
thì sẽ rất khó và rối để chọn. (Đây cũng là bước Plan trong bài chị

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 219
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Thư đã chia sẻ trươc đây: https://chuongkhoidiem.com/thao-


luan-nhom-management-trainee-5-tieu-chi-danh-gia-va-4-cach-
toa-sang)
❖ Mình nhận thấy là ở vòng này, các bạn không cần nói quá
nhiều mà quan trọng là nói chất (như bài của chị Thư đã chia
sẻ: https://chuongkhoidiem.com/quan-tri-vien-tap-su-nhung-
dieu-nen-va-khong-nen-lam-o-vong-thao-luan-nhom) Có nhiều
bạn nói ít nhưng vẫn đậu vì bạn nói rất chắc chắn, rõ ràng, đóng
góp nhiều cho nhóm thay vì những bạn khác nói nhiềụ nhưng nội
dung không thật sự chất lượng.
❖ Và bạn cũng đừng lo về việc phải tranh chức Leader mới được
vì chức danh không quan trọng bằng việc bạn thực sự làm
được và thể hiện. Ví dụ như trong team có bạn không phải là
Leader nhưng bạn rất qụan tâm đến các thành viên trong nhóm,
bạn để ý một bạn trong nhóm chưa nêụ ý kiến gì trong suốt phần
thảo luận, saụ đó bạn hỏi bạn ấy có ý kiến gì không thì bạn đó
trình bày một ý tưởng rất hay mà team mình chưa ai nghĩ ra.
Mình nghĩ điều này thực sự để lại ấn tượng cho cả team và ban
giám khảo. Hơn hết là hành động ấy đã giúp nhóm mình có thêm
ý tưởng hay từ “nhân vật bí ẩn”.
❖ Một điểm mà mình ấn tượng với bạn Leader là bạn chuẩn bị rất
kỹ càng từ trước – bạn đã chuẩn bị sẵn sườn slide trống gồm
những mục What – how – when – where để định hướng cho
phần thảo luận của tụi mình giúp phần thảo luận hiệu quả hơn.
❖ Bên cạnh đó, ở phần Q&A, mình cũng chủ động là người chốt
lại phần trả lời của các bạn trước đó để ban giám khảo nắm
thông tin rõ hơn do đôi khi tín hiệu mạng yếu, âm thanh không
ổn hoặc các bạn nói hơi chưa thứ tự lắm, chưa sắp xếp ý tốt.

Về cách phân tích và làm bài:

❖ Ban đầu khi nhận bài mình cũng có lo lắng khá nhiềụ vì dường
như đề bài không dành cho phòng của mình (Training and

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 220
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Development) mà thiên về Marketing, Sales, ÌT hơn. Saụ đó mình


đưa ra chiến lược là sẽ suy nghĩ một cách tổng quát để tìm ra
giải pháp, và sẽ lồng ghép một vài điểm liên quan đến phòng
ban của mình ví dụ như saụ khi nâng cấp ứng dụng mới tốt hơn,
team mình sẽ làm training cho các bạn trong công ty, Agency, tư
vấn viên, v,v,… như thế nào.
❖ Mình nghĩ một điểm mình làm khá tốt đó là mọi thứ nói đều có
dẫn chứng như bài của chị Thư mà mình đã chia sẻ ở trên. Ví dụ
như khi nêụ giải pháp, các bạn có bạn sẽ đi thẳng vào giải pháp
trước khi nêu vấn đề, hay có bạn nêu vấn đề mà không chứng
minh được đó thực sự là vấn đề – chẳng hạn bạn nói “App chưa
giúp công ty bán được sản phẩm nhiềụ hơn” mà không có số liệu
hay dẫn chứng nào hết nên không thuyết phục được cả nhóm.
Mình thì trong qụá trình làm bài đã lên app store của Android,
Ìphone để xem thực tế các đánh giá từ khách hàng và chụp lại
những đánh giá này để làm minh họa cho vấn đề lớn mà mình
nhận thấy app đang tồn tại nên được các bạn trong ban giám
khảo và nhóm công nhận.
❖ Mình cũng tìm cách để khéo léo lồng ghép những giải pháp
liên quan đến phòng ban của mình trong lúc trả lời câu hỏi vì
sườn bài chung của nhóm ban đầu không có nội dung này.

Final Interview:
Sau vòng Group challenge khoảng 4 ngày thì những bạn đậu sẽ tham
gia vòng thi cuối cùng – Final Interview với thời lượng khoảng 30
phút, được gặp và phỏng vấn cùng Head của phòng nhân sự và phòng
ban mình ứng tuyển (T&D).

Ở vòng này, mọi người hỏi mình nhiều hơn những vấn đề liên
quan mật thiết đến công ty hơn, chẳng hạn như vì sao mình chọn
lĩnh vực bảo hiểm, chọn Generali, và chọn phòng ban của mình.
Mình vẫn giữ ngụyên “end-in-mind” là thống nhất từ đầụ đến cuối

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 221
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

mục tiêu của mình là làm ở công ty và phòng Distribution Training &
Development (phòng này sẽ huấn luyện và đào tạo kênh phân phối
của công ty bảo hiểm nên phần nào đó sẽ có điểm khác biệt với
những phòng L&D / T&D ở những Công ty industry khác). Ví dụ như
các anh chị có hỏi là nếụ saụ 1 năm rotate qụa nhiều function, nhiều
team khác nhau thì mình chọn phòng ban nào, mình vẫn kiên định
với phòng ban của mình vì mình thực sự thích phòng ban này và
muốn được học hỏi và đóng góp cho phòng ban này. Khi được các anh
chị hỏi về hiểu biết của mình về phòng ban, mình đã trả lời khá rõ
ràng do đã chụẩn bị kỹ trước đó.

Trước khi thi mình đã cố gắng tìm hiểu thông tin về phòng ban
này tại Generali. Thực ra mình có quen các bạn và anh chị đã từng
hoặc đang làm ở công ty bảo hiểm khác, tuy nhiên không phải công ty
nào cũng giống nhau nên mình đã lên LinkedÌn để tìm một bạn
Management Trainee làm ở Generali và chủ động inbox bạn. Thật
may là bạn rất nhiệt tình chia sẻ và giải thích nên mình hiểụ được
công việc của phòng ban và tính đặc thù tại Generali. Mình nghĩ rằng
sự chuẩn bị và tìm hiểu kỹ cũng đã giúp các anh chị thêm tin tưởng về
quyết tâm ứng tuyển tại Generali của mình.

Mình cũng đã đọc các bài chia sẻ về vòng thi này để tìm hiểu kỹ
những nội dung chínhg của chị Thư và các anh chị ở vòng Final
Interview, ví dụ như bài của anh Tuấn Anh:
https://chuongkhoidiem.com/cau-chuyen-thi-management-trainee-
assessment-center-final-Interview-nestle-cua-tuan-anh, rồi cũng tự
lên list các câu hỏi và tự trả lời nên không quá bị khớp, bỡ ngỡ hay lo
lắng khi trả lời.

Vậy là mình vừa kể cho các bạn nghe về trải nghiệm của mình khi
tham gia thi chương trình Management Trainee tại Generali. Mình hi
vọng bài chia sẻ này sẽ giúp các bạn có thêm thông tin và tự tin để
apply vào chương trình hơn nhé ^^. À đừng qụên đọc thật kỹ những

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 222
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

bài chia sẻ trên Chương Khởi Điểm nhé. Bật mí nho nhỏ là mỗi trước
vòng thi mình đềụ đọc đi đọc lại đến thuộc các bài viết liên quan trên
trang này đó!

Thảo Nguyên

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 223
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Hanh trỉnh đen vơi Management


Trainee – chia se tư chi Thao
Ngụyen (Management Trainee
Generali)

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/hanh-trinh-den-voi-


management-trainee-chia-se-tu-chi-thao-nguyen-mt-generali

C hào các bạn, mình là Thảo Nguyên – Genext phòng Distribution


Training and Development tại Generali Viêt Nam (Genext là tên
chương trình Qụản Trị Viên Tập Sự của tập đoàn Generali). Hôm nay
được sự giới thiệu của chị Thư, mình xin phép chia sẻ với các bạn

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 224
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

hành trình đến với chương trình Management Trainee của mình.
Mình hi vọng, những dòng này sẽ tiếp thêm nghị lực cho các bạn trên
con đường chinh phục chương trình Management Trainee nhé. Các
bạn cũng có thể liên hệ mình ở Facebook này
nha: https://www.facebook.com/thaonguyen.trinh.1821998.

Nói về xuất phát điểm của mình một xíu hen. Mình là học sinh tỉnh,
mình lên thành phố khi vào Đại Học nên kiến thức nghề nghiệp hay
hình ảnh các công ty trong mình thực sự rất mơ hồ và nhạt nhòa.
Mình không hề có định hướng gì về tương lai khi mình bước vào cánh
cửa Đại Học cả. Thế là mình cũng “ bon chen” tham gia CLB với người
ta và may mắn cũng đậu và là thành viên của một câu lạc bộ kinh tế ở
trường mình, saụ đó là tổ chức AIESEC. Và thế là hành trình tìm kiếm
tương lai của mình bắt đầu^^.

Đầu tiên, hãy tìm hiểu mình thực sự muốn biết mình
là ai và mình muốn gì?
Câu hỏi mới nghe qụa tưởng rất dễ nhưng để thực sự hiểu rõ bản
thân mình thuộc típ (type) người như thế nào? Phù hợp với ngành
nghề nào thực sự là khó. Vậy mình đã bắt đầu hành trình của mình
như thế nào?

Khi bước chân vào cánh cửa Đại Học, mình cũng như đa số các ban
trẻ khác, khá hoang mang về tương lai vì trước mắt là bao nhiêu
ngành nghề, mình sẽ theo Finance, Marketing hay theo đúng ngành
mình đang học là Logistics. Rồi mình sẽ thi vào phòng ban nào ở CLB
để mình có thể học hỏi được nhiều nhất, bổ trợ cho con đường sự
nghiệp của mình.

Nếu các bạn đang gặp tình cảnh giống mình năm ấy, hãy dành một
chút thời gian để tìm hiểu ngành nghề và tìm hiểu lại chính bản thân
của mình nhé.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 225
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Đầu tiên, mình dành thời gian tìm hiểu các ngành nghề cơ bản mà
một sinh viên học về kinh tế sau này có thể làm được như:
Finance, Marketing, Supply Chain, Human Resourcess, Business
Analyst,… Mình đã lập một bảng excel liệt kê ra ngành này có đặc
điểm gì, công việc sau này sẽ làm gì và đặc biệt là ba yếu tố khác
biệt nhất mà người ta yêu cầu tố chất của người làm trong ngành
này.
❖ Saụ đó, mình ngẫm nghĩ lại bản thân mình thích công việc như thế
nào, mình là người như thế nào và lọc ra ba yếu tố đặc trưng nhất
của bản thân mình. Saụ khi có đầy đủ dữ liệu rồi thì mình “chơi
trò ghép đôi” đặc điểm của bản thân mình với đặc điểm của các
ngành nghề trên và may mắn thay mình tìm ra hai ngành mà
mình phù hợp nhất là Nhân sự và Làm Sự Kiện. Đâụ đó có những
trường hợp bạn sẽ thấy các đặc điểm của bản thân bạn sẽ phù
hợp với rất nhiềụ ngành khác nhaụ. Nhưng đừng hoang mang
nhé, hãy lọc ra những ngành nghề có điểm chụng đến bạn nhiều
nhất đến ít nhất, xếp thứ tự ưụ tiên và đừng ngại thử nha.

Saụ khi xác định ngành nghề, bước tiếp theo mình ứng tuyển vào
những phòng ban liên qụan đến ngành nghề mình chọn trong CLB
hoặc tổ chức sinh viên để có cơ hội hiểu rõ về ngành và học hỏi thêm
về ngành nghề và cũng là cơ hội một lần nữa mình kiểm tra xem mình
có thực sự phù hợp không.

Và theo năm tháng đồng hành cùng CLB, đội nhóm cũng như các
chương trình bên ngoài, mình đã hiểu rõ về bản thân và có thể tự trả
lời câu hỏi “ Bạn thực sự là ai và bạn muốn gì?”.

Tiếp theo là giai đoạn tìm hiểu “đối phương” ^^


Sau quá trình dài của những năm tháng Đại Học lăn lội cùng CLB,
cùng công việc thực tập ở công ty (mình đã từng làm thực tập phòng
Nhân Sự tại công ty KMS và Zalo), mình đã xác định được ước mơ của

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 226
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

mình là gì và tại sao mình lại ước mơ như vậy. Mình chuyển qua
bước tìm hiểụ “đối phương” – chính là các công ty đang tụyển dụng
ngoài thị trường. Hiện nay có rất nhiều công ty mở chương trình
Quản Trị Viên Tập Sự và một lần nữa bạn sẽ đứng trước vô vàn sự lựa
chọn. Đối với mình, mình chọn ngành Nhân sự – tức là làm việc liên
qụan đến con người, cụ thể là nhân viên của công ty, nên mình có
quan niệm khá dễ về lựa chọn ngành, vì cơ bản ngành nào mình cũng
mang tới được những giá trị mình mong muốn nên mình quyết định
tiến thẳng vào tìm hiểu công ty luôn.

Về công ty, mình xác định tìm hiểụ ba đặc điểm chính:

❖ Văn hóa công ty có phù hợp với tính cách mình không? – vì đơn
giản mình nghĩ nếu thực sự không hợp thì mình sẽ không đủ động
lực để cố gắng trong công việc.
❖ Sản phẩm của công ty có khiến mình tiếp thêm động lực làm việc
không? – giống lý do trên hen ^^.
❖ Tính chất công việc: Vì mình theo mảng đào tạo nên mình khá
qụan tâm đến yếu tố: “Công ty có thực sự qụan tâm đến đào tạo,
phát triển và trải nghiệm của nhân viên hay không?”.

Sau khi tìm hiểu mọi thứ, mình cũng dùng phương pháp “ghép đôi”
để tìm ra công ty mình muốn vào nhất. Lúc đó, mình chỉ chọn 2 công
ty để thi thôi vì mình xác định mình sẽ toàn tâm toàn lực thi cho tốt
và một phần mình cũng không mụốn bỏ bê công việc ở công ty mình
đang làm. Mình tin rằng, khi mình đủ cố gắng, thực sự đầụ tư công
sức và thời gian để tìm hiểụ và để thi thì mình sẽ gặt hái được quả
ngọt.

Tóm lại, trước khi đi thi mình mang trong ba lô hai thứ là sự
hiểu rõ bản thân mình và hiểu rõ công ty.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 227
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Hành trình thi kéo dài 4 tháng với không ít lần muốn
từ bỏ.
Các vòng thi Management Trainee thì chắc hẳn các bạn cũng đọc
nhiều trên các mạng rồi phải không? Ở Generali, mình cũng trải qua
các vòng tương tự: Nộp CV, làm Online Test, Initial Interview,
Assessment Center, Final Ìnterview. Nhìn chụng, các vòng thi đều
không còn quá xa lạ và hiện tại có rất nhiều chia sẻ từ các anh, chị đi
trước về các vòng. Mình nhận ra có ba điều giúp mình khá nhiều và
theo mình xuyên suốt 4 tháng:

❖ Thứ nhất, mình chuẩn bị rất kỹ từ chi tiết nhỏ nhất và thực sự đặt
cái tâm vào những gì mình làm. Ví dụ khi viết CV để apply vòng 1,
mình kiểm tra rất kỹ về lỗi chính tả, ngữ pháp (bạn có thể dùng
app Grammarly để kiểm tra), về cả format và những lời mình viết
trên CV phải thực sự phản ánh đúng về mình.
❖ Thứ hai, mặc dù các vòng thi nhìn có vẻ không liên qụan gì đến
nhaụ nhưng thực tế thì nó rất liên quan. Vậy nên hãy có sự nhất
quán về bản thân, đặc biệt là ụniqụe selling point (điểm nổi trội
của bạn). Ví dụ như bạn viết trong CV mình thực sự yêu thích
Nhân sự, đặc biệt là mảng đào tạo thì trong lúc phỏng vấn mình
cũng phải trả lời nhất quán theo những gì mình viết trong CV,
cũng như những tính cách mình viết trong CV thì mình cũng thể
hiện rõ trong vòng Assessment Center. Và tất nhiên quay lại bài
toán hiểu rõ bản thân nhé. Nếụ mình không đủ hiểu sâu về bản
thân thì mình không thể thể hiện đúng là chính mình trong vòng
Assessment Center được, vì chỉ có 20’ “vàng” rất căng thẳng trong
vòng này, mình không thể đóng vai phiên bản của một người khác
được.
❖ Cuối cùng, mình luôn nhớ lý do mình bắt đầu hành trình này ^^.
Mình rất thích câu chị Thư hay chia sẻ “Start with the end in
mind”. Từ lúc tìm hiểu bản thân, tìm hiểu công ty, viết CV mình đã

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 228
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

hiểu rất rõ lý do tại sao mình nộp chiếc CV của mình vào công ty
này nên có những lúc thực sự khó khăn vì công việc quá tải,
những lúc mình cảm thấy mình không bằng các bạn cùng trang
lứa, những lúc mình thấy sao mình làm khó mình quá, những lúc
ấy mình đều nhớ lại lý do tại sao mình bắt đầu hành trình này và
mình bước tiếp. Và những lúc như thế này, mình hay tưởng tượng
mình đã là Management Trainee, là nhân viên của công ty và
mình được đem tới những giá trị cho mọi người cùng với công ty,
tự nhiên mình cảm thấy quyết tâm hơn rất nhiều.

Bài viết cũng khá dài mình hi vọng những dòng này phần nào sẽ giúp
các bạn tự tin hơn trên con đường của mình. Mình thì nghĩ rằng sẽ
không có công thức chính xác nào để đến với cánh cửa Management
Trainee nhưng mình tin rằng đó kết quả của qụá trình khám phá để
hiểu bản thân, không ngừng trao dồi để giỏi hơn và lớn lên trong suy
nghĩ. Và đặc biệt, chặng đường nào cũng lắm chông gai hãy vững tin
và đặt cái tâm của mình vào những mình làm nhé, chắc chắn bằng
cách này hay cách khác chúng ta cũng gặt hái được quả ngọt

Chúc các bạn tự tin và thành công nhé!

Thảo Nguyên

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 229
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Hanh trỉnh đen vơi ÌNSỀỀ Yoụng


Talent 2020 (GDP) cụa anh Mai
Tụan Vụ

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/chang-duong-chinh-phuc-


insee-young-talent-2020-gdp-cua-anh-mai-tuan-vu

C ảm ơn Vũ đã đồng ý chia sẻ với chị Thư và các bạn trẻ của


Chương Khởi Điểm – Next Management Trainee nghen. Các bạn cũng
có thể liên hệ chính chủ ở Facebook này nha:
https://www.facebook.com/vu.mai.7927.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 230
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

-------------

Hi mấy bạn, mình tên là Mai Tuấn Vũ Mình tốt nghiệp trường Đại
Học Quốc Tế TP.HCM với chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Mình
vừa đậụ chương trình Young Talent Development Program 2020
của INSEE Việt Nam với khối ngành kinh tế. Hôm nay mình chia sẻ
trải nghiệm của mình, mong là sẽ có ích cho các bạn có ý định thi
Management Trainee, đặc biệt là INSEE nhé!

Hành trình gian nan


Có lẽ hành trình đến với Management Trainee của mình lắm gian nan,
không dễ dàng như mọi người nghĩ.

Background khủng và rồi áp lực không tưởng: nhìn lại profile


bản thân cũng khá xịn xò đâu thua gì mấy bạn cực giỏi cùng trang
lứa mình:

❖ GPA tuy không cao vứt trời nhưng chắc chắn đủ điều kiện nộp
Management Trainee.
❖ Tiếng Anh thì không tệ do mình học Đại Học Quốc Tế (IU) nên sử
dụng tiếng cũng thụần thục cả giao tiếp và chuyên ngành.
❖ Từng là chủ nhiệm câu lạc bộ Khởi Nghiệp ở trường, có cơ hội
làm việc và hợp tác với những tập đoàn lớn tổ chức rất nhiều
chương trình cho sinh viên TP.HCM.
❖ Từng là 1 trong 12 đại biểu đại diện sinh viên Việt Nam giao
lưụ cùng thủ lĩnh sinh viên 10 nước ASEAN tại Malaysia 2 lần.

Không phải mình quảng bá (PR) bản thân nhưng mình đã chụẩn bị
rất rất nhiều hành trang, kiến thức và tự tin với khả năng của mình có
thể kiếm được một công việc tốt và phải lương cao khi tốt nghiệp.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 231
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Áp lực kiếm việc lương cao


Lương cao là áp lực từ gia đình, trước khi vào Đại Học thì đã nhiều
người ngăn cản, vì sợ nhà mình không đủ tiền cho học Đại Học, hơn
nữa tư tưởng của người lớn ở quê là “Học Đại Học chi cũng thất
nghiệp, học hết 12 là đủ rồi, đi làm công nhân kiếm tiền lo cho gia
đình, chứ bây giờ đi học Đại Học 4-5 năm, tiền đâụ mà nụôi?” . Mình
thì kiên quyết đi học Đại Học, nên khi vừa kết thúc các môn ở trường
Đại Học là đi xin việc ngay, mình thực sự rất stress vì hơn ai hết
mình hiểu không thể nào “một phát lên mây”, mới ra trường chưa
có kinh nghiệm thì không thể nào đồi hỏi lương cao thế này thế nọ,
rồi deal lương là dường như không thể. Nếụ không lương cao, thì tiền
đâụ gửi cho bố mẹ, rồi người ta lại nhìn vô mà đàm tiếu nhà mình,
“thấy chưa, cho học cho nhiềụ vô tháng làm cũng có vài triệu ở đất Sài
Gòn, còn thụa công nhân dưới qụê!”. Cứ nghĩ tới đây, tự cảm thấy áp
lực rồi xách balo lên đi phỏng vấn hết công ty này tới công ty khác.

Đời không như là mơ


Lúc mình tìm được công việc đầu tiên, mình khá thích thú vì nó liên
quan tới chuyên ngành của mình, công ty cũng offer với mình rất rất
nhiều thứ (ví dụ offer cho tương lai nếụ em đạt được A,B,C thì em sẽ
được X, Y, Z). Tuy nhiên những điềụ đó là không thể với cả nhân viên
của công ty hiện tại, và công việc hằng ngày của mình là cắt tờ rơi
quảng cáo, đi vô các con hẻm phát, dán tờ rơi từng nhà mà lương thì
tầm hơn 2 triệu tí cho mấy tháng thử việc. Thật sự lúc đó mình nản
kinh khủng vì mình chưa từng nghĩ mình sẽ làm những công việc đó,
đồng nghiệp mình còn thắc mắc “ủa sao học giỏi vậy, Tiếng Anh cỡ đó
mà vô đây làm, ở đây đâụ ai cần Tiếng Anh”. Và rồi mình quyết định
xin nghỉ ngay lập tức, sau 1 tuần làm việc.

Công việc thứ 2 của mình là cộng tác viên phát triển kinh doanh của
một công ty đa qụốc gia, hàng ngày phải chạy ra đường để kiếm các

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 232
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

cửa hàng mời hợp tác, công việc cũng rất OK với mình, mặc dù không
có danh phận gì trong công ty, nhưng lương cũng ở mức kha khá.
Nhưng đời không như là mơ, ngày thứ 14, sếp mời lên và nói “Công
ty cảm ơn em đã đồng hành cùng công ty khoảng thời gian qua,
nhưng do em không hợp nên công ty quyết định cho em nghỉ từ ngày
hôm nay, xin lỗi em!”. Thật sự lúc đó mình rất SHOCK, không hiểu
chuyện gì đã xảy ra, mình thực sự đã cố gắng hết sức rồi mà, mình
cũng mới nên đâụ có làm gì ? Sau khi rời khỏi công ty vào buổi trưa
hôm đó, mình chạy xe máy 1 mạch về quê mình ở Long An, cảm thấy
sao bản thân mình thảm bại và tệ hại, thực sự muốn khóc mà cũng sĩ
diện nên không rơi nước mắt, thật sự không thể tưởng tượng một
ngày đi làm mà người ta sẽ đụổi mình khỏi công ty.

Phải tận 2 tuần sau mới lấy lại được tinh thần sau cú shock và đi xin
việc lại, lần này mình quyết định rời khỏi thành phố xô bồ về quê
kiếm việc. Mình xin làm ở một công ty địa phương gần nhà, công việc
chính là paper-work, làm việc với sổ sách là chính nên rất nhàm chán,
nhưng ở qụê mà đâụ phải đòi hỏi như đất Sài Gòn. Làm được hơn 4
tháng mình ngộ ra nhiều vấn đề của bản thân: khi nào mình được
tăng lương? Khi nào mình được lên chức? Cơ hội nào cho mình?
Những kiến thức, kỹ năng gì học ở Đại Học càng ngày càng quê và
không áp dụng dụng được, muốn áp dụng nhưng môi trường cũng
không cho phép. Ví dụ doanh nghiệp địa phương mà nói Tiếng Anh ai
nghe? Và cái lớn nhất lớn là mình làm không đúng chụyên ngành, lĩnh
vực của mình, mình cũng không vụi khi làm nữa, nếu làm tiếp 2-3
năm nữa chán thì vẫn chán, rồi sao phát triển, lên lương, lên chức.
Thế là mình quyết định nghỉ việc tập trụng vào chương trình
Management Trainee.

Từ đó mình rút ra bài học cho bản thân là “luôn sẵn sàng và chuẩn
bị tâm lý để đương đầu với những khó khăn” bởi mình hiểu cuộc
sống này không phải mọi thư đều dễ dàng như mình tưởng tượng,
trong lúc đi làm mình sẽ gặp mụôn vàn khó khăn và cả sự thất bại

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 233
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

nhưng qụan trọng là cái thái độ chúng ta đón nhận. Nếu chúng ta cứ
mãi buồn với cái thất bại của chính mình thì chúng ta sẽ tiếp tục thất
bại và mãi mãi thất bại, còn nếu chúng ta biết cách đón nhận nó một
cách tích cực, vượt lên trên nỗi sợ của bản thân thì sẽ có ngày chúng
ta làm được và thành công. Quay lại lúc khi mình đón nhận lời “sa
thải khéo”, mình đã xem đây như là 1 trải nghiệm quý giá của bản
thân, nó sẽ làm mình lớn hơn và mạnh mẽ hơn. Mình đã làm hết sức
mình thì có gì đâụ phải buồn, không phải mình không đủ giỏi mà do
môi trường này chưa thực sự phù hợp với mình.

Bắt đầu lại từ số 0


Dường như mình đã phải bắt đầu lại từ đầu. Tiếng Anh của mình hơn
6 tháng không sử dụng bây giờ giao tiếp đã còn bị đớ lưỡi rồi, huống
chi phỏng vấn, thuyết trình bằng Tiếng Anh qua các vòng thi
Management Trainee. Nhưng đã qụyết định thi Management Trainee
thì quyết định học, luyện lại từ đầu. Còn về kiến thức và kỹ năng thì
mình lên kế hoạch, đầụ tư thời gian để tự học tìm hiểụ để có thể apply
Management Trainee.

Xác định mục tiêu tại sao thi Management Trainee mà


không phải tiếp tục tìm công việc khác:
Như đã nói ở trên, mình muốn có 1 lộ tình phát triển rõ ràng, khi nào
lên lương, khi nào lên chức và mình học hỏi được gì trong quá tình
mình làm việc. Mình muốn cụ thể và rõ ràng chứ không mãi
assumption rồi lại shock.

Tại sao mình chọn INSEE


Ở INSEE mỗi năm sẽ mở chương trình Young Talent
Development nhằm phát triển các tài năng triển theo 2 khối:

❖ JET (Junior Engineer Trainee - cho sinh viên khối ngành kỹ thuật)

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 234
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ và GDP (Graduate Development Program - cho sinh viên khối


ngành kinh tế).

May mắn năm nay mình đậu vào GDP của INSEE ECOCYCLE. Quay
lại câu trả lời tại sao là INSEE mà không phải những công tác khác:

❖ Đầu tiên INSEE cho mình 1 lộ trình phát triển rõ ràng, được
truyền cảm hứng và học hỏi từ các anh chị đi trước, từ đồng
nghiệp và văn hóa ở ÌNSỀỀ như 1 University thứ 2, ở INSEE mọi
người không ngần ngại chia sẻ với nhaụ để cùng nhau tốt hơn và
đóng góp vào sự phát triển của công ty, nên những người mới
như mình sẽ không cảm thấy lạc lõng, cô đơn và không biết làm
gì, vì không những chỉ có Buddy, Mentor, Line Manager,
HRBP (các anh chị phòng nhân sự) mà còn rất nhiều người từ
những phòng ban khác hỗ trợ mình trong quá trình học hỏi và
làm quen với công việc.
❖ Hơn nữa mình cực kỳ hứng thú với những công ty chú trọng tới
việc phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Và may mắn ở
INSEE có tận 1 Business Unit là Ecocycle chuyên về lĩnh vực
môi trường cung cấp giải pháp xử lý và quản lý chất thải cho các
doanh nghiệp lớn ở Việt Nam.

Các vòng thi ở INSEE với chương trình Young Talent Development
như thế nào?
Tụi mình trải qua 6 vòng thi để chính thức vào chương trình
JET/GDP.

❖ Application Form
❖ Call Interview
❖ Human Resources Interview
❖ Department Interview
❖ Role Play
❖ Final Interview Assessment.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 235
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Chia sẻ chút kinh nghiệm


Theo mình bao nhiêu vòng thi sẽ không quan trọng bằng việc tự tin
và là chính mình trong mỗi vòng thi. Tâm lý các bạn điều muốn thể
hiện thật nổi bật với Nhà Tuyển Dụng, những chưa chắc Nhà Tuyển
Dụng lại thích cách bạn, nên theo mình cứ chia sẻ những gì bạn
biết, những gì bạn nghĩ và làm tốt nhất có thể với khả năng của
bạn, đừng biến mình thành người khác.

Thường Nhà Tuyển Dụng sẽ kiểm tra 3 tiêu chí CAN DO, WILL DO,
WILL FIT.

❖ CAN DO: bạn có thực sự có khả năng và năng lực làm công việc
mà bạn đang apply không? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn nên
ngồi xuống và viết ra những khả năng mà bạn có. Ví dụ bạn apply
vào khối Commercial thì bạn phải biết công việc của bạn là làm
những gì? Dựa vào đâụ mà bạn nói bạn có khả năng làm đảm
nhận công việc đó. Phải có cơ sở rõ ràng thì bạn sẽ trở nên tự tin
hơn trong bất kỳ vòng nào và trả lời bất kỳ câu hỏi nào vì những
kiến thức đó đã nằm trong đầu hết rồi.
❖ WILL DO: Cái này thiên về Motivation (động lực) của bản
thân nhiềụ hơn, bạn đã thật sự hiểu tính chất công việc của bạn
đang làm hay chưa? Bạn có muốn làm nó không mặc dù bạn có kỹ
năng, kiến thức. Mình lấy ví dụ thực tế, bạn apply vào vị trí Sales,
bạn hoàn toàn có khả năng bán hàng, nhưng bạn ngại ra đường,
ngại trời nắng- mưa của Sài Gòn, ngại về Miền Tây sông nước…
thì công ty tuyển bạn vô, bạn cũng sẽ không làm. Do vậy mình
khuyên các bạn nên tìm hiểu kỹ về công việc mà mình apply,
tránh lỗi Assumption (mặc định) như mình lúc trước, cứ đọc job
title rồi mường tượng trong đầu A, B, C, …rồi sau đó shock với
thực tế so với tưởng tượng.
❖ WILL FIT: Thường các bạn sẽ được check nhiều nhất ở vòng
Final Interview. Nhà Tuyển Dụng sẽ kiểm tra xem bạn có hợp

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 236
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

với môi trường công ty họ hay không, không quan trọng ai giỏi
hơn mà qụan trọng là chọn người phù hợp. Theo mình trước khi
tiếp xúc với Nhà Tuyển Dụng, bạn nên tự xác định trước với tính
cách, cách làm việc, cách sụy nghĩ, định hướng bản thân, v.v… có
phù hợp với công ty bạn đang định apply hay không, dựa vào cơ
sở nào, và tại sao. Khi bạn tự trả lời được thì bạn sẽ biết mình nên
làm gì và apply vào công ty thuộc lĩnh vực nào.

Cuối cùng, mình chúc các bạn có hành trình trải nghiệm và thi
Management Trainee thật thú vị, thể hiện và khẳng định được
khả năng của bản thân so với các ứng viên khác, và đặc biệt là
được làm cho công ty mình mơ ước. Hãy nhớ chuẩn bị càng kỹ thì
bạn càng tự tin. Còn về cách chuẩn bị kỹ như thế nào và đến mức nào
thì hẹn các bạn trong thời gian tới nha!!!

Mai Tuấn Vũ

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 237
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Phan 4: CHÌA SỀ KÌNH NGHÌỀM VA


BÌ QUYỀT ƯNG TUYỀN VỔNG
APPLÌCATÌỔN FỔRM

Vòng thi này của chương trình Management Trainee thường bao gồm
các thông tin như trong 1 chiếc CV, kèm theo một số yêu cầu khác tùy
công ty như viết bài luận cá nhân dựa trên chủ đề công ty đưa ra,
v.v… Vì vậy phần này chị sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và bí quyết
viết CV để các bạn ứng dụng tương ứng nhé!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 238
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

5 giai đoan viet CV sinh vien


thương bo sot

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/5-giai-doan-viet-cv-sinh-


vien-thuong-bo-sot

Vòng nộp CV sinh viên hay trải qua thường là vòng đầu tiên của hầu
hết các công ty (hay còn có tên gọi là Application Form). Hay nói nôm
na, đây là “vòng gửi xe” để các bạn cạnh tranh cho công việc mơ ước.
Thay vì nộp cho hàng trăm, hàng nghìn công ty với một chiếc CV sơ
sài, “scan y bản chính”, hãy đầu tư cho mình 1 chiếc CV ấn tượng và
làm cho mình nổi bật trong hàng trăm hàng nghìn lá đơn để dễ dàng
tiến vào vòng sâu hơn nhé!

Trước khi bắt tay vào viết, ở phần 1 này hãy tìm hiểu những kiến
thức cơ bản nhất trước khi bắt tay vào viết CV nhé!

Nhà Tuyển Dụng cần gì ở chiếc CV sinh viên gửi đến?


❖ Các bạn có có phù hợp với yêu cầu công việc hay không,
❖ Các bạn có những tố chất để đào tạo hay không,
❖ Mức độ chuyên nghiệp của bạn.

Những điều này thể hiện ở kỹ năng, kiến thức mà bạn trau dồi được
thông qua các hoạt động ngoại khóa, kinh nghiệm làm việc, tính cách
con người của bạn và cách trình bày CV.

Vì vậy, để CV của mình nổi bật trong hàng trăm, hàng ngàn lá đơn ứng
tuyển như một ứng cử viên tài năng chứ không chỉ đơn thuần là sinh
viên mới ra trường thì điều quan trọng là:

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 239
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Về nội dung: cần thể hiện được những tố chất của mình phù hợp
với công việc, những kỹ năng, kinh nghiệm, và thành tựu bạn có
❖ Về hình thức: trình bày ngắn gọn, súc tích, rõ ràng làm sao để
chỉ cần lướt nhanh thì những nội dung chính đã được thể hiện rõ
ràng trên CV – nên nhớ 1 CV Nhà Tuyển Dụng thường chỉ dành tối
đa 10s để có ấn tượng ban đầu với người nộp đơn.

Các giai đoạn viết CV sinh viên thường bỏ sót – 5 chữ


H
Đến đây nhiều bạn sẽ nghĩ “Viết thì cầm bút lên mà viết, hoặc gõ máy
tính, chứ có gì đâụ mà giai đoạn phức tạp”. Đây là suy nghĩ chung của
rất nhiều người, nhưng cũng là lỗi sai cơ bản nhất. Nên nhớ, mỗi công
ty có một yêu cầu khác nhau, mỗi công việc cần những kiến thức và
kỹ năng khác nhau. Và viết 1 cái CV sơ sài để rải truyền đơn cho hàng
trăm công ty thì rất dễ, nhưng viết được 1 CV khiến người ta muốn
nhận bạn mới là khó. Vậy nên, không chỉ “Cầm bút lên và viết”, mà các
bạn cần có những giai đoạn sau:

Hiểu mình:
Hãy đánh giá lại quá trình hoạt động của bản thân một cách đúng đắn
và đầy đủ nhất.

❖ Liệt kê tất cả hoạt động, những kinh nghiệm, các khóa học, buổi
huấn luyện đào tạo mà các bạn đã tích góp được trong quá trình
làm sinh viên, nhớ ở giai đoạn này liệt kê tất cả và không bỏ sót
hoạt động nào, dù là nhỏ nhất nhé.
❖ Mô tả cụ thể nội dung của từng hoạt động.
❖ Ghi chú lại thành tựu đạt được, kết quả đối với từng hoạt động
học tập cũng như công việc, hoạt động ngoại khóa.
❖ Ghi lại những kỹ năng học đươc trong quá trình làm việc.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 240
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Một điều hay của bước “HÌỂU MÌNH” này là bạn có thời gian đánh giá
lại bản thân, xem lại những hoạt động mà mình đã làm, và từ đó giúp
bạn tự tin hơn kể cả khi tham dự vòng phỏng vấn. Bạn cũng sẽ không
mất nhiều thời gian để trả lời câu hỏi vì bạn chỉ cần sắp xếp và hệ
thống hóa lại những nội dung mà bạn đã ghi lại và liệt kê từ trước.

Hiểu nghề:
Hiểu nghề nghĩa là phải hiểu công ty và hiểu về công việc

Như chị đã dặn đi dặn lại ở trên, mỗi công việc các bạn ứng tuyển,
mỗi công ty sẽ có những yêu cầu khác nhau. Vì vậy, khi viết CV sinh
viên cần tìm hiểu thật kỹ công ty đó chuyên lĩnh vực gì, đang tuyển
vị trí nào, yêu cầu cho vị trí ứng tuyển đó ra sao, tiêu chí gì, v.v.
Để làm được điều này, các bạn cần phải đọc thật kỹ website của công
ty và tốt nhất nên có những buổi trò chuyện với cách anh chị đang
làm trong công ty đó nếu có thể để hiểu được rõ hơn về công ty.
Chính bản thân chị khi thi vào Unilever chị cũng đã đọc nát hết cái
website của công ty, từ những thứ chung nhất như sứ mệnh, lịch sử
thành lập, các nhãn hàng, các phòng ban, các hoạt động xã hội v.v…
cho đến những thứ chi tiết và liên quan đến công việc hơn như tiêu
chí chọn người, nhiệm vụ của phòng ban mình đang tham gia, hoạt
động Marketing của các nhãn hàng (vì chị nộp phòng Marketing), các
quảng cáo của nhãn hàng (tập trung vào một vài nhãn hàng mà chị
thích nhất hoặc không thích nhất). Đặc biệt là chị còn xem luôn cả
tiêu chí tuyển người và nhiệm vụ của các phòng ban liên quan với
Marketing nữa vì đây là điều cần thiết để chị hiểu mình sẽ làm việc
với phòng ban nào và bộ máy công ty ra sao. Rồi chị còn sắp xếp lịch
hẹn với 2,3 anh chị làm trong Unilever để hỏi thêm những điều thắc
mắc về công ty và công việc. Và có những lần chị còn ra thẳng cả siêu
thị, tiệm tạp hóa có bán những sản phẩm của công ty để xem thử tình
hình bán hàng, góp ý của người tiêu dùng và hàng tá những thứ hay

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 241
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

ho khác, ghi chú lại để có những đề xuất riêng của mình cho công
ty nữa.

Bước “Hiểu nghề” này nếu bạn làm kỹ sẽ rất tốn thời gian, nhưng nếu
bạn thực sự hứng thú với công ty thì đây cũng là một quá trình rất vui
vẻ và thoải mái ?. Hơn hết, bạn càng nghiên cứu kỹ thì sẽ càng tạo
nên ấn tượng tốt với công ty từ vòng CV cho đến phỏng vấn. Và
yên tâm là CV của bạn sẽ không hòa lẫn đâụ được trong hàng trăm,
hàng nghìn chiếc CV sơ sài, na ná nhau khác. Cũng là CV sinh viên
nhưng bạn là sinh viên sẽ gây ấn tượng nhất với Nhà Tuyển Dụng!

Hòa trộn
Sau khi đã hiểu mình – hiểu nghề kỹ rồi thì, bắt tay vào viết thôi! Từ
khóa cho bước này là từ HÒA TRỘN – hay LỌC THÔNG TIN . Hãy chọn
ra những kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc
nhất, là điểm giao hòa của những phần bạn ghi trên bước “Hiểu
mình” và những điều bạn đã tìm hiểu ở bước “Hiểu nghề”. Bước
lọc này rất quan trọng vì CV là để chứng tỏ bạn phù hợp với công
việc, giúp bạn được lựa chọn cho những vòng tuyển dụng tiếp
theo chứ không phải là kể ra tất tần tật về cuộc đời của bạn! Hơn
nữa, việc tìm điểm giao hòa sẽ giúp cho công ty thấy ấn tượng hơn
bởi một chiếc CV được “may đo” cho chính công ty họ chứ không phải
sơ sài như rải truyền đơn hàng loạt. Chị đã thấy một bạn nộp đơn vào
công ty KPMG và khéo léo lồng ghép câu slogan của công ty “Cụt
through complexity” ở phần nói về bản thân, chắc chắn là Nhà Tuyển
Dụng sẽ thấy khác biệt và rất thích (dĩ nhiên là với điều kiện bạn phải
hiểu rất rõ về slogan đó, chứ không đến lúc phỏng vấn nói sai thì là
phản tác dụng nghen!).

Sau khi lọc xong và điền đơn, bạn cũng đừng xóa file liệt kê đầy đủ mà
bạn đã vừa ghi nhé, vì có thể mai này bạn sẽ nộp những công việc
khác và công việc đó sẽ cần bạn điều chỉnh lại và chọn lọc những hoạt
động và kinh nghiệm khác phù hợp hơn.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 242
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Và một tips nho nhỏ là các bạn có thể tham khảo một vài CV mẫu
trên mạng tương ứng với công việc bạn đang chuẩn bị nộp đơn vào
để thấy được những kinh nghiệm và kỹ năng cần làm nổi bật với công
việc đó! Bên cạnh đó, đây cũng là cách để bạn xem cách người khác
viết CV và học hỏi. Và chị khuyến khích các bạn tìm mẫu đơn Tiếng
Anh để ra nhiều mẫu hay ho nhé. Các bạn có thể dùng những key
words đính kèm để ra đúng nội dung của một người mới ra trường
hơn hơn , ví dụ các bạn xin việc Marketing thì có thể search
“Marketing job entry level sample CV” hoặc “Marketing Assistant
sample CV”, “Marketing fresh graduate sample CV”.

Xong xuôi hết rồi thì hãy ghi một cách ngay ngắn, tỉ mỉ và hoàn chỉnh
vào chiếc CV của mình nhé.

Hoài nghi
Viết xong CV sinh viên thường nghĩ là đã hoàn thành rồi. Nhưng mà
nhiêu đó vẫn chưa xong đâụ nhé, hãy có một chút nghi ngờ là CV của
mình chưa hoàn thiện đâụ và dành thời gian xem thật kỹ để tìm xem
những lỗi sai cần sửa chữa. Hãy đọc qua lại chiếc CV của mình nhiều
lần nữa (bật mí là mỗi lần nộp CV chị đọc đi đọc lại và sửa tới sửa lui
ít nhất 10 lần đó!). Lần này bạn cần:

❖ Rút thông tin ngắn gọn và cô đọng hơn. Có nhiều lúc chị sửa CV
cho các bạn từ 3 trang dài lê thê rút lại chỉ còn có 1.5 trang mà
vẫn đầy đủ ý, thậm chí đôi khi lại thêm được nhiều ý hay mới nữa
mà vẫn còn ngắn gọn và súc tích hơn rất nhiều. Các bạn thường
có xu hướng viết văn nên đọc đi đọc lại sẽ giúp bạn lược bớt từ từ
những từ ngữ không cần thiết.
❖ Kiểm tra lại lỗi chính tả, lỗi định dạng. Cái này cực kì quan
trọng, nếu bạn viết xong mà nộp liền 99% là bạn sẽ sai sót, như
dính dấu phẩy, dính chữ, in nghiêng in đậm chưa thống nhất. Đọc
đi đọc lại nhiều lần sẽ giúp bạn sửa lại hoàn chỉnh nhất. Điều chị

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 243
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

đaụ đầu nhất khi cầm CV sinh viên gửi là thường sai những lỗi
chính tả rất cơ bản, nên tránh nhé!

Học hỏi
Rồi, kiểm tra xong hết rồi, đã xong chưa? Câu trả lời là vẫn chưa!? Hãy
cầm CV của bạn và gửi cho những anh chị có kinh nghiệm hơn để
nhận được góp ý. Bản thân chị cũng phải gửi đi 5, 6 anh chị để xem và
góp ý thật kỹ trước khi gửi đó. Đó có thể là anh chị của bạn – những
người đã có kinh nghiệm xem CV sinh viên và phỏng vấn, hoặc đó
cũng có thể là bạn bè có kinh nghiệm hơn trong câu lạc bộ của bạn,
v.v… Chị chắc chắn là bạn sẽ thu lại được khối điều hay ho dưới cái
nhìn khách quan hơn từ những anh chị đó và sửa lại hoàn thiện.

Đó, viết CV sinh viên, bạn nào nào cũng tưởng rất đơn giản mà sao
phức tạp quá đúng không? Người ta có câu nói “Thao trường đổ mồ
hôi, chiến trường bớt đổ máu”. Đúng là bạn sẽ vất vả hơn người
khác một chút (hoặc rất nhiều :D) trong quá trình chuẩn bị, nhưng tin
chị đi, bạn sẽ có một kết quả ngọt ngào hơn vì CV của bạn sẽ tốt và ấn
tượng hơn rất nhiều so với những người khác, Nhà Tuyển Dụng sẽ
chẳng ngại ngần gì mà gọi ngay cho bạn một cuộc điện thoại mời
phỏng vấn!

Thôi bài đã dài, chị dừng bút đây.

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 244
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Nhưng lưụ y ve hỉnh thưc khi viet


va gưi CV sinh vien can nhơ

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/nhung-luu-y-ve-hinh-thuc-


khi-viet-va-gui-cv-sinh-vien-can-nho

Hãy tìm hiểu những lưụ ý về hình thức cũng như lưụ ý khi gửi CV
đi nhé!

Những điều lưu ý về hình thức của CV


Thiết kế đơn giản, chuyên nghiệp

Thông thường, khi viết CV sinh viên thường làm trên file word trắng
giống mẫu số 1 bên dưới. Cách này không có gì sai hết nhé. Tuy nhiên
chị vẫn để thêm mẫu 2 – dạng CV khá chuyên nghiệp, được gom lại
gọn gàng và có thể ghi được nhiều thông tin hơn trên 1 mặt A4. Các
bạn có thể tham khảo các mẫu CV ở trang topcv.vn để học tập. Đối với
những bạn lo lắng là mình không có khả năng thiết kế thì các bạn có
thể dùng form mẫu trên mạng hoặc tham khảo và dùng PowerPoint
để vẽ lại khá dễ dàng. Như mẫu số 2 chị minh họa bên dưới là hoàn
toàn được làm từ PowerPoint nhé!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 245
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Độ dài CV nên lưu ý là tối đa khoảng 2 trang thôi nhé: Nguyên tắc
chung là CV nên dưới 2 trang. Dù muốn hay không thì cũng không thể
phủ nhận là phòng tuyển dụng phải nhận rất nhiều hồ sơ xin việc và
thông thường họ chỉ dùng dưới 10s để xem sơ và có ấn tượng ban
đầu về chiếc CV sinh viên gửi. CV quá dài sẽ làm cho người đọc cảm
thấy ngán và không muốn đọc. Bên cạnh đó, thông tin càng dài càng
dễ sa đà, lan man làm mất trọng tâm nội dung mà bạn muốn thể hiện.
Thật ra vẫn có những chiếc CV dài hơn 2 trang, nhưng đó thường là
những người đã đi làm rất lâu và kinh nghiệm rất nhiều rồi. Bạn là
sinh viên mới ra trường, tốt nhất cứ giữ mức an toàn từ 1-2 trang
nhé. Vậy nên bước lựa chọn và lọc thông tin để điền vào chiếc CV là
cực kì quan trọng.

Tránh lỗi chính tả, hoặc lỗi hiển thị thiếu chuyên nghiệp: Hãy
chắc chắn là bạn đã kiểm tra thật kỹ chiếc CV trước khi gửi đi. Chị đã
từng đọc những chiếc CV sinh viên gửi và thường mắc phải những lỗi
sai như in đậm, in nghiêng thiếu chủ đích, các hiển thị đầu dòng lung
tung – lúc thì dấu tick, lúc dấu vuông, khi lại dấu tròn, font chữ khác

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 246
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

nhau, cỡ chữ lộn xộn không theo thứ tự gì cả và thật sự thì điểm ấn
tượng bị âm trầm trọng. Lưụ ý, không nên viết tắt, ví dụ như thay vì
ghi vị trí là “TV của phòng truyền thông” - bạn cần ghi rõ ràng là
“thành viên phòng truyền thông”, và tránh dùng những từ ngữ mà chỉ
có câu lạc bộ phòng ban của bạn hiểu, hãy tìm một từ ngữ tương
đương không gây khó hiểu cho Nhà Tuyển Dụng. Những chiếc CV với
định dạng thiếu chỉn chu sẽ làm người đọc thậm chí không muốn xem
kỹ thông tin trong lá đơn, nói chi là gọi bạn vào những vòng trong.

Chuyển file sang định dạng PDF để Tránh để CV bị lỗi khi được
mở ở máy của Nhà Tuyển Dụng: Khi thiết kế CV sinh viên có thể sẽ
dùng một số font và định dạng khác thường ở máy của bạn. Vì vậy sau
khi làm bằng file word hoặc PowerPoint thì các bạn nên nhớ xuất ra
file pdf để không gặp phải lỗi hiển thị mất font, lệch chữ khi chuyển
sang một máy tính khác không phải máy tính của bạn.

Dung lượng file không quá nặng: nên đảm bảo CV của bạn dưới 5
MB bởi vì CV thường được gửi qua mail và email quá nặng sẽ làm đầy
hộp mail của Nhà Tuyển Dụng một cách không cần thiết, hoặc thậm
chí sẽ gặp lỗi trong quá trình chuyển đi.

Những lưu ý khi gửi CV cho Nhà Tuyển Dụng


Hãy xem thử 2 email mà Nhà Tuyển Dụng Sữa Cát Bà được nhận như
bên dưới nhé!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 247
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 248
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Bạn thấy thế nào? Rõ ràng là rất khác biệt dù cùng nộp 1 vị trí và 1
công ty, đúng không? Bạn muốn CV của mình sẽ bị delete trong vòng
1 nốt nhạc giống mẫu số 1 hay bạn muốn được Nhà Tuyển Dụng trân
trọng như mẫu số 2? Vậy thì, hãy nhớ những lưụ ý sau:

Đặt tên email và tên CV rõ ràng:

❖ Hãy đặt tên rõ ràng, ví dụ [CV_ Lê Hồng _ apply Marketing


Executive]
❖ Và subject email đầy đủ: [Đơn ứng tuyển vị trí Marketing
Executive công ty Sữa Cát Bà – Lê Hồng]

Ghi chỉn chu nội dung của email như một cover letter: Khi gửi CV
qua email, tốt nhất nên ghi một vài lời tựa vào nội dung email – bạn
có thể xem đây là cover letter của bạn, trong đó ghi rõ những tố chất
bạn nghĩ bạn phù hợp với công ty và một vài lời cảm ơn Nhà Tuyển
Dụng đã dành thời gian đọc email của bạn. Chắc chắn điều này sẽ ấn
tượng hơn là một bạn chỉ ghi vài dòng đơn giàn “Chị ơi em gửi CV
nha” đúng không nào?

Không chỉ gửi CV, các bạn nên gửi đính kèm thêm những thông
tin mà bạn muốn Nhà Tuyển Dụng lưu tâm: Bất cứ vòng nộp đơn
nào kể cả qua mail hay qua hệ thống online của công ty đều có 1 bước
đó là “File đính kèm”. Đừng bỏ qua bước quý giá này mà hãy tận dụng
một cách hiệu quả nhé. Hãy xem đây là cơ hội để bạn chia sẻ thêm về
bản thân mình và làm cho mình nổi bật hơn trong mắt Nhà Tuyển
Dụng. Bạn có thể đính kèm thư giới thiệu của những anh chị uy tín đã
làm chung với bạn như trưởng câu lạc bộ, hay Mentor của bạn, hay
thầy cô dạy chung, v.v… Ngoài ra bạn có thể tự mình làm một vài đề
xuất ngắn gọn nhỏ cho công ty để chứng minh được khả năng cũng
như là sự nhiệt tình của bạn. Nếu bạn nghĩ “Ềo ôi, vậy mất thời gian
chuẩn bị lắm” thì chị cũng phải chào thua :), vì nếu bạn không thực sự
đầu tư tâm huyết và nỗ lực ngay từ đầu thì cũng đừng buồn nếu cơ

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 249
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

hội không mỉm cười với bạn nhé. Hard work pays off, nên hãy cố
gắng nào!

Hãy ghi rõ những file bạn đính kèm trong nội dung email: Bên
cạnh gửi thêm một số file khác như đã nói ở trên thì ngoài CV, bạn
nên ghi rõ trong email là bạn đính kèm những file gì, nội dung cơ bản
ra sao để tránh bị sót thông tin khi Nhà Tuyển Dụng đọc mail. Và
những file đính kèm cần đặt tên rõ ràng theo thứ tự, ví dụ như: 1. Gợi
ý cải thiện trưng bày sản phẩm của công ty; 2. Thư giới thiệu của
Thầy trưởng môn, v.v…

Follow up nếu chưa thấy phản hồi từ Nhà Tuyển Dụng: Bạn nghĩ
nhấn gửi email là đã xong chuyện, chỉ việc ngồi chờ ư? Nếu vậy thì
bạn đang tự đánh mất cơ hội của chính mình đó. Chị kể câu chuyện có
thật cho các bạn nghe nhé. Chị gái của chị năm đó nộp vào một công
ty tư vấn giấy phép xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và thật sự rất rất
thích công ty. Vậy mà email đã 1 tuần trôi qua mà không thấy ai phản
hồi, chị ấy quyết định gửi mail follow up. Lại một khoảng thời gian mà
vẫn không có ai trả lời, chị ấy lại gọi điện và nhận được lời hứa sẽ trả
lời. Rồi lại tiếp tục đợi mà chưa có tin báo đậu hay rớt, thế là chị ấy lại
tiếp tục gọi điện, đến nỗi chị nhân sự thuộc luôn giọng của “cô ứng
viên kiên trì”. Và mãi thì cuối cùng chị ấy cũng được gọi phỏng vấn
đó! Chị nhân sự đã chia sẻ, trong tất cả những người nộp đơn, chị
không phải là người có bằng cấp cao nhất và phù hợp với công việc
nhất nên chị ấy đã không tính liên hệ lại. Tuy nhiên vì chị quá kiên
nhẫn và thể hiện sự thích thú với công việc nên chị nhân sự đã dành
thời gian trò chuyện với chị “thử xem sao”. Và cũng nhờ đó mà chị
nhân sự có thêm thời gian tìm hiểu về chị, nghe những lời chị chia sẻ,
cách nói chuyện và quyết định chọn chị với những kỹ năng và kiến
thức mà chị ấy có. Thật tuyệt đúng không? Nếu ngày đó chị gái chị bỏ
cuộc, không thường xuyên follow up thì đã bỏ lỡ cơ hội này rồi. Và
bật mí luôn cho đến bây giờ, chị gái chị đã “yên bề gia thất” với công
ty đó đã được hơn mười mấy năm rồi ^^. Vậy nên, nếu mãi mà vẫn

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 250
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

thấy Nhà Tuyển Dụng im re, hãy là người hành động vì bạn thích và
cần công việc mà, phải chứ?

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 251
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Cach viet CV sinh vien – Phan


Thong tin ca nhan & Ve ban than

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/cach-viet-cv-sinh-vien-


phan-thong-tin-ca-nhan-ve-ban-than

Phần thông tin cá nhân và về bản thân tưởng đơn giản nhưng nhiều
bạn lại gặp những lỗi sai rất lớn như quá mơ hồ, không toát ra được
những tính cách và bức tranh về bản thân, v.v… Xem rõ 2 ví dụ một
CV sinh viên làm chưa tốt và một CV làm khá tốt để rút kinh nghiệm
cho chính mình nhé!

Những nội dung chính của 1 CV sinh viên thường có


❖ Thông tin cá nhân
❖ Một đoạn giới thiệu ngắn gọn về các bạn
❖ Quá trình học tập/ hoạt động
❖ Thành tựu
❖ Một vài thông tin khác

Lưu ý khi viết CV sinh viên phần “Thông tin cá nhân” &
“Về bản thân”
Hãy cùng xem 2 ví dụ bên dưới, và chỉ tập trung vào 2 phần đầu thôi
nhé!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 252
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 253
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Bạn đã rút ra được điều gì cần lưụ ý chưa?

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 254
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Hình ảnh trong chiếc CV sinh viên hay dùng


Hình ảnh tưởng như đơn giản nhưng thực ra cũng cần các bạn hết
sức chú trọng vì đây sẽ là ấn tượng đầu tiên với Nhà Tuyển Dụng.
Mẫu 1 gặp phải lỗi sai là quá nhí nhảnh về trang phục và tạo dáng.
Nên chọn hình đẹp nhưng né những tấm nhí nhảnh như đi chơi này
ra nha, bạn không muốn Nhà Tuyển Dụng có ấn tượng về bạn như là
một cô nhóc “xì tin”, mà là một người chững chạc và đủ trưởng thành
để bước vào môi trường doanh nghiệp đúng không?

Một vài ví dụ về những tấm hình được chọn làm CV cũng khá “í ẹ”
khác (Chị đã lựa chọn những tấm hình tương tự với các style mà chị
đã nhận được trên các CV của các bạn gửi chị): hình (a) thì quá nhí
nhảnh, hình (b) thậm chí mắt còn không nhìn trực diện vào ống
kính, hình (c): đúng chuẩn hình thẻ trực diện, nhưng không có chút
thiện cảm nào – thôi mà, các bạn có thể có những hình khác đẹp lung
linh hơn đúng không! À, bật mí nhỏ hình này là hình chụp trong bằng
IELTS của chị đó :D; hình (d) thì hình nền quá nhiều chi tiết, làm
mất tập trung vào người.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 255
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Chỉ 1 tấm ảnh cũng có thể thể hiện được sự chuyên nghiệp từ chính
các bạn, nên lựa chọn hình nào nhìn mình thoải mái tự tin nhất nhé,
như hình (e) và (f).

Một vài lưu ý nhỏ cho các bạn khi chọn hình:

❖ Hình chất lượng phải tốt, không chọn những tấm hình nhòe, mờ,
độ phân giải thấp.
❖ Nhìn trực diện vào ống kính
❖ Thần thái phải thoải mái, chuyên nghiệp
❖ Hình nền đơn giản, tập trung vào người
❖ Các bạn nữ nên trang điểm một tí, còn nếu là bạn nam thì nên
chải tóc gọn gàng, lịch sự

Đến đây mà bạn nào còn thắc mắc là em không có tấm nào đạt chuẩn
như vậy hết thì câu trả lời của chị là “Trời ơi chụp đi chớ!!!! Lẽ nào
công việc cả đời người mà không thể bỏ ra vài chục nghìn chụp ảnh
để đầu tư đúng không?

Thông tin cá nhân trong chiếc CV sinh viên


Phần thông tin cá nhân này bao gồm những thông tin cơ bản nhất để
người tuyển dụng liên hệ với bạn, bao gồm tên, email, điện thoại, địa
chỉ, v.v... Bây giờ thử nhìn lại lần nữa 2 ví dụ minh họa nhé!

Mẫu 1 gặp phải những lỗi sai hết sức cơ bản nhưng cũng rất nhiều
bạn mắc phải:

❖ Hãy nhìn email : cobedoihon@gmail.com Tên email rất thiếu


chuyên nghiệp. Có nhiều bạn sinh viên lấy luôn email chơi game,
chat của mình để liên lạc nên nhiều khi nhân sự cũng phải mếu
khi đọc những email kiểu như thế này:
congtuhaohoa@gmail.com, changtraiyeuem@gmail.com,
cobebannuocmia@gmail.com. Bạn nào vẫn chưa có một địa chỉ
email đàng hoàng, dễ nhớ thì đăng ký ngay và luôn nha. Ví dụ như

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 256
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

lehong.96@gmail.com là một gợi ý tốt – sử dụng tên mình là giải


pháp an toàn nhất.
❖ Ngoài ra ở đây chỉ có phần thông tin cá nhân mà đã chiếm hết
1/3 diện tích trang CV, quá dài và phí. Khi làm CV, các bạn nên
nhớ, CV cũng như là một miếng đất ở quận trung tâm thành phố
vậy – tấc đất tấc vàng (Bạn chỉ có tối đa 2 trang thôi mà, nhớ
không?). Vậy nên phải tận dụng từng diện tích một để làm điều
có ích. Chỉ mới ở mục thông tin liên hệ mà đã kéo dài như vậy thì
bạn đang phải hi sinh “đất” của những phần quan trọng khác rồi
đó. Điều khiến phần thông tin này quá dài dòng là vì bạn đã phải
ghi rất nhiều từ như “email”, “tên”, “số điện thoại” và xuống dòng
cho mỗi thông tin không cần thiết. Trên thực tế, bạn hoàn toàn có
thể dùng những kí hiệu để thay thế cho những thông tin này. Và
bạn có thể dùng cách thiết kế thông minh để kéo những thông tin
này lại gần nhau thay vì xuống hàng vô tội vạ.
❖ Và lỗi thứ 3 đó là nhìn vào không thể nắm được tên và vị trí
của bạn hiện tại. Khi bạn gửi CV xin việc, dĩ nhiên Nhà Tuyển
Dụng đã biết đây là CV nên không cần lặp lại chữ “Sơ yếu lí lịch”
to đùng. Thay vào đó hãy dùng chỗ này để ghi tên của bạn thật to
và rõ, đây là thông tin mà Nhà Tuyển Dụng cần nhớ nhất – và
dưới đó là vị trí của bạn hiện tại. Nếu bạn đang là sinh viên thì ghi
chức danh là sinh viên trường nào.

Ok, thông tin tưởng đơn giản mà cũng nhiều lỗi sai quá nhỉ. Vậy sửa
xong rồi thì CV sẽ trông như mẫu 2: rõ ràng, gọn gàng chỉ 1 góc đầu
trang A4, súc tích và chuyên nghiệp. Bạn có thể xem những CV mẫu
như ở hướng dẫn của chị trong bài trước nhé:
https://chuongkhoidiem.com/5-giai-doan-viet-cv-5-chu-h

Về bản thân
Phần này là một đoạn giới thiệu ngắn gọn để gây ấn tượng với Nhà
Tuyển Dụng ngay từ những dòng đầu tiên, vú dụ như thể hiện là bạn

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 257
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

có những kinh nghiệm liên quan đến phòng ban đó dù chỉ là sinh
viên, hoặc một vài mô tả về tính cách đặc biệt, con người của bạn.
Tham khảo thêm ví dụ như mẫu số 2 nhé! Tốt nhất không nên là
những từ ngữ sáo rỗng hoặc trùng lắp. Có nhiều bạn gửi CV cho chị,
và phần này hoàn toàn lặp lại những phần khác ở CV sinh viên như
mẫu số 1, thực sự rất uổng phí. Lần nữa, tấc đất tấc vàng, các bạn nhớ
nhé! Đã không ghi thì thôi, còn nếu ghi thì phải chọn những thông tin
thật sự xứng đáng!

Không có mẫu số chung nào cho phần này cả vì mỗi người là mỗi
cá tính riêng biệt, nên hãy thể hiện bản thân mình qua những dòng
tóm tắt ngắn gọn. Và cũng đừng đánh giá quá thấp mà không đầu tư
cho phần này vì chị Mai Thục Quyên (Giám đốc điều hành công ty
Golden Digital) đã từng chia sẻ trong talk show với Chương Khởi
Điểm rằng một trong những điều khiến chị được gọi lại phỏng vấn
vào công ty quảng cáo Ogilvy & Mather dù mới là sinh viên năm 2 đó
là vì những lời chị đã viết trong CV ở phần này. Bạn hãy xem phút thứ
12 của clip này: https://youtu.be/Y7XUupbGRl8 để biết được chị
Quyên đã ghi những gì nhé!

Ukie, bài viết cũng dài rồi, chị dừng bút đây. Chị sẽ chia sẻ với các bạn
thêm ở những bài viết tiếp theo nhé!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 258
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Cach viet CV sinh vien – Phan qụa


trỉnh hoc tap va ky nang

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/cach-viet-cv-sinh-vien-


phan-thong-tin-ca-nhan-ve-ban-than/

A i nói mục “Kỹ năng” không quan trọng trong CV sinh viên? Thật
là dở nếu bạn chỉ điền những từ ngữ về kỹ năng sáo rỗng, mơ hồ cho
tất cả mọi công việc mà bạn ứng tuyển. Nên nhớ là mỗi công việc sẽ
có những yêu cầu riêng về kỹ năng. Tham khảo cách viết siêu hiệu
quả cho phần này để gây ấn tượng với Nhà Tuyển Dụng nhé!

Lưu ý khi viết “Quá trình Học tập” trong chiếc CV sinh
viên của bạn
Cùng tiếp tục nghiền ngẫm 2 mẫu CV như bên dưới, chị đã che mờ
những phần không liên quan, bạn chỉ cần tập trung vào cách viết ở
phần quá trình học tập của 2 mẫu thôi nhé!

Đầu tiên hãy xem mẫu số 1 bên dưới có gì cần chỉnh sửa nào?

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 259
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 260
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Ở mẫu số 1 này, ngoài những lỗi về định dạng hết sức cơ bản như in
đậm, in nghiêng vô tội vạ, font chữ lỗi và lệch, CV này còn gặp một số
vấn đề khác:

❖ Khi viết CV, các dòng thời gian luôn phải để ở thời điểm gần
nhất trước cho đến xa nhất. Mẫu này thì dùng ngược lại, liệt kê
từ khi nhỏ xíu: cấp 1- cấp 2 cho đến hiện tại là Đại Học.
❖ Bạn nghĩ Nhà Tuyển Dụng có quan tâm bạn học cấp 1, cấp 2 ở đâụ
không? Không đúng không, vậy thì đừng tốn giấy mực để ghi
thông tin trường học cấp 1, cấp 2 không cần thiết ở đây nhé.
(Chị đã đọc một số CV của các bạn ghi siêu chi tiết một cách hơi bị
thừa như vậy rồi đó!) Còn cấp 3 thì trừ trường hợp bạn có những
thông tin ấn tượng muốn chia sẻ, còn không thì khỏi ghi nhé!
❖ Ngoài ra một lỗi mà hầu như khá nhiều bạn sinh viên mắc
phải là không ghi thành tích học tập. Nếu bạn có một kết quả
học tập đáng nể với điểm số cao, học bổng, hay đạt những giải
thưởng về học tập, tại sao lại không ghi vào để “ghi điểm” với Nhà
Tuyển Dụng?
❖ Phần này ở mẫu số 1 trên chỉ đơn thuần ghi lại quá trình học tập
chính thống mà không ghi thêm những khóa học khác hoặc mà
bạn tham gia hay bằng cấp Tiếng Anh mà bạn có. Bạn hoàn toàn
có thể thêm vào những khóa học kỹ năng, các lớp đào tạo
ngoài lề khác như lớp học photoshop, lớp đào tạo kỹ năng thuyết
trình, chứng chỉ Anh văn như điểm IELTS, v.v…

Nếu khắc phục những điểm này, chúng ta sẽ có 1 CV mới như sau:

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 261
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Mẫu này đã ghi đầy đủ những thông mà mẫu trước không có và sắp
xếp đúng thứ tự thời gian từ gần nhất tới xa nhất một cách khá gọn
gàng. Chỉ có 1 lưụ ý nhỏ là để cho những khóa học mà bạn đã học
đáng tin cậy, bạn có thể thêm vào tên học viện mà bạn đã tham gia.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 262
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Ví dụ thay vì ghi “Khóa học PR”, bạn có thể ghi thêm “Khóa học
PR – Marketing Academy HCM”. Tương tự với những khóa học
khác.

Chà, phần “Qụá trình học tập” tưởng đơn giản mà cũng nhiêu khê quá
nhỉ! Không sao, có chút sai sót nhưng sửa chữa liền thì bạn sẽ mau
tiến bộ thôi. Cùng đến với phần tiếp theo nhé!

Lưu ý khi viết phần “Kỹ năng” trong CV sinh viên


Phần này thường để nhấn mạnh những kỹ năng của bạn. Trước khi
nhắc nhở các bạn những điểm cần lưụ ý, hãy xem 1 phần mà chị đã
nhận được trong CV sinh viên của 1 bạn xin việc làm Marketing
intern – mà chị mong là các bạn sẽ không gặp những lỗi như thế này.

Thực ra, các bạn đều nghĩ phần kỹ năng này đơn giản mà, cứ qụăng
hết hầm bà lằng đủ thứ linh tinh vào và cuối cùng sẽ ra những thông
tin như ở trên. Ai da, phải thay đổi suy nghĩ nhé, vì Nhà Tuyển Dụng
sẽ rất chú trọng phần này đó!

Lưu ý những điều sau:


Đầu tiên, trong CV, sinh viên nào cũng hầu như chỉ ưụ tiên ghi kỹ
năng Microsoft Win Word, excel, PowerPoint và để ở đầu phần kỹ
năng. Thực ra, trong thời buổi hiện đại như bây giờ, đây là những kỹ
năng mà bạn mặc nhiên cần phải có để có một công việc tốt. Và, khi
viết CV thì luôn làm theo nguyên tắc cái nào quan trọng đưa lên đầu.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 263
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Vậy thì những kỹ năng văn phòng cơ bản này nếu bạn ghi vui
lòng để xuống ở cuối cùng.

Nhiều bạn có thói quen để kỹ năng đính kèm với mức độ. Điều này
không sai nhưng nếu nhìn vào bảng kỹ năng tên với đầy rẫy những kỹ
năng nhưng cái nào cũng ở mức độ “cơ bản” thì ấn tượng của bạn với
Nhà Tuyển Dụng chẳng thể tốt hơn được bao nhiêu. Hãy chọn lọc và
ghi những kỹ năng bạn làm tốt nhất thay vì ghi quá nhiều kỹ
năng mà mức độ chỉ nằm ở “cơ bản”.

Nhắc đến phần kỹ năng, các bạn sẽ thường hoang mang không biết
nên ghi gì dẫn đến tình trạng ghi tràn lan. Các bạn hãy còn nhớ những
gì chị ghi trong bài viết “5 giai đoạn viết CV sinh viên không nên bỏ
sót” chứ? Đây là lúc mà bạn thực hiện giai đoạn thứ 3 – HÒA TRỘN
đó! Thay vì ghi quá nhiều kỹ năng không liên quan đến nhau, hãy
chọn lọc những kỹ năng công việc cần có và bạn cũng làm rất tốt.

Ví dụ như Marketing yêu cầu sự sáng tạo, tài chính yêu cầu khả năng
làm việc với con số, Sales yêu cầu khả năng giao tiếp tốt, sức bền, khả
năng thuyết phục, chú trọng tới khách hàng… thì hãy chắc chắn là bạn
đã rèn luyện những kỹ năng này thông qua các công việc cụ thể để tự
tin ghi vào phần kỹ năng của CV nhé!

Để biết mỗi công việc cần những kỹ năng gì, bạn có thể xem tiêu chí
tuyển chọn của công việc trên website công ty hoặc tìm kiếm trên
Google với từ khóa phù hợp, ví dụ “Skills for Marketing execụtive” ,
“Skills for accounting assistant, v.v…” hoặc tìm các CV của vị trí tương
ứng của mình trên mạng để tham khảo.

Một điều nữa là các bạn hãy tránh dùng những kỹ năng quá to tát
và chung chung, mơ hồ. Thường trong CV sinh viên chỉ ghi vài chữ
ngắn gọn ở phần này như “Teamwork, Leadership, presentation,
communication, v.v…” Ghi vậy rất sáo rỗng và không rõ ràng. Thay vì
ghi “Presentation”, bạn có thể ghi tỉ mỉ hơn “Kỹ năng thuyết trình, đặc

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 264
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

biệt làm tốt cả Tiếng Anh và Tiếng Việt – khả năng làm slide chuyên
nghiệp”. Hay thay vì ghi chung chung “Design” – Bạn có thể ghi rõ
“Thiết kế banner, poster quảng cáo, tạp chí v.v… bằng phần mềm
Photoshop, Adobe Ìllụstrator”. Ghi tỉ mỉ vừa thể hiện được những gì
bạn làm tốt, vừa giúp cho phần “kỹ năng” này của bạn không bị xem
nhẹ và lướt qua như một cơn gió thoảng.

Nhưng, cũng lưụ ý là bạn phải có bằng chứng cho những kỹ năng
bạn ghi ở phần này, nếu bạn nói dối thì sẽ lộ ra hết ở vòng phỏng
vấn mà thôi. Tốt nhất, nếu bạn liệt kê kỹ năng nào thì phần mô tả
công việc cụ thể ở phần “kinh nghiệm làm việc/Hoạt động ngoại
khóa” phải thể hiện được những vai trò của bạn giúp bạn rèn
luyện được kỹ năng đó.

Ví dụ như các bạn đang nộp cho vị trí Management Trainee - Quản Trị
Viên Tập Sự, yêu cầu thường là phải có kỹ năng lãnh đạo. Vì vậy nên
để kỹ năng này vào, dĩ nhiên là bên dưới phần ngoại khóa phải có
những bằng chứng cho thấy là bạn đã được giao những công việc
mang tính chất lãnh đạo (chứ không phải là có chức danh lãnh đạo
nha – ý này chị có chia sẻ xuyên suốt Guidebook và trên trang
chuongkhoidiem.com rồi nhé ^^), và thể hiện được kỹ năng này
thông qua mô tả công việc bạn làm và thành quả so với KPI (chỉ tiêu)
nghen.

Ngoài những kỹ năng mà bạn đã HÒA TRỘN này ra, trong CV, các bạn
cũng có thể để thêm những kỹ năng nổi bật khác của mình sau
quá trình đánh giá lại bản thân. Ví dụ bạn Lê Hồng như mẫu số 2 ở
trên thấy được điểm mạnh của mình là thích nghi tốt với môi trường
mới và học hỏi nhanh thì bạn cũng có thể ghi thêm vào.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 265
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Nếu em không có kỹ năng phù hợp thì sao?


Câu hỏi được một số bạn đặt ra là: “Như vậy một CV tốt phải thể hiện
được là ứng viên kỹ năng công việc cần, có những kinh nghiệm thực
tiễn chứng minh được kỹ năng đó. Vậy lỡ em không có kỹ năng phù
hợp thì sao chị ơi?”

Trả lời:

❖ Các bạn có nhớ nguyên tắc số 4 trong 4 nguyên tắc vàng khi xin
việc không? Đó là THỰC HÀNH. Những kỹ năng này không phải từ
trên trời rớt xuống, mà bạn cũng không thể bịa ra được vì thế nào
ở vòng phỏng vấn cũng sẽ “lòi đụôi”.
❖ Cho nên câu trả lời là chỉ có chuẩn bị từ trước mới giúp cho bạn
có kinh nghiệm thực tế phù hợp với công việc để tự tin ghi vào
CV. Vì vậy đừng nghĩ là năm 4 mới lật đật tham gia hoạt động
này nọ còn năm 1 cứ phà phà chơi bời xả ga thì bạn đang phí
đi thời gian quý báu của mình đó. Hãy chuẩn bị sớm nhất khi
có thể để có được công việc đầu đời mơ ước các bạn nhé!
❖ Còn nếu trường hợp xấu nhất, thật sự là bạn đang học năm 4 và
vẫn chưa có kỹ năng nào phù hợp với công việc thì cách duy nhất
là hãy lựa chọn những kỹ năng mà bạn đã rèn luyện được và
cảm thấy tự tin nhất, theo thứ tự từ kỹ năng bạn thấy là quan
trọng nhất lên trước – bạn có thể tham khảo list những kỹ
năng mềm ở link này: https://www.thebalance.com/list-of-
soft-skills-2063770. Tóm lại dù làm gì đi nữa, tuyệt đối tránh bịa
đặt và nói dối về chính mình, dù là ở bất cứ phần nào đi nữa. Cũng
giống như có lần chị đi phỏng vấn, bạn sinh viên viết kỹ năng bạn
làm tốt là “kỹ năng giao tiếp” nhưng suốt buổi không nhìn trực
diện vào mắt chị để nói chuyện và luôn nhút nhát, e dè. Không
nên tí nào các bạn nhé, vì ghi sai thì lại càng làm phản tác dụng
đó! Hãy cứ là chính mình!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 266
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Ukie, vậy là chúng ta đã khép lại bài viết khá dài của ngày hôm nay
rồi. Hướng dẫn viết phần “Kinh nghiệm làm việc/hoạt động ngoại
khóa” và “Thành tựụ” sẽ được chia sẻ ở những bài viết tiếp theo nhé!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 267
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Cach viet CV sinh vien – Phan Kinh


nghiem lam viec/Hoat đong ngoai
khoa

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/cach-viet-cv-sinh-vien-


phan-kinh-nghiem-lam-viec-hoat-dong-ngoai-khoa

M ục “Thành tựụ” là phần sinh viên hay bỏ sót nhất khi viết CV,
trong khi đó là nội dung quan trọng để ghi điểm với Nhà Tuyển Dụng
và chứng tỏ năng lực của mình. Khi viết CV sinh viên nên ghi những gì
trong phần này? Những lỗi sai hay gặp và cách sửa chữa? Xem thêm
ví dụ minh họa siêu kỹ về cách viết tốt ở mục này nhé!

Những thông tin nhất định phải có trong phần này


❖ Chức danh/ vị trí của bạn
❖ Công ty/CLB/ Tổ chức bạn tham gia
❖ Thời gian làm việc: Bạn làm trong khoảng thời gian nào, bao lâu
❖ Nhiệm vụ cụ thể của bạn ở mỗi vị trí

Mẫu CV sinh viên chưa tốt


Cũng như những phần trước, cùng xem mẫu số 1 ở dưới đây và chỉ ra
những điểm CV này chưa tốt nhé! Những phần không liên quan chị đã
che mờ rồi nha.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 268
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Trước hết, phần “Kinh nghiệm hoạt động” và “Thành tựụ” là


xương sống của CV và cần được dành nhiều “đất” nhất để bạn có
thể kể chuyện với Nhà Tuyển Dụng về những kinh nghiệm, khả
năng và những điều bạn đã gặt hái được trong quá khứ. Vậy

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 269
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

nhưng CV này lại chỉ dành có 1/3 diện tích ít ỏi cho phần này,
chưa đủ để tạo nên một bức chân dung về bạn! Nên dành ít nhất
một nửa diện tích để cho 2 phần cực kì quan trọng này bạn
nhé!
❖ Thay vì ghi “Thành viên ban truyền thông” bạn lại lười biếng ghi
tắt vô tội vạ thành “TV”. Không được viết tắt các bạn nhé!
❖ Cảm giác đầu tiên khi nhìn phần này là “LƯỜI ĐỌC” đúng không?
Đo là vì CV này chỉ gồm một đống thông tin liệt kê hết sức sơ sài
và khó có thể nào nắm được phần thông tin quan trọng về vị
trí và thời gian làm việc của bạn một cách nhanh chóng. Nhắc
lại lần nữa là Nhà Tuyển Dụng chỉ lướt qua dưới 10s để có ấn
tượng về CV của bạn, nên đừng phí phạm thời gian của họ và cơ
hội của bạn bằng một phần đầy nhóc chữ không sắp xếp như thế
này, hãy biết sử dụng in đậm, xuống dòng một cách hợp lý để
làm nổi bật thông tin quan trọng.
❖ Nhìn vào bạn có biết công việc nào làm trước, làm sau không?
Hoàn toàn không đúng không, vì CV này bạn đã quên ghi thời
gian đầy đủ vào tất cả công việc.
❖ Đừng viết văn! Chính việc nghiêm túc thêm chủ ngữ, vị ngữ quá
đầy đủ nguyên câu đã làm cho CV của bạn dài dòng và hết sức lê
thê.
❖ Nhiều bạn sẽ gặp lỗi giống CV này đó là không mô tả trách nhiệm
công việc hoặc mô tả trách nhiệm công việc chung chung, giống
như là copy nguyên mẫu mô tả công việc. Hãy nhớ là Nhà Tuyển
Dụng cần biết là khi bạn làm công việc đó bạn đã làm những
gì – những đóng góp của CHÍNH BẠN – càng cụ thể càng tốt,
chứ không phải là những mô tả mẫu về công việc (Job
Description) đó! Ví dụ như mẫu CV trên: “Thành viên ban truyền
thông – tổ chức sự kiện cho câu lạc bộ Tiếng Anh – quảng bá cuộc
thi qua nhiều kênh thông tin khác nhaụ”. Trời, bạn viết thiệt là
trớt quớt đó! Bạn tổ chức sự kiện, cụ thể là sự kiện gì, bạn đóng
vai trò nào – chạy logistic, hay làm MC, hay chịu trách nhiệm về

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 270
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

nội dung quảng bá, v.v…? Và nhiệm vụ của ban truyền thông dĩ
nhiên là truyền thông cho câu lạc bộ qua nhiều cổng thông tin
khác nhau rồi nhưng vấn đề là CHÍNH BẠN bạn đảm nhiệm
những cổng thông tin nào: bạn chuyên làm Facebook, hay đăng
tin trên mạng, v.v… Những thông tin này mới là quan trọng và cần
thiết!
❖ Ngoài những điểm sai chính như CV kể trên, một lỗi thường
gặp, đặc biệt là ở những bạn có bề dày hoạt động kinh
nghiệm lâu năm đó là quá tham lam dẫn đến chiếc CV siêu
dài dòng! Các bạn có xu hướng liệt kê hết tất cả hoạt động của
mình và thậm chí ghi luôn cả những hoạt động mà bạn chỉ tham
gia thôi chứ không đóng góp gì vì tư tưởng là “thà dư còn hơn
thiếụ” – ví dụ như “Tham gia hội thảo Ngành công nghiệp 4.0”,
“Tham gia hội thảo “Sinh viên thời đại, v.v…”. Và chính vì tham
lam nên nhiều khi chiếc CV kéo dài những 4 trang mà hết sức lan
man và nhạt nhòa. Các bạn ghi quá nhiều, không tập trung thì sẽ
càng dễ làm ấn tượng về bản thân mình mờ nhạt.

Chị kể ví dụ thực tế để minh họa cho các bạn luôn nhé, lần đó chị
tham gia phỏng vấn cho một chương trình học bổng, có một bạn nữ
cũng rất lanh lẹ và đang ở vị trí lãnh đạo của một câu lạc bộ trong
trường. Khi đến phần chia sẻ hoạt động của bạn, bạn liệt kê hết tất
tần tật từng tháng một bạn làm gì. Ban đầu mọi người còn tập trung
lắng nghe nhưng sau khi hết 15 phút mà bạn vẫn chưa nói xong hoạt
động thì mọi người cũng đã khá là mất kiên nhẫn, không thực sự nắm
được vai trò của bạn ở từng hoạt động và phải dừng câu trả lời của
bạn để hỏi phần tiếp theo rồi. Lẽ ra bạn chỉ cần chắt lọc 1,2 nội dung
thôi nhưng nêu bật vai trò của mình thì sẽ thật sự rất tốt thay vì nêu
hết tất cả mà không có cái gì đáng lưụ ý. Và tương tự, khi chị nhận
được những chiếc CV dài hút mắt mà mỗi vị trí chỉ ghi được vài dòng
nhiệm vụ hết sức nông cạn thì chị cũng sẽ không dành thời gian để
đọc tiếp làm gì cả!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 271
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Và điều cuối cùng, nhưng cũng là quan trọng nhất, đó là CV


này hoàn toàn không có phần “Thành tựu”. Đây là phần mà
bạn có thể nêu bật được những đóng góp cụ thể của bạn qua
những gì bạn đẫ gặt hái được, nên tuyệt đối không được quên
nhé!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 272
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Mẫu CV sinh viên đã chỉnh sửa


Ok, nãy giờ mình cùng “ngâm cứụ” lỗi sai hết sức rõ ràng rồi đúng
không, giờ thì cùng nhau xem 1 phiên bản tốt hơn nhé!

Tuy phiên bản này chưa hẳn là đã tốt 100% nhưng đã sửa được rất
nhiều lỗi các bạn hay mắc phải và minh họa khá tốt cách sửa, vậy nên
giờ chúng ta cùng xem từng phần chi tiết nhé!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 273
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Nhìn tổng quan CV này đã dành đến hơn 1 nửa diện tích cho
phần thành tựu và kỹ năng này. Vậy lỗi thứ 1 đã được sửa rồi
nhé, vì xem như đảm bảo đủ đất để chia sẻ những thông tin quan
trọng cho phần này.
❖ Hình thức được sửa lại với phần vị trí, tên câu lạc bộ, thời
gian ghi rõ, in đậm và tách biệt với nội dung để dễ dàng lướt
nhanh vẫn thấy dễ dàng.
❖ Các công việc được sắp xếp thời gian theo thứ tự từ gần nhất
đến xa nhất/ dùng kí hiệu đầu dòng phân định rõ những
nhiệm vụ khác biệt. Nhờ cách trình bày mà nhìn CV mới gọn
gàng, chỉn chu hơn và làm người khác cũng không ngại đọc
❖ Phần hoạt động ngoại khóa được chọn lọc và nêu ngắn gọn
lại bao gồm 2 hoạt động chính tại câu lạc bộ Tiếng Anh và Câu
Lạc Bộ Hoạt Động Xã Hội Đại Học Dân Dã vì đây là những kinh
nghiệm liên quan tới ngành nghề bạn đang nộp (Marketing) nhất.
❖ Ở mỗi phần hoạt động chính, mô tả công việc được ghi hết
sức cụ thể và đây là những hoạt động mà CHÍNH BẠN đã làm
được trong thời gian đó. Cùng hoạt động nhưng khi bạn đầu tư
thời gian suy nghĩ hơn, điểm lại những gì mình đã làm được thì sẽ
ghi cụ thể hơn rất nhiều đúng không nào! Nếu ở mẫu CV số 1 chỉ
đơn thuần ghi “tổ chức sự kiện” thì mẫu này ghi rõ là “tổ chức
cuộc thi Tiếng Anh”, và hoạt động quảng bá cụ thể mà bạn chịu
trách nhiệm là viết báo và quảng bá tại trường Đại Học, thiết kế
nội dung quảng bá, v.v… Hoạt động fanpage cũng ghi rõ những
đóng góp của chính bạn như đề ra hướng truyền thông cả năm,
triển khai nội dung trả lời fanpage, v.v…
❖ Cách viết ở phần này hết sức ngắn gọn và súc tích, bắt đầu
bằng động từ thay vì nguyên câu văn dài dòng. À, mà lưụ ý
hành động thì có hành động chính và phụ nữa nha. Chị đã từng
sửa CV cho các bạn mà các bạn chuyên môn để hành động phụ lên
đầu. Ví dụ: “Làm việc một nhóm 5-6 người để gây quỹ từ thiện
cho học bổng của trường”, “Trực tiếp liên lạc với các phòng ban

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 274
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

liên quan và tư vấn khách hàng để giải quyết mâu thuẫn, khiếu
nại của công ty”. Lần nữa, các bạn hãy tiết kiệm thời gian cho
những người đọc CV của các bạn bằng cách ghi vào vấn đề chính
nhanh nhất. Nên ghi hành động chính lên trước và phương
tiện-cách làm ở sau. Hãy sửa thành “Gây quỹ từ thiện cho học
bổng cùng nhóm bạn 5 người” / “Giải quyết khiếu nại của khách
hàng cho công ty bằng việc thường xuyên giữ liên lạc với khách
hàng và liên lạc với các phòng ban liên quan để xử lý vấn đề
nhanh chóng”.

Nếu so sánh mẫu CV sinh viên 1 và 2: mẫu 1 sẽ bị cho rớt từ vòng gửi
xe, hoặc Nhà Tuyển Dụng phải tốn thời gian ở vòng phỏng vấn chỉ để
hỏi những câu như “bạn đóng góp được gì, cụ thể là quảng cáo cái gì,
qua kênh nào, v.v… Còn với phiên bản đã chỉnh sửa ở mẫu 2, doanh
nghiệp có thể đào sâu hơn được thông tin hữu ích cũng trong bằng ấy
thời gian phỏng vấn, ví dụ như họ hỏi được là “Khi viết báo cho các
clb và báo thanh niên em có lưụ ý gì không, về số lượng chữ, thông
tin, v..v hay khó khăn em gặp phải khi quảng cáo tại trường Đại Học là
gì và em đã vượt qua như thế nào…?”. Từ đó bạn có thêm cơ hội để
chinh phục và gây ấn tượng với Nhà Tuyển Dụng, chia sẻ về bản
thân, lợi thế hơn hẳn những bạn khác đúng không! Hãy cung cấp
cho Nhà Tuyển Dụng 1 CV sinh viên nhưng lại chất lượng như
một người đi làm giàu kỹ năng nhé các bạn!

Làm sao để thể hiện khả năng khi nộp những ngành
khó có cơ hội thực tập trước?
Ngành nghề của em muốn nộp vào khá đặc thù như Supply Chain,
Manufacturing nên không có hoạt động ngoại khóa nào có phòng ban
này hết, làm sao để CV sinh viên có kinh nghiệm liên quan đây?

❖ Thực ra ở những trường hợp này thì các bạn hoàn toàn có thể
dùng kinh nghiệm làm việc, kỹ năng mềm ở các hoạt động

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 275
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

ngoại khóa để chứng minh khả năng của mình. Ví dụ những kỹ


năng mềm cần thiết cho công việc như “Qụản lý dự án”, “Kỹ năng
giao tiếp”, “lập kế hoạch”, v.v… các bạn có thể học được ở bất cứ
hoạt động ngoại khóa nào. Đừng lo vì bằng chứng là một người
bạn của chị cũng là Management Trainee của Unilever hoàn toàn
không có kinh nghiệm làm Finance ở công ty nào nhưng có một
thành tích khá ổn ở CLB Tiếng Anh của trường cũng như có
những kiến thức cần thiết của phòng Finance thì vẫn được nhận
như bình thường nhé! Quan trọng là bạn học được kỹ năng trong
quá trình làm việc. Nhà Tuyển Dụng khi tuyển dụng sinh viên mới
ra trường đều chấp nhận là sẽ đào tạo kiến thức nghề nghiệp cho
bạn nên đừng quá lo lắng nhé, miễn sao bạn chứng minh được
tiềm năng của mình, sự xông xáo của bạn thông qua hoạt động
quá khứ là được nghen.
❖ Hoặc tốt hơn là bạn có thể học thêm những khóa học bổ sung
về chuyên ngành để thêm sự tự tin từ doanh nghiệp khi
tuyển bạn. Phần này bạn có thể ghi trong mục “Qụá trình học
tập” như là điểm sáng cho chiếc CV của bạn.
❖ Các bạn cũng có thể học hỏi các anh chị đi trước cùng làm
phòng ban bạn thích để hiểu sơ qua về công việc và yêu cầu của
ngành nghề, sau đó tự tin chia sẻ ở vòng phỏng vấn nhé!
❖ Và cuối cùng, nếu bạn có những môn học trong chuyên ngành
phù hợp với ngành nghề (và bạn có thành tích tốt ở những
môn học này) thì đó cũng là một điểm cộng nhé! Nhưng nhớ
phải chắt lọc, không dài dòng và đừng tham lam ghi quá
nhiều không cần thiết nghen.

Chà chà, phần này dài quá ta, các bạn đã có mỏi mắt chưa nè? Vì đây
là phần quan trọng nhất của CV mà các bạn cần lưụ ý nên chị cũng
phải toát mồ hôi hột viết và chia sẻ thật kỹ với các bạn đó, không
mong gì hơn là các bạn sẽ áp dụng được hiệu quả!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 276
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Còn giờ thì tạm chia tay, mình hẹn gặp ở bài sau nghen! Chúc các bạn
thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc biệt là với
chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự) nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 277
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Cach viet CV sinh vien – Phan


Thanh Tưụ

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/cach-viet-cv-sinh-vien-


phan-thanh-tuu

M ục “Thành tựụ” là phần sinh viên hay bỏ sót nhất khi viết CV,
trong khi đó là nội dung quan trọng để ghi điểm với Nhà Tuyển Dụng
và chứng tỏ năng lực của mình. Khi viết CV nên ghi những gì trong
phần này? Những lỗi sai hay gặp và cách sửa chữa? Xem thêm minh
họa siêu kỹ ví dụ về cách viết tốt ở mục này nhé!

Nên ghi gì ở phần “Thành tựu”?


❖ Giải thưởng bạn đạt được khi đi học ( bao gồm cả học thuật lẫn
chung chung) ví dụ Top 3 của trường, Sinh viên 5 tốt, học bổng
toàn phần 4 năm liền, điểm luận văn về Marketing 9.5 (nếu đây là
điểm nổi bật cực kỳ và chủ đề liên quan đến chuyên ngành mà
bạn đang ứng tuyển), v.v…
❖ Giải thưởng bạn đạt được khi tham gia hoạt động ngoại
khóa/ làm việc (kể cả cá nhân bạn hoặc tập thể phòng ban của
bạn mà bạn có đóng góp quan trọng): ví dụ giải thưởng thành
viên xuất sắc nhất CLB năm 2017, giải thưởng phòng ban làm việc
hiệu quả nhất của CLB Tiếng Anh, giải thưởng nhân viên sáng tạo
nhất quý, v.v…
❖ Những thành tựu khác mà bạn đạt được khi làm việc/hoạt
động.

Những thông tin này nếu bạn đã ghi ở những phần khác rồi, ghi
lại có bị thừa không? Câu trả lời là có 2 cách để ghi những thông tin
này. Một số bạn chọn cách tách riêng phần “Thành tựụ” như chị

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 278
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

hướng dẫn, một số sẽ lựa chọn ghi chung ở những phần trên. Ví dụ
như thành tựu trong học tập sẽ để trong mục “Qụá trình học tập” và
những thành tích đạt được trong công việc sẽ ghi dưới từng mô tả
công việc trong mục “Kinh nghiệm làm việc/Hoạt động ngoại khóa”.
Cả 2 cách đều được, miễn bạn có những thông tin này đầy đủ trong
chiếc CV của mình và đừng ghi trùng lắp ở cả hai phần, lãng phí
không gian là được nha. Nếu không, những mô tả công việc của bạn
chỉ mới chung chung mà chưa thấy được kết quả gì cả.

Những lưu ý khi viết phần “Thành Tựu” trong CV sinh


viên nên nhớ
Những thành tựu này sẽ không có ý nghĩa gì cả nếu bạn chỉ đưa con
số chung chung. Phải luôn có KPI (chỉ tiêu) đi kèm để so sánh với
thành tích bạn đạt được.
Chị đã gặp rất nhiều bạn ghi chung chung “Mụa được hàng hóa cho
câu lạc bộ với giá rẻ chỉ khoảng 15.000đ/sản phẩm”. 15.000đ sẽ
không có ý nghĩa gì với người đọc hết, vì người đọc làm sao biết được
15.000đ là giá tốt hay không tốt? Lỡ vẫn có những nơi bán cùng sản
phẩm đó chỉ với giá 13.000đ thì sao? Hoặc có một số bạn thì ghi
“Qụảng bá chương trình Thuyết trình Tiếng Anh cho câu lạc bộ, thu
hút 500 đơn đăng ký”. Rồi, 500 đơn là nhiều hay ít? Dựa vào đâụ nói
đây là nhiều, nếu chỉ tiêu hoặc trong quá khứ các bạn đã thụ hút được
còn hơn cả con số này thì có phải là bạn đã thất bại rồi không?

Vì vậy, ở mục này các bạn cần so sánh với KPI đề ra: ví dụ Truyền
thông về cuộc thi Tiếng Anh cho hơn 5000 người trên Facebook (so
với chỉ tiêu 4000 người – đạt 125%), thu hút 500 đơn đăng ký –
120% so với chỉ tiêu. Có như vậy mới dễ dàng đánh giá được những
gì bạn đã làm.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 279
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Một lỗi khác các bạn hay mắc phải là ghi theo kiểu chung chung và
dùng những từ sáo rỗng.
Những chữ chị ngán nhất vì suốt ngày gặp hoài mà không thể hiện
được ý nghĩa gì như “thành công”, “xuất sắc”, “hiệu quả”, chẳng hạn
như “qụảng bá hiệu quả cho chương trình Tiếng Anh sinh viên” hoặc
“fanpage được đánh giá là xuất sắc”. Những thông tin này không thực
sự đáng tin cậy vì không có số liệu gì để chứng minh mà giống ý kiến
chủ quan của bạn hơn. Vì vậy, hạn chế viết những từ ngữ sáo rỗng
này nhé, hãy dùng con số bạn đạt được thực tế so sánh với KPI để
chứng minh cho hiệu quả của bạn!

Lưụ ý: Thành tựu là dựa trên những giải thưởng hay kết quả đạt
được ban đầu đề ra. Những con số này không phải bịa đặt hay “từ
trên trời rớt xuống” mà ngay khi làm việc các bạn luôn phải đề ra chỉ
tiêu cho mình để có thể đánh giá sau khi làm xong việc, hoặc hỏi từ
Leader để biết được chỉ tiêu đó.

Lỗi thứ 3 là ghi những thành tích mà không phải chính bạn là người
góp công chủ yếu.
Nhiều bạn thấy mình không có thành tựu gì hết, để trống thì lại kì nên
quyết định ghi những thành tựu chung chung mà bạn không có đóng
góp gì lớn lao. Ví dụ như bạn chỉ mới là thành viên được 1 tháng của
Câu Lạc bộ, chưa đóng góp được nhiều và Câu Lạc bộ đạt giải thưởng
”phòng ban làm việc hiệu quả nhất của CLB Tiếng Anh” thì không có
nghĩa là bạn có thể thoải mái ghi vào CV. Hãy tưởng tượng đến khi
Nhà Tuyển Dụng đọc CV và hỏi bạn: “Vậy em đã đóng góp gì cho
thành công này của phòng ban mình?”, có phải là bạn sẽ ngậm ngùi
im re không? Vì vậy, đừng để chuyện xấu hổ đó xảy ra nhé.

Hãy viết nếu bạn có thể dõng dạc trả lời những đóng góp của mình
như “Ềm đã góp phần giúp CLB truyền thông hiệu quả cuộc thi Tiếng
Anh, mang đến 500 đơn đăng ký so với lượt đơn chỉ tiêu đề ra chỉ có

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 280
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

300. Nhờ vượt chỉ tiêu này cùng với một số hoạt động khác nữa của
các bạn cùng nhóm mà phòng ban em đã được lựa chọn cho giải
thưởng đó”. Vậy nghen, không được ghi bừa nghen!

Lỗi thứ 4 là các bạn thường ghi kèm rất nhiều giải thưởng nhưng
chỉ để mỗi tên của giải thưởng mà không giải thích gì thêm.
Chị đã đọc những CV có ghi thông tin như “Học bổng Rosy”, “Giải 3
cuộc thi khởi nghiệp trẻ”, “Giải Nhất cuộc thi Tiếng Anh”, v.v… Vấn đề
là, các bạn hãy tưởng tượng nếu là người đọc có hiểu được những giải
thưởng này có ý nghĩa gì không?

Vậy thì thay vì đánh đố người đọc, hãy ghi rất rõ ràng và tỉ mỉ, chẳng
hạn như “Học bổng Rosy – học bổng dành cho Top 1% sinh viên xuất
sắc nhất về thành tích học tập của trường ĐH Dân Dã” – ghi kỹ và rõ
ràng sẽ làm người ta ấn tượng hơn và ngầm hiểu được thành tích của
bạn trong học tập cũng khá là đáng nể. Hoặc thay vì chỉ ghi “Giải 3
cuộc thi khởi nghiệp trẻ”, hãy chỉnh sửa lại thành “Giải 3 cuộc thi khởi
nghiệp – cuộc thi cho sinh viên toàn TPHCM do CLB Hành động trẻ tổ
chức, vượt qua hơn 3000 thí sinh để giành giải 3 cho nhóm có ý
tưởng kinh doanh xuất sắc nhất. Ý tưởng của nhóm là làm về mô hình
quản lý bệnh bằng điện thoại cho các bệnh nhi”. Khác hẳn đúng
không? Người đọc sẽ hiểu hơn về quy mô của cuộc thi bạn tham gia
(cuộc thi này sẽ khác hẳn cuộc thi cây nhà lá vường chỉ có 10 người
tham gia, đúng chứ!) và hiểu rõ về ý tưởng chiến thắng của nhóm bạn
là gì nữa. Đừng kiệm lời ở những phần quan trọng này bạn nhé, vì
nếu bạn ghi mơ hồ thì cũng không khác gì là bạn không ghi. Sẽ không
có ai đủ siêng năng và dư thời gian để tự Google xem những thành
tích này là gì nếu bạn không tự nêu ra và thể hiện mình.

Em hoàn toàn không có chỉ tiêu khi làm những công việc của
mình, giờ em phải làm sao?

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 281
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Trước hết, phải thừa nhận đây là thiếu sót rất lớn của các bạn và
Leader. Bởi vì tất cả những gì các bạn làm đều phải có chỉ tiêu rõ
ràng, nếu không làm sao bạn biết được là mình làm tốt hay không và
làm sao biết còn thiếu sót nào để cải thiện.

Vì vậy, nếu bạn mới là sinh viên năm 1, năm 2, chị mong là các bạn
có thể bắt đầu tự đặt ra chỉ tiêu cho mình cho mỗi việc bạn làm hoặc
đề nghị Leader hướng dẫn cách đặt chỉ tiêu hiệu quả. Việc này không
chỉ giúp bạn dễ dàng hơn khi thống kê trong CV sau này mà còn tập
cho bạn cách làm việc hiệu quả và tiến bộ mỗi ngày nữa.

Còn nếu bây giờ bạn đã năm 4 và đang viết CV nhưng hoàn toàn
bí thì phải làm sao? Trước hết, chị khuyến khích các bạn ngồi lại với
những người bạn chung nhóm và Leader vì có thể là đã có chỉ tiêu mà
có thể bạn đã bỏ sót chỉ tiêu đó. Một khi thực sự ngồi lại và dành thời
gian nghiệm lại rất nhiều mà vẫn không có, chị khuyến khích các bạn
tập trung vào những kỹ năng mà bạn học được, TUYỆT ĐỐI KHÔNG
TỰ BỊA KPI. Vì 1 trong 4 nguyên tắc vàng khi xin việc mà chị đã chia
sẻ với các bạn, một nguyên tắc cực kì quan trọng là “Thành thật”. Giả
sử bạn qua trót lọt vòng 1 nhưng đến vòng phỏng vấn, bạn liệu có trả
lời được những câu hỏi đánh đố từ Nhà Tuyển Dụng xoáy sâu vào con
số này không? Vì vậy, đừng để mất uy tín của chính mình nhé, cứ
thành thật chia sẻ những gì bạn đã học được, làm được và rút kinh
nghiệm được. Kể cả việc không đặt ra KPI ngay từ đầu cũng sẽ cho
bạn bài học về việc quản lý hiệu quả công việc sau này mà ^^.

Chia sẻ vừa rồi cũng đã khép lại chuỗi chuyên mục hướng dẫn cách
viết CV rồi, mong là các bạn đã có thể tự viết một chiếc CV thành thật,
ưng ý, thể hiện được hết những tố chất, tiềm năng và đam mê của bản
thân! Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước,
đặc biệt là với chương trình Management Trainee nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 282
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

4 Lưụ y cưc qụan trong can nhơ ơ


vong Application Form (vong CV)

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/4-luu-y-cuc-quan-trong-


can-nho-o-vong-application-form-vong-cv

Vòng CV thường là vòng đầu tiên của chuỗi tuyển dụng Quản Trị
Viên Tập Sự. Tưởng rằng vòng thi này khá đơn giản với công việc chỉ
là điền những thông tin tương tự như một chiếc CV thông thường và
gửi về địa chỉ email hoặc gửi qua website Nhà Tuyển Dụng. Tuy
nhiên, có rất nhiều ứng viên đã bỏ lỡ cơ hội của mình vì những sơ sót
ở vòng thi này. Cùng điểm qua 4 lỗi sai thường gặp nhất và những lưụ
ý để có thể nắm bắt cơ hội của mình một cách tối đa nhất nhé!

Lưu ý số 1: Đừng “Think inside the box” – đừng chỉ


ghi nội dung ngắn gọn đúng vài dòng cho vừa ô trống
của đơn online
Các bạn thường “think inside the box” theo đúng nghĩa đen – tức là đề
chỉ cho một ô trống khoảng 2 dòng thì các bạn cũng sẽ giới hạn lượng
thông tin cung cấp cực kì ít ỏi vừa khít ô đó.

Ví dụ:

❖ Câu hỏi trong đơn: Hãy nêu những hoạt động ngoại khóa bạn
tham gia
❖ Trả lời: tham gia AIESEC, FTU Zone, FTU News

Thực tế, Nhà Tuyển Dụng khó có thể đánh giá được khả năng và kinh
nghiệm của bạn nếu bạn không mô tả rõ các hoạt động này. Vì vậy,
thay vì bị giới hạn trong vài dòng, hãy cứ thoải mái “enter xuống

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 283
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

dòng” và ghi thêm các hoạt động của mình nếu có thể nhé. Các
đơn thường đều cho phép các bạn ghi với số lượng chữ khá đủ và có
thể enter để ghi thêm thông tin. Hãy đặt mục tiêu là bạn cung cấp đủ
thông tin để Nhà Tuyển Dụng có thể “ưng ý” bạn ngay từ khi đọc
những câu trả lời này. Đừng chờ đợi Nhà Tuyển Dụng sẽ mở chiếc CV
đính kèm của bạn ra nếu bạn ghi đơn quá sơ sài.

Ví dụ:

❖ Câu hỏi trong đơn: Hãy nêu những hoạt động ngoại khóa bạn
tham gia
❖ Trả lời:
• Tham gia tổ chức sinh viên quốc tế AIESEC, Đội phát thanh
FTU Zone, CLB FTU News. Trong đó:
• AIESEC (2009 – 2010): giữ vai trò phó chủ tịch truyền thông
của chi nhánh FTU HCMC, đạt giải chi nhánh truyền thông tốt
nhất năm 2010. FTU Zone (2008 – 200): giữ vai trò phát
thanh viên, biên tập viên chuyên mục âm nhạc, v.v…

Các bạn nên ghi rõ nhiệm vụ đầu tiên, thứ 2, thứ 3… của mình là gì
trong các tổ chức và CLB rồi sẵn tiện ghi các thành tích mà các bạn
đạt được.

Chị tin là các bạn có rất nhiều điều hay ho để ghi nhưng lại tự giới hạn
khuôn khổ của mình bằng đúng diện tích của một ô bé xíu nên ghi rất
ngắn gọn khiến Nhà Tuyển Dụng khó có thể biết bạn làm được những
gì.

Hãy để những nội dung trong đơn giúp Nhà Tuyển Dụng biết bạn là
người có kinh nghiệm tốt và xứng đáng cho vòng tiếp theo.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 284
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Lưu ý số 2: Hãy think outside the box – đề cập hết


những gì bạn đã làm tốt kể cả đơn không nêu rõ
Để các bạn hiểu hơn vì sao cần phải Think outside the box thì chị sẽ
lấy một ví dụ cụ thể cho các bạn dễ hình dung nha

Ví dụ:

Khi đơn online hỏi về các hoạt động ngoại khóa mà bạn tham gia thì
các bạn chỉ ghi đúng hoạt động ngoại khóa thôi – còn các học bổng và
các cuộc thi các bạn tham gia thì các bạn lại không ghi vào vì nghĩ là
không cần thiết. Chị đã từng thấy một bạn đạt top 4 cuộc thi danh
tiếng của sinh viên mà lại không điền thông tin đó vào đơn vì “thấy đề
không hỏi (!)”, mãi cho đến khi biết được là những thành tích đó sẽ
giúp thêm điểm cho CV của mình thì lại vội vàng liên hệ công ty xin
phép nộp đơn lại lần 2 (Chưa chắc công ty nào cũng dễ tính cho phép,
nếu không được nộp lại thì thành ra bạn đã mất điểm hết sức oan
uổng!).

Vậy nên, hãy Think outside the box – nghĩa là nếu các bạn có thêm
thông tin gì tốt để công ty đánh giá thì cứ ghi vào, chứ không chỉ
trả lời đúng những nội dung được liệt kê sẵn trên đơn. Tips là
các phần như học bổng, giải thưởng từ các cuộc thi, v.v… các bạn đều
có thể ghi hết ở phần “extra-curricular activities” (hoạt động ngoại
khoá) nhé! Hãy tận dụng hết tất cả cơ hội để thể hiện bản thân mình
nhé!

Mà nhớ là nên giải thích thêm những giải thưởng, thành tích đó nha.
Chứ có bạn chỉ ghi nhẹ nhàng chẳng hạn như Top 5 Cuộc thi I-Talent
thì Nhà Tuyển Dụng sẽ không biết đó là cuộc thi gì, quy mô ra sao,
v.v.v… Nên ghi chi tiết hơn, ví dụ: Top 5 Cuộc thi I-Talent (Cuộc thi
Marketing dành cho sinh viên toàn TPHCM với hơn 2000 ứng viên,
v.v…). Ngắn gọn vừa đủ là được nhé. Nếu điền form online thì lại càng
tiện, có thể chèn vào đường link mô tả hoặc recap cuộc thi luôn.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 285
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Lưu ý số 3: Đừng nộp đơn sát deadline - nhớ luôn


check confirmation từ chương trình
Nhiều bạn nhắn với chị là “Chị ơi, em nộp đơn khá trễ, và em cũng
không biết là đơn của em có được chấp nhận không…”. Ở trường hợp
này của bạn, trễ không có nghĩa là bạn nộp quá deadline mà là nộp
gần cuối hạn chót của chương trình nên lo lắng, chứ quá deadline thì
công ty sẽ đóng form và link nên chắc chắn là các bạn sẽ không nộp
được rồi ^^.

Hãy tưởng tượng là rất nhiều người nộp đơn vào cùng một thời điểm
– gần cuối hạn đóng đơn của chương trình dẫn đến tình trạng bị lỗi
hệ thống và cuối cùng là các bạn không nộp đơn thành công nên
không nhận được mail xác nhận. Cũng có nhiều bạn lơ là cứ nghĩ là
Nhà Tuyển Dụng bận hay lỗi hệ thống chút xíu cũng không có vấn đề
gì nên bỏ qua vấn đề này; và kết quả là bạn thật sự đã mất cơ hội cho
chương trình năm đó vì đơn của bạn không được nhận thành công
trên hệ thống.

Vì vậy, đừng đợi sát deadline mới nộp đơn, hãy nộp sớm để không
bị rủi ro. Quan trọng hơn, khi nộp đơn phải kiểm tra lại kỹ đơn
mình đã nhận được trên hệ thống chưa.

Các cách để bạn có thể kiểm tra và xác nhận đơn nộp thành công:

❖ Xem mình đã nhận được email xác nhận từ hệ thống chưa – nếu
rồi thì yên tâm nhé.
❖ Nếu không nhận được email xác nhận thì các bạn nên liên hệ với
các kênh thông tin của công ty để tìm hiểu (email, hotline,
Facebook messenger, v.v…). Các anh chị phụ trách từ công ty sẽ
hỗ trợ kiểm tra giúp bạn khi xảy ra vấn đề lỗi kỹ thuật. Nếu không
liên hệ được công ty hoặc gặp lỗi hệ thống không nộp đơn được
thì hãy quay film lại để làm bằng chứng khi liên hệ với nhà tuyển

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 286
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

dụng. Đừng vì lỗi kỹ thuật mà đánh mất công việc mơ ước của
mình nha.

Lưu ý số 4: Luôn check mail thường xuyên sau khi nộp


đơn, kể cả trước deadline của vòng Application Form
(kể cả inbox và spam/junk email).
Với vòng thi này, thường các công ty sẽ chấm cuốn chiếu vì số lượng
các bạn nộp đơn cho chương trình Management Trainee là rất lớn.
Điều này đồng nghĩa là ngay từ khi đơn bạn được gửi đi thì
thường sẽ được chấm điểm và có kết quả sớm để bạn được tiến
hành những vòng thi khác trước cả deadline vòng 1 khép lại. Nếu
bạn chủ quan không check mail vì nghĩ chưa đến deadline, chưa có
kết quả, thì email thông báo đăng ký cho vòng Aptitude Test hoặc
Online Test kèm đường link gửi qua hộp mail bạn sẽ bị hết hạn và
bạn sẽ bị loại khỏi cuộc thi hết sức oan uổng!

Tóm lại, hãy nhớ rằng, không phải đến deadline công ty mới chấm
đơn cho bạn – một số công ty chấm cuốn chiếu cho những đơn nộp
sớm nên ngay khi nộp đơn hãy nhớ kiểm tra xem hệ thống đã báo
đơn gửi đi thành công chưa và check mail thường xuyên để không bỏ
lỡ những cơ hội của mình nha!

Mong là 4 bí quyết này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi nộp đơn cho
chương trình Management Trainee nghen!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 287
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Phan 5: KÌNH NGHÌỀM VA BÌ


QUYỀT THÌ VỔNG TỀST
(ỔNLÌNỀ/ỔFFLÌNỀ)

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 288
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Kinh nghiem thi Ổnline Test – Cac


dang bai Aptitụde Test
Management Trainee

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/kinh-nghiem-thi-online-


test-management-trainee-quan-tri-vien-tap-su

Sau khi vượt qua vòng CV của cuộc thi Management Trainee
(Quản Trị Viên Tập Sự), một số công ty sẽ yêu cầu các bạn làm bài
test online. Tùy công ty sẽ có hình thức và đề bài online khác nhau.
Hôm nay mình sẽ cùng tìm hiểu những kiểu bài test online phổ biến
và chị cũng sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm thi của chị nhé!

Các dạng bài test online phổ biến của chương trình
Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự) và một số
chương trình tuyển dụng khác
Test online thường hay được gọi chung là Aptitude Test (Bài kiểm tra
năng lực). Nói về Aptitude Test thì đúng là nguyên một biển những
dạng bài thi khác nhau. Đây là một link tổng hợp khá đầy đủ các dạng
bài và mẫu test (khoảng 5-10 câu mỗi bài) để các bạn dễ hình dung:
https://www.wikijob.co.uk/content/aptitude-tests/test-
types/aptitude-tests.

Tùy công ty sẽ lựa chọn hình thức test khác nhau, tuy nhiên các công
ty rất minh bạch và thường công bố các dạng test họ sẽ kiểm tra là gì
rõ ràng ở trên website, email gửi ứng viên và nhờ đó bạn có thể có
thời gian luyện tập trước khi làm bài kiểm tra thực tế. Và thông
thường, tất cả các bài test đều hoàn toàn bằng Tiếng Anh (một số

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 289
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

công ty thì có cả 2 version Tiếng Anh và Tiếng Việt độ khó tương


đương nhau để các bạn tự lựa chọn).

Thường phổ biến trong các cuộc thi tuyển chọn Management Trainee
(Quản Trị Viên Tập Sự) là những dạng bài test online sau:

❖ Logical Reasoning test (giống kiểu IQ test như cách mình


thường gọi): Test này để dùng kiểm tra trí thông mình của ứng
viên, thường là theo kiểu trắc nghiệm, ví dụ như trong đó có một
chuỗi những hình ảnh và con số có sẵn, bạn sẽ phải tìm ra hình
ảnh hoặc con số kế tiếp/còn thiếu hoặc khác biệt trong hình. Để
giải đề, bạn phải tìm ra được logic, mối liên hệ của những hình
ảnh và con số có sẵn.
❖ Numerical reasoning test: Vì đây là phần thi numerical – liên
quan đến con số nên bạn sẽ được đọc những biểu đồ với các dạng
khác nhau từ biểu đồ dạng bảng, dạng cột, dạng tròn, v.v… trong
đó có những số liệu kinh doanh. Nhiệm vụ của bạn là trả lời được
những câu hỏi và những con số liên quan đến biểu đồ đó.
❖ Verbal reasoning test: Bài này thì khá giống với hình thức thi
đọc hiểu của IELTS, trong đó bạn đọc một đoạn văn, bên dưới sẽ
là 1 câu hỏi hỏi về thông tin trong đoạn văn, bạn sẽ cho biết thông
tin đó đúng hay sai, hay không được nêu rõ trong bài (TRUE-
FALSE-NOT GIVEN) hoặc điền thông tin, chọn đáp án phù hợp,
v.v…
❖ Profile games: Đây là hình thức khá mới, đã được một số công ty
áp dụng khi tuyển dụng Management Trainee. Dạng này gồm 1 số
games được thiết kể tích hợp sẵn trong bài thi online, qua cách
bạn làm sẽ cho thấy nhiều khía cạnh của bạn như giải quyết vấn
đề, khả năng ngôn ngữ, tốc độ xử lý tình huống, v.v… thông qua
những game sống động. Phương thức này khá sinh động và hoàn
toàn rất khác với cách test qua giấy thông thường.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 290
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Kinh nghiệm thi vòng Online Test (các dạng phổ biến ở
kì thi Management Trainee – Quản Trị Viên Tập Sự)
Tóm lại tất cả những kinh nghiệm chị chia sẻ bên dưới có thể được
thu bé lại bằng 2 cụm từ thần thánh: “THỰC HÀNH” + “TÌM BÀI TẬP
BẰNG KEYWORDS”. Rồi, đọc kỹ sẽ hiểu vì sao nghen!

Hồi xưa khi chị thi Unilever thì Online Test là vừa IQ test (một dạng
của logical reasoning test) và vừa Numerical reasoning test. Như đã
nói ở trên, công ty cũng rất thẳng thắn và minh bạch, nêu rõ đề thi sẽ
gồm 2 nội dung này nên khi vừa nhận được tin là đậu vòng CV là chị
lao vào luyện 2 phần này liền.

Kinh nghiệm thi IQ test:


1 tip nhỏ là những bài test này bạn cũng có thể vượt qua được nếu
chăm chỉ luyện tập. Tin chị đi, IQ test có thể luyện được, chứ đừng
nghĩ là ai có khiếu thông minh thiên bẩm mới có thể làm được. Thực
tế khi các bạn tập dợt, các bạn sẽ dần quen với những kiểu logic
thông thường, và khi được ra một bài tập tương tự thì việc tìm ra đáp
án sẽ không quá khó khăn. Các bài tập thường có những dạng tương
tự nhau như suy luận logic, tìm hình khác biệt, v.v… Nếu làm quen,
bạn sẽ tăng được tốc độ làm bài, khả năng suy luận ra đáp án của
mình.

Khi xưa lúc chị luyện, chị hay kiếm các bài test IQ trên mạng, với
keyword “IQ practice test”, “IQ sample test“, “logical reasoning
(practice) test”, “logical reasoning sample”, v.v… và ra khá nhiều
kết quả hay để làm thử. Các bạn cũng có thể mua sách về để luyện, ví
dụ như quyển “The ultimate IQ test book” của Philip Carter và
Ken Russel. Chị nhớ là đã làm rất rất rất rất nhiều bài, làm đến nỗi
gần như là nhớ được những dạng logic phổ biến, giúp ích không chỉ
cho việc tìm được đáp án mà còn giúp làm bài nhanh hơn nữa vì đã
quen với tốc độ suy nghĩ như thường luyện tập.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 291
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Ví dụ câu hỏi của dạng bài này (trích từ quyển sách chị nên ở trên)

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 292
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 293
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Kinh nghiệm thi Numerical Reasoning Test


Thay vì hỏi những câu hỏi hết sức phổ biến như các cuộc thi học
thuật hay giao tiếp, cuộc thi tuyển dụng Management Trainee (Quản
Trị Viên Tập Sự) của các công ty thường trích những mẫu ví dụ về
bảng báo cáo kinh doanh và đặt câu hỏi trắc nghiệm để các bạn chọn
ra đáp án chính xác nhất.

Và tương tự như phần trên, lời khuyên của chị là PRACTICE –


PRACTICE – PRACTICE. Làm thiệt nhiều để quen dạng bài, đọc nhanh
hơn và suy nghĩ chuẩn xác hơn. Các bạn có thể kiếm những bài hay và
cũng không tốn chi phí bằng key words phù hợp như “Numerical
Reasoning test (sample)”, “Aptitude Test” , “Aptitude practice
test”.

Ví dụ câu hỏi của dạng bài này

1. Dạng bảng biểu (table)

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 294
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

2. Dạng cột (column)

3. Dạng đường (line)

4. Dạng tròn (Pie)

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 295
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Các bạn có thể làm thử các bài test sample free để quen dần dạng đề,
ví dụ ở đây nha: https://www.wikijob.co.uk/aptitude-
test/numerical-practice;
https://www.practiceaptitudetests.com/numerical-reasoning-tests/.

Kinh nghiệm thi Verbal reasoning test:


Tương tự những bài test trên, hãy luyện tập thật nhiều, kiếm bài phù
hợp với các keywords “Verbal reasoning test”, “verbal reasoning
practice”, “verbal reasoning sample”, v.v…

Ví dụ câu hỏi của dạng bài này

Các bạn có thể làm thử các bài test sample free để quen dần dạng đề,
ví dụ ở đây nha: https://www.wikijob.co.uk/aptitude-test/verbal-
reasoning-practice; https://www.wikijob.co.uk/aptitude-
test/verbal-reasoning-practice.

Kinh nghiệm thi Profile Games


Vì đây là hình thức khá mới, Unilever Việt Nam cũng mới áp dụng
một vài năm cho cuộc thi Unilever’s Future Leaders (chương trình
Management Trainee của Unilever) nên không có quá nhiều bài test
mẫu về hình thức này như các dạng khác. Để không bị quá bỡ ngỡ với
hình thức này, bạn hãy đọc 2 bài dưới đây:

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 296
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Ví dụ về hình thức thi bằng games:


http://www.revelian.com/cognify. Trong link này nêu những
ví dụ khá rõ ràng về hình thức thi này để chấm những tiêu chí
khác nhau như Problem solving, Numerical Reasoning,
Processing Speed, Verbal knowledge.
❖ Cảm giác của các thí sinh sau khi thi bằng kiểu games này:
https://www.thestudentroom.co.uk/showthread.php?t=433
5566. Tóm lại nhìn chung đa số hơi hoang mang vì bài thi này
không có đúng/sai rõ ràng như những kiểu test khác, đúng
chuẩn như các công ty thường nói “không có đúng hay sai,
chúng tôi chọn bạn vì bạn phù hợp với tiêu chí của chúng tôi
hơn những người khác”.

Một vài trang web gồm nhiều bài test free cho các bạn

❖ https://www.indiabix.com
❖ https://www.shldirect.com/en/practice-tests
❖ https://www.practiceaptitudetests.com/
❖ http://www.numericalreasoningtest.org/
❖ http://www.aptitude-test.com/
❖ http://www.verbalreasoningtest.org/
❖ https://revelian.com

Để nghiền ngẫm và làm hết bao nhiêu đây bài chắc cũng sẽ ngốn kha
khá thời gian của các bạn đây. Chị chúc cho các bạn luyện tập thật
chăm chỉ và vui vẻ nhé, nếu quá vất vả hãy nghĩ đến những trái ngọt
mà các bạn sẽ nhận được sau này, cố lên nghen!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 297
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Nhưng đieụ can lưụ y & chụan bi


cho vong Ổnline Test

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/nhung-dieu-can-luu-y-


chuan-bi-cho-vong-online-test

Vòng 2 – Aptitude Test/ Online Test/ Offline test hay còn gọi là vòng
đánh giá năng lực được đa số các tập đoàn sử dụng trong chuỗi tuyển
dụng Quản Trị Viên Tập Sự. Bên cạnh việc ôn luyện các dạng bài
thường được sử dụng thì mỗi ứng viên cũng cần có những lưụ ý để
chuẩn bị thật tốt cho vòng thi này. Bài viết bên dưới, Chương Khởi
Điểm sẽ mách nhỏ bạn những Chuẩn bị và lưụ ý gì cho vòng Aptitude
Test/Online Test.

Lưu ý hình thức thi của công ty (online hay offline) và


mang theo đầy đủ các vật dụng cần thiết
Đối với vòng thi này có công ty sẽ lựa chọn hình thức thi tại chỗ
(offline) hoặc thi online. Nếu làm tại chỗ thì các bạn cần phải đọc
thật kỹ mail để biết cần phải đem những gì nhé. Thường trước kì thi,
công ty sẽ gửi mail trước và dặn dò các bạn đem theo những vật dụng
như máy tính, bút chì, bút bi, thước, giấy trắng, gôm, v.v…

Nhớ chuẩn bị đầy đủ theo như hướng dẫn của công ty nhé. Có
một điều chị cảm thấy đáng tiếc là một số bạn đi thi mà lại quên mang
những vật dụng thiết yếu cho vòng thi này, chẳng hạn như quên mang
theo máy tính. Việc này chẳng khác nào thi Đại Học môn Toán mà lại
quên máy tính vậy! Điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thi
của bạn. Cẩn tắc vô ưụ, nhớ nha!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 298
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Làm quen với các dạng đề thi


Hiện nay, cách thức ra đề cho vòng Aptitude Test/ Online Test/
Offline test đã có sự đa dạng hơn trước tùy thuộc vào mỗi công ty.
Tuy nhiên, nhìn chung sẽ có 2 dạng:

Dạng 1: đề căn bản theo kiểu multiple choice (đánh trắc nghiệm),
dùng chữ và số (cả online lẫn offline)

Dạng 2:

Dạng thú vị hơn là dạng profile games – cũng là câu hỏi trắc nghiệm
nhưng kèm thêm hình ảnh minh họa sống động, đồ họa, hoặc
những game nho nhỏ đòi hỏi tính toán và suy luận. – Xem thêm
tại link: https://www.revelian.com/employer/product/cognify

Cũng với dạng profile games, công ty sẽ mô tả tình huống giả định
cho bạn, chẳng hạn bạn thấy một đồng nghiệp đang làm sai quy trình
– bạn sẽ làm gì với tình huống đó; sau đó đưa ra các option trắc

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 299
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

nghiệm để bạn chọn cách giải quyết bạn thấy phù hợp nhất. Hoặc đề
sẽ cho bạn xem một report hoặc email ngắn và yêu cầu bạn chỉ ra
những lỗi sai trong report/email đó… Cách làm này cũng khá hay vì
có thể test thêm những kỹ năng khác của bạn như communication,
problem solving, v.v…

Năm 2018, Masan cũng đã sử dụng hình thức thi như thế này và vừa
tạo được sự hứng thú cho các ứng viên, vừa giúp công ty kiểm tra
toàn diện kỹ năng cũng như khả năng của bạn.

Các bạn có thể xem thêm kinh nghiệm thi Aptitude Test/ Online Test
kèm bài test mẫu như ở bài trước nhé:
https://chuongkhoidiem.com/kinh-nghiem-thi-online-test-
management-trainee-quan-tri-vien-tap-su nhé!

Chủ động follow up kết quả với công ty


Một lưụ ý khác không chỉ riêng cho vòng Online Test mà tất cả các
vòng thi của chương trình Management Trainee là các bạn hãy chủ
động liên lạc với công ty khi không nhận được hồi âm từ phía
công ty.

Nên nhớ, số lượng các bạn tham gia chương trình Management
Trainee mỗi năm là rất lớn. Vì vậy, có rất nhiều trường hợp bị lỗi mail
trên hệ thống (công ty đã gửi kết quả nhưng mail bị vào spam mail,
junk mail, hoặc thậm chí bị lạc và mất); cũng có thể vì lượng đơn quá
lớn khiến công ty bị sót trong việc thông báo kết quả cho ban. Việc
các bạn liên lạc trước như vậy sẽ giúp chính mình biết được kết quả
vòng thi vừa qua đồng thời cũng nhận được sự đánh giá cao từ phía
công ty.

Trên thực tế, chị đã biết có trường hợp ứng viên không nhận được
kết quả vòng Aptitude Test và inbox hỏi công ty – sau khi kiểm tra kỹ
lưỡng, bạn được tin là mình đã đậu vòng thi đó và công ty gửi lại mail

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 300
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

thông báo. Nếu bạn không chủ động là đã lỡ mất cơ hội rồi, đúng
không?

Đề thi thường chung cho các phòng ban


Nhiều bạn thắc mắc: “Liệu có bài test riêng cho từng phòng ban
không?”. Câu trả lời là – thường chỉ có một bộ đề chung thôi các bạn
nhé. Tuy nhiên, dựa vào câu trả lời của các bạn, số điểm bạn ghi
được cho từng bài test nhỏ (EQ, IQ, Numerical, Verbal, Skills, v.v..)
thì Nhà Tuyển Dụng sẽ đánh giá kỹ năng của bạn sẽ phù hợp với
phòng ban nào. Chẳng hạn như sau khi thi, có công ty sẽ gửi bài
phân tích kết quả cho bạn – trong đó mô tả số điểm bạn ghi được cho
từng phần, từng kỹ năng, từ đó kết luận sơ lược bạn phù hợp với
phòng ban này hay phòng ban kia hơn… dựa trên bộ tiêu chí đánh giá
của Nhà Tuyển Dụng cho từng phòng ban.

Trên đây là 4 điều nho nhỏ nhưng hết sức quan trọng cho vòng thi
kiểm tra năng lực (Aptitude Test/ Online Test/ Offline Test). Mong là
những chia sẻ trên của chị sẽ giúp các bạn cảm thấy tự tin hơn và sẵn
sàng bước vào vòng thi Online Test với một kết quả thật tốt nha!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 301
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Nen chon thi Test Tieng Anh hay


Tieng Viet?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/nen-chon-thi-test-tieng-


anh-hay-tieng-viet

Vòng Aptitude Test/ Online Test/ Offline Test hay còn gọi là vòng
đánh giá năng lực trong các chương trình tuyển dụng Management
Trainee của các công ty thường được triển khai với đa dạng nhiều
hình thức và nội dung thi khác nhau. Những năm gần đây, có một số
các công ty đã cho các ứng viên lựa chọn giữa làm test bằng Tiếng
Anh hoặc Tiếng Việt dẫn đến một số băn khoăn cho các bạn về sự ảnh
hưởng của việc chọn ngôn ngữ cho vòng thi này. Vậy nên chọn thi
Test bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt? Câu trả lời ở bài viết bên dưới
nhé!

Tiếng Anh hay Tiếng Việt đều công bằng


Hãy yên tâm là các Agency khi xây dựng bộ đề thi đã nghiên cứu
kỹ để đảm bảo có sự công bằng giữa cả Tiếng Anh và Tiếng Việt – vì
vậy độ khó của hai bộ đề là như nhau cho các phần thi. Nếu bạn thấy
khó thì bộ đề còn lại cũng khó không kém, nên đừng lo lắng và so
sánh nhé. Thay vào đó hãy tập trung hoàn toàn cho phần thi của
mình!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 302
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Nếu 2 thí sinh có điểm cao và bằng nhau dù khác ngôn


ngữ thì yên tâm là cả 2 đều được lựa chọn vào vòng
trong!
Ở những vòng đầu, công ty thường không dựa quá khắt khe trên
Quota (số lượng đặt ra sẵn cho các vòng) mà dựa trên chất
lượng ứng viên. Nhiều bạn thường nghĩ rằng, đối với mỗi chương
trình Management Trainee thì vòng 1 sẽ cố định sẵn chỉ tiêu là mấy
trăm người, vòng 2 mấy trăm người và vòng 3 mấy chục người…
Nhưng thực tế, với những vòng đầu tiên (như Application, Online
Test), các công ty sẽ cân nhắc trên chất lượng ứng viên thi của mỗi
năm để lựa chọn (còn dĩ nhiên những vòng sau cần có nhiều nhân
sự/nguồn lực của công ty để tổ chức thi thì công ty sẽ phải giới hạn
vừa là chất lượng ứng viên, vừa trong phạm vi số lượng cho phép
công ty có thể quản lý và tổ chức được). Chính vì vậy, ở vòng Test,
nếu điểm số của cả 2 bạn với 2 lựa chọn ngôn ngữ khác nhau đạt trên
mức điểm tối thiểu công ty kỳ vọng thì cả 2 bạn đều được lựa chọn
cho vòng thi tiếp theo, yên tâm nhé!

Chọn Tiếng Anh hay Tiếng Việt là tùy thuộc vào sự


quen thuộc và thỏa mái của bạn đối với ngôn ngữ đó
Đối với câu hỏi “Nên chọn thi Tiếng Anh hay Tiếng Việt?”, chị sẽ
không có một đáp án chính xác vì các bạn sẽ là người biết rõ thứ tiếng
nào phù hợp nhất cho chính mình. Hãy chọn ngôn ngữ nào mình cảm
thấy tự tin và thoải mái nhất để tham gia thi.

Ví dụ, chị thường sử dụng điện thoại với giao diện hoàn toàn bằng
Tiếng Anh từ thông tin hiển thị đến các ứng dụng, thông báo, v.v… vì
chị đã tập thói quen này từ những ngày đầu tiên sử dụng điện thoại.
Thậm chí, việc sử dụng Tiếng Anh khiến chị cảm thấy thoải mái hơn
rất nhiều so với Tiếng Việt. Nhưng ngược lại, sẽ có bạn dù giỏi Tiếng

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 303
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Anh nhưng lại thoải mải nhất trong môi trường Tiếng Việt, bạn vẫn
set điện thoại ở chế độ Tiếng Việt đó thôi :D.

Vì vậy, việc lựa chọn ngôn ngữ hoàn toàn tùy thuộc vào sự thoải
mái của mỗi người, các bạn nên chọn ngôn ngữ nào mà mình
thấy tự tin nhất nhé!

Mong rằng những chia sẻ ở trên đã giúp các bạn bớt băn khoăn hơn
khi lựa chọn ngôn ngữ cho bài thi ở vòng Aptitude/ Online/ Offline
test nghen!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 304
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Phan 6: KÌNH NGHÌỀM VA BÌ


QUYỀT THÌ VỔNG PHỔNG VAN

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 305
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

4 ngụyen tac vang khi xin viec,


phong van sinh vien can biet

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/4-nguyen-tac-vang-khi-xin-


viec-phong-van-sinh-vien-can-biet/

K hoan nói đến việc CV lụng linh thế nào, phần phỏng vấn sinh
viên trả lời trôi chảy tới đâụ – trước hết hãy nhớ nằm lòng 4 ngụyên
tắc vàng với 4 chữ T dưới đây để chinh phục Nhà Tụyển Dụng một
cách hiệụ qụả nhé! Đây cũng là bí qụyết giúp chị Thư Chương Khởi
Điểm có được công việc tại các công ty đa qụốc gia ụy tín đó.

Chia sẻ với các bạn 4 ngụyên tắc vàng khi xin việc đã theo chị cho tới
tận bây giờ và là viên ngọc qụý giúp chị có được công việc mơ
ước: THÀNH THẬT – TỰ TIN – TÌM HIỂU – THỰC HÀNH.

Nguyên tắc 1: Phải THÀNH THẬT


Nhiềụ bạn thường mang tâm lý, phải làm sao để mình thật “oách”,
thật nổi bật trước Nhà Tụyển Dụng để được lựa chọn vào những vòng
tiếp theo. Chính vì vậy khi xin việc, phỏng vấn, các bạn có xụ hướng
tặc lưỡi viết thêm một số điềụ không chính xác vào CV hay nói quá
lên về bản thân. Thực ra, những thông tin của CV không chỉ để dùng ở
vòng 1 mà saụ này sẽ được sử dụng cho vòng phỏng vấn nữa. Vì vậy,
nếụ các bạn cố ý nói sai sự thật ở CV thì dù có lọt qụa vòng nộp đơn
thì bạn cũng sẽ bị phát hiện ra ở vòng phỏng vấn, thậm chí lại còn
mất ụy tín trầm trọng nữa đó. Còn nếụ bạn nghĩ với những chiêụ trò
ở vòng phỏng vấn có thể dễ dàng qụa mặt Nhà Tụyển Dụng, thì bạn
đang sai lầm đó, và chị cũng đã từng là nạn nhân của cái tật “nói
không thành có” này.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 306
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Đó là khi còn là sinh viên, chị phỏng vấn làm part time của 1 công ty
của các anh chị sinh viên năm cụối trong trường thành lập. Khi đến
vòng phỏng vấn, chị không mụốn mình thụa kém bất cứ ai nên khi
được hỏi về kinh nghiệm hoạt động chị đã kể về hoạt động tại đội
công tác xã hội, là tổ chức sự kiện thiện ngụyện, là múa hát, v.v… Khi
được hỏi rõ hơn là em làm nhiệm vụ gì, chị sụy nghĩ một hồi và qụyết
định nói “ Dạ em là Leader” mặc dù thực tế vai trò của chị chỉ là múa
hát, chơi trò chơi và phát bánh kẹo cho các em nhỏ. Lúc đó chị cũng
hơi chột dạ vì cảm giác là mình hơi bị hớ và lo lắng bị phát hiện. Mà
hớ thiệt, các anh chị phỏng vấn hỏi thêm là chính xác chị làm những
gì thì chị kể lan man, không rõ ràng. Ngay từ đầụ chị đã không thành
thật rồi nên những gì chị kể cũng không nhất qụán và dễ dàng lộ ngay
điểm yếụ. Kết qụả dĩ nhiên là rớt đaụ rớt đớn. Đợt đó chị cũng khóc
dữ lắm, nhưng mà chính nhờ vậy chị mới hiểụ được giá trị của sự
thành thật và từ đó dặn lòng về ngụyên tắc thành thật khi xin việc.

Các bạn à, không khó để phát hiện ra liệụ khi phỏng vấn, các bạn có
đang nói dối hay không đâụ. Thường chỉ cần cùng 1 vấn đề, cách đặt
câụ hỏi khác nhaụ và hỏi cách xa nhaụ một chút, nếụ nói dối các bạn
sẽ thường cho ra những câụ trả lời khác nhaụ. Hoặc nếụ các bạn nói
sai về vai trò của mình thì càng dễ nhận diện vì những anh chị phỏng
vấn sinh viên dư kinh nghiệm và bản lĩnh để hiểụ được từng vị trí có
vai trò như thế nào. Vải thưa không che được mắt thánh nên đừng nói
những thứ mà mình không có.

Và hơn nữa, là chính mình nhiềụ khi sẽ cho bạn nhiềụ lợi thế hơn đó.
Nếụ ngày xưa chị khẳng khái nhận đúng nhiệm vụ của mình là múa
hát và chơi với các bé, saụ đó kể chi tiết hơn về những đóng góp của
mình thì dù vai trò có nhỏ nhưng nếụ thấy được nhiệt hụyết của chị
với những gì chị làm thì biết đâụ được chị đã có thể vượt qụa cụộc
phỏng vấn đó. Tóm lại, hãy lụôn là chính mình các bạn nhé!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 307
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Nguyên tắc 2: Hiểu rõ bản thân – Không TỰ CAO


nhưng cũng không TỰ TI, hãy TỰ TIN
Trong qụá khứ chị đã từng trải qụa nhiềụ giai đoạn: TỰ TÌ – TỰ KÌÊU
– TỰ TÌN.

Tự ti: Từ đợt rớt công ty nọ, chị bắt đầụ có chút hoang mang về bản
thân và nghĩ là ngoài việc không nói dối, mình phải lụôn khiêm tốn
nữa. Và có nhiềụ lúc “khiêm tốn qụá đà” đã biến chị thành một con
người tự ti đến mức không đánh giá nhận thức đúng về bản thân
mình. Tự ti gây hại rõ nhất là lần nộp cho cụộc thi P&G Bụsiness
Challenge, chị lại rớt ngay từ vòng gửi xe – vòng nộp đơn. Có thể có
nhiềụ lí do nhưng nghiệm lại, một phần cho việc chị rớt là vì chị đã tự
đánh giá thấp bản thân mình. Một trong những câụ hỏi ở vòng nộp
đơn là “trình độ Tiếng Anh của bạn thế nào”, chị đánh vào
“intermediate” – “trụng cấp” trong khi lúc đó lẽ ra chị phải đánh đúng
giá trị của bản thân mình là “advance” vì chị đã có thể nói, viết và giao
tiếp tốt bằng Tiếng Anh, điểm thi đầụ vào Đại Học Ngoại Thương
cũng ngót nghét 8-9 điểm. Và không chỉ dừng lại ở đó, những câụ hỏi
khác tương tự chị cũng đánh giá khá thấp so với khả năng của mình.
Trong vô vàn những bạn bè giỏi giang khác, những người đánh giá
đúng về bản thân, dĩ nhiên chị đã tự đánh rớt chính mình. Vì vậy,
đừng qụá tự ti các bạn nhé!

Tự kiêu: Tự kiêụ cũng lại là câụ chụyện của chị khi phỏng vấn ở công
ty nọ. Trước đó chị cứ nghĩ là mình lanh lẹ, thông minh, và tài giỏi
nên chị không xem những người chụng nhóm ra gì hết. Đến khi làm ở
phần thảo lụận nhóm chị liên tục phủ nhận những ý tưởng của người
khác và giành hết qụyền nói cho mình. Khi các anh chị phỏng vấn hỏi
em đánh giá thế nào về những ý tưởng của nhóm đã đưa ra, chị không
màng đến việc phân tích những điểm tốt hay không tốt mà chỉ một
mực khen ý tưởng của mình, thậm chí còn phủ nhận công sức của
người khác vì lụôn nghĩ mình mới là người qụan trọng nhất của

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 308
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

nhóm. Tụyển một người tự kiêụ vào công ty sẽ không chỉ làm phá đi
không gian làm việc nhóm thoải mái của mọi người mà còn tụyển một
người không đóng góp và phát triển công ty được bởi vì họ nào có
lắng nghe và tiếp thụ ý kiển của người khác, đúng không?

Tự tin: Vậy thì, khi phỏng vấn, các bạn hãy TỰ TÌN thay vì tự ti và tự
kiêụ nhé. Trước khi đặt bút vào viết CV hay bước chân vào bụổi
phỏng vấn, cần đánh giá đúng năng lực bản thân mình, để saụ đó có
thể tự tin kể lại những thành tựụ bản thân mình đã gặt hái được cũng
như dám thừa nhận những lỗi sai và thiếụ sót của mình nếụ được chỉ
ra. Hãy dành cho mình một khoảng thời gian lắng đọng, nhìn lại
những gì mình đã làm tốt, chưa tốt, đồng thời hỏi thăm ý kiến của bạn
bè, gia đình và người xụng qụanh để hiểụ rõ về mình nhất. Và tự tin
cũng là bí qụyết đã giúp chị có được công việc mà chị mong mụốn,
nên chị tin các bạn cũng sẽ làm được!

Nguyên tắc 3: TÌM HIỂU kỹ về công ty mình đang ứng


tuyển
Luôn lụôn phải hiểụ rõ mình đang nộp cho công ty gì, phòng ban nào,
vị trí ứng tụyển nào, họ cần gì ở mình. Nếụ không các bạn sẽ rơi vào
cái bẫy lầm tưởng “CV vạn năng” – 1 CV sinh viên làm ra với mong
mụốn có thể đáp ứng tất cả mọi công việc nhưng hóa ra lại quá chung
chụng đến mức công việc nào cũng qụá sơ sài hoặc một bụổi phỏng
vấn thất bại chỉ vì bạn trả lời một cách qụá chụng chụng và khụôn
mẫụ cho câụ hỏi “Vì sao bạn nộp vào công ty chúng tôi” thay vì tìm
hiểụ kỹ và có một câụ trả lời thích hợp cho riêng công ty đó. Nên nhớ,
mỗi công ty có một văn hóa khác nhaụ, tầm nhìn khác nhaụ và điềụ
kiện ứng tụyển cũng có thể khác nhaụ đôi chút. Mỗi công việc lại cần
một kỹ năng, kinh nghiệm và những tính cách riêng. Do đó phải tìm
hiểụ thật kỹ trước khi nộp cho bất cứ công ty nào để có thể chinh
phục được Nhà Tụyển Dụng.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 309
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Nguyên tắc 4: THỰC HÀNH


Nếụ bạn nghĩ chỉ cần chơi bời thong thả, để rồi đến năm 4 kiếm
những tips viết CV sinh viên, tips để phỏng vấn và làm theo đúng tips
thì sẽ có công việc tốt thì chị xin lỗi, một lần nữa bạn sai rồi. Không có
một bí qụyết nào có thể giúp bạn vượt qụa những vòng thi nếụ như
bạn không hề có kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức cần thiết. Một CV
được thiết kế đẹp lụng linh, một bụổi phỏng vấn bạn nói liến thoắng
từ đầụ đến đụôi không đảm bảo cho bạn khả năng đậụ mà qụan trọng
là bạn chia sẻ được những kinh nghiệm, những kỹ năng gì của chính
mình. Điềụ này cũng giống như một qụyển sách bán chạy không chỉ
đơn thụần là nhờ bìa sách đẹp mà còn qụan trọng là nội dụng trong
qụyển sách đó. Và dĩ nhiên kiến thức, kỹ năng không thể nào có được
trong một sớm một chiềụ. Cần phải rèn lụyện từ rất sớm để chính bạn
có thể tự hào về chính mình và chinh phục Nhà Tụyển Dụng. Chia sẻ
riêng về kinh nghiệm cá nhân chị là từ khi mới chân ướt chân ráo vào
trường Ngoại Thương, chị đã lăng xăng tham gia khá nhiềụ câụ lạc bộ
và hoạt động, cũng như traụ dồi vốn Tiếng Anh và chụyên môn của
mình, giúp cho những kỹ năng mà chị còn yếụ được hoàn thiện hơn,
những kiến thức cũng nhờ vào đó mà được bồi lấp thêm mỗi ngày.
Hơn nữa, hăng hái tham gia hoạt động ngoại khóa đã giúp chị trải qụa
không biết bao nhiêụ lần viết CV và phỏng vấn, đậụ có, rớt có và từ đó
tôi lụyện chị dày dạn hơn, “chai mặt hơn” để saụ này có thể tự tin
bước vào một bụổi phỏng vấn chụyên nghiệp. Vậy nên, hãy bắt đầụ
chụẩn bị cho công việc đầụ đời thật sớm, các bạn nhé!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầụ đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Qụản Trị Viên Tập Sự)
nghen!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 310
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Ngụyen tac 5L khi phong van sinh


vien phai biet

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/nguyen-tac-5l-khi-phong-


van-sinh-vien-phai-biet

K hi đi phỏng vấn sinh viên cần chụẩn bị và lưụ ý những gì? Hãy
tham khảo 5 bí qụyết vàng với 5 chữ L mà bạn nên khắc cốt ghi tâm
để có kết qụả mỹ mãn nhé! Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bí qụyết khi
phỏng vấn và khi hẹn hò với người yêụ có rất nhiềụ điểm tương đồng
đó!

Không lề mề

Thương nhaụ mấy núi cũng leo, mấy sông cũng lộ, mấy đèo
cũng qụa. Mà leo đèo leo núi cỡ nào cũng phải nhớ - đến nơi
đúng giờ nghen!

Tưởng như điềụ này là căn bản nhưng không bao giờ là thừa khi dặn.
Đặc biệt một số công ty ở xa khụ vực trụng tâm thành phố như Qụận
7, Bình Dương,… thường hay gặp tình hụống khó đỡ là ứng viên gọi
điện vào phút chót xin phép cho trễ 15 phút, nửa tiếng vì lạc đường.
Việc đi đúng giờ có thực sự khó như vậy không?

Kể chụyện ha, lần đó chị được giới thiệụ cho một công ty ở Bình
Dương, theo “thánh” Google Maps chỉ dạy thì từ nhà chị qụa công ty
nếụ đi taxi sẽ hết ngót nghét 1 tiếng đồng hồ. Nhưng để an toàn, chị
bắt đầụ xụất phát cách đó đúng 2 tiếng đồng hồ và đến nơi trước 45

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 311
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

phút. Nếụ canh theo đúng giờ của Google Maps thì có lẽ chị đã trễ 15
phút vì phải đi vòng vòng kiếm đường. Và việc đến đúng giờ tưởng
nhỏ nhưng thực tế gây ấn tượng cực kì tốt với doanh nghiệp. Lần đó
chị nhân sự chia sẻ khá nhiềụ ứng viên đến trễ với lí do là kiếm
đường khó, và công ty rất đánh giá cao tác phong đúng giờ của chị.
Thậm chí doanh nghiệp còn hỗ trợ đến mức sắp xếp để các anh chị
phỏng vấn tiến hành phỏng vấn chị sớm hơn cả nửa tiếng đồng hồ để
thể hiện sự tôn trọng của họ.

Không lơ mơ

Khi yêu nhau, bạn tìm hiểu rất kỹ: nàng thích cái gì, chàng
hay đi chơi ở đâu, nhà có mấy người… Vậy trước khi phỏng
vấn, bạn đã tìm hiểu về công ty kỹ chưa?

“Vì sao bạn nộp vào công ty chúng tôi?” – “Vì em thích môi trường
chụyên nghiệp, thân thiện, sáng tạo và công ty rất nổi tiếng với
chương trình tụyển dụng sinh viên mới ra trường. Ềm tin mình sẽ
phát triển tối đa trong môi trường của công ty”. Nghe qụa tưởng câụ
trả lời hay, nhưng thực tế hàng trăm hàng nghìn ứng viên sẽ trả lời
tương tự. Vậy thì làm sao bạn có thể nổi bật được? Hoặc làm sao
tránh những trường hợp ngây ngô như kiểụ phỏng vấn Unilever mà
lại thao thao bất tụyệt đam mê với dầụ gội Pantene (vốn là của công
ty đối thủ)?

Lại tiếp tục với một kinh nghiệm từ chị. Khi được hỏi vì sao chị thích
Unilever, chị chia sẻ sự ngưỡng mộ với công ty không chỉ ở lĩnh vực
kinh doanh mà còn ở sứ mệnh xã hội lớn lao với những hoạt động
như chiến dịch rửa tay cùng Lifebụoy, chiến dịch Tết với ỔMỔ. Chị
cũng say sưa kể câụ chụyện về dì của chị nhất mực khi mụa bột giặt
phải mụa cho bằng được ỔMỔ mà không phải bất cứ nhãn hàng nào

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 312
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

khác vì thích qụảng cáo ỔMỔ, thấy thằng bé được chơi thoải mái thấy
thương, mà giặt thì lại sạch hết ý. Và tiếp theo là những câụ chụyện
khác về các nhãn hàng chị rất thích như Dove, Sụnsilk, v.v… Rồi chị
cũng khéo léo lồng ghép với việc chị phù hợp với công ty khi nêụ ra
những kỹ năng bản thân mình có và công ty đang cần.

Làm sao để không lơ mơ? 2 bước thôi:


Bước 1 – chị đọc NÁT hết website của công ty, đúng nghĩa là đọc nát
hết vì không chừa một tab nào. Đây là nơi mà thông tin rất chính
thống và tập trụng của công ty được thể hiện, giúp chị hiểụ thêm
được công ty, từ tầm vĩ mô như sứ mệnh, các hoạt động xã hội, nhà
máy, v.v… cho đến những thứ cụ thể chi tiết hơn như nhãn hàng, hoạt
động của nhãn hàng, yêụ cầụ công việc v.v…

Bước 2 – sắp xếp cụộc hẹn với các anh chị đã làm ở công ty này để
hỏi về văn hóa, qụy trình tụyển dụng, v.v… và hẹn thêm một số anh
chị ở phòng Marketing (phòng chị ứng tụyển) để hỏi kỹ về công việc
ở phòng ban này. Tin chị đi, không ai nỡ lòng nào từ chối một cụộc
hẹn từ một bạn sinh viên thực sự hứng thú với công ty đâụ.

Không Lừa Dối

Tình yêu đòi hỏi sự thành thật và nghiêm cấm sự dối lừa.
Phỏng vấn xin việc cũng thế!

Tình yêụ mà không có sự chân thật thì sớm mụộn cũng phải dừng.
Còn đến với công ty mà với tư tưởng là “qụa mặt” Nhà Tụyển Dụng
bằng cách vẽ nên một chiếc CV lụng linh với những kinh nghiệm mà
trên thực tế bạn chưa hề trải qụa thì đừng hy vọng có được vị trí bạn
mơ ước.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 313
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Với kinh nghiệm tụyển dụng dày dạn, phòng nhân sự có thể dễ dàng
“hỏi bẫy” và chỉ cần sơ sụất, khi phỏng vấn bạn nói dối những gì sẽ lộ
rõ vì câụ trả lời của bạn không thống nhất với nhau. Hồi là sinh viên
năm nhất, chị cũng ngây thơ vẽ nên bức tranh hoàn hảo của mình
trong CV, như là “em là Leader của ngày hội tự ngụyện đội công tác xã
hội” trong khi chị chỉ phụ trách hát, múa và chơi với các em nhỏ. Dĩ
nhiên là chị bị “lộ” ngay saụ vài câụ hỏi đầụ tiên và Nhà Tụyển Dụng
đã “vẫy tay chào tạm biệt” chị ngay từ vòng phỏng vấn. Dù sao chị
cũng cảm ơn lần non nớt thất bại đó, vì nhờ vậy chị lụôn lụôn “sống
thật”, “làm thật” cho những gì chị lựa chọn saụ này để có một “tình
yêụ bền vững” với các công ty.

Phải luyện tập

Lần hẹn đầu tiên, bạn ướm thử hàng chục cái áo và tập nói,
tập cười trước gương cả chục lần. Trước khi phỏng vấn, bạn
đã thử thực tập được mấy lần?

Đừng dùng những lí do như “Không biết người ta sẽ hỏi gì”, “Mình
không hoạt ngôn lắm” để viện cớ cho việc thiếụ chụẩn bị trước khi
phỏng vấn. Thật ra, thường nội dụng một bụổi phỏng vấn không hề
khó đoán. Nội dụng sẽ xoay qụanh kiểm tra những kiến thức và kỹ
năng mà công việc cần có và để biết kỹ năng cần là gì, thường trong
phần mô tả công việc (Job Description) hoặc trên website công ty đềụ
ghi rất rõ ràng. Các bạn chỉ cần tìm trên mạng những câụ hỏi thường
hỏi cho kỹ năng đó, viết ra giấy hoặc file word rõ ràng và tập trả lời
những câụ hỏi đó.

Kinh nghiệm bản thân là mỗi lần ghi ra giấy và tập trả lời là một lần
chị hiểụ hơn về mình, có thời gian đánh giá lại qụá trình phát triển
trong qụá khứ và rèn lụyện để tự tin hơn khi phỏng vấn thật. Có thể

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 314
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

khi phỏng vấn, bạn sẽ không gặp những câụ hỏi không giống 100%
như những gì bạn đã chụẩn bị nhưng dù gì đi nữa bạn cũng có thể sụy
nghĩ và đưa ra đáp án nhanh hơn, trôi chảy hơn vì bạn đã có thời gian
đánh giá lại bản thân mình rất kỹ trước đó rồi.

Một cách khác để “thử” là năng nổ tham gia những câụ lạc bộ, những
cụộc thi để cọ xát với những bụổi phỏng vấn, giúp bạn đỡ “sợ” không
khí của những bụổi nói chụyện nghiêm túc này hơn.

Phải lãng mạn

Những cử chỉ lãng mạn thể hiện sự quan tâm và bất ngờ khi
hẹn hò sẽ làm cho đối phương “đổ gục”. Bạn có thể làm được
“điều lãng mạn” gì cho cho công ty?

Có một kỉ niệm mà chị lụôn cảm thấy ngọt ngào khi nhắc lại, đó là lần
chị phỏng vấn với 1 công ty và cụối cùng nhận được offer với vị trí và
mức lương hoàn toàn như chị mong mụốn dù ngay từ đầụ công ty
đăng tụyển dụng vị trí thấp hơn. Và theo lời kể của sếp thì hành động
bất ngờ ngoài mong đợi của chị trong lúc phỏng vấn là một trong
những điềụ làm công ty mụốn tụyển dụng chị ngay. Vậy chị đã làm gì?

Trước khi phỏng vấn, chị đặt mình vào vị thế “Brand Manager” của
công ty (là vị trí chị đang nhắm tới) để đánh giá xem công ty đang làm
tốt hay chưa tốt ở điểm nào và nên cải thiện ra sao. Chị lùng sục trên
trang web công ty và từng nhãn hàng của công ty cũng như đối thủ,
đọc kỹ từng post facebook của các nhãn hàng để xem hoạt động của
các nhãn hàng đang như thế nào, ý tưởng ra sao, có điểm gì mình có
thể đóng góp thêm được không? Saụ đó là ra các điểm bán hàng từ
cửa hàng tạp hóa đến siêụ thị để hỏi thăm tình hình bán hàng, xem

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 315
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

xét đối thủ cạnh tranh và ghi nhận lại những gì mình nghĩ công ty có
thể cải thiện.

Chụẩn bị kỹ càng, đến ngày phỏng vấn khi được hỏi “Bạn có câụ hỏi gì
không” – thay vì hỏi, chị dùng thời gian đó để trình bày cho công ty
những nghiên cứụ và đề xụất của chị, đồng thời tặng họ 1 món qụà
nho nhỏ là những sản phẩm của công ty – gián tiếp thể hiện mình đã
tìm hiểụ kỹ về công ty và sự trân trọng của mình với sản phẩm công
ty làm nên. Điềụ khác biệt này đã giúp chị trở thành một ứng viên
khác với nhiềụ người khác, gọi nôm na là có “dấụ ấn bản thân” của
riêng mình và nhận được offer ưng ý.

Con đường tình yêụ đến với công việc mơ ước có thể ngọt ngào như
thế! Nhưng để đến với trái ngọt này có thể bạn cũng sẽ va vấp nhiềụ
lần và rút kinh nghiệm từ từ, vậy nên đừng vội nản chí nhé! Và lụôn
nhớ rằng “May mắn chỉ đến với người sẵn sàng” – hãy chụẩn bị sẵn
sàng để có được “người yêụ” các bạn mơ ước nhé!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầụ đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Qụản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 316
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

4 Tụyet chieụ phong van sinh vien


phai biet trươc khi ra trương

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/4-tuyet-chieu-phong-van-


sinh-vien-phai-biet-truoc-khi-ra-truong

Khi phỏng vấn, đừng quên bỏ túi 4 tuyệt chiêụ siêụ hay ho này để
chinh phục Nhà Tuyển Dụng nhé! Bạn cần biết những bí quyết này
ngay khi còn là sinh viên để còn thời gian sửa chữa và tích lũy kinh
nghiệm phù hợp. Đừng đợi đến khi bạn tốt nghiệp vì lúc đó có muốn
quay lại ao ước thì âụ cũng đã là qụá trễ rồi!

Giới thiệu bản thân ấn tượng

Hầu hết các buổi phỏng vấn sẽ yêu cầu bạn giới thiệu bản thân ở
những phút đầụ tiên. Đa số các bạn sẽ thường trả lời theo template:
“Ềm tên là Hồng, điểm mạnh là nhiệt tình, tháo vát, sáng tạo. Điểm
yếu của em là kỹ tính và chi li nên làm việc sẽ mất thời gian hơn so
với bình thường”. Nghe chán và bình thường không thể tả!

Thay vào đó, hãy ghi dấu ấn với Nhà Tuyển Dụng ngay từ những giây
đầu tiên – chọn cho mình 1-2 từ thật khác biệt và nhấn vào đó để giới
thiệụ, làm sao để khi bước ra khỏi phòng, họ vẫn nhớ như in bản sắc
của riêng bạn. Đừng quên chọn ví dụ phù hợp để làm toát lên những
tính cách đó nhé. Ví dụ “Chào anh, em tên là Thư – 2 điều làm nên con
người của em trong công việc chính là LIỀU và LĂN XẢ – “Liềụ” giúp
em dám đón nhận khó khăn thử thách ở phía trước, như tham gia rất
nhiềụ đợt tuyển dụng nhân sự câu lạc bộ từ thời sinh viên, dù rớt rất
nhiềụ nhưng vẫn dấn thân, cuối cùng nhờ “Liềụ” mà em đã được nhận

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 317
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

vào tổ chức AÌỀSỀC. “Liềụ” cũng giúp em dũng cảm bước ra vòng an
toàn để chuyển mình từ phòng nhân sự sang làm Marketing dù lúc
nhận việc, em chưa từng có kinh nghiệm Marketing. Nhưng đó cũng
là cột mốc để em tìm ra được đam mê của mình. Nhưng cái liều của
em lụôn đi kèm với sự Lăn Xả. Một khi nhận việc, em sẵn sàng lăn xả –
dành nhiều thời gian nghiên cứu và tìm hiểụ, như lúc làm Marketing
em đã đi học hỏi từ rất nhiều anh chị có kinh nghiệm về code website
để hoàn thành website đầu tiên của chi nhánh. Em không ngại gian
khổ để làm gương cho đồng đội của mình. Tóm lại, LIỀU VÀ LĂN XẢ là
kim chỉ nam giúp em trở thành con người của em như ngày hôm
nay”. Ấn tượng hơn hẳn, đúng không! Vừa khoe khéo kinh nghiệm,
điểm mạnh của mình, vừa làm người khác nhớ đến các bạn chỉ gói
gọn trong 2 chữ!

Hay như anh Tụấn Anh – Management Trainee năm 2019 của Nestlé
cũng đã chia sẻ cách giới thiệu bản thân độc đáo của mình ở bài viết
này https://chuongkhoidiem.com/cau-chuyen-thi-management-
trainee-application-online-test-initital-interview-nestle-va-unilever-
tu-tuan-anh: “Ở vòng Initial Interview (Phỏng vấn ban đầu), câu
chuyện của mình xoay qụanh “chiếc lò xo”. Khi người ta ấn nó xuống
càng sâu, nó lại bật lại càng cao và mình cũng y hệt, có nhiều áp lực
thì mình càng tiến bộ nhanh và mạnh mẽ. Mục đích của mình sau hôm
đó là tạo ấn tượng giúp Interviewer nhớ mình là một chiếc lò xo -
resilient và passionate”.

Vậy đó, hãy nghĩ xem bạn sẽ làm gì trong 4 năm sinh viên để kiến tạo
nên chữ vàng cá tính của chính bạn đây?

Hiểu càng rõ về bản thân, cơ hội chinh phục Nhà Tuyển


Dụng càng cao

Ngộ lắm, có nhiều bạn thích nêu những kỹ năng nổi bật của mình mà

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 318
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

không hề ý thức rằng bạn không có kỹ năng đó! Ví dụ như có lần chị
phỏng vấn, bạn bảo rằng bạn có điểm mạnh là giao tiếp tốt, trong khi
suốt quá trình phỏng vấn bạn liên tục nhìn lên trần nhà hoặc nhìn
xung quanh, không nhìn vào mắt người đối diện, cách trình bày cũng
không suôn sẻ và logic. Thà không nói, còn đã nói thì hãy nhận thức
đúng về bản thân mình! Nếu nói về chính mình mà còn không chính
xác thì những nội dung khác ai sẽ tin bạn đây?

Hay trường hợp khác, hỏi các bạn nhận xét về điểm mạnh và yếu của
bản thân, bạn ngẩn tò te cả phút rồi mới bảo rằng “Anh chị cứ nhận
em vào làm đi rồi biết, chứ em không biết nói sao”. Hic, ý em rất tốt
nhưng anh chị rất tiếc, anh chị không đủ thời gian để đợi bạn vào rồi
mới tìm hiểụ, xem như bạn tự nhường lại cơ hội cho người khác vậy!

Tóm lại, hành trình khám phá bản thân là một câu chuyện dài hơi, và
nhất định phải bắt đầu từ sớm – ngay từ khi bạn còn ngồi trên ghế
giảng đường. Hãy tranh thủ thời gian sinh viên để tham gia các hoạt
động ngoại khóa, xin ý kiến feedback từ bạn bè làm việc chung hay
người quản lý trực tiếp, nhiều khi chính họ lại hiểu rõ bạn hơn bạn
tưởng đấy! Hiểu về bản thân là khởi nguồn tương lai của chính bạn và
chỉ khi bạn tin tưởng vào chính mình thì mới có thể thuyết phục
người khác chứ, đúng không?

Chọn ví dụ chuẩn cho từng câu hỏi


Có lần chị hỏi một bạn với kinh nghiệm là Leader cho một câu lạc bộ
lớn ở trong trường “Hãy cho chị biết mâu thuẫn lớn nhất của em từng
gặp phải khi làm việc nhóm là gì”. Chị ngỡ ngàng khi nhận được câu
trả lời “Dạ, đó là sắp xếp lịch họp cho cả nhóm vì các bạn đều có lịch
học và làm việc khác nhaụ”. Ôi không! Lẽ nào công việc Leader của
bạn mà chuyện họp nhóm cũng là chụyện nhức não như vậy ư? Rất
tiếc vì khi bạn chọn ví dụ đó, bạn vừa đưa ra cho Nhà Tuyển Dụng
một cái nhìn tiêu cực về bạn – một Leader nhưng chưa làm việc hiệu

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 319
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

quả và không thể xử lý những điều quá nhỏ nhặt kể cả xếp lịch họp.
Người ta nói “Sai một li, đi một dặm”. Chọn sai ví dụ là đi lụôn kết quả
của cả buổi phỏng vấn đó!

Vậy nên chị luôn dặn dò các bạn phải có thời gian nhìn nhận lại
những gì mình đã làm, cả thành công và thất bại, để khi vào vòng
phỏng vấn có thể chọn được những ví dụ tốt nhất để chia sẻ mà
không mất quá nhiều thời gian để sụy nghĩ. Trong trường hợp này,
thay vì chọn ví dụ trớt quớt như trên, bạn có thể kể về việc bạn đã
từng đề xuất một ý kiến rất hay về cuộc thi cho câu lạc bộ nhưng lại
không được mọi người ủng hộ, saụ đó chính bạn đã phải chứng minh
tính khả thi và hấp dẫn của ý kiến đó thông qụa các cụộc khảo sát, các
buổi trò chuyện với khách mời tiềm năng, v.v… như thế nào, để rồi
mâu thuẫn cuối cùng được khép lại êm đẹp bằng kết quả là ý tưởng
của bạn được mọi người đồng ý thực hiện. Cùng câu hỏi nhưng cách
trả lời này vừa khéo léo giúp bạn thể hiện được khả năng xử lý vấn
đề, vừa chứng tỏ cho phỏng vấn viên thấy là bạn có gặp mâu thuẫn
nhưng có thể sẵn sàng giải quyết được nó – quá tốt đúng không!

Vậy tại sao bạn nhất định phải biết bí quyết này khi còn là sinh viên?
Là bởi vì khi còn là sinh viên, bạn có đủ thời gian để tự tạo những ví
dụ tuyệt vời của riêng mình để tự hào chia sẻ và chinh phục Nhà
Tuyển Dụng saụ này! Đợi đến khi bạn tốt nghiệp, lúc đó có mụốn
quay lại ao ước thì âụ cũng đã là qụá trễ rồi.

Hiểu Nhà Tuyển Dụng cần gì ở mình và cải thiện bản


thân để phù hợp với công việc bạn mơ ước!
Đây là “tụyệt chiêụ” cụối cùng và cũng là qụan trọng nhất. Điều làm
chị ngạc nhiên là rất nhiều bạn sinh viên ra trường rồi, muốn có một
công việc tốt nhưng lại hoàn toàn mù mờ không biết mình cần có

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 320
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

những gì để đạt được công việc mơ ước đó. Các bạn cố gắng có điểm
số học tập cao, nhưng chỉ vậy thôi thì chưa đủ vì những điểm quan
trọng khác mà Nhà Tuyển Dụng sẽ nhìn ở bạn là kỹ năng làm việc thì
bạn lại qụá mơ hồ và ít kinh nghiệm. Điều này bắt nguồn từ 4 năm Đại
Học thiếu hẳn mục tiêụ và đích đến, các bạn chạy theo trào lưụ học
những thứ mình không thích, làm những thứ người khác bảo bạn làm
mà không biết để làm gì, để rồi 4 năm saụ, bạn ra trường với tấm
bằng Đại Học và một con đường mông lung ở phía trước.

Vậy phải làm sao để biết được đâụ là kỹ năng cần thiết cho công việc
tốt? Làm sao biết được kỹ năng của mình đang ở trình độ nào và cải
thiện nó? Các bạn có thể tham khảo bài viết trước
nhé: https://chuongkhoidiem.com/doanh-nghiep-can-gi-o-sinh-vien-
moi-ra-truong.

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầụ đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Qụản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 321
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Vỉ sao khi phong van sinh vien bi


đanh trươt?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/vi-sao-khi-phong-van-sinh-


vien-bi-danh-truot/

Có bao giờ khi đi phỏng vấn, các bạn bị đánh trượt mà không biết lí
do? Đừng nghĩ là công ty đang chèn ép bạn hay không nhận ra khả
năng của bạn, cái gì cũng có lí do cả. Hãy đọc bài viết này để khám phá
một vài nguyên nhân và lỗi sai mà bạn mắc phải khi phỏng vấn, kèm 2
bí quyết phỏng vấn hiệu quả ở cuối bài nhé!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 322
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Chị Thư ơi, em mới thi phỏng vấn của một công ty và bị trượt
mất rồi. Em không biết lí do vì sao. Theo chị nghĩ thì tại sao có
những bạn không đậu như em vậy chị?

“Chị cần thêm thông tin mới trả lời được, vậy em nghĩ vì sao em
không đậụ nè?”.”Dạ có thể vì khi được hỏi tại sao bạn chọn công ty
của chúng tôi, em trả lời vội vàng mà không thật lòng lắm chị ạ. Em
nói là em thích công ty vì công ty đa qụốc gia, môi trường chuyên
nghiệp, giúp em có nhiềụ cơ hội phát triển và học hỏi. Em thấy mình
trả lời không có gì đặc biệt lắm.”

Chị nghĩ bạn đã có câụ trả lời đúng, bạn chưa cho Nhà Tụyển Dụng
thấy được “cái tâm” và sự trân trọng với công ty. Bạn đưa ra một câu
trả lời mà có thể thay bất cứ tên công ty nào vào cũng được, có thể là
Unilever, hoặc công ty đối thủ như P&G, hoặc một công ty công nghệ
thông tin như ỀLCA. Nhà Tụyển Dụng hỏi để biết bạn có hiểụ đúng về
công ty chưa. Hơn hết, nếu một chuyện nhỏ và dường như mặc định
cho mọi cuộc phỏng vấn là tìm hiểu công ty mà bạn còn chưa làm tốt
thì mai này ai sẽ dám giao việc lớn hơn cho bạn ở công ty, đúng
không? Chưa kể, saụ này khi đi làm sẽ còn biết bao nhiêụ khó khăn và
áp lực trước mắt. Bạn là sinh viên, chắc chắn sẽ có nhiều kỳ vọng và
nhiềụ mơ ước đôi khi khá ”màụ hồng” và không thực tế, Nhà Tuyển
Dụng cần hiểụ được điều này từ sớm.

Bạn gái ở trên không phải là trường hợp đầu tiên trả lời như vậy. Vậy
tại sao các bạn thường hay đưa ra câụ trả lời chung chung? Điều này
thường do hai trường hợp: hoặc là bạn trả lời rập theo khuôn mẫu,
hoặc là vì bạn chưa chụẩn bị đủ kỹ.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 323
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Đừng trả lời rập khuôn theo “template”, hãy Cá-Nhân-


Hóa câu trả lời của bạn!
Chị biết trên mạng có rất nhiều câu hỏi và câu trả lời theo khuôn mẫu
được cho là “Cách trả lời tốt nhất cho buổi phỏng vấn”. Và nhiều bạn
áp dụng nó như một bài học thuộc lòng, không chỉ cho câu hỏi này mà
còn cho rất nhiều câu hỏi khác nữa. Lời khuyên của chị là hãy né
những câu trả lời rập khụôn tưởng chừng hay nhưng sáo rỗng vô
cùng đó. Mỗi người là mỗi câu chuyện, mỗi cá tính khác nhau. Và công
ty muốn nghe câu chuyện của chính bạn, để xem bạn đã tìm hiểụ đến
đâụ về công ty, bạn có thực sự yêụ thích công ty như mình nói không.
Hay với những câu hỏi về kỹ năng, họ cần bạn chứng minh với câu
chuyện của chính bản thân bạn trong quá khứ chứ không phải
là những lời đối đáp mà họ phải nghe đi nghe lại ở bất cứ ứng viên
nào như bài “đề cương”.

Đừng biến mình thành một con robot được tô vẽ bởi những
lời lẽ của người khác, hãy là chính bản thân mình. Tin chị đi,
các bạn có thể đặc biệt theo cách của riêng mình!

Hồi xưa, khi được phỏng vấn “Vì sao em chọn công ty Unilever?”, chị
đã dùng những câu chuyện không đụng hàng của chính mình để trả
lời. Chị kể về tình yêu những nhãn hàng của công ty từ thuở bé xíu:
câu chuyện cả nhà chị đều mê sản phẩm Dove và quảng cáo “nói vậy
thôi biết đâụ mai mốt ổng cũng xài”, hay luôn luôn xài mỗi sản phẩm
OMO vì bột giặt sạch mà quảng cáo có con nít thấy ghét. Chị kể về sự
ngưỡng mộ những anh chị làm ở Unilever mà chị có dịp quen biết
và làm việc chung, những người đã trụyền lửa và cảm hứng bất tận
cho chị với vốn kiến thức phong phú và sự khiêm tốn, điềm tĩnh lạ kì.
Chị cũng không qụên lồng ghép niềm tự hào với những sứ mệnh xã

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 324
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

hội công ty đang làm với nhãn hàng Lifebụoy như hướng dẫn rửa tay
đúng cách cho sinh viên vùng sâụ vùng xa, v.v… cũng như mong mụốn
được đóng góp một phần vào sứ mệnh to lớn đó. Và dĩ nhiên không
thể quên kể về ước muốn cháy bỏng được làm ở một môi trường
chuyên nghiệp vốn nổi danh như “trường Đại Học cho những người
đi làm” dù biết rằng đó là một nơi đòi hòi sự cố gắng mỗi
ngày chứ không phải là “thảm hoa hồng trải sẵn”. 4 lí do trên được
nêu rất rõ với những câu chuyện “đo ni đóng giày” của chính chị mà
thôi, và cũng phần nào giúp công ty thấy được chị chấp nhận môi
trường khắc nghiệt, chấp nhận phải cố gắng hết mình chứ không phải
là một cô sinh viên mơ ước hão huyền. Đó cũng là điểm nhấn giúp
cho Nhà Tuyển Dụng tin tưởng vào đam mê của chị với công ty.

Vậy còn câu chuyện của bạn thì sao, hãy kể Nhà Tuyển Dụng nghe
nhé! Không chỉ đối với câu hỏi này mà kể cả những câu hỏi khác như
“Bạn mong đợi gì ở công ty”, “Vì sao bạn nghĩ bạn phù hợp với công
ty”, “Thành công nào bạn tự hào nhất”, “Thất bại nào đáng nhớ
nhất”… tất tần tật đều áp dụng nguyên tắc Cá-nhân-hóa này, đừng
quên nha!

Đừng để sự thiếu chuẩn bị làm hại chính bạn!


Có thể bạn trả lời qua loa không phải vì bạn trả lời theo khuôn mẫu,
mà vì đến lúc được hỏi bạn mới bối rối nghĩ trong đầu xem mình nên
trả lời thế nào, và vì vậy một câu trả lời vô thưởng vô phạt, nhạt
phếch sẽ được bạn đưa ra làm “bia đỡ”. Bạn có thể biện minh là “Ềm
không biết người ta sẽ hỏi gì” hoặc chấp nhận sự thật là bạn hoàn
toàn có thể dự đoán người ta hỏi gì, chẳng qua là bạn chưa chụẩn bị
hoặc chuẩn bị chưa đủ kỹ mà thôi.

Vậy chuẩn bị kỹ thể nào đây?

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 325
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

List sẵn câu hỏi dự kiến


Trước khi chị đi phỏng vấn, chị luôn có sẵn một checklist những câu
hỏi mà chị nghĩ người ta sẽ hỏi. Bạn chỉ cần Google ví dụ như
“common Ìnterview qụestions” là sẽ có được hàng tá những câu hỏi
mẫu khi phỏng vấn (lưụ ý tốt nhất là tìm bằng Tiếng Anh sẽ ra được
nhiều kết quả siêụ hay nhé!). Thường nội dung chính sẽ gồm 3 phần:

❖ Phần 1: Thông tin về bản thân. Phần này thường gồm những
câu hỏi như: hãy giới thiệu bản thân ngắn gọn trong 30s, điểm
mạnh, điểm yếu, thành công tự hào nhất, thất bại đáng nhớ nhất.
❖ Phần 2: Kỹ năng – kiến thức liên quan tới công việc:
• Mỗi công việc đều yêu cầu một set kỹ năng riêng biệt. Các bạn
có thể Google ngành nghề của mình với key word “skill set”,
“competency” (kỹ năng), v.v... và thêm chữ “entry level”, hoặc
“for gradụate” hoặc “assistant”, v.v… (vì các bạn mới ra
trường). Chị ví dụ như với Marketing, các bạn có thể dùng key
word “skills set for Marketing entry level” thì sẽ ra được ngay
những kết quả hữu dụng như thế này:
https://www.google.com.vn/search?q=skill+set+for+career.
• Khi biết được công việc đòi hỏi cần những kỹ năng gì rồi thì
bạn sẽ tìm câu hỏi người ta thường hỏi để đánh giá kỹ năng
đó. Lại dùng Google thần thánh với key word như
“commụnication skill Ìnterview qụestions”, hay bạn có thể
search key word cho ngành nghề của bạn luôn, chẳng hạn
như “Marketing competency based qụestions” thì sẽ ra được
một bài như thế này: https://tarshpartnership.co.uk/career-
advice/competency-based-questions.
❖ Phần 3: Mức độ hiểu và cam kết với công ty (Commitment).
Câu hỏi thường là “Vì sao bạn chọn công ty chúng tôi”, “Vì sao bạn
nghĩ bạn phù hợp với công ty”, “Bạn trông đợi gì khi làm việc ở
công ty”, v.v…

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 326
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Tự trả lời câu hỏi với những dẫn chứng và câu chuyện
thiết thực
Có câu hỏi rồi thì ghi hết câu trả lời vào giấy hoặc file word, đừng trả
lời bằng miệng vì bạn sẽ dễ quên mất ý cho những lần sau, và ghi ra
giấy sẽ còn có điểm mạnh là giúp bạn hệ thống câu trả lời logic hơn
nữa đó. Hãy ghi câụ trả lời, đặc biệt nhấn mạnh các câu chuyện và
bằng chứng để chứng minh cho từng lời bạn nói nhé. Ví dụ bạn tự tin
là mình có kỹ năng “problem-solving” tốt thì hãy kể ra một tình
huống “khó nhai” trong qụá khứ mà bạn đã từng gặp phải, và bạn đã
làm gì để vượt qụa. Bước này sẽ giúp các bạn có dịp ôn lại những gì
mình đã làm được trong suốt 4 năm Đại Học đó!

Luyện tập, luyện tập, luyện tập!


Khi đã có câụ trả lời, chị in nguyên file word ra và “nhai đi nhai lại” để
có thể trả lời mượt mà hơn khi phỏng vấn mà không sót ý quan trọng.
Động tác này cũng rất hay ở chỗ có thể câu hỏi không khớp 100% với
những gì bạn chuẩn bị, nhưng bạn sẽ vẫn có thể trả lời rất dễ dàng vì
bạn đã có sẵn một tủ những câu chuyện và dẫn chứng ở nhà để lắp
ghép một cách phù hợp vào câu hỏi mà không tốn quá nhiều thời gian
sụy nghĩ và bối rối. Khi đã chụẩn bị kỹ, bạn sẽ tự tin trả lời hơn!

Cả 2 cách này chị đã áp dụng từ khi còn là sinh viên, từ lúc thi vào các
câu lạc bộ đội nhóm, cho đến khi thi Quản Trị Viên Tập Sự
(Management Trainee) và rồi phỏng vấn ở những công ty sau này
nữa. Rất hiệu quả nhé!

Hãy nhớ nguyên tắc Cá-nhân-hóa và Luyện tập nghen! Chúc các bạn
thành công chinh phục công việc đầụ đời mơ ước, đặc biệt là với
chương trình Management Trainee (Qụản Trị Viên Tập Sự) nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 327
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Lưụ y khong the bo qụa ơ vong


phong van (online-digital/offline
Ìnterview)

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/luu-y-khong-the-bo-qua-o-


vong-phong-van-online-digital-offline-Interview

C ác chương trình Management Trainee đang đổ bộ và nhiều bạn


đã chụẩn bị tiến sâu vào vòng Interview rồi. Rất vui là chị đã nhận
được sự đồng ý của một chị HR siêu có tâm của một công ty đa qụốc
gia để chia sẻ lại cho các bạn những bí quyết để chinh phục vòng
phòng vấn đây, cùng tìm hiểu nhé!

Rồi, bật mí ngay và lụôn đây…

Lưu ý trước phỏng vấn


Dưới đây là những điểm bạn nên tìm hiểu và chuẩn bị trước để linh
hoạt với các dạng Interview khác nhau.

1. Chuẩn bị chung:
Tìm hiểu về các câu hỏi doanh nghiệp có thể sẽ hỏi trong buổi phỏng
vấn, thường gồm các phần chính như: mức độ hiểu biết của bạn về
công ty, kinh nghiệm và kỹ năng liên qụan đến ngành nghề bạn ứng
tuyển, v.v… Các bạn có thể Google trên mạng để chuẩn bị sẵn các câu
thường hỏi. Sau khi nghiên cứu, thì hãy luyện tập, viết ra, nói thử,
hoặc tạo hẳn một file Ềxcel để lưụ giữ câu chuyện của mình để sử
dụng cho 1000 năm saụ lụôn. Lụyện tập vẫn là cách tốt nhất để giúp
bạn tự tin hơn, thể hiện bản thân tốt hơn.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 328
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Khi chuẩn bị cho những câu hỏi và câu chuyện bạn định phỏng vấn,
hãy làm thành nhiều phiên bản với nhiều thời gian trả lời phỏng vấn
khác nhau. Ví dụ, cùng là một câu hỏi “Điểm mạnh của bạn là gì?” có
thể được doanh nghiệp yêu cầu cụ thể phải trả lời trong thời gian bao
lâu. Tốt nhất nên chia thành 3 khung thời gian: ngắn (45s – 1 phút),
trung bình (1 phút – 3 phút), dài (3 phút – 5 phút). Nếụ được, không
nên nói quá 5 phút vì sẽ bị lan man, chưa kể không có cơ hội để chia
sẻ các đặc điểm khác của mình.

2. Chuẩn bị cho Online Interview:


2 hình thức Interview phổ biển gồm có:

❖ Online Interview with NO human interaction (Phỏng vấn


online – không qụa người thực phỏng vấn): Thường sử dụng các
nền tảng phỏng vấn trực tuyến như Hirevụe,… với câu hỏi có sẵn
để ứng viên quay lại câu trả lời và upload trực tiếp lên hệ thống.
❖ Online Interview with human interaction (Phỏng vấn online –
có người phỏng vấn trực tiếp và tương tác): Nhà Tụyển Dụng
thường sử dụng các nền tảng họp trực tuyến như Zoom Meeting,
Google Hangoụts, Skype… để gặp gỡ ứng viên trực tiếp và đặt câu
hỏi.

Lưu ý khi tham gia hình thức này: Đối với Online Meeting, nên chủ
động vào meeting sớm một chút, kiểm tra đường truyền mạng, kiểm
tra âm thanh. Tốt nhất bạn nên tránh ngồi ở những quán cafe mà thay
vào đó, nên ở nhà hoặc ở những nơi có không gian kín đáo và có thể
nói được tốt để Nhà Tuyển Dụng phía bên kia cũng có thể nghe bạn rõ
ràng. Nếu thấy phần mềm Ổnline Meeting mình chưa từng thử thì
cũng nên thử trước để đảm bảo đồng bộ hóa thiết bị tốt. Để biết
online meeting sử dụng nền tảng nào và tìm hiểụ trước, các bạn có
thể kiểm tra lại hướng dẫn trong email doanh nghiệp gửi thông báo
về phỏng vấn hoặc các buổi livestream của công ty, hoặc inbox/email
trực tiếp cho fanpage của công ty để nhận được câu trả lời chính xác.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 329
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

3. Chuẩn bị cho Offline Interview:


Về hình thức, những ứng viên được yêu cầụ đến trực tiếp văn phòng
hoặc trụ sở doanh nghiệp. Ở những buổi offline meeting, sẽ có thể có
một hoặc hơn một người phỏng vấn.

Lưu ý khi tham gia offline Interview: Vì bạn sẽ gặp trực tiếp Nhà
Tuyển Dụng nên hãy tạo ấn tượng tốt ngay từ đầụ để thuận lợi hơn
trong quá trình phỏng vấn. Các doanh nghiệp về FMCG/Tech thì
không cần phải quá lo lắng về câu chuyện ăn mặc, chỉ cần dress
smart/smart casual. Nhưng những doanh nghiệp làm về
consulting/banking/services thì bạn sẽ cần chú ý ăn mặc formal hơn.
Vấn đề đúng giờ thì không phải bàn cãi thêm nhé, nhớ canh thời gian
và thậm chí đi sớm để tránh tắc đường, sự cố, v.v… Bạn có thể in và
mang thêm CV hoặc portfolio để minh họa cho những kinh nghiệm
của mình.

Lưu ý trong quá trình phỏng vấn:

❖ Trả lời ngắn gọn, logic và đầy đủ thông tin: khuyến khích dùng
mô hình STAR khi phỏng vấn để câu trả lời rõ ràng và dễ theo dõi
hơn: nêụ hoàn cảnh bạn nhận được công việc Situtation – Task
(nhiệm vụ bạn được giao) – Action (Bạn đã làm những gì) – và
Result (Kết quả). Các bạn có thể Google mô hình STAR khi phỏng
vấn để tìm hiểụ thêm nha. Ngoài ra, để tránh bị rơi vào bẫy “trả
lời chung chung - không có gì đặc biệt”, các bạn nên thêm số liệu
chứng minh, thời gian thực tế, thêm recognition (những đánh giá
tích cực) từ những người làm chung, feedback của những người
đã từng tham dự chương trình, feedback từ Mentor hoặc sếp trực
tiếp, v.v…
❖ Tập trung vào mục tiêu: Đôi khi đừng quá tập trung liệt kê số
lượng hành động và công việc mình đã làm mà hãy chia sẻ với
Interviewer nhiềụ hơn về lý do tại sao bạn lại chọn làm những
hành động cũng như công việc đó, cách thức bạn làm như thế nào.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 330
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Cách này sẽ giúp Nhà Tuyển Dụng thấy được chiều sâu về
thinking và mindset của bạn.
❖ Đừng ngại nhờ sự hỗ trợ từ Interviewer: Nếu bạn cảm thấy
chưa hiểu câu hỏi thì hãy nhờ Interviewer giải thích rõ hơn, hoặc
hỏi lại xem cách hiểu của mình đã đúng chưa, thay vì lao vào trả
lời lại có khả năng chệch hướng. Dù là phỏng vấn Offline hoặc
Online, nếu gặp sự cố, ví dụ: điều hòa mở lạnh qụá, khát nước,
mạng bị lag…, đừng ngại ngần chia sẻ với các anh chị Interviewer,
kèm với giải pháp bạn gợi ý. Các anh chị có nhiệm vụ phải tạo ra
điều kiện tốt nhất để bạn có thể thể hiện bản thân mình, việc bạn
chia sẻ cũng sẽ dễ được đánh giá là chủ động và có động lực tốt,
thực sự muốn tham gia chương trình.
❖ Khi đặt câu hỏi cho doanh nghiệp, nên đặt những câu hỏi mà
bạn đã tìm hiểu nhưng chưa rõ hoặc không thể tìm hiểu để
có được câu trả lời, tránh hỏi những câu mà bạn có thể tự tìm
hiểu và trả lời trước đó, ví dụ “Công ty mình có bao nhiêụ nhãn
hàng, v.v…” là một câu hỏi thừa và dễ gây mất cảm tình với Nhà
Tuyển Dụng vì họ không thấy được sự chuẩn bị kỹ càng và động
lực của ứng viên.

Bài viết khá dài rồi nên tạm dừng ở đây nhé. Chúc các bạn chuẩn bị kỹ
lưỡng để thêm phần tự tin và thành công chinh phục công việc đầu
đời mơ ước của mình!

Tác giả: Chị Bé HR Giấu Mặt.

Cảm ơn Chị Bé HR Giấu Mặt cute đã nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm
của mình với chị Thư và các bạn trẻ của Chương Khởi Điểm – Next
Management Trainee nha!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 331
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Nhưng lưụ y ve vong thi Digital


Ìnterview cụa Management
Trainee (Qụan Tri Vien Tap Sư)

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/nhung-luu-y-ve-vong-thi-


digital-Interview-cua-management-trainee-quan-tri-vien-tap-su

N hư các bạn đã biết, một quy trình tuyển dụng mẫu của các
chương trình tụyển chọn Management Trainee (Quản Trị Viên Tập
Sự) thường gồm các vòng sau: nộp đơn, thi online, phỏng vấn sơ bộ,
trụng tâm đánh giá (gồm có phần thảo luận nhóm, thuyết trình và
phỏng vấn cuối cùng thường diễn ra trong cùng một ngày).

Với vòng thi phỏng vấn sơ bộ, Unilever là một trong những công ty
đầu tiên áp dụng hình thức phỏng vấn điện tử – Digital Interview. Vậy
thì Digital Interview là gì và cần lưụ ý những gì ở vòng này, cùng xem
nhé!

1. Ngôn ngữ:
Cũng như đa số các vòng thi khác của chương trình tụyển chọn
Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự), thường ngôn ngữ của
vòng thi này sẽ hoàn toàn bằng Tiếng Anh.

2. Cần chuẩn bị gì cho vòng thi này


❖ Mạng wifi ổn định: vì đây là hình thức thi online nên lưụ ý là
phải chọn wifi ổn định, tốc độ nhanh để tránh bị mất tín hiệu giữa
chừng, ảnh hưởng đến phần thi thậm chí là đánh mất cơ hội của
bạn một cách oan uổng nhé.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 332
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Máy tính hoặc điện thoại có chức năng ghi hình với camera
hoặc webcam.
❖ Kiến thức cần thiết để ứng xử với những tình huống kinh doanh,
đặc biệt là đối với phòng ban bạn lựa chọn.

3. Cách thức thi:


Saụ khi đã đậu vòng nộp đơn, các bạn sẽ nhận được email thông
báo từ công ty, trong đó có đường link cho vòng Digital
Interview.

Với một số công ty, các bạn sẽ được làm quen với cách thi với hướng
dẫn cụ thể trong đường link với 1 bài thi thử. Ở bài thi thử này,
bạn có thể làm thử nhiều lần để làm quen với cách thức thi. Tuy nhiên
nên lưụ ý là không phải công ty nào cũng có bài thi thử hoặc cho các
bạn trả lời mẫu – vì vậy cần đọc rõ qụy định hoặc hỏi công ty kỹ càng,
tránh trường hợp chủ qụan để mất điểm oan uổng nhé.

Ở bài thi, các bạn sẽ được nhận vài câu hỏi với nhiều hình thức
khác nhau, ví dụ

❖ Dạng 1: Câu hỏi đưa ra theo dạng đoạn văn, bạn cần đọc để hiểu
được ý tưởng đề bài và trả lời câu hỏi.
❖ Dạng 2: Sẽ có 1 clip trong đó có người đọc câu hỏi, bạn sẽ nghe và
trả lời câu hỏi được đưa ra trong video clip.
❖ Dạng 3: Case Study (câu hỏi tình huống) với những biểụ đồ, con
số, dữ liệu cụ thể. Bạn cần phân tích và đưa ra giải pháp phù hợp
cho tình huống đó.

Saụ khi xem đề bài, bạn sẽ có một khoảng thời gian ngắn để chuẩn
bị. Các bạn có thể lấy những dữ liệụ trong đề bài hoặc tìm thêm các
thông tin khác bên ngoài nếu cần để đưa vào bài của mình. Tiếp theo,
bạn sẽ phải trả lời câu hỏi trong thời gian đề yêu cầu. Tùy công ty
mà sẽ có qụy định bạn có được trả lời thử và thu lại mỗi lần hay

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 333
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

không – có công ty cho thu lại tối đa 3 lần, có công ty chỉ được thu 1
lần duy nhất. Mỗi lần bạn trả lời có thể sẽ có đồng hồ đếm ngược thời
gian trên màn hình (còn nếu không có thì các bạn nhớ tự chuẩn bị
cho mình nha), nên hãy lưụ ý trả lời gói gọn vừa đủ trong thời gian
cho phép, vì nếu không bạn sẽ không truyền tải được hết ý với Nhà
Tuyển Dụng. Và vì thời gian chuẩn bị cũng như thời gian cho phép các
bạn trả lời mỗi câu hỏi có thể sẽ dao động khác nhaụ tùy năm và tùy
công ty nên để linh hoạt và sẵn sàng nhất, các bạn nên chuẩn bị cho
nhiều tình huống, ví dụ như trường hợp không được cho thời gian
chuẩn bị, hay được trả lời ngắn (3-5’), hay trả lời dài (10’ trở lên) thì
bạn sẽ đưa ra câụ trả lời thế nào.

Sau khi hết thời gian, hệ thống sẽ gửi câu trả lời của bạn cho công ty.

4. Nếu trong quá trình thi gặp lỗi kỹ thuật thì có thể
làm lại hay không?
Với lỗi này tùy trường hợp, công ty sẽ phải xem xét rất kỹ để đưa
ra quyết định. Trong trường hợp bạn thật sự gặp vấn đề, cần
phải thông báo ngay với công ty và chứng minh được là bạn gặp
lỗi trong quá trình kiểm tra để công ty hỗ trợ bạn. Tụy nhiên, đây là
tình huống xấu nhất. Tốt nhất các bạn nên chuẩn bị thật kỹ mạng
internet ổn định, máy tính/điện thoại hoạt động tốt để hoàn thành
ngay trong lần thi đầu tiên. Đừng để bỏ lỡ cơ hội đến với chương
trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự) chỉ vì lỗi kỹ
thuật và sự thiếu chủ động của mình nhé!

5. Bí quyết nào để hoàn thành phần thi này thật tốt?


Để làm thật tốt phần thi này, bạn cần chuẩn bị cho mình những kiến
thức liên qụan đến kinh doanh, phòng ban và tư dụy logic cũng như
đảm bảo khả năng nghe - hiểu và giao tiếp, truyền đạt nội dung bằng
Tiếng Anh của mình.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 334
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Những năm gần đây chị có trò chuyện với 1 bạn cũng đang nộp thi
Management Trainee. Cái hay là bạn đã tự đặt cho mình thật nhiều
câu hỏi giả định liên qụan đến những tình huống khó bạn sẽ gặp ở
phòng ban của mình. Bạn thi Sales và tự đặt câu hỏi “Khi làm Sales,
nếụ đội mà bạn quản lý không đạt chỉ tiêu thì bạn phải làm sao”, gửi
cho chị câu trả lời của bạn và nhờ chị tư vấn cùng một số câu hỏi khác
nữa. Do đã chụẩn bị hơn mấy chục câu hỏi và tự ép mình trả lời
trong khuôn khổ thời gian nhất định bằng Tiếng Anh hệt như thi
thật, bạn đã qụen dần hơn và ít nhiều bớt đi cảm giác bỡ ngỡ khi làm
bài thi thực tế. Bạn cũng đọc thêm các kiến thức chuyên môn của
Sales nên khi làm test, bạn đã hoàn thành một cách xuất sắc và hiện
giờ là Management Trainee của một công ty đa qụốc gia danh tiếng.
Cho nên, không có bí quyết nào khác ngoài việc chuẩn bị kỹ và
luyện tập, thực hành thường xuyên các bạn nhé. Các câu hỏi tình
huống cho mỗi phòng ban không thiếu trên Internet, bạn hãy dùng
keyword Tiếng Anh, ví dụ “Ìnterview qụestion for Sales/ Marketing”,
v.v... để tìm câu hỏi và tự trả lời nhé!

Cuối cùng, xem thêm clip ngắn này về Digital Interview của Unilever
nha: https://www.facebook.com/watch/?v=2078720808809811.

Ukie, giờ đã rõ rồi thì hãy nhớ chuẩn bị thật kỹ nhé! Chúc các bạn
thành công chinh phục công việc đầụ đời mơ ước, đặc biệt là với
chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự) nhé!

Yêụ thương,

Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 335
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Final Ìnterview Management


Trainee hay hoi gỉ – nen chụan bi
the nao?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/final-Interview-


management-trainee-hay-hoi-gi-nen-chuan-bi-the-nao

N ếu các bạn đã rành rẽ những quy trình phổ biến của một
chương trình tụyển dụng Management Trainee (Quản Trị Viên Tập
Sự) thì sẽ không lạ gì với vòng thi được xem như là cửa ải cuối – Final
Interview. Vậy thường vòng thi này ai sẽ là người đánh giá bạn, hay
hỏi những gì và cần lưụ ý những điểm nào? Cùng xem chi tiết dưới
đây nha!

1. Về hình thức thi:


❖ Thời gian thi: Thường saụ khi đậu vòng thi Assessment Center
(gồm giải Business Case theo nhóm, hoặc kèm thêm Business
Case cá nhân, thuyết trình cá nhân), bạn sẽ được nhận kết quả để
tiến tới vòng thi Final Ìnterview. Đa số các công ty sẽ làm
Assessment Center và Final Interview chung 1 ngày. Tuy nhiên
cũng có trường hợp làm riêng hai ngày (do lí do chủ quan từ phía
công ty, hoặc khách qụan như… Covid).
❖ Mục đích: Đa phần các công ty sẽ dùng vòng thi này để check lại
lần cuối những điểm còn cần hỏi thêm bạn (về background,
commitment với công việc/công ty, định hướng nghề nghiệp,
v.v…) theo dạng hỏi – đáp như phỏng vấn thông thường. Nhưng
những năm gần đây có công ty đổi hướng dùng Final Ìnterview để
cho bạn làm 1 Business Case cá nhân và trả lời câu hỏi liên quan

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 336
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

đến Business Case này. Với một vài bạn, công ty có thể yêu cầu
làm thêm 1 vòng phỏng vấn nhỏ khác sau vòng Final Interview vì
một số lý do đặc biệt (như cần hỏi thêm bạn 1 vòng nữa, hoặc do
Head của một số phòng ban muốn phỏng vấn sâu bạn thêm, v.v…)
❖ Thời lượng thi: thời lượng thi không cố định mà tùy thuộc vào
cá nhân của từng bạn, lí do là vì có thể với một số bạn, công ty đã
cảm thấy yên tâm để chọn bạn nên không cần phỏng vấn nhiều,
có bạn bị phỏng vấn dài do công ty thấy bạn đủ khả năng nhưng
vẫn còn khúc mắc về định hướng và mức độ cam kết với công việc
của bạn, hoặc có bạn được phỏng vấn dài do công ty thấy bạn thú
vị và muốn tìm hiểu thêm. Nên dài ngắn cũng không qụyết định
được là bạn sẽ thành công hay không, đừng phỏng đoán và lo lắng
quá nhiềụ nha. Hườm hườm thì thời gian có thể dao động khoảng
30 phút – 1 tiếng rưỡi nhé (hiếm hiếm thì 2 tiếng hoặc hơn).
❖ Ai sẽ là người phỏng vấn bạn: đa phần vòng thi cuối này sẽ do
các Head của các phòng ban phỏng vấn bạn – có thể chỉ 1 người,
hoặc 2,3 người tùy công ty. Ví dụ như các bạn sẽ cùng trò chuyện
với Phó chủ tịch phòng Marketing của công ty cùng với phó chủ
tịch phòng nhân sự, hoặc Marketing Director/Marketing Manager
của công ty (nếu thi phòng Marketing).

2. Những lưu ý ở vòng thi này:


Chị sẽ không đề cập lại 3 phần chính hay hỏi trong các buổi phỏng
vấn nhé, vì thường những thông tin này họ đã hỏi ở vòng Initial
Interview rồi, tuy nhiên các bạn vẫn nên chuẩn bị lại thật kỹ vì có thể
họ sẽ hỏi thêm lần nữa với nội dung nhiều không kém vòng Initial
Interview vì một số lí do (trang bị lại bằng cách đọc bài viết
này: https://chuongkhoidiem.com/vi-sao-khi-phong-van-sinh-vien-
bi-danh-truot nghen). Ở đây chị sẽ liệt kê những điểm quan trọng
khác mà các bạn cần lưụ ý chụẩn bị thêm ở vòng Final Interview nhé!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 337
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Định hướng nghề nghiệp và commitment với công ty là một


trong những điểm chính yếu mà công ty hay lo ngại về các bạn ở
vòng thi này. Cơ bản là bạn giỏi, bạn có tài, bạn phù hợp, nhưng việc
bạn có muốn đóng góp cho công ty lâụ dài hay không thì không phải
bạn nào cũng thụyết phục được công ty. Ví dụ có bạn không được
chọn vì bạn thẳng thắn: “Kế hoạch của em là làm với công ty 2 năm
rồi sẽ đi dụ học” hoặc “Ềm dự kiến làm 1 -2 năm lấy kinh nghiệm để
saụ đó mở công ty riêng của mình” (ôi công ty đào tạo và dành niềm
tin cho bạn với rất nhiều những khoản đầụ tư khác với long-term
goal và roadmap là bạn sẽ là Quản trị viên tương lai của công ty mà
bạn nói thẳng là 1-2 năm sẽ dứt áo ra đi, vậy ai sẽ tin vào việc bạn
cống hiến hết mình, và vì còn đường ngắn như vậy làm sao dám tuyển
bạn nè!).

Mức độ adaptability/ flexibility (thích nghi) của bạn cũng đóng


vai trò quan trọng: Có bạn khi được hỏi “Liệu em sẽ làm với công ty
đến khi nào?” thì trả lời rằng “Ềm sẽ làm cho đến khi công ty vẫn giữ
môi trường như hiện tại, nhưng nếụ công ty thay đổi thì có lẽ em sẽ
cân nhắc lại”. Ái chà, thật ra thế giới và môi trường xung quanh mình
đều sẽ biến đổi và phát triển không ngừng, ví dụ như mấy chục năm
trước người ta còn chưa biết đến khái niệm “thương mại điện tử” mà
tới bây giờ (đặc biệt là mùa Covid) thì người người nhà nhà mua hàng
online – và vì thế giới thay đổi nên bản thân công ty cũng sẽ có những
sự đổi thay để phù hợp, nên nếu bạn ngại chỉ vì công ty thay đổi nhân
sự, cấụ trúc, môi trường thì chưa gì hết bạn đã thể hiện bản thân là
nguời kém thích ứng rồi. Vậy nên tốt nhất hãy luôn sẵn sàng thích
nghi với môi trường, với sự thay đổi – miễn là bạn vẫn giữ được
những value (giá trị) của bản thân mình, không bị biến chất hay bị ép
buộc trở thành một con người khác (theo một cách tiêu cực) mà bạn
không mong muốn là được nhé. Và bạn cần chú ý hiểụ rõ định hướng
nghề nghiệp của mình để hiểu rõ mình muốn gì, liệu mình có phù hợp
với công ty, và là một phần của bức tranh tổng thể mà công ty đang

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 338
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

tìm kiếm hay không. Đó cũng là lí do có thể các bạn sẽ được hỏi đam
mê của bạn là gì, định hướng của bạn trong 5 năm tới ra sao.

❖ Vậy làm sao để biết định hướng nghề nghiệp của mình là
gì? Hãy tìm hiểu qua các anh chị đi trước để biết các lộ trình tiềm
năng của ngành nghề. Ví dụ nhé, khi chị mới ra trường và muốn
làm Marketing – chị đã tìm hiểụ và đặt mục tiêu là tham gia làm
Marketing Executive/ Marketing Management Trainee tại một
công ty FMCG – saụ đó 3-4 năm sẽ phấn đấu trở thành Brand
Manager, và saụ đó là Senior Brand Manager, v.v… (Hoặc có bạn
sẽ muốn làm Client vài năm rồi qua Agency, hay muốn làm ở
Research chứ không chỉ muốn làm Brand, v.v… – vô vàn lộ trình
nên các bạn nên tìm hiểụ rõ các con đường và ngã rẽ sự nghiệp từ
tước nhé). Việc chia sẻ mục tiêu của chị giúp công ty yên tâm là
chị và công ty có điểm giao thoa với nhau và cả hai sẽ cùng hỗ trợ
nhaụ để phát triển với mục tiêu của cả đôi bên.
❖ Sẵn tiện nói về định hướng, có thể một vài bạn đến vòng thi
cuối cùng này sẽ được công ty “bẻ lái” để offer bạn cũng là vị
trí Management Trainee nhưng là ở một phòng ban khác, ví
dụ như bạn nộp Marketing nhưng được offer làm phòng Sales,
hay nộp Marketing nhưng được offer sang Finance. Vậy những
trường hợp này tính sao đây? Thật ra không có một câu trả lời cố
định vì chính bạn phải tự “take the decision and make it right”
thôi. Ví dụ như lại là câu chuyện về Sếp cũ chị, thi Marketing và
được offer Sales, chị ấy cũng chịu làm sau khi nghe các anh chị
phân tích vì sao chị ấy phù hợp. Nhưng làm 1 năm rồi, làm rất tốt
lụôn nhưng lại không đủ đam mê để tiếp tục. Thế là lại nộp công
ty tiếp theo, lại được khuyến khích làm Sales tiếp, lại chặc lưỡi cố
thêm lần nữa, biết đâụ mình phù hợp thiệt nhưng cũng không
được qụá 1 năm vì dù làm kết quả “rất gì và này nọ” nhưng bản
thân lại không thấy vụi và lụôn hướng lòng về Marketing. Cuối
cùng chị ấy chấp nhận bắt đầu lại từ đầu với Marketing và vừa

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 339
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

làm rất tốt, thăng tiến cực nhanh, mà lại cực vụi vì đúng đam mê
của chính mình. Nhưng cũng là câụ chụyện khác, có bạn được
offer Finance ban đầu do dự nhưng rồi nghe theo phân tích của
công ty và thử, kết quả là bạn phát hiện ra mình cực kỳ phù hợp
và thích công việc thật, từ đó chụyển hướng nghề nghiệp và vui
vẻ vì cơ dụyên “nghề chọn người” này. Nên tình hụống nào cũng
có, đến lúc phải trưởng thành và phải thực hiện những quyết định
khó nhằn của cuộc đời rồi, bạn sẽ làm được mà đúng không ^^.
❖ Bên cạnh đó, bạn cũng cần hiểu rõ về lộ trình phát triển công
việc của bạn trong công ty. Ví dụ như có công ty thì cho các bạn
rotate (luân chuyển) ở nhiều phòng ban và cho bạn chọn gắn bó
lâu dài ở 1 phòng ban phù hợp nhất, nhưng đa số công ty sẽ cho
bạn luân chuyển ở một vài phòng ban để giúp bạn có kiến thức sơ
bộ bổ trợ cho phòng ban chính của mình, saụ đó bạn sẽ được
quay trở về với home fụnction (phòng ban chính) và đóng góp
cho phòng ban của mình. Chẳng hạn như Marketing rotate ở
Sales, saụ đó Trade Marketing/ Ề-commerce và quay về
Marketing với Brand (nhãn hàng). Vậy nên cần phân biệt rõ công
ty của bạn đang theo lộ trình nào, nếu không biết rõ thì hãy hỏi
công ty từ trước đó để nắm rõ thông tin, tránh trường hợp “nhầm
nhọt” oan ụổng nhé ^^. Chẳng hạn công ty tuyển bạn vào
Marketing như là home fụnction mà bạn lại trả lời là “Ềm thích
vào chương trình này vì em được luân chuyển nhiều phòng ban
và lựa chọn phòng ban thích nhất để gắn bó lâụ dài” thì là sai sai
rồi nha ^^.

Ngoài ra công ty sẽ xoáy sâu vào những điểm còn quan ngại ở
bạn như ở tính cách, hoặc kỹ năng hoặc những điểm khác. Vì vậy
nếu bạn có những điểm mà tự bạn thấy là công ty sẽ thắc mắc, hoặc
những điểm bạn thể hiện chưa tốt thì hãy tự chuẩn bị câu hỏi và câu
trả lời cho phần này nhé. Ví dụ như có bạn không ở nơi làm việc chính
của công ty – chẳng hạn như công ty yêụ cầu bạn sẽ làm ở TPHCM

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 340
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

nhưng bạn lại ở Hà Nội – vậy hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời để công ty
yên tâm là bạn đã chụẩn bị sẵn cho hành trình “Nam tiến” đón nhận
cơ hội nghề nghiệp này nhé. Hoặc nếu bạn nghĩ công ty qụan ngại về
khả năng “hụmble to learn” (khiêm tốn để học hỏi) của bạn, thì hãy
chuẩn bị những ví dụ chứng tỏ là dù hiện tại kỹ năng và kiến thức bạn
khá tốt nhưng bạn luôn sẵn sàng để học hỏi, trau dồi và phát triển
bản thân mà không kiêu ngạo. Đó, cứ chuẩn bị thiệt kỹ thì sẽ bớt lo
lắng trước khi bước vào buổi phỏng vấn nè ^^.

Cuối cùng là hãy chuẩn bị những câu hỏi mà bạn muốn hỏi công
ty nhé, vì thế nào mà chẳng bị hỏi “em có mụốn hỏi gì chúng tôi
không”. Chụẩn bị trước sẽ làm bạn đỡ bỡ ngỡ hơn nè. Như chị đã
từng chia sẻ, bạn có thể hỏi về lộ trình luân chuyển của công ty, hay
các thử thách mà bạn dự kiến sẽ gặp phải khi tham gia chương trình.
Lần nữa, hãy nhớ là luôn tự hỏi – tự trả lời rồi saụ đó mới bổ sung là
em cần anh chị góp ý thêm xem em đã hiểu và trả lời đúng chưa, chứ
đừng chỉ hỏi không không nhé, vì người phỏng vấn muốn biết là bạn
đã chụẩn bị và tìm hiểu sẵn sàng chứ không phải xem người ta là “cái
máy trả lời”.

Thú vị hơn là có những buổi phỏng vấn rất dễ thương và nhanh


gọn (hồi xưa chị cũng may mắn được phỏng vấn kiểu này ^^), nên
cũng đừng ngạc nhiên nếu ban giám khảo chỉ hỏi bạn: “Gia đình bạn
có bao nhiêụ người, bạn có người yêụ chưa, bạn thích brand nào của
công ty, ghét brand nào, có gì vui muốn kể cho công ty không, v.v…”.
Nếu có gặp tình huống này thì cứ vui vẻ thoải mái, đừng lo gì hết nha.

Còn các điểm khác như trang phục, thái độ, v.v… chị sẽ không lặp
lại nữa mà các bạn coi ở chuỗi bài viết về phỏng vấn ở đây
nha: https://bit.ly/tonghopinterview.

Còn với dạng Final Interview hỏi Business Case thì các bạn tham
khảo lại bài viết chị đã chia sẻ trước đó về thảo luận nhóm và
Individual Presentation tại đây nghen: https://bit.ly/tonghopac.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 341
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Tóm lại ở vòng Final Interview, hãy tiếp tục chuẩn bị thật kỹ, thể hiện
sự tự tin, hiểu rõ bản thân, hiểu rõ công ty, công việc và đam mê của
mình. Đã vào đến đây thì bạn đã xụất sắc lắm rồi, và chị hiểụ đây cũng
là thành quả của bao nhiêu thời gian xương máụ đầụ tư phát triển
của bạn. Còn một chặng cuối nữa thôi, cố gắng tới cùng nào!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầụ đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Qụản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 342
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Phan 7: KÌNH NGHÌỀM VA BÌ


QUYỀT THÌ VỔNG ASSỀSSMỀNT
CỀNTỀR (BUSÌNỀSS CASỀ
CHALLỀNGỀ)

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 343
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Qụan Tri Vien Tap Sư – Bai maụ va


gơi y tra lơi cho vong thao lụan
nhom

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/quan-tri-vien-tap-su-bai-


mau-va-goi-y-gia-cho-vong-thao-luan-nhom

Tại sao có vòng làm việc nhóm khi thi Management


Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)?
Thực tế, saụ này khi bước vào môi trường làm việc, các bạn sẽ không
chỉ làm việc một mình mà sẽ phải làm việc nhóm liên tục với đồng
nghiệp chung team hoặc nhiều phòng ban khác nhau để thảo luận và
giải quyết các vấn đề kinh doanh. Ví dụ như phòng Marketing thì sẽ
hay gặp gỡ các phòng Sales, Trade Category để bàn về kế hoạch tung
sản phẩm mới, gặp phòng Sụpply Chain để bàn về vấn đề sản xuất,
tồn kho hàng hóa, v.v… Hoặc nhiều lúc các bạn sẽ phải họp nhóm
căng thẳng để xử lý một quyết định quan trọng của công ty liên quan
tới nhiều phòng ban, ví dụ như việc tăng giá sản phẩm hay không sẽ
cần có phòng Marketing, phòng Sales, tài chính, Sụpply Chain, v.v… Vì
vậy, kỹ năng làm việc nhóm là điều tiên quyết để bạn làm việc tốt ở
công ty và dĩ nhiên càng qụan trọng với những vị trí lãnh đạo.
Phương thức mô phỏng tình huống kinh doanh (Case Study) ở vòng
thảo luận nhóm sẽ giúp bạn bộc lộ kỹ năng làm việc nhóm của mình
trong áp lực thời gian và giúp Nhà Tuyển Dụng đánh giá bạn có tiềm
năng trở thành nhà lãnh đạo tương lại của công ty không. Vòng thảo
luận nhóm cũng là một vòng nhỏ nằm trong vòng thi lớn hơn của
chương trình Qụản Trị Viên Tập Sự – vòng Assessment Center.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 344
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Cách thức thi vòng thảo luận nhóm của cuộc thi
Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự ) như thế
nào?
1. Các bạn sẽ thi với ai?
Các bạn sẽ được chia ra làm nhóm nhỏ 4-8 người tùy thuộc công ty.
Có công ty sẽ sắp xếp các bạn đăng ký chụng phòng ban hoặc những
phòng ban liên quan mật thiết với nhau thi chung với nhau (ví dụ:
Supply Chain thi với Supply Chain, Marketing thi với Marketing hoặc
Marketing và Sales thi chung vì 2 phòng này tương qụan mật thiết).
Có công ty thì sẽ trộn 1 nhóm gồm những bạn ở nhiều phòng ban
khác nhau (ví dụ 1 nhóm 4 người có thể đủ cả Sales, Marketing,
Supply Chain, Manufacturing, v.v…).

2. Đề thi sẽ như thế nào:


Ngôn ngữ

Vì Management Trainee thường là tuyển chọn nhân viên cho các công
ty đa qụốc gia và tương lai sẽ giữ trọng trách lớn, làm việc với nhiều
đối tác trong và ngoài nước nên chuyện hiểu và giao tiếp Tiếng Anh
tốt cực kì quan trọng. Vì vậy, đa phần các công ty sẽ cho đề hoàn toàn
bằng Tiếng Anh nha.

Độ dài và nội dung đề

Đề thi thường gồm 2 phần: Nêu tổng quan về công ty và các vấn đề
mà công ty đang gặp phải và đặt ra một vài câu hỏi để nhóm giải
quyết. Lưụ ý là một vài câu hỏi lận nha, chứ không phải chỉ có một
câu. Có công ty “ngầụ” hơn thì gần cuối giờ cho thêm vài dữ liệu nữa
để nhóm phải xem lại đáp án, một phần thử thách khả năng làm việc
nhóm trong áp lực thời gian rất ngắn. Và chị chuẩn bị tâm lý cho các
bạn luôn là nhiều lúc đề thi sẽ siêu dài, đọc muốn “xỉu up xỉụ down”
luôn nha. Nhớ năm 2012 khi chị thi, cầm một xấp giấy A4 toàn Tiếng

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 345
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Anh đâụ đó gần chục trang, lại còn biểụ đồ, bảng vẽ các thể loại mà
chị muốn chóng hết cả mặt luôn, lại phải đọc hiểụ nhanh để còn phân
tích nữa. Vì vậy, các bạn phải tập qụen đọc hiểu Tiếng Anh từ sớm là
vừa nha.

Nhưng cũng có công ty thì cho đề thi cực kì đơn giản, 1 trang A4 duy
nhất, ví dụ như “Công ty đang cần tăng trưởng 10%, chiến lược của
bạn là gì?” kèm một vài thông tin sơ bộ. Với đề này thì các bạn phải tự
tìm hiểu, tự đi thị trường và thu thập thông tin.

Cũng có công ty hỏi không hề liên qụan đến business mà chỉ là 1 vấn
đề để nhóm thảo luận, chẳng hạn như cho 10 vật dụng, 10 nhân vật,
ra đảo hoang team bạn sẽ chọn giữ lại ai và vật dụng gì, vì sao, v.v…

Hình thức chia nhóm:

Có công ty sẽ gom lại thi tập trung trong 1 ngày, có công ty sẽ cho các
bạn nhận đề trước và có thêm 1 tuần tự làm với nhaụ, saụ đó 1 ngày
tập trụng lên địa điểm để thuyết trình.

Chia nhóm: có công ty mix các phòng ban lại với nhau thành 1 nhóm,
có công ty sẽ cho các bạn chung phòng ban thi chung với nhau.

3. Đề bài mẫu (để tham khảo chứ không phải để học tủ nhé :D)
Chị để 2 bài mẫụ bên kèm theo dưới luôn cho các bạn dễ hình dung
nhé. Đây là 2 đề mà chị thấy tạm ổn nhất trên mạng giúp các bạn làm
quen với hình thức thi này. Và cái hay là cả 2 đề đều có gợi ý cách
làm. Lưụ ý lần nữa là đề thực tế của cuộc thi Management Trainee
(Quản Trị Viên Tập Sự) có thể sẽ dài hơn rất nhiều, với nhiều bảng
biểu, hình ảnh các thể loại và vài công ty còn “ác” hơn là thêm cả
những thông tin thừa không cần thiết để làm loạn các bạn. Phải nhớ
là không được hoảng và rối, cần biết chắt lọc thông tin để làm nghen.

Bài mẫu 1: Các bạn xem đề 1 tại đây:


https://www.kent.ac.uk/ces/student/Teamworking%20Skills.pdf

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 346
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

nghen. Đề thi này thì ngắn gọn, nhưng cũng khá tương tự với một số
công ty đã từng ra (ví dụ như đề của Lavie cho vòng groụp work cũng
ngắn vậy thôi). Trong link cũng có kèm các tips và comments khá hay
từ Kent đó.

Bài mẫu 2: đề các bạn download tại đây:


https://www.assessmentday.co.uk/free/group-
exercise/GroupExercise-Instructions.pdf nhé, còn gợi ý giải đáp thì ở
đây: https://www.assessmentday.co.uk/free/group-
exercise/GroupExercise-Recomendations.pdf nha. Đề này được cái là
nhiều câu hỏi và là câu hỏi mở. Các bạn tập làm cho quen nha! Đề này
4 trang thôi nhưng nhiều công ty thì sẽ cho các bạn tới 20 trang đọc
và tự làm trong 20 phút, nên chuẩn bị tâm lý nhé!

Ngoài ra với các công ty cho các bạn đề thi từ sớm để các bạn có thời
gian gặp gỡ nhau, chuẩn bị trước thì đề thi cũng đa dạng không kém.
Ví dụ như có công ty chỉ cho đề tài 1 trang duy nhất – làm chiến lược
Marketing cho 1 sản phẩm của công ty để đạt mục tiêu doanh số, và
các bạn trong nhóm phải phân chia vai trò theo phòng ban để ra được
kế hoạch. Có công ty thì cho nguyên cả một sớ brief và file
PowerPoint siêu dài và chi tiết, kèm luôn cả file excel bao gồm số liệu
thị trường từ Nielsen, số liệụ người tiêu dùng Kantar World Panel, và
số liệu Sales từ nhãn hàng (các con số đều là giả định) – và các bạn sẽ
có vài ngày đến cả tuần để cùng làm việc với nhau và phân tích những
dự kiện này để ra kế hoạch cho nhóm. Với hình thức này thì ngoài
những dữ liệụ đề bài có sẵn, các bạn nên tìm hiểu thêm trên mạng
những thông tin khác về cả công ty và đối thủ, cũng như đi thực tế thị
trường để bài làm của mình sâụ sát hơn nữa nhé.

Note: đây là bài mẫu chị tìm kiếm dựa trên kinh nghiệm thi để các
bạn học tập, không phải là bài thi Quản Trị Viên Tập Sự (Management
Trainee) của các công ty thực tế nên không phải là “tủ” để các bạn học
thuộc nghen :), xem để hình dung cách thi và cách làm thôi nhé!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 347
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Ngoài ra, chị gợi ý một nguồn đề rất hay khác – mặc dù không phải
chính xác là đề thi Management Trainee nhưng cũng khá tương tự và
giúp các bạn luyện tập, tìm kiếm dễ dàng – đó là ngụồn đề thi của các
chương trình học thuật của sinh viên – ví dụ: đề thi vòng cuối Doanh
Nhân Tập Sự (ví dụ như năm trước là hãy phát triển dòng hàng
organic của công ty), đề thi của các cuộc thi Margroụp, v.v… Cái hay là
các bạn sẽ có những thông tin có sẵn từ đề, và thậm chí còn học được
cách làm từ các bạn đã thi trước đó nữa. Hãy tận dụng nguồn đề này
nhé!

4. Hình thức thi: (theo dạng thi tập trung)


Các bạn sẽ có khoảng 10′-20′ đọc đề, phân tích cá nhân, rồi khoảng 1
tiếng thảo luận nhóm và 10′-20′ thụyết trình, trả lời câu hỏi từ ban
giám khảo.

Có 2 hình thức để nhóm làm bài:

❖ Hình thức 1: Cho cả nhóm cùng thảo luận và trả lời, không phân
vai, cả nhóm đóng vai trò giống nhau là ban cố vấn, hoặc là nhân
viên công ty.
❖ Hình thức 2: Mỗi người trong nhóm được đóng vai 1 phòng ban
nào đó (ví dụ: bạn làm Finance, bạn làm Marketing, v.v… Vì vậy
mỗi bạn sẽ có phát biểụ theo qụan điểm của phòng ban mình). Có
công ty sẽ đặc biệt cho mỗi bạn 1 phần đề riêng khác biệt mà
những bạn khác không có để thử thách về kỹ năng làm việc nhóm,
nếu nhóm tạo cơ hội cho tất cả cùng chia sẻ thì sẽ phát hiện ra là
mỗi người có một mảnh ghép đặc biệt riêng và dữ liệụ đó rất quý
để làm bài.

5. Nên chuẩn bị như thế nào cho vòng thảo luận nhóm?
Bước 1: Nghiên cứu bí quyết vượt qua vòng thi này bằng cách đọc
bài 5 tiêụ chí đánh giá và 4 cách tỏa sáng ở vòng thảo luận nhóm của
cuộc thi Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự) tại đây:

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 348
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

https://chuongkhoidiem.com/thao-luan-nhom-management-
trainee-5-tieu-chi-danh-gia-va-4-cach-toa-sang.

Bước 2: Rèn luyện việc thảo luận nhóm thông qua từng hoạt động
các bạn đang làm để biến việc thảo luận nhóm trở thành một kỹ năng
của chính bạn chứ không phải là làm qụa loa, đối phó. Hãy thực hành
khi làm bài tập nhóm trong trường, khi thảo luận ở câu lạc bộ, khi
đưa ra ý tưởng với nhóm bạn, v.v… Chuẩn bị càng sớm càng tốt nha!
Nếu bạn đang học năm 1, năm 2, bạn lại càng có lợi thế thực hành từ
sớm.

Bước 3: Trau dồi kỹ năng đọc hiểu Tiếng Anh kinh tế thật nhiều. Các
bạn có thể học bằng những bài thi của IELTS, TOEFL hoặc siêng lên
mạng đọc các báo kinh tế bằng Tiếng Anh.

Bước 4: Luyện đề: Lấy 2 đề mẫu ở trên, kêu gọi thêm một vài người
bạn cùng làm chung, đặt thời gian như thi thật để cùng thảo luận với
nhau. Sau khi làm xong thì cùng góp ý cho nhau cách thảo luận của
mình như thế nào để tiến bộ hơn. Saụ đó hãy tự kiếm thêm thật nhiều
đề nữa và tiếp tục rèn luyện. Lý tưởng nhất là các bạn có thể kiếm
được các anh chị Mentor chịu khó ngồi nghe các bạn thảo luận và
đánh giá cách các bạn thảo luận. Hoặc các bạn có thể đăng ký tham
gia những buổi hội thảo về Teamwork, Group Discussion và xung
phong làm mẫụ để được lắng nghe ý kiến từ diễn giả.

Bước 5: Dĩ nhiên là đăng ký thi Qụản Trị Viên Tập Sự ngay và luôn
chứ còn gì nữa!

Bài dài rồi, chị dừng bút đây, chúc các bạn thành công chinh phục
công việc đầụ đời mơ ước, đặc biệt là với chương trình Management
Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự) nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 349
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Thao lụan nhom Management


Trainee – 5 tieụ chỉ đanh gia va 4
cach toa sang

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/thao-luan-nhom-


management-trainee-5-tieu-chi-danh-gia-va-4-cach-toa-sang/

Đ ể có thể vượt vũ môn thành công cho vòng thi thảo luận nhóm
của cuộc thi tuyển chọn Management Trainee từ các công ty đa qụốc
gia, hãy điểm qua những tiêu chí chính và 4 cách để bạn tỏa sáng ở
vòng thi này nhé!

5 kỹ năng thường được chọn làm tiêu chí đánh giá cho
vòng thảo luận nhóm của cuộc thi Management
Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự) bao gồm:
Communication (Kỹ năng giao tiếp): không chỉ bao gồm khả truyền
đạt ý tưởng thông qua lời nói, cử chỉ, một cách lịch sự, cởi mở mà còn
gồm kỹ năng lắng nghe, đặt câu hỏi và góp ý.

Analytical thinking/ Problem solving (Kỹ năng phân tích/ giải


quyết vấn đề): khả năng đọc và hiểu những số liệu và thông tin sẵn
có kết hợp với những suy luận logic của bản thân và quan trọng là tìm
được mối liên kết để đưa ra cách xử lý vấn đề, tình huống được giao.

Innovation (Suy nghĩ sáng tạo, đột phá): đưa ra những hướng giải
pháp mới và hữu ích cho vấn đề vượt ngoài khuôn khổ của những suy
nghĩ bó buộc bình thường – dấu ấn của bạn và chỉ bạn mới có.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 350
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Influencing and negotiation (Kỹ năng thương lượng) – khả năng


thuyết phục người khác nghe theo chính kiến của mình dù “trăm
người 10 ý”.

Leadership (Kỹ năng lãnh đạo) – sắp xếp và phân chia công việc,
khả năng dẫn dắt nhóm để thảo luận, biết tận dụng điểm mạnh/yếu
của từng cá nhân trong nhóm. Dĩ nhiên không thể thiếu khả năng
tổng hợp và đưa ra kết luận khi cần thiết và biết kiểm soát cảm xúc cá
nhân cũng như không khí của cả nhóm.

4 cách tỏa sáng cho vòng thi thảo luận nhóm của cuộc
thi Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
Nếu bạn chỉ chăm chăm đưa ra ý kiến vì nghĩ đó là cách dụy nhất để
bộc lộ kỹ năng thì hẳn là thiếu sót cực kì nhé! Cuộc thi Management
Trainee nhằm tìm kiếm những nhân tố lãnh đạo tương lai, vì vậy cách
bạn lên kế hoạch, tương tác với thành viên trong nhóm cũng cực kì
quan trọng đó. Kỹ năng của bạn sẽ được “toả sáng” qụa rất nhiều cách
như saụ:

PLAN – Cách lên kế hoạch và phân chia công việc cho nhóm: thay
vì ngay lập tức nhảy vào giải đề, hãy dành 5′ đầụ để phân chia thời
gian dành cho từng câu hỏi, phân chia nhiệm vụ của từng người trong
nhóm – như người nào sẽ ghi chú, người nào sẽ canh giờ, v.v… Dù bạn
không nhận mình là Leader nhưng khi làm được những việc trên, bạn
đã là “Leader ẩn mình” của nhóm rồi đó!

MY IDEA – Cách phân tích đề bài và đưa ra giải pháp của mình: ai
cũng có thể đưa ra đáp án, nhưng cách phân tích sẽ xác định được
người nào đưa đáp án cho có lệ, và người nào có kỹ năng đọc số liệu,
phân tích vấn đề. Vì vậy, hãy sụy nghĩ kỹ để đưa ra hướng phân tích
hợp lý với fact and figụre đầy đủ thay vì lập luận mơ hồ thiếụ căn cứ
nhé!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 351
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

YOUR IDEA – Cách phản ứng và phân tích khi bạn tiếp nhận
hướng giải quyết của người khác: đừng chỉ chăm chăm phát biểu
một mình, nên chú ý đến những ý kiến của các thành viên để đưa ra
những nhận định của mình về ý kiến đó, phủ định, đóng góp, hay phát
triển thêm, v.v… Hãy làm việc với tinh thần hợp tác, đừng ngang
bướng và luôn miệng “say no” với tất cả mọi ý kiến khác nhé. Và hãy
quan tâm đến cả những bạn ít nói nữa, tạo cơ hội cho các bạn có dịp
chia sẻ ý kiến của mình, biết đâụ bạn sẽ thu thập được nhiều ý kiến
hay ho từ những bạn kiệm lời và quan trọng hơn hết là thể hiện được
khả năng lãnh đạo của mình thông qua việc qụan tâm đến bạn chung
nhóm nữa đó!

OUR RESULT – Cách dẫn dắt nhóm để thảo luận ra kết quả cuối
cùng: Nên nhớ một Leader giỏi không phải là người tỏa sáng một
mình mà là người biết tận dụng thế mạnh của nhiềụ người và góc
nhìn của nhiều phía. Vậy nên hãy khéo léo liên kết các suy luận của
đồng đội và dẫn dắt nhóm đến kết quả cuối cùng. Cực kì tối kị việc
thảo luận hết ngày hết giờ mà không đi đến đâụ nhé!

Và cuối cùng lưụ ý: Cần chuẩn bị vốn Tiếng Anh kinh doanh của các
bạn lụôn nhé, vì thường đề sẽ siêu dài, hoàn toàn bằng Tiếng Anh với
nhiều thuật ngữ chuyên ngành!

4 bí quyết trên chính là cách giúp chị tự tin chinh phục chương trình
tuyển dụng Management Trainee của Unilever vào năm 2012, nay bật
mí hết với các bạn luôn nè! Và nên nhớ, tất cả những kỹ năng này
không phải là “Giả vờ” trong buổi thảo luận hôm đó mà là những
điều đã trở thành thói quen và kỹ năng sau một quá trình luyện
tập làm việc nhóm thường xuyên. Ngay từ bây giờ, hãy tập cho
mình thói quen này nhé! Chúc các bạn thêm tự tin và thành công
chinh phục công việc đầụ đời mơ ước ^^.

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 352
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Qụan Tri Vien Tap Sư – Nhưng


đieụ nen va khong nen lam ơ vong
thao lụan nhom Assessment
Center

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/quan-tri-vien-tap-su-


nhung-dieu-nen-va-khong-nen-lam-o-vong-thao-luan-nhom

T hảo lụận nhóm (hay còn gọi là groụp work, groụp discụssion) – hay
nằm trong vòng Assessment Center thường là “nỗi ám ảnh” với các
bạn sinh viên mới ra trường khi tham gia chương trình Management
Trainee (Qụản Trị Viên Tập Sự) và các chương trình tụyển dụng của
các công ty lớn. Vậy thì hãy trang bị cho mình những tips hay saụ đây
để biến vòng thi ác mộng đó thành chụyện nhỏ nhé!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 353
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Tip 1: Xem mọi người như đối tác


10 bạn thì hết 9 bạn bước vào phòng thi với tâm lý ai cũng là đối thủ
vì xác định rằng đây là một cụộc thi tụyển chọn những ứng cử viên
xụất sắc nhất để trở thành Qụản Trị Viên Tập Sự tương lai của công
ty, vì vậy mình phải giành giật vị trí và chứng tỏ bản thân. Ấy vậy
nhưng tâm lý này sẽ gây nhiềụ “hậụ qụả” hơn! Nên nhớ đích đến cụối
cùng của vòng thảo lụận nhóm KHÔNG PHẢI là mình bạn giỏi, MÌNH
BẠN tỏa sáng mà là CẢ NHÓM phải cùng đưa ra được giải pháp tốt
nhất và bản thân bạn phải có những đóng góp giá trị cho phần thảo
lụận. Thảo luận NHÓM chứ không phải là phần thi “TÔI TỎA
SÁNG” nhé!

Với tâm lý xem bạn cùng nhóm là đối thủ, bạn sẽ thường theo xụ
hướng bác bỏ những ý kiến người khác đề xụất và giữ khư khư ý kiến
của mình nhằm mong “giành phần thắng”, nếụ vậy làm sao có thể
thảo lụận một cách thoải mái nhất, làm sao nhìn vấn đề ở nhiềụ
phương diện để đạt đến hiệụ qụả cụối cùng? Và chị có thể tưởng
tượng được không khí căng thẳng như chiến trường của phần thảo
lụận đó, một điềụ cực kì tối kị khi làm việc nhóm.

Ngược lại, hãy đến với tâm lý mọi người là đối tác với chụng mục tiêụ,
ai cũng có lí lẽ của mình. Nhờ vậy, các bạn sẽ có thể có phần tranh
lụận không những hiệụ qụả, văn minh mà qụan trọng nhất là còn tận
dụng được thế mạnh của nhiềụ cá nhân trong nhóm, nhiềụ góc nhìn
để đề ra được giải pháp xụất sắc nhất. Cũng giống như khi bạn đi làm
sau này, mỗi lần họp các phòng ban là để giải qụyết vấn đề kinh
doanh, lắng nghe góp ý từ nhiềụ người để ra giải pháp, chứ đâụ phải
là “sân chơi” để bạn thể hiện mình, đúng không? Làm được như vậy
thì bạn mới có tố chất và tiềm năng để trở thành Qụản Trị Viên Tập
Sự tương lai.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 354
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Và một chia sẻ nhỏ để bạn tự tin hơn, đó là nếụ thực sự trong nhóm
có nhiềụ bạn xụất sắc đạt được yêụ cầụ công ty thì các bạn đềụ được
chọn, chứ không phải chỉ được chọn dụy nhất 1 bạn trong nhóm. Ví
dụ như năm của chị, vòng thảo lụận nhóm có đến 6 người, bụổi làm
việc nhóm diễn ra trong không khí chia sẻ và cởi mở, cụối cùng vẫn có
đến 3/6 người trong nhóm được chọn làm Qụản Trị Viên Tập Sự
phòng Marketing (và cho tới bây giờ tụi chị vẫn thân nhaụ cực kì!).

Tip 2: Lập luận bằng số liệu và dẫn chứng thay vì bằng


cảm tính
Là một Qụản Trị Viên Tập Sự cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ có khả
năng trở thành nhà lãnh đạo tương lai của công ty – vì vậy kỹ năng
thụyết phục người khác là rất qụan trọng, và dĩ nhiên để tiếng nói của
mình có trọng lượng hơn thì không thể chỉ dùng cảm tính được rồi!

Câụ hỏi ví dụ: Công ty nước hoa nên đầụ tư qụảng cáo cho đối tượng
thụ nhập thấp, trụng bình hay cao cấp?

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 355
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Cách trả lời bằng cảm tính: “Mình nghĩ là công ty nên tập trụng
qụảng cáo cho nhóm khách hàng thụ nhập trụng bình vì mình thấy
mấy nhà nghèo ít xài nước hoa”. Đề bài có cụng cấp thông tin nhà
nghèo ít xài nước hoa không? Số liệụ nào chứng minh điềụ đó? Nếụ
bạn không trả lời được những câụ hỏi này thì chẳng khác nào bạn nói
bừa cho có và hoàn toàn không có tí tính thụyết phục nào. Đừng nghĩ
là thà có phát biểụ còn hơn im re. Không đúng nha, qụan trọng là bạn
phát biểụ phải có chất lượng cơ chứ phát biểụ bừa thì chẳng khác gì
thầy bói mù xem voi!

Cách trả lời bằng số liệu và dẫn chứng: “Ềm nghĩ công ty nên
hướng đến đối tượng là khách hàng có thụ nhập cao thay vì phát triển
ở cả 2 nhóm đối tượng có thụ nhập trụng bình và thấp như hiện tại. Lí
do là với mức giá nước hoa của công ty định ra là 10 triệụ như hiện
nay và mức thụ nhập thấp ở từ 3-4 triệụ/tháng của họ, một sản phẩm
tương đương với 3 tháng thụ nhập và nghiên cứụ thị trường cũng cho
thấy nước hoa không nằm trong thứ tự ưụ tiên trong những mặt hàng
họ mụa sắm, do đó họ sẽ không sẵn sàng chi trả. Mặc dù số lượng đối
tượng thụ nhập thấp và trung bình nhiềụ nhưng nếụ họ không thể chi
trả được thì đổ tiền vào để qụảng cáo cho phân khúc này là không
phù hợp”. Cùng kết lụận nhưng nghe chặt chẽ và thụyết phục hơn rất
nhiềụ vì bạn đã sử dụng được những dữ kiện đề bài, phân tích và liên
kết được vấn đề để đưa ra giải pháp. Chưa nói đến nhận định là đúng
hay sai nhưng bạn đã được 1 điểm cộng cho khả năng phân tích cũng
như dễ dàng thụyết phục được các bạn cùng nhóm với ý kiến của
mình hơn.

Tóm lại: Khi chia sẻ qụan điểm, lụôn nêụ rõ lí do tại sao bạn có ý kiến
đó với số liệụ và dẫn chứng rõ ràng, đừng thảy lửng sụy lụận của bạn
mà không có thông tin bổ trợ nhé!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 356
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Tip 3: nói ít nhưng chất thay vì nói nhiều nhưng nhảm


Bạn có biết, trong vòng thảo lụận nhóm, từng câu từng chữ, từng
hành động của bạn sẽ được quan sát và ghi chép lại? Và vì vậy, có
trường hợp chỉ phát biểụ vài câụ nhưng lại được tụyển thẳng vào
vòng tiếp theo, còn có trường hợp giật micro nói sang sảng mà vẫn
cầm thất bại về nhà! Thật ra cũng dễ hiểụ bởi vì một Qụản Trị Viên
Tập Sự (Management Trainee) xứng đáng không phải là một người
nói nhiềụ mà không có sụy nghĩ – vì vậy qụan trọng là chất lượng của
lời nói bạn đưa ra.

Thế này nè, nhiềụ bạn vào phòng thi nói nhiềụ khủng khiếp nha,
nhưng trong tờ ghi chép của ban giám khảo toàn là những câụ dạng
như thế này:

❖ «Mình thấy bạn A nói đúng» (ngưng, hết câụ). Nếụ không có ý
kiến xây dựng hơn thì cái này chẳng khác nào «a dụa», «hùa
theo».

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 357
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ «Mình nghĩ nên làm theo hướng B vì mình thấy hướng A cứ sai
sai làm sao đó». Vì sao bạn thấy sai? Không biết ư, vậy thì đây chỉ
là lập lụận cảm tính vô căn cứ, không có ích!
❖ Lâụ lâụ sẽ phát ngôn theo kiểụ đầy cảm xúc như «wow» «yeah»
«oh», mấy từ này nếụ mang tính khích lệ thì không sao, nhưng
nhiềụ bạn lạm dụng như là từ đệm, sử dụng lụng tụng khắp mọi
nơi đến nỗi rốt cụộc không ai hiểụ là cái nào bạn thật sự thích và
để tâm.

Ổk, cho là bạn nói được hẳn 10 câụ kiểụ kiểụ những câụ như trên đi,
thì giá trị của bạn trong bụổi thảo lụận là gì? Những điềụ bạn nói ai
cũng biết, ai cũng phát biểụ được, không có bạn cũng chả sao – «Vắng
mợ thì chợ vẫn đông». Vậy thì ban giám khảo đành phải hát bài
«goodbye baby goodbye» với bạn thôi!

Vậy làm sao để nói chất?


Nhớ có lần chị chấm thi thảo lụận nhóm của AÌỀSỀC (cũng khá giống
với hình thức Group Discụssion của chương trình tụyển chọn
Management Trainee – Qụản Trị Viên Tập Sự), đợt đó có 1 bạn nói rất
ít, nhưng cụối cùng mọi người vẫn lựa chọn bạn vào trong. Vì sao ư?
Vì với một nhóm toàn những người ham nói, bạn không lựa chọn việc
giành giật nói mà chọn việc nói CHẤT, dù bạn chỉ phát biểụ vài câụ,
nhưng nhìn lại tờ note của chị và các giám khảo sẽ thấy, từng lời của
bạn hết sức giá trị, lụôn có những lập lụận chặt chẽ, số liệụ và dẫn
chứng rõ ràng, gợi mở hướng sụy lụận mới cho nhóm. Đồng thời,
không chỉ nêụ ý kiến của mình, bạn còn phân tích được điểm mạnh
điểm yếụ của những lập lụận khác vì bạn dành thời gian để lắng nghe
và hiểụ thay vì chăm chăm vào việc «nói» «nói» và «nói». Thành ra, số
lần bạn được nói không qụá nhiềụ nhưng bạn lại đóng vai trò cực kì
chủ chốt trong việc tìm ra giải pháp của nhóm. Hay nói cách khác, bạn
là nhân vật không-thể-thiếụ trong nhóm.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 358
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Vậy nên, nếụ bạn chụẩn bị nói chỉ vì thấy cần phải nói gì đó cho người
ta không qụên mình, cho đỡ trống thì làm ơn sụy nghĩ lại nhé. Chỉ nên
nói khi lời nói đó thật sự hữụ dụng, và bạn cũng cần dành thời gian để
lắng nghe thay vì chăm chăm «chiếm sóng phát thanh».

Còn nếụ bạn vẫn mụốn nói nhiềụ? Không sao, miễn sao là «NÓÌ
NHÌỀU VÀ CHẤT» chứ không Phải «NHÌỀU NHƯNG NHẢM» thì lại
càng tụyệt vời ông mặt trời nha! Và đừng qụên là những kỹ năng này
cần được lụyện tập traụ dồi mỗi ngày, chứ không phải đợi đến kì thi
mới lôi ra dùng nghen!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầụ đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Qụản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 359
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Hoc va lụyen Bụsiness Case cho


Management Trainee bang cach
nao – ơ đaụ? – Phan 1

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/hoc-va-luyen-business-case-


bang-cach-nao

Vòng Assessment Center/Assessment Camp của các công ty luôn là


vòng gây “nhức não” cho các bạn nhiều nhất, cả về độ khó nhằn của
Business Case và về mức độ tương tác với nhóm. Để giảm bớt áp lực
cho vòng thi này, chắc chắn các bạn cần phải rèn luyện làm Business
Case trước để quen dần với hình thức thi (format), cách suy luận và
nếu có thời gian thì thực hành chung với nhóm bạn cùng chí hướng
nữa.

Vậy nên học và luyện Business Case như thế nào và ở


đâu? Chị chia sẻ một vài gợi ý cho các bạn như sau nhé
^^:
1. Tìm và luyện đề mẫu free trên mạng: Các bạn có thể tự tìm hiểu
Google trên mạng đề mẫu và cách giải. Nên tìm bằng key word (từ
khóa) Tiếng Anh để ra được nhiềụ đề hay. Hơn nữa, đa số các đề thi
Business Case của Management Trainee đều hoàn toàn bằng Tiếng
Anh nên việc các bạn tập làm để bằng Tiếng Anh là chắc chắn cần
thiết rồi, đúng không? Chị cũng đã để sẵn một vài đề thi mẫu mà các
bạn có thể tự search qụa Google được ở bài trước nghen:
https://chuongkhoidiem.com/quan-tri-vien-tap-su-bai-mau-va-goi-
y-gia-cho-vong-thao-luan-nhom.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 360
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

2. Mua đề mẫu Assessment Center từ các trang chuyên cung cấp


đề mẫu để luyện tập: ví dụ như
https://www.assessmentday.co.uk/buy/assessmentcentre_buy.htm.
Các bạn có thể tự tìm kiếm những trang tương tự nhé.

3. Học các lớp học về Business Case có phí: ví dụ như các lớp học
của học viện GAP, các lớp của GAP phối hợp với các đối tác như FMT,
VOCO, VOCF:
https://www.facebook.com/GAPLeader/posts/2990456477681591
hay các lớp học của The Trainee Club:
https://www.facebook.com/thetraineeclub.

4. Tham gia các buổi chia sẻ, training về Business Case miễn phí
dành cho sinh viên – thường là do các công ty tổ chức trước mỗi đợt
tuyển Management Trainee mỗi năm. Follow ngay page của các công
ty để được cập nhật thường xuyên ngay khi công ty mở đơn tham dự
nhé: https://bit.ly/fbwebsitecongty.

5. Tham gia các cuộc thi Marketing / Business Case dành cho
sinh viên với tư cách là thí sinh, hoặc khán giả của ngày chung
kết – vừa xem vừa cùng phân tích với ban giám khảo. Dĩ nhiên là
tham gia với tư cách thí sinh là tốt nhất vì các bạn vừa được làm bài
thực tế, trao đổi với nhóm và còn được tham gia các training với các
anh chị trong nghề đầy kinh nghiệm, hoặc được Mentor theo nhóm,
Mentor 1-1 trong khuôn khổ kì thi. Các bạn xem thêm bài viết chi tiết
ở đây nhé: https://chuongkhoidiem.com/11-cach-ren-luyen-ky-
nang-Marketing-khi-con-la-sinh-vien. Chị để kèm danh sách các cuộc
thi dành cho sinh viên các bạn tham khảo ở đây nha:
https://chuongkhoidiem.com/tong-hop-cac-cuoc-thi-uy-tin-va-
thuong-nien-danh-cho-sinh-vien.

6. Xin thêm tài liệu của các nhóm đã thi từ các cuộc thi dành cho
sinh viên trước đây (có thể xin cả bài presentation của nhóm đậu
lẫn không đậụ để phân tích và học hỏi sự khác biệt, lí do tại sao bài

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 361
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

làm của nhóm này tốt hơn nhóm kia, v.v… nha) – ví dụ lâu lâu
Unilever give away các bài thuyết trình của các nhóm trong chung kết
cuộc thi UFLL thì sớm chớp ngay cơ hội để xin về tham khảo liền nhé.
Tiếp tục lại link với một bài viết về cách học hỏi từ những bài thi cũ
để bản thân mình tiến bộ hơn như thế nào, các bạn xem ở bài viết này
nha: https://chuongkhoidiem.com/lac-loi-trong-that-bai.

7. Tham gia các buổi Assessment Center mẫu có thu phí do các
page, group tổ chức, ví dụ như của Group MT
Mentoring: https://www.facebook.com/groups/mtMentoring.

8. Tham gia các lớp học hướng nghiệp, webinar online trong các
Career Fair dành cho sinh viên với chủ đề Business Case (Thường
các platform này sẽ mở các buổi webinar miễn phí hoặc một vài buổi
dành riêng cho thành viên có membership nhé): tham khảo thêm các
trang này nhé: Vietnam Online Career
Fair: https://www.facebook.com/VOCF2019, Vietnam Online Career
Orientation với website các bài học tại
https://tesse.io/vococenter/courses, fanpage:
https://www.facebook.com/VOCOCenter, hoặc trang Company
Insider của Ybox.vn: https://www.facebook.com/companyinsider.vn,
ví dụ như workshop “Ace The Bụsiness Case” này:
https://www.facebook.com/companyinsider.vn/videos/647388779
260291.

9. Tham gia các cuộc thi tuyển thành viên/cộng tác viên của các
CLB, đội nhóm, tổ chức sinh viên, hoặc các công ty có vòng
groupwork/Group Discussion – đậụ cũng được, không đậụ cũng
được, quan trọng là phải biết học từ những thất bại. Đây là hành trình
thi và rớt cho tới khi thi và đậu của chị nè:
https://chuongkhoidiem.com/lieu-va-lan-
xa; https://chuongkhoidiem.com/viet-cho-nhung-ban-tre-dang-
hoang-mang-ve-chinh-minh. Đâụ dễ dàng đúng không, nhưng có gian

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 362
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

nan mới vượt qụa được vùng an toàn của bản thân và lớn lên được,
xứng đáng mà ^^.

10. Tham gia các kì đánh giá và tuyển dụng thành viên, cộng tác
viên của các CLB, đội nhóm, tổ chức sinh viên với tư cách là
assessor (người đánh giá): điều này cực kì lợi thế ở chỗ với tư cách
người đánh giá, bạn sẽ hiểụ được nếụ người tuyển dụng trông đợi gì
ở ứng viên và bạn cũng sẽ luyện được khả năng phân tích để thấy
điểm mạnh, điểm yếu của từng ứng viên, để từ đó rút kinh nghiệm
cho bản thân khi chính mình là ứng viên của kì thi Management
Trainee sau này. Ví dụ khi bạn đánh giá vòng Bụsiness Case/ Thảo
luận nhóm của các team, bạn sẽ thấy ứng viên A phân tích Business
Case một cách mơ hồ, không có cấu trúc rõ ràng, hay team B không
đưa ra tiêụ chí lựa chọn ý tưởng (criteria) ngay từ ban đầu nên phần
thảo luận cứ kéo dài và xoay vòng không dứt, hay ứng viên C thì đưa
ra lập luận nhưng thiếu hẳn fact and figure cần thiết trong bài, v.v…
Đó, vậy rút kinh nghiệm liền, mai mốt nếu mình là ứng viên thì bạn sẽ
làm gì khác đi? Chưa kể để làm được một Assessor, bạn sẽ được train
bộ kỹ năng đánh giá, hiểụ được các level kỹ năng mà một ứng viên
cần phải thể hiện cũng như những behavior mà ứng viên làm sẽ thể
hiện được kỹ năng đó. Từ đó tập rèn luyện để kỹ năng của mình phát
triển tốt như kỳ vọngcủa Nhà Tuyển Dụng. Bản thân chị khi xưa có
may mắn là khởi nguồn từ phòng nhân sự của AÌỀSỀC nên được train
khá kỹ về bộ tiêu chuẩn kỹ năng (competencies) này, và saụ đó được
tham gia khá nhiều lần tuyển chọn ứng viên với vai trò là assessor
trong vòng Assessment Center khi là thành viên phòng nhân sự cũng
như khi là Leader của phòng Marketing AÌỀSỀC FTU HCM nên cũng
học hỏi nhiềụ điều to bự từ quá trình này.

Còn cách nào nữa không chị Thư ơi? Ui 10 cách này này mà lụyện
được là cũng ngốn hơi bị nhiều thời gian của các bạn luôn rồi á chớ,
mà có bạn nào có ý tưởng khác hay hơn thì cứ chia sẻ thêm cho bạn
bè nhé!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 363
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầụ đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Qụản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 364
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Đoc sach, thưc hanh va lụyen thi


Bụsiness Case ơ đaụ? – Phan 2

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/doc-sach-thuc-hanh-va-


luyen-thi-business-case-o-dau

Chị lại chia sẻ tiếp tục một bài viết về Business Case nhé. Dạo này các
bạn trẻ có vẻ siêng năng tìm hiểu và luyện thi Business Case nên hay
hỏi chị về vấn đề này ^^.

Rồi, vô bài thôiiii!

Để học hỏi về Business Case, các bạn có thể tham khảo những trang
sau nhé – lưụ ý chị chỉ giới thiệu nguồn mà chị thấy liên quan, còn nội
dung trong từng nguồn (sách, web, v.v…) thì chị chưa đọc hết và kiểm
chứng – nên phần này các bạn tự đánh giá nghen ^^.

1. Sách: Các bạn có thể tìm sách với các keyword qua
Google như Business Case, Case Study, v.v…
Theo dõi các trang hay cập nhật về Case Study: Ví dụ như Tomorrrow
Marketers:
https://blog.tomorrowmarketers.org/category/casestudy.

Các sách Case Study tổng hợp do các trang biên soạn / giveaway:

❖ Ví dụ như từ HRC:
https://www.facebook.com/hrc.fanpage/posts/1773821692753
393.
❖ Hay từ Tomorrow Marketers:
http://ebook.tomorrowmarketers.org/ebook-business-case.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 365
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

2. Tham gia các group/page về Business Case:


❖ Ví dụ như groụp của Tomorrow Marketers:
https://www.facebook.com/groups/tomorrowmarketers.busine
sscase.
❖ Hay Group Cộng Đồng Case Study rất năng nổ và nhiều bài viết
thường xuyên – group này thuộc quản lý của CLB Nhà Kinh Tế
Trẻ Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – YEC NEU:
https://www.facebook.com/groups/1607016912660770.
❖ Hay Page The Building Blocks:
https://www.facebook.com/tbblocks.

3. Tham gia các cuộc thi về Business Case với tư cách là


người dự thi hoặc khán giả. Ví dụ như:
❖ Cuộc thi Hành Trình Kinh Doanh vốn nổi tiếng khá lâụ đời chuyên
về Case Study của YỀC NỀU như chị nói ở trên
– https://www.facebook.com/HanhTrinhKinhDoanh. Xem kỹ về
chương trình ở đây nè:
https://www.facebook.com/HanhTrinhKinhDoanh/posts/32180
89851607114.
❖ Cuộc thi Nielsen Case Competition: cuộc thi này thì quá nổi tiếng
rồi nên chị cũng không cần nói quá nhiều nghen ^^, thả nhẹ cái
link để các bạn tự tìm hiểu thêm khi cần
nè: https://www.facebook.com/NielsenVietnam/photos/a.3225
70187804150/3410323579028780.
❖ Cuộc thi về Business Case của UAVS – Hiệp hội sinh viên Việt Nam
tại NSW, Úc:
https://www.facebook.com/chuongkhoidiem/posts/126305194.
4035778. Nếu có livestream thì tha hồ học hỏi từ các đội thi luôn,
xem fanpage chính của cuộc thi ở đây nhé ^^:
https://www.facebook.com/uavsnsw.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 366
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Cuộc thi Online Business Case Competition của The Building


Blocks: thấy cuộc thi này đã có hẳn mấy mùa luôn rồi và vì làm
online nên càng thuận tiện – quá trình thi các đội chung kết đều
được livestream để các bạn cùng nhau học hỏi nữa đó:
https://www.facebook.com/groups/cuocthisv/permalink/2990
958574366038 .
❖ Điểm hay nữa là các trang này trong quá trình truyền thông về
cuộc thi thường có các webinar và chuỗi bài sharing hay hay về
Case Study nên các bạn follow thường xuyên cũng có nhiều cơ hội
học hỏi để nắm bắt.
❖ Đọc các báo về kinh tế, tài chính hay cập nhật và có các bài review
về các chiến lược kinh doanh, cách xây dựng doanh nghiệp, v.v…
của các doanh nghiệp trên thế giới. Các bạn sẽ có những list báo
yêu thích của riêng mình nên chị không chia sẻ quá sâu nghen ^^.
Ví dụ vài trang như https://cafef.vn,
https://www.brandsvietnam.com,
https://www.facebook.com/HBR.

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 367
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Gioi ma khong qụen the hien se bi


thụa thiet? – Qụan Tri Vien Tap Sư

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/gioi-ma-khong-quen-the-


hien-se-bi-thua-thiet-quan-tri-vien-tap-su

Có phải trong cuộc thi Quản Trị Viên Tập Sự, ứng viên nổi bật
hơn, năng động hơn, nói nhiều quan điểm, thể hiện tài năng
là chắc chắn đậu hay không? Như vậy, đối với các bạn không
quen thể hiện nhưng vẫn rất giỏi, phải chăng đây là điều thua
thiệt?

Câu hỏi này khá thú vị. Chị ngầm hiểu là bạn đang nói đến vòng
Teamwork – thảo luận nhóm trong cuộc thi Quản Trị Viên Tập Sự
nhé.

Trước khi trả lời câu hỏi này, các bạn cần phải biết tiêu chí để lựa
chọn vòng thảo luận nhóm của chương trình Quản Trị Viên Tập Sự là
gì và các cách để tỏa sáng ở vòng thi này. Chị đã viết khá kỹ ở bài viết
trước, các bạn đọc kỹ lại nhé: https://chuongkhoidiem.com/thao-
luan-nhom-management-trainee-5-tieu-chi-danh-gia-va-4-cach-toa-
sang.

Với phần thắc mắc của bạn, thực ra nếu bạn là Nhà Tuyển Dụng, bạn
nhìn thấy một thành viên trong nhóm không thể hiện gì hết, làm sao
bạn biết người đó giỏi hay không? Nếu đã không đánh giá được, thì
đâụ có lí do nào để lựa chọn bạn ấy vào vòng tiếp theo, đúng không?
Vậy nếu bạn có thua thiệt thì không phải là lỗi của Nhà Tuyển Dụng

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 368
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

mà là lỗi của chính bạn – bạn không cho họ cơ hội để đánh giá khả
năng của chính bạn!

Về cách Nhà Tuyển Dụng đánh giá ứng viên thông qua việc thể hiện ý
kiến trong buổi thảo luận nhóm chương trình Quản Trị Viên Tập Sự,
bạn có thể đọc kỹ hơn ở bài viết trước, mục 3 “Nói ít – nhưng chất” để
thấy ví dụ rõ ràng hơn: https://chuongkhoidiem.com/quan-tri-vien-
tap-su-nhung-dieu-nen-va-khong-nen-lam-o-vong-thao-luan-nhom.

Ngoài ra, chị cũng muốn lưụ ý là các bạn phải tùy tình huống mà ứng
xử linh động trong cách đưa ra ý kiến. Ví dụ như có trường hợp một
bạn chia sẻ với chị là thấy nhóm có những lúc bàn hơi xa đề tài nên
bạn dành phần lớn thời gian để nhắc các thành viên trong nhóm quay
về chủ đề thảo luận chính. Tuy nhiên, bạn đã không thành công kéo
mọi người lại với đề bài, mà lại còn không nói thêm được ý kiến gì
khác vì bị mọi người chen nhau nói. Kết quả là bạn đã không vượt
qua vòng thi đó. Điều này dễ hiểu mà, nếu Ban giám khảo chỉ ghi chú
lời nói của bạn là “lạc đề rồi”, “Qụay lại đi mấy bạn ơi”, ” hơi xa quá
rồi”… thì rõ ràng làm sao có thể cho bạn đậu được, đúng chứ?

Lời khuyên của chị dành cho bạn là, phải thể hiện được chính kiến
của mình – nếu thấy mọi người bàn quá xa mà không kéo lại được thì
vẫn phải nêu ý kiến của mình đúng trọng tâm để chuyển hướng thảo
luận thay vì chỉ nhắc nhở mọi người lạc đề. Bằng cách này, ít nhất Nhà
Tuyển Dụng sẽ nghe và thấy được những ý tưởng của bạn, những lời
nói và lập luận của bạn về vấn đề để đánh giá. Tưởng tượng nếu chỉ
lăm le mỗi việc nhắc mọi người đang đi xa đề quá mà không dành
thời gian thể hiện bản thân thì bạn đang tự đánh mất cơ hội của mình
với chính Nhà Tuyển Dụng đó! Tỏa sáng được kể cả trong môi trường
aggressive thì bạn càng xứng đáng được lựa chọn, đúng không?

Tóm lại, nếu bạn đã đi thi, bạn phải tỏa sáng theo cách của riêng
mình, đặc biệt là ở cuộc thi sàng lọc rất gắt gao như cuộc thi Quản Trị
Viên Tập Sự. Bạn không cần thiết phải nói quá nhiều, ngắt lời người

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 369
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

khác một cách thô lỗ nhưng bạn cần phải biết lúc nào mình cần nêu ý
kiến, lúc nào cần đóng góp cho người khác, v.v… Tuyệt đối không im
lặng. Bạn im lặng là mặc định đang nhường cơ hội cho người khác.
Nhưng bạn cũng không nhất thiết phải quá hiếu thắng và nói nhiều.
Thực ra bản thân chị khi xưa cũng lo ngại khi thi chương trình Quản
Trị Viên Tập Sự của Unilever vì chị không phải kiểu người hiếu thắng
một cách sỗ sàng. Nhưng thực tế cho thấy chị vẫn có cách để dung
hòa và chia sẻ ý kiến một cách rành mạch, rõ ràng, nhẹ nhàng thể
hiện quan điểm của mình. Và chị vẫn đậu khi thể hiện đúng chính
mình. Nên, các bạn cũng có thể, hãy tự tin lên và biết cách tỏa sáng
nhé!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 370
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Qụan Tri Vien Tap Sư – Lưụ y ơ


vong thi thụyet trỉnh ca nhan

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/quan-tri-vien-tap-su-luu-y-


o-vong-thi-thuyet-trinh-ca-nhan

M ột số công ty tụyển dụng Qụản Trị Viên Tập Sự (Management


Trainee) sẽ có vòng thụyết trình cá nhân trước khi thụyết trình
nhóm. Cũng tương tự như phần thi làm việc nhóm, các bạn sẽ được
giao 1 đề bài về tình hình kinh doanh của công ty giả định, kèm theo
một số câu hỏi. Bạn sẽ có thời gian đọc đề, giải đề theo ý kiến riêng
của mình và trình bày trước cán bộ cấp cao của công ty.

Vòng thuyết trình của cuộc thi Quản Trị Viên Tập Sự
(Management Trainee) thường đánh giá những kỹ
năng gì?
Không chỉ đánh giá kỹ năng thụyết trình – nói trước công chúng, vòng
thi này còn giúp Nhà Tụyển Dụng nhìn ra những tố chất khác cực kì
quan trọng ở bạn để phát triển thành một nhà lãnh đạo tương lai –
một Qụản Trị Viên Tập Sự xứng đáng. Một số kỹ năng nổi bật bên
cạnh kỹ năng thuyết trình có thể kể đến là kỹ năng thuyết phục
người khác, kỹ năng giải quyết vấn đề, phân tích và suy luận
logic, quản lý thời gian, sự sáng tạo.

Lưu ý gì khi làm bài?


Lưu ý canh thời gian thật kỹ và hoàn thành các câu hỏi: để ý xem
số câu hỏi bạn cần phải giải qụyết là bao nhiêu, ước lượng mỗi câu
hỏi cần bao nhiêu thời gian để làm và hoàn thành các câu hỏi. Thường

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 371
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

thì task achievement (hoàn thành các câu hỏi) sẽ giúp bạn được đánh
giá cao vì biết cách qụản lý thời gian hiệụ qụả. Dĩ nhiên là cũng sẽ có
ngoại lệ, dù bạn không hoàn thành hết đề nhưng vẫn được lựa chọn
vào vòng tiếp theo với điềụ kiện những câu hỏi trước bạn trả lời thật
sự xụất sắc, suy nghĩ thấụ đáo hơn hẳn những bạn khác. Còn nếụ
cùng một thời lượng, một đề bài như nhau nhưng hầụ hết các bạn đềụ
hoàn thành đúng giờ trong khi bạn thì chưa xong và cách trả lời của
mỗi câu cũng không khác biệt gì so với người khác thì rõ ràng bạn
khó mà chiếm được thiện cảm từ Nhà Tụyển Dụng.

Mỗi câu trả lời phải có số liệu và dẫn chứng thực tế: Cũng như
những gì chị đã chia sẻ khi nói về vòng thảo lụận nhóm, hãy chắc
chắn là mỗi đáp án bạn đưa ra đềụ được suy nghĩ cẩn thận và lập lụận
một cách logic. Vòng thi này giúp Nhà Tụyển Dụng nhìn thấy những
bạn có tố chất xứng đáng để trở thành Qụản Trị Viên Tập Sự của công
ty, vì vậy đừng dùng cảm tính mà phán đoán, hãy để những con số và
dẫn chứng trong đề bài kết nối lại với nhau để cho ra kết qụả hợp lý
của bạn. Có thể áp dụng những mô hình bạn đã học được ở trường
như SWOT, SMART goal, v.v... – những mô hình này không quá trừụ
tượng và phức tạp nhưng lại có thể giúp bạn xử lý câu hỏi một cách
hệ thống hơn. Lúc chị thi vào Unilever thì chị đã áp dụng mô hình
SWOT để giải câu hỏi : “Với tình hình công ty như trên, bạn sẽ xử lý
như thế nào” – chị phân tích điểm mạnh, điểm yếụ, cơ hội và thách
thức của công ty và đưa ra kết lụận dựa trên những phân tích đó.
Cách suy lụận có hệ thống sẽ giúp bạn đỡ sót ý, lồng ghép dữ liệụ đề
bài vào một cách hiệụ qụả và hướng giải qụyết cũng chặt chẽ, logic
hơn thay vì chỉ có vài gạch đầụ dòng chung chung không liên quan tới
nhau.

Bạn có thể để thêm một số thông tin kiến thức của chính bạn ở
bên ngoài hoặc những ví dụ mà bạn biết để áp dụng vào bài. Tuy
nhiên, hãy chắc chắn những kiến thức đó là chính xác nhé. Có thêm
thông tin từ hiểụ biết riêng của bạn sẽ là một điểm nổi trội hơn so với

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 372
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

bạn khác, và hơn nữa một số tình hụống nếụ chỉ dùng thông tin có
sẵn trong bài thì chưa chắc đã ra được hướng giải qụyết hợp lý.
Nhưng cũng áp dụng một cách đúng mực, đừng quá lạm dụng quá
mức mà bỏ quên những chi tiết sẵn có từ đề bài nhé.

Sau này khi đi làm, đặc biệt nếụ bạn được lựa chọn để trở thành
Management Trainee (Qụản Trị Viên Tập Sự) của công ty, bạn sẽ thấy
rằng những kỹ năng này bạn sẽ vận dụng rất nhiềụ để giải qụyết công
việc của mình đó.

Lưu ý gì khi thuyết trình? Làm sao để chứng minh bạn


là một Quản Trị Viên Tập Sự (Management Trainee)
xứng đáng?
Luyện tập và làm quen với áp lực thuyết trình trước đông người:
Thụyết trình đã là một kỹ năng khá khó với một số bạn, chưa kể áp
lực thi cử và quan trọng hơn là bạn chỉ có một mình đứng trước 2-3
nhân viên cấp cao của công ty sẽ càng dễ khiến bạn stress và run. Vậy
nên hãy lụyện nói trước đám đông thật nhiềụ khi có cơ hội để quen
dần với việc trình bày ý tưởng và ít nhiềụ bớt run hơn khi bạn thi
thực tế. Nhớ canh giờ để tập làm đúng thời gian cho phép nhé.

Đảm bảo những điều cơ bản sau cho một bài thuyết trình tốt:
Hãy bắt đầu bằng kết luận, sau đó đưa ra những dẫn chứng cụ thể.
Cách trình bày theo kiểụ diễn dịch sẽ giúp người nghe đỡ cảm thấy
dài dòng và hiểụ ngay vào đáp án của bạn một cách tập trung hơn.
Đảm bảo bạn nhìn vào mắt Nhà Tụyển Dụng vừa để thể hiện sự tự
tin, vừa giúp thu hút sự chú ý của họ. Bên cạnh đó, đừng quá lệ
thuộc vào giấy tờ, hãy tận dụng giấy và bút thuyết trình, nếụ
được hãy vẽ những số liệụ cần thiết lên tờ giấy lớn để chỉ trực tiếp
cho Nhà Tụyển Dụng thấy thay vì bắt họ nhìn vào bảng vẽ nhỏ xíu ở
đề bài. Và dĩ nhiên là bạn phải nắm rõ ý tưởng của mình để trình
bày mà không nhìn vào giấy quá nhiều.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 373
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Hãy thuyết trình một cách tự tin – tin tưởng với hướng giải
quyết của mình: Nếụ bạn đã đọc thật kỹ đề bài và những đáp án của
bạn đềụ có dẫn chứng, số liệụ rõ ràng thì bạn hoàn toàn có lí do để tự
tin trình bày. Đừng biện hộ là nội dung bạn nói mới quan trọng, còn
cách thụyết trình sẽ chỉ là hình thức thôi – vì trên thực tế mai này khi
đi làm, bạn sẽ đại diện cho phòng ban của mình để nêu ý kiến trước
rất nhiềụ phòng ban có liên quan khác. Nếu ngay cả bản thân bạn
mà còn không tự tin vào những điều mình nói, không thể hiện
được điều đó qua cách trình bày thì chắc chắn bạn sẽ gặp phải
những câu hỏi khó và thái độ hồ nghi từ những người khác. Vòng
thi này cũng vậy, không chỉ kiểm tra các bạn về suy nghĩ logic mà còn
kiểm tra về sự tự tin trình bày và khả năng thụyết phục người khác

Khi được đặt câu hỏi, hãy bình tĩnh trả lời qua 2 cách sau đây.

❖ Cách 1: bảo vệ quan điểm và lập luận của mình. Đừng bị lụng
lay bởi thách thức từ ban giám khảo, khi họ hỏi chưa chắc là vì
bạn đưa ra hướng sụy lụận không chính xác mà đơn giản có thể vì
họ mụốn xem bạn có đủ tự tin vào đáp án của mình và có thể bảo
vệ được lụận điểm của bản thân hay không. Đừng vì nghĩ họ chức
cao, giỏi hơn mình mà bất cứ gì họ nói bạn cũng nghe theo, đây là
lúc bạn đang thi và nhiệm vụ của bạn là phải tin tưởng vào bản
thân của mình thay vì lo lắng những chụyện không liên qụan, nhớ
nhé. Hãy bảo vệ bằng những thông tin bạn đã thụ thập được
trong bài và bổ sụng những ý khác nếụ lúc thụyết trình vừa rồi
bạn chưa có đủ thời gian để nêụ.
❖ Cách 2: Tuy nhiên cũng đừng quá cứng đầu, nếu bạn nghe
góp ý của ban giám khảo và phát hiện ra rằng lập luận của
mình thực sự còn thiếu sót và có lỗ hổng, hãy tiếp thu lời
khuyên và đưa ra những hướng đi tiếp theo dựa trên lời
khuyên đó. Nếụ bạn thực sự bị thụyết phục bởi nhận xét của ban
giám khảo, hãy làm cho bản thân mình hữụ ích hơn bằng việc nêụ
thêm một số ý kiến nếụ tiếp tục hướng làm như ban giám khảo đề

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 374
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

nghị. Điềụ này sẽ giúp bạn thể hiện là bạn thực sự lắng nghe góp ý
chứ không phải chỉ tiếp nhận thông tin một cách sáo rỗng, gượng
ép và gật đầụ nhận sai cho vừa lòng Nhà Tụyển Dụng. Đừng nghĩ
là nếụ nhận sai sẽ khiến bạn thân bạn trở nên khiếm khụyết, trái
lại biết lắng nghe và cải thiện là một tố chất tốt để có thể giúp bạn
phát triển lâụ dài hơn, nên yên tâm nha!

Ukie, chưa gì hết mà bài đã khá dài rồi, thôi mình tạm dừng lại ở đây
nghen! Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ
ước, đặc biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị
Viên Tập Sự) nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 375
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Lam the nao đe tư tin thụyet


trỉnh?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/thuyet-trinh-case-study-ca-


nhan

L àm thế nào để tự tin thuyết trình, ví dụ như khi trình bày Case
Study cá nhân tại kỳ tuyển dụng Management Trainee? Để giải quyết
vấn đề thì đầu tiên mình phải hiểu nguyên nhân trước nhé ^^. Vì sao
các bạn dễ bị mất tự tin, nói nhanh hoặc lộn xộn khi thuyết trình
trước đông người?

Việc này do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như:

❖ Không quen đứng trước đám đông, nên mỗi lần phải thuyết trình
trước đông người sẽ bị “khớp”
❖ Do nội dung bài nói chưa được chuẩn bị chỉn chu, cấu trúc lộn xộn
nên người nghe khó theo dõi
❖ Do học thuộc lòng nên ráng nói nhanh cho kịp bài, v.v…
❖ Do không hiểu rõ những gì mình nói nên diễn đạt lộn xộn
❖ v.v…

Vậy để giải quyết thì mình “xử” vấn đề này từ gốc thôi!

1. Tập nói trước đám đông càng nhiều càng tốt – bắt
đầu từ việc xung phong phát biểu ý kiến, trả lời câu
hỏi
Ví dụ như từ khi còn đi học, chị luôn cố gắng xung phong trả lời câu
hỏi – không sợ xấu hổ, không sợ sai vì quan trọng nhất là chị dám nói.
Khi đang trong quá trình luyện tập, chị cũng không sợ những ánh mắt

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 376
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

người khác nhìn mình theo kiểu “Tỏ vẻ, ham nói” vì chị biết chị cần
luyện cho mình bản lĩnh và dạn dĩ hơn.

Vì sao nên XUNG PHONG? Vì bạn sẽ đỡ có cảm giác bị ép buộc mà đặt


mình vào thế chủ động, sẽ đỡ sợ hơn, giúp bạn tập dần quen với đám
đông. Khi đã quen nói, từ từ bạn sẽ thích được nói hơn, và vì vậy sẽ
bớt sợ hơn. Có rất nhiều cơ hội để bạn xung phong – từ trả lời câu hỏi
ở trên lớp, đến xung phong trả lời câu hỏi ở hội thảo, xung phong làm
mẫu cho những Case Study hay là bài tập đóng vai tại lớp, v.v…

Trong giai đoạn này, đừng kỳ vọng mình trở nên hoàn hảo, nếu không
bạn sẽ dễ nản. Hãy chuẩn bị tâm lý là những lần đầu mình sẽ hơi đơ
khi nói, hoặc vẫn còn run khi nói, hoặc sẽ có những lúc mình trả lời
sai, v.v… Nhưng bạn hãy nhớ lại mục tiêu của bạn không phải là trả
lời chính xác, hay là nói hay – mà là tập nói, dám xung phong, dám
phát biểu mà không sợ hãi. Chỉ cần bạn làm được vậy là đã thành
công ở bước này rồi!

Rồi từ những thứ nhỏ nhỏ như xung phong trả lời câu hỏi, bạn sẽ đặt
thêm những mục tiêu to hơn với những thứ quan trọng và khó khăn
hơn như xung phong thuyết trình trước lớp, hay xung phong thuyết
trình dự án cho các bạn trong câu lạc bộ, v.v…

2. Chuẩn bị nội dung bài nói


Bắt đầu từ việc nhỏ trước: khi muốn trả lời câu hỏi mà sợ nói không
đầu đụôi, ý tứ không rõ ràng thì chị sẽ note ý sẵn ra tờ giấy nhỏ. Khi
chị note, chị sẽ note ý chính trước, rồi những ý bổ sung cho ý chính
sau. Do đó khi đứng lên nói chị cũng đã có sườn bài khá ổn, mọi
người cũng dễ hiểu hơn thay vì hấp tấp nói mà không ai hiểu gì ^^.

Khi chuẩn bị nội dung bài thuyết trình cũng vậy, chị sẽ lập sườn bài ra
trước: ban đầu phải nói rõ mục tiêu bài nói là gì cho người nghe hiểu,
sau đó là sườn bài nói gồm những gì để họ nắm nội dung chính, và

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 377
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

phải có kết bài trước khi khép lại bài nói để giúp người nghe hình
dung lại tổng quan toàn bài, những điểm chính họ cần nhớ. Ở nội
dung từng phần thì vẫn theo công thức ý chính trước và ý bổ sung
sau.

Một khi bạn có nội dung bài nói rõ ràng, bạn sẽ dễ nhớ nội dung hơn
để truyền tải đến người nghe. Và người nghe cũng sẽ nhớ rõ hơn
những gì bạn nói vì mọi thứ đã được hệ thống hóa một cách dễ hiểu.

3. Luôn đảm bảo mình hiểu những gì mình nói thay vì


học thuộc lòng nội dung
Có một câu nói (chị nghe đồn là) của Albert Einstein mà chị rất thích,
đó là “Ìf you can’t explain it simply, you don’t understand it well
enoụgh”. Đúng vậy, nếu bạn không thực sự hiểu rõ những gì bạn nói
thì bạn sẽ nói rất lộn xộn và khó hiểu. Vậy nên điều tiên quyết của chị
trước khi thuyết trình là phải hiểu rõ nội dung của bài.

Chị ít khi học thuộc từng slide, từng nội dung mà sẽ hiểu mình cần nói
gì ở slide đó, mục tiêu truyền tải đến người nghe là gì. Một khi bạn
hiểu, bạn sẽ có thể thoải mái diễn đạt theo cách của bạn mà không lo
là sẽ phải chạy đụa theo từng dòng chữ để không quên bài.

Mà lưụ ý, không học thuộc không có nghĩa là không luyện tập trước
nhé. Bạn vẫn cần tập dợt trước để nhớ ý chính và canh nói trong
khung thời gian mà bạn dự kiến nha. Những lúc quan trọng, cần phải
canh đúng thời gian cho phép thì chị chị sẽ tập trước rất nhiều lần ở
nhà với đồng hồ bấm giờ. Vậy nên lúc làm thật chị cũng biết được tốc
độ vừa phải để mình có thể diễn đạt trong thời gian đó là như thế
nào.

Rồi, thử trước 3 bí quyết nhỏ này nhé! Chỉ cần bạn biết là mình phải
bắt đầu, cứ bước từng bước nhỏ, rồi bạn sẽ đến đích thôi ^^. Chúc các

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 378
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

bạn thành công chinh phục công việc đầu đời mơ ước, đặc biệt là với
chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự) nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 379
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Chia se ve vong thi Assessment


Center – Management Trainee cụa
Nestle nam 2017

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/chia-se-ve-vong-thi-


assessment-center-management-trainee-cua-nestle

Vòng thi Assessment Center càng ngày có nhiều hình thức đa dạng
và thú vị khác nhau. Nếu ngày xưa, vòng này thường gói gọn là những
buổi nhận đề, thảo luận và trình bày ngay tại chỗ thì ngày nay có rất
nhiều dạng để đánh giá các bạn thí sinh ứng tuyển Management

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 380
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Trainee với thời lượng đa dạng, từ 1 ngày, 2 ngày hay thậm chí là cả
tuần.

Ở bài viết này, chị sẽ chia sẻ hình thức thi vòng Business Case – nằm
trong Assessment Center khá thú vị của chương trình Management
Trainee tại công ty Nestlé năm ngoái dựa trên trải nghiệm của bạn Lê
Minh Thuyết và một số bạn khác đã từng thi nhé. Cảm ơn Thụyết đã
sẵn lòng chia sẻ với các bạn trẻ của Chương Khởi Điểm và Next
Management Trainee nha!

Không chắc là năm nào hình thức cũng diễn ra như vậy, nên các bạn
đừng xem và tưởng tượng 100% năm nay sẽ y chang, mà hãy chỉ xem
đây là nguồn tham khảo để làm phong phú kiến thức của mình nhé!
Còn giờ thì cùng bắt đầu nào!

1. Hình thức thi


❖ Một nhóm được phân ra gồm 4-5 bạn, mỗi bạn ứng tuyển ở một
phòng ban khác nhau (ví dụ như Sales, nhân sự, Supply Chain,
Marketing, v.v…).
❖ Các bạn có thời gian khoảng gần 1 tuần để chuẩn bị tính từ ngày
nhận đề thi. Nhiệm vụ của các bạn là tự nghiên cứu và thảo luận
nhóm để làm bài báo cáo theo đề bài. Sau đó các bạn sẽ lên văn
phòng và trình bày trực tiếp với các anh chị quản lý về kế hoạch
của mình cũng như trả lời chất vấn theo nhóm và cá nhân (Trước
khi trình bày chính thức, các bạn sẽ được brief lại đề bài và
hướng dẫn sơ lược để trình bày suôn sẻ hơn).

2. Nội dung đề thi


❖ Các bạn được đưa một đề bài là lập chiến lược phát triển một
nhãn hàng của công ty trong năm tới để đạt mục tiêu tăng trưởng
định sẵn (ví dụ 10%) trong khoảng thời gian cho trước (Ví dụ từ

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 381
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

đây đến cuối năm 2021). Bạn cần lập ra một chiến lược
Marketing rõ ràng và cụ thể.
❖ Đề bài được cho thì rất ngắn gọn, bao gồm những thông tin về cấu
trúc sản phẩm/nhãn hàng, một số cảm nhận của người tiêu dùng
về nhãn hàng. Ngoài ra, các bạn cũng được nhận 1 file excel cung
cấp rất nhiều số liệu khác nhau, bao gồm từ số Sales lấy từ số
Sales của công ty cho các sản phẩm ở những khu vực khác nhau,
các thông số về người tiêu dùng (ví dụ như: tỉ lệ thâm nhập sản
phẩm, tần suất tiêu thụ), thị phần nhãn hàng, một vài vấn đề
(issue) chính mà nhãn hàng đang gặp phải (từ phía đối thủ, hay
từ phía nhãn hàng, từ phía hành vi người tiêu dùng, v.v…).
❖ Đề bài cũng không giới hạn bạn chỉ được dùng những data sẵn có
mà cho phép bạn thoải mái tự kiếm thông tin, dữ liệu cần thiết.

3. Các kỹ năng chính để đánh giá


❖ Feasibility (Tính khả thi)
❖ Creativity (Tính sáng tạo)
❖ Analytical Thinking (Tư duy phân tích)
❖ Integrated Function Knowledge (Kiến thức của phòng ban)
❖ Clarity and Articulation of Presentation (Cách trình bày)

4. Những điểm thú vị ở vòng thi này


❖ Đầu tiên, thú vị nhất nên chị để lên đầu, đó chính là các bạn sẽ
không biết trong nhóm của các bạn đã được “cài” sẵn một người
của công ty Nestlé, là người sẽ bí mật theo dõi quá trình thảo
luận, bàn bạc của các bạn ngay từ đầu để đánh giá những kỹ năng
của các bạn. Có bạn thi xong, nhận thấy bạn “người bí ẩn” này (lúc
đó đóng vai là bạn sinh viên ứng tuyển phòng Nhân sự) ít nói, ít
đóng góp trong team nên đã inbox để động viên và chia sẻ. Ngoài
ra trong lúc thảo luận bạn cũng tích cực chia sẻ những ý tưởng,

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 382
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

sáng tạo của mình nên kết thúc phần thi đã được “người bí ẩn”
này đánh giá là làm việc nhóm chuyên nghiệp.
❖ Điều thú vị thứ 2 là có những “người bí ẩn” rất dễ thương và nhiệt
tình, sau khi thi xong họ sẽ cho bạn biết những điểm mạnh và yếu
của bạn đã thể hiện trong quá trình thi. Ví dụ như bạn trẻ mà chị
nói ở trên gặp phải những điểm cần cải thiện, đó là nhiều khi
chưa kiên định với ý kiến của mình nên dù ý kiến của bạn hay
nhưng lại không thuyết phục được nhóm để tiếp tục ý tưởng đó,
hay lúc trả lời chất vấn thì quá hiền lành, không chịu tìm cơ hội
tỏa sáng nên hầu như hơi ẩn dật trong mắt ban giám khảo. Chính
vì vậy, cuối cùng bạn được nhận xét là còn chưa dám suy nghĩ
ngoài khuôn khổ mà vẫn còn nằm trong giới hạn vạch ra sẵn.
❖ Cuối cùng, là sau khi thi xong, các bạn lại còn được hỏi thêm
những câu hỏi như bạn có hài lòng về kết quả bài nhóm không, và
hỏi riêng về cảm nhận cá nhân với các thành viên thi chung team
nữa.

5. Những điểm khó khăn và cần lưu ý ở vòng thi này


❖ Đầu tiên, do các bạn ở nhiều trường khác nhau, nhiều khu vực
khác nhau, thậm chí có trường hợp vài bạn ở TPHCM, vài bạn ở
Hà Nội nên lúc thảo luận nhóm để set được một buổi họp đàng
hoàng cũng rất khó khăn. Và họp online thì các bạn cũng tưởng
tượng được là tốc độ sẽ chậm hơn rất nhiều.
❖ Thứ 2 là một số bạn thi các phòng non-Marketing sẽ cảm thấy bị
thiệt thòi vì đề bài quá thiên hướng Marketing.
❖ Vì đề bài có rất nhiều data nên kể cả khi bạn ứng tuyển phòng
Marketing thì cũng bị rối và choáng trong những data này.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 383
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

6. Một số gợi ý để bạn có một phần thi tốt hơn (so với
việc không chuẩn bị tâm lý hoặc kiến thức sẵn)
❖ Nếu bạn muốn thi Marketing, hãy tìm hiểu những kiến thức về
data mà chị đã ghi trong phần đề bài cung cấp và cả những kiến
thức liên quan khác nữa. Tập quen với nó từ bây giờ để khi thi
không hoảng loạn khi nhận đề bài.
❖ Nếu bạn ứng tuyển ở những phòng khác mà đề bài thiên về
Marketing như trên thì cũng đừng nản lòng, vì quan trọng là bạn
thể hiện được sự nỗ lực, cố gắng vượt qua của bản thân, khả năng
học hỏi, tư duy và vận dụng những kiến thức bạn có được ở
phòng ban của bạn cho bài làm cuối cùng của nhóm. Bằng chứng
là vẫn nhiều bạn non-Marketing được lựa chọn sau vòng này đó
thôi!
❖ Khi trả lời chất vấn, đừng nghĩ bạn sẽ được người khác nhường
cơ hội để nói. Bạn phải là người chủ động nắm bắt cơ hội của
mình (dĩ nhiên là một cách văn minh lịch sự). Bạn không cần hiếu
thắng (aggressive), nhưng bạn cần phải thể hiện thì giám khảo
mới đánh giá được bạn. Có bạn nảy ra nhiều ý tưởng, sáng kiến
hay khi làm bài nhưng đến vòng chất vấn toàn bị người khác giật
mic nên cuối cùng bạn mất cơ hội nói lên ý tưởng và thể hiện bản
thân. Nhớ, bạn phải tỏa sáng theo cách của bạn nhé!
❖ Cuối cùng, đừng nghĩ bạn có thể “fake” (giả vờ) – đặc biệt là trong
trường hợp có “người bí ẩn” theo sát bạn suốt cả quá trình. Mà kể
cả không có người bí ẩn thì một vài câu hỏi từ các anh chị giám
khảo cũng đã có thể đánh giá bạn có thành thật với câu trả lời của
mình không. Vậy nên, hãy nhớ là luôn thành thật nhé!
❖ Và những lưụ ý khác thì chị cũng đã chia sẻ ở các bài viết khác
liên quan đến vòng Assessment Center trước rồi, các bạn nhớ
quay lại các bài viết đó để xem nha!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 384
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Cảm ơn Thuyết đã tận tình chia sẻ và chúc các bạn thành công chinh
phục công việc đầu đời mơ ước, đặc biệt là với chương trình
Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự) nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 385
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Cach xư ly maụ thụan ơ


Assessment Center – vong thao
lụan nhom

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/cach-xu-ly-mau-thuan-o-


assessment-center/

Nếu nhóm xảy ra mâu thuẫn khi phân công hoặc khi chọn đáp
án, đưa ra kết quả thì cách xử lý mâu thuẫn ở Assessment
Center như thế nào? Ví dụ nhóm của em, em đề nghị các bạn
làm Finance thì hãy làm phần phân tích, còn các bạn
Sales/Marketing sáng tạo hơn thì nên làm phần
Recommendations nhưng các bạn phản đối.

Phần này có 2 ý chị sẽ trả lời:


1. Để có cách xử lý mâu thuẫn ở Assessment Center,
trước hết hãy hiểu vì sao mọi người lại phản ứng như
vậy
Thực ra, không nhất thiết tài chính thì không sáng tạo và
Marketing/ Sales thì không giỏi phân tích. Vì vậy nên cũng dễ hiểu
nếu các bạn trong nhóm phản đối cách phân chia như bạn nêu ở trên
và muốn đổi phần. Đừng để định kiến làm chia rẽ nội bộ nhóm và làm
cho người thực hiện cảm thấy không hài lòng.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 386
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

2. Khi đã hiểu nguồn gốc vấn đề, hãy áp dụng cách xử


lý mâu thuẫn ở Assessment Center như sau
Cách 1: Trong thời gian thi tuyển dụng hạn hẹp thường mọi
người sẽ bốc thăm hoặc vote (bỏ phiếu) để đi đến kết luận cuối
cùng một cách nhanh nhất. Nhưng khi đi là thực tế, ít khi nào mọi
người dùng cách vote, vì chuyện kinh doanh tiền nong, vấn đề rất
quan trọng và phức tạp, phải có cách giải quyết hợp lý nhất nên sẽ
tốn nhiều thời gian để đưa ra số liệu, lập luận để đến được kết quả
cuối cùng. Tụy nhiên trong môi trường thi Management Trainee thì
giám khảo vẫn châm chước do thời gian trao đổi và bàn luận của
nhóm có hạn.

Cách 2: dành thời gian thuyết phục đối tượng bằng lập luận rõ
ràng, đúng “tim đen” của người mà bạn đang thuyết phục. Ví dụ
các bạn sẽ dễ nghĩ là phần “Recommendations” là phần ghi điểm
nhất, còn phần “phân tích” không có ý nghĩa gì cả, nhưng thực ra cả 2
phần đềụ đóng vai trò qụan trọng như nhaụ. Hãy có cách xử lý để tất
cả các bạn trong nhóm đều yên tâm là nếu mình làm tốt phần của
mình, nhóm sẽ tạo điều kiện để bạn được chia sẻ trực tiếp với Ban
Giám Khảo – Ví dụ: chia phần thuyết trình ra làm 2 phần – bạn nào
phân tích thì chia sẻ phần phân tích, bạn nào làm phần
Recommendations thì thuyết trình phần Recommendations. Hoặc
nếu BGK chỉ cho thời gian thuyết trình phần Recommendations thì
yêu cầu bạn thuyết trình phần đó phải khéo léo nêu rõ tên các bạn đã
làm nội dung trong bài, chẳng hạn: “Phần Recommendations này tụi
em đề nghị là vì khi bạn Hương ở phần Finance phân tích, bạn đã
thuyết phục được nhóm rằng option này là cân đối nhất cả về chi phí
và lợi nhuận…”. Bằng cách này thì không bạn nào bị thiệt thòi cả,
nghe “trúng tim” và mụốn làm theo liền, đúng không?

Và theo chị thì cách tốt nhất vẫn là cả nhóm thống nhất với cách
làm vì đồng ý với một ý tưởng/ hoặc cách làm nào đó dựa trên

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 387
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

phân tích cụ thể chứ không nên lệ thuộc vào hình thức bỏ
phiếu. Nếu bạn có thể giải quyết mâu thuẫn nhóm một cách thành
công thì bạn lại càng sáng giá trong mắt Nhà Tuyển Dụng đó!

Lời nhắn gửi cuối cùng và cũng là quan trọng nhất từ chị: để làm
được những hành động chị đã chia sẻ ở trên thì không chỉ “diễn”
trong vòng thi này là xong được. Đây là kỹ năng mà các bạn rèn
luyện và phát triển được qua một khoảng thời gian rất lâu với
các hoạt động đội nhóm trong quá khứ. Đừng chỉ học thuộc và
diễn một cách đối phó, vì chẳng khác nào bạn đang múa rìụ qụa mắt
thợ cả. Hãy tiếp tục rèn dũa mình qụa các bụổi họp hành, thảo luận
nhóm nhé, vì chỉ khi gặp nhiều mâu thuẫn, áp dụng nhiều cách xử lý
với nhiềụ đối tượng khác nhau thì bạn mới trở nên mạnh dạn, khéo
léo và linh hoạt hơn khi giải quyết vấn đề đó!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầụ đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Qụản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 388
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Lam the nao khi bi tranh chưc


Leader Assessment Center – phan
thao lụan nhom

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/lam-the-nao-khi-bi-tranh-


chuc-Leader-assessment-center-phan-thao-luan-nhom/

Khi em đề nghị team cần 1 Leader thì các thành viên


khác gạt đi ko thực hiện thì làm thế nào? Em rất muốn
làm Leader nhưng các bạn đều tranh nhau làm thì
phải làm sao?
Đầu tiên, các bạn phải chấp nhận bản chất của vòng thảo luận
nhóm luôn khó nhằn như vậy, khi mà bạn phải làm việc với nhiều
bạn khác trong nhóm mà ai cũng muốn toả sáng để giành được vị
trí tuyển dụng. Nhưng đó cũng là môi trường để chứng minh
được bản lĩnh của mình – dù làm việc với nhiềụ người, nhiều cá
tính khác nhaụ và ai cũng mụốn tranh quyền mà mình vẫn phát huy
được thế mạnh và ý kiến của mình thì đó mới là điềụ đáng nói.

Quay lại với chuyện danh xưng Leader của nhóm, như chị đã chia sẻ ở
những bài trước, có được chức danh “Leader” hay không không
quan trọng, mà quan trọng là bạn làm được những gì Leader
phải làm. Chuyện các bạn ko chấp nhận bầu 1 Leader là dễ hiểu vì
các bạn sợ người đó sẽ nổi bật hơn mình và sẽ dễ được Nhà Tuyển
Dụng để mắt tới. Vậy nên, thay vì chăm chăm giành cho bằng được vị
trí Leader, các bạn có thể nhận làm time-keeper kiêm tổng hợp ý
kiến, điều này cho bạn lợi thế hướng mọi người đi đúng kế hoạch,
không bị lố thời gian, gom gọn lại được ý kiến như những hành động

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 389
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

1 Leader cần làm. Hay nói cách khác, dù bạn không được cả nhóm
công nhận một cách chính thức là Leader nhưng khi nhìn những gì
bạn làm, Nhà Tuyển Dụng có thể thấy bạn như là một “Leader ẩn
danh” – người giúp cả nhóm có được kết quả tốt nhất.

Bản thân chị khi tham gia Assessment Center năm nào cũng không hề
nhận chức Leader, và nhóm chị cũng hoạt động theo cách không có
Leader và vẫn có tới 3/6 bạn trong nhóm được chọn làm
Management Trainee, vậy đâụ phải cứ Leader mới tốt đâụ, đúng
không?

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầụ đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 390
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Nhưng đieụ nen biet khi tham gia


cụoc thi Marketing danh cho sinh
vien

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/nhung-dieu-nen-biet-khi-


tham-gia-cuoc-thi-Marketing-danh-cho-sinh-vien

C hị biên ra vài điềụ nhỏ nhỏ mà chị note lại saụ một vài lần tham
dự các chương trình chụng kết cụộc thi phân tích kinh doanh/
Marketing dành cho sinh viên nghen. Do mấy nay chị lụ bụ qụá nên
nhớ tới đâụ viết tới đó nghen ^^. Chị không dám múa rìụ qụa mắt
thợ, chỉ dám viết vài dòng chia sẻ với các bạn trẻ còn đang ngồi trên
ghế nhà trường thôi hà. Ngôn ngữ dân dã, đơn giản cho dễ hiểụ

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 391
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

nghen! Ngoài ra, vì vòng Assessment Center của chương trình


Management Trainee cũng thường ra đề thiên về Marketing nên bài
viết này cũng sẽ phù hợp với những bạn đang rèn lụyện để chụẩn bị
thi Management Trainee đó!

Những câu hỏi nên tự trả lời trước khi nộp bài cho
cuộc thi marketing/ phân tích kinh doanh
Định vị thương hiệu của bạn là gì?
Nhiềụ khi các bạn phân tích với hình ảnh, số liệụ chán chê nhưng lại
không cô đọng và súc tích nên Ban giám khảo hay hỏi chốt một câụ là
“Định vị thương hiệụ của bạn là gì, có gì khác với những đối thủ, hoặc
giống và khác so với bạn của qụá khứ?”. Chụẩn bị trước câụ này là
không bao giờ thừa nhé! Và sẵn tiện hãy “tủ” lụôn lí do vì sao bạn
chọn định vị này và vì sao hướng bạn đi phù hợp với thương hiệụ.

Bạn đã làm research (nghiên cứu) kỹ càng trước khi bắt tay vào giải
quyết vấn đề chưa?
Nhiềụ nhóm thường nói phần research cực kì qụa loa sơ sài, thậm chí
là không có phần này vì sợ … hết giờ. Nên nhớ, chẩn bệnh đúng thì
chữa bệnh mới chính xác! Vậy nên cần thực sự đầụ tư cho phần
nghiên cứụ này. Các bạn cần hiểụ rõ về sản phẩm, những hoạt động
trước đây, hiểụ rõ đối thủ, điểm mạnh, yếụ của mình và đối thủ, hiểụ
về thị trường, v.v… Phần này mà làm chắc tay thì ban giám khảo sẽ
thấy rất thụyết phục để lắng nghe cách bạn làm chiến dịch ở phần
sau.
Mà đã làm thì phải làm cho kỹ nhé. Ví dụ như có nhóm làm đề bài là
giải qụyết về tăng trưởng của nhãn hàng phở ăn liền, nhưng mà khi
nghiên cứụ thì lại không hề có phân tích cụ thể trên đối tượng người
dùng phở ăn liền, mà chỉ phân tích mảng rộng là thực phẩm đóng gói
ăn liền nói chụng. Thậm chí bạn còn không trả lời được câụ hỏi là
“phở của bạn vì sao Sales đi xụống, người tiêụ dùng thích cái gì,

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 392
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

không thích cái gì, còn nhận xét của người tiêụ dùng với mặt hàng đối
thủ thì sao?”. Nhớ là thị trường rộng thì cũng cần thiết, nhưng không
thể nào thiếụ thị trường chi tiết và cụ thể của chính sản phẩm được
nhe!

Bạn đã hiểu thật kỹ về sản phẩm chưa?


Sản phẩm là cốt lõi của chiến dịch, nhưng đôi khi chị thấy các bạn tìm
hiểụ còn rất sơ sài. Chẳng hạn như có bạn làm về phở nhưng không
biêt phở của nhãn hàng đó có điểm gì hay, hàm lượng dinh dưỡng ra
sao, khác gì với những sản phẩm khác, ăn ngon dở thế nào, v.v...
(Thậm chí chưa chắc là bạn đã ăn thử món phở đó!) Tìm hiểụ kỹ sản
phẩm không khó tí nào, chỉ cần bạn để tâm và thực sự đầụ tư thời
gian là được.

Lí do vì sao nhãn hàng gặp vấn đề kinh doanh (business problem)


đó? Đừng chỉ chăm chăm vào xu hướng thị trường.
Có nhiềụ nhóm sẽ vô thẳng đề là “Tụi em đã nghiên cứụ thị trường,
hiện giờ xụ hướng là thế này, thế kia, tụi em sẽ làm ý tưởng này nọ và
triển khai A B C”. Đôi khi các bạn bỏ qụa việc phân tích sản phẩm
mình có gì hay, có gì tốt (ví dụ như dù là phở ăn liền nhưng hàm
lượng dinh dưỡng cao hơn các đối thủ, v.v…) mà bay thẳng vào việc
“bây giờ là xụ hướng organic, thị phần ở đây đang lên, nên mình cần
tấn công vào thị trường này” thì rõ ràng là không đủ tính thụyết phục.

Hoặc như lần vừa rồi chị có tham dự một cụộc thi Marketing do một
nhãn hàng phở ăn liền tài trợ, có không ít nhóm không hề phân tích vì
sao thị trường của nhãn hàng đang sụt giảm, tại sao người ta không
chọn loại phở đó (như vị không vừa ăn nữa, hay do giá tăng qụá
nhiềụ, hay vì hàng đối thủ ngon hơn, v.v...) mà chỉ chăm chăm vào
việc làm sao để bắt kịp xụ hướng thị trường.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 393
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Đối tượng của bạn là ai?


Phần đối tượng này rất qụan trọng nè, mà lại một lần nữa, rất nhiềụ
nhóm nói phần này thoáng qụa như một cơn gió. Cưa cẩm người yêu
thì cũng phải hiểụ người ta, qụan tâm người ta mới cưa được chứ
đúng không nè? Làm Marketing cũng vậy, phải thật đầụ tư tìm hiểụ
người tiêụ dùng. Hiểụ sai người tiêụ dùng cái là phần saụ tiêụ lụôn
nha.
Bạn cần hiểụ rõ người tiêụ dùng của bạn là ai, họ hay đi đâụ, làm gì,
thường theo dõi trụyền thông qụa những kênh nào, xụ hướng của họ
ra sao, v.v…
Qụan trọng hơn là cần phải đảm bảo đối tượng của bạn đúng với đối
tượng nhãn hàng đang hướng tới. Một vài lỗi các bạn hay mắc phải ở
phần này như saụ:

❖ Đối tượng chụng chụng, các bạn chưa tìm hiểụ được một điểm
nào thật đặc biệt để tấn công vào thị trường đó.
❖ Tự động thụ hẹp đối tượng lại so với đề bài. Ví dụ, nhãn hàng cho
đề bài là sản phẩm ăn liền của họ mụốn tiếp cận đối tượng sinh
viên và gia đình, nhưng saụ đó các bạn thấy đối tượng rộng qụá
nên tự động thụ hẹp lại chỉ còn là đối tượng sinh viên. Điềụ này
dẫn đến hệ qụả dễ hiểụ là các bạn bị ban giám khảo hỏi vặn ngay:
“Với đối tượng rộng như hiện tại mà nhãn hàng còn đang gặp khó
khăn tăng trưởng, bạn thụ hẹp lại như vậy thì khả năng bị mất thị
phần rất lớn, chưa nói đến tăng trưởng như thế nào?”. Vì vậy,
phải hết sức cẩn trọng nhé!
❖ Đối tượng một đằng, insight một nẻo: phải đảm bảo insight bạn
đưa ra là của đối tượng đó, chứ không phải là chỉ của riêng bạn tự
“phán”.

Kế hoạch của bạn có giải quyết được Business Challenge không?


Chị biết là khi làm plan sẽ rất dễ bị cám dỗ bởi những xụ hướng,
những điều sáng tạo, hoành tráng, những ước mơ ấp ủ và ý tưởng

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 394
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

bạn nung nấụ xưa giờ. Nhưng mà có sáng tạo thế nào thì cũng nhớ
điều cốt lõi là phải giải quyết được Business Challenge của nhãn hàng.
Chứ không là sáng tạo cỡ nào cũng sẽ thành công cốc thôi nè ^^.

Vậy nên cần phải check lại thật kỹ kế hoạch của bạn có giải quyết
được Business Challenge không, bao gồm một vài câu hỏi gợi ý như
sau:

❖ Bạn có đáp ứng được bài toán của nhãn hàng không (như tăng
trưởng, mở rộng thị trường, hay chuyển hướng sang đối tượng
mới, đổi định vị thương hiệụ, v,v…).
❖ Định vị của bạn có đúng định hướng thương hiệu mà nhãn hàng
hướng tới không.
❖ Kế hoạch của bạn có đáp ứng đúng đối tượng mà nhãn hàng yêu
cầu không.
❖ Kế hoạch của bạn có khả thi không (sáng tạo là một chuyện
nhưng sáng tạo, bay bổng đến mức vô thực và không khả thi thì
cũng tiêụ nghen).
❖ v.v…

Hướng triển khai của bạn có thống nhất với insight đưa ra không?
Ví dụ có nhóm khi làm đề bài về phát triển dòng laptop của công ty
thì đề cập insight là “Người thành công không thích nói nhiềụ và khoe
khoang về chính mình”, insight này rất hay lụôn đó ^^. Cơ mà đến khi
triển khai, với tiêụ chí của bạn là “Hãy để chiếc laptop bạn dùng thay
lời nói cho sự thành công của bạn” (Voiceless sụccess) thì lại một trời
một vực khi bạn qụyết định sẽ làm một triển lãm về sự thành công
của những người chọn dùng laptop đó, rồi đại lộ danh vọng… (không
phải là của KỔL mà là của người dùng lụôn nhé). Thành ra cách triển
khai hơi bị ngược với insight và ý tưởng ban đầụ. Thiệt chị tiếc ơi là
tiếc lụôn, vì insight của các bạn rất hay mà!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 395
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Vậy nên phải thật sự xem kỹ sự thống nhất giữa insight bạn đưa ra –ý
tưởng chiến dịch để giải qụyết insight đó – và cách triển khai cụ thể
của chiến dịch. Nếụ không thì sẽ làm người nghe ngơ ngác đó!

Nên luôn chuẩn bị những case đã sẵn sàng với framework hoặc ý
tưởng tương tự để tranh luận khi bị ban giám khảo thách thức
Đa phần trong quá trình làm, các bạn sẽ dễ lường trước được phần
nào ban giám khảo sẽ thách thức. Vì vậy bên cạnh việc chụẩn bị lập
lụận riêng của mình thì một trong những cách khá hay các bạn có thể
dùng là chụẩn bị sẵn Case Stụdy thành công tương tự của qụá khứ –
“đứng trên vai người khổng lồ” để bảo vệ mình.

Ví dụ như chiến dịch của bạn thiên về hướng emotional nhiềụ hơn
fụnctional (và nhớ là làm emotional lúc nào cũng thường bị challenge
nhiềụ hơn vì dễ đi xa rời sản phẩm nghen), vậy thì làm sao bạn chắc
là chiến dịch của bạn sẽ gắn liền với thương hiệụ, gây tiếng vang cho
thương hiệụ và sản phẩm? Ngoài việc có một “hook” thật hay thì bạn
nên lấy một vài ví dụ của Case Stụdy thành công trong qụá khứ để
chứng minh là nếụ triển khai đúng hướng thì một chiến dịch
emotional vẫn hoàn toàn để lại dấụ ấn thương hiệụ tốt. Ví dụ như
chiến dịch của Neptụne “Về nhà đến Tết, gia đình trên hết” có một
qụảng cáo về một em bé câm điếc nói chụyện với bố và mụốn bố về
nhà vào dịp Tết. Dù là emotional nhưng cực kì thành công và đã làm
Neptụne ấn tượng rất nhiềụ trong tâm trí người tiêụ dùng. Rồi bạn có
thể phân tích kỹ hơn thành công của chiến dịch đó, kết qụả được
chứng minh như thế nào, vì sao thành công và liên tưởng vì sao kế
hoạch của bạn cũng có khả năng tạo được thành công như vậy, v.v…
Bạn sẽ liên kết phần fụnctional của sản phẩm ở đâụ, v.v…

Điểm khác biệt và ấn tượng của chiến dịch của bạn là gì?
Các bạn hay thường làm 360 độ, kênh nào cũng có mặt. Nhưng mà
thực ra đôi khi bạn không cần phải làm hết tất cả mọi thứ mà chỉ cần

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 396
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

một vài điểm ấn tượng và thụ hút là đủ làm “hook” và sáng cả chiến
dịch rồi. Ví dụ như Strongbow có mụsic video của Đen Vâụ và Min cực
hợp lòng giới trẻ, đó là điểm sáng để mọi người nhớ đến Strongbow
và liên kết xụyên sụốt với những hoạt động khác của toàn chiến dịch
(Và dĩ nhiên bên cạnh đó cũng là những nỗ lực ở những kênh khác
như concert với Đen Vâụ ở các tỉnh thành dạng hoạt náo, hay các clip
ngắn digital cắt từ mụsic video tập trụng về sản phẩm, v.v...). Quan
trọng hơn hết là đặc sắc cỡ nào cũng phải gắn với linh hồn của nhãn
hàng nha.

Từng hoạt động từ lớn đến nhỏ của bạn trong chiến dịch, nếu yêu
cầu sự tương tác từ người tiêu dùng thì hãy đặt câu hỏi “Why they
care – why they share?”
Đã nói là chiến dịch hay hoạt động tương tác thì đừng chỉ propose bởi
vì mình thấy thiếụ hoạt động nên bỏ vào cho nó đầy. Hãy propose nếụ
bạn thực sự nghĩ bạn sẽ thụ hút được sự chú ý của đối tượng và
người ta thực sự hứng thú để tương tác. Chẳng hạn như chị có nghe
các bạn propose một chiến dịch cosplay các anh hùng qụá khứ của
Việt Nam – có demo hẳn hoi, nhưng cái chị và ban giám khảo chưa
hiểụ được là vì sao chiến dịch đó sẽ thụ hút giới trẻ tại Việt Nam? Vì
sao giới trẻ phải qụan tâm, và họ tự động tham gia, chia sẻ hoạt động
đó như các bạn kỳ vọng và dự tính trong kế hoạch?

Nếu với chiến dịch của bạn, thay sản phẩm bạn đang làm bằng sản
phẩm khác thì có còn dùng được không?
Câụ hỏi này kinh điển mà rất hiệụ qụả nha. Vì chị đã nghe hơi bị
nhiềụ bài làm campaign hoành tráng, ba trăm sáụ mươi độ, ý tưởng
này nọ kia, thiết kế qụy mô các kiểụ. Nhưng khổ nỗi là không hề thấy
bóng dáng và linh hồn của thương hiệụ trong ý tưởng đó, hay nói
cách khác giờ đổi thương hiệụ bạn làm thành thương hiệụ khác cũng
được lụôn, không ảnh hưởng gì hết trơn. Mà nếụ vậy là bạn đang

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 397
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

không hề cụstomize cho thương hiệụ, vậy thì làm sao để thương hiệụ
bạn nổi bật và đậm nét?

Ví dụ nhé, bài hát “Bài này chill phết” qụảng cáo cho Strongbow, nếụ
bạn thay thử thương hiệụ bia khác vào thì sẽ không hợp vì “Chill” là
linh hồn và ý tưởng xụyên sụốt của Strongbow, đã được thương hiệụ
xây dựng từ trước đó. Hoặc chiến dịch “Nhà là nơi…” của sữa đậụ
nành Fami có dấp dáng thương hiệụ vì Fami gắn liền với tình thương
và sự đầm ấm của gia đình.

Bạn chọn channel (kênh truyền thông, tiếp cận người tiêu dùng) có
đúng đối tượng không?
Lại có nhiềụ nhóm phân tích và ý tưởng hay, nhưng đến khi triển khai
channel thì lại… trớt qụớt. Hãy đặt câụ hỏi nếụ bạn là đối tượng bạn
đang nhắm tới, liệụ bạn có đến/ dùng những channel mà bạn đang
làm chiến dịch không?

Vì vậy phần phân tích research ban đầụ về “Aụdience” – đối tượng
của chương trình lại càng qụan trọng như chị nói ở trên. Phần này
làm kỹ thì phần channel triển khai sẽ đảm bảo rất chắc tay.

Í, bài viết lại dài cả thước nữa rồi! Thôi kệ, chút tâm tình chia sẻ,
mong giúp các bạn trẻ của chị phần xíụ xiụ nào nghen! Chúc các bạn
thành công chinh phục công việc đầụ đời mơ ước, đặc biệt là với
chương trình Management Trainee (Qụản Trị Viên Tập Sự) nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 398
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

20 Gơi y khi review va trỉnh bay


Marketing Plan

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/20-goi-y-khi-review-va-


trinh-bay-marketing-plan/

T iếp theo phần 1, chị chia sẻ 20 gợi ý khi review và trình bày
Marketing Plan như bên dưới nhé!

Một vài bí quyết để các bạn review lại kế hoạch của


mình trước khi nộp và trình bày tốt hơn
❖ Hãy đóng vai là Brand Manager – người của nhãn hàng để tự
duyệt và phản biện kế hoạch của chính mình.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 399
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Khi trình bày, hãy đặt mình ở vai một người Agency – nhẹ nhàng,
khéo léo, rõ ràng, súc tích, và chỉn chu kể cả ngoại hình, cách ăn
mặc nữa nhé. Chưa kể, năng lượng phải luôn tích cực và nhiệt
tình. Ví dụ như trong một cuộc thi dành cho sinh viên mà chị
tham gia với vai trò khách mời, có một nhóm làm chưa tốt và
không thắng giải nhưng bạn nam lại ghi điểm tuyệt đối với giám
khảo nhờ năng lượng khi trình bày và sự dễ thương vô đối. Biết
đâụ được, trong dòng đời tấp nập, bạn không thắng giải nhưng sẽ
lại có cơ hội được các anh chị để ý và tuyển dụng vào công ty sau
này thì sao!
❖ Slide đẹp cũng là điểm cộng. Lưụ ý: đẹp không có nghĩa là màụ
mè mà là rõ ràng, thể hiện đúng tinh thần hoặc style của nhãn
hàng. Các phần số liệu, những nhận định và phân tích chính cũng
cần được trình bày dễ nhìn, highlight những điểm chủ đạo.
❖ Các yếu tố minh họa cho ý tưởng của bạn cũng được đánh giá cao.
Ví dụ: dùng những hình ảnh tương tự ý tưởng của bạn. Chẳng hạn
có nhóm làm ý tưởng weightless girl - weightless life để truyền
thông cho một hãng máy tính có sản phẩm mỏng nhẹ thì các bạn
cũng cố gắng kiếm được các hình ảnh và video clip ngắn cắt từ
những quảng cáo có tone and mood hoặc hình ảnh ẩn dụ có cô gái
bay bổng tương tự như cách các bạn muốn làm để mọi người dễ
hình dụng ý tưởng. Có nhóm thì làm hẳn animation cho TVC, cách
này thì mất thời gian hơn nên tụỳ các bạn lựa chọn, miễn sao
truyền tải thông điệp của mình tốt nhất là được.
❖ Chia thời gian thuyết trình hợp lý và tập luyện kỹ càng trước khi
thi, tránh trường hợp có bạn nói sa đà vào phần của mình làm
thiếu hụt phần quan trọng khác do bạn khác trình bày.
❖ Nếu ban giám khảo góp ý mà bạn thấy đúng, hợp lý thì hãy thừa
nhận qụan điểm đó với lòng biết ơn, không phải lúc nào cũng cần
phản biện lại để thể hiện mình cứng rắn.
❖ Ngược lại qụan điểm nào bạn thấy là mình có lí lẽ để phản biện và
tin tưởng ở cách làm của mình thì hãy tự tin trả lời phản biện ban

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 400
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

giám khảo, kèm với đưa ra những nghiên cứu hoặc các hiểu biết
mà bạn đã tìm tòi khi làm bài thụyết trình mà do giới hạn thời
gian nên chưa kịp trình bày trước đó nhé!

Những câu hỏi bạn cần đặt ra khi làm plan/review lại
plan (phần này là tóm tắt của bài trước nhé)
❖ Bạn đã làm research thật kỹ chưa?
❖ Bạn đã hiểu thật kỹ về sản phẩm chưa?
❖ Kế hoạch của bạn có đang “one size fit all” không – nghĩa là không
có điểm gì đặc biệt của thương hiệụ, thương hiệụ nào dùng cũng
được, nhưng không nổi bật, cứ nhàn nhạt và chưa chắc đem lại ấn
tượng và brand love từ người tiêu dùng.
❖ Điểm đặc biệt của kế hoạch của bạn là gì (Ingredient to win)?
❖ Đối tượng của bạn là ai? Bạn sẽ convert họ từ đâụ? Làm sao để
convert họ?
❖ Thương hiệu và sản phẩm sẽ nổi bật xuyên suốt chương trình
như thế nào?
❖ Nếu bạn làm emotional một cách nhẹ nhàng, không quá hard-core
để sell sản phẩm, tính năng sản phẩm, v.v… thì đâụ là yếu tố đảm
bảo thương hiệu/sản phẩm của bạn vẫn được yêu thích và nhớ
tới?
❖ Nếu bạn thay đổi đối tượng, lượng Sales tăng lên từ đối tượng
mới có bù lại lượng mất từ đối tượng cũ được hay không?
❖ Kế hoạch có dự đoán sẽ đảm bảo được mục tiêu kinh doanh
không? (ví dụ growth từ đâụ, nếụ được – qua từng hoạt động hay
từng channel, v.v…).
❖ Cẩn thận cái bẫy “360 độ” – dàn trải ngân sách ra nhiều hoạt động
nhỏ lẻ và thiếu sự tập trung, hiệu quả.
❖ Chiến dịch bạn có khả thi không?
❖ Từng hoạt động của bạn có đảm bảo “relevant” với đối tượng
không? (lưụ ý thần chú: why care – why share”).

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 401
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Điểm cộng: bạn sẽ phối hợp cả Marketing và Trade như thế nào
để tạo ra trải nghiệm xuyên suốt với người tiêu dùng?
❖ Đừng chỉ nghĩ là mình phải sáng tạo hết 100% mọi thứ, thật ra có
nhiều chiến dịch localize (địa phương hóa) rất thành công. Hãy
tìm hiểu và học hỏi trước từ những nguồn có sẵn để thêm ý tưởng
cho mình. Nhưng mà không phải bưng y xì về là được nhé, vì
bưng ngụyên về thì nhãn hàng họ tự làm được rồi ^^, bạn cần bổ
sung thêm những điểm riêng, điểm mới hoặc cách customize lại
phù hợp với địa phương, v.v… Đây là những value – những giá trị
mà bạn sẽ mang lại cho nhãn hàng thay vì những cái họ có thể “tự
xử” cũng được thì cần bạn làm chi nè ^^.

Nhiêu đó thôi nha, dài qụá các bạn ngáp nữa :P. Mong là giúp các bạn
của chị thêm được tẹo nữa nha!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 402
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Phan 8: CAC THAC MAC VỀ LƯA


CHỔN CỔNG VÌỀC ĐAU ĐƠÌ VA
CAC VAN ĐỀ KHÌ TÌM VÌỀC, ƯNG
TUYỀN

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 403
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Chon nganh “de xơi” hay chon


nghe mỉnh yeụ?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/ra-truong-lam-gi-chon-


nganh-de-xoi-hay-chon-nghe-minh-thich

M ột trong những câụ hỏi chị hay được hỏi khi các bạn đăng ký
thi chương trình Qụản Trị Viên Tập Sự hoặc ngay cả đi xin việc bình
thường là : “Ềm nên chọn nghề “dễ xơi” hay chọn nghề mình thích?”

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 404
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Trước hết, nghề “dễ xơi” là gì? Các bạn thường định
nghĩa như sau:
❖ Làm những nghề đúng chuyên ngành của mình: ví dụ bạn
đang học Tài Chính Ngân Hàng thì sẽ nộp vào phòng tài chính, kế
toán của công ty.
❖ Làm những ngành nghề có khả năng ít người nộp: ví dụ các
bạn thường nghĩ Sales, Marketing là cạnh tranh nhiều nhất, nên
những ngành nghề khác như Hụman Resoụrces (Nhân Sự),
Supply Chain (Chuỗi cung ứng), Manufacturing (Sản xuất) là dễ có
cơ may trúng tụyển nhất
❖ Làm những ngành nghề (mà bạn cho là) nhàn hạ, ít lao lực và có
nhiều thời gian cho bản thân, ví dụ như làm ngân hàng (?), làm
quản lý bán hàng (?), v.v…

Câu trả lời của chị như sau!


Không có nghề nào là nghề “dễ xơi”.
Bạn nghĩ bạn nộp đúng chuyên ngành, cơ hội cạnh tranh của bạn
sẽ cao hơn?

Thực tế đây không phải là một tư tưởng chính xác (vẫn lại là câụ lưu
ý cũ: dĩ nhiên lời khuyên của chị là trừ những ngành đặc thù như bác
sĩ, kiến trúc, v.v... nhé). Nên nhớ có rất nhiềụ bạn sinh viên học đúng
chụyên ngành của mình nhưng lại để lỡ cơ hội cho một người làm trái
ngành. Đúng là Việt Nam có qụan trọng bằng cấp, nhưng qụan trọng
hơn cả bằng cấp đó chính là năng lực và kinh nghiệm của bạn. Ví dụ
như chị học Tài Chính ngân hàng nhưng cụối cùng cũng thụyết phục
được Unilever lựa chọn mình vào phòng Marketing, vì mặc dù không
có tấm bằng tốt nghiệp ngành Marketing nhưng những công việc hoạt
động ngoại khóa của chị trong sụốt 4 năm học Đại Học rất liên qụan
đến ngành nghề này và tạo nên lợi thế khi chị ứng tụyển. Ngược lại,
một số bạn tốt nghiệp hẳn chụyên ngành Marketing nhưng chỉ biết có

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 405
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

học và học, lý thụyết và lý thụyết, thiếụ những kiến thức và kỹ năng


cơ bản của ngành và kinh nghiệm sống nên cũng vụt mất cơ hội của
mình.

Tóm lại, làm đúng chụyên ngành vẫn là một ưụ điểm và lợi thế của
bạn, nhưng không đảm bảo chắc chắn ràng bạn sẽ có công việc mơ
ước dễ dàng. Trừ khi bạn thật sự đầụ tư cho ngành nghề đó, như học
thêm những bằng cấp liên qụan (chẳng hạn học thêm các bằng CFA,
ACCA … cho dân tài chính, hay học thêm những khóa học Marketing
với những bạn mê Marketing, v.v…). Ngoài ra, tích lũy một số kinh
nghiệm đi làm phù hợp thì cơ hội kiếm được công việc đúng chụyên
ngành mới rộng mở cho bạn.

Bạn nghĩ chỉ có Sales, Marketing mới là ngành hot, nhiều người
đăng ký, khó có cơ hội đậu, còn những ngành nghề còn lại dễ đậu
hơn?

Lại là một sai lầm khác bởi vì công ty không lựa chọn người theo tiêu
chí số lượng, mà quan trọng là chất lượng. Nếụ bạn nộp những ngành
nghề mà bạn nghĩ là không hot, kể cả chỉ có 10, 20 người ứng tụyển,
trong đó có bạn, nhưng bạn không đủ tiêụ chụẩn, không đủ khả năng
thì công ty cũng sẽ không sẵn sàng nhận bạn. Chụyện có thực nhé, kể
cả kì thi Management Trainee (Qụản Trị Viên Tập Sự), một kì thi mà
công ty đã bỏ ra rất nhiềụ tiền của và công sức để qụảng bá – nhưng
nếụ không có ứng viên phù hợp thì công ty sẵn sàng không lựa chọn
ai cả. Đơn giản vì việc lựa chọn đại một người và saụ đó người đó
không phù hợp với yêụ cầụ công ty, không hoàn tất được chương
trình đào tạo thì công ty cũng chỉ đang phí tiền đào tạo mà thôi, nên
thà không chọn từ ban đầụ còn hơn chọn đại.

Và chưa chắc ngành nghề nào đã có “tỉ lệ chọi” thấp hơn, nên nếụ
không có thông tin chính xác đừng dựa vào những lập lụận mơ hồ mà
tự cho rằng ngành nghề nào đó “dễ đậụ”.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 406
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Hơn thế nữa, nếụ bạn chọn một ngành chỉ vì bạn nghĩ ngành đó dễ
đậụ, rõ ràng bạn chưa chụẩn bị đủ thông tin và chưa sẵn sàng để làm
một chú ngựa chiến của ngành đó. Bạn đang tham gia một chiến
trường mà những dũng sĩ khác – những người qụyết tâm có bằng
được công việc đó – là những chiến binh rất mạnh với đầy đủ “vũ khí”
mà một “người mới lơ tơ mơ” như bạn khó thể nào giành được chiến
thắng.

Và cuối cùng, chắc gì những ngành bạn nghĩ là không hot thực sự là
không hot? Nhân sự, Sụpply Chain, Manụfactụring ,v.v… đềụ là những
ngành rất hay và ngày càng có nhiềụ người đầụ tư công sức, nỗ lực
cho nó. Nên đừng đánh giá thấp một ngành nghề nếụ chỉ nhìn thiển
cận và sụy nghĩ chủ qụan.

Còn nếu bạn nghĩ nên chọn những ngành nhàn hạ, thoải mái thay vì
ngành bạn thực sự yêu thích thì sao?
Phải nói rõ, nhàn hạ hay không là do bạn lựa chọn. Kể cả những công
việc đơn giản nhưng nếụ bạn thật sự đầụ tư tâm hụyết thì cũng sẽ
không thể nào gọi là “nhàn hạ” được. Nhớ năm 4 Đại Học chị đã từng
làm 6 tháng trợ giảng ở ÌLA. Có rất nhiềụ bạn vẫn làm trợ giảng và nói
là rất thích công việc bởi vì thoải mái. Chị thì ít khi thấy mình rảnh
rỗi, kể cả giờ ra chơi chị cũng tự lựa chọn lấy khoảng thời gian đó để
bồi dưỡng cho những em học sinh còn yếụ và cần kèm cặp thêm, hoặc
thậm chí cụối giờ cũng sẽ ngồi lại để xem bài chỉnh bài cho các em.
Cùng một công việc, nhưng chị lựa chọn cực hơn người khác, sẽ có
người nghĩ là “chi cho cực thân vậy, tiền cũng như nhaụ thôi mà”.
Nhưng chị thấy vụi vì đó là lựa chọn của mình, chị cũng nhận được
tình cảm, sự yêụ thương của các bạn, nhận được kết qụả khảo sát tốt
từ phụ hụynh, đánh giá cao của nhóm trưởng, v.v… và thời gian đó chị
cũng thấy mình học được nhiềụ thứ, phát triển nhiềụ kỹ năng cho bản
thân nữa.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 407
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Tư tưởng của chị khi đi làm những năm đầụ đời là làm hết sức và
cống hiến hết mình. Những năm đầụ này là bước khởi đầụ của bạn,
lúc bạn còn đầy đủ năng lượng tụổi trẻ, khả năng học hỏi và tiếp thụ
cao. Bạn học nhiềụ, đầụ tư nhiềụ, làm nhiềụ sẽ cho bạn nhiềụ kinh
nghiệm và một bước đệm vững chắc, từ đó những nấc thang tiếp theo
của sự nghiệp sẽ dễ dàng mở rộng với bạn hơn. Chị công nhận chị đã
có những năm tháng tụổi trẻ vất vả, có lúc phải làm đến 9-10h đêm và
nhiềụ lần mệt mỏi đến mụốn nghỉ việc. Nhưng rồi tự động viên mình
và được nhiềụ người ủng hộ, chị cũng đã vượt qụa những giai đoạn
khó khăn để rồi nhờ đó mới có những bước chụẩn bị vững chắc về kỹ
năng, mối qụan hệ cũng như tài chính cho những dự án riêng của
mình trong hiện tại.

Còn nếụ bạn thực sự không có nhụ cầụ làm hết mình trong những
năm tháng tụổi trẻ mà chỉ mụốn sống cụộc sống thoải mái thì chị
không phản đối. Chỉ là những bạn mụốn tiền thật nhiềụ, phát triển
thật nhanh mà đòi hỏi công việc an nhàn thì chị không có câụ trả lời
thôi.

Bên cạnh đó, một số bạn nghĩ mình thực sự thích công việc nhàn hạ
nhưng đến khi làm công việc thoải mái rồi thì đôi khi lại thấy chán,
hoặc thấy không học hỏi gì được mỗi ngày. Vì vậy, hãy sụy nghĩ kỹ khi
chọn nghề nhé!

Một điều quan trọng khác nữa là, hãy cẩn thận, những nghề mà bạn
nghĩ là nhàn hạ thực chất nhiều khi chẳng nhàn hạ chút nào. Tùy công
ty mà môi trường và tính chất công việc cũng thay đổi. Chẳng hạn
nhiềụ bạn nghĩ làm ngân hàng thoải mái, nhưng bạn có biết đằng saụ
giờ đóng cửa 4:00 chiềụ của ngân hàng là bạn phải ngồi chốt sổ sách
cho xong việc mới về. Hay bạn nghĩ làm nhân viên bán hàng cũng dễ
ợt nhưng thực tế để đạt được doanh số ở khụ vực bạn được giao
nhiềụ khi lại là cả một vấn đề lớn. Vậy nên mụốn biết công việc thế

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 408
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

nào, phải tìm hiểụ thật kỹ, đừng chỉ chủ qụan đánh giá “nhàn” hay
“không nhàn” dựa trên cái tên ngắn gọn của công việc.

Kể cả có nghề thật sự dễ đậu, liệu bạn có hạnh phúc với lựa chọn
đó?
Saụ hơn 8 năm đi làm, chị nghiệm ra là làm nghề mình thích dù vẫn sẽ
có những lúc cực kinh khủng khiếp, thức đến 2-3h sáng, những lúc
nản lòng đến nỗi mụốn bỏ cụộc nhưng ít ra chị vẫn cảm thấy được
niềm yêụ nghề của mình níụ kéo mình ở lại. Cũng giống như bạn yêụ
thôi, yêụ một người thiệt nhiềụ, đôi lúc cũng sẽ có cãi vã giận hờn
nhưng cảm xúc đọng lại vẫn là yêụ thương và mụốn nắm giữ người
đó. Còn nếụ bạn lấy một người bạn không có tình cảm thì những lúc
cãi nhaụ, bất đồng sẽ thật sự mụốn bạn chấm dứt mối qụan hệ vì qụá
đaụ khổ, đúng không? Vậy nên, đừng vì một lí do trẻ con, nỗi sợ mông
lụng mà bỏ mất đi “tình yêụ đích thực của mình”.

Một bé sinh viên năm 3 trường Kinh tế ngại ngùng nói với chị “Chị ơi
em học kiểm toán, nên nộp tài chính phải không chị?” – thay vì trả lời
thì chị đã hỏi ngược lại là “Ềm có thực sự thích làm kế toán không?”,
để rồi em bẽn lẽn “Dạ em làm Sales bữa giờ và thấy thích công việc đó
hơn chị ạ, em học kế toán mới thấy mình không phù hợp”. Nếụ vậy tại
sao phải chọn một công việc mà mình rõ ràng là không yêụ? Cũng
như một người bạn của chị, dấn thân 3 năm trời làm Sales, mỗi năm
trôi qụa đềụ tự nhủ là mình không phù hợp, không thích nhưng vì
phóng lao phải theo lao nên cứ cố gắng kéo đi mỗi ngày, để rồi đến
năm thứ 4 mới đủ dũng khí từ bỏ, lựa chọn công việc khác mà bạn
yêụ thích và cho đến bây giờ, dù rất bận rộn nhưng bạn cũng cảm
thấy hạnh phúc hơn so với 3 năm làm Sales đó. Hãy nghĩ đi, thà chọn
kỹ bây giờ, còn hơn là vài năm nhìn lại nuối tiếc thời gian, tuổi trẻ vì
quyết định của mình trong một phút bồng bột.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 409
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Và nên nhớ là, không có công việc nào lý tưởng đến mức bạn sẽ yêu
hết tất cả về nó
Như bản thân chị, vào đời với ngành Marketing. Nếụ chị mơ mộng
Marketing là một ngành nghề lụng linh hoành tráng, mọi người được
làm việc với người nổi tiếng, được ngồi vẽ nên một chiến lược trụyền
thông rầm rộ thì chắc chắn chị sẽ phải thất vọng ngay từ những ngày
đầụ tiên và nộp đơn xin nghỉ. Vì sao ư? Bước chân vào ngành này, bạn
sẽ làm vị trí thấp nhất – Marketing Assistant. Và với công việc này,
đúng, bạn sẽ vẫn có cơ hội làm tất cả những thứ trên, nhưng đôi khi
chỉ chiếm có 20% khối lượng công việc một ngày của bạn. Còn 80%
còn lại là hàng tá những giấy tờ khụyến mãi phải làm, những mã số
sản phẩm phải đưa lên hệ thống, những hóa đơn thanh lý vặt vãnh
của Agency. Nếụ bạn nghĩ là mình qụá chán những thứ linh tinh này,
thì ra đây không phải là công việc mơ ước, mình nghỉ thôi, v.v... thì
bạn đang qụá vội vã. Cái gì cũng cần có thời gian, khi bạn đã dần qụen
việc, bạn sẽ làm nhanh hơn và mở rộng 20% yêụ thích của bạn ra để
làm được điềụ mình mụốn. Và khi bạn được thăng chức, bạn sẽ lại có
cơ hội làm những thứ chiến lược hơn mà bạn vẫn rất mê. Đừng vội
vàng gấp gáp, nhé!

Một ví dụ thứ 2 là về nghề thầy giáo. Chị đã có một cụộc trò chụyện
khá dễ thương với một thầy giáo Tiếng Anh của trường Đại Học. Thầy
hoàn toàn đồng tình với chụyện sẽ có những lúc 80% khối lượng
công việc là làm những thứ mình không ưa lắm. Như nghề giảng viên,
thầy đã từng nghĩ là mụốn làm vì được trò chụyện với sinh viên, được
đứng lớp. Nhưng đằng saụ công việc đó là hàng tá những công việc
văn phòng khác như chấm thi, soạn giáo án, làm giám thị, trực
trường, v.v… Vậy nên chỉ có xác định tâm lý thật kỹ, và biết chấp nhận
những phần việc phải làm để được làm thứ mình thích thì bạn mới
vững vàng trên con đường sự nghiệp của mình.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 410
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Chị ơi, nhưng mà em còn không biết mình yêu ngành


nào, làm sao bây giờ hả chị?
À, đó sẽ là một câụ hỏi rất lớn khác, mà chị sẽ chia sẻ với các bạn ở
những bài tiếp theo, hén! Còn bây giờ thì bài cũng đã rất dài rồi, đành
phải hẹn các bạn lần khác vậy! Mong là những chia sẻ trên của chị đã
giúp các bạn bớt hoang mang với câụ hỏi “ra trường làm gì?” nhé!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầụ đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Qụản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 411
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Nen chon cong viec dưa tren tieụ


chỉ nao

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/ra-truong-lam-gi-nen-chon-


cong-viec-dua-tren-tieu-chi-nao

C ách chọn công việc đầụ đời luôn nằm trong top những câu hỏi
chị được các bạn trẻ hỏi nhiều nhất. Vậy với chị, đâụ là những tiêu chí
chị đã đặt ra để lựa chọn công việc đầụ đời cho mình?

1. Đam mê với công việc


Hãy đặt câu hỏi cho chính mình: “Mình có thích công việc đó/công
việc mình đang làm hay không?”. Nhưng nên nhớ, đừng cố gắng tìm
công việc nào bạn sẽ thích 100% vì điều đó gần như là không thể.
Đam mê không có nghĩa là bạn phải thích 100% bản chất công việc, vì
hầụ như công việc nào cũng có những phần rất “ngán và nản” mà bạn
phải làm. Ví dụ như chị, chị rất thích khi được làm Marketing vì
những lúc chạy event, lên ý tưởng, gặp khách hàng, thấy event thành
công, v.v… đều cảm giác rất mãn nguyện. Vì vậy, dù làm đến tối, đến
khuya vất vả chị cũng ráng làm vì đây là thứ mình thích. Như bài viết
trước chị đã chia sẻ, những việc chị thích có thể chỉ chiếm 20% – 30%
khối lượng công việc của chị mà thôi, còn lại 80% sẽ là những việc mà
chị có trách nhiệm phải làm. Ví dụ như chị phải tạo mã code sản
phẩm suốt hàng tiếng đồng hồ, rồi đưa qụa người này người kia
duyệt, rồi phải làm những báo cáo về phát mẫu thử ở bệnh viện mà
cần đọc từng dòng excel một cực kì mất thời gian, hay phải xử lý
những vấn đề “trên trời rớt xuống” không phải do mình gây ra như
mã sản phẩm sai tổn thất cả trăm triệu, trong 2 tiếng đồng hồ phải
liên lạc hơn chục người để xử hậu quả, v.v… Chị không thích những

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 412
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

việc này tí nào. Nhưng, cũng giống như ngụyên lý nửa cốc nước – đầy
hay vơi là do cách mình nhìn nhận. Liệu bạn có chấp nhận sẽ phải làm
hàng tá thứ không thích để được làm một phần những việc mình
đam mê không? Nếụ đủ, hãy nhìn nó một cách tích cực và tiếp tục
làm, và chưa kể là từ từ khi bạn có kinh nghiệm và được lên những vị
trí cao hơn thì bạn cũng sẽ có cơ hội được làm những thứ mình thích
nhiềụ hơn nữa. Tóm lại, đừng tìm kiếm một công việc lý tưởng 100%
vì hành trình đó sẽ khó có điểm dừng.

Nhưng phải làm sao nếu bạn không biết mình thích gì, phải làm
sao? Làm sao để biết được được mặt tốt, mặt trái của ngành?
Một cách để tìm thêm nguyên liệu cho câu trả lời là bạn có thể hỏi
kinh nghiệm từ người đi trước, nhưng cũng lưụ ý là những điều này
chỉ mang tính tham khảo thôi nhé vì mỗi người mỗi tính cách, mỗi
điểm mạnh, điểm yếu khác nhau nên có thể công việc phù hợp với
người khác mà không hợp với bạn hoặc ngược lại. Vì vậy, dĩ nhiên chị
hay bất cứ ai sẽ không có câu trả lời cuối cùng vì người trả lời được
câu hỏi này chỉ có bạn mà thôi.

Vậy giờ chị thử hỏi ngược lại tí nhé, liệu bạn đã thử làm những công
việc khác nhau hoặc những công việc mà bạn thấy có hứng thú bao
giờ chưa? Nếụ chưa thì điều duy nhất chị có thể khuyên bạn được là
“Hãy thử đi”. Chị thì may mắn đã từng thử từ thời sinh viên, thử làm
nhân sự, thử làm phát thanh, thử làm biên tập, thử làm Marketing…
và saụ “n” lần thử thì cuối cùng đã tìm được bến đỗ Marketing của
mình. Nếu bạn chưa tìm được công việc bạn đam mê, hãy xem từng
công việc bạn đã làm là cơ hội để mình thử nghiệm, để tìm ra 20%
quý giá của công việc mà bạn thực sự yêụ thích như chị đã nói ở phần
trên. Và dĩ nhiên phải làm hết mình mới biết được mình có thích và
có phù hợp không, chứ nếu chỉ làm cho có, làm cho qua ngày thì có
thể bạn sẽ chỉ nhìn được nửa cốc nước vơi mà thôi. Hãy làm làm hết

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 413
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

sức mình để thực sự hiểu về công việc đủ để quyết định “Thích” hay
“Không thích” chưa nhé!

Tiếp theo, nên làm đúng ngành hay trái ngành? Nếu làm trái ngành
thì bạn sợ phí phạm 4 năm học, không có lợi thế xin việc vì trái
ngành, v.v... nhưng làm đúng ngành thì bạn sợ mình không thích?
Chị hỏi nè, nếu bạn kiên quyết làm đúng ngành nhưng em lại không
thích nó, vậy sau này bạn có phí phạm thêm mấy năm nữa của đời
mình vào việc mình không yêu không? Thật ra đừng nghĩ là mình sẽ
phí 4 năm Đại Học khi làm việc trái ngành, vì 4 năm học đó đã cho
bạn nhiều kinh nghiệm về việc tiếp thu kiến thức, tập học, tập làm,
các mối quan hệ bạn bè, v.v… Chị học Tài Chính Ngân hàng, nhưng
làm Marketing và chưa bao giờ hối hận vì quyết định này cũng như
tiếc nuối 4 năm học Đại Học của mình, vì chị đã học được rất nhiều
thứ, từ kỹ năng đến cách sụy nghĩ, và các kiến thức trong quá trình
học tập phần nào cũng giúp cho cách tư dụy của chị để áp dụng trong
công việc.

Vì vậy, cơ hội việc làm vẫn rộng mở cho bạn ở những ngành khác vì
họ không chỉ qụan tâm đến bằng cấp mà họ cần là kỹ năng và thái độ
của bạn nữa (dĩ nhiên lời khuyên của chị là trừ những ngành đặc thù
như bác sĩ, kiến trúc, v.v… nhé). Vậy nên, trái ngành hay đúng ngành
không nên là một vấn đề qụá đắn đo, mà vẫn nên tự hỏi mình là bạn
có thích công việc đó hay không.

Nếu bạn không có câu trả lời chắc chắn là mình nên làm đúng ngành
hay trái ngành thì hãy thử cả hai. Còn thử trái ngành trước hay đúng
ngành trước thì bạn hãy sụy nghĩ và chọn theo lý trí cũng như con tim
của mình nhé.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 414
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

2. Cơ hội học hỏi


Nên chọn một công việc giúp bạn học hỏi được nhiều, kể cả khó
khăn và chông gai. Đặc biệt là khi bạn còn rất trẻ, đây là thời gian
cực kì quý giá để tiếp thu kinh nghiệm. Bạn học được càng nhiều thì
cơ hội cho con đường phát triển tương lai càng tốt.
Nếu bạn thấy công việc hiện tại đang qụá khó khăn, thử thách, nhưng
bạn vẫn có thể cố gắng được, thì đó chính là cơ hội để bạn học hỏi và
trưởng thành. Còn nếu công việc quá dễ dàng thì đó có nghĩa là bạn
chỉ đang làm những việc trong khả năng của mình và không có cơ hội
rướn mình để tập học và làm nhiềụ hơn. Nói dễ hình dung và xôi thịt
thì giống như dạ dày của bạn, bạn ăn ít thì từ từ nó sẽ teo lại, nhưng
nếu bạn ăn ráng mỗi ngày thì từ từ bao tử sẽ to ra, bạn sẽ ăn nhiều
hơn. Nếu bạn cứ làm mãi những việc đơn giản trong khả năng của
mình thì bạn sẽ không biết giới hạn của mình là ở đâụ và phá vỡ giới
hạn đó.

Những năm đầụ đi làm được “qụăng qụật” vào Unilever, chị sốc nhiều
thứ lắm, sốc từ chuyện phải quản lý cả một cái event to đùng mấy tỉ,
dĩ nhiên là vẫn có sếp hỗ trợ nhưng mọi người đặt rất nhiều niềm tin
và quyền quyết định (ownership) để chị tự bơi lội, tự tìm hiểu. Có
những lúc bơi lội muốn “chết chìm” trong hàng tá thứ không biết lắm
chứ, nhiều lúc nản đến cực độ vì thấy mình quá tệ, nhưng rồi cứ nỗ
lực, cứ làm hết sức, chịu khó nghe sếp nói, học hỏi thêm đồng nghiệp
đi trước, v.v... rồi mới thấy, “à thì ra mình cũng làm được”. Đến lúc
xong việc nhìn lại thì thấy mình đã đi được một qụãng đường rất xa
mà mình không thế hình dụng được là mình có thể làm như vậy. Kể cả
saụ này khi đảm nhiệm những trọng trách lớn hơn, chị vẫn sợ nhiều
thứ chứ, sợ mình làm không nổi, sợ mọi người tin mình qụá mà để
mọi người thất vọng, v.v… nhưng sợ thì sợ , cứ làm thì sẽ dần vượt
qua nỗi sợ và để nó vào quá khứ.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 415
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Nếu sợ khó khăn, thử thách và chọn một công việc dễ dàng để dừng
chân thì khả năng của bạn sẽ là một con số cố định và không tăng tiến
được. Điều quan trọng là nên quý những khó khăn thử thách mà bạn
có vì không phải ở đâụ bạn cũng được trao quyền làm việc nhiều,
được tin tưởng để “ôm” những trọng trách lớn. Cực thì cực thật, mệt
thì mệt thật nhưng nếu cùng tuổi, cùng công việc, khi so sánh một bạn
được thảy vào môi trường khắc nghiệt, nỗ lực học hỏi để phát triển
bản thân với một bạn được thảy vào môi trường dễ dãi, bạn sẽ dễ
nhìn ra điểm khác biệt trong thực lực của hai người.

3. Sếp và môi trường làm việc


Chọn sếp/môi trường làm việc mà bạn tin tưởng có thể giúp bạn
phát triển.
Dĩ nhiên là không phải ai cũng được quyền chọn sếp. Nhưng nếu có
cơ hội, hãy tìm người sếp sẵn sàng tạo điều kiện, trao quyền cho bạn
làm việc và đào tạo, hướng dẫn để bạn phát triển. Tương tự, những
môi trường chuyên nghiệp, khuyến khích sự học tập, tạo cơ hội cho
nhân viên được đào tạo và bình đẳng cũng sẽ giúp bạn an tâm hơn để
cống hiến cho công việc.

Nhưng đừng lý tưởng hóa tìm kiếm một người sếp hoàn hảo và hãy
tập cho mình khả năng thích ứng với nhiều tính cách sếp khác nhau
nếu bạn muốn cho mình nhiều cơ hội học tập và tiến bộ.
Chị nghĩ rất nhiềụ người đi làm đềụ có chụng qụan điểm này – đi làm
thì chọn sếp, vì đó là người mình sẽ học hỏi rất nhiềụ, là người quyết
định có trao quyền cho mình làm nhiều thứ hay không, là người sẽ
giúp mình phát triển. Tụy nhiên, con người không có ai hoàn hảo, sếp
cũng vậy, và bạn cũng vậy. Đừng chọn sếp lí tưởng theo những
tiêu chí như “Giỏi – Không la lối, quát nạt mình – luôn luôn lắng
nghe, luôn luôn thấu hiểu , chỉ tận tay từng bước một những gì
bạn làm, không thiên vị, v.v…”. Thử đặt mình vào vai trò của sếp,

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 416
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

ngổn ngang hàng trăm công việc trước mắt mà vì lí do nào đó bạn
nhân viên của bạn không chu toàn nhiệm vụ bạn đã giao thì bạn cũng
bực chứ! Sếp hay bạn cũng đều là người mà, đâụ phải thánh thần,
đúng không?

Hơn nữa, khi bạn được tuyển vào, bạn được kỳ vọng là có khả năng
phát triển dựa trên sự hỗ trợ của sếp, chứ không phải là chỉ có thể
phát triển khi có người cầm tay chỉ việc, nên đừng trông cậy quá
nhiều vào chuyện được chỉ từng li từng tí. Vì vậy, nếu bạn thấy sếp
tương lai hoặc hiện tại của bạn là người giỏi để bạn có thể học hỏi,
người trao quyền cho bạn làm và phát huy khả năng, người xem bạn
là nhân viên để đào tạo và phát triển chứ không phải bán đứng hay
đưa bạn làm “bia đỡ đạn”, hay để vùi dập bạn và nâng mình lên, v.v…
thì chị nghĩ bao nhiêụ đó đã là một người sếp rất tốt rồi.

Sẽ có những sếp cực kì nóng tính, em làm sai ý là sẵn sàng la mắng
bạn rất nhiều, làm cho em tổn thương. Nhưng, khi đứng trước mặt
những phòng ban khác hay đặc biệt là phòng Nhân Sự sẽ chỉ nói về
những điểm tốt, những thái độ tích cực từ bạn. Những lúc sếp la bạn
có thể chỉ vì mất kiên nhẫn, vì mong bạn học nhanh hơn, vì áp lực
công việc, v.v… mà thôi chứ không phải là ghét bỏ bạn.

Hoặc sẽ có những sếp cứ thoay đổi ý kiến xoành xoạch làm bạn phải
làm đi làm lại hàng chục lần thì thật ra không phải vì họ muốn thay
đổi mà bởi vì họ cần thay đổi cho phù hợp nhu cầu kinh doanh, hay vì
họ thay đổi theo đường hướng khác hay hơn mà họ mới vừa nghĩ ra,
v.v… ”.

Hơn nữa, từ từ bạn sẽ học được cách “manage sếp”. Ví dụ như sếp
thay đổi liên tục bạn sẽ vẫn cố gắng hết mình, nhưng song song bạn
cũng sẽ nói cho sếp hiểu là với những thay đổi này bạn sẽ cần thêm
thời gian so với phương án cũ hay cần sếp hỗ trợ thêm ở điểm nào,
v.v… Cứ làm từ từ bạn sẽ quen thôi. Chị biết để làm được điều này rất

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 417
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

khó khăn đó, nhưng đây cũng là cơ hội để bạn rèn luyện kỹ năng và
thêm trưởng thành, vững vàng hơn mà phải không?

Tóm lại, những yếu tố ngoài lề mà bạn không thích lắm ở sếp nhưng
không ảnh hưởng đến tiêu chí chọn sếp chính của bạn, ví dụ như chị
đã nói ở trên thì bạn hãy tập thích nghi nhé. Vì nếu không tập thích
nghi bạn sẽ dễ dàng từ chối rất nhiều cơ hội tốt chỉ vì lí do “không
hợp với sếp”, rất uổng bạn nhỉ? Trừ khi sếp không đúng như tiêụ chí
em mong muốn – chẳng hạn như xúc phạm và không tôn trọng bạn,
nói xấu bạn, v.v… thì có thể cân nhắc lại về việc đổi công việc.

Tương tự môi trường cũng thế, hãy nhớ rằng không có môi trường
nào hoàn hảo 100%.
Bạn có thể nhìn vào những điểm tích cực của công ty để quyết định
mình có muốn làm việc ở đó không. Còn nếu bạn chỉ nhìn mặt tiêu
cực thì biết đâụ ở công ty này bạn ghét điểm này, bạn muốn nghỉ
nhưng sang công ty khác thì chắc gì sẽ không xuất hiện điểm bạn
không thích đó, hay thậm chí là cả những điểm đáng ghét khác?
Không lẽ bạn cứ nhảy việc hoài vì thấy “cỏ bên kia đồi luôn xanh
hơn”?

Vì vậy, nếu bạn đang mụốn thay đổi công việc, hãy sụy nghĩ thật kỹ
xem điểm mình không thích ở môi trường đó có thật sự quá lớn để
mình phải chuyển công ty hay không. Nếu có, những nơi khác mà
mình dự tính thay đổi công việc sẽ có điểm nào tiêu cực mà mình sẽ
phải đối mặt không? Hãy “cân não” và lường trước các tình huống
thật kỹ trước khi quyết định nhé!

4. Tài chính
Với yếu tố này thì cần tùy vào ưu tiên của bạn từng thời điểm để
quyết định

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 418
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Nếu bạn thật sự bí bách về tài chính và cần kiếm nhiều tiền, ngay và
luôn, bằng mọi giá thì bạn sẽ phải hi sinh một vài tiêụ chí để chọn một
công việc cho bạn mức lương tốt nhất.

Nếu bạn không thật sự cần quá nhiều tiền, hạy chọn dựa trên thứ tự
ưụ tiên của mình thay vì cứ chăm chăm vào tiền lương. Có nhiều công
việc, mức lương khởi điểm sẽ không qụá cao vượt bậc, ngay cả tên
chức danh nghe cũng nhỏ bé, nhưng lại đặt bạn vào một môi trường
thử thách với cơ hội phát triển cực kì nhiều, từ đó khả năng thăng
tiến cũng tốt hơn. Với những trường hợp đó, hãy nhìn về đường dài
đường xa, bạn nhé.

Nhưng dĩ nhiên, đừng chọn công việc đánh giá qụá thấp khả năng của
bạn và mức lương không đủ để bạn đảm bảo cuộc sống ở mức chấp
nhận được, vì chúng ta vẫn cần nguồn thu nhập để duy trì năng lượng
và nguồn cảm hứng của chính mình.

Cuối cùng, bạn sẽ hỏi: “Vậy thứ tự ưu tiên nào để


chọn công việc đây hả chị?”
Cái này, lần nữa, tùy thuộc vào bạn. Còn những thứ tự ở trên đã sắp
xếp theo thứ tự ưụ tiên của chị chọn khi mới ra trường. Lí do là vì chị
cần được làm công việc mình thích để không phải sống mỗi ngày một
cách uổng phí, cần có cơ hội học hỏi để không phí phạm tuổi trẻ của
mình, rồi saụ đó sếp và môi trường làm việc sẽ hỗ trợ chị. Bên cạnh
đó, cái chính là chị cũng phải luyện cho mình cách thích nghi vì ở đâụ
cũng sẽ có khó khăn riêng của nó. Tài chính thì tùy thuộc vào hoàn
cảnh cá nhân của mỗi người nên chị không đề cập tới nhé.

Chị không mong làm gì to tát, chỉ mong các bạn có thể phần nào hình
dụng được những hướng đi cho mình, cả bây giờ và trong tương lai.
Thay lời kết, chị gửi tặng bài viết “Làm sao để quyết đoán hơn”:
https://chuongkhoidiem.com/lam-sao-de-quyet-doan-hon cho

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 419
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

những bạn nào còn đang do dự và lưỡng lự với công việc của mình
nghen.

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầụ đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Qụản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 420
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Nen lam gỉ khi thay khong hơp vai


yeụ caụ cụa cong viec?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/xin-viec-sinh-vien-nen-lam-


gi-khi-thay-ko-hop-vai-yeu-cau-cua-cong-viec

K hi xin việc, bạn nộp vào một vị trí của công ty nhưng lại tự nhận
thấy những điểm mà người ta có thể không chọn mình như là mình
khá nhỏ tuổi hoặc thiếu kinh nghiệm, v.v… nên nhiều khi bạn thích vị
trí đó lắm mà vẫn ngần ngại không dám nộp. Trong trường hợp này
các bạn nên làm gì?

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 421
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Câu trả lời của chị Ngọc Bích – Management Trainee


phòng sản xuất của Unilever năm 2012
Thật ra chị đã từng gặp tình huống đó, nhưng chị suy nghĩ hơi
khác một tí. Khi chị phỏng vấn chương trình Management
Trainee cho phòng sản xuất, chị biết chắc và lường trước được
là sẽ có những điểm nếu mình không để ý kỹ thì sẽ không phù
hợp với những gì Nhà Tuyển Dụng đang trông đợi ở ứng viên.
Tuy nhiên, thay vì từ bỏ thì chị lựa chọn cách thích nghi phù hợp
cho mình.

Chẳng hạn như ở vòng đó Assessesment Center và saụ này là vòng


phỏng vấn, chị biết những người sẽ qụan sát và đánh giá mình đa số
sẽ là các anh ở chính phòng sản xuất. Và vì bản chất của phòng sản
xuất là sẽ làm việc ở môi trường máy móc, nhiều công nhân, công việc
yêu cầu di chuyển nhiều nên các anh sẽ không thích những bạn quá
“nữ tính bánh bèo”, mang váy ngắn, sơn móng tay, tóc tai điệụ đàng
vướng víụ, đi giày cao gót. Cho nên chị lường trước và chọn tác phong
phù hợp, cắt móng tay gọn gàng, áo sơ mi qụần tây và cột hết tóc lên.
Những điều rất rất nhỏ như vậy thôi nhưng nếu các bạn đã có thể
lường trước được thì hoàn toàn có cách để thích nghi với môi trường.
Điềụ này không có nghĩa là bạn thay đổi bản thân, nhưng bạn biết ở
môi trường nào cần có tác phong và cách cư xử cho phù hợp nhất. Ở
nhà, đi chơi, bạn hoàn toàn có thể bánh bèo nhưng với công việc đòi
hỏi như ở phòng sản xuất chị ứng tuyển, chị đã chọn cho mình tác
phong phù hợp nhất. Chị không từ bỏ, không thay đổi con người mình
mà thích nghi để có được công việc mình yêu thích.

Chị Thư chia sẻ thêm


Lời khuyên từ chị Bích rất thú vị và cực kì hữu ích cho các bạn
đó! Thật ra bạn đã làm được bước 1 khá quan trọng của vòng
phỏng vấn – đó là lường trước được những điểm bất lợi của bản

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 422
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

thân. Bạn chỉ thiếu bước 2 thôi, đó là tự chứng minh và thuyết


phục cho người ta thấy bạn có thể vượt qua những điểm bất lợi
đó – giống như cách chị Bích đã làm ở trên.

Chị cũng có một câu chuyện riêng ở bản thân mình mà chị sẽ chia sẻ
với bạn. Lần đó, chị nộp đơn phỏng vấn sang một công ty với vị trí
Brand Manager, chị biết được mình có 4 điều bất lợi.

❖ Thứ 1, ngoại hình của chị khá trẻ và nhỏ con (1m53 hay 54 gì đó
và tầm 40 kg thôi hà) – khi phỏng vấn ở vị trí quản lý, ngoại hình
quá trẻ và non sẽ dễ tạo sự thiếụ tin tưởng ở người khác.
❖ Thứ 2, chị thường có tác phong khá thoải mái và xuề xòa khi đi
làm – đã lên vị trí quản lý, quá xuề xòa sẽ không toát lên được
phong thái cần có, đặc biệt với phòng Marketing – phòng ban hay
làm việc với nhiềụ đối tác trong và ngoài công ty.
❖ Thứ 3, chị có tuổi đời khá trẻ để ứng tuyển vào vị trí quản lý này
và đặc biệt chị đã tìm hiểu và biết trước ở công ty chưa bao giờ
tuyển dụng một người trẻ như chị vào vị trí đó.
❖ Điểm thứ 4 và cũng là qụan trọng nhất – chị muốn vị trí Brand
Manager trong khi công ty chỉ tuyển vị trí thấp hơn – Junior
Brand Manager.

Tuy nhiên, thay vì từ bỏ, chị quyết định chứng minh là mình có thể
xóa đi những điểm bất lợi đó.

❖ Thứ 1. Chị làm cho ngoại hình của mình chín chắn hơn – trang
điểm vừa phải, tóc xoăn lọn để trông chững chạc hơn, mang giày
cao gót 7 phân để trông cao hơn.
❖ Thứ 2. Khác với những lúc xuề xòa khi đi làm, chị mang áo trắng
váy đen chững chạc, và lần đầụ tiên trong đời chị bỏ tiền sắm một
cái túi thật thanh lịch và chỉn chụ để phù hợp với hình ảnh mà chị
muốn tạo dựng.
❖ Thứ 3. Chị lường trước được về tuổi trẻ của mình nên trong
phỏng vấn luôn khéo léo lồng ghép những nội dung thể hiện dù

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 423
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

chị trẻ nhưng chị có đủ kinh nghiệm cần thiết. Chị chia sẻ về việc
chị đã từng có những anh chị lớn tuổi hơn làm Assistant nhưng
vẫn có thể manage được, chị chia sẻ về kinh nghiệm làm việc với
rất nhiều Agency và các phòng ban liên quan và giải quyết vấn đề
rốt ráo dù mình ít tuổi hơn, v.v… Đây đều là những câu chuyện và
minh chứng thực tế cho khả năng của chị.
❖ Thứ 4. Chị biết mình nhắm đến vị trí Brand Manager nên chị
chuẩn bị mọi thứ kỹ càng với sụy nghĩ là nếu mình là Brand
Manager của công ty, mình cần biết những gì, mình sẽ thay đổi
những gì. Những điểm này đã tạo nên sự khác biệt giúp chị chinh
phục được bác sếp tổng, thành công đưa chị đến với công việc
như mong mụốn.

Vậy đó, chị và chị Bích không từ bỏ mà thay vào đó, tự đặt ra và
lường trước những khó khăn mình sẽ gặp phải, tự xử lý nó
trước khi Nhà Tuyển Dụng thắc mắc và đặt ra cho chị. Trong tâm
thế chủ động bao giờ cũng tốt hơn mà đúng không?

Chúc các bạn chuẩn bị kỹ càng và tự tin để thành công chinh phục
công việc đầụ đời mơ ước, đặc biệt là với chương trình Management
Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự) nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 424
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Lam the nao khi lụon thay mỉnh


thieụ kinh nghiem?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/xin-viec-sinh-vien-lam-the-


nao-khi-luon-thay-minh-thieu-kinh-nghiem

K hi xin việc, sinh viên nên làm gì khi luôn thấy mình thiếu kinh
nghiệm, kể cả với những bạn từng làm rất nhiều việc part-time hoặc
tham gia câu lạc bộ?

Thật ra, có thể là bạn thiếu kinh nghiệm thật, hoặc bạn chọn sai ví dụ
khi phỏng vấn mà thôi. Xem ngay cách giải quyết cho 2 vấn đề này
nhé!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 425
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Em cũng tham gia rất nhiều hoạt động nhưng khi phỏng vấn,
em thường ít khi được đậu vào những vòng sâu hơn. Em luôn
cảm thấy mình dường như tham gia chưa đủ mọi hoạt động
để có thể thuyết phục người khác. Các chị có bao giờ gặp phải
tình huống giống em không?

Câu trả lời của chị Thúy Anh – UFresh Unilever 2017
Ngay cả bản thân chị đã làm rất nhiều hoạt động ở thời sinh viên
nhưng vẫn cảm thấy không đủ. Thật ra sẽ không bao giờ chị thấy
đủ cả, vì luôn luôn có rất nhiều điều mới mẻ mà chị cần phải học
hỏi thêm. Vì vậy, dù có làm 10 năm thì em sẽ vẫn cảm thấy không
đủ. Điều quan trọng hơn là trong câu trả lời của em phải chứng
minh được bản thân hiểu rõ về hoạt động mình làm cũng như
tham gia từng hoạt động.

Chẳng hạn như bạn tham gia sự kiện thì bạn học được gì, bạn làm
được gì chứ không phải chỉ đơn giản là ghi vào CV vị trí, chức danh
của mình làm như liệt kê cho có. Có rất nhiều bạn ghi vào CV một
cách tự tin là mình có khả năng thụyết trình, có khả năng giải quyết
vấn đề, v.v... nhưng hoàn toàn lại không nêụ được bất cứ ví dụ nào
thông qua hoạt động của mình. Không nhất thiết bạn phải là Leader
thì mới chứng tỏ được kỹ năng của mình. Từng hoạt động nhỏ của
bạn nếu bạn thực sự chú tâm thì bạn vẫn có thể rèn luyện được kỹ
năng và thụyết phục được người phỏng vấn. Tương tự, không có
nghĩa là bạn tham gia 100, 1000 event thì sẽ tốt hơn người làm 2,3
event. Hơn thụa ở nhau là bạn làm được gì, học được gì chứ không
phải là số lượng chương trình bạn tham gia.

Và trong buổi phỏng vấn, người ta sẽ không hỏi lộ liễu là bạn có kỹ


năng gì, chứng minh đi, v.v… mà với chị, nó giống như là một buổi

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 426
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

tâm sự và chia sẻ hơn. Chẳng hạn như chị được hỏi đợt Gap Year vừa
rồi chị đi đâụ, và chị chia sẻ về chương trình tham gia với các bạn ở
khối nước ASEAN, rồi chị có cơ hội kể thêm về những gì mình làm.
Khi được hỏi chị làm gì, chị không chỉ kể một cách đơn giản và sáo
rỗng là chị tham gia giao lưụ với các bạn ở nhiềụ nước khác nhau,
v.v... mà chị kể một cách rất hệ thống và rõ ràng về mục tiêu của mình.
Chị kể về lí do chị tham gia chương trình là gì, mụốn học hỏi những gì
và đã cải thiện được những điềụ đó như thế nào trong quá trình làm
việc. Chẳng hạn như một trong những kỹ năng mà chị quyết tâm rèn
luyện là giải quyết vấn đề, trong quá trình làm việc khi đến một buổi
giao lưụ rất quan trọng mà team lại thiếu một người do đi trễ, chị đã
xử lý như thế nào để mọi việc vẫn giải quyết suôn sẻ, và nhiều nhiều
câu chuyện khác nữa. Chính những câu chuyện nhỏ đó là minh chứng
rõ ràng nhất cho kỹ năng của bản thân chị.

Vì vậy lời khuyên của chị dành cho bạn là nếu thực sự bạn đã có 4
năm Đại Học rất nhiệt huyết, làm nhiều và học hỏi nhiều thì ngay lúc
này, thay vì luôn tự ti vì cảm giác mình làm không đủ – bạn hãy dành
thời gian ngồi lại, nhìn lại bản thân bạn mình đã học được gì thông
qua những gì mình đã làm. Vì kể cả bạn có tham gia thêm 10, 20 hoạt
động nữa mà không dành thời gian nhìn lại thì bạn sẽ vẫn cảm thấy
không đủ. Hãy dùng những câu chuyện, những hành động tỉ mỉ của
mình để minh chứng cho kỹ năng của bản thân và thuyết phục Nhà
Tuyển Dụng bạn nhé!

Chia sẻ thêm từ chị Thư


Ngoài những lời khuyên rất hay từ chị Thúy Anh, chị cũng muốn
dặn dò các bạn thật kỹ điều này: tuyệt đối không vì chuẩn bị
thiếu kỹ lưỡng hoặc gấp gáp mà chọn sai ví dụ khi phỏng vấn.

Phỏng vấn không phải chỉ đơn thụần là một chuỗi những câu hỏi bất
ngờ, mà thật ra bạn hoàn toàn có thể lường trường được kha khá

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 427
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

những câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ đặt ra trong buổi phỏng vấn. Và
khi bạn đã chụẩn bị thật kỹ thì khi gặp câu hỏi bạn sẽ chọn ra được
những ví dụ tốt nhất cho phần trả lời của mình. Một ví dụ sai sẽ có khi
ảnh hưởng tiêu cực lên toàn buổi phỏng vấn. Vì vậy khi phỏng vấn
cần phải hết sức lưụ ý để chọn ví dụ chính xác nhất và chứng minh rõ
ràng nhất cho điều bạn đang nói hoặc muốn Nhà Tuyển Dụng nhìn
nhận.

Chị kể câu chuyện minh họa luôn nhé, chị đã từng phỏng vấn một bạn
nắm giữ vai trò là trưởng bộ phận Kế hoạch và chiến lược của một
câu lạc bộ lớn cũng của một trường Đại Học rất lớn. Khi chị hỏi bạn
để kiểm tra về khả năng giao tiếp, xử lý vấn đề của bạn với câu hỏi
“Ềm có thể kể cho chị nghe mâu thuẫn lớn nhất mà em đã gặp phải
trong quá trình hoạt động là gì không?”. Chị chắc chắn rằng không chỉ
bản thân chị mà chính các bạn sẽ cũng phải ngã ngửa khi nghe câu trả
lời của bạn. Đó là “Dạ mâu thuẫn lớn nhất mà em từng gặp phải là xếp
lịch họp cho nhóm. Mỗi bạn mỗi giờ học khác nhau nên việc có một
thời gian phù hợp để họp là hết sức khó khăn ạ!” …

Đúng. Điều bạn kể không sai, đó là khó khăn, là mâụ thụẫn. Nhưng,
thực sự ví dụ đó có thể hiện được khả năng giải quyết vấn đề của bạn
không? Trái lại, chị không thể đánh giá bạn cao được vì chỉ một vấn
đề nhỏ xíu mà hầụ như các bạn sinh viên CLB nào cũng gặp phải là
xếp lịch học, vậy mà bạn – với tư cách là trưởng một phòng ban lớn,
lại coi nó là một vấn đề lớn lao và khó khăn? Nếu vậy kỹ năng giải
quyết vấn đề của bạn còn quá yếụ! Thay vào đó, vì sao bạn không nêu
những khó khăn khác rõ ràng hơn để làm nổi bật cách xử lý và kỹ
năng của mình? Chẳng hạn như một bạn khác thì kể cho chị câu
chuyện về việc bạn phải thuyết phục nguyên cả dàn cố vấn bao gồm
các thầy cô trong trường để thay đổi tầm nhìn chiến lược của câu lạc
bộ mình như thế nào, và sự thay đổi đó ảnh hưởng tích cực ra sao.
Bạn đã chọn một ví dụ khó nhất trong khoảng thời gian bạn hoạt
động, với các đối tượng bạn phải thương thảo cũng là những người

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 428
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

lớn và hơn bạn về nhiều thứ. Và bạn kể rõ cách làm của bạn, rành
mạch, từng bước với KPI, timeline cụ thể như thế nào mà có thể
thuyết phục được các thầy cô trong thời gian khá ngắn để kịp tiến độ,
v.v… Cùng một câu hỏi nhưng 2 cách chọn ví dụ khác nhau, 2 cách kể
chuyện khác nhau lại cho thấy 2 bạn khác nhau một trời một vực về
kỹ năng. Nếu bạn là Nhà Tuyển Dụng, bạn sẽ chọn người bạn nào?

Tóm lại: Chọn ví dụ tốt nhất để thể hiện kỹ năng của mình. Nếu
bạn quá bất ngờ khi được hỏi thì cứ xin thêm thời gian để suy
nghĩ, đừng quá vội vã rồi chọn sai ví dụ nha! Chúc các bạn thành
công chinh phục công việc đầụ đời mơ ước, đặc biệt là với chương
trình Management Trainee (Quản Trị Viên Tập Sự) nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 429
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Xin viec lam trai nganh, kho hay


khong?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/xin-viec-lam-trai-nganh-


kho-hay-khong

Em rất lo ngại về chuyện đi làm trái ngành học. Chị nghĩ sao
về vấn đề này?

Thực ra số liệu thống kê cho thấy có đến gần 70% sinh viên làm việc
trái ngành mà, đâụ phải chỉ mình em đâụ nè ;)( theo thống kê của Bộ
Lao động - Thương binh - Xã hội). Trái ngành không phải là một vấn
đề quá lớn để các bạn lo ngại nếu các bạn biết cách khắc phục nó. Bản
thân chị tốt nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng nhưng cũng đã thụyết
phục được Nhà Tuyển Dụng để nhận chị vào làm Marketing với vai
trò là Quản Trị Viên Tập Sự của Unilever, saụ đó là Brand Manager
của công ty Kimberly Clark và hiện giờ đang làm ở mảng giáo dục và
truyền thông cho công ty Shinow Media của chị, trái ngành đó chứ!

Nhà tuyển dụng có quan trọng việc đúng chuyên


ngành không?
Nếu không kể đến những ngành cần yếu tố về chuyên môn và kỹ
thuật quá nhiềụ (như công nghệ thông tin, kiến trúc, bác sĩ, kế toán,
kiểm toán viên, kỹ sư máy móc v.v…), các bạn làm trái ngành trong
những lĩnh vực có thể học hỏi và trau dồi từ từ ở lĩnh vực kinh tế như
Nhân Sự, Sales, Supply Chain, Marketing, Customer Service,
Operations (Non-manufacturing), v.v…

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 430
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

thì quan trọng là cần phải trang bị 4 chữ K - Kinh nghiệm – Kỹ năng –
Kiến thức – Ká tính (thái độ) như chị đã chia sẻ trước đây:
https://chuongkhoidiem.com/doanh-nghiep-can-gi-o-sinh-vien-moi-
ra-truong/. Đó cũng là lí do mà các doanh nghiệp tuyển những ngành
nêụ trên thường không đòi hỏi các bạn phải học đúng ngành học.

Vậy khắc phục chuyện xin việc trái ngành bằng cách
nào? Đó là bằng cách rèn luyện 4 chữ K ở trên!
Vậy ví dụ cụ thể đi, bản thân chị đã traụ dồi 4 chữ K này bằng cách
nào?

❖ Kiến thức: chị tìm hiểu những kiến thức về công việc khi
thực tế tự “đụng tay đụng chân”, lăn lội tự học. Nhờ đó mà chị
hiểu và nhớ rất nhiềụ, đặc biệt là ở mảng Marketing mà chị
mong ước.
❖ Kinh nghiệm – các CLB được xây dựng tương tự với mô hình
thu nhỏ của các công ty với các hoạt động và phòng ban đa
dạng. Ví dụ như chị đã tham gia phòng Nhân sự và Marketing
của các CLB, tổ chức sinh viên nên chị được làm các công việc
thực tế và có nhiều câu chuyện hay ho để kể cho Nhà Tuyển
Dụng sau này.
❖ Kỹ năng – vì được làm với nhiềụ người, xử lý nhiều tình
huống, làm nhiều việc thử thách so với nền tảng của một sinh
viên, lại được đào tạo từ các anh chị đi trước của CLB nên chị
cũng có cơ hội được phát huy các kỹ năng mềm khác nhau từ
cách giao tiếp, cách giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, v.v... –
đều là những kỹ năng mà Nhà Tụyển Dụng tìm kiếm ở sinh
viên mới ra trường.
❖ Cuối cùng là chữ K trong Ká tính, tức là thái độ của mình với
công việc, vì dù 3 chữ K ở trên có tốt đến đâụ nhưng nếu
không cầu tiến, không nghiêm túc và có thái độ tích cực với
công việc thì chị cũng sẽ không được đánh giá cao. Càng đi

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 431
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

làm chị càng phát hiện ra rằng chính thái độ tốt là một điểm
nhấn giúp chị phát triển nhanh hơn trong sự nghiệp của
mình.

Ví dụ bản thân chị nhé! Bí quyết của chị là Liều – Lăn


xả để chứng minh với Nhà Tuyển Dụng là mình xứng
đáng được lựa chọn!
Với 2 cái tính của chị là “ham hố” và “không ngồi yên được” nên từ
năm 1 chị cũng rất hay tham gia các hoạt động ngoại khóa và thi vào
các tổ chức sinh viên, câu lạc bộ của trường. Thi nhiềụ nhưng chị
cũng đã từng đón nhận không ít những lần thất bại khi thi vào đoàn
trường, các công việc part-time, v.v... và cuối cùng cũng may mắn nếm
trải hạnh phúc khi thực sự được trở thành thành viên của đội Công
tác xã hội, FTU Zone và AIESEC. Những công việc này đã giúp chị làm
được một phần những công việc liên qụan đến truyền thông, sự kiện,
giúp khoảng cách của chị và ngành ứng tuyển - Marketing càng gần
hơn. Vì vậy, dù không có thời gian đi làm công việc full-time, part-
time và cũng không học đúng chụyên ngành Marketing nhưng chị có
kha khá kinh nghiệm, kiến thức và câu chuyện để chia sẻ với nhà
tuyển dụng liên qụan đến lĩnh vực mình đam mê này.

Chính khoảng thời gian thi cử, hoạt động, thất bại và cả thành công đã
đem lại cho chị rất nhiềụ điều – trong đó chị nhận ra được 2 giá trị
của bản thân mình mà cho tới giờ vẫn thấy đúng, đó là Liềụ và Lăn Xả

❖ Liều – không ngại thử thách, dám thi, dám rớt, dám buồn,
dám đứng dậy
❖ Lăn xả – làm việc gì cũng dành hết tâm huyết của mình để
thực hiện, không làm qụa loa cho có, để nếu có không thành
công thì cũng không hối tiếc vì đã không cố gắng hết sức.
Chính vì vậy mà khi chị kể lại những kinh nghiệm, cả thương
đaụ lẫn trái ngọt - những lần thất bại khi lead team, cho tới

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 432
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

lúc cải thiện và dẫn dắt đồng đội nhận được phần thưởng đã
chứng minh sự trưởng thành của chị. Nhà tuyển dụng cũng sẽ
yên tâm hơn là khi vào môi trường chuyên nghiệp nhiều áp
lực chị cũng sẽ có nền tảng để mạnh mẽ và phát triển hơn.

Cũng chính nhờ liềụ và lăn xả trong khoảng thời gian sinh viên, chị đã
có một tuổi thanh xụân đáng nhớ, không chỉ gói gọn lại ở những điểm
số, những môn học mà còn là những mối quan hệ bạn bè cho đến tận
bây giờ. Hơn nữa, cũng nhờ tiếp xúc, học hỏi với nhiềụ người nên chị
cũng lụyện cho mình một thái độ tốt với công việc, nhiệt huyết, tận
tâm và cầu tiến vì chị biết rằng mình chỉ là một hạt cát giữa những
người quá giỏi. Có lẽ thái độ này cũng là một điểm cộng trong quá
trình chị ứng tuyển Management Trainee.

Những điều chị chia sẻ ở trên là cách thực tế chị đã làm để chứng
minh cho Nhà Tuyển Dụng thấy là dù mình trái ngành mình vẫn phù
hợp và xứng đáng được lựa chọn. Khi nộp CV vào Unilever thì những
hoạt động ngoại khóa, khả năng Tiếng Anh của chị đã giúp công ty
nhìn vào chị không phải với vai trò là “sinh viên tốt nghiệp khoa Tài
Chính Ngân Hàng” mà là một cô bé vừa có nền tảng tài chính nhưng
bề dày hoạt động phong phú và cực kì liên qụan đến mảng Marketing
mà cô bé đang ứng tuyển. Vậy nên nếu bạn thấy lỡ chọn sai ngành thì
cũng đừng bối rối, hãy học thật tốt và dành thời gian dư dả còn lại để
tham gia các hoạt động ngoại khóa phù hợp với ngành nghề bạn yêu
thích trong tương lai nghen.

Cứ liềụ và lăn xả để phát triển 4 chữ K của mình, rồi bạn sẽ tìm thấy
được con đường phù hợp với bản thân và chứng minh với Nhà Tuyển
Dụng là họ không hề sai khi lựa chọn bạn! Chúc các bạn của chị tận
hưởng 4 năm Đại Học thật vui vẻ và chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho
công việc đầụ đời nha!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 433
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Sinh vien nen lam gỉ khi bi phụ


nhan kha nang?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/khi-xin-viec-sinh-vien-nen-


lam-gi-khi-bi-phu-nhan-kha-nang

K hi xin việc sinh viên nên làm gì khi Nhà Tụyển Dụng một mực
cho rằng bạn không phù hợp với công việc chỉ vì họ đã từng đánh giá
bạn trước đó một thời gian? Hãy nghe câụ chụyện thực tế từ một bạn
sinh viên nhé!

Em đậu P&G CEO Acadamy nên em được short cut qua 3 vòng
đầu tiên của kì thi intern nhưng em không đậu ở vòng phỏng
vấn cuối cùng. Sau đó em nộp P&G CEO challenge quy mô
Châu Á. Em không được chọn đi phỏng vấn lần đó. Người
tuyển dụng bảo là chưa tin rằng sau 1 năm thi intern em đã
đủ khả năng như họ kỳ vọng, và từ đó em rất lo ngại về kỹ
năng bản thân mình và dè dặt khi tham gia các cuộc thi khác,
em phải làm sao?

Thay vì trả lời cho bạn, chị mụốn hỏi ngược lại bạn – Bạn có tin lời
người ta nói hay không? Bạn có tin là saụ 1 năm rồi mà bạn vẫn chưa
đủ kỹ năng hay không?

Với những gì bạn nói ở hiện tại, chị thấy rằng bạn đang hoàn toàn tin
tưởng nhận định của người ta, và nghĩ là mình không đủ khả năng. Và
khi bạn tin là như vậy, bạn sẽ ngày càng co mình lại và không dám
tiếp tục thử sức. Bạn lại càng chứng minh là người ta nói đúng.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 434
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Nhưng, nếụ bạn tin là bạn không phải như người ta nhận xét về bạn,
bạn sẽ nghĩ khác và làm khác. Bạn sẽ chứng minh cho người ta thấy là
mình không tệ và 1 năm đã đủ để thay đổi kỹ năng và giúp bạn phát
triển.

Hendry Ford có một câụ nói mà chị rất thích: “Whether yoụ think yoụ
can, or yoụ think yoụ can’t — yoụ’re right.”

Vậy thì, bạn lựa chọn tin tưởng bản thân mình hay không?

Nếụ chị là bạn, chị sẽ lựa chọn tin tưởng ở bản thân với điềụ kiện là
trong một năm qụa bạn đã chụẩn bị và rèn lụyện rất nhiềụ. Một năm
không phải là một thời gian ngắn, một năm với những trải nghiệm
mới, nhiềụ mồ hôi và nước mắt đủ để giúp bạn trở thành một phiên
bản tốt hơn của chính mình – một khi bạn biết mình thiếụ gì và tập
trụng rèn lụyện cho nó.

Ví dụ, bạn biết rằng mình còn thiếụ kỹ năng giải qụyết vấn đề, còn
ngây thơ qụá nhiềụ trong cách xử lý vấn đề, v.v… thì một năm vừa
qụa chính những lần chinh chiến, ăn nằm với những dự án lớn của
câụ lạc bộ, bị “bỏ bom” bởi nhà tài trợ chỉ trước 7 ngày event diễn ra,
v.v... nhưng bạn vẫn có thể mạnh mẽ lead các bạn trong nhóm để
vượt qụa và kiếm được nhà tài trợ mới trước thềm event. Và hang
đống những thứ khó khăn khác mà bạn cũng có thể vượt qụa được.
Bạn có thấy mình lớn hơn và học được nhiềụ điềụ mới? Có thấy mình
chín chắn và trưởng thành hơn mình của 1 năm trước không? Nếụ có,
tại sao lại từ bỏ chỉ bởi vì bạn tin lời người ta nói, rằng bạn chưa đủ
tốt?

Chị sẽ kể cho bạn 1 ví dụ để bạn có thể mạnh mẽ hơn và tin tưởng


rằng, nếụ mình tin vào bản thân mình đủ, mình có thể làm được .

Đầụ năm 2018, có 1 cậụ bé chưa bao giờ có kinh nghiệm làm việc ở
các phòng ban Marketing của câụ lạc bộ mà lại có kinh nghiệm khá ổn
ở lĩnh vực Sụpply Chain. Cậụ bé ấy nộp đơn vào phòng Marketing cho

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 435
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

chương trình Management Trainee của công ty Nestlé. Người phỏng


vấn rất ấn tượng với cách giới thiệụ chỉn chụ về bản thân của cậụ bé,
sự nghiêm túc khi nộp vào chương trình và sự chững chạc, tự tin ở
những câụ trả lời. Tụy nhiên, vì kinh nghiệm ở Marketing của cậụ bé
này khó có thể cạnh tranh lại những bạn khác, saụ bụổi phỏng vấn chị
ấy đã khụyên cậụ bé nộp vào phòng Sụpply Chain và cho cậụ bé 3
ngày để sụy nghĩ và reply mail confirm phòng ban cậụ ấy nộp. Cậụ bé
ấy hỏi lời khụyên của chị – “Ềm nên làm thế nào, vì rõ ràng nộp vào
Sụpply Chain như chị ấy bảo thì em có cơ hội đậụ sang vòng tiếp theo
dễ hơn. Nhưng em lại chỉ đam mê Marketing mà thôi, em sợ rằng nếụ
bạn lại bỏ lỡ cơ hội lần này em sẽ hối hận”.

Chị bảo rằng, nếụ bạn đã thực sự mụốn làm Marketing như vậy, thì
lựa chọn của bạn đã qụá rõ ràng. Chị vẫn lụôn ủng hộ các bạn cố gắng
thử sức ở ngành nghề mình mong mụốn hơn là cứ mãi vào vòng an
toàn của một công việc khác mà bạn làm cũng tạm ổn nhưng lại
không mê gì lắm, để rồi mấy năm saụ nhìn lại và nụối tiếc những năm
đã qụa, rồi tặc lưỡi là “dù gì cũng không thể qụay đầụ”. Nên, dĩ nhiên
là chị ủng hộ bạn tiếp tục thi Marketing.

Nhưng, nếụ chỉ reply mail chị nhân sự và bảo rằng “Bạn vẫn qụyết
tâm thi Marketing” thì các bạn nghĩ cậụ ấy có đậụ sang vòng tiếp theo
không? Với kinh nghiệm của chị, chị tin chắc là cậụ ấy sẽ có một kết
qụả “Đậụ” nếụ chọn phòng Sụpply Chain nhưng cơ hội đậụ sẽ rất
hiếm hoi nếụ cậụ bé xác nhận thi Marketing – vì rõ ràng kinh nghiệm
của cậụ qụá ít so với những bạn bè khác. Vậy phải làm sao? Chị bảo
cậụ bé đừng chỉ reply đơn thụần, hãy nêụ thêm những điểm bạn đã
làm để traụ dồi thêm kinh nghiệm Marketing bù lại cho những năm
Đại Học yên bình của bạn – bạn đã học các khóa học chụyên sâụ về
Marketing, học thêm 1 khóa rèn lụyện kỹ năng siêụ vất vả của
Chương Khởi Điểm để traụ dồi toàn diện hơn cho kỹ năng mình, và
nêụ đam mê rất lớn của bạn với phòng Marketing. Một email hơn cả
sự mong đợi của người phỏng vấn. Người ta chỉ chờ đợi một câụ xác

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 436
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

nhận, nhưng cậụ bé ấy lại cho người ta đủ thông tin để chứng minh là
bạn xứng đáng để đi tiếp, dù là với phòng Marketing.

Kết qụả thì sao? Cậụ bé ấy đã đậụ sang vòng tiếp theo của Nestlé
trong niềm hân hoan và sự ngạc nhiên của chính bản thân mình. Cậụ
ấy đậụ vì đã lựa chọn tin tưởng vào bản thân và tìm cách chứng minh
cho khả năng của chính mình – thay vì tin tưởng và lời phán xét của
một người khác.

Và kể cả chính bản thân chị cũng có một câụ chụyện tương tự, khi mà
chị trưởng phòng nhân sự thốt lên với chị “Mức lương này, vị trí này,
không thể nào đâụ em!” nhưng chị đã có được công việc đó :). Để
dành từ từ kể các bạn nghe tiếp nhé!

Vậy bạn thì sao, chị hỏi lại lần nữa, bạn có tin tưởng đủ vào chính
mình để chứng minh cho bản thân không? Hãy nhớ nhé – Whether
yoụ think yoụ can or yoụ can’t, yoụ are right (Henry Ford).

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầụ đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Qụản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 437
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

11 Cach ren lụyen ky nang


Marketing khi con la sinh vien

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/11-cach-ren-luyen-ky-nang-


Marketing-khi-con-la-sinh-vien

Ai bảo là khi còn là sinh viên thì không thể tích lũy kinh nghiệm,
kiến thức cho phòng ban mình mơ ước? Đây, chị chỉ ngay 11 cách để
các bạn trau dồi kỹ năng và kiến thức Marketing ngay từ khi còn là
sinh viên luôn nghen. Có những kinh nghiệm này thì bạn vừa học
nhiều, làm nhiềụ và saụ này cũng có nhiều câu chuyện hay để kể cho
Nhà Tuyển Dụng, chứng tỏ là mình xứng đáng là người mà họ đang
tìm kiếm đó!

Chú tâm học tốt môn Marketing sẵn có ở trường: tiếp thu kiến
thức, bỏ tâm sức để làm bài nghiên cứụ, v.v… Dù các bạn hay càm ràm
là học ở trường chẳng giúp gì khi đi làm cả, nhưng thực tế là có nhiều
môn giúp bạn có cơ hội được biết “hương hoa” đôi chút về công việc
của các bạn sẽ làm trong tương lai đó.

Tham gia vào các CLB ở phòng Marketing. Lưụ ý là các bạn không
nhất thiết phải làm ở CLB Marketing mới được nhé, vì hầu như CLB
nào cũng có phòng Marketing hết nên cơ hội vẫn còn nhiều cho bạn
tham gia nha. Mà đã tham gia là phải “lăn xả” hết mình, làm nhiều mới
học được nhiều, chức vụ không quan trọng bằng những gì bạn đã
cống hiến, làm được, hay thậm chí là bài học qua những thất bại.

Tham gia các cuộc thi Marketing dành cho sinh viên: xem thêm
các cuộc thi này tại đây nha: https://chuongkhoidiem.com/tong-hop-
cac-cuoc-thi-uy-tin-va-thuong-nien-danh-cho-sinh-vien/. Chưa kể
đến giải thưởng hấp dẫn, bạn sẽ còn nhận được cơ hội thực tập tại

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 438
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

các công ty danh tiếng, quá trình này bạn sẽ được giải các Business
Case, học hỏi kinh nghiệm và kiến thức từ bạn bè, và nhiều cuộc thi
cũng có các bụổi training cho thí sinh từ các anh chị trong ngành nữa.

Tham gia nhiều đêm chung kết gala các cuộc thi liên quan với vai
trò là khán giả. Nếụ không đi được thì chịụ khó đi coi lại mấy
livestream chung kết của các cuộc thi để vừa nghe các bạn trình bày
vừa tự đánh giá, thử đặt mình làm ban giám khảo để đặt câu hỏi, hay
thử đặt mình làm thí sinh để trả lời câu hỏi ban giám khảo.

Đi xin lại các đề thi của những cuộc thi năm trước – sau đó tự
làm, tự đánh giá cách làm của mình. Cách tốt nhất là lập team để
cùng học hỏi và bổ sung cho nhau.

Đừng để lãng phí nguồn tài liệu siêu khủng từ quá khứ! Xin ngay
liền tay những bài viết, bài thuyết trình của đội chiến thắng và cả
không chiến thắng của các cuộc thi Marketing nhé, vì các bạn sẽ
học được rất nhiều từ đó đó. Chị hết sức khuyến khích các bạn mượn
bài viết của các đội thắng giải trong cuộc thi Marketing CMO Think &
Action năm 2019, đặc biệt là team AVABE nhé ^^. Ngoài ra các bạn có
thể đọc thêm kinh nghiệm của chị Thảo – quán quân Marketing
Young Lions khi học hỏi bằng cách này luô
nha: https://chuongkhoidiem.com/lac-loi-trong-that-bai.

Tham gia các hội thảo về Marketing: bạn có thể tham gia các buổi
webinar/ offline event miễn phí từ các anh chị và các CLB, tổ chức
liên quan - tham khảo thêm các fanpage về Marketing/ CLB
Marketing/ các fanpage về định hướng nghề nghiệp để cập nhật nhé!
Các bạn cũng có thể tham gia group fb.com/groups/workshopsv của
Chương Khởi Điểm để tham khảo thêm các workshop phù hợp dành
cho sinh viên nha. Lưụ ý số lượng hội thảo bây giờ cũng rất nhiều, vì
vậy cần chọn lọc kỹ để tham gia, coi chừng trúng cạm bẫy đa cấp núp
bóng Marketing nha. Tốt nhất là nên xem kỹ profile khách mời và
thông tin đơn vị tổ chức ụy tín trước khi đăng ký.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 439
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Học hỏi từ các anh chị Marketing đi trước. Vì các anh chị rất bận
nên cách này không phải bạn nào cũng áp dụng được vì khó để anh
chị có thể sắp xếp 1-2 tiếng chỉ để nói chuyện với riêng bạn. Do đó,
nếu bạn thực sự muốn học hỏi, các bạn có thể xin các anh chị để được
hỗ trợ công việc của các anh chị, qụa đó learn “on-the-job” nhờ sự
hướng dẫn trực tiếp từ các anh chị. Giai đoạn này bạn học được nhiều
hơn và chưa đóng góp được quá nhiều cho các anh chị/ công ty nên
có thể ít qụan tâm đến mức lương hơn, thay vào đó hãy nhìn nhận
những gì mình được học và công sức của bạn được đáp đền bằng
chính những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đó. Cách làm “learn-
on-the-job” nói trên sẽ giúp đôi bên cùng được ích lợi: bạn được học,
anh chị được có người hỗ trợ. Làm vậy thì thoải mái và dễ sắp xếp
hơn là các bạn cứ cố gắng hẹn anh chị ra chỉ để nói chuyện suông hoài
hoài đúng không nè ^^.

Đọc các bài báo, bài viết cập nhật về Marketing: như những chiến
dịch hay, những chiến dịch thất bại, xụ hướng thị trường, v.v... Các
bạn có thể xem các clip chia sẻ về Marketing đăng tải miễn phí trên
mạng: ví dụ như ở các trang YouTube
như https://www.YouTube.com/brandsvietnam. Đọc để tìm cho
mình cảm hứng và nắm bắt thị trường nhé. Song song, hãy luyện cho
mình tư dụy: “sáng tạo đi kèm với thực tiễn” – ý tưởng phải đi kèm
với lợi ích mang lại cuối cùng cho nhãn hàng, chứ không phải đầụ tư
sụông mà không được gì.

Tham gia các khóa học Marketing: lần nữa, lưụ ý cẩn thận những
khóa học “ngụy trang” là Marketing nhưng là lừa đảo, đa cấp nhé. Cần
xem kỹ về tên học viện, review từ các anh chị đi trước và profile của
thầy cô/ các anh chị giảng dạy. Sơ sơ các bạn có thể tìm hiểu AIM
Academy hoặc Tomorrow Marketers – 2 trung tâm khá uy tín ở lĩnh
vực này.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 440
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Ứng tuyển cho các vị trí intern của các công ty Marketing
(Client/Agency), cũng như chị đã nói ở trên – giai đoạn này lương
thưởng không quan trọng vì bạn còn ít kinh nghiệm và kỹ năng, vì
vậy hãy xem “lương” ở đây chính là những gì bạn sẽ được học, được
đào tạo trong suốt quá trình làm việc. Đọc thêm bài này để manage
expectation (chuẩn bị tâm lý, kỳ vọng trước) khi làm việc với các vị
trí này nhé: https://chuongkhoidiem.com/sep-oi-dung-giao-viec-vat-
cho-em.

Đó, hàng tá thứ để làm luôn, nên nếu bạn thực sự đam mê Marketing,
ngại gì mà còn chưa thử ngay?

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầụ đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Qụản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 441
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Tong hơp 30 bai viet, livestream


ve Chương trỉnh Giam Sat Kinh
Doanh Tai Nang CDFresh Unilever

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/tong-hop-30-bai-viet-


livestream-ve-chuong-trinh-giam-sat-kinh-doanh-tai-nang

N hiều bạn nghe đến chương trình Giám Sát Mại Vụ/ Giám Sát Kinh
Doanh Tài Năng của các công ty đa qụốc gia, đặc biệt là của Unilever
(với tên gọi CDFresh) rất thích thú nhưng nửa muốn tham gia nửa
ngại ngần vì nhiều thắc mắc như: không rõ Cụstomer Development
(CD/Sales) là làm gì, Giám Sát Kinh Doanh là làm gì, tố chất gì cần có
ở một người làm CD, không có background về Sales liệu có khả năng
đậụ chương trình không, qụản lý các khu vực ở các vùng miền riêng
biệt có điểm gì khác nhau, lộ trình đào tạo và phát triển của CDFresh,
v.v…

Vậy hãy để 1001 câu hỏi này được giải đáp bởi chính người trong
cuộc nhé! Chị Thư và Chương Khởi Điểm đã tổng hợp 30 bài viết,
livestream liên qụan đến CD và chương trình CDFresh, gồm cả kinh
nghiệm thì từ những người đi trước để các bạn dễ tham khảo luôn
nghen!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 442
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Các bài viết hay về Giám Sát Kinh Doanh, Phòng


Customer Development và chương trình CDFresh – đọc
để hiểu kiến thức nền tảng về vị trí bạn ứng tuyển
trước khi tìm hiểu sâu hơn nha
❖ Sales Supervisor là gì, cần kỹ năng gì?:
https://timviec365.vn/blog/Sales-supervisor-la-gi-
new4059.html
❖ Giải đáp tất cả những thắc mắc về giám sát bán hàng:
https://123job.vn/bai-viet/giam-sat-ban-hang-la-gi-giai-dap-tat-
ca-cac-thac-mac-ve-giam-sat-ban-hang-161.html
❖ Chân dung của một giám sát bán hàng tài năng:
https://mobiwork.vn/chan-dung-cua-mot-giam-sat-ban-hang-
tai-nang/
❖ Customer Development là gì? – chia sẻ từ chị Dịu Hương UFLP
2016:
https://www.facebook.com/UnileverCareersVietnam/photos/a.
196892863659291/2904951009520116
❖ Hỏi và đáp với anh Vũ Quốc Đạt – Giám đốc Phát Triển Khách
Hàng khu vực miền Bắc Unilever:
https://www.facebook.com/UnileverCareersVietnam/posts/418
2112615137276
❖ Lộ trình đào tạo sau 9 tháng trở thành quản lý của chương trình
CDFresh 2020:
https://www.facebook.com/UnileverCareersVietnam/posts/419
8226093525928

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 443
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Các livestream giải đáp thắc mắc về ngành Customer


Development (Sales) và chương trình CDFresh, trải
nghiệm thực tế từ các anh chị CDFresh
Lưụ ý: Có nhiều kiến thức nền tảng và trải nghiệm thực tế từ các anh
chị mà nhiều năm vẫn ứng dụng và học hỏi được, nhưng bên cạnh đó
vì thị trường luôn thay đổi, chương trình của mỗi năm cũng đổi mới
nên các bạn cần xem và tự chắt lọc những kiến thức phù hợp nhất cho
mình nhé! Và dù đôi khi các anh chị có thể chia sẻ cùng 1 câu hỏi
nhưng nhiều người sẽ có nhiều góc nhìn, nhiều trải nghiệm khác
nhau; vì vậy cũng sẽ giúp các bạn nắm thông tin đa dạng hơn và dễ
thấm hơn nữa đó.

Note: Cựu sinh viên = CSV; Các chức danh của khách mời bên dưới là
ở thời điểm đăng tải của bài viết/clip livestream

CDFresh 2020 – NEU Job Fair

❖ Nội dung: Chia sẻ về Customer Development tại Unilever, hành


trình phát triển bản thân và doanh nghiệp
❖ Khách mời: Giám Đốc Phát Triển Khách Hàng Khu Vực Miền Bắc
tại Unilever Việt Nam – anh Vũ Quốc Đạt – CSV ĐH Kinh Tế Quốc
Dân:
❖ Link:
https://www.facebook.com/UnileverCareersVietnam/posts/412
9814763700395

CDFresh 2019 – Hành trình chinh phục khắp thế gian

❖ Nội dung: CDFresh có phải chỉ dành cho “con nhà người ta”?
CDFresh có gì thú vị?
❖ Khách mời: anh Đức Thành CDFresh 2018 – Customer
Development Supervisor – CSV Trường Đại Học Kinh Tế Luật TP

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 444
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

HCM; anh Lâm Duy CDFRESH 2017 – Managing Supervisor – CSV


Trương Đai hoc Kinh Te TPHCM
❖ Link:
https://www.facebook.com/UnileverCareersVietnam/videos/42
6247614653376

CDFresh Day 2018 – Ngày hội CDFresh

❖ Nội dung: chia sẻ về cơ hội nghề nghiệp tại Unilever, văn hóa công
ty, giải đáp thắc mắc về quy trình ứng tuyển CDFresh, mô hình
kinh doanh của Unilever và Phòng CD, câu chuyện từ các anh chị
CDFresh
❖ Khách mời: các anh chị phòng nhân sự và CDFresh
❖ Link:
https://www.facebook.com/187461997935711/videos/227656
8715691685

CDFresh 2018 – Đón cơ hội cho bước nhảy từ kỹ thuật đến kinh
doanh.

❖ Nội dung: giải mã lý do các bạn CDFresh quyết định cho “cú
nhảy”, hành trình ứng tuyển chương trình CDFresh – bước khởi
đầu cho sự nghiệp quản lý kinh doanh, Những tố chất, điểm mạnh
và cần chú ý dành riêng cho sinh viên kỹ thuật muốn tiến xa hơn
trong chương trình CDFresh
❖ Khách mời: chị Lê Hương CDFresh 2017 – CD Supervisor – CSV
ĐH Bách Khoa TPHCM, anh Thanh Sơn CDFresh 2018 – CD
Supervisor – CSV ĐH Bách Khoa TPHCM.
❖ Link:
https://www.facebook.com/UnileverCareersVietnam/videos/94
7699858752835

CDFresh 2018 – Hành trình CDFresh

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 445
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Nội dung: Những lầm tưởng thường có về chương trình CDFresh,


hành trình ứng tuyển thực tế, những khó khăn và bài học trong
hành trình 6 tháng trở thành CDFresh
❖ Khách mời: anh Ngọc Sơn CDFresh 2017 – CSV ĐH Tài Chính
Marketing, chị Quỳnh Anh CDFresh 2017 – CSV ngành Tài chính,
ĐH Kinh tế TPCM.
❖ Link:
https://www.facebook.com/watch/live/?v=307045976570628

CDFresh 2018 – Live Chat Miền Trung

❖ Nội dung: hiểu hơn về phòng ban Customer Development nói


chung & tại khu vực miền Trung nói riêng
❖ Khách mời: anh Đức Toàn – Phó Giám Đốc Bán Hàng Khu vực
Miền Trung; anh Phú Quốc CDFresh 2013, Chuyên viên Phát
Triển Khách Hàng & Giám sát Mại vụ Cấp Cao
❖ Link:
https://www.facebook.com/watch/live/?v=2284302381584985

CDFresh 2018 – Live Chat Mekong

❖ Nội dung: hiểu hơn về phòng ban Customer Development nói


chung & tại khu vực Mekong nói riêng
❖ Khách mời: anh Quốc Trung CDFresh 2017 – CSV Đại Học Cần
Thơ
❖ Link:
https://www.facebook.com/UnileverCareersVietnam/videos/22
82254148456475

CDFresh 2017 – Phát triển khách hàng: xuất phát điểm của lãnh
đạo

❖ Nội dung: Phát triển Khách hàng, Sales hay Bán hàng… là gì và
cần những tố chất nào? Trở thành Giám sát hay Quản lý tại Phòng
Phát Triển Khách Hàng sẽ cần trau dồi điều gì? Những kỹ năng

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 446
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

cần thiết cho một người lãnh đạo? 04 tuýp nhân viên thường gặp
và cách xử lý từ một người quản lý tốt
❖ Khách mời: anh Quốc Đạt – Giám đốc Phát Triển Khách Hàng Khu
vực miền Bắc
❖ Link:
https://www.facebook.com/watch/?v=1950288101653083

CDFresh 2017 – Chương trình UFresh Giám sát Mại vụ Tài năng
Unilever 2017

❖ Nội dung: quy trình tuyển dụng, câu chuyện thực tế về hành trình
CDFresh
❖ Khách mời: anh Kỳ Vọng CDFresh 2014 – Quản lý ngành hàng
Răng miệng kênh Modern Trade (siêu thị), chị Nhung phòng
Nhân Sự Unilever
❖ Link:
https://www.facebook.com/UnileverCareersVietnam/videos/17
00161589999070

CDFresh 2016 – Chương trình Giám Sát Mại Vụ Tài Năng


Unilever 2016

❖ Nội dung: giải đáp các thắc mắc của các bạn về phòng ban CD,
chương trình CDFresh, trải nghiệm thực tế về thuận lợi, khó khăn,
thử thách khi tham gia chương trình
❖ Khách mời: anh Tín CDFresh 2015 – CSV Đại Học Ngoại Thương,
anh Hoàng Phúc CDFresh 2015, chị Thu Hương CDFresh 2015 –
CSV Đại Học Ngân Hàng
❖ Link:
https://www.facebook.com/UnileverCareersVietnam/videos/14
74574702557761

CDFresh 2016 – Câu chuyện về phòng Customer Development

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 447
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Nội dung: vì sao Sales tại Unilever được gọi là CD? Các đặc điểm
và tố chất cần có của một CDFresh? Lộ trình CDFresh khác gì với
Management Trainee CD? Làm thế nào để một bạn không học
khối kinh tế vẫn có thể ứng tuyển CDFresh?
❖ Khách mời: anh Đinh Công Trí – phụ trách CD của TPHCM và toàn
tỉnh miền Đông, chị Trang phòng Nhân Sự Unilever
❖ Link:
https://www.facebook.com/UnileverCareersVietnam/videos/14
73499262665305 và
https://www.facebook.com/watch/live/?v=1473517449330153

Hành trình giám sát mãi vụ tài năng UFRESH 2016 của anh Kỳ
Vọng:

❖ Link:
https://www.facebook.com/watch/?v=1323657357649497

Chia sẻ trải nghiệm từ CDFresh các năm:

❖ Anh Kỳ Vọng CDFresh 2014 – Channel & Category Manager, Skin


Cleansing – Distribution Trade:
https://www.facebook.com/UnileverCareersVietnam/photos/a.
196892863659291/2672067279475158
❖ Anh Văn Hoàn, CDFresh 2014 – Shopper Marketing Manager:
https://www.facebook.com/UnileverCareersVietnam/photos/a.
196892863659291/3322734214408458
❖ Anh Thanh Sơn CDFresh:
https://www.facebook.com/UnileverCareersVietnam/photos/a.
196892863659291/2291452234203333
❖ Chị Lan CDFresh:
https://www.facebook.com/UnileverCareersVietnam/photos/a.
196892863659291/2289911211024102

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 448
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Anh Đức CDFresh 2017:


https://www.facebook.com/UnileverCareersVietnam/photos/a.
196892863659291/2286206798061210
❖ Anh Tuấn Dũng CDFresh:
https://www.facebook.com/UnileverCareersVietnam/photos/a.
196892863659291/2285841374764419
❖ Anh Khang CDFresh:
https://www.facebook.com/UnileverCareersVietnam/photos/a.
196892863659291/2281290181886205
❖ Anh Văn Tính CDFresh 2014 – Senior Managing Supervisor:
https://www.facebook.com/UnileverCareersVietnam/photos/a.
196892863659291/1930233226991904

Kinh nghiệm thi CDFresh/ UFresh phòng CD

❖ Kinh nghiệm thi tuyển UFresh 2018 – Hoàng Minh:


https://hoangminh.org/my-life/thought-sharing/kinh-nghiem-
thi-tuyen-UFresh
❖ Kinh nghiệm thi tuyển UFresh 2019 kênh Modern Trade – Sherry:
https://hoangminh.org/my-life/thought-sharing/kinh-nghiem-
thi-UFresh-2019-kenh-mt
❖ Kinh nghiệm thi tuyển UFresh 2019 kênh Distribution Trade –
Anh Tú: https://hoangminh.org/my-life/thought-sharing/kinh-
nghiem-thi-cdfresh-2019-kenh-dt
❖ Kinh nghiệm thi tuyển UFresh 2019 kênh Foods Solution – Lily:
https://hoangminh.org/my-life/thought-sharing/kinh-nghiem-
thi-UFresh-2019-food-solution
❖ Sales Supervisor – Tôi đã vào Unilever như thế nào? (2016):
https://ub.com.vn/threads/Sales-supervisor-toi-da-vao-
unilever-nhu-the-nao.240575

Nhiều bài viết, nhiều livestream, nhìn sơ là đã thấy choáng rồi đúng
không ^^. Nhưng thực ra nếu mỗi ngày các bạn chỉ cần bỏ ra 2 tiếng

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 449
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

xem 1 livestream và 1 bài báo hoặc bài chia sẻ về chương trình thì
đâụ đó chỉ cần 20 tiếng tức là chừng khoảng 10 ngày là bạn đã xem
hết được sê ri này, được nghe kinh nghiệm từ biết bao nhiêu anh chị
cực giỏi luôn rồi nè. (Còn xem nhiều hơn mỗi ngày thì càng nhanh
hơn nữa ^^). Hãy nhớ là chuẩn bị càng kỹ càng thì khi thực chiến bạn
sẽ có thêm thế mạnh so với nhiều người khác, và thêm tự tin cho con
đường ứng tuyển của mình đó!

Chúc các bạn thành công!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 450
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Con gai co nen lam nghe Sales


khong?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/con-gai-co-nen-lam-nghe-


Sales-khong

“Em rất thích làm nghề Sales nhưng mẹ em sợ em vất vả vì


con gái mà chạy long nhong ngoài đường, rồi còn phải giao
lưu, v.v… khó lắm. Em có nên làm công việc này không hả
chị?”

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 451
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

T hực ra câu hỏi này khá khó trả lời vì theo đụổi nghề nghiệp gì còn
tùy thuộc vào đam mê và khả năng của bạn. Tuy nhiên chị cũng chia
sẻ một vài điềụ để bạn có thể sụy nghĩ thêm. Câụ trả lời này dựa trên
mong muốn của bạn làm làm Sales ở mảng FMCG (ngành hàng tiêu
dùng nhanh) nhé.

Con gái làm nghề Sales có cực không?


Về thể chất: Thực ra Sales cũng có nhiều vị trí, cực hay không là tùy
vị trí đó. Làm Sales ngoài kênh trụyền thống thì sẽ cần đi bán hàng
hoặc giám sát các cửa hàng, các chợ, v.v... nên dĩ nhiên với con gái sẽ
vất vả hơn do nắng gió, sức khỏe. Còn nếu làm ở kênh siêu thị, chủ
yếu là liên hệ với quản lý siêu thị hoặc có đi thị trường thì cũng đi
siêu thị có máy lạnh nên về nắng nóng thì ít sẽ phải cực bằng.

Về giao tiếp: vì bản chất công việc nên đa phần làm Sales cũng nhiều
nam hơn. Mà các anh thì tính tình xởi lởi, dễ thương, hay giao lưụ và
trò chuyện qua những buổi ăn ụống để thân tình, nhiều khi làm việc
xong sẽ cùng nhaụ đi ăn ốc, đi ụống cà phê. Chị em phụ nữ thì đi làm
xong thường muốn về nhà nghỉ ngơi hơn nên khoản giao tiếp cũng có
khả năng không phù hợp lắm. Nhưng mà dĩ nhiên là tùy tính người
^^. Còn khoản bia rượu thì dạo này vì luật qụy định mới – đã ụống
bia thì không được lái xe, các công ty càng ngày càng qụan tâm đến
vấn đề an toàn cho nhân viên, đặc biệt là bộ phận Sales nên việc bia
rượu tiệc tùng cũng giảm đi đáng kể. Thậm chí có kha khá công ty đa
quốc gia đã loại bỏ hẳn bia rượu trong các tiệc do công ty tổ chức. Vì
vậy các bạn nữ cũng có thể bớt lo ít nhiều ở phần này nha!

Về áp lực công việc: Sales cũng là một trong những ngành siêu cực
vì là người trực tiếp chịu trách nhiệm cho chỉ tiêu doanh số và vì vậy
cần tâm lý thật vững vàng. Chỉ sợ là sẽ có những bạn nữ yếu mềm,
không chịu nổi những áp lực của việc “bị dí số” liên tục và dễ bị
stress, ảnh hưởng đến cả tâm lý và sức khỏe.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 452
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Vậy con gái làm Sales có thành công không?


Nói khó nhưng không có nghĩa là không làm được. Chị đã gặp những
chị gái làm Sales rất giỏi và được mọi người nể phục. Như sếp cũ của
chị làm quản lý kênh siêu thị, người khẳng khái và giỏi quá sức giỏi,
hầụ như lụôn đạt chỉ tiêu trong suốt quá trình làm việc dù chỉ tiêu lúc
nào cũng khó. Chị cũng biết một chị là phụ nữ nhưng lại chịu trách
nhiệm làm giám sát mãi vụ kênh truyền thống (quản lý kênh bán
hàng ở các tiệm tạp hóa, chợ, v.v..) ở một nhà phân phối khá lớn. Nên,
tóm lại là bạn có đủ đam mê, có tố chất phù hợp để vượt qua sóng gió
hay không chứ không chỉ ở việc bạn là nam hay nữ.

Cực thì cực, nhưng làm được thì vẫn có thể làm được. Tóm lại câu trả
lời cuối cùng của chị là gì? Làm hay không làm, làm hay không làm,
xin chị nói một lời thôi? (*ú u ú u ú u ù ù* – phỏng theo Bùa yêu của
Bích Phương :D)

Đây, chị trả lời đây. Chị nghĩ là nếu em thực sự rất quyết tâm, thì hãy
thử làm đi và tìm câụ trả lời cuối cùng của mình – liệu mình có nên
gắn bó với nghề Sales lâu dài hay nên chọn công việc khác. Thực ra,
nếu chị nói làm Sales cực, mẹ em cũng nói sợ em vất vả, và vì vậy mà
em từ bỏ thì bản thân em sẽ không cam tâm. Nhưng nếu chính bản
thân em thử, em sẽ tìm được câu trả lời mà em sẽ không hối hận. Nếu
phù hợp, em biết mình đã qụyết định đúng. Nếu không phù hợp – ít
nhất em đã thử và em tự biết mình không thích con đường này nữa,
chính em sẽ chấp nhận buông bỏ. Tóm lại, quan trọng là ở em vì kể cả
khi người khác nói đúng nhưng em chưa trải qụa thì em cũng sẽ
không cam tâm từ bỏ đâụ, đúng không?

Chúc bạn trẻ của chị sẽ sớm tìm được lời của trái tim nha!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 453
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Phan 9: CHÌA SỀ VỀ VÌỀC HỔC


TÌỀNG ANH VA KY NANG

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 454
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

“Cay gay” cho viec hoc Tieng Anh


hieụ qụa

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/cay-gay-cho-viec-hoc-tieng-


anh-hieu-qua

K iếm được công việc tốt ngay khi ra trường hay bỏ lỡ cơ hội
thăng tiến trong công việc – kết quả của vài năm nữa sẽ bắt nguồn từ
hành động ngay lúc này của bạn!

Có 2 cách để làm một chú thỏ di chuyển: bạn có thể dụ dỗ bằng một
củ cà rốt, hay là dọa nạt bằng cây gậy – hình ảnh ẩn dụng khá phổ
biến trên mạng. Học Tiếng Anh cũng thế, nghĩ đến phần thưởng rất
giải trí và thú vị – “củ cà rốt” mà bạn nhận được khi Tiếng Anh trôi
chảy sẽ giúp kích thích sự hứng khởi học Tiếng Anh. Hoặc cách thứ 2
để ráng hết sức cày, đó là nghĩ đến “cây gậy” – những điều nghiêm túc
mà bạn sẽ nhận được nếu có vốn Tiếng Anh hoặc bị lỡ cơ hội nếu
không trang bị cho mình vốn Tiếng Anh sành sỏi.

Hôm nay chị sẽ chia sẻ về “Cây gậy” và để dành “Củ cà rốt” cho phần
sau nhé!

Vậy Tiếng Anh sẽ mang lại cho bạn những điều gì?
Cơ hội việc làm tốt ngay từ khi mới ra trường
Bạn tìm kiếm công việc như thế nào khi mới ra trường: môi trường
làm việc chuyên nghiệp, đa qụốc gia, cơ hội thăng tiến tốt, lương cũng
kha khá. Trên thực tế, có khá nhiềụ chương trình tụyển nhân viên
mới ra trường của các công ty có tiếng và các chương trình tụyển
dụng này đều yêu cầu vốn Tiếng Anh tốt. Có thể kể đến chương trình
Quản Trị Viên Tập Sự của Unilever, P&G, Masan, Prudential,

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 455
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

FrieslandCampina, v.v... hay Fresher của VNG dành cho dân IT chẳng
hạn. Đa số các vòng tuyển chọn đều là bằng Tiếng Anh, nếu bạn hãy
còn lóng ngóng thì xem như bạn đang nhường cơ hội cho người khác
rồi!

Và lí do các công ty này có thể tự tin cho bạn một mức lương mơ ước
bởi vì ngoài tài năng, kiến thức, bạn còn mang lại cho họ một người
nhân viên có thể làm tốt công việc của mình khi giao tiếp với các đối
tác ở các nước trên thế giới. Nói chi đâụ xa, khi chị làm Unilever thì
email, họp hành các thể loại đều bằng Tiếng Anh cả vì rất nhiều lúc có
người nước ngoài cùng làm chung và họ cần được biết toàn câu
chuyện. Hay telecon, dự các buổi họp lên ý tưởng, trình bày kết quả
v.v... từ phía Agency đối tác có người nước ngoài cũng nhiều không kể
hết! Vậy nên, “Tiếng Anh là đầu câu chuyện” nghen các bạn!

Cơ hội thăng tiến trong công việc


Chuyện thật luôn, mà mỗi lần kể chị đều buồn hết. Chuyện là chị có
một người em họ tốt nghiệp Kinh Tế. Trong suốt thời gian em ấy học
và đi làm chị đã khụyên nhủ rất nhiều là cần phải đầụ tư thời gian học
Tiếng Anh nhưng vì em ấy cũng bị mất động lực học Tiếng Anh và lại
còn quá nhiềụ thú vụi xụng qụanh như đá banh, chơi game nên em ấy
cũng bỏ qua lời khuyên của chị. Ra trường, em ấy kiếm được việc làm
là Salesman (nhân viên kinh doanh cho một công ty). Chị còn nhớ rất
rõ cái lần em ấy chở chị từ qụê lên Sài Gòn tíụ tít khoe là “em được đề
nghị thử sức ở vai trò giám sát kinh doanh đó chị” (tức là được thăng
chức). Nhưng vài bữa sau em ấy đã gọi điện cho chị cập nhật tình
hình là em bị lỡ cơ hội này mất rồi, vì vị trí này cần có Tiếng Anh để
giao tiếp với văn phòng chính mà Tiếng Anh của em thì “gà qụá”.
Nghe xong mà buồn dữ dội…

Và không chỉ ngành Sales đâụ các bạn, đa số các ngành nghề chính
khác tại các công ty và tập đoàn cũng vậy, càng lên cao càng cần
những bạn biết giao tiếp và trao đổi bằng Tiếng Anh vì bạn sẽ phải

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 456
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

tiếp xúc và liên hệ, trao đổi với nhiềụ người kể cả các đồng nghiệp ở
những phòng ban khác trong công ty, sếp người nước ngoài, công ty
mẹ khác quốc gia hay là đối tác. Bạn có thể thông minh, bạn có thể
làm việc tốt, nhưng nếụ không làm được những điều trên, chính bạn
lại lần nữa nhường cơ hội thăng tiến này cho bạn khác rồi.

Vậy nên các bạn ơi, đừng chỉ vì chút lười biếng của sinh viên, chút
chán nản khi cầm bút lên học mà bỏ lỡ cơ hội thăng tiến trong tương
lai của mình!

Ứng dụng nhiều kiến thức hay ho khi làm việc


Thực tế là khi đi làm bạn sẽ không chỉ làm việc dưới sự hướng dẫn
của sếp mà phần lớn thời gian chính bạn sẽ phải là người tự tìm tòi,
nghiên cứụ và tìm ra hướng đi cho công việc của chính mình. Nếu chỉ
trông cậy vào các kiến thức và nguồn tham khảo ghi sẵn bằng Tiếng
Việt thì bạn đã bỏ mất rất nhiều tài nguyên quý báu của cả thế giới
đó! Ngay cả khi bạn làm luận văn ở trường bạn cũng đã phải tận dụng
rất nhiềụ tư liệu ở các nước bằng Tiếng Anh rồi còn gì!

Đi làm thì sao? Bạn làm Marketing, bạn muốn tìm thêm ý tưởng cho
chiến dịch của mình, khi bạn dùng Google bằng Tiếng Anh, cả thế giới
ý tưởng sẽ mở ra cho bạn. Bạn làm Procurement (phòng thu mua),
bạn muốn tìm hiểụ các đối tác quốc tế xem có giá cả và dịch vụ hợp lý
hơn không, bạn cũng phải tìm và gọi điện bằng Tiếng Anh. Bạn làm
Nhân sự, bạn muốn nghiên cứu xem thị trường có mô hình, phương
thức hay ý tưởng gì mới đểcải thiện ở quy trình tuyển dụng hoặc đào
tạo cho nhân viên công ty không, lẽ nào bạn chỉ chấp nhận với kết
quả bằng Tiếng Việt của các công ty trong nước đúng không? Và kể cả
những bạn làm công nghệ thông tin, việc tham khảo code và lời
khuyên từ các diễn đàn nước ngoài gần như là bắt buộc rồi!

Nên, đừng bỏ lỡ cả đại dương kiến thức và đẩy chính mình vào tình
huống khó khăn trong công việc chỉ vì chút nản lòng nhất thời nghen!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 457
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Đây là một vài chia sẻ ngắn của chị thôi, còn quá nhiều lợi ích mà
Tiếng Anh sẽ mang lại cho bạn trong tương lai, như cơ hội du học mở
mang tầm mắt, cơ hội làm việc định cư nước ngoài, v.v… Hãy tự liệt
kê những lí do để mỗi lần chán nản chỉ muốn quăng hết sách vở đi thì
bạn sẽ vẫn đủ dũng khí để học tiếp nhé!

Chúc các bạn hết bị mất động lực học Tiếng Anh nghen. Cầm sách lên
và học thôi nào!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 458
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

“Cụ ca rot” cho viec hoc Tieng Anh


hieụ qụa

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/cu-ca-rot-cho-viec-hoc-


tieng-anh-hieu-qua

Em nản quá chị Thư ơi, cứ thấy mình không có động lực học
Tiếng Anh nữa mặc dù biết Tiếng Anh là rất cần thiết, phải
làm sao bây giờ?

Hôm trước chúng ta đã nói về phương pháp dùng “Cây gậy” để


siêng năng hơn, hôm nay chị sẽ tiếp tục chia sẻ về “Củ cà rốt” giúp cho
việc học Tiếng Anh thêm hứng khởi và giải trí nhé!

Học Tiếng Anh bằng “Cà rốt” như thế nào?


Cho đến bây giờ, chị vẫn cảm thấy siêu thích vì mình rành rọt Tiếng
Anh – tha hồ được giải trí luôn, vừa học vừa chơi, khoái kinh! Đây
chính là “củ cà rốt” ngọt ngào giúp chị mê mệt Tiếng Anh từ nhỏ tới
lớn!

Đầu tiên level cơ bản – cần có sự trợ giúp của Vietsub


Từ năm lớp 10 chị đã thích mê kênh Disney Channel, tùm lụm phim
hay và giọng nói cũng dễ nghe lắm (vì kênh này dành cho các bạn nhỏ
và teen mà), nào là “Hannah Montana”, “Wizards of Waverly Place”,
“Sụite Life on Deck”, saụ này thì có “Liv and Maddie”, “Shake it ụp”,
v.v… Mấy phim này dễ thương lắm thành ra chị cứ ghiền mà coi hoài
hoài. Các bạn có thể lên YouTube hoặc Google kiếm mấy series này
xem để luyện nghe, và từ từ các bạn sẽ ngấm cái cách người ta nói

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 459
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

chuyện, nhấn nhá, phát âm theo đúng chụẩn Mỹ nữa. Ban đầu thì cứ
vừa nghe vừa xem Vietsub, nghe riết các bạn sẽ dần nhớ được nhiều
từ vựng, mẫụ câụ hay dùng, và cũng hiểụ nghĩa thêm nhiều từ, nhớ
một cách thụ động nhưng cực hiệu nghiệm và giải trí.

Level “lên đô” hơn chút – buông Vietsub vẫn xem phà phà
Xem phim riết kèm với việc học Tiếng Anh song song thì từ từ mình
sẽ quen dần đi, không có phụ đề mà vẫn hiểụ được phim. Và nhiều khi
không ai ép các bạn xem mà không có vietsub hết, nhưng mà tivi ở
Việt Nam chiếu chậm quá, các bạn phải mò lên mạng kiếm phim bên
Mỹ chiếụ trước thì dĩ nhiên là Vietsụb đâụ mà coi, tự thân vận động
thôi! Bởi vậy người ta nói “cái ló khó cái khôn”. Rồi xem phim không
có phụ đề riết quên mất là mình đang coi phim nước ngoài luôn, cứ
xem, hiểụ phà phà như đúng rồi á ^^. Chị còn nhớ nhiều bộ phim bị
ghiền quá mà trên tivi không chiếụ như là “Switched at Birth” hay là
“Gossip Girl”, chị lên Google search cho bằng được rồi nhiều lúc mê
mẩn coi ngày coi đêm, lụyện cho hết bộ luôn mà, xem và hiểụ rõ đến
mức cứ tưởng mình coi Tiếng Việt. Vậy nên chị nói, mê chơi, ham xem
phim giống chị thì sẽ thúc đẩy các bạn quen coi phim không phụ đề à,
yên tâm! Thực tế là khi các bạn xem, có thể có vài từ các bạn không
hiểụ nhưng ngữ cảnh của phim, cách diễn của nhân vật sẽ giúp bạn
hiểụ thêm. Cái này cũng giống như làm bài đọc hiểu vậy đó, không
cần các bạn phải biết rõ 100/100 chữ, nhưng các bạn vẫn có thể đọc
và đoán được nghĩa của những chữ đó trong bối cảnh.

Level cao cấp hơn – xem show “bắn” Tiếng Anh tốc độ cao
Sau này khi rành rọt rồi, chị bắt đầu chuyển sang những show thực tế
và talk show của Mỹ. Trời ơi, khoái dã man vì nhờ có Tiếng Anh và
Internet mà chị có thể được xem mấy show mình thích mà không cần
mất thời gian đợi đài việt nam rinh về chiếu. Chị hay xem những
show như là Trụe Beaụty, What woụld yoụ do, Ềllen DeGeneres. Hay
lâu lâu muốn giải trí lắm thì coi “The Bachelorrete”. Chắc tại lớn nên

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 460
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

“khẩu vị” chọn show cũng khác, ít xem phim của Disney hơn một
tẹo. Những show này người ta nói tốc độ nhanh hơn, vốn từ vựng
nhiềụ hơn, thực tiễn giống ngoài đời hơn, nhưng cái qụan trọng nhất
với chị là càng xem càng ghiền, càng thấy thích, nên coi xong 1 tập là
lập tức lùng sục tập khác coi liền, đặc biệt là cực kì mê Ellen, mà Ellen
thì có clip mới, show mới liên tùng tục ra lò cho các bạn nha!

Khi Tiếng Anh đã rành rọt, bạn sẽ nhận được trái ngọt gì nè?
Khi rành Tiếng Anh rồi thì ngoài việc được xem phim, nghe nhạc
thoải mái, còn hàng tá thứ mà các bạn có thể nhận được đó!

Một ví dụ làm chị cực kì trân trọng quãng thời gian dùi mài kinh sử
luyện Tiếng Anh là những kỉ niệm khi chị dẫn mẹ chị đi Philippines
(Manila, Boracay và một số nơi khác). Chị và mẹ có thể đi khắp nơi
siêu thoải mái, không lo lắng về đường đi nước bước, có thể tự động
thiết kế lịch trình đi không cần book tour vì có thể tự tìm hiểu trên
mạng, đến nơi thì dùng vốn Tiếng Anh của mình để hỏi người dân
cách đặt vé, cách đi tàụ xe, v.v… Vì vậy chuyến đi chơi của hai mẹ con
vui cực kì! Mà kỉ niệm nhỏ nữa là đợt đó chị qua trùng dịp Manila có
một lễ hội và cả thi hoa hậu, mẹ chị thì thích mê những hoạt động như
vậy. Đứng kế bên mẹ, dịch cho mẹ nghe từ đầụ đến cuối chương trình
thi hoa hậu, mẹ chị khoái ơi là khoái lụôn, còn ngồi bình phẩm sôi nổi
với chị là “ồ con bé này trả lời ứng xử hay quá, mặt đẹp nữa, me chấm
nó là hoa hậụ đó”. Cưng ơi là cưng! Mà xong chụyến đi đó mẹ cứ nói
với chị suốt là con gái mẹ giỏi quá. Thiệt, câu nói này của mẹ hơn bất
cứ phần thưởng nào trên đời lụôn đó!

Cũng nhờ biết Tiếng Anh mà chị vô tình “lụm” được một bạn cực dễ
thương ở Ấn Độ khi bạn ở Việt Nam (thực ra là do chị giúp bạn một
chuyện nhỏ xíụ là order nước ở quán cà phê), rồi nhờ đó mà khi chị đi
Ấn Độ vào năm 1 Đại Học bạn là người “dong xe” đưa chị đi khắp New
Dehli chơi, đặt vé máy bay và làm hàng tá thứ để giúp chị nữa. Nếu

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 461
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

không có Tiếng Anh, chị đã mất cơ hội gặp một người bạn siêu tuyệt
vời như vậy rồi!

Tóm lại khi nào nản ơi là nản thì đừng ép buộc bản thân mình cắm
mặt cắm mũi vào qụyển sách IETLS, TOEFL, hay Tiếng Anh của
trường, hãy giải trí một chút! Vừa được thư giãn vừa được học, thích
liền, yên tâm! Các bạn có thể xem phim, nghe nhạc Tiếng Anh, tham
gia các câu lạc bộ English chat, nói chuyện với người nước ngoài, v.v…
Nhiều cách vui và hiệu quả lắm! Chị đã thử và tin, yeah!

À mà còn một củ cà rốt nữa nè, cách này hồi xưa bạn trai chị dùng để
học Tiếng Anh đây :”>. Đó là học nhóm Tiếng Anh với crush của mình,
vừa ráng học ngoan cho nàng ấn tượng, mà vừa chăm chỉ hơn để có
kiến thức tốt mai mốt kiếm việc thật ngầụ để xây dựng ngôi nhà ấm
áp với crush nữa. Các bạn thử áp dụng xem, cũng hiệu nghiệm lắm
nha!

Ukie, cứ vậy nghen, hãy nghĩ tới những củ cà rốt béo ú tròn to dễ
thương mà bạn sẽ có khi Tiếng Anh là thế mạnh nhé! Chị chúc các bạn
sử dụng “củ cà rốt” hiệu quả để có thể tự tin hơn với vốn Tiếng Anh
của mình!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 462
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Leader ơi, cư khoc đi!

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/Leader-oi-cu-khoc-di

Viết vội trong một chiềụ mưa, gửi tặng những bạn trẻ đã, đang và sẽ
là Leader…

Nửa đêm tháng 4, khi chị chụẩn bị đóng máy tính thì nhận được một
tin nhắn của một bạn trẻ. Bạn bảo rằng, bạn đang cảm thấy rất bụồn
và thất vọng về bản thân mình với vai trò là Leader. Và hơn hết là
phải chịụ cái cảm giác thật khó chịụ khi phải thừa nhận là mình đã
sai, và càng tệ hơn khi member là người phát hiện những điểm sai
đó…

Tháng 3, lúc kết thúc khóa học MeHack của Chương Khởi Điểm, một
bạn Leader trong nhóm đã khóc như mưa. Khóc saụ khi được mọi
người chia sẻ về qụá trình làm việc nhóm, những niềm vụi, nỗi bụồn
và cụối cùng, là những gì các bạn mong mỏi Leader sẽ làm tốt hơn.
Bạn khóc rất nhiềụ, không phải là vì áp lực, mà vì cảm thấy mình
chưa tốt, vì cảm giác mình phụ lòng team và sự tin cậy của mọi người.

Các bạn có bao giờ đã mệt mỏi như hai bạn trẻ của chị chưa? Có bao
giờ cảm thấy Leader như một trọng trách nặng nề mà bạn đang phải
gánh? Có bao giờ nghĩ rằng mình làm tệ đến nỗi có lẽ mình sinh ra
không phải để làm Leader, rằng giá như mình đừng ham hố làm
Leader mà nên nhường lại cho một người phù hợp hơn?

Chị thì có rồi đó, và chị khóc còn nhiềụ hơn mưa Sài Gòn những ngày
này nữa cơ.

Đó là vào năm 2 Đại Học, khi lần đầụ tiên chị được nhận vai trò
Leader của phòng Marketing cho AÌỀSỀC. Đây là lần đầụ tiên chị được

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 463
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

làm vị trí Leader cho một câụ lạc bộ thực thụ, và lại còn có những 3
member để qụản lý nữa – trong đó có 1 bạn năm nhất và 1 anh năm
3. Cả hai người đềụ là những người rất giỏi, thông minh, nhanh nhẹn,
và có tài về công nghệ thông tin lẫn thiết kế nữa. Lúc đó chị không có
kiến thức Marketing bao nhiêụ, và nói về kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng lãnh đạo chắc cũng chỉ nhỉnh hơn được số 0 một tí. Điềụ dụy
nhất chị có đó là sự tin tưởng của anh chủ tịch AÌỀSỀC và của bạn
Leader phòng nhân sự – những người đã lựa chọn chị cho vị trí
Leader Marketing đó. Chị đã tin là mình có thể làm tốt, và với những
team member xụất chúng như vậy thì chị càng có niềm tin là mình sẽ
làm được nhiềụ điềụ lớn lao hơn.

Vậy mà saụ mới khoảng 2 tháng, 2 member đó bỏ chị đi mất, nhẹ


nhàng xin nghỉ với lí do bận công việc, bận chụyện gia đình. Nhưng
hơn ai hết, chị biết rõ lí do hai bạn nghỉ là vì chị – vì chị đã là một
Leader qụá tệ. Trong mỗi bụổi họp nhóm, là Leader nhưng chị lại là
người lo lắng nhất – lo không biết ý kiến mình có được các bạn đồng ý
không, lo bị phản bác. Khi làm việc, chị cũng là người lo nhất, vì phân
công công việc nhưng kể cả bản thân chị còn không biết công việc đó
gồm những gì, làm như vậy đã hợp lý nhất chưa. Hơn nữa, điềụ to bự
nhất mà chị lo, đó là chị lo mình không thể hướng dẫn và phát triển
cho thành viên được – vì kể cả kiến thức và năng lực của bản thân
mình còn qụá giới hạn. Và những điềụ chị lo đềụ thành hiện thực,
thành lí do mà chị không giữ được hai nhân tài đó cho AÌỀSỀC.

Chị đã khóc rất nhiềụ khi hai người cùng bỏ chị đi một lúc. Chị cảm
thấy thật tệ và bất lực. Chị ước gì giá như mình chưa bao giờ nhận vị
trí này, vì mình đã làm cho hai người phải rời đi một nơi rất tụyệt là
AÌỀSỀC, và cũng vì mình mà AÌỀSỀC đánh mất hai bạn thật tiềm năng.
Chị mụốn từ bỏ hết, mụốn nhường lại vị trí này cho một người thật
xứng đáng.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 464
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Nhưng rồi saụ đó, chị may mắn có được một Leader rất tâm lý, hiểụ
được lo lắng của chị, hướng dẫn chị cách vượt qụa khó khăn, cho chị
niềm tin rằng, những thứ gì đã qụa thì hãy để nó trôi qụa, đừng hối
tiếc qụá khứ, qụan trọng là phải làm tốt hơn để không hối tiếc về
tương lai. Anh bảo rằng anh tin tưởng ở chị, và tin rằng những thất
bại này sẽ giúp chị mạnh mẽ hơn, biết được những lỗ hổng của mình,
và là động lực để chị cố gắng. Và rằng nếụ chị cũng tin tưởng ở bản
thân, thì trong tương lai chị sẽ vẫn giúp AÌỀSỀC có được những bạn
thành viên thật tận tâm. Qụan trọng là chị không được từ bỏ.

Đến nay ngót nghét 7 năm nhìn lại, chị thấy mình thật may mắn vì đã
qụyết định không từ bỏ. Vì cụối cùng chị đã làm được, đã xây dựng
được những nền tảng cho phòng Marketing, đã có một bạn “kế vị” dễ
thương và cũng rất giỏi – là thành viên lứa thứ 2 của chị. Và rồi nhờ
đó, một chị Thư “liềụ và lăn xả” ra đời, dám lead, dám thất bại. Có thể
nói rằng, không có những cột mốc ngày đó thì khó có được chị như
bây giờ.

Dĩ nhiên là mỗi lần thất bại đềụ rất đaụ đớn, đềụ rất mệt mỏi. Nhưng
chị mong rằng các bạn đừng nản lòng. Các bạn có thể khóc, có thể
bụồn, xả bớt những ấm ức, những điềụ mà bản thân thấy tiếc nụối.
Chị, hay các bạn, có là Leader thì vẫn là người thôi mà, đâụ thể nào
hoàn hảo, đâụ phải là siêụ nhân, đúng không? Ai cũng sẽ có những
phút giây mệt mỏi, hoài nghi về chính mình. Giữ trong bụng nhiềụ thì
càng mệt mỏi mà thôi, nên bức qụá thì mình cứ khóc đi, có xấụ đâụ
nào!

Và qụan trọng nhất là, “xả lũ” rồi thì hãy qụẹt nước mắt và đứng dậy
để tiếp tục làm lại nhé. Người ta bảo ngã ở đâụ thì đứng dậy ở đó mà,
không phải sao? Đừng từ bỏ, cũng như chị đã cố gắng không từ bỏ
chính mình 7 năm về trước.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 465
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Leader không phải là thiên bẩm, mà là một qụá trình nỗ lực, học hỏi,
vấp ngã và vượt qụa mà thành. Các bạn sẽ làm được, đúng không?
Hãy khóc và đứng dậy nhé, Leader của chị!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 466
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Đưng xem ngươi khac la Google


cụa ban!

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/dung-xem-nguoi-khac-la-


Google-cua-ban

Vì sao mọi người không trả lời mình nhiệt tình?


Có khi nào bạn thắc mắc tại sao bạn đã đặt câụ hỏi mà bạn bè không
bụồn trả lời, hay sếp trực tiếp cũng trả lời một cách nhát gừng, gắt
gỏng? Và những lúc đó có bao giờ bạn cảm thấy mình thật nhỏ bé, xụi
xẻo, cảm giác như cả thế giới đang chống lại mình, không ai mụốn
giúp đỡ mình hết, mọi người thật ích kỉ! Hay, tại sao mọi người lụôn
khụyến khích mình chủ động hỏi, mà tréo ngoe làm sao, mình hỏi
nhiềụ lại bị đánh giá là “thiếụ chủ động”?

Nếụ có, các bạn cũng giống chị khi xưa. Rồi sau này, khi tham gia
nhiềụ hoạt động, đặc biệt là khi đặt mình vào vị trí khá bận rộn của
người Leader hoặc một người qụản lý, cụối cùng chị đã hiểụ ra được
lí do vì sao, và cũng nhờ đó mà hoàn thiện mình hơn về KỸ-NĂNG-
ĐẶT-CÂU HỎÌ.

Hãy thử đặt mình là người nhận câu hỏi, bạn sẽ hiểu
vì sao!
Nếu bạn nhận được những câu hỏi thế này…
❖ “Chị Thư ơi, viết CV là viết sao vậy chị?”
❖ “Chị Thư ơi, em đậu vòng 1 nộp đơn của PepsiCo rồi, vòng 2 thi là
gồm những gì vậy chị, làm sao để đậụ đây chị ơi?”

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 467
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ ….Thậm chí nhiều bạn rất thật thà nói chị “Chị ơi, em học thi nên
bận quá không có tìm hiểụ được. Em hỏi chị lụôn cho nó nhanh!”.
❖ Hay bạn đang phỏng vấn ứng viên cho công ty thì ứng viên hỏi
“Anh chị cho em hỏi công ty mình gồm những nhãn hàng nào và
hoạt động ra sao ạ?”

Đọc xong rồi hén, giờ cho chị biết, các bạn cảm thấy thế nào?
Thật ra, trong những trường hợp này nhiều khi chị thấy mình/ hay
Nhà Tuyển Dụng cứ như là cỗ máy Google sống của các bạn vậy đó!
Kiểụ như, “ôi mình khỏi cần tìm hiểu về vấn đề này chi cho mất thời
gian, mệt người, khỏi Google gì sất, có chị này thấy chỉ chắc rảnh mà
biết cũng nhiều lắm, hỏi chỉ lụôn cho nó nhanh”! “Mình đang phỏng
vấn công ty này, mà không biết họ làm cái gì, thôi hỏi người phỏng
vấn luôn cho lẹ đi!”

Vậy nên, bạn đã hiểụ vì sao người khác lại có thái độ hời hợt khi bạn
đặt câu hỏi kiểu này rồi phải không?

Mà từ khi làm Chương Khởi Điểm, chị hay nhận nhiều câu hỏi kiểu
này lắm. Nên nhiều khi chị đaụ lòng dễ sợ :(. Nhưng mà bụồn chút vậy
thôi chứ chị hiểu, chị cũng từng là sinh viên và cũng từng mắc lỗi đặt
câu hỏi y chang các bạn. Nên mấy trường hợp này chị đành “đóng vai
ác” để chỉ cho các bạn cách hỏi cho đúng, rồi mới trả lời, chứ không
thể là chị-Thư-Google hiền lành được. Cũng may là bạn nào cũng dễ
thương và hiểu chuyện, chỉ một lần là biết cách sửa và còn không giận
chị nữa, thương ghê ^^.

Hãy hỏi đúng cách!


Hỏi đúng là hỏi để người khác sẽ mụốn trả lời bạn và thậm chí là còn
mụốn được bạn hỏi thêm nhiềụ lần khác nữa vì thấy bạn CHỦ ĐỘNG
và TÔN TRỌNG họ.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 468
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

1. CHỦ ĐỘNG tìm hiểu kỹ vấn đề trước khi hỏi – Chia sẻ những
thông tin bạn đã biết về vấn đề trước khi đặt thẳng vào câu hỏi.
Với cách này, người được hỏi sẽ thấy sự chủ động của bạn với vấn đề
và thoải mái để trả lời vì thấy bạn đã tìm hiểụ vấn đề kỹ lưỡng và hỏi
là để nhận lời khụyên, chứ không phải là “đụng đâụ hỏi đó”, lười
nghiên cứụ và học hỏi.

Thay vì hỏi “Chị ơi cho em hỏi viết CV là làm sao”, áp dụng cách trên
bạn sẽ hỏi là “Chị ơi, em đã nghiên cứụ về cách viết CV trên mạng,
ngoài ra em đã xem hết các clip và bài viết của chị về cách viết CV. Ềm
đã viết CV của em như vầy nè chị, nhưng em chưa tự tin lắm với phần
kinh nghiệm làm việc của mình vì thấy chưa thể hiện được hết kỹ
năng của mình. Nhờ chị xem thử và góp ý giúp em nha chị?

Hoặc, thay vì hỏi “Chị ơi vòng 2 Qụản Trị Viên Tập Sự thi những gì
vậy chị”, các bạn hoàn toàn có thể lên trang web của Suntory Pepsico
để xem kỹ hướng dẫn, rồi xem clip tổng qụan về chương trình
Management Trainee của chị, saụ đó thay vì hỏi chụng chụng vậy, chị
có thể dành thời gian để trả lời những câụ hỏi chi tiết hơn. Chụyện có
thật lụôn ha, cách đây vài tháng có một bạn ở Hà Nội liên hệ với chị
để hỏi thăm về chương trình Management Trainee vì bạn đang thi
vào 1 công ty đa qụốc gia có tiếng. Chị đã đồng ý là hai chị em sẽ trao
đổi bằng điện thoại cho tiện vì bạn không ở HCM. Điềụ làm chị ngạc
nhiên một cách thích thú là bạn đã tận dụng từng phút của bụổi nói
chụyện. Thay vì hỏi thi những gì, khó không... bạn đã nghiên cứụ rất
kỹ và biết hết về phương cách thi. Cái hay là bạn đã liệt kê sẵn gần
mười mấy câụ hỏi để hỏi chị, bạn đặt sẵn tình hụống Case Stụdy mà
ban giám khảo sẽ hỏi ở vòng phỏng vấn telecon, bạn chia sẻ với chị
câụ trả lời bạn đã dự tính và saụ đó mới nhờ chị khụyên nhủ để hoàn
thiện câụ trả lời hơn. Vậy nên từng ấy thời gian mà bạn đã nhận được
lời khụyên từ chị cho rất nhiềụ thứ, bạn thậm chí còn lên mạng tự học
cách đọc hiểụ về Retail aụdit (nghiên cứụ thị trường) vì bạn nghĩ

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 469
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

những từ vựng như vậy có thể được dùng ở đề bài cho những vòng
tiếp theo. Trò chụyện với bạn chị thấy cực kì thích! Vậy nên chị không
hề ngạc nhiên khi mới tháng vừa rồi bạn thông báo đã trúng tụyển
chương trình Management Trainee của công ty. Bạn cảm ơn chị,
nhưng chị đã rất thẳng thắn chia sẻ với bạn rằng chính bạn là người
làm ra thành công đó, vì chính bạn là người tìm hiểụ kỹ và tự đặt ra
cho mình những tình hụống sát sao, chị chỉ là người góp ý và chia sẻ
thêm những kiến thức của chị để bạn áp dụng thôi. Và đó là lời thật
lòng!

Còn nếụ bạn mụốn đặt câụ hỏi cho Nhà Tụyển Dụng? Làm ơn, hãy
chụẩn bị trước câụ hỏi và tìm hiểụ kỹ về vấn đề trước khi đặt câụ hỏi,
để họ thấy được đam mê của bạn với công ty và công việc nhé!

2. Hãy thể hiện sự TRÂN TRỌNG! Đừng xem việc người khác trả lời
là nghĩa vụ của họ với bạn!
Bạn hãy nhớ, ai cũng có công việc của mình và rất bận rộn. Ngay cả
khi bạn nghĩ “sếp phải có nghĩa vụ hướng dẫn mình” thì cũng không
đúng, vì “sếp” là người sẽ giúp bạn phát triển, định hướng công việc
nhưng với điềụ kiện bạn là người tìm hiểụ thật kỹ từ trước để thời
gian sếp dành cho bạn hữụ ích hơn!

Vậy nên đừng thắc mắc tại sao vào làm cùng một lúc nhưng có bạn lại
được sếp ưụ ái hơn. Không phải vì bạn khéo, không phải vì bạn xinh..
mà là thay vì lôi kéo sếp để hỏi những câụ hỏi vô nghĩa thì bạn ấy đã
dành thời gian hỏi những bạn bè, đồng nghiệp xụng qụanh đã từng
làm những nhiệm vụ đó và thật sự “để dành” sếp cho những câụ hỏi
qụan trọng hơn. Khi hỏi, cô bạn kia không lôi kéo người được hỏi và
ép cho bằng được người ấy trả lời ngay và lụôn mà tôn trọng công
việc và thời gian của người khác. Cô bạn ấy lụôn thòng thêm một câụ
“Ềm biết anh chị bận nên anh chị không cần trả lời liền mà khi nào
thụận tiện nhất thì hãy chia sẻ với em nhé!”. Do vậy, hình ảnh trong

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 470
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

mắt bạn ấy với sếp lẫn đồng nghiệp lụôn là một cô bạn thông minh,
chủ động và tôn trọng với người khác.

Ngoài ra, hãy thể hiện sự trân trọng của mình với người đặt câụ hỏi.
Hãy cập nhật kết qụả nếụ như bạn đã áp dụng lời khụyên của người
đó, để người ta hiểụ là thời gian đã dành cho bạn là hữụ ích và vụi vẻ
sẵn lòng tiếp tục hướng dẫn bạn cho những câụ hỏi tiếp theo

Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp của mình ngay từ những điều nhỏ
nhất bắt đầụ bằng việc đặt câụ hỏi đúng cách các bạn nhé! Chị tin là
các bạn sẽ tạo nên được ấn tượng tốt với những người xụng qụanh và
ngay cả Nhà Tụyển Dụng saụ này để có được công việc đầụ đời mơ
ước!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 471
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Lam sao đe qụyet đoan hơn? Take


the decision and make it right

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/lam-sao-de-quyet-doan-hon

Take the decision and make it right (trích lời của Ratan
Naval Tata) – Rather than waiting for the right
decision. Trust me, sometimes you don’t have enough time
and clue for a right decision!

Chị Thư ơi, có nhiều ngã rẽ quá, em không biết cái nào
tốt hơn để lựa chọn nên không dám quyết định. Em
phải làm sao bây giờ?
Thật ra, khi chị còn học Đại Học chị cũng đã từng rất thiếu quyết
đoán. Thiếu quyết đoán lúc làm việc nhóm - không dám chọn hướng
đi cho đề tài bài tập nhóm, thiếu quyết đoán lúc đã lên Leader - vì
thấy ý kiến của thành viên nào cũng đúng, không biết nên theo hướng
nào, thiếu quyết đoán trong những lần họp ban lãnh đạo - vì thấy các
anh chị đều giỏi hơn mình, mình lên tiếng nhiều khi giống như “ngụ
dốt + nhiệt tình = phá hoại” thì sao? …

Lúc đó chị chỉ nghĩ là chắc do mình hiền quá nên không dám quyết
định.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 472
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Nhưng ngẫm lại mới thấy, thiếu quyết đoán không phải do
hiền, mà là do 1 chữ thôi – SỢ.

Sợ mình chưa đủ giỏi để ra quyết định – Sợ quyết định sai – Sợ mọi


người chê mình dở mà tài lanh – và quan trọng hơn hết, Sợ phải chịu
trách nhiệm trước quyết định của mình.

Cột mốc đáng nhớ nhất đã làm chị thay đổi, đó là khi chị nghe được
câụ nói “TAKỀ THỀ DỀCÌSÌỔN AND MAKỀ ÌT RÌGHT, RATHỀR THAN
WAITING FỔR THỀ RÌGHT DỀCÌSÌỔN” (Ratan Naval Tata).

Đúng thiệt, vì nếu chờ đợi cho một quyết định hoàn hảo thì chẳng bao
giờ biết nó sẽ tới, có thể là 1 tháng, 2 tháng, 1 năm, 2 năm, hay là mãi
mãi. Cuộc đời nào phải như bài toán, 1+1 = 2 mà có đáp án rõ ràng.
Từng sự lựa chọn đềụ có ưụ điểm và khuyết điểm. Đến lúc phải quyết
định, thì phải quyết định thôi! Điềụ đáng sợ hơn qụyết định sai, đó là
không quyết định. Vì nếu không quyết định, thì deadline cận kề mà
việc vẫn không xong!

❖ Đang làm ở phòng Nhân sự của AIESEC với những người bạn
đáng mến, học hỏi được nhiều ở một Leader siêu giỏi, nhưng rồi
cơ hội ở phòng Marketing mở ra, với đầy rẫy những khó khăn thử
thách ở một lĩnh vực mới tinh với chị, có ai đặt lên bàn cân và
đong đếm cho chị là nên đi hay nên ở không?
❖ Học tài chính, nhưng lại quyết định làm Marketing, có người nào
cho chị biết con đường đó là đúng đắn hay sai lầm không?
❖ Lúc được nhận làm ở phòng Marketing của AIESEC, với một vị trí
mới cần đầụ tư nhiều thời gian hơn, trong khi chị cũng đang lãnh
nhận một vị trí quan trọng ở một câu lạc bộ khác, có ai chỉ tay cho
chị là nên ưụ tiên trọng trách nào và nhường lại trọng trách nào
cho người khác không?

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 473
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Ra trường, tróc vẩy trầy da, lúc được Unilever nhận vào làm Quản
Trị Viên Tập Sự phòng Marketing cũng là lúc công ty PepsiCo gọi
cho vòng phỏng vấn tiếp theo và là thời điểm chốt đơn nộp học
bổng đi Úc. Lúc đó, có thế lực siêu nhiên nào chỉ ra lựa chọn nào
là tốt nhất trong cả 3 cho chị không?

CUỘC ĐỜI LÀ NHỮNG CHUỖI DÀI CỦA NGÃ RẼ VÀ QUYẾT ĐỊNH.


ĐỪNG ĐỂ CHỮ SỢ LÀM BẢN THÂN CHÍNH BẠN CHẬM TIẾN VỀ PHÍA
TRƯỚC.

KHÔNG AI có thể cho chị biết quyết định nào là đúng nhất cả. Vậy
chị phải làm sao? Hay là đi coi bói, hay là đi coi Tarrot, để người ta
quyết định giùm cuộc đời của mình?

Dĩ nhiên lại càng không thể! Vậy thì, chị PHẢI tự quyết định bằng
chính lí lẽ và con tim của mình thôi. Chưa chắc quyết định của chị
đã là tối ưụ nhất. Ok, giữa 3 ngã rẽ, PepsiCo – Unilever – du học, chị
đã chọn Unilever. Vậy nếu chị đi dụ học thì con đường bây giờ có tốt
hơn không? Chị không biết! Điều duy nhất chị biết, đó là mình đã
quyết định. Và một khi quyết định thì không hối hận, không qụay đầu
lại, và PHẢI MAKE IT RIGHT. Chị Thư của ngày hôm nay chính là kết
quả của những ngã rẽ mà chị đã lựa chọn, những quyết định mà chị
đã biến nó trở thành đúng đắn theo cách riêng của mình.

Nên các bạn ơi, nếu các bạn đang sợ quyết định, hãy
tập đi! 3 lưu ý nhỏ chị gợi ý cho các bạn:
Luyện tập - từ quyết định nhỏ rồi dần dà là những quyết định lớn
hơn
Hãy tập từ những thứ nhỏ xíu nhất: như hôm nay ăn trưa ăn cái gì, ăn
tối ăn cái gì, đi coi phim gì (ok, làm ơn bỏ cái thói quen “cái gì cũng
được” nha), cho đến những thứ to to hơn như chủ đề nào thì hay
nhất cho bài tập nhóm, rồi sẽ đến những thứ quan trọng hơn cho

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 474
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

cuộc đời bạn như bạn nên tiếp tục làm ở phòng ban đó của câu lạc bộ
hay thử sức ở một nơi khác. Tập để bản thân dần quen và bỏ đi nỗi sợ
vô hình khi ra quyết định. Tập để quen với việc chịu trách nhiệm trên
từng quyết định đưa ra và bẻ hướng quyết định đó theo chiềụ hướng
đúng đắn nhất. Ban đầu bạn sẽ cảm thấy thật khó khăn và rụt rè,
nhưng khi tập từ từ thì bạn sẽ dần quen và tự tin hơn đó! Và một khi
bạn tự tin ra quyết định thì chính bạn hay nhóm của bạn và những
người xụng qụanh đều có nhiều niềm tin để bắt tay vào việc với
nguồn năng lượng tích cực hơn, kết quả cũng sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều
so với một quyết định tự ti đúng không! Đừng quên, hãy bắt đầu tập
thói quen này từ việc nhỏ tới việc lớn nhé!

Thu thập thông tin


Một khi cần ra quyết định, đừng quên thu thập hết tất cả những dữ
liệu cần thiết cho mọi hướng giải quyết, để bạn có nền tảng vững chắc
hơn cho sự quyết định của mình (chứ quyết định lụi cũng mệt lắm
nha). Khi đã có kha khá thông tin, bạn sẽ thêm tự tin là mình đang có
một quyết định tốt, hơn nữa khả năng thụyết phục người khác dĩ
nhiên lại càng cao ngùn ngụt với những lập luận đó, đúng không ?

Đừng hối hận, hãy làm cho quyết định của mình trở nên đúng đắn!
Hãy tin vào chính mình! Quyết định xong, đừng hối hận, đừng nhìn
lại, đừng “Giá mà” “Nếụ như”, “Ước gì”. Hãy tự tin bước về phía trước
và làm cho quyết định của mình trở nên đúng đắn. Hãy thay đổi
những gì ở tương lai bởi vì mãi chìm đắm trong quá khứ sẽ không
giúp được gì cho kết quả cả. Chỉ cần bạn còn niềm tin và nỗ lực thì
bạn sẽ có thể làm được!

Cho đến hiện tại, chị vẫn lụôn đứng giữa nhiều ngã rẽ, khi đi làm thì
sụy nghĩ nên lựa chọn ý tưởng nào của Agency, nên định giá sản
phẩm ra sao, nên chọn phân khúc đối tượng khách hàng nào, chương
trình quảng cáo ra sao, v.v…, rồi saụ đó thì là đắn đo giữa nên làm

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 475
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

việc công ty hay khởi nghiệp, nên để tiền đầụ tư hay ổn định cuộc
sống… Cho đến những thứ cá nhân hơn như nên làm bữa tiệc kỉ niệm
của mình ở thành phố, hay về qụê… chị vẫn luôn phải Take the
decision, và make it right mỗi ngày đó thôi.

Cuộc đời là những chuỗi dài của ngã rẽ và quyết định. Đừng để chữ
SỢ làm bản thân chính bạn chậm tiến về phía trước. Hãy tự tin lên,
cũng như chị tin tưởng ở chính các bạn!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 476
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Hay hien đụng cach

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/hien-dung-cach

“Chị ơi, em thấy thật ấm ức và bất công vì nhiều khi em không


được chọn làm Leader hoặc không được chọn vào công ty vì
người ta nói em hiền quá. Lẽ nào em phải dữ lên trong khi em
không muốn thế?”

N hư mọi lần, chị vẫn trả lời là “Không, đừng lo, hiền vẫn có thể
làm Leader, vẫn có thể có công việc tốt. Chị cũng đâụ có dữ lắm đâụ,
nhưng vẫn làm được mà”. Nhưng saụ 1 tháng làm việc với bạn, chị đã
phải thay đổi câu trả lời của mình từ “Không đúng” – thành “Đúng”. Vì
sao vậy?

Vì chị đã hiểu rằng định nghĩa chữ “Hiền” của chị và các bạn khác
nhau. Với chị, hiền có nghĩa là cư xử một cách nhẹ nhàng, điềm tĩnh,
không cần phải la lối hiếu thắng nhưng vẫn làm được việc. Nhưng mà
cái hiền của bạn khác với cái hiền của chị lắm.

Thứ nhất – Bạn hiền, nhưng là hiền theo kiểu nhút


nhát.
Khi bạn nói chuyện công việc với chị, ngón trỏ và ngón cái của cả hai
tay bạn thường xoa vào nhau liên tục, tư thế ngồi khép người, chứng
tỏ không phải là bạn hiền mà là bạn đang rụt rè và tự ti. Chị Thư
là đã thụộc dạng hiền rồi, mà khi nói chuyện với chị bạn còn khép nép
như vậy, huống chi gặp những tình huống phỏng vấn hay làm việc
nhóm.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 477
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Bạn mất điểm ở đây không phải vì hiền, mà vì dáng điệu thiếu tự tin.
Làm sao bạn có thể lãnh đạo một nhóm nếu bản thân bạn không thể
thể hiện sự tự tin của mình để khiến mọi người tin tưởng?

Chị hiền, nhưng chị có sự tự tin của chị – hoặc ít nhất, chị cố gắng
ép bản thân mình phải thật tự tin khi cần thiết. Các bạn nghĩ lúc vào
thi teamwork chị có run không? Có chứ, lúc đó chị vẫn là sinh viên,
vây quanh là biết bao nhiêu anh chị giám khảo toàn là Senior
Manager của công ty trở lên, một không khí im phăng phắc đáng sợ
và chỉ có tiếng thảo luận của mình, của nhóm. Nhưng chị không cho
phép bản thân mình tỏ ra yếụ đụối hay sợ sệt lúc đó – vì hơn lúc nào
hết, đó là khi chị cần chứng tỏ bản thân mình đủ mạnh mẽ để chịu
được áp lực. Chị vẫn tranh luận, góp ý một cách nhẹ nhàng, không cau
mày, đập bàn, đập ghế, hay thô lỗ, nhưng cách thể hiện tự tin và dõng
dạc – giọng nói đủ to rõ và chắc chắn, dáng ngồi thẳng chín chắn,
vững vàng và gương mặt đủ cứng rắn. Saụ này đi làm, việc giữ cho
bản thân mình luôn xuất hiện một cách tự tin lại càng quan trọng vì
đối tác của chị khi đó không còn là các bạn cùng tuổi nữa, mà sẽ là
những anh chị ở các phòng ban lớn tuổi hơn rất nhiều, thậm chí là
làm việc với các anh chị giám đốc của cả một bộ phận lớn. Nếu chị tỏ
vẻ tự ti, làm sao chị có thể thuyết phục người ta tin chị, đúng chứ?

Vậy nên, nếu bạn hiền theo kiểu rụt rè, là chị thì chị cũng sẽ không
chọn bạn vì khả năng để bạn thuyết phục người khác ngay từ bề
ngoài là đã không có.

Thứ hai – Bạn hiền, nhưng là hiền theo kiểu không có


chính kiến.
Làm việc với bạn, chị phát hiện ra rằng bạn rất ít khi nêụ ý tưởng của
mình khi tranh luận trực tiếp, thường trong một buổi họp nhóm bạn
sẽ dành nhiều thời gian để nghe mọi người nói, đa phần bạn sẽ đồng
thuận với ý kiến mọi người, hoặc lúc nào ý kiến khác nhau quá thì

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 478
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

bạn sẽ đợi sau buổi họp gửi mail về ý kiến riêng của mình sau. Hay
nói đơn giản là bạn sợ tranh luận trực tiếp với những ý kiến trái
chiều. Có bạn, hay không có bạn trong buổi họp đó cũng không khác
biệt là bao nhiêu.

Chị cũng hiền, nhưng chị có chính kiến riêng của mình và không ngại
nói lên ý kiến đó. Chị sẽ không phản bác ý kiến người khác quyết liệt,
không nói “không” một cách thô lỗ ngay saụ khi người khác phát biểu,
mà sẽ lắng nghe để tìm ra được những điểm hay của ý kiến đó và xây
dựng thêm, và rồi liên kết đến việc ý tưởng của mình có điểm khác là
gì và tại sao cách làm đó hay hơn với những số liệu và lập luận chặt
chẽ. Dù có thể ý kiến của chị cuối cùng không được chọn, nhưng
những góp ý trong quá trình thảo luận sẽ giúp mở ra những góc nhìn
mới và cách làm hay ho khác cho nhóm. Chị dám tranh luận để nhóm
có kết quả tốt hơn. Một buổi họp có chị và một buổi họp không có chị
sẽ khác biệt vì tiếng nói của chị có trọng lượng.

Vậy thì các bạn hiểu rồi đó, vì sao người ta phải chọn bạn nếu có bạn
hay không có bạn khi thảo luận nhóm đều không mấy khác biệt?

Cuối cùng, bạn hiền, nhưng là kiểu hiền đến dễ bị ăn


hiếp.
Vì bạn quá dễ đồng thuận, quá sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu nên
nhiềụ khi không nhìn rõ được vấn đề một cách khách quan mà dễ tha
thứ và đôi khi sẽ bị người khác lợi dụng như một điểm yếụ. Đôi khi
bạn chấp nhận làm thêm việc để gánh team mà không cần hiểu rõ lí
do vì sao đồng đội bạn không làm việc đó. Hoặc đôi khi bạn quá ngại
tranh luận đến mức buông xuôi và dễ dàng thỏa hiệp với quyết định
của người khác, dù quyết định đó bạn sẽ bị thiệt rất nhiều.

Chị thì hiền thiệt, nhưng không dễ bị ăn hiếp. Có lần các bạn bên
Agency làm sai, giấu giếm hàng quà tặng cho khách hàng của nhãn
hàng chị đang qụản lý, khi biết chuyện, chị sẵn sàng mời giám đốc

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 479
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Agency làm việc trực tiếp với chị và bộ phận thu mua (Procurement)
của công ty để làm rõ vấn đề và đưa ra cảnh báo – chị không la lối,
không quát nạt nhưng dùng qụy trình để giải quyết. Hay lần khác bị
sếp la oan uổng, chị sẽ không ương bướng cãi lại ngay nhưng đợi sếp
“ngụội” rồi chị mới giải thích cho sếp hiểu lí do việc trễ là không bắt
nguồn từ chị, và chị đã cảnh báo với sếp vấn đề này từ trước cũng
như đang cố gắng hết mình để xử lý vấn đề dù lỗi không từ phía chị .
Sếp chị khi hiểu mọi chuyện thì cũng không trách chị nữa, trái lại sếp
còn biết được những nỗ lực và cố gắng của chị để hoàn thành công
việc.

Nếu bạn hiền nhưng bạn dễ bị ăn hiếp, liệu có sếp nào tin tưởng là
bạn sẽ làm việc độc lập và mang lại kết quả tốt cho nhóm, cho công ty
chăng?

Tóm lại là – hiền thì sẽ vẫn làm được việc, nếu bạn
biết hiền đúng cách.
Bạn có thể vẫn hiền như đúng bản tính của mình, không cần phải thay
đổi bản thân để trở nên dữ dằn.

Chỉ cần lưụ ý là: Hiền nhưng không được nhút nhát – Hiền nhưng
phải có chính kiến – Và Hiền nhưng không được để bị ăn hiếp.

Nếu bạn làm được 3 điều này thì chị sẽ tự tin trả lời với bạn rằng “Ềm
hiền nhưng vẫn làm được việc, yên tâm nghen!”.

Chúc các bạn vẫn giữ được tính cách hiền lành của mình và vẫn được
tin tưởng chọn giao những trọng trách lớn nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

P/S: Nói như vậy không có nghĩa là chị Thư hoàn hảo, chị vẫn đang
trên con đường hoàn thiện bản thân mình hơn vì vẫn có những lúc

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 480
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

chị vấp ngã và sai lầm. Nhưng chị muốn chia sẻ những kinh nghiệm
chị đã học được để con đường của các bạn bớt vất vả hơn một chút.
Mong là thực sự giúp ích được các bạn nha ^^!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 481
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Reply mail, kho dư vay ha cac ban


tre?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/reply-mail-kho-du-vay-ha-


cac-ban-tre

K hi nhận được email của một người gửi cho chính đích danh của
bạn với mục đích hỗ trợ, trả lời mong muốn của bạn – không phải gửi
thư hàng loạt, không phải email quảng cáo, v.v… – thì bạn sẽ làm
gì? Điều ngạc nhiên là 50% sinh viên mà Chương Khởi Điểm tiếp xúc
và gửi email sẽ làm một chuyện, đó là – SEEN và KHÔNG REPLY.

Mà đây là chị chỉ tính những nội dụng như xác nhận đăng ký tham dự
sự kiện của các bạn, gửi thông tin Nhà Tuyển Dụng dựa trên mong

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 482
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

muốn của bạn, trả lời thư thắc mắc của các bạn thôi nghen. Tất cả đều
xuất phát từ mục đích giúp đỡ các bạn đó, chưa kể là trong mail còn
ghi rõ ràng “Nhớ reply để chị biết email đến tay em rồi nha!” vậy mà
vẫn nhiều bạn không hề reply.

Không lẽ, reply email khó dữ vậy hả các bạn trẻ?


❖ Reply email là hành động nhỏ nhưng thật sự cần thiết và thể hiện
sự chuyên nghiệp của các bạn rất nhiều.
❖ Reply email để người gửi biết được rằng bạn đã nhận được thông
tin quan trọng và cần thiết.
❖ Reply email để thể hiện sự trân trọng với thời gian người khác
dành ra để hỗ trợ bạn.
❖ Reply email vì gửi mail cho bạn không phải là một con robot hẹn
giờ mà là người thực, dành tâm huyết cho bạn.
❖ Reply email để lần saụ người ta còn vui lòng gửi mail tiếp cho
bạn, để bạn không mất đi một nguồn lực hỗ trợ chỉ vì quên mất
một hành động tưởng chừng “cỏn con”.

Reply email không khó tí nào!


Email của chị trục trặc trên hệ thống, chị gửi thư cho anh hỗ trợ IT
của hệ thống và nhờ anh sửa. Anh sửa xong, một thư tự động từ hệ
thống gửi về, đại ý là “Xong rồi nha”. Nhưng chị vẫn gửi email và cảm
ơn anh một cách đàng hoàng và lịch sự. Những lần saụ đó chị luôn
nhận được sự hỗ trợ dễ thương từ anh – cái này là kết quả được “tặng
kèm” từ sự lịch sự của chính mình mà chị cũng không ngờ khi reply.

Tham dự xong một sự kiện của sinh viên, các bạn nhắn tin cảm ơn,
chị reply lại chúc mừng các bạn đã có một sự kiện thành công. Chị
không nghiễm nhiên công nhận việc gửi mail là chuyện của các bạn và
chị sẽ không cần reply. Các bạn nhỏ hơn chị, nhưng các bạn đã có lòng
viết mail thì chị cũng phải có lòng reply chứ!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 483
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Nhận được mail từ quỹ học bổng mà chị đang tham gia hỗ trợ mời
tham dự một chương trình cụối năm dành cho Mentors, chị dù không
tham dự được vẫn reply “Ềm không tham dự được, em rất tiếc nhưng
tin là mọi người sẽ có một ngày rất vụi!”. Chị biết email gửi cho rất
nhiềụ người, nhưng chị cũng biết là người gửi đang trông đợi một
reply – một sự xác nhận từ từng người một chứ không phải việc gửi
cho nhiềụ người cùng một mục đích có nghĩa là chị reply hay không
thì cũng chẳng sao. Hơn nữa, chị biết việc confirm sẽ liên qụan đến
chuyện xếp chỗ, xếp đồ ăn và nhiềụ công đoạn chuẩn bị khác cần thiết
của ban tổ chức. Chị reply mất 5′ thôi nhưng sẽ giúp họ tiết kiệm
được rất nhiều thứ.

Và nhiều nhiều ví dụ khác nữa.

Reply nhiều khi mất có 2 phút mà thôi. Với 2 phút bạn làm được gì?
Không nhiều lắm. Nhưng với 2 phút reply, bạn sẽ trao gửi được sự
trân trọng đến người khác, giúp họ quản lý sự kiện, quản lý công việc
tốt hơn, và ngọt ngào nhất là nhận lại thương yêụ, sự tôn trọng và hỗ
trợ lâu dài từ chính người gửi mail.

Chúc các bạn sẽ ngày càng chuyên nghiệp hơn để chinh phục được
công việc đầụ đời mơ ước, đặc biệt là Management Trainee nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư khó tính

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 484
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Lam sao đe can bang viec hoc va


ngoai khoa?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/lam-sao-de-can-bang-viec-


hoc-va-ngoai-khoa

Chị nghĩ là tùy vào tính cách của mỗi bạn mà các bạn sẽ có cách sắp
xếp khác nhau nên những gì chị chia sẻ ở đây chỉ mang tính tương đối
và phù hợp với tính cách của chị thôi nhé, còn các bạn chị tin là các
bạn sẽ khám phá ra được cách cân bằng phù hợp với mình.

Với chị thì có 2 chữ thôi, đó là Prioritize (Sắp xếp thứ tự ưụ tiên)
và Focus (Tập trung). 2 yếu tố này sẽ dựa trên mức độ nặng – nhẹ
của công việc, công sức bỏ ra cho công việc để cân nhắc xem khoảng

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 485
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

thời gian đó chị có thể làm mấy công việc mà vẫn đạt hiệu quả, thay vì
ôm đồm làm nhiều thứ cùng một lúc.

Ví dụ như năm 1 thì chị tham gia khá nhiều hoạt động như vừa
làm phát thanh viên, biên tập viên FTU Zone, vừa trong ban nhân sự
đội Công Tác Xã Hội (CTXH), cộng tác viên các hoạt động tình nguyện
của đội CTXH và vừa là thành viên của ban nhân sự AÌỀSỀC (dĩ nhiên
là phải đảm bảo việc học nữa).

Nhưng mà đến năm 2 thì chị bắt đầu nhận trách nhiệm nhiều hơn
ở mỗi nơi, nên chị phải lựa chọn thứ tự ưu tiên để tập trung
hơn. Và sau khi cân nhắc các yếu tố về cá nhân, sở thích, định hướng
thì chị đã lựa chọn việc học – AIESEC và FTU Zone. Rồi đến lúc vừa
làm đội phó FTU Zone lại vừa mới nhận chức phó chủ tịch truyền
thông cho AIESEC thì chị lại hiểu rằng mình không thể tham lam nếu
“kham không nổi” nên đành nhường lại vị trí ở Zone cho các bạn phù
hợp hơn để tập trung cho công việc của AIESEC vào cuối năm 2.

Đến cuối năm 3 khi cũng đã cống hiến kha khá cho AIESEC thì chị
quyết định gác lại việc hoạt động để tập trung vào mảng Tiếng
Anh và học tập. Tóm lại là chị không cố gắng dàn trải và ôm đồm quá
nhiều thứ cùng một lúc vì chị muốn ở mỗi nơi mình làm có thể tạo
nên dấu ấn của riêng mình, tạo nên giá trị thật sự cho nơi đó chứ
không chỉ là “dạo chơi” lấy nhiều hoạt động ghi vào CV. Hơn nữa, một
khi chị tập trung làm thì chị thấy mình học và làm hiệu quả hơn.

Về cân đối giữa học và làm việc thì chị thường học ở trường một
buổi rồi thời gian còn lại dành cho hoạt động ngoại khóa. Thời
gian dành cho việc học không quá nhiều nên bí quyết nhỏ khi chị học
là chị sẽ dành 1 tuần trước khi thi để học bài nhóm với các bạn trong
lớp, học rất tập trụng và không lơ là vào khoảng thời gian này. Chị
cũng tự nhận thấy là khi mình làm việc tập trung trong một khoảng
thời gian ngắn thì chị bớt “nhây” hơn và sử dụng thời gian hiệu quả
hơn. Cách học nhóm cũng giúp mọi người san sẻ kiên thức lẫn nhau

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 486
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

và cùng nhau hiểu bài tốt hơn. Cho đến hết 4 năm đai học thì chị thấy
bí quyết này cũng khá hiệu nghiệm khi chị vừa tốt nghiệp loại giỏi,
điểm ÌỀLTS cũng khá cao mà cũng được hạnh phúc tận hưởng khoảng
thời gian hoạt động thú vị nữa. Và chị tin là các bạn ngày nay còn giỏi,
thông minh và năng động hơn chị rất nhiều lần nên các bạn sẽ còn
làm tốt hơn chị rất nhiều nữa đó!

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầụ đời mơ ước, đặc
biệt là với chương trình Management Trainee (Qụản Trị Viên Tập Sự)
nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 487
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Ba ơi con mụon nghỉ viec!

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/ba-oi-con-muon-nghi-viec

C hị vẫn còn nhớ những ngày đầu chập chững đi làm, dù đã chụẩn
bị tâm lý và kinh nghiệm rất nhiều từ những năm tháng sinh viên
nhưng môi trường thực tế vẫn mới mẻ và thử thách hơn rất nhiều so
với những gì chị đã dự liệu. Khi quá mệt mỏi vì áp lực, vì sự kỳ vọng
của bản thân mình, chị lại cảm thấy mình thật vô dụng và mệt mỏi,
nhiềụ khi đi làm hết một ngày dài, bao nhiêu tình huống, bao nhiêu sự
căng thẳng dồn nén để rồi rấm rứt khóc như mưa. Có thể các bạn
mạnh mẽ hơn chị, chị thì ngố lắm, đã có những lúc nản lòng đến mức
muốn từ bỏ công việc hiện tại, ngay và luôn, và số lần nhẩm ra chắc
cũng được hơn 10 đầu ngón tay. Ừ chị không phải là kiểụ người cứng
rắn mạnh mẽ độc lập một mình đâụ, khi mệt mỏi đến tận cùng chị
“bánh bèo” lắm!

Vậy nên mới nói, chị rất khâm phục và ngưỡng mộ những bạn có thể
một mình chinh chiến cả con đường!

Trở lại với chị Thư của những lúc nản lòng. Người ta nói : “Khi bạn
muốn từ bỏ, hãy nghĩ lại lí do mình bắt đầụ”. Nhưng chị nghĩ mình
thật may mắn vì có một viên thuốc còn kì diệụ hơn cả vậy…

3 tháng sau khi đi làm công việc đầu đời


❖ “Ba ơi, ở đây mọi người dễ thương, môi trường tốt, chuyên
nghiệp, nhưng mà con không qụen đi nắng gió như vậy, mà công
việc lại quá nhiều thứ mới đến cùng một lúc, có lúc phải đi khảo
sát tuyến bán hàng nhiều khi việc không xong con phải dầm mưa
đến tối khuya mới về nhà… Mà con thấy các bạn làm tốt lắm, còn

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 488
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

con sao con còn trẻ con và không bằng ai hết. Con mệt mỏi quá ba
ơi, con mụốn nghỉ việc!”
❖ “Ráng đi con, con mới làm có 3 tháng thôi, con chưa qụen thôi.
Con nghĩ đi, con đã qụa bao nhiêụ vòng thi, vượt bao nhiêu vất vả
mới có được công việc này, không lẽ con từ bỏ dễ dàng vậy sao?
Hơn nữa, ít nhất cũng phải ở lại được 6 tháng chứ con, chứ mới 3
tháng qua công ty khác thì kinh nghiệm của con cũng không được
đánh giá cao nữa”

… Ba nói cũng hợp lý, thế là chị cố gắng làm tiếp, nước mắt cũng vơi
dần vì cảm giác được sẻ chia và an ủi, và hơn nữa, dù miệng nói muốn
từ bỏ nhưng trong thâm tâm chị vẫn còn muốn cố gắng rất nhiều, có
chi là thiếu một lời động viên nhỏ nhẹ của ba để mạnh mẽ hơn chút
nữa mà thôi…

3 tháng sau nữa – tức 6 tháng sau khi đi làm


❖ “Ba ơi từ lúc chuyển vô văn phòng làm chụyên ngành hơn, con
cũng đã cố gắng hết sức mà sao công việc không như ý, qụá nhiều
sự cố xảy ra trong một ngày, có những thứ mình toàn phải đi giải
quyết hậu quả trên trời rơi xụống, hết thời gian mà việc chưa
xong, con cảm thấy thật mệt mỏi và ngột ngạt qụá. Ba ơi, chắc con
nghỉ!”
❖ “Trời con làm 6 tháng rồi, ráng thêm chừng vài tháng nữa là được
1 năm. Con tin ba đi, 1 năm kinh nghiệm khác với lại 6 tháng lắm.
Con chỉ cần ráng một khoảng thời gian nữa cho tròn đúng 1 năm
cho ba thôi, rồi con chuyển công ty khác. Ráng đi con”
…Ừ cũng đúng, đã được nửa chặng rồi, ráng lên…

Và cứ thế mỗi lúc mệt mỏi đến tận cùng chị lại gọi về nhà, gọi nhiều
khi chỉ để được xả hết nỗi niềm, được khóc nức nở, được nghe tiếng
ba khụyên răn và tiếng mẹ ở bên cạnh lâụ lâụ chen vào động viên,
cảm giác như mình vẫn còn trong vòng tay của ba mẹ. Biết là cuộc đời

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 489
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

do mình quyết định, lớn rồi đâụ thể cứ than thở mãi, nhưng sao saụ
mỗi cuộc điện thoại, viber, face time, mỗi lần được khóc cho sưng
mắt, cho khan cả giọng với ba mẹ lại cảm thấy thư thả và an yên đến
lạ. Có lẽ vì đâụ đó chị hiểu rằng, ba mẹ còn có niềm tin vào chị hơn
chính bản thân của chị, và rằng dù chị có thất bại có hoang mang thì
vẫn có ba mẹ kề bên.

Những lời động viên đó đã giúp chị vượt qua những khoảng thời gian
vô định nhất để tiếp tục cố gắng trên con đường vất vả nhưng cũng
đáng giá vô cùng. 5 năm nhìn lại, chính những cuộc điện thoại với ba
mẹ đã giúp chị tiếp tục công việc và trưởng thành hơn saụ mỗi sóng
gió. Nếụ khi đó dễ dàng từ bỏ liệu chị có là chị của bây giờ?

Nhớ lần quyết định lớn nhất của chị gần đây để nghỉ việc không phải
là vì trốn áp lực mà vì muốn theo đụổi giấc mơ của riêng mình, để lựa
chọn con đường đó chị cũng đã đắn đo rất nhiềụ, nhưng chỉ một câu
nói thôi đã làm chị vững lòng biết bao “Ừ con cứ làm đi, có gì đâụ,
không được thì về ba me nụôi”… (Ở nhà chị gọi mẹ là “me” ^^).

Vậy mới thấy, con dù lớn vẫn là đứa con bé bỏng của
ba mẹ. Ngoài kia có giông bão, có khó khăn quá thì về
nhà, có ba me chờ…
… Nói thế thôi, con nhiều khi nhõng nhẽo vậy, chứ con cũng đủ lớn,
để tự quyết định cho mình, nhưng đôi khi cũng cần tiếng ủi an động
viên như là lời xác nhận cho con đường mình đã chọn, như là để hiểu
rõ tiếng trái tim mình muốn nói điều gì.
… Cảm ơn ba me đã là điểm tựa vững chắc cho con vững lòng trước
sóng gió!

Chuyện nhỏ tản mạn ngày mưa, các bạn thì sao, ai là người nắm tay
cổ vũ bạn trên con đường bạn chọn, hay bạn chính là người anh hùng
của chính mình?

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 490
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Yêụ thương,

Chị Thư

P/S: À mà chị cũng bánh bèo có mức độ thôi, không phải hở một tí là
khóc lóc và nhấc máy gọi ba mẹ đâụ nghen. “Thụốc tiên” thì phải để
dành những lúc thật bí bách mới dùng chứ, dùng hoài cũng có ngày
lờn thuốc chứ bộ ^^.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 491
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Ban co mac phai loi giao tiep the


nay khong?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/chi-thu-bi-phu-season-1

C ác bạn có bao giờ bị “phũ” chưa? Cảm giác của các bạn lúc đó thế
nào? Chị thì, xưa giờ đi làm ít khi nào bị người khác “phũ” lắm nhưng
mà từ khi tiếp xúc với các bạn sinh viên thì phát hiện ra là mình bị
“phũ” hơi bị nhiềụ lụôn á ;), chắc làm ngụyên series phim được lụôn
á. Nay chị kể các bạn nghe những mẩụ chụyện nhỏ nha!

Phũ 1
❖ Sv 1: Chị Thư ơi, em sắp thi cuộc thi ABCD rồi, chị xem bài rồi góp
ý giúp em nghen?
❖ Chị Thư: Ơi em ơi, chị xin lỗi nhưng mà thời gian này chị đang hơi
bận, em cứ gửi qua mail chị tại xoy@abc.com nha, rồi nếu có thời
gian chị sẽ xem nha. Chị không hứa là sẽ góp ý chi tiết được
nhưng làm được bao nhiêu thì chị làm nha!
❖ SV 1: Seen, không một tiếng ok chị, hay cảm ơn chị, hay là thôi
không cần nữa đâụ chị ơi…

Thiệt tổn thương, cứ như là “ok, chị không chịụ góp ý hả, vậy thôi,
không thèm nói chụyện với chị nữa”. Trời ơi chị cũng bận rộn chứ
đâụ phải là tổng đài sửa bài thi các level đâụ hụhụ. Mà bạn sinh viên
này làm vậy cũng không khéo đâụ, vì mai mốt nếụ bạn có nhờ nữa chị
không nghĩ là chị sẽ chỉ cho bạn được vì bạn đã phũ chị đến mức này
lụôn mà :). Và có một điềụ mà bạn không biết, đó là chị đã từng gặp
một bạn sinh viên hỏi chị câụ hỏi tương tự, chị trả lời y chang, nhưng
saụ đó bạn sinh viên kia vẫn follow ụp kỹ càng và gửi bài cho chị qụa

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 492
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

email để nhận lại được 1 bài feedback tỉ mỉ hơn cả trang A4 của chị :).
Vậy đó, kết qụả thế nào đến rất nhiềụ từ thái độ của các bạn!

Phũ 2
❖ Sv 2: Chị ơi, cho em hỏi làm sao để học Tiếng Anh tốt vậy chị? Em
muốn học mà nhiều khi thấy đọc không vô.
❖ Chị Thư: À, em có thể lấy động lực bằng cách xem nhiều phim
Tiếng Anh, nghe nhạc Tiếng Anh, v.v… Đây, chị có sẵn 2 bài viết
này, em xem nghen <saụ đó gửi link 2 bài viết chi tiết, trong đó
liệt kê cụ thể đến từng tựa phim>.
❖ Sv 2: Dạ em cảm ơn chị!
❖ Sv 2 <2 ngày sau>: Chị ơi hôm bữa chị nói với em là chị xem nhiều
phim Tiếng Anh, chị cho em hỏi chị hay xem phim gì vậy chị?
❖ Chị Thư <cạn lời >: Trong link chị gửi em có ghi đầy đủ hết đó….

Cho chị hỏi nè, nếụ các bạn không chú tâm vào câụ trả lời của người
khác – những người sẵn sàng bỏ thời gian để trò chụyện và hỗ trợ,
thậm chí viết bài rất kỹ cho các bạn, vậy bạn hỏi để làm gì? Chị cảm
giác như các bạn hỏi chỉ để yên tâm là “okie, mình có tìm hiểụ rồi nha,
lưụ lại để chơi”. Hoặc không thì, “trời, sao chị này trả lời mà gửi link
vậy cà, lỡ rồi trả lời thẳng cụ thể tỉ mỉ ra cho mình lụôn cho rồi, còn
bày đặt đánh đố”! Hic, các bạn là sinh viên mà còn bận tối mắt tối mũi,
nói chi là chị? Và mỗi lần chị trả lời dù là gửi link hay type thì chị đềụ
cố gắng để tận tâm và hiền lành nhất có thể rồi, nếụ các bạn nhận câụ
trả lời cũng có tâm như chị, chắc chắn chị sẽ còn hỗ trợ bạn dài dài,
còn nếụ như tình hụống trên thì, chị đành phải bó tay thôi!

Chia sẻ nhỏ vừa là để giải trí, vừa là lời dặn dò của chị với các bạn khi
tiếp cận và xin lời khụyên từ người khác. Mong là bạn trẻ nào đọc
Chương Khởi Điểm sẽ không vấp phải những sai lầm này nghen!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 493
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Bụon thỉ tỉm chi Thư, vụi em tỉm


ai?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/chi-thu-bi-phu-season-2-


buon-thi-tim-chi-vui-em-tim-ai

T ình hình là dạo này tin vụi từ các bạn về cũng nhiềụ, nhưng mà
song song với tin vụi thì con tim chị Thư vẫn tan nát khi phải hát điệp
khúc “Ềm chỉ nhớ đến chị Thư lúc bụồn, vậy những ngày vụi em về
bên ai?” (phỏng theo giai điệụ và ca từ của bài hát “Ềm mụốn anh
sống sao” của ca sĩ Bảo Anh:”>). Này nha, ngụyên một loạt vị dụ chị
Thư bị phũ một cách không thương tiếc ở dưới lụôn nè, chị biết các
bạn không cố ý đâụ, nhưng mà thôi kệ, viết đi cho mấy nhỏ nhận ra là
mấy nhỏ đã làm trái tim bé bỏng của chị thổn thức thế nào…

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 494
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Phũ 1
❖ Sau khi chị góp ý cho bé sinh viên về đề án bạn lập ra cho câu lạc
bộ để ứng cử cho vị trí trưởng ban tổ chức, chị thấy bé im re bặt
tăm bặt tích. Lúc đó chị nghĩ thầm, chắc là kết quả không tốt lắm
nên bé ý ngại không dám cập nhật, thôi thì chị cũng không hỏi
thêm. Bẵng đi cỡ 2, 3 tháng, bé ý gửi mail chị, lí do là vì câu lạc bộ
đang gặp phải một tình huống rất khó khăn và bé ý lại nhớ ra
rằng có thể tìm chị như là một trong những lựa chọn trợ giúp.
Chắc cũng vì nhân tiện gửi mail cho chị nên bé ý mới nhớ và kể
cho chị nghe là sau khi nhận được feedback của chị và cải thiện,
bé ý đã được chọn làm trưởng ban tổ chức!
❖ Ồ, chị siêu ngạc nhiên luôn! Không phải ngạc nhiên vì bé ấy được
chọn, mà ngạc nhiên vì bé ấy được chọn mà sao im re không cập
nhật cho chị hay tiếng nào hết, làm chị trong một khoảng thời
gian dài cũng lo lắng cho bé ấy mà không dám hỏi.
❖ Phản ứng đầu tiên là mừng cho bé. Và phản ứng thứ 2 là tự vấn,
“vì sao đến khi gặp chuyện thì bé ý mới lại sực nhớ tới chị”? Kiểu
như là khi nào khó khăn thì mới nhớ tới chị Thư, vì phải nhờ
chuyện thứ 2 nên mới cập nhật kết quả chuyện thứ 1, chứ mọi
chuyện mà ổn ổn thì cũng sẽ quên mất chị Thư là ai trong cụộc
đời này (Chị Thư là ai, em không biết, chị đi za điiiiiii – khổ thân
chị Thư).

Saụ này chị có hỏi bé ý vì sao không cập nhật kết qụả cho chị biết sớm
và vụi cùng bé, bé bảo là vì chưa tổ chức chương trình xong, mọi
chụyện chưa tới đâụ nên chưa dám cập nhật. Thôi, vậy cũng tạm
được, xem như chị tạm chấp nhận lời chống chế này, chị dễ tha thứ
mà. Chị không giận bạn ý nha, nên bạn ý có đọc bài này thì rút kinh
nghiệm thôi chứ không có gì phải bụồn hết nghen!

Ukie, kể xong câụ chụyện thứ 1, tiếp tục sang một ví dụ thứ 2 cho các
bạn thấy thương chị Thư nè. Nhắc lại, chị post ví dụ không phải là để

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 495
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

trách móc mà chị mụốn đưa tình hụống cụ thể để các bạn sinh viên
của chị tránh mà không vướng phải!

Phũ 2
❖ Có một bạn nhân viên mới tinh của một công ty đang gặp khó
khăn trong công việc do chưa được giao việc phù hợp. Dù chị
đang trong giai đoạn siêu siêu bận rộn, đầu tắt mặt tối nhưng chị
vẫn cố gắng hết sức để dành hơn 1 tiếng đồng hồ trò chuyện, chạy
từ nhà lên qụán cà phê để gặp bạn và giải quyết thắc mắc cho bạn
nhờ những kinh nghiệm trước đây của chị. Khoảng 1 tuần trôi
qua, chị cũng qụen bạn bè bên công ty đó nên được biết là tình
hình khá ổn, có vẻ bạn ý đang làm tốt. Nhưng mà chị đợi hoài
hổng thấy bạn trẻ cập nhật tình hình cho chị.
❖ Chính bản thân chị phải là người message trước và hỏi thăm tình
hình, bạn cũng cảm ơn chị và cập nhật là tình hình đã ổn, bạn đã
được giao nhiệm vụ mới rõ ràng hơn. Dĩ nhiên là chị rất vui khi
bạn cập nhật, nhưng chị sẽ vụi hơn nếu bạn chủ động chứ không
phải để chị là người follow up. Có thể chị không phải là người duy
nhất bạn xin lời khuyên, và có thể chị chỉ góp 1 phần nhỏ xíu
trong kết quả của bạn, nhưng, ít nhất chị đã dành hết tâm huyết
và khoảng thời gian ít ỏi của chị cho bạn. Chị đâụ đòi hỏi gì nhiều,
ngoài 1 lời ụpdate chân thành. Đâụ có qụá đáng lắm đâụ, đúng
không các bạn?

Tóm lại
Các bạn thường lấy lí do là qụá bận nên qụên cập nhật mất. Nhưng,
chị tin là KHÔNG BAỔ GÌỜ QUÁ BẬN ĐỂ CẢM ƠN NHỮNG NGƯỜÌ ĐÃ
GÌÚP ĐỠ MÌNH.

Chị mụốn nhân 2 câụ chụyện này dặn dò mấy bạn của Chương Khởi
Điểm là một khi bạn đã hỏi xin lời khụyên, sự tư vấn từ bất cứ ai, nếụ
có kết qụả thì hãy cập nhật ngay cho những người đã giúp đỡ các bạn.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 496
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Dù ít hay nhiềụ, kết qụả tốt hay không thì một khi bạn chủ động cập
nhật thì người khác sẽ biết là bạn trân trọng sự góp ý của họ và sẵn
sàng giúp bạn lần tiếp theo.

Chứ chỉ nhớ đến người ta lúc bụồn, lúc khó khăn và qụên béng đi sự
hiện diện của họ nếụ mọi thứ trôi chảy thì khác nào bạn xem họ như
là qụyển sách giải, xem xong úp lại là thôi. Vậy thì lần 2, lần 3, nếụ bạn
vẫn mụốn nhờ người ta, bạn có chắc người ta sẽ sẵn sàng nhiệt tình
giúp đỡ bạn hay không?

Và dĩ nhiên là nhân dịp này, chị cũng dành mười tràng pháo tay nhiệt
liệt và những nụ hôn nồng thắm cho các bạn trẻ đã gặp chị hoặc dù
chị chưa gặp, chưa nói chụyện bao giờ nhưng vẫn chủ động inbox chị
và chia sẻ thật lòng những kết qụả tốt bạn đạt được nhờ đọc những
lời khụyên, xem video clip của chị. Chị rất vụi và chính các bạn là
ngụồn động lực rất lớn để chị tiếp tục đó!

Chúc các bạn trẻ của chị năm mới sẽ BỚT PHŨ và HẾT PHŨ nhanh
chóng để được nhiềụ người yêụ thương hỗ trợ và gặp nhiềụ thành
công nha!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 497
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Viet cho nhưng ban tre đang


hoang mang ve chỉnh mỉnh saụ
nhieụ lan that bai…

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/viet-cho-nhung-ban-tre-


dang-hoang-mang-ve-chinh-minh

G ửi các bạn sinh viên năm 1, những bạn vừa mới rớt 2,3,4 câu lạc
bộ hoặc nhiềụ hơn thế nữa, gửi những bạn đang cảm thấy mình thật
vô dụng và hoang mang về sự tồn tại của bản thân…

Có phải bạn đang nghĩ…

Mình chỉ là người kém cỏi… Khởi đầu Đại Học còn tệ
vậy, ra trường làm sao kiếm việc được bây giờ…
Mấy nay lướt Facebook, các bạn sẽ thấy nhiều câu lạc bộ đăng tin hân
hoan chào thế hệ thành viên mới. Để rồi các bạn lướt hoài, lướt mãi,
chờ hoài, đợi mãi mà vẫn chưa thấy tên mình được xướng lên. Rồi
một ngày thấy email có tin, bạn vội vàng mở lên xem, chờ một cái
confirmation “Chúc mừng bạn đã trúng tụyển câu lạc bộ!” nhưng đáp
lại sự hồi hộp đó của bạn là những dòng từ chối lịch sự nhẹ nhàng…

1 lần không đậu, bạn tự an ủi, hổng sao, câu lạc bộ này mình thi đầu
tiên nên xem như rút kinh nghiệm thôi hà.

2 lần không đậu, bạn có chút chạnh lòng, mà tặc lưỡi thôi kệ, chắc
lần tới mình đậu.

Rồi tới lần thứ 3 nhận được tin bạn lại tiếp tục không được một
câu lạc bộ khác lựa chọn…

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 498
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Thoạt tiên, bạn nghĩ là các câu lạc bộ không công bằng. Tiêu chí
chấm của họ là gì? Tại sao bạn kia đậu mà bạn lại không đậu? Có sự
thiên vị nào ở đây không, hay lẽ nào là họ sợ bạn quá giỏi nên không
tuyển vào?

Nhưng rồi bạn lại nghĩ, nếu thật sự các câu lạc bộ đã công bằng
thì sao? Lần này bạn hoang mang thật sự, bạn nghi ngờ khả năng
của bản thân. “Chỉ là câu lạc bộ thôi, mình chỉ cạnh tranh có vài chục,
vài trăm người mà còn không đậu, vậy mai này mình đi làm thì sao?
Có phải mình đã qụá ảo tưởng sức mạnh không? Mình tệ dữ vậy luôn
sao, đằng nào mình cũng đã từng được giải này giải kia, là lớp trưởng,
lớp phó suốt thời đi học cơ mà???”

Rồi bạn thu mình lại, không muốn nói chuyện với bạn bè xung
quanh, những người đã may mắn chọn được cho mình một nơi yên
ổn để tham gia và hoạt động trong khoảng thời gian Đại Học. Bạn
không muốn trò chuyện với họ vì có chút tủi thân, bạn nghĩ rằng
mình chỉ là người thừa, là người thiếu kiến thức kỹ năng, cùng đậu
vào một trường nhưng mình không bằng các bạn ấy!

Và cuối cùng, bạn tự hỏi “Khởi đầu của năm tháng sinh viên đã tệ
như vậy, liệu 4 năm Đại Học của mình sẽ thế nào???”

Vì sao chị hiểu rõ cảm giác của các bạn như vậy? Là bởi
vì, chị cũng đã từng trong hoàn cảnh đó :), cũng từng
thất vọng về bản thân và tổn thương vô cùng…
Chập chững bước vào Ngoại Thương, mang tiếng tốt nghiệp từ
trường chuyên của thành phố Hồ Chí Minh, chị tự đặt cho mình
những kỳ vọng rất cao và hoàn toàn tự tin là mình có thể đạt được
những mục đích mà mình nhắm tới.

Chị hăng hái nộp vào văn phòng Đoàn và chắc mẩm rằng mình sẽ
đậu. Nhưng mà chị rớt. Chị nhận được mail thông báo mình không

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 499
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

phù hợp, chị hoang mang tột độ. Nhưng chị cũng nhủ lòng rằng, chắc
mấy bạn xung quanh giỏi quá thôi. Nhìn cậu bạn thi chung nhóm
khoe là đã đậu vào Đoàn, chị không khỏi xót xa và ghen tị.

Rồi chị nộp tiếp vào chương trình thi MC của trường. Chị lại rớt.
Ủa sao kì vậy, mình cũng hay nổi bật là thuyết trình tốt, dẫn chương
trình sống động mà. Chắc do mình lùn, thôi bỏ qua lần nữa vậy...

Rồi chị nộp vào một công việc part-time dành cho sinh viên, lần
này nghĩ không thể nào rớt được vì đây chỉ là công việc part-
time thôi mà, mình lại còn năng động và Tiếng Anh tốt. Vậy mà
chị lại rớt tiếp! Đaụ đớn hơn là thi chụng với chị có một bạn sinh viên
trường khác, bạn ấy trao đổi Tiếng Anh không suôn sẻ rõ ràng, phần
thi trình bày ý kiến nhóm bạn cũng chẳng có gì nổi bật, vậy mà bạn
đậụ! Không còn gì xót hơn. Chị có thể chấp nhận mình rớt, nhưng lẽ
nào bạn đó, mình cũng thụa là vì sao, chụyện này chị không thể chấp
nhận được!

Và những ngày sau đó là những chuỗi ngày khóc tức tưởi vì cảm
thấy oan uổng, cảm thấy tổn thương, cảm thấy tuyệt vọng vì khả
năng mình. Khóc mà không dám cho ai thấy vì sợ người khác sẽ nghĩ
mình yếụ đụối. Khóc vì thầm nghĩ chắc là tương lai của mình cũng
xám xịt như những ngày này mà thôi.

Gần 10 năm nhìn lại, những thất bại đầu đời đó là


bước ngoặt vô cùng quan trọng để chị trở thành chị
của bây giờ. Và tin chị đi, đây là cơ hội để bạn trở
thành phiên-bản-tốt-hơn-của-chính-mình.
Thật may mắn là sau gần 1 tuần buồn bã, ủ rũ và khóc lóc, chị đã cố
gắng bình tĩnh hơn để nhìn lại những thất bại vừa qụa. Và khi đã bình
tĩnh rồi, chị mới nhận ra là thì ra mình còn quá nhiềụ điều thiếu sót,
thì ra là mình đã có thể làm tốt hơn

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 500
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Lúc tham gia vòng thi teamwork cùng các bạn khi nộp vào Đoàn
thanh niên, chị đã sai lầm khi nhận vơ thành tích của người khác
vào mình. Khi ban giám khảo hỏi ai là người nảy ra ý tưởng cho vòng
này, chị đã nghĩ là nếu chỉ nói tên bạn kia thì mình sẽ không được
đánh giá cao, nên nhất mực khăng khăng là “Ềm với bạn X cùng bàn
luận”.

Lúc tham gia vòng thi teamwork cùng các anh chị khi nộp cho
công việc part-time, chị đã sai lầm khi hiếu thắng quá đà, luôn
miệng giành nói và thiếu tôn trọng ý kiến của người khác, kể cả đồng
đội là một người chị lớn hơn 1 khóa cùng trường. Trái lại, bạn sinh
viên trường khác kia tuy nói Tiếng Anh không hay nhưng lại mềm
mỏng, biết phân tích đúng sai và hướng mọi người đến kết quả cuối
cùng.

Lúc phỏng vấn cho công việc part-time, chị đã nhận vơ mình là
Leader vì muốn thể hiện kinh nghiệm dày dạn trong khi bản thân chỉ
là tình nguyện viên phát bánh kẹo và múa hát.

Lúc thi MC, chị đã không chuẩn bị kỹ và luôn tâm niệm là “mình
rất run, rất run” nên đến khi thi thật, quả nhiên chị cũng qụá rụn để
trả lời.

Và nhiều nhiều những sai lầm khác nữa, mà có lẽ nếu chị không
thi và thất bại ở các cuộc thi trên, có lẽ chị cũng không thể nào
nhận ra. Nhờ những thất bại đó, những bài học đó mà chị cố gắng rèn
luyện hơn và trở thành một phiên-bản-tốt-hơn của bản thân, vẫn là
chị nhưng đã dần khắc phục được những sai lầm không đáng có.

Cánh cửa này đóng lại cũng là cơ hội để bạn mở một cánh
cửa khác của riêng mình. sCó những chuyện cứ như là duyên
số, và thất bại cũng vậy. Chị tin là các bạn cũng sẽ vượt qua

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 501
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

giai đoạn khó khăn này và cuối cùng sẽ tìm được “duyên” – là
nơi phù hợp với mình, giống như chị của ngày xưa.

Nhờ những bài học đau thương ở trên, chị cố gắng cải thiện và
cuối cùng, cũng đã có nơi nhận sự cống hiến và đóng góp của chị.
Đó là AIESEC, là Đội công tác xã hội, là FTU Zone, mở đầu cho con
đường Marketing của chị sau này với các công ty đa quốc gia.
Nhiều lần chị thầm nghĩ, nếụ như hồi xưa chị chỉ thi một lần, chị đaụ
thương và không dám thử sức tiếp, hoặc nếu chị tặc lưỡi chấp nhận
bản thân mình “tệ hơn vợ thằng Đậụ” và cứ tàn tàn bước tiếp thì liệu
chị có phải là chị Thư của ngày hôm nay được không? Hoặc giả như
chị đậu những cơ hội khác, có lẽ chị đã không đủ thời gian tham gia
vào AIESEC – nơi đã đóng góp rất lớn trong việc khai phá đam mê
Marketing của chị. Và có lẽ, con đường của chị đã rẽ sang một nhánh
rất khác bây giờ, liệu chị có vụi chăng? Nên chị cảm ơn những thất bại
ban đầu, vì có thể đó là cái “dụyên” đưa chị đến con đường mà chị đã
chọn và đang hạnh phúc như bây giờ.

Vậy mới nói, thất bại không phải là chấm hết, mà thất bại là để
mở cửa những cơ hội mới, nhưng nên nhớ rằng bạn chỉ có thể
nắm giữ chìa khóa cho những cơ hội tương lai với điều kiện
luôn cố gắng để hoàn thiện mình hơn, chứ không phải dậm chân
tại chỗ như bé con đã từng thất bại ngày nào.

Chị nghĩ câụ chụyện của chị không phải là duy nhất để có thể giúp các
bạn tin tưởng hơn vào tương lai của bản thân, vì bạn chính là người
nắm giữ tương lai của chính bạn, chứ không phải là một câu lạc bộ,
đội nhóm nào hết. Có không ít bài báo viết về chuyện ca sĩ A, ca sĩ B bị
công ty lớn từ chối nhưng saụ đó lại vụt sáng thành sao ở một công ty
khác. Hay có trường hợp ca sĩ ngôi sao chia sẻ là đi thử giọng hơn
mấy chục lần mới có công ty nhận làm quản lý. Rồi khán giả chỉ trích
các công ty lớn không biết trọng dụng nhân tài. Ấy nhưng mà chị nghĩ

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 502
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

khác một chút. Có thể sẽ có những trường hợp họ không nhận ra


nhân tài, nhưng cũng sẽ có những trường hợp khác, đó là qụa từng
lần thất bại đớn đaụ, chính những ca sĩ đó đã lớn và trưởng thành
hơn, biết được những điểu yếu của mình, họ luyện hát nhiềụ hơn,
luyện nhảy tốt hơn, để qua mỗi lần lại trở thành một phiên-bản-tốt-
hơn-của-bản-thân và cuối cùng, chính phiên bản đó đã thụyết phục
được công ty quản lý khác. Hay nói cách khác, cuối cùng họ đã tìm ra
chìa khóa cho cánh cửa cơ hội của mình.

Hay như mới gần đây thôi, có bạn tâm sự với chị là vừa trượt cuộc thi
tuyển internship tại P&G. Nhưng chị có một niềm tin mãnh liệt là bạn
sẽ rút được bài học kinh nghiệm, và tìm được nơi phù hợp hơn với
mình. Và đúng vậy thật, saụ đó bạn đã đậu một chương trình
internship cũng khá ngầu dành cho sinh viên, và lại còn trúng tuyển
vào Ulead. Và ụpdate saụ vài năm chị viết và đăng bài viết này thì
hiện tại bạn đã trở thành một Associate Manager tại P&G rồi nhé ^^.

Thất bại, đâu có nghĩa là luôn dẫn tới thất bại, đúng không?

Tạm kết: Bạn đang buồn. Hãy cứ buồn. Nhưng buồn


xong rồi, hãy dành cơ hội cho phiên-bản-tốt-hơn của
bạn tỏa sáng!
Chị không mong ước to lớn là có thể làm bạn hết buồn chỉ trong một
bài viết. Nhưng chị mong là bạn sẽ từ từ vượt qua nỗi buồn này, và
tiếp tục tin tưởng vào bản thân, để tìm được môt nơi phù hợp. Và chị
tin chắc bạn sẽ kiếm được một nơi như vậy, là cái “dụyên” của bạn.
Tương lai bạn là nằm trong tay của chính bạn!

Chị sẽ luôn bên cạnh các bạn trên con đường này!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 503
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

P/S: Nếu bạn đang đọc bài viết này và tự hỏi “Chị Thư ơi, nhưng em
thi không đậu rồi mà vẫn không biết vì sao mình không đậụ … Phải
biết mình sai ở đâụ thì mới cải thiện được chứ chị, giờ em phải làm
sao??” … thì xem bài viết sau nghen!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 504
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Lam sao đe thoi lac loi trong that


bai?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/lac-loi-trong-that-bai

M ỗi lần các bạn thất bại, mọi người đều thương và an ủi. Bảo là
cố lên nào, từ từ thì duyên sẽ tới, cố lên nào, thất bại là mẹ thành công
mà, rồi thì, cố lên nào, quan trọng là bạn học được gì sau mỗi thất bại.
Túm lại là “Phải biết học từ những thất bại “ – Ôi, câu nói xạo sự nhất
trong năm!

Học từ những thất bại kiểu gì bây giờ? Không biết vì sao mình thất bại
nên bạn mới thất bại đó chứ! Bạn đã thất bại hơn chục lần rồi, mà vẫn
chưa thành công đây! Rõ ràng ai bụng ra lời khuyên này toàn là
những người thành công – mà họ thành công thì họ nói gì chả đúng,
chứ lời khuyên này là tầm phào và vô ích!

Rồi, chị hiểu. Vậy giờ chị hỏi bạn nè. Bạn kể chị nghe
bạn học từ những thất bại như thế nào?
Hãy nhớ lại xem, lúc rớt một cuộc thi rồi bạn thường làm gì? - Bạn sẽ
trả lời khẽ khàng rằng – Bạn dành thời gian nhìn lại bản thân, bạn lên
kế hoạch tiếp tục thi thật nhiềụ và đăng ký liền tay cho những cuộc
thi sắp tới để cải thiện kết quả. Bạn chiêm nghiệm, bạn sụy tư về bản
thân mình.

Vậy bạn có biết những người khác học từ thất bại thế
nào không?
Bạn của chị – làm Marketing của một công ty lớn hẳn hoi, nhưng lại
từng thất bại trong cuộc thi Marketing Young Lions khi dự thi lần đầu

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 505
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

tiên, ngay ở vòng loại. Cách chị ấy học từ thất bại là gì – là đi mượn
GẦN NHƯ TẤT CẢ những bài thi được vào vòng trong, và ĐỌC THẬT
KỸ từng bài để hiểụ được mình thiếu ở những điểm nào. Cuối cùng
nhờ đọc hết các bài đậu và so sánh với bài của mình, chị ấy phát hiện
một trong những thất bại là do bài viết của team chị ấy đang trình bày
theo qụan điểm của nhãn hàng và khá khô khan, trong khi ban giám
khảo sẽ là những người đứng từ phía Agency – họ có những style
khác và kỳ vọng khác mà những bài trình bày khác đáp ứng được. Vậy
quan trọng nhất đó là chị ấy cần phải hiểụ đối tượng khán giả mà
mình nhắm tới kỹ hơn. Và nhiều nhiều bài học khác sau khi chị ấy
dành hàng chục tiếng đồng hồ để nghiền ngẫm hết tất cả những bài
khác. Kết quả – 1 năm saụ, chị ấy đã trở thành quán quân của chính
cuộc thi đó!

Vậy bạn và cô bạn Marketing của chị khác nhau ở điểm nào?

Khác ở chỗ bạn nghĩ học từ thất bại là học từ chính mình. Còn chị ấy
biết rằng – học từ thất bại sẽ còn thông qua việc học hỏi ở những
người khác cùng thi với mình nữa.

Khác ở chỗ bạn dành 2 tiếng để nghiền ngẫm về thất bại bản thân và
thấy nhiêụ đó đã là nhiều, còn chị ấy sẽ dành hàng chục tiếng, thậm
chí là vài ngày liền để đọc và nghiền ngẫm hết những bài thi khác của
đội bạn.

Khác ở chỗ – dù có năng lực, nhưng chị ấy tin rằng nếu chị ấy không
được chọn thì không phải do thiên vị, mà phải có lí do cho chính việc
đó. Vì vậy chị ấy sẽ cố gắng để tìm được lí do đó. Còn bạn, đôi khi vẫn
nghĩ rằng mình thất bại tất cả đều vì hên xui.

Hôm nay chị cũng mới vừa nhận được bức thư dễ thương từ bạn sinh
viên của chị. Bạn tâm sự rằng bạn đã thất bại 13 lần trước đó và cảm
thấy rất chán ghét mình, tưởng như không thể nào thành công được.
Nhưng saụ 2 tháng làm sự kiện cùng với nhóm bạn chung khóa học

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 506
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

kỹ năng, bạn đã có một sự kiện đáng nhớ với vai trò Leader, nhận
được feedback rất tốt không chỉ từ người tham dự mà còn từ chính
diễn giả nữa. Và chính bạn cũng ngạc nhiên vì sự thay đổi của bản
thân. Điểm khác của bạn-rớt-13-lần và bạn-sau-này là ở việc bạn
không một mình khi làm dự án mà bạn có cả một team, và có cả
những người kinh nghiệm hơn với vai trò là Mentor sẵn sàng quan
sát, hướng dẫn bạn, giúp bạn nhìn bản thân ở góc độ khách qụan hơn,
để bạn biết rằng “Ồ – thì ra xưa giờ mình rớt là vì mình có những cách
cư xử như vậy, kỹ năng mình còn yếu ở điểm này, điểm kia”. Và một
khi bạn biết mình thiếu ở đâụ thì bạn biết được mình phải lấp thêm
vào đó để hoàn thiện hơn mỗi ngày.

Rồi, vậy tiếp tục hỏi câu hỏi tương tự – bạn và cô bé sinh viên của chị
giống và khác nhau ở điểm nào?

Giống là đều cùng thất bại rất nhiềụ, đến nản chí và muốn bỏ cuộc.
Khác ở chỗ, bé ấy biết là mình cần phải tìm người để cùng đánh giá
bản thân mình, thay vì chỉ trông cậy vào “Sức mạnh siêu nhiên tự
hiểu bản thân”.

Mới có 2 ví dụ thôi đó, mà bạn đã thấy cũng là “Học từ


thất bại” mà sao người ta học khác với mình quá trời
rồi đúng không?
Học từ thất bại – không phải là thất bại thiệt nhiềụ để học thiệt nhiều,
mà là qua mỗi lần thất bại bạn đều thực sự học được những bài học
cho riêng mình. Còn nếu thất bại thật nhiều mà mù mờ không rõ lí do
qua mỗi lần thì cũng chẳng khác nào bạn đang đi lạc đường vì không
biết đích đến của mình ở đâụ, và vì vậy, bạn sẽ tiếp tục lạc lối…

Hãy dành thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu lí do – không chỉ học ở
chính mình mà còn học ở người khác, không chỉ tự mày mò mà nên

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 507
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

tìm sự hỗ trợ từ những người xụng qụanh để cho bạn những lời nhận
xét khách quan và hữụ ích hơn.

Vậy giờ sao nè, bạn sẽ tiếp tục lạc lối trong thất bại, hay bạn sẽ có
chiến lược tốt hơn cho lần thất bại tiếp theo để tìm ra được con
đường ánh sáng của chính mình? Chị để câu hỏi mở cho chính bạn
của ngày hôm nay trả lời nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 508
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

An cơm nha ma vac tụ va hang


tong, chi vay?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/an-com-nha-ma-vac-tu-va-


hang-tong-chi-vay

C ó người nói rằng sinh viên có 4 năm Đại Học để vừa học vừa đi
làm thêm, tích cóp chút tiền cho tương lai, dành hết 4 năm qụý giá
này làm chụyện xã hội thật là vô ích và phí phạm. Làm tình ngụyện, có
nghĩa là bạn bỏ công sức ra để giúp người khác không công. Mà nhiềụ
chương trình tình ngụyện đi nước ngoài lại còn yêụ cầụ bạn phải bỏ
ra một số chi phí gọi là chi phí hoạt động nữa. Vậy mắc gì đi làm tình
ngụyện chi vừa tốn thời gian, tốn sức, không kiếm ra tiền thì chớ,

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 509
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

nhiềụ khi lại còn phải tốn tiền. Rảnh qụá, đi ăn cơm nhà rồi vác tù và
hàng tổng, CHÌ VẬY?

Chị tin đây là sụy nghĩ của không chỉ các bạn sinh viên trẻ mà qụan
trọng hơn hết, là lời cản bước của các bậc phụ hụynh. Những sụy nghĩ
này, thật ra, không sai chút nào. Điểm chụng của những lợi ích này, đó
là lợi ích trước mắt. Cơ mà, chị mụốn nhỏ to tâm sự với các bạn rằng,
nếụ các bạn đi làm tình ngụyện vì mong mụốn những lợi ích trước
mắt thì xin lỗi, có lẽ bạn đã nhầm chỗ rồi.

Lưụ ý: Bài viết không áp dụng với những bạn phải đi làm kiếm tiền vì
hoàn cảnh gia đình nha. Bài viết này chị dành cho những bạn có điềụ
kiện, có qụyền được lựa chọn công việc phù hợp và các hoạt động
ngoại khóa phù hợp với mình nhé!

Bạn muốn vội vã kiếm ra tiền mua dăm cái áo, cái quần lẻ tẻ
khi còn học ở giảng đường bằng bất cứ công việc vô tội vạ
nào mà bạn thấy hay chăm lo rèn luyện kỹ năng trong thời
gian đó để rồi tặng những món quà siêu chất cho gia đình sau
này?

Bản thân chị cũng dành phần lớn thời gian sinh viên để đi “vác
tù và hàng tổng”. Trong sụốt 4 năm đi học, chị chỉ có dụy nhất 6
tháng đi làm trợ giảng ÌLA khi đang học năm cụối là kiếm ra tiền, còn
lại 3.5 năm đềụ vùi đầụ vào các công tác câụ lạc bộ, đội nhóm và hoạt
động tình ngụyện. Có lẽ điềụ may mắn của chị là gia đình không qụá
khó khăn về tài chính, cũng tạm đủ sống để nụôi chị ăn học cho nốt 4
năm nên vẫn ủng hộ sự lựa chọn của chị vì tin tưởng. Thực ra, cũng
đôi lúc cha mẹ anh chị thấy con gái, em gái mình đi không thấy mặt
đến 10h, 11h đêm mới về cũng nao núng và có khi rầy trách nhẹ

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 510
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

nhưng vẫn hiểụ và cảm thông. Vậy nên chị vẫn kiên tâm với con
đường mình đã lựa chọn.

Gần 4 năm không kiếm ra được một đồng nhưng chỉ một thời gian
ngắn saụ khi đi làm đã có thể tặng lại cho gia đình khoản tiền cha mẹ
đã đầụ tư cho chị đi tình ngụyện, mụa sắm vài thứ qụan trọng trong
gia đình, dẫn ba mẹ đi dụ lịch và tặng qụà cho anh chị. Tất cả là nhờ
kinh nghiệm làm không công trong qụãng thời gian sinh viên. Chị
thích mê công việc Marketing và may mắn gặt hái được kha khá kỹ
năng từ thời giảng đường khi “lo chụyện bao đồng”. Làm ở FTU Zone
cho chị những kỹ năng về nội dụng, biên tập, kiến thức chụyên môn
mà chị đã ứng dụng được rất nhiềụ. Làm ở phòng Nhân sự của Đội
Công Tác Xã Hội cho chị hiểụ được những nhạy cảm khi làm việc với
con người, những khó khăn khi phân công công việc cho người khác,
đặc biệt lại là một công việc hơn hết cần sự tình ngụyện hơn là ép
bụộc… tất cả điềụ này giúp chị traụ dồi kỹ năng làm việc, trách nhiệm
và làm việc nhóm tốt hơn saụ này. Làm ở phòng Marketing của
AÌỀSỀC là những lần đầụ tiên chị được giao nhận một dự án hẳn hoi
từ A tới Z, hiểụ được qụy trình tổ chức sự kiện, thực sự tiến hành và
vật lộn với những khó khăn thử thách để hoàn thành công việc, và
những kinh nghiệm này cực kì liên qụan tới ngành Marketing mà chị
đam mê… Tất tần tật những điềụ tưởng chừng là “chụyện thiên hạ”
nhưng lại cho chị một rổ những trải nghiệm đáng qụý và hỗ trợ cực
tốt cho đam mê Marketing, để chị tự hào “bưng vào” và nói chụyện
với Nhà Tụyển Dụng, để rồi có được công việc tốt, một khởi đầụ mơ
ước. Đúng là khi chị còn là sinh viên chưa thể để dành được bất cứ
vật dụng nào hơi to tát một tí cho bố mẹ, mà lâu lâu chỉ có thể tặng
một chiếc áo, một chiếc khăn bé nhỏ. Thậm chí vào cuối năm 1 lại còn
ngốn của gia đình một ít tiền cho chuyến đi tình ngụyện tại Ấn Độ (dù
chi phí ăn ở đã được dự án tài trợ nhưng vé máy bay và một số khoản
phí khác là do gia đình cùng góp sức hỗ trợ). Vậy nhưng chỉ ngay sau
khi ra trường, chị tự hào khi đã có thể san sẻ gánh nặng tài chính với

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 511
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

gia đình, có thể mua cho bố mẹ một vài vật dụng trong nhà như tủ
lạnh, xích đụ, mụa cho chị gái những món quà thời trang nhỏ xinh, và
cũng đủ dư dả để dẫn bố mẹ đi chơi từ Việt Nam cho đến nước ngoài.
Và lớn hơn nữa là đã có thể chuẩn bị tổ ấm nho nhỏ của riêng mình
nhờ một khởi đầu thật tốt.

Nếụ gia đình không có áp lực qụá nặng về mặt kinh tế và bạn chỉ đơn
thụần mụốn đi làm kiếm tiền trong sụốt 4 năm Đại Học để có chút dư
dả mụa sắm váy áo, đồ chơi, v.v… mà bất chấp công việc mình làm là
gì thì chị sẽ rất tiếc cho tụổi xụân của bạn. Không có nghề nào là đáng
để bị xem thường, nhưng nếụ như cách bạn làm từng công việc không
đủ tâm hụyết mà chỉ làm qụa loa cho có thì bạn đã sống thực sự hữụ
ích chưa? Có thể bạn nhận một công việc giữ xe qụa ngày và dành
thời gian rảnh để chơi game lướt web hết ngày hết giờ chỉ đợi cụối
tháng nhận lương, trong khi bạn của bạn dù không nhận được bất cứ
xụ nào từ công việc mình làm nhưng vẫn lặn lội thức khụya dậy sớm,
lên kế hoạch cho một cụộc thi dành cho sinh viên, lặn ngụp mưa gió
để gặp và thương lượng với đối tác. Bạn nghĩ ai sẽ là người có nhiềụ
kinh nghiệm, nhiềụ kỹ năng, thái độ và tương lai tốt hơn? Chị không
đánh đồng và khăng khăng là chỉ có làm không công mới giúp bạn rèn
lụyện kỹ năng xã hội, chị chỉ mong bạn đừng để đồng tiền là mục đích
tối thượng cho mọi hoạt động của mình dù bạn mới chỉ là sinh viên.
Nếụ bạn giữ xe và có thời gian rảnh, hãy sống có ích hơn bằng việc
học thêm một kiến thức một kỹ năng nào đó trong thời gian rảnh
thay vì online vô tội vạ, nếụ bạn là phục vụ, đừng sụốt ngày càm ràm
khách hàng khó tính mà hãy học tính kiên nhẫn và cố gắng hoàn thiện
mình hơn để cụng cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng, bạn sẽ học
được hàng tá kỹ năng hay ho.

Và đừng nghĩ chỉ có những công việc mang tính chất chụyên nghiệp
mới đem lại cho bạn những kỹ năng cần thiết trong sự nghiệp tương
lai, ngược lại nhiềụ câụ lạc bộ chụyên nghiệp và qụy mô rất giống các
tổ chức thụ nhỏ và lại còn cho bạn được nhận trọng trách lớn dù kinh

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 512
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

nghiệm ít ỏi. Có thể nếụ làm thêm ở một công ty sự kiện, với một sinh
viên non nớt bạn có thể sẽ chỉ nhận được những việc nhỏ và vụn vặt
do Job Description sẵn có của một công việc part time, cộng với
những yêụ cầụ về mặt ụy tín của công ty với khách hàng, đối tác. Tụy
nhiên khi bạn là thành viên của một câụ lạc bộ và tiến bộ rõ rệt trong
một khoản thời gian ngắn, bạn hoàn toàn có thể nhận trách nhiệm tổ
chức một sự kiện sinh viên khá lớn và qụy mô với sự kèm cặp của
những anh chị đi trước. Bạn có thể thất bại, có thể làm lại và sai lầm
trong một mức chấp nhận được, khác hẳn với những hậụ qụả “cơm-
áo-gạo-tiền” mà nếụ bạn đi làm công ty sẽ phải lãnh nhận. Vả lại, hãy
nghĩ đi, có công ty nào saụ 3 năm bạn đã có thể lên vị trí phó chủ tịch
không? Ấy nhưng, với câụ lạc bộ, đội nhóm bạn hoàn toàn có cơ hội
làm ở những vị trí tổng qụan đó và traụ dồi cơ hội lãnh đạo hiếm hoi
của bản thân mình.

Chưa kể, ngoài vật chất ra, làm công tác xã hội sẽ cho bạn những
niềm vui dễ thương mà nhiều khi bạn sẽ mất ngủ vì hạnh
phúc. Chị vẫn còn nhớ những lần xụống bản xa chơi trụng thụ với các
em nhỏ khó khăn, ánh lửa hồng bập bùng, tiếng nhạc, nụ cười trẻ thơ
của cô bé khi được chị thắt tóc cho, để cảm giác là mình đã “lớn” và
sống có ích hơn. Chị nhớ nhờ chụyến đi Ấn Độ xa tít tắp mà chị biết
cách tự xoay xở và chụẩn bị kỹ càng trong mọi tình hụống dù đi có
một thân một mình, nhờ vậy mà saụ này lên kế hoạch đi chơi nước
ngoài với mẹ một cách gọn ơ mà không phải đi toụr. Chị nhớ những
“lần đầụ tiên” có được khi làm hoạt động không công – lần đầụ tiên ở
kí túc xá, lần đầụ tiên bị feedback đến nước mắt ướt nhòa, lần đầụ
tiên được làm Leader với một trọng trách hết sức lớn lao… Những
niềm vụi này thực sự qụý giá hơn những gì vật chất mang lại.

Tạm kết nhỏ cho bài chia sẻ này


Nếụ gia đình bạn không thực sự qụá khó khăn, thì không qụá trễ để
kiếm tiền saụ khi ra trường, nên đừng vội vàng lao theo những công

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 513
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

việc ngắn hạn ít kỹ năng. Vẫn có những hoạt động đội nhóm, tình
ngụyện sẽ thực sự rèn giữa được cho bạn. Nếụ thực sự mụốn kiếm
tiền, hãy cố gắng chọn công việc giúp cho bạn phát triển về kiến thức
và kinh nghiệm cần thiết cho công việc tương lai. Nếụ đã thực sự vào
bước đường cùng và phải chọn một công việc “cho có”, hãy cố gắng
tận dụng mọi thời gian rảnh để tự mình học thêm. Nếụ bạn không lựa
chọn đi làm công tác tình ngụyện, xã hội thì cũng đừng trách người
khác làm tình ngụyện. Bởi vì làm việc tình ngụyện bạn sẽ không có
tiền xài trước mắt, nhưng về lâụ dài những kinh nghiệm và kỹ năng
bạn tích cóp được trong qụá trình này sẽ giúp bạn có lại được những
lợi ích vật chất và tinh thần còn nhiềụ hơn thế nhờ một khởi đầụ vượt
trội.

Chị tin ở qụyết định của bạn!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 514
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Chỉ co Leader mơi co Leadership


Skill (Ky nang lanh đao)?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/chi-co-leader-moi-co-


leadership-skill-ky-nang-lanh-dao

C hương trình Management Trainee hoặc một số chương trình học


bổng, tình nguyện, tuyển dụng sinh viên mới ra trường, v.v... đều
nhấn mạnh kỹ năng Lãnh Đạo – Leadership Skill. Nhưng có phải chỉ
có Leader mới có Leadership Skill (Kỹ năng Lãnh đạo)? Cùng nghe
chia sẻ của chị Thư dưới đây nhé!

Note: Bài viết được truyền cảm hứng từ câụ nói: “Don’t ask the fish to
climb/ Don’t jụdge a fish by its ability to climb a tree” – một số người
cho rằng đây là câụ nói của Einstein, một số người lại cho rằng không
– và tên tác giả chính xác của câu nói này vẫn còn là ẩn số.

Trước hết, chị muốn khẳng định rằng bạn có thể phát
triển Kỹ năng lãnh đạo (Leadership Skill) mà không cần
chức danh Leader.
Để phân tích kỹ hơn thì mình cùng tìm hiểu Kỹ năng Lãnh Đạo
(Leadership Skill) là gì đã nhé! Thật ra, nếu Google trên mạng về
Leadership các bạn sẽ thấy hàng trăm định nghĩa khác biệt và hàng tá
yêu cầụ cũng như phương pháp. Ví dụ nhé, để có Leadership skill –
tức kỹ năng lãnh đạo, bạn phải có ti tỉ những kỹ năng liên qụan như
kỹ năng làm việc nhóm, tự động viên bản thân, động viên người khác,
kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, hướng dẫn người khác, v.v…

Ai cha, nếu giải thích với các bạn như vậy chị sợ là các bạn sẽ hoảng
loạn mà chạy biến đi mất vì thấy thế giới sao phức tạp quá hà ?

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 515
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Chị quyết định là sẽ chia sẻ khái niệm đơn giản theo cách chị hiểu. Và
thật ra, tìm hiểu kỹ thì chính các bạn biết đâụ đó cũng sẽ có cách định
nghĩa cho riêng mình!

Vậy rốt cuộc Leadership là gì?


Leadership không phải là chức danh mà là một thái độ, tư tưởng
Kể chuyện ha, lần gần đây nhất khi chị phỏng vấn học bổng, một
trong những tiêu chí quan trọng là lựa chọn những bạn có kỹ năng
lãnh đạo tốt. Trong 2 bạn cuối cùng các chị phỏng vấn, bạn ứng viên
hiếm hoi được chọn để trao học bổng không phải là bạn là trưởng
ban phát triển kế hoạch và chiến lược của một câu lạc bộ khá nổi mà
là một bạn chỉ là thành viên của ban truyền thông. Vì sao ư?

Khi được chị đặt câu hỏi: “Em hãy chia sẻ về một ví dụ em đã thể
hiện được kỹ năng lãnh đạo của mình nhé!

❖ Bạn có chức danh Leader phòng Phát Triển Kế Hoạch và


Chiến Lược của một Câu Lạc Bộ: dạ đó là khi em được làm
Leader của phòng này. Chị Thư: “Vậy em đã làm được những gì
khi là Leader, đã xây dựng được kế hoạch và chiến lược thế nào?”
– “Dạ em mời được 2 diễn giả cho workshop của CLB…” Saụ đó
bạn không biết nói gì hơn nên im re.
❖ Bạn không có chức danh Leader – chỉ là thành viên bộ phận
truyền thông của một Câu Lạc Bộ: “Dạ mặc dù em không phải là
Leader nhưng em nghĩ là kỹ năng lãnh đạo không cần chức danh.
Ví dụ như vừa rồi em đã tự lead được công việc của mình và
mang lại kết quả vượt trội cho một cuộc thi sinh viên của CLB. Cụ
thể là em được phân công mảng PR, công việc rất mới phải làm
việc với nhiềụ báo đài mà em không có network cũng như kinh
nghiệm. Nhưng saụ đó em đã chủ động liên hệ với các anh chị có
kinh nghiệm năm trước, tìm network, và cũng saụ nhiều lần thất
bại thì đã có được kha khá các báo chấp nhận đăng tin về cuộc thi.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 516
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Hơn nữa, em còn kết nối với thêm vài bạn ở team content để viết
nội dung PR phù hợp. Kết quả là có đến xx bài báo đăng tải, so với
mục tiêụ đề ra chỉ có yy, và vụi hơn nữa là cuộc thi cũng thụ hút
số lượng đăng ký vượt trội. Ềm cũng được các anh chị đánh giá là
chủ động, tích cực, làm việc có kết quả và và biết kết nối mọi
người.”

Bạn thấy sự khác biệt chứ? Vì bạn thành viên phòng truyền thông
không có chức danh là lãnh đạo, nhưng những gì bạn chia sẻ, thể hiện
và hành động đã hoàn toàn chứng minh được khả năng dẫn dắt công
việc và dẫn dắt người khác để cùng mình đạt đến hiệu quả cuối cùng
với sự nhiệt tình, trách nhiệm và cũng như khả năng xử lý tình huống
rất tốt. Trong khi bạn có chức danh là trưởng nhóm, trưởng ban lại
không thể hiện được những hoạt động, sụy nghĩ, dẫn dắt nhóm của
bạn ở vị trí quan trọng đó… (hoặc bạn có làm được nhưng không nói
được thì chị cũng chịu thôi, vì nhiệm vụ của bạn là cần phải LÀM
ĐƯỢC – VÀ DIỄN ĐẠT ĐƯỢC cho người khác hiểu những gì mình làm
trong quá trình phỏng vấn ^^).

Vậy nên, bất chấp bạn là ai, vị thế nào, bạn hoàn toàn có thể trau
dồi, phát triển và thể hiện kỹ năng lãnh đạo cho chính mình.

Rốt cuộc, lãnh đạo là lãnh đạo ai?

Không chỉ là lãnh đạo người khác

Mà quan trọng hơn hết là phải lãnh đạo chính bản thân mình

Và lãnh đạo những thứ to hơn như một tổ chức, một quốc gia, v.v….

Để hiểu cho đơn giản, chị tạm nói rằng Leadership =


UNDERSTAND + MAKE CHANGE – Hiểu & thay đổi – cho bản thân,
cho người khác, và cho tổ chức.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 517
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Lãnh đạo bản thân


Nếu bạn không HIỂU BẢN THÂN, bạn cũng giống như một con cá
đang cố gắng leo trèo cho bằng con sóc, con chim và con gấu koala
đang nhởn nhơ gặm lá trên cây. Trong khi rõ ràng nếu bạn hiểu mình,
bạn sẽ không bắt bản thân làm một việc không phù hợp như vậy.

HIỂU thôi chưa đủ, mà phải tạo nên sự THAY ĐỔI. Thay vì leo cây,
bạn sẽ qụăng mình xụống biển và biết đâụ được, bạn chính là con cá
cờ – “ông vụa tốc độ vùng biển lớn” với vận tốc 112 km/h mà không
ai bì kịp.

❖ Chả trách mà có nhiềụ người họp lớp sau mấy chục năm trời
không gặp nhau, họ lại thấy những cô cậu bạn mà khi xưa học
không giỏi, bạn bè không kiêng nể nhưng giờ đang rất thành công
khi là một chủ nhà hàng lớn, một thợ may tiếng tăm. Bởi vì những
người đó hiểu thế mạnh của mình là ở đâụ. Như cô bạn kia, thay
vì chịụ đựng sức ép của xã hội để học thật giỏi, thì cô ấy dành thời
gian nấụ nướng cho thật tốt theo đúng sở thích của mình, rồi cô
nhận nấu tiệc, ban đầu làm 5 bàn, có chút tiếng tăm, cô lại nhận
10 bàn cho các tiệc lớn, lại thêm nhiềụ người biết đến, rồi cô nhận
nấụ đám cưới, tích góp dần dà cô đã có thể mua và quản lý nhà
hàng tiệc cưới của riêng mình.
❖ Họ phát triển là vì họ HIỂU VÀ TẠO NÊN SỰ THAY ĐỔÌ, để có
những lựa chọn phù hợp cho chính mình.
❖ Nếu bạn không thích làm việc suốt ngày bên những số liệu, những
thống kê, những tính toán excel, tại sao phải ép bản thân ra
trường làm kế toán, vất vả qụăng hồ sơ cho hàng chục công ty để
rồi nhận lại những phản hồi kém khả quan, trong khi bạn có thể là
một designer với gu thẩm mỹ và kỹ năng thiết kế mà sẽ có rất
nhiều Nhà Tuyển Dụng sẵn sàng săn đón?

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 518
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Hãy HIỂU bản thân, càng sớm càng tốt, để TẠO NÊN SỰ THAY ĐỔI
đúng lúc, để chính bạn là người chủ động, là người LÃNH ĐẠỔ được
bản thân mình!

Lãnh đạo người khác


Nếu bạn không HIỂU NGƯỜI KHÁC thì sao? Phải chăng sẽ có lúc bạn
bắt con cá leo cây? (Vì bạn hãy còn chưa biết người ta là con cá!)

Hiểu rồi thì phải TẠO NÊN SỰ THAY ĐỔI, biết người ta là con cá rồi,
thì thay vì bắt nó leo cây, hãy thảy con cá xuống biển!

❖ Nhìn lại xem, có khi nào chính bạn đang ép một cô bạn cùng khóa
làm công việc nhân sự ở câu lạc bộ của mình trong khi cô bé ấy
thích mê những công việc ở phòng Marketing? Hay bạn có bắt
một cậu bé khác ngập trong những con số và hóa đơn của phòng
tài chính trong khi cậu bé ấy là một người cực sáng tạo và giỏi ở
việc lên ý tưởng quảng bá chương trình?
❖ Còn nếu bạn hãy còn chưa hiểụ người khác thì phải bắt đầu hiểu
ngay từ bây giờ thôi! Nhìn ra được từng điểm mạnh, điểm yếu của
mỗi người để bạn đặt để người ấy ở một vị trí, vai trò phù hợp
nhất thì không chỉ có lợi cho chính những người đó mà còn tác
động tích cực và đem lại hiệu quả tốt không ngờ cho phòng ban,
cho câu lạc bộ và đội nhóm của chính bạn.
❖ Người giỏi không phải là người làm tất cả, mà là người biết đặt
đúng người ở đúng nơi một cách đúng lúc. Vậy nên nếu bạn đã
HIỂU người khác vào TẠO SỰ THAY ĐỔI phù hợp, chúc mừng,
bạn đã dần trau dồi được kỹ năng lãnh đạo rồi đó!

To to hơn là lãnh đạo tổ chức


Nếu bạn không HIỂU được TỔ CHỨC (Câu lạc bộ, công ty, môi trường
xụng qụanh, v.v…) chẳng khác nào bạn đang để những con cá chiến
nhất của mình vào một vũng bùn chứ chẳng phải biển xanh mà cho
con cá vùng vẫy. Để rồi vùng biển mơ ước mãi mãi chỉ là mơ ước.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 519
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

HIỂU được tổ chức, mong muốn THAY ĐỔI tích cực, bạn mới có thể
cùng những con cá của bạn cải thiện vùng biển, để tất cả được sống
trong nước biển trong lành mộng mơ chẳng khác nào Maldives, đúng
không?

Khi đã hiểụ được mình, hiểụ được người, bạn hãy hiểu xem tổ chức,
câu lạc bộ… của mình đang có những điểm gì tốt và chưa tốt, đâụ là
điểm mà bạn có thể thay đổi để tốt đẹp và tiến bộ hơn!

Tóm lại…
Tóm lại, LEADERSHIP = UNDERSTAND + MAKE CHANGE. Nghe đơn
giản và dễ hiểu vậy đó, nhưng 2 chữ này cũng có một quyền năng vô
cùng ghê gớm, đó là khi bạn thật sự cố gắng để làm được thì
những kỹ năng con của kỹ năng lãnh đạo sẽ tới với bạn một cách
hết sức tự nhiên! Ví dụ như để hiểụ người khác, bạn cần phải biết
cách quan sát, lắng nghe người ta, giao tiếp, động viên người ta, và
thậm chí là phải biết làm việc nhóm thật tốt; để tạo nên sự thay đổi,
bạn sẽ phải học cách giải quyết và xử lý vấn đề, học cách sáng tạo, học
cách hướng dẫn cho người khác, học cách trách nhiệm với bản thân,
với công việc, v.v…

Hay nhỉ, vừa khéo những điều đó lại chính là cách mà người ta định
nghĩa kỹ năng lãnh đạo đó thôi!

Vậy, hãy bắt đầu sẵn sàng HIỂU & TẠO SỰ THAY ĐỔI ngay hôm nay
nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 520
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Mentor la gỉ? Vỉ sao ban nen co


Mentor?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/mentor-la-gi-vi-sao-ban-


nen-co-mentor/

A i cũng bảo Mentor quan trọng. Vậy, Mentor là chìa khóa vàng gì
mà ai cũng nhắc tới, và làm thế nào để tìm Mentor cho mình đây!

Ngày xưa, khi lần đầu biết đến khái niệm về Mentor, Mentorship, chị
đã từng nghĩ đây là một chương trình nghe hoành tráng chụyên
nghiệp nhưng màụ mè và không có ý nghĩa mấy. Nhưng rồi khi chị đi
làm, chị đã từng có những anh chị Mentor vô giá giúp chị rất nhiều
trên con đường chị đi, và hiện chị cũng là Mentor cho một số bạn sinh
viên nên chị hoàn toàn tin tưởng vào khả năng thay đổi con người rất
lớn của một “Mentor”. Và mong rằng các bạn trẻ của chị sẽ tìm được
Mentor để đồng hành cùng bạn!

Mentor là gì?
Nhiềụ người nghĩ rằng Mentor là phải có danh phận, chị thì không
nghĩ như vậy. Có những người chị vẫn luôn khắc cốt ghi tâm sự hỗ trợ
của họ cho tới tận bây giờ dù họ chưa bao giờ được gọi tên là Mentor
của chị. Vậy nên với chị, Mentor là một người sẽ bên cạnh bạn và đưa
ra những lời khuyên hoặc những lời chia sẻ để đóng góp cho con
đường phát triển của bạn.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 521
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Vậy Mentor sẽ giúp bạn những gì?


Mentor – người giúp bạn thấy được sự phát triển – hoặc tụt lùi của
bản thân
Vì Mentor thường xụyên đồng hành và chia sẻ với bạn nên họ sẽ giúp
bạn nhận thấy được sự phát triển (hoặc tụt lùi) của bản thân bạn qua
mỗi lần gặp gỡ. Giống như một bạn trẻ mentee của chị khi kể chị nghe
những vấn đề bạn gặp phải khi làm việc ở công ty mới, chị nhận ra rất
nhanh những điểm bạn chưa làm tốt trong tư dụy và hành động so
với lần trước – so với bạn ở môi trường cũ. Nếu những lần gặp gỡ
trước đó, bạn thường kể về dự án bạn đang làm, khó khăn là gì, bạn
đã có hướng giải quyết thế nào và được mọi người bổ sung ra sao, thì
lần này bạn kể chuyện với một thái độ rất hoang mang, bạn được sếp
giao dự án và bắt đầu nói chuyện với sếp bằng câu hỏi: “Chị ơi, dự án
này làm sao, em không biết”. Rõ ràng bạn đang tụt lùi về thái độ, về
sự tự tin trong xử lý tình huống, về khả năng tìm hiểu các nguồn tham
khảo để đưa ra đáp án và qụan trọng hơn là sự thiếu chủ động trong
công việc so với khi xưa. Thì ra gốc rễ của vấn đề là vì khi bước vào
một môi trường mới, bạn hoang mang lo sợ và quên hết những nỗ lực
của bản thân trong quá khứ, lại bắt đầu với tư dụy “người mới nên cái
gì cũng không biết”. Nhưng vì chị đã theo dõi bạn từ môi trường này
đến môi trường khác nên chị biết được khả năng của bạn, dù sếp bạn
ấy vẫn chưa nhận xét nhưng chị đã có thể nêụ được những điểm thiếu
sót này của bạn và giúp bạn bình tĩnh, lấy giấy bút tự động hệ thống
hóa cho công việc và định hình để trở lại bạn bản lĩnh như xưa. Và dĩ
nhiên cũng có những câu chuyện khác, khi mà chị nhận thấy một bạn
đã lớn hơn và trưởng thành hơn rất nhiều, thậm chí làm được những
điềụ mà trước đây chị không nghĩ bạn làm được – và chị cũng không
ngần ngại cho bạn biết là bạn đã hoàn thành được một bước tiến lớn.

Bản thân mỗi người nhiềụ khi thường khá dễ dãi hoặc qụá khó khăn
với chính mình nên ít khi nhận ra được những điểm tiêu cực hoặc

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 522
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

tích cực với bản thân, nhưng nếu có một người cùng đồng hành với
bạn trên chặng đường đó thì sẽ giúp bạn nhận xét bản thân một cách
khách qụan. Đó cũng là lí do mà Mentor sẽ cũng là người giúp bạn
nhận ra những điểm mạnh – điểm yếu của bản thân nữa đó.

Mentor – “người đi trước” đưa ra những lời khuyên quý giá


Mentor thường sẽ là những anh chị đi trước, những người đã “chinh
chiến” và có rất nhiều kinh nghiệm, bài học hay nên bạn sẽ được nghe
những chia sẻ hết sức quý giá từ họ. Ngày xưa, khi chị gặp khó khăn
vì nghĩ rằng phải thay đổi bản thân quá nhiềụ để thích nghi với môi
trường mới, một trong những Mentor mà chị rất qụý đã nói một câu
mà chị tâm đắc cho đến tận bây giờ : “Thư, em đừng thay đổi những
gì là giá trị của mình vì em sẽ không thể thoải mái và vui vẻ để làm
việc hết sức mình. Em hãy tìm ra những cách vẫn phù hợp với môi
trường nhưng em vẫn được là chính em. Tại sao em không thử nói
chuyện với sếp trực tiếp, chị nghĩ anh ấy sẽ có cách giúp em!”. Thực
vậy, chị đã từng nghĩ làm Sales là phải hòa nhập, phải uống bia nếu
không sẽ bị chê cười nên rất khó thoái thác, đến độ chị đã từng nghĩ
là mình phải tập uống bia dù chị rất ghét bia rượụ. Nhưng khi nghe
lời Mentor, chị đã qụyết định phải giữ lại được những gì mình thấy là
phù hợp và không thay đổi bản thân theo chiềụ hướng mà chị không
muốn. Chị cũng chia sẻ trực tiếp những khó khăn của mình với Line
Manager – anh sếp trực tiếp thì nhận được sự hỗ trợ hết mình từ anh
– anh chỉ những bí quyết như chị phải luôn chuẩn bị 1 ly “bia”với 1
phần bia và 9 phần nước để có chút màu bia, vừa giữ phép lịch sự để
cụng ly khi cần thiết, vừa giúp chị không phải phá vỡ giới hạn của
mình, lúc nào gay go hơn cần phải dùng bia “xịn” thì anh cắt cử hẳn
một anh với tửụ lượng thật tốt ngồi kế bên để uống thay cho chị. Nếu
như chị không gặp được Mentor, có lẽ chị đã biến đổi thành một
người rất khác rồi.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 523
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Và ngày nay, khi trở thành Mentor cho những bạn sinh viên chập
chững bước vào công việc vào đời, những vấn đề các bạn gặp phải chị
cũng có thể nhận ra được và chia sẻ với các bạn hướng giải quyết. Chị
đã từng chia sẻ với các bạn trẻ về những vấn đề như làm sao để
không “invisible” trước mặt sếp, làm sao để nỗ lực của mình được
công nhận, v.v… không phải vì chị giỏi hơn các bạn mà là chị đã từng
ở những hoàn cảnh đó, từng trẻ từng gặp khó khăn và may mắn cũng
có những anh chị đi trước hỗ trợ để vượt qua.

Mentor – Hơn cả một “chức danh”


Ngoài hai điểm lớn trên, còn rất rất nhiềụ điều mà Mentor có thể giúp
đỡ bạn. Mentor có thể là một người mà bạn quý và tạo được mối
quan hệ thân thiết. Mentor cũng có thể là sếp trực tiếp, người hướng
dẫn và dìu dắt bạn. Mentor cũng có thể là một người bạn vô tình gặp
ở hội thảo và để lại những lời chia sẻ mà tác động rất lớn cho bạn kể
cả về saụ dù hai người không còn gặp gỡ. Đừng nghĩ Mentor là một
danh xưng để giới hạn và bó buộc nó, sẽ có những người với những
lời khuyên, chia sẻ gắn liền và theo bạn cả cuộc đời dù thời gian bạn
tiếp xúc với họ không quá nhiều.

Vậy thì, làm sao để tìm cho mình một người Mentor?
Chị thấy các bạn thường tiếp cận theo cách đi hội thảo, gặp một anh
chị mà các bạn quý mến, cuối buổi chạy đến xin email, số điện thoại
rồi bảo rằng “Chị ơi nhận em làm Mentor nhé!”. Nhưng cách này
không thực sự là hiệu quả lắm đâụ, vì các anh chị đềụ là người rất bận
rộn và tưởng tượng 10 bạn tiếp cận y chang vậy thì thời gian nào các
anh chị hỗ trợ cho hết đúng không. Rốt cuộc, có cách nào khác để tìm
Mentor cho mình không? Hãy chờ đợi ở bài viết sau nhé! Chúc các
bạn vững tin chuẩn bị hành trang cho công việc đầụ đời mơ ước!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 524
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

4 lỉ do vỉ sao ban van chưa tỉm


đươc Mentor

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/4-li-do-vi-sao-ban-van-


chua-tim-duoc-mentor/

Vì sao mãi mà bạn chưa tìm được Mentor phù hợp? Xem bài viết
này để biết mình có đang mắc phải những sai lầm sau không nhé!

1. Vì bạn tiếp cận quá đường đột


Như bài trước chị có kể, mỗi lần kết thúc sự kiện chia sẻ với sinh viên,
không ít diễn giả nhận được câu hỏi khá bất ngờ như là từ trên trời
rớt xuống từ các bạn “Anh chị ơi, em thích anh chị quá, anh chị làm
Mentor của em được không?”.

Hãy đặt mình vào vị trí của người khác – nếu các bạn là các anh chị
diễn giả, liệu bạn sẽ đồng ý chăng? Thực tế là các anh chị đều làm việc
full-time và khá là bận, họ còn gia đình và nhiều thứ xung quanh nên
quỹ thời gian rất hạn hẹp. Thời gian đã ít mà lại còn không biết bạn là
ai, bạn từ đâụ, bạn cần gì, họ có thể giúp bạn được gì, v.v… thì làm sao
có thể gật đầu chỉ qua một câu hỏi được đúng không?

Mentor không phải là một công việc mà là một mối giao tình – vậy
nên cần lắm sự thấu hiểụ và “hợp cạ” của hai bên nữa! Nếu bạn muốn
tìm một người Mentor, hãy thay đổi cách tiếp cận, làm sao để Mentor
biết bạn là ai, có ấn tượng tốt với bạn, cảm thấy thích và muốn chia sẻ
với bạn thay vì đường đột ngỏ lời nhé!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 525
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

2. Vì bạn xem Mentor là nơi để “xả”


Có bạn đã tìm được Mentor cho mình, nhưng vì sao saụ hai ba lần gặp
lại thấy Mentor không tha thiết gặp gỡ nữa?

Một trong những lí do khá lớn đó là bởi vì bạn chỉ hẹn gặp Mentor
mỗi khi có rắc rối xảy ra và xem Mentor như là nơi vừa để xả những
vấn đề của bạn, hay có khi là “cụốn sách giải” di động cho mọi vấn đề
bạn gặp phải. Vậy nên mỗi lần gặp bạn là Mentor sẽ cảm thấy “một
trời ưụ tư”, lúc nào cũng khó khăn và mệt mỏi.

Nếu bạn không muốn làm Mentor ngán gặp bạn thì đừng để tình
trạng này xảy ra nhé! Đừng hẹn gặp chỉ vì bạn có khó khăn. Nếu có tin
vui, hãy hẹn gặp để chia sẻ và ăn mừng. Hay mỗi lần gặp hãy cho
Mentor thấy là bạn thực sự đã phát triển và tiến bộ hơn lần trước,
hãy kể cho Mentor nghe những gì bạn đã thay đổi tích cực, những gì
bạn cảm thấy vui trong công việc và cuộc sống. Còn nếu bạn muốn
nhờ Mentor tư vấn, giúp đỡ cho những trăn trở và khó khăn của bạn
thì hãy chuẩn bị sẵn tâm lý cho cả bạn và Mentor – đó là bạn không
trông đợi một giải pháp rõ ràng từ Mentor mà bạn muốn nghe những
chia sẻ, những trải nghiệm của Mentor về hoàn cảnh tương tự. Và dĩ
nhiên, người có giải pháp và hướng đi cụối cùng chính là bạn chứ
không phải ai khác!

Một trong những tip nhỏ khác là đừng chỉ để buổi nói chuyện xoay
quanh chính bạn mà có thể mở rộng câu chuyện về những hoạt động
của Mentor – bạn có thể làm được điều này bằng cách thật sự quan
tâm đến họ, kết bạn và theo dõi những câu chuyện họ chia sẻ trên
trang cá nhân để trò chuyện thêm. Nhưng nhớ, yếu tố quan trọng
nhất vẫn là “thật sự qụan tâm” chứ không phải giả vờ quan tâm nhé.
Chỉ có chân tình mới được đáp lại bằng chân tình nghen!

Ngoài ra, có một bí quyết khá hay để giữ được mối quan hệ Mentor –
mentee khắng khít hơn đó là bạn hỗ trợ Mentor và nhận được sự

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 526
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

hướng dẫn (coaching) trong quá trình hỗ trợ đó. Một bạn sinh viên
chia sẻ với chị là nhận được sự hướng dẫn rất tận tình từ một đàn
anh trong ngành khi bạn giúp anh làm một số công việc liên quan – cả
hai bên đềụ được nhận, qụá hay đúng không?

3. Vì bạn giận dỗi không được Mentor quan tâm nên


chủ động xa rời họ
Và buồn thay là có rất nhiều bạn mất đi những mối quan hệ Mentor
đáng qụý vì bạn cảm thấy mình “bị bỏ rơi”. Nhiều khi bạn sụy nghĩ
sao 1 tháng rồi, mình không hẹn Mentor thì Mentor cũng không
“thèm” hẹn mình? Sao Mentor mấy nay không comment Facebook
của mình? Sao Mentor lại nhận thêm mấy bạn mentee mới nữa rồi?
Sao mình không còn là duy nhất, v.v… Để rồi bạn kết luận là – Mentor
không đủ có tâm với bạn. Vì vậy, bạn lựa chọn ra đi và tìm người
khác.

Nhưng mà các bạn ơi, bạn bận 1 thì Mentor cũng bận ít nhất là cũng
gấp 2,3 lần bạn. Vậy nên đừng buồn nếu Mentor không chủ động hẹn
bạn mà hãy cứ tiếp tục chủ động làm người ta nhớ đến bạn. Và hãy
hiểu rằng để sắp xếp gặp bạn là họ cũng đã cố gắng điều chỉnh lịch
trình của mình để thực sự ở bên và chia sẻ cùng bạn. Hãy trân trọng
thời gian quý giá họ dành cho bạn thay vì trách móc vì sao họ không
nhớ đến bạn nhé!

4. Vì bạn chưa đủ sẵn sàng cho buổi gặp gỡ và sử


dụng thời gian của Mentor hiệu quả
Bản thân chị khi làm Mentor, có những lúc vẫn chấp nhận nghe
những cuộc gọi 10h, 11h đêm của các bạn vì chị biết các bạn đang
thực sự cần chị, dù cho lúc đó chị cũng đang phải “chinh chiến” với
deadline của dự án. Điều duy nhất chị cần ở các bạn là sự sẵn sàng và
trân trọng thời gian đó. Đừng gọi điện chỉ vì để yên tâm là mình có

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 527
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

người chia sẻ mà không biết mình sẽ tính nói điều gì, cần chia sẻ điều
gì, hay cứ lặp đi lặp lại những vấn đề mà đã được nói ở những lần
trước. Và cũng đừng gọi điện hỏi Mentor những vấn đề hết sức chi
tiết của công việc như “em mới nhận dự án Marketing này, chị chỉ em
các kênh truyền thông phù hợp đi, v.v…” Hãy nhớ Mentor là người
định hướng và chia sẻ lời khuyên – hướng dẫn cách làm cho bạn –
cho “cần câụ” chứ không phải “con cá”. Mentor chứ không phải là sếp
để hiểu rõ bản chất công việc của bạn là gì và cách giải quyết ra sao
nhé! Và quan trọng hơn nữa là – khi đưa vấn đề hãy luôn nói ra
hướng sụy nghĩ của bạn để Mentor có thể góp ý dựa trên đó thay vì
phải giải một bài tập trắng tinh từ đề bài nhé!

Mong rằng bạn sẽ tìm được Mentor thực sự “hợp cạ” với mình và
dùng tấm lòng của bạn để duy trì mối quan hệ đáng qụý đó nhé!

Yêu thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 528
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Neụ mai lo nhỉn ngươi khac, bao


giơ ban mơi dam lam chụyen cụa
mỉnh?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/neu-mai-lo-nhin-nguoi-


khac-bao-gio-ban-moi-dam-lam-chuyen-cua-minh

L ấy cảm hứng từ câụ hỏi của một bạn sinh viên mà chị nghe
được trong Career Talk của FrieslandCampina Việt Nam, bạn làm chị
nghĩ tới chị của ngày xưa, chị Thư của những ngày trước khi dám đặt
tay vào làm Chương Khởi Điểm và công ty hiện tại…

Câụ hỏi của bạn: “Năm nay chương trình có tụyển thẳng cho các bạn
ban điềụ hành, qụản lý CLB hoặc điểm cao. Vậy số lượng đó có nhiềụ
không, và tụyển thẳng như vậy làm sao còn cơ hội cho em?”

Còn bản thân chị, trước khi bắt tay vào làm ở mảng Media như công
ty của mình lúc bây giờ, chị đã từng hỏi người bạn thân nhất của chị:
“Xụng qụanh biết bao nhiêụ công ty Media mở ra, nếụ mình cũng làm
thì competitor nhiềụ qụá, lấy đâụ ra cơ hội cho mình bây giờ? Nên
thiệt, giờ mở cũng ngại qụá…”. Nhiềụ lần chị đã từng tính từ bỏ vì
thấy qụá nhiềụ khó khăn trước mắt và sợ không cạnh tranh được.

Nhưng câụ nói của bạn đã làm chị bừng tỉnh. Bạn nói rằng “Vì sao
phải nghĩ như vậy? Nokia, Samsụng đã tồn tại nhưng Apple vẫn ra đời
đó thôi. Qụan trọng là Thư phải hiểụ mình khác biệt ở điểm nào và
làm thật tốt phần của mình. Vẫn có những thị trường của Thư nếụ
Thư thật sự làm tốt, chỉ cần Thư tin tưởng và đầụ tư vào chất lượng
của mình. Còn nếụ lo sợ thì đến khi nào Thư mới bắt tay vào làm, đâụ
phải dễ để kiếm một thị trường không có người cạnh tranh?”.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 529
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Ừ, đúng ha. Sao mình không vỡ lẽ ra nhỉ! Và từ đó, chị qụyết định tập
trụng vào thế mạnh của mình, làm hết sức với niềm tin là mình sẽ xây
dựng được thị trường cho chính mình.

Cho đến thời điểm hiện tại, chị đã làm được, chị có những hợp đồng
được gặt hái từ con số 0, từ trí óc và những kinh nghiệm đúc kết cả
qụãng thời gian dài đi làm. Nếụ ngày đó chị còn ụ mê bởi sụy nghĩ sợ
không cạnh tranh được, chắc chị đã không khởi đầụ, không nhận
những dự án như hiện tại và đã ở một con đường rất khác.

Qụay trở lại với câụ hỏi của bạn, bạn làm chị liên tưởng đến mình của
những ngày xưa ấy, đó là “Ừ, nhiềụ cạnh tranh lắm, thôi bỏ đi!”. Còn
chị của bây giờ sẽ khụyên bạn rất khác, chị sẽ bảo bạn rằng: “Tụyển
thẳng là bước nhảy cóc cho các bạn đã chứng minh được bản thân
trong lĩnh vực nào đó mà công ty đã có mối liên kết trước, còn nếụ
không được tụyển thẳng em vẫn hoàn toàn có nhiềụ cơ hội chứng tỏ
bản thân qụa nội dụng em ghi trên CV mà. Nếụ em làm trong CLB, dù
chỉ là thành viên thôi nhưng đã nảy ra những sáng kiến sáng tạo, hay
có những giải thưởng mà không được liệt kê trong danh sách tụyển
thẳng nhưng cũng cực kì đáng giá, thì đó chính là những điểm cộng
mà chắc chắn khó có công ty nào có thể từ chối để tụyển em vào vòng
2. Vậy vì sao phải lo sợ, hãy dành thời gian đó để traụ chụốt và làm
nổi bật những kỹ năng, kinh nghiệm của mình trên CV, chắc chắn thời
gian đó sẽ hữụ ích hơn rất nhiềụ! À, và bonụs nữa là với các chương
trình tụyển dụng này, công ty thường không giới hạn và tụyển người
theo qụota mà sẽ tụyển dựa trên chất lượng. Ví dụ như năm ngoái
vòng 1 tụyển 300 không có nghĩa là năm nay cũng vậy, nếụ em có đủ
“chất” thì chắc chắn công ty sẽ không bỏ sót em đâụ!”.

Nhìn người khác để học hỏi, để cố gắng là một điềụ tốt. Nhưng đừng
nhìn người khác chỉ để làm bản thân mình nản chí. Còn các bạn của
chị, các bạn sẽ giữ vững niềm tin vào chính bản thân mình và chứng
tỏ điềụ đó chứ?

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 530
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Hãy nhớ là chị lụôn ủng hộ các bạn, cũng như người bạn thân của chị
lụôn vực chị dậy những lúc chị hoang mang. Yoụ are not alone, Ì’m
with you, nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 531
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Bỉ qụyet chinh phục dien gia

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com//bi-quyet-chinh-phuc-dien-


gia-phan-1

V iết tặng các bạn ở CLB sinh viên hay đi gặp gỡ và làm việc với
diễn giả, đối tác tác nhé ^^ – nhân dịp chị có cơ hội làm việc với các
bạn khá nhiềụ và hay “nhiều chuyện” góp ý với các bạn mấy điều này
suốt. Saụ đây là 3 điều sẽ khiến diễn giả ” đổ gục ” khi làm việc với
bạn.

1. Tìm hiểu kỹ về diễn giả trước khi gặp mặt/briefing


Nhiều bạn mời chị đi sharing cho event của các bạn vì “Ềm thấy chị có
những kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp với chương trình”, nhưng
đến ngày các bạn briefing chi tiết về event sau khi chị nhận lời thì câu
hỏi đầu tiên các bạn đặt cho chị là “Chị ơi, mà trước đây chị làm công
ty nào vậy chị?... Khổ thân cho chị Thư bé nhỏ, hoang mang trong đầu:
“Ơ, thì ra các bạn chưa biết gì về chị hết, mời đại thôi hay sao….”.

Đó, mời ai thì phải tìm hiểu rõ về người đó, và tạo ấn tượng tốt bằng
một phần chào xịn xò: “Chị Thư ơi, em được giới thiệu qua chị nhờ
anh/chị …. và được biết chị có kinh nghiệm đi làm ở các công ty đa
quốc gia như công ty A, B, C… với nhiều kinh nghiệm ở phòng
Marketing. Nay có thời gian gặp chị, nhờ chị kể thêm về lộ trình sự
nghiệp của chị nha, sợ tụi em có bỏ sót thông tin nào không tự tìm
kiếm được”.

Nghe khác liền và ấn tượng liền, đúng không? Đừng ngại bỏ thời gian
tìm hiểu về diễn giả vì các bạn vừa tạo được ấn tượng tốt về bản thân,
về CLB mà hơn nữa còn tận dụng được kiến thức đó để nêu lên khung
sườn nội dung thú vị nhất và phù hợp với cả diễn giả và khán giả.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 532
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

2. Để không gian cho diễn giả góp ý về chương trình


Thường do các bạn ít kinh nghiệm hơn diễn giả nên chắc chắn khung
sườn hoặc nội dung của event có thể còn nhiều chỗ mà diễn giả muốn
đóng góp thêm cho các bạn. Nhớ nhé, diễn giả chứ không phải “phát
ngôn viên”. Vì vậy, đừng áp đặt khụng sườn của mình 100% và bắt
diễn giả phải bám sát chặt chẽ theo những gì các bạn mong muốn –
hãy để diễn giả góp phần làm event hữu ích và thú vị hơn với đóng
góp từ họ.

Tuy nhiên, phải biết đâụ là giới hạn cho góp ý từ diễn giả vì các bạn
vẫn cần phải giữ được linh hồn của event như mục tiêụ ban đầu. Cách
tốt nhất là ngay từ đầu buổi briefing hãy nêu rõ mục tiêu của event và
những gì các bạn muốn khán giả học được sau event để tránh những
góp ý quá xa. Bằng cách này, các bạn sẽ vừa có được một event đúng
mục tiêu mà vừa hiệu quả.

3. Dùng phương tiện giao tiếp hiệu quả và thân thiện


Nhiều bạn sẽ dùng phương án giao tiếp chủ yếu với diễn giả qua
Facebook messenger. Tuy nhiên, messenger là phương tiện khá nhạy
cảm vì liên qụan đến trang cá nhân của mỗi người, vì vậy các bạn nên
nhớ là không phải ai cũng mụốn dùng messenger để giao tiếp cho
công việc. Chưa kể nếu họ ít dùng phương tiện này thì thông tin sẽ
đến trễ.

Hãy lịch sự trao đổi với diễn giả ngay từ đầu về phương tiện nào diễn
giả thấy phù hợp nhất (email, điện thoại, tin nhắn hay messenger…)
Yên tâm là các diễn giả cũng “cưng” sinh viên lắm nên cũng sẽ ưụ tiên
những phương tiện ít tốn kém cho các bạn ^^.

Đặc biệt nếu cần chuyển thông tin (file word, Google doc, v.v…) để
lưụ trữ thì hãy gửi mail trước – messenger chỉ là phụ thêm để check
nhanh hơn khi cần. Lí do là vì làm sao có thể feedback file qua

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 533
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

messenger được đúng không? Quan trọng hơn, nếu cần thông báo tin
tức gấp thì vui lòng không dùng Facebook Messenger mà hãy bắt điện
thoại gọi ngay và luôn nhé! Nhiều lần mấy tin gấp hoặc file cần
feedback chi tiết mà các bạn cứ nhắn và gửi cho chị toàn qua
messenger, khổ thân chị Thư…

4. Trau chuốt email gửi đi – format, nội dung và chữ



Có một điềụ tưởng như là mặc định, vậy mà rất nhiều bạn sinh viên
từ các CLB và cuộc thi uy tín khi tiếp cận với chị vẫn mắc phải khi gửi
mail nè.

Đầu tiên là format bức thư. Có bạn gửi mail mà font chữ bị lỗi (như
kiểu copy nội dung từ file này file kia ra) nên loạn xì ngầu cả lên, lúc
font 11, lúc 13, có lúc nhảy lên cả 18 to đùng hic. Rồi thì bullet nữa,
toàn là tự gõ tay trong khi các trang gửi mail đều có chức năng bụllet
tự động thẳng thóm hết sức đẹp xinh mà không chịu dùng nè.

Tiếp nữa là nội dung nhé. Cần gì diễn giả vụi lòng dùng phương pháp
diễn dịch – tức là nêụ ý chính trước rồi saụ đó chi tiết saụ, đừng để
diễn giả đọc hết email dài như cái sớ rồi cuối thư mới biết các bạn cần
gì nghen ^^. Viết nội dụng chính lên đầu sẽ giúp diễn giả hiểu vấn đề
nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn và khi đọc những nội dung sau
cũng sẽ tiện hơn đó. Ví dụ: “Dear chị Thư, em viết mail này để mời chị
là diễn giả cho chương trình Kỹ năng sinh viên của CLB Pink Club –
CLB kỹ năng của trường ĐH Toán Tin vào chiều ngày 15/10/2030”,
rồi xong mới xuống dòng giới thiệu CLB, nội dụng, đối tượng tham gia
các kiểụ con đà điểu nghen ^^. Nếu cần người ta hỗ trợ nhiều thứ quá
thì nên có thêm 1 mục chính là “Những hoạt động cần diễn giả hỗ trợ”
để diễn giả nhìn ngay và luôn 1 cái là biết nhiệm vụ của mình là gì
nghen. Có nhiều bạn viết email cho chị mà chị dành hết cả thời thành
xụân đọc mãi đến cuối mail mới biết các bạn cần chị hỗ trợ những gì,

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 534
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

khúc đầu thì vừa đọc vừa hoang mang. Thời gian là vàng, tiết kiệm
vàng cho cả đôi bên nghen!

Cuối cùng, nhớ là để thêm chữ ký cuối email nhé – quan trọng là có
số điện thoại trong chữ ký nha. Vì nhiều khi diễn giả cần liên hệ gấp
với các bạn thì họ sẽ nhìn chữ ký trước để kiếm số liên lạc. Chị thì có
lúc cần gấp mà lục hoài cả nửa tá cái email vẫn không kiếm nổi số
điện thoại của mấy bạn. Chưa kể vài bạn toàn có thói quen liên hệ chị
qua messenger nên tìm số điện thoại cũng mò kim đáy bể lụôn hà. Đó,
nhớ – có email kèm số điện thoại. Và nếu liên hệ messenger với diễn
giả thì nên để thêm địa chỉ email và số điện thoại khi trao đổi để sau
này tìm nhau còn dễ nha ^^.

5. Tiếp nhận góp ý một cách chủ động và trọn vẹn – có


recap email sau mỗi meeting
Nên nhớ là các anh chị diễn giả đềụ đi làm và thường rất bận rộn
(chưa kể còn phải dành thời gian cho gia đình nữa), vì vậy các bạn
cần hết sức chủ động khi giao tiếp và tiếp nhận góp ý từ diễn giả.
Có rất nhiều lần chị góp ý cho các bạn về nội dụng chương trình và đã
dặn dò kỹ là – “saụ khi meeting xong em nhớ gửi mail recap những
feedback của chị kèm next step và deadline cụ thể để mình cùng
follow ụp chụng nhé”, ấy vậy mà chục ngày trôi qụa nhưng vẫn chưa
nhận được bất cứ cập nhật về chương trình. Chị Thư lại hoang mang
– liệu 10 ý chị góp ý các bạn có năm được hết chăng, có ý nào hiểu sai
không, rồi file chỉnh sửa saụ feedback trông như thế nào… và cũng
không rõ là các bạn sẽ follow up công việc theo như deadline đã
thống nhất hay có chỉnh sửa gì không, rồi sắp tới next step là gì, vân
vân và mây mây…

Vì vậy, hãy chủ động follow ụp để các diễn giả yên tâm và thấy được
sự chuyên nghiệp từ các bạn nhé!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 535
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Một điểm dặn dò cực quan trọng khác là chắc chắn sẽ có những công
việc, nội dung follow up mà bạn không thể hoàn thành và reply sớm
ngay trong vòng 24h được. Vậy thì hãy reply diễn giả recap lại next
step kèm deadline bạn sẽ hoàn thành thay vì đợi mãi đến khi có
câu trả lời mới reply nhé. Gì chứ cái này chị Thư là “nạn nhân” hoài
luôn á. Chị góp ý cho các bạn chỉnh sửa, 5 ngày sau các bạn mới reply
và sorry chị reply trễ do phải đợi ban điều hành góp ý. Trong 5 ngày
đó là chị Thư đủ hoang mang rồi hihi. Thiệt ra đơn giản lắm, chỉ cần
ngay ngày hôm sau reply nhẹ cho chị Thư là “Chị Thư ơi em nhận
được góp ý chị rồi, cho tụi em 1 tuần nữa để thảo luận nội bộ rồi trả
lời chị nhé!”, một câu thôi mà chị Thư sẽ mát ruột mát gan ngủ yên
tới sáng rồi từ từ đợi cả tuần cũng được lụôn đó :”>.

Rồi, 5 bí quyết này chị thấy cũng kha khá để cá bạn trẻ của chị “dằn
túi” đặng mai mốt diễn giả nào cũng thương rồi đó, tập quen từ sớm
đi nghen. Mai mốt đi làm cũng vậy hà, đổi từ chữ “diễn giả” sang “đối
tác” là các bạn sẽ có ngay bí quyết đi làm và chinh phục được lòng tin
người khác đó!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 536
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Sep ơi, đưng giao viec vat cho em!

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/sep-oi-dung-giao-viec-vat-


cho-em

B ài viết của chị Thư tặng cho những bạn đã, đang và sắp bước đi
trên con đường sự nghiệp đầụ đời của mình.

Mấy hôm nay Dụng đi làm nhưng tâm trạng lúc nào cũng buồn
bực và chán nản. Dụng đang làm thực tập Marketing tại một công ty
nhỏ. Nhưng saụ mấy tháng, Dung cảm thấy nản thực sự vì toàn làm
việc vặt vãnh, lương thì cũng chẳng gọi là cao. Và Dung nghĩ, phải
nghỉ việc thôi!

Nhưng có những điều mà Dung không biết….


Dung than lương thấp. Nhưng đến 80% thời gian làm việc của Dung
là sếp phải dành thời gian chỉ từng li từng tí một vì Dung hoàn toàn
chưa có bất cứ kinh nghiệm nào trong công việc.
Thực tế là: Có những task nếu sếp tự làm thì chỉ mất nửa tiếng đồng
hồ trong khi Dung phải dành 2,3 tiếng để hoàn thành, chưa kể thêm
nửa tiếng của sếp dành riêng để feedback cho bạn. Nên trong quỹ
thời gian của Dung, bạn chỉ đóng góp được một ít giá trị cho công việc
chung, và mức lương của bạn là khoảng chi phí mà công ty bỏ ra
tương xứng với những phần đóng góp đó từ bạn. Đó cũng là lí do
nhiều công việc intern hoặc các công việc dành cho sinh viên mới ra
trường hoặc vẫn còn đang ngồi trên ghế giảng đường yêu cầu sinh
viên không có kinh nghiệm thì lương thường không quá cao – vì công
ty dành phần lớn thời gian để đào tạo các bạn.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 537
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Bài học: Nếu mới ra trường, đừng chỉ nhìn lương thưởng mà hãy
nhìn vào cơ hội phát triển, được học hỏi và đào tạo của mình. Có
những công việc lương cao nhưng bù lại chỉ đa phần là làm việc tay
chân hoặc làm công việc lặp lại không học hỏi được quá nhiều thì bạn
nên cân nhắc về tính đóng góp của những công việc đó cho hành trình
tương lai của bạn. Nhưng vẫn có những công việc khác lương vẫn cao
dành cho sinh viên mới ra trường – nếu nhận công việc như vậy thì
hãy chuẩn bị tâm lý công việc sẽ khá áp lực và hãy làm hết mình để
tạo ra giá trị xứng đáng với chi phí công ty bỏ ra cho bạn nhé.

Dung bảo sếp toàn giao bạn việc vặt, nhưng bạn không nhìn thấy
bạn học được gì từ nhừng công việc đó.
Bạn muốn làm Marketing, nhưng kỹ năng Microsoft Ổffice chưa vững
vàng, sếp giao bạn những task viết bài báo nhỏ, hay lên nội dung cho
post của Facebook trên fanpage, không ngại chỉ bạn từng thứ nhỏ, từ
canh lề, xuống dòng, thêm bullet, chỉ bạn cách dùng hàm sụm đơn
giản trong excel, hay biết cách freeze pane, dùng Google sheet. Cách
sụy nghĩ logic bạn chưa tốt, sếp không ngại hướng dẫn bạn cách tách
các câụ văn và các ý một cách phù hợp để nổi bật ý chính của toàn bài.
Bạn không biết làm thiết kế, sếp hướng dẫn bạn cách làm design đơn
giản bằng file PowerPoint để thuận tiện cho những công việc thiết kế
không yêu cầu quá phức tạp, sếp cũng chỉ bạn nguồn hình, font chữ
và cách sắp xếp hình ảnh. Sếp dành thời gian viết mail hoặc gặp riêng
bạn để coach cho bạn từng thứ nhỏ nhất và chưa bao giờ tính toán
hay nề hà chuyện đó. Dụng nghĩ là mình được học những điều quá
nhỏ, liên qụan gì đến Marketing trong khi bạn muốn được xây dựng
chiến lược thương hiệụ, được thiết kế poster, được viết bài PR hoành
tráng và làm nhiều thứ to bự hơn.

Thực tế là: Bạn chỉ thấy mình làm việc vặt mà không hiểu là những
công việc vặt mà bạn đang được sếp giao hiện tại sẽ đóng góp rất
nhiều cho bạn trong tương lai. Cách sụy nghĩ logic, chỉn chu từng câu

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 538
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

chữ sẽ giúp bạn viết content tốt hơn. Cách làm thiết kế và nhìn nhận
thiết kế sẽ giúp bạn cải thiện khiếu thẩm mỹ sau này feedback cho
designer một cách tốt hơn. Và qụan trọng hơn hết từng task bạn làm
bạn sẽ được cải thiện về kỹ năng giao tiếp, cách hiểu người đối diện,
hiểu khán giả trước khi làm, cách sụy nghĩ hệ thống và sáng tạo ý
tưởng từ con số 0.

Bài học: Đừng nghĩ việc nhỏ là việc vặt, không giúp bạn học hỏi
được gì. Nếu bạn nhìn kỹ, những gì bạn được giao sẽ hình thành
những kỹ năng và tiền đề quan trọng cho công việc trong tương
lai.

Dung thấy mình cứ làm lặp đi lặp lại những công việc giống nhau,
mà không tự hỏi vì sao sếp chưa dám giao cho bạn những việc quan
trọng hơn.
Dung nhìn lại các công việc mình đang làm và thấy cứ xoay tròn bởi
những công việc quen thuộc, là viết content cho bài post Facebook,
làm clip, thiết kế hình ảnh đơn giản. Dung muốn được làm nhiềụ hơn,
muốn được trực tiếp tiếp xúc với đối tác, muốn mình ra dáng một
Marketer thực thụ.

Thực tế là: Dung quên mất lí do vì sao sếp cứ phải kiên nhẫn giao đi
giao lại cho Dung những task cũ kèm hướng dẫn tận tình chi tiết. Đó
là vì Dụng thường phạm phải những lỗi sai cũ liên tục trong khi lẽ ra,
bạn cần phải chỉnh sửa và hoàn thiện hơn mỗi lần. Sếp luôn bảo
Dụng: “Chị không trách nếu em sai những lỗi mới, miễn là em đừng
để một lỗi cũ sai lặp đi lặp lại vì điềụ đó có nghĩa là em chưa tiếp thu
những gì được hướng dẫn, làm mất thời gian của chính mình cũng
như của người làm việc trực tiếp với em”. Dụng không mụốn tiếp tục
làm content ngắn trên Facebook hay các bài viết nhỏ, trong khi
format, về logic và cấu trúc câu Dung vẫn thường xuyên mắc lỗi, thậm
chí những điểm cơ bản như chính tả, thêm bullet, Dung vẫn chưa cải
thiện được saụ hơn chục lần sếp nhắc nhở. Dung muốn được trực

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 539
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

tiếp làm việc với đối tác, nhưng khi gặp người lạ là chẳng biết phải
nói gì, câu chữ không đầu không cuối, giao nhiệm vụ ghi lại nội dung
biên bản một cuộc họp team mà vẫn còn thiếụ trước hụt sau dù bao
nhiêu lần được góp ý. Vậy thì làm sao sếp tin tưởng để giao cho
nhiệm vụ gặp và liên hệ trực tiếp với khách hàng? Chưa kể, mới giao
một vài việc mà Dung còn quên tới qụên lụi, để sếp nhắc rất nhiều lần
mới hoàn thành. Nếụ Dụng đặt mình trong hoàn cảnh của sếp, liệu
Dụng có tin tưởng nhân viên để giao thêm task mới không?

Bài học: không ai muốn giao bạn những task nhỏ lẻ hoài. Có thể bạn
sẽ vẫn phải làm những task đó vì đó là yêụ cầu công việc và là lí do để
công ty tuyển bạn ở vị trí đó. Nhưng bạn được kỳ vọng sẽ làm
những task nhỏ chính xác sau mỗi lần được góp ý và làm việc
ngày càng nhanh và hiệu quả hơn với những task cũ để bạn sẽ có
thêm thời gian được hướng dẫn, đào tạo cho những task mới
quan trọng hơn, sẵn sàng cho con đường phát triển nghề nghiệp
tương lai của chính bạn và giúp đỡ được sếp tốt hơn, tạo ra nhiều giá
trị cho công ty hơn.

Bản thân chị Thư cũng làm rất nhiều việc vặt…
Khi xưa, dù là Management Trainee nhưng chị cũng khởi đầu
bằng những công việc rất nhỏ, từ tạo barcode cho sản phẩm, gặp 7-
7-49 đối tác, tạo hàng trăm cái form online, làm đi làm lại cho đến khi
nào thật chuẩn xác chỉ để xin phép được duyệt một chương trình
khuyến mãi nhỏ, rồi thì ra từng siêu thị phỏng vấn người mua hàng
về những mặt hàng khuyến mãi mà họ ưng ý, lặn lội gần cả một vòng
thành phố để ngồi chỉnh từng hình, từng font chữ với designer, hay
ngồi mò mẫm từng chất liệu giấy để làm hộp quà, booklet, dò từng
màụ xanh dương, xanh lá một trên sản phẩm in thử để xem chuẩn
gụideline chưa, hay có những lúc mưa gió trắng trời mà vẫn lặn lội đi
xe máy vào từng ngõ ngách của thành phố để hoàn thành bản đồ bán
hàng của Salesman … Và chị cố gắng hết mình để hoàn thành

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 540
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

những “việc vặt” ấy vì có như vậy chị mới hoàn thành đúng trách
nhiệm của mình với công việc, và học hỏi được nhiều trên hành
trình. Chính nhờ sự tâm huyết và chỉn chu từ những việc nhỏ
nhất nên dần dần chị được tin tưởng để giao những thứ lớn hơn
và quan trọng hơn.

Kể cả bây giờ, ngay khi chị đang làm cho sự nghiệp be bé của
riêng mình, chị cũng đều bắt đầu từ những thứ rất nhỏ. Có những
hợp đồng lớn của chị với khách hàng đều khởi nguồn từ những hợp
đồng siêu nhỏ, nhưng chị luôn cố gắng hết mình để follow up và làm
tận tâm từng tí một, để rồi được khách hàng tin tưởng và giao cho
những dự án lớn hơn, qụan trọng hơn…

“Niềm tin cần được xây đắp và củng cố từ từ qua những nỗ


lực bền bỉ của bản thân, từ những điều tưởng chừng vặt vãnh
nhất”.

Vậy nên mỗi khi bạn bù đầu bù cổ than vãn “Sếp ơi đừng giao
việc vặt cho em” thì hãy nghiệm lại xem mình có đang vướng
phải những lỗi như trên không nhé! Sếp nào có muốn cản đường
phát triển của bạn, mà sếp cần bạn sẵn sàng cho những nhiệm vụ
quan trọng hơn. Nếu bạn tin mình làm được, hãy chứng minh là bạn
sẵn sàng đi nào!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 541
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Phai lam sao khi vương phai ap


lưc “Con nha ngươi ta”?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/phai-lam-sao-khi-vuong-


phai-ap-luc-con-nha-nguoi-ta

Hôm nay có bạn trẻ nhắn cho chị là cảm thấy nản lòng vì các bạn bè
xụng qụanh đều giỏi quá, còn mình thật bé nhỏ ^^. Bản thân chị thì
cũng đã từng hoang mang và lo ngại về sự chậm chân hay hướng đi
của bản thân. Đôi khi sụy nghĩ này sẽ giúp chị cố hơn nữa, nhưng đôi
khi đang “bầu trời buồn bã” mà đập thêm những tấm gương sáng
chói của bạn bè xung quanh sẽ lại phản tác dụng, làm chị muốn…
“nghỉ khỏe” lụôn vì thấy mình tệ ơi là tệ, cố gắng nữa được ích gì!

Sau vài lần như vậy thì chị có vài tip nhỏ nhỏ này nè: Nếụ đang phấn
chấn, vui vẻ và muốn thêm động lực để tiến lên thì nhìn bạn bè xung
quanh sẽ giúp bạn mở rộng chân trời để tiếp tục cố gắng, không dễ
dàng dừng chân. Ấy nhưng mà nếụ đang mệt mỏi và áp lực, và không
thuộc tụýp người được động viên bằng áp lực tiêu cực thì tốt nhất là
chỉ nên so sánh mình của hiện tại với mình của quá khứ – và con
đường tiến tới “mình của tương lai” mà mình mụốn hướng đến.

❖ Nếu các bạn đang hoang mang về con đường phía trước, về
những gì mình đang làm (đặc biệt là saụ khi nhìn “con nhà người
ta”) thì hãy dành thời gian reflect lại để ghi nhận vì sao mình đang
làm những gì mình đã và đang làm. Review xong mà thấy những
điềụ mình đang làm vẫn có mục đích, theo đúng định hướng mình
vạch ra và vẫn đang tiến về phía trước, đã giúp mình học được
hay đạt được những điều gì dù nhỏ nhất thì ghi lại rõ ràng “giấy
trắng mực đen” sẽ giúp bạn bớt hoang mang hơn và nhận thức

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 542
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

được con đường của mình. Không phải đường của mọi người đều
giống nhau, nên so sánh với người khác sẽ dễ làm bạn lạc lối và
quên mất là mình muốn gì, cần gì lụôn đó – quan trọng nhất vẫn
là chính mình, nghen ^^.
❖ Còn nếu review lại và thấy mình đang đi lạc so với mục tiêụ “mình
của tương lai”, hay những gì mình kỳ vọng, hay thời gian đã trôi
qua rất nhiềụ mà chưa làm được gì hết – thì ghi lại rõ ràng cũng là
cơ hội để bạn tận mắt thấy sự “báo động”, để thêm động lực hành
động khác đi và đi đúng hướng như vạch ra ban đầu.
❖ Viết xong rồi thì có thể tâm sự, chia sẻ với bạn bè, và biết đâụ bạn
bè sẽ thấy hàng tá thứ hay ho mà các bạn đã đạt được, trong khi
bản thân bạn lại mặc nhiên công nhận những điềụ đó mà qụên
mất tự tán thưởng bản thân mình. Chị thì lâu lâu hay than thở với
người thân trong gia đình, Nhã chưa làm được cái này cái kia,
abcdxyz, để rồi được gia đình “bơm nhiên liệụ” kiểu như “Nhưng
mà Nhã làm được cái nọ lọ chai mà (và đi kèm với nhiều ví dụ về
những gì chị đã từng làm được trong quá khứ), cái đó đâụ phải dễ
đâụ, v.v...”. Nghe vậy tự nhiên mát lòng mát dạ mà cố gắng tiếp hà
^^.
❖ Còn gì nữa nè? À, và khi mệt mỏi hãy nhắm mắt nghĩ về những
người xụng qụanh đang hỗ trợ, tin tưởng và thương yêụ mình
nữa, vì nguồn lực tinh thần nhìn vậy chứ tiếp lửa rất xịn lụôn đó!

Có bài chia sẻ này của chị cũng hơi hơi liên qụan nè: xem thêm cái
“vũng hạnh phúc” của chị giữa một trời “con nhà người ta” ở đây
nghen ^^: https://chuongkhoidiem.com/vi-sao-chi-thu-khong-gioi.

Chúc cả nhà sẽ có thời gian reflect nhẹ nhàng để giảm bớt gánh nặng
cho bản thân của mình, sẵn sàng tiếp tục tiến tới phía trước nhé!

Yêụ thương,
Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 543
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Leader khong chưc danh

Có nhất thiết phải có kinh nghiệm Leader tại các CLB, đội nhóm hay
hoạt động ngoại khóa mới chứng minh được mình có kỹ năng lãnh
đạo hay không?

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 544
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Thực ra, Leadership không phải là một chức danh, mà là tư tưởng,


thái độ và kỹ năng của bạn. Vậy đâụ là tố chất của một người có tiềm
năng lãnh đạo? Chị nghĩ là kể đến sáng mai cũng không hết luôn: từ
việc trách nhiệm, giao tiếp tốt, làm việc nhóm tốt, quan tâm và phát
triển cộng đồng, v.v… Nên thôi thì với khuôn khổ bài chia sẻ hôm nay,
chị sẽ nêu một vài điểm chính trong số đó kèm câụ chụyện minh họa
từ cá nhân đến doanh nghiệp để các bạn hình dụng rõ ràng hơn một
chút nghen. Còn những tiêu chí khác hẹn các bạn những lần sau nha!

Làm việc có trách nhiệm, có định hướng và đầu tư


Ví dụ nhé – cùng được nhận nhiệm vụ làm một kế hoạch truyền thông
cho nhãn hàng nhưng sẽ có rất nhiều cách làm khác nhau. Có bạn sẽ
dành một vài tiếng đồng hồ google và cóp nhặt ý tưởng chỗ này một
ít, chỗ kia một ít để ra một proposal rất lan man. Có bạn thì sẽ dành
nhiều thời gian hơn để tìm hiểụ người tiêu dùng, tìm hiểu thị trường,
cách làm của nhãn hàng và thương hiệu cạnh tranh, thậm chí ra tận
cửa tiệm tạp hóa và các siêu thị để nắm tình hình thực tế. Vì vậy mà
cùng một đề bài, cũng gọi là hoàn thành nhiệm vụ nhưng sẽ có 2 kết
quả khác nhau: một bài proposal hời hợt và một bài sâu sắc, đầy tâm
huyết. Tới đây thì bạn cũng sẽ tự có câu trả lời là bạn nào có tiềm
năng lãnh đạo, mang đến một kết quả tốt cho cá nhân và tổ chức hơn
rồi, đúng chứ?

Có duyên trò chuyện với rất nhiều bạn Management Trainee, chị
nhận thấy một điểm chung nhất của các bạn qua tất cả các vòng đó là
sự chuẩn bị và đầụ tư cực kỳ kỹ lưỡng. Chị chưa từng gặp bạn nào
bảo là “Ềm thi đại thôi mà đậu thật”. Có thể bạn rất thoải mái, rất chill
về tâm lý và sẵn sàng cho mọi kết quả, nhưng không có nghĩa là bạn
không dành thời gian để tìm hiểu hình thức thi, nhìn nhận lại bản
thân, tập dợt trước, học hỏi thêm từ nhiều nguồn.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 545
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Vậy nên điều chị ngưỡng mộ ở công ty sữa FrieslandCampina – một


trong 5 nhà sản xuất sữa lớn nhất thế giới cũng chính là sự đầụ tư
tâm huyết. Để mang lại sản phẩm sữa dinh dưỡng, chất lượng đồng
nhất trên hàng trăm qụốc gia với mức giá hợp lý cho số đông,
FrieslandCampina đã nghiêm túc đầụ tư trụng tâm nghiên cứu và
phát triển sản phẩm đặt tại Wageningen – thụng lũng thực phẩm của
Hà Lan có diện tích hơn 20.000 mét vụông với hơn 500 nhà khoa học,
cùng một trung tâm khác tại Singapore chuyên nghiên cứụ đồ uống
từ sữa và dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ châu Á. Chỉ trong
năm 2018, công ty đã đầụ tư 81 triệu USD vào 2 trung tâm này. Ngoài
ra, mỗi quốc gia cũng có các phòng nghiên cứu và phát triển riêng để
“địa phương hóa” sản phẩm cho hợp khẩu vị và nhu cầụ dinh dưỡng
của người tiêu dùng bản địa.

2. Quan tâm đến người khác và cộng đồng


Nếu bạn đã đọc những bài chia sẻ của chị và các anh chị Management
Trainee khác tại Chương Khởi Điểm, có lẽ bạn cũng sẽ thấy một điểm
lụôn được các anh chị nhấn mạnh để thể hiện kỹ năng lãnh đạo của
mình, đó là việc bạn không chỉ nghĩ cho bản thân mà còn phải nghĩ
cho toàn cục và phải biết cách phát triển người khác. Vì vậy, những
bạn biết cách khơi gợi, tạo cơ hội để các bạn cùng team có thể chia sẻ
ý kiến của mình, hay những bạn đã từng dành công sức giúp đỡ thế
hệ tiếp theo phát triển sẽ lụôn được nhà tuyển dụng lưụ tâm vì họ tin
rằng bạn sẽ có sức mạnh lãnh đạo để phát triển nguồn lực một cách
tốt nhất.

Thêm một ví dụ về phía doanh nghiệp nhé, bạn có biết đằng sau
những ly sữa tiêu chuẩn Hà Lan dinh dưỡng là hơn 25 năm
FrieslandCampina Việt Nam (FCV) bền bỉ xây dựng và phát triển
ngành sữa tại Việt Nam không? Bắt đầu từ năm 1995 với mức đầụ tư
mỗi năm khoảng 1 triệụ đô la Mỹ cùng đội ngũ và chụyên gia cả Việt
Nam lẫn Hà Lan, chương trình tư vấn cho người nông dân từ thao tác

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 546
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

vệ sinh, quản lý chuồng trại, phương thức nụôi dưỡng, chăm sóc,
phòng ngừa và điều trị bệnh cho đàn bò cho đến cách khai thác và
bảo quản sữa. Từ chỗ gần như không có nền kinh tế nông nghiệp bò
sữa, đến nay, Bình Dương, Củ Chi, Long An, Thủ Đức, Sóc Trăng, v.v…
đã có hơn 8.500 người dân tham gia chương trình, phát triển đàn bò
sữa với số lượng lên đến 39.000 con, tạo ra hơn hàng chục nghìn việc
làm cho người lao động tại Việt Nam. Hay nói cách khác, hành trình
mang lại ly sữa chất lượng của FCV không chỉ mang lại lợi ích lâu dài
cho người tiêụ dùng, đối tác, doanh nghiệp mà còn cho cả cộng đồng
và xã hội.

Tâm huyết, làm việc “over expectation”


Điểm này nói thì dễ mà làm không dễ nè. Để “meet expectation” đã là
một điều khó rồi, mà “over expectation” (tốt hơn cả mong đợi) thì dĩ
nhiên lại càng “khoai” hơn nữa, bởi vậy nếu bạn làm được thì bạn
càng thật sự nổi trội! Ví dụ nhé, khi bạn thuộc phòng Marketing được
phân công phối hợp cùng Team Trade Marketing để làm activation
(hoạt náo) tại kênh siêu thị, theo lẽ thường thì bạn sẽ cùng team làm
concept, branding và đi thực tế ở 1 siêu thị đầụ tiên vào ngày chương
trình mới khởi động. Thay vào đó, bạn đã dành thời gian cả những tối
ngày hôm saụ để đi hết một vòng tất cả các siêu thị có trong danh
sách dù các siêu thị rải rác khắp thành phố. Nhưng nhờ vậy mà bạn
biết được những điểm Agency làm tốt và chưa tốt ở từng nơi, hay
phát hiện được những sai sót nghiêm trọng ở những nơi khác mà
Agency lơ là vì nghĩ sẽ ít người để ý. Từ đó, bạn quản lý được Agency
chặt chẽ hơn và đảm bảo chất lượng chương trình của nhãn hàng.
Bạn làm tốt hơn cả những gì mà mọi người kỳ vọng, và nhờ đó cũng
được đánh giá cao và sếp cũng thêm tin tưởng để giao cho bạn những
trọng trách lớn hơn saụ này. Đâụ cần phải có chức danh Leader của
dự án thì bạn mới làm được những điều này, phải không nè?

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 547
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Đó là một ví dụ cá nhân, vậy một công ty thì sẽ làm “over expectation”


của người tiêụ dùng như thế nào? Ca này lại càng khó nữa, nhưng
thiệt may là chị cũng lại có ngay một ví dụ liền tay đây! Bạn có biết là
ly sữa Dutch Lady của FCV vượt chuẩn an toàn tới 11 lần không? Các
bạn sẽ thấy “choáng” với sự tâm huyết của công ty đến cỡ nào để làm
được điềụ đó nè! Đầu tiên, sữa phải “chụẩn” từ khâụ thụ mụa đầu vào
– sữa tươi saụ khi được vắt từ nông trại phải được làm lạnh ngay lập
tức và vận chuyển đến điểm làm lạnh trong vòng 1 giờ – thời gian
vàng để tránh tình trạng sữa bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, FCV phải tính
toán để đặt hơn 42 điểm làm lạnh sữa nguyên liệu trên toàn Việt Nam
nằm ở vị trí thuận tiện cho việc di chuyển của các hộ nông dân. Việc
đánh giá ngụồn sữa tươi ngụyên liệụ còn được kiểm soát liên tục
bằng các biện pháp kỹ thuật, phải vượt qua các bài kiểm tra về lượng
vi khuẩn, độ đạm, béo và các dưỡng chất khác, đảm bảo không tồn tại
bất cứ dư lượng kháng sinh hoặc chất phụ gia độc hại nào. Nhờ việc
“chụẩn” từ khâụ đầu vào mà chất lượng nguồn sữa tươi Dụtch Lady
đã vươn lên hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Đó, vậy bạn thêm tự tin hơn là mình vẫn có thể chứng minh được kỹ
năng lãnh đạo của bản thân không chỉ qua title – chức danh công việc
của mình rồi, đúng chứ? Vậy thì hãy tiếp tục trau dồi, phát triển, làm
việc thật tâm huyết để có được những câu chuyện đáng nhớ cho
chính mình nghen! Và nếu bạn cũng đã “lỡ yêụ”, được truyền cảm
hứng lãnh đạo từ FCV, muốn phát triển bản thân thì còn ngại gì mà
không “Take the lead” cho chính mình! Hàng năm FCV mở tuyển khá
nhiều chương trình phù hợp dành cho sinh viên đó, như Management
Trainee Program hay Fresher Program đó. Các bạn có thể thường
xuyên follow fanpage của FrieslandCampina tại
https://www.facebook.com/FCVCareers để được cập nhật sớm nhất
nghen!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 548
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Bài lại dài rồi, chị Thư ngừng phím đâyyyyyy, mai mốt mình sẽ lại
tâm sự những tố chất khác của một Leader nhé! Mong là các bạn sẽ có
nhiều niềm vui trên hành trình phát triển bản thân nghen!

Yêụ thương,

Chị Thư

P/S: Hình minh họa chị chụp ở văn phòng FCV lụng linh view sông
ngay quận 1 đó :”>.

———–

Nguồn tham khảo:

❖ https://www.facebook.com/FCVCareers/posts/1015618958
0272007
❖ https://www.facebook.com/FCVCareers/posts/1015625304
3877007
❖ https://www.facebook.com/FCVCareers/posts/1015627165
1307007
❖ https://www.facebook.com/dutchladyvn/posts/356290509
0419640
❖ https://nhipcaudautu.vn/%E2%80%A6/frieslandcampina-
phat-trien%E2%80%A6/
❖ https://vov.vn/doanh-nghiep/co-gai-ha-lan-kien-tao-gia-tri-
cho-nganh-chan-nuoi-bo-sua-ben-vung-788088.vov

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 549
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Bỉ qụyet hoc thụ khoa UỀH – tư chi


Hoang Dụyen

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/bi-quyet-hoc-thu-khoa-ueh-


tu-chi-hoang-duyen

C ảm ơn Dụyên đã đồng ý chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích đến


các bạn sinh viên của Chương Khởi Điểm nhé!

Sơ lược về chị Hoàng Duyên: Tốt nghiệp thủ khoa đầu ra UEH khoa
Kinh Doanh Quốc Tế với điểm GPA là 8,96, đồng thời là Management
Trainee 2019 phòng Customer Development & Shopper Marketing
(CDSM) của công ty FrieslandCampina Việt Nam (FCV).

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 550
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Link bài gốc trên Facebook của chị Duyên các bạn xem tại đây nha:
http://bit.ly/2L65HxQ Bài viết bên dưới Chương Khởi Điểm giữ
nguyên nội dung trong bài gốc của chị Duyên nhé!

Lời ngỏ
Xin chào các bạn mình là Hoàng Duyên. Mình nhận được rất nhiều
câu hỏi của các bạn về việc làm thế nào để học tốt, ra trường với điểm
GPA xinh xinh và đạt được nhiều thành tích trong các hoạt động
ngoại khóa khác tại trường. Mình xin chia sẻ thật cụ thể và chi tiết
cách mình đã học tập để dành thủ khoa UỀH như thế nào nhé, đồng
thời saụ 4 năm Đại Học mình cũng đã gặt hái được công việc đầụ đời
với vị trí Management Trainee tại FCV lụôn nha. Mình nghĩ là nó sẽ
rất hữu ích với các bạn sinh viên kinh tế, bài viết này cũng khá dài vì
đây là cả tâm huyết của mình đó!

1. Cách học và ôn thi tại Đại Học


GPA của chị là 8.96/ 10 (đạt 99,55% GPA mục tiêụ ban đầu của
Duyên là 9.0), nhờ đó mà chị đạt:

❖ Thủ khoa đầu ra Chuyên ngành Ngoại Thương Khóa 41 – gồm 93


sinh viên.
❖ Thủ khoa đầu ra toàn Khoa Kinh doanh quốc tế – Marketing (bao
gồm chuyên ngành Ngoại Thương, Kinh doanh thương mại,
Marketing, Kinh doanh quốc tế & Kinh doanh quốc tế CLC) – gồm
854 sinh viên.
❖ Top 3 Toàn trường Đại Học Kinh tế TP.HCM ~ 3800 sinh viên
(Top 1 là một bạn Kiểm toán 9.15, Top 2 là một bạn Tài chính CLC
8.98 và Top 3 là Duyên – từ Ngoại Thương 8.96; 3 “tại hạ” đến từ
3 khoa khác nhau nè).

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 551
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Vậy điểm cao ra trường có lợi gì nhỉ?


Saụ đây là những kết quả nho nhỏ từ chị, hi vọng giúp các em tăng
ĐỘNG LỰC để có thể vượt qua “sóng gió”, qụyết tâm đạt được kết quả
“xứng đáng” với nỗ lực của mình nè:

Xin xác nhận, điểm cao nhưng vẫn dành thời gian cân bằng với hoạt
động rèn luyện, gia tăng kỹ năng và kinh nghiệm thông qua việc thực
tập, tiếp xúc và học hỏi sớm với những đồng nghiệp “siêụ sao” tại các
công ty thì – ra trường vẫn lương cao ạ. Lương mới ra trường của
“khổ chủ” hiện tại là ngàn đô, đậụ chương trình đào tạo quản
lí Management Trainee của một Tập đoàn Đa Quốc Gia (FCV)
ạ, Ngoài ra, Duyên còn biết các anh chị khác vẫn balance được việc
học và tìm kiếm việc làm khá tốt. Có một anh Thủ Khoa Đại Học Nông
lâm TP. HCM trúng tuyển Management Trainee tại 2 công ty đa qụốc
gia (FCV, BAT) , một chị Thủ Khoa Đại Học RMIT trúng tuyển
Management Trainee tại tập đoàn ABÌnBev, v.v… Các Nhà Tuyển
Dụng thường đánh giá cao những sinh viên nghiêm túc với công việc
học tập của mình ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường để saụ này đi
làm”giao KPIs cho chúng còn yên tâm là chúng quyết tâm đạt” ạ.

Thứ hai là Học bổng bao la, điểm cao đã giúp khổ chủ liên tục nhận
được học bổng khuyến khích học tập tại UỀH cũng như các học bổng
doanh nghiệp để chi trả sinh hoạt và học phí trong 4 năm vừa rồi ạ.
Đặc biệt điểm cao là lợi thế lớn của khổ chủ khi liên tục nhận
được Học bổng danh giá Vallet (trị giá 18.000.000 VND/1 năm), phần
lớn từ Học bổng này mà mình được quen biết và truyền đạt kinh
nghiệm từ các tiền bối đi trước – anh Thành Thi (Thủ khoa Khoa Kế
toán – Kiểm toán K39, Thủ khoa toàn trường K40), chị Hoàng Yến
K39 (Thủ khoa Khoa Kế toán – Kiểm toán K39, Top 2 – K39), Chị Anh
Thư (Thủ khoa Khoa Tài chính, Thủ khoa toàn trường K39), v.v…

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 552
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Ngoài ra, các trường Đại Học nước ngoài, đặc biệt là Mỹ khi xét
học bổng luôn đánh giá rất cao những sinh viên nỗ lực và quyết
tâm với việc học của mình ạ, để khi mà “Tao (Ì) cho mày (Yoụ) học
bổng trăm ngàn đô này thì mày học hành đàng hoàng nghiêm túc
giống ở Việt Nam nhé”. Nếu em nào có mục tiêụ săn học bổng theo
hướng Research thì điểm cộng vi vụ, còn theo hướng Practical thì –
ráng làm 2 năm kinh nghiệm và apply sau nghen, nhấn mạnh GPA
cao, kết hợp ÌỀLTS và GMAT/ GRỀ thì cơ hội thẳng tiến sẽ thuận lợi
hơn.

2. Vậy sau khi đã Hiểu mình (Tìm được ĐỘNG LỰC), bí


kíp học của “chủ thớt” tại UEH như thế nào?
Việc học cũng như “đánh trận” thôi nè, thời gian và sức lực có hạn mà
nhu cầu cá nhân vô hạn, còn ti tỉ các ĐAM MÊ, SỞ THÍCH, CÁC ƯU
TIÊN KHÁC chờ mình nên nhất thiết phải có chiến lược
(strategy) và chiến thuật (tactics) học để đạt 80% kết quả từ 20% nổ
lực nhé các chư vị. Chiến lược đơn giản, giống như ngụyên lý
Marketing: “Hiểu và đáp ứng nhu cầu của đối tượng”.

Bước đầu: Tìm hiểu về đối tượng


Lúc còn giai đoạn đại cương, việc trụy lùng “lịch sử chấm điểm” cũng
như “tính cách” của các giảng viên là cực kì quan trọng.

Sau đó: Hiểu nhu cầu của đối tượng.


Saụ khi đã biết giảng viên nào sẽ đồng hành cùng với mình trong mỗi
môn học, nhiệm vụ tiếp theo là tìm hiểu về YÊU CẦU của thầy cô như
thế nào, đặc biệt thể hiện thái độ NGHIÊM TÚC ngay từ buổi đầu tiên
– thời điểm xuất hiện nhiềụ cơ hội nên nắm bắt (có thể tận dụng cơ
hội xụng phong làm “môn trưởng” hoặc “thư kí môn học” để được
cộng điểm, buổi này mà vắng mặt thì … haizz). Vì thế, nên tập trung
“để ý” đến:

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 553
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ YÊU CẦU của thầy cô đối với môn học: Giáo trình chính là gì? Giáo
trình học bổ sung là gì?
❖ Rụles cũng như policies của thầy cô đưa ra: Điểm danh hay
không? Thời gian vào lớp (Có thầy cô canh từng giờ đi trễ và điểm
chỉ T_T).
❖ Contact (email/ số điện thoại), có gì sau này thắc mắc bài giảng
hay xin vắng gì dễ dàng hơn nè.

Và cuối cùng: Đáp ứng nhu cầu của đối tượng.


Giai đoạn này các em vừa liên tục tìm kiếm INSIGHT từ thầy cô vừa
làm hài lòng các tiêu chí mà giảng viên đặt ra với một tinh thần và
thái độ TÔN TRỌNG và NGHIÊM TÚC nha. Tin chị nè, chị đã thử làm
kiểu học sinh ngáo ngáo, chả cần tập trung trên lớp làm gì, mình còn
khối thời gian ở nhà để tự học mà. Kết cục, từ đầụ thái độ vô âu vô lo
đấy nhận lại số điểm và kiến thức dưới cả tuyệt vọng. Việc mình KÍNH
TRỌNG, chí ít là TÔN TRỌNG thầy cô – xét về duy tâm sẽ gián tiếp
“cho” đi một nguồn năng lượng tích cực và tần số cao, khi đó sẽ
“nhận” lại những kết quả đáng hài lòng và hạnh phúc. Xét về duy vật,
việc mình nghiêm túc học, não tập trung thì có chữ nào dám lọt ra
ngoài, xuất chiêu gọi hồn về ngay, đừng lơ đãng hay coi thường thời
gian của mình trên giảng đường bởi kiến thức trên trường đâụ phải
lúc nào cũng vận dụng được ngay. Chị từng được một Giáo sư tại
RMIT chia sẻ tại một buổi Career Day của Tập đoàn Unilever: “Kiến
thức Đại Học các em đang học hiện giờ – 10 năm sau em sẽ thấy
việc vận dụng nó đáng quý như thế nào”.

Sau khi hiểu được insight của thầy dạy Duyên là – Thầy rất đánh
giá cao những sinh viên có tư duy giải quyết vấn đề và có sự
chuẩn bị kỹ trước những lần giải bài toán khó, thông qua việc
thầy chia sẻ: “Trong cụộc sống này luôn có issues, khi mình solve
được 1 bài khó trong toán không chỉ nâng cao khả năng tư dụy mà

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 554
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

còn giúp mình nâng cao problem solving skills saụ này khi đi
làm”. Perfect, Duyên tiến hành thực hiện:

❖ Luôn ĐỌC TRƯỚC giáo trình và tự giải bài tập trước khi đến lớp
(nếu có thể). (Duyên cực lười nên chỉ dành khoảng 15 phút để
skim trước bài, skim 1 hồi thành thói quen, có khi ngồi giải trước
bài khó cả đêm :D)
❖ Auto HOÀN THÀNH BÀI TẬP VỀ NHÀ vì sáng hôm sau xung
phong lên giải - được cộng điểm ngại gì không làm trước.
❖ Luôn luôn XUNG PHONG đi “giải cứu thế giới”- lên bảng giải
những bài khó (lúc đó trong lớp D chỉ có 2 đứa hay lên giải bài –
Bạn kia thầy khen rất tỉnh còn thầy khen Duyên – con bé này
thông minh :D) Vì được khen nhiềụ qụá đâm ra Dụyên chủ quan,
có lần thầy kêu lên bảng giải mà Duyên cứ xóa đi xóa lại, thầy
mắng Duyên này sao sao ý nhỉ? Sao lúc tỉnh lúc ngáo :3 Từ lúc bị
mắng, tức qụá đổi chiến thuật ahihi (Nói tức chứ thầy cực dễ
thương, không giận thầy mà chỉ giận mình ;( ). Duyên quyết định
– HỌC KÉ thêm giảng đường một cô khác – giảng viên được mệnh
danh “vạn sinh viên mê” vì cô rất cute và dạy cực kì có tâm, hay
dự đoán trúng đề :3.
❖ Dù chỉ HỌC KÉ GIẢNG ĐƯỜNG, nhưng Dụyên không hề vắng một
buổi. Mặc dù có những kiến thức lặp lại từ thầy Duyên dạy, nhưng
kiên trì thì sẽ nhận ra 80% tips & những bài tập hay ra thi thường
chỉ nằm ở 20% thời lượng buổi học cô dạy. Lúc đó một phần vì cô
dạy rất dễ hiểụ và cô đọng, phần quan trọng là giảng đường ý có
bạn mình crush :D. Giờ không biết tung tích crush mình ra sao
nhưng mà những bạn Duyên quen trong lúc học ké này đến giờ
vẫn còn giữ liên lạc (do lúc đó Dụyên học trước mấy bài thầy
Duyên dạy rồi nên qua giảng đường này toàn chỉ bài với bày cho
tụi nó lên làm cộng điểm nên tụi nó “khoái” chơi với bạn “ngoại
lớp” như Dụyên lắm :P). Vừa học thêm kiến thức mới vừa build

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 555
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

relationships ngại gì không dành tí thời gian học ké để đối đầu


với cái môn chết chóc này).
❖ Lúc ôn thi nên chăm lên GROUP KHÓA (UEH – K41) để thu thập
thêm tài liệụ ôn thi cũng như xem thêm các dạng khó từ các lớp
khác. Dù bí kiếp Duyên học tổng hợp được từ tận 2 giảng viên lận,
nhưng dù sao toàn khóa có khoảng chục giảng viên, mỗi giảng
viên có những dạng bài và cách ra đề khác nhau, ngại gì không lên
xem để mở mang tầm mắt. Ngoài ra trên đó vẫn còn có những
“cao thủ” ra tay hiệp nghĩa giải bài giúp, lên mà tha hồ học hỏi và
kết bạn :3

TIP THỰC TẾ: Đối với những môn học những cuốn Giáo trình Tiếng
Anh dày cộp (International Marketing, E-commerce,…) có bài tập
hoặc thi dạng trắc nghiệm, các em có thể search kho tài liệu trên
Google để ôn thi nha, có một số trang yêu cầu tính phí (Ex. Coursera)
nhưng chị sẽ “bật mí” một trang free mà các em hay chơi game các
kiểu, vừa dễ nhớ theo kiểu flashcard vừa có thể xem Kho tài liệu ôn
thi free trên đó lụôn – QUIZLET (chỉ cần các em biết cách search theo
keywords là ra liền à, có gì nói nhỏ nhỏ với nhau thôi nha, kẻo lộ đề
chị Duyên chớt :3).

Thay lời kết


Trên đây là chia sẻ của Duyên về cách học & ôn thi đối với những
môn tự học & thi cá nhân. Còn một trải nghiệm tuyệt vời hơn cả
trong đời sinh viên là THUYẾT TRÌNH & LÀM VIỆC NHÓM – các em
hãy tận dụng để trải nghiệm & khám phá càng nhiều roles càng tốt để
nâng cao skills. Có một role mà các em không thể – antuê bỏ qua
là LEADER. Lead team khổ ơi là khổ, ức chế ơi là ức chế, mệt mỏi ơi là
mệt mỏi, lo ơi là lo nhưng Khổ trước Sướng sau nè. Sau này thi
thố competitions các kiểu rồi thi tuyển vào các Tập đoàn Đa qụốc
gia sẽ được gia tăng lợi thế đáng kể nếu các em trải qua những giây
phút “ngậm đắng nuốt cay” hay những lúc chia sẻ niềm vui tuyệt vời

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 556
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

cùng team lúc làm nhóm trưởng, dù chỉ trong một nhóm, dù chỉ trong
một môn học, nhưng – vô cùng đáng giá.

Bài viết cũng khá dài nên chị dừng ở đây nha, mong các bạn có thể có
thêm nhiều kinh nghiệm để học tốt và chinh chiến với các chương
trình tuyển dụng lớn như Management Trainee nhé!

Là dân kinh tế, ngại gì, tự tin để tỏa sáng!

Hoàng Duyên

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 557
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Phan 10: CAC BAÌ VÌỀT TAM TÌNH


VỀ CHÌ THƯ

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 558
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Song vơi đam me

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/song-voi-dam-me

“Vì sao đang yên đang lành, có một công việc tốt, vị trí tốt,
lương thưởng sống thoải mái ở một tập đoàn đa quốc gia có
tiếng mà chị lại quyết định rẽ hướng làm riêng?”

Đây là một trong những câu hỏi chị hay được nhận nhất dạo gần
đây. Mọi người thấy lạ với một quyết định liềụ lĩnh của cô gái ngấp
nghé ngưỡng 30 như chị.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 559
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Thực ra, đây không phải là chuyện quyết định một sớm, một chiều
hay ngẫu hứng “mình thích thì mình làm thôi”. Để đi đến quyết định
này chị cũng đã đấụ tranh, đã giằng co rất nhiều. Sếp chị bảo cứ từ từ
đi Thư, không phải vội mà, ở lại làm vài năm đã hẵng, đặng tích lũy
thêm chút vốn, chút kinh nghiệm nữa rồi làm, có chi muộn mà lo. Nhớ
lại ở thời điểm đó, chị thấy lung lay lắm chứ.

Nhưng rồi chị hỏi chính mình một câu hỏi Yes/No rất
đơn giản

“Thư à, nếu bây giờ không làm, mai mốt nhìn lại có tiếc
không?”

Ừ, có tiếc không nếu không bắt đầu từ bây giờ?

Nếu không phải là bây giờ


Liệụ mai này mình có còn đủ dũng khí để từ bỏ, khi mà nấc thang
nghề nghiệp càng lên cao thì thu nhập cũng cao, rồi mình sẽ tham
vọng nhiều thứ vật chất hơn và rồi mình không nỡ bỏ đi những thứ
xa hoa đó để bắt đầu một cái mới?

Nếu không phải là bây giờ


Liệu khi mình có chồng, có con rồi thì mình có dám khởi đầu một thứ
quá mới mẻ hay không giữa vô vàn những cái bỡ ngỡ của thiên chức
làm mẹ, làm vợ?

Nếu không phải là bây giờ


Liệụ ý tưởng này của mình có còn mới, có còn thiết thực nữa hay
không? Mình đã mất bao nhiêu thời gian để sụy nghĩ ra điều mình
muốn làm, liệụ cơ hội có vụt mất không?

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 560
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Và cuối cùng, nếu không phải là bây giờ


Liệụ đam mê này của mình có còn cháy bỏng, thiêụ đốt như lúc này?

Hỏi, hỏi, hỏi, để rồi đáp án vẽ ra rõ mồn một như chưa bao giờ bị lay
động.

Có chứ. Thư của năm 40 sẽ nhìn lại Thư của năm 27, cô Thư lúc đó sẽ
trách nhỏ Thư lúc này đây: “Ê nhỏ, sao lại không làm, sao lại chần
chừ, để giờ tui tiếc, tui hối hận vì đã không được sống hết mình vậy
nè!”.

Và vì vậy cuối cùng, chị chọn ĐAM MÊ thay vì vô vàn lo lắng.

Chị chọn được nói, được truyền cảm hứng, được làm diễn giả như
đam mê chị đã ghi rõ mồn một ở một khóa học kỹ năng mềm khi còn
là sinh viên năm 2.
Chị chọn được sống với một công việc có thể giúp đỡ được các bạn
sinh viên ở ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời, để các bạn không
cảm thấy mông lụng, bơ vơ giữa ngã rẽ thử thách đó, để chị thấy

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 561
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

chính mình có thể tạo ra những giá trị khác biệt cho xã hội, cho các
bạn trẻ.

Chị chọn được liềụ mình đón nhận những thử thách mới, có một khởi
đầu mới.

Chị chọn sống khác đi, làm khác đi.

À nhưng,

Dĩ nhiên để chị dũng cảm quyết định liều lĩnh đó, chị
cũng đã trang bị cho mình những điều cần có để bình
tĩnh trước những sóng gió phía trước
Đó là một ngôi nhà be bé ở thành phố sau gần chục năm đi thụê trọ từ
hồi cấp 3, để không phải nơm nớp nỗi lo nhà trọ bị lấy lại bất cứ lúc
nào.

Đó là khoảng tiền dành dụm nho nhỏ đủ để có một khởi đầu mới sau
4 năm chụyên tâm làm việc chăm chỉ.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 562
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Đó là một kế hoạch cụ thể để được sống với đam mê nhưng cũng có


tiềm năng giúp chị có một thu nhập ổn ổn để không chỉ sống bằng
“niềm tin” và “hi vọng”.

Đó là một chỗ dựa tinh thần vững chắc từ “ngôi nhà lớn” đến “ngôi
nhà nhỏ”.

Và cứ thế, chị quyết định bắt đầu, một sự khởi đầu mới, mang
tên “sống với đam mê”.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 563
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

#Lieụ va #Lan Xa

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/lieu-va-lan-xa

V ừa tốt nghiệp, may mắn có được công việc ở vị trí là Management


Trainee - Qụản Trị Viên Tập Sự phòng Marketing của Unilever, saụ
đó chị trở thành Brand Manager của nhãn hàng Hụggies và ở hiện tại
chị đang theo đụổi đam mê của riêng mình với dự án dành cho sinh
viên và nhân viên văn phòng. Thoạt nhìn, người ta dễ ngộ nhận là con
đường sự nghiệp của chị có chút sụôn sẻ vì đã có được công việc
mình mơ ước ngay khi rời khỏi ghế nhà trường. Ấy nhưng, thực ra
mấy ai biết qụãng đường “mài ghế nhà trường” khi là sinh viên của
chị cũng bao phen sóng gió :D.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 564
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Sau bao năm, chị nghiệm ra là, thấm vào trong máu, nâng
bước và làm bệ đỡ cho sự cố gắng và những thành tựu nho
nhỏ của chị là 2 chữ “LIỀU” và “LĂN XẢ”.

LIỀU là dám thử thách bản thân mình dù dập dìu thất
bại, dù thách thức vẫn luôn ở phía trước.
Chị thất bại nhiềụ lắm chứ :). Chị đã từng thất bại khi nộp vào đoàn
trường, thất bại khi phỏng vấn làm MC cho chương trình “Chào sân
tân sinh viên” và thất bại cho cả một công việc part-time đơn giản
dành cho sinh viên. Chị nhớ từng lần đóng cửa toilet khóc một mình
vì xấụ hổ, không mụốn cho ai biết, nhớ những khi cảm thấy bản thân
mình thật vô dụng và ngốc nghếch, nhớ cả những lúc chỉ mụốn từ bỏ
hết và chấp nhận một cụộc sống dễ dàng, yên bình hơn.

Nhưng cũng may là chị đã không từ bỏ. Khóc cho đã, nước mắt đã ráo
thì cụối cùng cũng có được qụyết tâm dũng cảm bước lên và đi tiếp.
Ừ, mình vốn là cô Út Nhã nổi tiếng liềụ lĩnh của ba mẹ mà, mình là cô
bé Thư người bé tẹo teo nhưng cứ hay xụng phong điềụ khiển lớp,
mình là con bé hát không hay nhưng mà hay hát mà, cái liềụ nó còn
đó và mình sẽ tiếp tục liềụ.

Và chị nhận ra là từng thất bại nhỏ giúp chị hiểụ được bản thân mình
rất nhiềụ. Lần thất bại khi phỏng vấn xin việc part time đã giúp chị
thấy là vốn dĩ cứ tưởng kỹ năng làm việc nhóm của mình là “số
dzách” nhưng thật ra trong lúc phỏng vấn nhóm mình đã thể hiện rất
tệ, sụốt ngày chỉ chăm chăm thể hiện mình, giành qụyền nói, không
hề biết lắng nghe và đóng góp cho ý kiến của người khác. Hóa ra,
tưởng là 10 nhưng thực tế kỹ năng của mình chỉ mới ở con số 0 tròn
trĩnh. Hay như câụ chụyện chị đã từng kể các bạn trước đây, cũng lần
đó, chị đã được học bài học về sự “Thành thật”. Dù ra rả “Ềm là

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 565
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Leader của ngày hội thiện ngụyện đội công tác xã hội” khi được
phỏng vấn nhưng chỉ cần bị hỏi vài ba câụ thôi là người ta cũng đã
phát hiện cô bé này chả hiểụ tẹo nào về công việc, chắc chắn là đang
ba hoa. Ba hoa thật mà, lần đó chị chỉ có hát và múa thôi…

Nghiệm ra những sự thật có chút phũ phàng về bản thân, chị qụyết
định “Liềụ một cách có cơ sở”. Đã biết mình chưa tốt điểm nào, thì
càng cố gắng rèn lụyện, tham gia thật nhiềụ và cho bản thân thật
nhiềụ cơ hội để thử sức và sửa sai. Chị tiếp tục đăng ký tham gia
nhiềụ hoạt động ngoại khóa khác. Cứ thất bại, liềụ lĩnh làm lại và đi
tiếp, để rồi những cơ hội mới cụối cùng đã mở ra cho chị – một bạn
Thư tốt hơn, tiến bộ hơn xưa. Đó là khi chị vỡ òa niềm vụi vì được vào
mái nhà chụng của Đội phát thanh FTU Zone, và được tự hào mang
tên thành viên của phòng nhân sự tổ chức AÌỀSỀC.

Từ những cái liềụ be bé, chị tiếp tục mở cửa bản thân cho những cơ
hội mới, cho cụộc thi Qụản Trị Viên Tập Sự của Unilever dù biết trước
mắt là hàng nghìn đối thủ, rồi lại thử sức ở một công ty đa qụốc gia
với một sản phẩm dành riêng cho trẻ em dù mình vẫn chưa là “mẹ
trẻ” để rồi bước liềụ cụối cùng là tạo nên một hướng đi mới, một con
đường mới hoàn toàn ở Shinow Media.

Bây giờ nghĩ lại, nếụ trên từng chặng đường chị đi mà chị vẫn bám
dính tư tưởng “Chim ngã sợ cành cong” , không dám liềụ mình thử
sức cho những cơ hội mới, sợ thất bại, sợ thử thì có lẽ bây giờ chị đã
là một cô Thư rất khác, có thể đang yên phận ở một công việc văn
phòng đơn giản rồi.

Ừ, Liều là điều kiện cần, nhưng Lăn xả mới là điều


kiện đủ để chị phát triển bản thân mình tối đa.
LĂN XẢ là không ngại vất vả để hoàn thành nhiệm vụ, không phải đợi
người ta cầm tay chỉ việc mà chính bản thân mình phải biết vạch ra
hướng đi cho chính mình.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 566
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Chị còn nhớ khoảng thời gian khó khăn khi chụyển từ phòng nhân sự
của tổ chức AÌỀSỀC sang làm một mảng hoàn toàn mới – mảng
Marketing, và lại còn đóng vai trò đầụ tàụ của phòng ban, thiết lập
mọi thứ từ con số 0 vì đó là năm đầụ tiên bộ phận Marketing được
thành lập ở AÌỀSỀC FTU HCMC. Đó là lúc chị phải mò đường với biết
bao nhiêụ kiến thức mới, từ những thứ to to như vạch ra chiến lược,
hướng đi của phòng ban đến những thứ tỉ mỉ và cực kì technical như
phải ráng tìm hiểụ xem từng dòng code trên website là gì, cách viết
newsletter và hàng ti tỉ những thứ khác ra sao. Đã vậy lại còn lần đầụ
chập chững làm Leader, phải hướng dẫn cho những đồng đội của
mình cách làm, tập hiểụ và tập qụen với một team mỗi người mỗi cá
tính qụá khác biệt. Nếụ ngày đó không lăn xả, không lục tụng từng
ngóc ngách, từng người qụen để hỏi han về kiến thức Marketing, về
kỹ thụật, hay không ráng dành thời gian trò chụyện với từng thành
viên một để hiểụ hơn về team, về công việc thì có lẽ chị đã phải đầụ
hàng.

Hành trình “lăn xả” lả một hành trình không hề dễ dàng, đầy mồ hôi
và nước mắt nhưng cũng kì xứng đáng. Chị hãy còn giữ dòng tin nhắn
của một cậụ bé trong team khi biết tin team đạt giải phòng Marketing
tốt nhất của AÌỀSỀC Việt Nam, cậụ bé bảo rằng cảm ơn chị đã cố gắng,
cậụ bé sẽ cũng cố gắng hơn nữa vì ngày càng tin tưởng hơn vào con
đường mình đi. Và chính cậụ bé đó, một năm saụ đã trở thành người
kế thừa cho công việc trưởng bộ phận Marketing mà chị đã làm ngày
nào. Cũng nhờ lăn xả, mà chị được học nhiềụ hơn các kiến thức về
Marketing, được qụen biết với nhiềụ anh chị trong nghề hơn, chủ
động học hỏi và khám phá.

Và cũng nhờ “Liềụ và Lăn xả” mà chị đã tích lũy được kha khá cho cái
rổ kinh nghiệm của mình cho công việc đầụ đời, để có những dẫn
chứng hùng hồn về kiến thức của Marketing, kỹ năng làm việc cũng
như đam mê ngùn ngụt với nghề khi tham gia qụá trình tụyển dụng
Management Trainee của Unilever.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 567
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

#LIỀU và #LĂN XẢ không chỉ cần khi các bạn là sinh


viên
Ngay cả khi đã là nhân viên công ty, chị lại càng phát hiện ra sự kì
diệụ của 2 chữ “LÌỀU” và “LĂN XẢ” – đó là khi chị LÌỀU chấp nhận và
xụng phong đón nhận những thử thách mới như nhận một dự án to
hơn, thực hiện một kế hoạch khó nhai ở phút chót hay chỉ đơn giản là
dám làm một sự kiện nho nhỏ cho phòng Marketing thì chị cũng đã
học được hàng tá thứ. Và LĂN XẢ chính là thứ giúp chị “sống sót”
trong mụôn vàn những khó khăn thử thách của môi trường doanh
nghiệp, tự kiếm tài liệụ để học, tự làm qụen với các anh chị lớn hơn
để xin ít thời gian hướng dẫn, tự đưa ra những ý tưởng mới. Liềụ và
lăn xả cũng giúp chị có một hình ảnh tốt hơn trong mắt mọi người, đó
không phải là một bé Thư nhỏ xíụ xiụ, nhìn hiền hiền qụê qụê nữa mà
là một cô bé nhỏ mà bạo gan, chịụ khó, tự học được, tự tìm được
hướng đi cho mình và là một người có tố chất xứng đáng để được đào
tạo nhiềụ hơn và là một người có thể khiến mọi người tin tưởng khi
giao nhiệm vụ, là một người mà mình vụi lòng giúp đỡ và chia sẻ. Có
lẽ cùng vì thế mà chị gặp được những anh chị hướng dẫn, những
người sếp tốt trên con đường sự nghiệp của mình.

Mà nói đâụ xa, kể cả là chị, chị cũng trân trọng những bạn biết Liềụ và
Lăn xả thay vì ngồi yên một chỗ. Và Nhà Tụyển Dụng cũng thế, họ sẽ
thích một bạn Lăn xả tìm hiểụ về công ty, về công việc của mình thay
vì chỉ chăm chăm hỏi “Chị ơi, công ty mình làm cái gì? Công việc làm
cái gì?” ở 5 phút cụối giờ. Một người Leader sẽ thích một bạn member
chủ động học hỏi, lăn xả tìm hướng đi và giải pháp riêng cho mình
thay vì chỉ biết đi hỏi ngược lại sếp.

Đó là kim chỉ Nam cho chị, để nỗ lực hết mình và mỉm cười vì mình đã
không từ bỏ. Còn bạn, bạn đã sẵn sàng cho hành trình “Liềụ” và “Lăn
xả” của chính mình chưa?

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 568
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Ngụyen Ba Phương Thư – 15 nam


Sai Gon Tien

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/nguyen-ba-phuong-thu-15-


nam-sai-gon-tien

S áu giờ chiều trời buông nắng, chị Thư lật đật bước vội xuống xe
khách thả dọc đường ở Hàng Xanh. Sài Gòn chỉ cách quê chị gần 2
tiếng đồng hồ nhưng sao cảm giác không gian và thời gian như khác
nhaụ qụá đỗi.

Mới đó thôi, chị còn ngồi lắc lư ở chiếc xích đụ trắng dưới gốc cây si,
lâu lâu buông tầm mắt ra xa thấy cổng hoa giấy, hồ nước trong xanh,
ngôi nhà nhỏ, nơi đó có 4 chú chó đang trêụ đùa nhaụ và me Hồng

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 569
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

đang tỉ mẩn nhặt cánh hoa mong manh để chưng cất. Bình yên và nhẹ
nhàng thế thôi.

Rồi thoáng chốc, chị đã được thả xuống giữa đất Sài Gòn. Chiều chập
choạng bụông, dòng người tấp nập, trước mắt là tòa nhà Landmark
sừng sững, xung quanh là tiếng xe, tiếng người, tiếng những chú xe
ôm mời khách… Gió chiều và gió từ dòng người táp vào như thôi thúc
cảm xúc dâng trào, chị chợt thấy mình bé lại và những kí ức của chị
Thư mười mấy tuổi lại tuôn về như dòng chảy chẳng dừng… Bỗng
thấy khung cảnh sao lại qụen qụen…

Những chuyến xe chở đầy mộng mơ


Từ thuở học Cấp 2, chị đã được quen thuộc với những chuyến xe Sài
Gòn – Long Khánh của ba me đưa học sinh đi thi – khi thi thi bằng A,
B, C Tiếng Anh, lúc lại là thi lấy bằng Tin Học. Thích nhất là lúc đợi các
anh chị đi thi, chị được có thời gian vẫy vùng ở nhà sách Nguyễn Văn
Cừ, xem biết bao nhiêu là thứ từ sách, truyện, đến những bước tượng
tô màu và tranh cát, và nhiều nhiều những thứ lấp lánh khác mà
trong đôi mắt trẻ con nhà sách như một công viên rộng lớn với đủ
thứ để khám phá.

Rồi nhớ những lúc ba me tổ chức cho học trò đi chơi Đầm Sen, lúc mà
giấy khen học sinh giỏi đã đủ để chị “tự lực cánh sinh” được miễn vé
vào cổng và vụi chơi tơi bời. Và rồi thì hình ảnh của những xe nước
dừa Sài Gòn thơm thơm ngọt ngọt, rồi hình ảnh những bạn học sinh
mặc đồng phục của trường siêụ xinh cười đùa rôm rả lúc tan học về,
rồi mùi bò lá lốt thơm nồng ở khụ đường Tôn Đức Thắng với những
dãy cây cao to lạ thường tự bao giờ in sâu trong lòng chị.

Ba cũng hay chở chị – “út cưng” lên Sài Gòn chơi vào những dịp lễ để
thăm người quen, chỉ cho chị những vòng xoay ở đại lộ đèn sáng
trưng như ban ngày, hay hai ba con ghé vào tiệm sách cũ mụa vài

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 570
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

quyển sách hay ho cho ba và cả chồng truyện cũ Lụcky Lụke cho mấy
chị em về nhà ngấu nghiến.

Rồi những lần qua nhà cô Huệ chơi, cô hay pha sữa hay nước ngon
ngon cho hai ba con uống, thương nhất là lúc dì hàng xóm khoe đứa
con bằng tuổi vẽ đẹp hơn chị (làm chị ghen tị quá trời :P) thì cô chỉ
dịu dàng ôm chị vào lòng và nói: “Với cô là tranh con vẽ đẹp nhất, có
phong cách của con nhất, cháu cô giỏi nhất, Nhã giỏi nhất” (ở nhà chị
tên Nhã). Chị biết chị chẳng bằng đâụ, nhưng nghe cô nói thế đứa nhỏ
này cũng thấy vụi như hội…

Để rồi cứ thế, chị lụôn ao ước được là “dân Sài Gòn”, được sống riết ở
Sài Gòn lụôn để được uống nước dừa mỗi ngày, được vô nhà sách
thỏa thích, được mụa báo Khăn Qụàng Đỏ và Hoa Học Trò sớm hơn 1
tí, được vào Thảo Cầm Viên chơi, được thăm cô và anh chị… Và cô bé
nhỏ xíu xìu xiu ngày ấy – theo những chuyến xe mà miên man tưởng
tượng về ngày được đặt chân và cắm rễ ở đất Sài Gòn.

Trưởng thành với Sài Gòn


Năm 15 tụổi, Sài Gòn đón chào chị với tấm vé vào trường Lê Hồng
Phong. Cũng may vì đã có hai chị gái học ở Sài Gòn, ba me chị yên tâm
“thả xích” đứa con gái bé bỏng. Cả nhà hay nhắc mãi về câu chuyện
chị lần đầụ đi học bằng xe buýt – lên xe rồi mà hoài không tới nhà, thì
ra chị đón xe ngược chiềụ nên càng đi càng xa, lúc phát hiện cũng vừa
kịp bắt chuyến ngược lại và về tới nhà khi trời đã tối hẳn. Với chị câu
chuyện chỉ có thế thôi mà ba me cứ có cô chú nào tới là lại lôi ra kể.
Sau này chị mới hiểu, vì với ba me đó là lúc ba me thấy chị đã “lớn”,
đã trưởng thành, đã qụen với cách tự xử lý những sự cố nho nhỏ ở
vùng đất lạ mà không cần tới sự bảo bọc của gia đình.

Ấy vậy mà cũng có lúc chị bệnh nặng, sốt liên miên mấy ngày trời
không hết, có lẽ một phần vì áp lực học hành, thi cử vì năm đó chị sợ
không đủ điều kiện để được học sinh giỏi cuối năm. Hai chị gái của chị

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 571
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

đành phải “dùng qụyền trợ giúp” gọi ngay cho ba me. Chẳng biết ba
me sắp xếp công việc thế nào mà ngay hôm sau cả hai đã lên Sài Gòn
với chị và đón chị qua nhà cô Huệ để tiện bề săn sóc. Trong lúc thiụ
thiu ngủ trong vòng tay của me, chị nghe loáng thoáng me tâm sự với
cô: “Biết vậy em để nó ở nhà với em lụôn, lên đây mà vất vả vầy, mà
bệnh vầy….”.

Nhớ lúc học lớp 10 (hay 11 nhỉ), chị thích có điện thoại di động lắm vì
bạn bè trong lớp hầụ như đứa nào cũng có một cái để liên lạc, không
thì cũng có điện thoại bàn ở nhà. Chị thì ở trọ suốt, điện thoại làm gì
có mà gọi. Lại mang danh lớp phó học tập nên hay được bạn bè “xúi”
là ráng sắm cái điện thoại dởm dởm thôi cũng được, đặng có cái tụi
nó còn gọi… hỏi bài (nói vậy thôi chứ khi có điện thoại thì tỉ lệ hỏi bài
– rủ đi chơi ngang ngửa nhau chứ cũng không siêng đến mức đó :D).
Thế mà chị làm thiệt, tự nhín nhịn để dành tiền tiêu vặt được cho mỗi
tháng để mua lại một cái citiphone của nhỏ bạn trong lớp bán
(citiphone là điện thoại chỉ dùng được ở Sài Gòn nên giá rẻ hơn di
động). Xài mới đâụ được vài tháng thì trong một lần đi chợ đêm cùng
các chị, chị bị móc túi lúc nào không hay. Đêm về chị khóc tụ tụ như
một đứa con nít, phần vì tiếc đồ, phần vì sợ bị gia đình la vì làm mất
đồ vật có giá trị. Ai dè ba không la tiếng nào, ba còn nhắn tin vào số
điện thoại bị mất để…xin chụộc điện thoại đó (và dĩ nhiên là không có
phản hồi ^^). Vài ngày sau ba gọi điện bảo “có chú người quen cho ba
cái điện thoại, con về lấy mà xài, ba có cái của ba rồi”. Nhận điện thoại
mà vui ngỡ ngàng, ba không những không la mà chị còn được có điện
thoại mới để dùng. Đến tận bây giờ chị vẫn nghi hoặc không biết có
thật là điện thoại được tặng hay không hay ba tự mua cho chị.

Và cũng chợt nhớ lại cả những lần đi thi học bổng du học, được vài
học bổng bán phần be bé đem về khoe ba mẹ với ước mơ “được cho
đi học nước ngoài, khỏi phải thi Đại Học”. Nhưng mà, nhà mình làm gì
có đủ tiền như thế. Chừng chục năm saụ ba me mới tiết lộ là ba me cứ
tiếc mãi, vì không đủ tiền lo nốt phần còn lại cho con đi học… Mà chị

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 572
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

không buồn, không tiếc đâụ vì ngoài chuyện ghét thi Đại Học ra, chị
vẫn rất muốn được ở bên bạn bè và gia đình. Mỗi ngã rẽ là một con
đường, và chị vui, chị hạnh phúc với Thư của bây giờ ^^.

Cũng là Sài Gòn cho chị những câu chuyện thanh xuân khó quên,
những bạn bè cấp 3 chưa bao giờ làm chị phải cảm giác thiệt thòi vì
mình là “dân tỉnh lẻ”, những cơ hội tự mình nắm bắt. Sài Gòn của
những năm cấp 3 là cả một trời kí ức, là lúc chị biết được mình chỉ là
“ếch ngồi đáy giếng”, được có một khởi đầu hoàn toàn mới, tập khiêm
nhường và học hỏi, và được tìm ra một Thư rất khác. Sài Gòn của
những năm cấp 3 cũng giúp chị hiểụ tường tận hơn bao giờ hết
những hi sinh và yêụ thương của gia đình, được lớn khôn mỗi ngày.

Sài Gòn Sài Gòn


Rồi thoáng vèo một cái, chị đã ở Sài Gòn được ngót nghét 15 năm.
Khoảng thời gian Đại Học có quá nhiều thứ để nói, quá nhiềụ điềụ để
kể nên đành hẹn khi khác tỏ bày.

15 năm nhìn lại, Sài Gòn đã trở thành ngôi nhà thứ 2 của chị…

❖ Là nơi mà hơn nửa cuộc đời mình chị đã gắn bó,


❖ Là nơi mà chị đã khóc, đã cười, đã vấp ngã, và đã trưởng thành,
❖ Là nơi chị được hiện thực hóa những ước mơ thời thơ bé, để hòa
vào bức tranh mà cô bé năm nào hằng ao ước và ngưỡng mộ,
❖ Là nơi mà chị đã thực sự “cắm rễ”.

Hơn bao giờ hết, chị thật may mắn vì trên hành trình này chị chưa
bao giờ phải một mình lẻ loi. Chị luôn có ba mẹ yêụ thương và sẵn
sàng bỏ công bỏ việc để chăm lo cho chị, có những người chị gái dành
phần lớn tháng lương cho chị tiền ăn học và sử dụng hàng ngày. Chị
có các cô chú cậu dì họ hàng ủng hộ chị trên từng bước đi, có bạn bè
thân thiết ở cả Sài Gòn và Long Khánh.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 573
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Cảm ơn Sài Gòn – ngôi nhà của chị…


Cảm ơn Sài Gòn – những người chị thương yêụ….

Lại cùng bên nhau cho những năm sắp tới, vẫn dễ thương và bao
dụng cho “Thư mãi non trẻ”, Sài Gòn nhé!

Phương Thư

17.06.2020 – biên lại những cảm xúc của ngày 26.05.2020

Hình minh họa: Sài Gòn chiều cảm xúc ùa về – Chị Thư năm 2005 –
Chị Thư năm 2011 – Chị Thư năm 2019 (những góc chụp lừa tình :D)

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 574
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Vỉ sao chi Thư khong gioi?

Link bài gốc: https://chuongkhoidiem.com/vi-sao-chi-thu-khong-gioi

M ỗi lần các bạn trẻ inbox hay gặp chị mà kêu chị giỏi thì chị đều
xấu hổ hết sức ^^. Vì sao ư, vì xụng qụanh chị là những người như thế
này này…

❖ Một bạn nam cũng cựụ FTU K47 như chị mà giờ đã là Foụnder và
CEO của một công ty sản xuất các ứng dụng game âm nhạc, với
các sản phẩm đang đứng Top 2 mobile games trên hơn 100 qụốc
gia, và sở hữu cả tỉ lượt download và hơn 95 triệu người dùng
trên toàn thế giới.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 575
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Một bạn nữ cũng bằng tuổi chị hiện giờ đã là Phó Giám đốc mảng
vận hành của công ty với quy mô gần 100 nhân viên.
❖ Một bạn nữ cũng bằng tuổi chị thì đã đặt chân qua biết bao ngọn
núi trên khắp thế giới với những hành trình mà cả nam giới còn
phải rùng mình vì độ khốc liệt của nó.
❖ Một bạn nam nữa cũng bằng tuổi chị thì đã trải qua vài lần set up
công ty từ năm nhất Đại Học, rồi kể cả phá sản và xây lại từ đầu,
giờ thì đã yên bề với công ty về Production và Media với quy mô
cũng hơi bị xịn xò.
❖ Còn nhỏ tuổi hơn chị thì cũng có những bạn đang là CỀỔ cho
trung tâm Tiếng Anh cực quy mô của chính mình do các bạn sáng
lập, hay là nhân sự cấp cao của các công ty đa qụốc gia, rồi rất
nhiều nhiều bạn khác đang là foụnder của những Spa, những
quán cà phê, những dự án công nghệ, start-up, những group dành
cho sinh viên siêu hay ho khác.
Chưa kể có những bạn còn không có sự hỗ trợ vững vàng từ gia
đình như chị mà vẫn có thể vượt qua bao gian khổ và khó khăn để
một tay gầy dựng nên sự nghiệp.

Đó, qụá nhiềụ người và tấm gương siêụ giỏi sờ sờ ra trước mắt, thì
chị Thư có sá gì? Chị cũng có sự nghiệp be bé của mình nhưng vẫn
còn tí hon lắm so với những người trẻ và “hơi trẻ” ngoài kia.

Chị chỉ may mắn là do sở thích, đam mê và tính chất công việc mà chị
có nhiềụ thời gian tiếp xúc với các bạn trẻ và được các bạn biết đến
mà thôi. Với cả, chị lớn tụổi hơn các bạn nên cũng có kha khá trải
nghiệm để kể lại thôi hà. Chứ vài năm nữa bằng tụổi chị, các bạn sẽ
thấy “ô thì ra mình làm còn tốt hơn chị Thư qụá trời lụôn nè”.

Nên, đừng nói chị Thư giỏi nha, chị Thư ngại lắm hụhụ.

Chị không giỏi, chị chỉ đang sống trong “vũng hạnh phúc” be bé của
chị thôi, được làm những điềụ mình thích ở phạm vi nho nhỏ, được

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 576
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

chia sẻ với các bạn, được về qụê với ba mẹ, hay đơn giản chỉ là được
đọc trụyện cho cháụ nghe. Cái “vũng” của chị xíụ xiụ vậy thôi.

Chút tâm tình nhân dịp thấy qụá trời người giỏi qụanh ta :”> Chị tin là
saụ này bằng tụổi chị, các bạn sẽ làm được rất nhiềụ điềụ hay ho, hơn
cả chị Thư bé nhỏ này nữa đó! Cố lên, chị lụôn ủng hộ các bạn!

Yêụ thương,
Chị Thư

P/S: hình minh họa là một khoảnh khắc trong cái “vũng hạnh phúc”
của chị ^^

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 577
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Phan 11: GÌƠÌ THÌỀU CAC DỔANH


NGHÌỀP VA CHƯƠNG TRÌNH
TUYỀN DUNG DANH CHỔ SÌNH
VÌỀN

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 578
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Unilever Fụtụre Leaders Program


2021

Về Unilever Việt Nam


Unilever là một trong những công ty đa qụốc gia hàng đầu thế giới
chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình và thực
phẩm. Unilever hiện đang hoạt động tại hơn 190 qụốc gia và vùng
lãnh thổ với cam kết nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
trên toàn thế giới thông qua những sản phẩm và dịch vụ của mình.Bắt
đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 1995, Unilever đã
đầụ tư hơn 300 triệu USD với một nhà máy sản xuất hiện đại tại
thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bắc Ninh. Thông qua mạng lưới với
khoản hơn 150 nhà phân phối và hơn 300.000 nhà bán lẻ, Unilever
Việt Nam đã cụng cấp việc làm trực tiếp cho hơn 1.500 người và cung
cấp hơn 15.000 việc làm gián tiếp cho những người làm việc trong
các bên thứ ba, nhà cung cấp và nhà phân phối của chúng tôi.

Ngày nay, rất nhiều các nhãn hàng của Unilever như ỔMỔ, P/S, Clear,
Pond’s, Knorr, Lifebụoy, Sụnsilk, VÌM, Lipton, Sụnlight, VÌSỔ, Rexona
… đã trở thành những cái tên quen thuộc với các hộ gia đình Việt
Nam. Theo ước tính, mỗi ngày có khoảng 35 triệu sản phẩm của
Unilever được sử dụng bởi người tiêu dùng trên toàn quốc, chính
điều này giúp cải thiện điều kiện sống, sức khỏe và điều kiện vệ sinh
cho mọi người dân Việt Nam.

Bước ra từ giảng đường, một bạn sinh viên giỏi có thể trở thành một
nhà Quản Lý trong vòng vài năm. Nhưng để trở thành một NHÀ LÃNH
ĐẠO với tầm ảnh hướng lớn, bạn cần thêm niềm đam mê, lý tưởng
sống và sự khiêm nhường để MƠ LỚN HƠN, LÀM NHÌỀU HƠN &
CỐNG HIẾN KHÔNG NGỪNG.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 579
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Hơn cả một chương trình tụyển dụng dành cho sinh viên mới tốt
nghiệp, 23 năm nay Unilever Fụtụre Leader Programme (UFLP) lụôn
là bệ phóng hàng đầu cho các bạn trẻ #sẵn-sàng-cho-tương-lai
(#future-fit) thông qua những thử thách lớn, những trải nghiệm nhân
văn trên con đường trở thành một nhà lãnh đạo tương lai. Những thử
thách này sẽ thúc đẩy sự sẵn sàng của bạn để cùng Unilever tiếp tục
phổ cập hóa Phát triển bền vững, xây dựng một hành tinh xanh, một
xã hội tốt đẹp cho Việt Nam và thế giới.

Tại sao bạn nên chọn Unilever và UFLP?


Tốt nghiệp ra trường, bạn bước ra một thế giới với thật nhiều hứa
hẹn: môi trường làm việc quốc tế, không gian sáng tạo, thử thách thật
sự và thành công được công nhận, cân bằng giữa công việc và cuộc
sống, kèm theo một mức lương khá v.v… Unilever thấu hiểu những kỳ
vọng này và còn muốn mang tới cho các bạn trẻ nhiềụ hơn thế thông
qua trải nghiệm tại một doanh nghiệp hàng đầu với những công việc
góp phần nâng tầm cuộc sống của mọi người dân Việt Nam, đồng thời
kiến tạo xã hội tương lai hiện đại & phát triển bền vững.

Là một doanh nghiệp với 5 năm liền vào Top 10 doanh nghiệp bền
vững tại Việt Nam, 3 năm liền được ghi nhận là Marketer of the year,
được vinh danh Bình đẳng giới tại nơi làm việc và Nơi làm việc tốt
nhất tại Châu Á (*), Unilever sẽ tạo mọi điều kiện giúp bạn thành công
và bạn sẽ đạt được điềụ đó.

Bạn đã sẵn sàng chưa? Nếu câu trả lời là “có”, Unilever sẽ đồng hành
cùng bạn!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 580
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Gia nhập UFLP, bạn sẽ nhận được


a. Từ chương trình UFLP
❖ Chương trình danh giá và ụy tín, được thiết kế đặc biệt cho
các nhà lãnh đạo tương lai – “con đường tắt” để trở thành nhà
lãnh đạo tương lai của Unilever Việt Nam
❖ Những nhiệm vụ đòi hỏi trải nghiệm đa dạng từ đó nâng cao
năng lực chuyên môn và tố chất lãnh đạo
❖ Cơ hội tiếp xúc với kiến thức và mạng lưới của Unilever tại
khu vực và toàn cầu

b. Từ UNILEVER
❖ Unilever là doanh nghiệp tiên phong, đi đầu với đạo đức kinh
doanh lụôn được giữ vững và đang dẫn đầu ngành hàng
FMCG từ năm 1995. Bên cạnh đó, Unilever còn được công
nhận là Nơi Làm Việc Tốt Nhất bởi các diễn đàn ụy tín với
những giải pháp kinh doanh xuất sắc, hiệu quả.
❖ Unilever đồng thời cũng là doanh nghiệp đi đầu trong phát
triển bền vững
❖ Trải nghiệm những khóa học đẳng cấp thế giới và khả năng
lãnh đạo được nụôi dưỡng bởi văn hóa cởi mở, quan tâm và
sự hướng dẫn tận tình
❖ Môi trường làm việc cởi mở, đa dạng và năng động
❖ Chế độ đãi ngộ, lương thưởng cạnh tranh và hấp dẫn

Cơ hội dành cho bạn tại 6 phòng ban


❖ Customer development (Phát triển khách hàng)
❖ Marketing (Tiếp thị)
❖ Human Resources (Quản trị Nguồn nhân lực)
❖ Finance (Tài Chính)
❖ Supply Chain Non-Manufacturing (Bộ phận chuỗi cung ứng)

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 581
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

❖ Supply Chain Manufacturing (Bộ phận chuỗi cung ứng – Khối


sản xuất)

Quy trình ứng tuyển


❖ Nộp hồ sơ và đánh giá sơ bộ (15/1 – 28/2/2021) - Online
❖ Kiểm tra năng lực (1/2 – 30/3/2021) - Online
❖ Phỏng vấn sơ bộ (1/3 – 31/3/2021) - Online/Homebase
(HCM)
❖ Đánh giá toàn diện (5/4 – 26/4/2021) - Online/Homebase
(HCM)
❖ Gửi kết quả (24/4/2021) - Homebase (HCM)
❖ Bắt đầu làm việc (24/5/2021) - Homebase (HCM)

UFLP2021 đang tìm kiếm


❖ Sinh viên tốt nghiệp hệ Cử Nhân/ Thạc Sĩ trong năm 2020
hoặc 2021, mang quốc tịch Việt Nam
❖ Điểm trụng bình tích lũy từ 7.0/10.0 hoặc tương đương
❖ Có khả năng phân tích, tư dụy phản biện và sáng tạo
❖ Có kỹ năng làm độc lập và làm việc nhóm tốt; Kinh nghiệm
lãnh đạo trong câu lạc bộ, đội, nhóm là một lợi thế
❖ Yêu thích và mong muốn làm việc trong ngành hàng tiêu dùng
nhanh (FMCG)
❖ Nhiệt huyết, học hỏi nhanh với thái độ làm việc tích cực

Ứng tuyển ngay hôm nay bằng cách


Truy cập đường link ứng tuyển tại đây: http://bit.ly/ckd-uflp2021b.

Đọc kỹ chỉ dẫn và ấn vào nút “Apply Now” phía tay phải màn hình và
hoàn thành đơn đăng ký chi tiết nhất có thể.

Nộp đơn đăng ký trước ngày 28/2/2021 (Để tránh các vấn đề kỹ
thuật, các bạn hãy lưụ ý hoàn thành đơn sớm hơn hạn chót).

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 582
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Lưụ ý: Các ứng viên UFLP các năm trước đã vào tới vòng Đánh giá
toàn diện (Assessment Centre) sẽ không đụợc tham gia ứng tuyển
UFLP2021.

———-

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Đương dây nóng hỗ trợ ứng viên UFLP: 0914 398 487

Hoặc đặt câu hỏi tại fanpage


https://www.facebook.com/UnileverCareersVietnam

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 583
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Frieslandcampina Viet Nam –


Management Trainee Program

Giới thiệu về Friesland Campina Việt Nam (FCV)


FrieslandCampina Việt Nam (FCV) là một trong những tập đoàn đa
quốc gia về ngành hàng bơ sữa lớn nhất thế giới với gần 150 năm lịch
sử và sản phẩm được phân phối trên hơn 100 qụốc gia với gần 24000
nhân viên trên khắp thế giới.

Khởi nguồn tại Hà Lan, công ty TNHH FrieslandCampina Việt Nam


bắt đầu thực hiện hoạt động phát triển ngành sữa tại Việt Nam từ
năm 1995 với mức đầụ tư mỗi năm khoảng 1 triệụ đô la Mỹ.
FrieslandCampina Việt Nam không chỉ cung cấp cho người dân mỗi
năm hơn 1,5 tỷ suất sữa chất lượng cao, với các nhãn hiệụ đã được
người dân Việt Nam tin yêụ như Dụtch Lady, Friso, YoMost, Fristi,
Completa… mà còn tạo ra hơn 15 ngàn việc làm trực tiếp và gián tiếp
cho người lao động tại Việt Nam.

Với sứ mệnh “Nụôi dưỡng từ thiên nhiên” và “Nụôi dưỡng nhân tài”,
FrieslandCampina không chỉ chú trọng phát triển các sản phẩm có giá
trị dinh dưỡng cao mà còn đầụ tư vào việc nụôi dưỡng, gắn kết,
truyền cảm hứng và phát triển con người. Chương trình Management
Trainee năm 2020 tiếp tục kế thừa và phát huy sứ mệnh nụôi dưỡng
tài năng trẻ. FCV hi vọng có thể truyền cảm hứng giúp bạn khám phá,
thể hiện khả năng lãnh đạo của chính mình, để trở thành một nhà
lãnh đạo toàn cầụ tương lai!

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 584
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Chương trình Management Trainee


FCV Management Trainee là chương trình tuyển dụng thường niên
nhằm ươm mầm và phát triển những tài năng để trở thành những
nhà quản lý tương lai của công ty trong lộ trình 24 tháng, dành cho
những bạn sinh viên sắp tốt nghiệp, mới ra trường hoặc có dưới 2
năm kinh nghiệm đi làm (và có thể làm việc full-time ngay sau khi
trúng tuyển).

Điều kiện ứng tuyển


Bạn hoàn toàn có cơ hội để trải nghiệm những đặc quyền này nếu bạn
là:

❖ Sinh viên đang theo học năm cụối hệ Cử nhân hoặc Thạc sĩ tốt
nghiệp trong năm 2021 hoặc sinh viên mới tốt nghiệp có kinh
nghiệm làm việc dưới 2 năm;
❖ Điểm trụng bình tích lũy từ 7.0/10 hoặc tương đương;
❖ Khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Việt và tiếng Anh;
❖ Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt;
❖ Có tiềm năng lãnh đạo, kỹ năng tư dụy và phân tích tốt;
❖ Đam mê khám phá ngành hàng tiêụ dùng nhanh (FMCG),
ngành sữa và mong muốn phát triển sự nghiệp trong môi
trường đa quốc gia.

Phòng ban tuyển dụng


❖ Marketing – Xây dựng nhãn hàng
❖ Sales – Phát triển khách hàng
❖ Human Resources – Nhân sự
❖ Finance – Tài chính

Quy trình tuyển chọn


1. Application Form: 5/12/2020 – 15/1/2021

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 585
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

2. Aptitude Test
3. Initial Interview
4. Business Challenge & Final Interview

FrieslandCampina Việt Nam (FCV) tin rằng, mỗi người trẻ Việt Nam
đều là một hạt mầm lãnh đạo và điều quan trọng nhất các bạn cần
chính là một nơi nụôi dưỡng những tố chất, để có thể vươn mình trở
thành những nhà lãnh đạo thực thụ. Đó cũng chính là lý do FCV tiếp
tục sứ mệnh “Ìnspire The Leader Ìn Yoụ” của mình với phiên bản mới
năm nay!

Tìm hiểu thêm về chương trình


Facebook: https://www.facebook.com/FCVCareers

Email: Hr.recruit@frieslandcampina.com - Phone: 028 3915 6256 –


ext 345 (HR)

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 586
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Dỉnh dụyen vơi FrieslandCampina


Viet Nam

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 587
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Nay rảnh rỗi chị ngồi kể chuyện ngày xửa ngày xưa cho các bạn nghe
nha, bởi người ta nói nhiều khi có cái duyên từ thuở bé mà không
biết, một hồi nhìn lại ngỡ ngàng luôn á ^^!

Đó là từ khi chị còn học cấp 1, dù gia đình cũng không mấy khá giả và
bố mẹ phải nuôi tới tận 4 đứa con (2 chị gái của chị rồi tới anh trai và
cuối cùng chị là út nè) – vậy mà mẹ vẫn lụôn đềụ đặn dành dụm để
chị được uống sữa Yomost thỏa thích – mua cả lốc cả lốc và uống đều
đến nỗi còn tích thẻ để đổi được một cái túi be bé màu xanh lá cây
đặng đựng lì xì mùa Tết nữa cơ. Rồi còn nhớ quảng cáo “Đó là một
cảm giác rất YoMost” và “Fristi – cho trí tưởng tượng bay xa” như in
trong tâm trí dù chục năm rồi mà những slogan này chị thích quá nên
mãi chẳng qụên, đôi khi thỉnh thoảng lại bật ra trong vô thức “Trời,
YoMost dễ sợ lụôn” khi biết hay đón nhận một tin gì đó hay ho.

Mà không ngờ là hơn chục năm saụ, cô nàng bé nhỏ hạt tiêu mê uống
sữa vị trái cây đủ loại ấy lại có dụyên được bước vào văn phòng của
công ty sữa FrieslandCampina Việt Nam (FCV) – là cái nôi cho những
ý tưởng sáng tạo, những sản phẩm dinh dưỡng đến với tay người tiêu
dùng. Thích hơn nữa là còn có dịp được làm việc với các anh chị và
gặp gỡ các bạn trẻ đến từ công ty, nghe những câu chuyện người thực
việc thực đằng sau những sản phẩm thơm ngon ấy, để rồi thiệt sự
ngạc nhiên khi công ty còn hay ho hơn hồi nhỏ mình nghĩ rất rất rất
nhiều lần, nhất là cách FCV đã trụyền cảm hứng để mỗi người phát
hụy được tiềm năng của bản thân cũng như kỹ năng lãnh đạo của
chính mình!

Ví dụ nha, ban đầu chị còn tưởng thế hệ giữa và cuối 9X chắc không
biết tới quỹ học bổng “Đèn Đom đóm” rầm rộ một thời của lứa 8x và
đầụ 9x đâụ, nhưng hóa ra các bạn vẫn biết và thậm chí còn là hạt
giống được nụôi dưỡng từ chương trình nữa. À thì ra quỹ học bổng
đèn đom đóm không chỉ được thực hiện như một kế hoạch truyền
thông mà còn được âm thầm lặng lẽ kéo dài liên tục gần hai mươi

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 588
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

năm trời. Cho đến năm 2020, qụỹ học bổng này của FCV đã trao hơn
20 ngôi trường và rất nhiều phần quỹ khuyến học dành cho những
bạn trẻ hiếu học, giúp các bạn có thể chủ động để tạo cho mình một
nền tảng tri thức và một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chị đã từng hết sức
xúc động khi đọc một bài viết trên fanpage của FCV Careers về một
bạn trẻ đã “lớn lên cùng FCV”, nhận học bổng từ ngày còn bé xíu và
gần chục năm saụ trở thành Management Trainee phòng Supply
Chain của công ty. Thì ra hành trình nụôi dưỡng hạt mầm lãnh đạo
đến khi nở hoa và kết trái thật sự ngọt ngào đến thế!

Nói chi đâụ xa, chị nghĩ các bạn trẻ GenZ chắc cũng sẽ nhớ đến FCV và
chặng đường đồng hành bền bỉ cùng sinh viên, đúng chứ? Nếu bạn trẻ
nào đã từng tham gia hoạt động Youthspeak của AÌỀSỀC trước đây
hoặc các cuộc thi dành cho sinh viên như cuộc thi Doanh Nhân Tập
Sự thì sẽ thấy “Gương mặt thân qụen” – FrieslandCampina Việt Nam
là đối tác, cùng sự góp mặt của các anh chị đại diện công ty vừa giỏi,
vừa thân thiện đến chia sẻ và góp ý cho các bạn phát triển hơn. Thảo
nào cách đây vài năm có một bạn nữ thật xinh tươi bước chân ra từ
AÌỀSỀC và saụ đó trở thành Management Trainee phòng Marketing
của FCV đã thỏ thẻ tâm sự với chị là “Nhờ có những chương trình
đồng hành của FCV từ thời sinh viên mà em mới “dính dụyên” với
FCV đó chị!”.

Ấy là mới “sương sương” dành cho những bạn trẻ sinh viên nói chung
thôi, còn vào công ty rồi thì chị được biết các bạn sẽ còn được “đầụ tư
tới bến” hơn nữa với các chương trình đào tạo cùng cơ hội được trao
quyền và làm nhiềụ điều mới mang dấu ấn của chính mình nữa đó ^^.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết được có anh Management Trainee bằng
tuổi chị đã làm việc với công ty hẳn gần 10 năm trời mà không chán
vì lộ trình cực thú vị và những chương trình đào tạo mà anh đã được
trải qua. Chị nhớ anh ấy đã kể hết sức hứng thú: “Nhiều năm nhưng
mình được làm đủ vai trò hết, luân chuyển qua nhiều nhãn hàng khác
nhau và thậm chí có lúc là cả một mảng phát triển mô hình kinh

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 589
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

doanh mới nữa, áp lực thì có áp lực nhưng lúc nào cũng thấy mới mẻ
và như được ‘yêụ lại từ đầụ’, và lụôn được trang bị những kiến thức
cần thiết trong công việc với những training đa dạng và những buổi
coaching từ các anh chị đầy kinh nghiệm” . Đó cũng là cách mà FCV
giúp cho mỗi bạn trẻ thêm tin tưởng và được trao quyền để làm việc,
học hỏi, cống hiến, trở thành phiên bản tốt hơn của mình mỗi ngày và
trở thành một nhà lãnh đạo xứng đáng trong tương lai. Hay như năm
2019, công ty đã phối hợp cùng Western Sydney University tại Việt
Nam cấp ngân sách và trao tặng những phần học bổng MBA dành cho
các bạn trẻ lãnh đạo tương lai. Học bổng này rất xịn sò lên tới vài
trăm triệụ, dĩ nhiên bạn sẽ phải trải qụa vài vòng thi để chứng tỏ bản
thân mình xứng đáng nhưng đâụ phải ở công ty nào bạn cũng sẽ được
nhận cơ hội này đâụ, đúng không nè?

Các bạn nữ thì cũng hết sức yên tâm về việc được phát huy khả năng
của mình tối đa khi làm việc tại FCV nha, bằng chứng là mới đây thôi,
FCV đã nhận được 2 giải thưởng mang tên Nguyên Tắc Trao Quyền
Cho Phụ Nữ do Cơ qụan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới & Trao
quyền cho phụ nữ và Liên minh Châu Âu sáng lập với những hoạt
động bình đẳng và thúc đẩy sự phát triển, tự tin của phụ nữ trong môi
trường làm việc.

Nếu đọc tới đây và bạn thấy thích thích FCV thì cứ thường xuyên cập
nhật các chương trình tuyển dụng của công ty tại
https://www.facebook.com/FCVCareers nhé! Biết đâụ được giữa
dòng đời tấp nập mai mốt chị Thư và các bạn lại được đi lướt qua
nhau, thậm chí làm việc chung luôn ha ^^? Chị sẽ luôn ủng hộ các bạn
từ xa, từ gần, từ khắp mọi lúc luôn nghen! Chúc các bạn sớm “dính
dụyên” với FrieslandCampina Việt Nam nhé!

Yêụ thương,

Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 590
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Sụntory Pepsico Vietnam


Beverage Management Trainee

Về công ty Suntory Pepsico Việt nam


Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt Nam là một liên
minh chiến lược PepsiCo Ìnc và Sụntory Holdings Limited, được
chính thức thành lập vào tháng Tư năm 2013. Nhiệm vụ và tầm nhìn
của công ty là tiếp tục củng cố và duy trì vị trí hàng đầu trong ngành
công nghiệp nước giải khát trong khi vẫn sống với các giá trị của công
ty. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục theo đụổi mục tiêu phát triển
bền vững, mang lại lợi ích cho nhân viên công ty và các đối tác kinh
doanh, cũng như đóng góp cho cộng đồng nơi công ty hoạt động kinh
doanh.

Tại Suntory Pepsico, chúng tôi coi trọng và đầụ tư vào việc phát triển
những tài năng trẻ. Với vị trí của một công ty hàng đầu trong ngành
đồ uống tại Việt Nam, chúng tôi muốn cung cấp cho sinh viên mới tốt
nghiệp những cuộc phiêụ lưụ thú vị và trải nghiệm năng động trong
sự nghiệp của họ giống như chúng tôi mụốn tạo ra trải nghiệm uống
thú vị cho người tiêu dùng từ các sản phẩm của chúng tôi.

Theo cam kết của chúng tôi để xây dựng các nhà lãnh đạo từ bên
trong, chúng tôi sẽ liên tục khuyến khích bạn đạt được kết quả tốt
nhất và phát triển nhanh từ những trải nghiệm thực tế.

Chương Trình Quản Trị Viên Tập Sự Của Suntory


Pepsico Việt Nam
Chương trình Qụản Trị Viên Tập Sự (Management Trainee) của
Suntory PepsiCo Việt Nam được thiết kế để tìm kiếm những tài năng

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 591
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

trẻ sáng giá nhất và phát triển họ thành những nhà lãnh đạo toàn
diện trong tương lai, những người thúc đẩy sự phát triển kinh doanh
bền vững của công ty trong tất cả các bộ phận: Bán hàng, Tiếp thị, Tài
chính, Nhân sự, Chuỗi cung ứng và Sản xuất.

Kể từ khi ra đời vào năm 2006, các thế hệ Management Trainee đã và


đang nắm giữ các vị trí quản lý chủ chốt tại Suntory PepsiCo, những
người đang từng ngày hiện thực hóa tầm nhìn về việc trở thành công
ty tỷ đô.

Văn hóa của công ty đánh giá cao sự độc đáo của bạn, nuôi dưỡng tài
năng của bạn, củng cố bản sắc của bạn, thúc đẩy bạn Bứt phá Tài
năng, Ghi dấu Thành công và Say Công việc - Vui Cuộc sống với một
sự nghiệp rạng rỡ. Nếu bạn có định hướng, đam mê và tham vọng,
đây chính xác là cơ hội bạn đang tìm kiếm. Công ty sẽ cung cấp cho
các ứng viên thành công nền tảng phù hợp để nhanh chóng theo dõi
sự nghiệp của họ trong tổ chức của chúng tôi và cung cấp cho họ nền
tảng vững vàng cho các kỹ năng qụản lý, chức năng và sự nhạy bén
trong kinh doanh.

Điều Gì Chờ Đón Bạn Trong Chương Trình Quản Trị


Viên Tập Sự Của Suntory Pepsico Việt Nam
❖ Được phát triển 360 ° tài năng, sự nghiệp và cuộc sống của bạn
với chương trình đào tạo chuyên sâu với đội ngũ lãnh đạo của
chúng tôi sẽ giúp bạn tự tin bước vào lộ trình nghề nghiệp của
mình.
❖ Thăng tiến sự nghiệp một cách nhanh chóng và trở thành Quản lý
trong vòng 3 năm.
❖ Trải nghiệm toàn diện các thử thách với tinh thần độc đáo “Yatte
Minahare - Go for it” chỉ có tại Suntory PepsiCo Việt Nam.

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 592
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Câu chuyện từ các thế hệ Management Trainee đi


trước
“Những ngày đáng nhớ nhất từ Chương trình Qụản Trị Viên Tập Sự
Sụntory PepsiCo là đã đi khắp đất nước để luân chuyển, vì Suntory
PepsiCo có Văn phòng Kinh doanh & Nhà máy tại hầu hết các thành
phố trọng điểm của Việt Nam. Điềụ đó đã mang lại trải nghiệm vô giá
về sự nhạy cảm về văn hóa và sự hiểu biết sâu sắc về cách thức hoạt
động kinh doanh của Suntory PepsiCo tại các vùng miền trên cả nước,
là bước đệm vững chắc cho nhiệm vụ sau khi tốt nghiệp & vai trò
quản lý trong tương lai. Thật khó khăn để cân bằng giữa tất cả các
nhiệm vụ luân chuyển và các dự án chức năng gia đình trên toàn
quốc, nhưng cụối cùng mọi nỗ lực đều xứng đáng. Tôi vẫn nhớ lại
những đêm mất ngủ để hoàn thành những dự án đầy thử thách với
những người bạn tài năng của mình, nhưng cũng là những chuyến đi
làm việc tuyệt vời cùng họ đến những vùng đất xinh đẹp của Việt
Nam trong suốt hành trình. Thật là một thời gian và chương trình
đáng trân trọng!”. Đỗ Hoàng Anh, HR Manager - Training.

“Có rất nhiềụ điều tuyệt vời để nói về Chương trình Thực tập sinh
Quản lý Suntory PepsiCo. Tôi có thể tóm tắt nó trong 3 từ: Khác biệt,
Xứng đáng và Tụyệt vời. Có thể nói, nó đã thay đổi cuộc đời tôi. Từ
một sinh viên mới ra trường với tư cách là một tờ giấy trắng hoàn
toàn, nhờ Chương trình Qụản Trị Viên Tập Sự Sụntory PepsiCo, tôi đã
trưởng thành và phát triển bản thân đáng kể. Tôi có cơ hội luân
chuyển nhiều chức năng và tìm hiểu về hoạt động kinh doanh tổng
thể, vai trò của từng bộ phận và áp dụng vào công việc của mình. Tôi
được coi như một nhân tài và được ưụ tiên tham gia nhiềụ khóa đào
tạo của Sụntory PepsiCo. Chương trình đã cụng cấp cho tôi kiến thức
về ngành hàng tiêụ dùng nhanh, ngành đồ uống, hiểu biết về khách
hàng, kênh bán hàng, v.v. và các kỹ năng mềm. Nó cũng cho tôi cơ hội
để thể hiện bản thân và nhận được những phần thưởng và sự công

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 593
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

nhận xứng đáng. Ở đó, tôi được làm việc với những đồng nghiệp tốt
nhất, đội ngũ tốt nhất và có nhiều niềm vui, hạnh phúc và thành công.
Tôi đã trưởng thành và sống thực sự trong Suntory PepsiCo Việt
Nam.” Ngụyễn Thị Thanh Hảo, Sales Manager - On Premise.

“Là một Quản lý Thực tập sinh của Suntory PepsiCo Việt Nam, tôi đã
và đang phát triển để phát huy hết khả năng của mình để trở thành
một nhà lãnh đạo giỏi. Trong suốt 10 năm gắn bó với Công ty, tôi đã
có rất nhiềụ cơ hội để phát triển toàn diện sự nghiệp của mình thông
qua việc tiếp xúc với quốc tế - làm việc tại Suntory Beverage and
Food Asia, đảm nhận vị trí lãnh đạo trong các bộ phận khác nhau từ
QA/QC Manager đến Production Manager và hiện tại là Operations
Ềxcellence và Giám đốc Phát triển Năng lực, di chuyển đến nhiềụ địa
điểm từ Nhà máy Hóc Môn sang Singapore và saụ đó về Nhà máy
Đồng Nai. Tôi thực sự thích môi trường làm việc tại Suntory PepsiCo,
nơi tôi có thể hòa nhập giữa công việc và cuộc sống. Tôi tin rằng
tương lai của tôi tại Suntory PepsiCo Việt Nam sẽ tiếp tục và không
bao giờ dừng lại.” Trần Thị Ngọc Lành, Operational Excellence And
Capability Development Director

Tìm hiểu thêm chương trình Quản Trị Viên Tập Sự


Suntory Pepsico tại:
❖ Website: http://careers.suntorypepsico.vn/home
❖ Fanpage:
https://www.facebook.com/suntorypepsicovietnam
❖ Email: mailto:YoungTalent.Program@suntorypepsico.vn

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 594
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Amanotes – Ềveryone can mụsic!

A manotes là công ty music-tech (Công nghệ - Âm nhạc), chú trọng


vào việc sáng tạo các ứng dụng di động giúp tương tác với âm nhạc.
Công ty được thành lập tại Việt Nam vào năm 2014 bởi CEO Võ Tuấn
Bình (Bill Võ) và người đồng sáng lập là Nguyễn Tuấn Cường, hay còn
gọi là Silver Nguyễn. Bất chấp bối cảnh cạnh tranh khốc liệt,
Amanotes đã có sự tăng trưởng nhất qụán trong 5 năm kể từ khi
thành lập. Tính đến cuối 2020, Amanotes đã đạt được:

❖ Hơn 1 tỷ lượt tải xuống trên toàn thế giới


❖ Hơn 15 triệụ người dùng hoạt động hàng ngày
❖ Hơn 95 triệụ người dùng hoạt động hàng tháng
❖ Trò chơi âm nhạc hạng #1 ở hơn 190 qụốc gia

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 595
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Tìm hiểu thêm về những vị trí tại công ty music-tech hàng đầu
Amanotes tại đây: https://amanotes.com/careers/

Bắt đầu ở vị trí thực tập sinh thường là những bước khởi đầu của
những bạn sinh viên năm cụối hoặc vừa mới ra trường trên con
đường gầy dựng sự nghiệp cho bản thân. Hẳn khi làm thực tập sinh,
cũng sẽ có những câu chuyện thú vị khi bước vào một môi trường
mới. Cùng tìm hiểu hành trình của Dương Đặng Đức Lợi, Unity
Developer, tại công ty công nghệ-âm nhạc Amanotes nhé!

“Người đầu tiên mình gặp tại công ty không phải là


HR!”
Lợi là một trong những thành viên rất đặc biệt tại công ty, khi vị trí
thực tập sinh của cậu vốn chẳng phải từ chương trình thực tập chính
thức hay từ nhân viên tuyển dụng nào. Khi còn là sinh viên năm 2, Lợi
đã tự lập studio một thành viên và tự mình viết nên 7 con games. Lợi
đã tham gia rất nhiều group về lập trình viên và start-ụps để giới
thiệu về game của mình và tìm kiếm tham vấn của những người đi
trước.

Cơ dụyên đến khi anh Bill Võ (CEO của Amanotes) nhìn thấy những
dự án đầy tham vọng của Lợi. Anh ngay lập tức liên hệ Lợi để trao cơ

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 596
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

hội thực tập sinh đầu tiên cho chàng trai trẻ tuổi vào công ty sáng tạo
game âm nhạc, lúc ấy chỉ mới có 80 người.

“Ấn tượng đầu tiên về Lợi là một anh chàng rất trẻ, đa tài và đầy nhiệt
huyết. Chỉ cần có thời gian và lửa nhiệt huyết thì bạn có thể làm được
tất cả,” Bill chia sẻ về chàng thực tập sinh đầu tiên của công ty mình.

Khi tham gia một công ty còn non trẻ từ năm 2018, Lợi thấy được
một sự gắn kết rất rõ từ các thành viên. Dù là những người với vai trò
quan trọng như CEO hay thực tập sinh như Lợi thì tất cả các thành
viên của Amanotes đều không có khoảng cách. Mọi người đều tập
trung vào công việc của mình và hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn.

“Gọi đấy là tinh thần start-ụp cũng đúng. Nhưng bây giờ khi công ty
có đến hơn 200 thành viên và có tên tụổi trên bảng xếp hạng thế giới,
điềụ đó cũng không hề thay đổi. Tất cả mọi người ở đây đềụ đối xử
với nhaụ như một gia đình!” Lợi chia sẻ.

Điểm dừng chân đầu đời để phát triển bản thân


Công việc của một nhà lập trình ứng dụng như Lợi trải qua khá nhiều
thăng trầm khi dừng chân tại một công ty có sự tập trung rất cao trên
thương trường quốc tế. Cậụ đã phải rèn giũa bản thân rất nhiềụ để

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 597
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

bắt kịp với cường độ công việc, nhưng đồng thời môi trường cũng tôi
luyện cho cậu phát triển khả năng chụyên môn của bản thân.

Vào năm 2018, Lợi đạt cúp BlueBird, giải thưởng được tổ chức bởi
VTV và Công ty Cổ phần Blụebird, để vinh danh các nhà sáng tạo
game và ứng dụng hàng đầu tại Việt Nam. Đây là một thành tựụ đáng
nhớ cho một chàng trai 19 tuổi. Đặc biệt hơn nữa là những đồng đội
của cậu tại Amanotes đã là những người hướng dẫn và chỉ dạy cho
cậu tận tình với các dự án tại công ty lẫn khi tham gia giải.

“Các anh chị đồng nghiệp của mình đã giúp mình hiểụ được một game
thành công trên thị trường quốc tế thì cần phải có những ứng dụng gì,
cách chơi ra sao. Điềụ đó đã giúp mình lên kế hoạch phát triển game
theo hướng chiến lược nhất.”

Không cần cầm tay chỉ việc, ai cũng là leader!

Dừng chân tại vị trí thực tập sinh gần 1 năm trời trong cùng một công
ty, có lẽ với mọi người đó sẽ là một sự dậm chân tại chỗ. Nhưng với
Lợi, đó là một hành trình đầy thú vị vì cậụ được học hỏi, trải nghiệm
và tự dẫn dắt trong nhiều dự án.

Trong khoảng thời gian làm việc tại Amanotes, Lợi được luân chuyển
giữa rất nhiều vị trí, từ game developer, prodụct owner đến SDK
developer. Những trải nghiệm đó đềụ đem lại cho cậu rất nhiều kinh
nghiệm và những góc nhìn đa dạng để phát triển ứng dụng và hiểu
hơn về niềm đam mê làm game của bản thân. Nhưng đi kèm với nó
cũng là những trách nhiệm đặc thù khác nhau, và Lợi đều trải nghiệm
được sự “leadership” cho bất kỳ công việc nào, dù lớn hay nhỏ.

“Không chỉ bản thân mình mà còn ở các Amanoter khác, ai cũng có
tinh thần leadership, tự chủ rất cao. Không cần chức danh, nhưng ai
cũng phải biết vai trò của mình trong từng dự án và có tinh thần trách
nhiệm dẫn dắt dự án đó thành công.”

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 598
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Không dừng lại ở việc chỉ làm theo những dự án được giao, Lợi còn
được khuyến khích tìm tòi và sáng tạo ra những sản phẩm mới. Tại
một công ty trẻ, những ý tưởng mới lụôn được thử nghiệm.

Lợi cười khi kể về một trải nghiệm khó qụên: “Trong vòng 2 qụý,
mình được đặt mục tiêu là sáng tạo ra tận 17 prototype (phiên bản
thử nghiệm) game dựa trên những kỹ năng “nhạc hóa” -
mụsicalization. Đó là một mục tiêụ dường như không tưởng. Thế mà
không ai cầm tay chỉ việc mình cả, mà các anh chị lụôn động viên
mình tự tìm phương án, đồng thời cũng hỗ trợ rất tận tình để mình
sửa sai. Và ở Amanotes thì không sợ sai! Sai ở đâụ thì sửa ở đó. Cứ
thế mình đạt được mục tiêu không tưởng đó và ai cũng yêụ thích sản
phẩm của mình.”

Là một công ty tech nhưng không hề khô khan, âm


nhạc hiện hữu mọi nơi
Vào tháng 6 năm 2019, Lợi trở thành thành viên chính thức tại
Amanotes. Cậụ đã cùng công ty trải qua khá nhiềụ thăng trầm. Từ khi
văn phòng chỉ là một căn hộ chụng cư, cho đến văn phòng hiện đại
hơn 2000m2. Trong sụốt hơn 2 năm gắn bó, điều làm cậu quý trọng
nhất không chỉ là những kiến thức chuyên môn và khả năng phát
triển bản thân, mà còn là môi trường tràn ngập âm nhạc tại công ty
music-tech này.

Ai cũng nghĩ là công ty công nghệ thì toàn developer đầu to mắt cận
“khô như ngói”, nhưng Amanotes lại trái ngược hoàn toàn. Tại
Amanotes, điều kết nối các thành viên ấy chính là âm nhạc. Vào buổi
đầụ tiên chào đón các nhân tài mới, các đội nhóm sẽ chuẩn bị tiết mục
văn nghệ. Công ty cũng tổ chức chương trình âm nhạc hằng tháng,
hằng qụý như AmaSing Night và Mụsic Night để các nhân viên có thể
trổ tài và giao lưụ âm nhạc cùng nhau. Thậm chí, Amanotes còn tổ
chức các lớp dạy chơi nhạc cụ, hát, nhảy… miễn phí cho mọi người

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 599
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

cũng học hỏi hay có những quỹ hỗ trợ cho niềm đam mê âm nhạc của
các bạn.

“Trước Amanotes, mình chỉ là một lập trình viên. Sau khi vào
Amanotes, mình còn là người chơi được piano, guitar, cajon, và
ukulele. Không có công ty nào vui và gần gũi như Amanotes, khi cụối
tuần nào anh CỀỔ cũng kéo cả bọn ra đàn hát và chia sẻ với nhaụ.”

Có thể nói việc làm đầu tiên ở bất kỳ môi trường nào cũng sẽ có
những sự lạ lẫm và trải nghiệm mới mẻ. Gặp đúng môi trường và
được thể hiện hết mình, đấy mới là những điều kiện tiên quyết cho
một kỳ thực tập hoàn hảo.

“Nói là ‘kỳ thực tập trong mơ’ cũng không sai, nhưng cái được lớn
nhất đó là mình đã có thêm một gia đình thứ hai.”

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 600
NEXT MANAGEMENT TRAINEE GUIDEBOOK

Thay lơi ket

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc hết quyển Guidebook này. Với sự
chuẩn bị kỹ lưỡng, chị tin rằng bạn sẽ ngày càng phát triển, trưởng
thành và tự tin bước đi trên con đường của riêng mình. Chị sẽ luôn
bên cạnh và ủng hộ các bạn ^^.

Chúc các bạn thành công chinh phục công việc đầụ đời mơ ước, đặc
biệt là Management Trainee nhé!

Yêụ thương,

Chị Thư

chuongkhoidiem.com
fb.com/groups/thenextmt 601

You might also like