You are on page 1of 3

Unilever và lao động hợp đồng

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng căng thẳng và gay gắt như hiện nay thì có
rất nhiều công ty tranh cãi về các nguyên tắc của việc làm an toàn, và kêu gọi cần có sự
linh hoạt trong thị trường lao động. Tuy nhiên thì điều này có thể sẽ gây ra mâu thuẫn với
mong muốn của một số công ty trong việc đảm bảo các nguyên tắc kinh doanh của họ có
phù hợp với các tiêu chuẩn lao động trong chuỗi cung ứng hay không.
Theo ghi nhận của Nghiệp đoàn FNV Mondiaal Hà Lan, Unilever đang kinh doanh rất tốt
với số lượng nhân viên ít. Tuy nhiên thì công việc của nhân viên đã giảm đi vẫn còn tồn
tại. Theo Unilever, công việc ấy đã được đảm nhận bởi các lao động thuê ngoài hoặc
dưới lao động thời vụ.
Liên quan đến vấn đề sử dụng các tổ chức cung ứng trong lao động tư nhân, Unilever đã,
đang theo đuổi, và áp dụng rất tốt các chính sách của mình với mọi người ai trong quan
hệ lao động trực tiếp với công ty hay với nhà cung ứng. Nếu nhân viên là người lao động
của bên thứ ba, hoặc là bên trong chuỗi cung ứng, hoặc trực tiếp làm bên các nhà cung
ứng, công ty đều kỳ vọng rằng các quyền lao động cốt lõi sẽ được bên thứ ba áp dụng với
nhân viên của họ. Cấp quản lý Unilever ở London có nhấn mạnh chủ đích của công ty là
mọi công nhân trong chuỗi sản xuất có quyền được hưởng lợi từ công việc như nhau, cho
dù họ là lao động của bên nào.

Phúc đáp và cam kết của Unilever


Unilever cho rằng, tăng trưởng bền vững và công bằng là mô hình duy nhất được chấp
nhận, và sự thành công trong tương lai của công ty phụ thuộc vào khả năng mà công ty
đặt phát triển bền vững vào trọng tâm của mọi hành động. Kế hoạch liệt kê ra khoảng 50
cam kết có thời hạn đến năm 2020 và một loạt các biện pháp nghiêm ngặt đối với nhiều
tác động của hoạt động kinh doanh của công ty đối với các môi trường vật chất, kinh tế
và xã hội khác nhau. Những lời cam kết này dựa vào sự công nhận rằng các sản phẩm của
Unilever có thể tạo ra sự khác biệt cho sức khỏe cũng như sự thịnh vượng của con người,
đồng thời, chuỗi cung ứng của công ty sẽ hỗ trợ ‘sinh kế bền vững’ cho hàng triệu người
trên thế giới.
Như những công ty khác, Unilever đã thực hiện đánh giá toàn diện làm thế nào để đưa
vào hoạt động và thực hiện khuôn khổ lồng ghép về các quyền con người và quyền lao
động vào chiến lược kinh doanh cốt lõi của mình một cách tốt nhất và đảm bảo phù hợp
với kế hoạch sống bền vững của Unilever. Đối với Việt Nam, công ty sẽ cam kết thực
hiện các kiến nghị và đánh giá các bước tiến trong thời gian tới. Cụ thể là:
• Tổ chức các hội thảo tập huấn về quyền con người và quyền lao động cho các bên liên
quan nội bộ về kinh doanh của công ty và các nhà cung ứng chính để thúc đẩy các bước
thực hành tốt nhất.
• Làm việc với 80 nhà cung ứng hàng đầu để giải quyết vấn đề không tuân thủ với quy tắc
nhà cung ứng của Unilever.
• Rà soát các cơ chế khiếu nại cho cả lao động thường xuyên và tạm thời của công ty để
đảm bảo rằng các cơ chế này dễ tiếp cận, có tính dự báo và rõ ràng hơn.
Ở cấp toàn cầu, Unilever sẽ có các bước để tiếp tục:
 Đảm bảo thúc đẩy sinh kế bền vững cho toàn bộ công nhân của công ty. Unilever
trả cho công nhân gói lương ‘hợp lý, xứng đáng và cạnh tranh’. Mô hình kinh
doanh của Unilever dựa trên hoạt động sản xuất được địa phương hóa, nghĩa là
phải cạnh tranh với các công ty quốc gia và quốc tế khác. Chính vì vậy công ty
thường xác định mức lương dựa trên cân nhắc môi trường cạnh tranh tùy theo thị
trường. Có thể nói là đặt mục tiêu để gói chi trả tổng thể luôn cao hơn mức lương
tối thiểu và đưa ra các lợi ích bổ sung như lương hưu, bữa ăn miễn phí hoặc trợ
cấp, bảo hiểm y tế,... cung cấp đào tạo và phát triển kỹ năng cho mọi công nhân.
Unilever sẽ rà soát ‘sinh kế bền vững’ theo thị trường ở 180 quốc gia nơi công ty
hoạt động có thể đánh giá liệu lực lao động của công ty, trong đó có cả lao động
tạm thời và lao động hợp đồng có được trả công một cách hợp lý và cạnh tranh
phù hợp với các nguyên tắc cốt hay không.
 Giảm thiểu sự thất thường của lao động trong lực lượng lao động của công ty bất
cứ nơi nào có thể. Unilever tiến hành những bước để rà soát việc sử dụng lao động
tạm thời nhằm đảm bảo khi có thể sẽ đề nghị các cơ hội việc làm dài hạn cho công
nhân lành nghề và công nhân có tay nghề thấp làm việc trong chuỗi cung ứng của
công ty.
 Đầu tư vào việc đảm bảo bộ quy tắc cho nhà cung ứng của công ty được 100% nhà
cung ứng trực tiếp hiểu và tôn trọng. Unilver có trách nhiệm đảm bảo các nhà
cung ứng của công ty biết rằng họ đang mong đợi điều gì trong việc đảm bảo các
quyền của người lao động và các lĩnh vực phải tuân thủ khác. Unilever sẵn sàng
làm việc với các nhà cung ứng trực tiếp của mình, do đó, công ty đảm bảo là 100%
các nhà cung ứng chính của công ty sẽ có những tuyên bố tích cực cũng như có
các chương trình cải thiện mức độ tuân thủ.
 Đảm bảo công ty sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn giống như sự kỳ vọng ở các nhà cung
ứng. Unilever cam kết đảm bảo rằng các cơ sở sản xuất của Unilever sẽ phải được
đánh giá tương tự và phải minh bạch như các nhà cung ứng của công ty.
 Liên kết với các đối tác khác để tăng cường việc lồng ghép quyền con người và
quyền lao động vào trong kinh doanh. Unilever nhận thấy để đạt được nhiều tiến
bộ nhất thì phải cần liên kết các đối tác khác để tăng cường việc lồng ghép quyền
con người và quyền lao động vào kinh doanh. Và để làm được điều này thì công ty
sẽ chủ động hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp như SEDEX, Hiệp ước Toàn cầu
của UN và Sáng kiến Kinh doanh Toàn cầu vì Quyền con người.
Cuối cùng, Unilever nhận thức đầy đủ sự cần thiết phải minh bạch hơn nữa và đặt kế
hoạch xây dựng các Chỉ số Hiệu quả Hoạt động Chính (KPI) về quyền con người và
quyền lao động.

You might also like