You are on page 1of 15

Đồ á n điều khiển logic

LỜI NÓI ĐẦU


Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nông
nghiệp nước ta đang có sự chuyển biến vững chắc từ nền kinh tế nông nghiệp
thuần nông sang nền kinh tế nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, con vật
nuôi có giá trị kinh tế cao

Hiện nay ngành chăn nuôi đang là một trong những mũi nhọn trong việc
chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa đa dạng hóa vật
nuôi. Công tác tuyên truyền, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại,
công nghiệp có áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi và nhân giống, sản xuất
hàng hóa, bảo vệ môi trường được chú trọng. Song song với việc đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển chăn nuôi toàn diện, khuyến khích phát triển
các sản phẩm chăn nuôi đặc sản giá trị kinh tế cao, gắn phát triển chăn nuôi với
tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Nhận thấy tầm quan trọng đó, nhóm chúng em được giao nhiệm vụ “thiết kế
chương trình điều khiển logic cho trại nuôi gà tự động”. Trong quá trình làm đồ án,
chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy (cô) trong bộ môn Tự Động Hóa và đặc
biệt là cô Trần Thị Minh Dung đã tận tâm hướng dẫn để chúng em hoàn thành đồ
án này

Trong quá trình làm đồ án không tránh khỏi sai sót, mong quý thầy cô góp ý
và bỏ qua, em xin chân thành cảm ơn.

SVTH: Trầ n Thanh Thiện Page 1


Đồ á n điều khiển logic

Chương 1: Giới thiệu chung về hệ thống trại nuôi gà tự


động
1.1: Ưu điểm của mô hình chăn nuôi gà trong chuồng lạnh

Mô hình này tuy đầu tư chi phí khá cao nhưng lại rất chắc chắn và an toàn:
Toàn bộ quy trình từ nuôi đến cho ăn đều được khép kín nên gà lớn nhanh
và hầu như không có bệnh.
Công việc chăm sóc gà khỏe hơn nhiều so với nuôi gà theo mô hình chuồng
hở
Mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn nuôi,
Giảm thiểu rất nhiều nguy cơ dịch bệnh do khâu vệ sinh chuồng trại tốt,
nguồn thức ăn đầu vào đảm bảo và giảm thiểu tới mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm
môi trường
Nuôi gà phòng lạnh còn tiết kiệm được nhiều chi phí và công sức của người
nuôi do có hệ thống cho ăn tự động. Mỗi trại gà chỉ cần 2 công nhân là có thể đảm
nhiệm hết công việc hàng ngày. Ngoài ra, do xây dựng kiên cố nên thời gian sử
dụng trại gà lạnh có thể lên tới 10-15 năm, trong khi trại gà hở chỉ sử dụng được 2-
3 năm là xuống cấp, có khi phải làm lại.
1.2 Một số lưu ý về việc xây trại nuôi gà
Tùy vào giống gà thịt hoặc gà đẻ và chi phí xây dựng thì sẽ có những loại chuồng
nuôi khác nhau, Chọn loại chuồng nuôi như nào cho hợp lý cũng là một điều quan
trọng trong quy trình kỹ thuật nuôi gà công nghiệp
Nuôi gà ta bán công nghiệp bằng chuồng úm gà con: Gà con khi mới nở
phải được nuôi trong chuồng úm. Chuồng úm thường được đóng theo kiểu hình
hộp chữ nhật. Diện tích chuồng tùy thuộc vào nhu cầu người nuôi úm theo số
lượng nhiều hay ít gà con.Vách chuồng có độ cao thường khoảng 40cm. chất liệu
chuồng úm cũng đơn giản có thể bằng gỗ ván hay bìa cứng chỉ cần kín gió là được.
Đáy chuồng  thường làm bằng lưới kẽm nhỏ. Trên chuồng làm nắp đậy. Lưu ý
trong kỹ thuật nuôi gà bán công nghiệp thì nắp đậy cần khoan các lố thông hơi nhỏ
để không khi lọt vào giúp điều hòa không khí và cung cấp oxi cho gà con. Trong
chuồng nên gắn bóng đèn điện để sưởi ấm cho. Chuồng úm phải có máng hứng
phân bên dưới và nên kê chân chuồng trong các bát nước nhỏ tránh kiến và con
trùng  xâm nhập.

Nuôi gà công nghiệp cho Chuồng nuôi gà lấy thịt: Đây là loại gà từ 20 –


32 ngày tuổi. Chuồng gà thịt làm tính diện tích khoảng 10-15 con/1 m2. Nếu nuôi
với mật độ dày thì gà thiếu không gian sinh sống và sẽ chậm lớn. Khi áp dụng kỹ
SVTH: Trầ n Thanh Thiện Page 2
Đồ á n điều khiển logic

thuật nuôi gà bán công nghiệp thì đối với chuồng gà thịt ta chỉ cần hệ thống quạt
mát, máng nước, máng thức ăn mà không cần đèn sưởi nữa. Bóng đèn tháp chỉ là
để gà ăn thêm vào ban đêm mà thôi. Chuồng nuôi gà thịt nên thông thoáng, khô
ráo.

Nuôi gà bán công nghiệp cho chuồng gà đẻ gồm có hai loại. Có thể cho
mỗi con một chuồng nhỏ ở và đẻ trong đó còn máng ăn uống đặt bên ngoài chuồng
để gà thò đầu ra bên ngoại ăn uống. chuồng loại này thiết kế hơi nghiêng về phía
trước để khi đẻ trứng lăn về phía trước tiện nhặt trứng. Loại thứ hai là nuôi tập thể,
thả nhiều mái đẻ trong một chuồng. Nên lưu ý trong  kỹ thuật nuôi gà ta bán công
nghiệp thì đối với loại nuôi loại này nên thiết kế 4 mái/ 1m2. trong chuồng phải
thiết kế kệ đặt ổ, kệ cách nến (sàn) khoảng 20cm và đặt sát vách, khoảng 5mái/ 1 ổ
đẻ.

Trong phạm vi đồ án và qua tìm hiểu các loại chuồng trại, em chọn loại
chuồng nuôi gà thịt để xây dựng và thiết kế hệ thống tự động

1.3 Thiết kế sơ bộ về hệ thống trại gà thịt

Chon chuồng trại có kích thước 1120m2 (14x80m) có thể nuôi được khoảng
10000-15000 con gà thịt

Mặt bằng bố trí line ăn/uống tự động:

SVTH: Trầ n Thanh Thiện Page 3


Đồ á n điều khiển logic

Trích đoạn theo máng ăn:

SVTH: Trầ n Thanh Thiện Page 4


Đồ á n điều khiển logic

Trích đoạn theo máng uống:

Mặt đứng:

SVTH: Trầ n Thanh Thiện Page 5


Đồ á n điều khiển logic

Chuồng trại gà thịt tự động với 10 quạt làm mát, 5 đường uống và 4 đường ăn

Với hệ thống cho ăn, ta sử dụng 1 motor đặt ở cuối đường ống dẫn cám để
hút cám từ kho. đường ống dẫn cám có đục lỗ để cám đi qua có thể rơi xuống phễu
hứng cám. Công suất motor chọn sao cho phù hợp với hệ thống.

4 motor còn lại đặt ở cuối 4 line ăn để hút cám từ phễu. Line ăn cũng đục lỗ và gắn
máng ăn ở mỗi lỗ. Công suất motor chọn sao cho phù hợp với hệ thống

Với hệ thống uống , ta bố trí một motor để đưa nước từ bể chứa vào thùng
qua van điều áp , tiếp đó cho nước từ thùng điều áp đến các bình ống dẫn nước và
truyền nước qua các line uống, các núm uống được thiết kế sao cho chỉ khi nào gà
mổ vào núm uống mới có nước chảy ra từ line uống để tránh trương hợp nước rơi
xuống nền chuồng được phủ bằng trấu

Có thể sử dụng modul Automatic flushing system của hãng LUBNING để kích
nước vào ống dẫn.Modul này giúp vận hành, quản lí hệ thống đễ dàng, có thể
truyền, ngắt nước vào line uống tự chọn

Modul sử dụng nguồn từ 96-264V AC cho đầu ra 24V DC để kích dòng vào các
bình điều áp, sử dụng 5 đầu ra ứng với 5 đường uống.

SVTH: Trầ n Thanh Thiện Page 6


Đồ á n điều khiển logic

Chương 2: Giới thiệu chung về PLC dòng FX3u của


MITSUBISHI
2.1. Phần cứng

2.1.1 Bảng mạch trước

Mô tả:

[1] Nắp trên: Lắp băng bộ nhớ dưới nắp này. Khi sử dụng FX3U-7DM (module
hiển thị), thay thế nắp này bằng nắp đi kèm với FX3U-7DM.

[2] Nắp pin: Pin (phụ kiện chuẩn) được lắp dưới nắp này. Khi thay pin mới, hãy
mở nắp này ra.

[3] Móc kết nối với bộ điều hợp đặc biệt (2 chỗ): Khi nối với Bộ điều hợp, cố
định nó với các móc này.

[4] Nắp giả bảng mở rộng: Tháo nắp giả ra, và lắp bảng mở rộng.

SVTH: Trầ n Thanh Thiện Page 7


Đồ á n điều khiển logic

[5] Công tắc CHẠY/DỪNG: Để ngừng ghi (hàng loạt) của chương trình tuần tự
hoặc vận hành, hãy chỉnh công tắc về DỪNG (trượt nhẹ xuống dưới). Để vận hành
(chạy máy), chỉnh về CHẠY (trượt nhẹ lên trên).

[6] Đầu nối thiết bị ngoại vi: Kết nối công cụ lập trình để lập trình một chuỗi tuần
tự…

[7] Móc lắp ray DIN: Thiết bị chính có thể được lắp trên một ray DIN46277 rộng
35 mm (1.38").

[8] Tên model (viết tắt): Tên model của thiết bị chính được chỉ ra. Kiểm tra bảng
tên ở phía bên phải để biết tên model.

[9] Đèn LED hiển thị ngõ vào: Khi bật thiết bị đầu cuối ngõ vào (X000 hoặc X
cao hơn), đèn LED (màu đỏ) tương ứng sẽ sáng.

[10] Nắp khối đầu cuối: Nắp khối đầu cuối có thể mở lên 90 °để mắc dây. Giữ
cho nắp vỏ đóng kín khi vận hành PLC (nguồn thiết bị bật).

[11] Nắp đầu nối thiết bị mở rộng: Kết nối cáp thiết bị mở rộng của thiết bị/khối
mở rộng I/O hoặc khối/ thiết bị chức năng đặc biệt với Đầu nối thiết bị m ở r ộng
dưới nắp này. Có thể kết nối các thiết bị mở rộng dòng FX3U, thiết bị mở rộng
dòng FX2N và thiết bị mở rộng dòng FX0N.

[12] Đèn LED hiển thị trạng thái vận hành:Trạng thái vận hành của PLC được
kiểm tra bằng đèn LED.

2.1.2. Các cạnh bên

Mô tả:

SVTH: Trầ n Thanh Thiện Page 8


Đồ á n điều khiển logic

[1] Nắp đầu nối Bộ điều hợp đặc biệt: Tháo nắp này, và kết nối Bộ điều hợp đặc
biệt thứ nhất với đầu nối (khi bảng mở rộng được lắp). Khi bảng mở rộng không
được lắp, đầu nối sẽ không được cung cấp.

[2] Nắp đầu nối Bộ điều hợp đặc biệt I/O tốc độ cao: Tháo nắp này, và kết nối
Bộ điều hợp đặc biệt ngõ vào tốc độ cao thứ nhật (FX3U-4HSX-ADP), hoặc Bộ
điều hợp đặc biệt ngõ ra tốc độ cao (FX3U-2HSY- ADP) với đầu nối. Đầu nối sẽ
không được sử dụng khi Bộ điều hợp đặc biệt thẻ CF/analog/truyền thông được kết
nối.

[3] Các lỗ đinh vít cố định bảng mở rộng (2 chỗ): Các lỗ này được thiết kế để cố
định bảng mở rộng bằng đinh vít (đi kèm với bảng mở rộng). Nắp giả bảng mở
rộng được lắp khít trước khi vận chuyển. Tháo nắp và lắp bảng mở rộng.

[4] Bảng tên: Tên model của sản phẩm, số kiểm tra và thông số nguồn điện sẽ
được chỉ rõ.

[5] Móc lắp ray DIN:Thiết bị được lắp trên ray DIN46277 rộng 35 mm (1.38").

2.1.3. Thông số nguồn nuôi và các đầu vào/ra

2.1.3.1. Thông số nguồn nuôi

a.Nguồn điện AC/Loại ngõ vào AC :

Điện áp nguồn100 đến 240V AC

Tần số định mức 50/60 Hz

Dòng khởi động ≤ 30 A max. 5 ms/100V AC, ≤ 65 A max. 5 ms /200V AC

b.Nguồn điện DC/Loại ngõ vào DC

Điện áp nguồn 24V DC

Dòng khởi động ≤ 35 A max. 0.5 ms /24V DC

c.Nguồn điện AC/Loại ngõ vào DC

Điện áp nguồn100 đến 240V AC

Tần số định mức 50 / 60 Hz

SVTH: Trầ n Thanh Thiện Page 9


Đồ á n điều khiển logic

Dòng khởi động ≤ 30 A max. 5 ms hoặc /≤ 100V AC, 65 A max. 5 ms


/200V AC

2.1.3.2. Thông số kĩ thuật đầu vào

a.Loại ngõ vào 24V DC

Điện áp tín hiệu đầu vào: 24V DC

Trở kháng đầu vào: 3.9 k ; 3.3 k ; 4.3 k tùy đầu vào

Dòng tín hiệu đầu vào: 6 mA/24V DC ; 7 mA/24V DC ; 5 mA/24V DC tùy


đầu vào

b.Loại ngõ vào 100VAC

Điện áp tín hiệu đầu vào: 100 đến 120V AC

Trở kháng đầu vào: Xấp xỉ 21k/50Hz ; 18k/60Hz

Dòng tín hiệu đầu vào: 4.7 mA/100VAC /50 Hz; 6.2 mA/110V AC/ 60 Hz

2.1.3.3. Thông số kĩ thuật đầu ra

a.Loại ngõ ra rơ-le

Nguồn điện ngoài: ≤ 30V DC hoặc ≤ 240V AC

Dòng tải cực đại 2A/điểm đối với tải trở

b.Loại ngõ ra transistor

Nguồn điện ngoài: 5 đến 30V DC

Dòng tải cực đại: 0,5A / điểm đối với tải trở

c.Loại ngõ ra triac

Nguồn điện ngoài 85 đến 242V AC

Dòng tải cực đại: 0.3 A / điểm đối với tải trở

2.1.4. Cấu trúc các thiết bị bên trong

SVTH: Trầ n Thanh Thiện Page 10


Đồ á n điều khiển logic

Bộ xử lý CPU: Là bộ vi xử lý, liên kết với các hoạt động của hệ thống PLC,
thực hiện chương trình, xử lý tín hiệu nhập xuất và thông tin liên lạc với các thiết
bị bên ngoài

Relay ngõ vào(X) và relay ngõ ra (Y): đánh số ở hệ bát phân được gán cho
mỗi khối chính theo dạng “X000 đến X007, X010 đến X017,… Y000 đến Y007,
…”

Relay phụ trợ(M): chúng đươc sử dụng trong lập trình. Khác với các I/O
relay, relay phụ trợ không thể nhận các ngõ vào bên ngoài hoặc điều khiển các tải
trực tiếp bên ngoài

Relay trạng thái(S): được sử dụng trong chương trình step ladder hoặc xử lí
các số trong SFC. Khi các relay trạng thái không được sử dụng như một quá trình,
nó có thể được lập trình như một tiếp điểm/ cuộn dây thông thường giống như cách
của relay phụ trợ

Relay thời gian-Timer(T): Timer cộng và đếm các xung clock 1, 10, 100ms
và các tiếp điểm ngõ ra của nó sẽ bật ON hoặc OFF khi kết quả đạt đến một giá trị
cài đặt trước

Bộ đếm Counter (C): Bộ đếm được chốt có tốc độ đáp ứng thường nhỏ cỡ
vài chục Hz, gồm bộ đếm 16 bit và bộ đếm 32 bit. Bộ đếm tốc độ cao có thể đếm
với tần số vài kHz mà không cần quan tâm đến hoạt động trong PLC. Trong đó bộ
đếm 32 bit có thể đếm lên hoặc xuống

Thanh ghi dữ liệu (D): lưu giá trị dữ liệu số, tất cả các thanh ghi đều là 16
bit, chúng có thể kết hợp 2 thanh ghi để lưu giá trị số 32 bit

Ngoài ra còn có thanh ghi mở rộng (R) và thanh ghi tài liệu mở rộng (ER),
thanh ghi chỉ mục (V)(Z), con trỏ(P), hằng số.

2.2. Phần mềm

GX Works2 là một công cụ lập trình dùng để thiết kế, gỡ lỗi, và duy trì
chương trình trên Window

GX Works2 đã cải thiện chức năng và khả năng thao tác, với những tính
năng dễ sử dụng hơn khi so sánh với GX Developer đã có.

SVTH: Trầ n Thanh Thiện Page 11


Đồ á n điều khiển logic

2.2.1. Chức năng chính của GX Works2

GX Works2 quản lý các chương trình và thông số đầu vào của dự án cho mỗi CPU
điều khiển khả trình

Lập trình: Chương trình có thể được tạo ra trong một Dự án đơn giản theo
cách tương tự với GX Developer. Lập trình cấu trúc trong một dự án cấu trúc cũng
khả thi với GX Works2

Cài đặt tham số :Tham số cho CPU điều khiển khả trình và tham số cấu hình
mạng có thể được đặt với GX Works2. Tham số cho khối chức năng thông minh
cũng có thể được cài đặt.

Viết/đọc dữ liệu đến/từ một CPU điều khiển khả trình: Tạo chương trình
tuần tự có thể được viết/đọc từ một CPU điều khiển khả trình sử dụng Read từ
PLC/Write của chức năng PLC. Đồng thời, với chương trình thay đổi chức năng
trực tuyến, chương trình tuần tự có thể bị thay đổi ngay cả khi CPU điều khiển khả
trình đang chạy (RUN).

Quan sát/soát lỗi: Tạo chương trình tuần tự có thể được viết cho CPU điều
khiển khả trình và giá trị của thiết bị khi hoạt động của nó đang được theo dõi trực
tuyến/ngoại tuyến.

Chuẩn đoán: Trạng thái lỗi hiện tại và lịch sử lỗi của CPU điều khiển khả
trìnhcó thể được chuẩn đoán. Với chức năng chuẩn đoán, công việc khôi phục có
thể được hoàn thành trong thời gian ngắn. Với chức năng theo dõi hệ thống (cho
QCPU (Q mode)/LCPU), thông tin cụ thể trong module chức năng thông tin có thể
được lấy về. Điều này giúp cho rút ngắn thời gian phục hồi dữ liệu khi hệ thống
đang lỗi.

2.2.2. Tính năng trong GX Works2

(1)Trong GX Works2, loại dự án có thể được chọn từ những dự án đơn giản


hoặc dự án cấu trúc.

Dự án đơn giản tạo ra các chương trình tuần tự sử dụng tập lệnh cho CPU
điều khiển khả trình Mitsubishi. Chương trình trong một dự án đơn giản có thể
được tạo ra tương tự như GX developer đã có.

SVTH: Trầ n Thanh Thiện Page 12


Đồ á n điều khiển logic

Trong một dự án cấu trúc, chương trình có thể được tạo ra bởi lập trình cấu
trúc. Bằng việc phân mảnh một chương trình điều khiển thành các chương trình
thông dụng nhỏ, lập trình ra một chương trình có mức độ quản lí cao và sử dụng
linh hoạt.

(2)Tăng cường khả năng sử dụng của chương trình: Những dự án được tạo
bởi GX Developer đã có được tối ưu trong một dự án đơn giản. Tối ưu những thứ
đã có giúp tăng hiệu năng của thiết kế chương trình.

(3)Chia sẻ Đơn vị tổ chức chương trình (POU) như một thư viện: Trong một
dự án cấu trúc, những chương trình, nhãn quốc tế, và cấu trúc thường sử dụng có
thể được đăng kí như là thư viện người dùng. Tối ưu thư viện người dùng này giảm
thời gian cần thiết để tạo ra những chương trình.

(4) Các ngôn ngữ lập trình: Có nhiều ngôn ngữ lập trình có thể sử dụng được
với GX Works2 nên việc chọn ra ngôn ngữ tối ưu sẽ dựa vào khả năng điều khiển

(5) Tính năng khác :

(a) Soát lỗi ngoại tuyến Soát lỗi ngoại tuyến sử dụng chương trình mô phỏng với
GX Works2. Nó cho phép soát lỗi để đảm chương trình tuần tự tạo ra bảo hoạt
động bình thường mà không kết nối GX Works2 đến CPU điều khiển khả trình.

(b) Bố cục màn hình có thể tùy chỉnh theo mong muốn của người dùng Cửa sổ lưu
động cho phép thay đổi bố cục màn hình của GX Works2 mà không có sự hạn chế

SVTH: Trầ n Thanh Thiện Page 13


Đồ á n điều khiển logic

2.2.3. Các vùng nhớ/thanh ghi trong PLC và các lệnh sử dụng trong đồ án

Có 6 vùng nhớ/thanh ghi lập trình cơ bản. Mỗi vùng nhớ/thanh ghi có công dụng
riêng. Để dễ dàng xác định thì mỗi thiết bị gán cho một ký tự.

 X: Dùng để chỉ ngõ vào vật lý gắn trực tiếp vào PC. Các ngõ vào này có
thứ tự đếm theo hệ đếm bát phân X0,X1,X2,X3,X4,X5,X6,X7, X10,X11….

 Y: Dùng để chỉ ngõ ra trực tiếp từ PC. Các ngõ ra này có thứ tự đếm theo
hệ đếm bát phân Y0,Y1, Y2, Y3, Y4 ,Y5, Y6 ,Y7, Y10 ,Y11…..

 M và S : Dùng như là các cờ hoạt động trong PC.

Tất cả các vùng nhớ/thanh ghi trên được gọi là các thanh ghi bit, nghĩa là các thiết
bị này có hai trạng thái ON hoặc OFF(1 hoặc 0).

Ta có thể tổ hợp các thiết bị bit lại để có thể tạo thành một dữ liệu 4bit, Byte,
Word, hay Doulbe Word như sau:

K1M0 = M3M2M1M0 (tương ứng dữ liệu 4bit)

K2M10 =M17M16M15M14M13M12M11M10 (tương ứng với dữ liệu 8bit)

 D: Thanh ghi 16 bit/32 bit. Đây là thanh ghi Word.

 T: Dùng để xác định thiết bị định thời có trong PC(timer) . Dữ liệu trên
Timer là dữ liệu dạng Word (16bit)

C : Dùng để xác định thiết bị đếm có trong PC. Dữ liệu trên Counter là dữ
liệu dạng Word (16bit/32bit).

Bảng vùng nhớ/thanh ghi có những đặc điểm khác nhau như khả nhớ (mất điện
nguồn PC thì dữ liệu không bị xóa), không khả nhớ (mất điện nguồn PC thì dữ liệu
sẽ mất), thự hiện với số nguyên(16bit) hay số thực(32bit),số âm số dương, độ phân
giải,… được đính kèm trong catalog của thiết bị.

Các lệnh cơ bản trong GXWorks2:

-Tập lệnh không điều khiển:

Tiếp điểm thường mở:

SVTH: Trầ n Thanh Thiện Page 14


Đồ á n điều khiển logic

Tiếp điểm thường đóng:

Tiếp điểm tác động sườn lên:

Tiếp điểm tác động sườn xuống:

-Tập lệnh có điều khiển:

Cuộn dây:

Set bit: SET

Reset bit: RST

Lệnh : Gồm các lệnh timer, counter và thao tác với thanh
ghi

SVTH: Trầ n Thanh Thiện Page 15

You might also like