You are on page 1of 20

Đồ Án Tốt Ngiệp GVHD: Th.

s Nguyễn Văn Huỳnh

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, công nghiệp hóa
hiện đại hóa ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Tự động
hóa cao song song với việc sử dụng một cách triệt để nguồn năng lượng, tăng
năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường làm
việc, cải thiện nhu cầu sống của con người.
Là sinh viên ngành Tự động hóa, mỗi sinh viên chúng em đã được các thầy cô
trang bị cho những tư duy, kiến thức cơ bản về tự động hóa điện năng và truyền
động điện tự động.
Em đã được thiết kế đề tài: ‘‘Thiết kế hệ thống tự động sản xuất nem bùi sử
dụng PLC và động cơ bước.”
.
CHƯƠNG 1
YÊU CẦU CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT NEM BÙI
Giới thiệu và các yêu cầu trong sản xuất nnem bùi
Nem là một món ăn đặc trưng được làm từ da heo, một ít thịt nạc và thính
đã trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực đất Việt.

SVTH: Lương Văn Sỹ 1


Đồ Án Tốt Ngiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Huỳnh
Hình 1.1 Nem bùi(nem thính)
Nem Bùi (người dân làng Bùi gọi là nem thính) có hương vị nổi bật bởi sự
kết hợp của vị ngọt béo từ thịt, vị bùi bùi của thính rang và vị chan chát của lá
sung tươi, kết hợp với nước chấm cay cay mang lại hương vị thơm, bùi, đậm đà
rất đặc trưng so với nem khác. Phương thức sản xuất nem Bùi có sự khác biệt
giữa các hộ- gọi là bí quyết riêng – ít được chia xẻ; nhưng nhìn chung các hộ
đều có cách thức làm nem như mô tả dưới đây:
Về nguyên liệu và sơ chế nguyên liệu làm nem thính:
+ Nguyên liệu thịt lợn: Theo kinh nghiệm của người dân, lợn ỉ đen (mõm
ngắn, lưng gẫy hình yên ngựa, nuôi bằng cám gạo, bèo cái, rau chuối) là giống
lợn cho thịt làm nem ngon nhất vì có độ dẻo, dai, nạc phù hợp. Hiện nay, người
dân làm nem mua thịt lợn từ các hộ chăn nuôi trong làng, từ lò mổ ngay tại địa
phương. Nguyên liệu gồm có thịt nạc, thịt mỡ và bì. Theo chia xẻ của ông Lê Bá
Dũng thôn Bùi Xá, nguyên liệu làm nem được lựa chọn là thịt nạc thăn hoặc nạc
mông, mỡ gáy và bì. Tỷ lệ tùy vào bí quyết từng hộ và tùy theo đơn đặt hàng
của khách hàng. Thịt phải được lấy từ lúc vẫn còn nóng, dẻo, và phải được chế
biến ngay trong vòng 1 giờ thì mới đảm bảo chất lượng.
+ Nguyên liệu thính gạo: Điều đặc biệt của nem bùi là thính, vì vậy người
dân nơi đây còn gọi là nem thính. Gạo để làm thính được chọn là gạo khang dân
ngon, loại bỏ hết hạt tấm vụ. Gạo được đem ngâm 30 -60 phút cho hạt gạo mềm
ra, sau đó vớt ra rửa sạch, để ráo nước rồi đem rang bằng bếp củi. Khi rang gạo
cần để lửa vừa, đảo đều, từ từ để gạo chín từ ngoài vào trong cho thật giòn, có
màu vàng đỏ là được; sau đó giã/xay mịn thành thính. Mỗi gia đình có bí kíp
riêng làm thính, nhưng nhìn chung thính làm nem bùi được chế biến công phu,
có đặc điểm giòn, khô, có mùi thơm đặc trưng.
+ Nguyên liệu gói: Lá chuối rừng được nhập về là lá chuối rừng để nem
không bị chát, gói nem được đẹp. Lá chuối phải còn tươi, được làm sạch và lau
khô. Người làng Bùi có nhóm chuyên tìm mua lá chuối rừng để cung cấp cho
các cơ sở làm nem của làng.
+ Nguyên liệu ăn kèm: Lá sung: được gói kèm vào mỗi nắm nem, và dùng
để ăn cùng với nem. Lá sung được chọn là lá bánh tẻ không già quá hay non quá

SVTH: Lương Văn Sỹ 2


Đồ Án Tốt Ngiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Huỳnh
thì khi ăn mới cảm thấy vị bùi, không chát, không khô và không có sơ. Người
làng Bùi cũng có nhóm chuyên tim thu mua lá sung từ những địa phương khác
để đảm bảo cung cấp đủ lá sung ngon cho các cơ sở sản xuất nem thính của
làng.
+ Gia vị: gồm nước mắm, mì chính, tỏi bằm, hạt tiêu, ớt tươi. Liều lượng
sử dụng các gia vị cũng tùy kinh nghiệm từng cơ sở và theo yêu cầu của người
đặt hàng.
Về các bước chế biến nem thính
Bước 1: Thịt nạc và mỡ gáy lạng mỏng rồi thái nhỏ, để riêng, sau đó ướp
thịt với mì chính và nước mắm (tỷ lệ theo kinh nghiệm);
Bước 2: Bì lợn rửa sạch, lạng mỏng, xay thành sợi, ngâm nước sôi (đun sôi
đổ ra rổ sau đó đổ nước đun sôi để nguội vào ngâm);
Bước 3: Hấp thịt: Đổ bì vào thịt đã ướp, bổ sung thêm nước mắm, mì
chính, sau đó đem đi hấp. Thời gian hấp từ 10-15 phút cho chín tới thì cho thịt ra
rổ để nguội.
Bước 4: Trộn thịt đã hấp với thính: Cho thịt vào một cái chậu/thau rộng,
mỗi mẻ trộn khoảng 1-1,5 kg. Cho từ từ thính vào chậu thịt rồi xoa đến khi tơi
hết thịt thì thôi. Lưu ý lượng thính cho vừa đủ, không cho quá nhiều làm át vị
thịt.
Bước 5: Gói nem: Sau khi trộn xong thì nắm nem thành từng nắm từ 150-
200 gram tùy theo yêu cầu của khách đặt hàng. Nem được gói bằng lá chuối
rừng đã được lau sạch, mỗi nắm nem gói kèm lá sung bánh tẻ. Sau khi gói xong
bằng lá chuối, gói nem được đóng bằng túi ni-lông và hút chân không. Sau đó
nem gói được vận chuyển cho khách hàng ngay trong ngày.

CHƯƠNG II: TÌM HIỂU VỀ PLC MITSUBISHI VÀ CÁC THIẾT BỊ SỬ


DỤNG TRONG HỆ THỐNG
2.1 Giới thiệu chung về PLC Mitsubishi

SVTH: Lương Văn Sỹ 3


Đồ Án Tốt Ngiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Huỳnh
PLC FX là một loại PLC micro của hãng Mitsubishi nhưng có nhiều tính
năng mạnh mẽ. loại này được tích hợp sẵn các I/O trên CPU.

Hình 2.1 PLC Mitsubishi FX3G-40MT/ES


PLC ra đời từ năm 1981 cho đến nay đã có rất nhiều chủng loại tùy theo
model như: F, F1, FX1, FX0(S), FX0N, FX1N, FX2N, FX3U, FX3G, … Tùy
theo Model mà các loại này có dụng lượng bộ nhớ khác nhau. Dung lượng bộ
nhớ chương trình có thể từ 2kStep đến 8kStep (hoặc 64kStep khi gắn thêm bộ
nhớ ngoài). Tổng số I/O đối với các loại này có thể lên đến 256 I/O, riêng đối
với FX3U có thể lên đến 382 I/O. Số Module mở rộng có thể lên đến 8 Module.
Loại PLC FX tích hợp nhiều tính năng trên CPU (Main Unit) như ngõ ra
xung hai tọa độ, bộ đếm tốc độ cao (HSC), PID, đồng bộ thời gian thực, …
Truyền thông các chuẩn RS232, RS422, RS485 và cả USB.
Để lập trình PLC ta có thể sử dụng các phần mềm sau: FXGP_Win_E, GX
Developer, GX Work 2.
2.2 Giới thiệu về PLC Mitsubishi FX2N-48MT
FX2N-48MT nằm trong họ sản phẩm FX2N của hãng PLC Mitsubishi. Với
hơn hai mươi đầu vào và đầu ra giúp cho dòng PLC FX2N-48MT đạt được yêu
cầu trong một số ứng dụng cho các hệ thống điều khiển tự động vừa và nhỏ.
Bên cạnh dòng FX2N-48MT thì PLC FX2N của Mitsubishi còn có các dòng
khác với số đầu vào ra thấp hơn như : FX2N-32MT, FX2N1-16MT…
Ngõ ra của PLC Mitsubishi FX2N-48MT sử dụng kiểu Transistor. Thông
thường ta hay sử dụng PLC FX2N loại MT cho mục đích phát xung điều khiển
động cơ Servo hoặc đóng ngắt các tải sử dụng nguồn DC mà thông thường là
5,12 và 24 VDC.
2.3 Các thiết bị sử dụng trong hệ thống
2.3.1 Động cơ bước
a, Giới thiệu về động cơ bước
Động cơ bước hay còn gọi là Step Motor là một loại động cơ chạy bằng
điện có nguyên lý và ứng dụng khác biệt với đa số các động cơ điện thông

SVTH: Lương Văn Sỹ 4


Đồ Án Tốt Ngiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Huỳnh
thường. Chúng thực chất là một động cơ đồng bộ dùng để biến đổi các tín hiệu
điều khiển dưới dạng các xung điện rời rạc kế tiếp nhau thành các chuyển động
góc quay hoặc các chuyển động của rôto có khả năng cố định roto vào các vị trí
cần thiết. (Theo wikipedia)
Nói chung động cơ bước là một loại động cơ mà bạn có thể quy định được
góc quay của nó. Ví dụ một động cơ bước 1,8 độ/bước quay hết 1 vòng 360 độ
thì mất 200 bước (gọi là FULL STEP). Các chế độ quay nhiều xung thì động cơ
quay sẽ êm hơn.
Ở Việt Nam thì người ta hay dùng là động cơ 200 step.

Hình 2.3 Động cơ bước-Stepmotor

Hình 2.3.1 Cấu tạo động cơ bước


Cách hoạt động.

SVTH: Lương Văn Sỹ 5


Đồ Án Tốt Ngiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Huỳnh
Động cơ bước không quay theo cơ chế thông thường, Step motor quay
theo từng bước một nên nó có độ chính xác cao về mặt điều khiển học.
Chúng làm việc nhờ các bộ chuyển mạch điện tử. Các mạch điện tử sẽ đưa
các tín hiệu của lệnh điều khiển vào stato theo thứ tự và một tần số nhất định.
Tổng số góc quay của rotor tương ứng với số lần chuyển mạch, cũng như
chiều quay và tốc độ quay của rotor phụ thuộc vào thứ tự chuyển đổi và tần số
chuyển đổi.
Ưu điểm của động cơ bước – Step Motor.
Step Motor có ưu điểm là khả năng cung cấp moment xoắn cực lớn ở dải
vận tốc thấp và trung bình.
Một động cơ bước trên thị trường khá bền, giá thành cũng tương đối thấp.
Việc thay thế cũng khá dễ dàng.
Không nên dùng Step Motor cho các thiết bị đòi hỏi tốc độ cao.
Nhược điểm.
Step Motor hay xảy ra có hiện tượng bị trượt bước. Lí do bởi vì lực từ yếu
hay nguồn điện cấp vào không đủ.
Khi hoạt động thì Step Motor thường gây ra tiếng ồn và có hiện tượng
nóng dần. Với những Step Motor thế hệ mới thì việc độ ồn và nóng của động cơ
giảm đáng kể.
Ứng dụng của của Step Motor.
Động cơ bước hiện nay thường được ứng dụng nhiều trong điều khiển
chuyển động kỹ thuật số là chủ yếu. Nó được thực hiện bởi các lệnh được mã
hoá dưới dạng số.
Ứng dụng trong ngành tự động hoá, đặc biệt là đối với các thiết bị cần có
sự chính xác. Ví dụ như các loại máy móc công nghiệp phục vụ cho gia công cơ
khí như: Máy cắt plasma cnc, máy cắt cnc laser,...
Ngoài ra trong công nghệ máy tính, động cơ Step được sử dụng cho các
loại ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, máy in…
Do yêu cầu công nghệ bài toán lên em sử dụng 4 động cơ bước Động cơ
Step 2 pha tương ứng với góc bước 1.8 độ. Là động cơ bước thông dụng nhất
(1.8 độ / 200 bước/vòng) có kích thước tối ưu nhất, moment xoắn mạnh.
2.3.2 Driver TB6600
Mạch driver động cơ bước TB6600 4A 42V sử dụng IC
TB6600HQ/HG, dùng cho các loại động cơ bước: 42/57/86 2 pha hoặc 4 dây có
dòng tải là 4A/42VDC. Ứng dụng trong làm máy như CNC, Laser hay các máy
tự động khác.

SVTH: Lương Văn Sỹ 6


Đồ Án Tốt Ngiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Huỳnh
2.3.3 Cảm biến loadsell loại 1kg
Là loại cảm biến loadsell loại 1kg chuyên dùng đo chính xác khối lượng,
thường ứng dụng trong làm cân điện tử.
Cảm biến thường được dùng chung với module chuyển đổi ADC 24bit
HX711.

Hình 2.3.3 Cân cảm biến loadsell

2.3.4 Bộ chuyển đổi tín hiệu loadsell sang analog RW-GT01A


Do tín hiệu của cảm biến load sell trả về giá trị miniVol lên cần khuếch đại
lên tín hiệu tiêu chuẩn là 0-10V hoặc tín hiệu 4-20mA bởi vậy ta phải sử dụng
bộ khuếch đại.
RW-GT01A để thực hiện điều đó.
Bộ chuyển đổi tín hiệu đầu cân Loadcell sang analog 4-20mA, 0-10V, 0-
5V RW-GT01A-1 gắn Rail công nghiệp.

Hình 2.3.4.1 Bộ chuyển đổi tín hiệu loadsell sang analog RW-GT01A
Tổng quan:
 Độ phân giải cao 24bit
 Chuẩn công nghiệp kín nước
 Nguồn cấp 24VDC

SVTH: Lương Văn Sỹ 7


Đồ Án Tốt Ngiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Huỳnh
 Ngõ vào: 1 kênh loadcell 2mV/V (bao gồm nhiều thiết bị có
output mV/V như Strain Gauge, Đầu cân, Đầu đo Momen,
Đầu đo áp, Lực….)
 Ngõ ra: 4-20mA, 0-10V, 0-5V tùy chọn
 Gắn Din Rail công nghiệp
2.3.5 Modul analog FX2N-4AD
Module Analog FX2N-4AD được thiết kế với 4 ngõ Analog Input 12bit.
Khác với dòng sản phẩm Module Analog FX2N-2AD chỉ có 2 ngõ Analog thì
FX2N-4AD có tới 4 ngõ và được đưa vào những ứng dụng đòi hỏi nhiều ngõ
vào Analog.
Các tín hiệu đưa ra từ các loại cảm biến hầu hết là ở dạng áp và dòng. Do
đó nhiệm vụ của Module Analog FX2N-4AD là chuyển các tín hiệu này thành
các tín hiệu bằng số để khối trung tâm là PLC xử lý.

Hình 2.3.4.3 Module Analog FX2N-4AD


2.3.6 Modul phát xung FX2N-1PG

SVTH: Lương Văn Sỹ 8


Đồ Án Tốt Ngiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Huỳnh

Hình 2.3.5 Modul phát xung FX2N-1PG

Điện áp nguồn: 5-24VDC


Dòng điện đầu ra: 20mA
Kích thước: 43 x 87 x 90 mm
Đơn vị tạo xung FX-1PG/FX2N-1PG (sau đây gọi tắt là PG PGU) thực
hiện định vị đơn giản của 1 trục độc lập (không điều khiển nội suy giữa nhiều
trục) bằng cách cung cấp một lượng xung quy định (Tối đa 100 kHz) để điều
khiển bộ khuếch đại cho động cơ servo hoặc động cơ bước.

SVTH: Lương Văn Sỹ 9


Đồ Án Tốt Ngiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Huỳnh
FX-1PG được đính kèm dưới dạng phần mở rộng cho bộ điều khiển lập
trình sê-ri FX / FX2C (sau đây gọi là như PC PC của Nhật Bản) và FX2N-
1PG được đính kèm dưới dạng phần mở rộng cho PC dòng FX2N / FX2NC /
FX3U / FX3UC. Mỗi PGU hoạt động như một khối đặc biệt giúp truyền dữ
liệu với PC bằng cách sử dụng các lệnh TỪ / ĐẾN và chiếm 8 điểm của đầu
vào hoặc đầu ra.
Để biết số lượng PGU có thể kết nối với PLC, hãy tham khảo hướng dẫn
sử dụng PLC để được kết nối.
PGU cung cấp các thiết bị đầu cuối kết nối cho các hoạt động định vị yêu
cầu đáp ứng tốc độ cao cũng như những người được sử dụng cho đầu ra tàu
xung. Các hoạt động I / O chung khác được điều khiển thông qua PLC.
Vì tất cả chương trình điều khiển định vị được thực thi trong PC, PGU
không yêu cầu chuyên dụng bảng giảng dạy, vv Là các công cụ lập trình cho
PLC, các thiết bị sau đây có sẵn mà không cần sửa đổi.
GOT, Đơn vị truy cập dữ liệu có thể được kết nối với PLC để đặt hoặc
hiển thị dữ liệu định vị.

2.3.7 PLC FX2N-48MT

Hình 2.3.6 PLC Mitsubishi FX2N-48MT


FX2N-48MT nằm trong họ sản phẩm FX2N của hãng PLC Mitsubishi.
Với hơn hai mươi đầu vào và đầu ra giúp cho dòng PLC FX2N-48MT đạt
được yêu cầu trong một số ứng dụng cho các hệ thống điều khiển tự động vừa
và nhỏ.

SVTH: Lương Văn Sỹ 10


Đồ Án Tốt Ngiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Huỳnh
Bên cạnh dòng FX2N-48MT thì PLC FX2N của Mitsubishi còn có các
dòng khác với số đầu vào ra thấp hơn như : FX2N-32MT, FX2N1-16MT…

Ngõ ra của PLC Mitsubishi FX2N-48MT sử dụng kiểu Transistor. Thông


thường ta hay sử dụng PLC FX2N loại MT cho mục đích phát xung điều
khiển động cơ Servo hoặc đóng ngắt các tải sử dụng nguồn DC mà thông
thường là 5,12 và 24 VDC.Ví dụ : trong ngành công nghiệp ép nhựa cần điều
khiển các cánh tay Robot để lấy các sản phẩm từ máy ép ra ngoài. Hệ thống
này thông thường bao gồm một động cơ Servo Motor đưa cánh tay ra vào một
cách chính xác, sau đó cơ cấu khí nén sẽ đưa cánh tay vươn ra để lấy sản
phẩm. Ở đây số lượng input và output đều xấp xỉ 20 ngõ cho nên ta chọn loại
FX2N-48MT là phù hợp.

Thông thường trong các hệ thống điều khiển tự động hóa hiện nay đều sử
dụng các bộ lập trình PLC kết hợp với màn hình HMI để lập trình và điều
khiển. Tuy vậy không phải mọi loại PLC và HMI đều có thể kết hợp dễ dàng
được với nhau nhất là ở những dòng sản phẩm PLC ít phổ biến trên thị
trường. Nhưng với dòng PLC Mítubishi thì vấn đề này bạn không cần bận
tâm vì hầu như các loại HMI đều có thể kết nối được với chúng.

2.3.8 Nguồn tổ ong

Nguồn Tổ Ong 24V 5A sử dụng cấp nguồn cho sản phẩm như đèn led
trong nghành quảng cáo, camera, thiết bị ngoại vi, điều khiển tự động …
Thông Số Kĩ Thuật: Điện Áp Đầu Vào: AC 220V (Chân L và N) Điện Áp
Đầu Ra : DC 24V 5A.

SVTH: Lương Văn Sỹ 11


Đồ Án Tốt Ngiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Huỳnh
CHƯƠNG III
THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂN VÀ ĐÓNG HỘP NEM BÙI
3.1 Phần mềm WinCC
3.1.1Tổng quan về phần mềm
Phần mềm WinCC Flexible 2008 (WinCC viết tắt của từ Windows Control
Center – hệ thống điều khiển trung tâm, Flexible – linh hoạt) là phần mềm
chuyên dụng để thiết kế các hệ thống HMI trong tự động hóa công nghiệp của
hãng SIEMENS và là công cụ thay thế cho phần mềm ProTool sẽ không còn
phát hành (bản cuối cùng là ProTool 6.0 SP3)
WinCC Flexible 2008 sp5 tương thích với những hệ điều hành hiện nay
như:
 Microsoft Window XP
 Microsoft Window Vista business (32bit), Ultimate(32bit)
 Microsoft Window 7
 Microsoft Window 10
Các hệ điều hành trên đều có khả năng đa nhiệm vụ, đảm bảo phản ứng
nhanh với việc xử lí ngắt và độ an toàn chống mất dữ liệu bên tỏng ở mức độ
cao.
Chức năng cơ bản của WinCC Flexible 2008 là:
- Thiết kế và lập trình hệ thống tự động hóa, quá trình điều khiển giám sát
quy trình sản xuất
- Mô phỏng bẳng hình ảnh các sự kiện xảy ra trong quá trình hoạt động
một cách trực quan giúp hệ thống dễ kiểm tra và sửa chữa.
- Ngoài ra WinCC flexible 2008 còn cung cấp nhiều chức năng khác như:
hiển thị các thông báo hay báo cáo trong quá trình bằng số liệu hay đồ
họa, xử lý thông tin đô lường, các bảng ghi báo cáo…
Wincc flexible 2008 cho phép người sử dụng có khả năng truy cập vào các
hàm giao diện chương trình ứng dụng API (Application Program Interface) của
hệ điều hành.
Ngoài ra, còn có thể kết hợp Wincc flexible 2008 và các công cụ phát
triển riêng như: Visual C++ hay Visual Basics để tạo ra hệ thống có tính đặc thù
cao, tinh vi, gắn riêng với cấu hình cụ thể nào đó. Do có tính chất mở và thường
xuyên được cập nhật, phát triển nên WinCC Flexible 2008 có thể lập trình cho
các hệ thống HMI mới nhất trên thị thường và sản xuất.
WinCC Flexible 2008 có thể tạo giao diện người – máy(HMI) dựa trên cơ
sở giao tiếp giữa con người với các hệ thống máy, thiết bị điều khiển (PLC,
CNC,…) thông qua các hình ảnh, sơ đồ, hình vẽ, hay các câu chữ mang tính trực
quan. Có thể giúp người vận hành theo dõi được quá trình làm việc, thay đổi các
thông số, công thức hoặc quá trình hoạt động, hiển thị các giá trị hiện thời cũng

SVTH: Lương Văn Sỹ 12


Đồ Án Tốt Ngiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Huỳnh
như giao tiếp với quá trình công nghê của hệ thống tự động qua màn hình máy
tính hoặc Panel màn hình cảm ứng mà không cần trực tiếp với phần cứng của hệ
thống. Giao diện HMI cũng có thể giúp người vận hành giám sát quá trình sản
xuất một cách dễ dàng và nhanh chóng, báo động hệ thống khi có sự cố.
Từ máy tính trung tâm, có thể điều khiển sự hoạt động toàn bộ dây chuyền
sản xuất được lập trình trên WinCC flexible 2008. Dựa trên HMI có thể giám sát
tất cả các dữ liệu vào/ra (I/O) một cách chính xác.
Do đó, WinCC flexible 2008 là phần mềm thiết kế giao diện HMI cần thiết
không thể thiếu trong các hệ thống tự động hóa phức tạp và hiện đại.
3.1.3 Kết nối giữa PLC và WinCC flexible
Chương trình WinCC flexible cho phép chúng ta có thể kết nối máy tính
với PLC để lấy dữ liệu từ các ngõ vào, ngõ ra của PLC để xử lý, hiển thị trên
màn hình điều khiển hay xuất giá trị đã qua xử lý của chương trình ra những ngõ
ra của PLC để thực hiện những công việc trên mô hình thực tế.
Một kết nối trong WinCC flexible được thực hiện như một Windows DLL
và được liên kết động với hệ thống. Mỗi kết nối thực hiện việc truy nhập các
kiểu tham số kết nối đặc biệt với các phương thực kết nối đặc trung cho từng
thiết bị điều khiển như: Ethernet, Profibus…
Trong WinCC flexible có thể thực hiện nhiều kết nối cùng lúc (có nghĩa là
1 HMI có thể điều khiển cùng lúc nhiều thiết bị điều khiển). Quản lý dữ liệu của
WinCC flexible 2008 đòi hỏi các giá trị quá trình lúc Runtime từ PLC ở xa
thông qua cap kết nối logic (WinCC flexible tích hợp sẵn trong nó phần mềm
quản lý cơ sở dữ liệu SQL server 2005). Để tạo một kết nối giữ HMI (ở đây là
máy tính) với bộ điều khiển (ở đây là PLC) ta nhập cuột phải vào mục
Connection trong phần Communication trong cửa sổ Project chọn Add
Conmection.
3.1.4 Mô phỏng trên WinCC
Giao diện WinCC
Màn hình điều khiển trung tâm
Trong màn hình này gồm có các nút bấm để điều khiển hệ thống làm việc
và có đèn báo thể hiện cho chuông, ô nhớ hiển thị tiết học và có các chế độ làm
việc để mô phỏng quá trình làm việc của hệ thống.
3.2 Phần mềm GX Works2
Để lập trình chương trình điều khiển cho PLC Mitsubishi đã đưa ra phần
mềm GX Works2 để lập trình chương trình điều khiển cho các hệ PLC của hãng
sản xuất Mitsubishi. Sau đó ta nạp chương trình vào PLC và kết nối với WinCC.
 Sử dụng phần mềm GX Works2 cho phép bạn viết các chương trình điều
khiển cho các thiết bị trong một dự án.

SVTH: Lương Văn Sỹ 13


Đồ Án Tốt Ngiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Huỳnh
 PLC Mitsubishi bao gồm một bộ nguồn cung cấp, một bộ điều khiển
trung tâm CPU, và các Module xuất nhập.
 PLC sẽ giám sát và điều khiển các thiết bị thông qua chương trình GX
Works2. Viếc định địa chỉ các Module xuất nhập có thể được thực hiện
bằng phần mềm.
3.3 Chương trình điều khiển hệ thống
+ Đặt tên biến
+Code chương trình

*Bảng tổng hợp thiết bị trong hệ thống.


Tên vật Số Ghi
STT Hình ảnh Thông số
tư lượng chú

PLC FX2N
1 PLC 1 Mua
48MT

EE-SX
2 Cảm biến 3 Mua
670A-WR

3 Nút bấm 24VDC 4 Mua

4 Dây điện 1 * 0,5mm 70m Mua

SVTH: Lương Văn Sỹ 14


Đồ Án Tốt Ngiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Huỳnh

5 Atomat 16A 1 Mua

6 Ốc vít M8 100 Mua

85mm x
7 Cầu đấu 37mm x 10.5 5 Mua
mm

8 Nguồn tổ 24VDC 5A 1 Mua


ong

9 Đèn báo 24VDC 3 Mua

Modul
10 24VDC 1 Mua
FX2N 4AD

Modul
11 24VDC 1 Mua
FX2N 1PG

SVTH: Lương Văn Sỹ 15


Đồ Án Tốt Ngiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Huỳnh

12 Motor step 24VDC 4 Mua

Drive
13 24VDC 4 Mua
TB 6600

Bộ
chuyển
14 Đổi 24VDC 1 mua
loads
ell

Máng
15 mạch Nhựa 10m Mua
Điện

Sắt ,
thép
16 Tạo mua
khung mô
hình

SVTH: Lương Văn Sỹ 16


Đồ Án Tốt Ngiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Huỳnh
3.4 Kết quả sản phẩm thực tế

Hình 3.41 Tủ điện của hệ thống

SVTH: Lương Văn Sỹ 17


Đồ Án Tốt Ngiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Huỳnh

Hình 3.42 Phần cơ khí

SVTH: Lương Văn Sỹ 18


Đồ Án Tốt Ngiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Huỳnh
Mô hình được thiết kế từ hệ thống cân và đóng hộp nem bùi trong thực tế với
ưu điểm:
– Mô hình đơn giản và hiệu quả.
– Áp dụng được trong thực tế giúp cân và đóng hộp khối lượng nem theo mong
muốn.
– Thay thế được phương pháp cân và đóng hộp nem truyền thống(cân và đóng
hộp bằng tay).
Tuy nhiên do còn thiếu kinh nghiệm thiết kế xây dựng hệ thống nên tồn tại
nhiều nhược điểm:
– Tốc độ cân và đóng hộp còn chậm.
– Chưa tự động hoàn toàn được cả hệ thống.
– Độ chính xác chưa cao( vẫn còn sai số khi cân).
Qua đề tài “Thiết kế hệ thống tự động sản xuất nem bùi sử dụng PLC và
động cơ bước’’ đã trình bày cho chúng ta biết về nguyên lý hoạt động của PLC
Mitsubishi FX 2N-48MT, cảm biến, động cơ bước. Bên cạnh đó giúp ta hiều
thêm về phân mềm GX Deverloper và chương trình điều khiển giám sát trên
phần mềm WINCC Flexible qua đó ta có thể áp dụng cho những trường hợp
khác nhau và đáp ứng được những nhu cầu cần thiết trong thực tế.
Từ những ứng dụng trên ta có thể áp dụng mô hình cho sản xuất tại các cơ
sở sản xuất nem.
Sau thời gian làm đồ án tốt nghiệp ,dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy
giáo Ths. Nguyễn Văn Huỳnh, đến nay em đã hoàn thành đồ án của mình. Nội
dung chính của đồ án bao gồm:
– Phần kiến thức:
+ Tìm hiểu quy trình công nghệ băng chuyền phân loại sản phẩm.
+ Tìm hiểu về bộ điều khiển lập trình PLC Mitsubishi FX 2N-48MT
+ Tìm hiểu về phầm mềm GX Developer.
+ Tìm hiểu về phầm mềm WinCC Flexible.
– Phần thiết kế mô hình:
+ Xây dựng sơ đồ khối.
+ Thiết kế và mô phỏng mô hình
Trong quá trình thực hiện đồ án này không tránh khỏi những sai sót, mong
rằng đề tài này sẽ được các bạn sinh viên khoá sau sẽ tiếp tục nghiên cứu và

SVTH: Lương Văn Sỹ 19


Đồ Án Tốt Ngiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Huỳnh
khắc phục những mặt hạn chế của đề tài để tạo ra sản phẩm tối ưu phục vụ cho
sản xuất và đời sống xã hội.
Em xin được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện
hơn. Cuối cùng em xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo và đặc biệt là thầy giáo
Ths.Nguyễn Văn Huỳnh là người trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này.

SVTH: Lương Văn Sỹ 20

You might also like