You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số /PTNK
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 11 năm 2018

THÔNG BÁO
VỀ CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM HỌC 2018-2019

Thực hiện quy chế thi khoa học kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở (THCS)
và trung học phổ thông (THPT) ban hành kèm theo Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày
02/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông tư số 32/2017/TT-BGDĐT ngày
19/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc
gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 38/2012/TT-
BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và văn bản 3521/BGDĐT-
GDTrH ngày 17/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn triển khai hoạt động nghiên cứu
khoa học và tổ chức Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở,
trung học phổ thông năm học 2018-2019, Trường Phổ Thông Năng Khiếu (PTNK) triển khai
hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) và tổ chức cuộc thi KHKT dành cho học sinh năm học
2018-2019 như sau:

I. MỤC ĐÍCH
1. Khuyến khích học sinh tham gia NCKH; sáng tạo kỹ thuật, công nghệ giải quyết các vấn
đề thực tiễn.
2. Góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học và đánh giá kết quả học tập theo
định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; thúc đẩy giáo viên nâng cao năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao chất lượng dạy học trong Trường PTNK.
3. Thực hiện giáo dục tích hợp khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong
giáo dục trung học theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc
tăng cường tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
4. Tạo cơ hội để học sinh Trường PTNK giới thiệu kết quả nghiên cứu KHKT; tăng cường
các hoạt động trãi nghiệm thực nghiệm, trao đổi, giao lưu văn hoá.

II. TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Để tổ chức có hiệu quả hoạt động NCKH của giáo viên và học sinh Trường PTNK, chuẩn
bị tham gia cuộc thi KHKT cấp quốc gia, Trường PTNK triển khai các nội dung sau:
1. Tổ chức tuyên truyền mục đích, ý nghĩa công tác NCKH của học sinh. Thông báo về
cuộc thi KHKT do Trường PTNK tổ chức đến giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
2. Trên cơ sở quy chế và các quy định, hướng dẫn về cuộc thi KHKT năm học 2018-2019,
Trường PTNK tổ chức triển khai công tác NCKH cho giáo viên và học sinh phù hợp với điều
kiện dạy và học tại Trường. Không làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học của giáo viên và
học sinh, giữ đúng theo kế hoạch ban đầu của Trường. Giới thiệu cho giáo viên và học sinh tham
gia khoá tập huấn trên mạng “Trường học kết nối” về phương pháp NCKH, tiêu chí đánh giá dự
án KHKT, hồ sơ dự thi KHKT. Kêu gọi các giáo viên có năng lực và kinh nghiệm NCKH, đặc
biệt là những giáo viên từ Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN), Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn (ĐHKHXH&NV) tăng cường tích hợp nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.
Truyền lửa đam mê và hướng dẫn học sinh tham gia NCKH, Thảo luâ ̣n về những vấn đề thời sự,
những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trong quá trình học tập, các buổi sinh hoạt lớp, chào cờ, ngoại

Trang 1
khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu của
học sinh.
3. Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cô ̣ng sản Hồ Chí Minh, các trường đại học trong Đại
Học Quốc Gia, các nhà khoa học, cha mẹ học sinh trong việc hướng dẫn, tạo điều kiện về cơ sở
vật chất, thiết bị cho học sinh NCKH, tham gia cuộc thi KHKT do Trường PTNK tổ chức và
đánh giá các dự án KHKT của học sinh.
4. Hiệu Trưởng Trường PTNK sẽ thành lập Hội đồng đánh giá các dự án KHKT của học
sinh, qua đó sẽ có phương án chọn ra một số dự án xuất sắc nhất để đại diện cho Trường tham gia
cuộc thi KHKT cấp quốc gia.

III. TỔ CHỨC CUỘC THI KHKT TRƯỜNG PTNK NĂM HỌC 2018-2019
1. Đối tượng dự thi: Học sinh đang học tại Trường PTNK, có hạnh kiểm và học lực từ khá
trở lên. Mỗi học sinh chỉ được tham gia 01 dự án dự thi.
2. Nội dung thi: Nội dung thi là kết quả nghiên cứu của các dự án, đề tài nghiên cứu khoa
học, kỹ thuật (sau đây gọi chung là dự án) thuộc các lĩnh vực quy định trong quy chế của cuộc
thi, được thực hiện trong vòng 1 năm tính đến ngày 31/01/2019.
Dự án có thể của 01 học sinh (gọi là dự án cá nhân) hoặc của nhóm 2 học sinh trong
Trường (gọi là dự án tập thể). Dự án tập thể phải có sự phân biệt mức độ đóng góp khác nhau vào
kết quả nghiên cứu của người thứ nhất (nhóm trưởng) với người thứ hai.
3. Người bảo trợ/hướng dẫn: Mỗi dự án dự thi có 01 giáo viên trung học bảo trợ (đang
công tác tại Trường PTNK, do Hiệu Trưởng ra quyết định cử. Một giáo viên được bảo trợ tối đa
02 dự án NCKH của học sinh trong cùng thời gian. Người bảo trợ chịu trách nhiệm về mặt pháp
lý của dự án dự thi và phải kí phê duyệt Kế hoạch nghiên cứu trước khi học sinh tiến hành nghiên
cứu. Người bảo trợ có thể đồng thời là người hướng dẫn khoa học.
Ngoài người bảo trợ, dự án dự thi có thể có thêm người hướng dẫn khoa học là các nhà
khoa học chuyên ngành thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở khoa học công nghệ (có
thể là cha, mẹ, người thân của học sinh). Trường hợp dự án có nhà khoa học chuyên ngành tham
gia hướng dẫn thì phải có xác nhận của nhà khoa học chuyên ngành đó (Phiếu xác nhận của nhà
khoa học chuyên ngành).
Trường hợp dự án có nội dung nghiên cứu được thực hiện tại cơ quan nghiên cứu như
trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở khoa học công nghệ phải có xác nhận của cơ quan nghiên
cứu đó.
4. Lĩnh vực dự thi: Các dự án dự thi ở 22 lĩnh vực trong bảng dưới đây:
STT Lĩnh vực Lĩnh vực chuyên sâu
1 Khoa học Hành vi; Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen
động vật và di truyền; Dinh dưỡng và tăng trưởng; Sinh lý; Hệ thống và tiến hóa;…
2 Khoa học xã hội Điều dưỡng và phát triển; Tâm lí; Tâm lí nhận thức; Tâm lí xã hội và xã
và hành vi hội học;…
3 Hóa sinh Hóa-Sinh phân tích; Hóa-Sinh tổng hợp; Hóa – Sinh -Y; Hóa – Sinh cấu
trúc;…
4 Y Sinh và khoa Chẩn đoán; Điều trị; Phát triển và thử nghiệm dược liệu; Dịch tể học;
học sức khỏe Dinh dưỡng; Sinh lí học và và bệnh lí học;…
5 Kỹ thuật Y Sinh Vật liệu Y Sinh; Cơ chế Sinh học; Thiết bị Y Sinh; Kỹ thuật tế bào và mô;
Sinh học tổng hợp;…
6 Sinh học tế bào Sinh lí tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh học thần kinh;…
và phân tử
7 Hóa học Hóa phân tích; Hóa học trên máy tính; Hóa môi trường; Hóa vô cơ; Hóa
vật liệu; Hóa hữu cơ; Hóa Lý;…

Trang 2
STT Lĩnh vực Lĩnh vực chuyên sâu
8 Sinh học trên Kỹ thuật Y Sinh; Dược lí trên máy tính; Sinh học mô hình trên máy tính;
máy tính và Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học thần kinh trên máy tính; Gen;
Sinh –Tin …
9 Khoa học Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh thái; Địa
Trái Đất và chất; Nước;…
Môi trường
10 Hệ thống nhúng Kỹ thuật mạch; Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu; Quang học;
Cảm biến; Gia công tín hiệu; …
11 Năng lượng hóa Nhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển tế bào nhiên liệu và
học Pin; Vật liệu năng lượng mặt trời;…
12 Năng lượng vật Năng lượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân; Năng lượng mặt trời; Năng
lý lượng nhiệt; Năng lượng gió;...
13 Kĩ thuật cơ khí Kĩ thuật hàng không và vũ trụ; Kĩ thuật dân dụng; Cơ khí trên máy tính;
Lí thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt đất; Kĩ thuật gia công công
nghiệp; Kĩ thuật cơ khí; Hệ thống hàng hải;…
14 Kĩ thuật môi Xử lí môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất; Kiểm soát ô
trường nhiễm; Quản lí chất thải và tái sử dụng; Quản lí nguồn nước;…
15 Khoa học vật Vật liệu sinh học; Gốm và thủy tinh; Vật liệu composite; Lí thuyết và tính
liệu toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu nano; Polymer;…
16 Toán học Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; Hình học và Topo;
Lý thuyết số; Xác suất và thống kê;…
17 Vi Sinh Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng; Vi khuẩn; Vi sinh môi trường;
Kháng sinh tổng hợp; Vi-rút;…
18 Vật lí và thiên Thiên văn học và Vũ trụ học; Vật lí nguyên tử; phân tử và quang học; Lí –
văn Sinh; Vật lí trên máy tính; Vật lí thiên văn; Vật liệu đo; Từ, điện từ và
plasma; Cơ học; Vật lí hạt cơ bản và hạt nhân; Quang học; Laser; Thu
phát sóng điện từ; Lượng tử máy tính; Vật lí lí thuyết;…
19 Khoa học thực Nông nghiệp; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và
vật sinh sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lí thực vật; Sinh lí thực vật; Hệ
thống và tiến hóa;…
20 Robot và máy Máy sinh học; Lí thuyết điều khiển; Robot động lực;…
thông minh
21 Hệ thống phần Thuật toán; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu; Hệ điều hành; Ngôn ngữ lập
mềm trình;…
22 Y học chuyển Khám bệnh và chẩn đoán; Phòng bệnh; Điều trị; Kiểm định thuốc; Nghiên
dịch; cứu tiền lâm sàng;…

5. Đăng ký dự thi:
a) Phiếu đăng kí dự thi: Theo mẫu, bao gồm: Lĩnh vực dự thi, tên và nội dung cơ bản của
dự án, người thực hiện, người bảo trợ và người hướng dẫn dự án, thời gian, địa điểm thực hiện
dự án.
b) Bản báo cáo thực hiện dự án: Phần nội dung Tkhông quá 15 trang vi tính khổ A4 (chừa
lề trái 3 cm, phải 2 cm, trên 2 cm, dưới 2 cm, cách dòng đơn, kiểu chữ Times New Roman, cỡ
chữ 14). Nội dung báo cáo dự án cần thể hiện:
A. Tổng quan:
a. Tóm tắt ngắn gọn cơ sở khoa học được sử dụng làm nền tảng trong nghiên cứu của dự
án. Giới thiệu các phương phương tiện kỹ thuật, các phép phân tích thực nghiệm cơ bản được tác
giả sử dụng trong nghiên cứu dự án.

Trang 3
b. Mục tiêu của dự án: Chỉ ra vấn đề đang tồn tại mà dự án cần giải quyết. Nêu rõ dự án
dựa trên những cơ sở ban đầu nào và từ đó, sản phẩm thu được là gì? Ý nghĩa khoa học và thực
tiễn của dự án:
c. Ý nghĩa khoa học: Làm rõ các câu hỏi sau: Dự án giải quyết được vấn đề gì? Vấn đề đó
có tính mới nào quan trọng?
d. Ý nghĩa thực tiễn (nếu có): Nêu và giải thích rõ về tiềm năng của vấn đề nghiên cứu (tác
động xã hội, thương mại hóa, làm giải pháp kỹ thuật ứng dụng,…).
B. Thực hiện dự án
a. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu:
- Mô tả chi tiết tiến trình và thiết kế thí nghiệm (thực nghiệm), bao gồm phương pháp thu
thập số liệu, xác định giải pháp và thiết kế mô hình… Chỉ mô tả cho dự án của mình nghiên cứu,
không bao gồm công việc được thực hiện bởi người hướng dẫn hay của những người khác.
- Xác định những phát sinh rủi ro tiềm ẩn và những cảnh báo an toàn cần thiết.
b. Tiến hành nghiên cứu:
- Trình bày tiến trình nghiên cứu, bao gồm việc thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu.
Xây dựng và kiểm tra mô hình thiết kế.
C. Kết luận khoa học về vấn đề nghiên cứu. Đề ra triển vọng nghiên cứu phát triển
và giả thuyết khoa học mới (nếu có).
Tài liệu tham khảo:
- Liệt kê tối thiểu 5 tài liệu tham khảo chính (ví dụ các bài báo khoa học, sách, trang web)
mà tác giả đã sử dụng kết quả để đối chiếu hoặc làm cơ sở phục vụ cho nghiên cứu của dự án.
Nếu Đề cương nghiên cứu của dự án có sử dụng động vật có xương sống, một trong số các tham
khảo này phải là tài liệu về bảo vệ động vật.
- Trình bày tài liệu tham khảo theo dạng: Tên tác giả. Tên tài liệu. Nơi xuất bản, năm
xuất bản.
Chú ý: Sản phẩm của dự án (nếu có), được thể hiện bằng hình ảnh hoặc video clip mô tả
hoạt động; chỉ nộp trực tiếp sản phẩm khi có yêu cầu từ Ban Tổ chức.
F. Hồ sơ mỗi dự án ghi vào 2 CD (hoặc 2 DVD) và 2 (hai) bản in trên giấy.
c) Thời hạn nộp hồ sơ dự thi và hỗ trợ của nhà trường: Trước ngày 10/12/2018 (không
nhận hồ sơ trễ hạn).
d) Nơi nhận: Phòng HV-GV.
6. Công tác tổ chức cuộc thi
6.1. Triển khai tổ chức cuộc thi
a) Vòng sơ khảo cuộc thi KHKT tiến hành trong thời gian từ ngày 11/12/2018 đến ngày
24/12/2018 để chọn ra các dự án vào vòng chung khảo.
b) Vòng chung khảo cuộc thi KHKT tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 27/12/2018
đến ngày 29/12/2018 để xếp hạng cho các dự án của vòng chung khảo và tuyển chọn các dự án
tham gia cuộc thi KHKT cấp quốc gia.
6.2. Tiêu chí đánh giá dự án dự thi cuộc thi KHKT
1. Khả năng sáng tạo (30 điểm)
a) Dự án cho thấy khả năng sáng tạo và độc đáo qua:
- Những câu hỏi, vấn đề nghiên cứu được đưa ra;
- Phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn đề đặt ra;
- Phân tích các dữ liệu;
Trang 4
- Giải thích của dữ liệu;
- Xây dựng hoặc thiết kế thiết bị mới.
b) Sáng tạo trong điều tra nghiên cứu giúp trả lời câu hỏi đặt ra một cách độc đáo.
c) Sáng tạo trong việc phát triển phương pháp nghiên cứu hiệu quả, tin cậy để giải quyết vấn đề.
Khi đánh giá dự án, cần phân biệt rõ giữa sự yêu thích công nghệ đơn thuần và sự khéo léo, sáng
tạo. 
2. Ý tưởng khoa học (30 điểm)
a) Đối với dự án khoa học
- Vấn đề nghiên cứu được nêu rõ, không gây hiểu nhầm.
- Vấn đề nghiên cứu được giới hạn để phù hợp cho phương pháp nghiên cứu.
- Có chuẩn bị kế hoạch theo từng bước để đạt đến giải pháp không?
- Các tham biến có được nhận ra và xác định rõ không?
- Nếu các kiểm soát là cần thiết, thí sinh/nhóm thí sinh có nhận ra sự cần thiết của sự kiểm soát
và việc kiểm soát đã được thực hiện một cách chính xác không?
- Có dữ liệu phù hợp để hỗ trợ kết luận không?
- Thí sinh/nhóm thí sinh có nhận ra hạn chế của dữ liệu không?
- Thí sinh/nhóm thí sinh có hiểu mối quan hệ giữa dự án với các nghiên cứu có liên quan không?
- Thí sinh/nhóm thí sinh có ý tưởng cho việc tiếp tục nghiên cứu trong tương lai không?
- Thí sinh/nhóm trích dẫn tài liệu khoa học, hay chỉ trích dẫn những tài liệu phổ biến (ví dụ, báo,
tạp chí địa phương).
b) Đối với dự án kĩ thuật
- Mục tiêu của dự án có được xác định rõ ràng không?
- Mục tiêu có liên quan đến nhu cầu sử dụng của con người không?
- Giải pháp đưa ra có khả thi không? Chấp nhận được đối với người sử dụng không? Có lợi ích
về mặt kinh tế không?
- Giải pháp đưa ra có thể được sử dụng để thiết kế hay xây dựng sản phẩm cuối cùng không?
- Giải pháp đưa ra có sự cải tiến đáng kể so với các lựa chọn hoặc các ứng dụng trước đây
không?
- Giải pháp đã được thử nghiệm sử dụng trong điều kiện thực tế hay chưa?
3. Tính thấu đáo (15 điểm)
- Mục tiêu đạt được nằm trong phạm vi của ý định ban đầu hay không?
- Làm thế nào giải quyết hoàn toàn vấn đề đặt ra trong năm nghiên cứu?
- Kết luận đưa ra dựa trên một hay nhiều thử nghiệm?
- Việc ghi chép được thực hiện đầy đủ như thế nào?
- Thí sinh/nhóm thí sinh có biết những phương pháp tiếp cận khác hay lí thuyết khác không?
- Thí sinh/nhóm thí sinh đã dành bao nhiêu thời gian cho dự án?
- Thí sinh/nhóm thí sinh có tìm hiểu những kết quả nghiên cứu khoa học của lĩnh vực nghiên cứu
không?
4. Kỹ năng (15 điểm)
- Dự án nghiên cứu có yêu cầu kỹ năng thí nghiệm, tính toán, quan sát, thiết kế để có được dữ
liệu không?
- Dự án được thực hiện ở đâu? (ví dụ ở nhà, phòng thí nghiệm của trường trung học, phòng thí
nghiệm của trường đại học). Thí sinh/nhóm thí sinh có nhận được sự trợ giúp từ cha mẹ, giáo
viên, nhà khoa học hay kỹ sư không?
- Dự án được hoàn thành dưới sự giám sát của người lớn hay thí sinh/nhóm thí sinh tự thực hiện?
- Thiết bị được lấy từ đâu? Thiết bị do thí sinh/nhóm thí sinh tự thiết kế riêng hay đi mượn từ
người khác hay thiết bị của phòng thí nghiệm của nhà trường?
5. Tính rõ ràng, minh bạch (10 điểm)
- Thí sinh/nhóm thí sinh có trình bày, giải thích rõ ràng mục đích, quy trình và kết luận của dự án
không?
- Báo cáo viết có phải ánh thí sinh/nhóm thí sinh hiểu rõ công trình nghiên cứu không?
- Những giai đoạn quan trọng của dự án có được trình bày mạch lạc không?
- Số liệu có được trình bày rõ ràng không?

Trang 5
- Kết quả có được trình bày rõ ràng không?
- Bài trình bày có được rõ ràng, mạch lạc không?
- Thí sinh/nhóm thí sinh thực hiện tất cả các công việc của dự án hay có sự giúp đỡ của người
khác?
Trong quá trình thực hiê ̣n, nếu có khó khăn, vướng mắc, cần lien hệ Thầy Nguyễn Anh Tuấn, ĐT:
01228091858. Email: tuannguyen.eric1996@gmail.com để được hướng dẫn./.

KT HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận :
- Toàn thể phụ huynh và học sinh Trường PTNK; (đã ký)
- Toàn thể giáo viên Trường PTNK;
- Hiệu Trưởng (để báo cáo); Trần Nam Dũng
- Lưu VP.

Trang 6

You might also like